Nạn Nhân Thứ Tư - Chương 23
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
156


Nạn Nhân Thứ Tư


Chương 23


Rizzoli đứng nhìn đống bột làm bánh và tự hỏi không biết bao nhiêu hộp đựng bánh chứa đầy sâu ăn bột. Hobbs’ FoodMart là một loại cửa hàng rau quả như vậy – tối tăm và bốc mùi khó chịu. Đây thực sự là loại cửa hàng của Mom và Pop, một cặp ông già, bà già chuyên bán sữa hỏng cho trẻ con đi học. Ông già Pop là Dean Hobbs, một ông già Mỹ có cặp mắt đa nghi, luôn dừng lại kiểm tra kỹ tờ hai mươi lăm xu của khách trước khi chấp nhận số tiền đó. Ông ta khó chịu trả lại hai xu tiền lẻ, rồi đóng sầm ngăn kéo đựng tiền lại.

– Đừng có đi tìm những kẻ dùng cái ATM gì đó nữa – ông ta nói với Rizzoli – Tôi cất nó đi rồi, chỉ để tiện cho khách hàng của tôi thôi. Tôi chẳng dùng nó làm gì hết.

– Số tiền đó đã được rút vào tháng năm. Hai trăm đô. Tôi có ảnh của người đàn ông đã…

– Tôi cũng đã muốn cho cảnh sát liên bang biết lắm chứ. Nhưng khi đó là tháng năm. Giờ đã là tháng tám. Cô nghĩ tôi có thể nhớ các vị khách lâu thế sao?

– Cảnh sát liên bang đã đến đây sao?

– Sáng nay, họ cũng hỏi tôi những câu như vậy. Cảnh sát không thông báo cho nhau hay sao?

Vậy là họ đã lần theo các giao dịch bằng thẻ ATM. Đó không phải là Sở cảnh sát Boston, mà là cảnh sát của liên bang. Khốn kiếp, cô đã lãng phí thời gian ở đây.

Ông già Hobbs quay ngoắt sang nhìn một cậu bé đang tò mò nhìn khu để kẹo.

– Này, mày phải trả tiền thanh kẹo Snickers đó đấy?

– À… vâng.

– Vậy thì lấy tiền ra khỏi túi đi. Có không?

Cậu bé lại trả thanh kẹo về chỗ cũ, lủi ra khỏi cửa hàng.

Dean Hobbs gầm gừ.

– Thằng nhóc đó lúc nào cũng quấy rối.

– Ông biết thằng bé đó? – Cô hỏi.

– Biết cả họ hàng nhà nó.

– Còn những người khách khác thì sao? Ông biết hầu hết khách hàng của mình chứ?

– Cô đã đi một vòng quanh thị trấn chưa?

– Rồi, nhưng nhanh thôi.

– Đúng vậy, nhanh thôi. Đi thăm Lithia chỉ cần thế. Một nghìn hai trăm người. Chẳng có gì đáng xem lắm.

Rizzoli lấy bức ảnh của Warren Hoyt ra. Đây là bức ảnh tốt nhất họ thu được. Bức ảnh chụp từ hai năm trước, lấy từ bằng lái xe của hắn. Hắn nhìn thẳng vào máy ảnh. Đó là một thanh niên có khuôn mặt gày gò, mái tóc cắt gọn và một nụ cười rất chung chung và kỳ quặc. Mặc dù Dean Hobbs đã xem rồi nhưng cô vẫn giơ ra cho ông ta xem.

– Hắn tên là Warren Hoyt.

– Đúng vậy.

Tôi đã nhìn rồi. Cảnh sát chính phủ đã cho tôi xem.

– Ông nhận ra hắn chứ?

– Sáng nay tôi không nhận ra hắn. Giờ cũng thế.

– Ông chắc chứ?

– Nghe giọng tôi có vẻ không chắc sao?

Đúng là nghe ông ta rất chắc chắn, ông ta giống kiểu người không bao giờ thay đổi ý kiến của mình về bất cứ chuyện gì.

Có tiếng chuông kêu, cánh cửa mở ra. Hai nữ sinh bước vào, mái tóc vàng óng. Hai cô gái mặc quần đùi, để lộ đôi chân trần rất dài và rám nắng. Dean Hobbs thoáng bị phân tâm khi hai cô gái đi qua, cười khúc khích và đi về góc tối ở cuối cửa hàng.

– Chắc chắn bọn chúng đã lớn – ông lẩm bẩm ngạc nhiên.

– Ông Hobbs.

– Hả?

– Nếu ông thấy người đàn ông trong bức ảnh, tôi muốn ông gọi ngay cho tôi – Cô đưa cho ông ta danh thiếp – ông có thể gọi cho tôi hai tư trên hai tư. Bằng máy nhắn tin hay điện thoại đều được.

– Rồi, rồi.

Những cô gái mang ra một giỏ khoai tây và sáu lon Pepsi không đường để tính tiền. Họ đứng đó, nổi bật vì không mặc áo lót. Đầu vú họ lộ rõ sau lớp áo phông. Dean Hobbs nhìn họ hau háu và Rizzoli tự hỏi không biết ông ta đã quên là cô có ở đó hay không.

Đây là câu chuyện đời mình. Nhữnq cô gái xinh đẹp bước vào, và mình trở nên vô hình.

Cô rời cửa hàng bán rau quả, trở lại xe. Chỉ trong thời gian ngắn, mặt trời đã thiêu đốt phần bên trong ô tô. Cô mở cửa xe, đứng đó chờ xe nguội bớt. Trên con đường chính ở Lithia, không có gì di chuyển. Cô thấy một trạm xăng, một cửa hàng bán linh kiện máy tính, một quán cà phê, nhưng tất cả đều vắng tanh. Cái nóng đã khiến tất cả rút lui hết vào trong nhà. Cô nghe thấy tiếng máy điều hoà kêu ro ro dọc con phố. Ngay ở một thị trấn nhỏ của Mỹ, người ta cũng không thể ngồi quạt mát cho mình. Sự kỳ diệu của máy điều hòa đã khiến việc ngồi trước hiên nhà trở nên vô nghĩa.

Cô nghe thấy cánh cửa của hàng rau quả đóng lại. Hai cô gái chầm chậm ra ngoài trời nắng. Đó là những sinh vật duy nhất đang di chuyển. Khi họ qua đường, Rizzoli thấy tấm rèm trên một ô cửa hất lên. Người ta chú ý đến mọi việc trong thị trấn này. Chắc chắn họ chú ý đến những cô gái trẻ xinh đẹp.

Liệu họ có để ý nếu ai đó bị mất tích không?

Cô đóng cửa xe, trở lại hàng rau quả.

Ông Hobbs đang ở hành lang bán rau, khéo léo xếp đống rau diếp tươi gần khu làm lạnh lên trước phần rau đã héo.

– Ông Hobbs?

Ông ta quay lại.

– Lại là cô à?

– Tôi muốn hỏi ông câu nữa.

– Đừng có nói là tôi biết câu trả lời.

– Có người phụ nữ châu Á nào sống ở thị trấn này không?

Ông ta không nghĩ cô sẽ hỏi vậy nên kinh ngạc quay lại nhìn cô.

– Gì?

– Một phụ nữ người Hoa hay người Nhật. Hay có thể là một phụ nữ người bản địa Mỹ.

– Ở đây có mấy gia đình người da đen – ông ta nói như thể họ có thể thay thế cho người phụ nữ kia.

– Có thể một cô gái đã bị mất tích, tóc dài, đen, rất thẳng, dài ngang lưng.

– Cô nói cô ta là người Á Đông à?

– Hoặc có thể là người gốc Mỹ.

Ông ta cười.

– Quỷ quái thật, tôi không chắc đó là cô ta.

Rizzoli chú ý cao độ. ông ta lại quay về phía giỏ rau, bắt đầu lộn đống rau ở dưới lên trên rau tươi.

– Cô ta là ai, ông Hobbs?

– Không phải là người Á Đông, tôi chắc điều đó. Nhưng cũng không phải người Ấn Độ.

– Ông biết cô ta?

– Tôi đã thấy cô ta ở đây, một hay hai lần gì đó. Cô ta thuê Trang trại Sturdee cũ nát suốt mùa hè. Một cô gái cao to, không đẹp như vậy đâu.

Đúng, ông ta đã chú ý đến chi tiết cuối cùng đó.

– Lần cuối ông nhìn thấy cô ta là khi nào?

Ông quay lại, gọi to.

– Này, Margaret!

Cánh cửa sau bật mở, bà Hobbs bước ra.

– Gì đấy?

– Bà đã chuyển hàng đến trang trại Sturdee tuần trước đúng không?

– Ừ.

– Cô gái ở đó thế nào?

– Cô ta trả tiền cho tôi.

Rizzoli hỏi.

– Kể từ đó bà có thấy cô ta không, bà Hobbs?

– Chẳng có lý do gì để gặp cô ta.

– Trang trại Sturdee ở đâu?

– Ngoài phố West Fork, ở cuối đường.

Rizzoli cúi xuống khi máy nhắn tin của cô kêu.

– Không phải là gọi đường dài chứ?

– Đến Boston.

Ông ta gầm gừ, quay lại xếp đống rau.

– Điện thoại trả tiền ở bên ngoài.

Rizzoli chửi thề, lại ra ngoài nắng và tìm thấy điện thoại trả tiền. Cô ném xu vào lỗ.

– Thám tử Frost đây!

– Anh vừa nhắn tin cho tôi.

– Rizzoli! Cô đang làm gì ở Western Mass vậy?

Cô ngạc nhiên. Cô nhận ra là anh biết cô đang ở đâu nhờ mã vùng.

– Tôi lái xe loanh quanh.

– Cô vẫn tham gia vào vụ án phải không?

– Tôi chỉ đi thẩm tra vài việc, không có gì nhiều đâu.

– Tệ thật, nếu… – Frost bỗng hạ giọng – Nếu Marquette mà biết thì…

– Anh sẽ không cho ông ấy biết chứ?

– Không đời nào! Nhưng hãy về đây ngay! Ông ấy đang tìm cô và ông ấy đang điên.

– Tôi cần kiểm tra một nơi nữa ở đây.

– Nghe tôi này, Rizzoli. Hãy để kệ nó đi, nếu không cô sẽ không còn cơ hội được ở lại đội.

– Anh thấy không? Tôi đã mất cơ hội đó rồi! Tôi đã bị mọi người ghẻ lạnh! – Cô chớp mắt để nước mắt không trào ra. Cô quay đi, cay đắng nhìn con phố vắng tanh. Bụi bay lên như khói – Giờ tôi chỉ còn lại hắn. Tên Bác sỹ phẫu thuật. Tôi chẳng còn gì, ngoài việc bắt được hắn.

– Cảnh sát liên bang đi đến đó. Họ về tay không.

-Tôi biết.

– Vậy cô còn làm gì ở đó?

– Hỏi những câu mà họ không hỏi – cô gác máy.

Rồi cô vào xe, lái về phía trang trại có cô gái tóc đen.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN