Ngục Trung Thư - Phần 2
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
155


Ngục Trung Thư


Phần 2


9. Tôi trốn sang Tàu, gặp cụ Nguyễn Thiên Thuật và Lưu Vĩnh Phúc ở Quảng Châu :

Nay tôi vâng mạng của đảng sai khiến, xuất dương là lần đầu tiên. Tôi đi đây, vốn lấy tư cách là đại biểu của đảng cách mạng 1 nước mà đi, cũng tức là đại biểu cho toàn quốc dân 1 nước mà đị Nếu như tôi là 1 người tài cao trí giỏi, học rộng biết nhiều về mặt ngôn ngữ, văn tự, chính trị, học thuật ngoại quốc cũng thông thuộc nằm lòng, như kẻ nhớ biết mỗi món đồ quý trong nhà họ kia, thế thì mình có mang cái hổ vong quốc mặc dầu, nhưng được điều không thẹn mình là giống người giỏi dang trên đờị Ðược vậy, chẳng phải đủ làm vẻ vang cho dân nước ta ở xứ người sao !
Tiếc thay ! Người thứ nhất được đi ra ngoài cùng thế giới hội diện, lại là người ngu dốt quê mùa như tôi :
Tài đã không có tài, học cũng không nhằm học. Trừ ra 3 câu chữ Hán, chứa đầy bụng cũng như là không. Tấm thân đã là con người mất nước tính mạng vốn không đủ gì trọng khinh, nhưng tài học cũng không đủ gì phẩm lượng, thật mình làm trụy lạc mất cả giá trị quốc dân mình tới đâu mà nói cho xiết. Như vậy thì trời đất mênh mông có chỗ nào dung được mình ? Ðêm khuya nhìn bóng hổ (thẹn) thầm, đến đổi lệ tuôn như máụ Tới nay tôi nhớ lại việc cũ, chỉ xin quốc dân ta lượng xét cho tôi là may !
Nghĩ xem mình đã sinh nhằm non sông còn ấu trĩ, nòi giống còn u mê, chưa được mở mang, cho nên vừa ở trong bọc mẹ lọt ra, không ai chỉ vẽ dìu dắt để mở trí cho mình, lại gặp phải cái cảnh giam hãm xiềng khóa đêm ngày, người ta chỉ sợ mắt mình được thấy, tai mình được nghe, như thế bảo sao mình không ngu muội cho được !
Dầu vậy mặc lòng, ban đầu tôi mới phụng mạng của đảng cử đi ra ngoài, thật tôi chưa biết có nông nổi khổ nhục thế này đâụ Con chim bị nhốt trong lồng lâu ngày, ngó thấy trời rộng mây xanh, thèm thuồng hết sức. Thình lình bây giờ có dịp thoát mình ra khỏi lồng được, thì trong óc hớn hở, chỉ biết cái vui được cỡi mây lướt gió, phóng khoáng tự do, chứ đâu có vội nghĩ tới sau khi ra khỏi lồng rồi thì gặp phải tình trạng ra làm saọ Vì đó mà tôi mạnh bạo vâng mạng của đảng ra đi.
Hạ tuần tháng chạp năm Giáp Thìn (1904), tôi tới Kinh (Huế) yết kiến Hội chủ (Kỳ ngoại hầu Cường Ðể), dặn dò công việc sau khi tôi đi rồi. Lại đi thăm viếng hết thảy những người trọng yếu trong đảng, bàn bạc mọi việc quan hệ.
Sắp đặt đâu đó xong cả rồi, liền từ Quảng Nam lên đường khởi hành.
Cùng đi với tôi có 2 người, là ông Tăng Bạt Hổ và ông Ðặng Tử Kính.
Tăng quân lúc trước từng làm mặc khách (văn nhân), giúp bàn việc quân cho Lưu Vĩnh Phúc, có dịp đi du lịch khắp 2 tỉnh Quảng và Ðài Loan hơi thông tiếng nói Quảng Ðông.
Tháng 4 năm đó (4/1904), Tăng quân mới ở hải ngoại về, nay lại cùng tôi lo lắng việc đảng, và đảng lựa chọn cùng xuất dương với tôi, thật là xứng đáng.
Mồng 2 tháng giêng năm Ấ Tỵ (1905) chúng tôi ra Hải Phòng để xuất dương.
Lúc xuống tàu, tôi khẩu chiếm (ứng khẩu) bài thơ từ giả anh em :
Sinh vi nam tử yếu hy kỳ
Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di
Ư bách niên trung tu hữu ngã
Khởi thiên tải hạ cảnh vô thùy
Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế
Hiền thánh liêu nhiên tụng việc si
Nguyện trục trường phong Ðông hải khư
Thiên trùng bạch lãng nhất tề phị
Bài dịch :
Khác thường bay nhảy mới là trai,
Chẳng chịu vần xoay mặc ý trời !
Trong cuộc trăm năm đành có tớ,
Rồi sau muôn thuở há không ai ?
Non sông đã mất, mình khôn sống,
Hiền thánh đâu còn, học cũng hoàị
Ðông hải xông pha nương cánh gió.
Nghìn làn sóng bạc múa ngoài khơi.
Từ đây trở đi, chúng tôi để chân vào con đường nguy hiểm rồi.
Chính phủ Pháp không cho người VN mình có quyền tự do lai vãng (qua lại). Phàm ai muốn ra xứ ngoài du lịch hay là buôn bán, nếu không được Bảo Hộ cho phép đi, thì tất bị buộc tội ngầm thông với nước ngoài, mưu chuyện làm loạn. Có điều là ai được Bảo Hộ cho phép đi, tức phải là người có tư cách đủ tin cậy hay là khéo chiều lòng mới được; tôi vốn không có đủ những tư cách ấy, thành ra tôi phải đi trốn.
Tăng quân đi trốn nhiều lần rồi, đường sá rất quen thuộc thông thạo; ông chỉ vẽ cho tôi cái kế thay hình đổi dạng để qua cửa quan ải cho lọt.
Từ Hải Phòng ra Móng Cáy, tôi giả làm chú khách đi buôn, cạo đầu kết bím, đáp 1 chiếc tàu buôn mà đi.
Lúc tàu đến bến, chúng tôi đợi đêm khuya mới dám mướn 1 chiếc thuyền đánh cá nho nhỏ, lén qua Trúc Sơn, Trường Sơn là bờ cõi huyện Phong Thành nước Tàụ Chuyến đi này tuy là nguy hiểm, nhưng mà vui thú lạ thường.
Ra khỏi bờ cõi rồi, các món giấy tờ quan hệ và tiền bạc của chúng tôi đều còn nguyên lành. Ôi người ta nghiêm cấm mình chừng nào, kết quả bà con mình càng thêm giỏi cái ngón phá cũi xổ lồng chừng nấy, không riêng gì 1 mình tôi, theo chân nối gót chúng tôi ra hải ngoại, còn thiếu chi người !
Ở lại Trúc Sơn 1 tuần lễ mới đáp ghe buồm Khâm Châu mà đi Bắc Hải.
Lúc bấy giờ đã bước qua sơ tuần (thời gian từ mùng 1 đến mùng 10) tháng 2, còn có ngọn gió đông bắc thổi khá, thành ra ghe đi chỉ có 7 ngày tới Hiệp Phố. Chúng tôi đổi sang tàu buôn Hồng mao mà đến Hương Cảng.
Tàu đến bến, chúng tôi lên bờ, ở loanh quanh hết hơn 1 tuần lễ. Trong óc tôi lúc này thấy sự vui sướng không biết sao mà nói.
Vì tôi mới bỏ nước trốn đi, người Pháp chưa hề nghe biết. Lúc ra khỏi bờ cõi áp chế (dùng sức mạnh để khuất phục), mình thấy hoàn cảnh mình đều là không khí tự do, mặc ý mình đi lại thông thả, trái lại, thân mình về trước không khác gì 1 con ngựa hay, bị nhốt trong chuồng, lại bị người ta may kín cả mắt lại tối đen, nay bỗng chốc được cắt chỉ mở mắt ra mà chạy nhởn nhơ dong ruổi ở giữa khoảng đồng rộng mênh mông, sung sướng thảnh thơi biết mấỵ Nhưng nghĩ mình thì vậy, nhớ tới cái cảnh đồng bào đang bị bó buuộc, thì ruột mình muốn đứt ra từng khúc.
Tại Hương Cảng thấy học trò đi học vui vẻ đông đảo, cảnh buôn bán tấp nập đêm ngày; dọc đường không hề thấy ai bị lính bắt đứng lại xét hỏi giấy thân; không có ai đi đêm không đèn mà bị bính thộp ngực dẫn về bót; không có thứ lính tuần hung bạo ngang tàng, bắt bớ người vô tội ở giữa đường, không có cảnh tượng người bản xứ bị người Âu Tây bắt nạt mà phải nép mình 1 bên đường. Ôi ! Hương Cảng cũng là đất dưới quyền ngoại nhân cai trị, nhưng Hương Cảng có vẻ mùa xuân tười cười, không phải như ở xứ mình.
Lúc này tôi nghe nói quan Hiệp đốc Ðại thần Nguyễn Thiên Thuật trước kia vì quốc nạn mà chạy sang Quảng Ðông, giờ đang ngụ trong nhà thờ họ Lưu ở Sa Hà. Nguyễn công là người ngang hàng với bậc thân phụ tôi, lại là 1 tay cần vương ngày trước, nay tôi sang tới đây, chẳng lẽ không nói cho cụ biết.
Tôi bèn đi Quảng Ðông, tìm tới viếng cụ. Thấy tôi, cụ hết sức vi mừng, rồi dắt tôi đến yết kiến Uyên Ðình Lưu Vĩnh Phúc.
Lưu bây giờ đã già, nhưng cùng tôi nói lại chuyện cũ ở Bắc Kỳ, thỉnh thoảng Lưu còn vỗ bàn hét lớn, khiến cho tôi
tưởng thấy cái hùng phong như hồi đánh nhau với quân Tây ở Cầu Giấy gần Hà Nội vậy.
Lúc tôi đến tỉnh thành Quảng Ðông, chính là lúc Sầm Xuân Huyên đang làm Tổng đốc Lưỡng Quảng.
Tôi gởi cho Sầm 1 bức thư, nói rõ tình hình tỉnh Quảng và nước Nam ở giáp ranh nhau như thể là môi với răng; hễ môi hở thì răng lạnh. Lại nhắc đến tình nghĩa 2 nước lâu đời kẻ chúa người phiên thân thiết với nhau; nay tôi cầu xin họ Sầm giúp cho nước Nam bất cứ về mặt nào cũng được.
Nhưng tôi gởi thư mấy ngày, chẳng thấy họ Sầm trả lời gì hết. Chắc lão sợ người Âu Tây như cọp, ấy là thói quen của đám quan lại nhà Thanh, mình không lạ gì.
Trở về Hương Cảng, đợi kỳ tàu qua Nhật. Song vì hồi này cuộc hòa giữa Nga với Nhật bàn định chưa xong, thành ra ở Hương Cảng không có tàu Nhật, tôi phải đáp tàu Chiêu Thương đi lên Thượng Hảị Lúc đó đã sau ngày rằm tháng 3.
Tới Thượng Hải, mới thấy cuộc lữ hành có lắm nông nổi khó khăn đẻ ra lần hồi. Việc khó khăn thứ nhất là ngôn ngữ. Cả tiếng Anh lẫn tiếng Tàu, tôi chưa từng học tập bao giờ.
Cũng may cho mình giao tiếp đều là người Tàu.ï Nếu biết chữ Tàu thì có thể dùng ngọn bút thay thế cho tấc lưỡi. Nhưng cũng bất tiện đáo để.
Than ôi ! Sinh ra giữa thời đại là thế kỷ 19, 20 này, ai không có học thuật giỏi dang thì không thể nà cùng thế giới cạnh tranh sống còn cho được. Ngôn ngữ văn tự chính là kẻ dẫn đường đi tới học thuật. Người ngu dốt quê mùa như tôi, mà khỏi bị đào thải, là may mắn biết bao. Tuy vậy, lúc đó tôi đã 40 tuổi, bị công việc của đảng ràng buộc nơi mình, mình phảii vì đảng mà ra sức lo chạy, đến đỗi cơm không biết ngon, chiếu không biết ấm, bây giờ dầu cho mình có muốn ôm sách đi học như hồi thi cử trước kia, cũng không có ngày giờ nào mà đi học được nữạ Than ôi ! Sa đà ngày tháng, chớp mắt ra không, mài miệt công danh, hối mình đã lỡ, tôi khuyên tất cả thanh niên nước nhà, muôn vàn xin chớ bước lầm vào con đường của tôi.
Thượng tuần tháng 4, tôi đáp tàu Nhật ở bến Thượng Hải, trung tuần thì đến Hoành Tân (Yokohama), tôi tạm ở lại đó hơn 1 tuần lễ.
Lúc đầu tôi xuất dương không biết 1 tiếng Nhật nào, lại cũng không ai giới thiệu, thành ra lúc đi đường cần dùng chuyện chi, đều cậy chú lính gác đường; chú chỉ vẽ cho mình 1 cách rất tử tế.
Thật vậy, lòng tôi rất cảm phục chính sách cảnh sát của Nhật Bản sắp đặt hẳn hoi, trọn vẹn; ngó lại chế độ cảnh sát ở xứ mình mà buồn. Lúc đó nhà văn học Trung Hoa là Lương nhiệm công Khải Siêu (Lương Khải Siêu; Liang Ch’i-Ch’ao) đang ở Hoành Tân làm chủ tờ “Tân Dân Tùng Báo”. Nghe nói họ Dương ở Nhật lâu ngày hơi rõ công việc nước Nhật, tôi bèn quyết định trước hết tới ra mắt họ Lương để cầu họ Lương giới thiệu với người Nhật.
Tuy là tôi với Lương chưa hề gặp mặt quen nhau lần nào, nhưng tôi nghĩ Lương là bậc người mới, chắc có con mắt tư tưởng không như bọn tầm thường.. Tôi liền viết 1 bức thư xong ra mắt. Trong thư cócâu như vầy : “Ra đời khóc 1 tiếng, đã là lương tri, sách vở đọc 10 năm, trở nên thông gia” (Lạc địa nhất thinh khóc, tức dĩ tương tri, đọc thơ thập niên nhỡn, loại thành thông gia). Tôi lấy mấy câu đó làm gốc để cầu ra mắt họ Lương.
Tiếp được thư, Lương mời tôi vào lập tức. Chúng tôi lấy bút mực nói chuyện. Lương hỏi tôi qua đây có ý gì, lại hỏi tình hình người Pháp cai trị nước Việt ra saọ Tôi lấy làm tiếc lúc ấy chỉ kể đại khái, vì câu chuyện quá dài không thể 1 lúc bút thừa đàm mà nói cho Lương biết hết được. Rồi đó tôi viết ra cuốn “Việt Nam Vong Quốc Sử”, đưa trọn bản thảo cho Lương đem ra in. Bước đầu tôi xuất dương mới viết sách là lần thứ nhất.
Sau khi họ Lương gặp tôi rồi, lấy cặp mắt xanh (biết nhận xét bậc hiền tài) đãi tôi rất tử tế. Nhân đó Lương nói cho tôi nghe việc chúng tôi mưu tính cậy nhờ ngưòi Nhật giúp cho khí giới để khởi binh đánh đổ chính phủ Pháp. Lương nói : Nhiệt tâm của các ông như thế, sức tôi có được tới đâu tôi giúp liền tới đó, không hề chạy chối. Nhưng nghĩ lại sự giúp sức cho đảng cách mạng đánh đổ chính phủ, thuở nay các nước không có lệ đó bao giờ. Nếu có chăng nữa, chỉ là lúc nào 2 nước có chuyện xích mích tới đánh nhau mà thôi. Nay 2 nước Pháp – Nhật chưa tới cơ hội xích mích đánh nhau, có khi nào chính phủ Nhật chịu giúp khí giới cho các ông.
“Nghĩ tới cách khác, duy có mấy chính đảng của dân họ đem sức riêng giúp ngầm các ông, họa chăng có thể. Trong mấy dân đảng ở nước Nhật hiện thời, chỉ có đảng Tiến Bộ nhiều thế lực mà Bá tước Ðại Ôi (Count Shigenobu Okuma) và Khuyễn Dưỡng Nghị (Ki Tsuyoshi Inukai) chính là 2 người đầu đảng. Nếu các ông muốn làm quen 2 người đó thì tôi giới thiệu giùm.
*
Rồi họ Lương cùng tôi đi Ðông Kinh (Tokyo) yết kiến Khuyển Dưỡng Nghị. Sau Khuyển Dưỡng Nghị dẫn tôi ra mắt Bá tước Ðại Ôi. Về sau đảng chúng tôi cùng dân đảng nước Nhật có quan hệ với nhau, đầu giây mối nhợ từ lúc này mà ra vậỵ
Mấy ngày sau Khuyển Dưỡng Nghị lại giới thiệu tôi với các yếu nhân trong dân đảng.
Lúc này Phúc Ðảo An Chánh đang làm Tham mưu trưởng, Căn Tàn Nhất làm đầu hội “Ðông Á Ðồng Văn”, cả hai đều hoan nghênh tôi.
Tôi liền nhân dịp tỏ bày ý muốn của đảng tôi cầu viện.
Họ nói :
Phàm là nước đồng châu đồng đảng đồng chủng với Nhật Bản thì quốc dân Nhật Bản đều vui lòng giúp đỡ phò trì cho nhau luôn. Nhưng mà việc này có quan hệ đến quốc tế, phải làm sao được chính phủ ngầm chịu giúp cho thì mới có thể làm. Rủi việc đánh Nga vừa mói xong, chính phủ nước tôi chưa rảnh mà ngó ngàng đến việc nào khác được. Các ông rá đợi ít lúc, dân đảng chúng tôi xin hết lòng với các ông, thế nào cũng có ngày đạt tới mục đích, đừng lo.
Họ lại hỏi tôn chỉ của đảng chúng tôi là quân chủ hay dân chủ. Tôi đáp :
Mục đích củ đảng chúng tôi bây giờ cốt thiết hơn hết là làm cách nào bắt buộc người Pháp trả quyền độc lập cho chúng tôi đã, còn như quân chủ hay dân chủ lại là 1 vấn đề khác, giờ chưa nghĩ đến. Song cứ theo lịch sử nước tôi xưa nay và dân trí hiện tại, thì quân chủ phải hơn. Bởi vậy đảng chúng tôi đã tôn 1 vị hoàng thân là ông Kỳ ngoại hầu lên làm Hội chủ, thế là chúng tôi sắp đặt quân chủ nay mai đó.
Người Nhật vốn trọng đức Thiên hoàng, tức là tán trợ chính thể quân chủ, cho nên họ cho lời tôi nói là phảị Họ lại nói với tôi :
Nay các ông rước được vị Hoàng thân của quý quốc sang đây, thì giao tình của chúng ta càng thêm tốt đẹp. Các ông nghĩ có phải không ?
Tôi nghĩ việc cầu viện, có thành hay không chưa biết. Nhưng tôi đã trốn ra nước ngoài như vậy, nếu tiếng tăm bay ra, rủi ro muôn một mà Hội chủ có hề gì, chắc là ảnh hưởng tới việc đảng lớn lắm. Bây giờ tôi bèn quyết kế trở về để mời Hội chủ xuất dương.

11. Rước Kỳ ngoại hầu xuất dương :

Ban đầu tôi xuất dương chỉ cố chú ý vào vấn đề quân giới. Trong khoảng mấy tháng cơm hàng ngủ trọ ở Ðông Kinh, tôi được nhân dịp biết rõ câu chuyện Nhật Nga đánh nhau và thấy được cái hiện trạng của nước Nhật về chính trị, giáo dục, ngoại giao, thực nghiệp.
Thấy người ta rồi, mình hết sức hổ (thẹn) thầm cho mình lúc trước kia chỉ ngồi co ro trong nước, hèn nào chẳng kiến văn (kinh nghiệm, học thức; những điều mắt thấy tai nghe) mù mờ, tư tưởng bế tắc, không biết gì cả. Hết thảy anh em đồng chí với tôi cũng đều như tôi cả; tôi nghĩ lấy làm tiếc sao không dời được tất cả bà con mình qua ở Anh Hoa Tam Ðảo (tức Nhật Bản) để cho khối óc và tầm con mắt thay đổi mới lạ hẳn đi !
Sau khi quyết định rước Hội chủ xuất dương, tôi tính phải về nước 1 chuyến mới được.
Thượng tuần tháng 7 năm Ất Tỵ (1905), tôi với ông Ðặng Tử Kính đáp tàu ở Hoành Tân (Yokohama; 1 cảng lớn trên đảo Honshu) về nước.
Tôi qua Nhật Bản chuyến này, đối với việc đảng sai khiến phó thác, mà tôi bỏ dở dang giữa đường như vầy, thật không khỏi tự lấy làm hổ thẹn.
Nhưng có 2 việc, có thể gỡ tội cho mình.
Một là mưu phò được Hội chủ xuất dương, thì càng thêm vững lòng khuynh hướng của anh em trong nước, mà lại khỏi lo có sự gì nguy hiểm xảy tớị Hai là đem những sự tai nghe mắt thấy mới lạ, cùng là việc mình mưu toan, để bộc bạch với anh em đồng bào, chắc hẳn có phần bổ ích cho cuộc cải lương tấn phát mai saụ Vịn vào 2 lẽ đó, tôi mạnh bạo trở về.
Tháng 8, về tới Hải Phòng, ở nhà 1 người bạn trong đảng. Sự vui mừng không tả cho hết.
Là vì lúc tôi đến Bắc Hải, đánh liều đáp xuống 1 chiếc tàu tây, nhờ cậy được 1 người đồng bào đốt than trong tàu che chở giùm. Tới lúc người tây xuống tàu khám xét thì anh ta giấu tôi ở khoang tàu dưới chót, chung quanh chất đầy than đá, tôi nằm lọt vô giữa im lìm không dám hó hé. Nhờ vậy mà người tây không hay, tôi mới lén về trong nước đặng. Ðó cũng là 1 việc mạo hiểm mà thành công.
*
Lên bến Hải Phòng rồi, tôi đáp xe lửa đi về Nghệ An.
Trên xe lửa, tình cờ gặp lão Tuần phủ X…tỉnh Thái Bình vốn là tay bợm hót giỏi trong đám quan trường. Lão viết mấy chữ trên miếng giấy nhỏ đưa cho tôi xem, như vầy :
“Ông trốn đi chưa đầy tuần lễ, mật thám đã bủa khắp nơi. Vậy ông sớm liệu đào tẩu cho mau, không thì nguy đấy”.
Tôi hơi lo.
Nhưng cái mục đích mình trở về nước nhà chưa đạt được, thì chưa có thể nào đào tẩu, ta cứ việc ở nhà đã, ra sao thì ra. Tôi bèn trốn trở về Hà Tĩnh, ước hẹn những anh em kín đáo tới hội họp tại nhà Ðặng quân (Ðặng Tử Kính). Còn Tử Kính thì đem giấy tờ trọng yếu vô Huế trước để yết kiến hội chủ, rồi đi thẳng vô Quảng Nam, nói việc mình định mưu tính vậy vậy cho đồng chí 2 tỉnh Nam Nghĩa haỵ Tôi ở quanh quẩn trong Nghệ Tĩnh, ngày ngày cùng các đảng hữu (anh em đảng viên) bàn định việc làm. Kế đó có thư của đồng chí ở Kinh (Huế) và Quảng gởi tới thôi thúc nên gấp đi ra ngoài. Vì đất Nghệ Tĩnh là đất người Tây để ý dòm nom coi chừng hơn hết, cho nên các đồng chí không muốn tôi ở lần lựa trong chỗ nguy hiểm đó lâu. Vừa may gặp ông Trần Ðông Phong đem lại 15 nén bạc và 200 đồng tặng tôi làm lộ phí, và giục tôi khởi trình.
Thế là tôi lại từgiã non nước Hồng Lam, lên đường bôn ba.
*
Lúc ra đi, tôi lưu Tử Kính ở lại Huế, dặn dò ông Ðặng Thái Lân lo việc hộ vệ Hội chủ xuất dương cho thật vẹn toàn; lại viết thư nhắc nhở cho anh em phải liệu định sẵn sàng món tiền mua sắm và chuyên chở khí giới để sắp đặt khởi sự mai sau. Thượng tuần (sơ tuần; khoảng thời gian từ mùng 1 tới mùng 10 trong tháng) tháng 9, tôi với Nguyễn quân Thức Canh (Nguyễn Thức Canh) từ bến đò Chế Giang ra đi. Cuối tháng ấy chúng tôi đến Hải Phòng, gặp được 1 người làm bồi dưới chiếc tàu tây, tên là Lý Tuệ, tính giùm cho tôi cái kế thoát hiểm.
Lý Tuệ là người có gan dạ, mưu mô, thâm hiểu nghĩa lớn. Về sau, ông ta ngầm giúp công việc kia khác cho đảng chúng tôi được nhiều lắm. Lúc này tìm cách đưa tôi xuất dương, ấy là bước đường thứ nhất của ông ta dấn mình vào quốc sự vậỵ Thật là 1 người hăm hở làm việc nghĩa, gặp nạn coi chết như không. Tôi không ngờ giữa lúc mình gió bụi xông pha lại gặp được người như thế. Nghe nói bây giờ này ở trong tù sau khi bị Tổng đốc Lưỡng Quảng [Quảng Ðông + Quảng Tây] bắt vào ngày 24/12/1913) ông ta đã bị đày, còn sống hay chết rồi không rõ.
*
Tháng 10 năm ấy (1905), tôi đến Hoành Tân, vô ơ nhà trọ cũ, thấy 1 vị thanh niên học sinh ta là Lương quân Lập Nham (Lương Lập Nham) đã tới đó trước rồi. Tôi xem ra người có khí phách hăng hái, đầu tóc đang để bờm sờm; dò hỏi mới biết ông ta bỏ nhà vượt biển trốn sang Nhật có một mình, lúc lên bờ trong túi chỉ vỏn vẹn có 3 đồng xu. Thật vậy, tôi vừa vui mừng vừa chưng hửng. Vì bạn tuổi nhỏ ở nước nhà, 1 thân 1 bóng mà dám liều mạng xông pha sóng gió muôn trùng, tới 1 nước thuở nay chưa nghe thấy bao giờ, Lương quân chính là người thứ nhất vậỵ Té ra Lương quân vốn là người chứa sẵn kỳ khí, chỉ nghe nói tôi qua Ðông Kinh, thành ra mạnh bạo bỏ nhà bỏ nước ra đị Bạn thiếu niên anh tuấn của ta sau này, có mấy người được như Lương quân ?
Kế đó, tôi bôn tẩu giữa khoảng Ðông Kinh – Hoành Tân, thường thường cùng những người tai mắt trong dân đảng nước Nhật nối liền thinh khí (khí đương hăng), nhờ họ chỉ vẽ về điều hay việc phải cho mình rất nhiều.
Nhân đấy tôi nghĩ lại dân trí nước mình còn quá thấp thỏi, mà nhân tài cũng thiếu thốn không có. Chừng ấy tôi tự ăn năn việc mình lo toan lúc trước là nông nổi, chỉ bo bo về vấn đề quân giới, nào có phải đó là cái kế tuyệt hay để mưu tính công cuộc độc lập cho nước mình được đâu ! 1 bữa nọ, tôi đến nhà Lương Khải Siêu, trong lúc bút đàm, có đem ý kiến ấy ra nói, Lương bảo tôi như vầy :
“Cái kế hoạch đôc lập của quý quốc có 3 đề mục lớn. Một là thực lực riêng ở trong nước các ông. Hai là nhờ 2 tỉnh Quảng nước tôi cứu viện. Ba là nhờ sức cứu viện của Nhật.
“2 tỉnh Quảng giúp chỉ là giúp giùm khí giới. Mà Nhật có giúp cũng chỉ giúp về mặt ngoại giaọ Còn thì nhất thiết đều trông cậy ở thực lực của quý quốc mà thôi”.

12. Hô hào thanh niên sang Nhật cầu học :

Lương Khải Siêu nói tiếp :”Thực lực hệ trọng hơn hết, không gì cho bằng nhân tài. Vậy thì tôi tính kế cho quý quốc bây giờ, trước hết ta hãy gắng công ra sức vun trồng nhân tài. Hễ nhân tài có đủ, thì chỉ đợi thời cơ đưa đến là ta làm việc lớn được dễ dàng”.
Tôi rất phục lời họ Lương nói phải lắm.
Trở về nhà trọ rồi tôi thao thức suy nghĩ cả đêm, không sao nhắm mắt ngủ được.
Dòm quanh thế giới như rồng bay hổ thét, như điện chớp mây tuôn, nhân tài có ngàn thứ muôn thứ, không có vẻ nào mà không mới lạ. Ngay đến 1 xó Ðông Dương này, nước nhà mình so sánh đã đủ thua kém, người ta muôn phần, mình chẳng có một, còn nói Âu Mỹ làm gì ?
Bởi vậy, nuôi dựng nhân tài là việc cần kíp của mình, không đợi phải nói nữạ Song muốn nuôi dựng nhân tài ta phải làm sao bây giờ, vì cái thực quyền giáo dục nằm cả trong tay chính phủ Pháp bảo hộ ?
Dầu vậy mặc lòng, anh em chúng tôi còn đây, không lẽ nào bó tay chịu chết sao đành. Giờ chỉ có cách là kêu gào bọn thiếu niên trong nước tỉnh dậy, liều mình trốn ra nước ngoài học tập, như thế thì ta được tự do mở mang trí khôn, mà nước nhà mới chóng có nhân tài đẻ ra được nhiều.
Tôi bèn đặt ra bài văn cổ động bà con trong nước giúp tiền cho thanh niên qua Nhật cầu học. Bài này chỉ viết có lơ thơ mấy ngàn chữ, nhưng thật là 1 bài văn sinh bình (lúc sống ở trên đời) tôi lấy làm đắc ý thứ nhất.
Là vì công việc tôi sắp đặt lo toan từ trước đến giờ, đều chuyên chú vào hiện tượng trước mắt, đến sự mưu đồ sự nghiệp lâu dài bền vững cho nước nhà, thời chỉ có bài văn này mà thôị Nếu như có hiệu quả, người nước ta du học ngày thêm đông, nhân tài ngày thêm nhiều, dân trí ngày thêm cao, thì không gì nước Nam không có cơ sống lại.
Nhưng thủ đoạn người ta áp bức nặng nề dữ tợn, khiến cho làn sóng du học chưa dược năm sáu năm, đã làm cái đích cho muôn ngàn mũi tên nhắm vào đó mà bắn, sự ấy trước kia tôi có dè đâụ Than ôi ! Tài hèn sức mỏng, trăm việc làm đều không được như lòng mình muốn, thành ra đá hết rồi mà biển hận vẫn chưa lấp đầy, oan hồn Tinh Vệ (Tinh Vệ là 1 loài chim sống ở bờ biển giống chim quạ, chân đỏ, mỏ trắng, thường ngậm gỗ và đá ở núi Tây Sơn để lấp biển Ðông. Tương truyền con gái Viêm Ðế, vì chết đuối nên lòng mang mối căm hờn, hóa thành chim Tinh Vệ ngậm gỗ đá để lấp biển. Nghĩa bóng : việc gì khiến ta tức giận quá sức), đâm ngày chỉ lênh đênh chìm nổi với ba đào (sóng; những cảnh chìm nổi vất vả, gian nan), đau đớn thay !
Bài văn “Khuyên Thanh Niên Du Học” viết xong rồi, thuê in ra mấy ngàn tập, giao cho Tăng quân Bạt Hổ (Tăng Bạt Hổ) đem về nước phát hành. Mùa đông tháng Chạp năm Ất Tỵ (1905), Tăng quân về nước, cốt lo cổ động anh em qua bên Nhật học.
Vừa khi đó ông Nguyễn Hải Thần (tức Nguyễn Cẩm Giang, 1878-1959; chết ở Quảng Châu) ở nước nhà trốn qua tới Nhật, gặp tôi ở Hoành Tân được đọc bài văn của tôi, ông lấy làm mừng lắm, tình nguyện gánh vác khoản tiền tổn phí cổ động du học sinh.
Không bao lâu, tiếng vang dội của bài văn tôi làm rung động xôn xao cả nước.
Tháng Giêng năm Bính Ngọ (1906), tôi đến nhà ông Khuyển Dưỡng Nghị để bàn tính về việc đưa học sinh sang học, sắp đặt cho anh em cả trường học, chỗ ở sẵn sàng.
Lúc dó, ông Phước Ðão đang làm hiệu trưởng Chấn Võ Học Hiệu tại Dông Kinh, tôi liền xin cho Trần Hữu Công (tức Nguyễn Thức Canh), Lương Lập Nham và Nguyễn Ðiển 3 người vô học trường ấỵ Còn 1 người nữa là Lương Nghị Khanh thì vô học Ðồng Văn Thư Viện. Nước ta 4,000 năm nay chưa hề có người nào du học ngoại quốc, có chăng tự là 4 người này trước hết.
Ôi ! Lịch sử quốc dân ta như thế ai bảo là thằng bé con lụ khụ trăm tuổi cũng phải.
Tháng 2 năm đó, bọn ông Tử Kính (Ðặng Tử Kính) đã phò tá Hội chủ Kỳ ngoại hầu đến Hương Cảng, viết thư sang Nhật gọi tôi qua.
Lúc bấy giờ, 4 người thiếu niên vừa mới được vô học trường Nhật, lại được nghe tin Hội chủ xuất dương (đi ra ngoại quốc) yên ổn, thật mấy năm nay chi có chuyện này tôi thấy vui mừng khoan khoái hết sức.
Tôi nóng nẩy muốn biết tình hình torng nước gần đây ra sao, lại sẵn có dịp đi nghênh tiếp Hội chủ, nên chi hạ tuần (từ ngày 21 đến 30 mỗi tháng) tôi đáp tàu qua ở Nhật sang Hương Cảng. Tới đây, vừa gặp Phan quân Châu Trinh (Phan Châu Trinh) mới từ nước nhà qua. Phan quân đi chuyến này, cốt muốn xem xét tình trạng văn minh của Nhật. Sau khi gặp mặt tôi rồi, ông cùng với tôi và Hội chủ cùng xuống Tàu sang Nhật.
Chúng tôi đến Hoành Tân vào hồi hạ tuần tháng 4.
Tôi dẫn Phan quân đi xem khắp các trường học và các nơi danh tiếng ở thành Ðông Kinh, lại giáp mặt nhiều danh nhân nước Nhật. Cách đây mấy tuần, ông nói với tôi :
Xem dân trí Nhật Bản rồi đem dân trí ta ra so sánh, thật không khác gì muốn đem con gà con đọ với con chin cắt già. Giờ bác ở đây, nên chuyên tâm ra sức vào việc văn, thức tỉnh đồng bào cho khỏi tai điếc mắt đui, còn việc mở mang dìu dắt ở trong nước nhà thì tôi xin lãnh. Lưỡi tôi đang còn, người Pháp chẳng làm gì tôi được mà lọ
Tôi cho lời ông nói rất phải. Rồi tôi viết ra tập đầu “Hải Ngoại Huyết Thư”. Nhân lúc Phan quân về nước, tôi gởi đem Huyết thư đó về.
Ðối với bà con trong nước, tôi là 1 người khua động chuông chiều trống sớm để thức tỉnh, thật là tập văn này nối gót “Huyết Lệ Tân Thư” mà ra đời vậỵ Cách không bao lâu, bọn anh em trong phái cấp khích (rất’ nóng nảy) ở Nghệ Tĩnh, như mấy ông Ðại Ðẩu, Thần Sơn, phần nhiều viết thư hối thúc tôi về việc quân giới.
Chỉ 1 vấn đề đó, khiến cho tôi hao tốn không biết bao nhiêu tâm huyết mà gây ra lắm nỗi thất bại thê thảm, thật là khổ não cho tôi !
Các ông ông về phái cấp khích, có bầu máu nóng đáng kính, nhưng đầu óc các cụ chỉ lo xông pha bôn tẩu trên 1 con đường bạo động mà thôi. Chính tôi lúc chưa bỏ nước ra đi, cũng chỉ có tư tưởng giống y như thế; chừng sau ra ngoài được rộng kiến văn và nhờ người ngoài giáo huấn, tôi mới biết sự nghiệp quang phục nước nhà, không sao có cơ sở thật bền vững thì không làm nên.
Bởi vậy, một mặt tôi cổ võ thanh niên du học, một mặt muốn mở mang tư tưởng ái quốc cho toàn quốc dân, tôi bèn viết ra “Tân Việt Nam Kỷ Niệm Lục”, “Việt Nam Sử Khảo”, và tập “Hải Ngoại Huyết Thư” nối theọ Mấy thứ sách này lời lẽ thống thiết lâm ly, chỉ có chủ ý là trông mong quốc dân ta lấy Chiêm Thành Chân Lạp làm dấu xe nên tránh và rán theo chân nối gót của Trưng vương, Lê hoàng, mà phát phần hăng hái, tìm lấy sự sống ở trong lúc chủng tộc chưa tiêu, tính mạng chưa tuyệt này, bằng không thì trễ mất.

13. Gặp mặt Hoàng Hoa Thám :

Nhưng mà tôi ngu thật ! Chớ chi dân ta đều khôn thì ai bắt mình làm trâu ngựa được, dân ta mà đều biết yêu nòi thương nước thì ai bắt mình làm nô lệ được ? Nghĩ lại mình ở trong tay người ta ràng buộc mà toan cất tiếng trả lời, nói bàn về chuyện ái quốc bảo, có khác nào ngồi trước mặt đạo tặc mà bàn cách khu trừ đạo tặc đâu. Ai người kiến thức cũng đã sớm liệu cái mưu ấy của tôi tất phải thất bại rồị Tuy là lúc bấy giờ tôi ôm kế hoạch như thế mặc lòng, nhưng đối với sự yêu cầu của anh em trong phe cấp khích, không thể nào ngảnh mặt làm lơ cho được.
Bởi vậy tôi lại tính phải trở về nước lần thứ nhì nữa.
Lần này về nước có 2 mục đích.
Một là đi qua các nơi hiểm yếu ở biên giới 2 tỉnh Việt (Quảng Ðông), Quế (Quảng Tây) để xem xét địa hình và kết giao với đám hào kiệt trong vùng, hầu sắp đặt những chỗ mượn đường chuyên chở quân giới mai sau. Một mặt khác lại lên Bắc Giang yết kiến ông Hoàng Hoa Thám, muốn xin ông 1 miếng đất làm khu đồn điền cho anh em cấp khích có chỗ nương thân, đợi ngày có thể giải quyết vấn đề quân giới.
Than ôi ! Quân giới ! Quân giới ! Nó có phải là vấn đề chốc lát xong được đâu ? Ðối với vấn đề này, thật không có giây phút nào tôi đã dời phương châm qua chỗ thông thả tính sao cho ổn thỏa thì hơn.
Tháng 7 năm Bính Ngọ (1906), tôi lại từ giả Nhật Bản về Quảng Ðông, đến Sa Hà ra mắt Mạnh Hiếu Công, vừa gặp người con truởng của cụ Phan Ðình Phùng là Phan quân Bá Ngọc , cũng vừa ở trong nước đến nơi.
Phan quân còn nhỏ tuổi mà người thông minh anh tuấn. Lúc tôi còn ở nước nhà đã có dịp gặp gỡ phơi trải ruột gan với Phan quân, nay gặp nhau ở chốn tha hương, tôi vui mừng được gặp 1 bạn tri kỷ. Tôi ngỏ cho Phan quân biết ý tôi muốn về nước, còn Phan quân thì ngỏ ý định sang Nhật.
Sau khi từ biệt Phan quân rồi tôi vội vàng đi Khâm Châu, tìm kiếm 1 người trong nghĩa đảng hồi trước, tên là Tiền Ðức, để cậy va làm người hướng đạo. Chúng tôi đi men một dọc bờ cõi dưới Từ Châu, qua phủ Thái Bình, đến Long Châu, rồi vượt qua cửa ải Trấn Nam Quan. Trước sau cả thảy 5 tuần lễ, bao nhiêu địa thế hiểm trở, tôi đều xem xét kỹ lưỡng. Tiền Ðức cũng có công trong việc này nhiều lắm.
Qua ải Trấn Nam, tới chợ Văn Uyên. Chợ này có đồn lính 1 viên quan binh tây 4 lon chỉ huỵ Hễ ai không có thông hành hộ chiếu của lãnh sự Pháp cấp cho thì không đi qua lọt.
Tôi mua được 1 tờ thông hành của 1 chú khách buôn, mạo danh là 1 Hoa thương mà đi. Lúc này trên giấy thông hành chưa có lệ phải dán hình ảnh thành ra tôi được bình an vô sự, lên xe lửa ở Ðồng Ðăng mà đi Hà Nội.
Hồi này là thượng tuần tháng 9.
Xe lửa tới ga Gia Lâm thì tôi xuống, đi đường bộ lên Thái Nguyên, tới Chợ Chu vào thăm Lương Tam Kỳ.
Nguyên là lúc tôi đi ngang qua Thái Bình phủ đã có dịp vào ra mắt quan Thống lãnh Trần Thế Hoa, xin ông giới thiệu tôi với lam Tam Kỳ, bởi Lương là bộ hạ cũ của ông.
Ông Trần lại sai 1 viên thuộc hạ dẫn đường cho tôi đi đồn điền của Lương.
Lương ở Thái Nguyên, co thế lực khá lớn, cày ruộng nuôi trâu, gần chiếm hết 8/10 của toàn tỉnh. Bộ hạ rât đông, quân giới cũng hơi khá. Chính phủ Pháp phong làm chức Chiếu phủ đại sứ để ràng buộc họ Lương.
Lúc tôi và người của ông Trần đến đây, Lương Tam Kỳ hoan nghênh hết sức. Nhân dịp, tôi thuyết họ Lương phản chính (và giúp sức chúng tôị
Lương nói : Chừng nào đại binh các ngài hạ Ðông Kinh thì tôi xin đem 2 tỉnh Thái Nguyên, Bắc Cạn ứng theo.
Tôi xét ý tư va cũng là người chỉ ngồi đợi cho công việc ai làm gần xong thì va mới ghé vào, tự va không có khí tượng mạo hiểm tiến thủ gì hết. Chưa đến lúc sấm mưa vang dậy thì va không giúp mình gì đâu. Ở nhà Lương, mấy ngày, tôi từ biệt ra đi, do đường núi rừng lên tỉnh Bắc Giang tới đồn Phồn Xương, yết kiến Hoàng tướng quân Hoa Thám.
Trước kia Hoàng đã cùng tôi liên lạc thinh khí rồi, nhưng chỉ là những người đem thư lui tới mà thôi. Ðến giờ mới gặp giáp mặt.
Lúc này Ðặng quân Thái Thân đang có việc ở Hà Nội, được tin tôi, liền lên Phồn Xương gặp tôi.
Rồi đó chúng tôi xin Hoàng tướng quân cắt đất làm đồn, tính cách thu dụng những đảng viên Nghệ Tĩnh, Hoàng tướng quân vui lòng ừ ngaỵ Liền dẫn chúng tôi đi xem khắp xa gần, để chúng tôi tùy ý lựa chọn chỗ nào cũng được.
Giữa hồi này ông Ðại Ðẩu cũng đang ở trên đồn. Tôi căn dặn ông vè nói với anh em trong đảng nên tính cách làm ruộng chờ thời.
Không bao lâu có đồn “Tú Nghệ” lập ra. Việc tôi làm chuyến này, là 1 kết quả nho nhỏ vậỵ

14. Chính phủ Lâm thời Tân Việt Nam :

Nhưng rồi người Tây thình lình khai chiến với tướng quân, làm cho cái thành tích đồn điền của chúng tôi, phút chốc hóa ra tro bụi.
Than ôi ! Xông pha nhọc nhằn trải muôn ngàn dặm, mà chỉ gây nên 1 cõi mơ màn thất bại, có ai mưu sự mà gặp nông nỗi bất hạnh như tôi vậy chăng ? Ðó chẳng phải chứng cớ tài hèn trí mỏng là gì ? Ai nối gót tôi mà dấy lên sau này, nên coi sự sai lầm của tôi mà thay đổi bước đường đi !
Lúc sắp đặt công cuộc đồn điền xong xã đâu đó rồi, đã là hạ tuần tháng 10.
Tôi lén xuống Hà Nội gặp ông Ngô Ðức Kế và các đảng hữu ở Kinh (đô) ra, bàn tính các việc. Rồi lại đi Bắc Ninh, lấy nhà ông cử Nội Duệ làm nơi tụ họp bí mật. 2 ông Ðặng Thái Thân và Lê Võ cùng ở Nghệ ra Bắc cùng tôi hội đàm quốc sự. Hồi này tiếng tăm vang dậy, lũ sói chồn bủa khắp tứ vi, anh em đồng chí sợ tôi rủi ro thì nguy, cho nên đều khuyên tôi phải gắp lìa khỏi bờ cõi nước nhà. Thế là tôi lại cáo biệt quốc dân mà xuất ngoại vậỵ
Khoảng trung tuần tháng chạp, qua cửa ải Nam Quan, do đường Quảng Tây mà đến Ngô Châu, để xuống ghe Ngô Châu đi Hương Cảng.
Thượng tuần tháng 2 năm Ðinh Mùi (1907) tới nơi.
Bài văn khuyến học của tôi, truyền bá rồị Thiếu niên nước nhà trốn người Pháp mà xuất dương, tấp nập trên đường.
Trung Kỳ thì có đám Nguyễn Siêu, Lâm Quảng Trung.
Nam Kỳ thì có đám Ðặng Bình Thành, Hoàng Hưng.
Bắc Kỳ thì có Ðặng Tử Mẫn, Ðàm Khanh, v.v…
Họ tắm gội nắng mưa, xông pha sương gió, liều mạng đi tìm học vấn, nối gót theo chân nhau trên đường sang Quảng Ðông và Hương Cảng.
Bởi vậy chúng tôi bèn đặt ra tại Hương Cảng 1 cơ quan của đảng ta, để có nơi tiếp rước học sinh và thâu nhập bạc tiền cùng các giấy tờ bí mật. Chúng tôi để ông Ðặng Tử kính trông coi.
Tôi lại lập ra ở Hương Cảng 1 hội gọi là VN Thương Ðoàn Công Hội để giúp đỡ việc cho đảng. Công hội này ông Võ Mẫn Kiến làm người chủ trì.
Lúc đó những bà con mình theo người Pháp qua làm ăn tại Hương Cảng cũng động lòng vì nghĩa lớn, rủ nhau vô hội 1 cách hăm hở vô cùng. Chẳng phải vậy là dấu tỏ ra nhân tâm nước mình chưa chết hẳn đó sao ?
Chỉ tiếc rằng tôi thiếu tài bao bọc, kém sức chu toàn, thành ra mầm giống vừa mới mọc lên thì gió mưa đã làm cho xiêu đổ. VN Công Hội chỉ có cái tên, rồi chưa được mấy năm, lại nhân bị can thiệp mà phải giải tán, đáng thương biết bao !
Từ muà xuân Ðinh Mùi (1907) đến mùa đông Mậu Thân (1908) là thời kỳ thanh niên ta sang du học thịnh nhất. Trách nhiệm tôi phải gánh vát trong thời kỳ này cũng khó nhọc bộn bề. Nào là chọn người vào học, nào là lo liệu giao thiệp; nào là vận động bạc tiền; nào là liên lạc tình nghĩa, đều là 1 tay tôi đứng mũi chịu sào hết thảỵ Tôi nghiễm nhiên như 1 quan công sứ của nước Nam ở nước ngoài mà lại kiêm cả chức giám đốc kinh lý (đi xem xét công việc) nữa. Giếng sâu tay ngắn, việc lớn tài hèn, tôi vẫn lo sợ công việc tôi gánh vác không kham.
Ðồng thời chúng tôi lại dựng lên Tân VN Cống Hiến, bắt chước làm như 1 chính phủ lâm thời của nước Nam ở hải ngoại. Tuy là cách thức sắp đặt còn sơ sài, nhưng có ảnh hưởng tới dân khí trong nước mau lắm.
Không bao lâu, có những việc ám sát quan binh Tây, và dân rủ nhau xin thuế, thình lình nổi lên ở Trung Kỳ, Bắc Kỳ. Người Tây bèn đem cái toàn lực bắt cọp trói beo ra phấn đấu với đảng chúng tôi.
Than ôi ! Người Pháp có kim tiền và võ lực mạnh hơn người mình ngàn lần muôn lần; họ lại khôn ngoan giảo hoạt hơn quốc dân ta vạn bội, vậy thì đảng chúng tôi không phải thất bại sao được ?
Khoảng năm Thân (1908), năm Dậu (1909), chính phủ Pháp bỏ ra nhiều tiền nuôi bọn chồn tinh cáo già cho đi dò la xét bắt nghĩa đảng. Số mật thám trong nước, sánh lại đông gấp hai số học sinh du học ở ngoàị
Phàm là đường lối mưu mô bímật của đảng chúng tôi đem tiền và thông tin ra ngoài thế nào, chính phủ Pháp nhờ có bọn do thám mà biết ráo kẽ tóc chân răng, tìm cách phá hoại tan nát.
Phụ huynh thân tộc các đảng viên phải khóc than giam cầm trong ngục tối, còn bọn ác thám hưng tra (mật thám) thì gầm thét nghêng ngang khắp trong xứ. Người trong đảng ta lúc bấy giờ có muốn bỏ nước trốn ra ngoài, chỉ có cách làm như con trùng lỏa lồ thân thể mà thôi.
Vì chính sách người Pháp cốt làm tuyệt đường vận lương của ta, chận nghẹt lối cứu viện của ta, ấy là thủ đoạn có một không hai của họ. Ðồng thời lại vin lấy chỗ quan hệ của tờ Hiệp ước Pháp – Nhật mà giao thiệp với chính phủ Nhật, yêu cầu bắt hộ người đầu đảng ta và giải tán học sinh đoàn VN ở Nhật.
Học sinh đoàn ta bị 2 ách là kinh tế hết phương và ngoại giao bịt lối, thành ra giữa đám gió thảm mây sầu, anh em ta phải từ giã đất nước Nhật Bản mà đi.
Chẳng phải vậy thôi, cho đến bao nhiêu sách vở truyền đơn tôi in ra để cổ động quốc dân, nay đều bị chính phủ Nhật tịch biên hết.
Tôi với Hội chủ Kỳ ngoại hầu cũng bị chính phủ Nhật buộc phải xuất cảnh. Cảnh thất bại của tôi lúc này thật đau đớn, hình như con người bị lột da xé thịt không còn chỗ nào lành lặn nữa vậỵ

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN