( ĐAM MỸ) BAO NUÔI - Chương 10: Cố gắng
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
339


( ĐAM MỸ) BAO NUÔI


Chương 10: Cố gắng


Chương 10: Cố gắng

Trường đại học.

Trí Đăng ngồi trên băng ghế đá ngoài sân trường, nâng trong tay một xấp hồ sơ.

Việc bảo lưu đã xong, cậu lại chẳng muốn nói rộng ra với ai cả. Cậu không muốn trong những giờ phút như thế này rồi, lại còn phải đối diện với đủ các câu hỏi hay sự thương cảm.

Không ai sống hộ cuộc đời của chính mình được, những ánh mắt đó càng chỉ khiến cho cậu thêm sầu.

Nhìn từng tán lá vàng khô giữa thu rơi rụng từ trên tán cây cao, xào xạc dưới chân,

Nói không tiếc nuối là không đúng,

Kia, thư viện, dãy hành lang, những buổi tan giờ.

Gạt bỏ đi thôi. Việc quan trọng nhất bây giờ đối với cậu chính là kiếm tiền.

Mỗi một tháng Tuệ Tâm góp về năm triệu, cậu dĩ nhiên phải tự biết bản thân cần cố gắng hơn nữa, hơn cả phần của chị gái mình nữa.

Chỉ có như thế, hai năm sau cậu mới còn cơ hội quay trở lại đây.

Tấm bằng Đại Học một lời nói không quan trọng là không quan trọng, nhưng thực tế nó chính là chiếc chìa khóa và bàn đạp cần thiết để con người ta có thể tiếp tục vững bước sau này, nhất là ở Việt Nam.

Với lại, cậu thật muốn một ngày nào đó trên bàn thờ cha, sẽ có thể đường hoàng mà đặt tấm bằng lên, cậu muốn ở nơi xa kia, ông vẫn có thể tự hào.

Trí Đăng hít vài ngụm khí lành lạnh của heo may, đứng dậy.

Gạt đi chút tiếc nuối cùng hoài niệm bên sách vở cùng bạn bè, chiều cuối thu đưa từng đợt nắng vàng nhạt chiếu lên gương mặt đã gầy lại thêm gầy.

——

Đức Thiện biết được tin Trí Đăng nghỉ học, một hai không chịu:

– Tau với mi ở với nhau rứa, mà mi nghỉ học không một lời mô?

– Cứ thế nghỉ hây?

– Mi nghĩ tốt quá! Rứa rồi tau làm răng?!

Trí Đăng đang gấp đồ, nghe một tràng giọng đặc miền Trung mà nhịn không được, gợn cười:

– Còn nói nữa là líu lưỡi luôn đấy!

Đức Thiện nóng nảy, giật lại cái áo gấp dở trên tay Trí Đăng:

– Đi làm thêm cũng có tiền học rứa? Chi phải nghỉ?

– Mi nói thật đi? Anh em sống với nhau hơn một năm rồi?

– Nếu khó khăn quá thì tau còn cái xe đạp điện kia, bán bay nốt.

Trí Đăng nhìn gương mặt chất phác đã chau đỏ, mở lời:

– Cảm ơn ông, nhưng mà không được đâu.

Đức Thiện bực dọc quay đi, đá cái nọ cái kia dưới chân. Trí Đăng nhìn sang, cậu lên Hà Nội một thân một mình, vài người họ hàng xa xôi cả vài năm chẳng gặp mặt, đến tên cũng quên hết, gặp được Đức Thiện cũng coi như là may mắn của cậu.

Đức Thiện có gương mặt chữ điền điển hình của một kẻ chất phác thật thà, ít nhất thì cũng không muốn cậu ta giận quá, vì thế gập đồ xong liền xếp chiếc bàn học ra, gọi với:

– Ngồi xuống đi.

Đức Thiện ngồi phịch một cái, trên mặt vẫn không khoan giận.

Trí Đăng chậm rãi kể hết toàn bộ mọi việc của gia đình, những con số nợ, điều kiện khó khăn, thậm chí cả việc chị gái của mình đã phải bán máu đi trả nợ, ngoại trừ việc bán mình kia được thay bằng mượn được, thì một lượt đều nói ra.

Gương mặt Đức Thiện từ tức giận, rồi chìm xuống, rồi lặng đi.

Đến khi vành mắt Trí Đăng đỏ hoe rồi, mãi một lúc Đức Thiện mới mở miệng được:

– Vậy bây giờ thế nào?

Đức Thiện nói được hai giọng,

Khi giận dữ không kìm được hoặc nói chuyện với gia đình đồng hương sẽ dùng tiếng địa phương, còn bình thường vẫn có thể nói lái tiếng Hà Nội khá chuẩn.

Nghe giọng điệu đã trở lên bình tĩnh thậm chí là nhỏ đi của Đức Thiện, Trí Đăng mới mở lời:

– Tôi định mượn xe ông vài ngày đi xin việc. Chứ đi xe bus hay lỡ giờ lắm.

Đức Thiện gật mạnh đầu:

– Được chứ! Thế ông định làm gì?

Trí Đăng dường như đã suy tính từ trước, liền nói:

– Hôm trước thấy có một quán cafe kèm đồ ăn nhanh mới mở, đang cần tuyển nhiều vị trí, cả bảo vệ lẫn phục vụ nữa.

Đức Thiện ậm ừ:

– Xin vào mấy quán đó thì dễ nhưng mà lương bèo bọt lắm, ông có tiếng Anh sao không tìm chỗ nào tốt tốt một tý?

Trí Đăng cười:

– Quán này bên Hồ Tây mà, nhiều khách nước ngoài lắm.

Đức Thiện lúc này mới gật đầu:

– Ừ, được, mai tôi cúp học một buổi chở ông đi coi.

Trí Đăng không từ chối lòng tốt của Đức Thiện, bởi vì cậu dù tiếng Anh có tốt đi chăng nữa, thật sự vẫn hồi hộp,

Bản tính nhát gan rồi, không thay đổi được, có Đức Thiện đi cùng cậu cũng bớt lo lắng, hơn thế nữa cậu không định chỉ xin một chân, mà là muốn xin cả hai chân việc.

Đức Thiện lại hoàn toàn không biết ý tưởng này của cậu, sáng hôm sau khi chờ bên ngoài còn vỗ vai động viên mấy cái.

——–

Quán café.

Đây không phải là một quán sân vườn, mà là dạng café công sở, có nhiều món ăn nhẹ, kem, gà rán, mì ý và cơm trưa đi kèm.

Vì chỉ còn vài buổi là khai trương, vì thế người quản lý có vẻ bận rộn, khi thấy Trí Đăng đến cũng không để ý nhiều,

Cậu cúi chào:

– Dạ chào anh, em đến để xin việc.

Người quản lý nhìn lướt cậu một cái rồi chỉ tay:

– Vào trong chờ một lát.

Trí Đăng bước vào gần quầy thu ngân, nhận lại được cái gật đầu cùng nụ cười của một chị đang ngồi trong phía bàn:

– Em tới đúng giờ ghê.

Trí Đăng cười đáp lại, hai bàn tay lo lắng đan cả vào nhau.

Mãi cho tới ba mươi phút sau, khi đã có thêm vài người nữa cùng tới, vị quản lý ngoài kia mới bước vào.

Đại khái rằng tuyển sinh viên thì được cái rẻ, lại trẻ, lại năng động. Nhưng cũng phải vạ đám sinh viên cực kỳ dỗi tính, hơi tí là nghỉ, hơi tí là nhảy việc, thậm chí còn chả thèm báo trước, vì thế thái độ của quản lý Cốc không mặn không nhạt.

Thậm chí có đứa khi nhìn bảng tên quản lý là Văn Cốc còn phá lên cười.

Văn Cốc hơn ba mươi tuổi, mặt nhăn thành một đám hướng về phía tiếng cười kia:

– Cậu bước về đi. Thái độ gì vậy?

Chị ngồi bàn máy tính biết được tính nết Văn Cốc không tốt liền nhỏ giọng :

– Bình tĩnh chút.

Quả thật set up một quán café tưởng đơn giản nhưng thực chất lại vô cùng phức tạp và lắm vấn đề. Quán chưa khai trương đã đủ đội kiểm tra cùng thuế má hằm bà rằng, thêm cái vấn đề tuyển người này nữa thật muốn xung huyết.

Đơn giản lắm,

Cũng là năm triệu, nhưng mấy người trẻ lại chỉ thích làm những công việc bàn giấy oai oai, chứ nhất định chẳng ai muốn thành một thằng bưng bê cả, có chăng cũng chỉ là tính tiếng ra tiền, làm thời vụ vô cùng chộp giật.

Vì thế đến lượt Trí Đăng giới thiệu, đã nghỉ học hẳn, muốn làm xuyên suốt lâu dài, cả Văn Cốc lẫn chị kia đều phải ngẩng mặt dò xét:

– Em muốn làm xuyên ca?

Trí Đăng gật đầu:

– Vâng. Em muốn làm nguyên ngày ạ.

Ở đây chia làm ba ca, một ca từ sáu giờ sáng tới mười một giờ trưa, một ca từ mười hai giờ trưa tới năm giờ chiều, một ca từ năm giờ chiều tới mười giờ tối.

Sau đó còn lại là dọn dẹp một chút.

Làm nguyên tháng một ca là bốn triệu, còn làm theo ngày thì tính theo ngày lương sẽ thấp hơn,

Thấy gương mặt của Văn Cốc hơi nhăn lại, Trí Đăng vội vã:

– Em làm được, em chắc chắn làm được!

Gương mặt đầy vẻ trông đợi, cuối cùng Văn Cốc miễn cưỡng nhận cậu hai ca.

– Ca đầu tới mười một giờ trưa, ca hai nghỉ, ca ba sẽ làm tiếp, ngày mùng 2 bắt đầu khai trương, nhớ đến sớm.

Trí Đăng vẫn còn do dự không chấp thuận.

Cậu muốn làm việc kiếm tiền, chứ không phải là đi nghỉ dưỡng, thời gian cả buổi chiều dài biết bao nhiêu, cậu vốn dĩ không cần nghỉ ngơi nhiều như thế.

Đánh liều:

– Anh quản lý, thật sự gia đình em gặp nhiều khó khăn, em mong anh chị có thể xem xét giúp.

Văn Cốc vặn lại:

– Rồi cậu không đảm bảo sức khỏe thì sao? Chỗ chúng tôi cũng nhận người làm chứ không nhận người chơi!

Trí Đăng bị quát, hơi gợn trong lòng, cúi thấp đầu. Chị ngồi máy tính kia – Lê Ngọc nghĩ nghĩ một lát liền nói bồi:

– Hay là ca giữa em làm bảo vệ đi? Nói thế chứ bảo vệ còn nhẹ nhàng hơn chạy bàn nhiều, chỉ ngồi trông xe thôi.

Văn Cốc còn chưa kịp gạt, mấy đứa trẻ tuổi mặt trắng bệch này đương nhiên sẽ chẳng mấy đứa chịu khoác lên người bộ áo của chân bảo vệ, vì thế mà còn chưa tuyển đủ kia kìa.

Vậy mà Trí Đăng đã vội vã đứng bật dậy cúi đầu cảm ơn:

– Nếu được vậy thì em cảm ơn quá! Em cảm ơn anh, cảm ơn chị!

Văn Cốc có chút sững sờ.

Hừm.

– Được rồi! Vậy cứ tạm vậy đi, một thời gian sau rồi chịu không nổi đừng có nói tại tôi.

———

Một thời gian là bao nhiêu lâu?

Một tháng, hai tháng trôi qua,

Trí Đăng sáng nào cũng dậy từ năm giờ, trở về nhà là mười một giờ khuya,

Không một lời than vãn, không một ngày nghỉ việc.

Ba ca, lương là mười hai triệu, tiền thưởng thêm mỗi tháng cũng được cả sáu bảy trăm, Trí Đăng chỉ dành lại con số lẻ, mỗi một tháng đều đặn gửi về nhà mười triệu kia.

Những đồng tiền vắt từ mồ hôi, nước mắt ra bao giờ cũng đáng trân trọng, cậu nâng niu rất cẩn thận, gói ghém cũng rất cẩn thận.

Cho đến một ngày Văn Cốc ” tóm” được cậu nhờ Lê Ngọc đi chuyển tiền giùm mới gặng hỏi:

– Cậu chuyển hết về quê rồi lấy gì sống?

Tiền phòng hết một triệu, xe đạp không tốn xăng, bữa sáng bữa trưa bữa tối đều chỉ là những thứ đồ chán ngắt.

Trí Đăng gãi đầu gãi tai.

Vài ngày sau đó, Văn Cốc bỗng chỉ tay lên trên lầu:

– Trên kia có một cái gác xép, cậu có thể dọn đến đấy, đỡ tiền phòng cũng đỡ mất công đi lại.

Trí Đăng còn chưa hết ngạc nhiên, Văn Cốc đã tiếp lời:

– Còn nữa, cậu cũng đừng thật thà quá, suất ăn phòng bếp nhiều khi, ừ thì cứ lấy ăn một ít, tôi sẽ mắt nhắm mắt mở, cứ ăn mấy cái bánh mì đó hoài sao mà được.

Trí Đăng ngây dại rồi cảm ơn rối rít.

Văn Cốc chậc lưỡi lướt qua.

Chẳng thấy cái thằng nào mà thật mà ngu như cái thằng này!

Mấy đứa khác thì thôi rồi, hôm nào ế, suất ăn trưa dư nhiều nó còn lén lút gói mang về, thế mà tên nhóc này lại chẳng bao giờ bén mảng.

Nếu không phải tận mắt thấy nhiều ngày liền anh cũng chẳng dám tin trên đời có con gà mờ như thế.

——–

Cứ nghĩ như thế là tốt lắm ấy!

Vậy mà không, nó cũng cơ hội gớm, hai hôm sau dọn đồ đến còn dẫn theo một người.

Văn Cốc nhíu mày thành một chùm:

– Ai đây?!

Trí Đăng có chút ngại ngùng:

– Dạ, đây là Đức Thiện, bạn cùng phòng với em. Hôm nay em dẫn đến để xin phép anh, có thể nào cho nó ở cùng với em không ạ?

Văn Cốc không thèm nhìn qua:

– Không được!

Đức Thiện tay xách hành lý của Trí Đăng, đặt xuống:

– Dạ, em chào anh, em biết là phiền nhưng mà tụi em ở với nhau lâu rồi ấy, em sẽ trả thêm tiền phòng ạ.

Văn Cốc kiên quyết:

– Không được, trên gác đấy tôi còn định sắp xếp cho bạn kia cũng làm ở quán, cậu không phải là người ở đây bất tiện lắm.

Trí Đăng mừng như bắt được vàng, lớn giọng hơn thường ngày:

– Anh! Vậy anh tuyển cậu ấy luôn được không ạ? Quán đang thiếu người mà cậu ấy mới xin nghỉ ở bên kia.

Văn Cốc: ???

Đúng là há miệng mắc quai mà!

========

Gác xép không rộng, đứng dậy chỉ cách mái khoảng hai gang tay, nói thẳng ra trước đây là lắp để chống nóng, nhưng so với căn phòng trọ trước đây thì được hơn nhiều lắm.

Trí Đăng vui vẻ đến nở hoa ra mặt, một tháng tiết kiệm được thêm một triệu, cậu có thể dành mua ít sách, còn có mua thêm một khóa học online tiếng Nhật nữa.

Ngoại ngữ thứ hai.

Bởi vì, trong một chương trình kia, có người nào đã nói ” Tôi nghĩ ngoại ngữ là nền tảng cần thiết, tuổi trẻ muốn nghĩ đến thành công thì tất yếu nên nắm trong tay thêm hai thứ ngôn ngữ nữa”

Trí Đăng đưa tay vuốt ve lên một tờ tạp chí doanh nhân.

Ngoài bìa đó là vẻ mặt cương nghị của một người – Dav Trần, tổng giám đốc N.M

Đức Thiện bởi vì dáng người cao to lại khỏe hơn Trí Đăng nhiều nên hầu hết mấy thứ nặng đều do cậu vác lên, vuốt mồ hôi bước vào:

– Lại nhìn mấy cái hình đấy à? Thần tượng gớm thế!

Trí Đăng ngượng ngùng như một kẻ trộm bị tóm, vội vàng cất quyển tạp chí chứa đầy những tấm ảnh người kia đã được cắt ra gọn ghẽ đặt bên trong.

———

Gác mái,

Đức Thiện đã ngủ say vì mệt cả ngày,

Trí Đăng lại lật giở ra vài hình ảnh, giơ lên phía cửa sổ trên cao.

Dav, dù thế nào cũng phải cảm ơn anh.

Nếu không có số tiền đó, có lẽ ngay cả cơ hội được thở một cách thoải mái như thế này, tôi cũng không có được.

Dù ánh mắt khinh miệt đó tràn đầy lạnh lẽo, nhưng cũng vì nó mà tôi sẽ cố gắng, cố gắng hết sức để vươn lên.

=======//==========

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN