Mỹ Nhân Tóm Lược Truyện - Một Số Nữ Nhân Của Tần Thủy Hoàng
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
206


Mỹ Nhân Tóm Lược Truyện


Một Số Nữ Nhân Của Tần Thủy Hoàng


66. A Phòng

Chắc hẳn trong chúng ta không ít người đã ít nhất một lần nghe nhắc đến cung A Phòng chứa cả ngàn mỹ nữ của Tần Thủy Hoàng rồi. Vậy có bao giờ các bạn thắc mắc tại sao Tần Thủy Hoàng lại đặt một cái tên đơn giản và dễ nhớ như vậy cho một cung điện xa hoa tráng lệ cách kinh đô Hàm Dương không xa thay vì đặt một cái tên mỹ miều để xứng đáng với sự đồ sộ của công trình kiến trúc bậc nhất này? Chúng ta cùng đi tìm lời giải nhé.

Từ cổ chí kim, hậu cung của bất kỳ ông vua nào cũng đầy ắp cung tần mỹ nữ. Tần Thủy Hoàng cũng không phải là ngoại lệ. Ông không chỉ là vị vua đầu tiên của Trung Hoa thống nhất mà còn là vị vua có nhiều cung tần mỹ nữ nhất của Trung Quốc. Hiện nay, sử sách chưa ghi nhận được ông có bao nhiêu phi tần và tên của những phi tần đó nhưng ông có khoảng 100 người con. Điều đó chứng tỏ, số phi tần “thuộc quyền sở hữu” của ông không hề nhỏ. Thế nhưng trong số các phi tần này không mấy người khiến ông mặn mà và nhớ đến. Duy chỉ có một nữ nhân, tuy không phải là phi tử chính thức của ông nhưng lại được ông nhớ đến và nặng lòng vô cùng. Nàng chính là A Phòng.

Nhiều người lại tin vào truyền thuyết về một câu chuyện tình lãng mạn giữa Tần Doanh Chính và cô con gái của một thầy thuốc nước Triệu. Chính tên của người con gái đó đã được Tần Thủy Hoàng lấy để đặt tên cho cung điện vĩ đại nhất trong lịch sử này.

Chuyện kể rằng, hai người quen biết nhau từ khi Tần Doanh Chính còn ở Hàm Đan – kinh đô nước Triệu. Khi Tần Doanh Chính trở về Hàm Dương – kinh đô nước Tần – thì A Phòng cũng theo cha đến Hàm Dương tìm hoa kim cúc để chế thuốc trường sinh và hai người gặp lại nhau tại đây. Tần Doanh Chính dưới danh nghĩa một anh thợ mộc đã ngỏ lời muốn kết hôn cùng A Phòng và đã được A Phòng nhận lời.

Tuy nhiên, tình yêu của họ đã gặp muôn vàn trắc trở. Thái hậu Trịnh Cơ – mẹ của Tần Thủy Hoàng và Lã Bất Vi – tướng quốc nước Tần muốn Tần Thủy Hoàng lấy công chúa một nước khác với mục tiêu tạo thành một liên minh chính trị. Bởi vậy, Triệu Cơ và Lã Bất Vi đã tìm mọi cách ngăn cản tình yêu của họ, thậm chí đã nhiều lần định giết cả A Phòng.

Trong khi đó, các nước khác như Triệu, Sở, Hàn, Ngụy, Vệ… thì tìm mọi cách để ám sát Tần Doanh Chính. Lợi dụng việc Trường Lạc – công chúa nước Triệu – có dung mạo giống hệt như A Phòng, họ đưa cô đến để đóng giả làm A Phòng, hòng ám sát Tần Doanh Chính. Nhưng không may, công chúa lại bị tay chân của Đồng Thái thú giết chết vì chúng tưởng cô là A Phòng.

Tần Doanh Chính vô cùng đau khổ trước cái chết của Trường Lạc công chúa mà ông ta tưởng là A Phòng nên đã cho thi hài công chúa vào một quan tài pha lê chờ người mang thuốc đến cứu chữa. Trong khi đó, các nước chư hầu khống chế và lợi dụng A Phòng, tìm cách làm cô quên mất quá khứ, khống chế cô, hòng dùng cô để ám sát Tần Doanh Chính. Tuy nhiên, nhờ Hoa Dương Thái hậu – bà của Tần Doanh Chính – hát lại một bài hát cũ mà họ đã từng hát với nhau khi xưa, A Phòng mới bừng tỉnh, hai người nhận ra nhau.

Tình yêu tưởng như đã đến với họ, song, đúng lúc đó, khi Tần Doanh Chính quyết định đi đánh chiếm các nước khác nhằm thống nhất Trung nguyên, A Phòng vì khuyên ngăn không được nên quyết định tự vẫn. Cái chết của A Phòng khiến Tần Thủy Hoàng vô cùng đau khổ. Vì vậy, sau này, khi đã thống nhất Trung Quốc, lên ngôi Hoàng đế và quyết định xây dựng một cung điện quy mô hoành tránh nhất trong lịch sử, Tần Thủy Hoàng mới dùng tên A Phòng để đặt tên cho tòa cung điện này như một cách tưởng nhớ người mà mình thương yêu.

Câu chuyện tình yêu này rất có thể được người đời thêu dệt nên để phủ lên cung điên A Phòng một tấm áo lãng mạn và cảm động lòng người. Song nếu câu chuyện này là có thật, quả khiến hậu thế phải chấn động. Bởi chúng ta đều biết rằng, Tần Thủy Hoàng là một ông vua tàn ác trong lịch sử. Dù chính sách của ông đã đem lại những thay đổi đáng kể và bình yên trong những năm tháng ông trị vị song đó lại là những chính sách hà khắc, bóp nghẹt dân chúng khiến họ không sao sống được. Một ông vua như vậy rất dễ khiến người đời sau nghĩ ông là bạo chúa. Mà đã là bạo chúa rồi thì lấy đâu ra lòng yêu. Nếu có đi chăng nữa cũng chỉ là sự si mê của dục vọng trước sắc đẹp. Một ông vua tàn bạo như vậy lại có cả ngàn mỹ nhân ngày ngày túc trực chờ ông đến thì lấy đâu ra một tấm chân tình, nặng lòng với một nữ nhân ấy là còn chưa kể người con gái ấy đã chết trước khi ông xứng đế toàn cõi Trung Nguyên.

67. Trường Lạc công chúa. Nàng được cho là người có gương mặt giống như A Phòng khiến Tần Thủy Hoàng nhầm lẫn.

68. Ngọc Thấu công chúa (Lệ phi)

Vị phi tần trên màn ảnh của Tần Thủy Hoàng. Trong phim “Thần thoại” phiên bản điện ảnh năm 2005, nàng là công chúa Cao Ly tiến cống cho Tần Thủy Hoàng và được sắc phong là Lệ phi. Còn trong phim “Thần thoại” phiên bản truyền hình nàng là công chúa đất Đồ An, một bộ tộc vùng biên cương gần Vạn Lý Trường Thành. Nàng bị ép vào cung Tần trở thành Ngọc phi của Tần Thủy Hoàng và sau là Lệ phi.

Tuy xuất thân của hai nàng Ngọc Thấu có khác nhau nhưng đều tựu chung ở một số điểm:

– Đều là những nữ nhân bị ép nhập cung Tần và sống một cuộc sống đầy buồn chán, đau khổ.

– Họ đều là những nữ nhân lấy đại cục làm trọng, nghĩ cho bách tính của đất nước mình.

– Đều yêu tướng quân Mông Nghị, một vị tướng quân nổi tiếng thời Tần.

– Họ đều uống thuốc trường sinh bất tử và phải sống trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng hơn 1000 năm sau mới được gặp lại người họ yêu.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN