Mỹ Nhân Tóm Lược Truyện - Nam Tử
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
123


Mỹ Nhân Tóm Lược Truyện


Nam Tử


40. Nam Tử

Lịch sử Trung Quốc ghi nhận không ít việc nữ nhân vì ham muốn cá nhân mà thông dâm bừa bãi khiến không ít người phải lắc đầu ngán ngẩm. Thời kỳ cổ đại Trung Quốc, đặc biệt khi đất nước đang trong giai đoạn phân quyền, chuyện này không hề hiếm. Tiêu biểu là hai cô con gái của Tề Ly công, chị em Tuyên Khương- Văn Khương. Còn nước Vệ lại có nàng Nam Tử!

Nam Tử vốn là con gái của Tống Bình công. Sau này nàng được gả cho Vệ Linh công mà nguyên nhân cũng không nằm ngoài việc kết hòa hiếu giữa hai nước. Một trong vô vàn những cuộc hôn nhân chính trị của thời đó. Đa phần những cuộc hôn nhân này đều không bắt nguồn từ tình yêu nhưng cũng có không ít trường hợp cá biệt. Song chuyện rạn nứt cuộc những cuộc hôn nhân này là chuyện cũng hết sức bình thường. Và cuộc hôn nhân của nàng Nam Tử lại không nằm trong trường hợp cá biệt.

Tương truyền, Nam Tử là một thiếu nữ vô cùng xinh đẹp nhưng cái tên của nàng nghe lạ tai vô cùng và biệt tài của nàng chính là quyến rũ đàn ông. Theo nhiều tài liệu ghi chép, nàng không chỉ sở hữu sắc đẹp quý phái diễm lệ mà còn có tính lẳng lơ, dâm đãng nên rất thu hút đàn ông. Vậy nên nàng ta có một sở thích rât chi kỳ lạ đó là thích chung đụng chăn gối cũng những nam nhân lạ. Với nàng ta, càng lên giường với nhiều đàn ông khác nhau càng thoải mãn được dục vọng của mình. Chính vì vậy sẽ không có gì lạ khi trong danh sách của nàng ta có cả tá tên đàn ông. Và chắc chắn sẽ càng không có gì lạ nếu nàng ta lỡ mang thai mà lại không biết cha đứa trẻ là ai.

Với vẻ đẹp và tính tình như vậy nên đối với Nam Tử lấy phải một ông chồng như Vệ Linh công thật đúng là thảm họa. Bởi Vệ Linh công là ông vua đồng tính. Cho dù trước mặt ông ta là cả trăm mỹ nữ đẹp như hoa như ngọc, ông ta cũng không màn đến. Chẳng vậy nên việc ông ta thờ ơ với vị Hoàng hậu xinh đẹp này cũng là chuyện thường tình.

Lẽ dĩ nhiên, người Vệ Linh công sủng ái chắc chắn cũng phải là nam nhân. Người đó chính là Di Tử Hà và công tử Triều. “Dư đào đoạn tụ” chính là chỉ mối tình của Vệ Linh công và Di Tử Hà. Thế nhưng cho dù có đồng tính hay không, ông vua nào cũng có tính cả thèm chóng chán cả. Có một lần, có người nói với ông rằng:

_ Thần nằm mơ về đại vương, thấy một cái bếp, rồi lại mơ thấy một người ngồi ở trước cái bếp ấy.

Nghe vậy, Vệ Linh công vô cùng tức giận bèn nói:

_ Ta chỉ nghe thấy khi mơ về quân vương thì mơ thấy mặt trời, chưa từng nghe nói mơ thấy cái bếp bao giờ.

Người kia lại nói:

_ Mặt trời chiếu khắp thiên hạ, bất cứ vật gì tồn tại trên mặt đất đều được hưởng ánh sáng của nó. Còn như cái cửa bếp, nếu có một người ngồi tại cửa thì chỉ có một mình người đó được hưởng ánh sáng và hơi ấm mà thôi, còn những người khác muốn có ánh sáng và hơi ấm cũng không được.

Hiểu được ý người này nói rằng mình chỉ sủng ái Di Tử Hà mà không chăm lo đến chính sự nên Vệ Linh công đã tìm cách đuổi Di Tử Hà ra khỏi cung. Và không lâu sau đó ông lại sủng ai một nam nhân khác tên là Triều, Công tử Triều. Công tử Triều vào cung được Vệ Linh công sủng ái vô cùng. Ngược lại, nơi hậu cung, Nam Tử Hoàng hậu lại chán ngán và cho rằng mình bất hạn vô cùng khi lấy phải một ông chồng đồng tính. Nàng đã từng thốt lên rằng:

_ Ta sống trong cái lồng son này để làm gì? Thực tế là ta đang chết dần trong cái lồng này. Con người sống để làm gì nếu không có tình yêu?

Vậy nên Nam Tử quyết không chịu an phận sống cuộc đời sung sướng của một vị Hoàng hậu đương triều. Nàng bất chấp cả danh phận lẫn địa vị của mình để lén lút quan hệ với nhiều nam nhân khác. Trong đó có Công tử Triều. Ban đầu chỉ lén lút nhưng càng về sau hai người càng công khai khiến cho không ít người phải cảm thán và tỏ thái độ. Nhưng Vệ Linh công lại chả có hành động trừng phạt gì cả. Ngược lại ông ta còn tận tâm rước trai về nhà cho vợ “lên mây”. Đơn giải chỉ vì một mục đích đó là nếu để Công tử Triều được làm những gì mình muốn, bao gồm cả tư thông với vợ mình chắc chắn Công tử Triều sẽ phải “nhớ ơn” mà phục vụ Vệ Linh công chu đáo hơn. Đỉnh điểm sự nhu nhược của người chồng này còn ở chỗ, khi con trai của nhà vua và hoàng hậu phát hiện ra mẹ mình đang công khai ngoại tình với công tử Triều. Thế nên Thái tử này thấy quá xấu hổ, nhục nhã. Thái tử đã tìm cách ám sát mẹ ruột của mình thì bị Linh Công biết và đuổi thẳng con trai ruột của mình ra khỏi cung.

Chính vì làm ngơ việc tư thông này mà các triều thần chán ghét làm loạn khiến Vệ Linh công phải trốn khỏi cung cấm. Sau khi Vệ Linh Công dẹp loạn trở về ngôi cao, Công tử Triều và Nam Tử đã cùng nhau chạy trốn sang nước Tấn. Thế nhưng Vệ Linh Công vẫn còn luyến tiếc Công tử Triều, muốn có anh ta ở cạnh vì vậy mới lấy cớ là mẫu hậu tưởng nhớ con dâu là nàng Nam Tử, gọi Công Tử Triều về nước Vệ.

Chuyện về thói dâm đãng của nàng Nam Tử cũng lên quan đến một vĩ nhân nổi tiếng của Trung Quốc, đó chính là Khổng Tử.

Tương truyền rằng, vào thời Xuân Thu, hầu hết các sứ thần nước khác đến nước Vệ, trước khi yết kiến nhà vua già Linh Công đều phải diện kiến hoàng hậu Nam Tử. Nếu Nam Tử đồng ý thì họ mới được gặp vua.

Sinh thời, chỉ có Khổng Tử là từ chối cuộc gặp với người đàn bà mất nết này nên không được nhà vua dùng. Tuy nhiên ngài cũng được cho ở tạm trong nhà khách của triều đình.

Một lần, thấy trong nhà khách có cây đàn khánh, Khổng tử bèn gảy mấy cung điệu. Tiếng đàn ngân lên trong đêm khuya khoắt khiến cho Nam Tử thao thức mãi. Trong khi chồng bà đang say giấc nồng, bà lần theo hành lang, tới đứng bên ngoài nhà khách nghe đàn.

Ngay sáng sớm hôm sau, vì đam mê tài năng trí tuệ của Khổng Tử, Nam Tử đã phá lệ, cho mời Khổng Tử vào diện kiến. Trước một Hoàng hậu nhan sắc diễm lệ, quý phái và tìm mọi cách gạ tình, nhưng vị thánh nhân này vẫn thờ ơ.

Chưa nản chí, cậy nhờ quyền lực của mình, Nam Tử vẫn thường triệu Khổng Tử vào cung để gặp gỡ hoặc tặng quà. Nhưng cuối cùng, nhan sắc và độ lả lơi của nàng vẫn không thể lay chuyển được một người đàn ông quân tử và cứng rắn như Khổng Tử.

Có một lần Vệ Linh công cùng Nam Tử ngồi xe ra ngoại thành du ngoạn, lại mời Khổng Tử đi theo sau. Khổng Tử không thể từ chối được bèn theo họ ra ngoài. Người ngoài nhìn vào thấy thế bèn cười nói:

_ Kìa đạo đức chạy theo sắc đẹp.

Không Tử bèn than:

_ Ngô vị kiến hiếu đức như hiếu sắc giả dã (Ta chưa thấy ai yêu cái đức tốt như yêu sắc đẹp.)

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN