Nếu Còn Có Ngày Mai
Chương 9
Mụ Váy Sắt đã phân Tracy tới lao động ở phòng giặt. Một trong số ba mươi lăm công việc tồi tệ nhất. Gian phòng lớn, nóng ngột ngạt chứa đầy những máy giặt và những bàn để là quần áo, và những đống quần áo, vải vóc phải giặt thì dường như vô tận. Việc cho đồ phải giặt vào máy, lấy đồ đã giặt ra, khiêng những sọt đồ vừa giặt xong tới khu sấy ủi là một công việc tẻ ngắt và đau gãy cả lưng.
Họ phải làm việc bắt đầu từ sáu giờ sáng và cứ hai giờ tù nhân mới được nghỉ mười phút. Tới cuối chín giờ làm việc trong ngày, hầu hết các tù nhân muốn sụm xuống vì kiệt sức. Tracy bắt tay vào việc như một cái máy, không hề nói chuyện với ai, đắm chìm trong suy tư.
Khi Ernestine Littlechap nghe về việc phân công của Tracy, chị ta nhận xét.
“Mụ Váy Sắt quất vào mông cô đấy”. Tracy đáp. :”Chẳng hề gì”.
Ernestine Littlechap đã phải ngạc nhiên. Đây là người đàn bà khác hẳn với cô gái trẻ đầy sợ hãi mà người ta tống vào đây ba tuần lễ trước. Có điều gì đó làm cô ta thay đổi và Ernestlne Littlechap tò mò muốn biết.
Vào ngày làm việc thứ tám của Tracy ở khu giặt, một người gác tới gặp nàng lúc đầu giờ chiều và nói, “Tôi được lệnh chuyển chỗ làm việc cho cô. Cô được điều tới làm ở nhà bếp”. Trong nhà tù này thì đây là chỗ làm việc đáng thèm muốn nhất.
Có hai chế độ ăn trong nhà tù này:
Tù nhân thì ăn món thịt băm tồi tệ, hoặc một thứ thịt hầm không nuốt nổi, trong khi bữa ăn của những cai ngục và đám viên chức khác thì do các đầu bếp chuyên nghiệp nấu nướng. Bữa ăn của họ thường có cá tươi, sườn,” gà, rau tươi và trái cây, cùng những món ăn tráng miệng ngon lành khác nữa. Những tù nhân làm việc trong bếp thì có thể tới gần những thứ đồ ăn đó và họ không để lỡ cơ hội nào.
Khi Tracy tới trình diện tại nhà bếp, chừng mực nào đó nàng đã không ngạc nhiên khi thấy Ernestine Littlechap ở đó.
Tracy lại gần chị ta. “Cảm ơn chị”. Nàng cố lấy giọng thân thiện.
Ernestine lẩm bẩm nhưng không nói gì.
“Làm thế nào chị giúp tôi qua mặt Mụ Váy Sắt thế”.
“Mụ ta không còn ở với chúng ta nữa”.
“Cái gì đã xảy ra với mụ ta?”.
“Chúng ta có một bộ máy nhỏ. Nếu một người nào cứng quá và bắt đầu hành hạ chúng ta quá, ta sẽ đốt bỏ họ”.
“Nghĩa là ông tổng giám thị nghe theo”.
“Xì Tổng giám thị thì liên quan gì?”.
“Vậy làm sao chị có thể?”.
“Dễ thôi. Khi đến phiên trực của người gác mà ta muốn tống khứ, mọi chuyện sẽ bắt đầu. Những lời phàn nàn xuất hiện – một tờ trình của tù nhân nào đó báo cáo rằng Mụ Váy Sắt đã sờ con mèo nhỏ của cô ta. Ngày tiếp theo một người khác cáo giác mụ ta man rợ. Rồi ai đó phàn nàn rằng mụ ta lấy gì đó – chẳng hạn như một cái máy thu thanh – khỏi phòng cô ta, và tất nhiên là nó sẽ xuất hiện trong phòng Mụ Váy Sắt. Thế là mụ ta ra đi, không phải do đám gác tù điều hành ở đây mà là do chúng ta.
“Vì sao mà chị bị bắt vào đây?” Tracy hỏi. Nàng không quan tâm tới câu trả lời. Điều quan trọng là tạo lập một quan hệ tốt với người đàn bà này.
“Cô có thể tin rằng Ernestine Littlechap này không phạm lỗl lầm gì. Tôi có một đám các cô gái làm việc cho mình”.
Tracy nhìn chị ta. “Nghĩa là …”, nàng dè dặt.
“Gái làm tiền?” Chị ta cười lớn. “Không. Chúng nó làm việc như những cô hầu gái trong các nhà giàu. Tôi đứng ra” ở một hãng kiếm việc. Tôi có ít nhất hai mươi cô. Bọn nhà giàu thì rất vất vả trong việc tìm thuê các cô gái hầu. Tôi đăng quảng cáo trên những tờ báo ăn khách nhất và khi họ liên lạc với tôi thì tôi gài các cô gái của mình vào. Họ sẽ tìm hiểu ngôi nhà, và khi những người chủ của họ đang đi làm hoặc đi vắng khỏi thành phố, bọn chúng sẽ vơ tất cả đồ đạc”.
nữ trang, áo lông và mọi thứ gì có giá rồi chuồn”. Ernestine thở dài. “Cô sẽ không thể nào tin là bọn ta kiếm một khoản tiền” khổng lồ đến thế nào lại khỏi thuế má gì”.
“Làm sao chị bị bắt?”.
“Đó là bàn tay của số mệnh cô bé ạ. Một trong số những cô hầu gái của tôi phục vụ một bữa tiệc tại nhà viên thị trưởng, và trong đám thực khách có một bà lớn mà cô hầu này đã từng chơi cho một vố. Khi bị cảnh sát nện cho một trận, cô ả bắt đầu phun ra toàn bộ hoạt động và Ernestine tội nghiệp đã ở đây”.
Chỉ có riêng họ đang đứng với nhau bên chiếc bếp lò. Tracy thì thầm. “Tôi không thể ở được. Tôi có chút việc ở bên ngoài. Chị sẽ giúp tôi vượt ngục chứ?
Tôị.: “.
“Thái dành đi. Chúng ta sẽ ăn món thịt hầm Ireland tối nay”.
Và chị ta bỏ đi.
Hệ thống thông tin của đám nữ tù này thật phi thường. “Tù nhân biết trước rất lâu những gì sắp xảy ra. Những tù nhân, được gọi là chuột cống, nhặt những báo cáo vứt bỏ trong đám giấy lộn, nghe trộm điện thoại, đọc thư từ của tổng giám thị, và tất cả các tin tức được cân nhắc kỹ càng và chuyển tới những tù nhân được “coi là quan trọng. Đứng đầu số này là Ernestine Littlechap. Tracy biết rõ chị ta có ảnh hưởng thế nào tới đám coi tù và khi những tù nhân khác cho rằng Ernestine đã trở thành người bảo hộ cho Tracy thì nàng hoàn toàn được yên ổn. Tracy ngong ngóng đợi Ernestine có những biểu hiện gần gũi với nàng, thế nhưng người đàn bà da đen cao lớn ấy lại giữ một khoảng cách. Vì sao? Tracy băn khoăn.
Điều khoản số 7 trong nội quy chính thức của nhà tù phổ biến cho tù nhân quy định:
Nghiêm cấm mọi hành vi tinh đục. Một buồng giam sẽ chứa không quá bốn tù nhân. Vào một thời điểm bất kỳ, không được phép có hơn một tù nhân nằm trên một chiếc giường.
Thực tế trái ngược lại một “cách khủng khiếp đến nỗi những người tù gọi bản nội quy đó là cuốn Truyện cười. Từng tuần lễ trôi qua, ngày ngày Tracy lại thấy những tù nhân mới – đám tù nhân ở đây gọi là cá – được đưa tới, và khung cảnh mọi thứ không có gì thay đổi. Những người phạm tội lần đầu và bình thường về tình dục thì thật đáng buồn. Họ đến, đều nhút nhát và sợ hãi, và những eon sói cái đã đợi sẵn. Tấn kịch diễn ra theo nhiều bước đã định. Trong một môi trường thù ầịch đầy đe dọa, con sói cái tỏ ra thân thiện và thông cảm. Ả sẽ rủ nạn nhân của ả đi tới phòng giải trí, nơi họ cùng ngồi coi ti vi, và khi con sói cái cầm tay cô ta thì cô ta sẽ để yên vì sợ làm mích lòng người bạn duy nhất.
Cô tù nhân mới nhanh chóng thấy là các tù nhân khác bỏ cô ta một mình, và với sự lệ thuộc vào con sói cái tăng lên, những ve vuốt cũng tăng lên, cho tới khi cô ta sẵn lòng làm bất cứ điều gì cất để bám giữ người bạn duy nhất của mình.
Những ai không chịu khuất phục thì sẽ bị cưỡng dâm. Chín mươi phần trăm nữ tù đã bị xô đẩy vào những hành vi đồng tính luyến ái – tự nguyện hoặc miễn cưỡng – trong vòng ba mươi ngày đầu tiên. Thật khủng khiếp.
“Sao nhà chức trách lại để xảy ra chuyện như vậy được?” Nàng hỏi Ernestine.
“Chính do cái cơ chế này, và ở nhà tù nào cũng vậy, cô bé ạ”, Ernestine giải thích. “Không thể nào chia cắt một nghìn hai trăm người phụ nữ khỏi những người đàn ông của họ mà lại trông chờ rằng họ không cưỡng dâm ai đó. Bọn ta không chỉ cưỡng hiếp vì tình dục. Bọn ta cưỡng hiếp còn vì quyền lực. Để cho chúng nó biết ai là bề trên. Một con cá mới lạc vào đây là mục tiêu cho mọi kẻ muốn cưỡng hiếp tập thể. Sự bảo hộ duy nhất có thể là phải trở thành vợ của một con sói cái. Như vậy thì sẽ không ai quấy rầy gì nữa”.
Tracy có lý do để tin rằng nàng đang nghe một chuyên gia về lĩnh vực này.
“Và không chỉ có tù nhân”. Ernestine tiếp tục. “Bọn cai tù cũng quá thể nữa.
Nếu có một súc thịt tươi nào dẫn xác vào đây mà lại nghiền ma túy, dĩ nhiên là cô ta thấy căng thẳng và thật sự thèm khát. Cô ta sẽ vật vã và rời” rã. Được thôi, một nữ giám thị có thể tuồn hêrôin vào cho cô ta, song phải được đổi lại một chút ân ái, hiểu chưa” Dĩ nhiên là con cá kia phải chịu. Đám cai ngục đàn ông thì còn tệ hại hơn. Chúng có chìa khóa các buồng giam và tất cả những gì mà chúng phải lâm chỉ là mò vào lúc ban đêm và thỏa mãn nhục dục với những con mèo xinh đẹp mà không phải mất gì. Chúng có thể làm ta có thai, song chúng lại có thể mang tới nhiều món lợi. Cô muốn một thanh kẹo hoặc muốn bạn trai mình được phép đến thăm, chiều lòng bọn nó một chút, vậy thôi. Đó là một sự đổi chác và nó diễn ra ở tất cả các nhà tù trong nước”.
“Thật kinh khủng”.
“Đó là sự sống còn”. Ánh đèn từ trần buồng giam tỏa sáng trên cái đầu trọc của Ernestine. “Cô có biết vì sao họ không cho phép nhai kẹo cao su ở đây không?”.
“Không”.
“Bởi vì ta sẽ dùng nó nhét vào lỗ khóa trên các cánh cửa do vậy nó không bị khóa chặt, và vào ban đêm ta chuồn ra thăm viếng nhau. Bọn ta tuân thủ những quy định mà bọn ta muốn, chỉ có thế thô!”.
Sau những bức tường nhà giam, các trò tình ái vẫn diễn ra ở mọi nơi, và sự thỏa thuận giữa những người tình thì thậm chí còn có hiệu lực hơn cả ở ngoài đời. Trong một thế giới phi tự nhiên, các nữ tù nhân tự quy định và thực hiện các vai trò giả định cho những người làm chồng, những người làm vợ. Những kẻ làm chồng nhận lãnh vai trò của người đàn ông trong một thế giới không có đàn ông. Họ thay đổi tên gọi. Ernestine được gọi là Ernie, Tessie là Tex, Barbara trở thành Bob Katherine là Kell. Những kẻ làm chồng cắt tóc ngắn đi hoặc cạo trọc, và không làm những việc lặt vặt. Tiểu thư Mary người làm vợ, thì làm những việc quét dọn, khâu vá và là ủi cho người làm chồng cô ta. Lola và Pàul1ta thường tranh giành quyết liệt sự chú ý của Ernestine, người này muốn loại bỏ người kia.
Sự ghen tuông rất ghê gớm và đôi khi dẫn đến ẩu đả. Nếu người làm vợ bị bắt gặp nhìn ngắm một kẻ làm chồng khác hoặc nói chuyện với kẻ đó ở ngoài sân chơi, thì nỗi bực dọc sẽ bùng lêạ. Những lá thư tình được trao quanh nhà tù thông qua đám tù tự giác – được gọi là chuột cống.
Những lá thư này thường gấp lại thành một hình tam giác nhỏ, gọi là những cánh diều, để dễ dàng giấu vào trong nịt vú hoặc trong giầy. Tracy đã thấy cánh diều được chuyền nhau giữa những người đàn bà khi họ đi sát bên nhau vào phòng ăn hay trên đường đường đi làm.
Lâu lâu, Tracy lại thấy những nữ tù nhân phải lòng cai ngục. Đó là thứ tình yêu sinh ra từ sự tuyệt vọng, bất lực và khuất phục. Những nữ tù nhân lệ thuộc tất cả vào đám gác ngục:
đồ ăn uống, các quyền lợi và đôi khi cả mạng sống của họ. Tracy không cho phép mình được có cảm tình với bất kỳ ai trong tù.
Chuyện tình dục diễn ra cả ngày lẫn đêm trong phòng tắm, trong các toa let, trong các buồng giam và về đêm thì còn có cả các động tác làm tình bằng miệng qua các song sắt nữa. Các tiểu thư Mary của những người gác ngục thì được cho ra khỏi các buồng giam vào ban đêm để tới khu ở của họ.
Sau khi đèn tắt, Tracy thường nằm trên giường và dùng tay bịt hai tai lại để khỏi nghe thấy những tiếng rên rỉ, gào thét dâm đãng.
Một đêm Ernestine lôi từ gầm giường”ra một hộp gạo sấy và tung gạo ra lối đi bên ngoài phòng giam. Tracy nghe thấy các tù nhân khác cũng làm như vậy.
“Chuyện gì thế” Tracy hỏi.
Ernestine quay lại và đáp cộc cằn. “Không việc gì đến mày. Cứ nằm yên mẹ nó đi”.
Ít phút sau, một tiếng la khủng khiếp vang lên từ – buồng giam gần đó, nơi có một nữ tù nhân mới. “Ôi lạy Chúa, không. Đừng! Xin để tôi yên!”.
Tracy hiểu ngay chuyện gì đang xảy ra và cảm thấy ghê tởm. Tiếng kêu la cứ dai dẳng, mãi cho tới khi nó chỉ còn là những tiếng thổn thức bất lực, đứt quãng.
Sao những phụ nữ này lại có thể làm như thế đối với nhau nhỉ? Nàng những tưởng rằng nhà tù đã làm mình trở nên chai sạn, thế mà sáng dậy, khuôn mặt nàng vẫn đầy những vệt nước mắt đã khô.
Nàng quyết không để lộ tình cảm của mình trước Ernestine, bình thản hỏi, “Cái thứ gạo sấy đó là thế nào?”.
“Đó là hệ thống báo động của bọn ta. Ta có thể nghe thấy nếu như bọn cai ngục muốn lẻn đến chộp quả tang”.
Tracy nhanh chóng hiểu ra vì sao bọn tội phạm gọi một hạn tù là “đi học đại học”. Chế độ nhà tù là một sự giáo dục, song cái mà tù nhân học thì toàn là những thứ tồi tệ.
Nhà tù đầy ắp các chuyên gia của mọi lãnh vực tội lỗi. Họ trao đổi các phương cách trộm cắp khác nhau, trò mồi chài quyến rũ, tm tức về đám trộm cắp vặt và các cảnh sát chìm.
Một buổi sáng, trong sân chơi, Tracy đã nghe:
một nữ tù lớn tuổi giảng giải trò móc túi cho đám trẻ hơn.
“Bọn chuyên nghiệp vốn từ Colombia tới. ở Bogota chúng mở một trường dạy nghề, gọi là trường:
mười quả chuông. Phải trả hai trăm năm mươi đô la để trở thành một kẻ móc túi chuyên nghiệp. Chúng treo một hình nằm trên trần nhà, khoác lên đó một bộ đồ có mười cái túi đầy ắp tiền và đồ kim hoàn”.
“Vậy là thế nào?”.
“Điều cốt lõi là trong mỗi túi đều có một quả chuông.
Sẽ không được ra trường cho” đến chừng nào bọn này có thể vết nhẵn cả mười cái túi quỷ quái đó mà không làm chuông kêu”.
Lola tiếc rẻ, “Tao đã từng cặp với một thằng đi qua cả đám đông, mình khoác áo choàng với cả hai tay để khơi khơi ra thế mà vẫn móc được túi của tất cả mọi người!”.
“Hắn làm thế quái nào vậy?”.
“Cái tay bên phải chỉ là tay giả. Hắn ta luồn tay thật qua một cái khe trên áo rồi hành sự”.
Sự giảng dạy này tiếp tục trong phòng giải trí.
“Tao thích trò chơi chìa khóa rởm” một kẻ lọc lõi nói. “Đi vòng vòng trong gạ xe lửa cho tới khi một bà già nhỏ bé đang cố nâng va li, hay một bọc gì lớn để cho vào ngăn đựng đồ công cộng. Mày giúp bà ta một tay rồi cầm chìa khóa đưa cho bà ta. Chỉ có điều cái chìa khóa đó là của một ngăn rỗng không nào đó.
Khi bà ta đi khỏi, vét sạch và chuồn”.
Một bữa khác, ở ngoài sân, hai tù nhân bị kết tội đĩ điếm và tàng trữ ma túy đang nói chuyện với tù nhân mới, một cô gái xinh xắn không quá mười bảy tuổi.
“Mày bị tóm là đảng rồi, cô em”. Một tù cũ nói. “Trước khi ngã giá với một thằng cha nào đó mày phải rờ xem nó có mang súng không, và đừng bao giờ nói là mày sẽ cho nó những gì. Hãy để tự nó nói muốn gì. Rồi nếu hóa ra nó là cớm, thì đó là việc mày bị bẫy thôi, hiểu chưa?”.
Kẻ kia thêm vào, “Đúng. Và luôn phải nhìn tay bọn nó, một thằng bịp nào đó nhận nó là công nhân, xem xem tay nó có thô ráp không. Đó là một mẹo đấy.
Khối thằng cớm chìm mặc đồ bảo hộ lao động, song tay bọn nó thì lại mềm mại thư sinh”.
Thời gian lặng lẽ trôi, không nhanh mà cũng chẳng chậm. Nó thật là đơn điệu. Tracy chợt nghĩ tới lời thánh Augustine:
“Thời gian là gì? Nếu có ai hỏi ta, ta biết. Nhưng nếu phải giải thích, ta không biết!.”.
Thời gian biểu trong tù không bao giờ thay đổi:
4giờ 30: Chuông báo thức.
4giờ 45: Dậy, mặc quần áo.
5giờ 00: Ăn điểm tâm.
5giờ 30: Trở lại buồng giam.
5giờ 55: Chuông báo.
6giờ 00: Xếp hàng đi làm giờ
10giờ 00 Tập trung ngoài sân tập.
10giờ 30: Ăn trưa.
11giờ 00: Xếp hàng đi làm.
15giờ 30: Ăn chiều.
16giờ 00: Trở lại buồng giam.
17giờ 00: Tới phòng giải trí.
18giờ 00: Trở lại phòng giam.
20giờ 45: Chuông báo.
21giờ 00: Đèn tắt.
Các quy định là bất di bất dịch. Tất cả tù nhân phải tới nhà ăn và không được phép nói chuyện trong hàng.Trong phòng giam không được có quá năm thứ mỹ phẩm. Giường đệm phải được dọn gọn ghẽ trước giờ ăn sáng, và phải được giữ ngay ngắn suốt cả ngày.
Nhà tù này có một thứ âm nhạc của riêng nó, tiếng chuông réo, tiếng chân nện trên nền xi măng, tiếng cửa sắt đóng mở rầm rầm, tiếng thì thầm ban ngày và tiếng la thét ban đêm … tiếng xè xè của máy bộ đàm cá nhân của đám cai ngục, tiếng va chạm của những khay đồ ăn, lại còn luôn luôn có những dây thép gai, những bức tường cao, sự trống trải, cô độc và lòng hận thù cháy bỏng.
Tracy đã trở thành một tù nhân kiểu mẫu. Cơ thể nàng thích ứng một cách tự động với các tín hiệu thường lệ của nhà tù:
Giờ điểm danh, giờ ngủ dậy, giờ đi làm và chuông báo hết giờ lao động.
Thể xác Tracy ở trong tù, còn đầu óc nàng thì tự do mưu tính việc chạy trốn.
Tù nhân không được phép gọi điện thoại, chỉ được phép nhận từ ngoài vào, hai lần một tháng, mỗi lần năm phút.
Có một lần, Otto-Schmidt gọi cho Tracy.
“Tôi nghĩ là cô muốn được biết”, bác ta ấp úng. “Đó là một đám tang thực trọng thể. Tôi đã thanh toán mọi phí tổn, thưa cô Tracy”.
“Cảm ơn bác, bác Otto. Tôi … cảm ơn bác”. Chẳng ai còn biết nói gì thêm.
Không còn ai gọi điện cho nàng nữa, kể từ đó.
“Cô em, tốt nhất là hãy quên thế giới bên ngoài đi”.
Ernestine nhắc nhở nàng. “Ngoài đó không có ai cho cơ đâu”.
Chị nhầm rồi, Tracy thầm nghĩ.
“Joe Romano.”.
“Perry Pope.”.
Thẩm phán Henry Lawrence.
Anthony Orsatti.
Charles Stanhope III.
Tracy đã chạm trán với Bertha Lớn trong sân tập thể dục. Đó là một cái sân lớn hình chữ nhật, một bên là bức tường ngoài của nhà tù và bên này là bức tường trong. Mỗi sáng, tù nhân được phép ra sân tập trong vòng ba mươi phút.
Đây là một trong những nơi được phép chuyện trò, và từng đám tù nhân tụ tập trao đổi những tin tức mới nhất và những lời đồn đại trước khi đi ăn trưa. Lần đầu tiên khi ra sân này Tracy đột nhiên có cảm giác tự do, và nhận ra rằng đó là vì mình đang được ở ngoài trời.
Nàng có thể nhìn thấy mặt trời, tít trên cao, những đám mây bồng bềnh, và xa xôi đâu đó trên bầu trời xanh ngắt vẳng, nghe tiếng động cơ máy bay, rộn lên những mơ ước.
“Á, tìm cô em mãi”, một giọng nói vang lên.
Tracy quay lại và thấy người đàn bà Thụy Điển to lớn đã đâm sầm vào nàng ngày đầu tới đây.
“Nghe nói cô em đã kiếm cho mình con sói cái nhọ”.
Tracy nhón chân định bỏ đi. Bertha Lớn tóm lấy.
“Không kẻ nào dám ngoảnh mặt với ta”, mụ thốt lên. “Hãy ngoan ngoãn, quả bóng nhỏ”. Mụ đẩy Tracy vào sát tường, ép chặt tấm thân hộ pháp lên nàng.
“Buông tôi ra”.
“Cái mà cô em cần là một chút liếm láp ra trò. Hiểu không? Tôi sẽ cho em cái đó. Em sẽ là của tôi, cô bé ạ”.
Một giọng nói quen thuộc từ phía sau Tracy gay gắt cất lên, “Buông mẹ tay ra khỏi nó, đồ cứt”.
Ernestine Littlechap đã đứng đó, tay nắm chặt, mắt long sòng sọc, cái đầu cạo trọc bóng lên dưới ánh nắng.
“Mày không đủ đàn ông cho nó, Ernie”.
“Tao đủ đàn ông cả đối với mày”. Người đàn bà da đen quát lên. “Mày còn động tới nó thì tao sẽ rán miếng mông mày để ăn sáng cho xem”.
Không khí lắng xuống, căng thẳng. Hai người đàn bà tướng đàn ông gườm gườm nhau. Họ sẽ giết nhau vì mình mất, Tracy nghĩ. Vậ chợt thấy chuyện đó chẳng liên quan gì mấy tới nàng. Ernestine chả đã nói. “ở nơi này phải đấu đá, cưỡng hiếp hoặc đánh lộn. Một là sống, hai là chết”.
Bertha Lớn phải chịu lép. Mụ nhìn Ernestine đầy khinh bỉ. “Tao chẳng vội gì”. Rồi liếc nhìn Tracy, “Cô em còn ở đây lâu, cô bé. Tao cũng vậy, sẽ tìm cô em sau”. Mụ bỏ đi.
Ernestine nhìn theo. “Con mẹ đốn mạt. Cô nhớ mụ y tá ở Chicago, giết tất cả các bệnh nhân không” Tiêm Xiamit cho họ rồi chờ xem họ chết? Hừ, con mẹ đức hạnh ấy đang nóng lên vì cô đấy, Whitney. Xì! Cô cần có người bảo vệ. Nó chưa chịu buông tha cô đâu”.
“Chị sẽ giúp tôi vượt ngược chứ?”.
Có tiếng chuông reo.
“Đến giờ ăn rồi”. Ernestine Littlechap nói.
Đêm đó, nằm trên giường, Tracy nghĩ mãi về Emestme.
Dù rằng chị ta chẳng còn ý sờ mó nữa, nàng vẫn không tin đượe. Nàng không thể quên việc mà Ernestine và hai người đàn bà kia đã làm đối với mình.
Nhưng nàng cần người đàn bà da đen này.
Mỗi buổi chiều, sau bữa ăn, tù nhân dược phép có một giờ ở phòng giải trí, họ có thể coi ti vi, trò chuyện hoặc xem các báo và tạp chí mới nhất. Tracy đang lướt xem tờ tạp chí thì bắt gặp một bức hình. Đó là hình chụp lễ cưới của Charles Stanliope III. Hai người, tay cầm tay tươi cười, đang từ một. nhà thờ nhỏ bước ra. Nó như một cú đánh giáng xuống Tracy. Xem tấm hình anh ta với nụ cười hạnh phúc, lòng nàng tràn đầy nỗi đau. Nàng đã từng dự kiến chia sẻ cuộc sống với người đàn ông này, và anh ta đã quay lưng lại nàng, để mặc bọn chúng hãm hại nàng, để mặc đứa con của họ phải chết. Song chuyện đó đã qua, ở một nơi khác, một thế giới khác. Đó là ảo ảnh. Đây là thực tế.
Tracy gập nhanh tờ tạp chí.
Vào những ngày cho phép thăm nom, thật dễ biết tù nhân nào đã được bạn bè hoặc bà con tới thăm. Họ thường tắm rửa sạch sẽ và thêm chút phấn son trang điểm. Ernestine thường từ nhà khách trở về với vẻ mặt tươi cười.
“Ai của tôi, anh ấy luôn tới với tôi”, chị ta kể với Tracy “Anh ấy sẽ đợi tôi ra khỏi nơi đây. Cô có biết vì sao không? Vì tôi cho anh ấy cái mà không người đàn bà nào khác có thể cho được”.
Tracy không giấu nổi sự ngượng ngùng. “Chị muốn nói … về tình dục ư?”.
Cô có thể mang bộ mông của cô ra mà cược đấy. Những gì diễn ra ở đây không hề liên quan gì tới bên ngoài hết ở chốn này, đôi lúc mình cần có một tắm than ấm nóng nào đó để ôm ấp – cần có một ai đó vuốt ve mình và nói rằng họ yêu thương mình. Cũng chẳng hề gì, dù đó không phải là sự thật và không lâu bền gì. Đó là tất cả những gì mà ta có thể có được. Nhưng mà khi tôi trở ra bên ngoài”, Ernestine bốn nói lớn hơn, “thì tôi trở thành một người đàn bà cuồng dâm thực sự, nghe chưa?”.
Có điều gì đó vẫn ám ảnh Tracy. Nàng quyết định gợi lại vào lúc này.
“Ernie, chị đã bảo vệ tôi. Vì sao?”.
Ernestine nhún vai.
“Tôi thực lòng muốn biết”. Tracy lựa lời một cách thận trọng. Tất cả những ai là … là bạn của chị đều thuộc về chị. Họ làm theo bất kỳ điều gì họ muốn”.
“Nếu chúng không muốn đi quanh đây với một nửa cái mông, phải”.
“Song tôi lại khác. Tại sao?”.
“Than vãn à?”.
Không. Tò mò thôi”.
Ernestine nghĩ ngợi một lát. “Được. Cô có cái mà tôi muốn”. Chị ta thấy vẻ mặt Tracy. “Không. Không phải cái đó Cái đó tôi có dư rồi, ý tôi là cô có học, có học tử tế ấy. Giống như các tiểu thư khuê các mà người ta thấy tả các tạp chí Vogue và Town and Country vậy, ăn mặc đàng hoàng và dùng trà rót từ các bình bằng bạc. Đó là thế giới của cô. Còn đây thì không. Tôi không hiểu vì đâu mà ở ngoài kia cô lại dính tới cái bọn khốn nạn đó, song tôi đoán rằng cô đã bị lường gạt”. Chị ta nhìn Tracy và nói, gần như ngớ ngẩn. “Trong đời, tôi không gặp nhiều thứ đẹp đẽ, cô là một trong số đó”. Chị ta quay đi nên những lời tiếp theo gần như không nghe được. “Và tôi lấy làm tiếc về đứa con của cô. Tôi thật lòng …”.
Đêm đó, sau khi tắt đèn, Tracy thì thầm trong bóng tối. “Erme, tôi phải trốn.
Xln chị hãy giúp tôi”.
“Lạy Chúa, tao đang muốn ngủ! Im ngay đi, nghe chưa?
Ernestine đã giúp Tracy hiểu thứ ngôn ngữ nhà nghề trong nơi ngục tù này.
Một đám đàn bà đang nói chuyện ngoài sân. “Con sói cái này đã đánh tuột dây lưng yà từ bây giờ phải cho nó ăn bằng cái thìa có cán dài …”.
“Ả thấp lùn, song họ bắt được ả trong một cơn bão tuyết và một cớm sắt đã giao ả ta cho tay đồ tể. Điều đó chấm dứt việc thức dậy của ả. Tạm biệt …
Tracy không hiểu gì hết. “Họ nói chuyện gì vậy?”.
Ernestine cười phá lên và giải thích “Không biết tiếng Anh à, cô bé? Khi một người đàn bà đồng tính luyến ái đánh tuột đây lưng nghĩa là cô ta chuyển từ làm đàn ông sang kiểu làm tiểu thư Mary. Không thể tin cậy cô ta được nữa, nghĩa là phải lánh xa nó ra. Cô ta thấp lùn nghĩa là sắp mãn hạn tù, thế nhưng lại bị bắt vì dùng ma túy rồi bị giao cho đồ tể, bác sĩ của nhà tù?.
“Thế một Rubydo và việc thức dậy là cái gì?
“Không học được gì à? Một Rubyđo là một thời gian thử thách. Còn thức dậy là ngày được thả ra”.
Cuộc đánh lộn giữa Ernestine Littlechap và Bertha Lớn đã nổ ra ở ngoài sân ngay hôm sau đó. Đám tù nhân đang chơi bóng chày dưới sự giám sát của những người coi ngục. Bertha Lớn đang lên bóng và bị hai đối thủ cản lại chuyền mạnh bóng cho một người khác và lao về phía vạch cuối sần nơi có Tracy trấn giữ. Bertha Lớn đâm sầm vào Tracy, làm nâng ngã xuống, rồi cười lên, hai tay mụ luồn vào giữa hai đùi nàng và thầm thì. “Không ai từ chối ta cả, con ạ. Đêm nay ta sẽ đến với em, quả bóng nhỏ, và ta sẽ chơi đến mệt nhoài”.
Tracy điên cuồng vùng vẫy. Đột nhiên, nàng thấy Berth Lớn bị nhấc bổng lên. Té ra Ernestine đã tóm lấy mụ và đang bóp cổ mụ ta.
“Đồ chó ghẻ! Ernesine quát lên. “Tao đã cảnh cáo mày rồi cơ mà!”. Chị ta cào vào mặt Bertha Lớn và móc mắt mụ ta.
“Mù mắt tao rồi!” Bertha Lớn hét lên. “Mù mắt tao rồi!” Mụ ta chộp lấy bầu ngực Emestine, kéo mạnh. Hai người đàn bà đấm đạp, cào xé nhau, và bốn người coi ngục vội chạy tới. Phải mất tới năm phút mới giằng họ ra được và cả hai đều phải đưa đi bệnh xá. Mãi khuya hôm đó Ernestine mới trở về buồng giam. Lola và Paulita vội vã tới an ủi.
“Chị có sao không?” Tracy thì thầm.
“Mẹ, ổn cả”. Ernestine đáp, giọng như nghẹt lại, và Tracy lo lắng không biết chị ta đau đớn đến thế nào. “Ngày mai tôi bắt đầu thời gian thử thách. Tôi sắp ra khỏi nơi đây. Cô sẽ rất rối đấy. Con mẹ đó sẽ không để cô yên đâu. Không còn cách nào. Và khi đã thỏa lòng dâm dục với cô, nó sẽ giết cô”.
Họ nằm yên trong bóng tối. Sau cùng, Ernestine lại cất tiếng. “Có thể đã đến lúc cô và tôi phải nói về việc để cô trốn mẹ nó ra khỏi đây”.
Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!