Genesis: New Dawn - Chương 2-Ngôi Làng
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
145


Genesis: New Dawn


Chương 2-Ngôi Làng


Tiếng gió thổi xào xạc qua những cành cây và tiếng kêu chí chóe của những con vật hoạt động vào buổi sáng sớm đánh thức Thái Dương. Cậu lầm bầm rồi rúc vào chiếc chăn trước khi sực nhớ lại những chuyện hôm qua và bậc dậy. Chiếc áo choàng da của Quetz vẫn đang trên người Thái Dương nhưng anh ta thì không thấy đâu, thay vào chỗ anh ngồi hôm qua là hai cái túi da được đặt dựa vào thân cây đổ.

– Anh Keto? – Thái Dương đứng lên, cậu nhìn xung quanh, cố tìm xem Quetz có đang núp ở đâu đây không nhưng tuyệt nhiên chỉ có những hoạt động của buổi sáng sớm đáp lại lời cậu.

“Anh ta đi đâu rồi nhỉ?” Thái Dương tự hỏi và bước tới chỗ hai cái bọc da, cậu ngồi xuống và cầm cả hai lên, cậu có thể cảm thấy bên trong một cái chứa nước trong khi cái kia chứa một thứ bột gì đó. Gỡ sợi dây da của chiếc túi chứa bột ra, Thái Dương tròn mắt khi thấy trong túi là…bột than, cậu không ngờ là một kẻ dị hợm như Quetz lại biết mánh vệ sinh răng này. “Mà nếu anh ta đã biết chỗ của làng thì hẳn anh ta cũng biết về thứ này.” Nghĩ vậy, Thái Dương nhún vai và dùng ngón tay quệt vào bột than rồi chà lên răng, ngón tay cậu chạm trúng cái gì đó mềm mềm được chôn dưới đống than. Cậu chớp mắt đầy tò mò. Dùng tay bới đống bột lên, Thái Dương cầm chiếc lá bị nhuộm đen bởi than trên tay. Chiếc lá chỉ dài cỡ hai lóng tay, than rơi khỏi mặt lá để lộ những đường gân như cắt sâu vào nó, bên rìa lá là những chiếc răng cưa nhỏ chạy dọc từ cuống đến chóp.

– Còn đợi gì nữa? Bỏ vào miệng nhai đi. – Giọng của Quetz chợt vang lên khiến Thái Dương giật bắn người.

– Á! – Cậu hét toáng lên và nhảy lùi ra sau khi Quetz bước ra từ một lùm cây, vắt vẻo trên vai là một cành cây với trái cây và những con thú nhỏ được treo ngay ngắn bằng những sợi dây leo. Cậu quát lên: – Anh làm tôi sợ muốn gần chết! Mà…nhai cái này á?

– Ôi trời… – Quetz lắc đầu và đảo mắt khi anh thấy cái bản mặt ngu người rõ ra của Thái Dương. – Ừ, nhai nó. Như thế này nè.

Anh ngồi xuống trước mặt Thái Dương rồi há miệng ra, không những cái miệng của anh mà cả hai đường rạch mờ cũng mở rộng ra. Hàm dưới của Quetz như được tháo ra khỏi hộp sọ, nó hạ xuống, kéo căng hai cái màng da nối liền hai hàm răng. Tám chiếc răng cửa của Quetz nhọn và có hai mũi nhọn chứ không cùn như của con người trong khi răng nanh của anh trông khá bình thường, điều kỳ lạ về chúng là một rãnh nhỏ chạy dọc theo mũi nhọn. Răng hàm của anh được cấu tạo theo kiểu mấu xích, răng trên khớp với răng dưới. Giữa hai hàm răng đáng sợ đó là miếng bã bị nhai nát bấy của vài chiếc lá.

Thái Dương điếng người hét thất thanh và bò ra sau, không để ý hướng cậu đang bò là chỗ vách đá dựng đứng. Thái Dương thở hổn hển và bò hết tốc lực, cố tránh xa Quetz càng xa càng tốt, cảnh tượng cậu vừa thấy đúng là quá sức đối với cậu. Quetz chợt đứng dậy và bước tới khiến Thái Dương càng hoảng sợ, mắt cậu hoa, lên hai tai ù đi còn trống ngực thì đập loạn xạ, trong đầu cậu chỉ còn nghĩ đến việc bỏ chạy. Trong cơn hoảng hốt, Thái Dương không để ý mình đang bò đi đâu, một tay cậu vươn ra sau nhưng thay vì chạm đất, nó hụt xuống chỗ mép đá. Tim cậu chùng xuống, cậu loạng choạng nắm lấy bất cứ thứ gì bàn tay kia với được nhưng cơ thể của cậu như bị kéo qua mép vực. Thái Dương chỉ kịp nhìn thấy bàn tay của Quetz vươn ra trước khi tầm nhìn của cậu hướng lên trời khi toàn thân cậu rơi khỏi mép vực.

Thái Dương nhắm mắt lại, cậu nghiến chặt răng chờ đợi cơ thể mình chạm đất với một tiếng phịch sẽ khiến cậu nát bét. Nhưng thay vào cảm giác cơ thể mình va chạm mặt đất, cậu cảm thấy thứ gì đó quấn quanh bụng mình rồi dừng hẳn lại, chỉ có tiếng chim chóc và tiếng vài cục đá rơi xuống. Thái Dương đánh liều mở mắt ra, cái thứ quấn quanh người cậu là cái đuôi dài, mảnh nhưng đầy cơ bắp của Quetz, hai tay anh bám vào mép vực trong khi hai chân bấu vào lớp đất và lá cây.

– Làm gì thì làm! Đừng có mà nhìn xuống! – Quetz nói lớn, một chân của anh nhấc lên và bấu vào đất, đẩy thân trên của anh lên một đoạn.

Thái Dương điếng người, cậu nhắm chặt mắt và ôm chặt lấy chiếc đuôi đầy vảy của anh, không như những con bò sát, Quetz rất ấm, những cái vảy của anh lại mềm như lông tơ. Cậu dụi mặt vào “lớp lông” đó, cảm nhận hơi ấm và sự mềm mại của nó, không để ý là Quetz đã kéo cả hai lên.

– Này. Này!

Tiếng gọi của Quetz khiến Thái Dương giật mình mở mắt ra, anh đang ngồi thụp ở trước cậu, chóp đuôi của anh quét qua quét lại thiếu kiên nhẫn. Cậu giật mình buông đuôi của anh ra và ngồi dậy, cậu lắp bắp:

– A! E-em xi-xin lỗi!

– Nhóc có sao không? Không bị thương ở đâu chứ? – Quetz bước tới, hai bàn tay xám ngắt của anh nhẹ nhàng đặt lên hai bên đầu Thái Dương, anh xoay đầu cậu qua trái qua phải, tìm xem cậu có va vào đầu không.

– E-em không sao. – Thái Dương nói lí nhí, hơi ngại khi thấy Quetz tới gần như vậy.

– May quá… – Quetz gục đầu xuống và thở dài. – Lần sau nhớ cẩn thận, ta đã cố mở ra chậm hết cỡ rồi đấy.

Nhìn vẻ mặt lo lắng của Quetz, mắt Thái Dương cay xè và ướt sũng, cậu mím môi lại và nhào tới ôm chầm lấy anh, khiến cả hai lăn ra đất.

– N-này! Chuyện gì thế? – Quetz bối rối kêu lên, anh cố đẩy Thái Dương ra nhưng cả tay và chân cậu nhóc đã vòng qua người anh và khóa chặt.

– Anh là đồ tồi! Anh khiến em sợ chết khiếp! – Thái Dương vừa nói vừa khóc sướt mướt, nước mắt cậu chảy xuống làm ướt chiếc áo da của Quetz.

– Trời ơi! Tránh ra! Tránh ra! Ướt mẹ hết cái áo của tao rồi! – Quetz rú lên và cố trong tuyệt vọng gỡ tay và chân của Thái Dương ra nhưng cậu nhóc kiên quyết ghì chặt lấy anh. Sau một hồi vật lộn, Quetz thở dài và nằm im, đợi tiếng khóc thút thít của Thái Dương nín hẳn. Anh đặt một tay lên mái đầu trắng của Thái Dương, tay kia đặt lên lưng cậu, xoa xoa một cách chậm rãi và nói: – Nằm trên người ta chắc thích lắm hả?

– Không… – Thái Dương nói lí nhí, vẫn áp sát mặt lên ngực Quetz.

– Vậy sao không xuống đi? – Quetz nhìn lên trời, những tia nắng yếu ớt xuyên qua những gợn mây rồi lại phải qua các tán lá khiến chúng càng trở nên mờ nhạt. Những móng vuốt của anh vuốt qua tóc của Thái Dương nhẹ nhàng, gãi gãi đầu cậu.

– Không thích… – Thái Dương lại nói, lần này cậu nói lớn hơn một chút.

– Vậy nhóc không muốn về ổ à? – Quetz mỉm cười.

– Ơ… – Thái Dương ngẩng khuôn mặt ướt vì nước mắt lên nhìn Quetz với đôi mắt bối rối. – D-dạ muốn…

– Vậy thì đi xuống.

Quetz chợt ngồi dậy khiến Thái Dương tuột xuống và ngồi lên đùi anh, cậu lật đật bò xuống trong khi Quetz lăn người và đứng dậy. Thái Dương đứng dậy, cậu tu một ngụm nước từ trong chiếc túi kia, sục sục trong miệng rồi phun ra, rữa sạch than trên răng trước khi cho chiếc lá kia vào miệng. Nước cốt của chiếc lá tràn vào miệng cậu, vị the the của nó khiến Thái Dương rùng mình, cái mùi the đó xộc lên mũi cậu khiến cậu khịt mũi nhưng vẫn cố nhai chiếc lá đó. Vị the đó dịu dần, thay vào đó là vị ngọt dịu và mát khiến mắt Thái Dương sáng lên.

– Lá đó ăn được đấy. – Quetz nói, anh giũ chiếc áo choàng da của mình và khoác nó lên vai. – Nó là lá bạc hà, ta thấy quanh ổ của nhóc mọc nhiều lắm. Giờ thì đi thôi, chút nữa sẽ mưa nữa đấy.

– Dạ. – Thái Dương nói và đi theo Quetz, trong tay là quyển sổ và hai cái túi da.

Càng đi xuống dưới, rừng càng trở nên rậm hơn, mấy đống tàn tích cũng bắt đầu thưa dần, nhai nhóp nhép phần còn lại của một quả táo rừng, Thái Dương lưỡng lự nhìn theo Quetz khi anh đi phía trước, mặt cậu hơi ấm lên vì chuyện lúc nảy. Đúng như lời Quetz nói, khi cả hai xuống tới thung lũng dẫn ra làng của Thái Dương thì trời đổ mưa, nhưng ít nhất thì cây cối rậm rạp đã che chắn cho họ một chút. Thái Dương đi kế bên Quetz, nhấc một bên vạt áo choàng của anh qua đầu để tránh các giọt nước đọng lại trên lá rơi xuống. Xung quanh họ, chim chóc và thú rừng phóng qua phóng lại, cố tìm chỗ trú hoặc săn những con côn trùng bị lùa ra khỏi chỗ trú do nước mưa. Nước mưa rơi lộp bộp trên lớp áo choàng da, vài giọt chảy vào trong rơi lên lưng Thái Dương khiến cậu rùng mình vì lạnh. Cậu hắt hơi, chiếc mũi của cậu đỏ lên khi cậu khịt mũi, có lẽ việc dầm mưa hôm qua đã khiến cậu bị cảm.

Quetz chợt dừng lại trước một lối mòn khá rộng, con đường đất vẫn còn lưa thưa vài đám cỏ dại nhưng phần lớn đã được dọn quang, đây đích thị là lối mòn của con người. Anh dẫn Thái Dương đi dọc lối mòn ra hướng biển, những chiếc gậy cắm xương và đầu lâu nằm ẩn hiện hai bên đường, cảnh báo những kẻ lạ mặt và thú hoang. Cả hai dừng lại trước một căn nhà gạch cũ, rễ cây và dây leo đã bám đầy bốn bức tường nhưng trông nó vẫn khá vững chắc.

– Chúng ta làm gì ở đây vậy? – Thái Dương ngước lên hỏi Quetz.

– Vào trong. – Quetz đáp và bước qua cánh cửa bám đầy dây leo, sàn gỗ kêu ọp ẹp dưới từng bước chân, ai đó vẫn còn sử dụng nơi này.

Thái Dương chớp mắt nhưng cũng đi vào, không muốn bị bỏ lại phía sau trong cơn mưa. Bên trong căn nhà nồng nặc mùi rêu phong và tối om khiến Thái Dương căng mắt lên nhìn trong khi Quetz bước tới thứ trông như một cái cầu thang. “Ít nhất bên trong cũng khá khô và ấm.” Thái Dương nghĩ và bước chầm chậm tới chỗ Quetz. Chỗ anh đang đứng đúng là một cái cầu thang gắn liền với tường, những miếng kim loại được gắn vào tường đã gỉ sét, một vài miếng đã rơi xuống, để lại các lỗ hổng mà chúng đã được gắn vào.

– Ngồi ở đây, chút nữa sẽ có người tới. – Quetz nói và nhẹ nhàng đẩy Thái Dương vào.

– Kh-khoan đã! – Thái Dương khựng lại và ngước lên nhìn Quetz. – Anh Keto, anh định bỏ em ở đây một mình sao?

– Không, ta định đi tìm người dẫn nhóc về. – Quetz nói và vỗ vai Thái Dương. – Đợi ở đây đi, ta sẽ quay lại.

– Nhưng… nhưng… – Giọng Thái Dương bắt đầu trở nên tuyệt vọng, cậu ngước lên nhìn Quetz với cặp mắt to tròn. – L-lỡ có con gì tới thì sao?

Quetz định mở miệng ra nói nhưng trước ánh mắt kia, lí luận trong đầu anh chợt biến đâu mất. Anh thở dài và bước vào bên dưới cầu thang rồi ngồi thụp xuống, vì cái đuôi của anh, Quetz chỉ có thể ngồi chồm hỗm nhưng chân của anh như gọng kìm, rất ít khi chúng bị mỏi. Thái Dương chầm chậm bước tới và ngồi xuống cạnh Quetz, cậu quàng tấm áo choàng da qua vai trước khi cảm thấy đuôi của Quetz quấn qua thân mình và kéo cậu tới chỗ anh. Mệt mỏi sau chuyến đi bộ và vì cảm, hai mắt Thái Dương híp lại trong khi cậu cố giữ chúng mở ra, trong vô thức, cậu dựa vào người Quetz và ngủ thiếp đi.

Giữa tiếng nước nhỏ giọt và tiếng bọn thú chạy sột soạt trong rừng, tiếng ngáy nho nhỏ của Thái Dương là thứ Quetz để ý nhiều nhất. Anh đặt tay lên đầu và gãi gãi một cách bối rối khi cậu nhóc dựa lên mình. “Chuyện quái gì đang diễn ra với mình thế này?” Anh tự hỏi và thở dài, chóp đuôi của anh vuốt vuốt vai Thái Dương khiến cậu nhóc dụi đầu vào người anh và hơi mỉm cười trong giấc ngủ.

– Ngố quá đấy. – Quetz phì cười và đưa tay lên xoa đầu Thái Dương.

– Anh Keto? – Thái Dương hơi mở mắt ra và hỏi.

– Sao? – Quetz đáp, xoa xoa vai cậu bằng đuôi của mình.

– Nếu anh đi thì làm sao em tìm được anh lần nữa? – Thái Dương hỏi trước khi ngáp dài.

Quetz không nói gì, anh nhìn ra ngoài cửa, nơi nước mưa vẫn đang rơi xuống từ tầng cây cao. Sự tĩnh lặng đó kéo dài cho tới khi tiếng ngáy khe khẽ của Thái Dương lại vang lên, chỉ bị phá vỡ bởi tiếng của bọn thú rừng chạy nháo nhác. Quetz lắc đầu, anh đưa tay lên vuốt mái tóc trắng của mình và nói khẽ với Thái Dương và cả chính anh:

– Đừng tìm.

***

Thái Dương chẳng cảm thấy gì trong bóng tối ngoại trừ hơi ấm và bộ lông mềm mại của đuôi Quetz, đầu óc cậu lâng lâng trong bóng tối. Chợt có thứ gì đó lay lay cậu khiến cậu rúc vào chiếc chăn da trong. Có tiếng gì đó ở bên ngoài, ù ù bên tai Thái Dương, cậu kéo chiếc chăn lên che kín đầu và nhăn mặt, không muốn rời bỏ sự ấm áp đó.

– Thái Dương!

– Á!

Thái Dương bậc dậy khi nghe ai đó gọi lớn tên mình, trán cậu đập vào đầu của ai đó khiến cậu nằm xuống ôm đầu còn người kia ngã lăn quay ra đất. Thái Dương kéo mình ngồi dậy, trán cậu sưng đỏ lên nhưng thứ đầu tiên cậu để ý là Quetz đã biến mất, chỉ còn lại chiếc áo choàng của anh quấn quanh người cậu.

– Cha mẹ ới ơi! Đau quá! Vỡ đầu con rồi!

Cậu nhóc kia kêu thảm thiết một hồi rồi ngồi dậy, cậu mặc một bộ đồ vải đen với những hoa văn ziczac đủ màu chạy song song với viền chiếc áo không tay không cài nút, để lộ lớp da hơi ngăm do nắng và muối biển. Hai ống quần cậu ta cũng có các hoa văn đó nhưng đã bị sờn và rách, một chiếc thắt lưng bằng vải màu xanh lục được buộc ngay ngắn qua quần của cậu ta. Trên cái trán đang sưng lên là một dải băng cột đầu màu vàng, bên dưới là đôi mắt nâu ứ nước đang híp lại vì đau và giận.

– Ơ… Lôi! – Thái Dương mừng rỡ kêu lên, vì ngôn ngữ của tộc Ayari và người Viễn Nam hơi khác nhau nên Thái Dương gọi tên Lợi thành Lôi.

– Đừng có gọi tên tui nghe thân thiết quá! – Lợi kêu lên và bậc dậy. – Mấy người biến đâu từ hôm qua tới giờ làm tụi này tìm muốn chết!

– Mình xin lỗi… Ơ! Anh Keto đâu rồi!? – Thái Dương quay qua quay lại.

– Két Tô? Két Tô là đứa nào? – Lợi nhướng mày đầy khó hiểu, cậu tặc lưỡi và lắc đầu: – Mà kệ đi! Tụi mình về làng đã.

Lợi kéo Thái Dương đứng dậy và giúp cậu đem tấm áo choàng da, quyển sổ và hai cái túi về làng, không ai nói gì với nhau, Thái Dương thì cảm thấy áy náy vì đã để mọi người phải lo, Lợi giận Thái Dương vì đã đi mà không thèm nói gì cho mình. Mưa vẫn còn rơi lắt rắt trên nền rừng khi Thái Dương và Lợi về tới cổng làng, chiếc cổng làm bằng tre đóng im ỉm, được xây để chặn một lỗ thủng trên bức tường đá đầy dây leo, ở phía xa là một chiếc cầu đá được dựng ngang qua lòng của một con sông cổ giờ đã cạn. Cả hai nhìn nhau bên dưới lớp áo da rồi lại nhìn lên trên đỉnh của hai bức tường. Ở hai bên cánh cổng là hai mái nhà lá, ở giữa là hai đống lửa lớn đang cháy bập bùng, Thái Dương có thể thấy vài bóng người trên in trên bức tường lá.

– Ê! Mấy người kia! Mở cổng đi chứ! – Lợi gồng cổ lên quát lớn.

– Ai đó? – Một cái đầu lú ra khỏi bờ tường, đó là một người đàn ông trung niên với chiếc băng quấn đầu và mái tóc hoa râm búi cao chứ không cắt ngắn như Lợi.

– Con, Lợi đây! Con tìm thấy Thái Dương rồi! Bác mở cổng ra đi! – Lợi lại quát lên.

– Rồi rồi! Mở liền! Mở liền! – Người đàn ông đáp và quay vào trong.

Ở giữa cánh cổng chợt mở ra một cánh cửa nhỏ, chỉ đủ để từng người cúi đầu chui qua. Lợi phóng qua trước, theo sau là Thái Dương cúi mình bước qua cái lỗ…chó chui đó để đi vào làng. Ở phía sau cánh cổng là những chiếc chòi lá được dựng trên những chiếc cột được buộc vào nhau và các đống lửa nơi lính canh cổng sinh hoạt. Phía sau đám chòi canh là hàng trăm các căn nhà mọc san sát nhau từ gần cổng làng ra tới vòng san hô cách bờ vài chục mét và trãi dài từ một bên thung lũng nhỏ tới bên kia. Hai bên sườn đồi hai bên làng là các thửa ruộng bậc thang với lúa và bắp mọc dài lên hai đỉnh đồi.

Nền nhà được xây cách mặt đất và mặt nước chừng một mét, phần thân nhà được xây trên tám chiếc trụ chống bằng gỗ cây rừng to bằng một người ôm. Ở giữa mỗi hai căn nhà là một cây đuốc lớn được giữ khô bởi một mái lá trên bốn chiếc gậy, ánh lửa hắt lên tường nhà bằng gỗ thông, làm hiện rõ những hình vẽ màu nâu đã mờ trên vài căn nhà. Cửa được làm cao, hai cánh bằng gỗ thông mở rộng vào bên trong. Phía trước nhà là một cái “sân nhỏ” được ghép lại bằng khoảng chục miếng gỗ, vài nhà còn trang trí “sân” của họ bằng những tấm da thú nhưng vì trời mưa đã được thu vào. Vào những ngày nắng những chiếc sân đó có đầy những giàn phơi cá và bốn năm hũ trái cây và rau ngâm. Mái nhà lợp rơm được dựng cao và dốc để tránh tuyết đọng, nối hai bên mái lại với nhau là một thanh đòn xà xong như chiếc võng với tượng chim bằng gỗ được tạc cách điệu.

Bắt nghiêng nghiêng trước vài cái sân là những chiếc thang bằng gỗ được làm đơn giản, cùng lắm thì là vài miếng gỗ phẳng được đóng vào hai thanh gỗ, còn lại thường là các thanh gỗ được cột vào nhau bằng dây thừng, chỉ có nhà của trưởng làng và nhà chung của làng mới có chiếc thang được chạm khắc tinh xảo. Vì trận mưa như trút chỉ có nhà của lính canh mới còn để thang ở ngoài, những nhà còn lại đã thu vào trong. Bên dưới những căn nhà trên mặt đất là những đàn gia súc gia cầm đang ngủ li bì, đôi khi một con thú cựa quậy khiến lũ còn lại kêu lên còn chủ nhà thì nện thình thịch xuống sàn. Ở ngoài biển, bên dưới các trụ chống là những chiếc xuồng đơn giản và các lồng chứa cá và hải sản, chuẩn bị nếu mai trời nắng thì sẽ được đem lên bãi biển trao đổi hoặc làm thịt.

Cái tin Thái Dương trở về lan nhanh hơn cả cậu và Lợi tưởng, ngôi làng im lặng trong đêm bỗng chốc nhộn nhịp và sáng rực ánh đuốc khi người dân đổ ra xem sự lạ. Cái việc Thái Dương một mình sống sót gần hai ngày trong rừng quả thật là không thể tin nổi. Dân làng đổ ra khỏi nhà với những cây đuốc sáng rực trong tay, họ bu xung quanh Thái Dương, những người lớn xì xầm, vài người đưa tay ra định chạm cậu nhưng liền rụt tay lại khi nhác thấy cậu liếc qua. Đám trẻ con đứng giữa cha mẹ chúng, cố nhướng người lên để xem chuyện gì mà khiến cả làng nhốn nháo vậy, một đứa lọt ra khỏi đám người ra trước mặt Thái Dương liền bị lôi vào bởi một bà cụ trước khi bà chắp tay cầu nguyện. Chỉ khi các bô lão và trưởng làng bước tới thì đám đông mới bắt đầu dạt ra.

Cả Thái Dương và Lợi đều tự giác lùi lại và cúi đầu khi thấy cái bóng người cao to và đôi vai chắc nịch của trưởng làng tới, chiếc mão lông chim của ông rung rung với mỗi bước đi trong khi chiếc áo choàng da hổ trãi trên cơ thể đầy cơ bắp dưới lớp áo nâu, lục đục theo sau là các cụ già râu tóc bạc trắng ăn mặc chỉnh tề. Chiếc bóng của trưởng làng bao trùm qua cả hai đứa trước ánh lửa đỏ rực, chốc chốc lại giật lên bởi nước rơi vào. Thái Dương rụt rè nhìn lên, cậu nuốt nước bọt đánh ực và cố giữ tay mình không run khi thấy trưởng làng. Tuy không cao như Quetz nhưng ông cũng là người cao nhất làng, ít nhất cao hơn cậu tới ba bốn cái đầu, đã vậy ông còn bự con hơn Quetz, bàn tay của ông có thể tóm lấy đầu của một con bò quật nó ra mà không tốn một giọt mồ hôi. Mặt của ông to và dữ dằn, đặc biệt là với bộ râu xồm xoàm mọc dài quá cổ và lên ngực của ông cùng vết sẹo dài chạy qua một con mắt trái trắng đục. Mặt của Thái Dương tái nhợt, tim cậu lỡ mất một nhịp và môi cậu mím lại khi cái giọng ồm ồm và rền vang như sấm của trưởng làng cất lên:

– Chuyện này là sao?

– Ch-cháu… cháu… – Thái Dương nói lắp bắp, cố không run trước mặt trưởng làng, tim cậu giật thót khi cánh tay to và đầy lông của ông tóm lấy chiếc áo choàng da của Quetz và kéo nó khỏi tay cậu.

– Cái này…ở đâu có? – Ông hỏi, từng giọt nước mưa chảy qua những nếp nhân trên trán và xuống bộ râu xồm xoàm.

– Ơ… c-cái đ-đó… – Thái Dương ấp a ấp úng, cậu nắm chặt hai bàn tay, ánh mắt của trưởng làng khiến cậu muốn hóa đá.

– Khoan! Trưởng làng! Khoan đã! – Giọng của một cô gái trẻ vang lên. Từ giữa đám đông, cô gái lao tới và ôm chầm lấy Thái Dương từ sau lưng và kéo đầu cậu vào bộ ngực nở nang dưới lớp áo vải nâu, mái tóc dài đen nhánh và ướt sũng của cô rũ lên vai Thái Dương. – Xin ngài đấy trưởng làng, thằng bé chắc mệt lắm rồi, có gì mai hẳn nói.

Như thể bị lay động bởi lời và giọng của cô gái, ông trưởng làng quay đi và bước về nhà, để lại đằng sau những vết chân sâu hoắm trong bùn. Đám dân làng nhìn nhau rồi lục đục bước về nhà, ngôi làng bỗng chốc lại chìm vào bóng tối và sự im lặng ngoại trừ tiếng mưa khi ánh sáng của những ánh đuốc lần lượt tắt.

Lợi và Thái Dương nhìn nhau rồi đi theo người con gái kia về phía bờ biển, cả ba không ai nói một câu, cứ cố đi thật nhanh để về nhà. Nhà của Thái Dương là một căn nhà nhỏ nửa trên cạn nửa dưới nước, bên dưới cái sân gỗ là vài hũ dưa muối, phía sau nhà là chiếc xuồng nhỏ với những lồng cá. Thái Dương đón hai chiếc túi từ tay Lợi và nhìn khi cậu bạn thân của cậu nhảy lên một chiếc xuồng gỗ được giữ không cho trôi đi bởi một sợi dây buộc vào khúc cây cắm trong cát. Cậu vẫy tay chào Lợi khi bạn cậu chèo ra căn chòi gần rạn san hô bao bọc lấy phần biển của ngôi làng, thở dài đầy tiếc nuối.

– Còn làm gì ngoài đó nữa? Mau vào nhà không lại bệnh nữa bây giờ! – Giọng của cô gái kia khiến Thái Dương giật mình.

– D-dạ! – Thái Dương đáp và leo lên chiếc thang khiến vài miếng gỗ vụn rơi xuống cát.

Bên trong nhà được chia làm nhiều gian với một bếp đá ở giữa, bên trên là một cái nồi to đang sôi ùng ục. Trần nhà lợp lá tranh, chống bằng những đòn xà lớn, cột nhà vươn cao như xương sống đỡ lấy toàn bộ phần mái, dưới chân cột là hai bức tượng gỗ được chạm khắc một người đàn ông và một người phụ nữ. Thái Dương bước ra sau tấm vách gỗ ngăn gian cuối căn nhà với phần còn lại, bước qua mặt cô gái kia đang ngồi khuấy nồi cháo to trên bếp bằng một cái thìa gỗ lớn. Sau tấm vách đó là một cái chiếu vải nho nhỏ, đằng trước cũng có trải một cái nhưng to hơn, kế bên đó là một cái cửa dẫn ra một khoảng sân chỉ bằng một phần tư cái sân trước, trên cái sân là những chậu dương xỉ rậm rạp và một vại nước lớn.

Đặt hai cái túi xuống, Thái Dương ngáp dài và đặt đầu lên một cái bao vải nhỏ nhồi rơm làm gối. Cậu ôm chặt lấy chiếc áo choàng da và dụi mặt vào nó, cố cảm nhận chút hơi ấm của Quetz còn sót lại. Thái Dương rên hừ hừ, cậu có thể cảm thấy mặt và đầu mình nóng lên trong khi chân thì lạnh đi, hình như cơn cảm đó đã bắt kịp cậu lần nữa. Toàn thân Thái Dương run bầng bậc, cậu rút mình vào lớp áo da trước khi cảm thấy chân mình bị đá nhẹ.

– Trời ạ! Chưa gì về đã nằm lăn ra ngủ rồi! – Cô gái thốt lên, cô chống nạnh, cái thìa gỗ vẫn nằm trong tay. – Ít nhất thì cũng ra lau đầu lau cổ rồi thay áo cho khô rồi hãy ngủ chứ!

– Chị Mỹ Nguyệt… em… mệt lắm… – Thái Dương nói yếu ớt rồi ho sù sụ.

– Đâu chị coi xem nào. – Cô gái mang tên Mỹ Nguyệt ngồi xuống cạnh chiếu của Thái Dương, giọng của cô đổi từ giận sang lo lắng. Cô đưa tay rờ trán Thái Dương rồi thốt lên: – Sao lại sốt cao thế này?! Em đi thì cũng phải biết trú mưa chứ! Lại cái mùi này nữa! Đã bảo đừng lại gần đống rêu tím đó mà! – Cô tặc lưỡi rồi nhẹ nhàng đỡ Thái Dương dậy. – Ra đây lau mình rồi ăn miếng cháo cho ấm bụng, mai chị đi hái thuốc cho.

Thái Dương gục gật đầu một cách mệt mỏi rồi lê từng bước chân nặng chình chịch ra gian nhà chính. Mỹ Nguyệt đỡ cậu nhóc ngồi xuống rồi cởi chiếc áo ướt sũng của cậu ra, cô lau qua ngực và lưng cậu với một tấm khăn vải rồi giúp cậu mặt một chiếc áo mới vào. Múc từng muỗng cháo trong chiếc nồi đất nung đáy đã cháy đen ra chén, Mistuki đặt chén cháo trước mặt Thái Dương và nhìn cậu đầy lo lắng khi cậu múc từng thìa cho vào miệng và nuốt một cách khó khăn. Được tám thìa, Thái Dương rùng mình, cậu lắc đầu và đẩy chén cháo ra trong khi Mỹ Nguyệt lắc đầu và nhăn mặt.

– Ăn thế làm sao no? – Cô hỏi. – Mà hôm qua tới giờ em đã ăn gì chưa? Hay lại nhịn đói như mấy lần trước thế hả?

– Dạ… có thịt… với vài trái táo… -Thái Dương đáp, mắt cậu mờ dần đi, hai mi mắt như sụp xuống khi một nụ cười nở trên môi cậu.

– Thịt? Táo? Ai cho mà có ăn vậy? – Mỹ Nguyệt hỏi đầy ngạc nhiên, cô không tin là nhóc Thái Dương hậu đậu chỉ biết vẽ vời lại làm có thể săn thú hay trèo cây hái quả.

– Anh…Keto… – Thái Dương nói rồi đổ gục qua một bên ngủ li bì, khiến Mỹ Nguyệt ngồi đó với một núi những câu hỏi trong đầu.

***

Tiếng xì xầm bàn tán vẫn còn vang lên mỗi khi Thái Dương bước qua những chỗ đông người, cậu có thể nghe được phần nào những lời trao đổi của dân làng, nào là cậu được tổ tiên ban phước, nào là cậu sử dụng tà thuật. Nhưng điều khiến cậu chú ý là trong số những lời bàn tán xôn xao đó là việc dấu vết của “con ma rừng” hay “thần rừng” đã được nhiều người tìm thấy xung quanh làng, đặc biệt là các vết chân ba ngón trên đường mòn và các dấu móng vuốt trên cây, còn cả cái xác của một con hoa sáu chân nữa. Thái Dương lắc đầu rồi đi về nhà, sáng sớm ra cậu đã bị triệu vào nhà lớn của làng để trưởng làng và các bô lão hỏi chuyện, cậu một mực giữ bí mật chuyện gặp Quetz, chỉ nói qua loa là cậu tìm được chiếc áo da đó trong một căn chòi cũ. Tuy các bô lão có vẻ như đã tin câu truyện của cậu, Thái Dương có cảm giác trưởng làng biết thứ gì đó.

Đưa tay lên che miệng, Thái Dương ngáp dài, mắt cậu ngấn nước, cậu vẫn còn buồn ngủ nhưng trong khi chị Mỹ Nguyệt chèo xuồng ra biển bắt cá thì cậu phải ở nhà và chuẩn bị cơm. Thái Dương cúi xuống và đi tới chỗ mấy hũ rau bên dưới sân gỗ, cậu giở nắp từng hủ ra và ngửi ngửi, mùi hơi mặn và chua của chỗ dưa và rau ủ trong đống hũ đó khiến mắt cậu chảy nước mà lông mũi cậu như sắp cháy tới nơi. Cậu đậy nắp lại, hít một hơi thật sâu không khí trong lành rồi chạy lên nhà chất củi vào bếp.

Cột mái tóc trắng hơi dài của mình lên thành một cái đuôi ngựa nhỏ ở sau đầu, phần trước vẫn để xõa ra và rũ xuống hai bên trán, Thái Dương đặt bốn hòn đá được ghè phẳng hai mặt quanh bếp trước khi đặt chiếc nồi đất lên và rồi đổ gạo, đậu, bắp và nước vào. Xong xuôi, cậu ngồi trong dựa lưng vào tường, trong tay là quyển sổ của cậu và một cái que được gắn một mẫu than nhỏ và nhọn. Biết tính hậu đậu của Thái Dương, chị Mỹ Nguyệt đã cấm tuyệt việc cậu sử dụng lửa khi chị đi, mỗi ngày chị đều nhờ Lợi qua nhóm lửa nấu cơm để hai đứa nhóc ăn trước. Gõ gõ một đầu của chiếc que lên cằm mình trong khi đang nhìn vào trang giấy da, Thái Dương đặt bút xuống và bắt đầu vẽ lại khuôn mặt đầy lo lắng của Quetz sau khi cố kéo cậu lên khỏi mép vực. Tuy hậu đậu, ai cũng khen Thái Dương vẽ đẹp và giống thực, từng chi tiết nhỏ đều được cậu vẽ cực kỳ sống động.

– Ê bây!

– Á! – Thái Dương hét toáng lên khiến quyển sổ và cái que bay lên trời rồi rơi xuống, cậu nhìn ra cánh cửa sau dẫn ra biển, cái đầu của Lợi nhô lên và nở một nụ cười lớn

– Ê Củ Hành, làm gì đó? – Lợi hỏi.

– À…à…chả gì cả! – Thái Dương loay hoay đóng cuốn sổ lại và ôm chặt vào người.

– “Chả gì cả” hả? Nghe đáng nghi quá nghen. – Lợi nhướng mày và bước tới chỗ bếp, cậu ngồi xuống, nhặt hai hòn đá lửa lên rồi bắt đầu đập mạnh chúng vào nhau khiến những tia lửa bắn vào đám bùi nhùi dưới chiếc nồi. – Mà cậu sao rồi? Chị Mỹ Nguyệt nói cậu bệnh sốt li bì cả đêm qua.

– Ừ, mình bị dính mưa. – Thái Dương đưa tay lên xoa đầu rồi nhìn một cách mông lung ra ngoài chỗ rừng cây.

– Mà này, Két Tô là ai vậy? – Lợi hỏi trong khi đang khều khều đống lửa.

– K-Keto? Keto nào? – Thái Dương giật mình, cậu cố đánh trống lãng.

– Đừng có giả đò, rõ ràng hôm qua cậu hét toáng lên “Anh Két Tô đâu rồi” mà. – Lợi chợt phì cười. – Mà hỏi thật nha, cậu đã gặp ai đó ở ngoài kia phải không?

– Ờ…thì vậy… – Thái Dương đáp, cậu quay ra chỗ khác tránh mặt Lợi.

– Vậy người đó ra sao? – Cậu ta lại hỏi tiếp, một nụ cười hóm hỉnh in rõ trên mặt cậu ta.

– Ờ thì…mình nói sao nhìn? – Thái Dương gãi gãi đầu. – Có thể nói…cái vụ “con ma rừng” quanh làng có liên quan tới việc đó… – Câu nói của cậu cứ nhỏ dần và nhỏ dần.

– Cái gì!? Con ma rừng dẫn cậu về hả!? – Lợi thốt lên và bậc dậy khiến cái nồi đất suýt chút nữa bị lật.

– Suỵt! Bé cái miệng của cậu lại! – Thái Dương kêu the thé rồi phóng ra ngoài cửa nhìn quanh xem có ai nghe lén không. Khi đã đảm bảo không có ai, cậu đóng của lại và thở dài.

– Rồi rốt cuộc nó là ma hay là thần? Cậu có bị ếm bùa gì không? – Lợi hỏi dồn dập.

– Không, anh ta chỉ là một kẻ hơi lập dị thôi. – Thái Dương gãi đầu rồi ghé tai Lợi. – Mà đừng nói chuyện này cho ai biết nhé, nhưng hình như anh ta là một thầy phù thủy.

– Ý cậu là sao?

Thái Dương ngồi xuống và bắt đầu kể cho Lợi nghe về Quetz, về hình dạng của anh, đặc biệt là đôi mắt hổ phách ma mị. Câu truyện của Thái Dương nhanh chóng chuyển qua việc cách anh gọi một vài món đồ, đặc biệt là những món có “ma thuật” về việc anh biết tìm những loại thảo dược kỳ lạ. Lợi thộn mặt ra, dù chẳng hiểu “la bàn” hay “ống nhòm” là gì, cậu ta cũng cố nuốt từng lời của Thái Dương. Mặt Lợi biến sắc khi Thái Dương nhắc tới con hoa sáu chân, hàm của cậu rớt ra khi Thái Dương nói mình đã bị bắt như thế nào và việc Quetz đã giết nó vô cùng đơn giản. Hàng loạt câu hỏi xuất hiện trong đầu Lợi, cậu cảm thấy hết sức tò mò bởi anh chàng Két Tô này, đặc biệt hơn, cậu để ý là ánh mắt của Thái Dương trở nên mông lung và cậu tả anh ta với giọng đầy thán phục.

– …và mình về tới làng như vậy đó. – Thái Dương kết thúc câu truyện của mình rồi ngó cái nồi trên bếp. – A! Sắp chín rồi kìa! Để mình đi lấy đồ ăn.

– Mà Thái Dương này! – Lợi gọi với theo. – Cậu lấy cái lá Két Tô đưa cho mình xem thử được không?

– Mình xin lỗi nhưng mình lỡ ăn rồi. – Thái Dương đặt chén đũa xuống và gãi đầu trước chạy xuống dưới sân và múc lên một tô rau dưa ngâm muối.

– À, cậu ăn cá không? Mình bắt cho vài con. – Lợi nói rồi phóng ra sân sau

Trên chiếc xuồng của Lợi là một mũi lao bắt cá có nhiều mũi nhỏ hơi xòe ra được buộc vào một sợi dây thừng cùng với một cái giỏ đan bằng tre. Cậu phóng lên xuồng khiến nó chồng chềnh trên sóng một lúc trước khi giữ thăng bằng và cầm mũi lao lên. Giống như Thái Dương, Lợi mồ côi từ nhỏ và được Mỹ Nguyệt chăm sóc, đối với cả hai, chị đã trở thành một người mẹ. Nhưng với cái tính tự lập ngông cuồng, khoảng hai mùa đông trước Lợi đã dọn ra một căn chòi bỏ hoang gần vòng san hô, chỉ khi tới giờ cơm hoặc biển động mới vào nhà của Mỹ Nguyệt trú tạm. Chính nhờ sống trên biển nên Lợi vô cùng giỏi trong việc bắt cá, kỹ thuật của cậu có thể nói là giỏi nhất trong đám cùng lứa, chả mấy chốc cậu đã chất lên sân sau bảy con cá thường, bốn con cá đầu giáp và hai con bọ cạp biển.

– Hải sản giá đáo! Hải sản giá đáo! – Lợi kêu lên đầy thích thú và đặt đống hải sản mới bắt được xuống.

– Lôi! Thế này thì nhiều qua ăn không hết đâu! – Thái Dương thốt lên khi thấy đống hải sản Lợi vừa mới đem vào.

– Uầy! Ăn không hết hôm nay thì phơi khô ăn ngày mai! – Lợi nói và một con cá đầu giáp lên, thân nó thuôn dài nhưng vây và đuôi lại có thịt chứ không như của cá thường, phần đầu của nó được bảo vệ bởi một lớp xương cứng do nhiều mảnh xương ghép lại, hai bên đầu là hai cái lỗ cho hai con mắt nhìn ra, bên dưới là một cái miệng mềm đầy răng nhỏ. Cầm con cá trong tay, cậu cười khà khà: – Mà này, bọn này cũng đắt giá lắm chứ, có khi đổi được ít thịt với rượu cũng nên.

– Lôi! – Thái Dương lại thốt lên, cả cậu và Lợi đều chỉ mới qua mười bốn mùa đông trong khi các bô lão đã dặn phải qua hai mươi lăm mới được uống rượu.

– Mình đùa! Mình đùa thôi! – Lợi cười rồi xua xua tay. – Cơ mà ăn cơm với thịt cũng ngon chứ. Hay mình cứ đổi lấy tí thịt làm quà cho chị Mỹ Nguyệt nhỉ?

– Cũng được. – Thái Dương cười và gật đầu, cậu chợt nhìn qua hai con bọ cạp biển đang khóa hai chiếc càng tua tủa những gai như răng lược khóa vào nhau, đuôi của chúng không có ngòi độc mà chỉ có một mảnh vỏ cứng và nhọn. – Mà tụi nó còn hơi sống nhỉ?

– Ừ, thôi mình cứ đem đổi chúng với mấy con cá đầu giáp lấy thịt vậy. – Lợi nói và mỉm cười, cậu buộc bốn con cá thành từng đôi, treo lên giáo rồi luồn nó qua hai con bọ cạp biển đang khóa càng vào nhau. – Mình đi một chút, sẽ quay lại sau.

Thái Dương mỉm cười và gật đầu khi Lợi bước ra ngoài, cậu cẩn thận dùng những cái que dài xuyên qua người ba con cá rồi đặt chúng lên một cái lá chuối trước khi buộc bốn con cá còn lại và treo lên giàn cá khô ngoài sân trước. Ở bên ngoài, cậu không thể không để ý những ánh mắt dị nghị và những tiếng xì xầm. Thái Dương mím môi và chạy vào trong đóng cửa lại, cậu chạy ra sau bức vách rồi ôm chặt lấy cuốn sổ và chiếc áo choàng da. Đưa tay lên vuốt bức vẽ của Quetz, cậu nghiêng đầu vào tấm áo choàng, một cảm giác khó tả xuất hiện trong ngực cậu. Thái Dương thấy tim mình đập hơi nhanh và mặt mình hơi ấm lên mỗi khi nghĩ về Quetz, đặc biệt là bộ mặt lo lắng của anh sau khi anh kéo cậu lên khỏi vách đá. Có gì đó đặc biệt ở anh mà cậu không biết, có lẽ anh cũng mồ côi giống như cậu, không biết cha mẹ của mình là ai, mà chỉ biết có “Người Đó”.

– Này Thái Dương! Sao lại đóng cửa kín mít thế? – Tiếng đập cửa và giọng của Lợi khiến Thái Dương giật bắn mình.

– À…à… Ra liền đây! – Thái Dương lật đật chạy ra mở cửa, Lợi đã quay về, nhưng thay vì bọn cá và bọ cạp, trên giáo của cậu là những xâu thịt heo và bò.

Chiếc nồi được bắt xuống, thay vào đó là những xâu thịt và cá được đặt trên các hòn đá phẳng ngay trên lửa. Mùi cá và thịt nướng nhanh chóng tràn ngập căn nhà, chúng được đặt trên những chiếc lá chuối để cả Thái Dương và Lợi cùng thưởng thức với cơm và rau dưa muối. Nhưng cả bữa ăn, chỉ có Lợi là thấy ngon miệng, Thái Dương chỉ nhai nhóp nhép chầm chậm một cách uể oải rồi lại gắp thức ăn. Cho một mẩu thịt vào miệng, Lợi nhìn Thái Dương một cách lo lắng. Thường Thái Dương rất thích ăn thịt, nhưng hôm nay không hiểu tại sao cậu lại ăn một cách uể oải vậy, thậm chí miếng thịt của cậu vẫn ăn chưa hết, chưa nói gì đến mẫu thịt Lợi cố ý dành cho cậu.

– Này, thịt không ngon à? – Lợi hỏi.

– Hả? – Thái Dương ngước mặt lên.

– Mặt cậu hơi xanh đấy, lại thấy không khỏe hả? – Lợi hỏi đầy lo lắng.

– À…không, mình ổn. – Thái Dương nói, cố mỉm cười.

– Này. – Lợi nhích sát tới gần Thái Dương và thì thầm vào tai cậu: – Hay là…cậu “đổ” hắn rồi?

– Gì cơ?! – Thái Dương thốt lên, một mảng đỏ xuất hiện ngang sống mũi và lan san hai gò má cậu khiến mặt cậu nóng rang còn tim thì giật thon thót.

– Vậy là đúng phải không? – Lợi cười khà khà đắc chí. – Cậu gọi hắn là anh thì hẳn cậu cũng có phần ngưỡng mộ hắn hả?

– Kh-không! Không phải vậy! – Thái Dương đưa tay lên che mặt.

– Ầy! Cần gì phải giấu? – Lợi đưa tay vỗ vai Thái Dương. – Nếu thích người ta thì cứ nói đại đi, chả ai ý kiến ý cò gì đâu mà lo! Các vị tổ tiên xưa cũng có người như vậy mà!

– Đã nói không phải mà… – Thái Dương co rúm lại, giọng cậu nghe the thé như sắp khóc tới nơi.

– Thôi thôi mình đùa thôi mà. – Lợi nói rồi vỗ vỗ lưng Thái Dương. – Nếu thật thì mình cũng vui cho Thái Dương lắm.

– Mình không sợ việc mọi người nghĩ gì… – Thái Dương nói và quàng hai tay qua đầu gối. – Mình sợ anh ấy thấy mình phiền phức quá…

– Nếu vậy mình sẽ đập hắn một trận! – Lợi nói và vỗ cái ngực hơi ngăm đang ưỡn ra của mình. – Hay là thế này nhé… – Lợi ghé tai Thái Dương và nói nhỏ về kế hoạch của cậu.

Buổi chiều hôm đó cả ba người quay quần bên bữa tối với món thịt và cá nướng cùng dưa muối. Mỹ Nguyệt cảm thấy vui vì trông Thái Dương đã vui lại kể từ khi về làng, thường thì mất cả tháng mới khiến cậu cười lại được. Ăn uống no nê xong thì trời cũng đã tối nên Lợi xin được ngủ lại nhà Mỹ Nguyệt một đêm, tiện thể giúp chị chăm sóc Thái Dương nếu cậu lại trở bệnh. Chị gật đầu đồng ý và trải chiếu cho cậu ở gian nhà trước nhưng Lợi nhất quyết phải ngủ sát tấm vách gần chỗ Thái Dương ngủ. Không nghĩ gì nhiều, Mỹ Nguyệt làm đúng theo kế hoạch đã định của cả hai mà không hề hay biết.

Buổi đêm yên tĩnh chỉ có tiếng dế và bọn thú ăn đêm vang lại từ phía vách núi, mắt Thái Dương vẫn mở ra nghe ngóng đợi tín hiệu của Lợi. Tiếng tạch tạch phát ra từ bên kia tấm vách ngăn báo hiệu thời cơ đã tới. Trong ánh trăng bạc hắt lên tường, Thái Dương có thể thấy Lợi lú đầu qua và ngoắc ngoắc cậu, cậu ngồi dậy thật chậm, cố không gây ra tiếng động nào rồi bắt đầu đặt những thứ đồ cần thiết, đặc biệt là đồ ăn và nước uống vào trong tấm áo choàng da và vài cái túi nhỏ hơn. Lợi bước xuống thang từng bước thật nhẹ, chân cậu đặt lên xuồng và ngồi xuống, cố giữ cho chiếc xuồng không chồng chềnh. Thái Dương nghe ngóng động tĩnh trong nhà, chỉ có tiếng thở đều đều và tiếng trở mình của chị Mỹ Nguyệt vọng lại từ sau tấm vách. Cậu bước từng bước thật nhẹ ra sân sau rồi hạ các bao da xuống trước khi leo lên xuồng một cách nhẹ nhàng để lợi dùng mái chèo đẩy nó ra xa.

Giờ này lính tuần đêm sẽ không cho ai ra ngoài, chỉ có một đường để ra khỏi làng là ra biển. Chiếc xuồng rẽ sóng một cách im lặng trong đêm, mặt nước lấp lánh ánh bạc của mặt trăng, nước trong suốt có thể thấy đáy cát với những sinh vật ở bên dưới. Vòng san hô bao lấy vùng nước trong làng như một hàng rào tự nhiên, nó rộng khoảng ba mét, chỗ cao chất cao hơn đầu người, chỗ thấp nhất cũng cỡ ngang ngực. Buổi sáng những đoạn cao nhất nhô lên, bảo vệ làng khỏi những con thủy quái ở ngoài, đặc biệt là bọn cá đầu giáp khổng lồ và những con thuồng luồng mõm dài như cá sấu nhưng bốn chân như mái chèo và da thì nhẵn bóng. Nhưng ban đêm chỗ cao nhất cũng ngập nước quá một đầu người, tạo ra những con đường cho bọn cá nhỏ bơi vào lẫn trốn. Chọn một chỗ thấp và đầy những cây san hô bằng, Lợi chống mái chèo xuống và đẩy chiếc xuồng vượt ra chỗ nước sâu hơn. Ở bên kia hàng rào cũng giống như bên trong, cũng có những bãi san hô mọc lưa thưa trong cát trắng dưới làn nước xanh trong, vài đống tàn tích phủ rêu và san hô chìm trong cát, một số nhấp nhô giữa các con sóng. Chỉ có điều ở ngoài này nguy cơ gặp lũ cá lớn và thủy quái rất lớn nên chỉ có những thợ săn biển sành sỏi mới dám ra.

Thái Dương chống cằm lên xuồng và nhìn về phía nhà của chị Mỹ Nguyệt đang xa dần trong khi Lợi lại huyên thuyên về những lần đã lén ra ngoài này để bắt được những con cá lớn mà vì lí do nào đó luôn biến mất khi cậu về nhà. Chợt mắt Thái Dương thấy thứ gì đó đang đội nước tiến tới chỗ họ rồi biến mất, cậu căng mắt nhìn quanh, cố tìm xem có thứ gì đó đang rình mò không. Một cái cây hình tam giác bỗng trồi lên rồi lại lặn xuống trước khi trồi lên ở một chỗ khác.

– Lôi… – Thái Dương nắm áo Lợi.

– Gì vậy? – Lợi hỏi trong khi vẫn chèo.

– Nhìn kìa. – Thái Dương lay vai Lợi rồi chỉ về hướng ba chiếc vây trồi lên rồi lặn xuống bên dưới những con sóng.

– Cá mập… – Lợi thì thầm, cậu rút mái chèo lên và đặt lên xuồng và trấn an Thái Dương: – Đừng lo, các bác thợ săn nói chỉ cần mình không rơi khỏi thuyền th…

Một con cá mập bỗng húc vào đáy xuồng trước khi một con khác húc vào mũi xuồng khiến nó chông chênh một lúc. Thái Dương nhìn Lợi và mếu máo:

– Các bác ấy có nói việc đó chỉ hiệu nghiệm khi có nhiều chiếc xuồng không?

– Cẩn thận! – Lợi kêu lên và nắm chặt lấy hai bên xuồng khi một con cá mập lao tới, cái vây nó trồi lên khỏi mặt nước, những con sóng bạc rẽ qua hai bên khi nó lao tới.

Con cá mập bất chợt đổi hướng khi nó cảm thấy thứ gì đó to lớn đang tới, nhưng đã quá trễ. Một con thuồng luồng trắng to như hai cái cột chống sàn nhà lao tới và kẹp chặt con cá mập trong hai cái hàm dài và đầy răng của nó trước khi bơi vượt qua xuồng của Thái Dương và Lợi một cách chậm rãi. Thái Dương mở mắt ra, cậu kêu lên khi thấy con thủy quái khổng lồ:

– Lôi! Nhìn kìa! Bạch Hải Bà đấy! Bà ấy đến cứu chúng ta!

– Bạch Hải Bà? – Lợi há hốc nhìn khi cậu thấy cái thân trắng như ngà của con thuồng luồng có tên Bạch Hải Bà.

Con thuồng luồng lắc đầu nuốt chửng con cá mập rồi bơi lòng vòng trong chỗ nước nông, chốc chốc lại trồi lên hớp không khí, cái đuôi dẹt và thẳng đứng của “bà” quạt nước đẩy “bà” tới trước. Được coi là thần biển, Bạch Hải Bà rất ít khi vào vùng nước nông thế này, nhưng theo lời các bô lão, cứ mỗi mười năm “bà” sẽ quay lại đây để đẻ con. Lợi chưa bao giờ tin vào chuyện đó cho tới khi cậu thấy từng quả cầu máu rơi ra từ giữa hai chân sau của “bà”. Cứ thế, sáu con thuồng luồng con trắng như mẹ phóng lên khỏi mặt nước hớp không khí rồi bơi vào bên trong hàng rào san hô trong khi “bà” lẳng lặng bơi ra vùng nước sâu.

Cả hai cậu nhóc lầm bầm cầu khấn tạ ơn “bà” thuồng luồng rồi tiếp tục chèo xuồng về phía bãi cát bên kia thung lũng, để lại sau lưng ngôi làng vẫn còn đang say ngủ.

Sự Kiện Hào Khí Lạc Hồng

Tiếng gió thổi xào xạc qua những cành cây và tiếng kêu chí chóe của những con vật hoạt động vào buổi sáng sớm đánh thức Thái Dương. Cậu lầm bầm rồi rúc vào chiếc chăn trước khi sực nhớ lại những chuyện hôm qua và bậc dậy. Chiếc áo choàng da của Quetz vẫn đang trên người Thái Dương nhưng anh ta thì không thấy đâu, thay vào chỗ anh ngồi hôm qua là hai cái túi da được đặt dựa vào thân cây đổ.

– Anh Keto? – Thái Dương đứng lên, cậu nhìn xung quanh, cố tìm xem Quetz có đang núp ở đâu đây không nhưng tuyệt nhiên chỉ có những hoạt động của buổi sáng sớm đáp lại lời cậu.

“Anh ta đi đâu rồi nhỉ?” Thái Dương tự hỏi và bước tới chỗ hai cái bọc da, cậu ngồi xuống và cầm cả hai lên, cậu có thể cảm thấy bên trong một cái chứa nước trong khi cái kia chứa một thứ bột gì đó. Gỡ sợi dây da của chiếc túi chứa bột ra, Thái Dương tròn mắt khi thấy trong túi là…bột than, cậu không ngờ là một kẻ dị hợm như Quetz lại biết mánh vệ sinh răng này. “Mà nếu anh ta đã biết chỗ của làng thì hẳn anh ta cũng biết về thứ này.” Nghĩ vậy, Thái Dương nhún vai và dùng ngón tay quệt vào bột than rồi chà lên răng, ngón tay cậu chạm trúng cái gì đó mềm mềm được chôn dưới đống than. Cậu chớp mắt đầy tò mò. Dùng tay bới đống bột lên, Thái Dương cầm chiếc lá bị nhuộm đen bởi than trên tay. Chiếc lá chỉ dài cỡ hai lóng tay, than rơi khỏi mặt lá để lộ những đường gân như cắt sâu vào nó, bên rìa lá là những chiếc răng cưa nhỏ chạy dọc từ cuống đến chóp.

– Còn đợi gì nữa? Bỏ vào miệng nhai đi. – Giọng của Quetz chợt vang lên khiến Thái Dương giật bắn người.

– Á! – Cậu hét toáng lên và nhảy lùi ra sau khi Quetz bước ra từ một lùm cây, vắt vẻo trên vai là một cành cây với trái cây và những con thú nhỏ được treo ngay ngắn bằng những sợi dây leo. Cậu quát lên: – Anh làm tôi sợ muốn gần chết! Mà…nhai cái này á?

– Ôi trời… – Quetz lắc đầu và đảo mắt khi anh thấy cái bản mặt ngu người rõ ra của Thái Dương. – Ừ, nhai nó. Như thế này nè.

Anh ngồi xuống trước mặt Thái Dương rồi há miệng ra, không những cái miệng của anh mà cả hai đường rạch mờ cũng mở rộng ra. Hàm dưới của Quetz như được tháo ra khỏi hộp sọ, nó hạ xuống, kéo căng hai cái màng da nối liền hai hàm răng. Tám chiếc răng cửa của Quetz nhọn và có hai mũi nhọn chứ không cùn như của con người trong khi răng nanh của anh trông khá bình thường, điều kỳ lạ về chúng là một rãnh nhỏ chạy dọc theo mũi nhọn. Răng hàm của anh được cấu tạo theo kiểu mấu xích, răng trên khớp với răng dưới. Giữa hai hàm răng đáng sợ đó là miếng bã bị nhai nát bấy của vài chiếc lá.

Thái Dương điếng người hét thất thanh và bò ra sau, không để ý hướng cậu đang bò là chỗ vách đá dựng đứng. Thái Dương thở hổn hển và bò hết tốc lực, cố tránh xa Quetz càng xa càng tốt, cảnh tượng cậu vừa thấy đúng là quá sức đối với cậu. Quetz chợt đứng dậy và bước tới khiến Thái Dương càng hoảng sợ, mắt cậu hoa, lên hai tai ù đi còn trống ngực thì đập loạn xạ, trong đầu cậu chỉ còn nghĩ đến việc bỏ chạy. Trong cơn hoảng hốt, Thái Dương không để ý mình đang bò đi đâu, một tay cậu vươn ra sau nhưng thay vì chạm đất, nó hụt xuống chỗ mép đá. Tim cậu chùng xuống, cậu loạng choạng nắm lấy bất cứ thứ gì bàn tay kia với được nhưng cơ thể của cậu như bị kéo qua mép vực. Thái Dương chỉ kịp nhìn thấy bàn tay của Quetz vươn ra trước khi tầm nhìn của cậu hướng lên trời khi toàn thân cậu rơi khỏi mép vực.

Thái Dương nhắm mắt lại, cậu nghiến chặt răng chờ đợi cơ thể mình chạm đất với một tiếng phịch sẽ khiến cậu nát bét. Nhưng thay vào cảm giác cơ thể mình va chạm mặt đất, cậu cảm thấy thứ gì đó quấn quanh bụng mình rồi dừng hẳn lại, chỉ có tiếng chim chóc và tiếng vài cục đá rơi xuống. Thái Dương đánh liều mở mắt ra, cái thứ quấn quanh người cậu là cái đuôi dài, mảnh nhưng đầy cơ bắp của Quetz, hai tay anh bám vào mép vực trong khi hai chân bấu vào lớp đất và lá cây.

– Làm gì thì làm! Đừng có mà nhìn xuống! – Quetz nói lớn, một chân của anh nhấc lên và bấu vào đất, đẩy thân trên của anh lên một đoạn.

Thái Dương điếng người, cậu nhắm chặt mắt và ôm chặt lấy chiếc đuôi đầy vảy của anh, không như những con bò sát, Quetz rất ấm, những cái vảy của anh lại mềm như lông tơ. Cậu dụi mặt vào “lớp lông” đó, cảm nhận hơi ấm và sự mềm mại của nó, không để ý là Quetz đã kéo cả hai lên.

– Này. Này!

Tiếng gọi của Quetz khiến Thái Dương giật mình mở mắt ra, anh đang ngồi thụp ở trước cậu, chóp đuôi của anh quét qua quét lại thiếu kiên nhẫn. Cậu giật mình buông đuôi của anh ra và ngồi dậy, cậu lắp bắp:

– A! E-em xi-xin lỗi!

– Nhóc có sao không? Không bị thương ở đâu chứ? – Quetz bước tới, hai bàn tay xám ngắt của anh nhẹ nhàng đặt lên hai bên đầu Thái Dương, anh xoay đầu cậu qua trái qua phải, tìm xem cậu có va vào đầu không.

– E-em không sao. – Thái Dương nói lí nhí, hơi ngại khi thấy Quetz tới gần như vậy.

– May quá… – Quetz gục đầu xuống và thở dài. – Lần sau nhớ cẩn thận, ta đã cố mở ra chậm hết cỡ rồi đấy.

Nhìn vẻ mặt lo lắng của Quetz, mắt Thái Dương cay xè và ướt sũng, cậu mím môi lại và nhào tới ôm chầm lấy anh, khiến cả hai lăn ra đất.

– N-này! Chuyện gì thế? – Quetz bối rối kêu lên, anh cố đẩy Thái Dương ra nhưng cả tay và chân cậu nhóc đã vòng qua người anh và khóa chặt.

– Anh là đồ tồi! Anh khiến em sợ chết khiếp! – Thái Dương vừa nói vừa khóc sướt mướt, nước mắt cậu chảy xuống làm ướt chiếc áo da của Quetz.

– Trời ơi! Tránh ra! Tránh ra! Ướt mẹ hết cái áo của tao rồi! – Quetz rú lên và cố trong tuyệt vọng gỡ tay và chân của Thái Dương ra nhưng cậu nhóc kiên quyết ghì chặt lấy anh. Sau một hồi vật lộn, Quetz thở dài và nằm im, đợi tiếng khóc thút thít của Thái Dương nín hẳn. Anh đặt một tay lên mái đầu trắng của Thái Dương, tay kia đặt lên lưng cậu, xoa xoa một cách chậm rãi và nói: – Nằm trên người ta chắc thích lắm hả?

– Không… – Thái Dương nói lí nhí, vẫn áp sát mặt lên ngực Quetz.

– Vậy sao không xuống đi? – Quetz nhìn lên trời, những tia nắng yếu ớt xuyên qua những gợn mây rồi lại phải qua các tán lá khiến chúng càng trở nên mờ nhạt. Những móng vuốt của anh vuốt qua tóc của Thái Dương nhẹ nhàng, gãi gãi đầu cậu.

– Không thích… – Thái Dương lại nói, lần này cậu nói lớn hơn một chút.

– Vậy nhóc không muốn về ổ à? – Quetz mỉm cười.

– Ơ… – Thái Dương ngẩng khuôn mặt ướt vì nước mắt lên nhìn Quetz với đôi mắt bối rối. – D-dạ muốn…

– Vậy thì đi xuống.

Quetz chợt ngồi dậy khiến Thái Dương tuột xuống và ngồi lên đùi anh, cậu lật đật bò xuống trong khi Quetz lăn người và đứng dậy. Thái Dương đứng dậy, cậu tu một ngụm nước từ trong chiếc túi kia, sục sục trong miệng rồi phun ra, rữa sạch than trên răng trước khi cho chiếc lá kia vào miệng. Nước cốt của chiếc lá tràn vào miệng cậu, vị the the của nó khiến Thái Dương rùng mình, cái mùi the đó xộc lên mũi cậu khiến cậu khịt mũi nhưng vẫn cố nhai chiếc lá đó. Vị the đó dịu dần, thay vào đó là vị ngọt dịu và mát khiến mắt Thái Dương sáng lên.

– Lá đó ăn được đấy. – Quetz nói, anh giũ chiếc áo choàng da của mình và khoác nó lên vai. – Nó là lá bạc hà, ta thấy quanh ổ của nhóc mọc nhiều lắm. Giờ thì đi thôi, chút nữa sẽ mưa nữa đấy.

– Dạ. – Thái Dương nói và đi theo Quetz, trong tay là quyển sổ và hai cái túi da.

Càng đi xuống dưới, rừng càng trở nên rậm hơn, mấy đống tàn tích cũng bắt đầu thưa dần, nhai nhóp nhép phần còn lại của một quả táo rừng, Thái Dương lưỡng lự nhìn theo Quetz khi anh đi phía trước, mặt cậu hơi ấm lên vì chuyện lúc nảy. Đúng như lời Quetz nói, khi cả hai xuống tới thung lũng dẫn ra làng của Thái Dương thì trời đổ mưa, nhưng ít nhất thì cây cối rậm rạp đã che chắn cho họ một chút. Thái Dương đi kế bên Quetz, nhấc một bên vạt áo choàng của anh qua đầu để tránh các giọt nước đọng lại trên lá rơi xuống. Xung quanh họ, chim chóc và thú rừng phóng qua phóng lại, cố tìm chỗ trú hoặc săn những con côn trùng bị lùa ra khỏi chỗ trú do nước mưa. Nước mưa rơi lộp bộp trên lớp áo choàng da, vài giọt chảy vào trong rơi lên lưng Thái Dương khiến cậu rùng mình vì lạnh. Cậu hắt hơi, chiếc mũi của cậu đỏ lên khi cậu khịt mũi, có lẽ việc dầm mưa hôm qua đã khiến cậu bị cảm.

Quetz chợt dừng lại trước một lối mòn khá rộng, con đường đất vẫn còn lưa thưa vài đám cỏ dại nhưng phần lớn đã được dọn quang, đây đích thị là lối mòn của con người. Anh dẫn Thái Dương đi dọc lối mòn ra hướng biển, những chiếc gậy cắm xương và đầu lâu nằm ẩn hiện hai bên đường, cảnh báo những kẻ lạ mặt và thú hoang. Cả hai dừng lại trước một căn nhà gạch cũ, rễ cây và dây leo đã bám đầy bốn bức tường nhưng trông nó vẫn khá vững chắc.

– Chúng ta làm gì ở đây vậy? – Thái Dương ngước lên hỏi Quetz.

– Vào trong. – Quetz đáp và bước qua cánh cửa bám đầy dây leo, sàn gỗ kêu ọp ẹp dưới từng bước chân, ai đó vẫn còn sử dụng nơi này.

Thái Dương chớp mắt nhưng cũng đi vào, không muốn bị bỏ lại phía sau trong cơn mưa. Bên trong căn nhà nồng nặc mùi rêu phong và tối om khiến Thái Dương căng mắt lên nhìn trong khi Quetz bước tới thứ trông như một cái cầu thang. “Ít nhất bên trong cũng khá khô và ấm.” Thái Dương nghĩ và bước chầm chậm tới chỗ Quetz. Chỗ anh đang đứng đúng là một cái cầu thang gắn liền với tường, những miếng kim loại được gắn vào tường đã gỉ sét, một vài miếng đã rơi xuống, để lại các lỗ hổng mà chúng đã được gắn vào.

– Ngồi ở đây, chút nữa sẽ có người tới. – Quetz nói và nhẹ nhàng đẩy Thái Dương vào.

– Kh-khoan đã! – Thái Dương khựng lại và ngước lên nhìn Quetz. – Anh Keto, anh định bỏ em ở đây một mình sao?

– Không, ta định đi tìm người dẫn nhóc về. – Quetz nói và vỗ vai Thái Dương. – Đợi ở đây đi, ta sẽ quay lại.

– Nhưng… nhưng… – Giọng Thái Dương bắt đầu trở nên tuyệt vọng, cậu ngước lên nhìn Quetz với cặp mắt to tròn. – L-lỡ có con gì tới thì sao?

Quetz định mở miệng ra nói nhưng trước ánh mắt kia, lí luận trong đầu anh chợt biến đâu mất. Anh thở dài và bước vào bên dưới cầu thang rồi ngồi thụp xuống, vì cái đuôi của anh, Quetz chỉ có thể ngồi chồm hỗm nhưng chân của anh như gọng kìm, rất ít khi chúng bị mỏi. Thái Dương chầm chậm bước tới và ngồi xuống cạnh Quetz, cậu quàng tấm áo choàng da qua vai trước khi cảm thấy đuôi của Quetz quấn qua thân mình và kéo cậu tới chỗ anh. Mệt mỏi sau chuyến đi bộ và vì cảm, hai mắt Thái Dương híp lại trong khi cậu cố giữ chúng mở ra, trong vô thức, cậu dựa vào người Quetz và ngủ thiếp đi.

Giữa tiếng nước nhỏ giọt và tiếng bọn thú chạy sột soạt trong rừng, tiếng ngáy nho nhỏ của Thái Dương là thứ Quetz để ý nhiều nhất. Anh đặt tay lên đầu và gãi gãi một cách bối rối khi cậu nhóc dựa lên mình. “Chuyện quái gì đang diễn ra với mình thế này?” Anh tự hỏi và thở dài, chóp đuôi của anh vuốt vuốt vai Thái Dương khiến cậu nhóc dụi đầu vào người anh và hơi mỉm cười trong giấc ngủ.

– Ngố quá đấy. – Quetz phì cười và đưa tay lên xoa đầu Thái Dương.

– Anh Keto? – Thái Dương hơi mở mắt ra và hỏi.

– Sao? – Quetz đáp, xoa xoa vai cậu bằng đuôi của mình.

– Nếu anh đi thì làm sao em tìm được anh lần nữa? – Thái Dương hỏi trước khi ngáp dài.

Quetz không nói gì, anh nhìn ra ngoài cửa, nơi nước mưa vẫn đang rơi xuống từ tầng cây cao. Sự tĩnh lặng đó kéo dài cho tới khi tiếng ngáy khe khẽ của Thái Dương lại vang lên, chỉ bị phá vỡ bởi tiếng của bọn thú rừng chạy nháo nhác. Quetz lắc đầu, anh đưa tay lên vuốt mái tóc trắng của mình và nói khẽ với Thái Dương và cả chính anh:

– Đừng tìm.

***

Thái Dương chẳng cảm thấy gì trong bóng tối ngoại trừ hơi ấm và bộ lông mềm mại của đuôi Quetz, đầu óc cậu lâng lâng trong bóng tối. Chợt có thứ gì đó lay lay cậu khiến cậu rúc vào chiếc chăn da trong. Có tiếng gì đó ở bên ngoài, ù ù bên tai Thái Dương, cậu kéo chiếc chăn lên che kín đầu và nhăn mặt, không muốn rời bỏ sự ấm áp đó.

– Thái Dương!

– Á!

Thái Dương bậc dậy khi nghe ai đó gọi lớn tên mình, trán cậu đập vào đầu của ai đó khiến cậu nằm xuống ôm đầu còn người kia ngã lăn quay ra đất. Thái Dương kéo mình ngồi dậy, trán cậu sưng đỏ lên nhưng thứ đầu tiên cậu để ý là Quetz đã biến mất, chỉ còn lại chiếc áo choàng của anh quấn quanh người cậu.

– Cha mẹ ới ơi! Đau quá! Vỡ đầu con rồi!

Cậu nhóc kia kêu thảm thiết một hồi rồi ngồi dậy, cậu mặc một bộ đồ vải đen với những hoa văn ziczac đủ màu chạy song song với viền chiếc áo không tay không cài nút, để lộ lớp da hơi ngăm do nắng và muối biển. Hai ống quần cậu ta cũng có các hoa văn đó nhưng đã bị sờn và rách, một chiếc thắt lưng bằng vải màu xanh lục được buộc ngay ngắn qua quần của cậu ta. Trên cái trán đang sưng lên là một dải băng cột đầu màu vàng, bên dưới là đôi mắt nâu ứ nước đang híp lại vì đau và giận.

– Ơ… Lôi! – Thái Dương mừng rỡ kêu lên, vì ngôn ngữ của tộc Ayari và người Viễn Nam hơi khác nhau nên Thái Dương gọi tên Lợi thành Lôi.

– Đừng có gọi tên tui nghe thân thiết quá! – Lợi kêu lên và bậc dậy. – Mấy người biến đâu từ hôm qua tới giờ làm tụi này tìm muốn chết!

– Mình xin lỗi… Ơ! Anh Keto đâu rồi!? – Thái Dương quay qua quay lại.

– Két Tô? Két Tô là đứa nào? – Lợi nhướng mày đầy khó hiểu, cậu tặc lưỡi và lắc đầu: – Mà kệ đi! Tụi mình về làng đã.

Lợi kéo Thái Dương đứng dậy và giúp cậu đem tấm áo choàng da, quyển sổ và hai cái túi về làng, không ai nói gì với nhau, Thái Dương thì cảm thấy áy náy vì đã để mọi người phải lo, Lợi giận Thái Dương vì đã đi mà không thèm nói gì cho mình. Mưa vẫn còn rơi lắt rắt trên nền rừng khi Thái Dương và Lợi về tới cổng làng, chiếc cổng làm bằng tre đóng im ỉm, được xây để chặn một lỗ thủng trên bức tường đá đầy dây leo, ở phía xa là một chiếc cầu đá được dựng ngang qua lòng của một con sông cổ giờ đã cạn. Cả hai nhìn nhau bên dưới lớp áo da rồi lại nhìn lên trên đỉnh của hai bức tường. Ở hai bên cánh cổng là hai mái nhà lá, ở giữa là hai đống lửa lớn đang cháy bập bùng, Thái Dương có thể thấy vài bóng người trên in trên bức tường lá.

– Ê! Mấy người kia! Mở cổng đi chứ! – Lợi gồng cổ lên quát lớn.

– Ai đó? – Một cái đầu lú ra khỏi bờ tường, đó là một người đàn ông trung niên với chiếc băng quấn đầu và mái tóc hoa râm búi cao chứ không cắt ngắn như Lợi.

– Con, Lợi đây! Con tìm thấy Thái Dương rồi! Bác mở cổng ra đi! – Lợi lại quát lên.

– Rồi rồi! Mở liền! Mở liền! – Người đàn ông đáp và quay vào trong.

Ở giữa cánh cổng chợt mở ra một cánh cửa nhỏ, chỉ đủ để từng người cúi đầu chui qua. Lợi phóng qua trước, theo sau là Thái Dương cúi mình bước qua cái lỗ…chó chui đó để đi vào làng. Ở phía sau cánh cổng là những chiếc chòi lá được dựng trên những chiếc cột được buộc vào nhau và các đống lửa nơi lính canh cổng sinh hoạt. Phía sau đám chòi canh là hàng trăm các căn nhà mọc san sát nhau từ gần cổng làng ra tới vòng san hô cách bờ vài chục mét và trãi dài từ một bên thung lũng nhỏ tới bên kia. Hai bên sườn đồi hai bên làng là các thửa ruộng bậc thang với lúa và bắp mọc dài lên hai đỉnh đồi.

Nền nhà được xây cách mặt đất và mặt nước chừng một mét, phần thân nhà được xây trên tám chiếc trụ chống bằng gỗ cây rừng to bằng một người ôm. Ở giữa mỗi hai căn nhà là một cây đuốc lớn được giữ khô bởi một mái lá trên bốn chiếc gậy, ánh lửa hắt lên tường nhà bằng gỗ thông, làm hiện rõ những hình vẽ màu nâu đã mờ trên vài căn nhà. Cửa được làm cao, hai cánh bằng gỗ thông mở rộng vào bên trong. Phía trước nhà là một cái “sân nhỏ” được ghép lại bằng khoảng chục miếng gỗ, vài nhà còn trang trí “sân” của họ bằng những tấm da thú nhưng vì trời mưa đã được thu vào. Vào những ngày nắng những chiếc sân đó có đầy những giàn phơi cá và bốn năm hũ trái cây và rau ngâm. Mái nhà lợp rơm được dựng cao và dốc để tránh tuyết đọng, nối hai bên mái lại với nhau là một thanh đòn xà xong như chiếc võng với tượng chim bằng gỗ được tạc cách điệu.

Bắt nghiêng nghiêng trước vài cái sân là những chiếc thang bằng gỗ được làm đơn giản, cùng lắm thì là vài miếng gỗ phẳng được đóng vào hai thanh gỗ, còn lại thường là các thanh gỗ được cột vào nhau bằng dây thừng, chỉ có nhà của trưởng làng và nhà chung của làng mới có chiếc thang được chạm khắc tinh xảo. Vì trận mưa như trút chỉ có nhà của lính canh mới còn để thang ở ngoài, những nhà còn lại đã thu vào trong. Bên dưới những căn nhà trên mặt đất là những đàn gia súc gia cầm đang ngủ li bì, đôi khi một con thú cựa quậy khiến lũ còn lại kêu lên còn chủ nhà thì nện thình thịch xuống sàn. Ở ngoài biển, bên dưới các trụ chống là những chiếc xuồng đơn giản và các lồng chứa cá và hải sản, chuẩn bị nếu mai trời nắng thì sẽ được đem lên bãi biển trao đổi hoặc làm thịt.

Cái tin Thái Dương trở về lan nhanh hơn cả cậu và Lợi tưởng, ngôi làng im lặng trong đêm bỗng chốc nhộn nhịp và sáng rực ánh đuốc khi người dân đổ ra xem sự lạ. Cái việc Thái Dương một mình sống sót gần hai ngày trong rừng quả thật là không thể tin nổi. Dân làng đổ ra khỏi nhà với những cây đuốc sáng rực trong tay, họ bu xung quanh Thái Dương, những người lớn xì xầm, vài người đưa tay ra định chạm cậu nhưng liền rụt tay lại khi nhác thấy cậu liếc qua. Đám trẻ con đứng giữa cha mẹ chúng, cố nhướng người lên để xem chuyện gì mà khiến cả làng nhốn nháo vậy, một đứa lọt ra khỏi đám người ra trước mặt Thái Dương liền bị lôi vào bởi một bà cụ trước khi bà chắp tay cầu nguyện. Chỉ khi các bô lão và trưởng làng bước tới thì đám đông mới bắt đầu dạt ra.

Cả Thái Dương và Lợi đều tự giác lùi lại và cúi đầu khi thấy cái bóng người cao to và đôi vai chắc nịch của trưởng làng tới, chiếc mão lông chim của ông rung rung với mỗi bước đi trong khi chiếc áo choàng da hổ trãi trên cơ thể đầy cơ bắp dưới lớp áo nâu, lục đục theo sau là các cụ già râu tóc bạc trắng ăn mặc chỉnh tề. Chiếc bóng của trưởng làng bao trùm qua cả hai đứa trước ánh lửa đỏ rực, chốc chốc lại giật lên bởi nước rơi vào. Thái Dương rụt rè nhìn lên, cậu nuốt nước bọt đánh ực và cố giữ tay mình không run khi thấy trưởng làng. Tuy không cao như Quetz nhưng ông cũng là người cao nhất làng, ít nhất cao hơn cậu tới ba bốn cái đầu, đã vậy ông còn bự con hơn Quetz, bàn tay của ông có thể tóm lấy đầu của một con bò quật nó ra mà không tốn một giọt mồ hôi. Mặt của ông to và dữ dằn, đặc biệt là với bộ râu xồm xoàm mọc dài quá cổ và lên ngực của ông cùng vết sẹo dài chạy qua một con mắt trái trắng đục. Mặt của Thái Dương tái nhợt, tim cậu lỡ mất một nhịp và môi cậu mím lại khi cái giọng ồm ồm và rền vang như sấm của trưởng làng cất lên:

– Chuyện này là sao?

– Ch-cháu… cháu… – Thái Dương nói lắp bắp, cố không run trước mặt trưởng làng, tim cậu giật thót khi cánh tay to và đầy lông của ông tóm lấy chiếc áo choàng da của Quetz và kéo nó khỏi tay cậu.

– Cái này…ở đâu có? – Ông hỏi, từng giọt nước mưa chảy qua những nếp nhân trên trán và xuống bộ râu xồm xoàm.

– Ơ… c-cái đ-đó… – Thái Dương ấp a ấp úng, cậu nắm chặt hai bàn tay, ánh mắt của trưởng làng khiến cậu muốn hóa đá.

– Khoan! Trưởng làng! Khoan đã! – Giọng của một cô gái trẻ vang lên. Từ giữa đám đông, cô gái lao tới và ôm chầm lấy Thái Dương từ sau lưng và kéo đầu cậu vào bộ ngực nở nang dưới lớp áo vải nâu, mái tóc dài đen nhánh và ướt sũng của cô rũ lên vai Thái Dương. – Xin ngài đấy trưởng làng, thằng bé chắc mệt lắm rồi, có gì mai hẳn nói.

Như thể bị lay động bởi lời và giọng của cô gái, ông trưởng làng quay đi và bước về nhà, để lại đằng sau những vết chân sâu hoắm trong bùn. Đám dân làng nhìn nhau rồi lục đục bước về nhà, ngôi làng bỗng chốc lại chìm vào bóng tối và sự im lặng ngoại trừ tiếng mưa khi ánh sáng của những ánh đuốc lần lượt tắt.

Lợi và Thái Dương nhìn nhau rồi đi theo người con gái kia về phía bờ biển, cả ba không ai nói một câu, cứ cố đi thật nhanh để về nhà. Nhà của Thái Dương là một căn nhà nhỏ nửa trên cạn nửa dưới nước, bên dưới cái sân gỗ là vài hũ dưa muối, phía sau nhà là chiếc xuồng nhỏ với những lồng cá. Thái Dương đón hai chiếc túi từ tay Lợi và nhìn khi cậu bạn thân của cậu nhảy lên một chiếc xuồng gỗ được giữ không cho trôi đi bởi một sợi dây buộc vào khúc cây cắm trong cát. Cậu vẫy tay chào Lợi khi bạn cậu chèo ra căn chòi gần rạn san hô bao bọc lấy phần biển của ngôi làng, thở dài đầy tiếc nuối.

– Còn làm gì ngoài đó nữa? Mau vào nhà không lại bệnh nữa bây giờ! – Giọng của cô gái kia khiến Thái Dương giật mình.

– D-dạ! – Thái Dương đáp và leo lên chiếc thang khiến vài miếng gỗ vụn rơi xuống cát.

Bên trong nhà được chia làm nhiều gian với một bếp đá ở giữa, bên trên là một cái nồi to đang sôi ùng ục. Trần nhà lợp lá tranh, chống bằng những đòn xà lớn, cột nhà vươn cao như xương sống đỡ lấy toàn bộ phần mái, dưới chân cột là hai bức tượng gỗ được chạm khắc một người đàn ông và một người phụ nữ. Thái Dương bước ra sau tấm vách gỗ ngăn gian cuối căn nhà với phần còn lại, bước qua mặt cô gái kia đang ngồi khuấy nồi cháo to trên bếp bằng một cái thìa gỗ lớn. Sau tấm vách đó là một cái chiếu vải nho nhỏ, đằng trước cũng có trải một cái nhưng to hơn, kế bên đó là một cái cửa dẫn ra một khoảng sân chỉ bằng một phần tư cái sân trước, trên cái sân là những chậu dương xỉ rậm rạp và một vại nước lớn.

Đặt hai cái túi xuống, Thái Dương ngáp dài và đặt đầu lên một cái bao vải nhỏ nhồi rơm làm gối. Cậu ôm chặt lấy chiếc áo choàng da và dụi mặt vào nó, cố cảm nhận chút hơi ấm của Quetz còn sót lại. Thái Dương rên hừ hừ, cậu có thể cảm thấy mặt và đầu mình nóng lên trong khi chân thì lạnh đi, hình như cơn cảm đó đã bắt kịp cậu lần nữa. Toàn thân Thái Dương run bầng bậc, cậu rút mình vào lớp áo da trước khi cảm thấy chân mình bị đá nhẹ.

– Trời ạ! Chưa gì về đã nằm lăn ra ngủ rồi! – Cô gái thốt lên, cô chống nạnh, cái thìa gỗ vẫn nằm trong tay. – Ít nhất thì cũng ra lau đầu lau cổ rồi thay áo cho khô rồi hãy ngủ chứ!

– Chị Mỹ Nguyệt… em… mệt lắm… – Thái Dương nói yếu ớt rồi ho sù sụ.

– Đâu chị coi xem nào. – Cô gái mang tên Mỹ Nguyệt ngồi xuống cạnh chiếu của Thái Dương, giọng của cô đổi từ giận sang lo lắng. Cô đưa tay rờ trán Thái Dương rồi thốt lên: – Sao lại sốt cao thế này?! Em đi thì cũng phải biết trú mưa chứ! Lại cái mùi này nữa! Đã bảo đừng lại gần đống rêu tím đó mà! – Cô tặc lưỡi rồi nhẹ nhàng đỡ Thái Dương dậy. – Ra đây lau mình rồi ăn miếng cháo cho ấm bụng, mai chị đi hái thuốc cho.

Thái Dương gục gật đầu một cách mệt mỏi rồi lê từng bước chân nặng chình chịch ra gian nhà chính. Mỹ Nguyệt đỡ cậu nhóc ngồi xuống rồi cởi chiếc áo ướt sũng của cậu ra, cô lau qua ngực và lưng cậu với một tấm khăn vải rồi giúp cậu mặt một chiếc áo mới vào. Múc từng muỗng cháo trong chiếc nồi đất nung đáy đã cháy đen ra chén, Mistuki đặt chén cháo trước mặt Thái Dương và nhìn cậu đầy lo lắng khi cậu múc từng thìa cho vào miệng và nuốt một cách khó khăn. Được tám thìa, Thái Dương rùng mình, cậu lắc đầu và đẩy chén cháo ra trong khi Mỹ Nguyệt lắc đầu và nhăn mặt.

– Ăn thế làm sao no? – Cô hỏi. – Mà hôm qua tới giờ em đã ăn gì chưa? Hay lại nhịn đói như mấy lần trước thế hả?

– Dạ… có thịt… với vài trái táo… -Thái Dương đáp, mắt cậu mờ dần đi, hai mi mắt như sụp xuống khi một nụ cười nở trên môi cậu.

– Thịt? Táo? Ai cho mà có ăn vậy? – Mỹ Nguyệt hỏi đầy ngạc nhiên, cô không tin là nhóc Thái Dương hậu đậu chỉ biết vẽ vời lại làm có thể săn thú hay trèo cây hái quả.

– Anh…Keto… – Thái Dương nói rồi đổ gục qua một bên ngủ li bì, khiến Mỹ Nguyệt ngồi đó với một núi những câu hỏi trong đầu.

***

Tiếng xì xầm bàn tán vẫn còn vang lên mỗi khi Thái Dương bước qua những chỗ đông người, cậu có thể nghe được phần nào những lời trao đổi của dân làng, nào là cậu được tổ tiên ban phước, nào là cậu sử dụng tà thuật. Nhưng điều khiến cậu chú ý là trong số những lời bàn tán xôn xao đó là việc dấu vết của “con ma rừng” hay “thần rừng” đã được nhiều người tìm thấy xung quanh làng, đặc biệt là các vết chân ba ngón trên đường mòn và các dấu móng vuốt trên cây, còn cả cái xác của một con hoa sáu chân nữa. Thái Dương lắc đầu rồi đi về nhà, sáng sớm ra cậu đã bị triệu vào nhà lớn của làng để trưởng làng và các bô lão hỏi chuyện, cậu một mực giữ bí mật chuyện gặp Quetz, chỉ nói qua loa là cậu tìm được chiếc áo da đó trong một căn chòi cũ. Tuy các bô lão có vẻ như đã tin câu truyện của cậu, Thái Dương có cảm giác trưởng làng biết thứ gì đó.

Đưa tay lên che miệng, Thái Dương ngáp dài, mắt cậu ngấn nước, cậu vẫn còn buồn ngủ nhưng trong khi chị Mỹ Nguyệt chèo xuồng ra biển bắt cá thì cậu phải ở nhà và chuẩn bị cơm. Thái Dương cúi xuống và đi tới chỗ mấy hũ rau bên dưới sân gỗ, cậu giở nắp từng hủ ra và ngửi ngửi, mùi hơi mặn và chua của chỗ dưa và rau ủ trong đống hũ đó khiến mắt cậu chảy nước mà lông mũi cậu như sắp cháy tới nơi. Cậu đậy nắp lại, hít một hơi thật sâu không khí trong lành rồi chạy lên nhà chất củi vào bếp.

Cột mái tóc trắng hơi dài của mình lên thành một cái đuôi ngựa nhỏ ở sau đầu, phần trước vẫn để xõa ra và rũ xuống hai bên trán, Thái Dương đặt bốn hòn đá được ghè phẳng hai mặt quanh bếp trước khi đặt chiếc nồi đất lên và rồi đổ gạo, đậu, bắp và nước vào. Xong xuôi, cậu ngồi trong dựa lưng vào tường, trong tay là quyển sổ của cậu và một cái que được gắn một mẫu than nhỏ và nhọn. Biết tính hậu đậu của Thái Dương, chị Mỹ Nguyệt đã cấm tuyệt việc cậu sử dụng lửa khi chị đi, mỗi ngày chị đều nhờ Lợi qua nhóm lửa nấu cơm để hai đứa nhóc ăn trước. Gõ gõ một đầu của chiếc que lên cằm mình trong khi đang nhìn vào trang giấy da, Thái Dương đặt bút xuống và bắt đầu vẽ lại khuôn mặt đầy lo lắng của Quetz sau khi cố kéo cậu lên khỏi mép vực. Tuy hậu đậu, ai cũng khen Thái Dương vẽ đẹp và giống thực, từng chi tiết nhỏ đều được cậu vẽ cực kỳ sống động.

– Ê bây!

– Á! – Thái Dương hét toáng lên khiến quyển sổ và cái que bay lên trời rồi rơi xuống, cậu nhìn ra cánh cửa sau dẫn ra biển, cái đầu của Lợi nhô lên và nở một nụ cười lớn

– Ê Củ Hành, làm gì đó? – Lợi hỏi.

– À…à…chả gì cả! – Thái Dương loay hoay đóng cuốn sổ lại và ôm chặt vào người.

– “Chả gì cả” hả? Nghe đáng nghi quá nghen. – Lợi nhướng mày và bước tới chỗ bếp, cậu ngồi xuống, nhặt hai hòn đá lửa lên rồi bắt đầu đập mạnh chúng vào nhau khiến những tia lửa bắn vào đám bùi nhùi dưới chiếc nồi. – Mà cậu sao rồi? Chị Mỹ Nguyệt nói cậu bệnh sốt li bì cả đêm qua.

– Ừ, mình bị dính mưa. – Thái Dương đưa tay lên xoa đầu rồi nhìn một cách mông lung ra ngoài chỗ rừng cây.

– Mà này, Két Tô là ai vậy? – Lợi hỏi trong khi đang khều khều đống lửa.

– K-Keto? Keto nào? – Thái Dương giật mình, cậu cố đánh trống lãng.

– Đừng có giả đò, rõ ràng hôm qua cậu hét toáng lên “Anh Két Tô đâu rồi” mà. – Lợi chợt phì cười. – Mà hỏi thật nha, cậu đã gặp ai đó ở ngoài kia phải không?

– Ờ…thì vậy… – Thái Dương đáp, cậu quay ra chỗ khác tránh mặt Lợi.

– Vậy người đó ra sao? – Cậu ta lại hỏi tiếp, một nụ cười hóm hỉnh in rõ trên mặt cậu ta.

– Ờ thì…mình nói sao nhìn? – Thái Dương gãi gãi đầu. – Có thể nói…cái vụ “con ma rừng” quanh làng có liên quan tới việc đó… – Câu nói của cậu cứ nhỏ dần và nhỏ dần.

– Cái gì!? Con ma rừng dẫn cậu về hả!? – Lợi thốt lên và bậc dậy khiến cái nồi đất suýt chút nữa bị lật.

– Suỵt! Bé cái miệng của cậu lại! – Thái Dương kêu the thé rồi phóng ra ngoài cửa nhìn quanh xem có ai nghe lén không. Khi đã đảm bảo không có ai, cậu đóng của lại và thở dài.

– Rồi rốt cuộc nó là ma hay là thần? Cậu có bị ếm bùa gì không? – Lợi hỏi dồn dập.

– Không, anh ta chỉ là một kẻ hơi lập dị thôi. – Thái Dương gãi đầu rồi ghé tai Lợi. – Mà đừng nói chuyện này cho ai biết nhé, nhưng hình như anh ta là một thầy phù thủy.

– Ý cậu là sao?

Thái Dương ngồi xuống và bắt đầu kể cho Lợi nghe về Quetz, về hình dạng của anh, đặc biệt là đôi mắt hổ phách ma mị. Câu truyện của Thái Dương nhanh chóng chuyển qua việc cách anh gọi một vài món đồ, đặc biệt là những món có “ma thuật” về việc anh biết tìm những loại thảo dược kỳ lạ. Lợi thộn mặt ra, dù chẳng hiểu “la bàn” hay “ống nhòm” là gì, cậu ta cũng cố nuốt từng lời của Thái Dương. Mặt Lợi biến sắc khi Thái Dương nhắc tới con hoa sáu chân, hàm của cậu rớt ra khi Thái Dương nói mình đã bị bắt như thế nào và việc Quetz đã giết nó vô cùng đơn giản. Hàng loạt câu hỏi xuất hiện trong đầu Lợi, cậu cảm thấy hết sức tò mò bởi anh chàng Két Tô này, đặc biệt hơn, cậu để ý là ánh mắt của Thái Dương trở nên mông lung và cậu tả anh ta với giọng đầy thán phục.

– …và mình về tới làng như vậy đó. – Thái Dương kết thúc câu truyện của mình rồi ngó cái nồi trên bếp. – A! Sắp chín rồi kìa! Để mình đi lấy đồ ăn.

– Mà Thái Dương này! – Lợi gọi với theo. – Cậu lấy cái lá Két Tô đưa cho mình xem thử được không?

– Mình xin lỗi nhưng mình lỡ ăn rồi. – Thái Dương đặt chén đũa xuống và gãi đầu trước chạy xuống dưới sân và múc lên một tô rau dưa ngâm muối.

– À, cậu ăn cá không? Mình bắt cho vài con. – Lợi nói rồi phóng ra sân sau

Trên chiếc xuồng của Lợi là một mũi lao bắt cá có nhiều mũi nhỏ hơi xòe ra được buộc vào một sợi dây thừng cùng với một cái giỏ đan bằng tre. Cậu phóng lên xuồng khiến nó chồng chềnh trên sóng một lúc trước khi giữ thăng bằng và cầm mũi lao lên. Giống như Thái Dương, Lợi mồ côi từ nhỏ và được Mỹ Nguyệt chăm sóc, đối với cả hai, chị đã trở thành một người mẹ. Nhưng với cái tính tự lập ngông cuồng, khoảng hai mùa đông trước Lợi đã dọn ra một căn chòi bỏ hoang gần vòng san hô, chỉ khi tới giờ cơm hoặc biển động mới vào nhà của Mỹ Nguyệt trú tạm. Chính nhờ sống trên biển nên Lợi vô cùng giỏi trong việc bắt cá, kỹ thuật của cậu có thể nói là giỏi nhất trong đám cùng lứa, chả mấy chốc cậu đã chất lên sân sau bảy con cá thường, bốn con cá đầu giáp và hai con bọ cạp biển.

– Hải sản giá đáo! Hải sản giá đáo! – Lợi kêu lên đầy thích thú và đặt đống hải sản mới bắt được xuống.

– Lôi! Thế này thì nhiều qua ăn không hết đâu! – Thái Dương thốt lên khi thấy đống hải sản Lợi vừa mới đem vào.

– Uầy! Ăn không hết hôm nay thì phơi khô ăn ngày mai! – Lợi nói và một con cá đầu giáp lên, thân nó thuôn dài nhưng vây và đuôi lại có thịt chứ không như của cá thường, phần đầu của nó được bảo vệ bởi một lớp xương cứng do nhiều mảnh xương ghép lại, hai bên đầu là hai cái lỗ cho hai con mắt nhìn ra, bên dưới là một cái miệng mềm đầy răng nhỏ. Cầm con cá trong tay, cậu cười khà khà: – Mà này, bọn này cũng đắt giá lắm chứ, có khi đổi được ít thịt với rượu cũng nên.

– Lôi! – Thái Dương lại thốt lên, cả cậu và Lợi đều chỉ mới qua mười bốn mùa đông trong khi các bô lão đã dặn phải qua hai mươi lăm mới được uống rượu.

– Mình đùa! Mình đùa thôi! – Lợi cười rồi xua xua tay. – Cơ mà ăn cơm với thịt cũng ngon chứ. Hay mình cứ đổi lấy tí thịt làm quà cho chị Mỹ Nguyệt nhỉ?

– Cũng được. – Thái Dương cười và gật đầu, cậu chợt nhìn qua hai con bọ cạp biển đang khóa hai chiếc càng tua tủa những gai như răng lược khóa vào nhau, đuôi của chúng không có ngòi độc mà chỉ có một mảnh vỏ cứng và nhọn. – Mà tụi nó còn hơi sống nhỉ?

– Ừ, thôi mình cứ đem đổi chúng với mấy con cá đầu giáp lấy thịt vậy. – Lợi nói và mỉm cười, cậu buộc bốn con cá thành từng đôi, treo lên giáo rồi luồn nó qua hai con bọ cạp biển đang khóa càng vào nhau. – Mình đi một chút, sẽ quay lại sau.

Thái Dương mỉm cười và gật đầu khi Lợi bước ra ngoài, cậu cẩn thận dùng những cái que dài xuyên qua người ba con cá rồi đặt chúng lên một cái lá chuối trước khi buộc bốn con cá còn lại và treo lên giàn cá khô ngoài sân trước. Ở bên ngoài, cậu không thể không để ý những ánh mắt dị nghị và những tiếng xì xầm. Thái Dương mím môi và chạy vào trong đóng cửa lại, cậu chạy ra sau bức vách rồi ôm chặt lấy cuốn sổ và chiếc áo choàng da. Đưa tay lên vuốt bức vẽ của Quetz, cậu nghiêng đầu vào tấm áo choàng, một cảm giác khó tả xuất hiện trong ngực cậu. Thái Dương thấy tim mình đập hơi nhanh và mặt mình hơi ấm lên mỗi khi nghĩ về Quetz, đặc biệt là bộ mặt lo lắng của anh sau khi anh kéo cậu lên khỏi vách đá. Có gì đó đặc biệt ở anh mà cậu không biết, có lẽ anh cũng mồ côi giống như cậu, không biết cha mẹ của mình là ai, mà chỉ biết có “Người Đó”.

– Này Thái Dương! Sao lại đóng cửa kín mít thế? – Tiếng đập cửa và giọng của Lợi khiến Thái Dương giật bắn mình.

– À…à… Ra liền đây! – Thái Dương lật đật chạy ra mở cửa, Lợi đã quay về, nhưng thay vì bọn cá và bọ cạp, trên giáo của cậu là những xâu thịt heo và bò.

Chiếc nồi được bắt xuống, thay vào đó là những xâu thịt và cá được đặt trên các hòn đá phẳng ngay trên lửa. Mùi cá và thịt nướng nhanh chóng tràn ngập căn nhà, chúng được đặt trên những chiếc lá chuối để cả Thái Dương và Lợi cùng thưởng thức với cơm và rau dưa muối. Nhưng cả bữa ăn, chỉ có Lợi là thấy ngon miệng, Thái Dương chỉ nhai nhóp nhép chầm chậm một cách uể oải rồi lại gắp thức ăn. Cho một mẩu thịt vào miệng, Lợi nhìn Thái Dương một cách lo lắng. Thường Thái Dương rất thích ăn thịt, nhưng hôm nay không hiểu tại sao cậu lại ăn một cách uể oải vậy, thậm chí miếng thịt của cậu vẫn ăn chưa hết, chưa nói gì đến mẫu thịt Lợi cố ý dành cho cậu.

– Này, thịt không ngon à? – Lợi hỏi.

– Hả? – Thái Dương ngước mặt lên.

– Mặt cậu hơi xanh đấy, lại thấy không khỏe hả? – Lợi hỏi đầy lo lắng.

– À…không, mình ổn. – Thái Dương nói, cố mỉm cười.

– Này. – Lợi nhích sát tới gần Thái Dương và thì thầm vào tai cậu: – Hay là…cậu “đổ” hắn rồi?

– Gì cơ?! – Thái Dương thốt lên, một mảng đỏ xuất hiện ngang sống mũi và lan san hai gò má cậu khiến mặt cậu nóng rang còn tim thì giật thon thót.

– Vậy là đúng phải không? – Lợi cười khà khà đắc chí. – Cậu gọi hắn là anh thì hẳn cậu cũng có phần ngưỡng mộ hắn hả?

– Kh-không! Không phải vậy! – Thái Dương đưa tay lên che mặt.

– Ầy! Cần gì phải giấu? – Lợi đưa tay vỗ vai Thái Dương. – Nếu thích người ta thì cứ nói đại đi, chả ai ý kiến ý cò gì đâu mà lo! Các vị tổ tiên xưa cũng có người như vậy mà!

– Đã nói không phải mà… – Thái Dương co rúm lại, giọng cậu nghe the thé như sắp khóc tới nơi.

– Thôi thôi mình đùa thôi mà. – Lợi nói rồi vỗ vỗ lưng Thái Dương. – Nếu thật thì mình cũng vui cho Thái Dương lắm.

– Mình không sợ việc mọi người nghĩ gì… – Thái Dương nói và quàng hai tay qua đầu gối. – Mình sợ anh ấy thấy mình phiền phức quá…

– Nếu vậy mình sẽ đập hắn một trận! – Lợi nói và vỗ cái ngực hơi ngăm đang ưỡn ra của mình. – Hay là thế này nhé… – Lợi ghé tai Thái Dương và nói nhỏ về kế hoạch của cậu.

Buổi chiều hôm đó cả ba người quay quần bên bữa tối với món thịt và cá nướng cùng dưa muối. Mỹ Nguyệt cảm thấy vui vì trông Thái Dương đã vui lại kể từ khi về làng, thường thì mất cả tháng mới khiến cậu cười lại được. Ăn uống no nê xong thì trời cũng đã tối nên Lợi xin được ngủ lại nhà Mỹ Nguyệt một đêm, tiện thể giúp chị chăm sóc Thái Dương nếu cậu lại trở bệnh. Chị gật đầu đồng ý và trải chiếu cho cậu ở gian nhà trước nhưng Lợi nhất quyết phải ngủ sát tấm vách gần chỗ Thái Dương ngủ. Không nghĩ gì nhiều, Mỹ Nguyệt làm đúng theo kế hoạch đã định của cả hai mà không hề hay biết.

Buổi đêm yên tĩnh chỉ có tiếng dế và bọn thú ăn đêm vang lại từ phía vách núi, mắt Thái Dương vẫn mở ra nghe ngóng đợi tín hiệu của Lợi. Tiếng tạch tạch phát ra từ bên kia tấm vách ngăn báo hiệu thời cơ đã tới. Trong ánh trăng bạc hắt lên tường, Thái Dương có thể thấy Lợi lú đầu qua và ngoắc ngoắc cậu, cậu ngồi dậy thật chậm, cố không gây ra tiếng động nào rồi bắt đầu đặt những thứ đồ cần thiết, đặc biệt là đồ ăn và nước uống vào trong tấm áo choàng da và vài cái túi nhỏ hơn. Lợi bước xuống thang từng bước thật nhẹ, chân cậu đặt lên xuồng và ngồi xuống, cố giữ cho chiếc xuồng không chồng chềnh. Thái Dương nghe ngóng động tĩnh trong nhà, chỉ có tiếng thở đều đều và tiếng trở mình của chị Mỹ Nguyệt vọng lại từ sau tấm vách. Cậu bước từng bước thật nhẹ ra sân sau rồi hạ các bao da xuống trước khi leo lên xuồng một cách nhẹ nhàng để lợi dùng mái chèo đẩy nó ra xa.

Giờ này lính tuần đêm sẽ không cho ai ra ngoài, chỉ có một đường để ra khỏi làng là ra biển. Chiếc xuồng rẽ sóng một cách im lặng trong đêm, mặt nước lấp lánh ánh bạc của mặt trăng, nước trong suốt có thể thấy đáy cát với những sinh vật ở bên dưới. Vòng san hô bao lấy vùng nước trong làng như một hàng rào tự nhiên, nó rộng khoảng ba mét, chỗ cao chất cao hơn đầu người, chỗ thấp nhất cũng cỡ ngang ngực. Buổi sáng những đoạn cao nhất nhô lên, bảo vệ làng khỏi những con thủy quái ở ngoài, đặc biệt là bọn cá đầu giáp khổng lồ và những con thuồng luồng mõm dài như cá sấu nhưng bốn chân như mái chèo và da thì nhẵn bóng. Nhưng ban đêm chỗ cao nhất cũng ngập nước quá một đầu người, tạo ra những con đường cho bọn cá nhỏ bơi vào lẫn trốn. Chọn một chỗ thấp và đầy những cây san hô bằng, Lợi chống mái chèo xuống và đẩy chiếc xuồng vượt ra chỗ nước sâu hơn. Ở bên kia hàng rào cũng giống như bên trong, cũng có những bãi san hô mọc lưa thưa trong cát trắng dưới làn nước xanh trong, vài đống tàn tích phủ rêu và san hô chìm trong cát, một số nhấp nhô giữa các con sóng. Chỉ có điều ở ngoài này nguy cơ gặp lũ cá lớn và thủy quái rất lớn nên chỉ có những thợ săn biển sành sỏi mới dám ra.

Thái Dương chống cằm lên xuồng và nhìn về phía nhà của chị Mỹ Nguyệt đang xa dần trong khi Lợi lại huyên thuyên về những lần đã lén ra ngoài này để bắt được những con cá lớn mà vì lí do nào đó luôn biến mất khi cậu về nhà. Chợt mắt Thái Dương thấy thứ gì đó đang đội nước tiến tới chỗ họ rồi biến mất, cậu căng mắt nhìn quanh, cố tìm xem có thứ gì đó đang rình mò không. Một cái cây hình tam giác bỗng trồi lên rồi lại lặn xuống trước khi trồi lên ở một chỗ khác.

– Lôi… – Thái Dương nắm áo Lợi.

– Gì vậy? – Lợi hỏi trong khi vẫn chèo.

– Nhìn kìa. – Thái Dương lay vai Lợi rồi chỉ về hướng ba chiếc vây trồi lên rồi lặn xuống bên dưới những con sóng.

– Cá mập… – Lợi thì thầm, cậu rút mái chèo lên và đặt lên xuồng và trấn an Thái Dương: – Đừng lo, các bác thợ săn nói chỉ cần mình không rơi khỏi thuyền th…

Một con cá mập bỗng húc vào đáy xuồng trước khi một con khác húc vào mũi xuồng khiến nó chông chênh một lúc. Thái Dương nhìn Lợi và mếu máo:

– Các bác ấy có nói việc đó chỉ hiệu nghiệm khi có nhiều chiếc xuồng không?

– Cẩn thận! – Lợi kêu lên và nắm chặt lấy hai bên xuồng khi một con cá mập lao tới, cái vây nó trồi lên khỏi mặt nước, những con sóng bạc rẽ qua hai bên khi nó lao tới.

Con cá mập bất chợt đổi hướng khi nó cảm thấy thứ gì đó to lớn đang tới, nhưng đã quá trễ. Một con thuồng luồng trắng to như hai cái cột chống sàn nhà lao tới và kẹp chặt con cá mập trong hai cái hàm dài và đầy răng của nó trước khi bơi vượt qua xuồng của Thái Dương và Lợi một cách chậm rãi. Thái Dương mở mắt ra, cậu kêu lên khi thấy con thủy quái khổng lồ:

– Lôi! Nhìn kìa! Bạch Hải Bà đấy! Bà ấy đến cứu chúng ta!

– Bạch Hải Bà? – Lợi há hốc nhìn khi cậu thấy cái thân trắng như ngà của con thuồng luồng có tên Bạch Hải Bà.

Con thuồng luồng lắc đầu nuốt chửng con cá mập rồi bơi lòng vòng trong chỗ nước nông, chốc chốc lại trồi lên hớp không khí, cái đuôi dẹt và thẳng đứng của “bà” quạt nước đẩy “bà” tới trước. Được coi là thần biển, Bạch Hải Bà rất ít khi vào vùng nước nông thế này, nhưng theo lời các bô lão, cứ mỗi mười năm “bà” sẽ quay lại đây để đẻ con. Lợi chưa bao giờ tin vào chuyện đó cho tới khi cậu thấy từng quả cầu máu rơi ra từ giữa hai chân sau của “bà”. Cứ thế, sáu con thuồng luồng con trắng như mẹ phóng lên khỏi mặt nước hớp không khí rồi bơi vào bên trong hàng rào san hô trong khi “bà” lẳng lặng bơi ra vùng nước sâu.

Cả hai cậu nhóc lầm bầm cầu khấn tạ ơn “bà” thuồng luồng rồi tiếp tục chèo xuồng về phía bãi cát bên kia thung lũng, để lại sau lưng ngôi làng vẫn còn đang say ngủ.

Sự Kiện Hào Khí Lạc Hồng

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN