Ngục Trung Thư - Phần 3
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
169


Ngục Trung Thư


Phần 3


15. Muốn chở khí giới về giúp Hoàng Hoa Thám :

Ôi ! Công việc cứu quốc, không có gì cần kíp hơn là vun đắp nhân tài, mà vun đắp nhân tài thì có cách tổ chức ra đoàn học sinh là hay hơn cả.
Nhưng chúng tôi gặp phải cảnh ngộ này, không có tài sức nào tổ chức được học đoàn nữạ Duy có để cho anh em học sinh bền lòng gắng chí, tự lo lấy cách tìm đường cầu học mà thôi.
Lúc bấy giờ có người chạy qua Bắc Kinh, như bọn Chung Hạo Sanh, Hồ Học Lãm. Có người tới Quảng Tây như Nguyễn Tiêu Ðẩu (Nguyễn Bá Trác), Nguyễn Siên, Huỳnh Trọng Mậụ Có người chạy sang Xiêm La (Thái Lan), như bọn Hồ Vĩnh Long, Ðặng Quốc Kiềụ Cũng có người vẫn lưu lại Nhật, giả mạo làm người Tàu để cầu học, như đám Trần Trọng Khắc, Hoàng Ðình Tuân. Chân trời lênh đênh, ai lo thân nấy. Kể về tinh thần, anh em ta vẫn là 1 bọn ái quốc thanh niên, nhưng về hình thức thì bấy giờ họ là 1 lũ học sinh bơ vơ trôi nổi.
Lúc đó tôi làm thế nào ?
Ðối với cảnh ngộ chẳng may của những anh em học sinh chí thân chí ái, tôi chỉ đành vỗ ngực kêu trời, lấy 1 trận khóc để kết thúc vấn đề ấy thôi. Nhưng mà tấm thân 7 thước đã hứa hẹn với non sông, là thân tôi đây, không thể lấy gì che lấp trách nhiệm cho được.
Ðến nông nỗi này tôi không thể nào không chạy qua con đường bạo động. Vẫn biết bạo động với tự sát đều là việc làm của những kẻ kiến thức hẹp hòi, không biết lo xa, nhưng nếu sự thế buộc tự sát, thà rằng xoay ra bạo động mà chết còn hơn. Vì cứ bạo động may ra còn trông được có chỗ thành công trong muôn một. Huống gì tôi đã suy đi tính lại, lúc này bỏ sự bạo động ra không còn có việc gì đáng làm hơn nữa.
Muốn học cách Thân Bao Tự khất binh để cứu Sở (Thân Bao Tự làm quan nước Sở, đời Ðôg Châu, bạn chí thân của Ngũ Tử Tự Về sau khi Tử Tư thắng Sở, thì Bao Tự viện binh nước Tần, đẩy lui binh Ngô, cho Sở Chiêu Vương về nước. Xong rồi Bao Tự từ chức, dắt vợ con vô núi ở ẩn) nhưng chỗ nào là Tần Ðình cho mình đứng khóc mà cầu viện binh ? Muốn học cách Việt Vương Câu Tiễn nhịn nhục báo thù Ngô (Ðời chiến quốc, Việt Vương là Câu Tiễn ị bại trận ở Cối Kê và bị Ngô Vương là Phù Sai bắt cả 2 vợ chồng đem về nước Ngô cho chăn ngựạ Câu Tiễn nuôi chí phục thù và xem đất Cối Kê là nơi mà mình mang quốc thù và bị người nhục mạ), nhưng có nơi nào là Cối Kê để cho mình nương thân sắp đặt ? Còn muốn lấy văn tự để cổ động quốc dân gọi là cho xong phận sự đời mình đối với nước non, nhưng khốn thay văn tự cũng không còn lựa chỗ đất nào để gieo rắc tuyên truyền nó được, mới thảm ! Chẳng những thế mà thôi, cho đến những anh em đồng chí ở trong nước cũng đều có cái nguy sớm muộn bị tù tội, bị đày, bị chém nữa kiạ Than ôi ! Con thú đến lúc cùng đường túng thế, nếu không phấn đấu may ra còn có đường sống, nếu không thì tất phải chết.
Tháng 4 mùa hạ năm Kỷ Dậu (1909), đảng ta phải trải muôn ngàn cay đắng mới quyên góp được 1 số tiền nữa gởi ra, tôi đem trao hết cho 1 hiệu buôn Nhật để cậy họ lén mua quân giới cho mình. Vì chúng tôi muốn bạo động, thế nào cũng phải có ít nhiều quân giới.
Quân giới mua xong rồi, do Ðặng quân Tử Mẫn (Ðặng Tử Mẫn) bí mật đem qua Hương Cảng. Lúc ấy là hạ tuần tháng 5 giữa lúc tôi cũng đang ở đó. Vừa nghe tin nước nhà đưa sang, nói rằng Hoàng Hoa Thám tướng quân đang giao chiến với quân Pháp gắp lắm. Chúng tôi thiết nghĩ việc cứu viện họ Hoàng là 1 việc nghĩa phải làm, không thể nào trì hoãn được. Bởi vậy chúng tôi nghĩ cách làm sao vận tải được khí giới về nước cho mau.
Muốn chở quân giới vào đất Trung Kỳ tất phải mượn đường đi tới Băng-Cốc., kinh dô nước Xiêm, tìm cách yết kiến nhà đương cuộc Xiêm cầu họ giúp đỡ cho mình. 2 quan đại thần lục quân và ngoại giao Xiêm quốc lúc ấy, hơi có ý muốn giúp đảng cách mạng ta, nhưng họ còn đang bàn tính với nhau chưa được nhất quyết.
Tôi lại nghĩ đảng cách mạng Trung Hoa thuở nay rất thạo nghề mật chở quân giới, cho nên tôi lật đật từ giã Xiêm kinh (Băng-Cốc) mà đi Nam Dương, yết kiến Chương Bình Lân. Chính tay họ Chương viết 1 bức thư, giới thiệu tôi đi tìm kiếm 1 tay làm đầu đảng cách mạng Trung Hoa để mưu với họ giúp sức cho mình.
Sau khi bàn định việc này xong rồi, tôi đã tới 1 hãng tàu Trung Hoa, thương thuyết với họ về khoản tiền tổn phí chuyên chở.
Nếu đừng có việc trở ngăn, thì cái ngày giờ chuyên chở quân giới của chúng tôi đã định xong rồi.
Không ngờ đâu bụng mình tính 1 đằng mà rồi việc làm trái đi 1 ngả. Trung tuần tháng 2 năm Canh Tuất (1910), tôi ở Nam Dương trở về thì nghe tin nói Bảo Hộ ra tay công phá đảng ta dữ lắm. Người chủ não của đảng ta ở trong nước là ông Ngư Hải đã bị nạn, đến đỗi việc đảng vỡ lở tứ tung. Bao nhiêu quân giới còn giấu đút ở Hương Cảng, vì sự đình trễ lâu ngày, thành ra tai tiếng thấu tới nhà đương cuộc Anh ở Hương Cảng hay dược. Cả thảy hơn 10 hòm súng đạn đều bị chính phủ Anh tịch thâu hết; ông Cảnh Lâm lại vì tội phạm cấm mà bị hạ ngục !
Trời ơi ! Tin hung báo đưa tới, không khác gì con dao đâm 1 mũi chí mạng vào trong cái kế bạo động của tôị Nhân đó có câu thơ cảm khái (vì bực tức mà cảm xúc trong lòng rồi than thở) như vầy :
Ưu thế kỷ hồ thương hải khấp.
Kinh nhân nhất chỉ ngọc sơn đồị
Nghĩa là :
Lo nước bao phen sa huyết lệ,
Tin quê đưa tới luống kinh tâm…
Lại còn 1 câu nữa :
Khả vô mãnh hỏa thiêu sâu khứ,
Thiên hựu cuồng phong tông hận tai
Nghĩa là :
Ðã không ngọn lửa thiêu sầu rụi,
Lại có cơn giông thổi giận thêm.
Ấy là những câu tả rõ tình hình cảnh ngộ của chúng tôi lúc bấy giờ.
Từ tháng 3 năm Canh Tuất (1910) trở đi, tôi bước vào thời kỳ hết sức thê lương.
Tin tức nước nhà, có khi vắng bặt mấy tháng trời, tôi không tiếp được mảy may nào. Vì Bảo Hộ thẳng tay làm chính sách khám xét thư từ và tịch thâu tiền bạc trong nước gửi ra cho chúng tôi.
Hồi này người Pháp có tính cách làm oai để cho đảng nhân đang bô đào (trốn tránh vì phạm tội) bên ngoài phải sợ, cho nên chỉ để tiết lộ ra ngoài những tin hung báo rằng đảng nhân nọ kia bên trong đã bị chém giết mà thôị Thành ra những tin tức đau lòng đứt ruột, không ngày nào không quấn quýt bên mình tôi.
Tôi dời về tỉnh thành Quảng Châu, thế mà quan quyền Pháp lại bỏ tiền mua chuộc bọn trinh thám người Tàu để làm khó cho tôị Ðến đỗi tôi không dám lấy bút mực làm sinh kế nữạ Sơm’ tối tôi chỉ nương dựa vào 1 bà nữ sĩ nghĩa hiệp trên 70 tuổi đầu, làm như bà Phiếu mẫu (bà lão giặt vãi, người đã cho Hàn Tín-lúc còn hàn vi phải đi câu-ăn 1 chén cơm. Sau khi làm Tể tướng, Hàn Tín đã cho bà lão ngàn lượng vàng để tạ ơn) nuôi cơm cho tôi ăn. Than ôi ! Bà chiếu cố tôi trong chỗ gió bụi lênh đênh, nuôi tôi không biết bao nhiêu bữa cơm mà nói, mà không hề nghĩ tới sự mai sau, trông mình đền đáp gì hết. Thật là Châu mẫu Việt thành, khiến cho tôi chết xuống đất cũng còn mang ơn ngậm vành kết cỏ vậỵ Bà họ Châu, tên là Bách Linh.

16. Trần Kỳ Mỹ và Hồ Hán Dân giúp sức :

Tháng 2 năm Tân Hợi (1911), tôi lại qua Xiêm.
Lúc bấy giờ người trong đảng ta cư ngụ nương náu ở nước
Xiêm, có bọn các ông Tử Kính, Vĩnh Long, Ngọ Sanh và Minh Chung, rủ
nhau chịu khó cày cấy ruộng nương, chăn nuôi gà vịt, để làm kế trử sức lâu ngàỵ
Các ông viết thư sang Hương Cảng kêu tôi qua.
Tôi suy nghĩ muốn bắt chước Ngũ Tử Tư ngày xưa cày ruộng đợi thời, cũng là kế hay, bèn đáp tàu qua Xiêm.
Sang đây, tôi tới ở sở ruộng Bạn-Thầm, tắm gió gội sương, dầm mưa trải nắng, cùng mấy anh em thiếu niên cùng chia sớt đắng cay, hầu cho tiêu bớt nông nỗi đau thương, ăn không ngồi rồi.
Tôi sống cái đời nông phu cực nhọc trước sau được 8 tháng.
Nhưng trong 8 tháng đó, tôi thấy trong mình vui vẻ thơ thới lạ lùng. Lúc khát gặp có suối nước thì uống, lúc đói vớ được trái cây thì ăn, cái ngày giờ cảm khái vô liêu (buồn bã, không có thú vị) của tôi lúc này, chôn đứt ở trong cảnh sống ăn sương hút gió, kể cũng là 1 cách sống thú vị của anh tráng sĩ đang cơn túng thế cùng đường. Bởi vậy, tôi cho câu chuyện đáng ghi chép là phải.
Hồi này rảnh rang nhàn thích, tôi soạn ra được nhiều bài văn quốc ngữ. Nào truyện Lê Thái Tổ, nào truyện Trưng Nữ Vương.
Nào là những khúc hát bài ca cổ võ tấm lòng yêu nước, yêu nòi, yêu giống. Tôi đem những bài ấy ra dạy cho những người ở trong sở ruộng học thuộc lòng, sớm tối họ thường nghêu ngao hát làm vuị Ấy là tôi muốn gieo hạt giống cách mạng ở giữa khoảng nước biếc non xanh vậỵ
Tháng 10 năm ấy (Tân Hợi, 1911), Phan quân Bá Ngọc (Phan Bá Ngọc) ở Hương Cảng sang Xiêm, đem cái tin Võ Xương khởi nghĩa nói cho tôi nghẹ Tôi lấy làm động tâm (xúc động) hết sức.
Hồi trước lúc tôi còn ở bên Nhật, từng có cơ hội kết giao với bọn lãnh tụ cách mạng Tàu như Hoàng Khắc Cường, Chương Thái Viêm. Lại cùng bọn Trương Kế và chí sĩ (người có tiết tháo và chí khí hơn người) các nước Triều Tiên, Nhật Bản, Ấn Ðộ và Phi Luật Tân, tổ chức ra hội “Ðông Á Ðồng Minh”. Chúng tôi với họ cũng là 1 hạng người đau lòng mất nước, mong phục nghiệp xưa, tôn chỉ vốn là tương hợp. Nay nghe tin quân cách mạng Trung Hoa dấy lên, khiến tôi có cái cảm giác “tiếng đồng reo tiếng chuông ứng”.
Nhân đó Bá Ngọc khuyên tôi nên trở về nước Tàụ
Tôi liền từ giả sở ruộng ở Xiêm mà đi.
*Hạ tuần tháng 11 (1911), tới Hương Cảng, anh em đồng chí tản tác các nơi, giờ đều quần tụ lại đây.
Lúc này tôi viết ra 1 bài chính kiến, tựa là “Liên Á xổ ngôn”, cốt bày tỏ kêu gào 2 nước Trung Hoa, Nhật Bản nên đấu sức cùng lòng, để sửa sang đại cuộc châu Á.
Bài này truyền ra, những người kiến thức đều khen ngợi tán thành.
Song thời cuộc Ðông Á, đến nay, xoay đổi khác hẳn sự trông mong của mình lúc dó. Thế mới biết việc đời lý luận đi tới sự thật không phải là chuyện dễ dàng. Bọn mình hay ngồi nói ngông tưởng hão, chỉ tổ làm trò cười cho người ta đó thôi.
Mùa xuân năm Nhâm Tý (1912), nước Trung Hoa Dân Quốc được thành lập, cuộc cách mạng thế là xong xôi; tôi bèn đi Thượng Hải, tìm thăm người bạn hào hiệp quen nhau thuở trước là Trần quân Kỳ Mỹ (Trần Kỳ Mỹ).
Giữa lúc này, Trần Kỳ Mỹ đang là Ðốc quân Thượng Hải, giúp cho tôi 1 số tiền lớn. Lâu nay tôi khốn khổ về cảnh túng bấn nghèo nàn, không khác gì người hết gạo nhịn ăn lâu lắm rồi, bây giờ được Trần Kỳ Mỹ vác 1 số tiền lớn lao mà cho mình, khiến mình vui mừng yên ủi, vì lại có tiền để hoạt động.
Vừa gặp lúc Dân đảng ỏ Quảng Ðông cũng thành công đắc chí, Hồ Hán Dân làm Ðô đốc, cùng với Cảnh sát cảnh trưởng Trần Cảnh Hoa, vốn tỏ ý đồng tình với đảng cách mạng nước ta, cho nên tôi nhân dịp lại đi Quảng Châu và định ở luôn tại đó.
Trung Hoa Dân Quốc dựng lên như có luồng gió tiếng vang, rung động tới nước mình nhiều.ï Dân khí ta lại phấn chấn đáo để. Những hạng chí khí lại rủ nhau bỏ nước mạo hiểm trốn ra ngoài, chân nối gót nhau tới Quảng Châu đông lắm.
Bọn ông Liệt Sanh ở Nam Kỳ qua; bọn ông Hải Thần (Nguyễn Hải Thần) ở Bắc Kỳ tới; bọn Ðặng Tử Kính và Ðặng Hồng Phấn thì ở Xiêm sang. Cho tới mấy anh em học tốt nghiệp ở trường Lục quân Quảng Tây lớp nọ, nay cũng đồng thời kéo đến Quảng Châu để hội họp nhau.
Chúng tôi có thuê 1 căn nhà ở ngoài thành để làm cơ quan, anh em tới ở đông quá, đến đỗi chật chỗ.
Ðảng viên xã hội Tàu ở Quảng Ðông là bọn các ông Ðặng Cảnh Á và Lưu Sư Phục, cũng ra tay giúp sức đảng cách mạng VN mà vận động giùm với các giới.
Chính phủ Quảng Ðông lúc bấy giờ vốn đã sẵn lòng ngó lơ cho ta, thành ra đảng ta tấn hành, mọi việc được thong thả tự nhiên, không bị trở ngăn lo ngại gì cả. Nhờ vậy mà đảng cách mạng ta có vẻ phấn khởi khá lắm.
Anh em đồng chí thấy vậy, đều khuyên nhủ thúc giục tôi nên thừa cơ hội này mà cử đồ đại sự. Sinh bình (lúc sống ở trên đời), tôi vốn ôm chủ nghĩa cấp khích nay lại được da số anh em đồng chí thúc hối tán thành, cho nên tôi càng quả quyết làm, vì đó mới có cái màn thất bại thê thảm lại diễn ra 1 lần thứ hai nữa.

17. Long Tế Quang bắt tôi hạ ngục :

Mồng 5 tháng 5 năm Nhâm Tý (1912), anh em trong đảng sửa sang tổ chức lại, thành ra hội “Việt Nam Quang Phục” (Việt Nam Quang Phục Hội hay Quang Phục Hội; cương lĩnh của đảng dựa trên Tam Dân
Chủ Nghĩa của Tôn Dật Tiên, người vừa thành công trong cuộc cách mạng Tân Hợi, 1911). Các đồng chí cử tôi giữ quyền tổng lý, Hoàng quân Trọng Mậu (Hoàng Trọng Mậu) thì làm bí thư.
Chúng tôi thảo ra th ể lệ cách thức đạo quân Việt Nam Quang Phục, lại in ra phiếu quân dụng riêng cho Việt Nam Quang Phục quân dùng với nhau. 1 mặt khác chúng tôi mượn in vô số sách vở văn bài cổ động, như là truyện “Hà thành Liệt sĩ” và bài văn khuyên bảo lính tập, rồi sai người chuyển vận về nước, rải phát tứ tung.
Tháng 2 năm Quý Sửu (1913), chúng tôi ủy ông Nguyễn Hải Thần làm chi bộ bộ trưởng hội Việt Nam Quang Phục ở Quế biên (giáp giới tỉnh Quế, tức Quảng Tây), ông Trần Văn Kiện làm chi bộ bộ trưởng ở Xiêm biên, còn ngả Ðiền biên (Ðiền là tên tắt của tỉnh Vân Nam) thì Ðổ quân Chơn Thiết (Ðổ Chơn Thiết) tự nguyện phụ trách.
Chúng tôi bàn định lúc nào cử sự (khởi sự làm) thì cả 3 mặt cùng tiến, cho nên sự sắp đặt từ trước sẵn sàng, chỉ còn đợi ngày giờ đến thì làm việc.
Tuy vậy, lúc ấy đảng ta vẫn có 1 vân đề khó nổi giải quyết, là vấn đề kinh tế.
Khó quá, kinh tế chưa được sung túc, mà đến khí giới quân lương cũng đều l ngại thiếu thốn nữa mới khổ. Nhưng nếu đừng có việc tai biến (tai họa và biến cố) gì xảy ra 1 cách bất ngờ, để chúng tôi còn có ngày giờ thì vấn đề dầu khó mặc lòng, họa may có thể trù tính xong được. Song chẳng may thuyền xuôi gió ngược, tai biến xảy ra không ngờ, làm cho toàn cuộc mưu tính của tôi hư hỏng tiêu tan như bọt nước bóng mâỵ Hán Võ Hầu (Gia Cát Khổng Minh) than rằng đời khó được như ý, thật đúng lắm thay !
Mùa hạ năm Quý Sửu (1913), ở tỉnh thành Quảng Ðông có việc quân lính nổi dậy gây biến, cốt đánh đổ Ðô đốc Trần Cảnh Hoa, làm cho Trần phải chạỵ Long Tế Quang kéo binh tới, tự lãnh chức Ðô đốc Quảng Ðông.
Thuở nay, họ Long với đảng cách mạng VN vẫn không quen biết nhau và không quan hệ liên lạc với nhau bao giờ. Ðã vậy mà Long lại là người thù ghét vây cánh Hồ Hán Dân và Trần Cảnh Hoa, chỉ muốn có dịp bài trừ cho tiệt. Thành ra đảng ta bị vạ lây; tôi phải ôm cái cảm khái thỏ chết chồn đau, vì Hồ – Trần thất bại, đảng ta không chỗ nương dựa ở Quảng Ðông nữa.
Lúc đó tôi muốn bỏ đi nơi khác cho mau, nhưng vì có công việc của đảng còn ràng buộc, bỗng chốc thu xếp không kịp, tôi đành phải nấn ná ở lại.
Nhưng cũng lo phòng thân, tôi lật đật viết thư lên Nguyễn quân Ðĩnh Nam (Nguyễn Ðĩnh Nam; tức Nguyễn Thượng Hiền), cậy ông tìm cách vận động xin giùm tôi 1 hộ chiếu, để nữa tôi có đi đâu mới được.
Nguyễn quân vốn là 1 người nhiệt tâm với nước. Sơ tuần tháng 7, ông tiếp được thư tôi, lập tức lấy được giấy hộ chiếu của Bộ ngoại giao Bắc Kinh gửi xuống cho tôi. Có tờ hộ chiếu nằm trong tay rồi, tôi bớt lo sợ.
Vả lại các bạn đồng chí cùng ở Quảng Ðông với tôi lúc bấy giờ khá nhiều, nếu như đồng thời giải tán, muốn đi đâu cũng phải cần có phí khoản mà hiện tạ tiền bạc không có, thành ra chúng tôi đành chịu nấn ná ở lại đây với nhau, không tính đi đâu được.
Cách không bao lâu, có tin báo rằng quan Toàn quyền Ðông Pháp sắp tới Quảng Ðông. Kế 1 tuần sau, thì các cơ quan hành sự của đảng ta đều bị khám xét và được lịnh giải tán. Tôi với yếu nhân của đảng là Mai quân (tức Mai Lão Bạng, 1 linh mục theo VN Phục Quốc Hội, chết năm 1942) cùng bị bắt hạ ngục. Nguyên trước, Hoàng quân Trọng Mậu (Hoàng Trọng Mậu) có việc đi Vân Nam và Phan quân Bá Ngọc (Phan Bá Ngọc) hồi xuống tàu đi Nhật Bản, đều căn dặn tôi nên liệu cơ mà từ giã Quảg Ðông kẻo nguỵ Song tôi suy nghĩ các bạn đồng chí đang ở Quảng Ðông với mình vô số, mình không đành lòng nào lo riêng 1 mình. Vì đó mà tôi cứ do dự chần chờ, mới vương lấy tai ách bây giờ.
Ban đầu mới bị bắt, tôi vẫn tự nghĩ rằng mình không đến nỗi nào phải chết. Ðến lúc thấy cách thức người ta áp giải mình đi dọc đường, nào xiềng tay, nào trói chặt, dẫn vô tới gục thất, họ lại giam trong ngục thất chung 1 chỗ với bọn tù xử tử, bấy giờ tôi mới biết rằng Ðô đốc Long Tế Quang không đãi tôi là hạng tù chính trị, vậy thì ngày giờ tôi chết gần đến nơi rồi !
Từ khi xuất dương tới giờ, tôi được nếm mùi ở tù, lần này là lần thứ nhất. Nhưng Mai quân hơn tôi : lần này ông ta vào ngục là lần thứ 3 rồi.
Vào ngục bữa đầu hết, tôi với Mai quân ở chung 1 sà lim. Ðêm hôm ấy, tôi đọc miệng 1 bài thơ an ủi Mai quân như vầy :
Phiêu bồng ngã bối các tha hương
Tân khổ thiên quân phận ngoại thường
Tính mạng kỷ hồi tần tử địa
Tu mi tam độ nhập linh dường
Kinh nhân sự nghiệp thiên đào chú
Bất thế phong vân đế* chủ trương
Giả sử tiền đồ tận di thản
Anh hùng hào kiệt giã dung thường
Ðại ý là :
Bơ vơ đất khách bác cùng tôi :
Riêng bác cay chua nếm đủ mùị
Tính mạng bao phen gần chết hụt.
Mày râu ba lượt bị giam rồi !
Trời toan đại dụng nên rèn chí,
Chúa* giúp thành công tất có hồi
Nếu phải đường đời bằng phẳng hết ,
An hùng hào kiệt có hơn aị
(* Vì Mai Lão Bạng là linh mục nên Phan Bội Châu mới có câu này).
Còn tôi thì tự an ủi mình bằng 1 bài thơ nôm như sau :
Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu,
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù.
Ðã khách không nhà trong bốn biển,
Lại người có tội giữa năm châu
Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế,
Mở miệng cười tan cuộc oán thù.
Thân nọ vẫn còn, còn sự nghiệp,
Bao nhiều nguy hiểm sợ gì đâu
Làm xong 2 bài thơ, tôi ngâm nga lớn tiếng rồi cả cười, vang động cả 4 vách, hầu như không biết thân mình đang bị nhốt trong ngục.
*
Qua ngày thứ nhì, người ta nhốt riêng tôi và Mai quân mỗi người ở cách biệt nhau một nới. Thế là từ hôm nay, tôi là thằng tù bơ vơ trơ trọi ở chốn tha hương khách địa.
Những nỗi khổ nhục ở trong khám, cố nhiên mình chẳng nên xót xa than thở làm gì. Duy có 1 điều đau đớn là mình phải cách trở anh em, tuyệt hẳn tin tức, mà ở trong ngục chỉ có 1 mình nói tiếng VN cho mình nghe thôi, luống nghĩ tự buồn rầu cho thân phận, rồi lại chạnh niềm nhớ tới công việc thất bại, khiến tôi phải đau lòng mà khóc, nước mắt tầm tã như mưa. Thật là từ lúc cha mẹ đẻ tôi ra đến nay chưa hề lúc nào biết mùi đau đớn như bây giờ.
Mà từ lúc cha mẹ đẻ ra, tôi chưa hề nếm mùi đau đớn như vầy, đầu giây mối nhợ là vì cái chí tôi hoài bão từ 30 năm trước.
Cái chí tôi hoài bão ra thế nào ?
Thì chỉ muốn đổ máu ra mà mua sự tự do, đánh đổi cái kiếp tôi tớ lấy quyền tự chủ đó thôi.
Ôi ! Cái chí tôi hoài bão như thế, cứ lấy thiên chức quốc dân ta mà nói, có ai dám bảo rằng : không nên. Song ôm cái chí đó mà có làm thành việc lớn chăng, thì phải nhờ có bắp thịt cứng ra thế nào, học thức giỏi ra thế nào, thủ đoạn có tài thao túng (cầm nắm và buông thả ra) ra thế nào, thời thế có khéo xoay chuyển thế nào mới được. Ðằng này tôi tự hỏi lấy tôi, bất quá như anh mù cỡi ngựa đui vậy thôị Bây giờ kết quả thất bại như thế này, chính vì tôi dở mà ra, con than trách gì nữa !
Tuy vậy, tôi nghĩ trong thế giới chẳng lẽ nào có 1 con nước hễ đã xuống rồi thì không bao giờ nó lại lên, chẳng lẽ nào có 1 cuộc đời hễ đã thành rồi thì không có lúc thay đổi; bởi vậy, cái cuộc thất bại của tôi tạo ra ngày nay, biết đâu không phải là cái phước cho quốc dân sau này ?
Than ôi ! Dòng dõi Hùng vương chưa chết hết, chuyện cũ Lê hoàng còn mới hoài, phàm là quốc dân ta, ai hoài bão chí muốn như ta, tất có ngàn ta, muôn ta, ức triệu ta, nên lấy việc thất bại trước của một ta mà răn mình, để cho được trở nên những người năng y, không đợi tới 9 lần đứt tay mới hay thuốc !
Tôi lại nghĩ tôi là 1 người trong tay không có lấy 1 miếng sắt, trên mặt đất cũng không có lấy 1 chỗ nào đứng chân, chẳng qua mình chỉ là 1 thằng tay không chân trắng, sức yếu tài hèn, lại đòi vật lộn với hùm beo có nanh dài vuốt nhọn. Ai biết lòng mình thì than tiếc dùm mình mà nói :
Gan to !
Ai muốn bắt lỗi mình thì cả thể bảo mình :
Ngu quá !
Tóm lại, trong đời người thật không có ai ngu lạ như tôị Nếu có phải tính mạng của tôi đến ngày hôm nay là ngày cùng rồi, khi tôi chết, người ta cứ đặt tên hèn cho tôi là Kỳ ngu thì đúng lắm, không đổi được chữ nào khác hơn. Nhưng nếu muôn một mà tôi không chết, thì rồi sau thấy beo cọp há lại không thể đánh được ư ? Xin quốc dân ta nên xem gương mà tự răn lấy mình.
Lịch ta ngày 25 tháng Chạp năm Quý Sửu (1913).

Sào Nam tử viết tập “Ngục Trung Thư này ở nhà ngục Quảng Châu, sau khi vào ngục được 3 ngày.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN