Mỹ Nhân Tóm Lược Truyện - Quy Chế Tuyển Tú Nữ Vào Cung
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
150


Mỹ Nhân Tóm Lược Truyện


Quy Chế Tuyển Tú Nữ Vào Cung


Mỹ nhân sống trong nhân gian vốn chả cần thứ bậc gì vẫn tự nhiên đi vào lòng người. Song mỹ nhân trong cung lại khác. Thứ bậc không chỉ thể hiện quyền lực, địa vị của họ trong chốn hậu cung mà còn thể hiện sự sủng ái, địa vị của họ trong trái tim đấng quân vương. Vậy nên, đã không vào cung thì thôi chứ còn một khi đã vào cung là phải có địa vị. Không chỉ để thao túng quyền lực mà còn là để độc chiếm trái tim của người trượng phu. Bởi thế những cuộc chiến tranh giành địa vị chốn hậu cung cứ xảy ra mãi không dứt. Vậy quy chế tuyển chọn tú nữ diễn ra như thế nào? Những người như thế nào mới được tuyển chọn vào chốn hậu cung để hầu hạ Hoàng đế? Mình sẽ giới thiệu sơ qua cho mọi người tìm hiểu.

Lịch sử tuyển tú nữ của các triều đại Trung Quốc đã có từ hơn 2.000 năm nay. Tuyển tú nữ là cách nói của thời cận đại, còn thời cổ đại gọi là “caixuan” (thải tuyển), là cách lựa chọn chính thức các mỹ nữ từ trong dân gian để đưa vào cung phục vụ hoàng đế.

Việc tuyển tú nữ đã có từ các thời đại xa xưa của người Trung Quốc. Tuy nhiên khi đó còn rất đơn giản. Chỉ đơn giản là Tộc trưởng bộ lạc này thấy con gái của bộ lạc kia đẹp bèn đem sính lễ qua hỏi cưới. Vừa được mỹ nữ vừa kết thân tình giữa hai bộ lạc. Nhìn chung, nữ nhân thời huyền cổ cũng không hơn món hàng là bao nhiêu. Tuy nó là thế nhưng quy tắc chốn hậu cung rất chặt chẽ. Trên dưới rõ ràng, có trật tự, tôn nghiêm. Tuyển tú nữ bắt đầu trở thành chế độ là từ thời Đông Hán mới rõ ràng, có quy định chặt chẽ. Chế độ tuyển tú nữ bắt đầu từ thời Đông Hán, các thời đại trước đó mỗi lần mở rộng thêm hậu cung thường chiếm đoạt hoặc tuyển chọn mỹ nữ, thời gian và quy cách không đồng nhất. Song trong lịch sử cũng ghi nhận không ít ông vua làm sai quy định: ngang nhiên bắt bớ con gái nhà người ta khi sắp lên ngôi như Xương Ấp Vương Lưu Hạ thời Tây Hán (ông vua này làm vua chỉ 27 ngày nên không có thụy hiệu hay miếu hiệu gì cả), Lý Trị vụng trộm với mẹ kế là Võ Tắc Thiên, Lý Long Cơ tìm mọi cách để đoạt được con dâu là Dương Ngọc Hoàn…

Hậu cung Trung Hoa xưa, hàng ngàn mỹ nữ, trên có Hoàng hậu, dưới có cung nhân, tất cả đều được tuyển chọn từ những cô gái xinh đẹp trong dân gian. Nói đến số lượng tố nữ trong hậu cung xưa đủ khiến người ta giật mình: đời Tây Tấn, hậu cung có 5.000 mỹ nữ, đời Đường con số là 40.000… Tất cả đều phải trải qua cuộc tuyển chọn khắt khe chẳng khác nào thi hoa hậu ngày nay!

Chúng ta cùng điểm qua những câu chuyện tuyển tú nữ nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc xưa:

Thời Chu: Theo sử sách, sau khi trải qua các triều đại Hoàng đế, Hạ, Thương đến đời nhà Chu (11 thế kỷ trước Công nguyên), Trung Quốc chính thức bước vào xã hội phong kiến. Khi nói tới có bao nhiêu thê thiếp của hoàng đế Trung Quốc qua các triều đại phong kiến, người Trung Quốc thường dùng câu “ba cung, sáu viện, bảy mươi hai phi” hoặc “hậu cung xinh đẹp ba ngàn người” để hình dung.

Trong “Lễ ký” ghi chế độ hậu phi của triều nhà Chu như sau: “Thiên tử đời xưa có sáu hậu cung, ba phu nhân, chín tần hai mươi bảy thị nữ tám mươi mốt thiếp”. Có nghĩa là hoàng đế có 6 cung nương nương, 3 phu nhân. 9 phi tần, 27 thị nữ, 81 vợ, cộng tất cả lại là 126 ngưòi với các cấp bậc khác nhau. Đây là những ghi chép bằng chữ sớm nhất trong lịch sử Trung Quốc về “chế độ hậu phi”.

Cửu hầu thời Trụ, dâng con gái đẹp của mình cho vua Trụ, người con gái này không ưa Trụ hoang dâm, kết quả bị Trụ giết, và ngay Cửu hầu cũng bị giết rồi lấy thịt chế thành tương để trừng phạt. Nhưng cũng có những phi tần như Muội Hỷ, lợi dụng tài sắc của mình lung lạc hoàng đế làm sụp đổ cả một triều đại và sau này không ít các hoàng cung công chúa đã trở thành “món hàng giao dịch” của các hoàng đế.

Vào đời nhà Chu, triều đình vẫn chưa lập được cơ quan chuyên trách lo việc chăn gối cho hoàng đế, do vậy, chuyện sủng hạnh hậu phi của hoàng đế được quyết định theo chu kỳ tròn– khuyết của Mặt trăng. Ngày ấy, người ta quan sát mặt trăng và phát hiện ra rằng: từ ngày 1- 15 (âm lịch) mặt trăng từ khuyết đến tròn dần, từ ngày 15- 30 trăng từ tròn đến khuyết dần và biến mất vào ngày 30. Theo chu kỳ khuyết– tròn, tròn– khuyết đó, người ta sắp xếp chuyện chăn gối cho hoàng đế. Từ ngày mồng 1 cho tới ngày 15, những hậu phi được lựa chọn sẽ có địa vị từ thấp tới cao. Từ ngày 15 trở đi tới hết tháng, các phi tần được chọn, ngược lại sẽ có địa vị từ cao tới thấp.

Thời Tần: Nguồn gốc chọn lựa phi tần đời Tần chưa chặt chẽ. Có người là con gái chư hầu hoặc đại thần, được cha mẹ hiến cho hoàng đế. Có người bị vua chúa cướp về cũng có người nằm trong cảnh vừa dùng lễ vừa dùng vũ lực đe doạ lấy về.

Thời Hán: Vào đời Hán, phi tần được tuyển chọn đã thành chế độ. Trong “Hán Nghi chú” có ghi: “Mỗi năm vào đầu tháng tám, triều đình thu thuế má… của thiên hạ, và cũng nhân dịp này trưng thu cả con gái đẹp trong nước bằng cách phái 3 loại quan tới các vùng quê xung quanh Lạc Dương (thủ đô) tìm kiếm những người đẹp nhất trong số thiếu nữ từ 13 đến 20 tuổi, mang về cung”.

Việc tuyển chọn phải trải qua chu trình rất khắt khe, những cô gái không được quá 20 tuổi. Phi tần lúc này cũng có cấp bậc rõ ràng. Ví như chức Nữ Thánh Nga được cấp lương tương đương chức Quan nội hầu là 2000 thạch…Phi tần, cung nữ ngày càng nhiều, riêng việc bảo toàn nòi giống đích thực của vua, chống thông dâm, loạn dâm đã phát sinh bao thủ tục. Tiêu biểu là việc những người đàn ông vào cung hầu hạ vua đều phải trở thành…thái giám!

Phi tần lúc này đã có cấp bậc rạch ròi và được đãi ngộ rất cao. Ví dụ chức Nữ Thánh Nga được hưởng lương tương đương chức Quan nội hầu với 2000 thạch năm, Bát tử tương đương Trọng Tiện, 1000 thạch, Thất tử tương đương Hữu Lê trưởng 800 thạch, Trưởng tử tương đương Ngũ đại phu, 600 thạch v.v.
Hậu cung phi tần càng nhiều, công tác quản lý càng thêm khó, riêng việc bảo toàn nòi giống đích thực, việc chống tệ thông dâm, loạn dâm.. đã phát sinh bao thủ tục phiền hà.. Chế độ thái giám được sinh ra từ đó.

“Hán tạp sự bí tân” là một cuốn sách viết khá đầy đủ về chuyện bí sử trong hậu cung nhà Hán. Trong cuốn sách này có đoạn ghi chép về “kết quả” kiểm tra cơ thể của Hoàng hậu Lương Doanh, vợ Hán Hoàn Đế Lưu Chí khi lần đầu tiên được tuyển vào cung. Sách chép rằng, Lưu Chí nghe mọi người nói rằng con gái của đại tướng quân Lương Thương là Lương Doanh dung mạo vô cùng xinh đẹp, phẩm hạnh cũng tốt, hiền thục nết na vì vậy muốn lấy Lương Doanh, phong làm Hoàng hậu.

Lưu Chí phái một nữ quan trong hậu cung của mình tên là Ngô Hử tới phủ họ Lương để tìm hiểu tình hình, quan sát dung mạo và dáng đi của Lương Doanh. Sau đó, Lưu Chí muốn kiểm tra toàn diện cơ thể Lương Doanh trước khi quyết định. Ban đầu, Lương Doanh không đồng ý, cho rằng đó là chuyện sỉ nhục đối với con gái nhà danh giá như cô. Mãi tới khi Ngô Hử lấy thánh chỉ của Lưu Chí ra, Lương Doanh mới đành phải miễn cưỡng chấp nhận.

Sau khi Lương Doanh đã đồng ý, Ngô Hử theo tiểu thư họ Lương tới phòng ngủ của cô. Khi cửa phòng được đóng lại, Ngô Hử cởi bỏ toàn bộ quần áo trên người Lương Doanh bắt đầu kiểm tra. Theo ghi chép của “Hán tạp sự bí tân”, đầu tiên họ Ngô bắt Lương Doanh đi vài vòng xunh quanh phòng để quan sát dáng đi.

Tiếp đó lại bắt Lương Doanh dùng tay giữ mái tóc lên cao để lộ cổ và tai. Lúc đó, Ngô Hử mới lại gần sờ nắn, quan sát khắp toàn thân Lương Doanh để khẳng định Lương Doanh vẫn còn là trinh nữ. Cuối cùng, Ngô Hử bắt Lương Doanh hô to nhiều lần câu: “Hoàng đế vạn tuế!” để kiểm tra giọng nói. Lương Doanh khi đó tuổi còn rất nhỏ, lần đầu tiên bị người khác bắt cởi bỏ hết quần áo rồi sờ nắn khắp người nên cảm thấy xấu hổ vô cùng, liên tục lấy tay che hết chỗ này chỗ khác bị Ngô Hử trách mắng nhiều lần.

Thực tế thì việc tổ chức các cuộc tuyển chọn mỹ nữ vào hậu cung của các Hoàng đế diễn ra trên khắp thế giới theo nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, có lẽ chỉ có ở Trung Quốc với một nền thống trị của các triều đại phong kiến kéo dài hàng ngàn năm thì việc tuyển lựa mỹ nữ cho Hoàng đế mới hình thành những tiêu chuẩn, quy chế và quy trình một cách đầy đủ và chi tiết đến như vậy.

Thời Đông Hán: Theo quy định từ thời Đông Hán, hàng năm đều tuyển chọn tú nữ nhập cung. Quá trình cụ thể như sau: Vào dịp tháng 8 âm lịch hàng năm, triều đình cử người tinh thông tướng số đi tới khu vực Lạc Dương để tuyển chọn đồng nữ. Tiêu chuẩn lựa chọn cụ thể gồm: Độ tuổi từ 13 tới 20, nét mày thanh tú, cử chỉ đoan tranh, tướng mạo “cát lợi”.Những người trúng tuyển sẽ được đua vào cung tiếp tục lựa chọn tiếp, sau đó mới được hoàng đế “đăng ngự”. Thông thường, những người nhận được ân sủng của đấng thiên tử thì sẽ có cơ hội trở thành phi tần. Việc tuyển chọn tú nữ cũng được coi là việc “nộp thuế” đặc biệt cho triều đình.

Thời Tam Quốc: Vua Ngô Chủ Tôn Hạo thời Tam Quốc vốn hoang dâm vô độ, ông ta từng hạ lệnh các quan văn võ phải cống nạp con gái cho mình, đặc biệt là thiên kim tiểu thư của các quan lớn. Tất cả nữ giới trong độ tuổi 15, 16 đều phải thông qua quá trình “kiểm duyệt”, không loại trừ một ai, người nào bị loại mới được xuất giá. Sau khi vua Tấn Vũ đế diệt Tôn, mặc dù đã chiếm hữu tất cả hơn 5.000 giai nhân trong hậu cung của vua Ngô nhưng vẫn cảm thấy chưa thoả mãn. Tấn Vũ đế tiếp tục hạ lệnh “chiêu mộ” mỹ nữ cho Lục cung. Việc tuyển chọn chưa hoàn tất thì không có quyền kết hôn. Kết quả là rất nhiều thiên kim tiểu thư của quan đại thần đều bị tuyển vào cung và lập phi. Còn con gái của dân nghèo thì phải làm cung nữ.

Thời Tây Tấn: Vũ đế Tây Tấn, Tư Mã Viêm năm 273 đã ra lệnh, khi nhà vua tuyển cung phi nhà nào đem giấu con gái sẽ phạm tội “khi quân” bị xử tử, trước khi ông ta chọn phi tần cấm dân chúng cưới vợ gả chồng… Đến năm thứ hai đã có tới hơn 5000 mỹ nữ được gọi vào cung để nhà vua lựa chọn. Ngoài ra ông ta còn tuỳ ý lùng sục các nhà dân hễ thấy cô gái nào vừa ý là xông vào nhà chiếm đoạt.

Do số cung tần mỹ nữ ngày một đông, nên mới thành lệ hoàng đế cưỡi xe dê luân phiên ngự giá mỗi đêm, và một số phi tần khôn ngoan, để được huởng ân sủng của hoàng đế đã tìm cách để lá xoan cành trúc, rắc rượu trước nhà để lôi kéo xe dê dừng lại cửa phòng, hoàng đế vào nghỉ.

Thời Tùy: Sau khi Tùy Dương đế kế vị, trong hậu cung có khoảng hơn 120 chính thất phẩm, còn những phi tần khác thì nhiều vô kể, nhưng những mỹ nữ này vẫn không thỏa mãn dục vọng thú tính của Tùy Dương đế. Năm Đại Nghiệp thứ 8, Tùy Dương đế phái Giang Hoài Chư Quận tới các địa phương để chiêu mộ đồng nữ. Khi vua Tùy Dương đế đi vi hành cũng có hàng trăm mỹ nữ theo hầu.

Thời Đường: Công cuộc tuyển chọn mỹ nữ ở thời Đường cũng không hề thua kém so với các triều đại trước đó. Vào năm Thiên Bảo, Đường Huyền Tông thậm chí còn công khai phái người cưỡng bắt mỹ nữ con dân thường và quan lại để tiến công. Viên quan chuyên đảm trách nhiệm vụ này được gọi là “Hoa điểu sử”. Đường Huyền Tông hạ lệnh nếu nhà nào cố tình che giấu con gái, không tham gia tuyển chọn thì sẽ bị tử hình. Theo “Tân Đường thư quan giả truyện” những năm đó ( đời Đường Huyền Tông) đã có khoảng 40.000 cung nữ tại các cung vua, cung thái tử, hoàng tử…

Thời Nguyên: Thời Nguyên mặc dù là chính quyền Mông Cổ thống trị, nhưng sau khi thống nhất, dần dần bị Hán hóa. Nhằm đáp ứng thú vui giường chiếu của mình, các vua thời này cũng vẫn áp dụng chế độ tuyển mỹ nữ như các chế độ khác.

Thời Minh: Năm Hồng Vũ thứ 14 (1381) nhà vua ra lệnh chọ các con gái trong độ tuổi 13-19 tại Tô Châu, Hàng Châu, Gia Lăng.. thuộc hai tỉnh Chiết Giang, Giang Tây về làm nữ tử hậu bị cung. Năm 1621, hoàng đế Hy Tôn đã tập hợp được hơn 5000 người để lựa chọn, qua những qui tắc lựa chọn nghiêm ngặt như đã nói trên, cứ từng đợt, từng đợt loại bớt người xuống còn 1000, rồi xuống còn 300 cuối cùng chỉ được 50 người đủ tiêu chuẩn phi tần.

Thời Thanh: Thời nhà Thanh quy định, phàm con gái của các quan trong triều có độ tuổi từ 14-16 tuổi, bắt buộc phải tham gia cuộc tuyển chọn tú nữ 3 năm 1 lần. Những người có tuổi từ 17 tuổi trở lên không phải tham gia tuyển chọn. Hậu cung thời Thanh, từ Hoàng hậu cho tới cung nữ đều được lựa chọn kỹ càng. Kể từ thời vua Thuận Trị cho tới thời vua Quang Tự, tổng cộng tổ chức hơn 80 lần tuyển chọn mỹ nữ.

Những mỹ nữ muốn tiến được vào cung thành thì cần trải qua nhiều cuộc tuyển chọn khắc nghiệt. Đầu tiên cần kiểm duyệt chặt chẽ gia cảnh và tuổi tác, những người bị phát hiện trốn tránh tuyển chọn thì cũng sẽ bị trừng phạt thích đáng. Những người trúng tuyển sẽ được đưa vào Kinh thành, sau đó sẽ được phân loại theo dân tộc như Mãn, Mông, Hán. Mô hình hậu cung thời Thanh gồm: Hoàng hậu, Quý phi (2 người), sau đó tới Phi (4 người), Tần (6 người), quý nhân (số lượng không giới hạn). Đáng chú ý, cung nữ trong cung nhà Thanh sẽ có địa vị thấp nhấp, nếu không được Hoàng thượng “sủng ái” thì tới năm 25 tuổi sẽ cho về quê hoặc xuất gia.

Một vài câu chuyện “Tuyển phi” của các đời vua

Đời Tây Tấn: “tuyển” như “cướp”
Vũ đế Tây Tấn, Tư Mã Viêm ra lệnh, khi nhà vua tuyển cung phi, nhà nào giấu con gái sẽ phạm tội “khi quân” bị xử tử, trước khi ông ta chọn phi tử cấm dân chúng cưới vợ gả chồng. Ngoài ra ông ta còn tự ý lùng sục các nhà dân hễ thấy cô gái nào xinh đẹp là xông vào chiếm đoạt. Đến năm thứ hai đã có hơn 5000 mỹ nhân được gọi vào cung để vua lựa chọn. Vì quá nhiều phi tần, vua bèn nghĩ ra cách dùng…dê để tìm phi tần ngự giá mỗi đêm. Con dê quý của ông ta dừng lại trước cửa phòng phi tần nào, người ấy sẽ được hưởng sủng ái!

Đời Minh Gia Tông: Tuyển tú nữ ngang thi hoa hậu
Trong truyện ký “Chuyện Minh Ý Anh hoàng hậu” có ghi lại: Nhà vua cho mở đại lễ, tuyển “thục nữ” từ 13 đến 16 tuổi cho Tam cung, Lục viện. Các cô gái được ban tiền bạc, vải vóc và được cha mẹ đưa tới kinh đô vào tháng giêng để dự tuyển. Đợt sơ tuyển gồm 5.000 cô gái.

Ngày đầu tiên, dựa vào cao, thấp, béo, gầy, người ta đã loại ngay 4.000 cô. Ngày hôm sau, các nội gián tới kiểm tra mắt, mũi, miệng, tai, eo, lưng, da…Các cô gái còn phải tự mình trả lời một số câu hỏi của nội gián để kiểm tra giọng nói có trong trẻo hay không. Sau hôm đó chỉ còn 300 cô đi vào vòng tiếp theo. Trong ngày thi thứ 4, các cô gái sẽ đi vài chục bước để kiểm tra dáng đi, ngoài ra, cô nào có bàn tay và ngón tay dài cũng được “cộng điểm”. Bàn chân hoặc bắp chân to loại ngay lập tức. Lần kiểm tra cuối cùng, 200 cô gái được đưa vào buồng kín, kiểm tra mùi cơ thể, ngực, bắp thịt, phản ứng da…những cô gái qua vòng này được đưa vào cung sống thử 1 tháng để xét mặt tính tình, ngôn luận, xử thế… Đến cuối cùng sẽ chỉ còn 50 cô gái được tuyển chọn trở thành cung tần mỹ nữ của vua.

Đời Gia Tĩnh: tuyển tố nữ luyện linh đan
Đời Gia Tĩnh, vua nghe lời các đạo sĩ luyện linh đan, việc luyện linh đan cần đến những cô gái 8 – 14 tuổi có vẻ đẹp trời cho, thiên tướng, anh hoa phát tiết. Họ cho rằng, những cô gái này là con nhà Trời, có thể khiến linh đan hiệu nghiệm. Ban đầu tuyển 300 cô gái, đến tháng Ất mão lại tuyển thêm 160 cô. Nhưng cuối cùng cũng chỉ giữ lại một phần tư số người tuyển ở trong cung luyện linh đan!

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN