Giá Như Đừng Gặp Gỡ - Phần 27
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
1100


Giá Như Đừng Gặp Gỡ


Phần 27


Tim tôi như bị một luồng khí nóng dội vào, tất cả cảm xúc bị đè nén như một quả bóng được bơm căng, cuối cùng vỡ tung ra, xúc cảm như thác lũ ùa vào tận đáy lòng.
Sau rất lâu, rất lâu không khóc, giờ phút này bỗng dưng viền mắt tôi bỗng nóng ran. Tôi cúi đầu cố che đi tròng mắt đỏ hoe của mình, nhưng vẫn bị Khánh phát hiện. Anh lặng lẽ quay sang, ôm chặt lấy tôi vào lòng:
– Thăm bố phải vui, sao lại khóc?
– Sao… anh biết? Sao anh biết bố em ở đây?
– Anh đoán.
– Nói dối.
Khánh thấy tôi đã lạc hẳn giọng đi mới khẽ cười, bàn tay lớn của anh nhẹ nhàng vuốt tóc tôi, dọc theo sống lưng tôi. Không một chút dục vọng, chỉ có vỗ về:
– Từ lúc gặp lại, chỉ thấy em nhắc đến mẹ. Em bảo tết muốn về quê với mẹ, sợ mẹ buồn. Em không đả động gì đến bố nên anh nghĩ chắc bố em đang gặp chuyện gì khó nói.
– Thế nên anh mới tìm hiểu rồi đưa em đến đây?
– Không hẳn là tìm hiểu, mà chỉ là anh muốn đến chào bố vợ tương lai nên mới tìm cách đến thăm thôi.
Cổ họng tôi phút chốc mặn đắng, chẳng biết là cảm kích hay đau lòng, chỉ thấy nước mắt cuối cùng cũng không kìm được, lặng lẽ chảy xuôi xuống vai áo anh.
Trước nay, chuyện của bố luôn là một vết sẹo xấu xí trong lòng tôi. Ngoài xót thương, đau lòng, tôi còn cảm thấy rất buồn và xấu hổ, cho nên chừng ấy năm bố phải ngồi tù, tôi rất hiếm khi nhắc đến bố trước mặt người khác, kể cả Trung.
Thế nhưng người đàn ông này lại luôn hiểu được những đắn đo giày vò trong lòng tôi, anh biết hết nhưng chưa bao giờ hỏi, cũng không nói mấy lời giả tạo động viên tôi. Anh chỉ âm thầm tìm hiểu và đưa tôi đến đây, thậm chí vì sợ tôi ngượng nên anh đã nói “đến chào bố vợ tương lai”.
Chỉ một câu đơn giản như vậy thôi nhưng đối với tôi lại nặng tựa ngàn cân. Bởi vì anh muốn tỏ rõ ý cho tôi biết: Anh không bận tâm đến chuyện bố tôi ngồi tù, anh chỉ quan tâm đến tôi và thật lòng muốn ở bên tôi.
Một người đàn ông có đủ cả tiền tài danh vọng như anh, một người là ước mơ của rất nhiều cô gái, vốn dĩ có thể chọn một người phụ nữ hơn tôi gấp trăm lần. Tại sao lại muốn ở bên cạnh tôi chứ?
Khánh thấy bờ vai tôi khẽ run lên, càng siết chặt tôi vào trong lòng. Anh nói:
– Thôi nào, ngoan, đừng khóc nữa. Mắt mà sưng húp gặp bố là bố biết ngay đấy.
– Bố không gặp em đâu.
– Sao em biết?
– Mấy năm nay năm nào em cũng vào thăm, nhưng bố nhất quyết không chịu gặp. Chắc bố xấu hổ nên không muốn đối diện với em.
– Đằng nào cũng đến rồi, cứ xuống đi đã. Nếu bố không gặp thì mình gửi lại ít đồ cho bố ăn tết rồi về.
Ban đầu tôi không hiểu gửi lại ít đồ là đồ gì, mãi sau khi xuống xe, thấy Khánh mở cốp lấy túi to túi nhỏ ra tôi mới biết, hóa ra anh đã chuẩn bị sẵn rất nhiều quà tết cho bố tôi.
Tôi xúc động đến nỗi cứ đứng ngây ra, còn anh thì một tay xách đồ, tay còn lại kéo tôi vào bên trong, cười bảo:
– Vui lên anh xem nào. Năm hết tết đến không được ủ dột nhé. Cười một cái anh xem.
Tôi xấu hổ quay đầu đi:
– Anh mua đồ từ lúc nào thế?
– Chiều qua đi làm về anh ghé qua siêu thị mua. Đi thôi em.
Bình thường khi vào trại thăm người nhà phải thông qua rất nhiều thủ tục, vừa lằng nhằng vừa phức tạp. Thế nhưng hôm nay hai người bọn tôi chỉ cần nộp giấy tờ và viết một tờ đơn là được sắp xếp đi gặp ngay, thậm chí còn có một anh cán bộ nhiệt tình dẫn đường đến tận khu thăm nuôi phạm nhân.
Tôi mắt tròn mắt dẹt hỏi:
– Này, có phải anh lại vừa hối lộ người nhà nước không thế hả?
– Em đi cạnh anh nãy giờ mà, anh hối lộ thì em phải thấy đầu tiên chứ?
Nói cũng phải, nãy giờ Khánh chỉ ung dung đút tay vào túi quần, không hề hối lộ ai, nhưng thái độ của cán bộ trại giam này đối xử với anh khác hẳn những người thăm nuôi bình thường như chúng tôi.
Cho đến tận khi đến gần khu thăm nuôi, thấy một người cán bộ đeo quân hàm 3 sao bước ra mỉm cười nói chuyện với Khánh, tôi mới biết Giám thị trại giam ở đây là bạn của anh. Chẳng trách “đại gia” đến được tiếp đãi chu đáo như thế.
Khánh với giám thị trại giam nói chuyện một lúc, sau đó đích thân chú ấy dẫn tôi đến gặp bố tôi. Lúc bước vào trong phòng gặp mặt, nhìn chiếc ghế sau bàn ngăn cách trống không, tôi cứ nghĩ bố sẽ không xuất hiện, nhưng Khánh lại nắm chặt vai tôi nói:
– Cứ chờ thêm một lúc, chắc bố sẽ ra thôi, em đừng lo.
– Lần nào cũng thế, bố sẽ không ra đâu.
– Đằng nào cũng vẫn còn sớm, em cứ chờ xem, nếu bố không ra thì hết giờ gặp mình lại về. Em cứ ngồi đây đi, anh ra ngoài nói chuyện với bạn, khi nào xong thì ra ngoài tìm anh nhé.
Ánh mắt của anh rất ấm áp, cũng rất yên bình, tự nhiên lại truyền cho tôi cảm giác an tâm và vững tin. Tôi biết anh cố ý tránh mặt để không làm phiền mình và bố, cho nên cũng không nói nữa, chỉ gật gật đầu tỏ ý đã hiểu rồi bảo anh đi đi.
Ngồi đợi thêm một lúc, cuối cùng cũng nghe tiếng bước chân đi đến, ngẩng lên mới thấy hai người cán bộ đang dẫn một người đàn ông già nua tiều tụy đi ra.
Sau sáu năm dài đằng đẵng không gặp, tôi suýt nữa thì không nhận ra bố mình. Ông gầy đến mức chỉ còn da bọc xương, quần áo phạm nhân rộng thùng thình, tóc tai bạc trắng, từng nếp nhăn trên mặt đã hằn sâu, trông già hơn tuổi thật cả chục tuổi.
Trái tim tôi phút chốc cảm thấy như bị nhấn đến tận cùng của đau xót, lồng ngực cũng nặng nề như bị ai nhét đầy những tảng đá lớn. Tôi cố gắng kìm nén để không bật khóc, lật đật đứng dậy, khó khăn gọi một tiếng:
– Bố.
Ông ngước đôi mắt già nua nhìn tôi, viền mắt cũng đỏ hoe, ngay cả giọng nói cũng trở nên khàn khàn run rẩy:
– Con đến đấy à?
– Vâng. Bố có khỏe không?
– Bố khỏe. Con…
Tôi biết, ông muốn hỏi tôi và mẹ có khỏe không, nhưng bởi vì bố mãi ngập ngừng không thể nào thốt ra miệng được nên tôi đành nói:
– Con khỏe, mẹ cũng khỏe. Giờ mẹ với con đều sống tốt lắm. Mẹ mở một tiệm tạp hóa ở quê, con vẽ tranh cho công trình khách sạn lớn.
Bố tôi sửng sốt hồi lâu mới cúi đầu nhìn xuống bàn tay đang đeo còng số 8 của mình, im lặng một lát mới đáp:
– Thế là tốt rồi, tốt rồi.
– Bố ở trong này có ăn uống được không? Có thiếu thứ gì không?
– Không, trong này có đủ cả, bố cũng ăn uống tốt, bố khỏe lắm, con với mẹ đừng lo.
Trong sáu năm qua, năm nào tôi cũng gửi thư cho bố, gửi cả đồ, nhưng chưa từng được hồi âm. Tôi không nản lòng, vẫn kiên trì gửi. Đến hôm nay gặp mới biết bố tôi đã đọc tất cả thư tôi gửi tới, biết hai mẹ con vẫn sống tốt nên ông rất yên lòng, chỉ là ông không còn mặt mũi nào gặp lại hai mẹ con nên không dám trả lời lại. Ông cũng nói xin lỗi tôi, xin lỗi cả mẹ vì đã làm hai mẹ con tôi phải khổ sở chừng ấy năm.
Tôi không trách bố, chỉ bảo nếu đây là số phận thì phải chấp nhận. Đằng nào cũng không thể quay lại cuộc sống huy hoàng như lúc xưa nữa, việc cần làm bây giờ chỉ là cả ba người nhà chúng tôi đều nỗ lực tiến về phía trước, đợi được đến ngày ra tù để đoàn tụ với nhau.
Bố tôi gật gật đầu, khóc đến mức cả mắt mũi đều đỏ bừng:
– Bố biết rồi. Cảm ơn con. Cảm ơn con.
– Cảm ơn gì mà cảm ơn, con là con gái của bố mà. Bố cứ ở trong này yên tâm cải tạo thật tốt, ba năm nữa mãn hạn rồi con đến đón bố nhé?
– Ừ.
Hôm ấy tôi đã nói rất nhiều, bố cũng nói rất nhiều, cả hai bố con khóc suốt, khóc đến mức khi hết giờ thăm nuôi, mắt tôi đã sưng thành hai cục to, hốc mắt đau nhói.
Tôi rấm rứt cho đến khi ra bên ngoài, thấy Khánh đang đứng tựa vào xe đợi tôi, xung quanh bốn bề vắng lặng, chỉ có những cơn gió cuối đông xào xạc thổi đến làm rối tung mái tóc ngắn của anh. Nhìn thấy bóng lưng người đàn ông ấy, bất chợt, mọi nỗi đau nóng hổi trong trái tim mới có thể dịu xuống.
Tôi chậm chạp đi lại gần, Khánh cũng nghe tiếng động nên quay đầu lại, thấy mặt tôi, ánh mắt anh sượt qua một tia đau lòng. Anh kéo tôi lại, ôm chặt lấy tôi:
– Mắt sưng húp thế này mà để ai nhìn thấy, kiểu gì người ta cũng nghĩ anh bắt nạt em cho mà xem.
– Người ta nghĩ đúng mà, anh toàn bắt nạt em còn gì?
– Anh bắt nạt em lúc nào?
– Lúc anh mới quản lý khách sạn, anh bắt nạt em.
Vẻ mặt của anh hơi ngẩn ra, mấy giây sau mới bật cười, ôm lấy tôi dỗ dành:
– Lúc đó là nhân cách khác của anh, không phải anh. Anh thương em thế này, làm sao bắt nạt em được. Nhân cách khác của anh đấy.
Thấy cái tên này lại nói mấy lời dụ dỗ xằng bậy, tôi đang khóc cũng phải phì cười:
– Anh bị tâm thần phân liệt thế này sao không vào trại hả? Bây giờ vẫn còn nhởn nhơ ở ngoài đi hại người.
– Anh mà vào trại thì lấy ai ôm em ngủ mỗi tối nữa, rồi đêm nay ai phục vụ em, massa cho em? Anh làm được nhiều việc như thế, em mà báo người ta tống anh vào trại thì chỉ có thiệt thân thôi đấy. Lần trước có chương trình từ thiện, anh đến trại tâm thần một lần rồi, mấy cô y tá ở đó có vẻ thích anh lắm đấy. Em không muốn mất chồng thì giữ anh cho chặt vào.
Tôi giả vờ mắm môi mắm lợi lườm anh một cái, nghe những lời nói đùa này, tảng đá trong lòng cũng đột nhiên nhẹ đi vài phần. Khánh cười cười, kéo khăn quàng của tôi lên cao, tôi cảm nhận được những đầu ngón tay anh đã lạnh buốt, chắc đã đứng ngoài trời chờ tôi rất lâu.
Đáy lòng tôi dội đến một cảm giác chua xót và yêu thương chưa từng có, tôi ôm chặt lấy tấm lưng rộng lớn của anh, xúc động nói mấy từ:
– Cảm ơn anh.
– Cảm ơn gì, em lại nói linh tinh rồi.
– Cảm ơn vì đã đến bên em. Không những một lần mà là hai lần.
– Nếu em có vứt bỏ anh 3 lần, anh sẽ đến bên em đủ 3 lần. Nhưng mà đừng làm thật nhé, anh đau lòng không chịu nổi đâu. Bệnh tâm thần phân liệt lại càng nặng hơn đấy.
Nói đến đây, anh đưa tay vuốt vuốt lông mi đang còn đọng nước mắt của tôi, lạnh đến nỗi hơi thở tỏa ra đầy khói trắng:
– Lên xe về thôi, đứng ở ngoài đây lạnh quá.
– Vâng, về thôi.
Trên đường về, anh không hề không hề hỏi tôi đã nói chuyện với bố những gì, cũng không nhắc đến nguyên nhân bố tôi phải ngồi tù, mà chỉ bảo sau này nếu có thời gian thì đến thăm bố nhiều một chút, hoặc nếu có thể thì về quê đón cả mẹ tôi cùng đi.
Tôi mỉm cười, tựa đầu vào vai anh:
– Anh nhờ chú giám thị trại giam thuyết phục bố gặp em à?
– Không. Anh chỉ nhờ chú ấy đưa cho bố em mấy bức tranh em vẽ thôi.
– Bức tranh nào cơ?
– Bức tranh phòng số 2203.
Bức tranh phòng 2203 là bức tranh vẽ mùa hạ ở quê nhà tôi. Cánh đồng mênh mông lúa chín trĩu nặng, trên triền đê có một đứa bé đang thả diều, người cha đứng bên cạnh cầm cuộn dây cước, người mẹ im lặng một góc mỉm cười rất tươi.
Chẳng biết tại sao Khánh lại biết bức tranh này tôi vẽ gia đình mình, nhưng anh chọn nó để đưa cho bố tôi là một điều tinh tế và nhạy cảm vô cùng. Tôi có thể tưởng tượng ra vẻ mặt của bố tôi khi nhận được bức tranh đó, chắc hẳn ông còn khóc nhiều hơn hôm nay, và trên hết, thông qua bức tranh tôi vẽ, ông còn hiểu được tôi và mẹ không hề trách ông, tôi chỉ mong ngóng ngày gia đình được đoàn tụ.
Những điều Khánh làm cho tôi thực sự khiến tôi rất xúc động, dường như đã chạm đến tận nơi sâu thẳm nhất trong tim tôi. Bỗng dưng, tôi còn cảm thấy yêu anh nhiều hơn 6 năm trước, yêu đến mức huyết mạch trong người đều có anh.
Tôi siết chặt lấy cánh tay anh, khẽ nói:
– Cảm ơn anh.
Anh nghiêng đầu nhìn tôi, mỉm cười dịu dàng:
– Muốn cảm ơn thì hôm nay dành cả ngày cho anh đi. Hôm nay anh có nhiều kế hoạch lắm.
– Anh muốn đi đâu?
– Trước tiên đi ăn lẩu nhé.
Tôi định gật đầu, nhưng lúc này điện thoại bỗng dưng đổ chuông, liếc qua màn hình thì thấy Trung gọi đến. Bình thường anh rất ít khi gọi vào giờ này, với cả khi không có việc cần thiết, chúng tôi đều nhắn tin. Giờ bỗng dưng anh gọi thì tôi biết ngay là có chuyện.
Tôi vội vã nhận máy:
– Alo.
Bên kia có âm thanh lạo xạo cùng những tiếng bước chân người qua lại, có cả tiếng bác sĩ đang nói chuyện gì đó. Lòng tôi như bị ai gõ mạnh một cái, hốt hoảng gọi liên tục:
– Alo, có ai ở đầu dây bên kia không? Trung ơi. Trả lời em đi.
Lúc này, hình như nghe được giọng tôi nên mới có người lạch cạch cầm điện thoại lên, sau đó là giọng Trung nhẹ nhàng nói:
– Ơ, anh để điện thoại trong túi, quên tắt màn hình, chắc là ấn nhầm vào gọi cho em rồi.
Nghe thấy anh vẫn bình an, nỗi khiếp đảm trong lòng tôi mới có thể tạm dịu xuống. Tim tôi vẫn đập như trống dồn, tôi thở phào một hơi:
– Thế mà em cứ tưởng anh có chuyện gì.
– Ừ, bị ấn nhầm thôi. Em đang làm gì thế? Hôm nay có đi đâu không?
– À… hôm nay em ra ngoài có ít việc.
– Ừ. Thanh mang bánh đậu xanh từ quê lên cho em đấy, đang bảo chờ em đến để ăn. Hôm nay em có rỗi không? Nếu rỗi thì qua bệnh viện nhé?
Bây giờ khi đã bình tĩnh rồi, tôi mới nhớ đến Khánh vẫn đang ngồi bên cạnh, anh vẫn đang đợi câu trả lời của tôi. Ban nãy vì cuống quá nên tôi quên mất anh, cũng không phát hiện ra nụ cười trên môi Khánh đã tắt ngấm từ lúc nào. Anh vẫn chuyên tâm lái xe, nhưng vẻ mặt rất âm trầm phức tạp.
Tôi cảm thấy rất có lỗi nên quyết định từ chối Trung:
– Hôm nay chắc là không được rồi, hôm nay em bận.
– Em phải vẽ tranh à?
– Vâng.
Tôi trả lời nhát gừng, nhưng may sao Trung cũng không hỏi mà chỉ bảo:
– Ừ, thế cũng được, em cứ làm đi. Lúc nào rỗi đến cũng được.
– Vâng. Em biết rồi.
– Linh.
– Dạ.
– Giữ gìn sức khỏe nhé, đừng cố quá.
– Vâng.
Cúp máy xong, tôi quay sang nhìn Khánh, định nói, nhưng bỗng dưng lại chẳng biết mở lời như thế nào.
Giữa chúng tôi, việc nhắc đến Trung là một vấn đề rất nhạy cảm, mặc dù anh biết rõ mối quan hệ của tôi và Trung, nhưng đối với một người đàn ông bình thường mà nói, chuyện người phụ nữ của mình có người khác ở bên ngoài giống như một cái gai vậy.
Tôi không dám chọc vào cái gai đó nên đành quay sang ôm anh, dịu dàng dỗ dành:
– Hôm nay anh đưa em ăn lẩu gì?
Khánh quay đầu nhìn tôi, anh cũng không hỏi mà chỉ nở một nụ cười:
– Lẩu Trung Hoa được không?
– Vâng. Hôm nay nghe theo anh hết. Cả ngày hôm nay dành cho anh.
– Ừ.
Tôi tìm mấy chuyện vu vơ để nói, Khánh vẫn vui vẻ đáp lại tôi, nhưng thái độ của anh vẫn có một chút miễn cưỡng gì đó, không phải miễn cưỡng ở bên tôi, mà là miễn cưỡng tỏ ra thoải mái để tôi vui.
Tôi nắm chặt lấy tay anh, cảm thấy rất đau lòng mà chẳng biết làm sao cả…
Cả ngày hôm ấy, tôi không đến thăm Trung, mà Khánh cũng dành hết thời gian nghỉ hiếm hoi của mình cho tôi. Anh dắt tôi đi ăn một tiệm lẩu Trung Hoa, sau đó lại cùng tôi đến chợ tết mua đồ, chọn một cành đào phai xinh xinh, còn mua rất nhiều bánh kẹo và ô mai. Anh nói hoa đào để anh ngắm, còn ô mai để tôi ăn.
Chúng tôi như một cặp vợ chồng đang trong thời gian son rỗi ngọt ngào nhất, ban ngày quấn quít, ban đêm triền miên, hạnh phúc đến nỗi tôi cứ ngỡ rằng mình đang chìm trong một giấc mộng. Một giấc mộng mà tôi không muốn tỉnh lại, cứ mong sẽ mãi được lưu lại ở nơi chốn ấm áp này, chẳng bao giờ tỉnh lại.
Chỉ là đêm hôm ấy, trong lúc đạt đến cao trào, anh ôm siết lấy tôi, bỗng dưng lại nói một câu:
– Em hãy sớm ly hôn đi.
Cánh tay đang bấu chặt lấy cổ anh của tôi cứng đờ, tôi mở to mắt nhìn anh, thấy dáng vẻ cố chấp và phiền muộn của người ấy, bỗng dưng cổ họng nghẹn lại.
Tôi gật gật đầu, không dám hứa với anh chuyện sớm hay muộn, chỉ đưa tay sờ lên đầu mày nhíu chặt của anh, an ủi dỗ dành:
– Vâng, em biết rồi. Anh đợi em một thời gian nữa nhé? Chỉ một thời gian nữa thôi. Đợi Trung khỏe lại, em sẽ nói rời xa anh ấy.
Anh cầm lấy bàn tay tôi, đưa lên miệng hôn, cổ họng khàn khàn:
– Linh, anh cũng là đàn ông. Anh không chờ được quá lâu.
– Em biết, em biết mà. Ngoan, em thương.
Hông anh đột ngột ấn một cú thật sâu vào bên trong tôi, gương mặt vừa thỏa mãn lại vừa mâu thuẫn. Tôi biết chuyện hôm nay đã khiến anh rất buồn lòng, chẳng có cách nào, sau cùng chỉ biết dùng việc trầm luân này để vỗ về anh. Đêm ấy, tôi rất nhiệt tình, quấn quít lấy anh nồng nhiệt đến nỗi khi có thể dừng lại, anh mới hài lòng ôm tôi, hôn lên tóc tôi:
– Đồ ngốc. Anh không muốn ép em. Anh chỉ không muốn ba người cứ thế này kéo dài thôi.
– Em hiểu mà.
– Được rồi. Ngủ đi em.
***
Ngày hôm sau đã là 26 tết, khách sạn đã rục rịch phát tiền thưởng cuối năm. Lâu rồi tôi không đi làm nên không có ý định nhận, nhưng chị Hoa quản lý lại gọi điện đến, bảo tôi đến ký nhận tiền thường tết.
Tôi lắc đầu bảo:
– Cả năm nay em có đi làm mấy đâu, em không dám nhận đâu ạ.
– Ôi cái con bé này, em vẽ tranh cho khách sạn thì cũng là nhân viên của khách sạn mà. Với cả em có tên trong danh sách nhận thưởng, không đến nhận là tồn quỹ, kế toán lại bị phạt bây giờ. Đến đi, lâu lâu đến thăm mọi người cho vui.
Chị ấy đã nói thế nên tôi đành phải đến. Lúc vừa mới đến nơi đã thấy công nhân đang trang trí trên tầng cao nhất của tòa nhà, bóng đèn led và những tấm meca sáng rực rỡ.
Tôi đọc được chữ Happy New Year, phía sau nhân viên đang ghép đến chữ K, chẳng rõ là sẽ ghép thêm chữ gì. Tôi lấy điện thoại ra chụp một tấm, định tối nay sẽ về hỏi “ông cụ non” nhà mình xem lại định bày trò gì. Xong xuôi mới cất điện thoại rồi đi vào bên trong chào hỏi mọi người.
Lâu rồi không gặp, các chị cùng phụ bếp ngày xưa thấy tôi thì xúm lại hỏi han, có người còn hỏi có phải tôi đã cưa đổ được ông chủ khách sạn rồi không. Tôi biết, từ sau lần đi du lịch ở Nhật trở về, kiểu gì công ty cũng có ít nhiều đồn đoán, càng giải thích thì lại càng nghi ngờ nên tôi chỉ nửa đùa nửa thật bảo:
– Các chị cứ chờ em nhé, khi nào em mà tán được ông chủ thì em sẽ tăng lương hết cho các chị.
– Nhớ đấy nhá. Nếu tán được ông chủ thì phải tăng mấy bậc lương cho bọn chị đấy.
– Vâng ạ.
Nói chuyện thêm một lúc, tôi mới đi đến phòng kế toán để nhận tiền. Đã một năm trôi qua kể từ khi bắt đầu vào làm ở khách sạn này, đến bây giờ ký nhận tiền thưởng mới biết khắp nhân viên từ trên xuống dưới đều được thưởng rất cao. Riêng tôi được nhận tận hai mươi mấy triệu.
Tôi thắc mắc nhưng chị kế toán chỉ cười cười bảo:
– Tranh em vẽ đẹp lắm, nhận chừng ấy vẫn còn ít đấy. Em ký đi, nhận xong rồi đi mua đồ tết về ăn tết.
– Vâng, em cảm ơn chị.
Năm nay Trung nằm viện, mẹ lại ở quê nên tôi không sắm sửa tết gì cả, tôi định dùng số tiền này mua một chiếc đồng hồ đeo tay. Một năm vất vả rồi, Khánh lại vì tôi làm nhiều chuyện như vậy, tôi muốn mua tặng anh một món quà gì đó, coi như là tấm lòng của tôi.
Nghĩ đến đây, tôi cảm thấy rất vui vẻ. Nhưng vừa ra khỏi phòng kế toán bỗng dưng lại đụng mặt một người.
Tôi có cảm giác người phụ nữ kia rất quen, nhưng tạm thời không nhớ ra được đã gặp chỗ nào rồi. Người phụ nữ đó thì lạnh nhạt nhìn tôi, khóe môi nở một nụ cười đầy phức tạp:
– Cô là Linh à?

Yêu thích: 4.4 / 5 từ (8 thả tim)
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN