Mỹ Nhân Tóm Lược Truyện - Chức Nữ
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
209


Mỹ Nhân Tóm Lược Truyện


Chức Nữ


Hoặc dĩ Kỳ tửu, bất dĩ kỳ trượng, huyền huyền tự học
Bội toại, bất kỳ trường duy thiên hữu
Hán, giám diệc hữu quang, Kỳ bỉ Chức Nữ.
Chung nhật thất tương. Tuy tắc thất tương.
Bất thành báo chương, quan bỉ khiên ngưu,
Bất dĩ phục sương, đông phương khải minh
Tây hữu Trường Canh, hữu cầu thiên tất tát thi chi hàng.

(trích Tiểu Nhã trong Kinh thi)

Dịch:

Phương Đông lấy rượu tặng đưa
Chẳng là vật uống chẳn ưa nhắp vào
Thướt tha ngọc toại tặng trao
Rõ ràng thật có đai đâu, chê là
Trên trời có dãy Ngân Hà
Hãy đem ánh sáng để mà xét soi
Chòm sao Chức Nữ ba ngôi
Suốt ngày bảy khoảng chuyển dời hiện ra
Bảy giờ Chức Nữ trải qua
Gấm thì chẳng thấy dệt ra tấm nào
Khiên Ngưu lấp lánh ngôi sao
Thắng xe chẳng dẫn được trâu về cùng
Khải Minh lấp lánh phương Đông
Trường Canh đã mọc ở vùng trời Tây
Dáng cong Thiên Tất sao này
Bủa thanh hàng liệt giăng bày mà thôi

(Bản dịch của Tạ Quang Phát)

Trên bầu trời đêm, ngôi sao Chức Nữ được đặt bên cạnh máy dệt vải nhưng lại không chú tâm vào dệt vài. Nàng luôn một lòng tưởng nhớ về Khiên Ngưu, ngôi sao ở bên khia sông Ngân với nỗi nhớ nhung da diết…

Ngày 7 tháng 7 âm lịch là tết “Khất xảo” hay còn gọi là “Thất tịch”. Phía sau ngày lễ ấy là một câu chuyện tình đẹp thơ một giữa nàng tiên Chức Nữ và chàng chăn trâu Ngưu Lang. Câu chuyện ấy chỉ được người dân Việt Nam vắn tắt qua mấy dòng ngắn gọn như sau: Ngưu Lang là vị thần chăn trâu của Ngọc Hoàng, còn Chức Nữ là tiên nữ phụ trách việc dệt vải. Trong một lần tình cờ cả hai nhìn thấy nhau từ đó cảm mến nhau. Đêm ngày mong nhớ. Ngọc Hoàng hay được nên đã tác thành cho hai người nên duyên vợ chồng. Song sau khi lấy nhau về cả hai cứ mãi quyến luyến không rời nhau khiến công việc bị trễ nại. Ngưu Lang bỏ bễ việc chăn trâu, để trâu đi nghênh ngang vào điện Ngọc Hư. Chức Nữ trễ nải việc dệt vải. Khi biết chuyện, Ngọc Hàng vô cùng giận giữ, bắt cả hai phải ở cách xa nhau, người đầu sông Ngân, kẻ cuối sông.

Sau đó, Ngọc Hoàng thương tình nên ra ơn cho hai người mỗi năm được gặp nhau vào ngày 7 tháng Bảy âm lịch. Khi tiễn biệt nhau, Ngưu Lang và Chức Nữ khóc sướt mướt. Nước mắt của họ rơi xuống trần hóa thành cơn mưa và được người dưới trần gian đặt tên là mưa ngâu.

Thế nhưng câu chuyện của người dân Trung Quốc lại không đơn giản như vậy. Chúng ta cùng xem xem người dân Trung Quốc đã kể câu chuyện này như thế nào.

Câu chuyện này xảy ra vào thời Tứ Chu, đó là thời kỳ của xã hội nô lệ, một thời đại mà khi ấy sự phân chia đẳng cấp vô cùng hà khắc. Câu chuyện đã vẽ nên mọt bức tranh chân thực về sự áp bức khổ cực và tiếng nói của trái tim con người bình thường mưu cầu hạnh phúc. Họ đã mượn hình ảnh của hai ngôi sao trên trời để nói lên thực tình của nhân gian!

Đất Tề thời Tứ Chu (nay thuộc tình Sơn Đông) có một gia đình nghèo khổ. Ba mẹ đều mất sớm cả. Người em nhỏ phải dựa vào chị dâu của mình mà sống qua ngày. Hằng ngày cậu bé ấy phải chăn trâu ở những cánh đồng xa, nên người ta gọi cậu là Ngưu Lang. Cậu bé ấy dần lớn lên và trở thành một chàng trai khỏe mạnh. Nhưng lúc này, người chị dâu của Ngưu Lang lại không hề thích cậu tí nào. Thế là chàng trai ấy đành phải dắt theo một con trâu già lưu lạc đến một vùng đất xa xôi. Vừa khai khẩn đất hoang, Ngưu Lang vừa khóc. Những giọt nước mắt của Ngưu Lang cứ thấm dần, thấm dần xuống đất nên ít lâu sau từ mặt đất mọc lên những khóm hoa tên là Khiên Ngưu tươi tắn. Từ đó, từng đôi bướm hồng bay lượn trên những cánh hoa, những chú chim nhỏ cũng kéo về đây co hót không ngớt, đồng ruộng hoa mọc một màu xanh thật tươi tốt.

Nói về chuyện con trâu già mà Ngưu Lang dắt theo vốn là Kim Ngưu trên Thiên đình nhưng do vi phạm Thiên Quy nên bị Ngọc Hoàng đày xuống trần gian làm kiếp con trâu. Vì muốn cảm ơn công chăm sóc của Ngưu Lang nên con trâu già ngoài việc lao động cần cù ra còn muốn kiếm cho chàng một mối lương duyên hảo hợp để chàng bớt cô đơn, trống trải.

Vốn từng ở trên trời nên Kim Ngưu biết được 7 tiên nữ trên trời thường xuyên kết ban dưới trần gian và còn biết được các tiên nữ thường hay đến tăm ở hồ Minh Kính trong khe núi phía đông. Vậy là đến một đêm nọ, con trâu già ấy vào báo mộng cho Ngưu Lang biết và bắt chàng phải đến hồ Minh Kính vào sáng sớm, trước khi mặt trời mọc, nhân lúc các nàng tiên đang vui đùa bèn lấy một bộ áo rồi chạy về nhà, như thế sẽ lấy được một nàng tiên xinh đẹp làm vợ.

Ngưu Lang bừng tỉnh, chàng bán tin bán nghi những gì vừa mơ thấy. Song chàng vẫn quyết định làm theo. Và quả nhiên khi đến bên hồ, chàng nhìn thấy 7 mỹ nữ vô cùng xinh đẹp đang dần trút bỏ xiêm y và xuống hồ đùa nghịch. Chàng đứng ngây ra ngắm các nàng, ai ai trông cũng thật lộng lẫy, những món đồ trang sức bằng vàng được cài một cách khéo léo trên mái tóc óng ả của các nàng càng khiến họ trở nên lộng lẫy. Ngẩn ngơ một hồi lâu, Ngưu Lang vội lấy một bộ xiêm y màu hồng phấn treo trên cây thấp gần đó rồi bỏ chạy về nhà. Ấy chính là bộ xiêm y của nàng Chức Nữ. Vì mất xiêm y nên Chức Nữ không thể nào trở về Thiên cung được. Nàng đành chờ đến khi trời tối mới ra ngoài và đến ngõ cửa nhà Ngư Lang. Trong ánh đèn mập mờ, một bên là chàng điều phu hiền lành, một bên là tiên nữ dịu dàng xinh đẹp, cả hai nhìn nhau và trúng tiếng sét ái tình. Vậy là trong đêm xuân tĩnh lặng ấy, cả hai đã ước hẹn sẽ sống bên nhau.

Thế nhưng, hạnh phúc đến mau thì đi cũng mau. Ba năm nhanh chóng trôi qua. Con trâu già năm nào đã chết và để lại cho Ngư Lang một đôi sừng. Chức Nữ cũng đã sinh cho Ngưu Lang một bé trai và một bé gái vô cùng đáng yêu. Và ngay lúc này đây, Ngọc Hoàng Thương Đế đã phát hiện ra Chức Nữ trốn khỏi nhà trời liền phái Tiên binh thần tướng đi bắt Chức Nữ về. Nàng bị bắt về thiên cung thì đau khổ vô cùng. Còn Ngưu Lang cũng nhớ về nàng khôn nguôi, hai đứa con nhỏ dại cứ đêm ngày khóc đòi mẹ. Ngưu Lang nhớ đến việc con trâu già giúp mình nên duyên lại ôm sừng trâu mà khóc thảm thiết hơn. Không ngờ rằng chàng vì sơ suất đên đã làm rơi đôi sừng trâu xuống đất. Theo lý thường tình sừng trâu sẽ gãy tan tành nhưng sự lạ đã xảy ra! Hai chiếc sừng trâu biến thành hai cái sọt. Phải chăng trước lúc chết, con trâu già đã tiên liệu được điều này? Nhưng Ngưu Lang chả thể nào nghĩ xa đến thế! Chàng vội đặt hai con vào hao cái sọt rồi gánh lên vai đi tìm vợ. Một cơn gió nhẹ thổi qua khiến hai chiếc sọt này có lực mà bay lên, nó bay mỗi lúc một cao. Vậy là Ngưu Lang gánh con mà cưỡi mây lướt gió lên gặp vợ hiền. Người vợ hiện ấy ở ngay trước mặt, chàng chỉ cần gắng thêm chút nữa là tới. Nhưng Vương Mẫu nương nương bất ngờ xuất hiện. Bà bèn nhổ một sợ tóc bạch kim trên đầu làm thanh vạch ngăn cách giữa Ngưu Lang và Chức Nữ. Lập tức những con sóng trắng bạc đầu xuất hiện tạo thành dải sông Ngân Hà. Từ đó người ở bên bờ Đông sông, người ở bên bờ Tây sông, không thể nào gặp được nhau.

Chim Khách vô cùng cảm thông trước mối tình sâu nặng của Ngưu Lang và Chức Nữ nên hàng năm đợi thu hè về, đợ lúc Ngân Hà sóng yên biển lặng là lại gọi đàn trên sông bắc thành cầu Ô Thước để Ngưu Lang và Chức Nữ có thể gặp nhau. Ngày đó chính là vào ngày 7 tháng 7 âm lịch. Hai người gặp nhau không biết nói gì chỉ biết nhìn nhau mà khóc, họ khóc một ngày một đêm rồi lại chia xa nhau đến một năm sau mới có thể gặp lại. Ngày hôm ấy, dưới nhân gian trời cũng mưa tầm tã, người ta nói đó là mưa ngâu, là nước mắt của họ. Còn về chim Khách, sau ngay hôm ấy vì vất vả bắt cầu nên lông vũ của nó đã rụng đi rất nhiều, rất nhiều.

Câu chuyện Ngưu Lang- Chức Nữ nguyên bản là như vậy. Song câu chuyện trong nhạc kịch “Thiên Hà Phi”, Thiên Tiên Phi” hay “Thước kiều hội” của người đời sau có khác chút ít. Không những biến người thành tiên mà còn biến tiên thành người. Tiên nữ có thể xuống hạ giới, ngược lại người trần cũng có thể lên trời. Một câu chuyện tình thấm đẫm tình yêu và khát vọng của nhân dân.

Câu chuyện tình này đã trải qua không ít thời kỳ dù mỗi thời kỳ đều có độ sai lệch ít nhiều nhưng dường như tình cảm dành cho nó vẫn nguyên vẹn, không hề bị thay đổi. Đời Tây Chu từng có sự tưởng tượng và truyền thuyết về Ngưu Lang- Chức Nữ. Sau này, trong “Sử ký thiên cung thư” và ‘Hán thư thiên văn chí” đều ghi chép hai ngôi sao Ngưu Lang và Chức Nữ. Trong “Kinh Sở tuế thời ký” của Tông Hoài thời đại nhà Phổ có ghi: Chức Nữ là cháu ngoại của thiên đế, tới ngày 7 tháng 7 Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau ở sông Ngân Hà. Cũng thời đại này, Du Bảo cũng đã nói đến hai ngôi sao Ngưu Lang và Chức Nữ trên trời là câu chuyện vợ chồng hiếu thảo.

Đến thời Nam- Bắc triều, trong “Thuật Dị ký” có ghi: Ở phía Đông của con sông lớn, có một mỹ nữ đẹp mê lòng người, là con của thiên đế, quen việc dệt vải, ngày đêm làm việc vất vả, dệt nên những bộ quần áo đủ màu sặc sỡ, lao động mệt nhọc, không được hưởng thú vui, dung mạo cũng không để ý đến. Thiên đế thương tình liền gả cho Khiên Ngưu ở Tây Hà, từ đó về sau bỏ nghề dệt, mải vui thú không quay về nữa. Thiên đế tức giận bắt quay về Đông Hà, mỗi năm chỉ được gặp nhau một lần. Việc ghi chép này đã được Tóng Hoài ghi trong 19 bài thơ cổ, trong đó có một bài thơ miêu tả “hai ngôi sao Thất Tịch” này. Phủ Bắc Triều, trong “Tục tề hào ký” của Ngô Quân cũng đã nhắc đến câu chuyện này. Đến đời Đường, trong “Trường hận ca” của Bạch Cư Dị đã kể lại chuyện của Đường Huyền Tông và Dương Bảo Hoài, lấy Ngưu Lang- Chức Nữ làm ví dụ, cùng nhau thề ước trọn đời bên nhau.

Đến nay câu chuyện tình Ngưu Lang- Chức Nữ vẫn có sức lay động lòng người. Ngày 7 tháng 7, ngày họ gặp nhau giờ được giới trẻ gọi là Valentine phương Đông. Ý nghĩa chính của câu chuyện tình này chính là sự ràng buộc của xã hội, những tiểu tiết, đạo lý của cộng đồng đã khiến cho các đôi trai gái yêu nhau nhưng không thể đến được với nhau. Ngân Hà giờ đây không phải là một con sông nữa mà đã trở thành một bức tường vô hình ngăn cách hai người, ấy chính là sự cấm cản của xã hội thời bấy giờ. Giờ đây, thời hiện đại, thanh niên đã được tự do lựa chọn tình yêu, lựa chọn hôn nhân, lựa chọn cuộc sống, lựa chọn hạnh phúc cho chính mình. Không gì có thể ràng buộc hoặc cấm cản họ được nữa. Sóng thấp thoáng đâu đó, tục lệ “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” vẫn còn khiến không ít người yêu nhau mà không thể đến được với nhau.

Câu chuyện tình của Ngưu Lang- Chức Nữ là một câu chuyện tuy đơn giản nhưng vô cùng đẹp không chỉ vì nó mang màu sắc thần tiên, thần thoại mà còn bởi vì những ý nghĩa tích cực mà nó đem lại. Bởi vậy nên “Valentine phương Dông” mới trở nên ý nghĩa như thế.

Thất tịch kim tiêu khán Bích tiêu
Ngưu Lang Chức Nữ độ Thước kiều
Gia gia khởi xảo vọng thu nguyệt
Xuyên tận hồng ky nhị bách điều

(Khất xảo)

Dịch:

Đêm nay bảy bảy ngắm trời cao
Ngưu Lang Chức Nữ được vượt cầu
Khốn khéo tay trăng thu thảy ngắm
Mời trăm, râu hết sợi tơ màu

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN