Mỹ Nhân Tóm Lược Truyện - Hạ Cơ
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
195


Mỹ Nhân Tóm Lược Truyện


Hạ Cơ


63. Hạ Cơ

Hạ Cơ! Nàng là người con gái của Trịnh Mục Công thời Xuân Thu vốn là người nước Trịnh nhưng sau làm dâu nước Trần. Nàng được xem như là báu vật của nhân gian khiến ai ai cũng phải điên đảo. Nàng có sắc đẹp của Lệ Cơ và Tức Vĩ lại có thểm vẻ mê hoặc như Đắc Kỷ, Bao Tự nên vẻ đẹp càng trở nên lung linh. Ngay từ nhỏ, nàng đã có khuôn mặt trái hạnh đào, mày bướm mắ phượng. Sau khi trưởng thành, thân như cây xuân liễu, đẹp như hoa sen khiến không ít các vương tôn công tử mê mẩn.

Tương truyền Hạ Cơ có thuật hấp tin đại pháp nên sau khi ân ái với ai liền trở lại hoàn tân nhưng người ân ái với nàng lại bị tai bay vạ gió mà chết. Khi trưởng thành, mẹ nàng quản giáo rất nghiêm ngặt nên vốn dĩ nàng không có cơ hội trao đổi những chuyện thầm kín nhưng lại thường thêu dệt nên mộng cảnh đối với thế giới bên ngoài. Vậy nên cũng có thể là do hoang tưởng hoặc là có những kỳ tích nên khi nàng đến tuổi cập kệ đã chăn gối với một người đàn ông từ đó biết được thuật cải lão hoàn đồng, giữ mãi tuổi thanh xuân. Sau này, nàng đã tìm người để thử nghiệm chẳng những không sao mà tiếng tăm lại vang xa, thanh danh bê bối. Cha mẹ nàng vì vậy phải nhanh chóng gả nàng cho Hạ Ngự Thúc ở đất Châu Lâm, nước Trần. Cái tên Hạ Cơ của nàng cũng bắt nguồn từ đây.

Hạ Cơ gả cho Hạ Ngự Thúc chưa được 9 tháng đã sinh được một bé trai mập mạp, trắng trẻo đặt tên là Hạ Nam. Tuy rằng trong lòng Hạ Ngự Thúc có mối ngờ nhưng vì mê mẩn với sắc đẹp của Hạ Cơ nên cũng không tìm hiểu rõ ràng. Nên, bên ngoài lại xôn xao lời bàn tán:

_ Đứa trẻ này đâu giống đưa trẻ sinh thiếu tháng. E rằng chính là nòi giống của Hạ Cơ mang từ nước Trịnh đến.

Song vì người cha của nó chả mấy quan tâm nên ngay từ nhỏ Hà Nam đã được thương yêu, chăm sóc và dạy bảo rất chu đáo. Từ nhỏ cậu đã vô cùng yêu thích múa giáo, thân thể rắn chắc như ột con trâu. Mười tuổi đã có thể cưỡi ngựa phi nhanh như bay, thường theo cha vào rừng săn bắn, có bạn thân của cha là Khổng Ninh, Nghi Hàng Phủ,… cùng nhau cưỡi ngựa đi dạo…Hạ Nam lại tỏ ra thông minh từ nhỏ nên được xem là anh hùng văn võ song toàn, là nhân tài hiếm có.

Hạ Ngự Thúc khi bước vào tuổi trung niên. Có không ít người nói rằng Ngự Thúc chết bởi thuật của Hạ Cơ. Chồng chết, nàng trở thành một gói phụ trẻ, Không muốn cô đơn, như hoa lúc nở lúc tàn, một mình phòng không gốc chiếc nên chưa được bao lâu, Khổng Ninh và Nghi Hàng Phủ thường xuyên lui tới dinh thự của nàng rồi dần dần cả hai trở thành khách sau rèm của nàng.

Sắc đẹp và sự lẳng lơ của Hạ Cơ, đặc biệt là nét lẳng lơ, kiềm diễm lúc trên giường của nàng đã khiến cho Khổng Ninh, Nghi Hàng Phủ chết mê chết mệt. Mối quan hệ tam giác này duy trì trong vài năm nhưng cuối cùng cũng vì cơn ghen bị tích góp lại trong thời gian dài mà xảy ra chuyện. Một hôm Khổng Ninh lấy trộm cùa nàng cái “Cẩm dương” (quần lót bằng gấm) về khoe. Nghi Hàng Phủ thấy vậy nổi cơn ghen, cố nài xin cho được chiếc “Bích la nhu” (áo lót bằng lụa màu xanh) để trêu lại. Chuyện tình phòng the này càng trở nên rắc rối, gây cấn hơn vì sự xuất hiện của vua nước Trần, Trần Linh công.

Khổng Ninh từng không ít tiếc lời khen Hạ Cơ trước mặt Trần Linh công. Chàng ta không chỉ nói về sắc đẹp của nàng mà còn nói về kỹ thuật phòng the của nàng khiến Trần Linh công àng nghe càng thích thú và tò mò bởi dù là vua nhưng căn bản vẫn là nam nhân. Nhưng vì lúc này, Hạ Cơ đã bắt đầu vào độ trung niên nên vùa Trần Linh công có chút bán tín bán nghi:

_ Ta đã nghe nói về sắc đẹp của Hạ Cơ từ lâu, nhưng người đã gần bốn mươi, chỉ sợ rằng hoa đào tháng ba, đã không còn nở rộ được như trước nữa rồi!

Khổng Ninh liền xúi dục:

_ Hạ Cơ có vẻ đẹp thiên phú, vả lại rất am hiểu kỹ thuật chăm sóc sắc đẹp, tuổi tuy đã gần bốn mươi, nhưng lại lẳng lơ, thuần thục, mắt thấy mới tin. Tại sao ngày không dành chút thời gian đến Châu Lâm để xem sao?

Xét thấy lời Khổng Ninh là đúng là thêm quốc gia khi ấy thái bình nên trần Linh công đã sa giá đến Châu Lâm vào một ngày xuân, đến chạng vạng đã tới dinh thự của Hạ Cơ.

Vì biết trước sự việc nên Hạ Cơ đã lệnh cho giai nhân quét dọn sạch sẽ, treo đèn kết hoa, chuẩn bị thức ăn và rượu. Bản thân mình cũng trang điểm nổi bật như hoa. Vốn sinh ra trong gia đình quan lại nên lễ nghĩ Hạ Cơ đều không thiếu một chút nào cả. Cnf về bản thân Trân Linh công thì mê mẩn nhìn nàng từ đầu cho đến chân: mái tóc búi cao thắt như mây, da trắng hồng, tay như ngó sen trắng, quả thật là một thiếu nữ đang tuổi cập kê chứ nào phải một thiếu phụ sắp bốn mươi. Còn giọng nói của nàng lại ngân vang như chiếc chuông bạc. Trần Linh công vừa nhìn thấy lòng đã hừng hực. Càng về đêm lòng càng nóng như lửa. Người không say vì rượu mà lại say vì sắc đẹp của giai nhân. Khi trong phòng lớn chả còn ai nữa, Trần Linh công tiếp cận Hạ Cơ. Rồi chẳng kiêng dè gì mà bế nàng vào phòng trong…

Từ đó, sau mỗi lần bãi triều, cả ba thường đem “bảo vật” ra khoe với nhau. Trong triều có quan Đại phu Tiết Giả là bầy tôi trung, thấy vậy liền can vua và chỉ trích hai tên quan kia. Nhà vua ngoài miệng hứa chừa, nhưng âm mưu với Khổng Ninh và Nghi Hàng Phủ, giết Tiết Giả. Tiết Giả chết rồi không còn có ai dám can ngăn nữa, cả ba mặc sức tung hoành trác táng đến nỗi dân nước Trần đã đặt bài vè “Châu Lâm” (Châu Lâm là nơi Hạ Cơ đang ở) để chê trách Trần Linh công.

Hạ Cơ cho Hạ Nam về kinh đô để học, cũng mong cho con ngày sau nối nghiệp cha. Nam lớn lên, có tài võ nghệ, Linh Công vì để lấy lòng Hạ Cơ nên cho Nam nối chức cha làm Tư mã, ở lại kinh. Từ đó Hạ Cơ một mình tiếp luôn ba người không biết mệt mỏi.

Trong khi đó Hạ Nam vì “lưu học” ở nước Trinh lâu năm nên không biết gì. Khi nhân được chức liền cảm thấy vui mừng và nguyện dem hết sức mình ra để làm tròn bổn phận cũng như giúp ích cho xã tắc. Thế nhưng, lúc này trong dân gian truyền đi một câu đồng dao, câu đồng dao này đối với Hạ Nam quả có tính sát thương vô cùng cao:

“Hồ vi hồ Châu Lâm? Tòng Hạ Nam;
Trì tửu hoan hội hề! Tòng Hạ Nam!”

Ý nghĩa câu này là xe của Trần Linh công thường xuyên chạy đến Châu Lâm, đều là muốn gặp Hạ Nam; dinh thự Châu Lâm có ca hát, có rượu ngon, cũng chính là buổi tiệc suốt đêm của Trần Linh công với Hạ Nam. Thế nhưng cho dù chức có lớn đến đâu, Hạ Nam cũng không thể nào nhân được sự sủng ái cao đến mức đó của vua Trần Linh công được. Thêm vào đó, đến Châu Lâm, Trần Linh công có gặp Hạ Nam hay không trong lòng chàng là người hiểu rõ nhất. Hiểu ra chân tướng sự việc chàng không khỏi giận sôi người, mặt mày biến sắc.

Một hôm Hạ Nam ở kinh về Châu Lâm trông thấy vua Trần Linh Công và Khổng Ninh, Nghi Hàng Phủ cùng Hạ Cơ đang vầy cuộc ái ân, ăn nói suồng sã bỉ ổi dâm loạn, lập tức Hạ Nam cho quân vây quanh nhà và giết được Trần Linh Công còn hai tên kia chạy thoát qua nước Sở, vào kêu với Sở Trang Vương rằng Hạ Nam giết vua để cướp ngôi còn chuyện bại hoại kia hoàn toàn giấu đi.

Trang Vương đem binh đánh Trần, giết Hạ Nam. Thấy Hạ Cơ xinh đẹp ý muốn thu dùng, nhưng một bầy tôi là Khuất Vu, một tướng lãnh tài ba, trẻ tuổi, đẹp trai, lại luyện được phép “Bí thuật phòng trung”, bấy lâu đã nghe tiếng Hạ Cơ có ngón ăn chơi trác tuyệt muốn thử lửa một phen bèn ra sức can Sở Trang Vương đừng thu dùng nàng. Trang Vương lại muốn gả cho người khác, Khuất Vu cũng lại can, cuối cùng vua gả cho một vị tướng già là Tương Lão. Hạ Cơ lại thông dâm với con Tương Lão, việc đổ bể Hạ Cơ trốn sang nước Trịnh, còn con của Tương Lão bị hành hình.

Khuất Vu đi sứ sang Trịnh, nhân cơ hội đó Khuất Vu tư thông với Hạ Cơ, rồi đưa nàng trốn sang Tấn “xây mộng uyên ương”. Sau những ngày tháng vui vẻ, Hạ Cơ nằm trên giường hỏi Khuất Vu:

_ Chuyện này đã bẩm báo với Sở vương chưa?

Khuất Vu vốn là người si tình nên nói:

_ Hôm nay ta được vui như vậy, thì đời này ta đã mãn nguyện rồi. Các chuyện khác ta đều mặc kệ!

Ngày hôm sau, vua Sở nhận được sớ như sau

“Khuất Vu đã lấy Hạ Cơ làm thiếp, không thể từ bỏ được, do sợ quân vương biết được tội trang, tạm thời qua nước Tấn khiến cho nước Tề xảy ra chuyện, mong bệ hạ hãy loại bỏ đi lang thần và phán tội chết.”

Vua Sở nghe vậy liền phái công tử Anh tề dẫn binh đi bắt Khuất Vu. Khuất Vu phải trả giá bằng chính sinh mạng của mình. Còn mỹ nhân Hạ Cơ lưu lạc nơi nào không ai rõ. Chỉ biết rằng sau này tại nước Tần có một vị thiếp của Tần Hiếu Văn vương tên Hạ Cơ sinh ra Doanh Dị Nhân, chính là Tần Trang Tương vương sau này. Không biết vị thiếp nay và Hạ Cơ là một hay là hai người. Bởi Hạ Cơ vốn là người nước Trịnh còn Hạ Cơ là thiếp của vua Tần lại là người nước Hàn.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN