Mỹ Nhân Tóm Lược Truyện - Vương Chí
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
131


Mỹ Nhân Tóm Lược Truyện


Vương Chí


86. Vương Chí

Vương Chí vốn là một cô gái xinh đẹp ở thôn Hòe Lý. Cha nàng là Vương Trọng nhưng đã mất sớm. Một mình mẹ nàng cùng em gái là Vương Nghê Hủ, anh trai là Vương Tín khôn lớn. Mẹ nàng tên Tàng Nhi (hoặc Tạng Nhi) vốn là con của Yên vương thời Hán sơ. Tổ tiên của bà là Tàng Trà theo Hạng Vũ nên bị Lưu Bang giết chết. Do vậy con cháu phải tha hương khắp nơi, không ngóc đầu lên được.

Sau khi cha của Vương Chí mất không bao lâu mẹ bà tái hôn với một người họ Điền ở Trường Tây (Thiểm Tây) và hạ sinh ra đứa con trai là ĐiềnPhấn và Điền Thắng.

Thuở nhỏ, Tàng Nhi vốn sống trong nhung lụa. Nay bà phải sống trong cảnh nghèo túng nên luôn mơ về một cuộc sống giàu sang. Thêm vào đó, gia đình bà vốn không phải là gia đình tầm thường nên khi tìm chồng cho con gái mình là Vương Chó bà cũng muốn có được một chàng rể nhà giàu. Và người lọt vào mắt xanh của bà chính là Kim Vương Tôn. Sau một thời gian chung sống với nhau, Vương Chính sinh ra được một bé gái kháu khỉnh đặt tên là Kim Tục. Cuộc sống của nàng sẽ trôi qua êm ả bên chồng, bên con nếu mẹ con nàng là người biết an phận. Trong một lần Tàng Nhi đi xem bói, nghe thầy bói nói về hậu vận phú quý của Vương Chính, bà liền gọi nàng về và bắt nàng bỏ chồng. Sau đó không lâu, trong cung mở một đợt tuyển tú, một phần vì mẹ xúi một phần vì bản thân nàng là người ham mê danh vọng nên đã để lại đứa con gái nhỏ mà vào cung để tham dự tuyển tú và nàng đã được tuyển vào cung đầu tiên là vào phủ công chúa Quán Đào sau đó là đưa đến cung Thái tử lúc ấy là Lưu Khải.

Ngoài chính thê là Bạc Lương đệ, Thái tử Lưu Khải khi ấy đang rất yêu mến Lật Cơ và con trai nàng là Lưu Vinh. Tuy nhiên, trái tim nam nhân chả khác nào như gió cả nếu không muốn nói là thấy của lạ liền nhảy vào. Vương Chính vào cung được ít lâu là được Thái tử đắc sủng. Cuộc chiến tranh giành sự sủng ái bắt đầu. Vốn Bạc Lương đệ là người hiền dịu, ôn nhu lại không thích tranh giành, một đời làm chính thê nhưng lại sống trong cảnh giường đơn chiếu chiếc thêm vào đó, thời gian này hậu cung của Lưu Khải chưa nhiều nên cuộc chiến này chỉ có Lật Cơ và Vương Chí.

Thái tử Lưu Khải sủng ái Vương Chí. Bà hạ sinh liên tiếp 3 công chúa và 1 hoàng tử là Lưu Triệt năm 156 TCN. Khi mang thai Lưu Triệt, Vương Chí nằm mộng mơ thấy thần nữ ban cho một cái gậy, cái gậy ấy nhập vào bụng mình nên mới mang thai. Lưu Khải nghe vậy liền cho là điềm lành nên đã đặt tên con là Lưu Triệt. Cùng năm đó, Hán Văn Đế băng hà, thái tử Lưu Khải lên ngôi, tức là Hán Cảnh Đế. Cảnh Đế lập Thái tử phi Bạc Cơ lên làm Hoàng hậu. Vương Chí được phong Mỹ nhân.

Vài năm sau đó, cô con gái Trần A Kiều của Quán Đào công chúa lớn lên trở thành tiểu mỹ nhân. Quán Đào công chúa muốn tìm một nhà chồng tốt cho con để sau này gia đình có chỗ dựa nên đã gạt bỏ những chuyện không hay với Lật Cơ để đến cầu thân với con trai nàng là Lưu vinh. Song Lật Cơ thẳng thừng từ chối khiến Quán Đào công chúa mất mặt. Đường đường là một nàng công chúa của đại hán lại bị em dâu từ chối thẳng thừng như vậy, Quán Đào công chúa quyết tìm cơ hội báo thù. Và cơ hội cũng tới khi nàng nhận thấy lúc này, Vương Chí đang được cậu em trái Hoàng Đế của mình sủng ái. Quán Đào tìm đến Vương Chí để cầu thân, hai bên đều vui vẻ đồng ý rồi định hôn ước cho Lưu Khải và A Kiều. Từ đó trở đi, một cuộc chiến mới bắt đầu, đó chính là cuộc chiến tranh giành ngôi Thái tử cho con trai và ngôi Hoàng hậu cho bản thân.

Bạc Hoàng hậu vốn đã không có con, không được sủng hạnh, nay lại mất đi chỗ dựa vững chắc là Bạc Thái hoàng Thái hậu đương nhiên địa vị sẽ lung lay. Ai cũng biết chuyện phế ngôi hoàng hậu có lẽ chỉ còn là chuyện ngày một ngày hai.

Tuy nhiên, vốn lấy chữ hiếu làm đầu, Hán Cảnh Đế vẫn quyết tâm nhẫn nại chờ đợi đủ 3 năm để tang cha mới phế bở Bạc Hoàng hậu. Bạc Hoàng hậu không có con, vì thế, những phi tần sinh được con đương nhiên sẽ có hy vọng.

Trong xã hội phong kiến, mẹ sang nhờ con, con sang nhờ mẹ, số phận của mẹ và con gắn chặt với nhau. Chuyện này càng đúng hơn trong chốn cung đình. Vì thế, những phi tần trong hậu cung của Hán Cảnh Đế bắt đầu sôi động vì những cuộc tranh chấp, chạy đua vào ngôi vị hoàng hậu.

Tới năm Hán Cảnh Đế thứ 4, tức năm 153 trước Công nguyên, dù hoàng hậu chưa bị phế, song Hán Cảnh Đế vẫn quyết định lập con dòng thứ là Lưu Vinh làm thái tử. Theo quy định của triều đình phong kiến, con do hoàng hậu sinh ra thì được gọi là dòng đích còn con của phi tần sinh ra thì gọi là dòng thứ.

Bạc Hoàng hậu không có con vì thế, tất cả những đứa con do các phi tần khác sinh ra đều là con dòng thứ. Lưu Vinh là đứa con lớn nhất trong dòng thứ này vì thế được lập làm thái tử. Việc con trai được lập làm thái tử cũng mở ra cho Lịch phu nhân, mẹ ruột của Lưu Vinh một tiền đồ xán lạn.

Lịch Phu nhân trở thành người có nhiều lợi thế nhất trong cuộc chạy đua vào ngôi vị hoàng hậu của triều Đại Hán. Tuy nhiên, khi Lịch Phu nhân vẫn chưa được lập làm hoàng hậu thì các phi tần khác vẫn còn có cơ hội.

Nếu như Lịch Phu nhân có chút kiến thức hoặc một chút đầu óc chính trị thì nên đồng ý ngay lời cầu thân này. Vì một lẽ rằng, dù tiền đồ của Lịch Phu nhân rất tươi sáng, tuy nhiên, bên trong sự tươi sáng cũng có những chỗ tăm tối:

Thân phận của con trai không thể hoàn toàn đồng nhất với mẹ được, Lịch Phu nhân vẫn chưa được phong làm hoàng hậu, do vậy, tương lai ra sao vẫn chưa thể nói chắc chắn được. Nếu như bây giờ có thêm sự trợ giúp của Lưu Phiếu Công chúa thì chắc chắn mọi việc sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.

Công chúa không chỉ là chị ruột của hoàng đế mà còn là con gái yêu của Đậu thái hậu vì thế, trên thực tế, Lưu Phiếu là người có ảnh hưởng rất lớn tới cả hoàng đế lẫn thái hậu. Hai người một khi kết thân với nhau, lập tức sẽ trở thành người cùng hội cùng thuyền, phải giúp đỡ lẫn nhau.

Lịch Phu nhân có được một người thông gia có quyền lực như Lưu Phiếu, sợ gì không thể ngồi lên ngai hoàng hậu? Ngược lại, nếu như Lưu Phiếu Công chúa kết làm thông gia với một phi tần nào khác thì chắc chắn con đường tới ngôi hoàng hậu của Lịch Phu nhân sẽ gặp không ít trở ngại.

Trên chính trường, hôn nhân chính là một con bài cực kỳ quan trọng và có tác dụng to lớn. Điều này từ lâu đã trở thành một quy tắc ngầm mà ai cũng hiểu. Có kiến thức, hiểu quy tắc thì chắc chắn sẽ không phải chịu thiệt thòi.

Tuy nhiên, là người được Hán Cảnh Đế sủng ái, thiết nghĩ chắc chắn Lịch Phu nhân hẳn phải rất xinh đẹp, tuy nhiên, Lịch Phu nhân không những không có kiến thức lại cũng chẳng hiểu quy tắc. Trước đây, Lịch thị vốn đã không ưa Công chúa Lưu Phiếu, vì thế, khi công chúa vừa đưa ra đề nghị cầu thân, Lịch Phu nhân liệt gạt phắt đi, nhất định không đồng ý.

Vì sao Lịch Phu nhân lại không ưa Công chúa Lưu Phiếu? Nguyên nhân khá đơn giản là vì, Lưu Phiếu là người đã liên tục đưa các mỹ nữ vào cung cho Hán Cảnh Đế khiến các đối thủ tranh giành sủng ái với Lịch Phu nhân càng nhiều hơn.

Điều này khiến Lịch Phu nhân hận công chúa tới thấu xương. Tuy nhiên, Lịch Phu nhân không hề biết rằng, việc mình từ chối hôn sự mà công chúa Lưu Phiếu đề nghị là mầm mống gây ra mọi bị kịch sau này của mình và con trai.

Trưởng công chúa Lưu Phiếu ban đầu vốn không có ý đối địch với Lịch Phu nhân, tuy nhiên, vì tiền đồ của con gái và cũng là của chính mình, chỗ của Lịch Phu nhân đã không được, bắt buộc, Lưu Phiếu phải tìm tới một nơi khác.

Vì thế, Lưu Phiếu Công chúa tìm kiếm một người chỉ kém thái tử hoăc tương lai phát triển sẽ không kém gì thái tử để chọn cho con gái mình. Không giống như Lịch Phu nhân, Lưu Phiếu Công chúa là người có đồng óc và tham vọng chính trị, tất cả mọi việc bà ta làm đều được tính toán kỹ lưỡng.

Với con mắt tinh tường, biết nhìn xa trông rộng ấy, sau khi tìm kiếm một hồi, Lưu Phiếu Công chúa đã tìm được một ứng cử viên xuất sắc không kém gì thái tử. Đó chính là một hoàng tử do Vương Phu nhân, một sủng phi khác của Hán Cảnh Đế sinh ra: Đông Giao Vương Lưu Triệt.

Trưởng công chúa Lưu Phiếu và Vương Phu nhân vốn là chỗ quen biết cũ. Bởi lẽ, Vương phu nhân chính là một mỹ nữ được đưa vào cung từ phủ của Lưu Phiếu Công chúa. Tuy nhiên, việc Lưu Phiếu Công chúa lựa chọn Vương Phu nhân làm “đối tác” hoàn toàn không liên quan gì tới chỗ quen biết cũ ấy mà là vì xuất thân của nàng.

Sau khi băt tay với nhau, một mặt Quan Đào công chúa ra sức nói xấu Lật Cơ trước mặt Hán Cảnh Đế. Mặt còn lại Vương Chí ngầm sai hai người em họ Điền của mình tung tin đồn với các quan viên trong triều, gây bất lợi cho Lật Cơ. Nghe lời dèm pha của Quán Đào, Hán Cảnh Đế không tin những gì chị của mình nói, chỉ nghĩ là đó là giữa chị chồn em dâu lời qua tiếng lại rồi nói xấu lẫn nhau. Nhưng lời đồn trong cung mỗi lúc một nhiều. am cung lục viên ai ai cũng hết lòng khen ngợi Vương Mỹ nhân rộng lượng còn Lật Phu nhân hẹp hòi. Nói mãi, nói mãi đâm ra Lưu Khải cũng dần có ác cảm với Lật Cơ vậy nên việc lập Hoàng hậu vẫn cứ chần chừ mãi.

Cao trào của sự việc này chính là vQuán Đào công chúa và Vương Chí xúi dục các quần thần tâu với Cảnh Đế về việc lập Hoàng hậu. Họ phao tin rằng Hoàng Đế vốn đã muốn lập Hậu nhưng các triều thần không ai đề xuất nên cứ chần chừ. Và họ cũng phao thêm rằng người xứng ngồi vào ngôi hậu không ai khác chính là Lật Cơ bởi lẽ, Lưu Vinh đã trở thành Thái tử, mẹ là Hoàng hậu là việc đương nhiên. Các quần thần nghe vậy cho là phải nên vào buổi chầu hôm sau, một vị Đại quan đã tham tấu với Lưu Khải là nên lập Lật Phu nhân làm hoàng hậu. Nghe xong Cảnh Đế cả giận:

_ Chuyện lớn của ta, thế mà các ngươi dám đem ra nghị luận lung tung, bừa bãi, chẳng xem ta ra gì cả.

Nói xong, ông lập tức hạ lệnh phế truất Lưu Vinh khỏi ngôi Thái tử, biếm là Lâm Giang vương. Sau đóQuan Thái phó của Thái tử là Ngụy kì hầu Đậu Anh mấy lần can ngăn vua, cho rằng Lưu vinh không làm điều gì sai cả song Cản Đế đều bỏ ngoài tai. Đậu Anh tìm các quần thần nói đỡ nhưng vì thái độ của nhà vua hôm chầu nên ai nấu cũng ra sức tránh né việc này. Con bị phế truất, đấng trượng phu lại lạnh nhạt chẳng bao lâu Lật Phu nhân ngã bệnh không thể nào dậy được. Năm 150 TCN, sau ba năm LưuVinh bị phế, Cảnh Đế lập Vương Chí làm hoàng hậu và Lưu Triệt làm Thái tử.

Nhớ lại tấm gương của Bạc hoàng hậu và số phận Lật cơ, mặc dù vị trí của mình đã vững vàng vinh dự, nhưng Vương hoàng hậu đã không tìm cách để tác động áp lực nhiều đến Cảnh Đế như Đậu Thái hậu, đã tác động ảnh hưởng đến Văn Đế. Bà đã có mối quan hệ tốt với Đậu thái hậu.

Vương hoàng hậu và anh trai Vương Tín là nhân tố quan trọng làm dịu sự tức giận của Cảnh Đế trong vấn đề truyền ngôi cho Lương vương Lưu Vũ, vốn được ủng hộ bởi Đậu thái hậu. Nhờ vậy mà Đậu thái hậu đã phong cho Vương Tín địa vị hầu tước, ban đầu bị phản đối bởi Châu Á Phu, Cảnh Đế cũng chấp thuận phong hầu. Vương hoàng hậu có thể đã rất hài lòng khi Châu Á Phu đã tự sát năm 143 TCN sau khi bị vu cáo tội phản quốc và bị bắt giữ.

Năm 141 TCN, Cảnh Đế mất, Lưu Triệt lên nối ngôi, tức là Hán Vũ Đế. Vương Chí được tôn làm hoàng thái hậu. Mẹ bà là Tàng Nhi – ngoại tổ mẫu của Vũ Đế – cũng được phong làm Bình Nguyên quân; các em cùng mẹ khác cha của Vương Chí là Điền Phấn được phong làm Vũ An hầu, Điền Thắng làm Chu Dương hầu. Tàng Nhi rất mãn nguyện. Khi một đại thần nói với Hán Vũ Đế rằng Vương thái hậu còn 1 người con gái với nhà họ Kim là Kim Tục ở Trường Lăng. Vũ Đế bèn đánh xe thân hành đến Trường Lăng rước chị, cấp 100 mẫu ruộng và phong hiệu Tu Thành quân.

Năm 126 TCN, Vương thái hậu qua đời, không rõ bà bao nhiêu tuổi. Vương Chí được an táng với Cảnh Đế với thụy hiệu là Hiếu Cảnh hoàng hậu.

Tàng Nhi, mẹ của Vương Chí. Nàng vốn là con cháu của Yên vương.

Kim Tục, nàng là con gái của Vương Chí có với Kim Vương Tôn.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN