Chiến Lược IELTS 7.0
Chương 6. IELTS Listening
PHẢI đọc trước câu hỏi
Với phần Listening thì việc đọc câu hỏi là vô cùng quan trọng. Nó ảnh hưởng rất nhiều tới kết quả bài Listening của bạn.
Phần Reading, bạn có thể lật qua lật lại bài đọc và câu hỏi mà không cần phải đọc hay nhớ câu hỏi thật kỹ. Còn việc đọc câu hỏi trong phần Listening không đơn thuần chỉ là xem sơ qua, đọc lướt nữa. Bạn sẽ phải đọc kỹ, ghi nhớ, dự đoán câu trả lời và những gì mình có thể sẽ phải nghe. Làm tốt bước này, điểm Listening của bạn có thể tăng 7-8 câu, từ khoảng 20 lên 30, nếu bạn biết phân bố thời gian và đọc câu hỏi đúng cách.
Điểm nghe trung bình của các thí sinh có tiếng mẹ đẻ là tiếng Anh chỉ là 7.3. Nếu bạn tự tin tiếng Anh mình tương đương với người bản xứ thì khi thi không có gì quá căng thẳng. Còn nếu như tiếng Anh bạn không thật tốt, đến phần thi Listening, CD đã chạy mà bạn vẫn chưa xem câu hỏi thì việc lấy 7.0 là quá khó, nếu không muốn nói là không thể.
Cách đọc trước câu hỏi
Khi đọc câu hỏi Listening bạn sẽ phải đọc kỹ, hiểu rõ, chứ không được đọc lướt như Reading.
Nếu có thể, bạn nên làm thêm một việc nữa là phán đoán trước những gì mà bạn sắp được nghe. Ví dụ như trong cuốn IELTS Cambridge 8 có câu:
Children/ Students/ Senior Citizens have 10 ………………. discount on all tickets.
Đi trước từ discount có thể là một con số %, như 20%, 70% hoặc là một tính từ, ví dụ như deep, slight (trường hợp này khi điền bạn sẽ phải ghi thêm a hoặc an, a deep discount, thì mới đúng ngữ pháp). Đoán trước những gì mình cần nghe như vậy bạn sẽ dễ bắt được câu trả lời hơn.
Một ví dụ khác:
At the interview
Arrive no more than (15)…………….. before the time of the interview.
After you hear the question, you can (16)…………before you reply.
You can (17)…………….. if you don’t understand what they’re asking you.
Wait for them to offer you the job before you say what (18)…………….. you want.
Learning from the experience will make you more (19)…………….. in future interviews.
Pay attention to your (20)…………… – it shows you have a positive attitude.
Đọc trong khoảng 20 giây. Bạn có thể vừa đọc vừa đoán những gì mình chuẩn bị nghe như sau:
Phân bổ thời gian để đọc trước câu hỏi
Section 3, 4 thường sẽ phức tạp hơn nhiều nên bạn cũng cần nhiều thời gian để đọc và hiểu câu hỏi 2 phần đó hơn Section 1, 2. Khoảng thời gian nghỉ trước khi nghe câu hỏi Section 3, 4 sẽ không đủ để bạn đọc hiểu hết. Thường bạn mới đọc được nửa chừng thì CD đã chạy tiếp. Vì vậy, bạn cần tận dụng thêm thời gian rảnh trước đó nữa để đọc câu hỏi cho Section 3, 4.
Cụ thể, khi nhận đề, bạn sẽ có vài phút có thể tận dụng trong lúc CD chạy example đầu tiên. Khoảng thời gian đó bạn hãy sử dụng để đọc câu hỏi Section 1 và Section 4. Sau khi nghe xong Section 1 sẽ có khoảng 30 giây để bạn kiểm tra lại câu trả lời, và khoảng 30 giây nữa để bạn đọc trước câu hỏi Section 2. Hãy dành thời gian này để xem Section 2 và một phần Section 3, 4 nữa. Sau khi nghe xong Section 2 thì bạn nên dành trọn thời gian xem Section 3. Và sau khi xong Section 3 thì hiển nhiên bạn chỉ còn tập trung vào Section 4.
Một số bạn thực sự “nghỉ giải lao” trong những thời gian rảnh rỗi trên. Có bạn ghi câu trả lời vào bài làm xong lại ngồi nghĩ ngợi mà quên mất đoạn băng đã chạy từ lúc nào. Một nhắc nhở tuy nhỏ nhưng rất quan trọng là khi làm bài phải tập trung, tập trung, tập trung!
Cách nghe từng Section
Section 1 đòi hỏi bạn phải tập trung cao độ nghe cho rõ từng chữ. Vì thường thì phần này đòi hỏi bạn nghe nhiều chi tiết nhỏ, tiểu tiết, như một đoạn mã, code,… hay một số từ phát âm na ná nhau.
Thực sự, Section 1 cũng là một phần khó. Nhiều bạn làm Section 3, 4 rất dễ dàng, nhưng Section 1 vẫn gặp sai sót. Khó như bắt người Việt chúng ta phân biệt các từ “Tối” và “Túi”, “Giữ” và “Dữ” mà không có ngữ cảnh và chỉ được nghe 1 lần.
Dĩ nhiên trong bài thi IELTS thì người nói sẽ phát âm tròn và rõ chữ, nhưng đối với trình độ tiếng Anh như chúng ta thì như vậy vẫn rất khó.
Càng về sau, các Section 2, 3, 4 càng yêu cầu bạn phải tập trung nghe và hiểu nội dung chính hơn là nghe phân biệt tiểu tiết như Section 1. Đến đây bạn hãy thoải mái, thả lỏng ra, điều chỉnh tai mình để không nghe từng chữ nữa. Tuy nhiên vẫn phải giữ sự tập trung, đừng thoải mái quá rồi lơ là, hay tập trung quá lại căng thẳng.
Hãy nhớ, thoải mái, tập trung, nhưng không căng thẳng.
Bạn lỡ không nghe được vài câu?
Hãy cứ tập trung làm bài, đừng buông xuôi, bạn vẫn thừa sức lấy 7.0.
Một cậu bạn của tôi thi IELTS, kể lại: do lúc đầu không được tập trung nên cậu không bắt kịp nhịp độ. Ngay trong Section 1, cậu đã bỏ trắng mất 2 câu. Đa số chúng ta khi gặp trường hợp đó chắc hẳn sẽ nghĩ: “Rồi thôi xong, chuẩn bị tiền thi lại là vừa.”
Nhưng cậu bạn đó không buông xuôi, mà vẫn bình tĩnh hoàn tất phần Listening, những Section sau đều làm tốt, hầu như không mắc sai sót gì nhiều. Kết quả phần Listening của cậu ấy là 7.5, dù có lỡ bỏ trắng 4-5 câu ở Section 1 thì vẫn có thể đạt 7.0.
Kiểm tra và ghi lại câu trả lời chính xác
Khi ghi câu trả lời vào giấy làm bài, bạn cần kiểm tra một số điểm sau đây:
PHẢI đọc trước câu hỏi
Với phần Listening thì việc đọc câu hỏi là vô cùng quan trọng. Nó ảnh hưởng rất nhiều tới kết quả bài Listening của bạn.
Phần Reading, bạn có thể lật qua lật lại bài đọc và câu hỏi mà không cần phải đọc hay nhớ câu hỏi thật kỹ. Còn việc đọc câu hỏi trong phần Listening không đơn thuần chỉ là xem sơ qua, đọc lướt nữa. Bạn sẽ phải đọc kỹ, ghi nhớ, dự đoán câu trả lời và những gì mình có thể sẽ phải nghe. Làm tốt bước này, điểm Listening của bạn có thể tăng 7-8 câu, từ khoảng 20 lên 30, nếu bạn biết phân bố thời gian và đọc câu hỏi đúng cách.
Điểm nghe trung bình của các thí sinh có tiếng mẹ đẻ là tiếng Anh chỉ là 7.3. Nếu bạn tự tin tiếng Anh mình tương đương với người bản xứ thì khi thi không có gì quá căng thẳng. Còn nếu như tiếng Anh bạn không thật tốt, đến phần thi Listening, CD đã chạy mà bạn vẫn chưa xem câu hỏi thì việc lấy 7.0 là quá khó, nếu không muốn nói là không thể.
Cách đọc trước câu hỏi
Khi đọc câu hỏi Listening bạn sẽ phải đọc kỹ, hiểu rõ, chứ không được đọc lướt như Reading.
Nếu có thể, bạn nên làm thêm một việc nữa là phán đoán trước những gì mà bạn sắp được nghe. Ví dụ như trong cuốn IELTS Cambridge 8 có câu:
Children/ Students/ Senior Citizens have 10 ………………. discount on all tickets.
Đi trước từ discount có thể là một con số %, như 20%, 70% hoặc là một tính từ, ví dụ như deep, slight (trường hợp này khi điền bạn sẽ phải ghi thêm a hoặc an, a deep discount, thì mới đúng ngữ pháp). Đoán trước những gì mình cần nghe như vậy bạn sẽ dễ bắt được câu trả lời hơn.
Một ví dụ khác:
At the interview
Arrive no more than (15)…………….. before the time of the interview.
After you hear the question, you can (16)…………before you reply.
You can (17)…………….. if you don’t understand what they’re asking you.
Wait for them to offer you the job before you say what (18)…………….. you want.
Learning from the experience will make you more (19)…………….. in future interviews.
Pay attention to your (20)…………… – it shows you have a positive attitude.
Đọc trong khoảng 20 giây. Bạn có thể vừa đọc vừa đoán những gì mình chuẩn bị nghe như sau:
Phân bổ thời gian để đọc trước câu hỏi
Section 3, 4 thường sẽ phức tạp hơn nhiều nên bạn cũng cần nhiều thời gian để đọc và hiểu câu hỏi 2 phần đó hơn Section 1, 2. Khoảng thời gian nghỉ trước khi nghe câu hỏi Section 3, 4 sẽ không đủ để bạn đọc hiểu hết. Thường bạn mới đọc được nửa chừng thì CD đã chạy tiếp. Vì vậy, bạn cần tận dụng thêm thời gian rảnh trước đó nữa để đọc câu hỏi cho Section 3, 4.
Cụ thể, khi nhận đề, bạn sẽ có vài phút có thể tận dụng trong lúc CD chạy example đầu tiên. Khoảng thời gian đó bạn hãy sử dụng để đọc câu hỏi Section 1 và Section 4. Sau khi nghe xong Section 1 sẽ có khoảng 30 giây để bạn kiểm tra lại câu trả lời, và khoảng 30 giây nữa để bạn đọc trước câu hỏi Section 2. Hãy dành thời gian này để xem Section 2 và một phần Section 3, 4 nữa. Sau khi nghe xong Section 2 thì bạn nên dành trọn thời gian xem Section 3. Và sau khi xong Section 3 thì hiển nhiên bạn chỉ còn tập trung vào Section 4.
Một số bạn thực sự “nghỉ giải lao” trong những thời gian rảnh rỗi trên. Có bạn ghi câu trả lời vào bài làm xong lại ngồi nghĩ ngợi mà quên mất đoạn băng đã chạy từ lúc nào. Một nhắc nhở tuy nhỏ nhưng rất quan trọng là khi làm bài phải tập trung, tập trung, tập trung!
Cách nghe từng Section
Section 1 đòi hỏi bạn phải tập trung cao độ nghe cho rõ từng chữ. Vì thường thì phần này đòi hỏi bạn nghe nhiều chi tiết nhỏ, tiểu tiết, như một đoạn mã, code,… hay một số từ phát âm na ná nhau.
Thực sự, Section 1 cũng là một phần khó. Nhiều bạn làm Section 3, 4 rất dễ dàng, nhưng Section 1 vẫn gặp sai sót. Khó như bắt người Việt chúng ta phân biệt các từ “Tối” và “Túi”, “Giữ” và “Dữ” mà không có ngữ cảnh và chỉ được nghe 1 lần.
Dĩ nhiên trong bài thi IELTS thì người nói sẽ phát âm tròn và rõ chữ, nhưng đối với trình độ tiếng Anh như chúng ta thì như vậy vẫn rất khó.
Càng về sau, các Section 2, 3, 4 càng yêu cầu bạn phải tập trung nghe và hiểu nội dung chính hơn là nghe phân biệt tiểu tiết như Section 1. Đến đây bạn hãy thoải mái, thả lỏng ra, điều chỉnh tai mình để không nghe từng chữ nữa. Tuy nhiên vẫn phải giữ sự tập trung, đừng thoải mái quá rồi lơ là, hay tập trung quá lại căng thẳng.
Hãy nhớ, thoải mái, tập trung, nhưng không căng thẳng.
Bạn lỡ không nghe được vài câu?
Hãy cứ tập trung làm bài, đừng buông xuôi, bạn vẫn thừa sức lấy 7.0.
Một cậu bạn của tôi thi IELTS, kể lại: do lúc đầu không được tập trung nên cậu không bắt kịp nhịp độ. Ngay trong Section 1, cậu đã bỏ trắng mất 2 câu. Đa số chúng ta khi gặp trường hợp đó chắc hẳn sẽ nghĩ: “Rồi thôi xong, chuẩn bị tiền thi lại là vừa.”
Nhưng cậu bạn đó không buông xuôi, mà vẫn bình tĩnh hoàn tất phần Listening, những Section sau đều làm tốt, hầu như không mắc sai sót gì nhiều. Kết quả phần Listening của cậu ấy là 7.5, dù có lỡ bỏ trắng 4-5 câu ở Section 1 thì vẫn có thể đạt 7.0.
Kiểm tra và ghi lại câu trả lời chính xác
Khi ghi câu trả lời vào giấy làm bài, bạn cần kiểm tra một số điểm sau đây:
Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!