Con ma trong tấm gương - Chương 1
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
157


Con ma trong tấm gương


Chương 1



Chương 1 Trộm
– Chú Titus như được lên thiên đàng – Hannibal Jones mỉm cười tuyên bố với bạn – Hôm nay, chú ấy thu gom được 1 đống hàng cho kho đồ linh tinh.
Hannibal dùng tay lau mồ hôi trán. Ngay sau bữa ăn trưa, Ba Thám Tử đã rời khỏi Rocky cùng chú Titus. Một ngôi nhà cũ nằm trên đồi cao Hollywood sắp bị đập phá: chú Titus muốn thu gom những gì còn dùng được. Bây giờ, đã 4 giờ chiều, mặt trời tháng 8 chiếu mạnh. Phía dưới, thành phố lấp lánh dưới ánh nắng.
– Babal ơi, Peter đột ngột hỏi – chú Titus làm gì mà lâu vậy?
– Chắc chú đi 1 vòng cuối cùng trong nhà để kiểm tra xem còn xót món nào không.
– Ừ, chắc là vậy.
Một lát sau, chú Titus chui ra khỏi ngôi nhà kiểu cổ, nằm trên đỉnh Crestview Drivẹ Nhà buôn bán đồ cổ đang đi cùng nhà thầu phụ trách đập phá ngôi nhà, để xây vào địa điểm này 1 tòa nhà cao ốc. Hai người đàn ông đứng trên ngưỡng của nói chuyện 1 hồi, rồi bắt tay nhau. Chú Titus bước đến xe tải nhẹ.
– Xong rồi! – chú thông báo. – Trong đó không còn vật gì có giá trị nữa. Cũng tiếc thật. Đập đi 1 ngôi nhà như thế này! Thời nay không còn xây được nhà kiên cố như vậy. Chắc là hồi xưa nhà này đẹp lắm! Nhưng thôi…
Chú thở dài, vuốt bộ ria mép dày đen, rồi leo lên ngôi sau tay lái.
– Lên đường! – chú kêu.
Xe nổ máy, chạy về hướng Hollywood. Hannibal chăm chú nhìn trái, nhìn phải. Xe đang chạy trên 1 đại lộ có những ngôi nhà to lớn và cổ xưa… Một số trông giống như nhà đồng quê Anh, 1 số khác giống như lâu đài kiểu Pháp, nhưng phần lớn xây theo kiểu Tây Ban Nha, với tường trang trí chất giả đá hoa và mái nhà bằng ngói đỏ.
– Nhìn kìa! – Bob đột ngột kêu và đập vai Hannibal.
Bob dùng tay chỉ 1 ngôi nhà Tây Ban Nha, rộng lớn, phía trước có 1 chiếc xe màu đen đậu, khá nổi bật. Thật vậy, đó là 1 chiệc xe Rolls Royce màu đen mạ vàng.
– Chiếc Rolls của ta! – Hannibal thốt lên. Chắc chắn chú Warrington đâu đây thôi!
Đến ngang xe Rolls, chú Titus chạy chậm lại. Đúng lúc đó, cửa ngôi nhà lớn đột ngột mở toang ra. Một người đàn ông nhỏ gầy, mặc đồ màu tối, ào ra và bỏ chạy thật nhanh.
– Stop! Dừng lại! Đồ cướp!
Chính Warrington cũng ra khỏi xe, lao theo người đang bỏ trốn. Người này đang chạy về hướng xe tải nhẹ.
Chú Titus thắng gắt lại. Peter đã nhảy xuống đất và chạy ra, hy vọng cản đường người đàn ông nhỏ.
– Trộm! – Warrington kêu.
Peter nhảy vào, cố ôm bắt người đàn ông. Nhưng kẻ này khéo léo và bình tĩnh. Hắn ném nắm đấm thẳng về phía trước. Peter cảm giác như con mắt phải mình đang nổ tung. Một nỗi đau nhói làm tê liệt cậu. Rồi đôi chân mềm nhũn và Peter nằm dài xuống đất.
Trong tình trạng nữa tỉnh, Peter nghe tiếng chạy, rồi tiếng cửa xe đóng sập lại. Ngay sau đó là tiếng máy xe nổ.
– Trời ơi! – Warrington kêu lên ngaỵ – Hắn đi mất!
Peter mở mắt ra, lắc đầu để cố tỉnh lại và nhìn thấy Warrington đang cúi xuống nhìn mình.
– Cậu Peter ơi! – Chú lo lắng hỏi. – Cậu Peter ơi! Cậu có bị thương không?
– Không sao… Cháu cần chút thời gian để tỉnh lại thôi.
Hannibal và Bob chạy đến.
– Hắn chuồn mất rồi! – Bob thông báo – Hắn có xe đậu cuối đường.
Warrington đứng dậy. Khuôn mặt dài của chú tài đang đỏ lên vì tức giận.
– Không hiểu tại sao tôi không bắt được tên này! – Chú tài kêu – Mặtc dù chân ngắn, hắn vẫn chạ nhanh hơn tôi!
Một ý nghĩ như trấn an chú tài và chú mỉm cười nhẹ:
– Dù sao, ta đã làm hắn khiếp vía!
Chương 2 Nhà Gương
– Warrington! Hắn thoát được à? Tôi vừa mới gọi cảnh sát.
Hannibal mở mắt thật lớn. Peter xoa má, tự hỏi không hiểu mình có đang nằm mơ không. Còn Bob, thì há miệng trố mắt nhìn người vừa mới bước ra khỏi nhà và đang đi nhanh đến. Đúng là 1 cảnh tượng kỳ lạ.
– Rất tiếc, thưa bà, – Warrington nói. – Tên khốn kiếp ấy đã trốn được.
Người mới đến dừng lại. Hannibal chợt nhận ra miệng mình đang há, vội ngậm lại. Phải có gì đặc biệt lắm mới làm thám tử trưởng ngạc nhiên. Nhưng bất cứ ai khác cũng sẽ ngạc nhiên khi đối mặt với người đàn bà này. Bà mặt bộ váy lụa lộng lẫy có khung phồng, mang giày sa- tanh, đội bộ tóc giả cao màu trắng. Y như nữ hầu tước ngày xưa.
Warrington quay sang bà:
– Thưa bà, – Warrington nói – Xin giới thiệu với bà đây là Ba Thám Tử Trẻ, bạn của tôi… Bà đây – Warrington nói với bộ ba – là bà Darnley.
Bà Darnley nhìn 3 bạn, hơi ngạc nhiên:
– Ồ! – bà kêu khẽ… – Đúng rồi! Ba Thám Tử Trẻ! Warrington nói với tôi rất nhiều về các cậu… Xem nào…
Bà nhìn thám tử trưởng:
– Cậu là Hannibal Jones, phải không?
– Dạ đúng, thưa bà.
Warrington giới thiệu tên Bob và Peter:
– Cậu Peter đã cố gắng chặn đường tên vô lại – Bác tài giải thích và chỉ cậu lực sĩ trẻ còn ngồi dưới lề đường.
– Hy vọng hắn không làm cậu bị thương chứ?
– Dạ không. Cháu cảm thấy đỡ hơn rồi! – Peter tuyên bố và đứng dậy.
– Đội ơn chúa! Những kẻ đột nhập vào nhà người khác rất nguy hiểm khi ta định bắt giữ chúng!
Chú Titus quyết định đến với cả bọn.
– Thưa bà Darnley – Hannibal nói – Cháu xin giới thiệu đây là ông Titus Jones, chú của cháu.
Người đàn bà kỳ lạ thân thiện mỉm cười.
– Rất vui được biết ông! – Bà nói – Tôi có nghe nói đến ông và đến cả đồ linh tinh nổi tiếng của ông. Thậm chí tôi định đến thăm ông để xem chỗ ông có những tấm gương nào hay không.
– Gương à? – Chú Titus hỏi lại.
– Phải. Ông biết không, tôi có thú sưu tầm gương. Đó là nỗi đam mê của tôi. Mời mọi người theo tôi, để nhìn thấy tận mắt.
Bà quay lui, dẫn mọi người đi theo và bước về ngôi nhà.
– Bà ấy luôn ăn mặc như thế à? – Peter hỏi nhỏ chú Warrington.
– Bà ấy là 1 người khác thường – Warrington giải thích mà không trả lời thẳng câu hỏi. Tôi thường lái xe cho bà, vì bà không có xe riêng. Cậu phải chuẩn bị tinh thần thấy 1 ngôi nhà thú vị và phi thường không kém gì chủ nhân.
Thật vậy, ngôi nhà trông mê hồn. Theo Warrington, chú Titus và Ba Thám Tử Trẻ bước vào 1 tiền sảnh rộng lớn, mát lạnh và chìm trong bóng tối. Phía bên trái, 1 cầu thanh đồ sộ dẫn lên lầu.
Bên phải, 2 cửa cánh mở vào 1 gian phòng tối thui. Khách được mời sang phòng bên cạnh, trông giống như phòng khách đầy bóng hình di động. Tấm rèm dày ở cửa sổ chắn ánh nắng mặt trời. Một lúc sau, 3 cậu mới nhận ra những hình bóng di động chẳng qua là hình ảnh chính mình phản chiếu trong hàng chục, thậm chí có khi là hàng trăm cái gương. Trong phòng như có không phải 6 người mà 60 hay 600 người.
– Lạ quá phải không?
Rồi hình ảnh bà Darnley hiện lên bên trái Hannibal.
– Chóng mặt quá!- Peter thú nhận.
Bà cười khẽ.
– Nếu vậy, thì ngồi xuống đi! – Bà vừa mời vừa trèo lên 1 cái ghế gần lò sưởi để ngồi.
Khi mọi người đã ngồi, bà nói tiếp:
– Hầu hết mấy tấm gương của tôi đều rất cổ. Và tất cả, đều có lịch sử hết. Tôi đã sưu tập suốt cả cuộc đời. Tôi bắt đầu lúc còn rất nhỏ. Mọi người còn nhớ chuyện Alice ở xứ thần tiên không? Alice chui vào tấm gương và tìm thấy 1 thế giới lạ lùng. Lúc còn bé, tôi cứ nghĩ mình sẽ làm giống Alice được… dĩ nhiên là với điều kiện tìm ra đúng tấm gương thích hợp.
Đúng lúc đó, 1 cậu bé bằng tuổi Peter, tóc hung và mặt đầy tàn nhang, bước vào phòng. Một cô bé, tóc màu hung sậm hơn, cao gần bằng, bước vào theo. Cô bé mỉm cười với Warrington đang đứng gần cửa sổ, rồi thấy chú Titus và Ba Thám Tử.
– Hai cháu ngoại tôi đây! – Bà Darnley giới thiệu – May và Jeff Parkinson! Hai con à, đầy là chú Titus Jones, chủ cửa hàng Thiên Đường Đồ Cổ danh tiếng,Hannibal cháu chú Titus, và 2 bạn của Hannibal: Bob và Peter.
Mắt Jeff sáng lên.
– Ba Thám Tử Trẻ! Jeff kêu.
– Đúng lúc quá! – Cô em gái reo – Có thám tử đúng lúc có kẻ trộm lẻn vào nhà! Nhưng hắn lại không lấy gì.
– Không mất gì á? – Bà Darnley hỏi.
– Không. Tụi con chưa phát hiện mất gì.
Tiếng còi hụ ngắt lời May.
– Cảnh sát tới! – bà Darnley nói – May, con mời cảnh sát vào đây. Còn anh, Warrington, anh bước lại gần đây và chuẩn bị sẳn sàng kể lại cho cảh sát nghe.
– Vâng, thưa bà.
May quay vào cùng với cảnh sát. Một viên cảnh sát tròn mắt khi thấy bà Darnley mặc y phục thời đại khác. Làm ngơ trước sự ngạc nhiên của ông, bà nhanh chóng tường thuật lại chuyện xảy ra.
– Tôi đang ở trên lầu, – bà giải thích,- ngồi uống trà. John Chan, là quản lý kiêm quản gia, đang dọn trà cho tôi. Không ai trong chúng tôi nghe thấy tiếng động nhỏ nào, có lẽ tên trộm tưởng nhà không có người. Nhưng xui cho hắn là Warrington và 2 cháu ngoại tôi đi chợ về bắt gặp hắn trong thư phòng. Theo chúng tôi biết, hắn không lấy cắp gì. Tôi nghĩ hắn không kịp thời gian.
Rồi Warrington mình đã rượt theo kẻ lạ, nhưng hắn đã thoát được. Đến lượt 3 thám tử mô tả tên trộm: 1 người đàn ông thấp nhỏ, mảnh khảnh, tóc đen, nhanh nhẹn, trung niên… và khá khỏe mạnh. Hannibal nói thêm về chiếc xe của tên trộm.
– Loại xe như thế, có mấy ngàn chiếc – Một viên cảnh sát nhận xét – Có ai ghi được bảng số xe không?
– Rất tiếc, nhưng bảng số phủ đầy bùn, không thể nào đọc được.
Viên cảnh sát viết vài chữ vào sổ tay, rồi thở dài.
– Trong khi bác Warrington đuổi theo tên trộm – May Parkinson nói – tụi cháu đã phát hiện ra cách tên trộm lẻn vào nhà.
– Phải – Jeff nói – Hắn bẻ khóa cửa sau nhà.
Viên cảnh sát lắc đầu.
– Lúc nào cũng vậy, cửa sau khóa không kỹ.
– Xin lỗi nhé! – Bà Darnley phản đối. – Cửa nhà tôi có khóa rất tốt. Tôi rất kỹ về chuyện này. Anh có thấy là trong nhà tôi cửa số nào cũng có song sắt chắn bảo vệ. Nhà chỉ có 2 cửa: cửa vào chính và cửa bếp ở phía sau. Hai cửa đều có 2 khóa.
– Tên trộm dùng thanh sắt bẻ cửa nhà bếp – Jeff nói rõ.
– Các anh thấy chưa! Jeff, con hãy đưa mấy chú xuống bếp xem tận mắt!
Hai viên cảnh sát bước theo cậu bé Parkinson, và quay về nhanh chóng. Một viên cảnh sát cầm trong tay thanh sắt mà tên trộm đã dùng để vào nhà.
– Hy vọng sẽ lấy được dấu vân tay trên cán dụng cụ – viên cảnh sát nói.
– Tên trộm đeo găng tay – Peter nói.
– Cậu có chắc không?
– Chắc, hắn đã đấm vào mặt cháu.
Rồi cảnh sát ra về, trước khi đi hứa là sẽ liên lạc với bà Darnley ngay khi biết được chi tiết gì về tên trộm. Warrington cũng về, mang xe trở lại hãng thuê.
– Không hy vọng gì – Bà Darnley thở dài nói. Có lẽ rồi chuyện sẽ lắng xuống thôi. Thôi, cũng không sao! Mọi người có muốn xem nhà không? Xưa kia nhà này của ảo thuật gia Drakestar. Nhà do chính ông cho xây.
– Nhà của ảo thuật gia Drakestar à? – Hannibal hỏi, vì cậu rất sành về giới kịch nghệ và biểu diễn – Vậu là ông từng sống ở ngôi nhà này? Hay quá! Cháu đọc rất nhiều bài báo viết về ngôi nhà này.
Bà Darnley gật đầu.
– Phải, báo chí đã viết nhiều về nhà này. Drakestar chết ở đây và người ta đồn nhà có mạ Nhưng chính tôi chưa bao giờ thấy có gì bất thường. Thôi nói chuyện đó đủ rồi! Mời mọi người đi xem nhà!
Bà băng qua phòng khách, mở cánh cửa tuốt phía đưới. Chú Titus, Ba Thám Tử Trẻ, cũng như Jeff và May Parkinson bước theo bà vào 1 phòng ăn rộng mênh mông. Ở đó, màn cửa số được vén lên và ánh nắng tràn đầy gian phòng có tường trải thảm đỏ. Phía trê 1 cái tù buffet dài và thấp, có treo tấm gương trong khung mạ vàng hình cuộn. Trông rất cổ. Men tráng gương bị mất ở vài điểm.
– Đây là 1 trong những vật quý nhất của tôi – Bà Darnley nói – Gương này xuất xứ từ cung điện sa hoàng, ở San Petersbourg, hay đúng hờn là Leningrad, bởi vì bây giờ tên thành phố là vậy. Có thể là chính nữ hoàng Ekaterina nước Nga đã từng soi vào tấm gương này. Vì vậy mà tôi rất thích nó.
Sau phòng ăn, lần lượt là gian dọn ăn, rồi đến nhà bếp. Tại đó, khách được giới thiệu với John Chan, người giúp việc của bà Darnleỵ Anh là 1 chàng trai klhoảng 25 tuổi, mảnh khảnh, tóc nâu. Rõ ràng tổ tiên anh ta là người á Châu. Nhưng anh nói tiếng Anh với giọng Boston. Anh báo cho bà chủ rằng anh đã cho gọi thợ mộc và thợ làm chìa khóa: cửa nhà bếp sẽ được sửa xong trước tối.
– Tốt lắm! – Bà Darnley hài lòng tán thành.
Rồi bà quay sang 1 cánh cửa khác nói:
– Đây là phòng của John. Anh ấy không chịu cho treo tấm gương nào!
Anh quản gia mỉm cười:
– Trong những gian phòng khác, tôi tự thấy mình đi đi lại lại – Anh tuyên bố. – Như thế là đủ lắm rồi.
– Bây giờ tôi sẽ cho mọi người xem những kho báu khác của tôi – Bà chủ nhà nói.
Khách theo gót bà bước qua tiền sảnh.
– Thời Drakestar, tiIn sảnh này dùng làm phòng dạ hội – Bà giải thích – Khi đó, nó rộng lớn hơn nhiều. Tôi đã cho bố trí lại… thành… nói như thế nào đây… cứ cho là thành những phòng bảo tàng tái tạo lại không khí lịch sử. Cứ xem, rồi sẽ hiểu!
Bà mời khách vào 1 phòng nhỏ trong góc, có tường sơn màu đất son sáng. Ở đó, chỉ có 1 chiếc giừơng nhỏ hẹp, 1 rương da, 1 chiếc ghế và bàn bằng ván gỗ ráp thủ công. Phía trên bàn, có 1 tấm gương giản dị trong khung gỗ thích.
– Gương này được mang đến Californie vào thời đổ xô đi tìm vàng – Bà Darnley nói – Gương được đặt làm ở Nouvelle Angleterre, bởi 1 người Mỹ muốn cưới ái nữ của 1 nhà quý tộc Tây Ban Nhạ Gương này là 1quà tặng của anh ấy cho vị hôn thê.
– Hai người có lấy được nhau không? – Bob đánh hơi thấy có bi kịch hỏi.
– Họ đã lấy nhau, rất tiếc cho cô gái. Bởi vì đó là tấn thảm kịch. Anh chàng người Mỹ đó là 1 tay đánh bạc và anh thua bạc hết gia tài mình. Đây là bản sao phòng riêng của vợ anh. Đến cuối đời, bà ta không còn gì hết… hoàn toàn không còn gì.
Rồi bà Darnley cho khách tham quan cái mà bà gọi là “phòng Victoria”.
– Đây là bắt chước chính xác phòng khách nhỏ, nơi nữ hoàng Victoria thường hay ngồi với mẹ khi còn là thiếu nữ, trước khi lên ngôi. Đồ gỗ là bản sao trung thành của những gì bà có, nhưng tấm gương là thật. Tôi thích tưởng tượng nàng công chúa tôn nghiêm đang soi mình trong gương. Có lẽ lúc đó, nàng chưa ngờ nỗi những năm dài đấy vinh quang mà nàng sẽ được sống quạ Đôi khi tôi mặc y phục thời đó, vào đây ngồi. Tôi không nghĩ mình là nữ hoàng Victoria. Tôi quá lớn tuổi rồi. Nhưng tôi thích tưởng tượng mình là mẹ của nàng.
Rồi mọi người bước sang phòng bên cạnh, dành cho Lincoln. Phòng tối tăm, đóng kín cửa, hôi mùi hấp hơi.
– Đây là phòng tái tạo lại đúng y gian phòng mà bà Mary Tođ Lincoln thích vào nghỉ khi mệt, vào lúc cuối cuộc đời, khi tổng thống đã qua đời. Gương này từng là của bà.
Chú Titus, đứng cạnh Hannibal, cảm thấy hơi căng thẳng.
– Tôi không thích căn phòng này, – chú nói khẽ. Trông thê lương quá.
– Phải, rất buồn tẻ, – bà Darnley đồng tình.
Sau khi khép cánh cửa lại, bà nói tiếp với niềm sốt sắng đột ngột:
– Ta hãy lên lầu 1. Tôi muốn cho mọi người xem phòng Marie- Antonette của tôi. Trên đó, tôi có ít đồ trang sức và chiếc gương cầm tay từng thuộc bà hoàng hậu bất hạnh ấy. Bộ váy tôi đang mặc là bắt chước 1 bộ trang phục có trên 1 bức chân dung của hoàng hậu.
– Cháu hiểu – Hannibal nói khẽ – Có phải là 1 gian phòng buồn, giống như phòng vứ rồi không ạ?
– Hiểu theo 1 cách, thì đúng là như vậy. Nhưng phòng rất đẹp. Tôi thích vào đó mơ mộng. Khi đó, tôi cố gắng không nghĩ đến cái chết bi thảm của bà Marie- Antonette đáng thương. Phòng này là bản sao của phòng trong lâu đài Versailles! Nhưng truoc khi lên, tôi muốn cho mọi người xem tấm gương cuối cùng mà tôi có được.
– Một vật xấu xí! – May khẳng định.
– Mọi người sẽ thấy nó ghê gớm lắm!- Jeff nói thêm.
– Gương xấu thật – Bà Darnley thừa nhận – Nhưng tôi rất hãnh diện về nó.
Trong tiếng lụa sột soạt, bà lại bước sang tiền sảnh, đi vào căn phòng tối tăm mà chú Titus và 3 thám tử đã để ý khi mới vào nhà. Mọi người bước theo bà. Bà bước thẳng đến cửa sổ, kéo màn cửa sổ. ánh sáng ban ngày tràn vào 1 gian phòng có tường phủ đầy kệ sách. Đó là thư phòng. Chí có bức tường thứ 4 khác. Tường được lát gỗ sồi và có 2 cửa sổ dài nhìn ra ngoài đường. Giữa 2 cửa sổ có gắn tấm gương dài gần như từ sàn nhà lên đến trần.
– Ôi! – Peter thốt lên.
Đúng là đáng kinh ngạc. Chính tấm gương thì không có gì đặc sắc. Nó phản chiếu chú Titus và 3 thám tử 1 cách bình thường, hình ảnh không bị méo mó gì. Nhưng khung gương thật kinh dị, làm bằng kim loại tầm thường, khắc những hình thù vừa lạ lùng vừa xấu xí. Giống như rễ cuốn quấn vào thân cây, đây đó có những khuôn mặt của sinh thể không hẳn là người. Một số có sừng trên trán. Một số khác có 2 khe thật mỏng thay cho mắt. Một số thì như đang phá lên cười quỷ quái. Ngay phía trên đỉnh khung, 1 hình khắc trung tâm, có 2 cái tai nhọn hoắt, đang cầm trong tay 1 con rắn.
– Mấy hình này là gì vậy? – Bob hơi sửng sốt hỏi.
– Chữ tiếng Tây Ban Nha là trasgos – Bà Darnley trả lời – Cứ dịch là ” yêu tinh ác độc”. Tấm gương này từng thuộc 1 pháp sư tên là Chiavo, sống ở Madrid cách đây khoảng 2 thế kỷ. Ông khẳng định rằng khi nhìn vào tấm gương này, ông thấy được thần linh của trái đất, và thần linh cho ông biết tương lai. Thần linh sống trong hang động, dưới cây, hay trong những ngôi nhà ẩm ướt và kỳ lạ như nhà này.
– Bọn chúng sống hòa thuận với rắn, trùn và những con vật hay bò khác, – Jeff nói thêm.
– Gớm! – May kêu.
– Tôi hết sức vui mừng vì có được tấm gương này – Bà darnley thú nhận – Tất cả mấy tấm gương mà tôi có đều có lịch sử riêng. Phần lớn đã phản chiếu sắc đẹp và những tấm thảm kịch lớn, nhưng nghe nói gương Chiavo là gương thần thật sự… ít nhất đối với những người tin chuyện này.
Hannibal thầm nghĩ dường như chính bà cũng muốn tin rằng tấm gương này có phép thần.
Đột nhiên tiếng chuông cửa vang lên.
– Rồi! – May nói khẽ. Chắc là ông Santora.
May mỉm cười rồi quay sang giải thích cho 3 Thám Tử Trẻ.
– Ông Santora từ Tây Ban Nha đến. Cũng như bà ngoại, ông là nhà sưu tầm đồ cổ và say mê gương, y như bà. Ông nhất định đòi mua tấm gương xấu xí này, với mấy thằng yêu tinh. Ông đến mỗi ngày, đúng giờ này.
Chuông lại vang lên nữa.
ánh mắt bà darnley đi từ gương sang tiền sảnh, rồi nhìn gương trở lại.
– Phải – Bà Darnley thở dài – Cứ mỗi ngày, ông đến đúng giờ này, suốt cả tuần lễ rồi. Còn hôm nay…
Bà ngưng nói, để lửng câu.
– Còn hôm nay – Hannibal nói thản nhiên – 1 tên trộm bị phát hiện trong gian phòng này!
– Nhưng không ai lấy cắp được tấm gương này! – Jeff phản đối ngay – Khung làm bằng thép. Nặng 1 tấn. – Chỉ để dựng nó vào tường thôi, cũng cần đến 3 người!
Bà Darnley hất cằm lên, như để thách thức. Nét mặt bà dữ dằn lên.
– Ông Jones à – Bà nói với chú Titus – Tôi sẽ rất vui nếu ông và 3 thám tử đồng ý ở lại gặp ông Santorạ Anh Warrington đánh giá 3 thám tử trẻ rất cao. Tôi muốn nghe ý kiến của 3 cậu về người ngoại quốc này.
Tiếng chuông vang lên lần thứ 3.
Bà Darnley không để cho chú Titus kịp trả lời.
– Con mời ông Santora vào đi! – Bà nói với May.

Chương 3 Lời Nguyền Của Chiavo
Người mà May mời vào phòng khách là 1 người đàn ông khá vạm vỡ, tóc đen nháy và đôi mắt to cũng màu đen. Bộ vét màu sáng có lẽ mua khá nhiều tiền.
– Thưa bà, nếu bà cho phép… người lạ bắt đầu nói.
Rồi ông nhìn thấychú Titus và 3 thám tử. Ông đứng sững lại, chau mày, mím chặt quai hàm.
– Tôi tưởng bà… bà…
ông ngưng nói 1 lần nữa, như thể đang cố chuyển sang tiếng Anh những từ Tây Ban Nha mà ông nghĩ trong đầu.
– Tôi tưởng bà không có khách! – Ông kết thúc câu nói vụng về.
– Mời ông ngồi! – Bà Darnley nói sau khi gật đầu chào khách rồi tự mình ngồi xuống. Tôi đang kể cho bạn bè nghe lịch sử của niềm kiêu hãnh trong bộ sưu tập của tôi: Tấm gương thần.
– Tấm gương của Chiavo vĩ đại! – Ông Santora tự tin nói.
Ông ngồi xuống ghế, đặt 1 gói giấy trắng lên cái bàn nhỏ bên cạnh.
– Một tấm gương tuyệt diệu! – Ông nói thêm.
– Hết sức tuyệt diệu – Bà Darnley đồng tình – Tôi đã thường gặp nhiều khó khăn để lấy được 1 số tấm gương hiện có, nhưng tôi xin nói rằng sự kiên trì cương quyết của ông để đòi tấm gương này là vô duyên.
– Muốn có được tấm gương của Chiavo không phải là vô duyên – Người Tây Ban Nha đáp – Senora… – Bà Darnley… tôi xin được nói chuyện riêng với bà.
– Không cần thiết – Bà ngắt lời. Ta không có gì để nói cả.
– Có chứ, ta cần phải nói chuyện!
Giọng ông cao lên 1 chút. Ông cúi về phía trước, mắt nhìn chằm chằm bà Darnley, chờ đợi 1 câu trả lời. Trong phòng, không ai dám động đậy.
– Tôi hiểu! – Cuối cùng ông nói – Vậy tôi phải nói trước mặt khách của bà. Senora, như bà đã biết, tôi đề nghị mua tấm gương với số tiền rất cao. Hôm nay tôi sẽ chứng tỏ tôi có thể trả giá cao hơn nữa. Tôi đề nghị 10.000 đôla cộng với 1 món đồ quý giá trong bộ sưu tập của tôi.
Ông lấy gói giấy trên bàn, đưa cho bà Darnley.
– Đây là 1 chiếc gương cầm tay tìm thấy trong phế tích Pompéi.
Bà Darnley cười:
– Tôi dư thừa tiền, không biết sài vào việc gì, còn mấy món đồ xuất xứ từ Pompéi, thì không có gì làm hiếm hoi cả. Ngược lại tấm gương có yêu tinh là độc đáo.
– Độc đáo – Ông Santora đồng tình – Không có tấm gương thứ 2 trên thế giới. Nhưng nó phải là của tôi.
– Không được.
– Quan trọng lắm. Bà không thể nào hiểu nổi đối với tôi nó quan trọng như thế nào đâu!
Ông gần như la lên.
– Tất nhiên là quan trọng, bởi vì chỉ có độc nhất 1 cái như vậy. Nhưng đối với tôi cũng quan trọng như đối với ông. Tôi không hiểu tại sao bộ sưu tập của ông được phong phú thêm, mà lại thiệt cho bộ sưu tập của tôi.
Santora hít vào thật sâu.
– Senora – Ông nói lớn tiếng – Tôi phải cảnh cáo bà…
Ông nắm chặt 2 taỵ Hannibal thấy bà Darnley gồng người lên trên ghế.
– Cảnh cáo tôi à? – Bà kêu.
Bà nhìn thẳng vào mặt khách:
– Senor Santora! Ông có biết rằng hôm nay có kẻ đột nhập vào nhà tôi không? Hắn bị phát hiện chính tại đây, trong phòng này.
Nét mặt Santora mất dần màu sắc, tái hẳn đi. Người Tây Ban Nha liếc nhìn tấm gương.
– Trong phòng này à? – Ông hỏi lại – Nhưng… mà không, tôi không hề bíêt. Làm sao tôi biết được?
Ông nhìn sàn nhà.
– Hắn bị phát hiện tại đây… tại đây…
Ông ngẩng đầu lên, mỉm cười miễn cưỡng:
– Tôi nghĩ không có gì bất thường cả. Tôi đọc báo biết rằng ở nước này, thanh thiên bạch nhật, có những tên trộm cả gan lẻn vào những ngôi nhà mà chúng tưởng kh6ng có người. Tôi hy vọng cảnh sát sẽ trừng phạt tên trộm? thích đáng.
– Rất tiếc, hắn đã trốn mất rồi – Bà Darnley nói.
Ông Santora nhíu mày, như tập trung vào 1 vấn đề nào đó.
– Senora, – Cuối cùng ông thở dài – Tôi không biết gì kẻ đã đột nhập vào nhà bà. Nhưng cả 2 ta đều biết 1 người duy nhất, đặt biệt là 1 người thấp nhỏ, không thể nào lấy cắp tấm gương của Chiavo nổi! Bà đồng ý chứ? Nhưng tấm gương này nguy hiểm.
– Thế à? – Bà Darnley nói.
– Tôi chưa nói hết sự thật cho bà – Ông nói tiếp – Thật ra tôi không phải là nhà sưu tầm. Chiếc gương xuất xứ từ Pompei… tôi mới mua hôm qua trong 1 cửa hàng bán đồ cổ ở Berverly Hills.
– Hy vọng ông không mua đắt quá! – Bà nói.
– Qúa mắc… bởi vì nó không làm cho bà đồng ý cho tôi gương Chiavo… Bà phải hiểu rằng… Không chỉ có 1 mình gương Chiavo là độc nhất trên thế giới. Chính tôi cũng độc nhất trên thế giới.
Bà Darnley lộ nét tức cười.
– Lời tuyên bố lạ lùng thật đấy, senor Santora!
– Tôi phải kể cho bà nghe lịch sử của tấm gương.
– Nhưng tôi đã biết rồi.
– Đúng hơn là bà tưởng là bà đã biết.
Bây giờ nét mặt và giọng nói của người Tây Ban Nha không còn thể hiện dấu vết bực tức gì. Ông bắt đầu nói từ tốn, như biện minh:
– Chiavo là 1 pháp sư rất giỏi – Ông bắt đầu nói – Chiavo cho chế tạo tấm gương đặc biệt này, và khi có được gương, ông đọc những câu thần chú trước gương. Khi được phù phép xong, gương cho phép ông nhìn qua đó thế giới yêu tinh, những thần linh mà người bình thường không thấy được. Và những thần linh này tiết lộ cho ông nhiều sự kiệnthuộc tương lai. Rồi ngày nọ, Chiavo biến mất.
– Tôi biết hết rồi – Bà Darnley khẳng định – Tôi cón biết Chiavo để lại tấm gương cho 1 gia đình ở Madrid: gia đình Estancia.
Santora gật đầu.
– Đúng – Ông nói – nhưng bà không bíêt toàn bộ sự thật. Chiavo có kẻ thù: những kẻ sợ Ông và cho rằng ông đã hại họ. Vì vậy mà ông đã không cho ai biết rằng gia đình Estancia thật ra chính là gia đình ông: vợ và con trai ông. Người con này lại sinh ra 1 đứa con trai nữa. Đứa con trai này sinh ra 1 người con gái. Sau đó, người con gái lấy chồng và họ Estancia biến mất. Nhưng suốt thời gian đó, gia đình vẫn cất giữ tấm gương. Sau đó, cách đây hơn 45 năm, trước khi tôi sinh ra, tấm gương của Chiavo vĩ đại bị lấy cắp. Chuyện xảy ra tại Madrid. Ồ! Tên trộm đã phải đền tội. Cha tôi lần ra dấu vết hắn và…
– Cha của ông! Bà Darnley thốt lên – Có phải ông là cháu của Chiavo không?
Santora cúi chào.
– Đúng, thưa bà. Cha tôi mới mất hôm naỵ Chỉ còn mình tôi và tấm gương phải thuộc về tôi. Nó là của tôi và tôi muốn để lại cho con trai tôi.
Bà Darlay ngồi 1 hồi, bất động. Bà có vẻ suy nghĩ dữ dội.
– Khi tấm gương bị lấy cắp – Bà nói – Vì cha của ông đã tìm ra dấu vết của tên trộm, thì sao cụ không lấy lại được gương?
– Vì tên trộm đã chết và tấm gương lại rơi vào tay 1 tên vô lại khác. Thưa bà, đối với chúng tôi, thì tấm gương ấy vô hại. Chúng tôi biết bí mật tấm gương. Chúng tôi biết cách sử dụng nó và nhờ phép thần của nó chứng tôi có thể tiên đoán được tương lai.
– Một vật rất có ích – Bà Darnley hơi mỉa mai nhận xét.
– Đúng vậy. Nhưng đối với những người không thuộc dòng máu Chiavo, thì tấm gương này nguy hiểm. Kẻ lấy gương của cha tôi được tìm thấy trong chính nhà mình… khi đã chết. Hắn không có vết thương nào trên người ngoài 1 vết phỏng nhẹ trên trán… vậy mà không còn sống nữa. Và tấm gương đã biến mất. Một lần nữa, cha tôi cố tìm cho ra. Một hôm, cha tôi nghe nói tấm gương thần đang nằm trong tay 1 người sống ở Barcelonẹ Cha tôi lên đường đi thành phố đó, nhưng đến quá trễ. Người đó đã tự treo cổ. Chủ nhà thì muốn lấy lại tiền thuê nhà mà người chết chưa trả và đã bán tấm gương. Người mua gương…
– Cũng tự treo cổ nữa à? – Bà Darnley hỏi.
– Bị mất mạng trong tai nạn đường sắt. Khi cha tôi bấm chuông nhà ông, thì ông đã chết rồi. Giữa lúc ấy, con ông lại trao tấm gương cho 1 người bạn đi Madrid. Người con có nói
rằng, trước khi chết ít lâu, cha anh ấy đã nhìn thấy 1 hình ảnh khủng khiếp trong gương: hình 1 người đàn ông tóc dài bạc trắng và mắt xanh lá cây. Đó là hình ảnh của Chiavọ Cha tôi không ngạc nhiên. Thật vậy, chúng tôi thuộc gia đình Chiavo và chúng tôi đã biết ông đi đâu khi biến mất. Ông đi xuyên qua tấm gương đến với những ngôi nhà ngầm, nơi các thần linh nhỏ bé sống. Ông vẫn ở trong đó, nhưng đôi khi trở về tấm gương và nhìn ra bên ngoài. Điều này phải được hiểu như 1 lời cảnh báo.
Bà Darnley đưa tay lên ôm cổ:
– Ông ta đi xuyên qua… tấm gương à?
– Giống như Alice – May nói khẽ.
– Tôi không thể tin được – Bà của Mya tuyên bố.
– Có thể bà chưa tin – santora nói – Nhưng bà hãy nghe tiếp đây. Người đàn ông đi Madrid bán tấm gương cho 1 anh sinh viên đại học… 1 người tên Diego Manolos. ít lâu sau đó, Manolos rời khỏi Tây Ban Nha trở về quê hương mình. Đó là 1 nơi mà bà biết, thưa bà: 1 hòn đảo nhỏ, nước cộng hòa Ruffinọ Ở đó, anh ấy cưới 1 cô gái, từng là bạn của bà, và vẫn là bạn của bà. Bạn của bà nghĩ gì về tấm gương?
– Cô ấy không thích nó, – Bà Darnley thừa nhận. – Bạn tôi cho rằng tấm gương xấu xí, và bạn ấy đúng. Gương không có gì là thẩm mỹ cả. Đáng lẽ chị ấy đã tặng cho tôi từ lâu lắm rồi, nếu không bị Ông chồng ngăn cản. Riêng chị bạn tôi chưa bao giờ thấy tấm gương có gì lạ. Nhưng gia đình Manolos đã giữ gương suốt 30 năm.
Santora cúi xuống bà Darnley và đột ngột nói khẽ đến nỗi Hannibal phải lắng tai mới nghe được ông nói gì:
– Tấm gương ấy bị nguyền rủa. Chiavo đã phù phép hại bất cứ ai giữ gương, nhưng lại không thuộc dòng máu mình.
– Nhưng Diego Manolos có bị gì đâu! – Bà Darnley phản đối – Trái lại, anh ấy rất thành công trên đường đời! Anh ấy làm cố vấn tổng thống Cộng Hoà Ruffino.
– Có lẽ lời nguyền đã lệch sang vợ anh ấy – Santora gợi ý – mắt nhìn bà Darnley đăm đăm không chớp – Kìa senora, bà hãy nói về chị bạn của bà. Vợ của Manolos có được hạnh phúc không?
Bà Darnley xoay đầu sang hướng khác để tránh ánh nhìn của Santora.
– Thật ra thì không – Bà miễn cưỡng thú nhận – Dường như lúc chồng còn sống, Isabella không được hạnh phúc. Anh ấy đối xử không tốt với vợ. Nhưng bây giờ anh ấy đã chết…
– Và sau khi anh ấy chết, việc đầu tiên mà vợ góa của anh làm, là gởi tấm gương cho chị! – Santora nhắc lại.
– Chị ấy biết tôi muốn cái gương đó.
Nói xong, bà Darnley hoàn hồn lại, nhử vừa thức tỉnh sau 1 cơn ác mộng, rồi đứng dậy.
– Senor Santora, ông đã kể cho tôi nghe 1 chuyện rất khó tin. Không ai có thể biến mất trong 1 tấm gương. Nhưng nếu ông thật sự là con cháu của Chiavo, thì ông phải chứng minh được. Có giấy tờ… giấy khai sinh và các loại giấy tờ khác. Nếu tấm gương là sở hữu hợp pháp của gia đình ông, thì tôi sẽ trả lại ông… Nhưng tôi cần chứng cớ.
Đến lượt Santora đứng dậy theo và lấy lại gói đồ trên bàn.
– Tôi đã mất hết mấy năm mới tìm lại được gương – Ông nói – Cha tôi đã lần theo dấu vết của nó từ Madrid đến Barcelone, rồi từ Barcelone đến Madrid. Tôi thì theo gương đến Ruffino, nhưng khi tôi liên lạc được với vợ góa của Manolos, thì đã quá trễ. Bây giờ, thì tôi ở đây. Tôi phải mất 1 thời gian để lấy được những giấy tờ mà bà yêu cầu, nhưng tôi chờ được. Tôi sẽ viết thư về Tây Ban Nha.
– Tôi cũng sẽ chờ – Bà Darnley nói.
– Vâng, thưa senorạ Nhưng trong khi chờ, bà nhớ là phải cẩn thận. Tấm gương này nguy hiểm.
Nói xong, ông bước ra. Ba thám tử trẻ nghe tiếng cửa mở ra, đóng lại.
– Câu chuyện thật khó tin! – Peter hơi xúc động nói.
– Chắc là ông ấy bịa ra thôi – Bà Darnley nói như để thuyết phục chính mình.
– Chắc Santora không phải là con cháu của Chiavo đâu. Mà không ai có thể biến mất vào gương. Nếu ông ấy thật sự là con cháu của Chiavo, thì tại sao không nói ngay từ lần gặp đầu tiên, cách đây hơn 1 tuần?
– Có lẽ – Hannibal trả lời – Vì ông ấy mới nghĩ ra chuyện ấy hôm nay thôi.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN