Hai vạn dặm dưới biển - Chương 07 - 08
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
113


Hai vạn dặm dưới biển


Chương 07 - 08



Chương 7

Con Cá Voi Không Biết Thuộc Loại Nào

Bất thần bị ngã xuống biển, tôi choáng váng nhưng không bị ngất, tôi chìm ngay xuống sâu khoảng sáu mét. Tôi bơi giỏi… và không đến nỗi mất tinh thần khi rơi xuống nước. Tôi quẫy hai cái thật mạnh và nổi lên mặt biển. Tôi đưa mắt tìm tàu Lin- côn. Nó có quay đi hướng khác không? Pha- ra- gút có biết thả xuồng xuống tìm tôi không? Có hy vọng thoát nạn không? Bóng tối dày đặc. Khó khăn lắm tôi mới nhận ra một khối đen ở đằng xa đang chạy về phía Đông, ánh đèn tắt dần. Đó là chiếc tàu chiến. Thế là hết!

– Cứu tôi với! Cứu tôi với!

– Tôi kêu to và cố sức bơi theo chiếc tàu. Quần áo bị sũng nước dính chặt vào mình làm tôi khó cử động. Tôi bị chìm xuống và ngạt thở!…

– Cứu tôi với! Tôi kêu lên lần cuối. Tôi bị sặc nước và cố chống lại, nhưng đáy biển sâu cứ kéo tôi xuống… Bỗng một cánh tay mạnh mẽ nắm lấy cổ tôi kéo tôi lên mặt nước. Rồi tôi nghe thấy, vâng, đúng là nghe thấy tiếng người nói bên tai:

– Nếu giáo sư tựa vào vai tôi thì sẽ dễ bơi hơn. Tôi nắm lấy tay Công- xây trung thành của tôi.

– Công- xây đấy à?

– Tôi reo lên.

– Công- xây! Anh bị ngã xuống nước cùng tôi à?

– Thưa không. Nhưng là người giúp việc giáo sư, tôi phải theo ngài. Anh ta thấy hành động đó của mình là tự nhiên!

– Thế tàu đâu? Công- xây vừa bơi ngửa vừa trả lời:

– Xin giáo sư đừng trông chờ gì ở nó nữa!

– Anh nói gì vậy?

– Khi tôi nhảy xuống biển thì người trực ban kêu lên:

“Chân vịt bị gãy rồi!”

– Gãy rồi à?

– Vâng! Quái vật đã dùng sừng nhọn đâm thủng. Tôi nghĩ rằng tàu Lin- côn chỉ bị hỏng xoàng. Nhưng đối với chúng ta thì rất đáng buồn vì tàu không điều khiển được nữa!

– Thế thì chúng ta đành chịu chết!

– Có nhiều khả năng, – Công- xây bình thản trả lời.

– Chúng ta còn mấy tiếng đồng hồ nữa, trong thời gian đó có thể xảy ra nhiều chuyện! Thái độ bình tĩnh của Công- xây đã động viên tôi. Tôi ráng sức bơi nhưng quần áo bị sũng nước nặng như chì làm tôi vất vả lắm mới khỏi chìm. Công- xây nhận thấy điều đó.

– Thưa giáo sư, ngài cho phép tôi cắt bỏ quần áo trên người ngài?

Anh ta nói. Công- xây rút dao rạch một nhát từ trên xuống dưới bộ quần áo, rồi được tôi đỡ, anh ta kéo quần áo ra khỏi người tôi. Tôi cũng giúp Công- xây trút bỏ quần áo như vậy. Sau đó, chúng tôi bám vào nhau mà bơi. Tuy nhiên tình hình cũng vẫn tệ hại như trước. Có lẽ người ta không biết là chúng tôi đã mất tích. Vả lại, nếu có biết thì chiếc tàu hỏng lái cũng chẳng chạy được ngược gió để đến cứu chúng tôi. Chỉ có thể trông chờ vào chiếc xuồng nhỏ. Công- xây bình tĩnh thảo luận về giả thiết ấy và lập kế hoạch hành động. Thật là một con người kỳ lạ! Đến lúc này mà anh ta vẫn ung dung như ở nhà vậy! Thế là hy vọng độc nhất giờ đây là mấy chiếc xuồng của tàu Lin- côn. Để tiết kiệm sức, chúng tôi quyết định làm như sau: trong khi người này khoanh tay, duỗi chân, nằm ngửa để nghỉ, thì người kia vừa bơi vừa đẩy đi. Cứ mười phút chúng tôi lại thay phiên. Như vậy, chúng tôi hy vọng có thể sống trên mặt nước vài tiếng đồng hồ, có thể tới rạng đông! Hy vọng thật mong manh! Nhưng con người sinh ra ở đời vốn không bao giờ tuyệt vọng. Vả lại, chúng tôi có những hai người… Chiếc tàu chiến và quái vật đâm vào nhau khoảng mười một giờ đêm. Nghĩa là còn gần tám tiếng đồng hồ nữa mới sáng. Nhiệm vụ đề ra hoàn toàn có thể hoàn thành được nếu chúng tôi được luân phiên nghỉ. Biển lặng, bơi không vất vả lắm. Thỉnh thoảng tôi lại nhìn vào bóng đêm dày đặc đôi chỗ có ánh nước sáng như lân tinh. Tôi nhìn những làn sóng lấp lánh vỗ vào tay tôi rồi tản ra trên mặt biển… Gần một giờ sáng, tôi bỗng cảm thấy mệt mỏi rã rời. Công- xây phải đỡ tôi và cáng đáng cả gánh nặng của hai người. Một lát sau, tôi thấy tiếng thở nặng nhọc và hổn hển của anh ta. Công- xây đuối hơi. Tôi hiểu rằng anh ta không cầm cự được lâu nữa.

– Buông tôi ra! Buông ra!

– Tôi nói.

– Buông giáo sư ra ư? Không đời nào!

– Công- xây trả lời.

– Có chết thì tôi chết trước. Trong giây phút đó, mặt trăng ló ra từ sau đám mây đen và gió đang lùa về phía nam. ánh trăng hiền hòa cho chúng tôi thêm sức. Tôi ngẩng đầu lên và đưa mắt nhìn chân trời. Phía xa, cách chúng tôi năm hải lý, bóng chiếc tàu chỉ còn lờ mờ. Nhưng chẳng thấy một chiếc xuồng nào! Tôi muốn kêu lên. Nhưng cách xa thế ai nghe thấy tiếng tôi? Vả lại, môi tôi bị sưng vếu lên không sao há ra được. Lúc đó Công- xây ráng sức la to:

– Cứu chúng tôi với! Cứu chúng tôi với!

Ngừng lại một giây, chúng tôi lắng nghe. Cái gì vậy? Tai bị ù vì máu dồn lên đầu, hay là tiếng đáp lại lời kêu cứu của Công- xây?

– Anh có nghe thấy không?

– Tôi khẽ hỏi.

– Có. Rồi Công- xây lại ra sức kêu. Không lầm được nữa rồi! Có tiếng người đáp lại Công- xây! Phải chăng đó là tiếng của một người cũng bất hạnh như chúng tôi, cũng bị hắt xuống đáy biển như chúng tôi! Hay đó là tín hiệu từ chiếc xuồng mà chúng tôi không nhìn thấy trong bóng đêm? Công- xây thu hết sức tàn và tựa vào vai tôi lúc đó đã tê dại. Anh ta nghển nửa người lên khỏi mặt nước nhưng gục xuống ngay vì kiệt sức.

– Anh thấy gì?

– Tôi thấy, – Công- xây thều thào, – tôi thấy… tốt nhất là ta nên im lặng… giữ lấy sức! Công- xây đã thấy gì vậy? ý nghĩ về con quái vật bỗng nảy ra trong óc tôi. Hay là anh ta đã nhìn thấy quái vật? …

Nhưng còn tiếng người nói thì sao? Công- xây dùng chút sức còn lại đẩy tôi đi. Thỉnh thoảng anh ta ngóc đầu lên nhìn về phía xa và kêu. Đáp lại anh ta là một tiếng người nghe ngày càng rõ, hình như đang tiến lại gần. Nhưng tai tôi bắt đầu điếc đặc. Sức tôi đã kiệt, các ngón tay cứng đờ, miệng không thể mím lại được vì cơ miệng bị co rút mạnh. Tôi bị sặc nước mặn và lạnh buốt tới xương. Tôi ngóc đầu lên lần cuối cùng rồi chìm nghỉm… Nhưng tôi chạm ngay vào một vật rắn. Tôi víu lấy nó. Tôi cảm thấy mình được đưa lên mặt nước và dễ thở hơn… tôi ngất đi… Chắc là nhờ được xoa bóp mạnh toàn thân, nên tôi tỉnh lại ngay. Tôi mở mắt…

– Công- xây!

– Tôi thều thào.

– Giáo sư gọi tôi ạ?

– Công- xây đáp lại. Dưới ánh trăng đang lặn, thấp thoáng một khuôn mặt mà tôi nhận ra ngay.

– Nét!

– Tôi kêu lên.

– Chính tôi đây thưa ngài! Ngài thấy đấy, tôi vẫn chạy theo món tiền thưởng!

– ạng bị văng xuống nước khi tàu gặp nạn, phải không?

– Đúng vậy! Nhưng tôi may mắn hơn ngài. Tôi gặp ngay một hòn đảo di động.

– Một hòn đảo nhỏ?

– Nói đúng hơn là đã cưỡi trên lưng một con cá thiết hình khổng lồ.

– Tôi không hiểu ông nói gì, ông Nét ạ.

– Ngài thấy đó, tôi nghi ngờ ngay khi mũi lao của tôi không đâm thủng được da con quái vật, mà chỉ trượt trên mặt ngoài của nó.

– Vì sao vậy ông Nét? Vì sao?

– Thưa giáo sư, vì nó được bọc thép! Khả năng suy nghĩ của tôi bỗng trở lại ngay, trí nhớ được phục hồi, tôi tỉnh hẳn là nhờ những lời nói của Nét. Tôi hơi lại sức sau cơn chấn động và trèo lên lưng vật đó. Tôi thử lấy chân gõ. Thân nó rắn như đá không mềm như cá voi! Nhưng nếu đó là cái mai bằng xương của loài động vật thời cổ đại thì sao? Nếu vậy thì tôi phải xếp quái vật này vào loài bò sát như rùa hay cá sấu. Nhưng không! Cái lưng đen bóng, nơi tôi đang đứng nhẵn thín, phẳng lì chứ không có vảy. Gõ xuống, nó kêu boong boong, và lạ thay, nó lại được ghép lại bằng thép lá. Không còn nghi ngờ gì nữa! Cái mà người ta vẫn tưởng là động vật, là quái vật, là hiện tượng kỳ lạ của thiên nhiên, cái đã làm cả giới bác học bế tắc, đã kích động óc tưởng tượng của các thủy thủ ở cả hai bán cầu, lại là một hiện tượng kỳ diệu hơn, do bàn tay người tạo ra. Nếu như tôi có may mắn xác định được sự tồn tại của một động vật kỳ quái nhất, tôi cũng chẳng ngạc nhiên tới mức ấy. Việc thiên nhiên tạo ra những điều kỳ diệu chẳng có gì đáng ngạc nhiên. Nhưng khi chính mắt mình trông thấy một cái gì đó kỳ diệu, siêu nhiên, lại do thiên tài con người tạo ra, thì đó là điều đáng suy nghĩ! Tuy vậy, chúng tôi đâu có thì giờ để suy nghĩ nhiều. Chúng tôi đang nằm trên mặt một chiếc tàu ngầm kỳ lạ trông tựa một con cá bằng thép khổng lồ. ý kiến của Nét Len về điểm này đã rõ. Tôi và Công- xây chỉ còn việc đồng ý với anh ta. Tôi nói:

– Nếu đây đúng là một chiếc tàu thì nhất định phải có máy móc làm chuyển động và người điều khiển chứ!

– Chắc là như vậy!

– Nét trả lời.

– Nhưng tôi đứng trên hòn đảo di động này đã ba tiếng đồng hồ mà chẳng thấy một dấu hiệu nào của sự sống cả.

– Nhưng chiếc tàu chuyển động chứ?

– Thưa ngài, không! Nó bập bềnh trên sóng chứ chẳng chuyển động chút nào.

– Chính chúng ta đã biết rõ hơn ai hết tốc độ con tàu này! Muốn đạt tốc độ đó cần có máy móc; muốn điều khiển máy móc phải có thợ. Từ đó tôi kết luận rằng… Chúng ta đã thoát chết!

– Hừm!

– Nét nghi ngờ. Đang lúc đó, tựa như để khẳng định lời nói của tôi, phía sau chiếc tàu kỳ lạ đó có một tiếng rít. Đúng là chân vịt bắt đầu quay, đẩy tàu chạy. Chúng tôi vội bám lấy một chỗ ở mũi tàu nổi lên trên mặt nước chừng tám mươi cen- ti- mét. Cũng may là tàu chạy với tốc độ vừa phải.

Nét Len làu bàu:

– Chừng nào cái “phao” này còn nổi thì tôi chẳng có gì phản đối. Nhưng nếu nó giở trò lặn xuống thì cái mạng của tôi chẳng đáng hai đô- la!

Anh chàng Ca- na- đa này có thể đánh giá mạng mình rẻ hơn nữa. Cần cấp tốc đàm phán với những người trong chiếc tàu này: Tôi rờ rờ mặt ngoài để tìm một cái nắp, một lỗ hổng nào đó. Nhưng từng hàng đinh ri- vê tán chặt các nếp ngoài, không để một kẽ hở nào. Trăng đã khuất dưới chân trời. Chúng tôi chìm trong đêm tối. Phải đợi tới rạng đông để tìm cách lọt vào phía trong con tàu. Thế là tính mệnh chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn của những người điều khiển con tàu này! Họ cho tàu lặn xuống là chúng tôi toi mạng ngay! Còn nếu họ không làm như vậy thì tôi chẳng nghi ngờ gì khả năng đặt quan hệ với họ. Nếu họ không chế tạo dưỡng khí bằng phương pháp hóa học thì thỉnh thoảng họ cũng phải cho tàu nổi lên mặt biển để dự trữ không khí mới. Như vậy, phải có một lỗ thủng nào đó để lấy không khí vào trong tàu. Hy vọng thuyền trưởng Pha- ra- gút đến cứu đã tiêu tan! Tàu đang chạy về phía tây với tốc độ vừa phải, có lẽ không quá mười hai hải lý một giờ. Chân vịt rẽ nước rất đều và tung lên từng chùm tia nước lấp lánh. Gần bốn giờ sáng tốc độ con tàu tăng lên. Chúng tôi chật vật lắm mới bám được vào mặt ngoài con tàu đang lao đi vun vút. Sóng quất vào chúng tôi từ bốn phía. Cũng may là Nét rớ được cái vòng neo. Chúng tôi vội bám chặt lấy nó. Cái đêm dài dằng dặc đó cũng đã qua. Tôi khó nhớ lại được tất cả những gì đã trải qua đêm đó! Tôi nhớ là đôi khi sóng yên gió lặng, từ xa vọng lại những nhịp đàn dồn dập, những âm điệu bị đứt quãng. Chiếc tàu ngầm bí hiểm này là thế nào? Nó đang chạy đi đâu? Những người trong tàu là ai? Cái động cơ kỳ lạ nào đã làm nó chạy được với tốc độ ghê người như vậy! Trời đã sáng. Sương sớm vây quanh chúng tôi một màu trắng đục. Nhưng rồi sương cũng tan. Tôi đã định xem xét kỹ phần trên của thân tàu nổi lên mặt nước thì bỗng cảm thấy tàu từ từ lặn xuống.

– ‰, đồ quỷ!

– Nét Len vừa quát vừa nện chân xuống vỏ tàu.

– Mở ra nhanh lên! Nhưng khó có thể nghe được cái gì, vì tiếng chân vịt quay ầm ầm. Cũng may là tàu tạm ngừng không lặn xuống nữa. Từ phía trong tàu có tiếng then cửa lạch cạch. Nắp tàu mở ra. Một người thò đầu lên nhìn. Hắn kêu lên một tiếng không nghe rõ rồi biến mất. Mấy phút sau, từ trong tàu bước ra tám người lực lưỡng, mặt bịt kín. Họ lẳng lặng kéo chúng tôi vào trong chiếc tàu ngầm khủng khiếp của họ.

Chương 8

Mobilis In Mobile

Cuộc bắt cóc trắng trợn đã diễn ra trong nháy mắt. Chúng tôi mãi không hoàn hồn. Tôi chẳng biết hai người kia cảm thấy gì trong cái nhà tù này, nhưng tôi thì sởn gai ốc. Những người trong tàu này là ai? Hẳn đây là bọn phỉ kiểu mới đang hoành hành ngoài biển theo cách chúng mới nghĩ ra. Cái nắp tàu vừa sập xuống thì tôi chìm ngay trong bóng tối như mực. Mắt đang quen với ánh sáng ban ngày nên chẳng nhìn thấy gì xung quanh. Hai bàn chân không giày của tôi dò dẫm trên những bậc thang sắt. Nét Len và Công- xây bị giải đi sau tôi. Dưới chân thang là một cái cửa. Nó mở rộng cho chúng tôi qua rồi đóng sập lại. Còn lại ba chúng tôi. Chúng tôi đang ở đâu thế này? Tôi chẳng hình dung nổi. Tất cả đều chìm đắm trong bóng tối, một thứ bóng tối dày đặc đến nỗi mấy phút sau vẫn không thấy một tia sáng le lói nào. Nét Len nổi giận vì bị đối xử thô bạo. Anh ta bộc lộ tất cả sự phẫn nộ của mình và hét lên:

– Đồ quỷ! Quân này đã vượt cả bọn man rợ về sự mến khách! Chỉ còn thiếu điều ăn thịt người nữa thôi. Tao chẳng lạ gì cái trò ấy đâu, nhưng tao tuyên bố trước là ăn thịt được tao còn mệt!

– Đủ rồi, ông bạn Nét ơi! Đủ rồi! Đừng vội nóng nảy! Chưa sao đâu!

– Sắp tử cả nút rồi còn chưa sao à? Và tối như bưng thế này nữa. Cũng may là tôi còn con dao găm, và chẳng cần nhiều ánh sáng lắm mới sử dụng được nó! Tên cướp nào cứ thử chạm vào tôi xem… Tôi bảo Nét:

– Đừng bực mình, ông Nét ạ. Đừng nóng nảy mà lâm vào thế bất lợi. Biết đâu chẳng có người đang nghe trộm chúng ta. Tốt hơn hết là cố tìm hiểu xem chúng ta ở đâu.

Tôi bắt đầu dò dẫm. Đi được năm bước, tôi vấp phải một bức tường bọc sắt. Lần theo tường, tôi chạm phải một cái bàn gỗ và mấy chiếc ghế dài. Sàn được trải chiếu dày để đi cho êm. Xung quanh tường không thấy dấu vết gì của cửa sổ và cửa ra vào cả. Công- xây đi vòng về phía bên kia và cuối cùng gặp tôi. Chúng tôi cũng ra giữa căn phòng dài chừng sáu mét, rộng chừng ba mét. Còn chiều cao thì ngay Nét Len cũng không với tới trần được. Nửa tiếng đồng hồ đã qua mà mọi sự vẫn như cũ. Nhưng mắt chúng tôi đang quen với bóng tối bỗng bị lóa đi trong ánh sáng chói lọi. Tôi nhận ra ngay cái ánh sáng trắng rực rỡ trong đêm khủng khiếp ấy đã chiếu sáng tất cả khoảng không gian xung quanh chiếc tầu ngầm, cái ánh sáng mà chúng tôi lầm tưởng là hiện tượng lân tinh hóa của các sinh vật biển! Khi mở mắt ra, tôi thấy nguồn ánh sáng sinh động đó phát ra từ một cái đèn điện hình bán cầu gắn trên trần.

– Sáng rồi, có thế chứ!

– Nét Len reo lên rồi đứng ở tư thế tự vệ, dao cầm trong tay.

– Nhưng tình hình chúng ta chưa sáng sủa ra chút nào!

– Tôi trả lời.

– Xin giáo sư cứ yên tâm

Công- xây bình thản nói. Nhờ ánh sáng điện nên có thể quan sát mọi chi tiết nhỏ nhất trong phòng. Đồ đạc gồm một cái bàn và năm ghế dài. Cánh cửa bí mật đã đóng vào rất khít. Không một tiếng động nào bên ngoài lọt được vào chỗ chúng tôi. Hình như mọi vật đều đã chết trong con tàu này. Chẳng biết tàu đang chạy trên mặt biển hay đã lặn xuống đáy? Không thể đoán ra được. Nhưng quả cầu kia bật sáng chẳng phải vô cớ. Trong lòng tôi lóe lên một tia hy vọng là sẽ có người trong tàu xuất hiện. Vì nếu họ muốn quên chúng tôi đi thì còn bật đèn lên làm gì ở cái phòng này? Tôi đã không lầm. Có tiếng then cửa lách cách, cánh cửa mở ra, hai người bước vào. Một người tầm thước nhưng lực lưỡng, vai rộng, đầu to bộ tóc đen rối bù, có ria mép, đôi mắt sắc sảo. Tất cả cái vẻ ngoài linh lợi ấy làm anh ta giống một người xứ Prô- văng- xơ ở miền nam nước Pháp. Tôi có cảm tưởng là ngôn ngữ của anh ta nhiều màu sắc, giàu thành ngữ, giàu hình ảnh và độc đáo. Nhưng đó chỉ là cảm tưởng, vì trước mặt chúng tôi họ nói một thứ tiếng rất lạ tai mà tôi chưa hề biết. Người thứ hai đáng được miêu tả kỹ hơn. Tôi có thể khẳng định ngay những nét chủ yếu của tính cách ông ta: lòng tự tin biểu lộ ở cái nhìn quả quyết và lạnh lùng của đôi mắt đen, sự bình tĩnh, tự chủ biểu lộ ở nước da mai mái, ý chí kiên cường biểu lộ ở đôi lông mày nhíu lại, và cuối cùng là lòng dũng cảm được thể hiện rõ trong hơi thở sâu đầy sức sống. Xin thêm rằng đó là một người kiêu hãnh có cái nhìn kiên nghị và bình thản như toát lên sự suy nghĩ cao đẹp. Tất cả cái vẻ ngoài, phong thái, cử chỉ, nét mặt của ông ta, nếu có thể tin ở cái tài quan sát của người xem tướng, nói rõ bản chất thẳng thắn, cương trực của ông ta. Có ông ta, tôi “bất giác” cảm thấy mình được an toàn. Cuộc gặp gỡ này báo trước số phận của chúng tôi sẽ được giải quyết tốt đẹp. ạng ta bao nhiêu tuổi?

Có thể đoán là ba mươi lăm, hay năm mươi cũng được. ạng ta cao, hai hàm răng rất đẹp, hai bàn tay thon dài, tất cả đều biểu lộ sự say mê, cao quý. Tóm lại, ông ta là mẫu mực hoàn hảo của vẻ đẹp đàn ông mà tôi chưa từng gặp. Còn một đặc điểm nữa của khuôn mặt: đó là đôi mắt cách xa nhau có thể bao quát cả một phần tư chân trời! Khả năng ấy, sau này tôi mới biết, kết hợp với sự tinh tường, còn vượt xa Nét Len. Khi chăm chú nhìn ai, ông ta nhíu mày, mắt hơi nheo lại. ại cái nhìn có thể thấu ruột gan người khác, xuyên qua những lớp nước biển mà mắt ta không thể qua được, có thể khám phá ra những bí mật của đáy biển!… Cả hai người đều đội bê- rê bằng da rái cá, đi giày cao cổ bằng da hải báo. Quần áo may bằng một loại vải đặc biệt bó lấy thân nhưng không cản trở hoạt động. Người cao cao – hẳn là thuyền trưởng – ngắm nhìn chúng tôi hết sức chăm chú, nhưng chẳng nói một lời. Sau đó quay về phía người cùng đi, ông ta nói bằng một thứ tiếng nghe êm tai, mềm mại, nhấn mạnh ở nguyên âm. Người kia gật đầu và nói mấy lời cũng bằng thứ tiếng đó. Rồi anh ta nhìn tôi có ý hỏi. Tôi trả lời bằng tiếng Pháp rất rõ ràng là không hiểu anh ta hỏi gì. Nhưng anh ta cũng chẳng hiểu tôi. Tình hình trở nên khá khó khăn. Công- xây đáp:

– Dù sao giáo sư cũng nên kể cho họ nghe câu chuyện của chúng ta. Biết đâu các ngài ấy lại chẳng hiểu được đôi lời! Tôi bắt đầu kể về những chuyện phiêu lưu của chúng tôi. Tôi nói rõ từng vần từng chữ, không bỏ sót một chi tiết nào. Theo đúng phép lịch sự, tôi tự giới thiệu là giáo sư A- rô- nắc, sau đó giới thiệu người giúp việc là Công- xây và Nét Len, thợ săn cá voi. Người có đôi mắt hiền từ, đẹp đẽ nghe tôi một cách bình tĩnh, thậm chí có lễ độ và hết sức chăm chú, nhưng tôi chẳng thấy nét mặt ông ta thể hiện là có hiểu chút gì về câu chuyện của tôi hay không. Tôi đã kể xong mà ông ta chẳng hề nói một lời. Còn lại khả năng trình bày với hai người này bằng tiếng Anh. Có lẽ họ cũng nói được thứ tiếng hầu như ai cũng biết này. Tôi đọc thạo cả tiếng Anh lẫn tiếng Đức, nhưng nói thì không thạo. Mà ở đây đòi hỏi trước hết phải trình bày một cách rõ ràng. Tôi bảo

Nét Len:

– Nào, giờ đến lượt ông, ông Nét ạ. Mời ông bước vào đàm phán bằng thứ tiếng Anh chuẩn mực nhất. Biết đâu ông sẽ may mắn hơn tôi! Nét chẳng đợi phải yêu cầu. Anh ta nhắc lại câu chuyện tôi vừa kể bằng tiếng Anh. Nói đúng hơn, anh ta truyền đạt lại cốt chuyện, còn hình thức thì khác hẳn. Anh chàng Ca- na- đa tính khí nóng nảy này đã nói một cách sôi nổi hơn. Anh ta dùng những lời lẽ rất mạnh để phản đối việc cầm tù chúng tôi, vi phạm rõ ràng quyền sống của con người! Anh ta hỏi họ dựa vào luật lệ nào mà được phép giam giữ người trong cái phao nổi này. Anh ta căn cứ vào sắc luật về quyền bất khả xâm phạm của con người do nghị viện Anh ban bố năm 1679 để dọa sẽ truy tố trước tòa án những kẻ đã cướp đoạt tự do của chúng tôi. Anh ta nổi khùng, vung tay quát tháo và cuối cùng thì cho họ biết rằng chúng tôi sắp chết đói.

Đó là một sự thật hoàn toàn, nhưng chúng tôi hầu như đã quên mất. Thật hết sức ngạc nhiên là anh chàng Nét này cũng chẳng thành công hơn tôi. Hai người kia vẫn mặt lạnh như tiền. Tôi nản lòng vì thất bại. Sau khi đã dùng hết cái vốn ngữ văn, tôi chẳng biết làm gì nữa. Nhưng Công- xây bảo tôi:

– Nếu giáo sư cho phép, tôi sẽ nói chuyện với họ bằng tiếng Đức.

– Sao, anh nói được tiếng Đức à?

– Tôi reo lên.

– Thưa giáo sư.

– Tôi nói như bất kỳ người Đức nào.

– Thế thì tốt lắm! Anh nói đi, anh bạn! Công- xây liền kể lại câu chuyện lần thứ ba. Nhưng mặc dù anh ta dùng nhiều cách nói trau chuốt và phát âm tuyệt vời, tiếng Đức cũng chẳng đem lại kết quả gì. Cuối cùng, bí quá, tôi đành khôi phục lại trong trí nhớ những tri thức thời niên thiếu và trình bày câu chuyện bằng tiếng La- tinh, Xi- xê- rô nếu còn sống thì hẳn phải bịt tai lại và tống cổ tôi ra khỏi cửa, nhưng tôi cũng kể được đến hết. Kết quả lần này cũng hết sức ngán ngẩm. Hai người đó trao đổi với nhau vài lời bằng thứ tiếng không ai hiểu rồi bỏ đi, chẳng để lại cho chúng tôi chút hy vọng nào! Cánh cửa đóng sập lại.

– Đồ khốn kiếp!

– Nét Len nổi nóng có lẽ đã hai mươi lần.

– Người ta đã nói với chúng bằng tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng La- tinh, thế mà bọn đểu cáng ấy không thèm hé răng ra nói một lời!

– Hãy bình tĩnh, ông Nét, – tôi nói.

– La hét có giải quyết được việc gì đâu!

– Nhưng giáo sư thử nghĩ xem chúng ta có thể chết đói trong cái lồng sắt này ấy chứ!

– Chẳng sao!

– Công- xây triết lý.

– Chúng ta còn sống lâu!

– Các bạn của tôi ơi, – tôi nói, – không nên tuyệt vọng. Tình hình trước kia còn xấu hơn. Xin các bạn đừng vội kết luận về thuyền trưởng và thủy thủ của tàu này. Nét trả lời:

– Tôi có ý kiến dứt khoát rằng chúng là những quân vô lại mạt hạng…

– Được! Thế họ là người nước nào?

– Nước vô lại!

– ạng Nét thân mến ơi, – tôi nói, – nước ấy chưa có trên bản đồ đâu! Tôi xin thú thực rằng rất khó xác định quốc tịch của hai người này. Có thể đoán chắc rằng họ không phải là người Pháp, người Anh hay người Đức. Tuy vậy, tôi vẫn cảm thấy rằng họ là người miền nam. Nhưng họ là ai? Người Tây Ban Nha, người Thổ Nhĩ Kỳ, người A- rập hay người ấn Độ? Vẻ ngoài của họ không đủ để xác định quốc tịch của họ. Còn về tiếng nói thì hoàn toàn không thể giải thích được nguồn gốc.

– Không biết tất cả các thứ tiếng quả là một thiếu sót lớn!

– Công- xây nhận xét.

– Nếu tạo ra được một thứ tiếng chung thì có lẽ giản tiện hơn.

– Thế cũng chẳng ăn thua!

– Nét Len phản đối.

– Anh không thấy là bọn này nói một thứ tiếng do chúng bịa ra để làm cho những người tử tế đang bị đói phải nổi khùng lên à? ở tất cả các nước trên thế giới, ai cũng phải hiểu rằng khi một người nào đó há mồm ra chóp chép là muốn bảo:

“Tôi đang đói đây! Cho tôi ăn đi!”.

– ‰, ê, – Công- xây nói, – cũng có những người chậm hiểu!… Công- xây chưa nói hết câu thì cánh cửa mở ra. Một người phục vụ bước vào, mang cho chúng tôi quần áo may bằng thứ vải kỳ lạ. Tôi vội mặc ngay vào, Công- xây và Nét cũng làm theo tôi. Trong khi đó, người phục vụ – một người câm, có khi điếc nữa – trải khăn bàn và bày ba bộ đồ ăn. Công- xây nói:

– Tình hình đang rẽ sang một bước ngoặt quan trọng. Bắt đầu như vậy là đáng phấn khởi.

– Thôi đi!

– Nét phản đối.

– Món ăn của chúng thì ra quái gì! Chắc là sẽ có món gan rùa, thịt thăn cá mập và bí- tết thịt chó biển chứ gì!

– Lát nữa sẽ rõ!

– Công- xây nói. Các món ăn được đậy bằng những lồng bàn nhỏ bằng bạc và bày ngay ngắn trên bàn trải khăn tươm tất. Chúng tôi ngồi vào bàn.

Đúng là chúng tôi đang tiếp xúc với những con người văn minh. Nếu như không có ánh điện thì có thể tưởng tượng rằng mình đang ngồi trong khách sạn A- đen- phi ở Li- vớc- pun hay khách sạn Grăng ạ- tel ở Pa- ri. Nhưng họ không cho chúng tôi bánh mỳ và rượu vang. Nước uống trong và mát nhưng dù sao vẫn là nước tráng. Điều đó làm cho Nét Len chẳng hài lòng chút nào. Trong số những thức ăn mang đến, tôi thấy có mấy món cá quen thuộc nấu rất khéo. Nhưng mấy món khác thì tôi đành chịu không xác định được là chế biến từ động vật hay thực vật. Các bộ đồ ăn được trình bày rất mỹ thuật và sang trọng. Trên thìa, dĩa, dao, đĩa đều khắc mấy chữ in hình vòng cung, nguyên văn như sau: MOBILIS IN MOBILE N Nghĩa là: Linh hoạt trong môi trường linh hoạt! Phương châm thích hợp một cách kỳ lạ với chiếc tàu ngầm này. Chữ N hẳn là chữ đầu của tên con người đang làm chủ biển sâu! Nét và Công- xây không suy nghĩ như vậy. Họ lao vào ăn uống và tôi cũng theo gương họ. Giờ đây tôi đã yên tâm về số phận của ba người. Tôi cảm thấy rõ rằng những người chủ nhà của chúng tôi sẽ không để chúng tôi chết đói. Mọi sự trên đời này đều trôi qua, đều có kết thúc, ngay cái đói của những người suốt mười lăm tiếng đồng hồ không có gì vào bụng! †n no rồi chúng tôi thấy buồn ngủ díp mắt. Phản ứng đó là hoàn toàn tự nhiên sau cuộc vật lộn với thần chết trong cái đêm dài vô tận ấy.

– Chà chà, tôi buồn ngủ quá!

– Công- xây nói.

– Mình thì đã ngủ rồi, – Nét Len trả lời. Thế là hai bạn tôi nằm thẳng cẳng trên chiếc chiếu trải dưới sàn và thiếp đi ngay. Nhưng tôi chẳng dễ ngủ như vậy. Hàng ngàn ý nghĩ vấn vương trong lòng, hàng ngàn câu hỏi chưa được giải đáp đang đặt ra với tôi, hàng ngàn hình ảnh không cho tôi chợp mắt! Chúng tôi đang ở đâu? Sức mạnh nào đang cuốn chúng tôi đi? Tôi cảm thấy tàu đang lặn xuống những lớp biển sâu nhất. Những cơn ác mộng ám ảnh tôi. Từ đáy biển huyền bí hiện lên từng đàn cá kỳ lạ, hình như cùng loại với con tàu, cũng linh hoạt và dữ dội như thế!… Trạng thái hưng phấn của não dịu dần đi, mộng mị cũng biến mất. Tôi thiếp đi trong giấc ngủ nặng nề.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN