Mỹ Nhân Tóm Lược Truyện - Thi Lương Đệ
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
146


Mỹ Nhân Tóm Lược Truyện


Thi Lương Đệ


58. Thi Lương Đệ

Nguyên Chẩn một nhà thơ lớn thời Đường đã làm thơ để tưởng nhớ đến vợ mình. Ông đã làm tất cả là ba bài, trong đói nổi tiếng hơn cả là bài thơ “Khiển bi hoài”:

“Tạ công tối tiểu thiên lân nữ
Tự giá Kiềm Lâu trách sự quai
Cố ngã vô y sưu tận anh
Nệ tha co tửu bạt Kim Thoa
Dã sơ sung thiện cam trường hoắc
Lạc diệp thiên lân ngưỡng cổ hòe
Kim nhật bổng tiền quá thập vạn
Dữ tha doanh điện phục doanh trai”

Dịch:

Con gái nhỏ Tạ công thương bấy
Hỏng trăm bề trừ lấy Kiềm Lâu
Ta không áo vét hầu bao
Nghị nang mua rượu thoa đầu cởi ra
Cơm rau hoắc qua loa nhật dụng
Lá cổ hòe thấy rụng củi thêm
Ngày nay mười vạn bổng năm
Với nàng tiền giỗ rồi tiền làm chay.

Câu đầu của bài thơ trên đã nhắc đến một điển tích của Trung Quốc. Ấy chính là về một đôi vợ chồng nhà nghèo rớt mồng tơi. Kiềm Lâu được nhắc đến trong bài chính là “Kiềm Lâu Tự” nổi tiếng trong lịch sử.

Kiềm Lâu là người nước Lỗ thời Chiến Quốc. Áy là một thời đại chiến tranh liên miên các nước thường xuyên gây hấn để giành quyền lợi với nhau. Chu Vương Dụ đã suy yếu dần, chế độ đẳng cấp cũng dần tan vỡ, tư tưởng học thuật bừng bừng phát triển đã hình thành nên cục diện “Bách gia chư tử” (trăm nhà đua tiếng). Đây được xem là giai đoạn hoàng kim của nền tư tưởng Trung Quốc. Các nước chư hầu lôi kéo các binh sĩ tài trí về bên mình. Còn tầng lớp bình dân bắt đầu bước lên vũ đài chính trị, hình thành nên cục diện “Khanh tướng áo vải”

Thi Lương Đệ, một tiểu thư khuê các, con nhà danh gia vọng tộc bấy giờ khiến không ít người ngưỡng mộ về tài trí của nàng. Nàng thực sự xứng với câu “tú ngoại tuệ trung” (ngoài thanh tú, trong trí tuệ). Phụ thân nàng vốn là quan Thái Chúc, một chức quan chuyên tế lễ quỷ thần để bảo vệ vương gia. Chức quan này cùng hàng với 3 chức quan khác là: Thái Tông (quản lý chùa chiềng, bố trí tế lễ), Bốc Chính (bốc quẻ xem cát hung), Thái Sư (ghi chép thời sự, quan sát hiện tương, bảo vệ văn thư. Vì thời Thượng Chu vẫn còn rất mê tín nên 4 chức quan này rất được coi trọng. Vì vậy, gia đình Thi Lương Đệ trở thành gia đình danh gia cũng không có gì là lạ.

Vốn là một thiếu nữ tài năng, trí tuệ nên cách nhìn người của Thi Lương Đệ cũng không giống người bình thường. Theo lẽ thường, con gái một khi đã xuất giá theo chồng thì không con bất kỳ mối quan hệ, liên lạc nào với gia đình cha mẹ ruột nữa. Con gái sau khi lấy chồng rồi thì phải theo chồng, sướng khổ cùng chòng, đúng nghĩa của câu “cưới gà phải theo gà, cưới chó phải theo chó”. Vậy nên khi Thi Lương Đệ quyết lấy Kiềm Lâu Tự, gia đình nàng không tiếc lời khuyên nhủ nhưng điều không ăn thua.

Từ một gia đình quý tộc nàng phải theo chồng về sống trong một gia đình nghèo rớt mồng tơi. Từ một thiên kim tiểu thư đài các sống trong nhung lụa nàng phải trở thành một người vợ dân giả quên mùa với áo vải thô sơ. Rửa sạch cuộc sống vinh hoa phú quý, nàng cùng chồng sống cuộc sống ruộng vườn. Nàng phải mặc trên người bộ áo vải tự dệt, tự may, ăn ngũ cốc do tự mình trồng được. Cứ vậy, chồng hát vợ theo, tình cảm theo năm tháng mà gắng bó , một cuộc sống hạnh phúc trôi đi êm đềm.

Chồng Thi Lương Đệ, Kiềm Lâu dù xuất thân trong một gia đình nghèo nhưng là người có trình độ học vấn ca. Ông từng viết 4 tập sách nổi tiếng trình bày rõ tôn chỉ đạo gia. Có tài nhưng lại phải sống trong cảnh nghèo khó song ông chỉ coi vinh hoa phú quý như là mây khói., không đoái hoài gì đến tranh chấp quyền lợi vậy nên ông được đánh giá rất cao. Vậy nên Thi Lương Đệ chọn ông để gửi gắm cả đời quả là một lựa chọn đúng đắn.

Bốn tập trong “Kiềm Lâu Tự” chủ yếu luận về Bát quái, biến lý, âm dương, ngũ hành, vũ trụ…một phần ít là về “toán học” như hằng số, chụp số của vạn vật; về “hóa học” như chụp hình của vạn vật; về “chất” là chất của vạn vật. Quyển sách đầu tiền của ông vì có giọng điệu quá cao nên chưa thể khớp chặt chẽ được với vạn vất đang sinh ra. Sau khi lấy được Thi Lương Đệ, hai vợ chồng thường trao đổi với nhau trong những lúc nghĩ ngơi. Nàng đã ghép tất cả truyền thống học vấn của mình lại để trò chuyện cùng chồng và đi đến thống nhất với nhau. Nàng cho rằng trong trời đất cái đầu tiên có chính là âm dương. Từ âm dương mới sinh ra cảm ứng, từ cảm ứng có biến hóa, rồi lại sinh ra cảm ứng trở thành một vòng tuần hoàn. Lần lượt: cát, hung, đắc thất, thất, hận, lận, ưu, ngu xuất hiện. Nói một cách dễ hiểu chính là: sự hình thành và biến hóa của vạn vật là sự tác động giữa âm và dương.

Đi theo hướng này của Thi Lương Đệ, Kiềm Lâu đã chỉnh sửa lại 4 quyển “Kiềm Lâu Tự”. Sau khi sửa xong, 4 quyển này lập tức thu hút sự chú ý và gây chấn động cả một vùng Tề- Lỗ. Các sx tử đều dựa vào những quyển sách này để nghiên cứu về trời đất, con người. họ xem quyển sách như là Nhật quỹ (đồ nghi lễ bằng ngọc thời cổ). Quốc dân và khanh đại phu cũng dùng đến quyển sách này để làm đạo lý cai trị đất nước, yên dân. Trong dân chúng, ai cũng ngưỡng mộ với sự uyên bác của Kiềm Lân. Lỗ công muốn lập ông là Tể tướng nhưng với ý chí kiên định của mình ông đã dứt khoát từ chối. Lỗ công liền đe, 3000 đấu ngô ban thưởng cho ông với hy vọng có thể cải thiện cuộc sống của ông nhưng ông cũng kiên quyết không nhận lộc thưởng. Tiềng làng đồn xa, dân chúng càng thêm ngưỡng mộ về tài đước và khâm phục uy phong cao cả của Kiềm Lâu.

Có thể thấy, làm nên tập sách nổi tiếng kia không chỉ có Kiềm Lâu mà còn có công không nhỏ của Lương Đệ nhưng người đời lại không mấy để ý đến. Âu đó cũng là phận của nữ nhi. Trong xã hội chỉ coi trọng đồng tiền quyền lực ấy, Kiềm Lâu phu nhân lại hoàn toàn trái ngược hẳn. Năm ấy mùa màng thất bát, đói kém liên miên, gia đình Kiềm Lâu cơm ăn áo mặc gặp khó khăn vô cùng. Quan lại nô nức kéo đến nhà Kiềm Lâu để biếu quà nhưng ông đều khéo léo từ chối. Ông và vợ kiên quyết tự lực cánh sinh để kiếm kế sinh nhai. Tề Uy vương nghe tin Kiềm Lâu đến nước mình liền nghĩ đến việc chọn ông làm Quốc khanh nhưng ông cũng một mực từ chối.

Kiềm Lâu tuy không làm quan nước Tề song vua Tề vô cùng tôn kính. Cứ mỗi lần nước Tề gặp chuyến như bị kẻ thù xâm chiếm, Tề Uy vương đều tìm đến Kiềm Lâu để giúp đỡ. Vậy nên ông không chỉ có đực mà rất có tài, có thể phong ông là hiền nhân.

Kiềm Lâu vứt bỏ vinh hoa phú quý, chỉ quan tâm đến tí ngưỡng mình theo đuổi. Ông từ chối lời thỉnh cầu của các nước chư hầu, sống một cuộc sống thanh bạch, đạm bạc. Tất cả những việc làm của ông không hề bịa đặt. Nó đã phản ánh được phần nào phong trào tư tưởng của xã hội thời bấy giờ. Điều đáng quý ở đây là người vợ của ông, Thi Lương Đệ vốn là tiểu thư khuê các nhà giàu nhưng đã từ bỏ tất cả để gắng bó cuộc đời mình với ông.

Sự đối đáp giữa Kiềm Lâu phu nhân với Tăng Tham, một học trò của Khổng Từ khi người này đến viếng Kiềm Lâu càng cho thấy sự thông minh, sắc sảo của nàng. Chuyện được kể như sau:

Khi Tăng Tham đến viếng thấy Kiềm Lâu nằm dưới khung cửa sổ bị vỡ, trên người mặc chiếc áo lụa dài cũ, ông nằm trên chiếc chiếu cỏ rách nát, đắp một lớp chăn ngắn phủ không hết chân. Ông liền kiến nghị Kiềm Lâu phu nhân rằng kéo dịch chăn lại sẽ đắp kín toàn thân. Nhưng Kiềm Lâu phu nhân không nghe theo. Khi Tăng Tham chuẩn bị ra về Kiềm Lâu phu nhân lập tức nói:

_ Dĩ khang vi dật! (cần lấy sức khỏe làm trọng)

Tăng Tham không giải thích, ông liền nói:

_ Tiên sinh khi sinh thời, ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, khi chết tay chận thì không bó lại, lao động vất vả không ăn rượu thịt, lúc sống không được hưởng vinh hoa phú quý, chết cũng không được lo chu đáo, thì còn nói gì dĩ khang vi dật cơ chứ!

Kiềm Lâu phu nhân nghiêm mặt nói:

_ Lúc sinh thời, Lỗ Quân muốn chọn Kiềm Lâu làm tướng, Tề Quân muốn chọn làm khanh, ông cũng từ chối. Như thế cũng thừa “quý|” đấy chứ. Lỗ Quân ban thưởng 3000 đấu ngô, Tề Quân cũng nhiều lần muốn trả ơn, nhưng ông không nhận. Như thế cũng thừa “phú” đấy chứ. Bỉ tiên sinh không buồn rầu vì nghèo khổ, không ham muốn phú quý, cầu nhân đắc nhâ, cầu nghĩa đắc nghĩa, dĩ khang vi dật, ai nói không đúng nào!

Nghe xong Tăng Tham cảm động mà cảm thán một câu

_ Ta tư nhân dã, nhi hữu tư phu!

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN