Cô Gái Đồ Long - Chương 19: TRỞ VỀ TRUNG THỔ
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
158


Cô Gái Đồ Long


Chương 19: TRỞ VỀ TRUNG THỔ



Không Kiến nói tiếp:

– Tốt lắm! Tốt lắm! Nhưng võ công của cư sĩ còn kém Thành Khôn nhiều trừ phi..

nói tới đây, giọng của y càng thấp nhỏ dần, đền nỗi ta kề tai sát miệng y mới nghe y nói:

– Trừ phi.. cư sĩ kiếm được thanh đao Ðồ Long, tìm được sự bí mật trong đao nói tới câu đó, y tắt thở .

Chờ Tạ Tốn kể hết chuyện, Thuý Sơn mới rõ tại sao Tạ Tốn cứ muốn tìm tòi cho ra sự bí mật trong thanh đao Ðồ Long và tại sao bình thường Tạ Tốn là người rất nho nhã lễ phép mà lúc phát khùng lại có hành vi như cầm thú tại sao y có võ công tuyệt đến thế mà suốt ngày rầu rĩ.

Ba người kết nghĩa với nhau đã là mười năm, chuyện gì cũng kể cho nhau nghe hết, riêng có chuyện thân thế Tạ Tốn, mãi đến hôm nay y mới nói ra.

Tạ Tốn lại tiếp:

– Sau đó ta hay tin thanh đao Ðồ Long lọt về Vương Bàn Sơn đảo bèn vọi vàng tới đó cướp đoạt như chú thím đã biết rõ. Trước khi được con đao đó thì ta muốn kiếm cho được Thành Khôn. Nhưng sau khi cướp được rồi, ta lại sợ y kiếm gặp ta, vì thế ta mới đo kiếm một chỗ hẻo lánh để tìm cho ra sự bí mật của con đao này.

Vì sợ chú thím tiết lộ hành tung của ta, ta mới đem chú thím theo tới đây. Không ngờ thoáng cái đã được mười năm. Tạ Tốn ơi là Tạ Tốn, trong bấy nhiêu lần ngươi không làm xong việc gì cả.

Thuý Sơn lại hỏi:

– Như vậy, lúc Không Kiến đại sư sắp chết, vẫn chưa nói hết lời phải không? Theo lời đại sư thì phải tìm ra sự bí mật của thanh đao Ðồ Long, ông ta nói vậy là có ý nghĩa gì khác chăng?

Tạ Tốn đáp:

– Trong mười năm qua, bất cứ việc gì ngu huynh cũng đều nghĩ tới cả, nhưng không có việc gì phù hợp với lời nói của Không Kiến. Trong đao này thế nào cũng có một sự bí mật gì rất lớn, nhưng ngu huynh nghĩ mãi vẫn không tìm ra được. Vô Kỵ, con thông minh hơn ta nhiều, sau này thế nào con cũng tìm ra được sự bí mật đó.

Vô Kỵ bỗng hỏi:

– Thưa nghĩa phụ, Thành Khôn được bao nhiêu tuổi rồi?

Tạ Tốn biến sắc mặt đáp:

– Con hỏi vậy hợp lý lắm, kể ra năm nay y đã sáu mươi lăm tuổi rồi, như vậy mối oán cừu của ta không có hy vọng báo được.

Vợ chồng Thuý Sơn với Tố Tố đều biết rõ dù sau này Vô Kỵ cố tìm ra được sự bí mật của thanh đao Ðồ Long, luyện thành võ công cao siêu và trở về Trung thổ thì Thành Khôn đâu còn sống được tới lúc ấy?

Bốn người chuyện trò đến lúc trời sắp sáng, Tạ Tốn lại nói:

– Vô Kỵ, con đừng ngủ, để nghĩa phụ dạy thêm võ công cho con.

Vợ chồng Thuý Sơn đưa mắt nhìn nhau, biết không sao ngăn cản được liền dắt tay nhau trở về động.

Từ đêm hôm đó trở đi, Tạ Tốn không hề nhắc đến chuyện thù oán nữa. Y cứ gắng luyện tập cho Vô Kỵ và càng ngày càng nghiêm khắc.

Lúc ấy, Vô Kỵ mới lên chín, tuy là người tài giỏi thông minh, nhưng trong1 thời gian ngắn ngủi, bắt nó lĩnh hội hết những võ công hiếm có của Tạ Tốn thì làm sao thành công được. Nhưng Tạ Tốn không đếm xỉa tới vấn đề đó, hễ thấy Vô Kỵ học sai là y vừa đánh vừa chửi chớ không chiều chuộng như trước.

Tố Tố thấy con mình bị đánh đập như vậy, trong lòng rất thương xót, bèn nói với Tạ Tốn:

– Ðại ca thần công cái thế như vậy mà bắt Vô Kỵ trong năm ba năm luyện cho thành công những võ công của đại ca thì nó tài nào làm được? Chúng ta ở trên hoang đảo này còn rất nhiều thơì giờ, đại ca thủng thẳng dạy nó cũng được.

Tạ Tốn liền đáp:

– Ngu huynh có dạy nó luyện tập đâu. Ngu huynh chỉ bắt nó học thuộc lòng đó thôi.

Tố Tố ngạc nhiên hỏi tiếp:

– Thế ra đại ca không dạy Vô Kỵ luyện võ công ?

– Hừ, bắt nó luyện võ từng miếng một, có lẽ luyện tới khi nó đầu tóc bạc phơ cũng không học hết võ công của ngu huynh. Cho nên ngu huynh chỉ bảo nó nhớ trong đầu óc là đủ.

Tố Tố không hiểu ý nghĩa lời nói của Tạ Tốn, nhưng biết y hành sự việc gì cũng hơn người, nên làm thinh không dám can thiệp vào nữa, nhưng hàng ngày nàng vẫn thấy Vô Kỵ mang nhiều thương tích, chỉ biết ôm lấy nó mà khóc thôi. Không ngờ Vô Kỵ lại hiểu hơn mẹ, khuyên mẹ:

– Nghĩa phụ muốn cho con giỏi hơn nên đánh con đau như vậy là muốn con nhớ kỹ đó thôi .

Nửa năm sau, Tạ Tốn bỗng nói với vợ chồng Thuý Sơn:

– Ngũ đệ và Tố muội, chỉ còn bốn tháng nữa là có gió và nước thuỷ triều quay về phía Nam, chúng ta hãy bắt tay vào việc kết bè đi.

Thuý Sơn nghe nói mừng rỡ vô cùng liền hỏi:

– Ðại ca bảo làm bè gỗ để trở về Trung thổ phải không?

Tạ Tốn lạnh lùng đáp:

– Vấn đề này còn phải xem lão tặc thiên có chiều lòng ta hay không. Cổ nhân có câu: Mưu sự tại nhân thành bại tại thiên là thế. Nếu thành công thì trở về được Trung thổ, bằng không thì chết chìm giữa bể.

Theo ý của Tố Tố, sống trên hoang đảo này không khác gì thần tiên. Nàng thấy đời sống ở đây dễ chịu lắm, nên nàng không muốn trở về Trung thổ làm gì. Nhưng nàng nghĩ đến sau này Vô Kỵ lớn lên, còn phải lấy vợ đẻ con, nên cứ để nó sốn già và chết cô đơn trên hoang đảo, chẳng đáng tiếc lắm . Cũng vị điều đó, nàng mới vui vẻ ra tay kết bè với mọi người.

Tạ Tốn và Thuý Sơn suốt ngày vào trong rừng chặt cây lấy gỗ còn Tố Tố thì lấy gân cây để dệt thành buồm, kết thành thừng.

Vô Kỵ chạy tới chạy lui truyền tin hay đỡ đần cho ba người.

Cả con hoả hầu cũng ra tay giúp sức.

Chỉ vì không có đao búa, Tạ Tốn và vợ chồng Thuý Sơn hao tốn rất nhiều sức lực. Trong khi làm bè, Tạ Tốn cứ bắt Vô Kỵ đứng cạnh bên hỏi han về võ công để xem thằng bé có nhớ không.

Tố Tố và Vô Kỵ người hỏi kẻ trả lời đều dùng những khẩu quyết đặc biệt, vợ chồng Thuý Sơn không hiểu gì hết.

Cái bè phải làm hơn hai tháng mới xong, dựng một cột buồm lớn và một cột nhỏ, tốn thêm nửa tháng nữa. Tiếp theo đó, mọi người lại đi săn, ướp thịt muối để làm lương khô lấy da thú làm thành túi đựng nước. Ba người ở bên cạnh bờ biển lập một cái nhà lá để che tạm chiếc xuồng chỉ chờ trời có gió là thả bè xuống liền.

Lúc ấy Tạ Tốn với Vô Kỵ ngày đêm gần gũi nhau, lúc đi ngủ Tạ Tốn cũng bắt Vô Kỵ cùng ngủ chung.

Vợ chồng Thuý Sơn thấy Tạ Tốn quí con mình như vậy và dạy bảo một cách nghiêm đành nhìn nhau mà gượng

cười.

Vào một đêm Thuý Sơn đang ngủ bỗng nghe có tiếng gió khác lạ, liền ngồi dậy lắng nghe.

Chàng nhìn thấy luồng gió đó quả thật từ hướng Bắc thổi tới, liền gọi Tố Tố dậy và nói:

– Tố Tố em thử nghe xem,

Tố Tố còn đang mơ màng, chưa kịp trả lời đã nghe Tạ Tốn ở ngoài động gọi vào:

– Gió đã đỏi chiều. Lão tặc thiên đang thổi gió Bắc tới đây.

Sáng sơm hôm sau, hai vợ chồng Thuý Sơn vừa mừng vừa thu dọn đồ đạc nhưng cả hai đều nghĩ lại thời gian ở trên Băng Hoả Ðảo đã ngót mười năm trời, nen cả hai ai cũng lưu luyến. Khi dọn hết đồ đạc lên chiếc bè gỗ xuống bể, Vô Kỵ ôm con ngọc diện hoả hầu hắn nhảy lên trên bè trước tiên.

Tiếp theo là Tố Tố, còn Thuý Sơn dắt tay Tạ Tốn nói:

– Ðại ca, cái bè này đây chừng bảy thước, chúng ta cùng nhảy lên đi.

Tạ Tốn bỗng đáp:

– Ngũ đệ chúng ta vĩnh biệt từ đây, mong gia đình ngũ đệ bình an về Trung thổ.

Thuý Sơn nghe nói vậy giật mình kinh hãi, ngực như bị đánh một quyền rất mạnh., áp úng hỏi:

– Ðại ca… đại ca!

Tạ Tốn bèn lên tiếng an ủi:

– Ngu huynh cũng biết ngũ đệ là người rất nhân hậu, sau này phúc hoạ khôn lường, nhưng không ai có thể đoán biết hết những chuện trong tương lai, quí hồ ngũ đệ hãy cẩn thận thì hơn. Vô Kỵ đã học được hết võ công của ngu huynh, hơn nữa nó thông minh như vậy, sau này thế nào cũng thành công hơn chúng ta nhiều. Còn Tố muội muội là phái yếu nhưng không bao giờ nàng chịu kém ai đâu. ngu huynh lo ngại nhất là ngũ đệ.

Thuý Sơn đáp:

– Ðại ca nói gì thế, đại ca không theo cùng đi với chúng tôi sao?

Tạ Tốn nhanh nhảu trả lời:

– Mấy năm trước đây, ngu huynh há chẳng nói cho hiền đệ rồi rồi sao? Chẳng lẽ ngũ đệ đã quên?

Mấy lời đó tựa như tiếng sấm vang dội bên tai Thuý Sơn, khiến chàng nhớ ra, năm xưa Tạ Tốn có nói, là y sẽ một mình ở lại trên đảo. Chàng tưởng Tạ Tốn nói đùa, ngay như lúc kết bè Tạ Tốn cũng không hề lộ ra là mình có ý định ở lại ở trên đảo này. Ngờ đâu lúc lên đường, y mới cho hay. Thuý Sơn vội nói:

– Ðại ca, một mình đại ca ở lại đảo tịch mịch và thê lương này chịu sao nổi? Mau nhảy lên trên bè với em đi.

Nói xong chàng cố hết sức kéo Tạ Tốn, nhưng Tạ Tốn đứng yên như một cổ thụ, Thuý Sơn không sao lay chuyển nổi một bước.

Thuý Sơn bèn khẽ la lớn:

-Tố muội và Vô Kỵ, mau trở lên đây, đại ca bảo không đi cùng chúng ta đó.

Tố Tố và Vô Kỵ nghe nói cũng giật mình kinh hãi vội nhảy lên bờ biển.

Vô Kỵ hỏi:

– Tại sao nghĩa phụ không đi. Nếu nghĩa phụ không đi con cũng không đi đâu cả.

Sự thật là Tạ Tốn cũng không thể chia tay với ba người, y cũng biết phen này ba người đi rồi là không bao giờ gặp lại được thì một mình y ở trên hoang đảo này sống cô độc cũng bằng chết. Nhưng y suy nghĩ lâu rồi, nếu y đi cùng gia đình Thuý Sơn về Trung thổ thì kẻ thù của y hay biết sẽ đến quấu nhiễu và sẽ gây rất nhiều tai hoạ cho gia đình Thuý Sơn.

Tuy y là người rất ích kỷ nhưng lại có rất nhiều tình cảm. Từ khi kết nghĩa với Thuý Sơn và Tố Tố y thương hai người còn hơn là bản thân của . Còn đối với Vô Kỵ thì y quí hơn con đẻ. Y tự biết đã gây nên rất nhiều mối thù trên giang hồ, bất cứ là danh môn chính phái hay lục lâm hắc đạo có rất nhiều người đang muốn kiếm y giết cho hả dạ. Nếu xưa kia y chưa bị mù thì y không sợ gì hết, tự tin có thể đối địch được với những kẻ thù đó. Y cũng biết nếu lúc y bị kẻ địch vây đánh, vợ chồng Thuý Sơn tất không thể khoanh tay đứng yên được, mà một khi sự chiến đấu đã bùng nổi thì thế nào bốn người cũng bị hoạ lây và chết hết. Y đã suy tính mãi nhưng không dám cho vợ chồng Thuý Sơn hay, chờ đến khi chia tay y mới nói ra.

Tạ Tốn thấy Vô Kỵ thổ lộ mấy câu chân thành, lòng cũng cảm động vô cùng, bèn ẵm Vô Kỵ lên và khẽ hỏi:

– Vô kỵ, đứa con ngoan của ta, con hãy nghe nghĩa phụ nói, nghĩa phụ đã lớn tuổi, mắt lại mù ở đây cảm thấy dễ chịu hơn. Chớ nghĩa phụ về Trung nguyên, đi đâu cũng không được quen như ở đây thì chẳng sung sướng gì.

Vô Kỵ đỡ lời:

– Thưa nghĩa phụ, khi về tới Trung nguyên, con sẽ hầu hạ nghĩa phụ suốt ngay ở bên cạnh nghĩa phụ. Nghĩa phụ ăn uống gì con xin dâng tới liền, như vậy không sung sướng sao?

– Không, ta nhận thấy ở đây sung sướng hơn.

– Con cũng nhận thấy ở đây sung sướng

Nói tới đó, Vô Kỵ quay lại nói với vợ chồng Thuý Sơn:

– Thưa cha mẹ, chi bằng chúng ta cùng ở lại.

Tố Tố đáp:

– Ðại ca có điều chi lo ngại, xin cứ nói, chúng ta cùng tính toán. Nếu một mình đại ca ở lại đây, thì chúng tôi bất cứ người nào cũng không tán thành.

Tạ Tốn

– Ba người đối với ta tình nghĩa thâm trọng như vậy, thì khi nào họ can đảm bỏ ta mà đi!

Chỉ sợ nói tới mồm mép khô hết cũng không sao khuyen nổi họ, ta phải nghĩ cách khác thì họ mới rời khỏi đây.

Thuý Sơn bỗng nói:

– Phải chăng đại ca sợ kẻ thù quá nhiều liên luỵ đến chúng tôi phải không? Bốn chúng ta trở về Trung nguyên kiếm một nơi thật hoang vu và ít người tới để ẩn cư, không giao dịch với người ngoài. Như vậy có phải là yên ổn không ? Hay tốt nhất là lên ở trên núi Võ Ðang vậy? Ai cũng không ngờ Kim mao sư vương lên ẩn núi Võ Ðang.

Tạ Tốn nghe Thuý Sơn nói như vậy, vẻ mặt đầy kiêu ngạo đáp:

– Hừ đại ca của ngũ đệ tuy không ra gì nhưng không phải nhờ đến và dưới trướng của Trương chân nhân.

Thuý Sơn hối hận vì lỡ lời, bèn chữa lại:

– Võ công của đại ca không kém sư phụ của đệ? Vậy thì chúng ta trở về Hồi Cương Tây Tạng, hay ra ngoài sa mạc đâu đâu chẳng có nơi để cho chúng ta ở một cách tự nhiên.

Tạ Tốn tiếp lời:

– Trên thế gian này không có nơi nào hoang vu như hòn đảo này. Chẳng hay các người có đi hay không?

Thuý Sơn đáp:

– Ðại ca không đi chúng tôi cũng ở lại hết.

Tố Tố và Vô Kỵ cũng đều đông thanh:

– Chúng tôi đều ở lại đây cả.

Tạ Tốn thở dài một tiếng rồi nói:

– Thôi được, như vậy tất cả đều ở lại chờ ta chết đã rồi các người hãy đi cũng không muộn.

Thuý Sơn vội đỡ lời:

– Ðại ca nói rất phải. Chúng tôi ở trên đảo này đã được mười năm, dù chúng tôi có ở lại thêm năm mười năm nữa cũng không sao hà tất phải vội vàng.

Tạ Tốn bỗng quát lớn:

– Sau khi ta chết rồi, các người không có còn lý do lưu luyến nơi đây chớ?

Vợ chồng Thuý Sơn và Vô Kỵ đều ngạc nhiên, chỉ thấy Tạ Tốn rút thanh bảo đao Ðồ long ra kêu soẹt một tiếng rồi đưa đao vào cổ định cứa.

Thuý Sơn kinh hãi la lên:

– Chớ có chém phải Vô Kỵ.

Chàng tự biết võ công của mình không thể nào ngăn cản nổi Tạ Tốn nên chàng mới vội kêu đừng chém phải Vô Kỵ. Quả nhiên Tạ Tốn ngẩn người thâu ngay đao lại quát hỏi:

– Cái gì thế.

Thấy y đã cương quyết như vậy, Thuý Sơn biết có khuyên cũng vô ích nên chàng nức nở khóc và nói:

– Ðại ca đã quyết như vậy, tiểu đệ đành phải chấp nhận vậy.

Nói xong, chàng quì xuống lạy mấy lạy.

Trái lại Vô Kỵ lớn tiếng nói:

– Nghĩa phụ không đi con cũng không đi. Nghĩa phụ tự tử con cũng tự tử theo. Ðại trượng phu đã nói được là làm được. Nghĩa phụ kề dao vào cổ con cũng kề dao vào cổ theo.

Mấy lời của Vô Kỵ khiến Tạ Tốn không biết xử lý ra sao, liền nghĩ:

– Tuy tuổi của Vô Kỵ còn nhỏ, nhưng thằng nhỏ này ăn nói rất mực thước. Ta lấy cái chết ra uy hiếp, không ngờ nó cũng bắt chước ta uy hiếp lại ta.

Y vừa nghĩ vừa lớn tiếng nói:

– Tiểu quỉ không được ăn nói như vậy!

Ðoạn y túm cổ Vô Kỵ lên và tung mạnh thằng nhỏ xuống dưới bè, tiếp theo y lại nhanh tay tung cả Thuý Sơn và Tố Tố xuống bè nữa. Thấy ba người đã đứng yên trên bè gỗ, y liền lớn tiếng nói:

– Ngũ đệ, Tố muội, Vô Kỵ! Ba người thuận buồm xuôi gió mà trở về Trung thổ nhé!

Con ngọc diện hoả hầu cũng tung mình nhảy theo xuống bè.

Vô Kỵ lớn tiếng khóc lóc và kêu gọi:

– Nghĩa phụ! nghĩa phụ!

Tạ Tốn giơ ngang con đao lên đe doạ:

– Nếu con còn nhảy lên trên bờ này thì tình nghĩa của đôi ta sẽ cắt đứt từ đây!

Lúc ấy sóng bể rất lớn, chỉ trong giây lát đã đẩy cái bè gỗ ra ngoài xa.

Vợ chồng Thuý Sơn và Vô Kỵ thấy hình bóng của Tạ Tốn càng ngày càng xa nhỏ dần.

Thuý Sơn với Tố Tố biết người nghĩa huynh đã quyết tâm như vậy, có nói nhiều cũng vô ích đành phải giơ tay gạt lệ

ra đi. Chờ tời khi không còn thấy hình bóng Tạ Tốn nữa, ba người mới chịu quay mặt về phía trước.

Vô Kỵ nằm gục vào lòng mẹ, khóc tới lúc mỏi mệt mới thôi.

Cái bè gỗ cứ theo chiếu gió và chiều nước trôi thẳng về hướng Nam. Trên bể cả mênh mông tất nhiên Thuý Sơn không thể nào nhận ra được phương hướng, nhưng chàng cứ thấy hằng ngày mặt trời mọc lên ở phía tay trái và lặn ở phía tay phải. Tói đến, sao Bắc đẩu mọc ở phía sau lưng lập loè, mà cái bè gỗ cứ trôi đi không ngừng, chàng biết đất Trung nguyên càng ngày càng gần. Hai mươi ngày đầu, e sợ va chạm vào những tảng băng trôi, Thuý Sơn không dám giương buồm lên cho bè trôi nhanh. Tuy nhiên chiếc bè trôi chậm nhưng rất an toàn, mỗi khi va chạm vào tảng băng lớn là chỉ khẽ đụng một cái, bè gỗ lại lướt qua ngay.

Cho tới khi không còn thấy những tảng băng trôi chàng mới dám giương buồm lên. Nhờ sức gió Bắc thổi suốt ngày đêm nên bè gỗ chạy bằng buồm nhanh hơn trước gấp bội. Cũng may dọc đường không hề gặp trận bão nào, chàng yên chí có hy vọng trở về được Trung nguyen.

Trong một tháng trời vợ chồng Thuý Sơn chỉ sợ Vô Kỵ đau lòng nên không dám nhắc nhở tới chuyện Tạ Tốn.

Hôm đó, Tố Tố thấy mặt bể yên lặng chiếc buồm gió thổi nên căng thẳng, bè gỗ nhanh nhẹn tiến thẳng về phía Nam. Nàng nghĩ tới Tạ Tốn không sao nhịn được, bèn lên tiếng :

– Ðại ca không những võ công cao siêu mà lại biết cả thiên thời địa lý quả thật là một kỳ nhân.

Vô Kỵ bỗng lên tiếng hỏi:

– Thưa mẹ, cứ nửa năm trời thổi gió Nam nửa năm thổi gió Bắc, sang năm chúng ta trở lại Băng Hoả Ðảo thăm nghĩa phụ nhé.

Thuý Sơn mừng rỡ đáp:

– Vô Kỵ con nói rất phải, chờ tới khi con lớn lên trở thành người chúng ta lên miền Bắc .

Tố Tố đột nhiên chỉ về phía Nam la lớn:

-Cái gì kia thế?

Mọi người đều nhìn theo phía đó, thấy đằng xa có hai chấm đen như ẩn như hiện, Thuý Sơn kinh hãi hỏi:

-Chắc là cá kình? Nếu là cá kình tới đây phã bè gỗ thì chúng ta lâm nguy.

Tố Tố nhìn một lát rồi đáp:

– Không phải cá kình đâu. nếu là cá kình thì đầu phải có vòi nước phun lên chứ?

Ba nàng cứ nhìn hai chấm đen ấy mãi cho tới một tiếng đồng hồ sau, Thuý Sơn mới la lên:

– Thuyền đấy! thuyền đấy!

chàng sung sướng đến nỗi nhảy tung lên lộn hai vòng. Từ khi sinh Vô Kỵ tới giờ suốt ngày bận rộn, chàng chưa hề có hành động như trẻ con như vậy bao giờ, Vô Kỵ thấy cha như vậy cũng cười ha hả và bắt chước nhảy theo, lộn hai vòng như thế.

Tố Tố vội lấy củi và mỡ cá để thành một đống rồi đốt.

Bè lại đi được hơn một tiếng đồng hồ nữa, mặt trời đã xế chiều. Mọi người đá thấy rõ hai chấm đen đó là hai chiếc thuyền lớn.

Tố Tố bỗng run bây bẩy, sắc mặt thay đổi. Vô Kỵ thấy vậy ngạc nhiên hỏi:

-Mẹ làm sao thế

Ðôi môi của Tố Tố mấp máy mà nàng không nói ra lời.

Thuý Sơn cũng có vẻ hoảng sợ, vội nắm tay vợ để trấn an. Tố Tố thở dài một tiếng rồi mới nói được:

– Vừa về tới đã gặp liền.

Thuý Sơn vội hỏi:

– Cái gì thế?

Tố Tố đáp:

– Anh thử nhìn hai chiếc buồm đai xem.

Thuý Sơn nhìn một hồi thấy hai chiếc buồm phía trái có vẽ một bàn tay đỏ như máu, năm ngón tay giương ra trông rất quái dị, liền hỏi:

– Cái buồm của chiếc thuyền dó tại sao lại vẽ bàn tay đỏ kỳ lạ như vậy? Em nhận biết thuyền đó của ai ?

Tố Tố khẽ đáp;

– Thuyền của Bạch My Giáo , của cha em đấy!

Thuý Sơn liền nghĩ ngợi lung tung:

– Cha nàng là giáo chủ Bạch Mi Giáo, tà giáo đó chuyên làm những việc ác độc, vậy lúc ta gặp nhạc phụ nên đối xử ra sao? Ðối với cuộc hon nhân này, liệu ân sư có phê phán gì không?

Chàng đang nghĩ, thấy bàn tay Tố Tố ở trong mình đang run. Lúc này nàng cũng đang nghĩ ngợi nhiều chuyện lắm. Chàng liền hỏi vợ:

– Tố Tố con của chúng ta cũng lớn rồi, thì dù lên trời hay xuống đất, chúng ta cũng không bao giờ chia rẽ em nhé. như vậy em còn lo ngại gì nữa?

Tố Tố thở dài một tiếng , quay đầu tủm tỉm cười và khẽ nói:

– Chỉ mong anh thương thằng Vô Kỵ mà đừng có hành hạ khiến em đau lòng là em yên tâm rồi.

Xưa nay Vô Kỵ chưa hề thấy thuyền bao giờ nên y cứ ngắm hai chiếc thuyền đó hoài, nên y không để ý đến cha mẹ đang nói gì. Cái bè gỗ càng phút càng tới gần chiếc thuyền .

Nếu phương hướng không thay đổi thì chiếc bè sẽ đi tréo hướng với hai chiếc thuyền nọ.

Thuý Sơn vội hỏi vợ:

– Sao em không ra hiệu với hai chiếc thuyền đó, hỏi thăm tin tức của cha ra sao?

Tố Tố đáp:

– Khỏi ra hiệu làm chi. Chờ về tới Trung nguyên em sẽ dẫn anh và Vô Kỵ đi yết kiến cha.

Thuý Sơn thấy Tố Tố nòi vậy cũng phải, bèn đáp:

-Ừ, thế cũng được.

Vô Kỵ bỗng la lớn:

– Cha mẹ coi kìa. Người trên hai chiếc thuyền đang đánh nhau đấy.

Thuý Sơn ngửng lên nhìn thấy trong một chiếc thuyền nọ có anh sáng đao thấp thoáng và hình như có bốn năm người đang đấu với nhau.

Tố Tố có vẻ lo ngại nói:

– Không biết cha em có trên thuyền đó không?

Thuý Sơn vội đỡ lời:

– Khi bè chúng ta tời gần, chúng ta thử nhảy sang bên thuyền ấy xem sao.

Nói xong chàng co dây buồm để cho chiếc bè tiến thẳng về phía hai chiếc thuyền kia.

Hai tiếng đồng hồ sau, chiếc bè mời tới gần hai chiếc thuyền thì người trên thuyền Bạch Mi Giáo lớn tiếng nói:

– Chúng ta đang có cuộc buôn bán đứng đắn, những khách không liên quan tới nên tránh xa.

Tố Tố lớn tiếng gọi:

– Chẳng hay vị trại chủ nào đang thắp nhang thế?

Lời nói của nàng là tiếng lóng của Bạch Mi Giáo, người trên thuyền Bạch Mi Giáo đã cung kính đáp:

– Thưa Thiên thị đường Lý hương chủ và Thần xà Ðàn Phong đàn chủ, Thanh Long Ðàn Trình Ðàn chủ thống lãnh anh em đi ra khỏi làm ăn buôn bán. Chẳng hay bên đó là vị Hương chủ nào?

Tố Tố liền đáp:

– Tía vi Ðường hương chủ đây.

Những người trên thuyền kia nghe Tía vi Ðường liền xôn xao loạn xạ một hồi. một lát sau có mười mấy người đồng thanh kêu la:

– Hân cô nương đã về Hân cô nương đã về!

Tuy ăn ở với nhau mười mấy năm trời, Thuý Sơn chưa hề nghe Tố Tố nói tới chuyện của Bạch Mi Giáo, và chàng cũng không bao giờ hỏi nàng về chuyện Bạch Mi Giáo. Lúc này chàng nghe hai bên đối đáp, mới biết vợ mình là Tía vi Ðường Hương chủ. Chàng cũng biết địa vị của Hương chủ cao hơn Ðàn chủ một bậc. Ở trên đảo Vương Bàn Sơn, chàng đã có dịp thấy võ công của hai đàn chủ Huyền Võ và Chu tước cao siêu hơn Tố Tố một chút. Sở dĩ Tố Tố được giữ chức Hương chủ là nhờ nàng là con gái giáo chủ. Như vậy, Lý Hương chủ của Thiên thị Ðường tất phải là một nhân vật lợi hại.

Tiếp theo đó, trên chiếc thuyền ở phía đối diện có giọng già lên tiếng nói:

– Nghe nói Hân cô nương của tệ giáo đã trở về, vạy chúng ta hãy tạm ngưng chiến chẳng hay quí vị nghĩ sao?

Một giọng nói rất lớn đáp:

– Ðược, chúng ta hãy ngừng chiến trước.

Tiếng nói đó vừa dứt tiếng khí giới va chạm ngừng theo liền, các đấu thủ của hai bên đều đứng lui về phía sau. Thuý Sơn nghe giọng nói rất lớn đó quen thuộc lắm nên ngơ ngác giây lát và nhớ ra lớn tiếng gọi:

– Có phải Dư Liên Châu sư ca đó không?

Người đứng trên thuyền bên kia liền trả lời:

– Ta chính là Dư Liên Châu ủa ủa ai ai

Thuý Sơn vội tiếp;

– Tiểu đệ là Trương Thuý Sơn đây.

Chàng vừa trả lời vừa cảm động vô cùng. Chiếc bè trên cách hai chiếc Thuý Sơn chừng mười mấy trượng, chàng liền nhặt một tấm ván lớn ném xuống mặt bể, đông thời tung mình nhảy lên cao chờ tấm ván nọ rơi xuống mặt nước, liền hạ chân xuống mặt tấm ván đó mượn sức nhảy lên luôn một lần nữa, là đã lên được trên mặt thuyền rồi.

Hai huynh đệ xa cách nhau hơn mười năm, đều không hay tin của nhau.

Liên Châu vội chạy lại ôm choàng lấy Thuý Sơn.

Hai người mừng rỡ không tả, người gọi “tam đệ” kẻ kêu “nhị ca” luôn mồm, cả hai cùng ứa nước mắt không sao nói nên lời.

Còn người bên chiếc thuyền kia thì bận nghênh đón Hân Tố Tố, bốn cái tù và thổi vang động một góc bể, rồi tới Phong Trình hai Ðàn chủ sau cùng là hơn trăm giáo chúng của Bạch Mi Giáo. Giữa thuyền và bè có bắc ngang một chiếc lều gỗ, còn bảy tám thuỷ thủ tay cầm sào dài có móc, móc chặt vào cái bè cho khỏi trôi đi.

Tố Tố dắt tay Vô Kỵ thủng thẳng đi trên cái cầu gỗ.

Thì ra trong Bạch Mi Giáo, địa vị cao nhất tất nhiên là Giáo chủ Bạch Mi Giáo Ưng Vương Han Thiên Chính, sau đó ba nội đường là Thiên Vi, Tía Vi và Thiên Hương, năm ngoại đàn là Thần Xà, Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Võ và Chu Tước. Hương chủ Thiên Vị Dường là con trai của giáo chủ Hân Dã Vương. Hương chủ Tía Vi Ðường là Tố Tố, còn Thiên Hương Ðường chủ là Lý Thiên Viên, sư đệ của Hân giáo chủ. Võ công của Lý Hương chủ rất cao siêu nên Tố Tố không dám ra điều bề trên của ai cả.

Thấy Tố Tố quần áo lam lũ, tay lại dắt đứa nhỏ, Lý Thiên Viên có vẻ ngạc nhiên nhưng vẫn làm ra vẻ hân hoan tiếp đón vừa cười vừa hỏi:

– Bấy lâu nay cháu đi đâu thế? Thực là cám ơn Trời Phật đã phù hộ cho cháu được bình an trở về. Trong mười mấy năm nay, cha cháu nhớ cháu lắm.

Tố Tố vái lạy và đáp:

– Sư thúc cùng quí vị đều mạnh giỏi chứ?

Nói tới đó nàng quay lại bảo Vô Kỵ:

– Con mau vái lạy sư thúc tổ con đi.

Vô Kỵ quì xuống vái lạy, hai mắt cứ nhìn thẳng Lý Thiên Viên. Ðứa bé đột nhiên thấy thuyền có nhiều người trong lòng không khỏi lấy làm lạ.

Tố Tố đứng dậy rồi nói tiếp:

– Thưa sư thúc, đứa con của cháu tên là Vô Kỵ.

Lý Thiên Viên ngơ ngác nhìn Vô Kỵ giây lát, rồi ha hả cười và nói:

– Hay lắm! Hay lắm! Thế nào cha cháu cũng mừng rõ đến phát điên lên được. Không những ông ta được thấy lại con gái bình yên trở về mà còn đem theo đứa cháu ngoại tuấn tú đến thế nữa.

Tố Tố thấy mặt thuyền dính đầy máu tươi và trên thuyền của cả hai bên đều có mấy cái xác nằm ngổn ngang.

Nàng khẽ hỏi :

– Ðối phương là ai thế? Tại sao lại đấu nhau kịch liệt như vậy?

Lý Thiên Viên đáp:

– Ðối phương là người của Võ Ðang và Côn Luân.

Tố Tố thấy chồng mình là nhảy sang thuyền phía trước đang cùng một người ôm chặt lấy nhau và gọi người đó là sư ca, nên đã biết bên đối phương có người của phái Võ Ðang rồi.

Bây giờ nàng nghe Lý Thiên Viên nói rõ ra bèn cau mày đề nghị:

– Tốt hơn hết chúng ta đừng đánh vội, xem có thể hoà giải ngay đi.

– Tại hạ vâng lời ngay.

Tuy là sư thúc nhưng địa vị của Thiên Vi Ðường kém hơn Tía Vi đường, Lý Thiên Viên phải tuân theo ý kiến của Tố Tố.

Lúc ấy Thuý Sơn ở bên thuyền nọ lớn tiếng gọi:

– Tố Tố dắt Vô Kỵ sang đây yết kiến sư ca của ta.

Tố Tố dắt Vô Kỵ bước sang thuyền của phe kia, Lý Thiên Viên và Phong Trình nhị vị đàn chủ sợ nàng bị đối phương đánh lén nên cả ba cùng theo sang thuyền đó.

Năm người vừa lên tới thuyền nọ thì đã có bảy tám người đứng chờ. Một người, cao và gầy, tuổi ngoài bốn mươi, đang cầm tay Thuý Sơn, trông có vẻ thân mật lắm. Thuý Sơn lên tiếng giới thiệu liền:

– Tố Tố, đây là Dư nhị sư ca mà anh vẫn thường nói.

Chàng lại nói vói Liên Châu:

– Thưa nhị sư ca, đây là em dâu và cháu của nhị sư ca tên là Vô Kỵ.

Liên Châu và Lý Thiên Viên nghe chàng giới thiệu xong, liền kinh ngạc vô cùng.

Bạch Mi Giáo đang lúc chiến đấu vói phái Võ Ðang, ngờ đâu hai nhân vật quan trọng của hai bên lại là vợ chồng còn sinh hạ một đứa bé trai nữa.

Liên Châu biết ẩn tình bên trong còn rất phức tạp, trong chốc lát không sao nói hết được những nguyên uỷ ấy, nên chàng cứ bình tĩnh giới thiệu các người đang có mặt tại đó cho Thuý Sơn.

Lão đạo sĩ đội mũ vàng, vừa béo vừa lùn tên Tây Hoa tử, thuộc phái cđ.

Trung niên ác phụ là sư muội của Tây Hoa Tử, một cao thủ khét tiếng trong võ lâm tên là Vệ Tử Nương, người trong giang hồ cứ gọi tên là Thiểm Diện Nương Nương (nàng sấm chớp). Còn mấy người kia đều là cao thủ của phái Côn Luân, nhưng kém Tây Hoa Tử và Vệ Tứ Nương xa.

Tuy già nua, Tây Hoa Tử vẫn còn nóng như lửa, chờ Liên Châu giới thiệu xong, liền lên tiếng hỏi Thuý Sơn ngay :

– Trương ngũ hiệp, tên ác tặc Tạ Tốn ở đâu? chắc ngũ hiệp phải biết rõ?

Chưa về tới Trung thổ, còn ở lênh đênh trên mặt biển mênh mông mà Thuý Sơn đã gặp ngay hai vấn đề nan giải: thứ nhất là môn phái Võ Ðang xung đột kịch liệt với Bạch Mi Giáo, thứ hai là vừa lên thuyền người ta đã hỏi ngay Tạ Tốn ở đâu. chàng không biết trả lời ra sao cho phải, đành quay sang hỏi Liên Châu:

– Nhị sư ca, chẳng hay chuyện gì thế?

Tây Hoa Tử thấy Thuý Sơn không trả lời câu hỏi của mình liền nổi giận lớn tiếng quát tháo:

– Ngũ hiệp không nghe lời nói của mỗ hay sao? Hiện giờ ác tặc Tạ Tốn ở đâu?

Thì ra địa vị của y ở phái Côn Luân đã cao, võ công lại siêu tuyệt nên xưa nay y vấn ngang tàng quen thói.

Thần xà Ðàn Phong đàn chủ của Bạch Mi Giáo vốn là người hay nói bóng nói gió và mỉa mai rất giỏi, đông thời y thấy trong trận đấu vừa rồi bên Bạch Mi Giáo có hai đệ tử bị kiếm của Tây Hoa Tử giết, nên tức giận vô cùng, liền lạnh lùng nói:

-Trương ngũ hiệp là ái tế của Giáo chủ Bạch Mi Giáo, mong bạn ăn nói lễ phép một chút.

Tây Hoa Tử cả giận quát lớn vừa đáp:

– Yêu nữ của tà giáo phối hôn cùng với đệ tử của danh môn chính phái sao được? Cuộc hôn nhân này thế nào cũng có sự rắc rối bên trong.

Phong đàn chủ cười nhạt đáp:

– Hân Giáo chủ có cháu ngoại rồi, người còn nói bậy bạ như vậy ích gì?

Tây Hoa Tử càng giận thêm:

– Con yêu nữ này..

Vệ Tứ Nương đã biết ró dụng ý của Phong đàn chủ là muốn ly gián tình cảm giữa hai phái Võ Ðang và Côn Luân, đông thời y lại nhân dịp này lấy lòng Thuý Sơn và Tố Tố. Mụ thấy Tây Hoa Tử đang định giở những lời lẽ thô lỗ ra, nên vội nói:

– Sư huynh hà tất phải cãi nhau suông với y làm gì? Chúng ta hãy đợi xem Dư đại hiệp chỉ thị ra sao đã.

Liên Châu nhìn Thuý Sơn lại nhìn Tố Tố trong lòng hoài nghi rồi nói:

– Quí vị hãy vào trong khoang ngồi chơi rồi chúng ta sẽ bàn thảo quyết định sau. Ðồng thời, chúng ta còn phải cứu chữa cho những anh em hai bên bị thương trước đã.

Lúc này, phe Bạch Mi Giáo là khách mà người có địa vị cao nhất của phái này là Tố Tố Hương chủ của Tía Vi Dường, nên nàng dắt tay Thuý Sơn đi trước, rồi tới những người khác. Khi Phong đàn chủ vừa vào tới trong khoang thuyền đã cảm thấy có một luồng gió nhẹ đột nhiên thổi vào ngang lưng. Vốn là người giàu kinh nghiệm giang hồ nên y biết ngay

là Tây Hoa Tử đánh trộm mình, nhưng y không ra tay chống đỡ chỉ nhảy về phía trước tránh khỏi thế công có thể Tây Hoa Tử và la lên:

-Oi chà, đánh lén đấy à?

Ai nấy đều quay đầu nhìn hai người, Vệ Tứ Nương trợn trừng mắt nhìn sư huynh một cái, Tây Hoa Tử hổ thẹn vô cùng hai má đỏ bừng. Vì bọn Phong đàn chủ đã tới trên thuyền này đều là khách cả, nay Tây Hoa Tử đánh lén đánh trộm như vậy đã tự làm mất phẩm giá của danh môn chính phái.

Mọi người phân khách chủ ngồi lại hai bên, Tố Tố ngồi ghế thủ tịch bên phía khách, Vô Kỵ đứng ngay bên cạnh.

Liên Châu ngồi ghế thủ tịch phía chủ, đoạn chỉ cái ghé ở bên dưới Tây Hoa Tử và Vệ Tứ Nương và nói với Thuý Sơn:

– Ngũ sư đệ ngồi ghế này đi.

Thuý Sơn vâng lời ngồi xuống ghế liền. Thế là hai vợ chồng Thuý Sơn chia ra hai phe đối địch nhau nữa.

Trong mười năm Thuý Sơn mất tích, không biết tồn vong ra sao, Dư Ðại Nham bị thương nặng không hạ sơn, lộ diện ngoài giang hồ nữa. Còn lại Võ Ðang ngũ hiệp, nhưng tên tuổi của năm người đã lừng lẫy hơn xưa nhiều, đã nghiễm nhiên đương đầu được với các vị cao tăng thiếu lâm nên người trong giang hồ rất kính nể. Cũng vì thế vai vế của Tây Hoa Tử và Vệ Tứ Nương cao thực, nhưng hai người cũng phải nhường cho Liên Châu ngồi ghế đầu.

Các đệ tử trong thuyền đều đem trà thơm ra đãi. Mọi người đều không nói đến chuyện chính chỉ khách sáo vài câu thôi. Liên Châu thầm suy tính “Thuý Sơn đã mất tích mười năm rồi, mà y đã ở với con gái Bạch Mi Giáo chủ thành chồng vợ. Lúc này trước mắt mọi người y cũng khó lòng nói ra sự thực được.

Ðoạn chàng lớn tiếng nói:

– Chúng tôi Thiếu lâm, Côn Luân, nga my, không động, Võ Ðang năm phái thân huyền, ngũ phụng đạo vân vân, chín môn và Hải sa phái, cự kình bang bảy môn tất cả hai mươi mốt bang hội họp tại đây mục đích là tìm tung tích của Kim mao sư vương Tạ Tốn, Bạch Mi Giáo Hân cô nương và tệ sư đệ Trương Thuý Sơn. Vì vậy, mới có sự hiểu lầm với Bạch Mi Giáo, hai bên giao đấu không may đều có người chết và bị thương. mười năm nay, võ lâm vì thế mà xáo trộn.

Nói tới đây, chàng ngừng giây lát và tiếp:

– May trời xanh còn run rủi, Hân cô nương và Trương sư đệ cùng xuát hiện trên mặt bể. Câu chuyện mười năm qua rất phức tạp tất nhiên không thể một đôi lời mà nói hết được. Theo ý tại hạ, chúng ta hãy trở về đại lục để Hân cô nương thưa rõ lại với Giáo chủ còn tệ sư đệ cũng về Võ Ðang bẩm báo lại gia sư, rồi hai bên chọn một địa điểm để gặp nhau, phân biệt phải trái nếu từ đó trở đi có thể hóa địch thành bạn thì may biết bao..

Tây Hoa Tử đột nhiên xen lời :

– Hiện giờ ác tặc Tạ Tốn ở đâu? chúng tôi chỉ cần kiếm ác tặc đó thôi.

Thuý Sơn lúc này mới biết hai mươi hai bang hội ở trung nguyên vì tìm kiếm ba người mà gây thành nhiều trận kịch đấu. Vì vậy chàng áy náy vô cùng, nay lại thay Tây Hoa Tử cứ hỏi tung tích Tạ Tốn luôn mồm, chàng lại càng phân vân và khó xử, chàng nghĩ:

– Nếu ta nói ra thì sẽ có không biết bao nhiêu võ lâm cao thủ đi tìm nghĩa huynh trả thù. Nếu ta không nói, khi nào bọn họ chịu để yên.

Chàng đang trù trừ không biết giải quyết ra sao thì Tố Tố đột nhiên lên tiếng nói:

– Ác tặc Tạ Tốn giết người như rạ, chuyên tạo các tội ác, đã chết từ chín năm trước đây rồi.

Liên Châu, Tây Hoa Tử, Vệ Tứ Nương đồng thanh hỏi:

– Ác tặc Tạ Tốn chết thật ?

Tố Tố nói:

– Phải. Chính hôm tôi sinh đứa bé này, ác tặc Tạ Tốn phát điên định giết chết ngũ ca và tôi , y nghe tiếng tiếng trẻ con khóc bệnh tim của y nổi lên thế là ác tặc Tạ Tốn đã ngã lăn ra chết liền.

Lúc ấy, Thuý Sơn mới rõ Tố Tố bảo ác tặc Tạ Tốn đã chết không phải là nói ngoa, vì từ lúc Vô Kỵ khóc chào đời, Tạ Tốn đã thay tâm đổi tánh cải ác hương thiện, nhất là khi ba người rời khỏi hoang đảo, lòng xả kỷ vị nhân của y và hành động đại nhân đại nghĩa đó quả thật có thể nói là ác tặc Tạ Tốn đã chết từ chín năm về trước và người hiền Tạ Tốn mới sinh ra tự lần đó.

Tây Hoa Tử không tin lời Tố Tố, vì y cho nàng là tà giáo yêu nữ nên mới lớn tiếng hỏi Thuý Sơn:

– Trương ngũ hiệp chẳng hay có thực ác tặc Tạ Tốn đã chết rồi không?

Thuý Sơn thản nhiên đáp;

– Phải, ác tặc Tạ Tốn đã chết từ chín năm nay rồi.

Vô Kỵ đứng cạnh đó nghe các người thống mạ Tạ Tốn hoài và cha mẹ y lại còn bảo Tạ Tốn đã chết nên tuy thông minh nhưng y có biết đâu những chuyện rắc rồi lôi thôi ở trong võ lâm mà chỉ biết Tạ Tốn đối với y ân nghĩa thâm sâu coi y như con đẻ, vả lại bản tánh y lại rất trung hậu vì vậy y không sao nhịn được bèn khóc oà lên và lên tiếng kêu la:

– Nghĩa phụ của Vô Kỵ không phải là ác tặc, nghĩa phụ không chết!

Mấy tiếng khóc và kêu la đó khiến mọi người có mặt trong khoang thuyền đều ngạc nhiên vô cùng, Tố Tố quá giận tát Vô Kỵ một bạt tai và quát:

– Câm mồm!

Vô Kỵ vừa khóc vừa trả lời:

– Mẹ tại sao mẹ lại bảo là nghĩa phụ chết rồi? nghĩa phụ vấn còn sống hẳn hoi mà.

Bình sinh y chỉ ở với cha mẹ và nghĩa phụ, tuy trí lực của y hơn người thương rất nhiều nhưng long người hiểm độc thì y không thể hiểu nổi. Nếu là một đứa trẻ được lăn lóc trên giang hồ từ lâu, dù thông minh chỉ bằng nửa y thôi cũng phải biết nói dối trá không bao giờ gây nên mối tai hoạ như vậy. Tố Tố lại trách mắng con:

– Người lớn đang nói chuyện, trẻ con lắm mồn như thế làm gì ? Chúng ta nói đây là ác tặc Tạ Tốn chứ có phải là nghĩa phụ của con đâu.

Vô Kỵ ngơ ngác trong lòng không phục nhưng y cũng không dám nói tiếp nữa.

Tây Hoa Tử cười nhạt và hỏi Vô Kỵ:

– Em bé, có phải Tạ Tốn là nghĩa phụ của em không? Hiện giờ y ở đâu?

Vô Kỵ liếc nhìn cha mẹ biết cha mẹ vừa nói như vậy rất quan trọng, nên y lắc đầu và trả lời:

– Tôi không nói.

Tuy y trả lời như vậy, nhưng sự thật y đã nói rõ cho mọi người hay Tạ Tốn chưa chết.

Tây Hoa Tử trợn mắt nhìn Thuý Sơn và hỏi:

– Trương huynh,chẳng hay Hân cô nương của Bạch Mi Giáo có phải là quí phu nhân không?

Thuý Sơn không ngờ y hỏi cây hỏi ấy, liền trả lời:

– Phải nàng chính là chuyết kinh (vợ tôi)

Tây Hoa Tử lại lớn tiếng hỏi tiếp:

– Hai đệ tử của phái côn luân chúng tôi bi tôn phu nhân đánh cho sống dở chết dở chẳng hay món nợ này thanh toán ra sao?

Thuý Sơn và Tố Tố đều thất kinh, nhưng Tố Tố đã nhanh mồm nói ngay:

– Chớ có nói bậy

Thuý Sơn cũng nói:

– Chắc bên trong thế nào cũng có sự hiểu lầm, vợ chông chúng tôi đã rời Trung Nguyên hơn mười năm trời thì làm sao đả thương người của quí phái.

Tây Hoa Tử tiếp:

– Mười năm trước Cao Tắc Thành và Tương đào bị Hân cô nương hạ độc thủ.

Tố Tố hỏi:

– Cao Tắc Thành và Tương đào ?

Tây Hoa Tử đáp:

– Trương phu nhân không còn nhớ hai người kó ? Có lẽ phu nhân giết người quá nhiều nên quên hẳn rồi cũng nên?

Tố Tố lại hỏi:

– Hai người ấy bị ra sao? Tại sao bảo là tôi hạ độc thủ?

Tây Hoa Tử ngửng mặt lên trời cười ha hả:

– Bảo tôi đổ vạ cho phu nhân ? Hà hà bây giờ Cao Tắc Thành và Tương Ðào hai người tuy đã ngớ ngẩn mất trí nhưng y còn nhớ ra được một việc và gọi ra tên của một người. Chúng biết chính người đó đã khiến chúng bị như vậy, người đó là Tố Tố..

Y nói với ba chữ Hân Tố Tố giọng nói chứa đầy oán hận, hai mắt nhìn thẳng vào Tố Tố hình như chỉ muốn rút kiếm ra đâm mấy nhát mới hả dạ.

Phong đàn chủ của Bạch Mi Giáo đột nhiên tiếp lời nói:

– Khuê danh của Tía Vi đường Hương chủ của bổn giáo thì khi nào một lão đạo sĩ mà thốt ra miệng được? Chẳng lẽ người không biết giữ thanh qui giới luật sao? Như vậy mi còn đòi làm võ lâm tiền bối ? Trình hiện đệ thử nghĩ coi trên thế gian này có người nào vô sỉ đến thế không?

Trình đàn chủ liền đỡ lời:

– Phong đàn chủ nói rất đúng. Không ngờ trong danh môn chính phái lại có những kẻ cuồng đồ như vậy, thực là buồn cười khôn tả.

Tây Hoa Tử giận như điên và quát lớn:

– Hai người mới là người vô sỉ.

Phong đàn chủ vênh mặt nói với Trình đàn chủ chớ không thèm liếc Tây Hoa Tử chút nào:

– Trình hiền đệ à, người ta đã có học được và thế kiếm pháp trẻ con đùa giỡn thì lúc hành sự và nói chuyện cũng phải tỏ ra người lớn chứ, hiền đệ bảo có dúng không?

Trình đàn chủ đáp:

– Khi Ngọc Hư đạo trưởng qua đời đến nay, quả thực đời sau kém đời trước nhiều.

Ngọc Hư đạo trưởng là sư bá của Tây Hoa Tử, là một người võ công và đức vọng đều cao được người của giới võ lâm khâm phục. Tây Hoa Tử thấy hai người đối đáp như vậy tuy mặt đỏ tai tía nhưng không dám cãi lại câu đó vì y sợ nói lầm lỡ thì chẳng hoá ra minh tự khen mình giỏi hơn sư bá danh trấn thiên hạ năm xưa hay sao? Cho nên y cũng không nói năng gì hết, đi ra ngoài của khoang thuyền rút trường kiếm ra và gọi:

– Ác tặc của tà giáo, có gan thì ra đây thi tài với ta.

Phong đàn chủ với Trình đàn chủ chỉ chọc tức Tây Hoa Tử như vậy là muốn giải vây cho Tố Tố, nên hai người cùng nghĩ:

– Trương Thuý Sơn và Hân hương chủ đã thành chông vợ thì tình giao hữu giữa Võ Ðang và Bạch Mi Giáo đã khác hẳn trước, vậy dù Liên Châu và Thuý Sơn không ra tay ít nhất cũng không giúp cho bên nào cả. Như vậy chúng ta chỉ đối phó với mấy tên Côn Luân thôi, chúng ta sẽ thế náo cũng đắc thắng .

Vệ Tứ Nương cau mày nghĩ thầm:

– Với tài ba của ta cùng bọn sư ca sáu bảy người quyết không địch nổi bấy nhiêu cao thủ Bạch Mi Giáo đâu. huống hồ Thuý Sơn thương vợ như vậy, thế nào y cũng ra tay giúp đối phương .

Ðoạn Yoạn lên tiếng nói;

– Sư ca người ta sang bên thuyền mình tức là tân khách vậy chúng ta nên nghe theo Dư nhị hiệp dặn bảo thì hơn.

Mụ nói như vậy là muốn trút trách nhiệm lên Liên Châu vì mụ biết Liên Châu là người có danh vọng và địa vị. Ngờ đâu Tây Hoa Tử lại nông nổi đến thế chưa chi đã vội lớn tiếng nói:

– Phái Võ Ðang với Bạch Mi Giáo đã kết thông gia với nhau rồi thế nào cũng bênh nhau, như vậy làm gì còn lời nói công chính để phân xử phải trái nữa?

Liên Châu là người rất thâm, vẻ mặt không bao giờ lộ ra ngoài, chàng nghe Tây Hoa Tử nói, cứ lầm lì.

Vệ Tứ Nương vội lên tiếng khiển trách sư huynh:

– Sư ca sao ăn nói bạy bạ như vậy . sư ca phải biết phái Võ Ðang và phái Côn Luân chúng ta tựa như tay trái với tay phải, cùng bắt tay để giao hảo với nhau, nhất là trong mười năm gần đây cùng bắt tay nhau để đối địch kẻ thù, không hề có sự xích mích. Dư nhị hiệp lại là một đâng hảo hán tiếng tăm lừng lẫy khắp giang hồ, người trên thiên hạ ai mà chẳng ngưỡng mộ, ngay như ngũ hiệp của phái Võ Ðang cũng thế, xưa nay hành sự không hề thiên vị bao giờ.

Tây Hoa Tử với giọng mũi hừ một tiếng rồi nói:

– Chưa chắc đã đúng.

Vệ Tứ Nương nghe sư huynh nói vậy chửi thầm:

– Ðồ ngu !

Rồi thấy Tây Hoa Tử không hiểu thấu ý nghĩa lời nói của mình nên mụ lên tiếng tiếp lời:

– Sư ca không có lý do gì sư ca lại bõng dưng thất lễ với ngũ hiệp như vậy. Nếu chưởng môn sư thúc hay biết có trách cứ thì tiểu muội không biết đến đâu nhé!

Tây Hoa Tử nghe sư muội đem chưởng môn ra doạ mới không dám nói tiếp:

Liên Châu chờ sư huynh muội cãi vã xong, mới thủng thẳng nói:

– Việc này liên can đên các đại môn phái, các đại bang hội của võ lâm. Tại hạ vô năng, đâu dám tuỳ tiện xử quyết. Dù sao việc này cũng dây dưa hơn mười năm rồi, bây giờ có đợi thêm một năm hay nửa năm nữa cũng không phải là muộn. Tại hạ cần phải trở về núi vừa bẩm rõ cho ân sư và đại sư huynh rõ để xem ân sư định đoạt ra sao.

Tây Hoa Tử cười nhạt đáp:

– Thủ đoạn của Dư nhị hiệp quả thật cao minh lắm. Thế võ “Nha phong tựa bể” để thoái thác rất tài.

Liên Châu là người không hay nổi giận, nhưng chàng nghe Tây Hoa Tử có vẻ chế diễu Nha Phong tựa bể là thế thủ lừng danh của phái vừa và do ân sư chàng là Trương tam Phong sáng lập, liền nghĩ thầm “Nếu việc này xử trí không khéo, sẽ gây ra tai kiếp rất lớn cho võ lâm và không sao kêt thúc được. Tên đại nhân lỗ mãng này ăn nói bậy bạ ta chấp làm gì”

Tây Hoa Tử thấy Liên Châu chỉ trợn mắt lên liếc nhìn mình một cái thật dài, nhưng y đã sợ hãi và nghĩ thầm: “Sư phụ ta với chưởng môn sư thúc là hai cao thủ mạnh nhất của bổn phái mà cũng không lợi hại bằng Liên Châu”

Liên Châu dịu nét mặt lại và nhẹ nhàng nói:

– Chẳng hay Tây Hoa đạo huynh có cao kiến gì, xin cứ phát biểu, tại hạ vui lòng rửa tai nghe.

Vừa rồi Tây Hoa Tử trông thấy sắc mặt của Liên Châu lòng đã kinh hoảng nay Liên Châu hỏi vậy y liền quay đầu lại hỏi Vệ Tứ Nương:

– Sư muội nghĩ sao? Chẳng lẽ bỏ qua chuyện cao đào hay sao?

Vệ Tứ Nương chưa kịp trả lời bõng nghe ở phía nam các tiếng tù và vọng tới. Một tên đệ tử phái Côn Luân bèn ra ngoài cửa khoang xem và nói :

– Phái Không Ðộng, phái Nga My đã tới tiếng ứng.

Lý thiên Vọng và hai đàn chủ nhìn nhau hơi biết sắc.

Tây Hoa Tử và Vệ Tứ Nương nghe nói có người tới giúp lòng cả mừng.

Tứ nương liền lên tiếng:

-Này Dư nhị hiệp, chi bằng đợi Không Ðộng và Nga My tới để xem cao kiến của họ ra sao?

Liên Châu đáp:

– Hay lắm.

Còn Thuý Sơn nghe nói hai phái nọ tới, lòng lại thêm phân vân và nghĩ thầm:

– Phái Nga My thì không sao, riêng có phái Không Ðộng đã kết thâm thù với đại ca đã đả thương không động ngũ lão cướp cuốn thất thương quyền của chúng tất nhiên thế nào chúng cũng phải hỏi ta tung tích của nghĩa huynh ta mới thôi .

Tố Tố đang nghĩ ngợi, nhưng nàng nghĩ khác Thuý Sơn:

– Nếu Vô Kỵ không lắm mồm lắm mép chuyên rất dể . Nhưng nàng nghĩ lại:

– Xưa nay Vô Kỵ không biết nói dối bao giờ, đối với Tạ Tốn lại có tình nghĩa thâm trọng, nay bỗng nhiên nó nghe nói nghĩa phụ của nó đã chết, tất nhiên nó phải khóc lóc kêu la như vậy ta cũng không nên trách .

Nghĩ tới đó , nàng đưa mắt nhìn thấy má của vô kỵ vẫn còn vết bàn tay vá sưng húp lên trông rất tội nghiệp nên nàng động lòng và hối tiếc vô cùng liền ôm ngay Vô Kỵ vào lòng.

Vô Kỵ vẫn còn thắc mắc liền kề tai mẹ khẽ hỏi:

– Thưa mẹ nghĩa phụ con chưa chết phải không?

Tố Tố khẽ trả lời :

– Nghĩa phụ của con chưa chết đâu, mẹ nói dối chúng đó thôi. Vị bọn người này rất độc ác chúng chỉ muốn tìm giết nghĩa phụ con.

Lúc này Vô Kỵ mới hiểu tại sao cha mẹ lại bảo nghĩa phụ đã chết, liền đưa mắt nhìn Liên Châu đến tất cả mọi người một cách uất hận và trong lòng nghĩ thầm:

– Thì ra các người đều độc ác, chỉ mong giết nghĩa phụ của ta thôi .

Bắt đầu từ đó, Vô Kỵ đã bước chân vào giang hồ và cũng bắt đầu hiểu rõ lòng ác độc của người đời. Nó giơ tay lên vuốt má bị tát nghe chừng như còn rát lắm. Nó là một đứa trẻ thông minh nên nó đã biết cái tát đó tuy là do mẹ nó đánh nhưng sự thật là bởi bọn người kia gây nên, nó được cha mẹ và nghĩa phụ yêu thương từ khi mới lọt lòng nó nào biết trên đời này lại có kẻ địch mà họ ác độc như vậy.

Tuy Tạ Tốn đã kể chuyện Thành khôn cho nó nghe, nhưng từ khi nó được nghe cho tới lúc này nó mới đối diện với kẻ địch mà nó đã nghe nói từ trước.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN