Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite
Chương 83: Chiến tranh Chiêm Thành- Chân Lạp (10)
.
Quyển II: Anh Hào Tụ Hội
Sau khi đứng ra làm mồi như quân Laja của Trui Heola chỉ huy, quân Hồng Bàng bị thương vong nghiêm trọng, đồng thời lại bị liên quân ép phải làm chim mồi tiếp, Hoàng Anh Kiệt buộc phải xoay bài khác. Lần này kế hoạch của cậu ta là xây dựng quân đội từ những người nô lệ vừa được giải phóng để tăng cường quân số. Lượng đổi tới mức nhất định có thể thay chất, đó là điều Kiệt hi vọng.
Nhưng Kiệt tuyệt đối không cho binh sĩ cưỡng ép, vì như thế sẽ làm những người nô lệ vừa được giải phóng có cảm giác rằng quân Hồng Bàng chỉ đang lợi dụng họ. Cậu ta chỉ cho phép tuyên truyền vận động, kêu gọi sự trợ giúp trong việc đánh người Laja, tự giữ lấy tự do mà mình vừa có được. Ngoài ra, nhưng vấn đề như tiền bạc hay thưởng thiếc đều không được nói công khai. Cũng bởi thế, tuy tổng số nô lệ được giải phóng lên đến gần 15 000 người, nhưng số tham gia không quá 1000 người. Thế nhưng với Kiệt, thế đã là rất quý rồi.
Với những người này, Kiệt cho tiến hành lựa chọn ra người đủ khả năng để làm lính. Những người này phải có sức khỏe tốt, không có thương tật tàn phế và phải hiểu được kỷ luật, và chỉ có 700 người là thỏa mãn điều kiện này. Còn 300 người còn lại, Kiệt không để họ về không, cậu đề nghị họ cùng giúp sức cho việc tuyên truyền: tìm hiểu xem trong những người còn lại còn ai đang phân vân, ai có cảm tình, ai chỉ mong được yên thân, ai sẽ sẵn sàng bán đứng quân Hồng Bàng nếu tình thế khó khăn…, tức là đây sẽ là những tình báo viên nội bộ cho quân Hồng Bàng. Do công việc này thì rất phức tạp, mà những người kia thì còn yếu và trình độ chưa cao, nên Kiệt bố trí cho họ đi học tập với Tô Quán- kẻ có tài về việc tìm ra lũ phản bội nhất trong những tay cướp mà Kiệt bắt được ở băng cướp Động Thạch Hổ và cố gắng bồi bổ cơ thể thêm trước đã. Còn với những người lính thì họ lập tức được tiến hành huấn luyện ngay.
Những bài tập được đưa ra từ dễ đến khó, từ việc xếp hành, đi đều bước cho tới việc dùng vũ khí, xếp đội hình tấn công. Hoàng Anh Kiệt không vội vàng tổ chức đội ngũ ngay cho họ hoặc đưa các chỉ huy từ quân Hồng Bàng xuống mà trái lại cho phổ cập kiến thức với tất cả mọi người. Mục đích của việc này không gì khác ngoài việc để tự những người này chọn chỉ huy cho mình, vì cùng cảnh ngộ, cùng đầu quân cho quân Hồng Bàng. Và dần dần những chỉ huy, nhưng lãnh đạo đã xuất hiện. Và người được mọi người tin tưởng để trao trọng trách lãnh đạo họ đã được giới thiệu với Hoàng Anh Kiệt, một chàng trai có tên gọi Ebushi Nodabushi.
Ebushi Nodabushi từng là một Samurai ở Phù Tang cho tới khi chủ tướng của cậu ta chết trận. Không dám chết theo chủ, Ebushi chấp nhận trở thành một Ronin, sống phiêu bạt trên đất nước mình. Sau này, Phù Tang thắng ngược lại liên quân Đại Hoa- Cao Câu Ly do Lee Dea Si không còn cầm quân nữa ( bạn có thể đọc lại chương 15), những Ronin như Ebushi có cơ hội để kiếm chút tiền tiêu bằng việc làm cướp biển. Thế nhưng trong một trận cướp, trên đường quay về, bão biển đã làm chìm thuyền. Ebushi thì may mắn bám được một mảnh thuyền vỡ, trôi dạt đến khi được vớt lên. Nhưng không may cho cậu ta, con thuyền đó là thuyền buôn nô lệ, và họ bán Ebushi tới Chiêm Thành.
5 năm liên tục, Ebushi phải làm việc trong những hầm mỏ cả ngày lẫn đêm, có những khi cả tháng mới được thấy ánh mặt trời một vài lần. Nhưng Ebushi vẫn sống được, do thân thể khỏe mạnh của một người từng được đào tạo thành Samurai và cuộc sống kham khổ của Ronin. Và rồi Hoàng Anh Kiệt và đạo quân Hồng Bàng đã tới và giải cứu Ebushi cùng các nô lệ khác trong kế hoạch tăng cường sức ảnh hưởng lên Laja. Và khả năng tác chiến, bản lĩnh của một chiến binh đã giúp cậu ta trở thành người lãnh đạo đoàn quân do các nô lệ tạo nên khi được yêu cầu.
Quân của Ebushi được tạo điều kiện để tham gia những trận công phòng chiến cùng quaan Hồng Bàng trong vai là lực lượng tuyến hai ngăn chặn các cuộc tấn công đã bị tuyến đầu làm mất đi phần lớn sức mạnh. Tuy thế, số lượng người bị thương vẫn rất cao, 200 người đã bị thương, một lượng nhỏ- 80 người xin rút lui. Nhưng rồi đạo quân này đã dẫn quen thuộc với việc chiến đấu trong hai tuần sau đó, cộng với việc những cảm tình viên kiêm gián điệp nội bộ- tức là 300 người không trúng tuyển vào nghiệp làm lính đã phát huy tác dụng, kêu gọi được thêm 3000 người nữa gia nhập với quân Hồng Bàng. Lực lượng của quân Hồng Bàng tăng vọt đã làm tình hình chiến sự ít nhiều có lợi cho họ: quân chính quy được nghỉ ngơi nhiều hơn, sức khỏe hồi phục và chiến đấu hiệu quả hơn. Cộng với việc đạo quân đang bao vây họ chủ yếu là lực lượng quân đội địa phương nên khả năng chiến đấu không tốt như quân trung ương hoặc quân giữ biên ải, thành ra đây lại là thời kỳ rèn luyện khó có được của những lính mới tò te.
Cùng với thời gian này, liên quân Chân Lạp tiến hành tấn công vào biên giới Laja. Với ưu thế áp đảo về số lượng, cộng thêm sự phối hợp tức phía đối thủ- quân Laja thực hiện triệt để việc rút lui để dụ địch vào sâu, thì liên quân của Chân Lạp đã đánh thẳng một đường tới gần kinh đô Phabua của Laja. Chiến thắng nối tiếp chiến thắng, thành công nối tiếp thành công, tốc độ tiến lên như vũ bão của liên quân đã khiến họ quên mất việc đảm bảo hậu cần, xây dựng các căn cứ vững chãi phòng việc nguy nan khi mà đã tiến quá sâu vào đất địch. Thậm chí các tướng lĩnh chỉ huy còn vội vã cho quân đội đi cướp phá để thu chiến lợi phẩm. Thậm chí là tướng Mahat Trasin cũng không hề ngăn cản quân đội dưới trướng mình có hành vi cướp bóc, miễn là nó không diễn ra trước mặt ông ta.
Hậu quả của sự kiêu căng ngạo mạn đó chính là việc lòng thù hận của người Laja đã lên cao tột đỉnh, và quân Laja chỉ đợi có thế để bắt đầu cuộc chiến thực sự. Khi mà người dân đã căm thù quân xâm lược, họ bắt đầu dùng mọi biện pháp để giúp quân đội nước mình: quân đi tới đâu dân mang đồ ăn thức uống ra tiếp đãi, cho chỗ nghỉ, che dấu tung tích, tình hình kẻ địch ra sao họ đều tìm cách nói cho biết, … thế nên quân Laja đã nắm được toàn bộ thông tin mình cần để mở cuộc phản công quy mô.
Sau khi đã thấy được đủ điều kiện để bắt đầu cuộc phản công, Trui Heola từ trận địa cảng Larati gửi thư về triều đình, báo cáo mọi sự và yêu cầu toàn bộ đô thành phải nghênh chiến với địch, kìm chân chúng đủ lâu để cuộc tổng phản công diễn ra thuận lợi. Trước khi bí mật rời khỏi cảng Larati để đi chỉ huy trận phản công, Trui Heola đã dặn con trai mình- Trui Ven phải liên tục cho quân tấn công cảng Larati từ hai mặt thủy bộ để quân địch không thể phá vây hội quân với cánh quân chính mà ông sắp đánh, đồng thời không để chúng biết việc ông đã đi khỏi nơi đây.
…………………………
Các cuộc tấn công với cường độ cao trong mấy ngày qua lầm quân tiên phong đều mệt. Tuy rằng họ dã có thêm một lượng lớn binh sĩ, nhưng do bị động, nên dù quân địch đánh vào hay chỉ nghi binh hoặc là hú hét gì đó thì họ cũng phải căng mình phòng bị. Sự căng thẳng của binh sĩ lẫn các cấp chỉ huy đang tăng cao, các cấp chỉ huy tối cao bắt đầu họp để tìm cách giải quyết.
– Khốn kiếp, đám người kia mấy ngày này dường như phát rồ vậy, liên tục tấn công, cả thủy cả bộ.
– Sự việc khác thường tất có nguyên do, liệu có phải vì quân ta đã đánh sâu vào trong được, chúng muốn nhanh chóng dứt điểm quân ta để quay lại hỗ trợ cho quân mình.
– Khả năng rất lớn là như thế?
– Vậy chúng ta có phải là đã hoàn thành nhiệm vụ, có thể rút quân?
– Rút quân, rút đi đâu? Cảng biển đã bị vây cả trên bộ lẫn trên biển rồi. Trên bộ thì chúng đã xây dựng công sự, đào hầm chông bẫy,… để chúng ta nếm mùi y như chúng đã nếm trải khi cố tiêu diệt chúng ta vậy.
– Bọn chó chết học nhanh đấy.
– Nếu biết thế này thì đáng lẽ không nên cố thủ ở đây, chúng ta có thể tản ra đánh du kích.
– Đánh du kích thì phải có người dân tiếp viện, nếu không cậu sẽ không khác gì thổ phỉ đâu!
– Ờ nhỉ? Nhưng mà thổ phỉ đâu có tinh nhuệ được như chúng ta chứ!
– Đúng đúng…
Thấy câu chuyện trong phòng họp bắt đầu đi lung tung, mà Dương Thế Thiện và người của ông ta thì từ lâu đã không còn tiếng nói trong quân ngũ, nên Hoàng Anh Kiệt phải đứng ra ngăn cản.
– Các anh em, làm ơn quay lại vấn đề chính: không cho kẻ địch làm quân ta mệt mỏi thêm nữa!
– Tôi nghĩ là đơn giản thôi, chủ động xuất kích. Nó không cho mình nghỉ thì mình cũng làm phiền nó. Ăn miếng trả miếng.
– Chủ động xuất kích thì cũng tốt, nhưng phải là khi địch cũng ở thế bị vây như ta. Ta từ trong đánh ra, chúng có thể tạo thế gọng kìm kẹp ta vào giữa.
– Vậy thì ta cũng chỉ quấy rồi chúng thôi thì sao nhỉ?
– Sao mấy ông không nghĩ cách dụ chúng nó vào để mình gọng kìm?
– Ê, kế hoạch được đấy. Nhưng biết chúng nó vào ra thế nào đâu mà dụ.
– Ờ nhỉ?
– Không hắn nha, mình bỏ trống vài chỗ đế chúng nó có thể xâm nhập, còn lính ở chỗ đó mình cho sang chỗ khác để, bổ sung lực lượng khi cần tạo thành thế gọng kìm.
– Lính bổ sung cũng có thể thay ca lính đã có, như thế thì họ có giấc ngủ tốt hơn.
NHững người ngồi ở đây giờ phút này đã là những chỉ huy quân sự đầy kinh nghiệm rồi, những ý kiến họ đưa ra, phản biện và bổ sung cho nhau đều rất phù hợp tình hình thực tế và có thể áp dụng. hoàng Anh Kiệt thấy mừng vì những người đó đã làm được công việc chuyên môn của mình,
– Các anh em, ý kiến của mọi người đều rất chuẩn xác, vậy hãy nhanh chóng thông tin cho anh em binh sĩ thực hiệu ngay đi thôi, chúng ta cần phải tiết kiệm thời gian và xương máu cho cuộc chiến tương lai.
Cuộc họp với các chỉ huy quân sự kết thúc, nhưng Hoàng Anh Kiệt và Dương Thế Thiện vẫn ngồi im trong lều.
– Có tin gì không?
– Từ khi quân ta tiến quân thần tốc, tin tức chuyển tới đã ít, mà giờ địch vây ta rất ngặt, muốn thông tin cũng khó. Dẫu vậy thì cuộc tiến công của quân ta đang gặt hái những thàng công lớn, địch sẽ sớm phải đầu hàng.- Dương Thế Thiện mặt hơi ê ẩm, có lẽ vì nghĩ tới phận chim mồi của mình, nhưng rồi khi nghĩ tới kết quả cuối cùng là đã đứng đúng phe, và công lao cũng không phải nhỏ, thì Dương Thế Thiện cũng thấy tâm trạng tốt hơn đôi chút.
– Vậy quân ta tiến quân thần tốc tới mức nào, địch đã đánh chặn ở đâu, ít ra cũng phải có chút ít thông tin chứ!- Hoàng Anh Kiệt vẫn gặng hỏi thêm
– Có chuyện gì sao?- Dương Thế Thiện ngạc nhiên trước sự quan tâm thái quá của Kiệt nên hỏi lại.
– Dù sao thì cũng nên biết, nếu quân ta đã tới rất gần đây, chúng ta có thể tập trung lực lượng phá vây và hội binh. Như thế ta có giá hơn một chút.- Kiệt đáp
– Ờ, cũng phải, chờ người ta tới giải vây thì thụ động quá!- Dương Thế Thiện cũng tán thành, rồi bắt đầu nói sơ qua quá trình tấn công của liên quân. Dù tin tức mà Dương Thế Thiện nói cho Kiệt đã khá cũ, mà vị Hoàng thân Ai Lao Chohan Xihan chắc chắn cũng không kể những điều tàn ác mà liên quân gây ra, thì Hoàng Anh Kiệt cũng thấy bất an quá. Liên quân tiến quân quá sâu vào lãnh thổ địch mà không có hệ thống tiếp vận hay hậu cần tại chỗ như thế này thì không khác gì quân Mông Cổ và đế chế Nguyên đánh xuống Đại Việt khi xưa, tiến nhanh như gió lốc nhưng không có căn cơ gì, gây oán với dân, triều đình nhà Trần thì có lòng có sức, dùng kế thanh dã bào mòn sức chiến đấu rồi tung một đòn mạnh khiến vó ngựa Nguyên – Mông phải rút chạy về phương bắc.
Tất nhiên, Kiệt hi vọng sở dĩ liên quân tiến quân thần tốc như thế là vì cậu ta đã thu hút được phần lực lượng quan trọng nhất mà đối phương có lúc này để quân mình dễ làm việc, nhưng có lo xa mới tránh được họa gần, nếu trong một tuần mà chưa có tin gì thêm thì Hoàng Anh Kiệt sẽ phải chuẩn bị rút lui thật nhanh khỏi đây. Vì thế đánh như thế này mà bị chặn lại, thì không khác gì việc mũi tên đã hết lực chạm phải tờ giấy mỏng cũng không đâm thủng nổi, phải rơi xuống đất mà thôi.
Tất nhiên Hoàng Anh Kiệt cũng không đợi đến khi đó mới chuẩn bị mà ngay từ lúc này cậu đã yêu cầu các tướng lĩnh chuẩn bị cho binh lính tinh thần sẵn sàng cho tình huống phải rút quân và hành quân đường dài. Có lẽ cuộc hành quân này sẽ còn gian khổ hơn cả cuộc Vạn Lý Trường Chinh của Hồng Quân Trung Hoa, nhưng đó sẽ là con đường sống sót duy nhất mà Kiệt có thể nghĩ tới lúc này.
Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!