Mỹ Nhân Tóm Lược Truyện - Đề Vinh
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
138


Mỹ Nhân Tóm Lược Truyện


Đề Vinh


85. Đề Vinh

Hán Văn Đế lên ngôi luôn đề cao tiết kiệm, phòng chống tham ô một cách triệt để. Phàm những ai tham ô tài sản của dân đều bị nghiêm trị. Chính vì vậy nên dưới sự trị vì của ông đất nước hưng thịnh. Nhưng đất nước chỉ hưng thịnh không thôi là chưa đủ, phải thu phục được nhân tâm, khiến cho dân chúng quy phục ấy mới là người xứng đáng ngôi trên ngai vàng. Ông đã làm được điều đó. Ông luôn tâm niềm rằng:

_ Tướng lĩnh của thiên hạ phải có tâm nhân từ, đối với công việc phải khoan dung đôn hậu, giữ yên ngôi vị, dân vui cơ nghiệp, không được thoái thác công việc, không được lấy phúc về mình, không được đắc tôn với cha mẹ, vợ, anh em, con cái.

Chính vì tư tưởng tiến bộ so với thời đại ấy, Hán Văn Đế đã trở thành một trong các bậc minh quân của triều đại nhà Hán. Và cũng nhờ tư tưởng ấy mà Đề Vinh, một cô gái nhỏ bé giải được án oan cho cha mình.

Đề Vinh là con gái của một người quản lí kho họ Thuần Ư tên Ý, đôi khi dân chúng lại gọi mông là “Thái Tàng Lênh”, “Thái Tàng Công”. Thầu Ư Ý từ nhỏ đã rất thích nghiên cứu các phương thuật về y học, có sự tìm hiểu sâu đối với các sách nha “Mạnh thư” của Biểu Thước và “Hoàng đế nội kinh”. Sau khi ông nhận chức Thái Tàng Lệnh vì chức vụ nhàn hạ thêm lại được thầy thuốc nổi tiếng thời bấy giờ là Công Dương Khánh truyền nghề nên nghề y của ông phát triển rất nhanh. Tuy chỉ là nghề tay trái nhưng ông đã cứu chữa được không biết bao nhiêu người vậy nên trong dân chúng, ông cũng có chút tiếng tắm.

Tuy nhiên, tự cổ chí kim những ai là quân tử, tài danh đi bên cạnh chắc chắn sẽ có kẻ tiểu nhân, kẻ bất lương phá hoại, ngầm bức hại. Thuần Ư Ý cũng không phải là ngoại lệ. Từ xưa đến nay người tài trong thiên hạ đều là những con người có chí khí ngất ngưởng lại thêm một chút quái lạ, ông đối với nghề y dù chỉ là dân nghiệp dư nhưng cũng có chút thực tài nên tình tính cũng có chút kỳ lạ. Ông chữa bệnh hoàn toàn theo cảm hứng, không hề quan tâm gì đến yêu cầu của bệnh nhân. Những người bình thường thì không ai nói những những kẻ có chút danh tiếng lại vì tính khí này của ông mà lòng sinh oán hận, tìm cách báo thù.

Rồi chuyện gì đến cũng đến! Vì một lần đắc tội với Thừa tướng ở Tề vương phủ nên tai họa đã giáng xuống cả nhà ông. Ông bị kết tội tham ô, lộng quyền nên lập tức bị bắt và giải về Trường An để phán xét. Hán Văn Đế luôn đề cao tiết kiệm nay nghe có mệnh quan triều đình lộng quyền, tham ô nên xử rất nghiêm khắc, bị tử hình là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra. Thuần Ư Ý nghe thấy thế trong lòng thấy hoảng sợ. Bởi dù không như những gì cáo trạng nói, song thân mang hàm oan cũng đã là một nỗi sợ rồi huống hồ chi ông còn có vợ con. Trong khi cả nhà khóc lóc thảm thiết, ông lại than với vợ rằng:

_ Bà sinh cho tôi được năm cô con gái, khổ một nỗi là không có một đinh nam nào, thì những việc như thế này làm sao đây?!

Khi đó đứa con gái Đề Vinh mới 15 tuổi của ông vô tình nghe được. Nàng đã nguyện cùng cha đến đất Trường An xa xôi để có thể chăm sóc cho cha mình, quan trọng hơn hết chính là viết sớ gửi lên Hoàng đế, tình nguyện làm kẻ hầu hạ trong cung để chuộc tội cho cha mình. Cả nhà ai ai cũng ôm hy vọng mong manh ấy, họ sắp xếp chút quần áo đơn giản rồi lên đường. Nhưng trong khi cả nhà ôm ấp hy vọng bao nhiêu, Thuần Ư Ý lại thở dài ảm não bấy nhiêu. Hán Văn Đế liệu có tin vào lời của một cô gái nhỏ bé hay không? Liệu Hoàng đế có tin vào lời của con gái tội nhân hay không? Cứ vậy, cứ vậy, ông mang theo sự tuyệt vọng đến Trường An. Và trên suốt dọc đường đi của mình, ông cũng đã điểm qua những việc làm của mình. Cuối cùng ông cũng nghiệm ra ông tuy là người ham học hỏi, chữ bệnh cho không ít người nhưng tính tình lại có phần cổ quái, chính vì vậy có không ít người ganh ghét, muốn hãm hại. Đề Vinh cũng đã biết đến việc này, vậy nên nàng đã viết sẵn một bản cáo trạng để chuẩn bị gửi lên cho Hoàng đế.

Nhưng khi đến được kinh thành Trường An rồi, tân mắt nhìn thấy nơi phồn hoa đô hội ngay dưới chân thiên tử, cảm giác bất lực chợt dâng lên trong lòng Đề Vinh. Làm thế nào mới có thể gặp được Hoàng đế? Lòng nàng ngổng ngang trăm mối tơ vò không biết nên bắt đầu từ đâu mới có thể được việc. Đúng lúc ấy, có một vị quan sai hảo tâm nói cho cô biết lịch trình đi săn của Hoàng đế. Đề Vinh rất mừng vì đây là cơ hội ngàn năm có một không thể bỏ lỡ được. Song khi suy tính kỹ càng nàng mới nhận ra muôn vàn nguy hiểm ẩn nấp phía sau nếu nàng hành động. Ngày Hoàng đế đi sắm chắc chắn sẽ rất náo nhiệt nào ngựa xe, tùy tùng, cờ…thêm vào đó dân chúng sẽ đổ ra đường để xem đoàn xe của Hoàng đế đi ngang qua. Vậy nên một đứa con gái nhỏ bé muốn chạy ra dâng sớ cứu cha nào có phải việc dễ dàng gì. Hơn nữa, nếu chăn được xa giá của Hoàng đế, đây sẽ là hành động gây cản trở đến đoàn xe ngựa chưa biết chừng hành động bất kính ấy sẽ khiến nàng chưa kịp dâng sớ đã bị chém đầu ngay lập tức. Còn lỡ như hành động chặn kiệu của nàng bị cho là thích khách thì hậu quả càng khôn lường. Và giả sử cho Hoàng đế nghe nàng giải trình, liệu ông có tin vào lời của một cô gái nhỏ bé, hơn nữa cô gái đó lại là con của tội phạm?

Tính đi tính lại, Đề Vinh thấy khó đủ bề nhưng vẫn hạ quyết tâm liều một phen. Sáng hôm xe Hoàng đế đi qua, nàng đã đến rất sớm và quỳ ngay giữa đường. Trong buổi sáng sớm mùa thu, khi khung cảnh còn chưa tỏ tường, gió lạnh đã bắt đầu thổi từng cơn nàng với nét mặt u buồn đã quỳ gối giữa đường hai tay dâng cao sớ với tư thế chuẩn bị trước, im lặng chờ đời xa giá của Hoàng đế. Vạt áo mỏng manh bay phất phơ trong gió càng tôn lên vẻ mỏng manh nhưng kiên cường của Đề Vinh. Khung cảnh ấy thật bi tráng!

Bụi đường bắt đầu tung bay mù mịt, tiếng vó ngựa rồi tiếng xe từ xa vọng tới mỗi lúc một gần. Cuối cùng, đoàn xa giá của Hoàng đế cũng đã xuất hiện. Khi gần tới gần, võ sĩ hai bên xách Đề Vinh như xách một con gà nhỏ. Họ áp giải cô đến trước mặt Hán Văn Đế. Nhìn thấy một cô gái yếu ớt mặt đẫm nước mắt, trong lòng ông chợt dâng lên sự thương xót. Ông lập tức cho lính đem sớ trạng của nàng lên để đọc và ra lệnh cho quân lính không được làm khó nàng. Trong bản cáo trạng, nàng viết như sau:

“Nay cha ngồi trong đại lao chờ xét xử, thương cha người chết không thể phục sinh được, người bị tử hình cũng không thể trở lại được nữa, sau này mong gì hối cải làm lại từ đầu, thân nguyện làm nô tỳ của cung gia, nguyện chuộc tội cho cha.”

Từng trải qua những năm tháng buồn khổ nơi đất Bắc, hơn ai hết Hán Văn Đế hiểu rõ thân tình cốt nhục đáng quý biết nhường nào. Ông luôn dùng thái độ cẩn trọng sử dụng thẩm quyền cai trị đất nước. Vậy nên, sau khi đọc xong bản cáo trạng rồi quay lại nhìn cô gái nhỏ đang đau khổ trước mặt mình, nhà vua thầm nghĩ: đây có phải là hóa thân của chính mình khi rời xa kinh thành ra đi năm nào không? Người con gái yếu ớt này để cứu cha đã liều mình chặn xa giá của nhà vua, ý chí và tấm lòng hiếu thảo thật khiến con người ta cảm động. Ngay lập tức, Hán Văn Đế tha tội cho Thuần Ư Ý. Ngày hôm sau ông tuyên chiếu:

“ “Khải đề quân tử, dân chi phụ mẫu”. Nay người đã có tội, chưa qua giáo dục mà đã tiến hành hình phạt. Tội hình như cắt chân tay, xăm lên thân thể, đi đày chung thân đều không thi hành nữa, nỗi đau khổ của hình phạt như vậy thật không có đạo đức. Bỏ nhục hình này.”

Thuần Ư Ý được miễn tội quả đúng là niềm vui vô hạn. Ông và Đề Vinh khấu đầu tạ ơn Hoàng đế rồi trở về quê nhà. Từ đó trở đi, ông hối cải thay đổi tác phong làm việc, chuyên tâm cứu nhân độ thế, tận tâm chữa bệnh cho mọi người. Còn tấm lòng hiếu thảo của Đề Vinh được truyền đi khắp nơi. Câu chuyên dâng sớ cứu cha của nàng khiến nhiều người cảm động và lưu truyền mãi cho đến tận bây giờ.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN