Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite
Chương 82: Chiến tranh Chiêm Thành- Chân Lạp (9)
.
Quyển II: Anh Hào Tụ Hội
Trận chiến kết thúc, quân Hồng Bàng thương vong cực kỳ kinh khủng:200 người chết, 500 người tạm thời hoàn toàn mất khả năng chiến đấu, 2000 người bị thương, bao gồm cả đội cận vệ của Hoàng Anh Kiệt lẫn cậu ta. Nhưng thương vong thê thảm như thế với Hoàng Anh Kiệt vẫn là nhẹ nhàng chán, vì từ nửa giữa trận đánh, lúc quân của Hoàng Anh Kiệt từng tạo cơ hội cho quân của Dương Thế Thiện đánh vào như kế hoạch ban đầu mà không thấy có phối hợp gì là Kiệt đã biết có sự lạ.
Với việc xem truyện, phim về đấu tranh chính trị bấy lâu, Kiệt nhanh chóng đoán ra ý đồ của Dương Thế Thiện: tiêu hao quân của Kiệt. Rõ ràng việc Hoàng Anh Kiệt thường xuyên bất tuân thượng lệnh đã khiến Dương Thế Thiện để trong lòng, và y thấy cần phải chỉnh cậu.
Tình thế này quá nguy hiểm, Kiệt nếu tiếp tục đánh sẽ tiêu hao nặng thậm chí toàn quân bị diệt, nhưng nếu lui bước chưa chắc đã tốt hơn, quân đội có thể sẽ vỡ trận, đối thủ có thể thừa cơ sấn tới đánh. Và Dương Thế Thiện có thể lấy cớ để không xuất binh. Tình hình này buộc Hoàng Anh Kiệt phải liều, cậu đặt cược rằng Dương Thế Thiện không dám để toàn quân của Kiệt bị diệt, vì chỉ còn quân của y thì không tài nào thủ được cảng, thu hút hỏa lực địch. Quả nhiên khi quân của Kiệt quyết đánh tới cùng đã chia cắt được lực lượng địch tạo thời cơ không thể tốt hơn để thực hiện kế hoạch.
Quả nhiên Dương Thế Thiện phải động, nhưng quân của Kiệt thiệt hại là không thể nghĩ bàn. Hoàng Anh Kiệt đã hiểu thêm về cái đạo lý của: không có đồng minh vĩnh viễn, không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích là vĩnh viễn. Kiệt đã quá tin vào sự kết minh mà suýt chết trong trận này, đây là sự ngây thơ, cả tin với một kẻ cậu đã xâm phạm lợi ích của hắn.
Sau trận đánh, đã hiểu rõ ràng lỗi mình mắc phải nên Kiệt không hề lao tới chửi bới Dương Thế Thiện mà lập tức tập trung việc cứu chữa cho người của mình. Trận thương vong cực lớn này nếu xử lý không khéo sẽ làm họ mất tinh thần. Hoàng Anh Kiệt cùng người khỏe mạnh mang thương binh vào chỗ cứu thương, phân giường cho thương binh, lăng xăng chuẩn bị đồ cứu chữa, nấu nước nóng và cháo nóng cho lính,… Và rồi cậu ta tổ chức tang lễ cho những kẻ đã ngã xuống, nói chuyện với những binh sĩ còn khả năng chiến đấu, động viên họ.
Ngày hôm sau, trời vừa sáng, quân Laja bắt đầu tấn công vào các điểm phòng ngự mà quân tiên phong đã thiết lập từ trước. Dù trận chiến hôm qua Dương Thế Thiện đột trận thành công, đánh tan một cánh của quân Laja nhưng không hoàn toàn tiêu diệt được nó, thậm chí hạ được không tới 1/4 quân lực của cánh quân đó. Quân Laja sau đó kết trận phòng ngự tốt, đẩy lùi quân của Dương Thế Thiện, không cho họ tiếp tục xung trận. Biết tấn công tiếp không có lợi mà sẽ phải chịu thiệt hại nặng nề nên Dương Thế Thiện thu quân. Quân Laja vốn bị đánh tan giờ không bị truy đuổi đã nhanh chóng tụ tập lại, và đến khi trời sáng thì quân Laja đã có lại đủ lực lượng để tổ chức một cuộc tấn công.
Tất nhiên Trui Heola biết rằng ông ta không nên đánh tan quân tiên phong của địch ngay, tránh việc đại quân của địch thấy khó mà lùi ngay, không đi vào sâu để ông đánh một trận sạch sẽ càn khôn như dự kiến, nhưng nếu cố tình không làm gì cả thì sẽ lộ ý đồ. Ông ta liền cho cánh quân vừa bị đánh tan trong ngày hôm qua xuất trận, tiếng là định dùng phép bi binh bất bại, tức là dùng quân đang có tinh thần rửa nhục, sĩ khí cao ngất để đánh, nhưng thực ra là dùng đạo quân còn yếu để đánh trận, gián tiếp giúp quân tiên phong của đối phương có thể kéo dài được thời gian, trụ được trước sự tấn công của ông ta để khiến ông ta “ phải” tiến hành bao vây.
Sự tấn công như bão táp của những kẻ có mong muốn cháy bỏng là phục thù đã khiến những khu vực phòng ngự vốn đang thiếu người của quân tiên phong sụp đổ liên tục, cho dù những bẫy chông, chiến hào, chướng ngại vật mà quân Hồng Bàng dựng lên đã làm việc rất hiệu quả. Quả thực đạo quân mà Dương Thế Thiện có được không hề thích hợp cho việc thủ thành, vì ngoại trừ 1500 lính chính quy của Ai Lao, thì số lính anh này tụ tập được- khoảng 2000 người thì đều là những kẻ đánh trận vì tiền tài: lính đánh thuê, đạo tặc, thổ phỉ,… Khi chúng tấn công vào một đạo quân yếu hơn chúng, chúng sẽ ra tay độc ác và tấn công quyết liệt vì sau trận đánh chúng có thể lấy được tiền bạc, của cải từ xác chết, đòi tiền chuộc từ tù binh, nhưng khi phải đánh với kẻ mạnh hơn, phải hi sinh thân mình cho kế hoạch lớn lao, chúng ngại ngùng, chúng hoảng loạn, và khi chúng rời vị trí, không làm theo kế hoạch đã khiến toàn bộ công sự mất khả năng chiến đấu. Thậm chí những người lính của Ai Lao cũng bởi thế mà gặp nguy hiểm khi mà quân đánh thuê bỏ chạy thì những người lính chân chính coi như bị bỏ rơi, bị kể địch vây giết. Tình thế làm cho ý nghĩa của trận thắng ngày hôm qua bay sạch, cũng hung hăng tát một cái thật mạnh vào mặt của Dương Thế Thiện- thông minh vặt sẽ không mang lại được kết quả tốt. Chính vì y muốn chỉnh quân Hồng Bàng mới khiến họ bị thiệt hại nặng nề như vậy, hôm nay mới không thể trấn giữ công sự thay cho lính của y. Nếu là quân Hồng Bàng, e rằng quân Laja không thể tiến sâu như vậy, gây ra thương vong cho lính của y- chỉ nói tới lính Ai Lao thôi, quân đánh thuê hay thổ phỉ, đạo tặc gia nhập vào không tính- lớn đến thế. Nếu hôm nay không qua được, mọi thứ sẽ càng khó khăn hơn.
– Mau cho người nói Hoàng Anh Kiệt tới tiếp viện!- Dương Thế Thiện mặt trắng bệch gào lên với quân đưa tin.
Khi Hoàng Anh Kiệt nhận được tin này, cậu ta rất muốn cười khẩy và kêu gọi quân của mình lập tức rút lui bằng những chiếc thuyền cậu đã để những người nô lệ đóng suốt thời gian qua, và vừa ra khơi vừa tưởng tượng sự kinh hoàng nào sẽ hiện lên trên nét mặt của Dương Thế Thiện. Nhưng rồi Kiệt kìm lại được, cậu ta nghĩ tới Hồng Bàng- đến đất nước nhỏ bé đang rất cần nguồn tài nguyên để tồn tại, để phát triển và để đủ sức xây dựng lại dân tộc Việt. Nhớ lại lịch sử một chút thì sau khi Việt Nam dành được độc lập tức tay người Nhật, phái đoàn ta sang đàm phán với người Pháp, trước những điều kiện xử ép của người Pháp, Phạm Văn Đồng đã bỏ về ngay nhưng Hồ Chủ Tịch thì không, Người biết chiến tranh là không thể tránh khỏi, nên chấp nhận nói để kéo dài thêm thời gian cho nước mình thêm thời gian. Có những lúc ấm ức thì phải nuốt vào trong lòng để sau này chiến thắng đến với ta sẽ kể lại nó, chứ không phải bùng nổ để thỏa mãn nhất thời mà chuốc lấy thất bại, thậm chí cái chết.
– Các anh em, ta biết là anh em không muốn chiến đấu nữa, chúng ta đã bị thiệt hại nhiều không tưởng trong trận chiến hôm qua. Ta cũng không nghĩ tới việc để anh em chịu thêm thương vong nữa, nhưng ở vị trí là vua của một nước, ta không thể làm vậy. Hồng Bàng cần có những khoáng sản ở đây để tồn tại, để phát triển, nhất là khi những kẻ thù của Hồng Bàng đều vô cùng mạnh mẽ. Anh em, xin hãy tha lỗi cho ta. Ta lệnh cho toàn quân chuẩn bị vũ khí. Chúng ta ra trận đánh lui quân Laja.
– Đại vương, thần biết ngài đã làm gì cho anh em binh sĩ, thần cũng hiểu đất nước của ngài lập ra đã giúp đỡ chúng thần thế nào, những kẻ như chúng thần đáng lẽ đã chết nếu Hồng Bàng không cứu vớt, dù đã gây tội ác cho bao nhiêu người dân ở đó. Chúng thần nguyện cùng ngài sống chết.
– Đại vương vạn tuế. Hồng Bàng vạn tuế.
Quân Hồng Bàng, lúc này chỉ có 1000 người có thể ra trận, nhưng ngay tức thì đã lật ngược được thế trận. Đạo quân Laja đang hùng hổ xung trận bị đánh bạt ra khỏi toàn bộ cứ điểm phòng ngự xung quang cảng Larati. Tất nhiên, lý do cho sự đảo ngược thế trận nhanh tới như thế ắt phải do một phần không nhỏ bởi những quân nhân Hồng Bàng tinh nhuệ đang hăng hái vì vua của họ- Hoàng Anh Kiệt đích thân đến lên dây cót, nhưng có lẽ nguyên nhân quan trọng hơn là do quân Laja khi đánh vào đã bị dàn trải đội hình, một số ổ đề kháng của quân Ai Lao vẫn còn và khi thấy quân Hồng Bàng đánh tới- cơ may cuối cùng để sống sót- thì họ phối hợp với toàn bộ sức lực cộng thêm việc Trui Heola thực sự không có ý đánh tới, nên hạn chế tăng viện.
Sau trận đánh hôm đó, quân Laja tức thì tiến hành bao vây chặt cảng Larati, với quân đội kêu gọi tới bao vây ngày một nhiều, quân tiên phong tuy có thể kháng cự lại, nhưng đang bị tiêu hao không ngừng nghỉ.
……………………………..
– Quân tiên phong đang bị vây rất ngặt ở cảng Larati, họ đã 7 lần gửi thư yều cầu ta sớm đánh vào.- Hoàng thân của Ai Lao Chohan Xihan lại một lần nữa giục đại quân tiến công. Quân Ai Lao lần này xuất trận tuy ít nhưng khá tinh nhuệ, mà một phần lớn trong số 1000 người của quân tiên phong là thân binh của riêng Xihan nên ông ta hi vọng họ không bị thiệt hại nhiều.
– Hoàng thân Chohan, ngài quên rồi ư, đó là nhiệm vụ của họ!
– Nếu vậy thì tình hình hiện nay cũng đã gọi là hoàn thành nhiệm vụ rồi, cho họ rút được rồi chứ?
– Ngài nói vậy là sai rồi, ta đã nói rõ nhiệm vụ của họ là thu hút quân địch, và chỉ được rút khi quân ta đánh tới giải vây, hoặc họ thiệt hại hơn một phần ba binh lực. Nay hai điều ấy chưa diễn ra, họ chưa được rút.
– Ngài thật quá nhẫn tâm, đó là gần 1500 binh sĩ tinh nhuệ của tôi.
– Ít nhất ngài vẫn còn 1500 người nguyên vẹn, quân Hồng Bàng là cái để ngài an ủi đấy.
– Các ngài, chúng ta không thể thấy chết mà không cứu…
– Một tiểu quốc nhỏ nhoi thôi mà.
Đại tướng quân Mahat Trasin nghe các bên tranh luận với vẻ suy tư lắm. Ông ta biết cách làm đó tàn nhẫn, nhất là với một người nhiệt thành và tận tụy như Hoàng Anh Kiệt, đồng minh có thể nói là khó gặp, nhưng vì lợi ích Chân Lạp, ông ta phải làm thế mà thôi.
– Quân ta đã chuẩn bị đầy đủ mọi thứ chưa!
– Lương thảo đã xong, chỉ cần ngài hô một tiếng, quân ta tất một đường đánh thẳng vào kinh đô, bắt sống tên vua con nhãi nhép.
– Chư tướng, quân tiên phong đã tranh thủ cho chúng ta quá nhiều, giờ đây đường tiến quân rộng mở, quân ta hãy toàn lực xốc tới đánh vào kinh đô của Laja.
– Diệt Laja!
– Vạn tuế!
Nhưng tiến hoan hô của chứ tướng và binh sĩ càng khiến hoàng Thần Chohan Xihan thêm phiền, một nửa đạo quân của ông ta như thế là đi tong rồi.
………………………………….
– Ngài nói sao cơ, chúng ta phải tiếp tục thủ tại đây ư?- Hoàng Anh Kiệt xém thì lật bàn- Đây là hành vi giết người.
– Đúng vậy, đó là lệnh từ Đại Tướng Quân Mahat Trasin.- Dương Thế Thiện đáp lại, giọng đắng chát. Tất nhiên ông ta hiểu điều đó nghĩa là gì, nhưng hiện nay họ Dương đang phải nương nhờ Ai Lao, nếu ông ta không làm thì anh em, con cháu sẽ gặp nguy hiểm mất.-
– Ai thích đi xuống địa ngục thì đi, tôi sẽ không làm thế!
– Hồng Bàng vương, nếu ngài dám rút lui, bất kế thành công hay thất bại, các nước của liên quân sẽ đều hợp lực đánh ngài.
– Con mẹ nó, Dương Thế Thiện, mi đừng quá đáng.
– Ta chỉ đang nói sự thật.
– Mi…- Hoàng Anh Kiệt chỉ tay vào mặt Dương Thế Thiện, ngón tay run lên, nhưng rồi cậu ta cũng không nói gì nữa mà đi về doanh trại. Chỉ tới khi bước vào doanh trại rồi, mặt của Kiệt mới giãn ra.
– Đâm!
– Đâm!
– Đâm!
– Mạnh lên!
– Mạnh lên!
– Mạnh lên!
Trong doanh trại tạm thời của quân Hồng Bàng, những tiếng hò hét vang lên rất to và dứt khoát, và hàng ngàn người- chia thành những đội nhỏ, tay đang cầm những cây gậy dài, tập đi tập lại động tác đâm. Những người hướng dẫn đi đi lại lại, kiểm tra động tác của họ. Hai người đi lại gần chỗ của Kiệt sau khi thấy cậu quay về.
– Thế nào rồi!- Kiệt hỏi
– Tên nhóc này được lắm em rể!- Đào Văn Bác nói giọng hào hứng
– NHờ sự tiến cử của tướng quân và ân sủng của đại vương!- Gã thanh niên khom người xuống và đáp.
– Đứng lên đi Ebushi Nodabushi! Hãy chào theo kiểu của quân Hồng Bàng, vì giờ cậu đang là một quân nhân của quân đội Hồng Bàng!- Kiệt nói
– Vâng!- Cậu thanh niên lập tức đứng thắng và chào giống như đã được dạy. Từ tư thế đứng nghiêm, bàn tay đưa lên theo đường gần nhất (Không đưa ra trước rồi kéo vào), mắt nhìn thẳng vào đối tượng chào. Bàn tay xòe, các ngón tay khép lại. Ngón trỏ chạm nhẹ vào vành mũ (hoặc chạm nhẹ vào đuôi chân mày nếu không đội mũ). Lòng bàn tay hướng xuống và hơi chếch về đằng trước. Khuỷu tay hơi nâng lên cho cánh tay trên hợp với thân người một góc khoảng 90 độ. Kết thúc động tác chào: Vẫn ở tư thế nghiêm, bàn tay về vị trí cũ theo đường gần nhất. Đây chính là kiểu chào của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam.
Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!