Hà Thần - Thủy quái dưới cầu - Chương 31
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
173


Hà Thần - Thủy quái dưới cầu


Chương 31



Năm

Thôi lão đạo đã đi lại trong giang hồ nhiều năm, không ngại ngần gì nếu phải một mình qua đêm ở một cái thôn vắng nhà hoang như thế này. Hiển nhiên “thôn Huyền Đăng” là một cái thôn bị bỏ hoang không có người ở, có khả năng người trong thôn đã chạy nạn hết cả rồi, nhưng ông này vẫn không hiểu tại sao người ta lại đặt tên thôn quái dị như thế, không thể không đề cao cảnh giác. Ông này giục lừa đi vào thôn. Rõ ràng là bố cục của thôn này hết sức kỳ lạ, phòng ốc xây quây lại thành một vòng, toàn bộ cửa sổ đều mở toang cánh khép vào bên trong, khác hẳn nhà bình thường. Chính giữa thôn là một khoảng đất trống, ở giữa khoảng đất này có một cái đèn đá to đùng, kiểu dáng rất cổ xưa, ít nhất cũng phải có từ mấy trăm năm trước. Đến khi vào trong, ông này mới phát hiện ra, nơi đây không hẳn là một thôn bị bỏ hoang không có người, nhưng cũng chỉ có mỗi một căn nhà là có người ở. Trong nhà có một ông lão ngoài sáu mươi tuổi, da mặt đầy vết sạm, bên cạnh ông lão còn có một thanh niên vụng về, cả hai đều đặc chất nông dân, nhìn bề ngoài dường như là hai cha con.

Thôi lão đạo thấy trong thôn có người còn ở lại, do vậy không dám tự tiện chọn một căn nhà để ở. Ông này bước lại gần chắp tay, bảo với ông lão đó mình là một đạo nhân bán thuốc nam, đang hái thảo dược ở khu vực gần đó, định vào thôn tìm một gian phòng ở tạm vài ngày, lương khô nước uống thì tự mình đã chuẩn bị sẵn cả rồi, mong ông lão tạo điều kiện.

Ông lão đáp: “Tạo điều kiện cho người cũng chính là tạo điều kiện cho chính mình. Huống chi, quanh đây ngoại trừ cái thôn Huyền Đăng này ra, không còn nơi nào có thể ngủ nhờ được nữa, trước không có thôn sau không có nhà trọ, không ở lại nơi này thì còn có thể ở đâu nữa? Tuy nhiên, nhà cửa trong thôn đa phần là cũ nát lắm rồi, tường xiêu vách nát, gió lùa mưa tạt, chỉ sợ không xứng với đạo trưởng.”

Thôi lão đạo nói: “Tôi là người thường lang bạt, tiện đâu ngủ đó, không quá kén chọn, chỉ cần một gian phòng nát một cái giường đất là được, dù sao cũng tốt hơn là ngủ ngoài trời nơi hoang dã.”

Nhận thấy đạo sĩ này đã quyết tâm tá túc trong thôn mình, ông lão bèn chỉ tay vào gian nhà bên cạnh, bảo: “Nếu đạo trưởng không chê, có thể vào ở gian phòng bên kia hai ngày.”

Thôi lão đạo rối rít cảm ơn rồi hỏi ông lão: “Tại sao trong thôn chỉ còn hai người lão trượng và con trai, những người cùng thôn còn lại đã chuyển đi chỗ rồi khác hay sao? Hơn nữa vì sao lại gọi là thôn Huyền Đăng, chắc hẳn là buổi tối không thể thắp đèn phải không?”

Ông lão lắc đầu trả lời: “Dạo này khó khăn, người trong thôn đã chạy nạn đi nơi khác cả rồi, chỉ còn một mình tôi và đứa con trai vụng về này là còn ở lại nhặt ve chai kiếm củi lần hồi sống qua ngày. Còn những việc khác ấy ư, đạo trưởng ngài đừng có hỏi nhiều, bởi thấy ngài không có nơi ngủ qua đêm, cho nên tôi mới thương tình cho ngài ở lại. Ngài ở lại cái thôn này cũng không có vấn đề gì, chỉ cần đồng ý với tôi ba điều kiện.”

Mặc dù trong lòng Thôi lão đạo thầm nghĩ: “Rừng sâu núi thẳm mà còn lắm quy định như vậy”, nhưng ngoài miệng lại nói: “Không vấn đề gì không vấn đề gì, không hiểu ba điều kiện đó là gì, kính mong lão trượng chỉ bảo.”

Ông lão nói: “Thứ nhất, ban đêm đạo trưởng đốt đèn cũng được, nhưng sau khi trời tối, bất kể có nghe thấy nhìn thấy bên ngoài có chuyện gì xảy ra, ngàn vạn lần không nên tò mò, hơn nữa còn tuyệt đối không được bước chân ra khỏi phòng.”

Thôi lão đạo âm thầm kinh ngạc, buổi tối không được ra khỏi phòng? Chẳng lẽ trong thôn có vật gì không tiện cho người khác nhìn thấy? Cũng may là ban ngày ông này còn phải đào trộm mộ, điều kiện này có thể tuân theo.

Ông lão nói tiếp: “Thứ hai, không cần biết là lúc nào, đạo trưởng tuyệt đối không thể bước vào nhà của hai cha con chúng tôi.”

Lúc bấy giờ trời đã tối đen, Thôi lão đạo đứng ngoài cửa, còn ông lão kia và người con vụng về thì đứng ở trong nhà. Dù không nhìn thấy trong phòng ra sao, nhưng chỉ là một căn nhà ở vùng thôn quê thì có thể có thứ gì đáng giá cơ chứ, sao lại phải cảnh giác với người lạ cứ như đề phòng kẻ cướp thế? Chả hiểu trong thôn vì sao lại có quy định này nữa?

Ông lão lại bảo: “Đạo trưởng đừng quá đa nghi, tôi làm vậy chỉ vì muốn tốt cho ngài, chỉ có điều là không tiện nói rõ ràng. Ngài còn phải đồng ý với tôi điều thứ ba nữa, đó chính là đừng có hỏi bất cứ câu nào. Nếu như có thể tuân theo thì ngài cứ ở lại, giả như không đồng ý, vậy cứ cứ nơi khác mà tìm chỗ ngủ trọ cho sớm.”

Thôi lão đạo vội nói: “Bần đạo là khách từ bên ngoài đến, nếu chủ nhân đã căn dặn, làm sao dám không vâng lời.”

Mặc dù ngoài miệng nói một đằng, nhưng trong lòng lại nghĩ một nẻo, ông này chắc mẩm trong thôn này có bí mật không thể cho ai biết. Nhưng vì mục đích trộm mộ cướp đoạt bảo vật, ông này thực sự chẳng cần tìm hiểu thêm cho rách việc, chỉ mong có một chỗ để qua đêm, sau khi khai quật được mộ cổ là sẽ lập tức xa chạy cao bay, bởi vậy đồng ý ngay tức thì. Sau khi trời tối, ông này đóng cửa không bước ra khỏi cửa, ăn lương khô cho đỡ đói rồi nằm ngủ trong phòng. Ngày hôm đó coi như trôi qua êm đẹp, ông này mặc nguyên quần áo nằm chết dí trên giường, ôn lại những lời căn dặn lúc trước của ông lão kia một lượt, trong lòng tự hiểu đến đêm nhất định có chuyện gì đó, dù ngủ cũng phải mở to một con mắt.

Sáu

Đang nằm trên giường gạch Thôi lão đạo bỗng cảm thấy khát nước. Lúc ăn lương khô ông này không uống nước, đến đêm cổ họng khô khốc, hối tiếc vì đã không tới chỗ ông lão xin chén nước uống. Lúc bấy giờ trời đã tối rồi, trong ba điều kiện mà ông lão nêu ra, điều đầu tiên là ban đêm không thể ra khỏi phòng. Ông này thầm nghĩ, dù trời đã tối đen, nhưng mới chỉ mới tối không lâu, chắc là chưa tới nửa đêm, tốt nhất là nên tranh thủ lúc này đi uống hớp nước sôi, có lẽ ông lão kia sẽ không trách móc. Ông ta lập tức bước ra khỏi nhà, nhìn thấy bên ngoài có ánh trăng, nhưng cửa nẻo nhà hai cha con ông lão đã đóng chặt, bên trong lại không đốt đèn. Ông này qua bên đó định gõ cửa thì chợt nghe thấy trong phòng vang lên tiếng thút thít nỉ non, giống như có hai người phụ nữ đang khẽ than thở.

Thôi lão đạo cảm thấy hết sức kỳ lạ: “Ông lão đã khẳng định trong thôn chỉ có mỗi hai cha con mình, vì sao lại có tiếng của phụ nữ?” Lại suy đoán: “Chẳng trách ông lão lại không ình ra khỏi nhà vào ban đêm, nguyên nhân là bọn họ dự định làm việc bất chính như thế này, chắc là bắt cóc người ở nơi khác về, để ta xem rốt cục là. . .”

Ông này nằm dán sát người xuống đất, ngó qua khe cửa để quan sát tình hình trong nhà. Lúc ấy ánh trăng mờ ảo, chỉ lờ mờ nhìn thấy hình dáng hai cha con đang ở trong nhà. Hai người nằm nghiêng, một người quay đầu về phía đông, người kia quay về phía tây, quay lưng vào nhau, nằm lộn đầu đuôi trên giường gạch, dường như đã ngủ lâu rồi. Căn phòng một trượng vuông (~10m2) nhìn một cái là thấy toàn bộ, nhưng nào có thấy người phụ nữ nào?

Thôi lão đạo cảm thấy kinh hãi, toàn thân nổi hết da gà, rõ ràng không hề nghe lầm, nhưng ông này tự nhắc nhở chính mình thêm một chuyện không bằng bớt một chuyện. Một mình chạy nạn tới nơi xa lạ, chưa đủ thời gian làm quen với cuộc sống ở nơi đó, lại chẳng quen biết ai để có thể tìm hiểu được tin tức, cũng chỉ còn cách nhìn trước quên sau, trước mắt đào trộm mộ kiếm bảo vật vẫn là quan trọng hơn, không thể vì bên cạnh phát sinh chuyện lặt vặt mà tự rước lấy phiền toái. Sau khi trải qua một hồi kinh sợ, ông này không còn thấy khát nước nữa, lặng lẽ trở về căn phòng sát vách ở bên cạnh, cài chặt thanh chặn cửa rồi nằm xuống ngủ.

N.g.u.ồ.n. .t.ừ. .s.i.t.e. .T.r.u.y.e.n.G.i.C.u.n.g.C.o…c.o.m. Nhưng đến nửa khuya, tầm khoảng giữa canh ba, ông này chợt nghe thấy bên ngoài vang lên tiếng bước chân. Không nhìn cho rõ thì không thể nào yên tâm, ông này nhấm nước bọt vào đầu ngón tay chọc thủng một lỗ trên cửa sổ, nín thở, lặng lẽ nhìn trộm ra bên ngoài. Đập vào mắt là một đám đông xếp thành một hàng, đang đi từ khu đất trống chính giữa ra bên ngoài thôn. Nam nữ già trẻ gà vịt mèo chó đều có cả, còn có người cưỡi ngựa ruổi lừa. Lúc ấy mây đen che khuất ánh trăng, khi đứng trong phòng nhìn ra ngoài, ông ta chỉ có thể nhìn thấy những bóng hình mờ mờ ảo ảo. Những người đó quá nửa đêm đi ra ngoài, đi một lát rồi lại quay trở về, cứ đi đi lại lại cho tận đến tầm canh bốn rồi đột ngột biến mất không còn bóng dáng.

Thôi lão đạo rùng mình toát mồ hôi. Trốn trong phòng nhìn không rời mắt cả nửa đêm, ông này cảm thấy vừa sợ vừa ngờ vực, thầm nghĩ: “Chẳng lẽ là những người trong thôn đã chết rồi biến thành quỷ? Vì sao linh hồn những người này không tan? Cặp cha con sống trong này rốt cục là đang che dấu cái gì?” Mặc dù thừa biết nếu mình ở lại cái thôn này thì có thể sẽ gặp nguy hiểm, nhưng ông này vẫn luyến tiếc ngôi mộ cổ, có thể nào trơ mắt đứng nhìn “con vịt” đã sắp đến miệng lại bay mất. Bởi lòng tham lấn át lý trí, cuối cùng Thôi lão đạo không nỡ bỏ đi. Đến lúc hừng đông, ông này làm ra vẻ như không có chuyện gì xảy ra, bảo với ông lão mình đi hái thảo dược rồi vác cuốc cưỡi lừa ra khỏi thôn. Trước đó đã ghi nhớ đường đến mộ cổ, cho nên ông này chằng mất bao nhiêu thời gian đã đến nơi. Sau khi ngẩng đầu nhìn mặt trời để xác định hướng của quan tài, dùng bước chân tính toán xong, ông này mới ra tay đào bới. Bình thường, việc trộm mộ phải tiến hành vào ban đêm, bởi bản thân công việc này thực sự có một vài kiêng kỵ mê tín, nhưng chủ yếu vẫn là sợ bị người khác bắt gặp.

Vùng đất hoang vắng không một bóng người, coi như đã trút bỏ được phần nào gánh nặng đó. Mặt khác, vào ban ngày dương khí thịnh, một sẽ không có ma quỷ lộng hành, hai sẽ không có cương thi, không cần phải quá mức căng thẳng sợ bóng sợ gió. Mặc dù không phải là người chuyên kiếm cơm bằng cái nghề trộm mộ này, nhưng Thôi lão đạo thường xuyên tiếp xúc với âm dương trạch, dưới mồ mả tổ tiên hay mộ cổ có đồ vật gì, có thứ nào mà ông này chưa từng nhìn thấy. Nhưng đồ vật ở trong ngôi mộ cổ trước mặt lại nằm ngoài tầm hiểu biết của ông này.

Bảy

Lại nói tiếp, Thôi lão đạo một mình đào bới, cật lực làm việc cả một ngày mới đào sâu ngang thân ngôi mộ cổ. Lúc ngẩng đầu lên thì mặt trời đã ngả về tây, ông này vội vàng thu thập dọn cuốc thuổng, cưỡi lừa ra về. Trời sẩm tối mới về đến thôn Huyền Đăng, đến đêm lại đóng cửa ngủ trong nhà. Chúng ta sẽ chỉ nói đến ý chính. Ông này liên tục ở lại thôn Huyền Đăng ba ngày. Nửa đêm hôm nào cũng vậy, có rất nhiều người cứ liên tục ra khỏi thôn rồi lại đi vào. Thôi lão đạo đã lẳng lặng nhìn trộm mấy lần, lần nào cũng gặp tiết trời u ám, trong thôn không có lấy một ánh đèn, tối om om không thể nhìn rõ được là người hay là ma quỷ. Ông này đã thử tìm cách moi từ trong miệng ông lão và đứa con vụng về ở bên cạnh xem có lộ ra cái gì không, nhưng đáng tiếc là hai cha con nhà đó ít nói kiệm lời, hỏi chán cũng không nhận được một câu trả lời có tác dụng nào. Hơn nữa, thấy đã sắp mở được mộ cổ đến nơi, Thôi lão đạo bèn tự nhắc nhở bản thân đừng có vẽ thêm chuyện làm gì, đến mai cùng lắm chỉ cần một buổi là có thể khai quật được phần mộ, lấy hết những thứ đáng giá rồi bỏ đi trong ngày luôn, không muốn ở lại cái thôn không có chỗ nào là không kỳ quái này dù chỉ một ngày. Ông này tính toán rất hay, nhưng đến ngày hôm sau muốn đi cũng không thể đi được.

Sáng sớm tinh mơ, Thôi lão đạo nuốt vội mấy miếng lương khô rồi nhanh chóng đi đào mộ. Sau khi phá thủng lớp cao lanh trong cùng, ông này nhìn thấy một cái huyệt xây bằng gạch cổ, chính giữa có một chiếc quan tài bằng đá. Thôi lão đạo không có kinh nghiệm khai quật, bởi vậy lúc cạy gạch đá lẫn mở nắp chiếc quan tài đó quả thực đã làm ông này mất không ít thời gian và sức lực. Nhưng sau khi cạy được nắp ra, ông này chỉ nhìn thấy bên trong chiếc quan tài bằng đá có mỗi bộ xương.

Thôi lão đạo thất vọng, không ngờ người chết trong ngôi mộ này chỉ được mai táng theo cách đơn giản nhất. Chắc là lúc còn sống, chủ nhân của ngôi mộ lo sợ sau này kẻ trộm sẽ đào mộ mình lên, bởi vậy dù bản thân có tôn quý đến cỡ nào, lúc chết cũng chỉ dùng quần áo rẻ tiền, quan tài bằng đá để chôn cất, không mang theo một mẩu vàng bạc hay một miếng ngọc. Thôi lão đạo dậm chân thở dài: “Đúng là toi công mất vài ngày! Xem ra, mình không có cái phúc phận đó, ngay cả một đồng tiền rơi rớt cũng không được hưởng. . .”

Trong lúc đang than thân trách phận, ông này chợt nhìn thấy trong quan tài đá có một vật duy nhất chôn cùng người chết. Đó là một cái hồ lô to khác thường, chắc hẳn là một đồ cổ hơn ngàn năm, có dây buộc bằng da trâu để có thể treo bên hông, nặng trịch giống như bên trong có chứa rất nhiều thứ. Nhưng đến khi mở nắp dốc lên dốc xuống, bên trong lại chẳng có cái gì rơi ra. Thôi lão đạo suy đoán: “Cái hồ lô lớn này nhất định là vật mà lúc còn sống chủ nhân ngôi mộ vô cùng quý trọng, nếu không thì đã chẳng chôn cùng trong quan tài đá, ta cứ mang về nhờ người khác xem hộ một chút.” Nghĩ vậy, ông này vái lạy bộ xương trong quan tài đá: “Quý đài* thăng tiên đã lâu, giữ lại vật ngoài thân này cũng chẳng có tác dụng gì, chi bằng lại để cho bần đạo mang đi, dù sao cũng tốt hơn là để nó mai một trong đất vàng.” Nói xong, Thôi lão đạo đóng nắp quan tài đá lại, chèn gạch đá và lấp đất lại, sau đó nhét hồ lô vào bao tải, cưỡi lừa định đi khỏi nơi này ngay. Thế nhưng sắc trời đã tối, ông này đành phải ở lại “thôn Huyền Đăng” thêm một tối.

*Đài: cách xưng hô tôn kính của người xưa

Thôi lão đạo về thôn chui vào nhà, cài then cửa chính đóng chặt cửa sổ. Nằm trên giường thao thức mãi mà không ngủ được, ông này bèn đứng dậy thắp nến, xem xét kỹ lưỡng cái hồ lô, thầm nghĩ: “Mặc dù đồ vật trong mộ này không đáng giá một xu, nhưng dù sao cũng là một đồ cổ đúng chất. Lúc ra ngoài đi lại, cứ mang theo nó bên người, chắc chắn người ta sẽ cho rằng trong cái hồ lô này của lão đạo ta chứa đan dược thần diệu nào đó. . .” Quá hưng phấn với ý tưởng đó, ông này vừa khoác chiếc hồ lô lên lưng thử xem sao, bất chợt nhớ ra một việc, thất thanh thốt lên: “Không hay!”

Đêm hôm khuya khoắt, Thôi lão đạo chớt nhớ ra, hôm ấy sau khi trở về đã quên buộc con lừa lại. Ông này vẫn nuôi ý định cưỡi con lừa đó đến chợ để bán, kiếm lấy vài đồng coi như có cái để mà xoay sở, nếu không thì trên người không một xu dính túi, làm thế nào mà đi lại ở bên ngoài? Ông này tức thời sốt ruột, giầy cũng không kịp đeo, lập tức tông cửa phòng chạy ra ngoài, chỉ mong sao con lừa kia dù không bị buộc nhưng cũng đừng có chạy đi đâu. Ông này vừa mới ló mặt ra ngoài xem xét, đúng lúc những hồn ma đen thui trong thôn đi ngang qua trước mặt.

Tám

Lúc bấy giờ trời sáng trăng, mặt đất phủ đầy sương trắng, Thôi lão đạo chợt nhận ra, những kẻ trước mặt mình hoàn toàn không phải là hồn ma của người dân trong thôn, bởi chúng ăn mặc quần áo mũ mão theo lối xưa, hoặc mặc giáp cầm đao, hoặc áo bào đai ngọc, hoặc áo rồng mũ phượng, trong số đó cũng không thiếu quái vật mặt xanh nanh vàng, tư thế đi lại cứng đờ đầy quái dị, tay chân đều thẳng tắp, cách ăn mặc giống như những nhân vật trong các buổi diễn hí kịch của đoàn hát rong. Đang quây tròn xung quanh chiếc đèn đá giữa thôn, vừa nhìn thấy có người trong phòng đi ra, những kẻ này lập tới lao tới.

Thôi lão đạo rùng mình lạnh buốt toàn thân, thấy không ổn, vội vàng lui về trong trong phòng, quên mất dưới chân còn có bậu cửa, vậy là ngã ngửa xuống đất. Nhưng ứng với câu nói “sống chết có số”, đáy cái hồ lô thu được dưới mộ cổ treo ở bên hông đập xuống đất, từ bên trong đột ngột bắn ra một quả cầu lửa. Lúc ấy, đám người ăn mặc quan phục thời xưa đã xúm lại gần sát ông này rồi, sau khi bị quả cầu lửa bắn trúng chính diện, toàn bộ bắt lửa bốc cháy phừng phừng, phát ra tiếng gào thảm thiết. Lửa cháy càng lúc càng mạnh, chỉ trong nháy mắt bọn chúng đã biến thành tro bụi. Cả khu vực nồng nặc mùi thối xác chết, rất lâu sau vẫn không chịu tan.

Thôi lão đạo giật mình tỉnh ngộ, bên trong cái hồ lô ở bên cạnh bộ xương có lắp đặt cơ quan bằng lò xo, nhét đầy đất dẫn lửa của Tây Vực, đập mạnh để phát động, có khả năng phun ra Thiên Lôi Địa Hỏa. Nghe nói xưa kia nước Liêu đã từng có một vị Hỏa Hồ Lô Vương, còn khu vực này lại thuộc về địa phận của nước Liêu, bởi vậy bộ xương trong ngôi mộ cổ quá nửa là của người này. Lúc bấy giờ ông này vẫn chưa hết kinh sợ, nhưng vẫn kịp nhận ra con lừa đã chạy mất rồi. Nhờ có con lừa bị buộc ở cửa mấy ngày vừa rồi, do tiếng lừa hí có thể trừ tà, cho nên ma quỷ trong thôn dám bước vào cửa. Hôm ấy ông này quên không buộc dây, con lừa đã chạy đi mất, nếu không phải lúc đào trộm mộ thu được cái hồ lô Thiên Lôi Địa Hỏa thì sợ rằng khó thoát khỏi cái chết. Ông này chỉ muốn mau chóng rời khỏi nơi ma quái này, lảo đảo đứng dậy, chợt nhớ ra lương khô vẫn để trong phòng. Bên ngoài loạn lạc, người chết đói la liệt khắp nơi, dù có chạy trốn giữ mạng cũng phải vào lấy lương khô rồi mới chạy. Ông này đẩy cửa vào trong nhà định lấy lương khô, thế nhưng do tâm trí hoảng loạn, trong lúc vội vàng không kịp định hướng, vừa đẩy cửa ra đã phát hiện mình đã vào nhầm phòng, căn phòng đó là của hai cha con nhà nọ.

Dù bên ngoài ánh trăng sáng như gương, nhưng trong phòng vẫn tối đen. Đẩy cửa phòng ra, Thôi lão đạo vừa ngó vào đã lờ mờ nhìn thấy hai người phụ nữ. Ông này ngẩn người ra, dụi mắt nhìn kỹ lại. Ông lão và người con ngớ ngẩn đứng như trời trồng trong phòng, trong đầu ông này tự hiểu có chuyện không hay, nhưng còn chưa kịp nghĩ ra rốt cục là có chuyện gì xảy ra thì đã thấy hai cha con nhà nọ đột ngột xoay người lại. Sau khi quay lại, hai người đã hoàn toàn biến thành phụ nữ, phát ra tiếng thút thít nỉ non, gương mặt kỳ dị, nhìn thế nào cũng không thấy giống người còn sống.

Thôi lão đạo chợt nhận ra, sau lưng ông lão và người con ngớ ngẩn có một vật thể giống như con rối bằng da người bám chặt vào, chúng cũng chẳng khác gì đám ma quỷ bên ngoài kia, tất cả đều là con rối bằng da người thành tinh. Ông này định thả Thiên Lôi Địa Hỏa trong hồ lô ra để thiêu hủy hai con rối bằng da người đó, nhưng lại sợ làm hại đến hai cha con nhà nọ. Cái khó ló cái khôn, ông này rút một cây châm thép trong lồng ngực ra, đâm vào hai con rối bằng da người mỗi con một phát. Chợt vang lên hai tiếng thét chói tai, ông lão và đứa con ngớ ngẩn ngã gục xuống đất, hai con rối bằng da người lảo đảo định chạy trốn. Nhìn thấy thế, Thôi lão đạo vội vỗ vào đáy hồ lô, Thiên Lôi Địa Hỏa phụt thẳng vào hai con rối bằng da người, chúng lập tức bị đốt thành tro bụi.

Hai cha con nhà đó dần tỉnh lại, quỳ rạp xuống đất dập đầu binh binh cảm ơn ân cứu mạng của Thôi lão đạo. Thì ra thôn Huyền Đăng là nơi sống tập trung của những nghệ nhân diễn kịch bóng. Kịch bóng còn được gọi là hí kịch đèn chiếu hoặc hí kịch chiếu bóng. Nhà nào trong thôn cũng có tay nghề gia truyền. Họ dùng da dê làm thành con rối, sau khi trời tối căng một tấm vải trắng trước cây đèn chiếu sáng, nghệ nhân trốn phía sau, miệng hát theo câu chuyện, tay điều khiển con rối. Trên tấm vải trắng sẽ hiện lên hình ảnh có màu sắc. Người trong thôn túm năm tụm ba hợp nhau lại thành gánh hát, đi ra ngoài diễn hí kịch đèn chiếu để mưu sinh. Toàn bộ nam nữ già trẻ ai ai cũng biết diễn, trình độ làm con rối có thể nói là cao tuyệt. Mỗi khi đến dịp tế tổ hàng năm, họ phải căng vải trắng vây tròn xung quanh cây đèn đá trong thôn rồi diễn hí kịch đèn chiếu dưới ánh trăng.

Đời này qua đời khác đều bám vào nghề này để kiếm sống, tình trạng này đã kéo dài cả mấy trăm năm. Nhưng chén cơm này không dễ nuốt trôi, bởi vì công việc này luôn đi đôi với tình trạng cạnh tranh gay gắt, đối thủ quá nhiều. Nếu muốn kiếm được tiền thì phải có tuyệt chiêu đặc biệt không giống ai, bởi vậy có người dân trong thôn đã giết người rồi lột da nạn nhân ra để làm con rối. Khi biểu diễn bằng loại con rối bằng da người, có khả năng biến giả thành thật, hình ảnh chẳng khác bao nhiêu so với người sống. Kể từ đó, nhà nào cũng đua nhau làm việc này. Những người đi ngang qua vào thôn Huyền Đăng tìm nơi ngủ trọ, thông thường sẽ bị người trong thôn giết hại để làm con rối bằng da người. Mặc dù tiền kiếm được không ít, nhưng có ai ngờ âm khí của con rối bằng da người rất nặng. Sau khi để trong hòm gỗ trên trăm năm, chúng sẽ biến thành yêu tinh hình người. Có một năm, sau khi diễn xong hí kịch đèn chiếu, họ đã nhất thời sơ sẩy quên không đóng kín rương, con rối bằng da người chui ra tác quái, ăn sống nuốt tươi toàn bộ người trong thôn, sau đó tản ra khắp nơi quậy phá, cứ đến tối mới quay hết cả về đây. Toàn bộ cư dân của thôn Huyền Đăng chỉ còn lại ông lão và đứa còn là may mắn sống sót, nhưng hai người bị con rối bằng da người bám chặt sau lưng. Những năm qua, hai người vẫn bị cầm chân ở trong thôn, may nhờ có Thôi lão đạo hỏa thiêu con rối bằng da người, yêu quái sau lưng họ tức thì bị diệt.

Chín

Ông lão kể lại ngọn ngành câu chuyện cho Thôi lão đạo, chỉ hận kiết xác không một xu dính túi, không biết báo ân bằng cách nào. Sau khi lục tung cả nhà, ông lão tìm được mấy cây đinh dài ba tấc, là loại đinh thuyền dùng để đóng quan tài, đưa chúng cho Thôi lão đạo, bảo rằng đây là thứ dùng để khóa chặt rương ngày trước.

Bởi đào được hồ lô Thiên Lôi Địa Hỏa trong ngôi mộ cổ ở ngoài vùng hoang vu đã là tốt lắm rồi, cho nên Thôi lão đạo không còn đòi hỏi gì hơn. Thấy ông lão đưa ấy cây đinh đóng tài đinh, ông này nghĩ mãi mà không hiểu ông lão có dụng ý gì. Những người biểu diễn hát rong ngoài đường rất kiêng kị đinh, bởi vì đụng phải đinh tức là điềm báo bị đập vỡ nồi cơm. Ông này suy đoán, vào nửa đêm nửa hôm chắc con lừa sẽ không chạy đi quá xa, có lẽ ở ngay ngoài rìa thôn, tìm được nó còn có thể bán lấy tiền, bởi vậy không còn tâm tư nói thêm vài câu với ông lão nữa, giữa đêm chạy ra ngoài tìm lừa. Nhưng nói thì dễ làm thì khó, con lừa chẳng biết đã chạy đi đâu từ bao giờ, ông này lùng sục khắp cả vùng đất hoang cho đến lúc hừng đông, nhưng ngay cả lông lừa cũng còn chẳng tìm thấy được một cọng. Bởi vậy, trời vừa tảng sáng là ông này lại quay về thôn Huyền Đăng, trong lòng cực kỳ chán chường, định chào từ biệt ông lão. Thế nhưng, trong phòng không có người nào, chỉ có hai bức tượng đất chỏng chơ trên mặt đất, hình dáng tướng mạo có đôi nét tương tự như hai cha con nhà nọ. Thôi lão đạo chấn động, lúc bấy giờ mới biết, do được cúng bái đã nhiều năm, bức tượng tổ sư của thôn Huyền Đăng đã sinh ra linh, vội vàng nhặt mấy cây đinh đóng quan tài dưới nền nhà lên, khi cầm đến tay thấy nặng trịch, gõ vào nhau vang phát ra tiếng lanh lảnh. Thôi lão đạo có mắt nhìn hàng, trong lòng tự hiểu mấy cây đinh đóng quan tài đó không phải là vật tầm thường.

Thôi lão đạo ngẫm nghĩ: “Năm xưa, người dân thôn Huyền Đăng dùng con rối bằng da người để biểu diễn hí kịch đèn chiếu, chắc là để phòng người lũ rối tác quái, chẳng hiểu họ đã tìm được ở đâu mấy cây đinh đóng quan tài rồi thả vào rương chứa bọn chúng. Sau này, vì chủ quan nên đã quên khóa rương, tạo cơ hội cho lũ con rối bằng da người chui ra tác quái, toàn bộ người trong thôn đã không thoát được kiếp nạn đó. Đến hôm nay, mấy cái đinh đóng quan tài này rơi vào tay lão đạo ta, chẳng biết chừng sau này sẽ có tác dụng trọng yếu.” Bèn nhét số đinh đóng quan tài vào trong người, khoác hồ lô Thiên Lôi Địa Hỏa lên lưng, châm nến lạy hai bức tượng đất vài cái rồi tìm đường ra khỏi “thôn Huyền Đăng”. Nghe nói Hà Nam xảy ra nạn đói chiến tranh loạn lạc, quan binh và nghĩa quân tàn sát nhau ở khắp nơi, qua bên đó là cửu tử nhất sinh, ông này đành chuyển hướng đi về phía Quan Đông. Sau này, Thôi lão đạo vượt qua được hiểm nguy rồi quay trở về Thiên Tân vệ, lại bày quày xem bói kể chuyện thuyết thư như trước. Lúc hỏa thiêu con rối bằng da người, hồ lô Thiên Lôi Địa Hỏa của ông ta đã bị sử dụng hết công năng, đất dẫn lửa lưu huỳnh diêm tiêu cũng không đào đâu ra được, chiếc hồ lô rỗng đã không còn tác dụng gì.

Thôi lão đạo quen biết vị sư phụ già của đội tuần sông. Ông này từng bảo, khu vực hạ lưu chín sông của Thiên Tân vệ có thế phục long, xưa nay lũ lụt khó trừ, khi nào nhìn thấy mây đen trên trời xảy ra hiện tượng rắn hóa rồng, chắc chắn chỉ trong vòng vài năm nữa là sẽ xảy ra đại hồng thủy, đến lúc đó nước sẽ nhấn chìm Thiên tân vệ, cả người lẫn động vật chết đuối vô số kể. Nếu như có thể tìm ra chỗ phát ra yêu khí sớm, có lẽ còn có khả năng trừ được kiếp nạn này, đến lúc đó sẽ cần phải dùng đến mấy cây đinh đóng quan tài kia. Kể từ đó, ông này đã chôn số đinh đóng quan tài trong nghĩa trang miếu Hà Long. Từ cuối thời nhà Thanh cho đến năm 1958, cách nhau bởi thời kỳ dân quốc, chớp mắt đã vài chục năm trôi qua, chỉ còn Quách sư phụ là còn nhớ rõ việc này. Muốn đối phó vật ở trong ngôi nhà bị ma ám ở ngõ hẻm kho lương, không có mấy cây đinh Thôi lão đạo đã lưu lại chỉ sợ không làm nổi.

Lúc dỡ bỏ nghĩa trang miếu Hà Long vào thời kỳ mới giải phóng, Quách sư phụ đã moi số đinh đóng quan tài đó lên, bọc kín bằng vải dầu, mấy năm qua vẫn chôn chặt dưới gầm giường gạch của nhà mình. Nhưng vấn đề là vật ở trong ngôi nhà bị ma ám ở ngõ hẻm kho lương đã trốn ở chỗ nào? Tại sao nhiều người tìm kiếm bao nhiêu lần như vậy mà vẫn không thể tìm ra? Truyền thuyết về ngôi nhà bị ma ám của chưởng quầy tiệm quan tài nhà họ Bạch có chôn dấu bảo vật, thực ra bảo vật đó là thứ gì? Ông ta tự hiểu, một mình không thể làm được việc này, phải gọi mấy người anh em đáng tin tưởng đến giúp đỡ. Bởi vậy, ông ta bèn bảo Đinh Mão đi gọi Lý Đại Lăng và Trương Bán Tiên đến để bàn bạc cách đối phó yêu ma trong “Ngôi nhà bị ma ám ở ngõ hẻm kho lương”.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN