Mỹ Nhân Tóm Lược Truyện - Tử Đô + Tống Ngọc + Trâu Kỵ
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
143


Mỹ Nhân Tóm Lược Truyện


Tử Đô + Tống Ngọc + Trâu Kỵ


2. Tử Đô

“Sơn hữu phù tô, thấp hữu hà hoa.
Bất kiến Tử Đô, nãi kiến cuồng thả”

Dịch:

Núi cao có phù tô, vùng trũng có hoa sen.
Không gặp được Tử Đô, chỉ gặp kẻ cuồng dại

Chàng Tử Đô được nhắc đến trong hai cầu thơ trên là một trong những mỹ nam nổi tiengs của Trung Quốc. Đương thời, chàng đã đốn ngã không biết bao nhiêu trái tim của người thiếu nữ. Chàng khiến họ ngày đêm cầu mong được hẹn hò và nên duyên cùng chàng. Và không chỉ có nữ giới, với nam nhân chàng cũng được xem là hình mẫu lý tưởng mà họ ước ao. Trong sách Mạnh Tử có đoạn viết về chàng như sau:

“Nói đến Tử Đô, trong thiên hạ này không ai không biết đến vẻ đẹp của chàng. Ai không biết đến vẻ đẹp của Tử Đô thì chẳng khác gì là kẻ đui mù.”

Từ đó ta có thể thấy được sức quyến rũ không thể nào cưỡng lại được của chàng Tử Đô xinh đẹp này. Vậy rốt cuộc, chàng là ai?

Tử Đô tên thực là Công Tôn Yên, người nước Trịnh thời Xuân thu- Chiến quốc. Tài liệu về chàng đến nay không còn nhiều nhưng không vì thế mà chàng không được lưu danh trong sử sách. Chàng không chỉ nổi tiếng về vẻ đẹp mà con nổi tiếng về tài bắn cung. Trong Tả truyện Ẩn công thập nhất niên có ghi chép như sau: “vì tranh xe mà chàng đã bắn chết Kỷ phương đại tướng Dĩ Khảo Trúc”. Từ đó ta thấy được Tử Đô thiếu khoan dung và còn khá nhỏ nhen. Song điều đó không hề làm lung lay địa vị của chàng trong lòng các thiếu nữ nước Trịnh. Các thiếu nữ cho rằng, nếu có thể gặp được chàng Tử Đô đẹp nhất nước thì đó là điều vinh hạnh; để có thể gặp được chàng, các cô gái thậm chí đã không tiếc mấy giờ đồng hồ ra đứng đợi trông. Từ đó có thể thấy rằng, khi chưa nhìn thấy Tử Đô mà lại gặp ngay một lão ngốc nghếch thì các cô gái sẽ đau buồn, ai oán và bi thương đến nhường nào.

Một mỹ nam như vậy đã lấy cắp đi không biết bao nhiêu trái tim của thiếu nữa và cũng làm chao đảo luôn cánh mày râu như Trang công (vừa đại diện cho mày râu vừa đại diện cho quyền thế), Mạnh Tử (vừa là đại diện của hậu thế vừa là đại diện cho nho sĩ)

Thân thế của chàng không được nhắc nhiều trong sử sách nhưng vẻ đẹp của chàng lại được ca tụng hết lời đủ thấy được sức hút của một mỹ nam đối với không chỉ đương thời mà còn cả hậu thế, đối với không chỉ kẻ quân vương mà còn với kẻ sĩ.

3. Tống Ngọc

Dập dìu lá gió cành chim
Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Tràng Khanh

(Trích “Truyện Kiều”- Nguyễn Du)

Trong câu thơ trên, Nguyên Du có nhắc đến hai mỹ nam nổi tiếng của Trung Quốc đó là Tống Ngọc và Trường Khanh. Hôm nay, mình sẽ giới thiệu một trong hai người đến mọi người. Đó chính là Tống Ngọc.

Tiểu sử của Tống Ngọc đến nay vẫn còn khá mơ hồ. Theo ghi chép lịch sử thì chàng là người nước Sở thời Chiến quốc. Trong văn học hai nam nhân Tống Ngọc và Trường Khanh hay đi đôi với nhau để chỉ những kẻ văn nhân tài tử. Vag trên thực tế, họ ngoài tài năng xuất chúng ra còn rất đào hó. Tương truyền, đương thời, Tống Ngọc không những giở thơ từ ca phú mà còn rất đẹp trai. Độ nổi tiếng về vẻ ngoài đẹp trai của chàng không hề thua kém Phan An sau này. Song, nói đến chuyện này các nhà nghiên cứu lại có không ít hoài nghi. Vì không có tài liệu nào ghi lại cụ thể vẻ đẹp của Tống Ngọc như thế nào ngoại trừ bài “Đăng Đô Tử háo sắc phú” do chính Tống Ngọc viết trong quyển “Tả chứng”. Bài phú này thuật lại rằng có một vị quan đại phu đã nói về Tống Ngọc như sau:

_ Người thì đẹp như ngọc, nói năng khéo léo, nhưng hiềm một nỗi là bản tính háo sắc.

Tống Ngọc bèn giải thích:

_ Từng có một cô con gái dung nhan mỹ lệ ở nhà phía Đông đã lén leo lên tường nhà để ngắm trộm mình suốt ba năm, nhưng chàng chẳng đoái hoài gì đến cô ta, như thế thì không thể bảo rằng chàng hiếu sắc.

Tiếp theo, chàng lại miêu tả rằng Đăng Đồ Tử đã yêu mê mệt người vợ xấu xí của hắn như thế nào, cùng với cô ả sinh ra đến năm mặt con, từ đó đã gán tội danh “tính hiếu sắc” sang Đăng Đồ Tử. Thế thường thì người ta đều đặt niềm tin của mình vào người có vẻ ngoài đẹp trai hơn, bèn tin vào lời của Tống Ngọc nói là sự thật, khiến cho cái tên “Đăng Đồ Tử” trở thành đại từ dùng chung cho “phường háo sắc”.

Tương truyền rằng “Đăng Đồ Tử háo sắc phú” là một bài giả mạo, không phải do Tống Ngọc viết ra. Do vậy, nếu quả thực bài phú này là do người khác viết thì vẻ đẹp của Tống Ngọc có lẽ là do người đương thời hoặc giả là người đời sau công nhận. Ngược lại, nếu đây là bài viết thực sự của Tống Ngọc thì vẻ đẹp của chàng có lẽ là sản phẩm của sự cường điệu, và như vậy sẽ khiến cho người ta hoài nghi về tính chân thực của nó. Nhưng bất luận như thế nào thì Tống Ngọc cũng đã đội lên đầu của mình bằng một chiếc mũ cao của một đại mỹ nam, và trên thực tế thì tiếng tăm về vẻ đẹp của chàng cũng đã được lưu truyền thiên cổ.

Còn về tình sử của Tống Ngọc có thực sự ong bướm hay không chúng ta cùng xem tiếp câu chuyện sau:

Vuơng Trung là một đại thần của nước Sở. Một lần vua cho lĩnh ấn tiên phong đi dẹp loạn, bị thất trận. Vương Quân bị giáng chức, được bổ làm thiên hộ vệ quân tại Nam Dương. Ái nữ là Vương Kiều Loan (trùng tên với Vương Kiều Loan thời Minh) cũng theo cha về nhiệm sở mới.

Kiều Loan là một giai nhân tuyệt sắc đang độ tuổi trăng tròn, bản chất thông minh, lại được cha mẹ cưng chìu, từ nhỏ đã thông làu kinh sử, văn hay chữ tốt. Năm tháng nàng chỉ quẩn quanh chốn khuê phòng. Tài sắc vẹn toàn, lại là con nhà trâm anh thế phiệt, nên khó mà tìm cho được người môn đăng hộ đối. Nàng có một người cô là Tào Di, góa chồng. Mẹ nàng đưa bà về sống chung với gia đình để sớm hôm bầu bạn với Kiều Loan.

Một hôm, trong tiết thanh minh, hai cô cháu cùng đám thị nữ tản bộ đến hoa viên thưởng ngoạn. Đang mải ngắm hoa xuân, Kiều Loan linh cảm có ai từ bên kia bức tường đang đăm đăm nhìn mình. Chỉ đôi mắt ai đó thôi, Kiều Loan đã thẹn thùng đỏ mặt, đôi chân líu quíu không dời bươc được. Nàng níu lấy áo bà cô, giục đưa về phòng; các thị nữ cũng líu ríu về theo.

Vườn hoa đã vắng bóng giai nhân, nhưng hương thơm còn đọng lại. Đôi mắt, chàng trai lần bước ra, tẩn ngẩn như mất hồn; chợt trông thây chiếc khăn tay của ai còn vướng trên cành hoa, chàng cầm lấy áp vào môi. Một thị nữ của Kiều Koan quay trở lại tìm chiếc khăn cho chủ. Chàng trai tư giới thiệu tên là Tống Ngọc và biết tên của thị nữ là Minh Hà và dò được quí danh của cô chủ. Tống Ngọc không trả lại khăn, mà chỉ năn nỉ nhờ thị nữ trao lại cho chủ một tấm hoa tiên, bài thơ vừa mới viết:

Phạ xuất quí nhân phận ngoại hương
Thiên công giao phó hữu tình lang
Ân cần ky thủ tương tư cú
Nghi xuất hồng ty xuất động phòng

Dịch:

Khăn rơi mỹ nữ đượm hơi hương
Tạo hóa khiến xui kẻ vấn vương
Gởi khúc tương tư tình tha thiết
Chỉ hồng buộc chặt mối lương duyên

Từ tuổi dậy thì vừa chớm, giai nhân chỉ ẩn mình phòng the, chỉ biết vui cùng đèn sách. Nay nhận được lời tỏ tình tuy quá đường đột nhưng chao ôi là tình. Trong lòng như sóng dậy, Kiều Loan không chợp mắt, cuối cùng không nén được rộn ràng, tấm hoa tiên đề thư phúc đáp:

Thiếp thân nhất điểm ngọc vô hà
Linh thi hầu môn tướng tướng gia
Tinh lý hữu thân đồng đối nguyệt
Nhàn trung vô sự độc khán hoa
Biết ngô chi hứa lại kỳ phương
Thúy trúc nang dung nhập lãi nha
Kỳ dữ dị hương cô lãnh khách
Mặc tướng tâm sự loạn như ma

Dịch:

Thân em như khôi ngọc trong lành
Khuê các ẩn mình kín cửa quan
Ngày vắng dạo xem hoa dưới mái
Đêm thanh bầu bạn trăng bên mành.
Một mình ngắm hoa nào ai tỏ
Cành ngô phượng vĩ chen màu biếc
Khóm trúc ô môn đượm mảnh tình
Nhắn nhủ phượng xe người lữ khách
Đừng trao tâm sự rối ren lòng.

Tống Ngọc nhận được thơ từ tay Minh Hà, chàng lại phúc đáp. Từ đó , tỳ nữ Minh Hà là chim xanh, thơ đi tình về cho đôi lứạ Thời gian qua, đến lúc yêu đương đã chín mọng rồi, vậy mà Tống Ngọc vẫn phớt lờ chuyện mai mối, Kiều Loan phải thúc giục. Chàng trai viện cớ này, cớ nọ để trì hoãn. Rồi một chiều, Tống Ngọc lén đến bên tường đông, tỏ ý muốn vào tận sâu khuê phòng. Nàng từ chối; nhưng khi Tống Ngọc tiu nghỉu ra về, thì Kiều Loan lại sai Minh Hà đem đến một tấm hoa tiên:

Ám tương tế ngữ ký anh tài
Thảng hướng nhân tiện mạc loạn khaị
Kim dạ hương khuê xuân bất toả
Nguyệt di hoa ảnh, ngọc nhân lai

Dịch:

Đôi lời xin ngỏ cùng ai
Nỗi riêng chớ để người ngoài thị phi
Phòng xuân mở rộng đêm nay
Trăng đưa hoa bóng gót lài rẽ sang

Vầng trăng vừa ló đầu núi, Tống Ngọc đã vội vàng nhẹ bước đến tường đông. Tỳ nữ Minh Hà đứng đợi ở cửa phòng. Lúc được đưa vào gặp, Kiều Loan cho mời bà cô Tào Di đến, rồi quay lại nhỏ nhẹ cùng Tống Ngọc:

– Thiếp là người đoan chính, chàng đâu phải là kẻ phàm phu. Chúng ta đã yêu nhau là do tài sắc, đã thành keo sơn gắn bó. Yêu chàng, thiếp đâu còn tiếc lấy thân, nhưng chỉ sợ vườn xuân cánh bướm, biết rồi có giữ được nguyện ước hay không. Vậy chúng ta hãy nguyện lời thề thủy chung đầu bạc răng long. Nếu không, chẳng hóa ra vì ham mê muội ái ân mà chúng ta quên nghĩa đá vàng.

Đôi uyên ương nhờ bà cô đứng ra chứng dám lời thề nguyền. Làm chứng xong, bà cô rút êm, để lại phòng the cho gió trăng. Ngoài phòng, Minh Hà ngồi canh cửa. Sáng tinh mơ, Kiều Loan đã đánh thức tình lang dậy, thủ thỉ bên tai chàng:

– Đời con gái, thiếp đã trao trọn cho chàng rồi. Thiếp chỉ mong chàng giữ trọn lời thề, sống chết có nhau đến trọn kiếp…Từ đây về sau, khi nào có thể gặp nhau được, thiếp sẽ sai bảo Minh Hà đến đón chàng.

Từ đó, đôi trai gái không còn kín đáo trao cho nhau những vần thơ tình ủ ấp hương, mà chỉ cách khoảng một hai hôm, lại được sự dẫn dắt của cô thị nữ Minh Hà, để tìm gặp nhau trong ái ân hoan lạc. Tường đông rộn ràng hoa bướm, nào đâu ngờ càng rộn ràng hơn trong lòng thiếu nữ Minh Hà, đang xuân thì phơi phới, cứ phải lấp ló trộm nhìn cảnh dập dìu gái trai. Và, thời gian không lặng lẽ qua đi, trong suốt ba năm, những khoảng hở không gặp Kiều Loan, Tống Ngọc lại lén lút dan díu với Minh Hà. Sau rồi, Kiều Loan cũng hay chuyện, đau đớn không lường, nhưng chuyện đã rồi, đành ngậm đắng, và hối thúc Tống Ngọc phải làm lễ thành hôn với mình.

Từ lâu, Vương Thiên Hộ đã lợm danh Tống Ngọc, chàng trai khôi ngô tuấn tú, văn chương uyên bác, nhưng lại chuyên bề trăng gió, đã làm cho biết bao giai nhân bẽ bàng, nên quyết liệt từ chối lời cầu hôn. Bị từ hôn, vui hay buồn không biết, Tống Ngọc lặng lẽ ra đi, nối tiếp cuộc sống ngắt hoa bẻ cành. Đau thương cho Kiều Loan, vò võ trông ngóng người yêu quay trở lại, rồi đau tình đến chết.

Về cuộc đời và sự nghiệp, theo một số nguồn tư liệu thì Tống Ngọc là đệ tử của Khuất Nguyên. Chàng hoàn toàn không vì dung mạo đẹp đẽ của mình mà đường quan rộng mở, mà ngược lại, chàng rất lận đận trên chốn quan trường. Suốt một đời chàng chưa giữ được một chức quan gì to, tuy rằng chàng có tài về văn chương và rất thạo về âm luật, cũng đã từng được Sở vương cho tiếp kiến, nhưng rốt cuộc cũng chẳng đạt được gì, ngay đến bản kiến nghị cũng chẳng được người dùng. Nhưng chàng không vì thế mà rũ bỏ tất cả, ngược lại, chàng lao mình vào trong sáng tác và đã viết nên nhiều tác phẩm rất hay. Từ thể Tao của Khuất Nguyên, chàng đã sáng tạo nên một thể loại mới, đó là thể Phú, tuy rằng không thể vượt qua cái cũ, nhưng thể loại mới này cũng đã có những đóng góp nhất định. Văn chương của Tống Ngọc rất hoa lệ, khả năng khắc hoạ rất sâu sắc, khiến cho hình tượng “Đăng Đồ Tử” được sáng tạo ra trong tác phẩm “Đăng Đồ Tử háo sắc phú” trở nên rất thành công.

Vương Kiều Loan, nàng được xem là một trong những bóng hồng đi ngang qua đời Tống Ngọc.

4. Trâu Kỵ

Từ xưa đến nay, ai cũng mong muốn bản thân mình trở nên xinh đẹp và luôn tìm mọi cách để trở nên xinh đẹp. Bởi vẻ đẹp bề ngoài sẽ giúp ta lấy lòng được người khác ngay trong lần đầu gặp mặt, thêm vào đó nó cũng góp phần làm tôn lên giá trị của bản thân. Thế nhưng thời Chiến quốc có một người “dị ứng” với vẻ đẹp của chính mình, đó chính là Trâu Kỵ.

Tương truyền, Trâu Kỵ là một người đẹp trai rất nổi tiếng của nước Tề. Thân cao (hơn 8 thước), dung mạo đẹp đẽ. Vẻ đẹp của chàng không chỉ là ở ngoại hình, mà chàng còn là người rất có chiều sâu trong tư tưởng. Chính vì có tư tưởng hơn người nên chàng mới ra vào bất hạnh. Sự bất hạnh do chính vẻ đẹp mỹ nam của mình gây ra. Bởi chàng luôn hy vọng người ta chú ý đến con người bên trong của mình hơn, ví dụ như chàng muốn người ta khen ngợi chàng về tài năng thơ ca, văn chương, cách ăn nói…

Trâu Kỵ luôn mơ mộng rằng sẽ có một cô gái xinh đẹp tuyệt trần đến gánh vác nỗi khổ não thay cho chàng. Mỗi sáng sớm, sau khi thức dậy, mỹ nam nước Tề này bèn đứng trước chiếc gương đồng mà thầm hỏi một cách u uất:

_ Hỡi gương thần gương thần, hãy nói cho ta biết, ai là người đàn ông đẹp nhất nước Tề?

Gương thần luôn áy náy mà bảo với chàng:

_ Thật là đáng tiếc, hỡi chủ nhân của tôi, cho đến nay thì người vẫn là người đàn ông đẹp nhất nước Tề.

Khi gương thần trả lời xong, gương luôn thấy Trâu Kỵ khóc nức lên một cách rất thương tâm, như mưa tháng ba đang lất phất từng hạt.

Và rồi, điều Trâu Kỵ mong ước cũng đã đến khi một ngày nọ, gương thần đột nhiên nói với Trâu Kỵ rằng: Hỡi chủ nhân của tôi, cuối cùng thì người không còn là người đàn ông đẹp nhất nước Tề. Nay có một người đàn ông tên là Từ Công ở thành phía Bắc, hắn mới là người đàn ông đẹp nhất nơi đây. Đối với chàng, đó là ngày chàng hạnh phúc nhất trong cuộc đời. Bởi từ nay trở đi, chàng không phải là người đẹp nhất nữa. Niềm hạnh phúc ấy quá đột ngột khiến chàng như không tin vào tai mình. Chàng vội hỏi vợ mình:

_ Giữa ta và Từ Công ai đẹp hơn?

Người vợ đáp

_ Từ Công sao có thể sánh với chàng được? Thật giống như một quả cà đem sánh với quả anh đào vậy!

Trâu Kỵ lại hỏi tiểu thiếp, thiếp trả lời

_ Từ Công sao có thể sánh với chàng được? Thật giống như một con cun cút đem sánh với con nhạn trên núi vậy!

Trâu Kỵ lại hỏi một môn khách, khách đáp

_ Từ Công sao có thể sánh với chàng được? Thật giống như cỏ đuôi chó đem sánh với cây vân bân vậy! (Vân bân một loại cây có gỗ tốt và đẹp).

Vài ngày sau, Trâu Kỵ trông thấy người đàn ông mà trong mắt mọi người là không thể sánh với mình. Trâu Kỵ suy tư, trầm ngâm phút chốc rồi bắt anh ta đi đến hoàng cung. Trâu Kỵ và Tề Uy vương vừa uống rượu vừa trò chuyện, Trâu Kỵ bèn nói:

_ Đại vương, thần vốn không đẹp bằng Từ Công, nhưng vợ của thần muốn thần mua quả anh đào cho cô ấy; thiếp của thần muốn thần mua thức ăn lạ cho cô ấy; môn khách của thần muốn thần cho hắn ta vài súc gỗ quý để làm nhà, nên tất cả đều bảo Từ Công không đẹp bằng thần. Nhưng thực ra, nếu đem thần ra mà sánh với Từ Công thì thần chẳng khác gì quả cà, con chim cun cút, cỏ đuôi chó vậy, điều này đã chứng minh rằng họ đã che giấu thần. Đại vương, nếu từ việc này mà nói đến đạo trị quốc thì…

Tề Uy vương nghe Trâu bảo thế cũng chìm đắm vào trong suy nghĩ.

Hôm sau, Tề Uy vương triệu Trâu Kỵ vào diện kiến, nói với Trâu Kỵ một cách rất bí mật:

_ Ái khanh, khanh lại là một người đẹp nhất nước Tề đấy!

Trâu Kỵ không hiểu thế nào, bèn hỏi:

_ Tại sao thế?

Tề Uy vương cười nói:

_ Quả nhân đã huỷ dung nhan của tên Từ Công ở thành phía Bắc rồi, bây giờ thì bọn thê thiếp của khanh có khen khanh đẹp trai thì đương nhiên là nói đúng sự thật về khanh rồi!

Người ta bảo rằng vì chuyện này mà Trâu Kỵ trở nên điên loạn. Tương truyền có người từng gặp chàng, thì thấy chàng đã trở nên ngờ ngệch, chỉ nói đi nói lại một câu: ta chỉ muốn là một người biết suy nghĩ thôi mà!

Câu chuyện trên là nói vẻ đẹp của Trâu Kỵ. Còn về tài năng và đức độ của chàng thì sao, chúng ta hãy cũng nghe chàng nói về chính sự thông qua nhạc lý.

Tề Uy Vương lên ngôi 9 năm, ngày nào cũng đàn quyển ca vang, đắm say tửu sắc. Một hôm có người tên Trâu Kỵ là người nước Tề, xin vào yết kiến Tề Uy Vương, nói:

_ Tôi biết gảy đàn, nghe đại vương thích âm luật, nên tìm đến.

Uy Vương cho người mang đàn ra. Trâu Kỵ lên dây, nhưng không gảy. Uy Vương hỏi:

_ Tiên sinh cho ta nghe một bản chứ?

Trâu Kỵ nói:

_ Biết cầm lý (lý thuyết về đàn) mới là quan trọng, còn tiếng đàn chẳng qua là do sợi tơ phát âm mà thôi.

Vua hỏi:

_ Vậy thế nào là cầm lý?

Trâu Kỵ nghiêm trang nói:

_ Cầm là Cấm! Là cấm ngặt! Là cấm chỉ những sự đắm say tửu sắc để giữ cho chánh đạo. Trong đàn, dây lớn nhất chỉ vua, còn các dây nhỏ là bề tôi. Đời Phục Hi chế đàn có 5 dây. Đến Chu Văn thêm một dây, sang Chu Vũ thêm một dây nữa để hợp tình ý giữa vua tôi, vậy đủ biết đàn dùng vào việc chính sự.

Uy Vương nói:

_ Phải! Tất nhiên tiên sinh phải biết cầm âm?

Trâu Kỵ nói:

_ Tôi học đàn tất phải biết chơi đàn, cũng như đại vương lo nghiệp nước, há lại không biết trị quốc hay sao? Nay đại vương cầm mệnh đất nước mà không trị, có khác gì tôi cầm đàn mà không gảy? Tôi ôm đàn mà không gảy thì đại vương không bằng lòng. Đại vương bỏ nước không trị thì trăm họ không bằng lòng!

Uy Vương ngạc nhiên nói:

_ Thì ra tiên sinh mượn tiếng đàn để khuyên ta?!

Sau đó Uy Vương mời Trâu Kỵ làm tướng quốc, Trâu Kỵ chấn hưng nước Tề thành một cường quốc.

Từ Công (Bắc Từ công), một mỹ nam khiến Trâu Kỵ hạnh phúc vì chàng có vẻ đẹp hơn Trâu Kỵ

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN