Năm Tháng Tĩnh Lặng, Kiếp Này Bình Yên - Chương 20: Tháng năm Dung Thành
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
144


Năm Tháng Tĩnh Lặng, Kiếp Này Bình Yên


Chương 20: Tháng năm Dung Thành


Luôn ngỡ rằng, đô thị
được gọi là “Thiên phủ chi thành” (thành phố thiên đường) – Thành Đô rất xa xôi. Khi tôi đến đây, mới hay rằng, kỳ thực khoảng cách đó chẳng qua chỉ là một chặng non xanh nước biếc. Nơi đây còn được gọi là Dung
Thành, đó không phải mỹ nhân như hoa, xa tít tận tầng mây mù; cũng chẳng phải là trăng sáng mênh mang, rơi tận sâu đáy nước trong vắt. Mà là một vùng khói lửa dịu mềm, lãng đãng trong những đường ngõ thơ mộng, chảy
trôi trên đường Đàn Đài cổ kính, bao trùm trên những cầu mái xây mộng.
Thời gian của Thành Đô sẽ không quay cuồng ca múa, mà nó lặng lẽ đậu
trên từng cành cây, ngâm trong từng ly trà. Tôi là cô gái giản dị đó,
nhàn tản dạo bước ở Thành Đô, cùng Thành Đô đi một đoạn tháng năm thơm
nồng.

Đời người ngõ phố

Cắt một khoảng thời gian nhàn nhã, một mình, áo trắng phong trần, bước trong ngõ rộng, ngõ hẹp và ngõ
giếng[1] của Thành Đô, tựa như bước đi trong một hành lang dài thông
thẳng tới quá khứ. Trong ngõ không có sự nồng nhiệt như áo màu cưỡi
ngựa, mà có sự vui vẻ như hoa nở trên đường. Tháng năm đã chiếu những
chiếc bóng tối sáng khác nhau ở nơi này, đi dạo trong những con ngõ sâu
dài hun hút, tôi ngửi thấy mùi vị của thời gian, lắng nghe hơi thở của
ngày tháng. Ba con ngõ lát đá chứa đựng biết bao phong tục tập quán này
đã kết nối với muôn vàn linh hồn người Thành Đô. Trong đường đời như mây nước, sự tồn tại của nó là xiết bao tình sâu nghĩa nặng.

[1] Ngõ rộng, ngõ hẹp, ngõ giếng nằm trong Khu bảo tồn văn hóa lịch sử của thành phố Thành Đô.

(1) Ngõ rộng hẹp

Người ta nói thứ mà ngõ rộng hẹp chứng kiến chính là cuộc sống “nhàn tản” của Thành Đô xưa, cái mà nó tái hiện chính là ký ức của người hiện đại đối
với một thành thị. Mà ngõ rộng hẹp kể về cuộc sống “chậm rãi” của Thành
Đô xưa, cái nó phô bày chính là văn hóa sân nhà của Thành Đô. Khi tôi
giẫm chân lên ánh nắng mềm mại đi vào ngõ nhỏ, không khí nhàn tản và
nhịp điệu thong thả nơi này khiến tôi tưởng rằng năm tháng đã quên thay
đổi, câu chuyện vẫn còn dừng lại ở ngày hôm qua. Bất cứ cái quay người
hoặc ngoái nhìn nào đều khiến tôi lạc vào một hồi ức xa xôi nào đó của
Thành Đô xưa cũ. Tôi tin rằng, ngõ rộng hẹp chắc chắn là một áng thơ dân gian mà năm tháng cố tình để lại, khiến cho những người đã từng bỏ lỡ
và những người chưa từng gặp gỡ đều có thể có được sự thân thiết và tươi đẹp thanh thản này.

Trong ngõ không có đàn sáo huyên náo của thế giới phù hoa, mà là một khoảng khói bếp phố chợ bình dị. Tôi gần như có thể ngửi thấy hơi thở quen thuộc của phong tục dân tình đất Ba Thục từ
trong kẽ hở của con đường lát đá xanh này. Ngõ rộng, hẹp của Thành Đô,
tuy ở giữa chốn đô thị phồn hoa, nhưng vẫn giữa nguyên được kiến trúc
thời cuối Minh đầu Thanh. Ngói đen gạch xanh sạch sẽ, những cánh cửa, ô
cửa sổ kiểu cổ bằng gỗ, những hòn đá buộc ngựa bên mép tường cổ, những
quán trà già nua bên hè phố, cây ngô đồng rậm rì, những cảnh vật rõ ràng cổ kính ấy, cách sự ồn ào của thành thị một bức tường âm thanh, mà đã
thanh lọc hết thảy bụi bặm của trần thế thành trong sạch thanh tịnh. Mà
mộng xưa Ba Thục của nghìn năm trước, chỉ mất một sát na, là đã gặp gỡ ở thời nay.

Đi vào khách sạn Long Đường, đặt hành trang gọn nhẹ
của mình xuống, tôi liền cảm nhận được cảm giác vui sướng mà “thành phố
hạnh phúc nhất” này đem lại. Ở Thành Đô, có rất nhiều khách sạn đặc biệt nên thơ như thế này, níu chân biết bao giai khách gần xa đên từ khắp
trời nam đất bắc. Họ cũng giống như tôi, vội vã hối hả để đến với niềm
hạnh phúc thư thái của nơi đây. Đi trong ngõ rộng hẹp, ánh dương sáng
ngời lướt qua áo tôi, tựa như sẽ đem sức sống thanh xuân trên người tôi
truyền sang cho mỗi người. Còn tôi lại ngất ngây say đắm không khí phố
chợ nồng đậm nơi đây, từng quán trà gợi lại hết thảy hồi ức của các cụ
già, từng gương mặt cười thu hút tôi, khiến tôi muốn lập tức được chia
sẻ niềm vui của họ. Tôi tận tình “lượn lờ” qua hết mọi khung cảnh thảnh
thơi của ngõ nhỏ, cao đàm khoát luận với đủ mọi loại người, không cho
phép bản thân bỏ lỡ bất cứ cảm giác hạnh phúc nào.

Chọn một quán
trà ven đường để ngồi nghỉ, uống một ly trà ướp hoa phù dung. Nơi đây
hội tụ những người Thành Đô xưa và những người qua đường nhàn tản, hai
bên gặp gỡ chẳng hỏi nhau từ đâu đến, cũng chẳng hỏi bao giờ quay về.
Tôi mang theo tuổi trẻ và sự phồn hoa của thành thị, vô cớ xông vào con
ngõ cổ bình yên này, cùng họ tận hưởng sự yên tĩnh mà tháng ngày đem
lại, kể về những gió mây biến đổi ngày hôm qua của Thành Đô. Trên người
họ phảng phất một sự yên ả bẩm sinh, giữa chốn phố thị sương khói bao
trùm này, họ vẫn sống những ngày “tri túc thường lạc[2]”. Mùi vị của
trà, ngôn ngữ của nước, tôi hiểu được tâm ý của chúng. Có những duyên
phận chỉ cần một ly trà là đủ.

[2] Tri túc thường lạc: Biết đủ thì luôn vui, chỉ thái độ sống biết hài lòng với hiện tại và những gì đang có.

Tháng ngày trong ngõ nhỏ có thể tùy ý lãng phí, bất cứ một cách sống nào cũng không phải là sống hoài sống phí. Ngắm phong cảnh trong ngõ, bị lối
kiến trúc cô đọng, mộc mạc mà cổ kính dẫn vào câu chuyện của người khác. Nhàn nhã uống một ly trà là đã hết một buổi chiều. Trong thời gian chầm chậm trôi, cảm nhận được sự gấp gáp của đời người, nhưng vẫn yên tĩnh
một cách trầm lặng, nhàn rỗi. Dọc đường đi, có thể nhìn thấy những người già uống trà, túm tụm tán gẫu với nhau, những chú mèo lười biếng ngồi
dưới chân họ gật gù ngủ, thấy những cành lá xanh mướt mát bò lan trên
những bức tường có cánh cửa nửa đóng nửa mở, còn một đôi chim họa mi
treo trên cây ngô đồng. Khói lửa phố thị nguyên chất nguyên vị ấy khiến
người ta bước theo tiết tấu của người Thành Đô xưa, bị họ làm cho rung
động một cách sâu sắc.

Khoảng sân xanh rêu, vài khóm tre già đang tu thân dưỡng tính, mấy bụi hoa giấy đã thò ra khỏi đầu tường. Tư thế
chậm chạp thong thả của chúng khiến bạn cảm thấy mùa xuân nơi đây vẫn
còn đang chần chừ, hỏi xem đã đến thời khắc giao mùa hay chưa. Người đến người đi dừng chân trước khoảng sân có điêu khắc mấy bức tranh cổ dân
gian này, không chỉ vì muốn ngắm nghía khung cảnh bên trong bức tường,
mà là muốn có một chốn quay về trong cuộc đời. Đây là mái nhà của người
Thành Đô, họ bảo vệ những ngày tháng xanh rờn trong sân, không còn ước
cầu gì hơn. Mặc cho những cánh én bay xa ngàn dặm, cũng sẽ quay trở về
mái hiên quen thuộc, nghỉ ngơi trong những chiếc tổ đơn sơ của chúng, và người chủ nhân già đi, kể lại những câu chuyện cũ ngày ngày bồi đắp xây mộng năm xưa.

Nếu có thể giữ lại được tuổi thanh xuân, tôi sẽ
đặt cược tất cả vốn liếng để bản thân đắm chìm trong ngõ rộng, hẹp và
dưới ánh mặt trời chói lọi. Không cần thề hẹn, quên đi tháng năm, chỉ
dùng sinh mệnh trẻ trung đón nhận quãng thời gian hạnh phúc này. Không
để mỗi chặng đường đi qua lưu lại dấu tích, không để bất kỳ ký ức nào
tan tác thành tàn tro.

(2) Ngõ giếng

Nếu nói ngõ rộng, hẹp là một cuốn sách giản đơn hoài niệm chuyện cũ người xưa, viết về cuộc
sống phố thị phồn hoa nhất của Thành Đô xưa, vậy thì ngõ giếng chính là
một nét bút thanh tân hiện đại trong trang sách. Trùng tu tô điểm lại
kiến trúc cổ xưa, vừa bảo tồn được phong cách mộc mạc năm nào, lại gia
tăng thêm nét thơ mộng của thời đại mới. Có nghĩa là, dùng tình cảm để
trang hoàng lại một quãng thời gian đã qua, thì quãng thời gian ấy sẽ
không bị mất đi hương vị nguyên sơ thuở đầu, mà lại đượm thêm phẩm chất
“ôn cố tri tân.”

Đi trong ngõ giếng cổ kính, tôi lại nảy sinh một cảm giác lần đầu gặp gỡ dưới bóng hoa đào. Bức tường văn hóa dài 400
mét đó cô đặc diện mạo lịch sử như ban đầu của Thành Đô xưa, giống như
một người già đã kinh qua mọi dâu bể, thì thầm kể lại chuyện kiếp trước
của Thành Đô. Mà dọc con đường này đầy rẫy những quán bar, nhà hàng mang đậm hơi thở thời đại, thu thập đủ mọi phương thức tự do sinh sống,
giống như một thiếu nữ tươi cười tựa hoa phù dung, diễn lại một kiếp hoa lệ của Thành Đô. Có lẽ, chỉ có người Thành Đô mới có thể dung hòa lịch
sử và hiện đại một cách hoàn mỹ và nhuần nhị đến thế, thanh sắc rực rỡ
đến thế.

Trước khi đến với ngõ giếng Thành Đô, trong ba lô của
tôi nhét đầy mộng ước tuổi xuân và những khát vọng hạnh phúc đối với
thành phố này. Ngỡ rằng, có mơ ước thì sẽ có hạnh phúc. Khi tôi nhìn
thấy những con người Thành Đô yêu cuộc sống trong ngõ giếng đó, có người đang lười biếng phơi nắng, có người đang túm tụm tán gẫu, có người đang ôm một bình trà ngủ gà ngủ gật. Những cảnh tượng thanh bình an lạc đó
chính là hạnh phúc trong mơ của tôi. Trời cao xanh ngắt, mây trôi bồng
bềnh, dưới ánh nắng vàng như mật ngọt, tôi dường như sắp thiếp đi. Nhưng lại cảm thấy niềm vui dấy lên trong trái tim, khiến tôi không dám bỏ lỡ bất cứ điều gì, chỉ muốn cùng họ sống qua quãng thời gian này ở Thành
Đô.

Một đám đông thanh niên đang cùng chơi và nghe nhạc, tôi lập
tức bị hút qua đó, hòa mình với họ để ủ những giai điệu thành một bình
mỹ tửu, để tuổi thanh xuân được say khướt một trận. Cuộc gặp gỡ vô tình
này không liên quan đến tan tụ, chỉ vui vẻ trong khoảnh khắc rồi sẽ cùng quên nhau. Còn tôi, đến đi đều vội vã, lòng không hề vướng bận, dù cho
hoa nở hoa tàn, vẫn thoải mái vô tư. Bởi vì, duyên phận nơi này vốn
không có trong số mệnh, chỉ là vĩnh viễn lưu lại nụ cười mỉm trên gương
mặt của người khách lữ hành. Đây chính là thời gian trong ngõ giếng,
vĩnh viễn mang một phong thái huyền ảo yên ổn, mặc cho tôi và bạn dùng
bất cứ phương thức nào để tận hưởng đời người.

Không cần nhiều
lời thêm nữa, tôi sẽ dùng ngòi bút của tuổi trẻ viết nên sự tươi đẹp của tuổi xuân đầy thơ và rượu. Để mỗi người đến với ngõ giếng này, trong
những tháng ngày hạnh phúc, họ đều có thể nhàn tản thưởng ngoạn sự nên
thơ của Thành Đô, nhận lấy thiên hạ đất Dung Thành.

Đều nói, đây
là thành phố mà đâu đâu cũng đầy ắp sự dịu dàng, cho nên khi rời khỏi
ngõ phố, trong lòng vẫn tràn ngập cảm giác dịu dàng ấy. Kỳ thực, ly biệt cũng như tương phùng, đều là những điều hết sức bình thường. Khe khẽ
quay người, tôi đã biết rằng, ở ngõ rộng, hẹp của Thành Đô, thứ nó quan
tâm là ký ức xưa nay của một thành thị, cái nó mở ra lại là đời người
rối rắm dao động của ngàn vạn khách qua đường.

Ngõ rộng ngõ hẹp

Dưới ánh nắng nhàn nhạt

Những con ngõ rộng hẹp dài hun hút

Ánh sáng rụng rơi đầy mặt đất

Chuyện xưa lướt qua tay áo người lữ khách

Đây chính là Thành Đô

Biết bao hạnh phúc nhàn tản

Chạm tay là với tới.

Đường phố ngập tràn khói lửa

Tỏa ra mùi vị của Thành Đô xưa

Cửa gỗ ngả màu

Mở ra ký ức của ngày hôm qua

Quán trà thời xưa

Kể lại cuộc sống phố thị Dung Thành

Còn có những mảng tường xanh rêu

Năm này qua năm khác

Giữ chân những người khách bình thường

Không để thời gian thay đổi dung nhan của thành phố

Một con ngõ nhỏ tuổi đời trăm năm

Trải qua hết thảy tươi héo phàm trần

Ngắm hết vô số chúng sinh

Có người đem tuổi thanh xuân

Treo trên những khung cửa chạm trổ

Có người đem tâm tình nhàn rỗi

Rải trên con đường lát đá tinh khôi

Còn có người đem câu chuyện

Vội vã gói ghém vào hành trang của mình

Đời người thật quá chậm, quá chậm

Ngắm hết phong cảnh trong ngõ

Cuộc sống Thành Đô xưa vẫn còn nguyên dáng vẻ ban đầu

Đời người cũng thật quá nhanh, quá nhanh

Tựa như một chén nhàn trà

Từ ấm sang lạnh, từ đặc sang nhạt

Chỉ trong khoảnh khắc mà thôi

Mở toang cánh cửa khóa im lìm trong hồi ức

Ngõ rộng ngõ hẹp của Thành Đô

Mỗi ngày đều đợi chờ khách qua đường với sự nên thơ cố hữu

Chẳng bao giờ là sớm nhất

Cũng chẳng bao giờ là quá muộn.

Thiên phủ Cẩm Lý

Nhắc đến Tứ Xuyên, điều khiến người ta nhớ đến là phong tục tập quán của
vùng Xuyên Tây, nhớ đến những sự kiện lịch sử thời Tam quốc, nhớ đến văn hóa nồng hậu của đất Ba Thục. Nơi đây đất đai rộng lớn, sản vật dồi
dào, lịch sử lâu đời, tự cổ đến nay đã có tiếng khen là “đất nước thiên
đường”. Thành Đô chính là thủ phủ của Tứ Xuyên – được gọi là “thành phố
thiên đường”, vẻ nhàn nhã, phong thái và cả sự dịu dàng của nó khiến
những người tới đây rồi đều không muốn rời đi. Cảm Lý được tôn xưng là
“Thanh Minh thượng hà đồ bản Thành Đô[3]”, đây là tòa kiến trúc tinh túy của thành cổ. Những người bước vào bên trong chỉ khi lật giở bức tranh
phong tục dân gian truyền thống này, mới có thể thực sự lĩnh hội được vẻ đẹp rực rỡ của Thành Đô, thưởng thức được sự phong lưu hào hoa của đất
Thục.

[3] “Thanh Minh thượng hà đồ” (tranh vẽ cảnh bên sông vào
tiết Thanh Minh): là tên tác phẩm hội họa khổ rộng của Trung Quốc, bản
đầu tiên và nổi tiếng nhất là của họa sĩ Trương Trạch Đoan đời Tống. Tác phẩm mô tả cảnh sống của người dân Trung Quốc đời Tống tại kinh đô Biện Kinh (tức Khai Phong ngày nay) với đầy đủ những sinh hoạt thường nhật,
trang phục, ngành nghề, các chi tiết kiến trúc, đường xá cũng được mô tả kỹ lưỡng với nhiều màu sắc trên một diện tích rộng. “Thanh minh thượng
hà đồ” được vẽ trên một trường quyển có kích thước 24,8×528,7 cm.

Danh tiếng của “Thanh minh thượng hà đồ” tại Trung Quốc rất lớn, chính vì
vậy đôi khi nó được gọi là “Mona Lisa của Trung Quốc”. Nó là báu vật của nhiều triều đại phong kiến Trung Quốc và hiện được trưng bày tại bảo
tàng Cố Cung, Bắc Kinh.

Cẩm Lý, tức là Cẩm Quan Thành. Thường
Trác đời Tấn viết trong “Hoa Dương quốc chí”, phần “Thục chí” rằng:
“Châu chiếm học phủ của quận để làm học phủ của châu, học phủ của quận
liền chuyển từ phía nam cầu Di Lý đến phía đông cầu, bắt đầu gây dựng
nền học, học phủ của quận có bờ tường thấp bao quanh, dẫn thẳng đến phía tây thành, do đó gọi là Cẩm Cung. Thợ dệt dệt gấm, giặt nước sông ở đây thì gấm rực rỡ tươi đẹp hơn hẳn, các sông khác không bằng, vì Thế Âmà
được gọi tên là Cẩm Lý vậy.” Cẩm Lý do bảo tàng Văn Hầu tự khôi phục
trùng tu, hiện là phố thương mại đi bộ nổi tiếng nhất thành phố Thành
Đô, được xây dựng phỏng theo phong cách kiến trúc cuối thời Thanh đầu
thời Dân Quốc. Con phố này lắng kết tinh hoa cuộc sống Thành Đô, có khu
ăn vặt điểm tâm nổi tiếng Tứ Xuyên, khu trưng bày và bán hàng thủ công
mỹ nghệ truyền thống Tứ Xuyên, khu khách sạn phủ đệ, khu giải trí thời
trang… và được gọi là “Đệ nhất phố Tây Thục”.

Bước vào bên trong
Cẩm Lý, mới biết đây là nơi khói lửa mịt mùng. Nhưng ngày tháng nơi đây
sẽ không bị rối ren loạn động, trong hỗn tạp lại đan xen một cảm giác
yên tĩnh cổ xưa. Từng cửa tiệm trên phố đều lay tỉnh hết thảy ký ức của
Thành Đô, cho dù bạn là con đi xa trở về, hay là khách qua đường, đều
không thể đặt mình nằm ngoài nó. Mà những người cam tâm tình nguyện trọn vẹn hòa vào trong dòng người, cùng họ ngắm nghía khói lửa nhân gian,
nếm trải trăm vị thế tình. Cẩm Lý như một bức tranh cổ quá nhiều ý vị,
hội tụ đầy đủ cuộc sống thuần phác của dân chúng phố chợ, lại như một
bình trà xanh, được pha bằng những câu chuyện, đợi chờ người có duyên
dùng tâm thưởng thức.

Khi đến Cẩm Ly, lưng đeo tay nải rỗng
không, bởi vì tôi biết, sẽ có quá nhiều điều kinh ngạc và câu chuyện
hiện hữu ở nơi đây lấp đầy hành lý của tôi. Dạo bước trên ngõ phố đầy
hành lý của tôi. Dạo bước trên ngõ phố của Cẩm Lý, nếp sống của người
dân Xuyên Tây từ lâu đời ùa tới, chỉ trong tích tắc, tôi đã bị sự náo
nhiệt quen thuộc của nơi này chuốc say. Tựa như tôi có tính cách của
người Thành Đô, có tâm tình nhàn rỗi của người Thành Đô, hơn nữa có thể
cùng với họ hưởng thụ niềm hạnh phúc và sự ấm áp mà thành phố này mang
lại.

Một con phố cổ dẫn ra nguyên vị của cuộc sống phố thị, đi
xuyên qua nó, không cần suy nghĩ điều gì, chỉ cần hết lòng chìm đắm
trong giấc mộng đất Thục này, để tuổi xuân một lần nữa được buông thả
vui vẻ. Tôi của lúc này có thể tìm thấy câu chuyện của ngày hôm qua
trong phong cảnh sự vật của ngày hôm nay, lại có thể diễn lại truyền kỳ
của ngày hôm nay trong đáy sâu của ngày hôm qua.

Những đồ trang
sức thủ công muôn màu muôn vẻ trong các cửa tiệm không ngừng vẫy gọi tôi dừng chân, như một thứ ngôn ngữ không lời đang kể cho tôi nghe về văn
hóa phong tục của Xuyên Tây, vì bản thân chúng vốn là văn minh của Thục
Trung, là chuyện cũ của Thành Đô. Khiến tôi tình nguyện trả trước những
ngày tháng quý báu, giao phó tuổi hoa của mình, vì chúng mà ở lại. Trút
bỏ hành trang, quên mất mình là lữ khách, bước vào một quán trà phường
rượu nào đó, gọi một bình trà, ăn một bát mì thịt bò, ngồi mãi không
muốn đi. Không rời xa được tháng ngày tươi đẹp cổ kim đổi dời, không rời được cuộc đời nhàn nhã say tỉnh đan xen này. Mỗi một món đồ thủ công ở
đây đều khiến tôi lưu luyến, mỗi một món ăn đều khiến tôi nhớ mãi, mỗi
một gương mặt người, đều khiến tôi cảm động.

Cẩm Lý là một con
phố cổ thích hợp với việc hoài cổ, cũng là một địa điểm mà người nhã kẻ
tục có thể cùng thường ngoạn. Rất nhiều người đến đây có thể tìm lại ký
ức tươi đẹp, cũng có thể hưởng thụ cuộc sống chậm rãi, an nhàn giữa phố
thị sôi động xô bồ. Ánh dương luôn hiểu lòng người, nhìn thấu hết thảy
sự náo nhiệt của Cẩm Lý. Đứng trên phố nhìn những người thợ thủ công
quẩy gánh nặn tò he, mua súc vải gấm của đất Thục trong những cửa tiệm
sặc sỡ sắc màu, dưới khán đài xem một đoạn kịch có kỹ thuật đổi nét đặc
sắc. Tựa như mượn một súc vải thêu, vải gấm đất Thục là có thể dệt nên
sơn hà tráng lệ, nghe một đoạn kịch Xuyên là có thể diễn hết buồn vui ly hợp, uống một bát rượu cay là có thể gia nhập buổi kết nghĩa vườn đào.
Cẩm Lý chính là một con phố cổ đầy rẫy huyền thoại, rõ ràng đứng giữa
hồng trần phồn hoa, mà lại thản nhiên như nằm ngoài hồng trần.

Có người nói, đi loanh quanh ở Cẩm Lý của Thành Đô cũng giống như đi dạo ở Lệ Giang của Vân Nam, nhưng tôi lại cảm nhận được tục lệ thói quen giữa hai nơi này khác nhau hoàn toàn. Ở Cẩm Lý, điều khiến tôi kinh ngạc
nhất là kịch rối bóng. Tạo hình rối bóng sinh động, linh hoạt, những
hình vẽ tinh tế tỉ mỉ, động tác linh động, khéo léo, âm điệu tròn trịa
uyển chuyển, sức lôi cuốn của loại hình nghệ thuật cổ điển mộc mạc mà
tao nhã này tạo ra có thể khiến những mây gió đã chìm khuất lại nổi lên, khiến quá vãng đã lùi xa được tái hiện trở lại. Nó có thể khiến người
ta ôn lại những phong tục thuần phác của Xuyên Tây, tìm lại những niềm
vui giản đơn của tuổi thơ ấu. Tôi nhìn thấy người Thành Đô sống một cuộc đời vui vẻ sung sướng ở Cẩm Lý, đem những tâm nguyện tốt đẹp nhất hong
dưới ánh nắng ấp áp, đem những câu chuyện bình thường phản chiếu lại
trong một vở kịch rối bóng.

Kịch chưa kết thúc, ánh đèn vẫn sáng. Đứng trong phố cổ Cẩm Lý tràn ngập hơi thở của ngành kinh doanh, nhìn
ra xa chỉ có Vũ Hầu tự (miếu Vũ Hầu) sát ngay gần đó, lúc này đang im
lìm trầm mặc. Sự trầm mặc của nó, có phải là đang chờ đợi một câu chuyện ngàn thu ba lần đến nhà tranh khác hay không? Lưu Bị và Gia Cát Lượng
của năm đó, có phải vẫn còn đang ở thánh địa Tam Quốc, ngồi đối diện
nhau, gẩy đàn nâng chén hay không?

Cẩm Lý, bạn hãy nhìn hành
trang rỗng không này xem, nó đã bị lấp đầy bằng cuộc sống chân thực và
văn hóa lịch sử nơi đây. Mang theo những ký ức sinh động đầy ắp này, đủ
để nuôi dưỡng tâm tình một đời, và truyền cho một người khác. Hãy để họ
biết rằng, ở Cẩm Lý có một bức tranh “Thanh Minh thượng hà đồ” phiên bản Thành Đô hết sức thú vị.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN