Mỹ Nhân Tóm Lược Truyện - Tô Đắc Kỷ
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
148


Mỹ Nhân Tóm Lược Truyện


Tô Đắc Kỷ


Tô Đát Kỷ (người con gái nước Tô họ Kỷ. Thời xưa, Đát là từ dùng để chỉ người con gái đẹp nên nếu nói cho đúng thì tên nàng là Tô Kỷ Đát, nhưng nhân dân quen gọi nàng là Đát Kỷ) hay còn gọi là Tô Đắc Kỷ. Nàng là con gái của Tô Hộ. Tô Hộ là vua của một nước chư hầu của nhà Thương. Vì thua trận, nên Tô Hộ phải dâng cả hai cô con gái của mình cho Trụ Vương. Cả hai chị em đều có nhan sắc nhưng Đát Kỷ lại là người có nhan sắc đẹp hơn cả. Ngay từ ánh nhìn đầu tiên, Trụ Vương đã bị nàng hớp hồn. Về cung, nàng trở thành ái phi của Trụ Vương. Mặc dù nàng không được học chữ, nhưng được nhận định là thông minh và gian xảo.

Chuyện kể rằng Tô Hộ có 2 cô con gái nhan sắc lộng lẫy xuất phàm: Tô Đắc Kỷ và Tô Ngưng Hương. Thế nhưng so với muội muội Ngưng Hương, từ nhỏ Đắc Kỉ đã chịu nhiều phần thiệt thòi. Tô Hộ tuy thương yêu hai cô con gái như nhau, nhưng để tránh hậu hoạ như lời cảnh báo của quẻ bói tiên thiên của Tây bá hầu, ông không cho Đắc Kỷ học chữ. Hai chị em lớn lên trong nhung lụa, hết mực yêu thương bảo bọc nhau. Sự thông minh sắc bén của Đắc Kỷ lộ rõ rệt so với tiểu muội của mình, nàng là người tiên phong phản bác lại đạo lý bảo thủ “gà mái không báo sáng”, nhưng suy cho cùng đó chỉ là suy nghĩ bồng bột trẻ người non dạ của một thiếu nữ mới lớn…

Trụ vương nổi tiếng là một ông vua dâm đãng. Ông mê Đắc Kỷ đến quên việc triều chính. Ông và Đắc Kỷ là một cặp được nhắc đến trong lịch sử Trung Quốc với sự phẫn nộ của nhiều người.

Tương truyền, trong cung Trụ có một nơi phục vụ cho thú vui của vua Trụ. Đắc Kỷ và vua, cùng nhiều cung tần mỹ nữ khác thường xuyên vui chơi trụy lạc tại đây. Họ ra lệnh dùng roi đánh khắp thân thể những con vật thật đau, để hằn lên vết đỏ, rướm máu, sau đó nướng chúng lên để thưởng thức, lấy thịt treo thành rừng (gọi là nhục lâm). Chỗ này được thiết kế với những hồ nhỏ, vua cho đổ rượu vào đầy hồ (gọi là tửu trì) để xuống tắm rượu cùng các mỹ nhân và Đắc Kỷ.

Có lần Đắc Kỷ bất hòa với thân thuộc của vua là Tỷ Can, bắt ông này phải moi tim ra cho nàng xem. Một vị quan giỏi xem tinh tượng, bói toán cũng vì bất hòa mà bị nàng cho dựa lưng vào cột vừa nung đỏ, cháy cả lưng.

Đắc Kỷ bị dân gian nghi vấn là hồ ly hóa thành, vì được biết bà rất rậm lông chân.

Các sử gia đời sau thường cho rằng, vì việc quá yêu Đắc Kỷ, Trụ Vương đã làm nhiều điều thất đức, trượt theo vết xe đổ của vua Kiệt nhà Hạ say đắm nàng Muội Hỷ đến nỗi làm hỏng chính sự và mất nước về tay nhà Chu. Sau này, cuối thời Tây Chu lại có chuyện Chu U vương si mê nàng Bao Tự mà cũng lặp lại bi kịch như Trụ vương làm nhà Tây Chu mất.

Về sau, Đắc Kỷ bị chính tay Khương Tử Nha giết chết.

Như vậy xét về nép đẹp, Đắc Kỷ cũng thuộc hàng đại mỹ nhân của Trung Hoa, nhưng không được kính nể trọng vọng như Tứ Đại Mỹ Nhân và người đời gọi nàng là yêu cơ.

Có dị bản kể rằng:

Bắt đầu từ vua Thang, nhà Ân Thương trị vì thiên hạ đã 600 năm. Nhờ ân đức và tài năng, các vua nhà Ân Thương được các nước chư hầu thần phục. Tuy thế, đến đời Trụ Vương Ân Thọ, tình hình bắt đầu thay đổi. Trụ Vương là người cứng rắn, ham quyền lực, thích cầm quân hơn là bàn chính sự trong triều.
Một lần, Ký Châu liên tục mất mùa, không đủ gạo thóc nộp cho triều đình. Ký Châu hầu Tô Hộ phải nhờ đến Tây Bá Hầu Cơ Xương nên đã trút được gánh nặng, đủ lương thực cống vua. Nhưng Trụ vương vẫn háo thắng, mặc lời khuyên can đại thần mà cho quân chinh phạt Ký Châu.

Tô Hộ có 2 người con. Con trai trưởng là Tô Toàn Trung, văn võ song toàn, dũng trí hơn người, hiện làm tướng trong triều đình rất được Trụ Vương tin dùng. Con gái thứ là Tô Đắc Kỷ, 16 tuổi, một bông hoa rực rỡ đẹp tuyệt trần. Cơ thể nàng là một sản phẩm không tì vết của tạo hóa. Mắt nàng long lanh như sương mai, da nàng mịn màng tựa như tuyết. Nhìn nàng, người ta không thể tin rằng có một cô gái mà trời phú cho nhiều may mắn, đặc sắc đến thế. Mũi cao thẳng, da hồng hào, miệng hoa nhỏ, môi đỏ thắm. Dáng đi nàng uyển chuyển, giọng nói của nàng trong trẻo, đầy quyến rũ. Gần nàng người ta sợ như thể có một điều gì đó thất thố, không xứng đáng. Nàng là một tác phẩm nghệ thuật tuyệt hảo mà thượng đế ban cho con người để chiêm ngưỡng. Ở trong gia đình, nàng sống rất vui tươi và hồn nhiên, nhờ sự thoải mái ấy mà nàng càng đẹp hơn ai hết.

…Lại nhắc đến Cơ Xương có người con trai trưởng tên Bá Ấp Khảo, chàng đẹp trai, văn hay, võ giỏi. Đặc biệt chàng có biệt tài về âm nhạc, trời phú cho có đôi tay tinh tường, những ngón tay như thần có thể điều khiển tiếng đàn. Cơ Xương và Tô Hộ vốn tri kỷ, xem nhau như ruột thịt, hai nhà đã quyết định cho Đắc Kỷ cùng Bá Ấp Khảo nên duyên cầm sắt. Về phía mình, Đắc Kỷ và Bá Ấp Khảo cũng yêu nhau rất say đắm, luôn quyến luyến bên nhau. Bá Ấp Khảo sống ở nhà họ Tô để cho gần Đắc Kỷ và cho nàng đỡ buồn…

…Nhắc đến việc Trụ Vương chinh phạt Ký Châu, Tây Bá hầu Cơ Xương vào triều can ngăn nhưng không may gặp tai can, bị Trụ vương giam giữ. Bá Ấp Khảo vì hiếu phải tiến cung cứu cha, Đắc Kỷ vì thế mà buồn day dứt. Bá Ấp Khảo vào cung không cứu được cha mình, Cơ Xương khuyên chàng về lại Tân Kỳ, trên đường về chàng ghé thăm Đắc Kỷ và gặp một “chàng trai” tuấn tú tên Tôn Trí Nghiên, họ kết nghĩa huynh đệ. (Nói đến Tôn Trí Nghiên, thực ra “chàng” là nữ nhi, gia đình vì bị Trụ Vương hãm hại giết hết nên đã nữ cải nam trang, cố gắng học võ nâng mưu để tìm cách sau này trả thù Trụ Vương)…Sau khi trở về không lâu Bá Ấp Khảo lại tiến cung và lần này không may gặp họa sát thân. Trụ Vương không những giết chết mà còn treo đầu của Bá Ấp Khảo bên cửa thành. Tôn Trí Nghiên tìm cách lấy đầu chàng về mang về Ký Châu.

…Tin dữ đến tai Đắc Kỷ, nàng ngất đi hơn một tuần. Tỉnh lại không màng ăn uống, người rũ rượu, nước mắt nàng khóc như mưa, miệng luôn kêu tên Bá Ấp Khảo. Thời gian qua đi, Đắc Kỷ có phần tỉnh hơn nhưng lúc nào nàng cũng như héo mòn, tha thẩn ngoài vườn nói chuyện về Bá Ấp Khảo. Nhờ có Tôn Trí Nghiên luôn bên cạnh chăm sóc, an ủi mà phần nào ngui ngoai. Nhân cơ hôi này, Tôn Trí Nghiên muốn trả thù nhà trả luôn thù sư huynh Bá Ấp Khảo, nàng nói hết sự thật về mình với Tô Hộ, cầu xin Tô Hộ cho nàng cùng hiền tỷ Đắc Kỷ trả thù. Tô Hộ không nỡ đưa con gái mình vào nơi nguy hiểm ấy, hơn nữa Đắc Kỷ chỉ là 1 nhi nữ làm sao có thể trả thù. Về phần Đắc Kỷ, từ ngày Bá Ấp Khảo ra đi thì cuộc đời nàng đã như không còn. Nàng nói với Tô Hộ xin cho mình cùng Tôn Trí Nghiên trả thù:

_ Phụ thân, Bá Ấp Khảo không còn nữa thì con đâu tiếc thân mình. Xin phụ thân cho con được trả thù cho chàng. Đã không có chàng thì cuộc đời con sống cũng như chết mà thôi. Hơn nữa còn bao bá tánh vô tội của Ký Châu đang chịu cảnh lầm than vì sự chinh phạt của hôn quân, xin cha hãy để thân con cứu đi thiên hạ.

Tô Hộ cũng đành phải gạt nước mắt cho con mình tiến cung.

…Ngày lên đường Đắc Kỷ quỳ trước mộ Bá Ấp Khảo sa đôi dòng lệ, than khóc:

_ Trời không cho chàng và thiếp trọn duyên kiếp này thì hãy xin chờ thiếp kiếp sau. Thù chàng, thiếp quyết trả. Đến với Trụ Vương cũng chỉ vì việc ấy, xin chàng hãy hiểu và tha thứ cho thiếp. Xin chàng hãy phù hộ cho thiếp nhanh chóng đạt được ý nguyện.

Tương truyền, trong một lần đến điện thờ của Nữ Oan để dâng hương làm lễ, Trụ vương vốn háo sắc nên vừa nhìn thấy tượng Nữ Oa đã sinh lòng dâm loạn. Về sau, bà sai con hồ ly nhập vào xác của Đắc Kỷ để diệt trừ Trụ vương. Và trên đường lên kinh đô, đoàn xe của Đắc Kỷ gặp phải một cơn gió lạ. Từ đó, hồ ly nhập vào xác của Đắc Kỷ và gây nên không biết bao nhiêu oán hận cho người đời.

…Lần đầu ra mắt Trụ Vương, Đắc Kỷ đã làm cho hắn mê mẫn. Trụ Vương bàng hoàng nghĩ rằng sao trên đời lại có một viên ngọc sáng không tì vết như thế mà đến nay hắn mới biết. Trụ Vương cho gọi Đắc Kỷ tiến gần để hắn xem mặt. Đắc Kỷ ngồi yên- hành động như thể trái lại ý vua mà không ai dám làm. Trụ Vương giận dữ quát to:

_ Lại đây!

Đắc Kỷ cũng nổi cáu:

_ Tôi nào phải loại tôi đòi mà cư xử thô bạo như vậy!

Lời nói ngang bướng ấy càng tôn giá trị của nàng lên gấp ngàn lần. Khiến Trụ Vương ngỡ ngàng và kích thích lòng ham muốn. Trụ Vương tự bước xuống chổ Đắc Kỷ, nâng mặt nàng lên, Đắc Kỷ hất tay Trụ vương- lần đầu tiên có người làm hành động táo tợn ấy với Trụ Vương, có thể đáng chu di. Ấy thế mà Trụ vương lại cười và ôm ghì lấy nàng, “Bốp!”, nàng tát mạnh vào mặt Trụ Vương, hất hắn ra và quát to:

_ Vô lễ! Nhà vua mà hành động như vậy sao?

Nàng giận dữ mặt đỏ bừng, như thế càng làm nàng đẹp và hấp dẫn hơn, khiêu gợi hơn bao giờ hết. Trụ Vương ngất ngây không gìm được lòng lại sấn tới. Đắc Kỷ quát to:

_ Nếu Thánh thượng muốn chiếm đoạt tôi bằng bạo lực thì tôi sẽ cắn lưỡi tự tử.

Câu nói ấy có sức mạnh khiến Trụ Vương buông Đắc Kỷ ra. Hắn trong cung thiếu gì người đẹp, ai cũng phải thuần phục, nhưng những thứ không ngoan ngoãn thuần phục mới làm hắn càng hưng phấn. Ở Đắc Kỷ, Trụ Vương thấy được nàng khác thường lạ lùng và không dễ thuần phục ấy. Nàng đẹp một cách kiêu kì, cao đạo. Trụ Vương phải đổi cách hạ giọng năn nỉ và dỗ dành. Và rồi cuối cùng Trụ Vương cũng có được nàng. Hắn thấy mình sung sướng, nàng quả là tuyệt thế giai nhân, và hắn yêu nàng vô cùng. Ngược lại thì Đắc Kỷ cảm thấy nhục nhã và đau đớn, nàng chỉ muốn đâm hắn một nhát, nhưng nàng không dám, nàng cũng thấy ở hắn có vẻ đẹp trai, phong độ và tuấn tú.

…Về việc Đắc Kỷ tiến cung đã làm các quan đại thần giật mình, vì xưa kia vua Kiệt mất nước cũng vì nàng Muội Hỷ, nay Trụ vương dùng Đắc Kỷ khác nào cũng là một tai họa báo trước. Mục đích vào cung của Đắc Kỷ là trả thù cho Bá Ấp Khảo, theo sách lượt của Văn vương và Ký Châu hầu, nàng phải làm cho Trụ Vương suy yếu từ bên trong, ham mê tửu sắc, ăn chơi sa đọa, bỏ bê triều chính.

Ban đầu Đắc Kỷ cũng tâm niệm thế, nhưng dần dà sự yêu chiều và tấm lòng của Trụ Vương dần thay đổi nàng, từ chổ bắt buộc nàng tự nguyện hiến dâng. Cũng có lúc nàng nghĩ đến Bá Ấp Khảo và tự cảm thấy có lỗi, một cái gì đó nhói đau trong tim nàng và chính nàng cũng thấy bẽ bàng xót xa. Đắc Kỷ tâm sự cùng Tôn Trí Nghiên và nói có lẽ nàng đã yêu Trụ Vương mất rồi, Tôn Trí Nghiên bảo vậy càng có cơ hội đưa hắn vào chỗ chết. Trí Nghiên bảo nàng xúi giục hắn trọng dụng bọn gian thần, giết hết trung thần. Thế là người đầu tiên vô cớ bị hại là Khương Hoàng hậu, đây không phải lỗi Đắc Kỷ, mà do Trụ vương quá yêu nàng, thêm phần tàn bạo của hắn, hắn đã cho người giết Khương Hậu để bảo vệ nàng.

Sau đó, hắn lập nàng làm Hoàng hậu. Do bọn gian thần xu nịch mà hắn cho xây những Bào lạc, Sài Bồn…để giết hại trung thần. Vì khuyên can mà các trọng thần như Đại phu Mai Bá, Đại phu Đỗ Nguyên Tiến đã bị hắn giết chết bởi Bào lạc. Hắn ngày càng chìm đắm trong tửu sắc với Đắc Kỷ. Vì nàng, hắn xây dựng Lộc đài. Đắc Kỷ thấy hắn vì mình mà ăn chơi sa đọa, nàng muốn can ngăn nhưng vì Trí Nghiên luôn mách nàng phải làm thế, dần dà nàng cũng bị nghiêm nhiễm trong những cuộc vui ấy. Đến lượt Tỉ Can là chú ruột hắn vì khuyên can mà cũng bị hắn giết chết, móc tim. Sau một thời gian nhờ Đắc Kỷ thúc giục hắn đã ra chầu triều. Nhưng giờ thì quá muộn. Đa số các quan đại thần đều đầu quân về Văn Vương (Cơ Phát) đang chinh phạt Trụ. Cùng với Đông Bá hầu Khương Hoàng Sở, Khương Tử Nha…giúp đỡ, quân Văn Vương ngày càng hùng mạnh và chinh phạt được Trụ Vương. Trụ Vương biết mình sẽ thua trận, nghẹn ngào mà nói với Đắc Kỷ:

_ Nàng là một tuyệt thế giai nhân, nàng không thể chết…Ai giết nàng là có tội với ta, là thách thức trời đất. Vua có thể chết. Triều đình có thể sụp đổ nhưng vẻ đẹp mỹ nhân không thể mất đi.

Trụ Vương bị quân lính Văn Vương giết chết, Đắc Kỷ lao tới và hét to:

_ Chồng tôi!

…Nàng được mới đến chỗ Khương Tử Nha và Văn Vương. Khương Tử Nha cung kính vái chào, nói to:

_ Cô nương vốn người Ký Châu, đã hoàn thành sứ mệnh diệt Trụ, xin được mời về ân thưởng.

Đắc Kỷ lúc này chỉ còn biết than khóc mà nói:

_ Sứ mệnh ư? Sứ mệnh giết chồng ta sao? Ta là gái đã có chồng. Nay chồng chết, muốn thủ tiết chết theo. Nếu là ân thưởng xin cho được chết sớm. Ta đã trông thấy lá cờ của phụ thân và đại huynh ta đang tới.

Khương Tử Nha đành chấp thuận.

Vậy là một tuyệt thế gian nhân- Đắc Kỷ đã ra đi. Có thể nói nàng vì tình, vì tình với Bá Ấp Khảo vì tình với bá tánh Ký Châu mà hy sinh, cũng có thể nói nàng vì tình với Trụ Vương mà hy sinh, cũng có người nói họa là do nàng gây ra. Nhưng có lẽ “Hồng nhan bạc mệnh” mới là đúng nói về nàng.

Tô Ngưng Hương tương truyền là em gái của Đắc Kỷ. Nàng cùng chị nhập cung nhà Thương nhưng không được sủng ái bằng chị của mình.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN