Mỹ Nhân Tóm Lược Truyện - Thứ Bậc Của Phi Tần
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
163


Mỹ Nhân Tóm Lược Truyện


Thứ Bậc Của Phi Tần


“Mỹ nhân tóm lược truyện” không chỉ tóm lược cuộc đời của các mỹ nhân chốn nhân gian mà còn nói về cuộc đời của các nữ nhân chốn hậu cung. Vậy nên thứ bậc trong cung của các nữ nhân là vô cùng quan trọng. Để giúp mọi người phân biệt được vị trí cao thấp của các nữ nhân trong chốn hậu cung, mình sẽ giới thiệu với mọi người các thứ bậc của phi tần chốn hậu cung qua các thời đại.

Hậu cung có những quy tắc chặt chẽ và quy định phân thứ bậc giữa Hoàng hậu và các Phi tần rất nghiêm ngặt. Đứng đầu Hậu cung thường là Hoàng hậu và chỉ có một Hoàng hậu tại vị. Chỉ khi Hoàng hậu cũ qua đời hoặc bị phế truất thì mới được sách phong Hoàng hậu mới. Phi tần phải có sự tôn kính với Chính cung Hoàng hậu và các vị Phi tần khác có cấp bậc cao hơn. Riêng tước vị Hoàng quý phi chỉ được tôn phong trong triều đại nhà Minh và nhà Thanh. Một số ít những vị Phi tần được ban quyền đứng đầu hậu cung khi Hoàng hậu phế truất hoặc qua đời.

Nhà Chu
Trong “Lễ ký” ghi chế độ Hậu phi của triều nhà Chu như sau: “Thiên tử đời xưa dưới Vương hậu đặt ra sáu Hậu cung, có ba Phu nhân, chín Tần, hai mươi bảy Thế phụ, tám mươi mốt Ngự thê”. Đây là những ghi chép bằng chữ sớm nhất trong lịch sử Trung Quốc về “Chế độ Hậu phi”.

Nhà Hán
Trong “Hán thư”, Ngoại thích truyện ghi lại Hậu cung nhà Tây Hánban đầu sắp xếp thứ bậc, danh phận theo cách gọi của nhà Tần, mẹ nhà vua gọi là Hoàng thái hậu, bà nội vua gọi là Thái hoàng thái hậu, vợ chính gọi là Hoàng hậu, các thê thiếp thì có các bậc Phu nhân, lại gọi là Mỹ nhân, Lương nhân, Bát tử, Thất tử, Trưởng sử, Thiếu sử. Đến đời Vũ đế đặt ra các danh hiệu Tiệp dư, Khinh nga, Dung hoa, Sung y, đều có tước vị, đời Nguyên đế lại thêm Chiêu nghi, tất cả gồm 19 chức danh, chia thành 14 bậc:

1- Chiêu nghi.
2- Tiệp dư.
3- Khinh nga.
4- Dung hoa.
5- Mỹ nhân.
6- Bát tử.
7- Sung y.
8- Thất tử.
9- Lương nhân.
10- Trưởng sử.
11- Thiếu sử.
12- Ngũ quan.
13- Thuận thường.
14- Cung nhân: Vô quyên, Cộng hòa, Ngu linh, Bảo lâm, Lương sử, Dạ giả.

Chính thê của Hoàng thái tử nhà Tây Hán gọi là Thái tử phi, thứ thiếp có các bậc Lương đệ, Nhụ tử.

Hậu cung nhà Đông Hán là Hậu cung có cách sắp xếp thứ bậc, danh phận giản lược nhất trong lịch sử phong kiến Trung Hoa, dưới Hoàng hậu chia ra 4 bậc:

1- Quý nhân.
2- Mỹ nhân.
3- Cung nhân.
4- Thái nữ.

Thời Hán Hoàn Đế, Hán Linh Đế, tổng số Phi tần, Nữ quan và Cung nữ trong Hậu cung lên tới 2 vạn người.

Nhà Bắc Tề
Hậu cung nhà Bắc Tề thời Nam- Bắc triều là Hậu cung phức tạp nhất trong lịch sử phong kiến Trung Hoa:

1- Hoàng hậu.
2- Tả Nga anh, Hữu Nga anh (vị ngang Tả Hữu Thừa tướng).
3- Thục phi (vị ngang Tướng quốc).
4- Tả Chiêu nghi, Hữu Chiêu nghi (vị ngang Nhị Đại phu).
5- Tam Phu nhân: Hoằng đức, Chính đức, Sùng đức (vị ngang Tam Công).
6- Tam Tần: Quang du, Chiêu huấn, Long huy (vị ngang Tam Thượng khanh).
7- Lục Tần: Tuyên huy, Ngưng huy, Tuyên minh, Thuận hoa, Ngưng hoa, Quang huấn (vị ngang Hạ Lục khanh).
8- Thế phụ (27 người, vị Tòng tam phẩm).
9- Ngự nữ (81 người, vị Chính tứ phẩm).
10- Tài nhân (không hạn định).
11- Thái nữ (không hạn định).

Nhà Đường
Đường Cao Tổ sau khi lên ngôi thiết lập “chế độ Hậu phi”, cấp bậc dưới Hoàng hậu được phân bố như sau:

1- Chính nhất phẩm: Quý phi, Đức phi, Thục phi, Hiền phi.
2- Chính nhị phẩm: Chiêu nghi, Chiêu dung, Chiêu viên, Tu nghi, Tu dung, Tu viên, Sung nghi, Sung dung, Sung viên.
3- Chính tam phẩm: Tiệp dư (9 người).
4- Chính tứ phẩm: Mỹ nhân (9 người).
5- Chính ngũ phẩm: Tài nhân (9 người).
6- Chính lục phẩm: Bảo lâm (27 người).
7- Chính thất phẩm: Ngự nữ (27 người).
8- Chính bát phẩm: Thái nữ (27 người).

Đường Cao Tông niên hiệu Long Sóc sửa đổi sửa đổi “Cung chế” lần thứ nhất:

1- Hoàng hậu (1 người).
2- Tán đức (2 người) tương đương Phu nhân.
3- Tuyên nghi (4 người) tương đương Tần.
4- Thừa khuê (5 người) tương đương Mỹ nhân.
5- Thừa chỉ (5 người) tương đương Tài nhân.
6- Vệ tiên (6 người) tương đương Bảo lâm.
7- Cung phụng (8 người) tương đương Ngự nữ.
8- Thị trất (20 người) tương đương Thái nữ.
9- Thị cân (20 người) vị Chính cửu phẩm.

Hệ thống cấp bậc này ban hành 2 năm thì bị bãi bỏ. Đường Huyền Tông niên hiệu Khai Nguyên sửa đổi “Cung chế” lần thứ hai, dưới Hoàng hậu lập ra các chức danh:

1- Chính nhất phẩm: Quý phi, Huệ phi, Lệ phi, Hoa phi.
2- Tòng nhất phẩm: Quý tần.
3- Chính nhị phẩm: Thục nghi, Đức nghi, Hiền nghi, Thuận nghi, Uyển nghi, Phương nghi.
4- Chính tam phẩm: Mỹ nhân (4 người).
5- Chính tứ phẩm: Tài nhân (7 người).
6- Chính ngũ phẩm: Thượng cung, Thượng nghi, Thượng phục (mỗi chức danh 2 người).

Từ Chính lục phẩm trở xuống các chức danh tự có sắp xếp, bố trí.

Chính thê Hoàng thái tử nhà Đường gọi là Hoàng thái tử phi, thứ thiếp có các bậc:

1- Chính tam phẩm: Lương đệ (2 người).
2- Chính ngũ phẩm: Lương viên (6 người).
3- Chính lục phẩm: Thừa huy (10 người).
4- Chính thất phẩm: Chiêu huấn (16 người).
5- Chính cửu phẩm: Phụng nghi (24 người).

Nhà Tống
Hậu cung nhà Tống sắp xếp thứ bậc, danh phận theo cách gọi của nhà Đường, nhưng được phát triển hoàn thiện hơn, chia làm 6 cấp bậc:

1- Hoàng hậu.
2- Chính nhất phẩm: Thần phi, Quý phi, Thục phi, Đức phi, Hiền phi.
3- Chính nhị phẩm: Thái nghi, Quý nghi, Thục nghi, Thục dung, Thuận nghi, Thuận dung, Uyển nghi, Uyển dung, Chiêu nghi, Chiêu dung, Chiêu viên, Tu nghi, Tu dung, Tu viên, Sung nghi, Sung dung, Sung viên.
4- Chính tam phẩm: Tiệp dư.
5- Chính tứ phẩm: Mỹ nhân.
6- Chính ngũ phẩm: Tài nhân, Quý nhân.

Từ Chính lục phẩm trở xuống là các Phi tần không chính thức của Hoàng đế, thường có các danh phận cao thấp khác nhau như: Ngự thị, Hương quân , Huyện quân , Quận quân , Quận phu nhân…

Nhà Kim
Kim Tuyên Tông niên hiệu Trinh Hựu định ra quy chế Hậu cung Kim triều:

1- Hoàng hậu.
2- Chính nhất phẩm: Nguyên phi, Quý phi, Chân phi, Thục phi, Lệ phi, Nhu phi.
3- Chính nhị phẩm: Chiêu nghi, Chiêu dung, Chiêu viên, Tu nghi, Tu dung, Tu viên, Sung nghi, Sung dung, Sung viên.
4- Tòng nhị phẩm: Tiệp dư.
5- Chính tam phẩm: Lệ nhân, Tài nhân.
6- Chính tứ phẩm: Thuận nghi, Thục hoa, Thục nghi.
7- Chính ngũ phẩm: Thượng cung phu nhân, Thượng cung tả phu nhân, Thượng cung hữu phu nhân, Cung chính phu nhân, Bảo hoa phu nhân, Thượng nghi phu nhân, Thượng phục phu nhân, Thượng tẩm phu nhân, Khâm thánh phu nhân, Tư minh phu nhân.

Hải Lăn Vương nhà Kim đặt ra 12 thứ bậc cho các Hoàng phi bao gồm: Nguyên phi, Xu phi, Huệ phi, Quý phi, Hiền phi, Thần phi, Lệ phi, Thục phi, Đức phi, Chiêu phi, Ôn phi, Nhu phi.

Nhà Minh
Minh Thái Tổ năm Hồng Vũ thứ 5 đặt ra quy chế Hậu cung nhà Minh. Bậc Phi ngoại trừ Quý phi đứng dưới Hoàng hậu có danh phận cao nhất, còn có các thứ bậc Hiền phi, Thục phi, Trang phi, Kính phi, Huệ phi, Thuận phi, Khang phi, Ninh phi lấy các phong hiệu Hiền, Thục, Trang, Kính… mà phân biệt ngôi thứ. Dưới Hoàng hậu và các Cung phi còn có các chức danh Tiệp dư, Chiêu nghi, Quý nhân, Mỹ nhân.

Năm Gia Tĩnh thứ 10 (năm 1531), Minh Thế Tông dựa theo cổ lễ lập thêm Cửu tần gồm: Đức tần, Hiền tần, Trang tần, Lệ tần, Huệ tần, An tần, Hoà tần, Hy tần, Khang tần…. thứ vị dưới Phi.

Minh Hiến Tông ban cho Vạn quý phi phong hiệu Hoàng, trở thành Hoàng quý phi. Từ đó chức danh Hoàng quý phi được các Hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh tiếp tục sử dụng, trở thành chức danh cao nhất trong các phi tần.

Nhà Thanh
Đầu triều nhà Thanh chưa lập quy chế Hậu cung, mãi tới năm Thuận Trị thứ 15 mới được đặt ra.

Phi tần ở Càn Thanh cung gồm:

1- Phu nhân (1 người).
2- Thục nghi (1 người).
3- Uyển thị (6 người).
4- Nhu uyển (30 người).
5- Phương uyển (30 người).

Phi tần ở Từ Ninh cung gồm:

1- Trinh dung (1 người).
2- Thận dung (2 người).
3- Cần thị (không hạn định).

Theo “Thanh sử cảo”, từ sau đời Khang Hy chế độ Hậu phi mới đầy đủ. Hoàng Hậu được xếp vào hàng Cực phẩm vì địa vị chính thống Hoàng thất, dưới Hoàng hậu đặt ra 8 cấp bậc:

1- Chính nhất phẩm: Hoàng quý phi (1 người).
2- Chính nhị phẩm: Quý phi(2 người).
3- Chính tam phẩm: Phi (4 người).
4- Chính tứ phẩm: Tần (6 người).
5- Chính ngũ phẩm: Quý nhân (không hạn định).
6- Chính lục phẩm: Thường tại (không hạn định).
7- Chính thất phẩm: Đáp ứng (không hạn định).
8- Chính bát phẩm: Quan nữ tử (không hạn định).

Phi tần từ Chính nhất phẩm Hoàng quý phi đến Chính tứ phẩm Tần sẽ được gọi là “nương nương” và được ban cho một cung điện trong số Đông lục cung hoặc Tây lục cung trong Tử Cấm Thành (gồm 12 cung). Phi tần từ Chính ngũ phẩm Quý nhân đến Chính thất phẩm Đáp ứng chỉ được gọi là “tiểu chủ”. Riêng Chính bát phẩm Quan nữ tử địa vị thực chất không khác Cung nữ, nhưng là những cung nữ đã từng được Hoàng đế sủng hạnh. Phi tần được tuyển chọn từ những cuộc tuyển Tú nữ trung bình ba năm một lần hoặc được tuyển trực tiếp từ gia đình các quan lại có công. Tú nữ nhập cung thường được phong danh hiệu cao nhất là Quý nhân, thấp nhất là Đáp ứng. Ngoài ra, cấp bậc giữa các Phi tần còn phân biệt dựa theo xuất thân và sự sủng ái của Hoàng đế. Cao nhất là người Mãn, sau đó là người Mông Cổ và thấp nhất là người Hán cũng như phong hiệu được ban tặng.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN