Gái Một Con
Ngoại truyện 2
Những lời bà nói tôi đều thấm dần từng chữ, tôi hiểu được suy nghĩ của bà, nhưng là một người mẹ, tôi làm sao có thể bỏ rơi con mình khi biết nó vẫn còn tồn tại.
Hai hàng nước mắt không hiểu sao lại cứ chảy dài ra, tôi nhìn bà có chút lúng túng mà nói:
– Mẹ…nhưng mà….con….!
Bà thấy vậy lại đưa tay ra vỗ nhẹ lên vai tôi vài cái rồi nói:
– Mọi chuyện đều do con tự quyết định, hãy suy nghĩ cho kỹ. Mẹ tin dù con làm gì, Việt nó cũng sẽ ủng hộ, chỉ là….hãy nghĩ đến nó một chút.
Nói rồi bà cũng đứng dậy mà đi về phòng, còn tôi ngồi đấy với một đống hỗn độn ở trong đầu.
Tôi biết Việt sẽ luôn mỉm cười gật đầu đồng ý cho dù là tôi muốn điều gì quá đáng đi chăng nữa, nhưng tôi cũng chẳng thể làm gì mà không nghĩ cho anh, bởi anh là người đàn ông mà cả đời này tôi mang nợ rất nhiều. Chỉ là ông trởi nghiệt ngã thay lại để tôi đem món nợ đời này lên đứa con nhỏ bé của mình, tôi cần phải có trách nhiệm với nó nhưng cũng cần phải giữ nghĩa vụ với anh. Trời ơi, bao lần tôi đã giá như…giá như con tôi không phải là em trai anh….thì nỗi đau sẽ chẳng day dứt đến như vậy!
Tôi lái xe trở về nhà riêng, mà suốt cả quãng đường vẫn chưa thể nào bình tâm lại được.
Tôi lưng thững đi về phòng của mình rồi ngồi phịch xuống chiếc giường. đôi mắt lưng tròng nước chậm rãi nhìn khắp xung quanh là ảnh cưới hạnh phúc của một đôi nam nữ, chỉ là có ai biết rằng ở giữa bọn họ vốn là những món nợ ân tình?!
Tôi lấy chiếc điện thoại ở trong túi ra bấm số gọi cho anh Tùng:
– Anh nghe đây!
Tôi có chút e ngại, chần chừ một lúc rồi cũng lên tiếng:
– Ngày mai em muốn vào gặp ông ta một lần nữa, không biết có được không anh?
– Không được đâu em. Một tháng chỉ được một lần thăm gặp thôi, mà mày vừa mới gặp đó xong lại còn chuyện gì nữa sao? Hay có cần anh chuyển lời hộ không?
Tôi nghe vậy cũng vội vàng lên tiếng:
– Dạ, không cần anh ạ. Em tưởng được thì em gặp hỏi thêm một số chuyện, nhưng không được thì thôi, để khi khác.
– Ừ, nếu có gì cần thì cứ bảo anh chuyển lời hộ cho.
– Dạ!……À mà chuyện này….anh đừng nói anh Việt biết nhé!
– Được rồi, yên tâm đi!
– Em cảm ơn!
Nói rồi tôi cũng tắt máy, vứt điện thoại sang một bên rồi thả người nằm xuống giường, cùng lúc đấy tiếng chuông điện thoại lại vang lên, tôi khẽ quay dầu nhìn sang, là Việt gọi video cho tôi.
Với tay cầm lấy nó, cố gắng â vẻ bình thường, nặn lấy một nụ cười rồi bắt máy. Trên màn hình chiếc điện thoại bắt đầu hiện lên gương mặt điển trai, giọng nói nam tính từ đấy phát ra:
– Vợ đang làm gì thế?
Tôi nghe vậy cũng mỉm cười trả lời anh:
– Em mới ăn cơm cùng mẹ rồi về nhà xong. Anh xuống máy bay rồi à? Bên đó đang là mấy giờ rồi?
– Anh vừa xuống, đang lại khách sạn lấy phòng, bên đây mới 7h sáng thôi.
– Vậy phải ăn sáng rồi mới đến mới đến triển lãm chứ?
– Triển lãm trong hai ngày, ngày mai mới bắt đầu. Giờ anh về phòng sắp xếp một chút. Vợ ăn cơm rồi thì ngủ một giấc đi, tối anh sẽ gọi.
Tôi nhìn anh cười một cái rồi gật đầu:
– Dạ, vậy chồng nhớ ăn uống đầy đủ nhé!
Việt nghe vậy lại bày ra vẻ mặt cảm động:
– Được vợ quan tâm, anh chết đói cũng chịu.
– Này, không có đùa đâu đấy, nhớ lời em dặn.
– Tuân lệnh vợ!
Lời vừa dứt thì một giọng nói của con gái vọng vào:
– Anh Việt, đây là số phòng của anh.
Việt quay mặt sang nói với người đấy mà tôi không thể thấy mặt:
– Được rồi, cô về phòng nghỉ ngơi đi.
Thấy có vẻ nói chuyện xong, tôi mới lên tiếng hỏi:
– Ai thế?
– Nga, trợ lý của công ty. Cô ấy đi cùng để thay anh giao tiếp với đối tác.
Tôi nghe vậy cũng chẳng nghĩ ngợi gì nhiều, gật đầu một cái rồi nói:
– Vậy chồng về phòng đi, em ngủ một lát.
– Được rồi, vợi nghỉ ngơi đi nhé.
Cuộc nói chuyện kết thúc, tôi tắt máy rồi ngồi bật dậy. Đầu óc tôi bây giờ chỉ nghĩ đến việc đứa bé, thật sự cũng chẳng có tâm trí nào để nghỉ ngơi nữa.
Tôi bỏ chiếc điện thoại vào túi xách rồi vội vàng đi ra ngoài mở cửa xe ngồi vào, có lẽ tôi nên tự tìm hiểu rõ chuyện này.
Lái xe chạy thẳng đến trung tâm thương mại, tôi đỗ gọn lại rồi mở cửa bước xuống đi thẳng vào bên trong, gặp người bảo vệ ở đấy mà lên tiếng:
– Cho hỏi, chỗ mình có phòng an ninh không anh?
Người đàn ông trong bộ đồng phục quay sang nhìn tôi khẽ nhíu mày hỏi:
– Cô hỏi có chuyện gì không?
– Chẳng là chiều hôm qua tôi có đến đâu mua đồ, vô tình đụng phải một chị, chắc có sự nhầm lẫn nào đó nên chị ấy có cầm nhầm của tôi một số thứ, tôi muốn xem lại camera khi đó một chut.
Nói rồi tôi cũng lấy trong túi ra một tờ tiền 200.000đ dúi vào tay anh ta, người bảo vệ đấy cũng nhanh ý nhận lấy bỏ vào túi rồi nhìn tôi vẫn bình thản nói:
– Cô đi theo tôi!
Nói rồi anh ta dẫn tôi đi sâu vào bên trong khu trung tâm rồi đến một căn phòng ở phía cuối mà đẩy cửa đi vào. Bên trong căn phòng là một hệ thống máy tính với hình ảnh từ mọi góc và vị trí trong trung tâm.
Lúc này anh ta nhìn đến một người con trai đang ngồi trong đó mà lên tiếng:
– Chị khách này nói hôm qua có va phải một người và bị cầm nhầm đồ nên muốn xem lại camera.
Cậu con trai kia nghe vậy cũng gật đầu một cái rồi nhìn tôi nói:
– Chị có nhớ hôm qua là khoảng mấy giờ không? Nhớ chính xác thì sẽ tìm thấy nhanh hơn.
Tôi vội vàng lấy điện thoại trong túi xách ra, mở kiểm tra lại cuộc gọi, hôm qua đụng phải thẳng bé là ngay sau khi tôi nói chuyện điện thoại với Việt.
Chỉ cần lướt qua vài cái đã thấy, tôi liền nói với cậu con trai kia:
– Vào lúc 4h15, ngay trước cổng thương mại
Cậu ta nghe vậy cũng thao tác vài bước, một lúc sau đúng hình ảnh ngày hôm qua hiện ra trước mắt, tôi lại gấp gáp nói:
– Đúng rồi, chính là cô ấy. Cậu có thể cho tôi biết cô ấy đã vào mau đồ ở quầy hàng nào không?
– Được.
Cậu ta kích chuột rồi gõ bàn phím vài hồi, tất cả màn hình đều chuyển cảnh vào khung giờ buổi chiều hôm qua. Tôi đưa đôi mắt đảo dáo dác nhìn qua rồi nhìn lại, đôi mắt mở to khi bắt gặp được người phụ nữ kia:
– Đây rồi, của hàng này nằm ở tầng 2 phải không?
– Đúng rồi chị.
– Cậu có thể phòng to mặt chị ấy lên được không? Tôi muốn chụp lại ảnh.
– Được chị.
Sau khi gương mặt được phóng ở góc rõ nhất, tôi lấy điện thoại ra chụp lại một tấm ảnh rồi rút thêm ra một tờ 200.000đ khác đặt lên bàn cho cậu con trai kia:
– Cảm ơn cậu!
Nói rồi cũng quay người chạy vội ra phia ngoài, tìm hướng đi đến đúng nơi mà người phụ nữ kia đã ghé vào mua.
Vừa bước vào cửa hàng, nữ nhân viên ở đấy đã liền đi lại phía tôi niềm nở nói:
– Chào chị, chị vào xem đồ đi ạ!
Tôi nghe vậy cũng chẳng chần chừ gì liền lấy điện thoại ra, mở tấm hình ban nãy đưa cho cô ấy xem rồi nói:
– Hôm qua, chị này có đến đây mua đồ của cửa hàng mình phải không ạ?
Cô nhân viên kia nghe vậy cũng nhìn vào điện thoại, suy tư một hồi rồi mới trả lời:
– Đúng rồi chị.
– Vậy bên mình bán hàng chắc có lưu lại thông tin của khách hàng đúng không?
– Dạ có chị.
– Vậy có thể cho tôi xin thông tin để liên lạc với chị ấy không?
– Xin lỗi chị, nội quy của shop em không cho phép tiết lộ thông tin khách hàng.
Tôi nghe vậy có chút khựng lại nhưng rồi cũng nhanh chóng nói:
– Hôm qua chị này có vô tình va phải tôi và cầm nhầm đồ, tôi chỉ muốn liên lạc để lấy lại thôi, không có ý gì khác.
Cô ta nghe vậy nhưng vẫn còn đắn đo:
– Chuyện này…..!
– Nếu cô không tin tôi có thể để lại giấy tờ tuỳ thân hoặc gì cũng được.
Cô ta có vẻ thấy tôi cũng khẩn thiết nên lưỡng lự một hồi rồi cũng gật đầu đi lại phía bàn làm việc lấy một quyển sổ ra rồi nói:
– Em chỉ có thể cho chị số điện thoại, chị chủ động liên lạc để lấy thông tin.
– Cảm ơn cô!
Tất nhiên cô ta sẽ không để tôi thấy thông tin trong sổ sách, sau khi rà tìm một hồi tôi cũng có được số điện thoại của người phụ nữ kia. Cảm ơn cô gái kia một câu rồi cũng trở ra phía ngoài, đi lại xe ngồi vào rồi bắt đầu suy tính.
Tôi vẫn chưa biết làm cách nào để có được địa chỉ, chắc chắn là không thể gọi điện rồi cứ thế mà hỏi được.
Tôi lái xe trở về nhà, bắt đầu tìm kiếm thông tin bằng cách nhập số điện thoại vào facebook nhưng không có bất cứ thông tin gì. Tôi lại tiếp tục nhập số điện thoại đó trên zalo, thật may, thông tin không bị khoá kín và tôi biết được tên người phụ nữ đó là Bích.
Bức ảnh đầu tiên xuất hiện trên tường là hình ảnh một bé trai bụ bẫm đang tươi cười, tay còn ôm một trái bóng nhỏ. Không hiểu sao bức hình đấy đẩy đến cho tôi một cảm xúc kỳ lạ, tôi có linh cảm như đứa bé này chính là đứa con đáng thương suốt bao năm qua của tôi.
Tôi bắt đầu kéo xuống, tất cả đều là hình ảnh của đứa bé chụp chung với người phụ nữ ấy nhưng có vẻ như người phụ này thời gian trước sống ở nước ngoài và mới về nước thì phải. Bởi tôi đọc được dòng trạng thái của chị ta:”Đưa Cốm trở về quê hương!” thêm vào đó là những bức ảnh ngày trước đều được chụp ở một khung cảnh tôi dám chắc không phải là ở Việt Nam.
Sau khi đã xem gần như hết tất cả trạng thái của chị đưa lên, tôi cũng lưu rất nhiều bức ảnh của đứa bé về máy, lúc này tôi mới bấm số điện thoại của chị ta rồi bấm gọi.
Tiếng chuông qua một hồi lại làm tôi thêm nóng ruột, lồng ngực đập mạnh mà cả người cũng trở nên căng thẳng. Âm thanh “tút…..tút” kéo dài mãi rồi cũng có tín hiệu từ đầu bên kia:
– Alo.
Tôi có chút run rẩy nói:
– Xin hỏi có phải là số của chị Bích không ạ?
– Đúng rồi, ai đấy nhỉ?
– Dạ, em là nhân viên của shop mà hôm qua chị đã đến mua hàng ở trung tâm đấy ạ. Không biết chị còn nhớ không?
Đối phương im lặng một hồi rồi cũng trả lời:
– À, phải rồi, sao thế?
– Dạ, bên em đang chạy chương trình tri ân tặng quà cho khách mua hàng. Có lẽ hôm qua nhân viên bên em không cẩn thận quên không gửi cho chị, không biết chị có thể cho địa chỉ để em cho người đem đến được không?
– Vậy sao? Thế sao hom qua không nói luôn nhỉ.
– Là do bên em thất trsch, nếu chị không phiền thì cho em thông tin địa chỉ nhà mình.
– Vậy đem đến số 176 đường …..%$#%^%$&……
– Dạ, cảm ơn chị, em sẽ cho người đem qua. Chào chị.
Nói rồi tôi tắt máy, cũng vội vàng cầm túi xách mà lao ra ngoài, ngồi voà xe lái chạy thẳng đến địa chỉ mà chị ta vừa mới đọc kia.
Căn nhà ấy được nằm trên mặt đường quốc lộ chính, cũng khá lớn, tôi thấy vậy trong lòng không hiểu sao cảm thấy an tâm phần nào, vì ít ra đứa bé cũng được sống trong cảnh đầy đủ.
Đỗ gọn xe lại rồi mở cửa bước xuống, vừa ngay lúc đó lại nghe được tiếng cười khanh khách của đứa trẻ chạy ra phía cồng cùng giọng nói của người phụ nữ:
– Cốm, không nghịch nữa, đứng lại cho mẹ!
Đường phố mỗi ngày lại trở nên đông đúc, tiếng còi xe chen lấn nhau kêu đến inh tai.
Đứa bé có gương mặt sáng sủa, da trắng nõn, đôi mắt to tròn loé lên sự tinh nghịch, dưới tia nắng buổi viều, nó nở một nụ cười toe toét mà lon ton chạy.
Phía sau đó là dáng vẻ hốt hoảng của người phụ nữ đang vội vã chạy từ trong nhà ra:
– Cốm, quay lại……xe kìa con!
Tôi chẳng kịp nghĩ ngợi gì, trống ngực đập mạnh dữ dội, đôi mắt kinh sợ trợn lên những tia máu đỏ mà nhưu một phản xạ chạy về phía nó.
Giây phút vòng tay tôi vừa bắt kịp đứa bé, bờ môi cũng bất giác khẽ cong lên một nụ cười, còn chưa kịp tắt thì một lực mạnh va thẳng vào người tôi rồi “RẦM” một tiếng động lớn. Đau!
Tôi ôm đứa bé ngã lăn ra đất, tiếng khóc thét của nó vang lên bên tai, mọi người lúc này xúm lại đỡ lấy tôi lên mà xì xào nói:
– Ôi, có sao không? May là xe chạy chậm nhé, con nít phải để ý cẩn thân chứ.
Tôi nghe vậy cũng gượng cười nhìn người ấy, cổ tay và chân có trớt một chút nhưng may cũng không nặng:
– Dạ, không sao ạ.
Lúc này mẹ đứa bé chạy đến giật lấy nó từ tay tôi rồi vội vàng nói:
– Cảm ơn cô nhé!
Nói rồi chị ta cũng ôm đứa bé dỗ dành mà đi vào rong nhà, còn tôi ngồi đấy nhìn dõi theo bóng dáng đó mà lòng bàn tay đã siết chặt lại.
Sau khi được mọi người đỡ dậy, tôi trở về xe của mình ngồi voà, lúc này lúc này mới mở bàn tay ra nhìn vào, vài sợi sợi tóc tơ còn nằm nguyên ở trong đấy, tôi tìm một cái túi nhỏ bỏ vào rồi cũng lái xe đi thẳng.
Ba năm rồi, đây cũng là lần thứ ba tôi quay trở lại văn phòng này. Khi trước là xét nghiệm cha con, sau là anh em, và giờ lại là mẹ con. Nghĩ vậy tôi lại cảm thấy nực cười.
Cầm mẫu tóc của đứa bé đi vào bên trong, vẫn gặp cô nhân viên năm ấy tôi cũng nói thẳng vào vấn đề:
– Tôi muốn xét nghiệm mẹ con. Càng nhanh càng tốt, kết quả phải chuẩn nữa.
Cô gái kia nghe vậy cũng vội vàng cầm lấy một tờ giấy. đứng dậy đi lại chỗ tôi:
– Chị không sao chứ? Tôi thấy trên trán chị bị chảy máu?
Tôi nhận lấy tờ giấy đó nhấm nhẹ lên trán mình rồi nói”
– Cảm ơn, tôi không sao đâu.
– Vậy được, chị có đem theo mẫu không?
Tôi đưa mẫu tóc của đứa bé cho chị rồi lại giật một sợi tóc của mình đưa kèm theo:
– Vâng, mời chị vào phòng khách đợi kết quả.
Căn phòng này ba năm rồi vẫn không có sự thay đổi nào, chiếc đồng hồ đã cũ vẫn treo gọn ở trên cao đó, kim chỉ giây vẫn cứ một vòng quay đều.
Vẫn là cái cảm giác hồi hộp, căng thẳng những những lần trước, hai lòng bàn tay tôi vã mồ hôi mà bấu chặt vào nhau, cổ họng khô khan mà cốc nước ngay trước mặt cũng không đủ sức để cầm lên.
Sau vài tiếng đòng hồ trôi qua, trời bên ngoài đã nhá nhem tối, cô nhân viên bước vào tay cầm một tệp giấy đưa cho tôi mà nói:
– Qua hai mẫu nghiệm chị đưa, bên em tiến hành xét nghiệm, cho ra kết quả chính xác hai người là quan hệ huyết thống mẹ – con!
Tôi lúc này không biết nên khóc hay nên cười nuwaxm cả người bỗng nhiên sững lại với hai hốc mắt đỏ ngàu.
Tôi thanh toán tiền rồi cầm bản kết quả trở về nhà, suốt cả buổi chỉ nừm trên chiếc giường khóc lóc với cái đầu trống rỗng.
Cuối cùng tôi cũng đã tìm được đứa bé, tìm được con mình, thật may nó sống tốt, rất khoẻ mạnh, chỉ là……nó chẳng biết tôi là ai.
Bỗng lúc đấy tiếng chuông điện thoại vang lên, tôi thấy người gọi đến liền lấy tay lau vội đi nước mắt, cố gắng kiềm chế cảm xúc của mình rồi đưa chiếc điện thoại lên trước mặt mà bắt máy.
Màn hình hiện lên gương mặt của người đàn ông, ngày sau đó là ánh mắt hốt hoảng và giọng nói lo lắng từ đó phát ra:
– Thuỳ, trán em sao thế?
Mặc dù tôi đã cố kìm nén xuống nhưng không hiểu sao vì một câu nói cảu anh mọi thứ liền vỡ oà ra, nước mắt vô thức chảy xuống mà tôi chẳng nói lên được câu gì.
Việt thấy vậy càng thêm gấp gáp hơn:
– Thuỳ, có chuyện gì sao? Mau nói anh nghe đi, giờ anh sẽ bay về.
Tôi nghe vậy mới nín lại tiếng khóc củ mình mà nhìn anh nức nở nói:
– Không có gì đâu, tự nhiên nằm một mình buồn em thấy tủi thân thôi. Cái trán này do không cẩn thận bị va vào cạnh tủ. Không sao đâu, anh cứ xong công việc ở bên đấy đi.
Việt nhìn tôi bằng đôi mắt nghi hoặc mà hỏi lại:
– Thật sự không có chuyện gì chứ?
Tôi nuốt nước mắt xuống, mím môi lại mà khẽ lắc đầu:
– Không có chuyện gi đâu. Anh không tin em sao?
Việt bỗng nhiên im lặng nhìn tôi một hồi rồi mới lên tiếng:
– Được rồi, anh chỉ gọi điện về hỏi thăm vợ thôi. Nếu không có chuyện gì, xong công việc, anh sẽ về sớm. Vợ nghỉ ngơi đi.
– Dạ!
Tôi chẳng có tâm trí nào để hỏi han anh nữa mà liền tắt máy, cảm thấy bản thân mình đôi khi quá ích kỷ, nhưng giờ số phận đưa đẩy tôi đến hoàn cảnh này, đôi chân lạc đường giữa một ngã ba cô quạnh, tôi chẳng thể nào biết nên đi lối nào mới là phải.
Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!