Mỹ Nhân Tóm Lược Truyện - Hằng Nga
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
158


Mỹ Nhân Tóm Lược Truyện


Hằng Nga


Từ thuở hồng hoang, dân chúng truyền nhau không biết bao nhiêu là câu chuyện ly kỳ về thiên giới như: truyền thuyết về Ngọc Hoàng, Tứ đại Thiên Vương, Nhị Lang thần, truyền thuyết về Tam thái tử Na Tra…những câu chuyện này đa phần vẫn còn được lưu truyền cho đến ngày nay. Song trải qua bao thăng trầm lịch sử cùng với đó là nền văn minh của mỗi thời đại mỗi khác nên các câu chuyện này đã có nhiều dị bản khác nhau. Nhưng câu chuyện có ít dị bản nhất và còn giữ được tính nguyên bản không thể không kể đến câu chuyện về nàng Hằng Nga và chàng Hậu Nghệ.

Nói về Hằng Nga- Hậu Nghệ, chúng ta không thể không nói về ước mơ của nhân dân thời bấy giờ. Thời đại Hằng Nga- Hậu Nghệ sống, thời kỳ Thượng cổ vô cùng thoải mái. Theo lời kể của Nghiêu Yếu khi đến Bách Việt quan sát thật khiến cho chúng ta không khỏi giật mình kinh ngạc. Thời ấy, những lễ giáo, những ràng buộc phong kiến, đặc biệt là “Nam nữ thọ thọ bất thân” không hề tồn tại. Bởi trong khi trên mặt hồ có vô số chàng trai trên đầu đội rất nhiều lớp khăn hồng, dưới hồ các cô gái lại thoải mái trần truồng tắm, không một chút e dè hay kiên kỵ nào cả. Nghiêu Yếu hỏ ra mới vỡ lẽ người nơi đây quan niệm thân thể là do trời tạo ra và là để cho mọi người ngắm, không việc gì là phải xấu hổ cả. Nếu mặt áo vào thì đó là vẻ đẹp nhân tạo, không phải là vẻ đẹp tự nhiên, không đáng quý trọng. Con trai thậm chí có thể sờ soạt bất kỳ chỗ nào trên thân thể của cô gái trừ bầu ngực vì đó là cái riêng của người con gái, nhưng đến khi người con gái đó đã trở thành người tình của chàng trai, họ không chỉ có thể sờ mà còn có thể xoa bóp bầu ngực của cô gái. Còn về việc các chàng trai quấn nhiều khăn hồng thành tầng trên đầu là những chiếc khăn hồng đó là do các cô gái tặng cho, bao nhiêu chiếc khăn hồng quấn trên đầu là bấy nhiêu cô gái tặng cho chàng trai.

Sự kết hợp giữa Hằng Nga và Hậu Nghệ cũng bắt đầu từ đây. Hằng Nga (còn gọi là Thường Nga) vốn là con của một gia đình ngư gia. Từ nhỏ, nàng đã quen với sóng biển và nàng là trợ thủ đắc lực cho cha và anh trai trong nghề bắt cá. Cuộc sống là những tháng năm gắn liền với biển cả đã rèn luyện cho nàng có một vóc dáng đẹp và rắn rỏi khỏe mạnh. Hậu Nghệ từ lâu vốn đã nghe nói tới vẻ đẹp của Hằng Nga nên rất muốn gặp nàng. Trong một lần tình cờ, hai người gặp nhau trong rừng rậm, sau khi nói chuyện vài câu, hai người đã kết thành tình mây gió. Ít lâu sau vào một đêm trăng sáng, Hậu Nghệ đến cửa nhà Hằng Nga cất cao giọng hát:

Cuồng cẩu phệ nguyệt ngộ tri thiên
Tưởng muội nhân duyên hội phát điên
Muội Kim hảo tỷ nguyệt trung đan
Khán thời dung dị chiết thời nan.

Dịch:

Trăng sáng lung linh chó cắn càn
Nhân duyên của muội nghĩ mà điên
Muội như đan quế cung trăng ấy
Dễ dãi khi xem hái khó khăn

Hằng Nga ở trong nhà thực sự không biết ai đang hát ở trước của nhà mình. Nàng chỉ biết rằng giọng hát ấy rất tự nhiên. Nàng bằng đáp lại rằng:

Thúy trúc đê thùy thị ngà gia
Trúc chi dụng dã biên ly ba
A y nhược giải Lang tâm ý
Kiết bạn san tâu điệc bất sa.

Dịch:

Nơi thiếp bóng tre tỏa mái nhà
Cành tre dùng kết rậu thưa thưa.
Thiếp nay đã hiểu lòng chàng lắm
Kết bạn non sâu cũng chẳng xa.

Đến đây, nét mặt của Hằng Nga dần nóng lên, không kiềm nổ tình cảm của mình, lúc này nàng biết người đứng ngoài của là Hậu Nghệ bèn đáp:

_ Tháng trước gặp nhau trong núi, nay hộ ngộ trong rừng. Ân ái dù co muôn vàn cách trở, cũng sẽ vượt qua tất cả, đổi bằng máu hồng và nước mắt.

Hậu Nghệ liền đáp lời:

A muội sinh đắc tượng tư văn
Đương môn nha xỉ bạch như ngân
Lường bàng nhũ phong long long khởi
Nan quái a Ka nhật dạ hồn

Dịch:

A muội xinh tươi da trắng ngần
Hàm răng trắng mọc giữa môi son
Hai bên cồn v.ú cao cao dựng
Chẳng trách a Ka bị hút hồn.

Hậu Nghệ biết được Hằng Nga đã phải lòng mình, chàng bèn tiến lại gần cõng Hằng Nga lên lưng rồi chạy vào trong rừng sâu để “lạp dương”. Người đời sau truyền tụng lại gọi là tục “đạp nguyệt”. Nghe nói “đạp nguyệt” dường như vẫn còn truyền xa, đến nay hoạt động ngắm trăng trong đêm Trung thu chính là do phong tục “đạp nguyệt”* chuyển hóa thành”

Hằng Nga vốn không để ý gì đến việc “lạp dương”, nàng cũng không cần biết sau này sẽ ra sao, nàng lập tức chạy trốn cùng Hậu Nghệ. Bởi trong tim nàng giờ đây, Hậu Nghệ chính là thần tượng, chàng là anh hùng nổi tiếng nhất thời đó, có nhiều hành động thật oanh oanh liệt liệt, hùng tráng.

Hậu Nghệ với khuôn mặt chữ điền, tai to, thân dài, tay nở, tay trái hơi nở một chút, thần lực bẩm sinh, rất giỏi bắn tên.. Trong cuộc đời Hậu Nghệ có hai sự kiện nổi bật nhất mà cho đến ngày nay vẫn được lưu truyền. Đó chính là bắn rơi 9 mặt trời và lật đổ sự thống trị của Thái Khang.

Nói về việc bắn rơi 9 mặt trời, hẳn ai cũng biết Ngọc Hoàng có 10 người con trai là Kim Ô. 10 Kim Ô này được đặt tên theo 10 can (ghép với 10 chi sẽ ra tên năm) Truyền thuyết kể rằng, 10 Kim Ô thường luân phiên mỗi người một ngày để đem lại ánh sáng cũng như ấm áp cho trần gian. Nhưng cho đến một ngày, không hiểu vì lí do gì mà trên bầu trời đồng loạt xuất hiện 10 mặt trời (Kim Ô) khiến cho ngày nắng vô cùng. Lúa mạ khô kiệt, đất đai nức nẻ, bệnh dịch hoành hành, ruộng nương không thể nào thu hoạch được, dân chúng nhao nhao vì đói khát. Thấy vậy, Hậu Nghê liền gương cung, lắp tên bắn 1 phát rơi 9 Kim Ô là Giáp, Ất, Bính, Đinh Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm và chỉ để lại Kim Ô Quý. Khắp nơi trên trần gian đều trở lại cuộc sống bình thường. Muôn dân gọi chàng là thần minh. Mọi người vui mừng và vây quanh Hậu Nghệ, tung hô chàng như người hùng.

Chuyện thứ hai là chuyện lật đổ sự thống trị của Hạ Thái Khang. Hạ Thái Khanh là đời sau của Hạ Vạn. Hắn sống rất buông thả, ngồi không ăn hại. Thế là Hậu Nghê quyết định lãnh đạo nhân dân lật đổ sự thống trị của hắn. Sau khi lật đổ sự thống trị của thái Khang, Hậu Nghệ lập Trung Khang, em trai của thái Khang lên làm vua. Nhưng ít lâu sau, Hậu Nghệ lại lật đổ Trung Khang và dành lấy ngôi hoàng đế, ffooir quốc hiệu là Hữu Cùng, thống trị một vùng đất rộng phía Đông đến Liễu Đông, phía Tây đến Long Tây, phía Nam đến Trường Giang.

Một người anh hùng như vậy, Hằng Nga sao có thể từ chối? Nàng quyết yêu Hậu Nghệ. Song Hằng Nga yêu Hậu Nghê bao nhiêu, sùng bái chàng bao nhiêu thì giờ đây nàng lại thất vọng và đau khổ bấy nhiêu. Hậu Nghê trước đây đã không còn nữa. Mà thay vào đó là một Hậu Nghệ suốt ngày chỉ biết chỉ biết hưởng lạc, làm điều xằng bậy, khí phách anh hùng ngày xưa đã chuyển thành tác phong bạo ngược…Nàng đã từng khuyên giải hết lời, thậm chí dùng cái chết để khuyên nhủ Hậu Nghệ nhưng tất cả đều vô dụng. Thất vọng lên tới đỉnh điểm, Hằng Nga khao khát tự giải thoát cho bản thân mình.

Trong một lần Hậu Nghệ vắng nhà. Lần ấy Hậu Nghệ đi rất lâu mới quay về khiến Hằng Nga lo lắng vô cùng. Khi chàng trở về nàng mới hay chàng đã đến núi Côn Luân để xin Tây Mẫu Nương Nương ban cho thuốc trường sinh bất tử. Hậu Nghệ vốn yêu Hằng Nga vô cùng và chàng cũng không muốn trường sinh bất tử một mình nên nguyện chia đôi thuốc cho nàng. Có thể nói rằng, dù đã thay đổi tâm tính, nhưng Hằng Nga mãi là trụ cột tinh thần lớn nhất của Hậu Nghệ. Chàng không tưởng tượng và cũng không muốn tưởng tượng nếu có một ngày cuộc sống của chàng vắng bóng Hằng Nga.

Hằng Nga nghe Hậu Nghệ nói về thuốc trường sinh bất tử thì nàng vừa thấy ngạc nhiên lần tò mò. Và rồi cho đến một ngày Hậu Nghệ đi vắng, nàng đã lấy trộm nếm thử một ít. Nhưng nàng nào ngờ đâu loại thuộc ấy mới chỉ nếm một chút là đã ghiền ngay. Nàng lại nếm thử một chút, một chút rồi cứ thế, chẳng mấy chốc từ một chút nàng đã uống hết số thuộc này. Ngay sau khi uống xong, thuốc phát huy tác dụng ngay. Nàng thấy cơ thể mình cớ nhẹ dần, nhẹ dần, nhẹ như chim và rồi nàng bạy lên khỏi mặt đất. Nàng bay mãi cho đến khi tới cung trăng mới dừng lại được. Và bay theo nàng còn có ngọc thố mà nàng nuôi.

Khi Hậu Nghệ trở về, chàng không thấy Hằng Nga đâu lại thấy số thuốc trường sinh bất tử đã dụng hết thì tức giận vô cùng. Chàng vội lấy cung tên ra và giương cung lên để bắn mặt trăng. Chàng muốn phá hoại nơi ở của nàng, hủy hoại tiền đồ của nàng, quyết không để nàng trường sinh bất tử. Nhưng rồi chàng lại hạ tên xuống và lẩm bẩm:

_ Người đã phụ ta nhưng ta không phụ người.

Điều này chứng tỏ Hậu Nghệ yêu Hằng Nga đến nhường nào. Và chính vì quá yêu nàng nên giờ đây chàng phải đau khổ.

Khi Hằng Nga bay về cung trăng cùng là lúc nàng tròn 35 tuổi. Nàng đã chạy trốn khỏi sự ưu phiền của chốn trần thế vô tình. Nhưng ở nơi Quảng Hàn cung kia lại lạnh lẽo, buồn tẻ vô cùng. Tuy ở cung trăng có anh chàng Ngô Cương (anh ta vì phạm thiên điều nên phải ở nơi đây đốn cây quế) nhưng anh ta chẳng hiểu gì về Hằng Nga cả. Chỉ có thỏ ngọc là hiểu đôi chút tình người nên cũng an ủi nàng phần nào…

Trong một lần, đúng ngày 14 tháng giêng, một vầng trăng sáng lên ở dãy núi phía Đông. Hậu Nghệ một mình nhâm nha vài chén rượu buồn. Tuy trong lòng vẫn còn oán hận nhưng chàng vẫn luôn nhớ về Hằng Nga. Mỗi lúc nhìn trăng sáng, nỗi nhớ trong lòng chàng lại dâng trào. Đúng lúc này, trên trời xuất hiện đám mây ngũ sắc từ từ bay vào nhà và phảng phất trong không khí là hương hoa lan. Chàng nhìn kỹ thì nhận ra Hằng Nga, nhưng trang phục của nàng đã không còn giống như trước và phong thái của nàng cũng đã khác trước. Hậu Nghệ tuy đau khổ vô cùng nhưng lúc ấy chàng lại không nói một lời nào. Hằng Nga đành mở lời trước:

_ Thiếp biết được rằng hiện nay ý nghĩ muốn trở thành tiên của chàng vẫn vô cùng mãnh liệt. Chàng phải biết rằng mãi làn thần tiên cũng chẳng có ý ngĩa gì, cũng như làm người thường thôi. Ví dụ như thiếp bây giờ cũng đang đau khổ lắm chứ. Do vậy thiếp khuyên chàng hãy bỏ ý định trở thành tiên của mình đi.

Hậu Nghệ nghe Hằng Nga nói thế lại hiểu lầm rằng nàng đang gạt mình. Hằng Nga dừng một lúc rồi nói tiếp, lúc nàng tròn mắt của nàng hơi đỏ:

_ Thiếp lấy trộm linh dược của chàng, cảm thấy có lỗi đã lừa chàng, đúng là tội chồng tội.

Nhưng dù cho Hằng Nga có phân trần thế nào, Hậu Nghệ vẫn không chịu tha thứ cho nàng. Cuối cùng, Hằng Nga đau khổ buồn rầu lặng lẽ rút lui. Từ đó trở đi nàng chẳng xuống trần gian nữa mà ở mãi nơi cung nguyệt lạnh lẽo, lẻ loi một mình. Ngày tháng cứ thế trôi đi…

Lý Thương Ẩn đời Đường đã từng viết:

Vân mẫu bình phong chúc ảnh thâm
Trường hà tiệm lạc hiểu tinh trần
Thường Nga ưng hối thâu linh dược
Bích hải thanh thiên dạ dạ tâm

Dịch:

Nến chiếu bình phong vẫn mẫu nhòa
Sông ngân dần lặng ánh sao thưa
Thuốc tiên lấy trôm Hằng Nga hối
Trời biển đêm đêm vời vợi xa

*Tục đạp nguyệt:

Trong đêm trăng tròn, chị em diện quần áo đẹp đi chơi dưới ánh trăng sáng. Vừa đi vừa nói cười huyên náo và cất lên lời hát:

_ Cây ra hoa tỏa ngát hương thơm, hai ba chị em dưới ánh trăng vui đùa, đường a không quản ngại, váy hoa dài phất phới bay.

Ngoài ra còn một tục nữa có liên qua trược tiếp đến cuộc hẹn của Hằng Nga và Hậu Nghê. Vào đêm thượng nguyên nữ lang Diệu Linh du hàng một mình dưới ánh trắng, vào vườn người ta ăn trộm hoa mai, hoa hạnh nhân, nếu như lấy được hoa thì đó là việc đại cát đại lợi, đồng thời có thể lấy được đức lang quân như ý. Vị hôn phu nào có thể lấy được hoa của thiếu nữ đó, sau này có thể cưới được cô vợ như ý. Do vậy vào đêm này, chủ nhân giả câm giả điếc, nam nữ thiếu niên đuổi nhau dưới trăng, nô đùa vui vẻ. Chỉ có chú chó là không hiểu sự tình nên sủa ầm ĩ trong đêm. Bài thơ “Trộm hoa” của Phạm Thành Đại đã phác thảo cảnh này rất sinh động:

Nữ lang nguyên dạ đạp thanh đài
Phan chiết than chi tiếu lạc mai
Để sự hàm tu dương bất thái
Nguyệt minh khuyển phệ hữu nhân lai.

Dịch:

Thảm rêu trai gái đêm nguyên dẫm
Mai rụng tay vin bẻ nhánh cười
Việc đó ngượng ngùng vỏ chẳng biết
Sáng trăng chó sủa khách sang chơi

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN