Không Thể Động Lòng - Phần 2
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
657


Không Thể Động Lòng


Phần 2


Đăng Nguyên không giấu được tôi, cuối cùng chỉ đành nói thật:
“Bây giờ hắn làm chức vụ cao lắm, muốn bóp c.hế.t ai cũng dễ như bóp c.hế.t một con kiến. Chân Ý, em mua vé máy bay quay lại Hồng Kông đi, bây giờ tạm thời đừng quay về”.
Tôi cười: “Có lẽ anh ta đã quên em từ lâu rồi”.
“Hắn…”. Tôi nghĩ Đăng Nguyên định nói ba tôi g.iế.t cả nhà Đặng Khải Thành, hắn có thể quên tất cả, nhưng sẽ chẳng thể quên mối thù giữa gia đình chúng tôi và gia đình anh ta. Nhưng cuối cùng lời ra đến môi rồi lại thôi.
Rút cuộc, sau một hồi im lặng, Đăng Nguyên bất đắc dĩ đành thở dài: “Em đang ở sân bay phải không? Anh lên đón em”.
“Em bắt taxi về cũng được, từ thành phố lên đây xa lắm, anh cứ ở quán Bar đi, em sẽ ghé qua đó”.
“Anh đang tiện ở ngoài đường, để anh lên đón em. Chắc chỉ mất khoảng 30 phút thôi. Em cứ ở yên đó, anh lên sân bay ngay bây giờ đây”.
Nói rồi, Đăng Nguyên lập tức ngắt máy, tôi chẳng có cách nào khác, đành ngồi ở sảnh đợi anh ấy. Hơn ba mươi phút sau cuối cùng cũng thấy Đăng Nguyên lẫn vào dòng người, đi đến trước mặt tôi.
Anh ấy gầy hơn ba tháng trước gặp nhau, có lẽ trải qua một đêm trong phòng tạm giam, nét mặt có phần tiều tụy, quầng mắt thâm đen. Lúc thấy tôi, Đăng Nguyên toét miệng cười:
“Chờ anh có lâu không?”.
Tôi xem đồng hồ, khẽ nhíu mày: “Ba mươi lăm phút, trễ năm phút”.
Anh ấy ngượng ngùng gãi đầu, tay xách va ly cho tôi: “Tại đỗ xe hơi lâu, đứng dậy đi, anh đưa em về”.
Sau mười năm, đây là lần đầu tiên tôi về Việt Nam mà không phải lén lén lút lút, cũng không mua vé khứ hồi quay lại Hồng Kong. Cũng bởi vì thế nên tâm trạng của chúng tôi lần này khác lắm, ngồi trong xe hồi lâu cũng chẳng biết phải nói gì.
Cuối cùng, Đăng Nguyên lên tiếng đánh gãy không khí nặng nề kia trước: “Chân Ý, lần này về nghỉ ngơi vài ngày, anh đưa em đi thăm thú một nhé nơi”.
“Anh Nguyên, lần này em về hẳn”. Tôi quay đầu lại nhìn anh ấy: “Mấy năm nay Hồng Ý làm ăn sa sút, phải kinh doanh cả mấy thứ phạm pháp để có tiền duy trì, em biết. Em cũng biết anh đã bỏ rất nhiều vốn liếng vào quán Bar của em, bây giờ gia đình anh cũng gặp khó khăn, không thể cứ mãi cứ dốc tiền vào cái động không đáy như Hồng Ý được”.
“Có khó khăn gì đâu chứ? Em quên à? Anh vẫn là giám đốc một công ty dược phẩm mà. Anh vẫn có tiền, anh lo được”.
“Tiền đó để dành cưới vợ đi”. Tôi nửa đùa nửa thật đáp: “Mọi khó khăn đều là của riêng em, người mà anh Thành nhắm đến cũng chỉ có em. Anh bảo vệ em 10 năm rồi, em rất cảm ơn anh, nhưng giờ em trưởng thành rồi, em phải tự gánh vác chứ?”
“Chân Ý, giữa chúng ta không cần phải nói những lời khách sáo đó”.
Tôi mỉm cười: “Không phải là khách sáo, mà là người có ơn thì vẫn phải nói một lời cảm ơn”.
“Không cần em cảm ơn, anh chỉ cần em sống tốt”. Phía trước có đèn đỏ, xe từ từ dừng lại, Đăng Nguyên giơ tay lên xoa đầu tôi: “Thật ra anh cũng rất mong em về nước, nhưng bây giờ chưa thích hợp để về hẳn, nên lần này em cứ ở lại chơi vài ngày, nghỉ ngơi rồi lại sang đó, chờ đến khi mọi thứ ổn hơn anh sang đón em được không?”.
Tôi định từ chối, nhưng nhìn sắc mặt mỏi mệt của Đăng Nguyên, cuối cùng đành nuốt lại lời nói vào trong bụng. Tôi quay đầu nhìn ra cửa kính, lảng sang chuyện khác:
“Cô có khỏe không anh?”.
“Ừ, vẫn khỏe cả. Mẹ anh vẫn hỏi em suốt đấy. Anh bảo cuối năm nay em về”
“Vâng. Có thời gian em sẽ đến thăm cô”.
Trên đường về, chúng tôi có đi ngang qua quán Bar Hồng Ý, giờ ấy đã gần 10 rưỡi đêm, vốn là thời gian khách ra vào đông nhất, thế nhưng bởi vì chuyện xảy ra ngày hôm qua mà phải đóng cửa, bên ngoài quạnh quẽ đìu hiu, chẳng còn dáng vẻ của một quán Bar lớn nhất thành phố mười năm trước đây.
Đăng Nguyên nhìn nét mặt nặng nề của tôi, gượng gạo nở nụ cười: “Đợi hết lệnh cấm hoạt động, mở cửa lại thì Hồng Ý sẽ lại phát đạt như xưa thôi”.
“Hồng Ý hết thời rồi, giống như Hồng Hưng vậy”. Tôi cũng cười: “Một ngày nào đó không duy trì nổi nữa, em sẽ bán quán Bar này đi. Khu phố này bây giờ giá đất đắt lắm phải không?”.
“Chân Ý, đây là kỷ niệm của em mà”.
“Kỷ niệm cũng bị hiện thực đánh cho tỉnh mộng thôi. Được giá em sẽ bán”. Nói đến đây, dường như tôi chợt nhớ ra một chuyện nên bảo: “À mà, ngày hôm qua anh có đến thăm ba em không?”.
Bình thường, cứ đến 15 hàng tháng Đăng Nguyên sẽ vào trại giam thăm ba tôi, gửi cho ông ấy mấy vật dụng sinh hoạt hàng ngày. Thế nhưng lần này nhắc đến, bỗng dưng vẻ mặt anh ấy lại hơi mất tự nhiên: “À… qua anh bận, quên mất, nhưng anh nhờ người hỏi rồi, ba em… vẫn khỏe”.
Tôi nhìn ra được Đăng Nguyên có gì đó giấu giếm, nhưng anh ấy không muốn nói thì tôi sẽ không hỏi, chỉ cười: “Vâng. Ngày mai em sẽ vào bệnh viện thăm mẹ, sau đó đi đến thăm ba”.
“Ừ, tiện ngày mai anh được nghỉ, anh chở em đi”.
“Anh không dành thời gian đi kiếm tình yêu của đời mình hả? Bình thường bận rộn ở công ty rồi lại đến quán bar, khó khăn lắm mới có được mấy ngày nghỉ, phải tranh thủ chứ? Hơn ba mươi rồi, cũng nên lấy vợ đi thôi”.
Đăng Nguyên lúng túng gãi đầu: “Từ từ rồi sẽ lấy mà”.
Tôi cười, không tiếp tục chủ đề này nữa: “Giờ chúng ta về đâu được?”.
“Anh đưa em về chung cư của anh, anh về nhà mẹ ngủ. À phải rồi, đi ăn gì đó đã nhé? Em muốn ăn gì? Anh đưa em đi”.
“Ăn cơm sườn đi, em thèm ăn cơm sườn quá”.
“Ừ, được”.
Đêm hôm ấy, chẳng biết có phải được trở về cố hương hay không mà tôi đặt lưng xuống là ngủ rất ngon, trong giấc mơ vẫn là bóng dáng của Đặng Khải Thành. Anh ta cõng tôi đi dưới ánh trăng, tôi nằm trên lưng anh ta vừa nhìn mây trời vừa lẩm bẩm hát, sau đó thì ngủ quên trên lưng Đặng Khải Thành.
Lúc tôi thức dậy thì trời mới tờ mờ sáng, múi giờ ở Việt Nam lệch so với Hồng Kông nên tôi không ngủ tiếp được, lục đục bò dậy tự làm đồ ăn sáng, lại pha một cốc cafe ngồi bên cửa sổ nhâm nhi.
Sáng sớm, không khí yên tĩnh tươi mát, mở cửa sổ còn nghe được tiếng loa phường đang phát bản tin buổi sáng. Sau mấy bài hát chào ngày mới, các tin tức thời sự nóng hổi được cất lên, tôi nghe thấy giọng biên tập viên nói: “Ngày hôm qua, 15/9, Hội nghị quan chức cấp cao các nước thành viên tham gia bản thỏa thuận về hợp tác phòng chống m.a t.úy tiểu vùng sông Mê Kông năm 1993 đã diễn ra tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Đồng chí Đặng Khải Thành – Cục trưởng cục phòng chống m.a túy tại tam giác Đông Dương dẫn đầu đoàn đại biểu Bộ công an tham dự hội nghị. Phát biểu tại hội nghị, đồng chí cục trưởng Đặng Khải Thành cho biết…”.
Tiếp theo đó là một giọng nam tông trầm, không ấm áp, nhưng rất cương quyết lạnh lùng vang lên: “Tội phạm ma t.úy ngày càng manh động, tệ nạn ma t.úy diễn biến phức tạp, đặc biệt tại tiểu vùng sông Mê Kông, thực tế đó đặt ra rất nhiều áp lực đối với công tác phòng, chống ma t.úy. Tuy nhiên, trước thách thức chung về vấn đề m.a tú.y, Chính Phủ Việt Nam đã quan tâm và chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh công tác đấu tranh bằng các biện pháp cứng rắn, mạnh mẽ, giải quyết triệt để. Góp phần vào việc đẩy lùi vấn nạn ma t.úy trên thế giới nói chung, trong khu vực nói riêng”.
Bài phát biểu được cắt ngắn gọn, sau đó nhanh chóng chuyển sang một bản tin khác. Tôi cầm cốc café đã nguội bớt uống một hớp, bỗng dưng lại thấy vị café trong miệng trở nên vừa đắng vừa chát. Ngẩng đầu lên nhìn trời cao, chợt nhận ra tạo hóa có thật nhiều chuyện thật nực cười, ví dụ như cách đây 20 năm Đặng Khải Thành chỉ là một tên nghèo kiết xá.c lưu lạc đầu đường xó chợ, ngày đầu tiên đến Hồng Hưng trong trạng thái cả người bị đánh đến đầm đìa m.áu, một Đặng Khải Thành luôn làm theo lệnh của ba tôi, bất kể mưa nắng thế nào đều cõng tôi từ trường tiểu học về nhà, một Đặng Khải Thành ngấm ngầm chịu đựng ở Hồng Hưng 10 năm, đột nhiên trở mình biến thành một cảnh sát hình sự, còng tay ba tôi, làm mẹ tôi phải nhảy lầu, rồi bây giờ lại thêm trôi qua 10 năm, anh ta đã vút bay lên trời cao, làm cục trưởng của cục phòng chống tội phạm ở tiểu vùng sông Mê Kông. Còn tôi, từ một công chúa của bang phái xã hội đen lớn nhất thành phố A, một bước rơi xuống bùn đen, trốn chui trốn lủi, chui xuống tận đáy cùng xã hội.
Thật nực cười!
8 giờ sáng, Đăng Nguyên đến đón tôi tới bệnh viện thăm mẹ. 10 năm nay, cứ mỗi năm tôi sẽ về nước 4 lần, vào xuân, hạ, thu, đông, lần này vào gặp mẹ vẫn thấy bà ấy rất gầy, cơ thể bị cắm rất nhiều kim truyền và máy trợ thở. Nhưng vì Đăng Nguyên chi rất nhiều tiền thuê người chăm sóc mẹ tôi, cho nên nằm trên giường thời gian lâu như vậy mà da thịt bà mới không lở loét.
Tôi rất cảm kích nói với anh ấy: “Sau này bán Hồng Ý đi, em sẽ trả lại số tiền viện phí của mẹ em cho anh, tiền dư thì xây cho anh một cái nhà cấp 4 để dưỡng lão nhé”.
Đăng Nguyên khẽ nhíu mày: “Nhà cấp 4 thì anh nhận, nhưng trả lại tiền viện phí của mẹ em cho anh thì thôi nhé. Em đừng bán Hồng Ý đi, anh vẫn có tiền, anh lo được”.
“Bây giờ kiếm tiền khó khăn, không như xưa nữa. Công ty dược phẩm của anh cũng làm ăn khó khăn, anh cứ định nuôi mãi gia đình em như thế hả?”.
“Nuôi được thì sẽ nuôi chứ. Với cả công ty anh cũng không khó khăn lắm đâu, chỉ là hơi kém hơn trước một chút thôi”. Anh ấy nhún vai, cười gượng: “Anh định chuyển hướng sang ngành khác, nhưng vẫn chưa nghĩ ra được nên làm ngành gì. Không biết tiến sĩ kinh tế học có thể tư vấn cho anh được không?”.
Tôi cười: “Tư vấn mà thua lỗ thì đừng có trách em đấy nhé?”.
“Yên tâm, anh tin vào năng lực và trình độ của em mà. Không phải ai 29 tuổi cũng đỗ tiến sĩ, rồi đang chuẩn bị được xét lên phó giáo sư như em đâu. Em thông minh hơn anh 10 bậc, à không, 100 bậc. Anh tin em”.
“Được rồi, được rồi. Anh mà nói nữa chắc em phổng mũi c.hế.t mất”. Tôi xua tay: “Đợi em về nghĩ đã, rồi em nói với anh”.
“Ừ”.
Buổi chiều, tôi muốn ghé qua trại giam thăm ba, ban đầu Đăng Nguyên nói sợ muộn quản giáo không cho vào nữa, nhưng tôi khăng khăng muốn đi, cuối cùng anh ấy vẫn phải chở tôi ra ngoại thành. Lúc đến nơi vẫn còn trong thời gian thăm phạm nhân, nhưng khi đăng ký gặp ba tôi thì ông ấy nhất quyết không chịu gặp. Tôi linh cảm có chuyện nên nói với giám thị:
“Nhờ anh nói với ba tôi, tôi là con gái của ông ấy. Tôi đến thăm ông ấy, chỉ một lát thôi rồi tôi đi ngay”.
Giám thị cau có nhìn tôi: “Đã bảo rồi, phạm nhân không đồng ý gặp. Thôi cô đi về đi, hôm khác lại đến”.
Tôi nhét một xấp tiền vào tay giám thị: “Tôi chỉ gặp ông ấy 5 phút thôi ạ, nhờ anh giúp tôi, tôi ở nước ngoài lâu lắm mới về, muốn nhìn thấy ba để yên tâm rồi lại đi ngay”.
Người giám thị kia nhìn nhìn xấp tiền, lưỡng lự một hồi rồi đi vào bên trong, lát sau, ba người khác vừa dìu vừa đỡ ba tôi ra. So với mấy tháng trước, ông gầy đến mức suýt nữa thì tôi không nhận ra, cả người hom hem yếu ớt, tay chân run rẩy tóc trên đầu bạc trắng.
Cổ họng tôi như bị thứ gì đó chẹn ngang, khó khăn lắm mới thốt ra được mấy từ: “Ba”.
Ba tôi nghe tiếng tôi mới ngước nhìn lên, sau đó lại vội vã cụp mắt xuống. Ông định xoay người bỏ đi, nhưng cả người run rẩy, lại bị ba người giám thị kẹp lại, cuối cùng bị kéo đến ngồi trước mặt tôi.
Lúc này, dù lòng cuộn sóng nhưng tôi vẫn bình tĩnh nhìn ông ấy:
“Ba làm sao thế? Sao ba lại tránh mặt con?”.
Ba tôi không trả lời, chỉ hỏi: “Chân Ý, sao con lại về?”.
“Con có việc nên về”. Tôi nhìn ba từ đầu đến chân một lượt, da thịt ông xanh rợt, gầy đến mức lộ rõ cả xương vai, thỉnh thoảng lại che miệng ho như đứt gan đứt ruột, thật sự nhìn không ra bóng dáng của một đại ca năm nào: “Ba bị ốm phải không? Ốm thế nào?”.
Ba tôi ho xong một cơn mới xua tay: “Không sao đâu, không sao. Chỉ bị cảm lạnh thôi, sắp khỏi rồi”.
“Ở trong trại giam có phòng y tế mà, ba uống thuốc chưa? Có cần con gửi thêm thuốc vào cho ba không?”.
“Ba uống rồi, bác sĩ cũng bảo ổn rồi, không sao cả”. Ba tôi nhắc lại lần nữa: “Chân Ý, con về nước vì việc gì?”.
Vì sợ ba lo lắng nên tôi đành nói dối: “Công ty con có đơn hàng ở Việt Nam, con theo đoàn về nước công tác”.
“Về mấy ngày? Đã đến thăm mẹ con chưa?”.
“Con mới về hôm qua. Sáng nay có đến thăm mẹ rồi, mẹ vẫn khỏe. Ba, ba ở trong này cũng phải giữ sức khỏe, ốm thì phải nói với quản giáo”. Tôi hít vào một hơi thật sâu, nói: “Mẹ chưa mất, ba cũng đừng đi trước mẹ”.
“Ừ, ừ”. Ba tôi gật đầu, mắt đỏ hoe, biết rõ sẽ không có ngày được ra ngoài để gặp lại mẹ tôi, nhưng vẫn đồng ý với tôi. Sau đó ba hỏi thăm tôi ở Hồng Kông có tốt không, chú Lâm thế nào, còn nhắc tôi rằng Đăng Nguyên là người tốt, nhiều năm qua anh ấy luôn làm rất nhiều điều vì tôi, ba khuyên tôi hãy sớm mở lòng rồi kết hôn với anh ấy.
Tôi sợ ba không yên lòng nên đành nói dối ông ấy rằng tôi sẽ suy nghĩ, sau đó chỉ kịp nói thêm vài câu là hết giờ thăm. Lúc quản giáo đưa ba tôi rời đi, tôi nhìn ba suốt, vì không yên lòng nên lát sau lại đến tìm vị giám thị kia, lại đưa thêm một xấp tiền rồi hỏi về tình hình của ba tôi.
Lúc này ông ấy mới nói: “Ba cô bị u.ng th.ư, thời gian sống chắc cũng chẳng còn mấy nữa đâu”.
“Gì cơ ạ?”.
“Nghe bác sĩ nói là u.ng th.ư phổi giai đoạn 2”.
Tôi c.hế.t lặng hồi lâu mới run rẩy nói: “Vậy việc điều trị thì như thế nào ạ? Có thể đến bệnh viện chuyên về u.ng thư để chữa trị được không ạ?”.
Giám thị bình thản lắc đầu: “Ba cô là tội phạm đang thụ lý án chung thân, việc đến bệnh viện điều trị phải xin mấy lần cấp trên, quy trình và thủ tục rất phức tạp. Nói chung là…”.
Tôi hiểu ý của quản giáo, vội vàng nói: “Ba tôi bây giờ chỉ có mình tôi, tôi lại là đàn bà con gái, thủ tục gì đó tôi không rõ lắm, nhờ giám thị giúp tôi, về vấn đề tiền, tôi sẽ cố gắng thu xếp”.
“Vấn đề không phải là tiền”. Ông ta đẩy lại tập tiền về phía tôi: “Chuyện này có liên quan đến cấp trên, với cả cho phạm nhân chung thân ra ngoài chữa trị cũng là chuyện rất hệ trọng, tôi không tự ý quyết định được. Cô cứ về đi, có gì thì lần sau đến nói tiếp”.
Tôi tưởng mình đưa không đủ nên lại lấy thêm tiền đặt lên bàn, nhưng giám thị kia nhất quyết không nhận, ông ta chỉ bảo việc này chỉ có cấp trên của ông ta mới quyết định được, bảo tôi đi về.
Lúc từ phòng giám thị trại giam đi ra, tâm trạng tôi cứ lâng lâng như trên mây, chẳng rõ là đau lòng hay tuyệt vọng, chỉ cảm thấy tồi tệ vô cùng. Cảm giác như những khổ đau của 10 năm trước vẫn cứ tiếp tục kéo dài đến ngày hôm nay, không hề vơi đi, chỉ ngày một sa sút thêm.
Đăng Nguyên thấy sắc mặt tôi tái nhợt mới vội vàng chạy lại: “Chân Ý”.
Tôi ngước lên nhìn anh ấy, khó khăn thốt ra một câu: “Anh đã biết rồi phải không?”.
“Anh…”. Đăng Nguyên liếc vành mắt đỏ lên của tôi, định nói gì đó, rút cuộc rồi lại thôi. Anh đi đến, đặt tay lên vai tôi: “Chân Ý, chuyện đâu còn có đó. Anh đang cố lo lót tiền để bọn họ đồng ý cho ba em ra bệnh viện điều trị rồi. Chắc sẽ ổn cả thôi mà”.
“Anh Nguyên, nếu lo được, chắc hẳn anh sẽ không giấu em”. Tôi không kiêng dè nhìn thẳng vào anh ấy: “Họ sẽ không cho ba em ra ngoài điều trị phải không?”.
“Chân Ý…”.
“Giám thị nói vấn đề không phải là tiền”.
Ánh mắt Đăng Nguyên bất chợt tối lại, anh ấy không dám đối diện với ánh mắt tôi, lặng lẽ cúi đầu: “Không có chuyện gì mà tiền không giải quyết được. Em chưa nghe câu này à? Cái gì không giải quyết được bằng tiền, thì sẽ giải quyết được bằng rất nhiều tiền. Anh có vài người bạn làm công an, để anh thử nhờ vả xem”.
Tôi cười, cảm thấy Đăng Nguyên sai rồi. Cái gì giải quyết được bằng tiền, thì đó không phải là vấn đề mà là chi phí. Còn có một số chuyện, dù anh ấy có dùng chi phí cao đến đâu cũng không thể giải quyết được, ví dụ như mối thù g.iế.t mẹ g.iế.t cha, ví dụ như cục trưởng sống trong ánh hào quang Đặng Khải Thành.
Tôi không phải kẻ ngốc, làm sao tôi không hiểu được lời nói của giám thị kia chứ?
Ông ta nói đúng, vấn đề không phải là tiền. Có lẽ vấn đề của tôi chỉ là mối quan hệ mà thôi.
Một cái tên ba chữ bỗng vụt qua đầu tôi, tôi thở dài một tiếng, trong lòng thầm nhủ: Chắc không phải là Đặng Khải Thành đâu!

Yêu thích: 4.6 / 5 từ (7 thả tim)
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN