Lam Y Nữ Hiệp - Chương 30: Thắng gia bảo, Tam hiệp trừng trị cường hào Tam Môn cốc, hai họ nhất quyết tương tranh
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
130


Lam Y Nữ Hiệp


Chương 30: Thắng gia bảo, Tam hiệp trừng trị cường hào Tam Môn cốc, hai họ nhất quyết tương tranh



Kỳ Thúc Đạo và vợ chồng Dương Cảnh Thái ân cần lưu Tam hiệp ở chơi ba ngày mới cho đi.

Ra khỏi Phong Giang huyện, Chu Đức Kiệt hỏi :

– Về thẳng Tô Châu hay là qua Hàng Châu chơi trước.

Lam Y nhìn Âu Dương Bích Nữ nói :

– Việc này tùy ở hiền muội định đoạt thì tiện hơn.

Âu Dương Bích Nữ đáp :

– Về Tô Châu trước hơn. Hôm ở Cao gia trang bên Kim Lăng ra đi, tiểu muội không ngờ xảy ra hai vụ Tiên Long trấn và Phong Giang huyện, nên có nói với gia phụ là sẽ về ngay. Nay cuộc hành trình kéo dài, e người lo lắng nghĩ ngợi gì chăng? Chuyến này về Tô Châu rồi sẽ hay.

Lam Y gật đầu nói :

– Nghĩ chu đáo như thế là phải lắm, xin đồng ý. Chu huynh thiểu số, thua rồi nhé.

Đức Kiệt cười lớn :

– Đã đành thua, nhưng Âu Dương muội có biết đường nào khác không? Qua lại mãi con đường cũ, ngán lắm.

– Tiểu muội nhớ lúc còn ít tuổi theo gia phụ đi Thiếu Lâm tự có theo con đường khác, đường đó tránh thị trấn Kim Lăng. Phải hỏi thăm đường, tiểu muội không nhớ được rẽ khúc nào.

Xế chiều, Tam hiệp nghỉ chân tại tửu quán hương thôn bên đường. Đức Kiệt nhân dịp hỏi thăm chủ quán về đường đi.

Chủ quán nói :

– Còn hai ngày đường nữa tới một ngã ba, tráng sĩ theo con đường rẽ tay hữu sẽ tránh khỏi Kim Lăng, nhưng đường xấu khó đi, quán trọ thưa thớt và xa mất vài ngày đường.

Quả nhiên, hai hôm sau Tam hiệp đi tới ngã ba, nhưng Đức Kiệt noi theo đường lớn.

Âu Dương Bích Nữ lấy làm lạ hỏi :

– Hiền huynh bỏ ý định đi đường khác rồi sao.

– Theo lời chủ quán hôm rồi, đi đường ấy xa thêm ba bốn ngày, nên ngu huynh không muốn đi vòng nữa thêm mất công vì hiền muội muốn về Tô Châu sớm, e bá phụ mong.

Ngày đi đêm nghỉ, không bao lâu đã tới Kim Lăng.

Tam hiệp tới thẳng Cao gia trang.

Trang chỉ Cao Thiện Đàm vui mừng hỏi thăm :

– Ba vị đi từ hồi ấy bây giờ mới về qua đây à? Tôi tưởng đã về thẳng Tô Châu mà không nán lại địa hạt Kim Lăng rồi đó.

Đức Kiệt đem việc Phàn Mộng Liên thọ nạn, tìm gặp bọn Hắc Đầu Đà ở Tiên Long trấn và vụ huyết án Phong Giang huyện, kể cho Cao Thiện Đàm nghe một lượt.

Đức Kiệt hỏi :

– Từ ngày kỵ mã hội đến nay, Kim Lăng có việc gì lạ không?

– Không, ngoài việc binh tướng luôn luôn điều động và luyện tập giáo trường. Chuyến này Tam hiệp ở lại đây nghỉ ít ngày, rồi sẽ về Tô Châu nhé.

– Sớm mai xin phép tiên sinh đi ngay. Cuộc hành trình đã bị chậm trễ nhiều, e Âu Dương lão bá mong.

– Đã vậy, tôi cũng không dám lưu quý vị nhưng gởi lại hỏi thăm Trại Mạnh Thường.

– Dạ chúng tôi sẽ chuyển lời đó.

Hôm sau, ba người từ giã Cao Thiện Đàm lên đường. Chiều tối, nghỉ chân tại tửu quán, lúc đang dùng bữa, thì chợt có tiếng đàn bà than khóc từ đâu vọng tới.

Động lòng trắc ẩn, Lam Y liền hỏi tiểu nhị :

– Ai than khóc ở đâu vậy?

Tiểu nhị nói :

– Thưa khách quan, khu chúng tôi ở đây chỉ có mươi gia đình nghèo khó sinh sống. Người khóc đó là vợ Phùng Tam. Hai bữa nay chồng thị đi đâu không về, nên chị ta lo sợ khóc than luôn miệng, khiến khách hàng bổn quán đều lấy làm khó chịu.

– Vợ Phùng Tam tên gì? Làm nghề gì? Có con không?

– Dạ chị ấy là Niên thị có đứa con lên hai, còn Phùng Tam thường ngày làm nghề lư phu quanh quẩn trong vùng này.

– Muốn gặp Niên thị hỏi chuyện có được không?

– Dạ được lắm chớ! Tình cảnh của chị ta rất đáng thương. Quý khách muốn giúp đỡ để con kêu chị ta lại đây.

– Khỏi phiền, ta khắc tới nhà thị.

Dùng bữa xong, Tam hiệp tìm sang nhà Phùng Tam.

Khi ra cửa quán, Đức Kiệt dặn tiểu nhị.

– Có lẽ ta còn trọ lại đây, ngươi khá dành căn phòng lớn sạch sẽ và chăm nom lấy cỏ non cho ngựa ăn nhé, sẽ thưởng sau.

Tiểu nhị vâng dạ quay vào.

Theo tiếng khóc than, ba người đi tới nhà cách quán trọ không bao xa.

Trời đã tối hẳn, cửa đóng kín mít. Trong nhà ánh đèn le lói lọt qua khe cửa.

Đức Kiệt gõ cửa. Tiếng khóc bỗng im bặt.

– Trong nhà có ai không? Mở ra mau.

Hồi lâu có tiếng chân đi nhẹ, một người mở mắt cửa dòm ra, run run hỏi :

– Đêm tối rồi, ai hỏi đó.

Đức Kiệt đáp :

– Chúng tôi là khách qua đường trọ bên tửu quán, nghe thấy khóc than ở đây nên tới hỏi thăm. Cứ mở cửa ra, không ngại gì đâu.

Cặp mắt liên láo nhìn ba người thấy đeo khí giới có vẻ ngần ngại.

Lam Y biết vậy, ôn tồn hỏi :

– Chị Phùng Tam đừng sợ hãi, tôi tới hỏi thăm xem có giúp đỡ được phần nào không. Mở cửa mau.

Niên thị yên trí hơn, rút then cửa mở rộng cánh cửa, rồi đứng né sang bên :

– Mời quý vị quá bộ vào nhà.

Lam Y và Âu Dương Bích Nữ vào trước, Đức Kiệt theo sau.

Niên thị trạc hai mươi bốn, hai mươi lăm tuổi vẻ mặt hiền lành đầu tóc rũ rượi, mắt sưng húp, ẵm đứa con trai nhỏ chừng hai, ba tuổi, cúi đầu chào mọi người đoạn khép cánh cửa lại.

Kéo mấy chiếc ghế đẩu ra khỏi gầm bàn ở giữa nhà, Niên thị mời.

– Kính mời ba vị ngồi tạm.

Lam Y hỏi :

– Đầu đuôi câu chuyện thế nào? Cứ kể rõ ràng may ra chúng tôi giúp được phần nào chăng.

Niên thị sụt sùi nói :

– Chồng tôi là Phùng Tam hành nghề lư phu trong vùng này ai cũng biết. Vợ chồng gom góp mua được hai con lừa làm vốn, và thường chở hàng của khách thương bốc xuống tại đây đi Khấu gia bảo. Chẳng ngờ Trại chủ là Thắng Gia Hòa thấy hai con lừa cao lớn khỏe đẹp và lanh lẹ thì lấy làm ưng ý, bèn bảo chồng tôi nhường lại. Nhưng A Phùng từ chối. Dè đâu, hồi đầu năm ngoái, gặp vận xui, chồng tôi đau nặng, dành dụm được chút tiền chạy thầy, chạy thuốc tiên tan hết mà bệnh vẫn không thuyên giảm nên đành phải cầm cả hai con bảo lư ấy đi để chạy chữa…

Niên thị gạt lệ nói tiếp :

– Trong vùng này không ai có tiền du nên tôi đành phải dắt lừa cầm cho Thắng Gia Hòa lấy ba trăm lượng bạc. Họ thắng không chịu chi bằng lòng cầm có một trăm năm mươi lượng. Túng thế, vợ chồng tôi đành ưng thuận. Sau khi khỏi bệnh, chúng tôi cố dành dụm được số tiền gốc vừa lời đến Thắng gia bảo chuộc hai con bảo lư thì Trại chủ viện hết cớ này đến cách kia không chịu trả. Hai con hảo lư ấy đáng giá bốn trăm hai mươi lượng, quý vị xét xem có ức cho chúng tôi không.

Lam Y hỏi :

– Sao không trình báo?

– Trình báo cũng không ăn thua gì, vì Thắng Gia Hòa là tay cường hào, giao du rất rộng, quan liêu đều nể. Trình báo không khéo còn bị vạ lây, quý vị ạ.

– Bây giờ Phùng Tam đi đâu?

Niên thị kéo vạt áo chùi nước mắt :

– Chồng tôi vào Thắng gia bảo để đòi lừa từ hôm trước kia không thấy về. Sáng qua, nóng ruột quá, tôi đành gởi con ở nhà một mình đến đó tìm, thì bị lính tráng đinh đuổi không cho vào, nói rằng chồng tôi không có đến nơi trang trại ấy bao giờ cả. Khổ cho tôi quá, không biết kêu vào đâu được bây giờ.

– Thắng gia bảo ở về phía nào?

– Dạ, trong trại ấy ở hướng tây. Theo con đường nhỏ xế trước cửa tửu quán, đi bộ năm dặm tới nơi có nhiều cây đa cổ thụ um tùm là chính Thắng gia bảo.

Lam Y đứng lên :

– Được rồi đừng khóc than thế nữa, để sức mà nuôi con. Chịu khó ở nhà chờ, chúng tôi sẽ giúp cho.

Được lời như cởi tấm lòng, Niên thị mừng thầm ăn ở hiền lành nên gặp cứu tinh, bèn sụp xuống lạy tạ ba người. Lam Y đỡ dậy rồi đi thẳng ra cửa.

Về quán trọ, Chu Đức Kiệt hỏi lại tiểu nhị lối đến Thắng gia bảo một lần nữa mới lên phòng đi nghỉ.

Canh ba hôm ấy trăng lặn sao mờ, Tam hiệp từ cửa sổ phòng ngủ nhảy xuống đường, phi hành biến vào trong đêm tối chập chờn ẩn biến như ba bóng ma, nối đuôi nhau chạy. Lát sau tới một nơi trang trại cực kỳ lớn, tường cao hào sâu, cả trong lẫn ngoài đều có nhiều cây đa cổ thụ, cành lá um tùm, khúc khuỷu vươn mình trong bầu trời đen tối như những con quỷ khổng lồ. Tam hiệp chạy vòng qua bên tả băng mình qua hào, nhảy vọt lên mặt tường nằm ép xuống nhìn vào trong quan sát.

Thắng gia bảo rộng rãi quá, nhà cửa san sát không còn biết lối nào dự đoán, được nơi ở của Thắng Gia Hòa. Lam Y dẫn đầu vẫy tay ra hiệu vào. Tam hiệp nhảy xuống đất nhẹ nhàng không một tiếng động, vượt qua khu đất trống rồi phi thân lên mái nhà nhắm nơi trung ương tiến vào.

Từ một đầu nhà có tiếng chân đi lạo xạo, Tam hiệp vội nép mình xuống mái nhà nghe ngóng.

Ba tên trang đinh cầm lồng đen, xách đoản đao đi tuần. Chúng vừa đi vừa nói chuyện rì rào nhưng cũng đủ rõ để Tam hiệp nghe thấy.

Lam Y vừa định ra hiệu cho mọi người theo, thì ba tên tuần dinh đã dừng bước ngay phía dưới.

Tên cầm đèn nói :

– Đi quanh một lần nữa ngoài hậu viên rồi đổi phiên là vừa.

Tên khác nói :

– Khổ cho Phùng Tam bị giam mấy hôm nay ở ngoài vườn, chỉ vì việc mấy con lừa. Chờ tôi vào bếp lấy mấy cái bánh nguội cho y ăn.

Tên thứ ba nói :

– Phải đó, lẹ chân lên! Tình cảnh nó đáng thương thật.

Tiếng chân bước đi, lát sau mới trở lại và cả ba tranh đinh cùng đi ra lối vườn.

Tam hiệp lẹ làng đi trên mái ngói theo. Chúng qua cửa xây cuốn nơi bức tường nhỏ ra thẳng vườn cau. Nhường cho bọn tuần phòng đi một quãng xa, Tam hiệp mới từ nóc nhà chuyền xuống mặt tường thấp và nhảy xuống vườn, lẩn mình vào các bóng cây đi trong ánh đèn lồng.

Tàu ngựa và mấy căn nhà nhỏ ở ngay cuối vườn.

Bọn trang đinh đi khắp chung quanh hậu viên một lượt, rồi ngừng trước một cửa dóng cây.

Tiếng quen hồi nãy gọi khẽ :

– Phùng đại ca ơi, ngủ hay thức.

Phùng Tam không ngủ được nên đáp ngay :

– Ai gọi tôi đấy.

– Trương nhị đây. Bánh đây ăn đi, trưa mai tôi sẽ đưa nữa. Còn nước không?

– Nước thì đủ. Cám ơn đại ca nhé. Làm thế nào thông tin cho vợ tôi hay, e nó không thấy tôi về tự vẫn mất, tội nghiệp.

– Việc đó chúng tôi sẽ liệu sau, chủ nhân nghiêm ngặt khó đi lắm. Đại ca an tâm, cố ăn cho có sức mới được. Thôi chúng tôi về đây kẻo bị nghi ngờ.

– Cám ơn ba vị đại ca, Phùng Tam này xin cắn cỏ ngậm vành.

Chờ bọn tranh đinh đi khỏi, Tam hiệp mới từ trên cây nhảy xuống đấy lần đến chỗ cửa dóng cây gọi khẽ :

– Phùng Tam! Ra mau!

– Trương đại ca đó hả?

– Không, người tới cứu, lẹ lên.

Phùng Tam vội ra sát dóng cây thấy ba người vận toàn đồ đen thì có ý nghi ngờ.

Đức Kiệt nói :

– Chúng ta là ân nhân, ngươi đừng sợ. Có biết Thắng Gia Hòa ở căn nhà nào không? Vợ con ở nhà được bình an, sáng mai ngươi sẽ được thả. Nói mau.

Trông kiểu cách ba người lạ, Phùng Tam biết ngay là gặp hiệp khách cứu tinh bèn thưa :

– Họ Thắng ở căn nhà lầu cao nhất ngay khu trung tâm.

– Nó ngủ trên lầu hay dưới nhà.

– Dạ, nghe nói y ngủ trên lầu.

– Được rồi, ta đi đây, sáng nay có tin.

Phùng Tam thấy Tam hiệp chạy vụt vào trong bóng cây biến lẹ như mà thì vừa mừng vừa sợ quay vào.

Ra khỏi khu hậu viên, Tam hiệp phi thân lên nóc nhà nhằm căn lầu cao nhất chạy tới.

Từ nóc nhà bên nhìn sang thấy trên lầu còn le lói ánh đèn, ba người liền nhảy thẳng lên lan can bước nhẹ xuống hành lang, lần tới chỗ cửa sổ có ánh đèn.

Lam Y ghé mắt nhìn qua khe cửa, nhưng may quá, cánh cửa chỉ khép thôi.

Trong cuối căn phòng rộng rãi trần thiết sang trọng, kê chiếc giường bát bảo, mùng hoa buồn kín. Ngay mé giường có hai đôi hài nam, nữ.

Đẩy nhẹ cánh cửa, Tam hiệp leo lên phòng.

Lam Y dùng mũi Thái Dương kiếm gạt cửa mùng sang bên.

Một cặp trai gái trạc tam tuần mền đắp lên ngực đang ngủ say. Ả kia gối đầu lên tay người đàn ông.

Lam Y áp lưỡi kiếm sáng loáng lạnh ngắt lên mặt người đàn ông, Người này giựt mình tỉnh dậy sợ hãi động mạnh khiến cô ả đang nằm trong tay cũng choàng dậy, chiếc mền hơi tụt xuống lộ hẳn nửa người trên tròn trinh trắng muốt.

Lam Y nạt :

– Biết điều câm miệng! Trái lời sẽ mất đầu ngay.

Người đàn ông run rẩy, mặt cắt không còn hột máu.

– Bẩm nữ đại vương, tiền bạc để cả trong rương kia, xin tha chết cho.

– Thắng Gia Hòa! Mi là tên cường hào ác bá, cậy thế giàu sang hiếp đáp kẻ hiền lương. Mới đây mi đã đoạt hai con hảo lư của Phùng Tam, mà lại còn bắt y giam cầm bất chấp cả luật pháp là thế nào! Hôm nay, ta qua đây mượn tạm mi chiếc thủ cấp để làm gương cho kẻ khác, nghe!

Nói đoạn nàng liếc lưỡi kiếm lạnh buốt lên cổ tên ác bá.

Run lập cập, Thắng Gia Hòa kêu van :

– Xin… xin nữ đại… đại vương tha cho… cho con lần lần… này. Con xin thả… Phùng Tam về và… và trả lừa cho… cho y.

– Tờ giấy do mi bắt Phùng Tam ký nhận bạc cầm lừa đâu rồi?

– Dạ… để con… xin… xin đưa lại…

Lam Y buông cửa mùng xuống đứng sang một bên.

Thắng Gia Hòa lúng túng mãi mới xuống giường được.

Lúc đó, y mới nhận ra có hai người nữa cũng oai phong lẫm liệt như thần tướng cùng đi với “Nữ đại vương”… nên lại càng run rẩy sợ hãi.

Lam Y lấy mũi kiếm vắt hẳn cửa mùng lên. Cô ả sợ hãi ngồi vào góc phòng, mền quấn lên tới cổ.

Thắng Gia Hòa mở tráp trên án thư lấy ra tờ giấy trắng.

Đức Kiệt mở ra đọc quả thấy biên Phùng Tam nhận ba trăm lượng bạc để thế hai con lừa.

Chàng giận quá gườm gườm nhìn tên gian ác :

– Ngươi đã đưa cho Phùng Tam có một trăm năm mươi lượng mà dám biên gấp đôi. Gian ác đến thế là cùng, không giết đi để làm gì cái giống tham tàn này.

Thắng Gia Hòa sợ hãi quỳ vội xuống lạy như tế sao.

Rút đao ra, Đức Kiệt túm tóc họ Thắng dằn giọng :

– Trước vụ Phùng Tam, chắc còn nhiều người nữa mất nghiệp để làm giàu cho ngươi được rượu ngon hầu đẹp truy hoan. Ngươi đã làm tan nát bao nhiêu gia đình, ngươi đã vui cười, sung sướng sống trên xương máu của kẻ nghèo, lúc đó ngươi có nghĩ đến cái đau khổ của những nạn nhân ấy không, nay còn leo lẻo xin tha chết cái nỗi gì.

Dứt lời, Đức Kiệt đưa nhẹ lưỡi dao cắt đứt bên tai tên ác bá rồi đẩy y xoài ra mặt gạch :

– Ta lấy lòng nhân đức tạm gởi chiếc thủ cấp trên cổ nhà ngươi. Nếu còn tìm cách hãm hại Phùng Tam và tàn ác như trước nữa thì chớ có trách nghe.

Thắng Gia Hòa run rẩy ôm chặt lấy đầu, kêu van xin hứa từ nay sẽ không gian ác nữa.

Trong khi Đức Kiệt cho họ Thắng bài học đích đáng. Lam Y và Âu Dương Bích Nữ mở rương ra lấy gói bạc lớn lại đeo bên lưng nhảy qua cửa sổ ra ngoài chờ Đức Kiệt.

Chu hiệp chỉ mặt tên ác bá nói :

– Sáng mai nội giờ Thìn, Phùng Tam không về nhà với hai con lừa của y, ta sẽ hỏa thiêu nhà này! Hãy nhớ lấy những lời ngươi đã hứa để chuộc tội chết nghe.

Dứt lời chàng lao mình qua cửa sổ ra ngoài.

Như tỉnh cơn ác mộng, Thắng Gia Hòa mới lồm cồm ngồi dậy, rên rỉ gọi hầu thiếp rối rít lấy thuốc buộc vết thương vụt tai, máu ra sũng cả vai áo.

Sáng hôm sau, Tam hiệp nán lại tửu quán chờ xem kết quả của vụ hành hiệp hôm qua thế nào. Quả nhiên, vào giữa khoảng giờ Thìn, Phùng Tam cười lừa về tới nhà. Niên thị sung sướng bồng con ra đón chồng vào nhà. Hai vợ chồng được tái hợp, khóc vì mừng rỡ, kể lại việc đã xảy ra cho nhau nghe. Vừa khi ấy, Tam hiệp tới nơi.

Hai người vội vàng quỳ lạy tạ ơn. Lam Y đỡ dậy, lấy ra hai gói bạc lớn đưa cho Phùng Tam.

– Tuy tên cường hào họ Thắng có hứa cải lỗi nhưng không biết thế nào mà phòng bị cho hết gian tâm của y. Vậy hai người hãy cầm số bạc này làm vốn, và tức khắc ra khỏi nhà này đi nơi khác kiếm ăn. Chúng tôi chờ hai người đi khỏi mới lên đường.

Vợ chồng mừng rỡ như kẻ được tái sanh.

Phùng Tam hỏi :

– Ba vị ơn nhân đi vào lối nào?

– Đi lối Tô Châu. Hay là hai người cũng đến thị trấn ấy mà sanh nhai. Nhưng sớm mai nên đi trước.

Vợ chồng Phùng Tam vâng lời, gói ghém mấy thứ cần dùng tải cả lên lưng lừa, bán rẻ căn nhà cùng các vật dụng khác cho người kế cận, tờ mờ sáng hôm sau kéo nhau ra đi.

Chờ gia đình Phùng Tam đi khỏi, Tam hiệp mới lên đường.

Âu Dương Bích Nữ nói :

– Nếu trước đây, Chu huynh đi đường khác thì việc oan khuất của Phùng Tam chắc không bao giờ giải được.

Đức Kiệt cười :

– Đó là do số may rủi của họ Phùng. Dầu chúng ta có đi đường khác, biết đâu Phùng Tam không gặp một hiệp gia khác? Trong thiên hạ riêng gì một mình chúng ta hành hiệp.

Lam Y trầm ngâm như suy tính một việc gì. Chu Đức Kiệt quen với tánh chất em gái, nên mặc Lam Y suy nghĩ không hỏi nửa lời, nhưng Âu Dương Bích Nữ thấy vậy, thắc mắc hỏi ngay :

– Chu hiền tỉ đăm chiêu về vấn đề chi vậy?

Lam Y mỉm cười nhìn hai bạn đồng hành :

– Có một việc tối ư quan trọng cần phải giải quyết trong thời gian ở Tô Châu, nên tính toán ngay từ bây giờ mới kịp chớ.

Âu Dương Bích Nữ chợt hiểu Lam Y nói gì, đỏ mặt quay đi.

Ba người ngày đi đêm nghỉ, năm hôm tới Tô Châu thì trời hãy còn sớm. Âu Dương Bích Nữ dẫn anh em Chu gia về Âu Dương trang.

Hai tên trang đinh canh cổng thấy nữ tiểu chủ và hai người bạn trở về vội mở cổng trang, nghiêm chỉnh chào.

Âu Dương Bích Nữ hỏi :

– Phụ thân và nhị vị thiếu gia có nhà không?

– Thưa có.

Ba người đi thẳng vào giữa trang mới xuống ngựa.

Âu Dương trang quả thiệt rộng rãi, nhà lớp dọc lớp ngang có tới trăm căn, tường cao hào sâu vững chắc như tòa thành nhỏ vậy. Đó là chưa kể hàng mấy ngàn mẫu ruộng, vườn bao bọc khắp quanh trang trại.

Ngay từ lúc đầu thấy tường bệ vệ phú quý của Trại Mạnh Thường, Âu Dương Tòng Thiện và anh em Tòng Cát, Lam Y đã có ý thầm phục. Nay trông thấy cơ nghiệp của họ Âu Dương, nàng lại càng tin rằng phàm người nào của nấy rất đúng.

Gia đình ấy mà có người rể như Chu Đức Kiệt, quả thiệt thập phần hoàn toàn.

Trại Mạnh Thường đang ngồi trên đại sảnh đàm luận cùng mấy vị hảo hán thực khách, nghe tiếng vó ngựa vội đứng dậy nhìn ra, thấy con gái cùng anh em Chu hiệp về thì vui mừng, bước ra hành lang đứng trên thềm đón.

Âu Dương Bích Nữ tiến tới trước quỳ lạy cha :

– Bất hiếu nữ đi lâu mới về, chẳng hay song thân có được mạnh khỏe chăng?

Trại Mạnh Thường đỡ con dậy :

– Con khá an tâm, toàn gia được an hảo.

Âu Dương Bích Nữ đứng sang bên thi lễ cùng mọi người.

Lam Y và Đức Kiệt cùng quỳ xuống lạy chào lão anh hùng.

Trại Mạnh Thường tươi cười đỡ dậy :

– Thấy ba người về trễ nhiều ngày, lão phu biết ngay là gặp nhiều chuyện lạ, phải không?

Đức Kiệt đáp :

– Quả có vậy, tiểu điệt biết bá phụ mong chờ, nhưng đường du hiệp quả rất miên man không thế nào về nhà đúng hạn định được.

Nhìn Lam Y, lão anh hùng hỏi :

– Gia nữ có đỡ lắm không.

Lam Y nhanh nhảu đáp :

– Thưa bá phụ, Âu Dương muội hoàn toàn lắm. Bây giờ đầy đủ kinh nghiệm hành hiệp rồi.

Trại Mạnh Thường giới thiệu anh em Chu gia với các vị thực khách có mặt trên sảnh.

Tòng Cát và Tòng Đức được trang đinh báo ba người đã về, cũng lên tụ họp cả trên đại sảnh cùng nhau ân cần chào hỏi:

Âu Dương Bích Nữ xin phép Trại Mạnh Thường rồi cùng hai anh dẫn Lam Y và Đức Kiệt vào hậu đường chào mẹ. Âu Dương mẫu là Vương thị mừng rỡ, truyền nữ tì dâng trà lưu mọi người lại hỏi chuyện. Phu nhân đã được lão anh hùng thuật chuyện Đức Võ Thượng Nhân ngỏ ý kết thân gia, nên chăm chú nhìn anh em Chu gia. Thấy Đức Kiệt tướng mạo bệ vệ lẫm liệt oai phong, phu nhân mừng thầm cho cô ái nữ gặp được người chồng xứng đôi vừa lứa, đáng mặt giai tế trong một gia đình thượng võ. Kế đến, bà nhận xét Lam Y nữ hiệp thấy nàng hao hao giống với con gái mình từ khuôn mặt đến vóc dáng người. Phu nhân không ngờ thiếu nữ xinh đẹp đang ngồi trước mặt mình vui vẻ cười nói cùng mọi người lại là một kiếm khách danh vang đất Bắc, và đang nổi tiếng như cồn ở đất Giang Nam sau mấy vụ hành hiệp kinh thiên động địa.

Âu Dương Bích Nữ để ý thấy mẹ có ý chăm chú nhận xét Đức Kiệt thì mừng thầm, bất giác chẳng thoát khỏi tật nhi nữ thường tình, mắc cỡ má đỏ hây hây cúi đầu vân vê tà áo…

Chuyện trò hồi lâu, Âu Dương mẫu lưu Lam Y ở chung phòng với con gái, và Đức Kiệt cũng lui ra theo anh em Tòng Cát về tư phòng thay áo, sửa soạn sau cuộc hành trình bụi bậm.

Tối hôm ấy, Trại Mạnh Thường đặt bữa tiệc gia đình ở hậu đường để cùng phu nhân cùng dự.

Lão anh hùng hỏi thăm Lam Y việc nhà họ Phàn.

Nàng kể lại việc Phàn Mộng Liên bị Hắc Đầu Đà và Tiêu chân nhân sát hại.

Nghe chuyện ấy, ai nấy đều xúc cảm nhất là Tòng Đức đã… dịp quen thân với Phàn gia hồi qua Dương Châu, nên tiếc rằng chính mình không cùng ba người đi Thái An huyện để được Mộng Liên trong những ngày cuối cùng của con người bạc mệnh.

Lam Y nói tiếp :

– … Còn các việc về sau như báo thù cho Phàn Mộng Liên mấy vụ hành hiệp khác, Âu Dương muội đều tham gia rất đắc lực.

Nàng cầm tay cô gái Thiếu Lâm bảo :

– Kể chuyện hộ đi.

Âu Dương Bích Nữ chậm rãi kể rành mạch các chuyện đã qua chỗ song thân và hai anh nghe. Ai nấy đều thích thú khi hay tin chính Bích Nữ đã dự phần đích đáng trong việc báo thù cho Mộng Liên.

Lão anh hùng âu yếm nhìn các con :

– Ta rất vui mừng cả nhà được sum họp đông đủ thế này. Chúng ta là con nhà võ sảng khoái, không thường tình câu nệ, nhân hôm nay vui vẻ lại tốt ngày, ta muốn nhắc tới một việc mà trước đây ở Cao gia trang bên Kim Lăng, Đức Võ Thượng Nhân đã ngỏ ý trao trách nhiệm cho ta tác thành…

Nói tới đây, Trại Mạnh Thường nhìn mọi người nhận xét. Lam Y mỉm cười, Đức Kiệt đăm đăm nhìn ly rượu, Âu Dương Bích Nữ cúi mặt má ửng hồng, Tòng Cát, Tòng Đức chờ nghe suốt câu chuyện.

Chậm rãi, Trại Mạnh Thường nói tiếp :

– Đó là việc Thượng nhân, thúc phụ của Chu gia song hiệp đây xin hỏi Bích Nữ cho Đơn Đao Chu Đức Kiệt để hai họ Chu và Âu Dương đã thân do tình bằng hữu giữa Đức Võ Thượng Nhân và lão phu, vì mối lương duyên này mà thân hơn nữa. Chẳng hay Chu hiệp nghĩ thế nào?

Đức Kiệt điềm đạm nói :

– Lão bá có lòng thương, tiểu điệt đâu dám từ chối.

Lam Y nhìn anh tủm tỉm, riêng phần nàng thì vui mừng hết sức.

Trại Mạnh Thường dạy lại hỏi Bích Nữ :

– Còn phần con nghĩ sao?

Âu Dương Bích Nữ thẹn thùng cúi gặm mặt xuống nhìn mũi hài thêu bông đỏ.

Lam Y nhanh ý đỡ lời :

– Thưa lão bá, thường tình ra không đáp tức là ưng thuận rồi, cúi xin người cứ coi như là Bích Nữ đã… chịu rồi.

Lão anh hùng hỏi anh em Tòng Cát :

– Hai con có ý kiến gì không.

Tòng Cát nói :

– Thưa thân phụ chúng con hân hạnh có người anh rể như Đức Kiệt đây và được Lam Y nữ hiệp thành quyến thuộc.

Lam Y nói :

– Hảo lương duyên này đã được hai họ chấp thuận, vậy xin Chu huynh và Âu Dương tẩu trao tẩu bảo vật hứa hôn, nhận họ và ngày lành tháng tốt.

Đức Kiệt liền cởi dây ở cổ đeo hột bảo ngọc của cha mẹ khi xưa, hai tay nâng đưa cho Trại Mạnh Thường trao lại cho Bích Nữ.

Âu Dương Bích Nữ đón lấy đeo vào cổ và tháo sợi dây vàng cẩn hột hồng ngọc trong vắt đưa cho thân phụ.

Lão anh hùng liền đứng lên tự tay đeo dây ngọc đó lên cổ Đức Kiệt và nói :

– Viên hồng ngọc này của nội tổ mẫu cho lão phu và nhường lại cho Bích Nữ khi nó mới hai tuổi.

Lam Y cũng lấy viên ngọc thấu lục nàng đeo ở cổ đưa cho Âu Dương Bích Nữ xem và bảo rằng :

– Ngọc này có một đôi do cố phụ khi xưa làm sính lễ cho cố mẫu, chu huynh vẫn đeo, nay trao tặng tẩu tẩu.

Âu Dương Bích Nữ mỉm cười sung sướng biết ơn vì nàng vẫn hiểu Lam Y rất có công trong cuộc lương duyên này lắm. Nàng sung sướng vì thân phận nàng đã được định đoạt rõ ràng, chồng nàng là trang anh hùng lẫm liệt, và hẳn họ Chu cũng vui mừng có người vợ đức độ, tài võ tuyệt luân như nàng.

Hai bên trao đổi sính lễ xong, Chu Đức Kiệt tiến tới mời Trại Mạnh Thường và Vương thị ngồi song đôi để chàng hành lễ bái kiến nhạc gia. Lão anh hùng đỡ Đức Kiệt dậy.

– Lão phu rất hãnh diện được thêm người con như hiền tế. Lệnh thúc phụ có hứa sẽ về qua đây để định đoạt hôn lễ. Nhân dịp này, Lão phu còn muốn mời cả Chiêu Đức thiền sư bên Thiếu Lâm tự và đó là dịp để hiền tế được yết kiến đạo hạnh ấy.

Đức Kiệt day sang cùng Tòng Cát, Tòng Đức giao bái nhận nhau là anh em. Âu Dương Bích Nữ và Lam Y cũng giao bái xưng hô tẩu tẩu và tiểu muội.

Các gia nhân nam nữ đứng hầu bảo nhau chúc mừng Đức Kiệt kêu là thiếu gia. Lão anh hùng nâng ly nói :

– Bây giờ chúng ta phải uống say để mừng chớ.

Mọi người khen phải cùng nâng ly uống cạn. Tiệc rượu bắt đầu vô cùng vui vẻ.

Lam Y nói :

– Mỗi chuyến có dịp vui, tiểu muội nhớ đến Thiết Xích Tử Trương tiên sinh. Rượu như ông ta mới thiệt là bợm rượu ghê gớm! Không tỉnh mà cũng chẳng say, lúc nào cũng ngà ngà thường trực liên miên.

Ai nấy đều cười ầm.

Trại Mạnh Thường nói :

– Về việc này, lão ấy cũng khẩn khoản hỏi ngày uống rượu mãi đấy. Không hiểu chuyện này cùng đi với Thượng nhân, y có biết đường về hay không.

Tiệc rượu gia đình kéo dài tới khuya mới tan.

Hôm sau, ba anh em Âu Dương bảo gia đình thắng ngựa dẫn Đức Kiệt, Lam Y đi quan sát khắp trang trại.

Nơi nào cũng gọn gàng ngăn nắp đáng là một trang trại khuôn mẫu.

Đi đến khu tàu ngựa nuôi toàn giống tuấn mã, Âu Dương Bích Nữ bảo trang đinh chuyên môn phụ trách việc nuôi ngựa thắng hai con ô và bạch mã còn non tuổi dắt ra sân.

Nàng chỉ hai tuấn mã cực kỳ kiêu hùng :

– Đây là hai con Hắc Long và Bạch Long câu để tặng Chu huynh và Chu cô muội đó. Cả hai con cùng do chính tôi luyện một thời kỳ với Bạch Hồng mã và kém con Bạch Hồng này non một năm. Nhị vị cưỡi thử xem. Nên cho hai con có tuổi này nghĩ.

Anh em Chu gia ngắm hai con tuấn mã thấy thích mắt lạ lùng. Một con trắng như tuyết, một con đen như bồ hóng, da mượt bóng loáng.

Âu Dương Bích Nữ đích thân xuống giữ Bạch Long câu chờ Lam Y lên yên hẳn hoi mới vỗ cổ ngựa nói :

– Từ nay hầu chủ mới nhé.

Đoạn nàng quay lại giữ Hắc Long câu cho Đức Kiệt lên.

Thoạt đầu, hai tuấn mã quật cường nhưng sau vài vòng sân, chúng quen ngay sự điều khiển khéo léo của chủ mới.

Âu Dương Bích Nữ phi ngựa chạy trước vẫy tay mời mọi người theo ra trước cổng trang. Chu Đức Kiệt phóng ngựa lên ngang lưng.

Lam Y đi giữa Tòng Cát, Tòng Đức kèm hai bên đi sau.

Năm người chạy kiệu nhỏ đi thăm tất cả các khu đất thuộc họ Âu Dương thiệt là mênh mông thẳng cánh cò bay.

Lam Y nói với anh em Tòng Cát :

– Ở miền Bắc hiếm có một trang trại ở liền ngay nơi ruộng đất mênh mông như trại này. Tiểu muội đi đã nhiều nơi, nhưng chưa thấy có nơi nào đặc biệt như đây.

Tòng Cát nói :

– Thật vậy. Ngay ở miền Hoa Nam này cũng hiếm, đừng nói chi Hoa Bắc non cao rừng rậm.

Năm nam nữ tráng sĩ vừa đi vừa nói chuyện trò bỗng có tiếng reo hò sát phạt từ đâu vọng tới.

Tòng Đức nói :

– Lại bọn mục tử hai họ Địch, Hàn kéo nhau đến đồi cỏ của nhà loạn đả rồi! Hừ bọn này ghê thiệt.

Dứt lời, chàng thúc ngựa phóng trước. Tòng Cát theo sau. Âu Dương Bích Nữ và anh em Chu gia mới về chưa hiểu việc gì, cũng phóng theo sau hai người. Phi ngựa được một quãng lên tới khu mấy ngọn đồi thoai thoải cỏ non mịn màng, chẳng khác chi tấm thảm nhung xanh. Tiếng reo hò và sát phạt rõ thêm.

Qua ngọn đồi thứ nhất, năm người dừng ngựa lại nhận xét. Quả nhiên có tới bốn năm chục mục tử cỡi trâu cầm côn loạn đả. Chúng la hò, chửi rủa. Côn va vào nhau chí chát. Đã có tới bảy, tám tới trúng thương hoặc té, hoặc nằm dạt trên lưng trâu chạy về tận nhà.

Tòng Cát bảo bọn Đức Kiệt :

– Đứng đây nhé! Để tôi đuổi chúng đi.

Đoạn Tòng Cát, Tòng Đức phóng ngựa xuống chân đồi xông thẳng vào giữa toán mục tử đang hăng hái chiến đấu. Anh em Âu Dương phải la hét ầm ĩ, bọn mục tử mới chịu ngừng tay, đứng rẽ sang hai bên. Chúng đội khăn xanh và khăn vàng để khỏi đánh lầm người.

Tòng Cát giận dữ nói lớn :

– Theo như lời hai họ cam kết mới đây, các ngươi không được tiếp tục kéo nhau tới khu đồi cỏ này sát phạt nữa, tại sao hôm nay lại trái lời giao kết.

– Ta tha cho lần chót này. Nếu còn tái phạm chớ trách ta không đại lượng bao dung. Trâu sẽ bị tịch thu và trói cổ các ngươi lại đem về bản trang trị tội. Hoặc giả các ngươi muốn giết nhau thì cứ việc, nhưng không được sát phạt trên khu đồi thuộc họ Âu Dương. Nghe chưa? Đi đi!

Hai đoàn mục tử Thanh y và Hoàng y không nói không rằng, khiên những tên bị thương lên mình trâu kéo đi mất.

Chờ cho chúng đi khuất, Tòng Cát, Tòng Đức mới phi ngựa lên đỉnh đồi chỉ mấy ngọn đồi, nói với anh em Chu gia.

– Mấy ngọn đồi này còn thuộc về đất của nhà. Thân phụ thấy nơi đây quanh năm cỏ xanh mướt thích hợp với sự nuôi trâu bò, nên không phá thành nương. Tuy vậy, gia súc của nhà cũng không bao giờ tới đây vì đã có mấy ngọn đồi cỏ ở ngay sau trang trại tiện hơn. Thành thử gia súc của hai họ Định, Hàn ở gần đây thường cùng kéo đến ăn cỏ. Thân phụ biết vậy nhưng cũng bao dong mặc họ vì Trại chủ hai họ ấy vẫn đi lại giao hảo với nhà ta. Cả hai cùng yêu cầu thân phụ bán lại khu mấy ngọn đồi cỏ ấy định chiếm độc quyền, nhưng người không ưng thuận. Từ trước đến nay, vẫn có những sự xích mích nhỏ giữa hai đoàn mục tử Địch, Hàn nhưng chưa bao giờ dữ dội lớn lao bằng trong thời gian thân phụ đi Kim Lăng xem kỵ mã hội. Thân phụ phải đứng trung gian hòa giải đôi bên. Tuy vậy, Địch, Hàn vẫn hậm hực ghét nhau, tìm cách sát hại nhau kỳ được, quyết không đội trời chung. Mới đây, hai chủ trại ấy thách nhau đấu, ngỏ ý nhờ phụ thân giám khảo… Đứng bóng rồi, ta trở về nhà kẻo nhà mong. Lát nữa, sẽ nói. Chuyện dài lắm.

Năm anh em phi ngựa về tới đại sảnh thì trời đã qua giờ mùi.

Trại Mạnh Thường vuốt râu mỉm cười :

– Tòng Cát, Tòng Đức biết rõ vụ xích mích hai họ Địch, Hàn rồi, nhưng ba con về sau chưa hiểu. Ta sẽ kể cho mà nghe… Vào tiệc đã, chờ lâu đói bụng lắm rồi.

Tòng Đức rót rượu đoạn bảo trang đinh đem món ăn lên.

Chu Đức Kiệt nói với Trại Mạnh Thường :

– Trại nhà có giá lắm nhờ ở hai điểm. Điểm thứ nhất là luôn trên bốn ngàn mẫu đất.

Lão anh hùng ngắt lời :

– Bốn ngàn năm trăm sáu chục mẫu chẵn.

Đức Kiệt nói tiếp :

– Dạ, bốn ngàn năm trăm sáu chục mẫu vừa nương vừa đồi liên tiếp không hề bị cắt quãng bởi đất ngoại tộc. Điều thứ hai là nhớ có mấy ngọn suối phát xuất từ các ngọn đồi cỏ mướt xanh, thành thử quanh năm lúc nào cũng có nước tiện lời cho việc trồng trọt. Đất cao, nắng nhiều, không thiếu nước, mưa nhiều không sợ úng thủy nên không bao giờ lo mất mùa. Tiểu tế chưa thấy ngôi trang trại nào đặc biệt như trại nhà cả.

Trại Mạnh Thường vỗ tay cười lớn :

– Khá khen, mới nhìn qua mà hiền tế đã nhận xét rất đúng. Tuy giang hồ hành hiệp mà vẫn không quên nông nghiệp. Hợp ý ta lắm.

Lam Y nói :

– Thưa bá phụ, gia huynh rành về nông nghiệp lắm. Trước kia ở Sơn Đông, công việc trang trại, cày cấy đều do một tay gia huynh cáng đáng hết. Trái lại, điệt nữ rất đoản về ngành ấy.

Tòng Đức cười :

– Hay quá! Bích Nữ cũng khá giỏi về nông nghiệp, chăn nuôi, hợp với Đức Kiệt lắm. Duyên trời xe rất đúng.

Âu Dương Bích Nữ đỏ mặt không nói gì, lát sau mới hỏi :

– Việc hai họ Địch, Hàn tranh thế nào, thưa phụ thân.

Nhắc ngụm rượu, lão anh hùng gật đầu :

– Ờ, ta sẽ nói cho nghe. Hai họ ấy tương tranh từ nhiều năm nay rồi chỉ vì mấy ngọn đồi cỏ xanh non của nhà ta. Nếu chỉ có vậy thì không thành câu chuyện! Cách đây ít lâu, trong khi chúng ta cùng dự Kỵ mã hội ở Kim Lăng, có một thanh niên, người xứ khác tới trong gia đình họ Địch việc họ thù ghét nhau, bỗng trở nên gay go đi tới một điểm một mất một còn…

° ° °

Nguyên cách Âu Dương trang độ hai mươi dặm, có một nơi đồi đất lẫn đá liên tiếp khô khan cỏ cây thưa thớt. Tại đó, có mấy phiến đá cực lớn chồng lên nhau như cửa tam quan, nên tù ngàn xưa, dân Tô Châu vẫn gọi là Tam Môn cốc có hai trại từ của họ Địch và họ Hàn.

Địch gia trại chiếm toàn thể khu đồi bên Đông, còn Hàn gia trại ở xích mé Tây nam. Từ hai trại này đến khu đồi cỏ non thuộc phần Âu Dương trang chỉ có trên mười dặm đường.

Trại chủ Họ hàn là Hàn Kỳ, vóc người mập mạp nở nang, năm ấy trạc ngoại ngũ tuần, sức lực có tài bắn thiết đạn, bằng cung nên thành tước hiệu là Thiết Đan Tử.

Hàn Kỳ có ba người con trai là Hàn Thao, ba mươi tuổi, tước hiệu Hoa Mã. Hàn Bào hai mươi bảy tuổi tước hiệu Hắc Mã, và em út là Hàn Lượng, hai mươi lăm tuổi, tước hiệu Hoàng Mã. Ba anh em Hàn gia đều có sức khỏe và tài cung mã nhất là môn kỵ mã chúng rất tài tình, nên nổi danh Hàn Gia Tam Mã.

Phải một tội là cả ba cùng tính nết côn quan, bợm rượu ngon, ưa gái đẹp, thường ra thị trấn Tô Châu mua hàng, uống rượu quấy rối như ba tên hung thần. Hàn Kỳ nghiêm khắc song lẽ ba con trai đã lớn nên không kiềm chế nổi chúng.

Theo nghề nhà từ mấy đời nay, Hàn Kỳ buôn bán từ Lữ Châu, Vũ Hồ trữ ở trại rồi bán lại cho quanh vùng Tô Châu.

Bên trại họ Địch, thì Địch Lân làm Trại chủ.

Tuổi trạc năm mươi sáu, năm mươi bảy tuổi, vóc người tầm thước, võ nghệ tinh thông, tài cung tiễn bách phát bách trúng nổi danh Thần Tiễn Thủ. Cũng buôn trâu như Hàn Kỳ, Địch Lân tánh tình chân phương cương quyết, được lòng mọi người.

Về vấn đề thương mại, Địch Lân và Hàn Kỳ đều có mối riêng không phải cạnh tranh, duy chỉ có việc cho gia súc ăn cỏ trên đồi thuộc địa phận nhà Âu Dương là sự kiện độc nhất để họ kình địch thù oán nhau.

Thần Tiễn Thủ Địch Lân không có con trai, hiếm hoi sanh được một gái là Phượng Tiên năm ấy hai mươi tuổi, xinh đẹp, tính nết rắn rỏi không khác chi nam nhi.

Địch Phượng Tiên không ưa việc nữ công, trái lại nàng trông coi mọi việc trong trại giúp cha già thập phần đắc lực.

Thân mẫu Phượng Tiên mất sớm. Địch Lân ở vậy nuôi con, võ nghệ và nghề cung mã của cha, Phượng Tiên thâu nhận được hết và cũng bướng bỉnh cương quyết như cha.

Công việc trang trại bắt nàng phải trang phục gọn gàng nên ngay từ nhỏ, nàng luôn vận võ phục và chỉ dùng xiêm y khi lên giường đi ngủ.

Địch Lân thường tự hào nói với bạn bè quen thuộc.

“Lão không có con trai, nhưng Phượng Tiên còn hơn con trai một bực. Chỉ lo khó gả chồng vì nó cương quyết rắn rỏi hơn cả lão. Cũng may hôn phu của nó là một võ sư danh tiếng”.

Ngoài Phượng Tiên, Địch Lân còn tin tưởng một người nữa là Trưởng trại Lâm Diêm Bá năm ấy đúng tam thập. Diêm Bá gốc ở Trùng Khánh phủ, đất Thục, theo Địch Lân từ khi còn nhỏ.

Thấy Diêm Bá có sức khỏe, trung thành, Địch Lân đem lòng thương quý như con trai ruột, truyền thụ võ nghệ bình sanh cho và dạy đủ mánh lới trong nghề buôn bán gia súc.

Lâm Diêm Bá thâu nhận được hết, tận tụy làm việc đền ơn Trại chủ có công muội dạy. Y theo phòng vệ Địch Lân như bóng với hình, tới năm mười tuổi thì được Trại chủ cất nhắc cho làm Trưởng trại cai quản toàn thể nhân viên trong trại.

Đoàn mục tử và mọi người không phục, tỏ ý quật cường, nhiều khi không chịu nghe theo mệnh lệnh của viên thanh niên Trưởng trại.

Lâm Diêm Bá nể thường hay bỏ qua.

Địch Lân biết vậy, một hôm bảo họ Lâm :

– Nghề của ta cần phải khỏe, hiền điệt đừng vì ta mà nể họ. Phải dùng dũng lực trị bạo lực mới được! Có hiểu ý ta nói gì không :

– Dạ tiểu điệt hiểu rồi. Trại chủ sẽ toại ý.

Trong toán nhân viên và mục tử có bốn tên khỏe hơn cả là Ngô Thắng, Bảo Quảng, Tiêu Ngũ và Cái Thiết Môn cứng cổ bướng bỉnh hơn cả, định bụng có dịp sẽ cho Lâm Diêm Bá một trận.

Một hôm Địch trại chủ mới mua được một bầy trâu tử Vũ Hồ về. Phần đông số nhân viên trong trại phải tụ họp để lựa chọn nung dấu tất chữ “Địch” đóng lên mông từng con một.

Lâm Diêm Bá kiểm soát xem dấu đóng có rõ ràng không mới cho lùa trâu sang chuồng khác.

Trong khi họ Lâm đang đứng bên một con trâu mộng lớn, Ngô Thắng giữ nhiệm vụ đóng dấu, không hiểu vô tình hay cố ý, ấn mạnh quá đến nỗi con trâu bị cháy xem mông đau quá rống lên, quặt ngay đầu húc Diêm Bá.

Nhảy vọt lên cao tránh kịp, cặp sừng trâu nhọn hoắt chỉ cách cách độ một tấc là trúng, Diêm Bá vội chạy sang bên.

Bọn mục tử vỗ tay cười như nắc nẻ.

Diêm Bá giận quá nhưng vẫn phải tránh né vì con vật bị đau ác hung vùng lên đuổi, nhằm Diêm Bá húc bừa.

Vừa hay lúc đó Trại chủ Địch Lân đi tới thấy Diêm Bá vận áo liền hét :

– Cởi áo đỏ ra kẻo bị húc chết bây giờ.

Tự lượng sức mình, Lâm Diêm Bá không cởi. Chàng nhớ đã có lần Trại chủ dạy phải dùng lực trị bọn nhân viên dưới quyền mình, chàng tính nhân dịp này cho chúng một bài học đi từ nay chấm dứt sự quá cường xấc láo của chúng riêng đối với chàng.

Diêm Bá né tránh nhiều lần, con trâu mộng hung hăng vẫn theo cố húc. Thì ra giống trâu khi bị đau thấy màu đỏ sẫm là đuổi riết. Bọn mục tử vỗ tay thích reo hò ầm ĩ.

Về phần Địch Lân thấy Diêm Bá không chịu bỏ áo thì đoán ngay ra ý định của y, nên đứng im theo dõi tình hình. Tuy vậy họ Địch vẫn lo cho Diêm Bá không đủ sức.

Né tránh một hồi, Diêm Bá đứng dừng hẳn lại hét lớn :

– Nghiệt súc! Coi đây.

Chàng chồm lên trúng đầu trâu, hai tay nắm chắc cặp sừng, xoài người ra ấn mạnh xuống.

Con vật cố cưỡng lại, không được, Diêm Bá dùng toàn lực, bắp thịt gồng lên cuồn cuộn như chảo, lần lần đè hẳn đầu con trâu xuống tới mặt đất.

Không rống được nữa, trâu sùi bọt mép trắng xóa, bốn chân cày đất bắn tung tóe.

Diêm Bá không tha đè chặt như vậy hồi lâu, tới lúc trông thấy bốn chân trâu nhoài ra mới buông tay, nhảy sang bên. Tuy không chết, nhưng con vật hung hãn ấy mệt quá, không đứng lên được nữa.

Lúc đó, Diêm Bá mới cởi áo ra lau mồ hôi, rồi tiến thẳng đến chỗ mục tử, túm ngực áo Ngô Thắng đẩy ra giữa quãng trống :

– Mi cố ý gây thương tích cho con vật, và hại ta theo lối đó, phải không.

Dứt lời, không để cho Ngô Thắng kịp đáp, Diêm Bá tát luôn cho y một cái “bốp!” như trời giáng lộn bật ngửa ra sau.

Không tha, Diêm Bá cúi xuống xách cổ áo Ngô Thắng lên tát trái cho chiếc nữa khiến môi bị đứt toang, đau quá không dậy được nữa.

Giữa khi đó, một người quát vang, nhào tới chỗ Lâm Diêm Bá :

– Thằng nhãi, đừng ỷ sức đàn áp người. Hãy coi đây.

Mọi người nhận ra đó là Cái Thiết Môn to lớn, khỏe nhất trong trại, tay cầm câu dấu sắt nung đỏ lừ.

Bọn nhân viên tin chắc phen này Diêm Bá dù có khỏe cũng khó thoát chết, lịa vô tay ủng hộ họ Cái rầm rầm.

Độc ác, Cái Thiết Môn nhào tới thọc mạnh cây dấu sắt đỏ lừ vào mặt kẻ thù, thế mạnh như vũ bão…

Ai nấy đều hồi hộp, vừa thích lại vừa sợ thay cho họ Lâm.

Nhưng không! Đâu có dễ dàng thế được.

Diêm Bá tọa tấn, hơi né người sang bên nhường cho cây dấu nung đó và cả cánh tay địch thủ đâm trật qua vai. Đồng thời chàng quay hẳn lưng lại, đưa tay tả bắt chặt lấy cổ tay địch thủ, tay hữu quàng ngược lên túm tóc giựt mạnh xuống phía trước, vai độn hất mạnh.

Thế là Cái Thiết Môn bị quăng lộn ngược chân lên trời quật “huỵch” xuống đấy như trời giáng, nằm quằn quại nhăn nhó.

Diêm Bá bước tới chận chân lên ngực giơ quyền đánh xuống, nhưng Cái Thiết Môn đã giơ tay xin hàng.

Diêm Bá quay lại hỏi lớn :

– Nào, còn ai muốn thử sức thì ra đây mau.

Thấy hai tên mạnh nhất, mà ngay cả con trâu mộng cũng còn bị thua, bọn nhân viên đều len lét không ai dám nhúc nhích.

Lâm Diêm Bá chống tay vào sườn, nhìn toàn bọn :

– Lần này là lần chót ta cảnh cáo. Từ nay, người nào việc ấy, phải làm cho đến nơi đến chốn. Có việc thì phải làm, nhàn rỗi cứ nghỉ. Kẻ nào cố tâm làm hại phạm tới quyền lợi Địch gia trại, ta sẽ xé xác ra làm đôi nghe? Cơm ăn ngon lành, tiền trả rộng rãi, không thiếu các ngươi làm việc phải có lương tâm, trên ra trên, dưới ra dưới, kẻ nào muốn xáo trộn, chớ có trách ta không biết thương người yếu hèn… Thôi, làm việc đi, từ nãy mất nhiều thì giờ rồi.

Quay lại Ngô Thắng, Cái Thiết Môn, Lâm Diêm Bá nói :

– Còn hai người! Đi rửa mặt và ra làm việc ngay, không được tự sự đau để nghỉ đó.

Hai tên vội vàng đứng dậy đi ra phía hồ nước.

Địch Lân mỉm cười dắt Phượng Tiên lúc đó mới lên mười tuổi bước lên nhà.

Bữa cơm tối hôm ấy, Lâm Diêm Bá vẫn ngồi cùng thồi với cha con Trại chủ Địch Lân nói :

– Hiền điệt xử sự như hồi nãy đích đáng lắm. Ta rất ưng ý và có lời khen. Cương quyết dũng mãnh nhưng cần phải sáng suốt và biết bao dong, công việc sẽ chạy mạnh.

Từ đó, Diêm Bá nổi danh với tước hiệu Trại Thiết Ngưu, nghiễm nhiên là viên trưởng trại được toàn thể nhân viên nể sợ và lần lần kính mến. Nhưng với ngày tháng qua, tính nết Lâm Diêm Bá cũng thành ra khắt khe hơn trước, ưa dùng sức mạnh, ghét trầm tĩnh hòa bình. Không những điều khiển nhân viên trại nhà, Trại Thiết Ngưu Lâm Diêm Bá còn phải đối chọi với bọn Hàn Gia Tam Mã luôn luôn trêu cợt, khiêu khích bên Địch gia trại.

Lâm Diêm Bá dữ dội, ba anh em Hàn gia cũng không kém.

Địch Lân tin cẩn họ Lâm, thường khi trao trại cho y điều khiển, tự mình đem Phượng Tiên đi thăm người bạn thân Dương Hoài Đĩnh danh hiệu võ sư, đồng môn với Địch Lân ở Nghĩa Hưng phủ bên Giang Tô.

Nguyên Dương Hoài Đĩnh và Địch Lân lúc còn đang đồng học, thường hứa với nhau sau này có con, cùng con trai hay cùng gái, thì cho chúng kết nghĩa kim lang. Nếu bên trai, bên gái thời giao ước mối duyên Tấn Tần giúp hai họ Dương Địch.

Quả nhiên, Dương Hoài Đĩnh sang trước con trai đặt tên là Hoài Ngọc.

Năm năm sau, Địch Lân sanh một gái là Phượng Tiên.

Dương Hoài Ngọc lớn lên bận việc sách đèn và luyện tập võ nghệ, chưa lần nào được theo phụ thân đến Tô Châu thăm Địch gia trại.

Trái lại, Địch Lân rỗi rãi hơn, đã hai lần dẫn Phượng Tiên đến Nghĩa Hưng phủ thăm họ Dương, lần chót hồi Phượng Tiên mới mười hai tuổi và Hoài Ngọc mười bảy tuổi.

Tuy còn ít tuổi, Phượng Tiên mồ côi mẹ sớm, quen làm việc nhà và quen lối giáo hóa không câu nệ, ủy mị của cha, nàng có nhiều tư tưởng rắn rỏi thường đối lập với Hoài Ngọc trầm lặng, nhiều tình cảm mềm mại hơn.

Nghe hai trẻ đối luận nhau, Dương Hoài Đĩnh nói với Địch Lân.

– Hai đứa này ý chí thường đối lập nhau không hiểu sau này sum họp với nhau, chúng còn bàn cãi ráo riết đến thế nào.

Địch Lân cười :

– Tiểu đệ chỉ lo hai trẻ tánh tình tương phản. Dù sao, đã hứa là hứa. Con Phượng Tiên phải là dâu họ Dương, trừ phi bất chợt tiểu đệ không được hưởng lộc trời, mà nó tự kẻ phản bội thì lại là chuyện khác.

Dương Hoài Đĩnh nói :

– Miễn rằng chúng hết bổn phận là đủ, còn đôi trẻ lớn lên nó có xung khắc, ta biết làm thế nào? Bởi vậy, nên để chúng tới tuổi trưởng thành, tánh tình già dặn, hãy lo việc cưới xin. Chừng nào Hoài Ngọc hai mươi lăm tuổi, ngu huynh sẽ cho nó tới yết kiến hiền đệ tại Tam Môn cốc. Khi đó, Phượng Tiên cũng vừa vặn đôi mươi.

Địch Lân khen phải.

Nói về Phượng Tiên khi còn ít tuổi, mỗi chuyến nàng ra Tô Châu thường đi cùng phụ thân có Lâm Diêm Bá hộ vệ. Tại đây, nàng quen với một thiếu nữ tên Phương Tú Kiều, con bà Sái thị, vợ góa một vị hưu quan. Đôi bằng hữu này đồng niên đồng tuế nên rất thân nhau.

Phương Tú Kiều là thiếu nữ phòng khuê, dịu dàng cả ngày chỉ biết kim chỉ thêu thùa. Tuy mỗi người một tánh nết, Tú Kiều không những chẳng bao giờ phản đối tư cách của bạn, trái lại nàng thường khen ngợi vẻ cương quyết anh hùng của bạn, ao ước được mạnh dạn như bạn.

Chuyến nào Phượng Tiên ra Tô Châu mua vật dùng cũng ghé thăm, dùng bữa với Phương Tú Kiều, mặc thân phụ nàng cùng viên trưởng trại vào tửu lầu uống rượu. Cũng có khi nàng mời Tú Kiều vào Địch gia trại ở chơi vài ngày rồi đích thân đánh xe tứ mã đưa bạn về nhà.

Phượng Tiên càng lớn càng xinh đẹp bội phần.

Được luôn luôn gần gũi với người đẹp anh hùng, Lâm Diêm Bá đem lòng thương vụng nhớ thầm, hy vọng được Trại chủ chọn làm giai tế. Chẳng ngờ một hôm, biết Địch Lân đã hứa hôn Phượng Tiên với họ Dương, chàng thấy mộng giai nhân của mình bỗng tan như mây khói và đem lòng tức tối ghen thầm với anh chàng Hoài Ngọc tốt số ấy.

Không biết Dương Hoài Ngọc bao giờ, Diêm Bá chỉ mong chờ nghe vị giai tế tương lai của họ Địch là con một vị võ sư hữu danh bên Nghĩa Hưng phủ bên Giang Tô.

Con của võ sư hữu danh tất võ nghệ phải cao cường! Diêm Bá vì ghen tức, định bụng chừng nào Hoài Ngọc tới Địch gia trại, sẽ làm chuyện thách đấu cho biết tài cao thấp. Chàng quyết thắng! Thắng để cho Hoài Ngọc để làm bẻ Phượng Tiên và cho Địch trại chủ biết rằng người chồng xứng đáng của Phượng Tiên là Lâm Diêm Bá, con người đã đấu tranh góp phần mồ hôi nước mắt bao năm nay để điều hòa công việc trong căn trại khó khăn này.

Về phần Phượng Tiên nàng thừa hiểu mối tình u uẩn của họ Lâm.

Nàng biết Lâm Diêm Bá yêu nàng tha thiết, với cả mối tình nồng nàn chân thật! Diêm Bá có thể chết hy sinh tất cả cho nàng. Nhưng, biết làm sao đây? Phụ thân nàng đã hứa, nàng đã là người nhà họ Dương ngay từ thuở còn trứng nước.

Nhiều lần, bất chợt nàng bắt gặp cặp mắt đăm chiêu say đắm của Diêm Bá mà nàng thấy thương hại cho mối tình vô vọng ấy. Nàng hiểu Diêm Bá đã đem lại sự thăng bằng cho Địch gia trại trong cuộc tranh đấu với họ Hàn đông người hơn, dũng mãnh hơn. Một đôi khi nàng có ý định nói thiệt, giảng giải cho họ Lâm nghe tình thế của nàng để chàng khỏi đi vào mối tuyệt vọng. Nhưng chẳng hiểu sao, Phượng Tiên lại bỏ qua. Thế rồi hết tháng này sang tháng khác, năm nọ qua năm kia, Lâm Diêm Bá vẫn tha thiết thân yêu trộm mến cô ái nữ của chủ nhân, và chính Phượng Tiên cũng không đủ can đảm trầm tình, e anh chàng họ Lâm thất vọng, đau khổ vì tình! Cho tới một hôm, tại Tô châu, một đoàn chiếc xe bốn bánh, chờ hành khách từ xa đến, đậu ở gần chợ.

Hành khách xuống xe, lấy hành lý, cám ơn hai vị tiêu sư, rồi tản mát mỗi người một nơi.

Trong bọn có một thanh niên vóc dáng tầm thước, nét mặt nhu mì dễ coi, nước da trắng trẻo như một thư sinh.

Thanh niên trạc hai mươi lăm, hai mươi sáu tuổi, y phục chải chuốt, vận chiếc bào màu thiên thanh bông tím nho nhã vô cùng, nhưng cú trông đôi võ hài thì đủ biết bên trong tấm bào nho sinh ấy, chàng ta vận bộ võ phục cũng đắt tiền, chẳng kém chi chiếc mũ võ sinh ngù trắng mà chàng ta đang đội.

Hành khách nào cũng đeo khí giới phòng thân. Riêng mình chàng, trái lại, ngoài bọc hành lý đeo trên tay, không đem theo lấy một tấc sắt.

Thanh niên nhìn quanh một hồi rồi thủng thẳng tiến tới chỗ bọn mã đang tụm năm tụm ba chuyện trò trước một tửu quán lớn hỏi thăm :

– Đường đi Tam Môn cốc ở lối nào, xa hay gần, chư vị đại ca làm ơn chỉ giúp.

Bọn mã phu nhìn kỹ thanh niên, rồi một người đủng đỉnh đáp :

– Tam Môn cốc ở về phía tây cách Tô Châu chừng ba mươi dặm trường. Bây giờ còn sớm nếu có ngựa hay xe, vào trong ấy còn kịp chán. À thiếu gia tìm ai trong khu vực này.

Thanh niên chưa kịp trả lời, bỗng có ba thanh niên dũng sĩ, nét mặt ngổ ngáo nhừ vì rượu, trẹo trạo từ trong tửu quán bước ra cười ha hả.

Tên lớn tuổi hơn cả nheo mắt nhìn người lạ từ đầu xuống đến chân :

– Vào Tam Môn cốc hả?… Thiếu gia tìm người quen trong Tam Môn cốc hả?… hà… hà… Con người bảnh bao xinh xắn như mỹ nữ thế kia hẳn không phải là người quen của họ Hàn này rồi!… Hà… hà…

Nghe nói vậy cả ba cùng vỗ tay phá ra cười vang, nheo mắt nhìn, khiêu khích.

Mọi người quanh đất đều lo sợ thay cho vị thiếu gia sang trọng nọ. Bọn mã phu cũng kéo nhau đứng tạt sang bên, e có trận đổ lửa.

Nhưng không, thanh niên lạ mặt vẫn điềm tĩnh như thường trước câu mỉa mai của ba anh em Hàn gia. Chàng mỉm cười bỏ đi.

Hoa Mã Hàn Thao vì chính ý nói câu khiêu khích, vỗ vai Hàn Báo và Hàn Lượng cười lớn :

– Chắc là nhi nữ cải trang nam nên mới nhút nhát đến thế! Thôi, vào uống rượu còn khoái hơn! Ha… Ha…

Thanh niên sang trọng lững thững đi tới đầu chợ bên kia đường đối diện với tửu quán, vừa rồi, thì chợt có một lão bán cùng đi với một dũng sĩ từ góc đường bước tới.

Lão hán nhìn thanh niên, nghi hoặc giây lát, rồi gọi :

– Dương hiền điệt!

Thanh niên quay đầu lại nhận ra người quen, vội vàng bước tới định quỳ lạy nhưng lão hán đã lẹ tay ngăn lại :

– Ngoài đường lấm bụi, xá đủ rồi. Hiền điệt tới Tô Châu hồi nào? Đi có một mình thôi à.

Thanh niên chắp tay vái đai cung kính :

– Thưa Địch thúc phụ, tiểu điệt vừa tới với đoàn xe chở hành khách và đi có một mình.

– Bằng hữu của ta có mạnh giỏi không? Sao không cùng đi.

Dương Hoài Ngọc vì chính y, vẻ thoáng buồn qua trên khuôn mặt đều đặn thưa :

– Gia phụ bạo bệnh mất được hai năm nay rồi.

Địch Lân dậm chân :

– Trời ơi! Thế này ta không hay, sao bây giờ hiền điệt mới đi Tô Châu kiếm ta.

Hoài Ngọc điềm đạm :

– Dạ, bây giờ tiểu điệt mới thu xếp xong việc nhà, đóng cửa võ đường lên đây minh bày tự sự với thúc phụ. Vả lại có đi sớm cũng không được việc chi. Trước đây gia phụ có nói chừng nào hai mươi lăm tuổi sẽ cho đi Tam Môn cốc, nên tiểu điệt chờ ngoài tuổi đó mới khởi hành.

Địch Lân cười vỗ vai Hoài Ngọc :

– Hiền điệt cẩn thận quá! A, ta quên không giới thiệu.

Địch Lân chỉ tráng sĩ từ nãy vẫn đứng cách đó vài bước chăm chú nhìn Hoài Ngọc.

Đây là Lâm Diêm Bá trại trưởng nhà ta và đây là Dương Hoài Ngọc hiền điệt, con của người bằng hữu, mà trước đây đã có lần ta nói chuyện với trại trưởng.

Hai thanh niên cùng bước tới cung bái nói mấy câu thường lệ.

Thân mật, Địch Lân khoác tay Dương, Lâm hai người kéo đi :

– Nào, ta ra Tứ Hải lầu uống rượu. Chắc Dương hiền điệt từ xa tới đói bụng lắm rồi.

Hoài Ngọc mỉm cười im lặng bước theo.

Lúc đó, Lâm Bá nhìn thẳng sang đầu chợ bên kia, cau mặt khó chịu.

Địch Lân vội hỏi :

– Việc chi đó.

Diêm bá dằn giọng, tức bực ra mặt :

– Bọn Hàn Gia Tam Mã đang nhìn ta cười cợt ở đầu chợ bên kia.

Địch Lân nhìn ra phía có bọn anh em Hàn gia, rồi kéo Lâm Diêm Bá đi :

– Tha cho chúng lần này vì Dương hiền điệt mới tới. Thôi đi ăn kẻo trễ. Ăn uống xong còn rước Phượng Tiên chứ.

Hoài Ngọc ngạc nhiên :

– Thưa thúc phụ, Địch hiền muội cũng ra Tô Châu.

– Phải, thỉnh thoảng nó theo lão phu đi mua vật dụng cho trang trại. Hiện đang ở nhà người bạn là Phương Tú Kiều.

Tô Châu là một đại trấn phố xá rộng rãi nhà lầu san sát, buôn bán tấp nập, người qua kẻ lại đông lạ thường. Lẫn với những chiếc mũ xa bóng loáng đẹp mắt do những tay vương tôn công tử y phục lụa là cầm cương, có những xe thô kịch chắc chắn sơn màu của xa phu chở mướn, và các xe mộc mạc hoặc song mã, hoặc tứ mã đầy bụi bặm do những trang dũng sĩ gọn gàng võ trang đầy đủ như vừa ở xa tới.

Dương Hoài Ngọc hỏi Địch Lân :

– Tô Châu nổi tiếng hoa lệ phong nhã, một xứ của tao nhân mặc khách, vậy sao có những trang hảo hán võ trang ghê gớm khiến tiểu điệt có cảm tưởng đây là một thị trấn đẹp đẽ nhưng đầy nguy hiểm, người ta cần phải tự vệ, hả thúc phụ.

Địch Lân cười :

– Mới tới đây không hiểu là phải. Dân số Tô Châu quá ư đông đảo, lẽ cố nhiên sức tiêu thị về thực phẩm cũng rất lớn. Bởi vậy, có nhiều trại hoặc buôn hoặc sản xuất, ở rải rác gần tỉa gia súc về Tô Châu để cung cấp cho đủ số thịt tiêu thụ hàng ngày. Những người võ trang đó đều từ các trại có việc qua đây, họ không phòng bị sao được. Vả lại võ trang cũng là một thói quen của con nhà võ. Hiền điệt không thấy các tay thế gia công tử đeo kiếm kè kè bên sườn dù họ vận đại bào đó sao? Như lão phu và Lâm Diêm Bá đây cũng là người ở trại nuôi gia súc qua Tô Châu.

Lâm Diêm Bá mỉm cười nói theo :

– Trông Dương thế huynh trang phục xa hoa chẳng khác chi người Tô Châu, ngay lúc đầu nếu không nói ra, Lâm mỗ này cũng không ngờ thế huynh là một viễn khách vừa đặt chân tới xứ này. Trong trấn xài y phục đẹp thế này còn tạm được, nhưng một khi ra khỏi trấn thành, nhất là về Tam Môn cốc, e bất tiện lắm.

Địch Lân nghiêm khắc đưa mắt nhìn Dương bá :

– Gớm, Lâm điệt làm như Tam Môn cốc là nơi muôn ngàn nguy hiểm!… Tới tửu lầu, vào cả đây.

Dương Hoài Ngọc trầm tĩnh nói :

– Nếu gặp cường tặc cùng lắm là nộp tiền bạc cho chúng, còn không sanh sự với ai thì làm chi có gây hấn mà cần võ trang.

Diêm Bá đưa mắt nhìn Trại chủ, cười khẩy :

– Như thế huynh nói thì làm chi nên chuyện! Ta không sanh sự nhưng người ta sanh sự với ta đó. Nhưng thôi, thế huynh sẽ còn biết nhiều điều.

– Thiệt tiểu đệ không ngờ xứ Tô Châu ngàn năm hoa lệ này dữ dội đến nước ấy! Thảo nào khi mới xuống xe…

Địch Lân ngạc nhiên :

– Mới xuống xe làm sao.

Hoài Ngọc chậm rãi :

– Dạ, mới xuống xe, tiểu điệt hỏi thăm đường vào Tam Môn cốc nơi gần một quán rượu thì có ba tên từ trong quán đi ra và nói lớn.

Lâm Diêm Bá nghiến răng quắc mắt chú ý nghe. Địch Lân giựt mình nóng ruột :

– Chúng nói những gì?

– Dạ, chúng nói thế này: “Họ Hàn đâu có quen những hạng người như thế kia”.

Địch Lân nắm tay có vẻ tức giận :

– Thế hiền điệt trả lời sao?

– Chúng khật khưởng say, mặc chúng nói chờ thúc phụ dạy tiểu điệt trả lời thế nào? Bởi vậy, tiểu điệt mặc chúng chế nhạo và bỏ đi, lúc sau tới bên kia đường thì vừa gặp thúc phụ và Lâm trưởng trại đây.

Địch Lân tím cả mặt im lặng.

Lâm Diêm Bá mỉm cười quay nhìn ra phố.

Dương Hoài Ngọc thản nhiên như không.

Tửu bảo dọn rượu lên. Trong khi ăn uống, Địch Lân hỏi thăm các việc nhà họ Dương bên Nghĩa Hưng phủ, và sau cùng, khi ăn xong Trại chủ nói :

– Ở Tam Môn cốc ít lâu, hiền điệt sẽ đổi cách sống như mọi người và sẽ cùng Lâm Diêm Bá thành đôi bạn rất thân. Y theo lão phu lâu năm, hiền điệt khá coi y như anh em trong nhà.

Hoài Ngọc nhìn Lâm Diêm Bá khẽ gật đầu, trong khi Họ Lâm ngồi thẳng người, mải miết nghĩ đâu đâu…

Địch Lân đứng dậy trước trả tiền :

– Nào đi rước Phượng Tiên.

Ba người đi hết khu phố kia tới Kỳ Bình lộ ở khu Bắc môn, Đường này ít tiệm buôn, nhà cửa rộng rãi có hoa viên bao bọc trang nhã, mát mẻ.

Chỉ chiếc cổng mái ngói cong cong dưới giàn bông tầm xuân xanh mướt, Địch trại chủ nói :

– Kìa, cổng nhà họ Phương. Ngựa và xe để cả trong sấn.

Dùng bữa trưa xong, Phượng Tiên và Tú Kiều bắc ghế ngồi nói chuyện ở ngoài hành lang phía trước mặt tiền. Trông thấy ba người tới trước, Tú Kiều nói :

– Kìa, bá phụ và Lâm trưởng trại cùng đi với người lạ mặt nào đó.

Phượng Tiên đẩy ghế đứng dậy chăm chú nhìn đến khi ba người đẩy cổng bước vào sân, nàng mới nhận ra Dương Hoài Ngọc, khẽ bảo Tú Kiều.

– Người kia là Dương Hoài Ngọc bên Nghĩa Hưng phủ đó. Có lẽ chàng mới tới Tô Châu sáng nay, tay còn cầm bọc hành lý.

Tú Kiều vốn đã biết chuyện bạn có vị hôn phu họ Dương nên kín đáo nhìn, khen thầm Phượng Tiên tốt phước.

Nàng lạy chào Địch Lân rồi đứng nép sang bên khẽ cúi chào lại Lâm, Dương hai người.

Địch Lân vui vẻ hỏi Phượng Tiên :

– Con còn nhớ mặt Dương huynh không.

Nàng đáp :

– Dạ, con nhận ra ngay. Từ chuyến sau cùng đi Nghĩa Hưng phủ thấm thoắt đã tám năm rồi.

Địch Lân nhìn Hoài Ngọc :

– Còn hiền điệt, có nhận ra Phượng Tiên không?

– Nếu không biết trước chắc không nhận được. Ngày nay Địch hiền muội nghiễm nhiên là một anh thư kiều diễm khác hẳn khi xưa. Tám năm rồi, phụ nữ… thay đổi lẹ lắm, thưa thúc phụ.

Trông giải mũ của Hoài Ngọc, Phượng Tiên ngạc nhiên nhìn cha.

Địch Lân biết ý, đem việc Dương võ sư đã tạ thế nói qua cho con nghe.

Trong khi mọi người chuyện trò, Lâm Diêm Bá tì vào lan can nhìn ra sân trước nơi để xe và hai con ngựa.

Phương Tú Kiều mời mọi người vào trong nhà, nhưng Địch Lân từ chối :

– Thôi để khi khác, hôm nay lão phu còn có việc cần phải đi về mới kịp chiều về điệt nữ nói hộ với lão phu có lời kính thăm thái thái.

Địch trại chủ bảo Phượng Tiên :

– Ta về, Dương hiền điệt, ở lại đây nói chuyện và Lâm trưởng trại hộ vệ chuyến về. Xế chiều, ta mới về Tam Môn cốc được.

Phượng Tiên đáp :

– Thưa thân phụ, cứ đem theo Lâm trưởng trại hộ vệ. Lát nữa, con tự ý ra về cùng Dương huynh đây được rồi. Thân phụ khá an tâm.

– Cũng được tùy ý con.

Lâm Diêm Bá quay ngoắt người lại phản đối :

– Hôm nay bọn Hàn Gia Tam Mã cũng ra Tô Châu. Hồi nãy trông thấy chúng nó có vẻ say sưa lắm. Cô nương chớ lên khinh thường.

Phượng Tiên cương quyết :

– Thân phụ về trễ mới đáng lo, cần được Lâm trưởng trại hộ vệ cho có bạn. Riêng về phần tôi thì khỏi cần. Vả lại có Dương huynh cùng đi chung một xe? Đường chúng, chúng đi, đường tôi, tôi đi mà.

Nghe nói có họ Dương cùng đi, và thấy Phượng Tiên tin cậy và hộ vệ của y, Diêm Bá mỉm cười :

– Thế cũng được, tùy ý cô nương, tôi đã suy tính kỹ càng.

Dứt lời, chàng cúi chào Phương Tú Kiều bước xuống thềm ra sân tháo dây cương cột hai con ngựa ở dóng cây chờ chủ trại.

Địch Lân bảo Phượng Tiên :

– Dù sao, con cũng nên tiểu tâm. Dương huynh mới đến chưa biết tình hình thế nào.

– Xin thân phụ an tâm. Trong trường hợp không đủ tài sức tự vệ thì Dương huynh đây ít nhất cũng phải bảo vệ danh dự chớ bọn Hàn gia có ba đầu sáu tay đâu mà sợ.

Hoài Ngọc đang ngạc nhiên về thái độ cáu kỉnh và khinh khỉnh nửa như khinh bỉ nửa như ghen ghét của Lâm Diêm Bá đối với chàng, thì Địch trại chủ đã nói :

– Dương hiền điệt, lão phu khuyên điều này.

– Trong trấn thành nói chuyện luật pháp may ra còn nghe được, nhưng một khi đã ra ngoại thành, lấy bạo lực trừ bạo lực. Nếu cần giết và giết được thì cứ giết nhã nhặn là chết… Ráng nghe lời lão phu.

Dương Hoài Ngọc mỉm cười im lặng.

Địch Lân ra sân lên ngựa cùng Lâm Diêm Bá đi thẳng.

Phương Tú Kiều mời Phượng Tiên và họ Dương vào trong nhà, giới thiệu cùng Phượng thái thái.

Nàng hối gia nhân lấy nước cho Hoài Ngọc rửa mặt vì chàng từ xa mới đến.

Nhân lúc họ Dương rửa mặt, Phượng Tiên hỏi Tú Kiều :

– Hiền muội nhận xét Dương huynh thế nào?

– Là con của võ sư hữu danh mà phong nhã hiền lành. Thư thư phước lắm. Dương thế huynh hào hoa hơn cả đám công tử vương tôn ở Tô Châu. Chừng nào cưới.

Phượng Tiên đỏ mặt :

– Dương huynh còn đang đại tang, chắc lên đây thăm gia phụ ít lâu rồi lại về Nghĩa Hưng phủ.

Tú Kiều cười :

– Người ta vượt ngàn trùng lên đây thăm, tất phải quý mến thư thư nhiều lắm.

Phượng Tiên ra hiệu bảo Tú Phương im lặng vì có tiếng chân Hoài Ngọc đi ra.

Ngồi xuống kỷ, Hoài Ngọc nhấp ly trà thơm ngát, hỏi Phượng Tiên :

– Mới tới Tô Châu sáng nay mà đã nghe thấy nói đến anh em Hàn gia ghê gớm, chẳng hay chúng là hạng người nào vậy.

Phượng Tiên kể rõ ràng về hành tung của Hàn Gia Tam Mã và kể sơ lược về hai họ Địch Hàn không ưa nhau cho Hoài Ngọc nghe.

Chàng nói :

– Nếu trách ba anh em Hàn gia côn đồ, ta có để ý tới tánh tình nóng nảy hung bạo của Lâm Diêm Bá không?

Phượng Tiên đáp :

– Lâm Diêm Bá có nóng nảy thiệt nhưng y chỉ dùng võ lực để bảo vệ danh dự chứ không cường đồ gây hấn như anh em Hàn gia, Dương huynh ở chơi Tam Môn cốc ít ngày sẽ hiểu ngay.

Hoài Ngọc tự rót trà uống thêm ly nữa, đoạn hỏi Phượng Tiên :

– Chừng nào Địch hiền muội về trại?

– Về ngay bây giờ, nhưng ngu muội muốn hỏi điều này.

– Xin hiền muội cứ dạy!

– Dương huynh có đem theo các võ phục bằng vải thô bền bỉ dùng khi ở trại không.

Hoài Ngọc cởi giải áo bào đứng dậy mở vạt trước ra, tủm tỉm cười hỏi Phượng Tiên :

– Ngu huynh đem theo mấy thứ võ phục này, được không?

Phượng Tiên và Tú Kiều choáng ngợp vì bộ võ phục hợp thời trang, màu tím sậm bong bóng của họ Dương.

Địch nữ phì cười :

– Trời ơi! Đẹp quá, Trang phục thế này phải đi trong trấn Tô Châu hoa lệ mới hợp lý. Trong Tam Môn cốc hiền huynh sẽ khiến mọi người phải ngạc nhiên.

Hoài Ngọc cười theo :

– Chà! Ngu huynh vận quen thế này rồi. Nếu cần ít lâu nữa sẽ đổi cũng vừa.

Nhưng bọn Hàn gia sẽ vì thế mà chế nhạo đó :

– Ngu huynh trang phục theo ý ngu huynh, chớ cần chi sự khen chê của bọn Hàn gia? Ngay hồi nãy, lúc mới xuống xe, Ngu huynh cũng đã gặp chúng rồi. Có lẽ chúng chế nhạo thiệt.

Hoài Ngọc kể lại việc xảy ra tại khi chợ cho Phượng Tiên và Tú Kiều nghe. Phượng Tiên tím mặt thừ người ra im lặng. Hoài Ngọc cũng thản nhiên rót nước uống thêm ly nữa, khen hương trà thiệt ngát.

Hồi lâu, Phượng Tiên mới đứng lên :

– Dương huynh cần phải ở Tam Môn cốc, ít lâu mới hiểu được nói ra bây giờ không cạn lời… Nào nhờ Phượng hiền muội nói với bá mẫu chúng tôi có lời cáo biệt nhé.

Hoài Ngọc cúi chào Tú Kiều theo Phượng Tiên ra sân, giúp nàng sửa soạn cỗ xe tứ mã phía sau để mấy thứ hàng và thanh đơn đao.

Nàng trao dây cương cho Hoài Ngọc :

– Hiền huynh lái xe ra ngoài, tiểu muội đóng cổng sẽ lên sau.

Hoài Ngọc cầm cương cho ngựa, đi qua mấy phố theo lời chỉ dẫn của Phượng Tiên ra khỏi Tô Châu.

Đường về Tam Môn cốc tuy không xa mấy nhưng vắng vẻ quanh co. Ngựa chạy kiệu nhỏ, tiếng vó câu dồn dập đều đều. Phượng Tiên im lặng nhận xét mọi cử chỉ rất nhàn nhã của vị hôn phu.

Họ Dương không hẳn là nho sinh, cũng không ra dáng con một võ sư hữu danh. Chàng y hệt tay phong lưu công tử thích ăn chơi chứ không phải là hạng người ưa hoạt động. Suy đi tính lại, nàng thấy không có lẽ. Nghiêm nghị như họ Dương võ sư khi trước, lẽ nào không huấn luyện cho người con duy nhất được thành nhân.

Hoài Ngọc đưa mắt nhìn Phượng Tiên :

– Hiền muội nghĩ gì thế.

Nàng nói lảng :

– Tiểu muội xem Dương huynh lái ngựa khéo quá. Trong Tam Môn cốc, ngựa là hai chân của người ta.

– Nếu vậy chắc hiền muội kỵ mã đại tài.

– Còn hiền huynh thì sao.

– Biết kỵ mã cũng như biết lái mã xa, nhưng điêu luyện thì chắc không được nhưng tay chuyên môn trong vùng này.

Bỗng Phượng Tiên chỉ tay ra phía đường vòng :

– Kìa, bọn Hàn Gia Tam Mã, Dương huynh cho ngựa phi lẹ lên.

Thấy ba người đứng trên đường đang vẫy tay, Hoài Ngọc đinh ninh họ là khách bộ hành muốn quá giang. Hồi nãy, không nhận xét kỹ nên chàng không nhận ra bộ dạng anh em Hàn gia.

Nhưng còn gì vô lý hơn là có người đứng ở giữa đường đang ra hiệu cho mình, chưa hiểu nếp tẻ thế nào mà cứ phóng ngựa chạy bừa lỡ đè chết họ thì sao.

Nghĩ vậy, Hoài Ngọc vẫn cho ngựa chạy đều đều như trước.

Phượng Tiên la lớn :

– Chết chưa! Bọn Hàn gia đón đường gây chuyện hay muốn trêu chọc gì mình đó! Phi ngựa đại đi! Đè chết được tên nào hay tên đó.

Hoài Ngọc điềm tĩnh :

– Chúng cản đường hay muốn trêu mình thì giảng giải cho chúng biết đâu là phóng ngựa đè chết người.

Còn độ hơn trăm bước nữa thì tới chỗ ba anh em hàn gia rồi mà Hoài Ngọc cứ lẵng nhẵng lý luận mãi. Phượng Tiên e hành động không kịp, vội vàng giựt lấy dây cương trong tay Hoài Ngọc thúc ngựa phi nước đại :

– Chạy mau!

Họ Dương đưa nốt roi da cho nàng.

Phượng Tiên đón ngay lấy hoa lên vùn vụt, tiếng đầu roi bật lách tách khô khan như tiếng pháo. Bốn con ngựa phóng như bay khua đất cát bụi, Phượng Tiên không thôi, vẫn hoa roi hô ngựa phóng lẹ hơn nữa.

Hoài Ngọc nhận thấy lúc này Địch nữ hành động gọn gàng rắn y hệt nam nhi. Chàng mỉm cười khen thầm.

Bọn Hàn gia vẫn đứng nghênh ngang ở giữa đường vẫy tay la hét. Chúng la những gì, Hoài Ngọc không nghe rõ, vó ngựa như trống rỗng trên mặt đất át hẳn tiếng người. Bốn con ngựa vẫn phi như gió, Hoài Ngọc có cảm tưởng ba người đứng trên đường sẽ bị té, vó ngựa giày xéo nát như tương.

Phượng Tiên lái ngựa chạy húc thẳng vào giữa đám ba người :

– Chết này…

Nhưng không, Hàn Gia Tam Mã đã nhảy sang hai bên đường tránh kịp nhường cho mã xa chạy vụt như tên bắn.

Trong khi xe chạy qua, Hoài Ngọc thoáng nghe chúng la hét những gì không rõ, nhưng nhận ra có hai tiếng Phượng Tiên.

Xe chạy được một quãng, Phượng Tiên mới ngoái đầu nhìn :

– Hừ! Chúng lẹ thật! Không húc chết tên nào cả.

Hoài Ngọc tưởng nàng sắp cho ngựa chạy từ từ như trước, nhưng chàng đã đoán sai.

Trái lại, nàng vẫn hoa roi đôm đốp thúc bốn con ngựa phi lẹ hơn.

Chàng nói lớn :

– Về nhà chớ phóng đi đâu mà vội thế?

– Về nhà à? Bọn Hàn gia đuổi tới nơi bây giờ kia kìa! Quay lại xem…

Hoài Ngọc vội ngoái đầu lại.

Quả nhiên, xa xa có ba chàng kỵ mã đang đuổi tới.

Phượng Tiên hỏi :

– Có phải không?

– Phải rồi, chúng đang phi lẹ lắm.

– Hiền huynh lấy bộ thanh đơn đao ở sau xe ra đây.

Tuy trái ý, Hoài Ngọc cũng nén tâm với tay lấy thanh đơn đao để bên Phượng Tiên.

Chiếc xe tứ mã chạy đã lẹ lắm lúc Hoài Ngọc tưởng như hai bên bánh xe bị long ra, nhưng ba anh em họ Hàn còn phi lẹ hơn.

Chúng lấn đường lần lần, không bao lâu chỉ còn cách xe độ sáu, bảy sải.

Hoài Ngọc nhận ra quả đúng ba tên gặp ở trước cửa tửu quán lúc chàng mới tới Tô Châu.

Hoa Mã Hàn thao vượt lên ngang hàng với xe trước nhất. Y nhăn nhó cười và la lớn :

– Ha! Ha! Địch cô nương! Có khách sang trọng nên về nhà sớm phải không? Cha đó mỹ nam tử quá.

Để trả lời, Phượng Tiên nghiến răng quát một roi nổ đốp ngang mặt Hàn Thao.

Cúi đầu xuống ngang cổ ngựa, Hàn Thao né khỏi.

Khi đó ở phía bên này, Hắc Mã Hàn Báo đã lên tới nơi gọi lớn :

– Địch cô nương làm chi dữ vậy? Bộ muốn khoe tài vũ dũng với… mỹ nam tử đó sao.

Không nói không rằng, Phượng Tiên quất luôn một roi nữa nhằm mặt Hàn Bào nhưng y cũng né khỏi.

Thì bên kia Hàn Thao đã la :

– Ngay khi mới gặp, ta biết ngay mỹ nam tử là người của họ Địch mà! Hôn phu của cô nương đó hả? Xứng đôi lắm.

Phượng Tiên quất thêm một roi nữa, hét :

– Coi này Hàn tặc!

Mau lẹ dị thường, Hàn Thao bỏ bàn đạp bên tả ngả người ngồi bám sang một bên hông ngựa tránh đòn. Ngọn roi da rít gió vụt trượt.

Hàn Thao lại vắt chân ngồi lên yên như cũ, nhưng lại bỏ luôn chân hữu, ngồi bám sang hông tã con tuấn mã đang phi vùn vụt.

Y đổi chiều như thế có tới năm, sáu lần thiệt lanh lẹ, nhẹ nhàng miệng cười sằng sặc.

Hoài Ngọc mải miết đóng vai khách quan xem cuộc biểu diễn kỵ mã bất ngờ ấy và khen thầm họ Hàn tuyệt đích. Bỗng phía bên kia, Hàn Bào kêu lớn :

– Mỹ nam tử, Địch cô nương coi này!

Hoài Ngọc vội bỏ Hàn Thao nhìn sang phía Hàn Báo thì chợt đang ngồi thăng bằng trên mình ngựa lên ngường cho con tuấn mã vụt lên trước, còn y tụt bám lấy dây đai mong ngựa, hai chân chạm đất và chồm lên theo đà hai vó sau, thành thử người và ngựa phi rất đúng nhịp vừa hào hùng vừa đẹp mắt vô cùng. Phi tới vài chục bước như vậy Hàn Báo hét lên nhảy vụt qua mông ngựa ngồi lên yên nhổ :

– Thật là tài tình!

Bên hữu lại có tiếng gọi, Hoài Ngọc vội nhìn sang xem.

Lần này, Hàn Thao cho ngựa chạy chậm lại phía sau nhường Hoàng Mã Hàn Lượng. Tên này đứng hẳn sáng trên yên ngựa hú lên, như bò rống. Con tuấn mã màu hoàng thơ phóng lẹ lên ngang hàng đầu của hai con ngựa tứ mã. Thừa thế, Hàn Lượng nhảy chồm sang lưng ngựa của Địch gia trại. Hai con ngựa đầu hoảng sợ chồm mạnh, phóng nhanh. Hàn Lượng đứng trên lưng một con cũng chồm lên theo, miệng vẫn la ầm ầm nghe man dại vô cùng.

Hoài Ngọc vỗ tay khen ngợi, thản nhiên sung sướng, bỗng nhiên được xem cuộc biểu diễn hào hứng về môn kỵ mã kỳ tài.

Ức quá, Phượng Tiên nhằm Hàn Lượng quất mạnh một toi trúng ngang lưng, nhưng Hàn Lượng đã quài tay lại bắt lấy dây da rút mạnh khiến cây roi vuột khỏi tay Phượng Tiên. Đồng thời, họ Hàn cũng lấy cương hai con ngựa đầu hãm lại.

Xe chạy chậm và ngừng hẳn.

Lúc đó, Hàn Lượng mới nhảy xuống đất khoanh tay cười khanh khách :

– Kính chào Địch cô nương, tên đẹp trai kia là hôn phu của cô nương đó hả? Y tên chi mà… hiền lành quá vậy?

Phượng Tiên yên trí thế nào Dương Hoài Ngọc cũng nhân lúc đó đánh cho chúng một trận thất điên bát đảo, ngờ đâu chàng ngồi ỳ tủm tỉm cười ruồi :

– Ồ! Con người kỳ quặc! Dù điềm tĩnh thì cũng có chừng mực thôi chớ! Lẽ nào lại nuốt phụ như vậy.

Tức giận, Phượng Tiên rút đơn đao nhảy xuống xe nhằm Hàn Lượng chém mạnh :

– Côn đồ, vô giáo dục hãy coi bản đao của cô nương này.

Hàn Lượng vội chạy giựt lùi, Phượng Tiên đuổi theo chém nữa.

Hoài Ngọc đứng trên xe gọi :

– Địch hiền muội! Địch hiền muội!

Chẳng ngờ, Hàn Thao gò ngựa lại phía sau xe lúc nào không rõ, vươn tay nhấc hẳn chiếc mũ bằng vuông gấm tết lại của Hoài Ngọc, đội lên đầu mình, phóng ngựa chạy vòng ra nơi Phượng Tiên đang đuổi Hàn Lượng, nói lớn.

– Địch cô nương! Coi Hàn Thao có mũ gấm tết ngộ không này.

Phượng Tiên vội nhìn Hàn Thao thấy chiếc mũ của Hoài Ngọc đang úp chụp trên đầu y, coi vừa nghịch vừa tức cười, vì nó chẳng hợp với sắc mặt đen thui và khổ mặt xấu xí gớm khiếp của Hàn Thao chút nào cả.

Thừa dịp Phượng Tiên lỏng tay, Hàn Lượng chạy vòng nhảy phắt lên ngựa, cùng Hàn Bảo vỗ tay cười rộ vang động cả khu đất vắng vẻ.

Trông Hàn Thao lố lăng dưới chiếc mũ của mình, Hoài Ngọc không nhịn được cũng cười theo.

Ức quá, Phượng Tiên quay lại lượm chiếc roi da rớt trên mặt đấy rồi leo lên xe chỉ bọn Hàn Gia nói lớn :

– Các ngươi sẽ biết tay ta, nghe.

Dứt lời, nàng giựt cương cho ngựa chạy.

Hàn Thao tránh sang bên, chờ lúc xe đi qua, liệng chiếc mũ vào xe trả lời lại họ Dương :

– Mỹ nam tử tên chi? Ít nhất Địch gia trại cũng có một kẻ… chuộng hòa bình! Ha!… Ha!…

Hoài Ngọc bắt lấy chiếc mỹ ngoái cổ lại bảo Hàn Thao :

– Ta là Dương Hoài Ngọc, Hàn Gia Tam Mã biết như vậy đã đủ chưa.

Ba anh em họ Hàn cười sằng sặc, nói những gì không nghe rõ nữa, vì xe tứ mã dưới tay cương của Phượng Tiên đã phi như tên bắn.

Phượng Tiên lầm lì im lặng chăm chú vào tay cương, Hoài Ngọc biết nàng căm tức lắm, nhưng biết làm thế nào.

Theo ý riêng, nếu chàng là một trong hai Trại chủ Hàn hay Địch thì tình hình không đến nỗi căng thẳng như hiện thời.

Nghĩ vậy, Hoài Ngọc ung dung ngồi ngắm phong cảnh man dã hai bên đường.

Xe chạy tới ngã tư, Phượng Tiên chỉ tay :

– Lối này vào Hàn gia trại.

Dương Hoài Ngọc mỉm cười nhìn nàng. Chàng không trách thái độ của Phượng Tiên. Con gái một vị chủ trại sanh trưởng tại nơi đây xử sự ôn hòa sao được, nhất là nàng sẵn có võ trong tay.

Hoài Ngọc dịu dàng bảo :

– Hiền muội cho ngu huynh cầm cương đỡ một lát nào.

Phượng Tiên lẳng lặng trao cương ngựa cho họ Dương.

Hoài Ngọc giữ nguyên nước kiệu phóng một mạch về đến Địch gia trại, qua cổng vào tới sân trước căn nhà lầu đẹp đẽ.

Gia nhân chạy ra đón.

Hai người xuống xe, Hoài Ngọc xách hành trang theo Phượng Tiên vào nhà.

Sẩm tối khi trại đã lên đèn, Địch Lâm và Lâm Diêm Bá mới trở về. Và cũng ngay từ tối hôm ấy, nhân viên lớn nhỏ trại ai cũng biết tin họ Dương hôn phu của Phượng Tiên từ Nghĩa Hưng phủ lên thăm gia đình Trại chủ.

Hôm sau, bình minh vừa rạng chân trời, Hoài Ngọc đã gọn ghẽ trong bộ võ phục màu thiên thanh lững thững đi thăm khắp khu trại.

Chàng khoan khoái hô hấp khí trời lành mạnh, cảm thấy mến cảnh sống khoáng đạt giữa vùng rộng rãi bao la.

Nhân viên trại cũng đã khởi sự làm việc. Người nào việc ấy chăm chỉ hiền lành.

Hoài Ngọc tươi cười nhã nhặn, gặp ai cũng niềm nở chào hỏi khiến mọi người cảm mến chàng ngay.

Họ thì thào khen chàng hiền đức nho nhã, và mừng thay cho ái nữ của Trại chủ gặp vị hôn phu xứng đáng đẹp đôi.

Tới mấy căn lều lá lớn trống rỗng, đóng cây kiên cố, Hoài Ngọc ngạc nhiên hỏi mấy công nhân đang xới cỏ khô tại đó :

– Gia súc đâu cả rồi?

Một người nói :

– Thưa thiếu gia, mục tử lùa chúng đi ăn từ sớm rồi :

– Còn bao nhiêu trâu tất cả?

– Dạ, bây giờ không còn mấy vị mới đây Trại chủ đã bán đi mấy lứa rồi.

Hoài Ngọc sang phía đông vào khu mã trại.

Công nhân coi kho cỏ và có trách nhiệm cho ngựa ăn là Từ Trung Lang ôm đống rơm đi tới thấy Hoài Ngọc, vội liệng đống rơm sang bên vái chào.

– Thiếu gia muốn thẳng ngựa đi dạo.

Hoài Ngọc lắc đầu :

– Không, nhân đi qua đây, tôi sẽ vào thăm.

Từ Trung năm mươi tuổi, diện mạo chất phác đáng mến, rối rít gọi vợ con ra chào. Hoài Ngọc cũng nhã nhặn hỏi thăm mới biết y theo Âu Địch chủ trại từ khi còn ít tuổi.

Giữa lúc ấy, Lâm Diêm Bá cùng hai bộ đi tới. Ba người khẽ gật đầu chào họ Dương.

Hoài Ngọc chào lại.

Lâm Diêm Bá thấy Từ Trung đứng đó, bó rơm liệng sang một bên, bèn cau mặt hỏi :

– Từ Trung đã săn sóc ngựa chưa? Chần chờ ở đây làm gì.

Từ Trung lượm bó rơm đáp :

– Tôi thấy Dương thiếu gia qua đây nên ngừng lại chào hỏi. Mọi việc trong chuồng ngựa xong cả rồi.

– Xong rồi thì đi làm việc khác, đừng phí thì giờ. Độ này lắm lời quá chừng… Đi đi!

Từ Trung lẳng lặng ôm rơm đi thẳng.

Hoài Ngọc mỉm cười bảo Lâm Diêm Bá :

– Vì tôi hỏi thăm nên Từ Trung mới ngừng bước trả lời, vậy y không có lỗi. Trại trưởng quở mắng oan con người hiền lành ấy.

Lâm Diêm Bá khinh khỉnh :

– Ở trại này chỉ cần công việc, còn hiền lành hay không cũng không can hệ. Công việc không chạy, Trại chủ trách cứ ở tôi, đại ca hiểu cho. Chắc đại ca muốn đi dạo xem phong cảnh, vậy có biết kỵ mã không.

Hoài Ngọc cười lạc buông xõng :

– Biết!

Họ Lâm đắc ý gọi mã phu.

– Ngươi thắng Lôi Điện mã để thiếu gia cỡi. Mau.

Tên mã phu vội vàng chạy vào tầu ngựa dắt con Lôi Điện ra buộc vào dóng cây, và cùng một bạn đồng nghiệp lấy yên cương định thắng.

Trước cặp mắt khinh mạn của Diêm Bá, Hoài Ngọc quan sát con Lôi Điện thấy nó bốc tiền, xoay tả xoay hữu, có lúc lại nhảy chồm lên, không lúc nào đứng yên một chỗ.

Chàng hiểu ngay là họ Lâm định cho mình cưỡi con ngựa bất kham, một là để thử tài, hai là định hạ giá mình.

Bỗng chàng nghĩ ra một điều, liền bảo Diêm Bá :

– Thôi, tôi tới đây không phải là để thi thố tài kỵ mã. Để khi khác vậy.

Lâm Diêm Bá cười khẩy khinh bỉ Hoài Ngọc ra mặt. Hai tên bộ hạ đi hầu theo họ Lâm thấy vậy nhìn nhau cười sằng sặc.

Giữa khi ấy, Địch Lân sực đi tới. Trông thấy con Lôi Điện và thái độ mấy người Trại chủ hiểu ngay và bảo họ Lâm :

– Trại trưởng có sức vật đổ trâu mà cũng không khắc nổi con Lôi Điện, đừng nói chi Dương hiền điệt là người mới đến.

Dứt lời, Địch Lân cầm tay Hoài Ngọc kéo đi thẳng, không để ý tới thái độ hằn học khó chịu của Diêm Bá.

Địch Lân hỏi :

– Hiền điệt dậy sớm thế? Gọi không thấy nên lão phu đi tìm về dùng điểm tâm.

– Ngu điệt quen tánh dậy sớm rồi. Ở trại mà dậy trễ thì phí cả buổi bình minh. Hay là tại mới tới nên tiểu điệt mê cảnh rộng rãi bao la.

– Có lẽ. Dù lạ đến đâu tôi cũng phải quen, cũng như hiền điệt sẽ quen với việc dùng bạo lực ở Tam Môn cốc này. Lâm Diêm Bá võ phu nhưng tính chất ngay thẳng. Nhờ có y lão phu mới không tốn công trong sự điều khiển trang trại này.

Hai người về tới thực phòng. Phượng Tiên bày mấy món bánh hấp nóng hổi ra thồi và bắt đầu rót trà.

Địch Lân nói :

– Phượng Tiên đã nói cho lão phu biết hành động côn đồ của ba anh em Hàn gia hồi chiều qua. Lão đã sửa soạn trả thù và mong hiền điệt hưởng ứng, tỏ cho mọi người biết mình là khách tu mi cương quyết không để ai làm nhục mình.

Hoài Ngọc chợt gặp luồng mắt như van lơn như khuyến khích của Phượng Tiên thì hiểu ngay nàng đồng ý với cha.

Như chàng đã biết ngay từ lúc mới bước chân xuống đất Tô Châu trưa hôm qua, thì ra nơi Tam Môn cốc này ai cũng ưa dùng bạo lực, hơi một chút là thù hận, giết chóc! Ngay cả phụ nữ cũng bị lây tánh bạo động. Như Phượng Tiên đây chẳng hạn. Cương quyết là một đức tánh nhưng dùng bạo động để giải quyết vấn đề thì quả là không ổn.

Hoài Ngọc đang suy nghĩ thì có tiếng ngựa kiệu rầm rập từ phía đầu trại tới.

Lát sau, Lâm Diêm Bá đẩy cửa bước vào.

Họ Lâm đã thay võ phục khác, lưng dắt cặp thiết tiên, oai phong lẫm liệt, thưa với Trại chủ :

– Sẵn sàng cả rồi, xin Trại chủ định liệu.

Địch Lân bảo y :

– Ăn điểm tâm rồi hãy đi.

– Dạ, tiểu điệt ăn ở dưới trại cùng mọi người rồi.

Phượng Tiên đẩy kỷ đứng lên, vào nhà trong lấy ra thanh đại hoàn đưa phụ thân. Địch Lân đón lấy đeo lên lưng, buộc dây chằng chéo ra trước ngực thiệt gọn gàng, đoạn hất hàm ra chiều hỏi ý Dương Hoài Ngọc.

Hoài Ngọc đứng lên vái Địch Lân :

– Nếu thúc phụ cho vụ chiều qua, là sự nhục của tiểu điệt, thì nên cho phép tiểu điệt tự giải quyết riêng ôn hòa hơn, có lẽ hiệu quả hơn. Cần chi phải tàn sát? Nghe nói mối thù của hai trại Địch, Hàn kéo dài từ nhiều năm nay, phải chăng chỉ vì hai bên ưa bạo động nên đi đến chỗ không thể hòa giải được nữa. Tiểu điệt quyết không tham dự vụ này.

Không ngờ tế tử tương lai của mình lại nhu nhược, nếu không là hèn nhát, đến nước ấy, Địch Lân tái mặt vì ngượng với Lâm Diêm Bá, đứng lên với cây cung và ống tên trên tường rồi lẳng lặng ra khỏi thực phòng.

Lâm Diêm Bá mỉm cười khinh bỉ nhìn Phượng Tiên, theo sau Địch Lân.

Mày liễu xếch ngược, Phượng Tiên nói lớn :

– Lâm trại trưởng! Cho thắng ngựa ngay. Tôi cùng đi!

Dứt lời, nàng chạy lên lầu vào tứ phòng thay võ phục, đai nịt gọn ghẽ đơn đao rồi hầm hầm đi xuống.

Lúc đó Hoài Ngọc cũng đã tới thực phòng ra đứng ngoài hành lang trầm lặng nhìn bọn Địch gia trại đông tới bốn, năm chục người, võ trang đầy đủ, lên ngựa đứng cả ở giữa sân chờ Phượng Tiên.

Qua hành lang, nàng dặn Hoài Ngọc :

– Hiền huynh coi trại, lát nữa tiểu muội sẽ trở về.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN