Vào năm hai đại học, Khương Uyển Phồn đã chú ý đến anh ta, trước đó chỉ là nghe nói thôi. Trong số những sinh viên mới năm nhất có một sinh viên hoàn cảnh khó khăn vô cùng đặc biệt, còn chưa nhập học đã xin trợ cấp khó khăn. Lần đầu tiên Khương Uyển Phồn gặp anh ta là ở căn tin, cao ráo gầy gò, lịch sự thanh tú, anh ta xách xô nhỏ màu đỏ và giẻ lau, khom người, trầm mặc dọn dẹp canh thừa cơm cặn trên bàn ăn.
Nửa học kỳ sau, giáo viên chuyên ngành gọi cô đến văn phòng để lập nhóm dự án với các đàn anh, đàn chị, đàn em. Trong văn phòng có năm sáu người vừa nói vừa cười với nhau, chỉ riêng Yến Tu Thành đứng ngoài đám đông, cảm giác tồn tại cực thấp. Khương Uyển Phồn không phủ nhận khi ấy mình chú ý đến anh ta là vì gu thẩm mỹ được hình thành từ nhỏ. Cô thích một số thứ mang lại cảm giác vỡ vụn, cái kiểu dè dặt che giấu điểm yếu của bản thân, ẩn mình trong náo nhiệt, sẵn sàng trốn một góc bị mọi người làm lơ.
Có sao nói vậy, Yến Tu Thành thật sự có tài nghệ. Nhà nghèo sinh ra quý tử là một chuyện càng lúc càng hiếm hoi, hoàn cảnh quyết định vị trí xuất phát. Anh ta vốn ở vùng núi hẻo lánh lại có thể thi và đến một con đường lớn sáng ngời hơn, đương nhiên về năng lực và nghị lực thì không có gì để chê.
Trong những tháng năm đại học dài đằng đẵng và đơn điệu ấy, Khương Uyển Phồn đặt tay lên ngực và tự hỏi, bất kể là bạn học hay bạn thân thì cô cũng xem như đã hết tình hết nghĩa với Yến Tu Thành. Về việc anh ta bảo thích thì Khương Uyển Phồn thừa nhận, quả thật có từng có hảo cảm và giây phút rung động. Sớm chiều tiếp xúc, sở thích giống nhau, chỉ hai điều này đã đủ làm cô nảy sinh tình cảm khác biệt.
Tuy nhiên, lớp mơ hồ này giống hệt như một bức màn chê, không hề chắc chắn.
Dự án liên kết giữa trường học và doanh nghiệp ba năm một lần chính là điều đặc trưng của học viện và đối tác năm ấy chính là viện bảo tàng cấp quốc gia. Sau vòng phỏng vấn sàng lọc, Khương Uyển Phồn và Yến Tu Thành đã giành được cơ hội tham gia. Lúc đó viện bảo tàng có kế hoạch dự trữ nhân tài, muốn nhân cơ hội liên kết này để tuyển chọn mầm non tương lai.
Kết cục của một quá trình có hai đỉnh núi gặp nhau thường sẽ là một núi không bao giờ có hai hổ.
Thời gian lên đường đến viện bảo tàng là vào chiều hôm ấy nhưng lúc chín giờ sáng, Yến Tu Thành đã tìm đến cô và nói trường học vừa gửi thông báo bảo hai người họ đến tòa nhà Nam Hàng điền tài liệu đăng ký. Khương Uyển Phồn hơi kinh ngạc, tòa nhà Nam Hàng? Ở một khu xa lắc xa lơ.
“Tớ có in tin nhắn thông báo ra, cậu xem thử đi.” Anh ta lấy một tờ công văn giấy trắng mực đen ra, thời gian và địa chỉ thông tin được viết rất ngay ngắn, cuối cùng còn đóng dấu mộc.
Khương Uyển Phồn bảo: “Vậy chúng ta đi chung nhé?’
Yến Tu Thành đáp: “Tớ đi muộn hơn, bên căn tin phải dọn vệ sinh, tớ làm xong sẽ đến tìm cậu.”
Cô cười nói: “Có muốn tớ giúp cậu một tay không?”
Yến Tu Thành dịu dàng giơ tay nhẹ nhàng lấy một lọn tóc rủ trên vai cô ra, nhẹ nhàng nói: “Không cần đâu, cậu đi đường nhớ chú ý an toàn.”
Khương Uyển Phồn dựa theo địa chỉ hết đổi xe buýt lại đến tàu điện ngầm, mất nửa tiếng mới đến nơi.
Sau khi đến cô mới phát hiện nơi mình tìm căn bản không phải tòa nhà Nam Hàng. Hỏi thăm người đi đường thì ai cũng xua tay lắc đầu. Khương Uyển Phồn đành tự đi tìm, đây là một khu vực đã phá bỏ và di dời, đất vụn cát bụi, xung quanh toàn là máy đài và lều trại. Băng qua con đường ở khu vực này đến đối diện là có không ít các tòa nhà lớn, Khương Uyển Phồn nghĩ bên kia mới đúng. Nhưng cô càng đi càng cảm thấy khác lạ, càng tiến sâu vào trong càng thấy vắng lặng. Cô nhớ như in đang đi thì có một tên vô gia cư từ căn nhà đổ nát chỉ còn một nửa bất thình lình chạy tới rồi đẩy cô ngã xuống đất.
Khương Uyển Phồn bị đụng choáng đầu hoa mắt, cả người đau nhức vô cùng. Đến khi cô lấy lại phản ứng thì chợt thấy gã vô gia cư kia đưa tay vào trong túi quần bẩn thỉu của hắn.
Cô sợ hãi hét toáng lên rồi liều mạng bỏ chạy. Tên vô gia cứ đuổi theo cả đoạn đường dài, còn cầm đá chọi vào người cô. Khương Uyển Phồn trốn trong không gian nhỏ hẹp giữa hai tảng đá lớn không dám động đậy, cô bụm chặt miệng, điện thoại cũng chẳng biết rơi đi đâu, mà bên cạnh mình vẫn là những tiếng la hét điên cuồng cào xé tâm gan.
Yến Tu Thành nhận được vé tuyển chọn vào suất dự trữ nhân tài, còn Khương Uyển Phồn vì đến trễ và vắng mặt đã vụt mất cơ hội. Sau đó cô còn phải khám bác sĩ tâm lý một thời gian dài do bị tên vô gia cứ kia dọa sợ, hơn nữa còn vô thức kháng cự bất kỳ người khác giới nào, dù chỉ là giao tiếp và đến gần rất đỗi bình thường nhưng cô vẫn kháng cự lại theo bản năng. Một năm sau khi tốt nghiệp, trạng thái của Khương Uyển Phồn cực kỳ tệ, bà nội tin những điều mê tín nên đưa cô đi gặp bà đồng, uống nước phép, chữa trị không gián đoạn thật lâu cuối cùng cô mới trở lại bình thường.
Trước kia tính cách Khương Uyển Phồn sáng sủa hoạt báo bao nhiêu thì sau khi trải qua chuyện này, cô đã trở nên không thích chủ động giao tiếp với người khác. Vì vậy cô đã mở cửa tiệm “Giản Yên”, đây là một thế giới nhỏ của riêng mình cô, trong mảnh đất nhỏ này, cô mới cảm thấy thong dong tự tại.
Nhiều năm trôi qua nhưng thỉnh thoảng cơn ác mộng vẫn đến về đêm, cô vẫn có thể nhớ lại cảm giác suy sụp lúc ấy. Yến Tu Thành không thừa nhận chuyện đã báo tin giả cho cô, Khương Uyển Phồn lấy ra tờ thông báo anh ta làm giả thì anh ta tố ngược cô là hãm hại mình.
Kỹ năng diễn xuất tinh sảo của anh ta đã giễu cợt sự ngây thơ của cô. Nhiều năm trôi qua, mỗi lần thức giận nửa đêm, cô luôn tự thức tỉnh chính mình nhiều lần.
__
Chiều hôm ấy vừa lái xe như bay vừa lên đỉnh núi lại vừa hóng gió mát, tuy thoải mái thật đấy nhưng ngày hôm sau, cổ họng Khương Uyển Phồn đã đau như bốc khói. Trác Di Hiểu hệt như một thái giám nhỏ, cứ đúng giờ lại đốc thúc quản lý cô uống thuốc.
“Chị à, sao bây giờ chị lại bị cảm chứ? Ngày mai là đêm giao thừa rồi, năm mới phải đi thăm người thân khắp nơi đó.”
“Nhà em nhiều họ hàng à?”
“Nhiều lắm, người thân ba mẹ em thì không có mấy, chủ yếu là bên dượng em nhiều thôi.”
“Họ hàng cách nhau mấy đời như thế mà cũng phải đi đi lại lại à?” Khương Uyển Phồn cầm ly nước nóng, giọng khàn chẳng khác gì còn vịt. Trên vai cô khoác một chiếc áo choàng lông cừu mềm mại.
“Cô em cứ bắt bọn em đi chúc tết thôi, bình thường có nhà nào làm mấy chuyện kiểu như cưới xin, chuyển nhà gì đó là anh em cũng phải đi theo.” Trác Di Hiểu lẩm bẩm than vãn.
Vẻ mặt có phần bất đắc dĩ này khiến Khương Uyển Phồn vừa nghe đã hiểu: “Có phải em không thích đi không?”
Trác Di Hiểu “vâng” một tiếng, gật mạnh đầu: “Em thấy rất phiền, phải đi cả ngày luôn.”
“Năm nào cũng như vậy hết sao?”
“Tết năm nào cũng đều đón Tết ở nhà cô hết.”
Khương Uyển Phồn uống một ngụm nước nóng, đảo mắt bảo: “Vậy năm nay em có muốn nữa không?”
“Không muốn đâu ạ!” Giọng Trác Di Hiểu nhỏ dần xuống: “Nhưng bọn em cũng hết nơi để đi rồi.”
Khương Uyển Phồn cười cười: “Hay là, về quê chị đi?”
Trác Dụ là người tan làm cuối cùng vào buổi tối, sau khi xử lý xong mọi việc ở công ty và về đến nhà thì đã sắp chín giờ rồi. Trác Di Hiểu đứng chờ sẵn ở cửa, uyển chuyển khéo léo bày tỏ rằng mình không muốn đón Tết ở nhà Trác Mẫn Mẫn.
Anh cởi áo khoác xong lại thay dép: “Chị dâu em bảo thế nào?”
“Chị ấy tự nói đó anh.”
Trác Dụ đáp không có bất cứ do dự nào: “Vậy cứ làm theo quyết định của chị dâu em thôi.”
Trác Di Hiểu kéo tay anh, nhảy cao ba mét: “Vâng!!”
Tuy nhiên vẫn phải ăn bữa cơm đoàn viên ngày giao thừa. Giống như mọi năm, cả một bàn thức ăn thơm ngon, những cuộc nói chuyện chỉ quanh đi quảnh lại trong lời xã giao tẻ nhạt và vô vị. Đến cuối cùng, Trác Dụ phát bao lì xì cho đám trẻ con theo thông lệ.
“Cái gì? Không đón Tết ở nhà?” Trác Mẫn Mẫn cau mày.
“Đúng ạ, lát nữa bọn con sẽ lái xe về Lâm Tước.” Giọng Trác Dụ rất đỗi bình thản.
Bầu không khí tức khắc trở nên lạnh lẽo, hồi lâu sau, Lâm Cửu Từ mới cười nói: “Quan hệ với bên Triệu tổng và chủ tịch Từ, Tết năm này cũng phải qua thăm hỏi. Hay hai đứa về muộn hai ngày được không?”
Những khách hàng quan trọng này có quan hệ khá thân thiết với Trác Dụ, nói khó nghe hơn nếu người đến chúc Tết là Lâm Diên thì có lẽ người ta còn chẳng thèm mở cửa.
Lúc này Trác Mẫn Mẫn cũng phụ họa theo: “Mùng bốn Tết hẵng đi, hoặc mùng ba cũng được.” Ánh mắt bà hướng về phía Khương Uyển Phồn, bất động không rời mắt đi, định lấy im lặng tạo áp lực cho cô.
Khương Uyển Phồn làm như không thấy gì cả, tập trung húp canh.
Trác Dụ nghiêng đầu sang nhỏ nhẹ nói: “Húp chậm thôi em, nóng lắm.” Sau đó anh mới cười nói với Trác Mẫn Mẫn: “Không được ạ, hôm nay phải đi. Tập tục bên nhà Uyển Phồn là dịp Tết đầu tiên sau khi cưới, con rể phải đến đó. Ba mẹ vợ con gọi đến vài lần để dặn dò về chuyện này, bảo bọn con về đó sớm.”
Trác Mẫn Mẫn: “Vậy ngày mấy hai đứa về lại?”
Trác Dụ nhìn về phía Lâm Diên: “Mùng mười là công ty làm việc lại nhỉ? Vậy mùng chín con về ạ.”
Khương Uyển Phồn bưng chén lên, che chắn hết nửa bên mặt mình, khóe miệng lén cong lên. Không cần nhìn cũng có thể tưởng tượng ra sắc mặt của những người ở bàn này.
__
Trác Di Hiểu là người hào hứng nhất, cứ như kỳ nghỉ Tết vừa chính thức mở ra từ lúc lên đường cao tốc. Cô bé tràn ngập sự tò mò về thị trấn Lâm Tước, suốt cả đường đi cứ liên tục hỏi cái này cái kia.
Trác Dụ nói: “Em dừng lại, cổ họng chị dâu em còn đau đấy. Lâm Tước rất đẹp, thông gia của em cũng rất tốt, nhìn chị dâu em là hiểu rồi. Nếu họ không tốt thì em có được một chị dâu tốt như vậy sao?”
Khương Uyển Phồn áp mặt lên bình thủy, muốn cười nhưng không cười nhìn anh chăm chú: “Sếp Dụ, hơi sến nhá.”
Hôm nay là giao thừa nên đường đi khá thoáng, họ đến Lâm Tước sớm nửa tiếng. Vừa xuống khỏi đường cao tốc đã trông thấy Khương Dực chờ sẵn ở đó, cậu vung tay lên vô cùng ngầu: “Anh rể năm mới vui vẻ nha!”
Khương Uyển Phồn không vui hỏi: “Còn chị thì sao?”
“Sao mà giống nhau được.” Khương Dực biếng nhác nói: “Anh rể sẽ cho em lì xì, chị có cho không?”
Trác Dụ cười hớn hở: “Được, vì tính tự giác này của em nên sẽ cho em bao lì xì lớn.
Trác Di Hiểu đứng sau lưng anh thẹn thùng chào hỏi: “Anh Tiểu Khương, chào anh ạ.”
Khương Dực rất thích cách xưng hô mới lạ này, thư thả huýt sáo: “Được, anh Tiểu Khương cũng sẽ cho em lì xì.”
Về đến nhà, trong phòng bếp là tiếng xào đồ ăn sục sôi ngất trời, thỉnh thoảng lại phát ra giọng nói chấn động núi sông của Hướng Giản Đan: “Cho tiêu vào! Cỡ 15 hạt là đủ rồi! Ông cho nhiều thế làm gì?!”
Khương Vinh Diệu tủi thân bảo: “Tôi đâu có thời gian rảnh mà đếm chứ, bà đi ra ngoài đi, tôi làm đầu bếp!”
“Vậy thì mẹ chúng ta có thể làm đầu bếp nhà hàng Michelin luôn rồi.”
Trên chiếc bàn trón lớn là mười mấy chiếc chén đỏ và đũa đỏ bày ngay ngắn, Trác Dụ nhìn lướt qua, có khoảng hơn 20 mươi món ăn. Các anh em đều có mặt ở đây, ai ai cũng có khả năng giao tiếp tốt, không hề cho Trác Di Hiểu cơ hội sợ giao tiếp gì, cả đám kéo cô bé ra sân đốt pháo tre.”
Khương Uyển Phồn ngửi mùi thơm phưng phức của thức ăn trên bàn, những món cô thích đều có đủ. Nhìn từ trái sang phải, lúc trông thấy món ăn nào đó, cô chợt cau mày, chê bai nhìn lướt qua.
“Cháu xem cháu xem.” Kỳ Sương ngồi ở ghế sofa phòng chính hệt như một viên điều tra đang âm thầm quan sát, kéo ống tay Trác Dụ bảo: “Con bé không thích ăn gan heo, không nghe lời gì cả.”
Trác Dụ không khỏi buồn cười: “Được, bà nội, cháu nhất định sẽ đốc thúc cô ấy ăn hết chén gan heo kia.”
Đương nhiên Kỳ Sương không tin, tuy đôi mắt đã đầy vết chân chim nhưng ánh mắt bà vẫn sắc bén sáng ngời: “Trong cái nhà này, cháu là người cưng con bé nhất. Con bé không ăn, cuối cùng cháu cũng ăn thay, ăn xong lại báo cáo dỗ bà chứ gì.”
Trác Dụ cười cười hỏi: “Bà không tin cháu rể của mình đến vậy sao?”
“Tin chứ tin chứ.” Kỳ Sương nhỏ giọng nói: “Lát nữa cháu làm sao cho con bé ăn được một nửa, bà sẽ cho cháu lì xì. Bà biết dùng Wechat, tài khoản Wechat của bà nhiều tiền lắm đó.”
Vì cái nhiều tiền này mà dù leo núi đao xuống biển lửa, Trác Dụ cũng phải đi.
Sáu giờ lẻ tám phút, Khương Vinh Diệu đã chọn giờ lành, chính thức tuyên bố bắt đầu bữa cơm đêm giao thừa. Trong phòng chính có hai bàn cơm, hơn 30 người ngồi, với sự náo nhiệt này thì không cần đốt lửa sưởi ấm gì nữa cả vì đã đủ ấm cúng rồi.
Khương Uyển Phồn nhận ra Trác Di Hiểu bỗng im thin thít, bèn nhỏ giọng hỏi han: “Sao vậy? Ăn không hợp à?”
“Không phải ạ.” Trác Di Hiểu gắp một chiếc đùi gà rồi cắn miếng lớn: “Ở nhà cô có rất nhiều quy tắc, nào là không được làm chén đũa va chạm phát ra tiếng, nào là phải ăn hết đồ ăn mới được gắp nên lần nào em cũng không gắp được món mình thích.”
Khương Uyển Phồn cạn lời: “Vậy sao gọi là đêm giao thừa nữa, ở nhà chị cứ ăn hết mình đi, muốn ăn cái nào thì ăn cái đó.”
Cô quay đầu, bỗng dưng nhìn chăm chú vào chén của mình, sau đó nhìn Trác Dụ với vẻ giận hờn: “Em không ăn gan heo đâu, anh đừng có gắp cho em.”
Trác Dụ nhìn bà nội, nghiêm túc nói: “Anh thương lượng với em nhé, kiếm tiền, em có muốn kiếm không? Bà nội bảo chuyện anh 8888 tệ, hai chúng ta chia đôi có được không?”
Nhiều vậy sao?
Vậy có thể ăn thêm hai chén không?
Khương Uyển Phồn vì tiền mà khom lưng, sau khi nhắm mắt ăn hai miếng, cô đành nhỏ giọng cầu cứu anh: “Anh ăn giúp em với, được không?”
“Ai là người nói năm lớp ba đã dìu bà cụ qua đường, cả đời tích đức làm việc thiện mới có phúc có được người đàn ông như anh?”
Khương Uyển Phồn hé môi vài lần vẫn không nghĩ ra cách nào phản bác lại, logic hoàn toàn khép kín không chút vướng mắc. Nghĩ đến lời dụ dỗ 8888 tệ kia, cô vật vã ăn khoảng bốn năm miếng gan heo.
Điện thoại của Trác Dụ chợt rung lên, anh cầm lên xem, bà nội ngồi đối diện gửi tin nhắn tới.
Thất Thất: Chuyển tiền 8,88 tệ.
Thất Thất: Cảm ơn cháu gái, cháu rể.
Sau khi tính toán lại, ừm, anh còn phải trả thêm 8000 tệ nữa. Thứ cô ăn không phải gan heo mà là máu của anh.
Bữa cơm đêm giao thừa ở nhà họ Khương có thể so sánh với chương trình Xuân Vãn, ăn uống xong xuôi mới biết hóa ra trước đó chỉ là màn dạo đầu của vở kịch mà thôi, bây giờ tiết mục “Trọn đời một đám thổ phỉ” diễn ra mới là thật. Trác Di Hiểu thật sự bị dọa chết khiếp: “Hóa ra chú còn biết hát kinh kịch ạ.”
“Ông chủ Khương múa cực kỳ đỉnh đấy.” Khương Uyển Phồn nói với cô bé: “Bây giờ ba chị đang giữ vị trí center của đội múa nam ở quảng trường, hồi trẻ từng đến rất nhiều phòng khiêu vũ làm bạn nhảy đó.”
“Bạn nhảy ạ?”
“Bạn nhảy đầm nam, chi 20 tệ là có thể chọn ông ấy, nhảy cùng nửa tiếng. Về sau bị bà nội chị bắt về nhà thừa kế gia sản nên thành như bây giờ.”
Khương Vinh Diệu hát xong khúc “Trí khôn dọa hổ núi” thì đến lượt bác hai Khương bắt đầu biểu diễn kéo đàn nhị hồ, cậu cô cũng không cam lòng yếu thế, hô lớn bảo: “Em thổi kèn Xô na được chứ?”
Bà nội tức giận mắng: “Đang Tết mà thổi kèn Xô na cái gì! Con là trẻ lên ba không hiểu chuyện à!”
Thế là cậu chuyển sang biểu diễn một đoạn múa đấu bò, xong xuôi còn say bí tỉ hớn hở chỉ Khương Dực: “Công tử lên đi.”
Khương Dực cười cà lơ phất phơ: “Vậy con bắt chước đứa con bất hiếu nhé.”
Hướng Giản Đan: “Không cần bắt chước, con diễn lại chính bản thân còn gì.”
Một gia đình náo nhiệt, tươi vui, phát triển một cách tràn đầy năng lượng, một gia tộc đoàn kết và hòa thuận như vậy thật sự rất cảm hóa người khác. Trác Dụ nhìn về phía Khương Uyển Phồn. Tối nay đám nhỏ đã trưởng thành cũng có uống chút rượu, Khương Uyển Phồn là người mới kết hôn nên bị chúng làm ầm ĩ liên tục. Trác Dụ muốn chắn rượu thay cô nhưng nhóm anh em kia không cho: “Anh rể à, anh đừng gấp, đêm nay mới bắt đầu thôi, anh xếp hàng chờ phía sau đi.”
Tửu lượng của Khương Uyển Phồn khá ổn, sau vài lượt uống muốn say cũng không say nổi. Bấy giờ hai má cô đỏ ửng, đôi đồng tử đen láy như mực kết hợp với đôi môi đỏ mọng và làn da trắng sáng, tóc bên tai hết sợi này đến sợi khác rơi xuống, đúng là Khương quý phi có khác.
Cô ngồi không thẳng người, chống cằm bằng một tay, lưng hơi cong tạo nên một đường vòng cung xinh đẹp giống như làn sóng mỏng dập dờn trên mặt biển về đêm, cứ thế cô nhìn Trác Dụ chăm chú.
Trác Dụ kéo ghế ra chút, tay phải vòng ra sau lưng cô xoa bóp nhè nhẹ: “Say rồi à?”
“Uống chút rượu gạo, đầu em hơi choáng.”
Một em gái lớn tiếng kêu lên: “Anh rể ơi, chị ơi, ra sân đốt lửa đi ạ.”
Đốt lửa là tiếng địa phương ở thị trấn Lâm Tước, thật ra nó chính là đốt củi sưởi ấm mà thôi. Đống củi khô chất thành đống vừa cao vừa lớn, tiếng gỗ cháy tí ta tí tách, xen lẫn với tiếng pháo tre thỉnh thoảng lại vang lên nơi chân trời.
Khương Uyển Phồn ngồi dựa vào Trác Dụ, ngồi một lúc lại kìm lòng chẳng đặng dựa sát thêm vào người anh y hệt chú mèo nhỏ vậy.
Khoảng tám giờ tối, hàng xóm láng giềng cũng sang nhà chúc tết.
“Quê em thích đi chúc tết vào buổi tối lắm.” Khương Uyển Phồn nói với anh.
Nhà họ Khương có quan hệ tốt, khách khứa đến thăm hỏi không ngừng. Buổi tối về cơ bản là nhóm người trẻ tuổi, có mấy người Trác Dụ thấy rất quen mắt.
Cái người cao cao đó… Trác Dụ nheo mắt, sao có vẻ giống một vị khách ở bàn “bạn trai cũ” ngày hôm đó quá nhỉ?
Chờ đã, người mặc đồ len trắng kia hình như là em trai theo đuổi Khương Uyển Phồn muốn làm tình yêu chị em mà Khương Dực nói?
Quan trọng là cứ mỗi một người đến đều không quên chào hỏi Khương Uyển Phồn. Cô còn tán gẫu vài chuyện linh tinh với họ, dùng giọng địa phương nên Trác Dụ nghe có cái hiểu cái không. Cuộc đối thoại giữa họ không hề có vẻ gì là mất tự nhiên hay gượng gạo cả.
Khương Dực như biết Trác Dụ đang nghĩ gì, bèn đẩy cùi chỏ anh một cái, cười tít mắt hỏi: “Chị em đỉnh không?”
Trác Dụ bất thình lình cười khẽ.
Khương Dực xem náo nhiệt không chê chuyện lớn: “À, cái người mặc áo lên xanh lá đang nói chuyện với chị em bây giờ là người lúc trước theo đuổi chị em cố chấp nhất đó. Sau khi biết chị ấy đã kết hôn, nghe bảo là ở nhà khóc ba ngày ba đêm, khóc đến nỗi lên cơn sốt, đưa đến bệnh viện kiểm tra thì mới biết là viêm ruột thừa, thế là tiện đường mổ ruột thừa luôn.”
Đang trò chuyện tì người áo len xanh lá kia cũng quay đầu nhìn về phía Trác Dụ.
Tầm mắt hai người đối diện nhau, không ai rời đi trước, một chút địch ý tỏa ra.
Ngoại hình và đường nét khuôn mặt người mặc áo len xanh lá kia, Trác Dụ đánh giá khách quan, kém xa anh.
Họ nhìn nhau một lúc, chợt người áo len xanh lá nhặt ba cục đá dưới đất lên rồi lại lần lượt tung lên không trung. Động tác nay nom thì thờ ơ nhưng tung lại rất chuẩn xác. Ba viên đá lần lượt được tung lên, tạo ra một vòng tròn trên không trung.
Không phải chỉ là tung đá thôi sao? Ai mà không biết làm?
Trác Dụ cũng nhặt ba viên đá lên, bắt chước theo.
Người áo xanh cảm thấy bị khiêu khích, thế là lại nhặt thêm một viên, tung cả bốn viên đá lên trời.
Trác Dụ không cam lòng yếu thế hơn, cúi đầu tìm đá khắp nơi.
Người đứng xung quanh xem nghĩ mãi không ra, chẳng lẽ đây là cách chúc mừng năm mới đang thịnh hành ở thành phố lớn hả?
“Anh rể, anh rể.” Khương Dực không nhìn nổi nữa: “Làm gì vậy ạ, sao lại thi cái này với anh ta? Anh biết anh ta làm nghề gì không?”
Chẳng hiểu sao Trác Dụ lại nổi giận.
“Anh ta là diễn viên xiếc đấy ạ, đừng có chọc anh ta làm gì anh ạ, khéo lát nữa anh ta tìm anh đòi thi nuốt kiếm, nuốt quả cầu lửa, dùng ngực đập bể đá lớn thì toang.” Khương Dực nhỏ giọng nói: “Ồ đúng rồi, anh ta còn biết dạy con khỉ, con cọp đi trên dây thép nữa. Sao anh so tài với anh ta được đúng không? Chắc chắn sẽ thua đó anh rể tốt của em ơi.”
Trác Dụ: “…”
Khương Uyển Phồn ở bên cạnh cuối cùng không nhịn được nữa, cô ôm bụng cười nghiêng cười ngã.
Trác Dụ ném ba viên đá kia đi, bảo đi rửa tay.
Anh đi không bao lâu thì Khương Uyển Phồn nhận được tin nhắn: “Đến đây.”
Vừa rẽ đến đầu hành lang thì cổ tay chợt bị cầm lấy, sau đó Trác Dụ kéo cô vào. Khương Uyển Phồn bị đè trên cánh cửa, anh giữ chặt không một khe hở gì. Đèn trên hành lang không quá sáng, màu sắc ấm áp lan tỏa khắp khuôn mặt anh, xương mày hơi giật giật.
Khương Uyển Phồn nhướn mày: “Kỹ thuật tung đá của sếp Dụ ổn áp phết nha.”
Trác Dụ “ừ” một tiếng: “Chỉ có kỹ thuật này ổn áp thôi sao?”
Chủ đề này hơi sát biên giới rồi đấy.
Khương Uyển Phồn đẩy anh: “Bên ngoài có nhiều người lắm.”
“Vậy không phải càng k!ch thích hơn sao.”
Trác Dụ vòng một tay ra sau lưng cô, ấn người cô vào sát người mình một cách kín kẽ. Khi nụ hôn đến, Khương Uyển Phồn hơi run rẩy, ôm lấy cổ anh theo bản năng.
“Em trai thối có cái gì tốt chứ?” Trác Dụ tách ra một khe nhỏ: “Anh trai như này mới đỉnh.”
Hơi thở của Khương Uyển Phồn không đều đặn, cô nhẹ nhàng nói khẽ bên tai anh: “Em trai biết dùng ngực đập đá lớn, anh biết không?”
“Không biết.” Trác Dụ di chuyển tay lên, thấp giọng đáp: “Nhưng anh trai biết ăn thỏ, hai… con thỏ.”
__
Lời tác giả:
Ăn đầu thỏ cay nóng (Dụ-mặt mày đứng đắn)