Chúa Ơi Chàng Muốn Lấy Con - Chương 2. Không, em có dỗi đâu
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
232


Chúa Ơi Chàng Muốn Lấy Con


Chương 2. Không, em có dỗi đâu


Cho mang hai tá hồng lên phòng 424, nhớ ghi “Émilie anh yêu em” vào mặt sau hóa đơn.

Groucho MARX.

Suốt quãng đường về, tôi ngồi câm như hến trên xe, hai cánh tay khoanh cứng trước ngực, ánh mắt ngoan cố hướng về một điểm vô hình. Tôi thấy bụng quặn lên như thể bị đau thật vậy.

Henri (vừa lái vừa quay sang liếc tôi). – Cưng ơi, em dỗi đấy à?

Tôi (mặt bướng bỉnh, lông mày chau lại). – …

Henri. – Déborah này, nếu em dỗi anh thì ít nhất cũng phải nói anh biết lý do chứ?

Tôi (nghiêm trang ). – …

Henri (bằng giọng điệu đe dọa cố kìm nén). – Được lắm. Em không muốn nói cho anh biết chứ gì? Nhất trí thôi.

Tôi (quá sợ cái cảnh đến lượt anh cũng dỗi nốt). – Không, em có dỗi đâu.

Henri (giễu cợt). – Thế mà em bắt chước điệu bộ hờn dỗi giống quá. Vậy thì xảy ra chuyện gì nào?

Tôi. – Chẳng chuyện gì cả.

Henri (vờ ngọt ngào). – Thôi nào, nói cho anh biết đi cưng…

Tôi (giọng cay đắng, tay vẫn khoanh chặt). – Em ngán đến tận cổ rồi, vậy thôi.

Henri (vốn sẵn tài ngoại giao nên lại càng ngọt nhạt hơn nữa). – Em ngán đến tận cổ chuyện gì mới được?

Tôi (sắp nổ tung đến nơi). – Em ngán đến tận cổ cảnh anh chẳng coi em ra gì.

Henri (ngạc nhiên một cách thành thực). – Anh ấy hả? nhưng làm gì có chuyện đó, tại sao em lại nói vậy?

Tôi (nước mắt tuôn lã chã). – Thì bởi vì thế đấy!!! (những giọt nước mắt trở thành dòng thác thổn thức.) Cô ả xấu xí đó cả tối không buông anh ra, còn anh, thay vì tống khứ đối tượng khi thấy cô ả khêu gợi mình thì anh lại không, anh chọc cho cô ả cười, mà… mà… mà… (nức nở) chính vì thế nên cô ả đã cho anh số điện thoại, còn anh thì chẳng thấy phiền chút nào khi một phụ nữ cho anh số điện thoại ngay trước mặt em, đúng không, anh chẳng thấy phiền tí nào, lẽ ra anh có thể nói “thôi, cảm ơn, tôi đã tìm được người phụ nữ của đời mình rồi”, nhưng anh có làm thế đâu, mà chẳng có gì nghiêm trọng cả, chỉ tại em thôi (những dòng thác đã trở thành cơn lũ nước mắt), mà sao anh lại yêu em được nhỉ, khi mà em xấu ma chê quỷ hờn thế này, mà… mà… mà… mà lại (nức nở thành tiếng ) xuất hiện cô nàng tóc vàng tuyệt vời nhìn anh không rời mắt kia, nhưng em thì đâu có được như cô ta, em không thể trách anh được, thậm chí em không biết làm sao mà anh vẫn ở lại bên em, hẳn là anh phải nuối tiếc tất cả những người cũ của anh lắm (sịt mũi, rồi lại nức nở tiếp), em chắc chắn như thế đấy, mà nếu như có đủ dũng khí, tin em đi, em sẽ làm lại cuộc đời nơi đầu kia trái đất, ở đó em sẽ gặp một người đàn ông chỉ biết yêu mình em thôi, rồi anh cũng sẽ tiếc nuối khi nghĩ về em (nức nở mùi mẫn), nhưng chuyện đó có hề gì vì em biết thực ra sớm muộn gì anh cũng sẽ bỏ em để theo đuổi một cô nàng có ngoại hình giống Milla Jovovitch, chỉ là vấn đề thời giaaaaaaaaan mà thôi… (nức nở cực đại lần chót, nước mắt nước mũi lênh láng đủ làm ướt sũng tờ khăn giấy Kleenex.)

Henri, vẫn lái xe, nhìn tôi vẻ như muốn nói rằng bộ phim kinh dị gây ấn tượng mạnh với anh hôm qua, suy cho cùng, cũng không đáng sợ bằng sinh vật đang ngồi ngay ghế trước trong xe này.

Henri (sửng sốt). – Khỉ thật, em giải thích xem anh đã làm gì được không?

Tôi (van đã mở hết cỡ, tôi khóc sướt mướt không thể kìm lại được). – như… Như… (sịt mũi)… nhưưưưưư… (nức nở)…

Henri (vẫn sững sờ, thậm chí hơi khiếp hãi). – nghe này. Chúng ta hãy thử dùng lý trí mà suy xét, một lần này thôi. Dù sao thì anh cũng đã là người duy lý rồi, còn em sẽ thử như mọi khi xem sao. Tờ giấy của cô gái đó, anh đã bỏ lại nhà Roxane ngay khi cô ta dúi vào túi áo anh, rồi anh bảo cô ta rằng mọi chuyện sẽ ổn thôi, anh không cần đến nó. Anh nghĩ chính là lúc Roxane đang ghé tai em thì thầm chuyện gì đó, mà em chỉ cần gọi cho bạn của em là được, cô ấy sẽ khẳng định với em chuyện mẩu giấy còn nguyên trên mặt bàn hay không.

Tôi (sụt sà sụt sịt mà không thể nào ngừng khóc). – Nhưng mà… Thế nhưng… mà…

Henri (giọng cương quyết). – Để anh nói hết đã. Anh sẽ không bỏ em để theo đuổi Milla Jovovitch hay bất cứ người phụ nữ nào khác, bởi vì người anh yêu chính là em.

Tôi (tuyệt vọng ). – Anh thử chứng minh xem!

Henri. – Thế nào nhỉ? Phải tới dự những bữa tối phiền phức chỉ để làm vừa lòng EM chăng? Phải rồi, chính thế.

Tôi (kiềm chế cơn thổn thức). – Không đâu! Mà phải thôi cái tật nhìn bất cứ thứ gì động đậy!

Henri (bàng hoàng ). – Anh mà có tật nhìn…?? Không phải chứ, nhưng anh thực sự thấy mình đang sống với một kẻ ghen tuông bệnh hoạn đấy.

Tôi (cũng choáng nặng ). – Em mà ghen ư??? Ghen ở điểm nào cơ chứ? Em xin lỗi vì đã thấy khó ở khi anh ngây ngất trước những cô nàng hoàn hảo, trong khi nói cho đúng ra thì em chẳng hề được hoàn hảo như thế!

Henri (cười cợt). – Đúng như anh đã nói, em đang ghen kìa.

Tôi (cố trấn tĩnh). – Ít ra anh cũng biết cơ chế tâm sinh lý của một người phụ nữ là thế nào chứ? Hay để em giải thích cho anh hiểu…

Henri (giễu cợt). – Phải đấy, dạy cho anh thứ mà anh chưa biết đi. Còn anh, anh sẽ nói em biết cơ chế của phụ nữ là thế nào. Cũng hệt như đàn ông thôi. Nghe cũng logic đấy chứ.

Tôi (không thèm bỏ vào tai những lời anh nói).

– Một gã đàn ông thì để sỉ nhục hắn, chỉ cần nói súng ống của hắn thuộc dạng nhỏ hoặc trên giường hắn chẳng khác nào một liều thuốc ngủ. Trong khi yếu điểm của phụ nữ lại nằm ở khả năng quyến rũ của cô ta: cứ nói rằng anh thấy cô ta không đẹp bằng một phụ nữ khác, nhắc đi nhắc lại rằng cô ta có những khiếm khuyết, chỉ cần bấy nhiêu là đủ vỗ mặt cô ta rồi.

Henri (chưa tin lắm). – Và nếu lời giải thích chính xác phải như thế này: phụ nữ luôn là những kẻ phiền toái suốt đời không thấy thỏa mãn thì sao? Dù thế nào chăng nữa, bất kể người ta làm gì cho họ, bất kể người ta nói gì với họ, cũng không bao giờ là đủ!

Tôi (bực dọc). – Ra thế đấy? Vậy lần cuối anh nói yêu em là khi nào ấy nhỉ?

Henri (mỉm cười hoan hỉ). – Chính xác là cách đây vài giây.

Tôi (không thể bình tĩnh nổi). – Vậy sao? Được rồi, có lẽ thế, em không nhớ nữa nhưng nếu anh đã nói vậy…

Henri. – Chà… Em chỉ nhớ những chuyện khiến em lưu tâm thôi…

Tôi. – À này! Còn lần cuối cùng anh nói rằng em xinh đẹp, hả? Hả?

Henri. – Trong phòng tắm, ngay trước khi lên đường tới nhà bạn em…

Tôi (run rẩy). – Ừm, lúc nào anh cũng tìm cách giành phần thắng…

Một chiếc ô tô lướt qua gần sát sạt, nói gì thì nói chỉ thiếu chút nữa nó đã va vào xe chúng tôi.

Henri (bình thản). – Đợi đã, để anh xem ai lái nào… Dĩ nhiên rồi. Đó là một phụ nữ.

Tôi (mũi gí sát vào cửa kính xe và hét lên khi chúng tôi vượt chiếc xe kia). – ĐI NGU THẾ! KHÔNG THỂ CHÚ Ý MỘT CHÚT SAO?!

Henri (vẫn bình thản). – Em lái xe tệ hơn anh. Thật may là em không có bằng lái.

Tôi (ức chế). – Vầng, mà anh đừng có đổi chủ đề nữa đi, như vậy thì dễ quá.

Im lặng.

Những con phố diễu qua, các vỉa hè chìm trong cảnh tranh tối tranh sáng. Vài khách bộ hành hiếm hoi đang rảo bước trở về nhà. Một vài biển hiệu còn sáng của các tiệm hàng đã đóng cửa thu hút lũ muỗi thay vì những khách quen.

Henri đặt đĩa CD của Wham vào đầu đĩa trên xe. Những nốt nhạc đầu tiên vang lên khiến tôi nguôi ngoai và tức khắc đưa tôi trở lại với ký ức về một kỳ nghỉ cuối tuần tình tứ cách đây đã hai năm, khởi đầu quan hệ giữa hai chúng tôi.

Henri đã bắt cóc tôi vào cuối ngày thứ Bảy, trong khi tôi đang leo lắt ở nhà một mình trong trang phục áo phông và quần pyjama, mải miết đọc một tập truyện tranh của gotlib.

Anh đã gọi một cú điện thoại bí hiểm để báo trước cho tôi: “Em hãy làm sao để thật xinh đẹp và gợi cảm nhé! Một tiếng nữa anh sẽ qua đón!” gợi cảm để đi ăn tối ở nhà hàng ấy à? Ý tưởng mới kỳ cục làm sao! Nhưng thôi được, để làm vừa lòng anh, tôi đã chọn một chiếc váy liền yêu kiều cùng đôi giày cao gót, để dạo bước khoảng ba mét từ xe tới nhà hàng. Và cũng vừa để khiến anh ảo tưởng đôi chút khi nghĩ rằng chân tôi dài miên man, dù hơi nghiêng sang bên cạnh đôi chút, vừa phô ra cái bĩu môi hờn dỗi và gợi tình.

Tôi không biết phải làm gì thêm nữa để có vẻ ngoài sexy trước một đĩa khoai tây chiên. Có lẽ là ngoại trừ việc vừa chậm rãi nhấm nháp một miếng khoai vừa liếm các ngón tay (quá đẳng cấp), hoặc giả vớt từ ly nước khoáng Evian ra một viên đá nhỏ rồi lả lơi lăn nó quanh viền môi, nhưng nếu làm vậy lớp phấn nền trên mặt tôi có nguy cơ trôi mất.

Kệ thôi, dù gì tôi cũng sẽ ứng biến ngon lành. Henri qua đón tôi. Anh khen trang phục tôi chọn, giễu cợt màu phấn mắt xám đá lộ liễu của tôi, gọi nó là “mắt gấu mèo” (vì câu nói này mà anh đã nhận được cái bĩu môi hờn dỗi sớm hơn dự kiến), rồi chúng tôi lên xe.

Trong khi radio trên xe phát bản nhạc Wake me up, before you go-go, tôi nhận ra nhà hàng dẫu sao cũng hơi xa, nhưng chỉ đến bản Last Christmas thì tôi mới nhận ra chúng tôi đã rời Paris. Sau đó, tôi không còn chú ý đến những tấm biển chỉ đường nữa vì quá bận rộn với việc hát theo đến váng óc bản Careless Whisper.

Henri đưa tôi tới Honfleur, một thành phố nhỏ tuyệt đẹp tọa lạc bên bờ biển vùng normandie.

Cuộc chạy trốn lãng mạn này lẽ ra đã rất tình tứ, nếu như quan niệm của người đàn ông tạo ra nó và quan niệm của tôi có thể trùng khớp nhau.

Dĩ nhiên, Henri tin chắc rằng hai cô con gái của tôi đang nghỉ cuối tuần vui vẻ ở nhà bố chúng. Anh đã đổ đầy bình xăng, đã kiểm tra lại lốp, đã đặt phòng trong một khách sạn xinh xắn, đã nhắm trước một nhà hàng sang trọng gần đó, và cũng không quên gài một cành hồng tuyệt đẹp dưới ghế nơi tôi sẽ ngồi, dấu hiệu của sự tinh tế tột độ.

Trừ có điều.

Kỳ nghỉ cuối tuần đó, hoàn toàn thích đáng nếu gọi là “bất ngờ”, có thể nói đã đẩy tôi vào tình trạng thiếu thốn về mặt trang thiết bị CÁ NHÂN.

Nói cách khác, vì đinh ninh chúng tôi chỉ đi ăn tối xa lắm là cách chỗ tôi ở hai quận, tôi đã lên đường phiêu lưu mà chỉ mang theo một chiếc xắc tay.

Bên trong có: một chiếc ví chứa khoảng chục bức ảnh lũ nhóc con tôi ở mọi lứa tuổi, một chứng minh thư quá hạn, một thẻ tín dụng cùng bốn triệu hóa đơn thanh toán bằng thẻ kẹt cứng trong túi nhựa, điện thoại di động, chùm chìa khóa, vài ba gói giấy Kleenex dùng dở, vỉ thuốc, vài miếng băng dán vết thương (luôn phải mang theo bên mình để phòng khi), năm chiếc cặp tóc, tám cái chun, một sổ séc đã dùng gần hết, một ví tiền đựng mười hai euro và bảy mươi bảy xu, một băng vệ sinh có túi đựng riêng (cái này cũng thế, luôn phải mang theo bên mình để phòng khi), một bản đồ Paris cỡ nhỏ, một tuýp son bóng, một gương nhỏ, ba bốn cái bút, một thẻ khách hàng thân thiết cho phép tôi nâng mức giảm giá sau mỗi đợt tích đủ mười ô và một tờ quảng cáo Domino’s Pizza.

Bữa tối với Henri ngon tuyệt. Buổi tối ngọt ngào.

Và buổi đêm huyền diệu.

Nhưng đến lúc sáng sớm thì các vấn đề mới bắt đầu lũ lượt xuất hiện.

Vấn đề thứ nhất: Làm thế nào để rửa sạch lớp phấn mắt màu đen siêu tinh vi khi không có sữa tẩy trang, chẳng lẽ đành thức dậy với bộ mặt gấu trúc bị điện giật?

Vấn đề thứ hai: Bộ mặt đó lại còn có bộ tóc xù lên, vì chẳng mang theo lược (cũng không mang theo bàn chải đánh răng luôn. Xin chào hơi thở có mùi).

Vấn đề thứ ba: Kể cả có lược chăng nữa, người ta vẫn phải có khả năng nhìn ngắm rồi mới chải đầu chứ.

Ấy vậy mà ngắm vuốt đâu phải thế mạnh của kẻ cận thị. Bạn biết đấy, có những người cận nặng đến mức không thể nhìn thấy gì nếu không đeo kính (mà cặp kính áp tròng dùng một lần thì ta đã quẳng vào sọt rác từ hôm qua trước khi đi ngủ rồi, và chẳng có gì để thay thế, thậm chí là cặp kính hơi xiêu vẹo đã bị bỏ lại nhà).

Vấn đề thứ tư: Tắm vòi sen xong thì phải mặc lại đồ lót và quần tất của ngày hôm qua (ọe), vì xung quanh chẳng có gì khác để thay.

Vấn đề thứ năm: Không thể yêu cầu người dấu yêu dại dột (anh thì không quên mang theo quần lót, áo phông và tất để thay) đi mua cho những thứ đồ lót khác. Vì hôm đó là Chủ nhật nên mọi cửa hàng đều đồng loạt đóng cửa.

Vấn đề thứ sáu: Thật may là người dấu yêu đã tương đối hóa sự việc:

– Vùng này rất tuyệt, đi nào, đi nào, chúng ta sẽ tranh thủ dịp này để đi dạo trên quảng trường làng trước khi về nhà.

Vấn đề thứ bảy: ai nói quảng trường làng thì cũng sẽ nói những con phố nhỏ lát gạch, và người dấu yêu sẽ cảm nhận rõ hơn vấn đề di chuyển bằng chân của ta nếu chàng cũng mang một đôi giày cao gót mà thực ra nói cho cùng ta đã xỏ vào chỉ để tỏ ra thật nóng bỏng khêu gợi trước một đĩa khoai tây chiên.

Vấn đề thứ tám:

– Đi nào, đi nào, em sẽ không phá hỏng kỳ nghỉ cuối tuần chỉ có hai chúng ta với nhau này vì vài ba tiểu tiết vô nghĩa đấy chứ. (Nguyên văn lời người dấu yêu.) Vậy là ta sẽ gây tổn thương cho mắt cá chân tới mức suýt bong gân trầm trọng sau khi tập tễnh đi trên những viên gạch lát có từ thời Trung cổ (cái thời vô cùng may mắn khi giày cao gót chưa tồn tại), với trên vai là chiếc áo vest to gấp ba lần cơ thể mình của người dấu yêu (bởi chỉ với chiếc váy liền mỏng manh gợi cảm, ta có thể chết cóng được).

Vấn đề thứ chín: Vờ ra vẻ quan tâm đến mọi thứ ta gặp trên đường để không phá hỏng kỳ nghỉ cuối tuần bất ngờ của người dấu yêu, ngay cả khi ta đang bước đi trong màn sương mờ dày đặc hết sức ấn tượng vì không mang kính áp tròng.

Vấn đề thứ mười: Một khi đã ngồi vào xe thì lại phải giấu kỹ nỗi vui sướng khi được quay về Paris, vì sợ sẽ bị người dấu yêu nhìn nhận như một kẻ bạc bẽo trong suốt phần đời còn lại.

Hai giờ đường hát rống lên cùng Wham với chế độ tua lại từ đầu liên tiếp như thể tôi cố tình cho giọng mình vang xa đến tận miền nam nước Pháp, thế đấy, sự trả thù của tôi.

– Thôi nào, thôi nào, anh yêu. Anh thừa biết là em mê mẩn mấy bài hit của nhóm này mà. Anh sẽ không làm hỏng kỳ nghỉ cuối tuần bất ngờ của em với cái kiểu làu nhàu đó chứ…

Giọng hát của Georges Michael làm tôi dịu đi, thay cho sự im lặng của Henri.

Tại sao đàn ông luôn lảng tránh mọi cuộc trò chuyện mỗi khi xảy ra xung đột, thay vì giải quyết những vấn đề đang khiến ta day dứt?

Cuộc ly hôn đã biến tôi thành một phụ nữ tự do, cho phép tôi trở nên tự chủ và độc lập, nhưng nó cũng khiến tôi dễ bị tổn thương sâu sắc. Và đôi khi, những cơn sợ hãi xâm chiếm tôi, kèm theo đó là niềm khát khao thôi thúc rằng Henri sẽ khiến tôi yên lòng. Hơi giống hai đứa con gái của tôi – nhưng chúng thì vẫn viện được lý do tuổi còn nhỏ -, chúng phải tự thích ứng với cái gia đình tôi sẽ tạo dựng nên cùng một người đàn ông mà tôi thậm chí còn chưa biết phải gọi thế nào.

Bạn trai ư? Không, tôi đâu còn ở tuổi mười bốn. Bạn ư? Dào ôi, “bạn hát bài ca xây dựng” thì có. Bạn tình chăng? Nghe thô quá. Chồng ư? Không tin được vì tay có đeo nhẫn cưới đâu. Chồng chưa cưới ư? Anh sẽ nghĩ rằng tôi đang đợi được anh rước đi mất. Người ấy ư? Lịch sự vừa phải, đối với một phụ nữ đã làm mẹ.

Chính vì thế mà mỗi lần giới thiệu Henri, tôi đều nói: “Đây là Henri, ơ… bạn trai, chồng chưa cưới, ơ… tóm lại thì hai chúng tôi đang sống cùng nhau.” (như thế hơi dài dòng, nhưng ít ra người đối thoại với tôi cũng chọn được từ mà họ cho là phù hợp, vậy là xong.)

Thật không may, năng lực phân tích thái độ nữ giới thường không được biết đến như một ưu điểm ở các quý ông. Các hiệu máy tính, cái đó thì họ rành. Điểm khác biệt giữa một chiếc Citroën và một chiếc Toyota cũng vậy. Nhưng tại sao Cô ấy lại xử sự như thế trước câu nói của anh ấy, câu hỏi này sẽ khiến họ ngây ra không khác nào vừa trúng gió.

Đó là lý do tại sao ta luôn cần có một cô bạn gái chờ sẵn để hiểu ta và công nhận ta có lý. Những cuộc trò chuyện giữa phụ nữ với nhau là hệ thống van xả cho phép các cặp đôi trụ vững, bất chấp việc thiếu cảm thông ghê gớm giữa hai người.

Chúng tôi sắp về tới nhà. Chỉ vài dãy phố nữa thôi. Tôi ngán đến tận cổ bầu không khí im lặng trong xe rồi.

Vậy nên tôi chường ra vẻ mặt khốn khổ, bàn tay áp vào thái dương phải, cằm run run, ánh mắt đăm đắm nhìn vào khoảng không vô định, hơi thở có phần gấp gáp, để chính anh phải là người lên tiếng bắt chuyện trước (vấn đề tự ái ấy mà).

Henri (sau khi thở dài thườn thượt). – Déborah này, nói gì thì nói chúng ta đang gặp phải vấn đề với thói ghen tuông của em, em có biết…

Tôi (“a ha!”). – Em không ghen, em chỉ buồn thôi… Henri. – Buồn ư, vì chuyện gì?

Tôi. – V ì em không phải là kiểu phụ nữ khiến anh say đắm…

Henri (thoáng mỉm cười). – Đừng nói những điều ngốc nghếch ấy nữa. Em là người khiến anh say đắm, người anh yêu. Bất chấp tính cách ngô ngố của em.

Tôi (cần được yên lòng hơn nữa). – Vậy thì tại sao…

Henri (không để tôi nói hết câu). – nghe này. Anh không rõ nữa, nhưng có rất nhiều các nam diễn viên hoặc nam ca sĩ không hề giống anh mà em vẫn thấy họ đẹp trai, đúng không nhỉ?

Tôi (thực sự chú tâm vào câu hỏi). – Thì… ơ. Vâng, đúng là như thế… Em thích những người có vẻ gì đó hơi “bad boy”, anh hiểu không? Kiểu người không biết làm thế nào để thắt cà vạt nếu như không có phụ nữ giúp ấy. Trong số những người như thế, em thấy Robert Downey Jr có ánh mắt quyến rũ nhất thế giới. Anh ta khiến em mết đứ đừ… Mà em công nhận là anh chẳng giống anh ta chút nào…

Henri (hơi căng thẳng ). – Em thấy đấy, và chuyện đó đâu có ngăn cản em yêu anh…

Tôi (hào hứng ). – Còn có cả Brendan Fraser nữa nhé, đẹp trai khủng khiếp. Cả Ray Stevenson nữa, anh chàng quá sức lịch lãm đóng vai Titus Pullo trong phim Rome ấy. Anh chàng ấy hấp dẫn, nhưng theo kiểu… rất khác so với anh, ngoài ra…

Henri (xẵng giọng ). – Được rồi, được rồi, anh hiểu…

Tôi (kích động ). – Em quên khuấy mất Owen Wilson!! Trời aaaaaaạ, O-wen Wil-soooon (rên lên phấn khích)… Nếu mà trẻ lại mười lăm tuổi, em sẽ dán ảnh nuy của anh ta khắp phòng mất! Xét về hình thức thì anh chàng này chính là hình mẫu lý tưởng của em về đàn ông: tóc vàng mắt xanh, cái miệng duyên dáng, chà chà, các cơ bắp đáng…

Henri (bực dọc). – CHÀ, GIỜ THÌ ĐỦ RỒI ĐẤY.

Tôi (ngây thơ). – Henri à, anh phải tự kiềm chế chứ. Nói gì thì nói chúng ta đang gặp phải vấn đề thực sự với thói ghen tuông của anh, anh biết đấy.

Anh liếc nhìn tôi, rồi mỉm cười.

Tôi đưa tay vuốt tóc anh rồi lùa các ngón vào mớ tóc nơi đỉnh đầu, trong khi anh vượt một chiếc xe đang chắn lối chúng tôi bằng cách di chuyển với tốc độ mười ki lô mét trên giờ trong con phố vắng tanh. Khi ngang qua ghế lái chiếc xe kia, tôi còn kịp rủa gã tài xế qua cửa kính xe đóng kín:

– KHÔNG THỂ TIN ĐƯỢC, VỀ MÀ HỌC LÁI XE ĐI CHA NỘI!

Henri ngước mắt nhìn trời và cao giọng tự hỏi làm thế nào mà anh lại vớ phải một cô gái ngố Tàu như tôi cơ chứ. Không thể nén nổi một nụ cười vui sướng, các ngón tay anh đang nhẹ nhàng vuốt ve tay tôi.

Tôi biết, thật bất công đối với nam giới, nhưng sự thực là đây: trong cuộc sống này, làm phụ nữ thì có nhiều thuận lợi hơn. Không cần cạo râu hàng ngày, được ăn tối nhà hàng miễn phí, có thể ngồi vắt chân tùy ý mà không chèn ép phải bộ phận cơ thể nào, lương tri cho phép ta hỏi đường khi chẳng may lạc lối… và trên hết là cái thói gàn dở ở một vài người đàn ông khi thấy mủi lòng trước vẻ ỉu xìu của ta. Có lẽ là do nhớ lại những cuộc đánh trận giả kiểu cao bồi và thổ dân da đỏ vui tươi ngày bé chăng, tôi đoán vậy (trò chơi thuần phục một con ngựa cái khó cưỡi ấy).

Ta không thể giận họ được.

… Ai sẽ phàn nàn chuyện đó kia chứ?

 

 

Cho mang hai tá hồng lên phòng 424, nhớ ghi “Émilie anh yêu em” vào mặt sau hóa đơn.

Groucho MARX.

Suốt quãng đường về, tôi ngồi câm như hến trên xe, hai cánh tay khoanh cứng trước ngực, ánh mắt ngoan cố hướng về một điểm vô hình. Tôi thấy bụng quặn lên như thể bị đau thật vậy.

Henri (vừa lái vừa quay sang liếc tôi). – Cưng ơi, em dỗi đấy à?

Tôi (mặt bướng bỉnh, lông mày chau lại). – …

Henri. – Déborah này, nếu em dỗi anh thì ít nhất cũng phải nói anh biết lý do chứ?

Tôi (nghiêm trang ). – …

Henri (bằng giọng điệu đe dọa cố kìm nén). – Được lắm. Em không muốn nói cho anh biết chứ gì? Nhất trí thôi.

Tôi (quá sợ cái cảnh đến lượt anh cũng dỗi nốt). – Không, em có dỗi đâu.

Henri (giễu cợt). – Thế mà em bắt chước điệu bộ hờn dỗi giống quá. Vậy thì xảy ra chuyện gì nào?

Tôi. – Chẳng chuyện gì cả.

Henri (vờ ngọt ngào). – Thôi nào, nói cho anh biết đi cưng…

Tôi (giọng cay đắng, tay vẫn khoanh chặt). – Em ngán đến tận cổ rồi, vậy thôi.

Henri (vốn sẵn tài ngoại giao nên lại càng ngọt nhạt hơn nữa). – Em ngán đến tận cổ chuyện gì mới được?

Tôi (sắp nổ tung đến nơi). – Em ngán đến tận cổ cảnh anh chẳng coi em ra gì.

Henri (ngạc nhiên một cách thành thực). – Anh ấy hả? nhưng làm gì có chuyện đó, tại sao em lại nói vậy?

Tôi (nước mắt tuôn lã chã). – Thì bởi vì thế đấy!!! (những giọt nước mắt trở thành dòng thác thổn thức.) Cô ả xấu xí đó cả tối không buông anh ra, còn anh, thay vì tống khứ đối tượng khi thấy cô ả khêu gợi mình thì anh lại không, anh chọc cho cô ả cười, mà… mà… mà… (nức nở) chính vì thế nên cô ả đã cho anh số điện thoại, còn anh thì chẳng thấy phiền chút nào khi một phụ nữ cho anh số điện thoại ngay trước mặt em, đúng không, anh chẳng thấy phiền tí nào, lẽ ra anh có thể nói “thôi, cảm ơn, tôi đã tìm được người phụ nữ của đời mình rồi”, nhưng anh có làm thế đâu, mà chẳng có gì nghiêm trọng cả, chỉ tại em thôi (những dòng thác đã trở thành cơn lũ nước mắt), mà sao anh lại yêu em được nhỉ, khi mà em xấu ma chê quỷ hờn thế này, mà… mà… mà… mà lại (nức nở thành tiếng ) xuất hiện cô nàng tóc vàng tuyệt vời nhìn anh không rời mắt kia, nhưng em thì đâu có được như cô ta, em không thể trách anh được, thậm chí em không biết làm sao mà anh vẫn ở lại bên em, hẳn là anh phải nuối tiếc tất cả những người cũ của anh lắm (sịt mũi, rồi lại nức nở tiếp), em chắc chắn như thế đấy, mà nếu như có đủ dũng khí, tin em đi, em sẽ làm lại cuộc đời nơi đầu kia trái đất, ở đó em sẽ gặp một người đàn ông chỉ biết yêu mình em thôi, rồi anh cũng sẽ tiếc nuối khi nghĩ về em (nức nở mùi mẫn), nhưng chuyện đó có hề gì vì em biết thực ra sớm muộn gì anh cũng sẽ bỏ em để theo đuổi một cô nàng có ngoại hình giống Milla Jovovitch, chỉ là vấn đề thời giaaaaaaaaan mà thôi… (nức nở cực đại lần chót, nước mắt nước mũi lênh láng đủ làm ướt sũng tờ khăn giấy Kleenex.)

Henri, vẫn lái xe, nhìn tôi vẻ như muốn nói rằng bộ phim kinh dị gây ấn tượng mạnh với anh hôm qua, suy cho cùng, cũng không đáng sợ bằng sinh vật đang ngồi ngay ghế trước trong xe này.

Henri (sửng sốt). – Khỉ thật, em giải thích xem anh đã làm gì được không?

Tôi (van đã mở hết cỡ, tôi khóc sướt mướt không thể kìm lại được). – như… Như… (sịt mũi)… nhưưưưưư… (nức nở)…

Henri (vẫn sững sờ, thậm chí hơi khiếp hãi). – nghe này. Chúng ta hãy thử dùng lý trí mà suy xét, một lần này thôi. Dù sao thì anh cũng đã là người duy lý rồi, còn em sẽ thử như mọi khi xem sao. Tờ giấy của cô gái đó, anh đã bỏ lại nhà Roxane ngay khi cô ta dúi vào túi áo anh, rồi anh bảo cô ta rằng mọi chuyện sẽ ổn thôi, anh không cần đến nó. Anh nghĩ chính là lúc Roxane đang ghé tai em thì thầm chuyện gì đó, mà em chỉ cần gọi cho bạn của em là được, cô ấy sẽ khẳng định với em chuyện mẩu giấy còn nguyên trên mặt bàn hay không.

Tôi (sụt sà sụt sịt mà không thể nào ngừng khóc). – Nhưng mà… Thế nhưng… mà…

Henri (giọng cương quyết). – Để anh nói hết đã. Anh sẽ không bỏ em để theo đuổi Milla Jovovitch hay bất cứ người phụ nữ nào khác, bởi vì người anh yêu chính là em.

Tôi (tuyệt vọng ). – Anh thử chứng minh xem!

Henri. – Thế nào nhỉ? Phải tới dự những bữa tối phiền phức chỉ để làm vừa lòng EM chăng? Phải rồi, chính thế.

Tôi (kiềm chế cơn thổn thức). – Không đâu! Mà phải thôi cái tật nhìn bất cứ thứ gì động đậy!

Henri (bàng hoàng ). – Anh mà có tật nhìn…?? Không phải chứ, nhưng anh thực sự thấy mình đang sống với một kẻ ghen tuông bệnh hoạn đấy.

Tôi (cũng choáng nặng ). – Em mà ghen ư??? Ghen ở điểm nào cơ chứ? Em xin lỗi vì đã thấy khó ở khi anh ngây ngất trước những cô nàng hoàn hảo, trong khi nói cho đúng ra thì em chẳng hề được hoàn hảo như thế!

Henri (cười cợt). – Đúng như anh đã nói, em đang ghen kìa.

Tôi (cố trấn tĩnh). – Ít ra anh cũng biết cơ chế tâm sinh lý của một người phụ nữ là thế nào chứ? Hay để em giải thích cho anh hiểu…

Henri (giễu cợt). – Phải đấy, dạy cho anh thứ mà anh chưa biết đi. Còn anh, anh sẽ nói em biết cơ chế của phụ nữ là thế nào. Cũng hệt như đàn ông thôi. Nghe cũng logic đấy chứ.

Tôi (không thèm bỏ vào tai những lời anh nói).

– Một gã đàn ông thì để sỉ nhục hắn, chỉ cần nói súng ống của hắn thuộc dạng nhỏ hoặc trên giường hắn chẳng khác nào một liều thuốc ngủ. Trong khi yếu điểm của phụ nữ lại nằm ở khả năng quyến rũ của cô ta: cứ nói rằng anh thấy cô ta không đẹp bằng một phụ nữ khác, nhắc đi nhắc lại rằng cô ta có những khiếm khuyết, chỉ cần bấy nhiêu là đủ vỗ mặt cô ta rồi.

Henri (chưa tin lắm). – Và nếu lời giải thích chính xác phải như thế này: phụ nữ luôn là những kẻ phiền toái suốt đời không thấy thỏa mãn thì sao? Dù thế nào chăng nữa, bất kể người ta làm gì cho họ, bất kể người ta nói gì với họ, cũng không bao giờ là đủ!

Tôi (bực dọc). – Ra thế đấy? Vậy lần cuối anh nói yêu em là khi nào ấy nhỉ?

Henri (mỉm cười hoan hỉ). – Chính xác là cách đây vài giây.

Tôi (không thể bình tĩnh nổi). – Vậy sao? Được rồi, có lẽ thế, em không nhớ nữa nhưng nếu anh đã nói vậy…

Henri. – Chà… Em chỉ nhớ những chuyện khiến em lưu tâm thôi…

Tôi. – À này! Còn lần cuối cùng anh nói rằng em xinh đẹp, hả? Hả?

Henri. – Trong phòng tắm, ngay trước khi lên đường tới nhà bạn em…

Tôi (run rẩy). – Ừm, lúc nào anh cũng tìm cách giành phần thắng…

Một chiếc ô tô lướt qua gần sát sạt, nói gì thì nói chỉ thiếu chút nữa nó đã va vào xe chúng tôi.

Henri (bình thản). – Đợi đã, để anh xem ai lái nào… Dĩ nhiên rồi. Đó là một phụ nữ.

Tôi (mũi gí sát vào cửa kính xe và hét lên khi chúng tôi vượt chiếc xe kia). – ĐI NGU THẾ! KHÔNG THỂ CHÚ Ý MỘT CHÚT SAO?!

Henri (vẫn bình thản). – Em lái xe tệ hơn anh. Thật may là em không có bằng lái.

Tôi (ức chế). – Vầng, mà anh đừng có đổi chủ đề nữa đi, như vậy thì dễ quá.

Im lặng.

Những con phố diễu qua, các vỉa hè chìm trong cảnh tranh tối tranh sáng. Vài khách bộ hành hiếm hoi đang rảo bước trở về nhà. Một vài biển hiệu còn sáng của các tiệm hàng đã đóng cửa thu hút lũ muỗi thay vì những khách quen.

Henri đặt đĩa CD của Wham vào đầu đĩa trên xe. Những nốt nhạc đầu tiên vang lên khiến tôi nguôi ngoai và tức khắc đưa tôi trở lại với ký ức về một kỳ nghỉ cuối tuần tình tứ cách đây đã hai năm, khởi đầu quan hệ giữa hai chúng tôi.

Henri đã bắt cóc tôi vào cuối ngày thứ Bảy, trong khi tôi đang leo lắt ở nhà một mình trong trang phục áo phông và quần pyjama, mải miết đọc một tập truyện tranh của gotlib.

Anh đã gọi một cú điện thoại bí hiểm để báo trước cho tôi: “Em hãy làm sao để thật xinh đẹp và gợi cảm nhé! Một tiếng nữa anh sẽ qua đón!” gợi cảm để đi ăn tối ở nhà hàng ấy à? Ý tưởng mới kỳ cục làm sao! Nhưng thôi được, để làm vừa lòng anh, tôi đã chọn một chiếc váy liền yêu kiều cùng đôi giày cao gót, để dạo bước khoảng ba mét từ xe tới nhà hàng. Và cũng vừa để khiến anh ảo tưởng đôi chút khi nghĩ rằng chân tôi dài miên man, dù hơi nghiêng sang bên cạnh đôi chút, vừa phô ra cái bĩu môi hờn dỗi và gợi tình.

Tôi không biết phải làm gì thêm nữa để có vẻ ngoài sexy trước một đĩa khoai tây chiên. Có lẽ là ngoại trừ việc vừa chậm rãi nhấm nháp một miếng khoai vừa liếm các ngón tay (quá đẳng cấp), hoặc giả vớt từ ly nước khoáng Evian ra một viên đá nhỏ rồi lả lơi lăn nó quanh viền môi, nhưng nếu làm vậy lớp phấn nền trên mặt tôi có nguy cơ trôi mất.

Kệ thôi, dù gì tôi cũng sẽ ứng biến ngon lành. Henri qua đón tôi. Anh khen trang phục tôi chọn, giễu cợt màu phấn mắt xám đá lộ liễu của tôi, gọi nó là “mắt gấu mèo” (vì câu nói này mà anh đã nhận được cái bĩu môi hờn dỗi sớm hơn dự kiến), rồi chúng tôi lên xe.

Trong khi radio trên xe phát bản nhạc Wake me up, before you go-go, tôi nhận ra nhà hàng dẫu sao cũng hơi xa, nhưng chỉ đến bản Last Christmas thì tôi mới nhận ra chúng tôi đã rời Paris. Sau đó, tôi không còn chú ý đến những tấm biển chỉ đường nữa vì quá bận rộn với việc hát theo đến váng óc bản Careless Whisper.

Henri đưa tôi tới Honfleur, một thành phố nhỏ tuyệt đẹp tọa lạc bên bờ biển vùng normandie.

Cuộc chạy trốn lãng mạn này lẽ ra đã rất tình tứ, nếu như quan niệm của người đàn ông tạo ra nó và quan niệm của tôi có thể trùng khớp nhau.

Dĩ nhiên, Henri tin chắc rằng hai cô con gái của tôi đang nghỉ cuối tuần vui vẻ ở nhà bố chúng. Anh đã đổ đầy bình xăng, đã kiểm tra lại lốp, đã đặt phòng trong một khách sạn xinh xắn, đã nhắm trước một nhà hàng sang trọng gần đó, và cũng không quên gài một cành hồng tuyệt đẹp dưới ghế nơi tôi sẽ ngồi, dấu hiệu của sự tinh tế tột độ.

Trừ có điều.

Kỳ nghỉ cuối tuần đó, hoàn toàn thích đáng nếu gọi là “bất ngờ”, có thể nói đã đẩy tôi vào tình trạng thiếu thốn về mặt trang thiết bị CÁ NHÂN.

Nói cách khác, vì đinh ninh chúng tôi chỉ đi ăn tối xa lắm là cách chỗ tôi ở hai quận, tôi đã lên đường phiêu lưu mà chỉ mang theo một chiếc xắc tay.

Bên trong có: một chiếc ví chứa khoảng chục bức ảnh lũ nhóc con tôi ở mọi lứa tuổi, một chứng minh thư quá hạn, một thẻ tín dụng cùng bốn triệu hóa đơn thanh toán bằng thẻ kẹt cứng trong túi nhựa, điện thoại di động, chùm chìa khóa, vài ba gói giấy Kleenex dùng dở, vỉ thuốc, vài miếng băng dán vết thương (luôn phải mang theo bên mình để phòng khi), năm chiếc cặp tóc, tám cái chun, một sổ séc đã dùng gần hết, một ví tiền đựng mười hai euro và bảy mươi bảy xu, một băng vệ sinh có túi đựng riêng (cái này cũng thế, luôn phải mang theo bên mình để phòng khi), một bản đồ Paris cỡ nhỏ, một tuýp son bóng, một gương nhỏ, ba bốn cái bút, một thẻ khách hàng thân thiết cho phép tôi nâng mức giảm giá sau mỗi đợt tích đủ mười ô và một tờ quảng cáo Domino’s Pizza.

Bữa tối với Henri ngon tuyệt. Buổi tối ngọt ngào.

Và buổi đêm huyền diệu.

Nhưng đến lúc sáng sớm thì các vấn đề mới bắt đầu lũ lượt xuất hiện.

Vấn đề thứ nhất: Làm thế nào để rửa sạch lớp phấn mắt màu đen siêu tinh vi khi không có sữa tẩy trang, chẳng lẽ đành thức dậy với bộ mặt gấu trúc bị điện giật?

Vấn đề thứ hai: Bộ mặt đó lại còn có bộ tóc xù lên, vì chẳng mang theo lược (cũng không mang theo bàn chải đánh răng luôn. Xin chào hơi thở có mùi).

Vấn đề thứ ba: Kể cả có lược chăng nữa, người ta vẫn phải có khả năng nhìn ngắm rồi mới chải đầu chứ.

Ấy vậy mà ngắm vuốt đâu phải thế mạnh của kẻ cận thị. Bạn biết đấy, có những người cận nặng đến mức không thể nhìn thấy gì nếu không đeo kính (mà cặp kính áp tròng dùng một lần thì ta đã quẳng vào sọt rác từ hôm qua trước khi đi ngủ rồi, và chẳng có gì để thay thế, thậm chí là cặp kính hơi xiêu vẹo đã bị bỏ lại nhà).

Vấn đề thứ tư: Tắm vòi sen xong thì phải mặc lại đồ lót và quần tất của ngày hôm qua (ọe), vì xung quanh chẳng có gì khác để thay.

Vấn đề thứ năm: Không thể yêu cầu người dấu yêu dại dột (anh thì không quên mang theo quần lót, áo phông và tất để thay) đi mua cho những thứ đồ lót khác. Vì hôm đó là Chủ nhật nên mọi cửa hàng đều đồng loạt đóng cửa.

Vấn đề thứ sáu: Thật may là người dấu yêu đã tương đối hóa sự việc:

– Vùng này rất tuyệt, đi nào, đi nào, chúng ta sẽ tranh thủ dịp này để đi dạo trên quảng trường làng trước khi về nhà.

Vấn đề thứ bảy: ai nói quảng trường làng thì cũng sẽ nói những con phố nhỏ lát gạch, và người dấu yêu sẽ cảm nhận rõ hơn vấn đề di chuyển bằng chân của ta nếu chàng cũng mang một đôi giày cao gót mà thực ra nói cho cùng ta đã xỏ vào chỉ để tỏ ra thật nóng bỏng khêu gợi trước một đĩa khoai tây chiên.

Vấn đề thứ tám:

– Đi nào, đi nào, em sẽ không phá hỏng kỳ nghỉ cuối tuần chỉ có hai chúng ta với nhau này vì vài ba tiểu tiết vô nghĩa đấy chứ. (Nguyên văn lời người dấu yêu.) Vậy là ta sẽ gây tổn thương cho mắt cá chân tới mức suýt bong gân trầm trọng sau khi tập tễnh đi trên những viên gạch lát có từ thời Trung cổ (cái thời vô cùng may mắn khi giày cao gót chưa tồn tại), với trên vai là chiếc áo vest to gấp ba lần cơ thể mình của người dấu yêu (bởi chỉ với chiếc váy liền mỏng manh gợi cảm, ta có thể chết cóng được).

Vấn đề thứ chín: Vờ ra vẻ quan tâm đến mọi thứ ta gặp trên đường để không phá hỏng kỳ nghỉ cuối tuần bất ngờ của người dấu yêu, ngay cả khi ta đang bước đi trong màn sương mờ dày đặc hết sức ấn tượng vì không mang kính áp tròng.

Vấn đề thứ mười: Một khi đã ngồi vào xe thì lại phải giấu kỹ nỗi vui sướng khi được quay về Paris, vì sợ sẽ bị người dấu yêu nhìn nhận như một kẻ bạc bẽo trong suốt phần đời còn lại.

Hai giờ đường hát rống lên cùng Wham với chế độ tua lại từ đầu liên tiếp như thể tôi cố tình cho giọng mình vang xa đến tận miền nam nước Pháp, thế đấy, sự trả thù của tôi.

– Thôi nào, thôi nào, anh yêu. Anh thừa biết là em mê mẩn mấy bài hit của nhóm này mà. Anh sẽ không làm hỏng kỳ nghỉ cuối tuần bất ngờ của em với cái kiểu làu nhàu đó chứ…

Giọng hát của Georges Michael làm tôi dịu đi, thay cho sự im lặng của Henri.

Tại sao đàn ông luôn lảng tránh mọi cuộc trò chuyện mỗi khi xảy ra xung đột, thay vì giải quyết những vấn đề đang khiến ta day dứt?

Cuộc ly hôn đã biến tôi thành một phụ nữ tự do, cho phép tôi trở nên tự chủ và độc lập, nhưng nó cũng khiến tôi dễ bị tổn thương sâu sắc. Và đôi khi, những cơn sợ hãi xâm chiếm tôi, kèm theo đó là niềm khát khao thôi thúc rằng Henri sẽ khiến tôi yên lòng. Hơi giống hai đứa con gái của tôi – nhưng chúng thì vẫn viện được lý do tuổi còn nhỏ -, chúng phải tự thích ứng với cái gia đình tôi sẽ tạo dựng nên cùng một người đàn ông mà tôi thậm chí còn chưa biết phải gọi thế nào.

Bạn trai ư? Không, tôi đâu còn ở tuổi mười bốn. Bạn ư? Dào ôi, “bạn hát bài ca xây dựng” thì có. Bạn tình chăng? Nghe thô quá. Chồng ư? Không tin được vì tay có đeo nhẫn cưới đâu. Chồng chưa cưới ư? Anh sẽ nghĩ rằng tôi đang đợi được anh rước đi mất. Người ấy ư? Lịch sự vừa phải, đối với một phụ nữ đã làm mẹ.

Chính vì thế mà mỗi lần giới thiệu Henri, tôi đều nói: “Đây là Henri, ơ… bạn trai, chồng chưa cưới, ơ… tóm lại thì hai chúng tôi đang sống cùng nhau.” (như thế hơi dài dòng, nhưng ít ra người đối thoại với tôi cũng chọn được từ mà họ cho là phù hợp, vậy là xong.)

Thật không may, năng lực phân tích thái độ nữ giới thường không được biết đến như một ưu điểm ở các quý ông. Các hiệu máy tính, cái đó thì họ rành. Điểm khác biệt giữa một chiếc Citroën và một chiếc Toyota cũng vậy. Nhưng tại sao Cô ấy lại xử sự như thế trước câu nói của anh ấy, câu hỏi này sẽ khiến họ ngây ra không khác nào vừa trúng gió.

Đó là lý do tại sao ta luôn cần có một cô bạn gái chờ sẵn để hiểu ta và công nhận ta có lý. Những cuộc trò chuyện giữa phụ nữ với nhau là hệ thống van xả cho phép các cặp đôi trụ vững, bất chấp việc thiếu cảm thông ghê gớm giữa hai người.

Chúng tôi sắp về tới nhà. Chỉ vài dãy phố nữa thôi. Tôi ngán đến tận cổ bầu không khí im lặng trong xe rồi.

Vậy nên tôi chường ra vẻ mặt khốn khổ, bàn tay áp vào thái dương phải, cằm run run, ánh mắt đăm đắm nhìn vào khoảng không vô định, hơi thở có phần gấp gáp, để chính anh phải là người lên tiếng bắt chuyện trước (vấn đề tự ái ấy mà).

Henri (sau khi thở dài thườn thượt). – Déborah này, nói gì thì nói chúng ta đang gặp phải vấn đề với thói ghen tuông của em, em có biết…

Tôi (“a ha!”). – Em không ghen, em chỉ buồn thôi… Henri. – Buồn ư, vì chuyện gì?

Tôi. – V ì em không phải là kiểu phụ nữ khiến anh say đắm…

Henri (thoáng mỉm cười). – Đừng nói những điều ngốc nghếch ấy nữa. Em là người khiến anh say đắm, người anh yêu. Bất chấp tính cách ngô ngố của em.

Tôi (cần được yên lòng hơn nữa). – Vậy thì tại sao…

Henri (không để tôi nói hết câu). – nghe này. Anh không rõ nữa, nhưng có rất nhiều các nam diễn viên hoặc nam ca sĩ không hề giống anh mà em vẫn thấy họ đẹp trai, đúng không nhỉ?

Tôi (thực sự chú tâm vào câu hỏi). – Thì… ơ. Vâng, đúng là như thế… Em thích những người có vẻ gì đó hơi “bad boy”, anh hiểu không? Kiểu người không biết làm thế nào để thắt cà vạt nếu như không có phụ nữ giúp ấy. Trong số những người như thế, em thấy Robert Downey Jr có ánh mắt quyến rũ nhất thế giới. Anh ta khiến em mết đứ đừ… Mà em công nhận là anh chẳng giống anh ta chút nào…

Henri (hơi căng thẳng ). – Em thấy đấy, và chuyện đó đâu có ngăn cản em yêu anh…

Tôi (hào hứng ). – Còn có cả Brendan Fraser nữa nhé, đẹp trai khủng khiếp. Cả Ray Stevenson nữa, anh chàng quá sức lịch lãm đóng vai Titus Pullo trong phim Rome ấy. Anh chàng ấy hấp dẫn, nhưng theo kiểu… rất khác so với anh, ngoài ra…

Henri (xẵng giọng ). – Được rồi, được rồi, anh hiểu…

Tôi (kích động ). – Em quên khuấy mất Owen Wilson!! Trời aaaaaaạ, O-wen Wil-soooon (rên lên phấn khích)… Nếu mà trẻ lại mười lăm tuổi, em sẽ dán ảnh nuy của anh ta khắp phòng mất! Xét về hình thức thì anh chàng này chính là hình mẫu lý tưởng của em về đàn ông: tóc vàng mắt xanh, cái miệng duyên dáng, chà chà, các cơ bắp đáng…

Henri (bực dọc). – CHÀ, GIỜ THÌ ĐỦ RỒI ĐẤY.

Tôi (ngây thơ). – Henri à, anh phải tự kiềm chế chứ. Nói gì thì nói chúng ta đang gặp phải vấn đề thực sự với thói ghen tuông của anh, anh biết đấy.

Anh liếc nhìn tôi, rồi mỉm cười.

Tôi đưa tay vuốt tóc anh rồi lùa các ngón vào mớ tóc nơi đỉnh đầu, trong khi anh vượt một chiếc xe đang chắn lối chúng tôi bằng cách di chuyển với tốc độ mười ki lô mét trên giờ trong con phố vắng tanh. Khi ngang qua ghế lái chiếc xe kia, tôi còn kịp rủa gã tài xế qua cửa kính xe đóng kín:

– KHÔNG THỂ TIN ĐƯỢC, VỀ MÀ HỌC LÁI XE ĐI CHA NỘI!

Henri ngước mắt nhìn trời và cao giọng tự hỏi làm thế nào mà anh lại vớ phải một cô gái ngố Tàu như tôi cơ chứ. Không thể nén nổi một nụ cười vui sướng, các ngón tay anh đang nhẹ nhàng vuốt ve tay tôi.

Tôi biết, thật bất công đối với nam giới, nhưng sự thực là đây: trong cuộc sống này, làm phụ nữ thì có nhiều thuận lợi hơn. Không cần cạo râu hàng ngày, được ăn tối nhà hàng miễn phí, có thể ngồi vắt chân tùy ý mà không chèn ép phải bộ phận cơ thể nào, lương tri cho phép ta hỏi đường khi chẳng may lạc lối… và trên hết là cái thói gàn dở ở một vài người đàn ông khi thấy mủi lòng trước vẻ ỉu xìu của ta. Có lẽ là do nhớ lại những cuộc đánh trận giả kiểu cao bồi và thổ dân da đỏ vui tươi ngày bé chăng, tôi đoán vậy (trò chơi thuần phục một con ngựa cái khó cưỡi ấy).

Ta không thể giận họ được.

… Ai sẽ phàn nàn chuyện đó kia chứ?

 

 

Cho mang hai tá hồng lên phòng 424, nhớ ghi “Émilie anh yêu em” vào mặt sau hóa đơn.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN