Mỹ Nhân Tóm Lược Truyện - Các Nữ Nhân Khác Thời Ngũ Đế
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
140


Mỹ Nhân Tóm Lược Truyện


Các Nữ Nhân Khác Thời Ngũ Đế


8. Xương Phó (mẹ của đế Chuyên Húc- một vị vua thời Ngũ Đế, người kế nhiệm Thiếu Hạo)

9. Nữ Lộc (vợ của đế Chuyên Húc)

10. Khương Nguyên

Khương Nguyên là một nhân vật nữ trong huyền sử Trung Quốc, tương truyền nàng là con gái Hữu Thai thị và là chính phi của đế Cốc Cao Tân thị.

Theo nhiều tư liệu thần thoại ghi chép thì một hôm nọ nàng Khương Nguyên đi vào rừng hái củi chợt nhìn thấy một vết chân người khổng lồ, nàng cho là điềm lạ liền ướm chân vào xem sự thể thế nào. Thế rồi nàng thụ thai và hết 9 tháng 10 ngày thì sinh được người con trai, vì nàng nghĩ rằng đứa con này sau lớn lên sẽ gây vạ bởi lai lịch bất minh liền mang nó đi bỏ. Thế nhưng nàng vứt nó ở đâu nó cũng không việc gì, thả vào rừng thì các loài thú đều vây quanh nó, thả vào khe suối thì các loại cá lại bao bọc nó, treo nó vào lồng đưa lên cây thì các loại chim muông che chở làm tổ cho nó ở. Nàng thấy thế biết rằng đứa bé này là người không tầm thường mới quyết định đem về nuôi, Nàng đặt tên nó là Khí (có nghĩa là bỏ đi) và mang họ Cơ của cha là đế Cốc. Sau này Cơ Khí lớn nên làm nông sư thời đế Nghiêu và đế Thuấn nên được gọi là Hậu Tắc, hậu duệ 15 đời của Hậu Tắc là Cơ Phát đã dấy binh đánh đổ nhà Ân mà lập ra nhà Chu.

11. Giản Địch

Giản Địch nàng là nhân vật nữ trong huyền sử Trung Quốc, căn cứ theo nhiều tư liệu trong các thư tịch cổ thì nàng là con gái của bộ lạc Hữu Nhưng.

Trong Kinh thi có câu: “thiên mệnh huyền điểu, giáng sinh nhi Thương” nghĩa là trời sinh chim đen giáng hạ xuống sinh ra nhà Thương là bắt nguồn từ nhân vật này. Tương truyền Giản Địch là thứ phi của đế Cốc Cao Tân thị, một hôm nàng ra bờ suối tắm thì thấy có một trứng chim ở bên bờ suối. Giản Địch bèn tiến lại gần nhặt lấy nó đập vỡ rồi nuốt sống cả lòng trắng lẫn lòng đỏ, chẳng bao lâu nàng thụ thai rồi sinh ra người con trai đặt tên là Tiết (hay Khiết). Thời kỳ này thuộc giai đoạn cuối của xã hội thị tộc mẫu hệ, con người sống theo kiểu quâng hôn nên phần lớn chẳng biết cha là ai mới có những điển tích thần thoại như thế để nêu bật nguồn gốc rằng đó là ý trời.

Sau này lớn lên, Tiết phò trợ cho đế Nghiêu rồi đế Thuấn đặc biệt nhất là giúp vua Hạ Vũ trong công tác trị thủy nên được ban họ Tử và thụ phong ở đất Thương, hậu duệ 13 đời là Tử Lý khởi binh lật đổ vua Hạ Kiệt và lập nên triều đại thứ hai của người Trung Quốc.

12. Khánh Đô

Bấy giờ đế Khốc Cơ Tuấn lên ngôi thiên tử cũng đã được một thời gian, lúc ấy ông đang có 3 vợ mỗi vợ sinh được 1 người con trai. Vợ cả họ Hữu Thai sinh ra Hậu Tắc là thủy tổ nhà Chu, vợ hai họ Hữu Nhưng sinh ra Tử Tiết là thủy tổ nhà Thương, vợ 3 họ Tu Ty sinh ra đế Chí sau này kế nhiệm ông làm thủ lĩnh liên minh bộ lạc.

Lần ấy đế Cốc đi tuần du thiên hạ có ghé qua nước Trần Phong và vào thăm nước ấy tiện thể xem xét dân tình, ông vô tình gặp người con gái là Khánh Đô ngang đường đem lòng yêu mến mà nạp làm vợ thứ tư. Khánh Đô hoài thai 14 tháng mới sinh ra một người con trai ở đất Đan Lăng, đế Cốc hay tin xa giá đến tận nơi thăm con và ban cho họ Y Kỳ tên chữ là Phòng Huân (đế Nghiêu sau này). Phòng Huân từ nhỏ đã được mẹ dạy dỗ những điều nhân nghĩa và tư tưởng đạo đức của tổ tiên là Hiên Viên Hoàng Đế, ông cũng gần gũi dân chúng nên thấu hiểu được cảnh cơ cực và nỗi vất vả của người dân lao động. Sau này lớn lên Phòng Huân giúp vua cha lập nhiều công to được thụ phong ở đất Đào, đến khi đế Chí đăng cơ thì cải phong ở đất Đường nên mới gọi kép là Đào Đường thị.

Còn về nước Trần Phong từ đó trở đi sử sách không thấy nhắc đến lần nào nữa, tuy nhiên chỉ cần biết rằng nước ấy là quê ngoại của đế Nghiêu cũng đủ cho đời sau không bao giờ lãng quên.

13. Ốc Đăng

Ốc Đăng là tên của 1 nữ nhân được cho là sống vào thời Đường Nghiêu trong lịch sử Trung Quốc, theo nhiều tư liệu cổ điển ghi chép thì bà chính là mẹ đẻ của đế Thuấn.

Tương truyền Ốc Đăng là người con gái hiền thục, đoan trang, trung hậu, đảm đang, bất khuất, kiên cường…Không rõ phụ mẫu bà là ai và xuất xứ từ nước nào chỉ biết chồng bà tên Cổ Tẩu – con trai của Kiều Ngưu – dòng dõi đế Chuyên Húc, xét về phẩm hạnh của nàng thì dân chúng quanh vùng đều đánh giá: nết na, thùy mị, chính trực, khảng khái…

Một lần Ốc Đăng đi cấy ngoài đồng cách nhà tương đối xa gặp ngay trời đổ mưa giông bất ngờ không chạy về kịp, nàng núp vội dưới gốc cây vệ đường để tạm trú ẩn cho qua cơn bão tố. Chợt nàng thấy trên bầu trời xuất hiện cây cầu vồng bảy sắc óng ánh rất đẹp mắt. Nàng mải chăm chú nhìn lên ngắm hiện tượng thiên nhiên này say mê đến nỗi mưa tạnh mây tan lúc nào cũng không hay biết. Khi người đi đường ngang qua thấy lạ liền gọi thì nàng mới giật mình bừng tỉnh. Sau hôm ấy nàng thụ thai rồi sinh ra một bé trai kháu khỉnh đặt tên là Đô Quân. Vì lúc sinh con thì bà đang ở đất Diêu nên lấy luôn tên đất mà xưng họ Diêu tự là Trọng Hoa, nàng vừa làm lụng vừa nuôi con thơ tất bật vất vả khiến thân hình càng ngày càng tiều tụy. Chẳng bao lâu nàng mắc bạo bệnh rồi qua đời khi ấy còn quá trẻ để lại cho chồng là Cổ Tẩu cảnh “gà trống nuôi con”, nhưng chưa mãn tang Cổ Tẩu đã vội đi lấy vợ hai rồi đem Trọng Hoa sang cho ông nội là Kiều Ngưu. Thế rồi Kiều Ngưu nuôi dạy cháu cũng chỉ hơn 10 năm thì già yếu mà từ giã cõi thế gian, Trọng Hoa phải về ở với cha đẻ và mẹ kế lúc này đã sinh được 1 trai là Tượng và 1 gái là Hệ. Lần đầu tiên trong lịch sử câu ca dao:”mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời gì ghẻ có thương con chồng” được người đời chiêm nghiệm thực tế, kết quả mọi thủ đoạn mánh khóe của cha đẻ và mẹ kế cùng em khác mẹ đều được Trọng Hoa vượt qua một cách khéo léo tài tình.

Chính vì lẽ trên làm đế Nghiêu cảm mến đức hạnh phẩm chất cao thượng của Trọng Hoa mà thiện nhượng trở thành thánh quân Ngu Thuấn nổi tiếng vậy, đó cũng chính bởi gen di truyền hình thành từ mẹ sang con của người phụ nữ tên Ốc Đăng.

14. Nga Hoàng

Nga Hoàng là nữ nhân sống vào thời Ngũ Đế trong lịch sử Trung Quốc, theo nhiều thư tịch cổ ghi chép thì nàng và Nữ Anh đều là con gái của đế Nghiêu Y Kỳ Phòng Huân và cùng là vợ của đế Thuấn Diêu Trọng Hoa.

Khi đế Nghiêu nghe thiên hạ bàn tán ca tụng công đức của Diêu Trọng Hoa thì ông đã quyết định thử thách người này, trước tiên ông cấp cho Diêu Trọng Hoa kho lương thực rồi gả một lúc 2 cô con cái là Nga Hoàng và Nữ Anh cho ông ta. Kết quả vua Nghiêu không nhìn lầm người nên ông rất phấn khởi lập tức phong Diêu Trọng Hoa làm vua nước Hữu Ngu, rồi chẳng bao lâu đế Nghiêu thiện nhượng cho Diêu Trọng Hoa làm đế Thuấn thì Nga Hoàng chính thức trở thành Hoàng hậu mẫu nghi thiên hạ. Tương truyền khi Thuấn cai trị chỉ ngồi gảy khúc Nam Phong mà nhân dân an cư lạc nghiệp xã hội thanh bình, Nga Hoàng cai quản tốt tam cung lục viện và sử lý triều chính lúc chồng đi tuần thú nơi xa mà đất nước được thịnh trị.

Sau khi Thuấn thiện nhượng cho Hạ Vũ thì ông vẫn tiếp tục công việc đi tuần thú chỉ đạo dân cày cấy, trong những lúc này thì Nga Hoàng và Nữ Anh đều đi theo chồng giúp đỡ việc hậu cần. Lần đó Ngu Thuấn đến đất Thương Ngô bên bờ sông Tương thì ngã bệnh qua đời, 2 nàng thương khóc chồng ngồi cạnh mộ bên bờ sông Tương khóc ròng rã suốt 7 ngày 7 đêm. Chỗ nước mắt của 2 nàng rơi xuống mọc ra bụi trúc nên người đời gọi luôn đó là “Tương phi trúc”, sau khi khóc than thì Nga Hoàng cùng Nữ Anh đều trầm mình xuống sông để tuẫn tiết theo chồng.

15. Nữ Anh

Nữ Anh là tên một nữ nhân huyền thoại sống vào thời kỳ Tam Hoàng Ngũ Đế trong lịch sử Trung Quốc, theo ghi chép của nhiều thư tịch khác nhau thi nàng là con gái thứ 2 của đế Nghiêu và đồng thời cũng là thứ phi của đế Thuấn.

Bấy giờ vua Nghiêu có 2 người con gái vừa có sắc lại vừa có tài nên nhà vua rất muốn gả vào nơi tử tế xứng đáng với nền nếp gia phong của mình, khi thấy thiên hạ khen tài của Diêu Trọng Hoa thì ông quyết định thử thách bằng cách đem cả hai cô gả cho người này kết hợp cấp cho kho lương thực để làm của hồi môn. Nga Hoàng là chị làm chính thất còn Nữ Anh là em thì làm thứ thiếp, tuy nhiên hai chị em không bao giờ cãi vã ăn ở đoàn kết đoan trang hiền thục nhường nhịn nhau từng cử chỉ hành động khiến người ngoài đều phải mến mộ. Tuy ở nhà chồng chứng kiến cảnh bố và em chồng luôn tìm cách hãm hại chồng mình nhưng 2 nàng vẫn khéo léo hóa giải được tất cả mối hiềm khích, điều này xảy ra nhiều lần khiến 2 cha con Cổ Tẩu và Tượng sau này không dám làm hại Trọng Hoa nữa.

Lúc Ngu Thuấn được thụ phong nước Hữu Ngu thì Nữ Anh làm thứ phi vẫn phụ giúp chị quản lý công việc mỗi khi chồng đi vắng, sau khi Ngu Thuấn lên ngôi thiên tử thường xuyên tuần du làm việc cùng với dân thì Nga Hoàng xử lý công việc triều chính, còn phần Nữ Anh đứng ra cai quản tam cung lục viện và giải quyết vấn đề hậu cần cho chồng mỗi lần xuất thành công cán.

Vua Thuấn tại vị được 50 năm (có thuyết nói rằng 61 năm) thì thiện nhượng cho Hạ Vũ rồi dẫn 2 vợ đi khắp nhân gian dạy dân cày cấy và trực tiếp làm việc với dân chúng, lần ấy đến đất Thương Ngô nhà vua bị cảm đột ngột rồi mất ở bên bờ sông Tương. Nga Hoàng và Nữ Anh lo an táng cho nhà vua xong rồi 2 nàng ngồi bên mộ khóc suốt 7 ngày 7 đêm, nơi nước mắt 2 bà chảy ra mọc nên một giống trúc được thiên hạ gọi là “tương phi trúc”.

Không rõ Nữ Anh ở với đế Thuấn bấy nhiêu năm, chỉ biết rằng con trưởng là Thương Quân. Sau khi biết tin Ngu Thuấn chết, Nữ Anh cùng chị khóc lóc rồi đều trầm mình xuống sông Tương tự vẫn tuẫn tiết theo chồng.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN