Nếu Còn Có Ngày Mai - Chương 10
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
179


Nếu Còn Có Ngày Mai


Chương 10


“Ngày mai, em mất cô bảo mẫu rồi”. Tổng giám thị Brannigan thông báo cho vợ.

Sue Ellen Brannigan ngước nhìn chồng, ngạc nhiên. “Sao? Judy rất tốt với Amy”.

“Anh biết, song mai Judy sẽ được trả tự do”.

Họ đang ăn sáng trong ngôi nhà tiện nghi. Một trong số những đặc lợi của nghề nghiệp Brannigan. Những quyền lợi khác gồm có một đầu bếp, một cô hầu phòng, một tài xế riêng, và một bảo mẫu cho con gái họ, Amy, gần năm tuổi.

Năm năm trước, khi mới đến đây, Sue Ellen Brannigan rất lo sợ về việc phải sống trong khu vực nhà tù và còn sợ hãi hơn nữa khi trong nhà đầy những người phục vụ vốn đều là các tội phạm đang bị giam cầm.

“Làm sao anh có thể dám chắc rằng nửa đêm chúng không cướp bóc hoặc cắt cổ chúng ta?” Bà căn vặn chồng.

“Nếu làm như vậy họ sẽ chết với tôi”, tổng giám thị Brannigan hứa hẹn.

Ông làm bà hết sợ nhưng không làm bà tin được, tuy vậy những lo ngại của Sue Ellen đã tỏ ra không có cơ sở.

Những người tù tự giác mong muốn tạo được ấn tượng tốt hòng rút ngắn thời hạn giam giữ của họ càng nhiều càng hay nên đã hết sức lương thiện.

“Em vừa mới yên tâm khi giao Amy cho Judy chăm sóc”, bà vợ phàn nàn.

Bà mong muốn những điều tốt đẹp cho Judy song lại không muốn cô ta ra đi. Ai mà biết kẻ trông nom Amy sắp tới là loại người gì? Có quá nhiều câu chuyện khủng khiếp về những chuyện bẩn thỉu mà những người lạ đã làm đối với trẻ con.

“Anh đã nghĩ tới ai thay cho Judy chưa?”.

Ông tổng giám thị đã cân nhắc kỹ điều này. Có cả chục tù tự giác thích hợp với việc trông nom Amy, song ông không thể dứt bỏ Tracy khỏi đầu óc mình.

Có cái gì đó trong vụ án của cô ta làm ông thấy áy náy. Là một nhà tội phạm từ mười lăm năm nay, ông tự hào về một trong những điểm mạnh của mình là khả năng đánh giá tù nhân. Một số do ông cai quản là những tội phạm chuyên nghiệp, một số khác phải vào tù vì đã phạm tội do quá kích động hay không cưỡng lại dược một ham muốn nhất thời nào đó, song ông thấy Tracy có vẻ không thuộc vào những loại đó. Lời kêu oan của cô ta không ảnh hưởng gì mấy đến suy nghĩ của ông vì rằng đó là những lời cửa miệng của mọi tù nhân. Điều làm ông áy náy chính là những kẻ đã hùa nhau đẩy Tracy Whitney vào tù. Ông vốn được bổ nhiệm bởi một hội đồng dân cử do thống đốc bang đứng đầu, và mặc dầu kiên quyết từ chối dính líu tới các vấn đề chính trị, ông vẫn biết rõ nhiều nhân vật. Joe Romano là Mafta, tay chân Anthony Orsatti, Perry Pope, luật sư bào chữa cho Tracy Whitney, được bọn chứng trả tiền và thẩm phán Henry Lawrence cũng vậy. Bản án Tracy Whitney lại càng thêm biểu hiện đáng nghi vấn.

Lúc này, Tổng giám thị Brannigan đã quyết. Ông nói với vợ “Rồi. Tôi đã nghĩ đến một người”.

Trong khu bếp của nhà tù có một phòng hẹp với một bàn ăn nhỏ, và bốn cái ghế tựa, nơi duy nhất có thể có một chút riêng biệt. Ernestlne Littlechap và Tracy đang ngồi trong đó uống cà phê nhân mười phút nghỉ giải lao.

“Tôi nghĩ đã đến lúc cô nói với tôi vì sao vội vã muốn ra khỏi đây thế”.

Ernestine bảo.

Tracy lưỡng lự. Nàng có thể tin Ernestine chăng?

Cũng chẳng có lựa chọn nào khác. “Có … có mấy người đã làm hại gia đình tôi và tôi. Tôi phải ra để bắt chúng đền tội”.

À? Chúng đã làm gì?

Tracy nới chậm rãi từng lời, mỗi lời mỗi đau đớn.

“Chúng giết mẹ tôi”.

“Chúng là ai?”.

“Tôi không cho những cái tên đó có ý nghĩa gì với chị cả. Joe Romano, Pepy Pope, một thẩm phán tên Henry Lawrence, Anthony Orsatti”.

Miệng há ra, Ernestine nhìn nàng chằm chằm. “Lạy Chúa! Cô làm tôi sửng sốt, cô bé ạ”.

Tracy ngạc nhiên. “Chị có nghe về chúng nó à?”.

“Tôi nghe? Ai chẳng nghe về chúng nó? Chả cớ gì diễn ra ở cái xứ New Orleans bỏ mẹ này mà không có sự dính líu của Orsatti hay Romano. Cô không thể đụng tới bọn đó Chúng nó sẽ thổi bay cô đi”.

Giọng Tracy trầm xuống. “Thì chúng nó đã làm vậy rồi thôi”.

Ernestine nhìn quanh để cầm chắc không có ai nghe trộm. “Hoặc là cô điên rồ hoặc cô là con đàn bà ghê gớm nhất mà tôi từng biết. Dám nói tới những kẻ không thể đụng tới đó!” Chị ta lắc đầu. “Quên nhanh chúng đi”.

“Không. Tôi không thể. Tôi phải trốn khỏi đây. Liệu có được không?”.

Ernestine im lặng hồi lâu. Sau cùng, chị ta bảo. “Ta sẽ nói chuyện ở ngoài sân”.

Chị ta dẫn nàng tới một chỗ vắng vẻ.

“Đã có mười hai vụ vượt ngục a nhà tù này”, Ernestine nồi. “Hai trong số đó bị bắn chết. Mười người khác bị bắt và bị đưa trở lại”. Tracy không bình luận gì. “Trên tháp canh có lính gác suốt hai mươi bốn giờ, với súng máy, và đó là lũ chó đẻ đê hèn. Nếu ai đó trốn thoát, chúng sẽ mất việc, bởi vậy chúng sẵn sàng bắn chết người tù chạy trốn. Dây thép gai được chằng quanh nhả tù và nếu như cô có qua được cái đó cùng những khẩu súng máy, bọn nó còn dùng tới chó săn, cái loại có thể tìm thấy hơi của một con muỗi. Cách đây vài dặm còn có một đồn binh cửa Cảnh vệ Quốc gia, và khi có tù vượt ngục chúng sẽ phái tới một máy bay lên thẳng vũ trang có đèn rọi. Không ai thèm để ý gì nếu như bọn chúng mang cô về sống hay chết. Bọn nó muốn cô chết hơn. Vì nó làm gương cho những mưu tính khác. Người vượt ngục đều cớ sự giúp đỡ từ bên ngoài – bạn bè tuồn cho súng, tiền hạc và áo quần. Họ có những chiếc xe chờ sẵn để trốn”. Chị ta dừng lại để gây ấn tượng. “Thế mà họ vẫn bị bắt lại”.

“Họ sẽ không bắt được tôi”, Tracy quả quyết.

Một nữ giám thị đến gần. Bà ta nói to với Tracy, Tổng giám thị Brannigan nalốn gặp cô”.

“Chúng tôi cần có ai đó chăm sóc đứa con gái nhỏ của mình”. Tổng giám thị Brannigan nói:

“Đó là một công việc tự nguyện. Cô không phải nhận làm nếu như cô không muốn”.

Ai đó chăm sóc đứa con gái nhỏ của mình. Tracy tính toán mau lẹ. Việc này có thể giúp nàng dễ bề vượt ngục hơn là ở đây, làm việc ở nhà của tổng giám thì, nàng có thể dễ dàng biết nhiều hơn nữa về bộ máy nhà tù”.

“Vâng?” Tracy nói. “Tôi đồng ý nhận việc này”.

George Brannigan thấy hài lòng. Ông cứ có một cảm giác bứt rứt rằng mình nợ người phụ nữ này điều gì đó.

“Tốt. Một giờ được trả sáu mươi xu. Khoản tiền này vào cuối mỗi tháng sẽ được đưa vào tài khoản của cô”.

Tù nhân không được phép có tiền mặt, tất cả các món tiền tích lũy sẽ được trả vào ngày ra tù.

Mình sẽ chẳng ở đây đến cuối tháng này. Tracy nghĩ, song nàng vẫn nói thành tiếng. “Thế là tốt rồi”.

“Cô có thể bắt đầu làm việc từ sáng mai. Bà giám thị trưởng sẽ cho cô biết chi tiết”.

“Cám ơn ông tổng giám thị”.

Ông nhìn nàng và thấy muốn nói thêm gì nữa, song cũng không chắc là muốn nói gì. Bởi thế ông nói. “Vậy thôi”.

Khi Tracy báo tin này cho Ernestine, người đàn bà da đen nói với vẻ đầy cân nhắc, “Có nghĩa là họ sẽ để cô trở thành một tù tự giác. Cô sẽ biết rõ các hoạt động của nhà tù. Điều đó có thể làm cho việc vượt ngục dễ dàng hơn.

“Tôi phải làm thế nào?” Tracy hỏi. – “Cô có ba sự lựa chọn, nhưng đều mạo hiểm cả. Cách thứ nhất là chuồn ra. Dùng kẹo cao su làm tắc các ổ khóa cửa buồng giam và các lối đi. Chuồn ra sân, ném một tấm đệm lên trên các sợi dây thép gai, leo ra và chạy”.

Với chó và máy bay lên thẳng truy đuổi? Tracy đã có thể cảm thấy những loạt đạn của bọn lính gác đang găm vào người. Nàng rùng mình. “Các cách kia thì thế nào?”.

“Cách thứ hai là khống chế. Dùng súng bắt theo một con tin. Nếu mà họ tóm lại được thì cô sẽ bị phiền phức đấy”. Chị ta thấy nét hoảng sợ trên mặt Tracy.

“Nghĩa là thêm hai đến năm năm tù nữa”.

“Còn cách thứ ba?”.

“Bỏ đi. Đây là đối với các tù tự giác có việc đi ra ngoài. Một khi đã ở bên ngoài rồi thì cô cứ việc tiếp tục đi”.

Tracy nghĩ về việc đó. Nàng sẽ chẳng có cơ hội nào cả vì lẽ không có tiền, không có một chiếc xe, không có nơi ẩn náu. “Họ sẽ phát hiện thiếu tôi vào giờ điểm danh và bắt đầu lùng kiếm”.

Ernestine thở dài, “Không có một kế hoạch nào hoàn hảo cả, cô bé. Vì thế mà chưa ai trốn khỏi đây được”.

Mình sẽ làm được, Tracy thầm nguyện.

Buổi sáng Tracy đến làm việc tại nhà tổng giám thị Brannigan đánh dấu tháng ở tù thứ năm của nàng. Tracy hồi hộp chờ gặp bà vợ ơng tổng giám thị và đứa trẻ, vì rất mong được làm công việc này. Nó là cái chìa khóa dẫn tới tự do.

Tracy bước vào gian bếp lớn, gọn gàng và ngồi xuống, cảm thấy từng giọt mồ hôi lăn dọc cánh tay mình. Một người đàn bà, trong chiếc áo khoác mặc nhà màu hồng, xuất hiện ở ngưỡng cửa.

Bà ta nói. “Xin chào cô”.

“Dạ, chào bà”.

Người đàn bà toan ngồi xuống rồi lại thôi. Sue Ellen Brannigan có mái tóc vàng hoe, khuôn mặt tươi tắn, chừng giữa tuổi ba mươi. Dáng người thanh mảnh, tao nhã, bà không bao giờ biết chắc là phải cư xử với tù nhân này thế nào. Có nên cảm ơn vì những việc họ làm không, hay chỉ ra lệnh cho họ thôi?

Nên thân thiện, hay là đối xử với họ như là những tù nhân? Sue Ellen vẫn chưa làm quen được với cái ý nghĩ về vlệc sống giữa những kẻ nghiện ma túy, trộm cắp và giết người.

“Tôi là phu nhân Brannigan”, bà nói nhanh. “Amy đã gần năm tuổi, và cô biết là vào tuổi đó chúng hiếu động thế nào rồi. Tôi sợ rằng phải để mắt tới nó suốt ngày”. Bà liếc nhìn bàn tay trái của Tracy. Không có nhẫn cưới, song dĩ nhiên, thời này điều đó chẳng có nghĩa gì. Đặc biệt là với những tầng lớp dưới, Sue Ellen nghĩ. Bà dừng lời và tế nhị hỏi “Cô có con chưa?”.

Tracy nghĩ đến đứa con không được sinh ra của mình.

“Chưa”.

“Tôi hiểu”. Sue Ellen cảm thấy bối rối trước người phụ nữ trẻ này. Ở cô ta có cái gì đó gần như là kiêu hãnh. “Tôi sẽ mang Amy vào”. Bà đi nhanh ra khỏi phòng.

Tracy nhìn quanh. Đó là một ngôi nhà khá lớn, gọn gàng, đồ đạc hấp dẫn.

Với Tracy, dường như đã nhiều năm trôi qua nàng mới lại bước vào nhà của một ai đó. Nó thuộc về thế giới khác, thế giới bên ngoài.

Sue Ellen đã trở lại, dắt một bé gái. “Amy, đây là …” Nên gọi một tù nhân bằng tên riêng hay tên họ nhỉ? Bà dung hòa lại “Đây là Tracy Whitney”.

“Chào cô”, Amy nói. Con bé giống mẹ ở vẻ thanh tao và cặp mắt sâu màu nâu nhạt, đầy thông minh. Con bé không thật xinh, song vẻ thân thiện cởi mở rất dễ thương.

Mình sẽ không thể nó đụng tới mình, Tracy nghĩ.

“Cô sẽ là cô bảo mẫu mới của cháu phải không”.

“Ồ,cô sẽ giúp mẹ trông nom cháu”.

“Cô Judy đã qua việc thử thách đấy, cô có biết không?

Cô cũng đang được thử thách à?”.

Không, Tracy nghĩ. Nàng nói. “Cô sẽ ở đây lâu, Amy”.

“Thế thì tốt”; Sue Ellen nói vẻ hân hoan. Bà đỏ mặt vì ngượng nghịu và cắn chặt môi. “Ý tôi là …” Bà nhìn quanh và chuyển sang nói về công việc của Tracy. “Cô sẽ cùng ăn với Amy. Cô có thể chuẩn bị bữa sáng cho nó và chơi buổi sáng. Người đầu bếp sẽ làm bữa trưa ở đây. Sau bữa trưa, Amy phải đi ngủ, về buổi chiều, nó thích đi vòng vòng quanh khu trồng trọt. Tôi nghĩ là để trẻ nó được thấy mấy cái cây lớn lên từng ngày thì thật tốt. Phải không cô?”.

“Vâng”.

Khu trồng trọt ở phía bên kia khu trại chính của nhà tù rộng hai mươi mẫu Anh được trồng rau và cây ăn quả do những tù tự giác chăm sóc. Họ đã đào một cái hồ lớn để lấy nước tưới bao quanh là một bức tường đá thấp.

Năm ngày kéo theo đó lần như một cuộc sống mới đối với Tracy. Nàng thích được rời xa những bức tường nhà tù xám ngoét, thong thả đi dạo quanh khu trồng trọt và hít thở không khí trong lành, song đầu nàng luôn luôn nghĩ tới việc vượt ngục. Khi không có việc với Amy nàng phải trở lại nhà giam. Đêm đêm nàng vẫn ngủ trong đó thế nhưng ban ngày nàng cảm thấy không khí tự do. Sau bữa ăn sang trong bếp nhà tù, nàng đi tới khu nhà của ông tổng giám thị và chuẩn bị bữa sang cho Amy. Tracy đã học được từ Charles cách nấu ăn và nàng thích được làm các loại đồ ăn có rất nhiều ở đấy, nhưng Amy chỉ thích một bữa sang đơn giản gồm một chút súp yến mạch hay ngũ cốc với một vài miếng trái cây. Sau đó Tracy sẽ chơi các trò chơi với con bé hoặc kể chuyện cho nó nghe.

Rất vô tình, Tracy bắt đầu dạy Amy những trò chơi mà mẹ nàng đã từng chơi với nàng.

Amy rất thích búp bê. Tracy bắt chước làm một con cừu kiểu Shati Lewis bằng mấy tiếng vải cũ, song trong nó lại hóa ra nửa cáo nửa vịt. “Cháu nghĩ là đẹp đấy”, Amy nói một cách thành thật.

Tracy giả bộ giọng nói của con búp bê với nhiều ngôn ngữ khác nhau:

Pháp, Ý, Đức, và thứ Amy ngưỡng mộ nhất là những bài dân ca Mehico của Paulita.

Tracy ngắm vẻ sung sướng trên gương mặt con bé và nghĩ mình sẽ không để tình cảm đi quá xa. Con bé chỉ là phương tiện để mình ra khỏi chốn này.

Sau giấc ngủ trưa của Amy, cả hai cùng đi dạo xa xa, và Tracy đã tính toán để nàng và con bé đi qua những nơi trong phạm vi nhà tù mà trước đây nàng chưa biết. Nàng cẩn thận để ý các cửa ra vào, việc canh gác trên tháp canh và việc đổi gác ra sao. Nàng nhận thấy rõ là các kế hoạch mà nàng và Ernestine đã bàn tính đã không sao thực hiện được.

“Đã có ai trốn bằng cách ẩn mình trong các xe chở đồ tiếp tế đến nhà tù chưa? Tôi đã thấy những xe chở sữa và thực phẩm khác”.

“Quên cách đó đi”. Ernestine nói bình thản. “Mọi xe cộ ra vào đều bị lục soát”.

Một buổi sáng, trong khi ăn điểm tâm, Amy nói, “Cháu yêu cô, cô Tracy. Cô sẽ là mẹ cháu nhé?”.

Lòng con bé như xé lòng tracy. “Một mẹ là đủ rồi. Cháu không cần có hai mẹ”.

“Ứ, cháu cần. bố Sally Ann, bạn cháu, mới cưới vợ và Sally Ann có hai vợ đấy thôi”.

“Cháu không phải là Sally Ann”. Tracy nói cộc lốc.

“Ăn xong đi”. Amy nhìn nàng bằng cặp mắt tủi thân. “Cháu không đói nữa”.

“Được. Vậy bây giờ cô sẽ đọc truyện cho cháu nghe”.

Và khi bắt đầu đọc Tracy cảm thấy bàn tay bé bỏng của Amy đặt nhẹ lên tay nàng.

“Cháu ngồi vào lòng được không?”.

“không, hãy nhận từ gia đình cháu ấy. Tracy nghĩ. Cháu không thuộc về cô.

Không có gì thuộc về cô cả.

Sự thoải mái ban ngày ngoài nhà tù đã làm cho các buổi đêm trở nên khó chịu hơn. Tracy căm ghét việc phải trở lại buồng giam. Căm ghét việc bị nhất như một con thú, và không thể nào quen được với những tiếng thét vọng đến từ các buồng giam gần đấy trong bóng tối hờ hững. Nàng thường nghiến răng đến mức phát đau lên.

Một đêm thôi mà, nàng tự hứa với mình. Ta có thể chịu được một đêm.

Tracy ngủ ít, đầu óc rối bời tính toán. Bước đầu tiên là vượt ngục. Bước thứ hai là đương đầu với Joe Romano, Perry Pope, thẩm phán Lawrence và Anthony Orsatti.

Bước ba sẽ là Charles. Song chỉ nghĩ tới điều đó thôi cũng thật đau đớn.

Mình sẽ giải quyết chuyện đó khi thời cơ tới, nàng tự nhủ.

Việc né tránh Bertha Lớn đã trở nên không thể được.

Tracy tin chắc rằng ả Thủy Điển ấy đã sai người theo dõi nàng. Nếu Tracy tới phòng giải trí, thì sau đó ít phút Bertha Lớn sẽ xuất hiện và khi Tracy ra ngoài sân thì cũng chỉ tí tẹo sau lại đã thấy mụ ta.

Một hôm, Bertha Lớn lại gần Tracy và nói, “Hôm nay trông cô em thật xinh đẹp, quả bóng nhỏ. Ta không thể đợi được nữa rồi”.

“Tránh xa tôi ra”, Tracy cảnh cáo.

Ả đàn bà cao to nhếch mép. “Nếu không thì sao? Con chó đen của mày sắp ra khỏi đây rồi. Tao sẽ dàn xếp để chuyển mày tới buồng tao!.

Tracy nhìn mụ.

Bertha Lớn gật đầu. “Ta có thể làm điều đó, cô em ạ.

Hãy cứ tin là thế”.

Lúc này Tracy hiểu rằng nàng đang còn rất ít thời gian. Phải vượt ngục trước ngày Ernestine được tha.

Amy rất thích được đi ngang cánh đồng cỏ ngập đầy những đóa hoa đồng nội rực rỡ. Cái hồ lớn ở gần đó, vây quanh là một bức tường thấp mà ngay chân tường là sâu thẳm những nước.

“Ta bơi đi”, Amy hài nỉ. “Nào, cô Tracy?”.

“Hồ này không có bể bơi”, Tracy nói. “Họ dùng nước để tưới cơ mà”. Mặt nước lạnh lẽo làm nàng thấy rùng mình.

Tracy nhớ lại, cha mang nàng trên vai đi thẳng ra biển, và khi nàng kêu lên, cha nói. “Đừng là một đứa trẻ nữa, Tracy”, và thả nàng xuống làn nước lạnh, và khi nước tràn qua đầu, nàng bị sặc …

Thật choáng váng khi biết cái tin đó, dù rằng Tracy đã chờ đợi nó.

“Một tuần nữa kể từ thứ bẩy, tôi sẽ ra khỏi nơi đây”.

Ernestine nói.

Tracy đã không nói với chị ta về câu chuyện với Bertha Lớn. Ernestine sẽ không ở đây để giúp nàng nữa.

Còn Bertha Lớn thì có đủ ảnh hưởng để chuyển Tracy tới buồng giam của mụ. Cách duy nhất để tránh điều đó là nàng phải nói với ông tổng giám thị, nhưng lại biết rằng làm như vậy là cầm chắc cái chết. Mọi tù nhân sẽ chống lại nàng. “Cô phải đấu đá, cưỡng hiếp hoặc đánh lộn.

Được, nàng sẽ đánh lộn.

Ernestine xem xét lại các khả năng vượt ngục. Không cái nào đáng hài lòng cả. Cô không có xe và chẳng có ai chờ sẵn ở ngoài để giúp đỡ Cô sẽ bị tóm lại, mẹ kiếp, và sẽ thật tồi tệ cho cô. Tốt hơn là đành yên một thời gian và chờ xem đã”.

Tracy biết là không yên được. Không thể,được khi mà Bertha Lớn còn đeo đẳng. Ý nghĩ về cái thứ mà con sói lực lưỡng ấy đang thèm khát đã đủ làm cho nàng thấy ói mửa.

Hôm đó là sáng thứ bảy, bảy ngày trước khi Ernestine được trả tự do, Sue Ellen Brannigan đã mang Amy đi nghỉ cuối tuần ở New Orleans, và rracy thì làm việc trong khu bếp nhà tù.

“Việc trông trẻ thế nào?” Ernestine hỏi.

“Tốt thôi ạ”.

“Tôi đã thấy con bé đó. Nó có vẻ thật dễ mến”.

“Nó cũng được” Giọng nàng bình thản.

Dĩ nhiên là tôi sung sướng được ra khỏi đây. Tôi nói với cô là tôi sẽ không bao giờ trở lại nơi này. Nếu ở bên ngoài kia tôi và ai có thể giúp cô được thì …”.

“Tránh nào”, một giọng đàn ông kêu lên.

Tracy quay lại. Một thợ giặt đang đẩy chiếc xe lớn chất ngập quần áo vải vóc ra phía cổng. Tracy nhìn theo băn khoăn.

“Tôi đang nói là nếu Al và tôi có thể làm gì cho cô – cô biết đấy – gửi đồ cho cô hoặc.:.”.

“Ernie, cái xe chở đồ giặt kia là thế nào? Nhà tù có xe chuyên dụng cơ mà”.

“Ô, cái đó dành cho cai ngục”. Ernestine cười. “Vốn là họ đưa đồ của họ cho phòng giặt nhà tù. song tất cả các khuy bị dứt đứt, tay áo bị xé, những thứ dấu hiệu khiêu dâm được khâu vào bên trong, sơ mi thì nhăn nhúm, vải thì cứ bị mủn ra. Thật đáng xấu hổ phải không, tiểu thư Scarlette? Giờ thì đám cai ngục gửi đồ giặt ra ngoài”. Tracy không còn nghe chị ta nói gì nữa. Nàng đã biết mình sẽ vượt ngục như thế nào.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN