Chiến Lược IELTS 7.0 - Chương 7. IELTS Speaking
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
166


Chiến Lược IELTS 7.0


Chương 7. IELTS Speaking


Để vượt qua bài Speaking với điểm số cao nhất – tương ứng với khả năng hiện tại của bạn, điều quan trọng nhất mà bạn cần là thư giãn, thoải mái.

Tôi từng giúp một bạn thi IELTS Speaking từ 5.5 lên thẳng 7.0 và cũng từng chứng kiến người thi IELTS Speaking từ 6.5 xuống còn 6.0 rồi 5.0 chỉ trong một thời gian ngắn. Tất cả những khác biệt đó đều đến từ việc tâm lý bạn thoải mái, thư giãn hay căng thẳng.

Dưới đây tôi sẽ nêu lên những cách để có tâm lý tốt nhất trong phòng thi:

Hãy xem giám khảo như bạn

Nghĩa là hãy trả lời câu hỏi của giám khảo như đang nói chuyện với bạn mình. Nói chuyện với bạn thì bạn sẽ:

Ngắn gọn

Nói 2-3 câu cho mỗi câu hỏi là quá đủ. Cố nói dài hơn cũng chỉ càng bất lợi cho bạn khi trình độ Anh ngữ của bạn chưa tốt.

Không dông dài

Nhiều người thích hoa mỹ, nói phải dẫn dắt dài dòng. Làm vậy càng dễ khiến cho bạn gặp khó khăn, giám khảo tưởng bạn “bí” từ nên không nói được.

Ví dụ như giám khảo hỏi: “Are you going to study abroad?” Các bạn hoa mỹ sẽ cố nói: “You know. Studying abroad is the dream of many Vietnamese students. Everyone is trying to … because …. So …” Nói như viết văn. Không cẩn thận sẽ rất dễ bị cụt ý. Nói vòng vo quá không biết dẫn dắt sao để quay về ý chính: “Rốt cuộc bạn có đi du học không?” Nhiều bạn đã đành bỏ ngang giữa chừng vì “bí” ý tưởng.

Còn nếu bạn trả lời như đang nói chuyện với bạn thì chỉ cần trả lời:

Trả lời như vậy tự nhiên và nhẹ nhàng hơn nhiều.

Trước giờ thi đừng ôn thêm gì nữa

Nhiều bạn khi ngồi chờ vào phòng thi Speaking còn cố mang tài liệu vào xem. Không rõ xem rồi vào phòng thi có nhớ được không, nhưng nhiều khả năng, bạn sẽ có tâm lý “Câu này có khả năng thi vào mà mình chưa ôn, chẳng may chút nữa thi vào thì sao? Còn có 10 phút, làm sao đây?”, hoặc “Nhiều cụm từ hay quá, phải cố nhớ để chút nữa vận dụng. Nhưng sao học mãi mà không vào đầu được chữ nào thế nhỉ?”, tới khi giám khảo gọi “Bạn Nguyễn A vào thi” thì có lẽ bạn đã giật mình mà quên hết rồi.

Bạn tự làm mình bấn loạn chứ chẳng phải tại ai. Vậy nên học hay ôn gì, bạn cũng nên làm vào những ngày trước đó. Trước khi thi đừng xem tài liệu gì nữa. Hãy để đầu óc thư giãn, thoải mái.

Ậm ừ trong khi nói

Nói chuyện bình thường đương nhiên bạn cũng sẽ có lúc phải ậm ừ suy nghĩ. Nếu đột nhiên có ai hỏi nhà bạn có tổng cộng mấy người (bằng tiếng Việt) bạn sẽ phải ậm ừ 1-2 giây để… đếm rồi mới trả lời được.

Thường thì bạn cũng không im lặng tuyệt đối trong khi đếm, cho nên hãy để cho giám khảo biết là bạn cần suy nghĩ để trả lời, bằng các cụm/phrase như:

Thi thoảng gặp câu hỏi khó, bạn cũng cần thời gian để suy nghĩ, việc này là hoàn toàn bình thường.

Nhiều bạn cứ nghĩ vào phòng thi nói tiếng Anh phải ứng biến trước câu hỏi nhanh như điện mới gọi là tốt. Không nhất thiết phải vậy. Bạn có thể ậm ừ 1-2 giây suy nghĩ như trên cũng không có vấn đề gì. Cố nói như điện trong khi trong đầu vẫn chưa có câu trả lời, sẽ đặt bạn vào những tình huống dễ mất điểm hơn nhiều.

Và dĩ nhiên không phải câu nào bạn cũng … well … well … well hoài được. Nếu cứ nói một câu bạn lại phải khựng lại để suy nghĩ thì đó là do khả năng nói của bạn chưa tốt. Bạn cần nghe nhiều hơn để phản xạ được nhanh hơn.

Lỡ bị bí cũng nên giữ bình tĩnh

Nếu bạn có đang nói lại bị khựng lại 3-4 giây mà không biết nói gì tiếp, và giám khảo tiếp tục hỏi bạn câu tiếp theo, thì vẫn nên giữ bình tĩnh. Bạn vẫn có thể đạt 7.0, đừng đánh mất hy vọng vì nhiều khả năng, chính tâm lý buông xuôi đó khiến bạn không có được điểm 7.0.

Có người bạn kể lại cho tôi chuyện là do cố nói vòng vo nên bị bí, ú ớ hết 3-4 giây rồi chỉ biết nói “That’s it”. Nhưng bạn ấy không buông xuôi, bạn ấy đổi kiểu nói sang kiểu xã giao bạn bè, trực tiếp hơn chứ không vòng vo nữa. Kết quả cuối cùng vẫn đạt điểm 7.0.

“Nổ” càng nhiều càng tốt?

Điều này còn tùy thuộc vào từng người. Cá nhân tôi thì không nói dối được, vì khi nói dối tôi không nói suôn sẻ được (kể cả bằng tiếng Việt), vừa nói vừa ậm ừ nghe rất kì cục. Và tôi nghĩ rằng phần lớn mọi người không phải ai cũng có thể “nổ” một cách suôn sẻ. Nói thật – về những gì mình từng thấy, những gì mình thực sự nghĩ, có sao nói vậy – dễ chịu và nhẹ nhàng hơn rất nhiều so với “nổ”.

Vậy nên khi thi IELTS, tôi cũng khuyên bạn nên nói thật. Có gì trong đầu hãy cứ nói ra, nếu không biết thì bạn nói là không biết và nói về những gì mình nghĩ là đúng. Có những điều nói ra nghe có kì cục nhưng điều đó không ảnh hưởng tới điểm của bạn. Hãy nói những ý tưởng đến với bạn đầu tiên, đừng suy nghĩ xem nó có hợp lý không.

Một số lưu ý khác

Thì (tense) thường sử dụng trong part 2

Người châu Á thường hay mắc một lỗi chung, đó là chỉ quen dùng thì hiện tại (present tense). Trong khi part 2 của Speaking sẽ thường đưa ra trường hợp mà bạn sẽ phải sử dụng các thì quá khứ (past tense). Giải pháp tình thế nếu khả năng nói của bạn chưa khá lắm là khi ghi chú, hãy ghi một chữ PAST (hoặc present, hoặc future, tùy đề bài) thật to vào tờ note để lưu ý tense mà bạn cần dùng cho part 2.

Khởi động

Với người chưa sử dụng tiếng Anh nhiều thì khi chuyển từ môi trường tiếng Việt sang nói tiếng Anh sẽ gặp lúng túng và “líu lưỡi”. Vậy nên, trước khi vào phòng thi, bạn nên tự độc thoại trước bằng tiếng Anh, tự nói thầm về chủ đề nào đó. Khởi động như vậy sẽ giúp bạn nói trôi chảy hơn.

Để vượt qua bài Speaking với điểm số cao nhất – tương ứng với khả năng hiện tại của bạn, điều quan trọng nhất mà bạn cần là thư giãn, thoải mái.

Tôi từng giúp một bạn thi IELTS Speaking từ 5.5 lên thẳng 7.0 và cũng từng chứng kiến người thi IELTS Speaking từ 6.5 xuống còn 6.0 rồi 5.0 chỉ trong một thời gian ngắn. Tất cả những khác biệt đó đều đến từ việc tâm lý bạn thoải mái, thư giãn hay căng thẳng.

Dưới đây tôi sẽ nêu lên những cách để có tâm lý tốt nhất trong phòng thi:

Hãy xem giám khảo như bạn

Nghĩa là hãy trả lời câu hỏi của giám khảo như đang nói chuyện với bạn mình. Nói chuyện với bạn thì bạn sẽ:

Ngắn gọn

Nói 2-3 câu cho mỗi câu hỏi là quá đủ. Cố nói dài hơn cũng chỉ càng bất lợi cho bạn khi trình độ Anh ngữ của bạn chưa tốt.

Không dông dài

Nhiều người thích hoa mỹ, nói phải dẫn dắt dài dòng. Làm vậy càng dễ khiến cho bạn gặp khó khăn, giám khảo tưởng bạn “bí” từ nên không nói được.

Ví dụ như giám khảo hỏi: “Are you going to study abroad?” Các bạn hoa mỹ sẽ cố nói: “You know. Studying abroad is the dream of many Vietnamese students. Everyone is trying to … because …. So …” Nói như viết văn. Không cẩn thận sẽ rất dễ bị cụt ý. Nói vòng vo quá không biết dẫn dắt sao để quay về ý chính: “Rốt cuộc bạn có đi du học không?” Nhiều bạn đã đành bỏ ngang giữa chừng vì “bí” ý tưởng.

Còn nếu bạn trả lời như đang nói chuyện với bạn thì chỉ cần trả lời:

Trả lời như vậy tự nhiên và nhẹ nhàng hơn nhiều.

Trước giờ thi đừng ôn thêm gì nữa

Nhiều bạn khi ngồi chờ vào phòng thi Speaking còn cố mang tài liệu vào xem. Không rõ xem rồi vào phòng thi có nhớ được không, nhưng nhiều khả năng, bạn sẽ có tâm lý “Câu này có khả năng thi vào mà mình chưa ôn, chẳng may chút nữa thi vào thì sao? Còn có 10 phút, làm sao đây?”, hoặc “Nhiều cụm từ hay quá, phải cố nhớ để chút nữa vận dụng. Nhưng sao học mãi mà không vào đầu được chữ nào thế nhỉ?”, tới khi giám khảo gọi “Bạn Nguyễn A vào thi” thì có lẽ bạn đã giật mình mà quên hết rồi.

Bạn tự làm mình bấn loạn chứ chẳng phải tại ai. Vậy nên học hay ôn gì, bạn cũng nên làm vào những ngày trước đó. Trước khi thi đừng xem tài liệu gì nữa. Hãy để đầu óc thư giãn, thoải mái.

Ậm ừ trong khi nói

Nói chuyện bình thường đương nhiên bạn cũng sẽ có lúc phải ậm ừ suy nghĩ. Nếu đột nhiên có ai hỏi nhà bạn có tổng cộng mấy người (bằng tiếng Việt) bạn sẽ phải ậm ừ 1-2 giây để… đếm rồi mới trả lời được.

Thường thì bạn cũng không im lặng tuyệt đối trong khi đếm, cho nên hãy để cho giám khảo biết là bạn cần suy nghĩ để trả lời, bằng các cụm/phrase như:

Thi thoảng gặp câu hỏi khó, bạn cũng cần thời gian để suy nghĩ, việc này là hoàn toàn bình thường.

Nhiều bạn cứ nghĩ vào phòng thi nói tiếng Anh phải ứng biến trước câu hỏi nhanh như điện mới gọi là tốt. Không nhất thiết phải vậy. Bạn có thể ậm ừ 1-2 giây suy nghĩ như trên cũng không có vấn đề gì. Cố nói như điện trong khi trong đầu vẫn chưa có câu trả lời, sẽ đặt bạn vào những tình huống dễ mất điểm hơn nhiều.

Và dĩ nhiên không phải câu nào bạn cũng … well … well … well hoài được. Nếu cứ nói một câu bạn lại phải khựng lại để suy nghĩ thì đó là do khả năng nói của bạn chưa tốt. Bạn cần nghe nhiều hơn để phản xạ được nhanh hơn.

Lỡ bị bí cũng nên giữ bình tĩnh

Nếu bạn có đang nói lại bị khựng lại 3-4 giây mà không biết nói gì tiếp, và giám khảo tiếp tục hỏi bạn câu tiếp theo, thì vẫn nên giữ bình tĩnh. Bạn vẫn có thể đạt 7.0, đừng đánh mất hy vọng vì nhiều khả năng, chính tâm lý buông xuôi đó khiến bạn không có được điểm 7.0.

Có người bạn kể lại cho tôi chuyện là do cố nói vòng vo nên bị bí, ú ớ hết 3-4 giây rồi chỉ biết nói “That’s it”. Nhưng bạn ấy không buông xuôi, bạn ấy đổi kiểu nói sang kiểu xã giao bạn bè, trực tiếp hơn chứ không vòng vo nữa. Kết quả cuối cùng vẫn đạt điểm 7.0.

“Nổ” càng nhiều càng tốt?

Điều này còn tùy thuộc vào từng người. Cá nhân tôi thì không nói dối được, vì khi nói dối tôi không nói suôn sẻ được (kể cả bằng tiếng Việt), vừa nói vừa ậm ừ nghe rất kì cục. Và tôi nghĩ rằng phần lớn mọi người không phải ai cũng có thể “nổ” một cách suôn sẻ. Nói thật – về những gì mình từng thấy, những gì mình thực sự nghĩ, có sao nói vậy – dễ chịu và nhẹ nhàng hơn rất nhiều so với “nổ”.

Vậy nên khi thi IELTS, tôi cũng khuyên bạn nên nói thật. Có gì trong đầu hãy cứ nói ra, nếu không biết thì bạn nói là không biết và nói về những gì mình nghĩ là đúng. Có những điều nói ra nghe có kì cục nhưng điều đó không ảnh hưởng tới điểm của bạn. Hãy nói những ý tưởng đến với bạn đầu tiên, đừng suy nghĩ xem nó có hợp lý không.

Một số lưu ý khác

Thì (tense) thường sử dụng trong part 2

Người châu Á thường hay mắc một lỗi chung, đó là chỉ quen dùng thì hiện tại (present tense). Trong khi part 2 của Speaking sẽ thường đưa ra trường hợp mà bạn sẽ phải sử dụng các thì quá khứ (past tense). Giải pháp tình thế nếu khả năng nói của bạn chưa khá lắm là khi ghi chú, hãy ghi một chữ PAST (hoặc present, hoặc future, tùy đề bài) thật to vào tờ note để lưu ý tense mà bạn cần dùng cho part 2.

Khởi động

Với người chưa sử dụng tiếng Anh nhiều thì khi chuyển từ môi trường tiếng Việt sang nói tiếng Anh sẽ gặp lúng túng và “líu lưỡi”. Vậy nên, trước khi vào phòng thi, bạn nên tự độc thoại trước bằng tiếng Anh, tự nói thầm về chủ đề nào đó. Khởi động như vậy sẽ giúp bạn nói trôi chảy hơn.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN