Ngược Về Thời Lê Sơ (tái bản) - Chương 34: Thiên thời địa lợi
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
78


Ngược Về Thời Lê Sơ (tái bản)


Chương 34: Thiên thời địa lợi


Trung thành không thể thong qua thề thốt mà tin tưởng được. Nhưng nếu ngươi là một người đủ sức mạnh, đủ quyền lực, có tương lai… và ngươi cũng đảm bảo được tương lai của đối phương thì tất nhiên sẽ có được sự trung thành của họ. Còn mức độ trung thành đến đâu thì tùy thời cuôc.

– Ta muốn chiếm lấy 4 chiếc chiến thuyền của quân Minh trên đảo Ngô Chi Châu, ngươi có kế sách gì không?

Giờ đây Nguyên Hãn đưa ra một khảo nghiệm cuối cùng cho tên con lai nhười Hồ này. Quả thật người có thể bàn mưu tính kế bên cạnh hắn rất hiếm hoi. Kể cả các lão binh gia tướng cũng là các nhân vật quen nghe lệnh mà thôi, nếu nói về dẫn binh theo lệnh mà hành sự họ là số 1 nhưng nói đến độc lập tự chủ, hoặc tham mưu cho Nguyên Hãn thì họ lại làm không nổi.

– Bẩm tướng quân, đảo Ngô Chi Châu rộng hơn đảo Phượng Hoàng rất nhiều. Có hai bãi biển có thể đổ quân số lượng lớn là phía đông nam và phí Bắc của đảo. Nhưng chắc chắn hai nơi này đã có trọng binh của quân Minh canh phòng. Nhưng tại vị trí này, và chỗ này toàn toàn có thể đổ quân theo thuyền nhỏ. Sau đó sẽ có hai cánh rừng cây bụi tại đây có thể che dấu cho chúng ta. Con đường này chỉ có hải tặc mới biết. Tiếp theo đó chúng ta có thể thực hiện hai 2 kế sách, Một là công thẳng vào doanh trại chính của quân Minh bao vây tiêu diệt chúng. Nhưng kế này có một lỗ hổng là quân Minh canh gác tại bến cảng có tầm 200 người nên hoàn toàn có thể điều khiển 2 chiếc tuyền chạy mất nếu chúng thấy bất lợi. Trung sách là chúng ta đi đường nhỏ công chiếm bến cảng chiếm lấy 4 chiến thuyền. Nhưng lúc này chúng ta sẽ gặp phải sự tấn công mãnh liệt của gần một ngàn quân Minh từ doanh trại tiếp cứu. Vì chúng không còn đường lui nên sẽ chiến đấu đến chết mới thôi. Một ngàn quân Minh này có trang bị giáp trụ mà khiên lớn nên không dễ dàng dùng hơn 250 binh của tướng quân mà tiêu diệt, với vũ khí của tướng quân thì phần thắng vẫn là chúng ta. Nhưng thương vong là khá lớn.

Tên Mã Diễn nói chung là dốc hết ruột gan ra mà bày kế, vì hắn biết muốn có chỗ đứng trong lòng vị tướng quân trẻ tuổi này thì phải thể hiện ra tài hoa của mình.

– Khá tốt, 250 binh không đủ thì tăng lên 500 binh… đợi vài ngày để tăng binh… ngươi có thể gọi ta là Hãn Công tử được rồi.. không cần gọi tướng quân.

Nguyên Hãn quyết định không vội nhất thời mà phải tăng binh. Hành quân từ rừng Thần đến Vân Đồng rồi đi ra Hải Nam kể cả hành quân lẻ tẻ thì cũng chỉ mất mười ngày. Vậy chỉ cần 20 ngày sau là có thể tấn công đảo Ngô CHi Châu. Từ lúc này đến 13 tháng 6 còn rất nhiều thời gian nên hắn không quá vội vã tấn công ngay lập tức.

– Bân Lão tướng quân, việc này rất quan trọng lien quan đến tương lai của Thần quân. Lão đi một chuyến về căn cứ điều ra cho ta hết thảy lão binh đao kiếm thuẫn cộng thêm 250 tên cung thủ trẻ tuổi. Nhớ súng kíp phải đầy đủ, nếu chưa đầy đủ có thể chờ đợi them đến khi đầy đủ thì thôi. Mang theo 150 tên công tượng cả thợ rèn lẫn thợ mộc tất cả hành động hết sức cẩn thận. Đây là 3 phong thư ngươi đem về giao cho mẫu thân, cậu ta và một bức co Trần Phúc tướng quân.

Nguyên Hãn giao phó công việc cho Trần Bân lão gia tướng, 250 binh sĩ của hắn sẽ ở lại đảo Phượng Hoàng chờ đợi, lương thực tại đây vãn đủ cầm cự tầm hai tháng. Đó là do lũ hải tặc đã chết gần hết thế nên lương thực dự trữ lại thành ra nhiều. Nguyên Hãn nếu muốn tham gia đục nước béo cò chuyện lộn xộn của Trung Hoa lần này thì hắn phải lập cơ sở tạm thời tại vùng biển này. Chỉ có thể như vậy mới thuận lợi mà tham dự vào.

Còn một chuyện nữa hắn đang đắn đo, trước đây vì tài lực không có nên Nguyên Hãn bắt buộc phải nghĩ cách buôn bán nhỏ lẻ tạo thành một thương đội đi đường bộ đến Châu Âu, kể cả hắn nắm vững tuyến đường thì cũng phải mất hai năm cả đi cả về. Nhưng giờ đây tình hình đã đổi thay, nếu hắn chiếm được một vài chiến hạm tốt của Trung Quốc thì Nguyên Hãn hoàn toàn có thể dong thuyền đến Châu Âu.

Trịnh Hòa trong lần đầu tiên đi khám phá tong mấy 2 năm chỉ có thể đi đến Kozhikode một tỉnh cực nam của Ấn Độ. Nhưng đó là vì hắn không biết đường vừa phải đi vừa phải dò, lại còn thêm nhều lần đi lạc. do đó không thể nào đi nhanh được. Nhưng đến lần thứ 6 ra khơi vì quen đường mà chỉ trong 1 năm thôi Trịnh Hòa hạm đội có thể đi tới hẳn cả đảo Brava ở gần Địa Trung Hải.

Nhưng Nguyên Hãn thì biết đường mẹ nó rồi, chỉ cần có một tên thủy thủ kinh nghiệm thì với bả đồ thế giới mà Nguyên Hãn vẽ ra thì hắn có thể đi ngang. Tất nhiên phải có thuyền viễn dương đủ chắc chắn nếu không thì gặp gió bão chết cả lũ. Nhưng Nguyên Hãn không sợ tuyến đường của hắn là đi dọc bờ Biển Lục địa. Dù có hơi vòng vèo nhưng nhanh gấp mấy lần đi đường bộ là rõ ràng.

Thứ đến đi đường biển rất có lợi, một là hàng hóa trở được cực nhiều. Quân sĩ mang theo cũng được đông hơn. Tiếp theo là có thể trang bị Đại bác trên thuyền, đảm bảo an toàn hơn nhiều so với đi đường bộ. Sợ nhất chỉ là Bão tố trên biển thôi. Nhưng con đường hàng hải tránh những vùng nhiều bão thì Nguyên Hãn có rồi. Không quá xui xẻo thì hắn hoàn toàn có thể trong 6 tháng đến được Châu Âu nếu đi đường biển àm sức khỏe của binh sĩ của hắn sẽ được dảm bảo tuyệt đối. Nếu đi đường bộ thì sẽ có hi sinh là điều không tránh khỏi.

Nói đến chuyện sức khỏe thì lại có một vấn đề khác được bàn đến. Trịnh Hòa đội ngũ xuất phát thường là tầm 3 vạn người. Một hạm đội khổng lồ như vậy vấn đề cấp dưỡng quá khó khăn. Kể cả họ có cập bờ thì mỗi lần mua lương thực thì cũng phải tìm những thành phố lớn. Nước ngọt lại càng là vấn đề muôn thủa của họ. Tiếp theo đó là bệnh xấu máu hoành hành, thật ra đó là bệnh chung của người đi biển do thiếu rau xanh dễ dẫn đến thiếu Vitamin. Nhưng người thời này không biết mà coi đó là bệnh xấu máu, hạm đội của Trịnh Hòa khi đi ba vạn khi về một vạn thì có đến phân nửa người chết là vì bệnh xấu máu này. Nhưng với Nguyên Hãn một bác sĩ của nền Y học hiện đại thì đó chỉ là chuyện muỗi. Có một ngàn lẻ lột cách hán có thể khắc phục chuyện này.

Nguyên Hãn quyết định hạm đội đi Châu Âu của hắn không thể vượt quá một ngàn người kể cả nô lệ trèo thuyền. Vậy thì hắn có thể ghé vào làng chài ven biển cũng có thể bổ xung lương thực bình thường. Không mua được thì cướp thôi, với pháo và vũ khí trên thuyền hắn sẽ khinh thường hạm đội đông hơn hắn gấp 3 lần.

Ý nghĩ đi bằng thuyền của Nguyên Hãn không thể nào kìm nén lại được. Vậy nên suy nghĩ của hắn bắt đầu xoay qua việc phát triển Hàng Hải.

Lúc này đây bình tâm suy nghĩ thì Nguyên Hãn mới phát triển hàng hải là chuẩn xác nhất kể cả buôn bán với Châu Âu hay đánh nhau với Trung Quốc và các nước lân bang. Suy nghĩ ban đầu của Nguyên Hãn vẫn bị bó buộc bởi một nửa linh hồn thế kỉ 14 do đó nghĩ đến chiến tranh hay đi xa thì việc đầu tiên là xe ngựa, bộ chiến. Nhưng sự thật đó là thủy chiến mới thực sự có lợi cho Đại Việt.

Nguyên nhân thì có rất nhiều, nhưng nếu tập trung sức mạnh vào hải quân thì Nguyên Hãn chiếm được cả thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Thiên thời là ở cái thời đại này hay nói đúng hơn là đầu những năm của thế kỉ 15 này súng thần công vẫn chưa phát triển, nếu Nguyên Hãn tổ kiến được một hạm đội dày đặc súng thần công thì hắn là bá chủ trên đường thủy. Địa lợi đó là vi Việt Nam sông ngòi chằng chịt xỏ ngang toàn bộ đât nước muốn tiến quân trên bộ thì cần vượt sông. Chỉ cần có một hạm đội mạnh áng ngữ trên sông thì việc quân Minh muốn vượt qua là trăm khó ngàn khó. Nhân hòa đó là dân Việt nam có rất nhiều cư dân chài lưới dọc ven biển và sông ngòi, muốn tổ kiến thủy quân thì dễ như trở bàn tay.

Với cả ba yếu tố thuận lợi trên mà không tổ chức thủy quân thì đúng là quá thất sách. Tất nhiên không thể không quan tâm bộ binh vì đây mới là lực lượn chính tham chiến vè truy quét quân địch. Nhưng kể cả như vậy muốn bộ binh hành quân nhanh chóng ở đất Đại Việt chỉ có thể đi đường thủy là tiện nhất. Tầm quan trọng của thủy quân ở Đại Việt đã được các bậc cha chú quan tâm, nói đơn giản thôi đó là Trần Quang Khải của nhà Trần. Ông này luôn có tư tưởng khống chế quân số ở mức vừa đủ, tránh gánh nặng cho kinh tế, song đối với thủy quân thì ông liên tục mở rộng, liên tục đầu tư cải tiến.

Nguyên Hãn là muốn thành lập cứ địa ngay trên đảo Phụng Hoàng hoặc đảo Ngô Chi Châu. Việc đúc pháo và cải tạo thuyền phải được thực hiện ngay tại đây. Nếu đúc Pháo tại rừng thần sau đó mang ra biển sẽ rất tốn công và phức tạp, có khi còn bại lộ trước ánh mắt nhà Hồ.

Một trăm hải tặc cuối cùng cũng đã tìm được công tác, sau này họ chính là những nô lệ trèo thuyền cho thủy binh rừng Thần

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN