Mỹ Nhân Tóm Lược Truyện - Triệu Cơ
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
247


Mỹ Nhân Tóm Lược Truyện


Triệu Cơ


64. Triệu Cơ

Vương tôn Dị Nhân vốn là con của Hạ Cơ và An Quốc Quân nhưng không được thái tử yêu quý vì một lẽ Hoa Dương Phu nhân bấy giờ là người được sủng ái hơn cả.

Trong cuộc tranh hùng, Tần đã hai lần tiến công Triệu, bị tướng Liêm Pha đẩy lùi và Lạm Tương Như giành chiến thắng trên chiến trường ngoại giao, Tần- Triệu giảng hòa với nhau ở Thằng Trì. Vương tôn Dị Nhân phải sang làm con tin ở bên nước Triệu. Vua Triệu đã nhiều lần muốn giết chết Dị Nhân nhưng Bình Nguyên Quân can ngăn. Nên vua Triệu bèn an trí Dị Nhân ở Tùng Đài, ra vào canh giữ, lại rút bớt lương. Dị Nhân suốt ngày uất ức không biết làm thế nào.

Trong một làn tình cờ, Lã Bất Vi, lái buôn người thành Dương Dịch nhìn thấy Dị Nhân. Lã Bất Vi hỏi rõ lai lịch và cho đây là một món hàng lời nên liền đem trăm nén vàng kết giao với Công Tôn Kiều, là người canh giữ, giám sát Dị Nhân. Dần dà, thông qua Công Tôn KIều, Lã Bất Vi thiết lập mối quan hệ với Dị Nhân. Bất Vi bày mưu cho Dị Nhân thờ Hoa Dương phu nhân làm mẹ, vì dù được An Quốc Quân yêu chiều nhưng Hoa Dương phu nhân không thể có con.

Chuyến đi Hàm Dương năm ấy của Lã Bát Vi không những làm cho Hoa Dương Phu nhân và An Quốc Quân mững rỡ mà còn mở ra một lối thoát cho Vương tôn nước Tần.

Về lại Hàm Đan, Lã Bất Vi bèn mở tiệc thết đãi Côn Tôn Kiều và Dị Nhân. Khi rượu đến nửa chừng, Lã Bất Vi gọi thiếp của mình là Triệu Cơ ra múa. Ngay khi nhìn thấy Triệu Cơ, cả Công Tôn Kiều lẫn Dị Nhân đều hồn siêu phách lạc vì cả hai người chưa bao giờ nhìn thấy một giai nhân mày ngài mắt phượng, da tuyết tóc mây, mĩ lệ yêu kiều không thể nào tả xiết như nàng. Tiệc tàn, nhân lúc Công Tôn Kiều đã say mèm, lăn ra ngủ không biết trời trăng mây gió gì cả, Dị Nhân đã mươn rượu nói lời dẩy đưa với Lã Bất Vi. Lã Bất Vi vờ tức giận khiến cho Dị Nhân càng nể phục.

Đêm hôm ấy, khi về phòng riêng, Bất Vi khuyên nhủ Triệu Cơ nên vì nghiệp lớn, đại sự của mình và thề non hẹn biển với nàng. Triệu Cơ đành nghe theo. Mấy ngày sau, Bất Vi đem Triệu Cơ dâng cho Dị Nhân. Triệu Cơ rât được Dị Nhân yêu mến và chẳng bao lâu hai người có con, đặt tên là Triệu Chính (thực ra Triệu Chính hay còn gọi là Doanh Chính vốn là con của Triệu Cơ có với Lã Bất Vi từ trước nhưng Dị Nhân không hề hay biết)

Năm 257 TCN, quân Tần lại đem quân đánh Hàm Đan rất gấp, sử gọi đây là trận chiến Trường Bình. Tại trận này có không ít người đã phải bỏ mạng trong đó có tướng Bạch Khởi bị chôn sống. Lã Bất Vi bèn mưu đem trăm lạng vàng đút lót cho Công Tôn Kiều và lính coi cửa thành rồi đưa Dị Nhân, Triệu Cơ và cả nhà ra khỏi thành theo hướng doanh trại của quân Tần mà đi. An Quốc Quân và Hoa Dương Phu nhân gặp lại Dị Nhân thì rất mững rỡ, họ đã đổi tên Dị Nhân thành Tử Sở. Hoa Dương Phu nhân lại rất quý Triệu Cơ vì không những nàng xinh đẹp mà còn biết đối xử. An Quốc Quân và Hoa Dương Phu nhân còn tạ ơn Lã Bất Vi năm chục cân vàng, hai trăm vạt ruộng và một tòa nhà cùng với đó là lời hứa ban quan chức.

Nhưng cũng theo một số tài liệu nói rằng trong cuộc chạy loạn này chỉ có Lã Bất Vi và Tử Sở là chạy về nước Tần còn Triệu Cơ và Doanh Chính vẫn còn lưu lại tại Hàm Đan. Vậy nên bao nhiêu nguy hiểm đều vây quanh Triệu Cơ và cậu con trai Doanh Chính mới chỉ 3 tuổi. Nhưng vì vốn là con nhà quý tộc nên ha mẹ con nàng đã nhận được sự bảo vệ và che chở từ gia tộc của mình.

Trong khi đó, thoát thân về tới nước Tần, Tử Sở chính thức lên ngôi thái tử, trở thành người kế thừa ngai vàng của nước Tần trong tương lai. Do khi đó, chiến tranh giữa Tần và Triệu vẫn diễn ra ác liệt, sự sống chết của Triệu Cơ và Doanh Chính ra sao, Tử Sở hoàn toàn không biết. Tuy nhiên, theo chế độ của nước Tần khi đó, tuổi đã 25, lại là thái tử, Tử Sở buộc phải có thái tử phi. Chính vì vậy, chuyện thành thân của Tử Sở trở thành vấn đề cấp bách của nước Tần lúc bấy giờ.

Theo tập tục lúc đó thì chuyện hôn nhân của các hoàng tử đều do mẫu hậu quyết định. Do vậy, việc lựa chọn thái tử phi được giao cho mẹ đẻ của Tử Sở là Hạ Cơ toàn quyền quyết định. Hạ Cơ vốn là một người vợ của An Quốc Quân, tuy nhiên đã thất sủng từ lâu. Việc Tử Sở được làm thái tử là nhờ Lã Bất Vi dùng cả vàng bạc lẫn sự mưu mẹo của mình để lấy lòng Hoa Dương Phu nhân để bà ta nhận Tử Sở làm con nuôi rồi tìm mọi cách để đứa con nuôi của mình trở thành thái tử.

Việc trở thành thái tử của con trai, Hạ Cơ gần như là người đứng bên ngoài, đó là một điều uất ức đối với bất kỳ người mẹ nào. Chính vì vậy, trong việc lựa chọn vợ cho Tử Sở, Hạ Cơ quyết không chịu nhường bất cứ người nào. Thông thường, các bà mẹ khi lựa chọn vợ cho con thường tuyển lựa những người thân cận với mình hoặc có quan hệ gần gũi với “bên ngoại” của mình. Hạ Cơ chính là người nước Hàn, vì vậy, người được bà chọn cho con trai của mình chắc chắn là một người nước Hàn. Và chính người vợ thứ hai này là người đã sinh ra Thành – người em trai của Tần Vương Doanh Chính.

Tử Sở quay về nước vào khoảng năm Tần Chiêu Vương thứ 50, giả định rằng nếu như ngay trong năm này Tử Sở kết hôn với người vợ thứ hai, và sang năm sau đó sinh ra Thành thì ít nhất, Thành nhỏ hơn Doanh Chính 3 tuổi. Hàn phu nhân là người do Hạ Cơ lựa chọn, do vậy, Thành đương nhiên rất được Hạ Cơ yêu mến.

Cũng nhờ vậy, trong suốt 6 năm sau đó, cho tới trước khi Triệu Cơ và Doanh Chính trở về nước Tần, trong hậu cung triều Tần đã hình thành một thế lực chính trị mới của những người xuất thân hoặc có liên hệ với nước Hàn.

Trong tình hình lúc bấy giờ, nếu như Triệu Cơ và Doanh Chính không thể từ nước Triệu về Tần thì chắc chắn Hàn phu nhân sẽ thay thế Triệu Cơ làm “đệ nhất phu nhân” và Thành sẽ thay thế Tần Doanh Chính trở thành người kế thừa ngai vàng nước Tần. Nếu như tình huống đó xảy ra, lịch sử có thể đã thay đổi. Tuy nhiên, không may là Triệu Cơ và Doanh Chính trong hoàn cảnh nguy hiểm luôn cận kề vẫn cố gắng sống sót và tìm về với nước Tần theo Tử Sở.

Năm Chiêu Tương Vương 70 tuổi, vua lầm trọng bệnh và băng hà. Thái tử An Quốc Quân nối ngôi hiệu Hiếu Văn Vương, lập Hoa Dương Phu nhân làm Vương hậu, Tử Sở làm Thái tử. Tiếc thay, sau lễ trừ tang được ba ngày Hiếu Văn Vương trở về cung thì chết. Người trong nước đều ngờ việc ấy là do Lã Bất Vi làm.
Lã Bất Vi cùng quần thần tôn Tử Sở làn Trang Tương Vương, Hoa Dương Phu nhân làm Thái hậu, Triệu Chính làm Thái tử, Bất Vi được phong làm Tướng quốc.

Năm 247, TCN, Trang Tương Vương mất khi mới 35 tuổi. Thái tử Doanh Chính lên nối ngôi khi mới 13 tuổi, Triệu Cơ lên làm Thái hậu. Doanh Chính phong Lã Bất Vi làm Trọng phụ. Từ đó (247-237 TCN), trong vòng 10 năm, mọi việc của nước Tần đều do Lã Bất Vi chuyền quyền, trong nước giàu thịnh, yêu ổn.

Về phần Triệu Cơ, một phần vì nhớ ơn Lã Bất Vi, một phần nàng vẫn dành tình cảm cho Lã Bất Vi vả lại một mình ở trong cung cấm, không chịu đựng được sự cô đơn nên nàng thường xuyên triệu Lã Bất Vi vào cung cấm.

Khi thấy vua Tần trưởng thành lại thông minh hơn người, Lã Bát Vi tỏ ý e sợ. Nhưng do Thái hậu ngày càng đa dâm, Bất Vi sợ mọi việc vỡ lở nên bày mưu cho Thái hậu đưa Lao Ái, một dâm phu có tiếng trong thành đưa vào cung. Lao Ái cải trang hoạn quan vào cung Thái hậu. Sau vài lần hầu ngủ, Thái hậu rất hài lòng. Hai người ở với nhau như vợ chồng nên chẳng bao lâu Thái hậu có mang. Thái hậu sợ không giấu được chuyện bèn tung tin trong cung Thái hậu có ma cần phải ra Ung Thành, cách Hàm Dương hai trăm dặm, ở trong một tòa thành tên là Đại Trịnh lao cung. Vua Tần từ lâu đã nghi ngờ chuyện của Thái hậu và Lã Bất Vi nên liền đồng ý đưa Thái hậu ra cung Đại Trịnh lao cung.

Từ đó, Lao Ái và Thái hậu càng trở nên thân mật, hoang dâm hơn, chẳng kiêng dè gì nên trong vòng hai năm, Tái hậu sinh luôn hai đứa con trai và phải xay một nhà kín để nuôi.

Thái hậu tâu lên vua Tần phong chức tước, ban ruộng đất cho Lao Ái. Vua Tần vâng mệnh phong Lao Ái làm Trường Tín hầu và cấp ruộng đất. Từ đó, Lao Ái mặc sức săn bắn, chơi bời…

Năm vua Tần 26 tuổi, Thái hậu làm lễ đội mũ đeo gươm cho nhà vua ở miếu Đức Cung. Vua mở yến tiệc, vui chơi năm ngày năm đêm. Trong quân các quan đại thần ăn chơi, đánh bạc không ngớt. Trong một lần thua bạc Nhan Tiết, Lao Ái tát vào mặt Nhan Tiết và mắng Nhan Tiết. Cả sợ, Nhan Tiết bỏ chạy gặp phải vua Tần bèn đem mọi chuyện của Thái hậu và Lao Ái kể cho vua Tần nghe. Vua Tần tức giận bèn sai Hoàn Xỉ bao vây đánh cung Kì Niên. Hay tin, Lao Ái vội làm giả ngự thư và lấy thêm ấn tỉ của Thái hậu rồi triệt hết quân cung kị vệ. Các tân khách đến vây cung Kì Niên của vua Tần. Nhưng khi nhìn thấy vua Tần ai cũng sợ hãi bỏ chạy. Vua Tần hạ lệnh bắt sống Lao Ái (hoặc đem thủ cấp của Lao Ái về) và chém đầu bọn phản nghịch, tay chân của Lao Ái, được sẽ trong thưởng. Lao Ái thua chạy thì gặp phải Hoàn Xỉ.

Riêng về Thái hậu thì vua Tần trực tiếp đến cung Đại Trịnh sục tìm hai đứa con gian sinh ở nhà kín rồi sai tả hữ bỏ vào túi vải quật cho đến chết và lệnh Thái hậu bị tước không được làm quốc mẫu, giảm bớt lộc nuôi, dời ra Hoắc Dương cung, một li cung nhỏ, lệnh ba trăm quân canh giữ nghiêm ngặt, những người ra vào cung đều phải tra hỏi cẩn thận.

Các trung thần thấy vua Tần không giữ đạo hiếu bèn ra sức khuyên can. Nhưng than ôi 27 người đều bị phơi thay ở Cửa Khuyết. Một hôm, có người tên là Mao Tiêu xin vào gặp vua Tần nói về chuyện Thái hậu. Vua Tần cả giận định đem Mao Tiêu đi luộc nhưng khi nghe lí lẽ của Mao Tiêu vua Tần mới hiểu ra “xé xác giả phụ là bất nhân, giét chết hai em là bất hữu, đày mẹ ở cung Hoắc Dương là bất hiếu, giết hại những người can ngăn, phơi thây ở ngoài Cử Khuyết thì có khác gì Kiệt, Trụ? Làm những việc như thế làm sao thiên hạ phục được? Xưa kia, Thuấn thờ bà mẹ ác nghiệt hết đạo mà được làm vua. Vua Kiệt giết Long Bàng, vua Trụ giết Tỉ Can mà sau thiên hạ đều phản cả.”

Vua Tần liền cho người chôn cất 27 thay của trung thần rất cẩn thận ở núi Long Thú, gọi là Hội trung mộ. Cũng trong ngày hôm đó, vua Tần đích thân đi đón Thái hậu, sai Mao Tiêu đón sẵn ở Ung Châu. Gần đến cung, vua cho người vào báo còn mình thì quỳ gối mà đi. Hai mẹ con gặp lại nhau đều khóc nức nở. Hôm sau, vua mời Thái hậu đi trước còn mình đi sau. Tiếp theo là nghìn xe muôn ngựa đi theo ủng hộ. Dan chúng hai bên đường ai cũng cho vua Tần là người con có hiếu cả.

Năm Thủy Hoàng thứ 19, Triệu Cơ mất. Khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc, xứng đế, phong Thái hậu Triệu Cơ là Đế Thái hậu.

Về phần Lã Bất Vi sau khi đưa Thái hậu về cung, sợ Lã Bất Vi ra vào cung cấm như trước nên truyền Lã Bất Vi dời khỏi đô thành đến Hà Nam. Lã Bất Vi đến Hà Nam, các nước đều sai sứ đến vấn an. Vua Tần lại sợ nước khác dùng Lã Bất Vi nên bèn viết một bức thư gửi cho Lã Bất Vi. Thư vừa kể tội vừa có ý muốn đày Lã Bất Vi đến huyện Ti, Thục quận. Bất Vi khá giận:

_ Ta phá hết gia tài để lập Tiên vương, công ai bằng ta? Thái hậu trước gửi thân ta, vua tức là con ta, ai thân bằng ta? Nhà vua sao nỡ phụ ta như thế?

Rồi lại than:

_ Ta vốn con lái buôn, mưu đoạt nước người, gian dâm vợ người, giết vua người, tuyệt tự người, trời nào lại dung ta, đến nay chết cũng là chậm lắm rồi.
Đoạn Lã Bất Vi bè bỏ độc vào rượu rồi uống chết.

Cuộc đời của mĩ nhân Triệu Cơ- Thái hậu đầu tiên của nước Trung Quốc thống nhất là thế đó. Nàng là một mĩ nhân mĩ lệ yêu kiều nhưng số phận nàng thật long đong, bị Lã Bất Vi lợi dụng để leo lên được đỉnh cao danh vọng. Tại sao kiếp má hồng lại truân chuyên đến vậy? Luận công kể tội nàng Triệu Cơ xinh đẹp thôi thì hãy để đời sau và các nhà sử học vậy.

Hoa Dương phu nhân, ái thiếp của Tần Hiếu Văn vương, là nữ nhân rất có ảnh hưởng đến vị vua này. Nàng là người mẹ “chính trị” của Dị Nhân, mẹ chồng của Triệu Cơ.

Hàn phu nhân, người vợ thứ hai của Dị Nhân

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN