Năm Tháng Tĩnh Lặng, Kiếp Này Bình Yên - Chương 19
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
125


Năm Tháng Tĩnh Lặng, Kiếp Này Bình Yên


Chương 19


Kỳ thực, kẻ thương tâm không phải cây cầu đá, cũng chẳng phải sóng xuân chảy dưới chân cầu, mà là danh sĩ cô độc đó. Bầu không sáng tỏ, vườn Thẩm thơ mộng, gió xuân
xanh mát, cầu đá mát lạnh đều không mang đến bất cứ sự vấn vương ấm áp
nào cho ông. Bạn chỉ cần đứng trên cầu một lát là có thể cảm nhận được
cảm giác tịch liêu đến rợn người mà ông đã từng thấy. Trên cây cầu đá
của vườn Thẩm, vị thi nhân đầu bạc đó làm thế nào để khắc cốt ghi tâm
hồi tưởng lại giai nhân trong gương năm đó, làm thế nào để đợi chờ một
cách cô quạnh hồn thơm đã đi xa đó?

Chính là như một chú hạc cô
lẻ, đợi chờ bốn mùa nóng lạnh luân hồi, đợi chờ thời gian đổi thay ngày
tháng, không chịu rời đi. Khi bạn đến Cô Hạc Hiên, bạn sẽ hiểu, phải có
tòa hiên đình u nhã thanh cảnh như thế, mới có thể là chốn nghỉ ngơi cho linh hồn cô độc, cao ngạo của người cao sĩ ấy. Gió mây nhân gian biến
ảo, nơi đây hoa soi bóng nước, người thi sĩ yêu nước phóng khoáng mà bi
ai đó, thân ở giang hồ, lòng hướng giang sơn, tình thuộc vườn Thẩm.

Ông là chú hạc cô lẻ, bị khói súng lịch sử thiêu cháy, bị vận mệnh tàn khốc bỏ rơi, chỉ có quay về vườn Thẩm, mới có thể tẩy rửa sạch sẽ tấm thân
mệt mỏi phong trần, ngắm bóng dáng cô độc gẩy đàn, ngâm vịnh tuyệt xướng thiên cổ. Bạn là du khách ghé qua Cô Hạc Hiên, trong tiếng đàn dìu dặt, giữa vần thơ sinh động, có lẽ có thể hiểu rõ hơn tâm sự của ông, nhưng
vĩnh viễn không thể thấu tỏ được nỗi thê lương lạnh giá cõi lòng ông.

Khi bạn đến trước tấm bia đá khắc ba chữ “Thoa đầu phượng”, bất giác bạn sẽ không tránh khỏi buồn bã. Những dòng thơ gầy guộc che giấu quá nhiều
chuyện cũ đằng đẵng; nỗi tiếc nuối ngàn đời đó đã chảy qua biết bao xuân thu mưa gió. Họ đã dùng khoảng thời gian ly biệt hơn mười năm ròng để
đổi lấy cuộc gặp gỡ ngắn ngủi, để đổi lấy ly biệt suốt cả cuộc đời.

Bao năm nay, những người nghe câu chuyện của họ đều cho rằng đánh đổi như
thế là xứng đáng, còn nhân vật trong câu chuyện, họ không hề hối hận vì
sự đánh đổi ấy. Đến nay, chỉ còn lại hai bài từ khắc trên bia đá cô
liêu, đứng đối diện nhìn nhau, tình sâu tựa biển, một người là giai nhân “hồng tụ thiêm hương”, một người là khách thơ “hô mưa gọi gió”, họ lau
lệ gượng cười trong trần thế, và dốc hết nỗi lòng than thở trong thơ từ. Những người đã qua đây đều cảm thấy trong tim mỗi người đều có một khu
vườn Thẩm, đều khắc một bài “Thoa đầu phượng”, mối tình chất chứa trong
bài từ khiến bạn chìm đắm mãi lâu, nhưng lại chẳng hề liên quan đến bản
thân mình.

Rời khỏi khung cảnh không liên quan đến mình, nhưng
chẳng còn phong cảnh nào có thể níu chân bạn lại. Mà người rời đi đó, có thực sự nhẹ nhõm thanh thản, nhàn nhã tiêu sái hay không? Trước khi
đến, có lẽ bạn lo lắng mình sẽ chìm sâu vào câu chuyện vườn Thẩm, không
biết có thể ra khỏi hay không.

Nhưng hễ bước qua cánh cửa ấy bạn
sẽ hiểu rõ rằng, mình chỉ là bụi trần của vườn Thẩm, dù bạn có ngắm hết
phong cảnh nơi đây, đến phút chót, rốt cuộc cũng chẳng qua là quẩn quanh bên ngoài cánh cửa. Bởi vì, vườn Thẩm là của Lục Du, vườn Thẩm là của
Đường Uyển, bắt đầu từ một ngày xuân sắc ngập thành thời Tống đó, bắt
đầu từ bài “Thoa đầu phượng” đó, cho đến ngày nay, cho đến mãi mãi sau
này, đều là của họ.

Cho dù bạn có dùng phương thức gì để rời khỏi đó, đều không quan trọng nữa, bạn mang đi phong thái ngày xuân của vườn Thẩm, nhưng không thể mang đi mối tình mưa bụi của khu vườn. Vậy thì,
hãy nhẹ nhàng rời đi trong cơn gió xuân ẩm ướt ở vườn Thẩm, không cần
cáo từ, không cần nhìn lại, để ai ngủ say hãy tiếp tục ngủ say, để ai
tỉnh táo vẫn tiếp tục tỉnh táo.

Đi về cố thổ

Có một nơi
như thế, vốn là lần đầu gặp gỡ, nhưng lại khiến cho bạn cảm thấy giống
như quê cũ cách biệt nhiều năm, một lần gặp gỡ ngắn ngủi, mà không sao
quên nổi nhau. Đây chính là sông nước Thiệu Hưng, nó giống như một bức
tranh cổ treo trên bức tường Giang Nam, miêu tả giấc mơ của những du
khách qua đường lai vãng, mặc cho năm tháng để lại biết bao dấu vết cũng không làm thay đổi dáng vẻ ban đầu. Sông nước là tranh vẽ, bạn chính là từng nét chấm, nét phẩy trong đó, trong phong cảnh im lìm, bước những
bước chân đầy vần điệu thơ từ, dùng sự phong tình của bản thân để nhuộm
màu khắp vùng sông nước, và làm chính bản thân mình trở nên sống động
hơn giữa cảnh trí sông nước này.

Tường cổ ngói xanh cũ mèm, dây
leo chằng chịt, khói bếp la đà trên mái ngói đen của những tòa nhà cổ,
trong không khí phảng phất mùi hương cũ kỹ của dưa muối khô, cảnh trí
trước mắt là một tấm ảnh cũ đã bị bụi mờ phủ kín trong chốn sâu thẳm của thời gian, bỗng nhiên rớt xuống trước mặt, khiến bạn chìm sâu vào cảm
xúc hoài niệm xưa cũ, không thể tự mình thoát ra khỏi. Cho dù bạn đến từ nơi nào, bạn có duyên phận định mệnh với nơi này hay không, bạn đều cho rằng chính mình là ẩn sĩ từ phương xa quay về, có một cây cầu nhỏ cổ
xưa kiên trì cố chấp đợi chờ bạn, có một dòng nước chảy trong vắt nguyện tẩy rửa bụi trần cho bạn, có một con thuyền mui đen đơn sơ sẽ chở bạn
đi đến nơi mà cuộc đời bạn hướng đến. Buông hành lý nặng trĩu khỏi vai,
sẽ có một giọng nói thì thầm bên tai bạn, đây không chỉ là cố hương của
Lỗ Tấn, không chỉ là cố hương của rất nhiều nhân vật phong lưu trong
lịch sử, mà cũng là cố hương của bạn, từ đây về sau, linh hồn bạn sẽ tá
túc ở nơi này, sẽ không còn nảy sinh cảm giác nghi hoặc mình là người lữ khách qua đường nữa.

Con đường lát đá nơi đây cũng mang một
luồng linh khí đến cho Giang Nam, bạn không cần nói gì cả, mà tự nó sẽ
hiểu bạn muốn đi đâu. Mỗi người bước chân trên đó, đều tưởng rằng đây là đường về nhà. Thế nhưng, tại sao lại có một cảm giác quen thuộc đến
dường vậy, còn có một cảm giác mát lạnh lâu ngày không gặp khẽ lách qua
tim? Người thiếu niên từ đối diện đi tới, đội một chiếc mũ dạ nhỏ, trên
cổ đeo một chiếc kiềng bạc sáng lóa, dáng vẻ ngại ngùng khi gặp người
lạ, rõ ràng thiếu niên đó tên gọi là Nhuận Thổ[6].

[6] Nhân vật trong truyện ngắn “Cố hương” của Lỗ Tấn.

Nghe nói về sau anh cũng già đi, về sau nữa lại vì cuộc sống quẫn bách, nên
đã ốm mà chết. Nhưng tại sao anh vẫn hiện ra trước mắt rõ nét như thế?
Đôi mắt đen lay láy vẫn trong trẻo và sáng ngời như xưa. Xuyên qua ánh
mắt lấp lánh, tựa như nhìn thấy cảnh tượng dưới trăng sáng, một tay anh
cầm cây đinh ba, và một con tra luồn qua háng anh bỏ trốn.

Thời
gian thật có tình có nghĩa, nó biến chàng thiếu niên cơ trí dũng cảm này “chết cứng” dưới ngòi bút của Lỗ Tấn, để mỗi một du khách đến Thiệu
Hưng đều có thể lần nữa lật giở trang cổ thư bị tuế nguyệt cất giấu ấy.
Nó mang đến cho bạn một khoảng hồi ức, thời gian vừa đủ, mà sau đó lại
âm thầm đưa bạn đi, bạn còn chưa kịp đau buồn, thì đã có cảnh tượng tươi mới khác lấp đầy suy tư của bạn.

Ánh nắng mặt trời lúc này rất
nhạt, rất thanh, nó mở to đôi mắt nhìn tất cả mọi người như bụi trần.
Bạn có thể đi qua khe hở của ánh sáng và bóng nắng, tìm kiếm vẻ đẹp mà
những chuyện cũ mây nước để lại nơi này. Tìm Bách Thảo Viên để nạm một
khoảng xanh ngắt vào hoang mạc linh hồn, để cỏ xanh đẫm sương phẩy qua
bụi bặm, kết lắng sâu tận đáy tim.

Bước vào nhà cũ của Lỗ Tấn,
một mùi hương cũ kỹ của năm tháng và hơi hướm của sách vở xộc tới, bàn
ghế cổ, bình hoa xưa, sàn lạnh lẽo, khung cửa sổ khắc hoa, in rõ dấu vết của thời gian, nhưng lại sạch sẽ không vương chút bụi. Đến cả không khí cũng bao phủ thời đại phồn hoa, nhớ chuyện cũ người xưa dường như đã
trở thành một khuynh hướng mới mẻ, nếu không phải là thời gian truy
đuổi, ai lại nỡ từ bỏ giấc mộng đầy những tình cảm ấm áp dịu dàng, lại
đầy hoài niệm này mà tỉnh lại?

Đi xuyên qua hành lang là đến Bách Thảo Viên, màu xanh ngăn ngắt đến bức người ấy đã gột rửa sạch trơn tâm tình cổ xưa ban nãy, trong sinh mệnh tràn ngập hương thơm của cỏ cây,
tiếng chim hót trùng kêu. Trong đầu xuất hiện mấy cảnh tượng như đám trẻ đang chơi đùa nơi đây, những ký ức mờ nhạt bắt đầu từ xa đến gần, từ mơ hồ đến rõ nét. Tuổi thơ mỗi người đều có một khu vườn Bách Thảo, trước
khi rời khỏi quê hương, chúng ta đã đem tuổi ấu thơ vụng dại ấy gửi lại
nơi đây, đợi nhiều năm sau khi quay trở lại, nơi này vẫn tỏa ra một mùi
vị ngây thơ non nớt của thuở đó.

Từ Bách Thảo Viên đến Tam Vị Thư Ốc chỉ cách nhau một cây cầu đá, hành trình ngắn ngủi ấy đã khiến thời
gian quay ngược trở lại, chuyện cũ tái hiện. Ánh dương có thể lọc tẩy vẻ đẹp, nhưng không thể khiến nó bay hơi; gió mát có thể lay tỉnh giấc
mộng xưa, nhưng không thể chôn vùi nó. Nhân sinh có trăm vị, yêu hận
tình thù, buồn vui sướng khổ đều nằm trong trăm vị ấy, nếm qua hết mới
hiểu được thế nào là chân lý. Trong sách có ba vị[7], từng là kinh, sử,
chư tử trăm nhà, đọc qua hết mới hiểu thế nào sâu sắc.

[7] Tam
vị: Có hai thuyết nói về ba loại cảm nhận của người xưa đối với việc đọc sách, thứ nhất là “đọc kinh vị như lúa gạo, đọc sử vị như sơn hào hải
vị. Đọc bách gia chư tử như gia vị”, thứ hai Lý Thục đời Tống nói rằng:
“thi thư như canh ngọt, sử là đồ ăn ngon, tử là gia vị, gọi là ba vị.”
Tam vị là sự ví von sách vở là thức ăn tinh thần cho con người.

Bước qua ngưỡng cửa, ngước mắt nhìn tấm biển treo phía trước “Tam Vị Thư
Ốc”, mùi vị cổ kính thanh mát đó giống như gặp lại bạn cũ, chỉ trong sát na đã khóa lấy tâm hồn mềm yếu của bạn, muốn thoát khỏi cũng đã quá
muộn rồi. Để bạn hiểu rằng, rất nhiều duyên phận trong cuộc đời đều cảm
nhận thấy trong lúc vô tình, đôi khi tưởng như một cái nhìn bình thường, nhưng ý vị lại vô cùng sâu xa.

Đây là Tam Vị thư ốc của Lỗ Tấn,
còn nhớ âm thanh cổ của các trường tư thục thời xưa đã đem lại những ảo
tưởng vô tận cho lớp nhi đồng thời đại mới, còn nhớ một chữ “Tảo” (sáng, sớm) trên bàn học đã khiến lớp học trò nối nhau học theo, thịnh hành
một thời. Đến nay có thể thực sự nhìn ngắm cảnh tượng trong mơ, nhìn dấu cũ như còn đó, lại thêm phần hoài niệm đối với người xưa. Thời gian tựa như một tấm gương sáng, quá khứ là bóng hình trong gương, thực sự tồn
tại, nhưng lại không thể chạm vào, nó vĩnh viễn nhốt lại những người
hoài cổ trong hồi ức.

Đều nói quá khứ hữu tình, nhưng thứ hữu
tình rốt cuộc là quá khứ, hay là người truy tìm quá khứ? Trên đường đi
qua quán rượu Hàm Hanh, Khổng Ất Kỷ mặc chiếc áo dài rách nát, đối diện
với một dĩa đậu hồi hương[8], trên gương mặt dường như đã nở thêm một nụ cười nhàn nhạt. Ánh nắng ấm áp xua tan ngày hôm qua lạnh giá, những
người đến đây đều đã đi cả rồi, chỉ còn ông vẫn kiên trì giữ gìn vẻ đẹp
cũ kỹ trong quán hàng cổ kính, là do đợi chờ người khách qua đường của
quá vãng đến đau lòng hay sao? Đau lòng vì ông đã lạc mất hồn phách
trong vận mệnh quanh co, đau lòng vì ông say tỉnh suốt cuộc đời mơ hồ?
Hay là vì ông đã nợ mười chín đồng tiền nên chẳng thể rời đi?

[8] Đậu hồi hương: Một loại đậu to như hạt cô ve, hương vị rất nồng, là một món ăn vặt ưa thích của người Thiệu Hưng.

Thực sự không biết, những người vào quán đó khi nhìn thấy tấm biển treo trên đó có viết, “Khổng Ất Kỷ, nợ mười chín đồng, ngày mùng sáu tháng ba”
bằng chữ lớn, trong lòng cảm giác sẽ ra sao? Từ bao giờ, món nợ của
Khổng Ất Kỷ đã trở thành đạo cụ để người đời hồi tưởng quá khứ? Thế
nhưng, tại sao lại phải trưng món nợ mà một người cùng quẫn cả đời không thể trả nổi ra cho những người qua đường chỉ trỏ, bàn tán? Rõ ràng là
đang nhắc nhở điều gì, hay đang ám chỉ điều gì. Có khi cũng chẳng vì
điều gì, một phong cảnh như thế, những người đã từng thấy nó đều sẽ quên đi. Thế gian này có cuộc đời nào mà không nợ nhau? Chính vì nợ nhau,
nên mới có duyên phận không thể tách rời. Không cần nếm ly rượu nồng của tuế nguyệt lần nữa, giữa tháng ngày ngồi im lặng trong giây lát, bạn đã say ngất ngây rồi.

Có từng say mới biết mùi vị thực sự, khi tỉnh lại mới hay ý tứ đượm nồng. Trong hoàng hôn say đắm gió xuân, chèo một
chiếc thuyền mui đen đi đến một sân khấu kịch là một hành trình không
thể thiếu của mỗi người khi đến vùng sông nước. Cứ xuôi dòng mà đi như
thế, vứt bỏ vầng mặt trời đang lặn sau lưng, để mau mau đến kịp buổi
diễn kịch dưới ánh trăng vằng vặc. Cho dù là mở màn, hay là kết thúc,
thậm chí chỉ có thể đứng trong lúc chiều tàn nhìn sân khấu trống trơn,
vẫn phải âm thầm đến trong sự ngưỡng mộ nhung nhớ.

Phủi đi lớp
bụi thời gian, dưới ánh trăng, sân khấu sát mép nước tỏa sáng lấp lánh
soi rọi bóng thời gian của khúc nhạc kịch, một chiếc thuyền mui đen neo
trên dòng nước, có phải đang nghiền ngẫm ý vị buồn vui ly hợp trong vở
kịch hay không? Còn đào kép trên sân khấu, đã nhìn quen cảnh khách đến
khách đi, nên chẳng đợi chờ một ai. Chỉ có người xem kịch, không cẩn
thận đã bị rơi vào trong muôn ngàn cảnh tượng, cố chấp không chịu rời
đi. Nước đã tạo nên một cảnh tượng huyền ảo cho bạn, bạn muốn thoát khỏi cảnh tượng ấy thì buộc phải xé tan mặt nước phẳng lặng, ra đi trong
sóng vỡ nát tan, để lại những mảnh trăng vỡ vụn, để những người đến sau
sẽ lại lần nữa hợp thành trong mộng cảnh khác.

Dũng cảm truy tìm
sự khoáng đạt trong cơn khiếp nhược, tỉnh táo truy cầu sự lĩnh ngộ trong lúc trầm mê, đời người ấy có được coi là hoàn mỹ trong khiếm khuyết?
Theo đuổi ánh sáng chân chính trong bóng tối, buộc phải thắp lên ngọn
lửa của tâm hồn, hành trình trở về một cách chói lọi sẽ không còn bao
xa. Chiếc thuyền mui đen trên mặt nước đã bị sương sớm thấm ướt, lại
được ráng chiều tô điểm, nay đội trăng đội sao, tạm dừng một khoảng thời gian ngắn ngủi trên mỗi bến đò, sau đó lại tiếp tục trôi đi trong dòng
sông số phận. Khi bạn từ điểm kết thúc quay trở lại điểm khởi đầu, sinh
mệnh đã không còn trẻ trung như thuở ban đầu. Tỉnh lại sau cơn hồi ức,
đối diện với sự buồn bã, bạn còn có đợi chờ điều gì trong vô vọng nữa
không?

Nếu như cuộc gặp gỡ rực rỡ, đã định trước chuyến ly tan
quay người ra đi, bạn có hối hận vì đã từng có một lần như thế hay
không? Nếu như sự quạnh quẽ của linh hồn, bạn có thể bình tĩnh hưởng thụ nỗi lạnh lẽo này chăng? Nếu như có thể, bạn hãy tìm một lý do để đeo
đuổi. Ở Giang Nam sông nước như thủy mặc này, bạn thấu hiểu được sâu sắc từ trong giản đơn, nhìn thấy được ánh sáng từ trong bóng tối, thì đó
chính là hy vọng của đời người.

Con ngõ viết nên kết cục ấy, có
một con đường thông tới điểm khởi đầu. Khi đến, bạn ngỡ rằng đã tìm thấy cố hương, nhưng lưng đeo tay nải, bạn vẫn trở về làm một người khách
qua đường như cũ.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN