Cẩm Thành Mùa Hoa - Chương 3: Giỏ bắt cá
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
110


Cẩm Thành Mùa Hoa


Chương 3: Giỏ bắt cá


Trời tờ mờ sáng, Khuyển Tử đem thuyền nhỏ đẩy vô xông, chèo đến bờ bên kia, giữa eo nó cắm một con dao bầu gỉ sắt. Nó đây là đang đến vờ bên kia bờ chặt trúc.

Bờ Tây cũng có trúc, chỉ là trúc bờ Tây sinh trưởng ở trên lưng núi, bờ Tây hoang vu, không có đường thông đến đó. Trúc ở bờ Đông chính là ở phía sau nhà Trang gia, có một con đường núi có thể đi, không cần một đường đánh cỏ đuổi rắn, chặt phá bụi gai.

Khuyển Tử thầm tính nó qua đó đem trúc chặt xong, kéo đến bờ sông, cũng mất nửa canh, lúc đó trời vừa sáng không lâu, nó cũng không cần gặp phải mấy đứa nhỏ bên bờ Đông. Đánh lộn nó không sợ, chỉ là bị người ta tố đến mẹ bên kia mà nói, nó chắc phải bị đòn rồi.

Lúc ở Phong Lí, chẳng có mấy người bạn, đến Trúc Lí, bọn trẻ nói này cũng vậy không thích nó. Nó cũng không cảm thấy khó chịu. Mười ba tuổi vẫn là độ tuổi vui chơi, nhưng không phải mỗi đứa trẻ đều có thể sống cuộc sống vô ưu vô lo, Khuyển Tử mỗi ngày lúc nào cũng suy nghĩ, không phải vui đùa mà là đồ ăn.

Rừng trúc sau Trang trạch, thông sâu vào núi liên tục không đứt, ngoại trừ trúc lấy không hết dùng không cạn, còn có măng trúc. Đáng tiếc nơi này măng được một củ cũng bán không ai mua.

Từ lúc ở lại Trúc Lí, Khuyển Tử cũng từng đến rừng trúc nơi này bẻ măng non, một lần bẻ liền một giỏ lớn. Nước sạch luộc măng, ăn một bữa no đúng nghĩa, còn như mùi vị, đã là thứ yếu.

Khuyển Tử dùng dao bầu đào lên mấy ngọn măng, bỏ vào trong giỏ, liền đi chặt phá trúc làm nguyên liệu.

Buổi sáng tinh mơ âm thanh chặt phá văng vẳng, khiến Trang Dương náo tỉnh, giấc ngủ cậu rất nông, một chút âm thanh vang lên liền sẽ tỉnh lại. Trang Dương mở mắt, nhìn trời vẫn chưa sáng, cậu xuống gường đi đến cửa sổ, đứng bên cửa sổ vọng nhìn núi trúc.

Cậu nhìn thấy bóng dáng một cậu nhóm trong khóm trúc, cậu nhóc đang tìm trúc, lực đạo nó không như người lớn, hai ba đao bổ xuống, mới chặt ngã một cây trúc.

Trúc Lí không khan hiếm nhất chính là trúc, bờ Đông Di Thủy trúc rất dồi dào, trước nay không thấy có người đến rừng trúc sau Trang gia chặt trúc, thằng nhóc này nhìn có chút giống đứa trẻ ở bờ Tây, nó tên Khuyển Tử.

Cái tên này tùy tiện giống như a miêu a cẩu, nhìn bộ dáng nó cũng tương đối gian khổ, sợ rằng là phụ thân sớm chết rồi.

Khuyển Tử vô tri vô giác dưới cái nhìn chăm chú của Trang Dương chặt trúc, đem nguyên liệu trúc chặt xong buộc chặc đầu đuôi, nó kéo dây lôi trúc nguyên liệu xuống núi, môi hôi tuông như mưa, nó tại rừng trúc chỉ thấy một mảnh cực kỳ xanh tươi, trời còn đang dần dần sáng. Mà bên Trang Dương nhìn lại, trong xanh tươi quấn quanh sương mù,một vệt nâu trong rừng trúc di chuyển, đó chính là bộ đồ ngắn màu nâu thằng nhóc đang mặc.

Thằng nhóc kéo trúc nguyên liệu tan biến ở trước cửa sổ Trang Dương, Trang Dương mở cửa phòng, ra hành lang gỗ đợi một lúc, quả nhiên nhìn thấy thuyền nhỏ của nó dừng bên bờ kia. Mẫu thân đứa nhỏ từ trong phòng đi ra, hai người hợp lực đêm trúc nguyên liệu từ trong thuyền nhỏ nâng lên, dời đến trước cửa nhà.

Sinh hoạt trong rừng trúc rất nhàn nhã, sinh hoạt ngày qua ngày đều lập lại như nhau, thẳng đến đột nhiên, bên kia bờ sông ở lại một cặp mẹ con. Trang Dương liền như trấn thủ trong ngày mưa nhìn hoa trà nở, cũng dùng tâm tình như vậy, nhìn người bên kia bờ.

Đây là phong cảnh trên hành lang gỗ, một buổi sáng tinh mơ, cậu nhìn thấy Khuyển Tử chặt trúc, gánh nước, thả dê, mà sau đó từ viện tử trong nhà mới dần dần truyền đến tiếng vang, là âm thanh người hầu xách nước, vẩy nước quét nhà,

Khuyển Tử biến mất ở nhà gỗ bên kia bờ, Trang Dương chờ đợi hồi lâu cũng không nhìn thấy nó

Khuyển Tử ngồi ở phía sau căn nhà tự mình vót nan trúc, bện giỏ bắt cá. Dùng nan trúc bện chế rương giỏ, cái sàng, giỏ bán cá vân vân, đều là học từ ông ngoại của nó. Ông ngoại ngoại trừ đi gánh gạo đến ngoài Trúc Lí bán, lúc ông còn trẻ, mỗi khi đến nông nhàn (thời gian rảnh rỗi sau mùa vụ) sẽ gánh một gánh trúc nguyên liệu, nan trúc vào thị trấn đi khắp hang cùng ngở hẻm, nhà ai cần bệm một cái giỏ, cái sọt, mấy loại chế phẩm từ trúc, đưa ông mấy đồng, ông liền ngồi xuống đất làm việc. Thợ đan lát suốt ngày mệt nhọc, do vậy hiện tại rất ít, đến sau khi Khuyển Tử sinh ra, ông ngoại liền chỉ ở nhà làm ông, không tiếp tục đi làm thợ đan lát, nhưng một môn thủ nghệ vẫn còn. Chế phẩm bằng trúc trong nhà đều do ông ngoại bện làm, Khuyển Tử đi theo bên người ông, học được sơ sơ. Đương nhiên là đan bện không ra hoa văn mỹ lệ mà phức tạp, có thể sử dụng là được.

Từ sáng sớm bận đến buổi chiều, Khuyển Từ mới bện xong hai giỏ bắt cá, thứ này miệng nhỉ bụng to, cá bơi vào, thường sẽ bị vây giữa bụng, không thể trốn thoát.

Mỗi tay cầm một giỏ bắt cá, Khuyển Tử đem chúng nó chôn trong bèo cỏ bên bờ sông, còn cầm lấy bèo rong bùn đất, trang trí lấy giỏ bắt cá, khiến cho lũ cá cho rằng đây là nói trú ngụ an toàn.

Tôm cá Di Thủy rất nhiều, nguồn nước trong veo, cư dân khác của Trúc Lí, ngẫu nhiên cũng sẽ đến trong sông bắt cá.

Chôn xong giỏ bắt cá, đã sắp hoàng hôn, Khuyển Tử trở lại căn nhà của mình, thấy mẹ đã nhóm lửa đốt lên, một mình nó sớm đói đến kêu ục ục rồi.

Nghèo khó sẽ khiến người ta luôn luôn đói bụng, bởi vì ăn toàn là canh rau, măng non, nước canh và chút xíu cơm, Khuyển Tử cơ thể hiện đang phát triển, còn cần có mấy loại thịt ăn.

Mẹ Lưu luôn luôn đem bát cơm hơn giữa cho Khuyển Tử, bản thân bà ăn rất ít.

Mười ngày đầu chuyển đến Trúc Lí, hai mẹ con trải qua rất khổ. Hoa màu trồng xuống còn chưa lớn lên, đậu gạo mang đến cũng ăn không còn nhiều, cũng may vải gần đệt xong, qua hai ngày nữa có thể cầm đi đổi một chút gạo trở lại.

“Mẹ, mẹ ăn.”

Thấy mẫu thân đem nhấc thìa cặn canh trong bát sành, muốn đổ vào trong bát của mình, Khuyển Tử ngăn lại.

“Mẹ làm việc cả ngày rồi, ăn nhiều chút.”

Mẹ Lưu cầm bát Khuyển Tử qua, đen toàn bộ cặn canh đổ vào, chỉ được nửa bát.

“Mẹ, ngày mai sẽ có cá ăn rồi.”

Khuyển Tử nâng lên bát sứ, ào ào uống xuống bụng, chùi chùi miệng, tâm chưa thỏa mãn nói.

“Vải của mẹ nơi này đan xong, liền có thể đổi gạo rồi.”

Mẹ Lưu mấu năm nay suốt ngày dệt vải, dùng tiền bán vản nuôi dưỡng Khuyển Tử, và là người chịu khó, tay chân nhanh nhẹn, ngày tháng miễn cưỡng trôi qua. Hiện ở lại Trúc Lí, liền nhanh hết lương thực, bà nhìn không nỗi Khuyển Tử chịu đói, mỗi ngày đều liều mạng dệt vải.

Mẹ Lưu xoa đầu rối tung của con trai, vỗ về nó, mấy ngày nay nó phải chịu đói rồi.

Dùng xong canh, trời đã tối đen, hai mẹ con tự về phòng mình đi ngủ. Trong nhà không đèn, ban đêm có trăng sao ngoài cửa sổ bầu bạn là được.

Sáng tinh mơ ngày thứ hai, Khuyển Tử đến bờ sông lất giỏ bắt cá lấy lên bờ, hai giỏ trúc nặng trĩu, trong lòng Khuyển Tử hớn hở. Nó đã nhiều ngày không biết mùi thịt, vừa hay giết cá đỡ thèm,

Giở trúc không vội đổ ra, Khuyển Tử để chúng nhỏ giọt nước, sau đó cẩn thận trút vào trong một thùng gỗ.

Chủ nhân phòng gỗ trước khi rời đi để lại không ít công cụ, ví dụ như chiếc thuyển nhỏ kia, và thùng gỗ này, hiện tại giúp Khuyển Tử bớt bận rất nhiều.

Lăn vào trong thùng gỗ có năm sáu đuôi cá, trong đó có một đuôi cá lớn, ngoài ra còn có hai con cá trạch, mấy con tôm nhỏ và ốc bươu.

Thu nhập phong phú, khẩu phẩn lương thực một ngày có rồi.

Khuyển Tử vui vẻ hề hề đem giỏ trúc đặt lại bên sông, tiếp tục cầm đến bùng với cỏ nước bao phủ, ngày mau sẽ lại có cá ăn, thật là một vốn vạn lời. Từ lúc rời khỏi Phong Lí, nó liền chẳng ăn qua một bữa cơm no, nên sớm chế tác giỏ bắt cá, tiếc là chuyển đến Trúc Lí, liền bắt đầu sửa chữa nhà gỗ, còn có khai khẩn ruộng hoang, không kịp suy nghĩ đến việc này.

Hiện tại ngủ lại mấy ngày vừa mới chuyển đến, thật là khổ không kể xiết, đỉnh phòng dột mưa, tường đất ngã đổ. Khuyển Tử mỗi ngày trèo lên đỉnh phòng, dùng ván gỗ đem chỗ dột rách ngăn che lại, mấy ngày lúc ấy nước mưa thật nhiều. Còn với tường đất đổ ngã, thì không boeét làm cách nào. Đợi sau khi trời quanh tạnh, Khuyển Tử mới dưới sự trợ giúp của mẹ Lưu đắp tường. Chuyển đến bùng đất và nước khuấy lên, trét lên trước mặt tường lót hàng rào trúc.

Làm một đứa nhỏ nửa người lớn, Khuyển Tử so với mấy đứa nhỏ đồng tuổi thông minh hơn nhiều, việc căn bản học biết cũng nhiều.

Khuyển Tử bên bời đối diện vui ha hả đổ cá, trong sông lắp đặt giỏ bắt cá, A Lý và Trang Lan ở bờ đối diện kì quái nhìn qua, miệng mở thật lớn.

Mọi người Trúc Lí không bắt cá như vậy, đều dùng lưới đánh cá nhỏ, mà lại rất tốn công, cần phải chặn lại hai đầu sông nguồn, lại thêm người nhảy xuống sông, kéo mở lưới đánh cá bắt cá. Không có bốn năm người hợp tác hỗ trợ, vẫn bắt không được cá.

“A Lý, hắn bỏ cái gì vào trong nước vậy?”

“Hình như là cái lồng trúc, cần dùng nó bắt cá.”

A Lý lớn hơn Trang Lan mấy tuổi, phỏng đoán tác dụng lồng trúc.

“A Ly, đợi hắn đi rồi, chúng ta lặng lẽ đi xem xem được không?”

“Hắn sẽ bắn cung.”

A Ly đáng thương mà nói.

“Không sợ, cung của hắn bị bẻ đứt rồi.”

Trang Lan trong lúc tình cảnh hỗn loạn, lưu ý đến cung của tên nhóc bị người hầu bẻ gãy, lúc ấy trong tâm cô nhóc còn thầm vui, như vậy liền không sợ hắn nữa rồi.

“Uhm, đợi hắn trở về phòng, chúng ra lén lút đi qua xem xem cái lồng.”

A Lý tăng thêm can đảm, nó rất sợ cung của Khuyển Tử, trong lòng vẫn còn bóng ma.

“Phải xem cái lồng của ai a.”

Không biết lúc nào Trang Dương đã đứng bên cạnh hai đứa nhỏ, cậu dùng đầu cuốc gánh một cái ki (xẻng), đại khái là đến đào bùn trồng hoa. Ngày xuân, chính là thời tiết tốt để trồng hoa sen trong hồ nước.

A Ly úp úp mở mở không dám nói, Trang Lan trả lời: “Anh à, cái người kia dùng lồng bắt cá.”

Bên này người đang trao đổi, Khuyển Tử bờ bên kia đã sớm phát hiện ‘kẻ thù’, đang đứng mắt oán nhìn chằm chằm.

Nó ghét bọn nhóc Trúc Li, không chỉ hai đứa nhóc y phục gọn gàng sạch sẽ Trang Lan và A Ly, mấy đứa nhóc nghèo khổ cũng vậy. Mấy người này luôn lại quấy rồi, vào trong ruộng của cậu ngắt mầm đậu, ném đá vào cửa sổ nhà cậu đều có — kỳ thực là mấy chuyện này cũng không phải Trang Lan và A Ly. Khuyển tử lại luôn luôn đuổi đi, cầm lấy gậy gỗ đuổi đi thật xa.

Tâm nghĩ không tốt, chuyện bắt cá bị hai đứa nhóc xấu xa nhìn thấy, khắng định muốn đến phá hoại. Lại nhìn thấy đứng bên cạnh hai đứa gấu con là thiếu niên ôn hòa kia. Khuyển Tử đem hòn đá cầm trong tay thả ra, không biết vì sao, nhìn thấy thiếu nhiêu này, oán ý trong lòng nó cũng giảm đi rất nhiều. Đại khái là vì người này giúp nó lấy dê lại, lúc nó bị người hầu bắt lại cũng giúp nó nói hộ, mặc dù tiếu niên rõ ràng có bao che khuyết điểm, nhưng Khuyển Tử cxung rất ít gặp được người đối tối với nó —- trừ đi mẹ nó, ông nó và tên Vương què.

Khuyển Tử nghĩ nó sẽ đợi trước cửa nhà, chỉ cần hai tên nhóc ác độc này dám qua cầu, động vào giỏ trúc của nó, nó không thể không đánh bọn chúng. Cứ nghĩ như vậy, Khuyển Tử quay người trở về, không tiếp túc để ý nữa.

“Đó là giỏ bắt cá, mấy đứa thích, để ông Dịch là cho mấy đứa, mỗi đứa một cái.”

Tuổi tác Trang Dương lớn hơn chút, hiểu biết tự nhiên cũng nhiều, cậu từng thấy qua người Cùng dùng cái này bắt cá.

“Không cho phép đi động vào cái giỏ của cậu ra, nhà cậu ta nghèo, là muốn bắt cá làm khẩu phần lương thực.”

Hai đứa nhóc này, đều không hiểu nhân gian khổ đau, dẫu sao tụi nó chưa từng chịu qua đói.

“Được.”

Trang Dương trong lòng bọn nhỏ là một người anh ôn hòa, do vậy mấy đứa nhỏ này đều rất nghe lời cậu.

“Chốt nữa phải trồng sen, đều qua đấy giúp đỡ nhé.”

Trong lúc cùng hai đứa nhỏ trao đổi, Trang Dương đã đào đầy một ki đất. Hai đứa nhỏ đang rảnh để không có gì làm, ngay tức khắc đều lon ton chạy theo bên người Trang Dương.

Trang Dương gánh bùn sông đi đằng trước, bọn chúng ở sau đầu, một cao hai thấo, hài hòa êm ái.

Khuyển Tử ôm ngực đứng trước cửa nhà mình, ánh mắt tiễn ba người kia rời đi, trong lòng nó tương đối có chút hâm mộ. Hâm mộ người khác có anh trai, nó chỉ lẻ loi một mình.

Nhưng mà mẹ chỉ có một đứa con trai là nó, ngoài ra nó chẳng có anh em nào khác.

Năm ấy mẹ Lưu sinh ra Khuyển Tử không lâu, thiên hạ liền đại loạn. Bọn xấu bạo dậy tứ phương, sĩ binh đóng quân ơi Lâm Nghi vội vàng rút quân, trong sĩ binh rút quân có một Kỵ trưởng cao lớn anh tuấn, đó chính là người cha thân sinh của Khuyển Tử.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN