Mỹ Nhân Tóm Lược Truyện - Mạnh Khương Nữ
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
236


Mỹ Nhân Tóm Lược Truyện


Mạnh Khương Nữ


65. Mạnh Khương Nữ

Mạnh Khương Nữ là một nữ nhân trong truyện cổ tích dân gian Mạnh Khương Nữ khóc Trường Thành của Trung Quốc.

Câu chuyện kể rằng, vào thời Tần Thủy Hoàng, ngay trong đêm tân hôn của Mạnh Khương Nữ với tân lang là một thư sinh Giang Nam tên Phạm Hỷ Lương, chồng Mạnh Khương Nữ bị triều đình bắt đi xây dựng Vạn Lý Trường Thành Đến mùa Đông, Mạnh Khương Nữ đan áo cho chồng và đã lặn lội tìm chồng để trao áo. Mạnh Khương Nữ đã đi khắp theo chiều dài của Trường Thành, hỏi thăm nhiều người và cuối cùng nhận được hung tin chồng mình bị chết vùi thây dưới Trường Thành. Nàng Mạnh Khương đau buồn khóc lóc thảm thiết 3 ngày 3 đêm, nước hòa lẫn máu. Tiếng khóc của Mạnh Khương vang xa 800 dặm Trường Thành, làm sụp đổ một khúc thành, để lộ xác chết của chồng mình. Nàng an táng cho chồng xong liền nhảy xuống biển tự vẫn. Ngày nay, tại quận Sơn Hải Quan địa cấp thị Tần Hoàng đảo của tỉnh Hà Bắc có miếu thờ Mạnh Khương Nữ.

Lại có thuyết cho rằng, tên tổng quản công trình vì lo sợ đã chạy tới bẩm báo sự tình với Tần Thủy Hoàng, người lúc này đang tới thị sát thi công Trường Thành. Tần Thủy Hoàng vội tìm tới hỏi ngọn nguồn mọi chuyện. Vừa gặp, ông đã bị cuốn hút bởi nhan sắc xinh đẹp của nàng, rồi ra sức ép Mạnh Khương Nữ trở thành “Chính cung nương nương” của mình. Dù trong lòng ngùn ngụt căm phẫn nhưng Mạnh Khương Nữ vẫn cố kìm lòng. Nàng “tương kế tựu kế”, ép Tần Thủy Hoàng phải đáp ứng cho nàng 3 điều kiện thì mới chịu theo. Thứ nhất, phải tìm thấy thi thể của chồng là Phạm Hỷ Lương. Thứ hai, phải tổ chức Quốc táng cho chồng nàng. Thứ ba, Tần Thủy Hoàng phải đeo khăn tang, mặc áo sợi gai. Suy nghĩ chốc lát, Tần Thủy Hoàng vẫn cứng đầu đồng ý. Mạnh Khương Nữ vận tang phục, vái trước mộ chồng – người đã tử nạn vì đi phu xây thành. Xong xuôi những việc ấy, nàng thấy lòng nhẹ nhõm, coi như tâm nguyện đã hoàn thành. Đứng trước biển Bột Hải, nàng gieo mình xuống những con sóng đang cuồn cuộn dâng cao. Từ đó, câu chuyện cảm động về những giọt nước mắt xô đổ Trường Thành của Mạnh Khương Nữ được lưu truyền muôn thuở.

Từ một câu chuyện cổ tích, người ta đã thêu dệt nên không ít dị bản biến nó trở nên lung linh hơn và làm xúc động bao nhiêu người. Dần dần, mọi người cũng đã quên đi gốc gác của câu chuyện này. Vậy nguồn gốc của câu chuyện này là từ đâu? Lý do nhân dân sáng tạo nên câu chuyện này là gì?

Trước tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về địa điểm mà nàng Mạnh Khương Nữ đã đến khóc. Trường thành ở Sơn Hải quan được chỉ định là nơi “Mạnh Khương nữ khốc Trường thành” là Trường thành được xây dựng sau triều Tần, còn Trường thành do Tần Thuỷ Hoàng xây thì cách Sơn Hải quan đến mấy trăm dặm. Trong lịch sử có những ghi chép về chuyện khóc đổ Trường thành, nhưng thời gian câu chuyện phát sinh sớm hơn nhiều so với nhà Tần thống nhất 6 nước, vì thế căn bản không liên quan gì đến Tần Thuỷ Hoàng.

Khảo sát các sách lịch sử, sự viện “Khốc Thành” đầu tiên thấy ở “Tả truyện”: “Thời Tế Trang Công đầu thời Xuân Thu. (ở ngôi từ năm 794 đến năm 781 trước Công Nguyên) có người nước Tề tên gọi Kỷ Lương bị chết trận trong chiến dịch đánh vào Cử (huyện Cử Sơn Đông ngày nay). Kỷ Lương không có con trai, vợ người ấy không có nơi nương tựa đã lao vào thi thể Kỷ Lương gào khóc ở dưới chân Thành, khóc suốt bảy ngày bảy đêm, tường Thành cũng bị đổ sập”. Có lẽ đây chính là tư liệu nguyên thuỷ của câu chuyện “Mạnh Khương Nữ khóc Trường Thành”. Xem ra Mạnh Khương Nữ khóc Trường Thành từ câu chuyện người vợ Kỷ Lương khóc dưới chân Thành diễn biến ra, mà sự hình thành cuối cùng của câu chuyện đại thể là vào những năm Bắc Tống.

Cuối đời Đường có bài Kỉ Lương thê , bài thơ nói người vợ của Kỉ Lương là người nước Tần, bà đi đến Trường thành khóc điếu người chồng đã mất khi đi xây dựng Trường thành

Nhất hào thành băng tái sắc khổ
Tái hào Kỉ Lương cốt xuất thổ

Dịch:

Khóc lên một tiếng, nới biên tái mịt mờ sắc khổ
Khóc lên lần nữa, hài cốt của Kỉ Lương lộ ra

Đến đời Tống, Kỉ Lương bắt đầu có họ, nhưng có các thuyết khác nhau, có thuyết cho là họ Phạm, có thuyết cho là họ Vạn, còn có thuyết gọi là Kỉ Lang hoặc Hỉ Lương. Trịnh Tiều thời Nam Tống nói rằng:

Kỉ Lương chi thê, vu kinh truyện sở ngôn giả, sổ thập ngôn nhĩ, bỉ tắc diễn thành vạn thiên ngôn …..
(Vợ của Kỉ Lương, trong kinh truyện có nói đến chỉ có mấy chục lời, rồi thì diễn thành ngàn vạn lời)

Hơn 2000 năm nay truyền thuyết nàng Mạnh Khương khóc Trường thành với cố sự, ca dao, hí khúc … các hình thức đã lưu truyền khắp Trung Quốc. Mức độ chân thực của câu chuyện sớm đã bị gạt sang một bên, điều mà mọi người ngưỡng mộ đó là tình yêu kiên trinh trước sau như một và tinh thần phản kháng kiên định đối với kẻ thống trị, quả là:

Tần Hoàng an tại tai, vạn lí trường thành trúc oán;
Mạnh Khương vị vong dã, thiên thu phiến thạch minh trinh.

Dịch:

Tần Hoàng há yên chăng, muôn dặm trường thành xây oán hận
Mạnh Khương không chết được, ngàn thu phiến đá khắc kiên trinh)
(Câu đối của Văn Thiên Tường đời Tống đề ở miếu Mạnh Khương)

Yêu thích: 5 / 5 từ (1 thả tim)
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN