Đất Rừng Phương Nam
Chương 4: Đêm kinh khủng
–
Ông con ơi? Cơm đã dọn sẵn rồi đấy? – dì Tư Béo mát mẻ nói vọng ra.
Đáng
lẽ phải đi nhanh vào và sẵn sàng chịu đựng những câu quát mắng của bà chủ đôi
khi cũng bất thần nổi nóng với mình, thì tôi lại bước từng bước một cách hết sức
chậm chạp.
Mùi
cá kho khô thơm lừng mà ban nãy nghe thấy đã thèm rõ rãi khiến tôi cảm thấy
bụng đói cồn cào, bây giờ bỗng bay đâu mất. Tôi không sợ những lời quát mắng.
Thậm
chí những câu chửi rủa tục tằn cũng không làm tôi bực túc hay run sợ nữa. Bởi
vì, đối với một thằng bé lưu lạc một thân một mình như tôi, thì bất cứ người
nào cũng có thể hoạnh họe, bắt nạt, trút giận dữ lên đầu tôi một cách hết sức
vô lý được. Điều đó, tôi chẳng coi ra mùi gì. Thực tình thì. ban đầu tôi cũng
khổ sở đau đớn vì phải hứng chịu những câu mắng mỏ thô lỗ cục cằn kiểu bọn đầu
đường xó chợ mà từ tấm bé, vốn sống được nuông chiều trong một gia đình nề nếp,
tai tôi chưa hề quen nghe. Tôi đã nghĩ rằng ngày nào cũng ngửa tai ra mà hứng
lấy những lời xấu xa như vậy, thì mình đến vỡ óc ra mà chết thôi. Tôi tự nhủ:
“Dại gì mình làm tờ giấy thấm để có giọt mực nào rơi xuống cũng hút lấy? Hãy
ném trả lại cho họ”. Thế là tôi đã nhanh chóng tìm ra phương pháp chống
trả tiêu cực một cách có hiệu quả.
Một
là tôi cứ lờ đi, sự phản ứng ngấm ngầm bên trong đã tạo thành một thứ vỏ thép
mà những lời cay độc đến mấy bắn vào cũng sẽ lập tức bật ra quay về trúng lại
họ.
Chẳng
vậy mà những người đã há vành cung miệng, dùng lưỡi bắn tôi đã lồng lộn lên
trước thái độ thản nhiên như không của tôi đó sao? Nhưng trái lại, tôi rất sợ –
vừa sợ vừa căm ghét – những câu mát mẻ, nói bóng nói gió xa xôi. Thái độ ấy
thường gây cho tôi nhiều đau đớn, và những vết thương trong tâm hồn thơ bé của tôi
cứ tấy lên mỗi lúc nhớ đến giọng nói mát mẻ, ngọt như mía lùi nhưng lại có xát
ớt mà một người lớn đã ném cho một đứa trẻ con…
Thấy
tôi lặng lẽ bước vào, dì Tư Béo càng bực tức:
–
Bữa nay mày câm rồi à? Thụt lưỡi rồi hay sao?
Tôi
chẳng nói chẳng rằng, cứ lẳng lặng đi lau đũa lau bát, dọn mâm ra bàn. Bà ta
nhấc nồi cơm, múc cá kho, xới cơm ra bát xong đâu đấy, bèn hứ một tiếng:
– Không ngồi vào mà ăn, còn đợi mời đợi thỉnh nữa
sao?
Chưa
có lệnh bà chủ, lẽ nào tôi dám tùy tiện, ngồi vào mâm trước? Mà đợi bà phải bảo
thì tôi lại mắc vào cái tội chờ mời chờ thỉnh? Đằng nào, tôi cũng có lỗi cả? Mà
nào tôi có tội gì cho cam. Bà ta bảo tôi rằng bà ta đi đòi nợ đến tận đỏ đèn
mới về. Quái qủy gì đã bắt bà về sớm từ chiều, tôi làm sao rõ được?
Bà ngó nghiêng vào mặt tôi, có lẽ dò xem thái độ
hơn là chờ câu trả lời.
–
Cháu không đói! – tôi đáp bằng cái giọng không phải của chính mình.
–
Mặc mày thôi. Cơm nhà tao cũng chẳng thừa?
Bà
ta nói lúng túng, giọng khê đặc như nén lại giữa cổ, bàn tay run run vờ cầm đôi
đũa, dôi mắt trừng trừng nhìn tôi. Từ bộ mặt giận dữ, chiếc cằn nung núc lúc
nào cũng ướt đầm mồ hôi của bà ta, đến mọi vật quen thuộc trong quán, tất cả cứ
mờ dần trước mắt tôi… Tít đằng xa kia, dưới gốc cáy bã đậu ở chỗ ông cụ già
bán rắn đã rời đi, một vệt ánh sáng nhờ nhờ phủ dài trên mặt đất bắt đầu sẫm
lại. Vẳng trong tai tôi, giọng nói ấm áp đầy trìu mến của ông già xa lạ:
“Cháu không về nhà à?” Từ trong ngực tôi như có một cục gì cứ dâng
lên, tôi cố nuốt xuống mà nó vẫn cứ trào lên nghẹn ngang giữa cổ. Tôi không nén
xuống được nữa, đành để cho nó thoát bật ra thành tiếng nấc và tôi đã khóc.
Hình
như dì Tư Béo chỉ chờ đợi có bao nhiêu đó. Nụ cười hả hê, chiến thắng của bà ta
lập tức nở ra như miếng bánh phồng tôm thả vào chảo mỡ đang sôi reo. Có lẽ bà ta
tưởng rằng thái độ lạnh nhạt và những lời mát mẻ của bà ta đã có hiệu quả trông
thấy. Mà như thế là đủ rồi.
Thường
thường, những người lớn sau khi thấy mình chiến thắng dược một đứa trẻ con,
hành hạ cho nó khổ sở đến điều, lại hay muốn tỏ ra rộng lượng, nhân hậu một cách
hết sức buồn cười.
– Chà,
hôm nay dì… như con mụ điên ấy? Đừng có chấp nê tao làm gì? Mày mà oán dì thì
mày phải tội đó. Chẳng qua là dì giận các lão già, rượu chịu thì cứ uống phứa
đi như nước, mà tiền thì một đồng cũng không chịu nhả ra!
Bà
chủ quán vừa nhăn nhó làm lành vừa gật gà gật gù thú nhận như vậy.
Bà
ta lăng xăng đi thắp đèn, cười nói bả lả, làm như không có chuyện gì vừa xảy
ra, một hay bảo tôi ăn cơm đi kẻo nguội.
Tất
nhiên là tôi phải ngồi vào bàn cùng ăn với bà ta thôi. Suốt bữa cơm, dì Tư Béo
không ngớt phàn nàn cho số phận hẩm hiu của mình. Rằng bọn đàn ông vô sỉ, thấy bà
ta một thân một mình giở trò lừa đảo, có đứa còn lợi dụng tình thế gay go giặc
sắp đánh vào đến nơi, cứ ỳ ra không trả nợ, thậm chí còn toan bắt nạt bà… Cơn
giận làm bà ta phát no, hay vì mải nói quên ăn không biết, bà ta cứ luôn gắp bỏ
vào bát tôi, cho đến khi tôi ăn xong rồi mà bát cơm trước mắt bà ta chưa vơi
được quá nửa.
–
Chúng nó đừng hòng bắt nạt bà! – dì Tư Béo kết thúc tràng kể lể của mình bằng
câu quyết liệt ấy, trước khi cầm bát đưa lên miệng để và nốt lưng cơm còn lại.
– Đúng như vậy thôi? – tôi buột miệng nói.
– Mà mày thấy có phải không? Đừng có đứa nào
hòng…
– Dạ. Người oai tín như dì thì cháng ai dám động
tới chéo áo chứ trông gì bắt nạt.
Bà
ta dặng hắng một tiếng, bộ mặt nom rất hả hê. Bây giờ tôi mới nghiệm ra rằng
chẳng riêng gì bọn lau nhau chúng tôi, mà người lớn người già lại càng rất
thích được khen cho dù đó là lời khen xỏ của một đứa trẻ con. Của đáng tội, nói
rộng ra thì chưa biết thế nào, chứ trong cái xóm chợ này, những tay sừng sỏ
nhất cũng chẳng dám động đến cái móng chân bà chủ quán rượu cô độc lắm phù phép
này. Không có mấy người là không nợ tiền bà. Cứ một đồng thì một ngày năm xu
lãi. Cần lúc nào, hỏi lúc nào cũng có. Ai gặp bà ta ngoài đường cũng chào. Bà
ta lại là người chắt bóp, tiện cặn, không đánh bài bạc gì, nên hai cái túi bóng
mỡ cài nứt kim băng cứ phồng lên, no tròn theo thân hình béo ních của chủ nó.
Cuộc đời và uy tín của bà ta, nói tóm lại đều tập trung ở hai cái núi nặng trĩu
giấy bạc này.
–
Lão Ba Ngù ngày hôm nay có tới đây không? – dì Tư Béo chợt hỏi tôi.
–
Không thấy đến. Việc gì thế, dì?
– Không. Cũng chẳng có việc gì. Hỏi thế thôi?
– Lúc
sáng cháu có gặp bác ấy ở chợ. Bác ấy mua con rắn to lắm. Bác ấy rủ cháu
về theo bác ăn cháo rắn chơi. Nhưng cháu không đi.
– Thảo nào? Chắc là nướng trọn mấy đồng bạc
của người ta nhờ lão đưa trả cho tao rồi. Hứ hự
Tôi cất dọn mâm bát xong, không biết làm gì,
nhận thấy bếp còn hồng bèn đi lấy ấm đặt lên. Dì Tư Béo thì ngồi nhai trầu tóp
tép ngoài chiếc chõng tre, tay không ngớt phẩy quạt xành xạch.
Đêm oi quá. Không có lấy một chút gió nhẹ cho
đỡ bức. Dường như cơn dông ban chiều đã phung phí quá trớn, giờ đây, đêm đến,
hết sạch gió rồi, đành hổn hển nén sự bực bội vào trong bóng đen dày đặc một
thêm nặng nề trùm xuống mặt đất mênh mang.
– Chào dì Tư. Gớm, mắc cơn dông hồi chiều,
chèo xuýt chết. Mệt rã người. Về tới quán dì, thấy khỏe ra ngay.
Tiếng cười lanh lảnh của mụ vợ Tư Mắm cùng
với chiếc áo bà ba lụa màu xanh nước biển của y xuất hiện trong quán như xua
tan bầu không khí ngột ngạt từ nãy giờ.
– Đã cơm nước gì chưa? –
dì Tư Béo bước xuống chõng, vặn to ngọn đèn, hỏi cách vồn vã.
Mụ đàn bà uốn lưng như một con mèo cái, đưa
mắt nhìn vào tận bếp rồi xòe đôi bàn tay trắng muốt để lên mặt bàn. Mụ thong
thả đặt đít xuống ghế, thở phào ra:
– Chừng này chưa có gì bỏ bụng thì có mà
chết! Ăn cơm rồi dì ạ. Nhưng nếu nhà còn thứ gì mặn mặn thì dì bắc hộ nồi cháo
hoa, chốc nữa húp vài bát cho nó tỉnh người.
– Bữa nay tôi đóng cửa cả ngày, có bán chác
gì đâu. Nhà còn một ít cá kho tiêu thôi. Tôi thèm, kho ăn chơi một bữa, hãy còn
nửa nồi đây! – dì Tư Béo đáp.
Tư Mắm khom người bước
vào quán, nách cắp chai rượu tây, tay cầm con cá mực khô.
– Nướng giùm qua chút, chú em! – hắn nói vọng
vào bếp, mắt nhận ra ngay tôi dang đứng trong bóng tối.
Không chờ tôi bước ra, Tư Mắm đi luôn vào bếp
giúi con mực khô vào tay tôi. Rồi hắn móc thuốc lá ra, nách vẫn cắp chai rượu,
bật lửa lên đốt điếu thuốc hút tại chỗ. Đôi tròng mắt bé ti hí như mắt rắn đảo
quanh một vòng rất nhanh, khiến tôi phải sợ sợ, không dám nhìn hắn.
Tôi quạt than đỏ lên, nướng mấy con mực xong,
đặt lên cái đĩa kèm theo quả chanh và. một ít hạt tiêu giã nhỏ, bưng ra bàn.
Tư Mắm gọi một xị rượu đế, ngồi ngay ở đầu
bàn, chiếc bàn dài chỗ cửa ra vào, rót rượu ra cốc và lặng lẽ xé mực bỏ vào
miệng nhai nhồm nhoàm. Mụ vợ hắn ri thì ngồi chỗ góc bàn nhỏ bên trong, kê sát
vách. Thấy mụ mở nút chai “cột nhà vuông rót thứ rượu thơm thơm vào chiếc
cốc nhỡ, cho thìa đường vào, tôi vội vàng lấy ngay ra bát nước sôi đặt lên bàn,
trước mặt mụ ta.
– Thằng bé này ngoan quá! Em phải là đứa làm
bồi các nhà hàng lớn ngoài tỉnh, chứ không phải là chú nhỏ hầu rượu chỗ này
đâu?
Mụ cười cười khen tôi như vậy và chậm rãi thả
cốc rượu ngâm vào bát nước sôi. Hai bàn tay ngón búp măng thoăn thoắt mở con
dao xếp kiểu sáu lưỡi ra, cắt gọn nhẹ một lát chanh rồi cho vào cốc, úp đĩa lên
đậy lại. Giống hệt như cái lần mụ đã “chế biến món thuốc giải cảm” bận
trước.
– Hai ông bà ngồi chơi, nghỉ một chốc đi! Tôi
đi tắm một cái cho mát đã, – dì Tư Béo vừa nói vừa bước vào buồng lấy quần áo,
và khi trở ra, không quên bảo tôi: – Vo nắm gạo bắc lên bếp nấu nồi cháo đi,
con. Nhớ nấu loãng nhá!
Trong một thoáng, tôi đã làm xong việc bà chủ
bảo, rồi đến lặng lẽ ngồi bên bếp lửa, chỗ nghỉ ngơi và là nơi trú ẩn tốt nhất
cua tôi mỗi khi tôi muốn quan sát một người khách rượu nào đó ở bên ngoài.
Từ trong bếp lửa nhìn ra, không có một cử chỉ
nào của Tư Mắm lọt khỏi mắt tôi. Hắn uống hai cốc rượu liền, uống vội vàng,
xong lại xé mực nhai nhóc nhách, mắt luôn luôn ngó ra cửa… Hành tung của đôi
vợ chồng này có nhiều khác lạ, càng khiến tôi chú ý theo dõi. Những lần trước,
quán đông khách, Tư mắm vẫn đến uống rượu.
Mắt hắn luôn luôn nhìn vào cốc rượu, dường
như người đăm chiêu nghĩ ngợi, hoặc có một tâm sự đau buồn gì.
Hắn không mấy khi bắt chuyện với ai và không
nhìn ai. Chỉ khi nào hắn đưa cốc rượu lên uống, đôi mắt ti hí mới liếc ngang,
nhanh như tia chớp, ném cái nhìn trộm ra xung quanh. Đêm nay hắn không nhìn vào
cốc rượu, mà chỉ ngó ra cửa.
Không biết con mụ vợ nó làm gì ngoài góc bàn.
Chỗ tôi ngồi, khuất tấm vách ngang không trông ra được. “Chà, con qủy cái
này là một tay rượu không vừa đâu?”. Tôi nghĩ thầm như vậy. Mới cách đây
có hai hôm mà nó đã mở thêm một chai “cột nhà vuông” nữa rồi. Dứt
khoát không phải là thuốc giải cảm như mụ ta nói. Thuốc thì người ta nhắm mắt,
nhắm mũi uống một hơi chứ đâu có ngồi nhấm nháp từng ngụm, thưởng thức một cách
khoái trá như những tay bợm rượu sành sỏi? Và bàn tay nó cầm thìa khuấy cốc, ngón
út cong lên đầy kiểu cách, có phải là bàn tay của người lam lũ đâu. Giá như đó
là những con mẹ che dù đầm từ ngoài tỉnh chạy vào, luôn mồm kêu là không có
nước ngọt tắm, không có nước đá uống thì là chuyện dĩ nhiên, không nói làm gì.
Vợ một tên lái mắm tèng xí (đồ bỏ, đồ vứt đi) mà chứng học đòi làm sang thế kia
ư?
Không? Dứt khoát là không phải. Bộ quần áo bà ba tầm thường của mụ chỉ là cái lốt
bên ngoài, không che giấu nổi cốt cách của mụ ta.
Con mụ quái qủy này đang làm gì ngoài đó? Câu
hỏi ấy cứ lởn vởn qua hình bóng những lưỡi lửa nhảy múa trước mắt tôi. Tôi
không thể chịu được nữa, bèn đứng dậy rón rén bước ra.
Mụ ta đang cắm cúi viết trên một mảnh giấy
nhỏ xé ra từ quyển sổ ghi chép các món tiền thu nhập hàng ngày. Cốc rượu vẫn
nguyên chưa đụng tới. Làm sao xem được mụ ta viết cái gì đây? Tôi lia mắt sang
thấy bát nước hâm rượu không còn bốc hơi nữa, bèn nảy ra ý nghĩ sẽ vờ cầm ấm
nước sôi đến rót thay vào bát nước nguội để có thể tới bên bàn mụ ta ngồi. Tôi
nén thở, bước rén bằng những đầu ngón chân và đứng sát bên lưng mụ, nhìn qua
vai mụ. Trên mảnh giấy, những dòng chữ Pháp viết tháu vội vàng, nhưng vẫn đẹp
như cắt, nghĩa như sau:
“llcB-15-5-/946. – Hai trung dội chính quy
trang bị đầy đủ. Một súng máy Bữ-ren. Cạnh đền: Một đại đội dân quân vũ khí thô
sơ. Đập Đá: Một trung đội hỗn hợp, mười cây súng trường. vài chục lưu đạn tự
làm lấy. 13.5: Một cán bộ quân sự cao cấp dã qua đây: Đoàn thuyền vận tải quân
lương đi về hướng Thới Bình… “
Những dòng chữ phía đuôi bị khuất qua mớ tóc
xõa bên vai mụ ta, không đọc được. Tôi nén thở, rướn người lên, tim đập thình
thịch trong ngực. Đột nhiên, mụ ta quay phắt lại khiến tôi giật mình suýt buông
rơi cái ấm xuống đất. Nét hốt hoảng vừa thoáng hiện trong đôi mắt to đen lay
láy của con mụ đàn bà nham hiểm khi vừa nhìn đến tôi lập tức biến ngay, và
nhường chỗ cho những tia nhọn hoắt như những mũi kim phóng vào mặt tôi.
– Xem trộm cái gì? – mụ
ta nén giọng hỏi khẽ, cặp môi mỏng dính run run dầy phẫn nộ.
Tư Mắm lập tức xô ghế đứng dậy. Tôi tưởng hắn
sẽ nhảy xổ vào bóp họng tôi ngay. Nhưng hắn vẫn đứng nguyên đấy và đưa mắt nhìn
mụ vợ, rõ ràng là hắn đang chờ mệnh lệnh mụ ta giống như một con chó săn chờ
lệnh chủ.
Trong lúc ấy, tôi đã kịp đủ thì giờ trấn
tĩnh. Lúc bấy giờ tôi cũng không hiểu tại sao mình lại tỉnh táo được như vậy…
Tôi gãi tai, cười và nói cách hồn nhiên:
– Thím viết đẹp quá! Chữ đẹp như cắt ấy, mà
lại không kẻ dòng… Đẹp hơn cả chữ anh Sáu tuyên truyền
– Mày đọc rồi à? – mụ ta
trố mắt hỏi, cố nén giận dữ.
– Đọc từ nãy giờ… mà thím viết thứ chữ Tây
chữ u gì, cháu không hiểu được. Cháu chỉ đánh vần quốc ngữ bập bẹ và đọc được
con số từ một đến một trăm thôi. Nhưng phải đánh vần lâu lắm kia.
Con mụ thở phào một hơi nhẹ nhõm:
– Con nít đừng có nhìn lén, đừng xem trộm khi
người lớn đang viết, nhớ không. Vậy là kém lịch sự và vô phép.
Tôi cười hì hì ra vẻ nhận lỗi:
– Cháu đến thay bát nước sôi cho thím chứ.
Tại chữ thím viết đẹp quá, cháu cứ mải xem… Cháu đâu có dè thím rầy! Mọi khi,
anh Sáu tuyên truyền viết, cháu đứng sau lưng coi mà ảnh chẳng rầy la gì…
– Ừ, thôi. Thay bát nước khác đi! – mụ ta
chớp chớp mi mắt, cười với tôi… – Qua ghi các món tiền người ta mua chịu mà.
Viết bằng chữ quốc ngữ mới, em không đọc được đó thôi. Đây này – mụ ta vừa nói
vừa chìa mảnh giấy đến bên ngọn đèn – con số 15 nầy là người ta thiếu qua mười
lăm đồng… Con số năm này là năm ngày nữa họ sẽ trả.
– Cháu biết! – tôi tươi cười.
Con mụ càng cố ý đánh lừa tôi bằng vẻ thành
thực thì tôi cũng mượn màu thành thực để lừa lại nó. Trong khi ừ ào với mụ ta,
tôi đã đọc nốt những dòng chữ cuối: tấn công tốt nhất vào khoảng bốn giờ sáng.
Trạm canh gác chỉ có bốn đứa: hai súng ca-líp 12. Bắt sống. Trời mưa to, có thể
núp trong mưa. tắt đường ruộng bất thần đánh vào ban ngày.
Thay bát nước xong – không hiểu sao bây giờ
tay có hơi run – tôi cố trấn tĩnh bằng cách đứng lại nói với mụ ta một câu tróc
khi quay vào bếp.
– Thím đừng mách dì Tư, dì Tư mắng cháu tội
nghiệp?
– Ừ, không mách đâu. Vào xem nồi cháo được
chưa…
Tôi không nhìn Tư Mắm nhưng tôi biết Tư Mắm
đang cười. Tôi vào đến cửa bếp, còn nghe hai tiếng thở phào ra cùng một lúc của
đôi gián điệp vườn này, và tôi biết chắc chắn rằng chúng đang nhìn theo tôi
không phải bằng nhũng cặp mắt đầy hoảng hốt và dữ dội như ban nãy.
Dì Tư Béo đã tắm xong,
vào ngồi bên chõng rũ tóc ra cầm quạt quạt cho khô tóc.
– Trời oi quá! Tắm rồi mà
mồ hôi cứ vã ra như chưa tắm!
Thấy con mụ vẫn cắm cúi viết, dì Tư Béo hỏi:
– Bữa nay người ta mua chịu nhiều lắm sao.
Ghi gì mà hết tờ nọ tới tờ kia vậy?
– Cũng chút đỉnh thôi… Biên các số tiền chi
tiêu lặt vặt ấy mà? Mà cũng xong rồi đấy. Thôi, dọn cháo ra ăn chơi đi, dì Tư.
– An ơi, lau mâm bát đi, con? – dì Tư Béo gọi
vọng vào bếp, bảo tôi.
Tôi vừa toan nhấc nồi cháo xuống, bỗng nghe
dì nói tiếp:
– Ngày nào cũng biên chép nhiều như vậy, bảo
thằng bé nhà tôi nó viết hộ cho. Nó tốt chữ lắm đấy!
Không biết qủy ma nào giật lưỡi bà ta, mà bà
ta ngứa mồm ngứa miệng nói ra làm gì điều đó. Tôi nghe con mụ vợ Tư Mắm
“à” lên một tiếng, và mụ ta bưng cốc rượu uống ừng ực một hơi. hình
như mụ ta đang xoay xoay cái cốc trong tay, nghĩ ngợi gì lung lắm, vì sau một
hồi lâu, tôi mới nghe tiếng cốc dằn hơi mạnh xuống bàn.
– Thằng bé mới mười bốn mười lăm tuổi gì đó
mà đã đỗ phi-ca” rồi đấy! “Biết đâu chùa rách Phật vàng… Ai hay
trong quán ẩn tàng kim luân” (2 câu trong truyện thơ lục vân tiên). Coi nó
lèng quèng vậy mà chữ Tây đọc giòn như bắp rang đó. Hôm nọ nó cầm tờ báo Tây
đọc vách vách, còn cắt nghĩa cho thằng Sáu tuyên truyền nghe nữa chứ!.
Tôi nghe bà chủ quán nói một hơi như vậy, túc
muốn điên lên. Trời ơi! Tôi có đọc báo Tây và dịch nghĩa dịch ý cho anh Sáu
tuyên truyền hồi nào đâu mà bà ta bỗng dưng hứng khẩu khoe tướng lên như vậy?
Mà bà ta đã quả quyết như vậy rồi thì tôi còn hòng chối cãi làm sao. Tôi làm
sao thoát khỏi tay bọn chúng mà chạy đến báo cho anh Sáu tuyên truyền hay được
Tôi đứng im để hết tai ra nghe ngóng, nhưng mạch máu cứ đập trong tai làm tôi
không còn nghe gì rõ.
Không thấy vợ chồng Tư Mắm nói gì, bà ta trỗi
giọng:
– Bé thế mà đỗ “phi-ca” thì giỏi
lắm?… Ngày xưa có một ông giáo “phi-ca” mê tôi lắm, nhưng duyên
trời không định…
Từ quán đến chợ thì xa. Ngược lên, đến xóm
Tràm nơi trung đội Cộng hòa vệ binh đóng lại càng xa hơn nữa! Tôi mà chạy đi,
nhất định Tư Mắm sẽ giết tôi ngay giữa đường. Không làm cách nào bịt mồm bà chủ
được, tôi đành liều thôi. Hai tay run lập cập, tôi lần trong bóng tối, tháo
miệng túi da beo ra để cho dễ rút con dao găm, rồi cứ để nguyên cả bao da nhét
vào bên trong thắt lưng, phủ vạt áo vét tông ra ngoài cho khuất cán. Tôi không
thể chuẩn bị trước những câu trả lời với bọn chúng. Biết thế nào được mà chuẩn
bị? Tới đâu sẽ ứng phó tói đấy! Nếu chúng giở trò hành hung thì tôi sẽ sử dụng
tới con dao.
Ngoài kênh đã không nghe một tiếng chèo. Cũng không một ông khách rượu nào
tới quán. Sao mọi đêm, bọn họ khép tới một lúc năm bảy người, tấp nập
hết tốp này đến tốp khác, làm tôi chạy chân không bén đất mà hầu, nhưng
cũng chẳng kịp – tại sao đêm nay không thấy ma nào mò tới?
– Bưng cháo ra đây, chú em? – tiếng con gián điệp gọi lên lanh lảnh, khiến tôi nổi gai ốc khắp người.
“Sao mày hèn thế” Tôi tự hỏi mình như vậy. Và đột nhiên tôi bỗng nhớ
tới gương mặt bầu bĩnh của em bé gái có hai bím tóc tết trái đào:.. Cô
bé mặc bộ quần áo xa tanh màu đỏ bắt đầu khởi động, đôi hài đen nhỏ xíu
giẫm xuống, mắt nhìn thẳng vào vòng lửa cháy vù vù tua tủa những lưỡi
dao nhọn hoắt… Cô bé hét lên một tiếng, nhưng không bay qua vòng lửa
mà quay lại nhìn thẳng vào mặt tôi, cười mủm mỉm. Mặt tôi nóng ran lên.
Tôi dặng hắng một tiếng, bưng mâm bát bước ra.
Tư Mắm không nhìn tôi. Hắn ngồi xé mực nhai nhóc nhách, mắt ngó ra
ngoài tối đen. Con gián điệp cũng không nhìn tôi. Nó vờ như đang chăm
chú đọc những khẩu hiệu của anh Sáu tuyên truyền đã dán lên vách hôm nọ, chứ thực ra quả là nó đang rình theo tôi từng cử động. Tôi trở vào bưng ra nồi cháo đặt lên chõng.
– Thôi, để đấy cho dì. Mày xuống thuyền ngủ trước đi con? – dì Tư béo truyền lệnh cho tôi.
Tôi không đi ngay. Tôi còn trùng trình đứng lại múc cháo ra bát, xem
thái độ chúng như thế nào, nhưng chẳng thấy chúng tỏ ra lưu ý gì đến
tôi. Tôi bèn lặng lẽ bước ra, đi lần đến thuyền mui ống đậu trong mương.
Thế nào Tư Mắm cũng đi theo tôi. Tôi nghĩ như vậy và làm bộ vấp chân, kêu “ái “, một tiếng. Tôi xuýt xoa ngồi xuống, nắn nắn bàn chân nhìn
ngang và quả thấy Tư Mắm đã bước ra đứng ở chỗ cửa. Linh tính báo cho
tôi biết sẽ có điều nguy biến xảy ra cho tôi trong đêm nay.
Tôi chạy cũng không thoát kịp nữa rồi. Hình như trong giờ phút mấp mé đứng trước cái chết hoặc trước một nguy hiểm tột độ nào đó, con người
trở nên bình tĩnh hơn bao giờ hết. Tôi co chân nhảy độp xuống thuyền,
lôi chiếc nói ra giũ phành phạch, vờ sửa soạn chui vào nóp.
Nhưng tôi không chui vào, tôi lấy chiếc gối chống dựng một đầu nói
lên và kéo cho dầu nóp ló ra ngoài mui thuyền để người đứng trên bờ có
thể nhìn thấy được.
Xong đâu đấy, tôi trườn nhẹ ra sau lái, nhẹ nhàng bước trên những
chùm rễ gáo và bò theo mé mương. Lên được bờ rồi thì bấy giờ trăng cũng
vừa mọc. Chung quanh ngôi quán, mặt đất sáng như ban ngày. Bóng tối chỉ
còn lại một vùng đen sâm sẫm dưới gốc cây gáo cổ thụ. Tôi núp theo bóng
cây, chui vào một cái hốc có chùm lá ráng phủ bên ngoài mà một hôm tình
cờ tôi phát hiện ra.
Tôi không biết mình ngồi thu hình trong hốc cây, nén thở như vậy đã bao lâu. Mồ hôi ướt đầm đìa sau lưng áo.
Bàn chân tôi chạm vào mình con vật gì mềm nhũn như con rắn. Tôi hốt
hoảng rụt chân lại. Con vật bò rột roạt theo hốc cây, kêu “tắc kè… tắc kè… tắc kè… ” ngay trên đỉnh đầu tôi.
Trong quán đã nghe tiếng thu dọn bát đĩa. Con mụ gián điệp chào dì Tư Béo, không biết nó nói gì mà bà chủ quán của tôi cười lên khấc khấc…
Lát lâu sau, nghe nó rửa chân lạc xạc ngoài cầu nước, rồi tiếng chân nó
dẫm lên sạp thuyền. Rõ ràng chỉ có mỗi mình con mụ xuống thuyền.
Mỗi một tiếng động, một âm thanh nào đó từ bên ngoài vẳng vào gốc cây ẩm mục, tối om vào hôi hám ngột ngạt đến tức thở này, đối với tôi đều
có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó mở cho tôi một tia hi vọng, hoặc đẩy
tôi mỗi lúc một chuồi sâu xuống bãi lầy đen kịt mà tôi không phương vùng vẫy.
Cánh liếp trên quán đã sập xuống. Nghe then cửa gài đánh “cách” một
tiếng. Luồng sáng tỏ của ngọn đèn từ trong quán chiếu xuyên qua hàng rào mắt cáo, soi ra tận luồng cỏ bấc bên kia mép mương, chớp chớp mấy cái
trướt khi tắt phụt.
Tư Mắm đi dò từng bước ra mương. Hắn bước rất khẽ, dáng như chân
không chạm vào đất vậy. Hắn ngó trở vào quán rồi quay lại rướn cái cổ
dài nhìn xuống chỗ đầu nóp tôi đã kéo ló ra mui thuyền. Hắn đứng im như
vậy có đến chừng hai phút. Trong quán, dì Tư đã bắt đầu “khò… khò…
khò… khừ”, ngáy như kéo cưa.
Tư Mắm đưa tay lên vén tóc, ngó vào gốc cây rồi thong thả bước đến
ngồi thụp xuống quay lưng vào mặt tôi cách chừng một thước. Tôi nén thở, nhắm mắt lại cho thần kinh đỡ căng thẳng… Hồi lâu, bỗng nghe tiếng
người dặng hắng đâu ở phía sau quán. Tôi mở mắt ra trống ngực đập rộn
lên. Cứu tinh đã đến với mình đây rồi? Trời ơi giá mà anh Sáu tuyên
truyền đến với tôi trong lúc này…, không phải anh thì lão Ba Ngù, hay
không phải lão Ba Ngù thì một người đàn ông nào đó cũng được.
Có tiếng chân giẫm thình thịch vòng sau quán men ra gốc cây Tư Mắm
nhẹ nhàng đứng dậy, đưa ngón tay lên mồm xuỵt một tiếng. Thôi, thế là
hết? Tia hy vọng cuối cùng và mong manh nhất chợt đến với tôi cũng tắt
ngấm từ phút này đây.
– Lộ rồi? – Tư Mắm thều thào nói với bóng đen, và hất hàm về phía đầu nói ló ra mui. Hắn còn thì thào mấy câu gì nữa, nhưng tôi không nghe
được.
Tôi không thể nào nhận ra bóng đen đó là ai. Trong tất cả những người đàn ông lui tới quán rượn này, không có hắn. Đôi vai rộng bè khom khom
chồm tới trước như một con giả nhơn; khi hắn ngóc lên, tôi vừa kịp trông thấy một nửa bên quai hàm bạnh ra, trán rất thấp, vòm mắt nhô cao, lông mày rậm rịt. Hắn cởi trần, bắp thịt nổi cuồn cuộn lấp loáng dưới ánh
trăng. Tôi rùng mình. Bàn tay tôi cấu thử vào sườn mấy cái, thấy đau
điếng…
Không? Không phải tôi chiêm bao mà!
Bóng đen khủng khiếp ấy rút con dao dài non năm tấc giắt bên hông ra, cầm lăm lăm trong tay. Trong hốc cây, bàn tay bé nhỏ của tôi cũng lần
lần rút con dao găm ra khỏi vỏ.
Tư Mắm cầm khẩu súng lục – không biết hắn lấy ở đây ra từ lúc nào –
kẹp khẩu súng vào đùi, tay kéo qui lát “rắc” một tiếng khô gọn, trong
khi bóng đen khủng khiếp kia lom khom bò xuống mũi thuyền mà hắn tin
chắc rằng tôi đang nằm ngủ dưới đó.
Bỗng nghe con gián diệp ho một tiếng ngoài cầu nước. Tư Mắm quay đầu
về phía có tiếng ho. Đêm vắng lặng đến nỗi con mụ nói rất khẽ nhưng tôi
vẫn nghe rõ mồn một: “Đừng. Đừng! Xuống lấy cái bao tải. Nhét giẻ vào
mồm thôi… ” Tư Mắm vừa đi thì tôi cũng vừa lách mình ra khỏi hốc cây.
Khi tôi thấy hắn dò dẫm rén chân bước xuống chiếc cầu nước dẫm bùn trơn
như mỡ thì nhanh như cắt tôi lập tức phóng ra khỏi gốc cây lao đi như
một mũi tên.
Tôi không biết mình chạy đi đâu. Bên tai tôi, gió rít vù vù, lùm cây
bãi cỏ rùng rùng xô nhau chạy ngược về phía sau lưng tôi. Dãy phố ngói
và những tàn cây bã đậu thấp thoáng trong làn sóng đất; một ngọn đèn le
lói từ ngôi nhà ai còn thức, chiếu nhấp nhây, dường như nhảy lên nhảy
xuống đằng xóm chợ im lìm kia. Bản năng không tự giác đã điều khiển đôi
chân tôi chạy tìm về chỗ có người khi lâm hoạn nạn. Tôi toan kêu lên,
nhung không còn đủ sức kêu nữa. Tôi lại tiếp tục chay. Bỗng nhiên tôi
cảm thấy ruột gan phèo phổi mình thót lên, đầu chúi tới trước. Một làn
sương mù dày đặc từ từ bao trùm khắp người tôi, tôi chỉ còn đủ cảm giác
thấy tay chân mình tan ra như nước hòa lẫn vào trong lớp sương mù quái
di đó, rồi tôi không còn biết gì nữa…
Khi tôi tỉnh dậy, tay hãy còn nắm chặt cán dao găm. Lưỡi dao cắm ngập vào mặt đất sét ấm, khiến tôi phải ngồi lên mới rút ra được. Tôi đút
con dao vào vỏ, nhét trong thắt lưng, định thần một lúc mới nhận ra rằng trong lúc mình chạy, mình đã ngã chúi xuống một đường hào chiến đấu mà
các anh thanh niên trong chợ vừa đào mấy hôm nay. Tôi lần nhớ lại các
việc đã xảy ra… Quái, tiếng trống tiếng mõ ở đâu mà khua động inh tai
thế này? Tôi toan nhảy thóc lên bờ hào, nhưng chưa kịp với vào thành đất đã rơi xuống ngay. Khắp người ê ẩm, chân tay đau buốt, tôi có sức cào
đất trườn lên. Khi tôi bò ra khỏi hào thì thấy một vầng lửa đỏ rực dang
bao trùm lên ngôi tửu quán. Những lưỡi lửa khổng lồ le lên liếm trụi các cành khô trên ngọn gáo cố thụ. Tre nứa nổ lốp đốp.
Khói cuồn cuộn bốc lên, đưa tàn lửa bay chấp chới như một bầy ong đỏ
từ trong đám cháy bị mùi rượn sực nồng xua lên, bay tản mác ra xa.
Tôi lại cố sức chạy trở về ngôi quán thân thuộc đang làm mồi cho thần lửa. Trong ánh lửa dỏ rụt chiếu sáng khắp chung quanh, ở một góc sân
sau, hai ngươi đàn ông đang nắm chặt hai cánh tay dì Tư Béo lôi ra. Bà
ta giãy giụa, gào thét, hết ngã xuống lại chồm lên. Cả khối thịt của cái thân hình to lớn ấy run lẩy bẩy trông rất dễ sợ.
Tôi lách đám đông chạy sả vào. Người đầu tiên tôi nắm lấy cánh tay kêu lên là anh Sáu tuyên truyền:
– Bắt lấy vợ chồng Tư Mắm? Chúng nó là gián diệp…
Trong những người đứng chung quanh đang bó tay tuyệt vọng, buồn rầu
nhìn ngọn lửa hoành hành, tự do thiêu hủy ngôi quán, vừa nghe tôi thét
lên như thế, có người tức khắc nhảy chồm lên: “Làm sao mày biết, hở
thằng bé kia?” Có người hỏi dồn tôi: “Nhưng chúng nó đâu rồi?”
Tôi kể không ra đầu cua tai nheo gì cả, tiếng được tiếng mất. Nhưng
tôi chắc chắn rằng tôi không bỏ sót một chi tiết quan trọng nào. Người
ta nhốn nháo đi gọi các anh Cộng hòa vệ binh. ông thưởng công an xã ở
tít xóm dưới bây giờ mới vác khẩu súng bắn chim hai nòng lích kích chạy
tới:
– Chúng nó chưa đi xa đâu?
– Chia ngươi ra ba cánh, đuổi theo các ngã ba kênh?
– Đuổi cái con khỉ! Không biết chừng nào đã tới Ngã Bảy rồi!
– Này, anh em! Không được giết chết… Bắt sống chúng nó mang về đây, chặt dầu cho đồng bào xem?.
Không biết một người nào đó đứng trong đám đông ồn ào đã truyền lệnh
ra như vậy. Và ai nấy đều răm rắp tuân theo. Tôi không theo toán người
đi đuổi bắt vợ chồng Tư Mắm. Tôi đến bên dì Tư Béo, cầm lấy bàn tay lạnh ngắt của bà ta, không biết nên nói gì đây. Một câu an ủi trong lúc này, có nghĩa lý gì. Bà chủ khốn khổ của tôi đang tựa lưng vào một vò rượu – không biết tay nào chạy hộ ra đây hay tự bà ta khênh ra kịp thì chẳng
rõ – vừa thấy tôi đến, đã quay mặt đi.
– Dì Tư, Dì Tư! – Tôi lo lắng và buồn rầu gọi nho nhỏ.
– Thằng nhỏ nó về rồi đây này? – một người đàn bà nào đó ngồi cạnh bà ta kêu lên.
Dì Tư Béo vẫn quay mặt vào bóng tối. Bỗng nhiên bà ta òa lên: “Con
ơi! Con đi đâu mà bỏ dì một thân một mình… ” Tôi đứng dậy cầm chiếc
khăn rằn phủi bùn đất bám đầy trên vai bà ta. Trước mắt tôi, bà ta chỉ
là một con người đáng thương và gần gũi nhất. Tự nhiên, không hiểu sao
tôi cũng quay mặt vào bóng tối. Phải rồi, một thiếu niên dù bất cứ ở
hoàn cảnh nào cũng không được tỏ ra mềm yếu trước mọi người…
Mãi đến chiếu hôm sau, vẫn không tìm ra tung tích vợ chồng Tư Mắm. Ai gặp tôi cũng hỏi, cũng bắt tôi phải kể đi kể lại có hàng trăm bận. Cả
chợ nhao lên. Người ta nhìn nhau, ai cũng có vẻ đáng nghi ngờ. Lão Ba
Ngù đứng giữa dám đông, vỗ trán kêu lên:
– Tôi biết cái thằng có đôi vai rộng bè, lưng khom khom như con giả nhơn ấy rồi!
– Lại bịa nữa? Biết thì nói, không thì thới. Chẳng ai ép đâu nhá! – một ông bạn rượu của lão Ba Ngù khịt mũi nói như vậy.
Sao lại không? Nó là thằng cùi. Mấy hôm nọ, tôi thấy nó nằm dưới xóm
Đập Đá. Đúng là nó! – Lão Ba Ngù khẳng định như vậy, và chờ cho mọi
người đưa mắt ngơ ngác đợi lão nói tiếp, lão mới e hèm mấy cái, tặc
lưỡi:
– Chà, nó không phải cùi đâu! Nó lấy thịt thối buộc giẻ rách bó vào
chân, ruồi nhặng đến bu vo ve, ai thấy cũng tởm, chẳng ai muốn đến gần.
Hóa ra có hồi nó ngồi ngay trước mặt mình mà mình tránh đi, để lúc nó
chuồn rồi mới ba chân bốn cẳng chạy đi lùng?
Không biết lão Ba Ngù nói vậy có đúng không, nhưng chẳng thấy ai bác
bẻ lại lão. CÓ điều mọi người trong chợ đều nhất trí nhận định là: “Đích thị vợ chồng Tư Mắm đã đốt quán trước khi rút lui. CÓ thể chúng đặt
trước một mồi lửa. khi đi xa rồi, quán mới bốc cháy. Dân trong chợ mắc
lo chữa cháy dù có biết cũng muộn rồi, không đuổi theo kịp chúng nó
nữa”.
Quán rượu dì Tư Béo cháy sạch trong đêm đó. Nhưng còn được chiếc
thuyền mui ống, nhờ có người đẩy ra kịp mương nên chỉ cháy sém một bên
mui. Dầu sao thì hai chiếc túi bóng mỡ cài kim băng của bà chủ quán rượu cô độc cũng chưa hề hấn gì. Bà ta quyết định không cất lại quán trên
mảnh đất xúi quẩy này nữa. “Phước bất trùng lai, họa vô đơn chí” mà?
Phải mau mau rời khỏi chỗ này thôi. Dì Tư Béo không ngớt than vãn như vậy, và sau cùng quả quyết bảo tôi:
– Con ơi? Đi với dì xuống Thới Bình đi!
– Cháu ở lại đây thôi. Cháu còn chờ một ngươi quen…
Tôi đáp với bà ta như vậy, chứ thật ra tôi có chờ ai đâu. May ra
trong số người qua lại xóm chợ này, tôi có thể tìm một người quen nào
chăng. Ba má tới thì chắc chắn là còn ở bên kia sông Hậu Giang, chẳng
bao giờ xuống tới chốn này.
– Số trời bắt tao phải sống một thân một mình. Thôi thì cũng đành!
Nếu mai kia mốt nọ… con có dịp về gần Thới Bình, cứ hỏi thăm tên dì,
ắt dì cháu ta còn có cơ hội gặp nhau…
Bà ta sụt sịt, giúi vào tay tôi một đòn bánh tét, nặng nề bước xuống
chiếc thuyền vừa thoát khỏi trận hỏa tai, rồi nhổ sào tách bến.
Trời sâm sẩm tối. Tôi đứng dưới gốc cây gáo cổ thụ, lổm nhổm những
mảnh lu mảnh vại vỡ, bên đám tro tàn còn phảng phất mùi rượu cháy chua
tanh Tôi đứng im lặng một mình như vậy, nhìn theo vạt áo trắng của dì Tư đang chèo khuất dần trong bóng tối của mặt nước dòng kênh. Lát lâu sau, tôi bỗng cảm thấy rưng rưng một nỗi buồn lạ lùng không sao xua đi được, một thứ trống rỗng ùa vào tâm hồn, khiến tôi gần như sợ hãi. Tôi chạy
theo gọi: ” Dì Tư ơi? Dì Tư Chờ cháu với… “
Tôi vấp mấy cái trong bóng tối, suýt ngã xuống nước.
Màn đêm lặng lẽ buông trùm xuống những ngọn sóng xôn xao trên mặt nhóc cuồn cuộn, không biết chảy về đâu.
Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!