Nguồn Gốc Của Muôn Loài - Chương I: Sự Biến Đổi Trong Điều Kiện Được Thuần Dưỡng
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
229


Nguồn Gốc Của Muôn Loài


Chương I: Sự Biến Đổi Trong Điều Kiện Được Thuần Dưỡng


Nguyên nhân của tính biến đổi – Những ảnh hưởng của thói quen – Mối tương quan của tăng trưởng -Tính kế thừa – Đặc điểm của những biến thể được thuần hóa – Những khó khăn trong việc phân biệt giữa biến thể và loài – Nguồn gốc của biến thể thuần dưỡng từ một hoặc nhiều loài – Những con chim bồ câu được nuôi trong nhà, sự khác biệt và nguồn gốc của chúng – Nguyên tắc của sự lựa chọn mà đã được công nhận từ xa xưa, những ảnh hưởng của nó – Sự lựa chọn kỹ càng logic và vô thức – Nguồn gốc chưa được biết đến của những con thuần hóa – Những điều kiện thuận lợi nhất cho sự lựa chọn của con người.

Khi chúng ta nhìn vào những cá thể của một biến thể hay là tiểu biến thể của các loài cây được trồng và loài động vật được thuần dưỡng từ lâu của chúng ta, một trong những điểm gây sự chú ý đầu tiên là chúng nhìn chúng khác nhau rất nhiều hom so với các cá thể của bất kỳ loài hoặc biến thể nào khác trong tự nhiên. Khi mà chúng ta tìm hiểu về sự đa dạng rộng lớn của những loài cây và động vật mà đã được nuôi, trồng, mà đã biến đổi trong suốt tất các thời đại dưới những điều kiện khí hậu và sự đối xử khác nhau, tôi nghĩ chúng ta sẽ đi đến một kết luận rằng tính thay đổi lớn hơn chỉ đơn giản là do những cây con vật nuôi của mọi người đã được thuần dưỡng trong điều kiện sống không hề giống như, và phần nào đó khác biệt so với, những điều kiện mà cha mẹ chúng đã sống trong thiên nhiên. Tôi cho là cũng có một vài khả năng theo như quan điểm của Andrew Knight rằng tính biến đổi của có thể một phần liên quan đến sự dư thừa thức ăn. Dường như khá rõ ràng là thực thể hữu cơ, qua nhiều thế hệ, phải được tiếp xúc với điều kiện sống để có thể gây nên một vài biến đổi đáng kể; và rằng một khi tổ chức cơ thể bắt đầu biến chuyển, nói chung nó sẽ tiếp tục biến đổi theo nhiều thế hệ sau đó. Chưa hề có trường hợp nào cho thấy một thực thể đã biến đối lại ngừng không chuyển biến nữa trong môi trường thuần dưỡng. Nhũng loài cây được trồng sớm nhất của chúng ta, chẳng hạn như lúa mỳ, vẫn thường sinh ra những biến thể mới; vật nuôi sớm nhất của chúng ta vẫn còn có khả năng biến đổi và cải thiện bản thân nhanh.

Mọi người vẫn đang tranh cãi tại thời kỳ nào của chu trình sống, các nguyên nhân của sự thay đổi, cho dù là nguyên nhân nào đi chăng nữa, thường xuất hiện; liệu có phải trong suốt quá trình ban đầu hay cuối của giai đoạn phát triển phôi thai, hay là ngay ở quá trình thụ thai. Những thí nghiệm của Geoffroy St Hilaire cho thấy rằng sự đối xử phi tự nhiên đối với bào thai gây ra quái thai; và các quái thai không thể bị tách rời bởi bất kỳ sự phân chia rõ ràng nào chỉ từ những biến đổi. Tôi hết sức nghi ngờ nguyên nhân thường xuyên nhất của tính biến đổi có thể là cơ quan sinh sản của con đực và con cái đã bị ảnh hưởng trước khi thụ thai. Một số nguyên nhân khiến tôi tin vào nhận định này, nhưng nguyên nhân chính là ảnh hưởng đáng kể do sự giam hãm và thuần hóa tới các chức năng của hệ thống sinh sản. Hệ thống sinh sản rất dễ bị ảnh hưởng hơn so với bất kỳ cơ quan nào khác của cơ thể trước thay đổi của điều kiện sống. Không gì dễ hơn việc thuần chủng một con vật, và cũng dễ dàng khiến chúng sinh sản tự do trong điều kiện bị giam hãm, thậm chí trong rất nhiều trường hợp khi cả con đực và con cái được sống chung. Có vô số loài vật không sinh nở, cho dù sống lâu trong điều kiện không bị giam cầm quá trong đất nước bản địa của chúng! Hiện tượng này nói chung bắt nguồn từ những con côn trùng gây hại; nhưng cũng có vô số loài thực vật với sức sống tràn trề nhưng lại hiểm khi hoặc không bao giờ ra hạt giống! Trong một số trường hợp như vậy, người ta nhận thấy là những thay đổi rất nhỏ, chẳng hạn như ít hay nhiều nước hơn một chút tại một giai đoạn nhất định trong quá trình phát triển, sẽ là nhân tố quyết định xem loại cây đó có sinh sàn không. Ở đây tôi không thể đi vào quá chi tiết những gì mà tôi thu thập được về chủ đề đầy sự tò mò này; nhưng để chứng minh các quy luật kỳ lạ quyết định khả năng sinh sản của động vật trong điều kiện bị giam cầm, tôi xin đưa ra những loài vật ăn thịt, thậm chí từ vùng nhiệt đới, sinh sản tại đất nước này khá dễ dàng trong điều kiện bị giam giữ, trừ trường họp loài động vật đi bằng gan bàn chân hoặc gia đình nhà gấu; trái lại, những loài chim ăn thịt, hầu như không có ngoại lệ, rất hiếm khi đẻ trứng. Nhiều loại cây ngoại lai hoàn toàn vô dụng, trong điều kiện sống giống hệt như của những loài lai không sinh sản. Một mặt khi chúng ta bắt gặp những động thực vật được thuần dưỡng, mặc dù thường yếu và hay bị đau ốm, sinh sản dễ dàng trong điều kiện bị giam giữ; và mặt khác khi chúng ta thấy những cá thể, được lấy đi khi còn nhỏ trong tự nhiên, được thuần dưỡng tuyệt đối, sống lâu, khỏe mạnh (tôi có thể đưa ra rất nhiều ví dụ minh chứng cho trường hợp kiểu này), nhưng lại có hệ thống sinh sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi những nhân tố không cảm nhận được do không hoạt động đúng chức năng. Chúng ta không cần phải ngạc nhiên trước hệ thống này, khi mà nó nằm trong điều kiện bị giam giữ, hoạt động không hoàn toàn bình thường, và sinh những đứa con không được hoàn chỉnh như cha mẹ chúng hoặc là biến thể.

Sự vô sinh thường được người ta cho rằng là do cách làm vườn; nhưng xét trên khía cạnh này, chúng ta sẽ thấy tính biến đổi cũng là do nguyên nhân đó – nguyên nhân gây ra tình trạng vô sinh; và tính thay đổi là nguồn của tất cả sản phẩm tốt nhất của khu vườn đó. Tôi xin nói thêm rằng một số cá thể sẽ sinh sản tốt nhất trong điều kiện nhân tạo (chẳng hạn như loài thỏ và chồn íìirô bị nhốt trong chuồng), cho thấy hệ thống sinh sản của chúng, do đó, không bị ảnh hưởng; tưcmg tự như vậy có một vài loài thực vật và động vật lại không thích hợp với điều kiện thuần dưỡng, và thay đổi rất ít – có lẽ thay đổi ít hơn so với khi chúng trong tự nhiên.

Chúng ta sẽ chẳng có khó khăn gì để đưa ra một bản danh sách dài liệt kê tên “các loài cây khác biệt”; theo nghĩa này, người làm vườn hàm ý chỉ một nụ hay mầm cây, mà đột nhiên tiếp nhận một đặc tính mới đôi khi rất khác lạ so với các cây còn lại. Những nụ kiểu này có thể được sinh ra bởi cấy ghép, hay đại loại như thế, và có khi lại do hạt giống. “Những loài biến dị” này là cực kỳ hiếm trong tự nhiên, nhưng lại khá phổ biến trong nuôi ưồng nhân tạo; và trong trường hợp này chúng ta thấy cách đối xử của bố mẹ đã ảnh hưởng tới một nụ hay mầm hoa, nhưng không ảnh hưởng tới noãn hay phấn hoa. Nhưng ý kiến của hầu hết các nhà sinh lý học là không có sự khác biệt cơ bản nào giữa một cái nụ và noãn hoa trong giai đoạn đầu sự hình thành của chúng; để mà trên thực tế “các cây biến dị” minh chửng cho quan điểm của tôi, rằng tính biến đổi có thể chủ yểu gây ra bởi noãn hoa hay phấn hoa, hoặc là cả hai bị ảnh hưởng bởi cách đối xử của cây bố mẹ trước giai đoạn thụ phấn. Những trường hợp này chứng minh rằng sự biến đổi không nhất thiết, như một số học giả đã nghĩ, phải liên quan đến hoạt động của cả thế hệ.

Những cây con từ một nhành cây, và những con cùng được sinh ra trong một lứa, đôi khi lại khác xa nhau, mặc dù cả đứa con và bố mẹ, như Muller nhận xét, rõ ràng được đặt trong điều kiện sống như nhau; thực tế này cho thấy ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện sống là rất ít nếu so sánh với các quy luật của sinh sản, và của trưởng thành, và của kế thừa; bởi vì nếu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện sống có lớn, nếu bất kỳ một đứa con nào biến đổi, thì tất cả chúng đã phải giống nhau. Đe đánh giá ảnh hưởng trực tiếp của nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, thức ăn, v.v… là không dễ dàng trong trường hợp của bất cứ sự biến đổi nào: ấn tượng của tôi là với động vật, những tác nhân như vậy gây rất ít ảnh hưởng trực tiếp, cho dù rõ ràng ảnh hưởng trực tiếp nhiều hem đối với cây. Theo quan điểm này, những thí nghiệm gần đây của ông Buckman cực kỳ quý báu. Khi tất cả hoặc hầu như tất cả các thể sống tồn tại trong điều kiện nhất định chịu ảnh hưởng giống nhau, sự thay đổi lúc đầu có vẻ như là trực tiếp do những điều kiện kiểu đó; nhưng trong một số trường hợp thì lại cho thấy những điều kiện đối nghịch lại mang lại kết quả thay đổi tưcmg tự trong cấu trúc. Tuy vậy một số thay đổi nhỏ, tôi nghĩ, có thể là do ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện sống – như trong một số trường hợp, sự tăng kích thước cơ thể do cỏ nhiều thức ăn, thay đổi màu do một vài loại thức ăn và ánh sáng gây ra, và có thể là cả độ dày của bộ lông do khí hậu chuyến biến.

Thói quen cũng có một ảnh hưởng quan trọng, như trong giai đoạn ra hoa mà cây được chuyển sang nơi có khí hậu khác. Đối với động vật, nó có ảnh hưởng còn sâu sắc hom; ví dụ tôi tìm thấy trong một con vịt được nuôi những xưomg cánh nhẹ hơn và xưomg chân nặng hom, tính theo trọng lượng của toàn bộ cơ thể, so với những loại xưomg đó của một con vịt hoang; và tôi suy luận với độ tin cậy cao là sự thay đổi này do vịt nuôi bay ít hom và đi nhiều hom so với vịt hoang. Sự phát triển mạnh mẽ mang tính di truyền của vú bò và dê trong những nước mà chúng thường cho sữa, nếu đem so với tình trạng của những bộ phận đó ở các nước khác, lại là một ví dụ nữa về tác động của việc sử dụng. Chúng ta không thể kể ra một con vật được nuôi nào mà, tại một vài nước, không có đôi tai rủ xuống; và quan điểm được chia sẻ bởi một vài học giả, là đôi tai rủ xuống là do việc không sử dụng cơ tai bởi vì chúng không sử dụng tai nhiều để đoán nhận nguy hiểm đang rình rập.

Có rất nhiều quy luật chi phối sự biến đổi, một vài trong số chúng khá khó hiểu, và do đó nên được đề cập một cách ngan gọn. Ở đây sẽ chỉ nói một cách gián tiếp về cái có-thể được gọi là sự tương quan tăng trưởng. Bất cứ một thay đổi nào trong bào thai hoặc trong ấu trùng hầu như sẽ chắc chắn gây ra thay đổi trong con vật khi trưởng thành. Trong những dị dạng, sự tương quan giữa các phần riêng biệt là kỳ lạ; và chúng ta có thể tìm thấy nhiều ví dụ trong công trình nghiên cứu vĩ đại của Geoffroy St Hilaire về chủ đề này. Những người nhân giống tin rằng những chi dài thường đi kèm với đầu dài. Một vài ví dụ về sự tương quan là hơi buồn cười: những con mèo biến dạng với cặp mắt xanh chắc chắn là bị điếc; màu sắc và đặc tính kỳ lạ thể chất đi cùng nhau, trong đó rất nhiều trường hợp nổi tiếng có thể được đưa ra đối với động thực vật. Từ những chứng cứ thu thập bởi ông Heusinger, dường như là cừu trắng và lợn bị ảnh hưởng khác biệt từ những cá thể màu bởi các chất độc rau nhất định. Những con chó không có lông thì có hàm răng không hoàn chỉnh, những loài động vật lông dài và thô thường hay có, như đã được khẳng định, nhiều sừng hoặc sừng dài; những con chim bồ câu với đôi chân có lông có mang da ở giữa ngón chân cái ngoài; chim bồ câu với mỏ ngắn có chân bé, và những con với cái mỏ dài có chân to. Với lý do này, nếu con người tiếp tục lựa chọn, và kết quả là tăng, đặc tính kỳ lạ, chúng ta sẽ hầu như không tránh khỏi biến đổi một cách vô thức những cấu trúc của bộ phận khác, do những quy luật bí hiểm của sự tưomg quan tăng trưởng.

Kết quả của những quy luật đa dạng, ít được biết tới hoặc là khó hiểu, của sự biến đổi cực kỳ là phức tạp và đa dạng. Chúng ta nên nghiên cứu một cách kỹ lưỡng cẩn thận một số cuốn viết về những cây đã được trồng lâu đời, như cây dạ hưorng lan, khoai tây, thậm chí là cây thược dược, v.v…; chúng ta sẽ thật sự ngạc nhiên khi phát hiện ra có vô số những điểm trong cấu trúc và thể chất mà tại đó các biến thể và tiểu biến thể khác nhau chút ít. Cả hệ thống tổ chức dường như dễ thay đổi, và có xu hướng, trong một mức độ không nhiều, tách khỏi kiểu của bố mẹ.

Bất kỳ sự thay đổi nào mà không được truyền lại thì không quan trọng đối với chúng ta. Nhưng số lượng và tính đa dạng của những sai khác có thể kế thừa trong cấu trúc, cả những cái kém quan trọng và những cái rất quan trọng xét về mặt sinh lý học, là cực kỳ lớn. Bài viết của giáo sư Prosper Lucas, được in trong hai tập dày, cung cấp đầy đủ nhất và chuẩn xác nhất về chủ đề này. Không một người nhân giống nào nghi ngờ xu hướng tiến tới sự kế thừa là vô cùng mạnh mẽ: sự ưa thích mang đến sự ưa thích là thông điệp chính của ông: những học giả chỉ mang tính lý thuyết nghi ngờ quy luật này. Khi một sự sai khác xuất hiện thường xuyên, và chúng ta thấy nó ở cả người cha và đứa con, chúng ta không thể kết luận liệu sự sai khác đó không phải là do cùng một nguyên nhân tác động lên cả hai; khi trong số nhiều cá thể, rõ ràng sống trong cùng điều kiện tự nhiên, bất kỳ sự sai khác hiếm thấy nào, do sự kết hợp lạ kỳ giữa các hoàn cảnh, xuất hiện ở cha mẹ – cứ cho là một trong vài triệu cá thể – và nó xuất hiện lại ở đứa con, chỉ những học thuyết về sự ngẫu nhiên hầu như chắc chắn làm cho chúng ta nghĩ sự tái xuất hiện của sai khác đó là do di truyền. Mọi người chắc hẳn đã nghe đến các trường hợp của chứng bạch tạng, da quá nhạy cảm, lông trên cơ thể, v.v…, xuất hiện ở một số thành viên gia đình. Nếu những sai khác hiếm thấy và kỳ lạ của cấu trúc thực sự là được di truyền, thì những sai khác ít kỳ lạ và thường thấy hơn có thể cũng là do tính di truyền. Có lẽ cách tiếp cận chuẩn xác toàn bộ chủ đề này là coi sự kế thừa của đặc điểm bất kỳ là quy luật, và sự không di truyền như là sự dị thường.

Những quy luật điều chỉnh quá trình di truyền vẫn chưa được biết đến đầy đủ; không ai có thể nói tại sao sự biến đổi giống nhau trong các cá thể khác nhau của cùng một loài; và trong các cá thể của các loài khác nhau, lại có khi được di truyền và lại có khi không; tại sao một đứa trẻ thường có một vài đặc điểm nhất định của ông, bà hay là thậm chí của cụ, kỵ; tại sao một sai lệch thường được truyền từ một giới tính sang cả hai giới tính, hoặc chỉ một giới tính không thôi, nhung không phải là lúc nào cũng vậy tới giống cùng giới tính. Đó là một thực tế khá quan trọng đối với chúng ta, rằng sự sai khác xuất hiện ở những con đực nhân giống trong nhà thường được truyền lại, với tần suất rất cao, có khi lên đến 100%, chỉ cho những đứa con giống đực. Một quy tắc quan trọng hơn nhiều mà tôi nghĩ có thể tin tưởng được là tại giai đoạn nào đó của vòng đời, một sai khác xuất hiện đầu tiên, nó có xu hướng xuất hiện lại trong đứa con khi đứa con trưởng thành tới chính giai đoạn đó, nhưng đôi khi lại sớm hơn. Trong nhiều trường hợp thì nó không thể nào khác: do đó những biến đổi di truyền trong sừng của gia súc nuôi có thể chỉ xuất hiện trong đứa con khi gần trưởng thành; những điểm khác biệt của con tằm quan sát thấy xuất hiện trong giai đoạn tương ứng sâu bướm hoặc là kén. Nhưng những bệnh di truyền và một vài bằng chứng khác khiến tôi tin rằng quy luật đó có một sự mở rộng lớn hơn, và rằng khi không có lý do xác thực nào giải thích tại sao sự sai lệch lại xuất hiện ở một giai đoạn nhất định, và tại sao nó lại có xu hướng tái xuất hiện trong đứa con ở giai đoạn tương ứng khi nó lần đầu tiên xuất hiện ở cha mẹ. Tôi tin nguyên lý này đóng vai trò quan trọng nhất trong việc giải thích các quy luật của bào thai. Nhận định này tất nhiên là chỉ áp dụng cho lần xuất hiện đầu tiên của đặc tính sai khác, và không phải là nguyên nhân chính, mà có thể tác động đến tế bào chứng hoặc là các nguyên tố giống đực; theo cách gần giống như đứa con được lai ghép từ một con bò cái sừng ngắn với con bò đực sừng dài, độ dài hơn của sừng, cho dù xuất hiện muộn trong vòng đời rõ ràng là do các nhân tố của con bò đực.

Sau khi nói gián tiếp về chủ để di truyền, tôi có lẽ ở đây sẽ đề cập tới một lời tuyên bố thường là của các nhà tự nhiên học – những biến thể thuần dưỡng của chúng ta, khi được thả về tự nhiên, dần dần nhưng chắc chắn sẽ quay trở lại các đặc điểm nguyên thủy của tổ tiên chúng. Do đó, người ta lập luận rằng không một suy luận nào có thể rút ra được từ loài thuần dưỡng tới các loài trong tự nhiên. Tôi đã cố sức trong vô vọng để tìm ra bằng chứng thuyết phục mà dựa vào đó lời tuyên bố trên thường rất hay được tự tin đưa ra. Có lẽ hết sức khó khăn để chứng minh tính đúng đắn của lời tuyên bố đó: chúng ta chỉ có thể kết luận rằng rất nhiều trong sổ những biến thể của vật nuôi thuần chủng nhất có thể không đủ khả năng sổng trong môi trường tự nhiên. Trong rất nhiều trường hợp, chung ta không biết những đặc tính sơ khai của chúng là như thế nào, không thể nói rằng liệu sự quay trở lại gần như bản năng ban đầu cỏ xảy ra hay không. Một điều cần thiết, nhằm tránh ảnh hưởng của sự lai ghép, rằng chỉ một biến thể duy nhất được thả về môi trường mới. Tuy nhiên do trong các biến thể có chúng ta chắc chắn có trường hợp quay trở về một số đặc điểm của tổ tiên chúng, theo tôi nghĩ, cũng không phải là không có lý để nói nếu chúng ta thành công trong quá trình tự nhiên hóa qua rất nhiều thế hệ, vài loài, chẳng hạn như cây cải bắp, trên mảnh đất kém màu mỡ (song trong trường hợp này một số ảnh hiện tượng có lẽ là bắt nguồn từ ảnh trực tiếp của đất kém màu mỡ), sẽ có nhiều khả năng quay trở lại những tính cách, đặc điểm của tố tiên trong hoang dã. Cho dù thí nghiệm kiểu này có thành công hay không, nó cũng không phải quá quan trọng đối với những gì chúng ta đang bàn luận ở đây; bởi vì bản thân cuộc thí nghiệm này khi diễn ra thì điều kiện sống cũng đã, đang và sẽ thay đổi. Nếu nó có thể làm rõ những loài biến thể thuần dưỡng của chúng ta thể hiện xu hướng mạnh quay trở lại – tức là mất đi những đặc tính đã học được khi bị giam cầm trong điều kiện sống ít biếấn động đến mức mà sự giao phối bị kiểm soát, bằng cách cho con đực và con cái một cách có chủ định sống chung một chỗ, bất kỳ sự sai khác nào của cấu trúc, trong trường hợp đó, tôi đảm bảo là chúng ta chẳng suy luận được điều gì từ những biến thể trong nhà xét về nguồn gốc loài. Nhưng không hề có bằng chứng nào ủng hộ lời tuyên bố trên của các nhà tự nhiên học: chắc chắn việc chúng ta không thể nhân giống ngựa kéo xe và ngựa đua, gia súc sừng dài và sừng ngắn, và gia cầm của nhiều giống khác, và các loài rau tươi sẽ, vì với số lượng không thể đếm được của các thế hệ, đối lập lại với tất cả những gì chúng ta đã thấy. Tôi xin nói thêm rằng khi điều kiện sống tự nhiên có thay đổi, sự biến đổi và sự quay trở lại các đặc điểm có khả năng xuất hiện; nhưng sự lựa chọn của tự nhiên, sẽ được giải thích ở phần sau, quyết định những đặc điểm mới này thay đổi bao nhiêu và có được giữ lại.

Khi chúng ta xem xét những biến thể di truyền hay động thực vật được nuôi trồng, và so sánh chúng với các loài họ hàng, chúng ta nói chung cảm nhận trong mỗi loài thuần dưỡng, như đã nói, ít có tính đồng dạng như các loài họ hàng trong tự nhiên. Những loại cây, vật nuôi tại gia trong cùng một họ cũng thường có một số đặc điểm ngoại lai; qua đó tôi muốn nói, mặc dầu khác biệt so với nhau, và so với những họ khác trong cùng một loài trong một số khía cạnh không quan trọng lắm, chúng thường khác biệt với mức độ cực lớn trong một bộ phận khi so sánh với con khác, và nhất là khi so sánh với tất cả nhánh khác sổng trong tự nhiên mà có họ hàng gần gũi nhất với chúng. Với những ngoại lệ này, (và với ngoại lệ của khả năng sinh sản hoàn hảo khi được lai ghép – một chủ đề sau này sẽ được nói đến), các loại vật nuôi cây trồng do con người thuần hóa của cùng một loài khác nhau theo kiểu giống như, chỉ trong những trường hợp với mức độ thấp hom, những chi họ hàng gần gũi nhất trong cùng một loài trong môi trường tự nhiên. Tôi nghĩ rằng điều này phải được công nhận, khi chúng ta phát hiện ra rằng có rất ít loài nuôi trong nhà, cho dù là động vật hay thực vật, mà không được xếp vào, bởi những phán quyết đáng tin cậy chỉ là những biến thể, và bởi những nhận định hợp lý khác là con cháu của loài khác biệt rõ ràng nguyên thủy. Nếu có bất kỳ một sự khác biệt rõ ràng nào giữa các dạng và loài vật nuôi, cây trồng trong nhà, thì sự nghi ngờ này đã không kéo dài lâu như vậy. Tôi cho rằng đã có thể nói lời tuyên bố trên không chính xác, nhưng những nhà tự nhiên học lại không thống nhất trong quyết định đặc điểm nào là của giá trị loài; tất cả sự đánh giá kiểu này hiện chỉ mang tính kinh nghiệm. Hom nữa, theo quan điểm về nguồn gốc loài mà tôi sẽ đưa ra ở đây, chúng ta không có quyền mong đợi thường xuyên gặp sự khác biệt loài trong những sản phẩm thuần hóa của chúng ta.

Khi chúng ta cố tính toán sự khác biệt cấu trúc giữa nhánh vật nuôi trong nhà của cùng loài, chúng ta sẽ ngay lập tức nghi ngờ, không biết liệu chúng có là con cháu của một hay một vài loài bố mẹ. Điểm này, nếu nó được làm rõ, sẽ rất thú vị; chẳng hạn nếu người ta có thể chứng minh rằng chó đua, chó săn. chó đánh hơi, chó xpantơn, và chó bun, những con tất cả chúng ta đều biết sinh sản hết sức dễ dàng, có thể đã là con cháu của bất cứ một loài nào, thì những thực tế như vậy sẽ là nhân tố chính khiến chúng ta nghi ngờ về tính không thể biến đổi của rất nhiều họ hàng loài động thực vật gần gũi – chẳng hạn như nhiều con cáo – sống ở những nơi khác nhau trên thế giới. Tôi không tin, như chúng ta sẽ thấy ở đây, rằng tất cả các loài chó của chúng ta là con cháu của bất kỳ một loài hoang dã nào; nhưng trong một số trường hợp loài thuần chủng khác, thì lại có cơ sở, thậm chí bằng chứng xác thực ủng hộ quan điểm này.

Mọi người thường thừa nhận con người đã lựa chọn những loại động vật và cây trồng để thuần hóa có xu hướng biến đổi mạnh mẽ, và có thể tồn tại trong khí hậu phức tạp. Tôi không tranh cãi về những khả năng đã tăng giá trị nhữmi sản phẩm tại gia của chúng ta; nhưng một người nguyên thủy làm sao có thể biết, khi lần đầu tiên anh ta thuần dưỡng một con vật, liệu nó có thay đổi trong những thế hệ sau này, và liệu nó có sống được trong các loại khí hậu khác nhau. Có phải tính ít thay đổi của loài lừa hay gà Nhật Bản, hay khả năng yếu ớt chịu đựng khí hậu ấm áp của con nai tuyết, hay chống lại giá lạnh của loài lạc đà thông thường, ngăn cản chúng không được thuần hóa? Tôi không thể nghi ngờ rằng nếu những loài động thực vật khác, có số lượng bằng với số lượng động thực vật chúng ta thuần hóa, và thuộc về những lớp sinh vật và đất nước đa dạng tưorng đương, được lấy từ môi trường tự nhiên và có thể nhân giống qua vài thế hệ trong điều kiện thuần hóa, chúng sẽ có lẽ thay đổi, xét trung bình, nhiều như là những loài động thực vật thế hệ cha mẹ của những cây con vật thuần dưỡng hiện đang tồn tại của chúng ta.

Trong trường hợp những loài cây, con vật được thuần hóa một cách ngẫu nhiên nhất do con người, tôi không cho là chúng ta rút ra được một kết luận cụ thế nào, liệu chúng có là con cháu của một hoặc nhiều loài. Lý lẽ chủ .yếu được những người mà tin vào tính đa nguồn gốc của những con vật thuần hóa vin vào là chúng ta tìm thấy trong hầu hết những ghi chép cổ, nhất là trên các tượng đài của Ai Cập, rất nhiều loại nhân giống; và một số con nhân giống rất giống, có lẽ là giống hệt, với những con đang tồn tại. Thậm chí nếu những bằng chứng được tìm thấy là khá xác thực đối với mọi người hơn là đối với tôi; nó nói lên điều gì ngoài việc một vài loài nhân giống của chúng ta có nguồn gốc ở đó, bốn hay năm nghìn năm về trước? Nhưng những nghiên cứu của ông Homer đã mang lại cho nó một khả năng loài người đã phát triển tới trình độ văn minh có thể sản xuất ra gốm xuất hiện ở thung lũng sông Nile mười ba hay mười bốn nghìn năm về trước; ai cố tình nói trước những giai đoạn sơ khai này bao lâu, những người nguyên thủy giống như người của Tierra del Fuego hay Australia, người mà có những con chó bán thuần dưỡng, có thể không tồn tại ở Ai Cập?

Theo tôi, toàn bộ chủ đề này vẫn còn nhiều điểm chưa sáng tỏ; tuy vậy tôi có thể, ở đây không đi sâu vào bất cứ chi tiết nào, tuyên bố dựa trên những suy xét địa lý và suy xét khác, rằng rất có thể những con chó nhà của chúng ta là con cháu của một vài giống loài hoang dã. Trong trường hợp con cừu và con dê, tôi không có ý tưởng nào cả. Tôi đã nghĩ đến một số thực tế cung cấp bởi ông Blyth về thói quen, âm thanh và thể tạng… của gia súc có bướu được người Anh-điêng nuôi dưỡng, và đoán chúng bắt nguồn từ một loài gia súc trang trại khác – gia súc của người châu âu; và một vài học giả có uy tín tin những con gia súc châu âu có nhiều hơn một loài bố mẹ trong tự nhiên. Nói đến loài ngựa, từ những lý do tôi không thể đưa ra ở đây, tôi không hoàn toàn chắc chan lam là, trong sự đổi lập với ý kiến của một vài học giả, tất cả những loại nhân giống đều là con cháu của một loài gia súc trang trại có nguồn gốc từ thiên nhiên. Ông Blyth, với kho kiến thức đồ sộ và uyên bác, tôi coi trọng ý kiến của ông hơn bất cứ ai khác trong lĩnh vực này, nghĩ là tất cả các loài gia cầm được nhân giống đã phát triển từ một loài gà hoang thông thường của người Anh-điêng (Gallus bankiva). Trong trường hợp của loài vịt và thỏ, những con được nhân giống có cấu trúc khác biệt nhiều so với nhau, tôi không hề nghi ngờ là chúng có nguồn gốc chung từ loài vịt và thỏ hoang.

Học thuyết về một số loài có nguồn gốc từ vài loài trong tự nhiên đã bị một số tác giả đẩy tới một thái cực hoàn toàn khác, hết sức vô lý. Họ khẳng định là mọi con vật, cây được nhân giống, cứ cho là những đặc điểm khác biệt không đáng kể, có nguyên mẫu đầu tiên của chính nó. Nếu như vậy, chắc chắn đã phải có rất nhiều loài của gia súc tự nhiên, chỉ riêng châu âu thôi cũng đã phải có rất nhiều, và một vài ở nước Đế chế Anh. Một học giả tin rằng trước đây ở Đế ché Anh tồn tại mười một dạng cừu riêng biệt! Khi chúng ta nhớ lại nước Anh bây giờ chỉ có một loài có vú riêng biệt duy nhất, và Pháp có một số nhưng khác với những con ở Đức và ngược lại, tương tự như vậy với Hungari, Tây Ban Nha… nhưng việc mỗi vương quốc có vài loài nhân giống riêng biệt của gia súc, cừu… chúng ta phải thừa nhận là nhiều loài nhân giống thuần dưỡng có nguồn gốc từ châu âu; bởi vì từ đâu mà chúng được sinh ra khi mà những nước này không có những loài riêng biệt chẳng hạn như những con gia súc bố mẹ khác biệt? Như vậy nó là ở Ấn Độ. Thậm chí trong trường hợp của loài chó nhà trên khắp thế giới, mà tôi hoàn toàn đã thừa nhận là bắt nguồn từ một vài loài hoang dã, tôi không hề nghi ngờ là có rất nhiều sự biến đổi được kế thừa. Ai có thể tin là những con vật gần giống như loài chó đua ở nước Italia, loài chó thính, loài chó Bun, hay loài ch ó Xpanhơn Blenheim… – không hề có đặc điểm chung với loài Canidac hoang dã – lại từng tồn tại một cách tự do trong tự nhiên? Mọi người thường nói một cách thoáng là tất cả các giống chó của chúng ta đã được tạo ra bởi sự lai ghép của một vài loài nguyên thủy; nhưng khi lai ghép, chúng ta chỉ có thể có những dạng trung gian giữa bố mẹ chúng; và nếu chúng ta giải thích một vài giống thuần hóa bởi cách này, chúng ta sẽ phải thừa nhận sự tồn tại trước đó của những dạng cao nhất; như giống chó đua Italia, chó Thính, chó Bun… trong môi trường hoang dã. Hơn nữa, xác suất thành công tạo ra một giống khác biệt bởi quá trình lai ghép đã bị phóng đại quá nhiều. Chắc chắn là một giống mới có thể được biến đổi bởi những cách lai ghép ngẫu nhiên với sự trợ giúp của quá trình lựa chọn kỹ càng các con chó giống lai, mà có những đặc điểm mong muốn; nhưng việc một loại giống có thể có được gần giữa hai giống hay loài khác nhau là điều tôi không thể tin được. Ngài J Sebright dã làm thí nghiệm cho mục đích này nhưng không thành công. Đứa con của lần lai ghép đầu tiên từ hai loại giống thuần chủng có thể nói là tưorng đối, đôi khi hoàn toàn (như tôi tìm thấy ở những con chim bồ câu), đồng nhất, và mọi thứ dường như là rất đơn giản; nhưng khi những con chó giống được lai với nhau qua nhiều thế hệ, hai con trong số chúng hầu như rất khó giống nhau, và tiếp đó là sự khó khăn tột bậc, hay nói đúng hơn là sự vô vọng của nhiệm vụ đó trở nên rõ ràng. Tất nhiên, một giống trung gian giữa hai loại giống hoàn toàn khác nhau sẽ không thể có được nếu thiếu sự chăm sóc hết sức cẩn thận và sự lựa chọn trong một thời gian dài liên tục; cho dù là như thế tôi cũng không tìm ra một trường hợp nào ghi lại một giống mới được tạo từ quá trình này.

Quá trình nhân giống những con chim bồ câu tại nhà -Tôi tin rằng cách tốt nhất để nghiên cứu một số nhóm đặc biệt, tôi đã cố tình nhân giống những con chim bồ câu nuôi. Tôi giữ lại mọi con giống mà tôi có thể mua hay có xin được, và đã nhận được sự giúp đỡ tận tình từ khắp mọi miền trên trái đất, nhất là của ông Hon. w. Elliot từ Ấn Độ, và của gia đình Hon. c. Muưay từ Ba Tư. Nhiều bài viết trong các ngôn ngữ khác nhau về chim bồ câu, và có một vài bài rất quan trọng, được coi là tài liệu cổ quý giá. Tôi có tiếp xúc với một vài người có thú nuôi chim bồ câu nổi tiếng, và được phép gia nhập Hiệp hội chim bồ câu London. Tính đa dạng của các giống chim thực là đáng kinh ngạc. Nếu đem so sánh với chim đưa thư của Anh và những con chim bồ câu nhào lộn mặt ngắn, và xem sự khác biệt kỳ diệu ở những cái mỏ của chúng kèm theo với sự khác biệt về cái đầu tương ứng. Loài chim đưa thư, đặc biệt là loài giống đực, cũng thật đặc biệt do sự phát triển của bộ lông mào trên đầu, và nó được kèm theo với mí mắt thon dài với cái miệng rất rộng, tới cái mũi, vòm miệng rộng. Loài chim nhào lộn mặt ngắn có mỏ bên ngoài giống chim sẻ; và loài nhào lộn thông thường có thói quen bay rất cao theo đàn. Đây là đặc tính di truyền khá kỳ lạ; lao vào không trung với đầu trên phần sau của chân. Loài bồ câu gộc rất to lớn với cái mỏ dài khổng lồ và chân to; một vài loại chim bồ câu gộc có cổ khá dài, một số con khác có cánh và đuôi dài, có con thì kỳ lạ là có đuôi ngắn. Loài chim sorn ca lại có họ hàng với loài đưa thư, nhưng thay vì cái mỏ rất dài nó có mỏ rất ngắn và rộng. Loài bồ câu diều to có thân, cánh và chân dài ra nhiều; và bộ diều cực kỳ phát triển của nó, cái mà trông khá hoành tráng khi căng phồng lên, dễ gây sự ngạc nhiên và tức cười. Loài bồ câu đầu bằng có mỏ rất ngắn hình nón, với một đường lông vũ móc ngược xuống ngực; và nó có thói quen liên tục hé mở phần trên của thực quản. Loài chim bồ câu Jacobin có bộ lông vũ ngược suốt dọc phần sau cổ dài đến mức tạo ra hình mũ trùm đầu, và nó có thân hình khá cân đối, cánh và lông đuôi dài. Loài chim bồ câu kèn và loài chim bồ câu cười, như cái tên đã nói lên đặc điểm nổi bật của chúng, phát ra âm thanh gù gù riêng biệt của chúng so với các giống khác. Loài chim bồ câu đuôi quạt có tới ba mươi, thậm chí đôi khi lên bốn mươi lông đuôi, thay vì mười hai hay mười ba lông đuôi thông thường như đại gia đình họ chim bồ câu; và những chiếc lông đuôi nằm vẫn tiếp tục phát triển; và được dựng thẳng đứng đến mức mà đầu chim chạm vào đuôi; tuyến bã nhờn hoàn toàn bị loại bỏ. Những con còn lại kém khác biệt hơn tôi sẽ nói đến vào dịp khác.

Trong bộ xương của một vài giống, sự phát triển xương mặt về chiều dài, chiều rộng và độ cong khác nhau rất lớn. Hình dạng cũng như chiều dài và chiều rộng của sợi lông chim ở hàm dưới, biến đổi đa dạng, số lượng xương sống trong cùng ở phần đuôi cũng không giống nhau; số lượng của xương sườn cũng thế, cùng với khổ khá rộng và sự xuất hiện của những quá trình. Cỡ và hình dạng của độ mở xương ức biến đổi rất nhiều; và cả hai cánh của xương chạc. Chiều rộng của độ mờ của miệng cân đối, chiều dài phù hợp của mí mắt, của độ rộng lỗ mũi, của âm thanh (không phải lúc nào cũng cân đối với chiều dài của mỏ), kích thước của diều và phần trên thực quản; sự phát triển và loại bỏ tuyến bã nhờn; số lượng cánh chính và lông đuôi; chiều dài tương đối của cánh và đuôi so với nhau và so với cơ thể; chiều dài tương đối của chân; số lượng vảy trên ngón chân, sự phát triển của màng da giữa các ngón chân, là tất cả các điểm của cấu trúc cơ thể mà đã biến đổi. Giai đoạn khi bộ lông chim hoàn thiện bắt đầu thay đổi, giống như phần dưới che chở những con chim non khi ấp. Kích cỡ và hình dạng của những quả trứng cũng biến đổi. Cách bay khác nhau đáng kể;và cả âm thanh lẫn cách cấu tạo cơ thể nữa. Cuối cùng, trong một số giống, con đực và con cái cũng khác nhau đôi chỗ.

ít nhất, vô số loài chim bồ câu có thể đã được lựa chọn, điều mà nếu trình bày với một nhà nghiên cứu chim, và nói với ông ta rằng chúng là chúng con chim hoang dã, chắc chắn ông ta, tôi nghĩ, sẽ phân loại chúng là loài đã được xác định. Tôi không tin là có một nhà nghiên cứu chim nào lại xếp loài bồ câu đưa thư, bồ câu nhào lộn mặt ngắn, bồ câu gộc, sơn ca, bồ câu diều to, và bồ câu đuôi quạt vào cùng một loài, đặc biệt hơn nữa, khi mà mỗi giống này lại có một số tiểu loài, có thể ông ta gọi chúng là như vậy.

Do những khác biệt lớn như vậy giữa các giống chim bồ câu, tôi hoàn toàn đồng ý với nhận định chung của đại đa số các nhà tự nhiên học là tất cả giống chim bồ câu đều bắt nguồn từ loài bồ câu núi (Columba livia), bao gồm cả các tiểu loài theo khu vực địa lý của nó, những loài mà không khác nhau là bao. Với một số lý do mà đã khiến tôi tin vào nhận định này trong một chừng mực nào đấy cũng đúng trong các trường hợp khác. Tôi sẽ trình bày chúng ngắn gọn ở đây. Nếu một vài giống trên không phải là những biến thể của, hoặc không tiến hóa từ loài bồ câu núi thì chúng phải là con cháu của ít nhất bảy, tám giống chim bồ câu nguyên thủy; bởi vì không thể tạo ra những giống thuần hóa như ngày nay bằng cách lai ghép với số lượng giống ít hơn: chẳng hạn như làm thế nào mà một con chim bồ câu diều to có thể được sinh ra bởi lai ghép hai giống trừ khi một trong hai giống bố mẹ có đặc điểm diều to? Các giống chim nguyên thủy được nói đến tất cả phải là giống bồ câu núi, giống không sinh sản hoặc không thích nghi với việc làm tổ trên cây. Nhưng bên cạnh loài c. livia, với các tiểu loài xét theo khu vực địa lý của nó, chỉ có hai hoặc ba loài chim bồ câu núi khác là được biết đến; và chúng không hề có bất cứ một đặc điểm nào của giống thuần chủng trên. Do vậy, các giống chim nguyên thủy được nói đến phải hoặc là vẫn còn tồn tại ở trong những nước mà chúng ban đầu đã được thuần hóa, nhưng lại chưa được các nhà nghiên cứu chim biết tới; và điều này hoàn toàn là vô lý nếu xét trên kích thước, thói quen và các đặc điểm nổi bật của chúng; hoặc là chúng đã bị tuyệt chủng trong tự nhiên hoang dã. Nhưng những con chim mà sinh sản trên các vách núi và có khả năng sinh tồn tốt rất hiếm khi bi tuyệt chủng; loài chim bồ câu núi thông thường có các tính cách thói quen giống như những giống nuôi trong nhà, không hề bị tuyệt chủng thậm chí ở trên các đảo nhỏ ở nước Anh, hay là trên bờ biển Địa Trung Hải. Do đó nhận định về sự tuyệt chủng của nhiều loài có tính cách, thói quen giống như loài chim bồ câu núi đối với tôi như là một điều quá vội vàng. Hom thế nữa, các giống thuần hóa nói trên đều đã được chuyển đi khắp nơi trên thế giới, và như vậy một vài con trong số chúng chắc đã được mang trở lại đất nước bản địa; nhưng không một con nào trở thành loài chim hoang dã mặc dù loài bồ câu dovecot, thực ra là loài chim bồ câu núi nhưng hơi khác biệt một chút đã trở thành loài bồ câu hoang dã tại một vài nơi. Một lần nữa, tất cả các kinh nghiệm thực tiễn cho thấy điều khó nhất là để khiến cho những động vật hoang dại sinh nở tự nhiên trong điều kiện thuần hóa; nhưng xét trên giả thuyết đa nguồn gốc của loài chim bồ câu, mọi người phải giả định rằng ít nhất bảy hoặc tám loài đã bị thuần hóa hoàn toàn bởi những người tiền sử, bởi vì có thế chúng mới mắn đẻ như vậy trong điều kiện giam cầm.

Một lập luận mà tôi thấy mang tính thuyết phục cao, và có thể áp dụng được cho một vài trường hợp khác, cho là những giống nhắc đến ở trên, mặc dù nói chung giống nhau về thể trạng, thói quen, âm giọng, màu sắc và trong phần lớn các bộ phận trên cơ thể: chúng-ta có thể không bao giờ tìm thấy trong toàn bộ đại gia đình họ chim Columbidae một cái mỏ giống như mỏ của chim bồ câu đưa thư, hay của chim bồ câu nhào lộn mặt ngắn, của chim sơn ca; bộ lông vũ ngược giống như của chim bồ câu Jacobin; bộ diều giống như của loài bồ câu diều to; đuôi lông vũ giống như của chim bồ câu đuôi quạt. Nếu dựa vào lập luận này, chúng ta phải chấp nhận giả thiết là người tiến sử không chỉ đã thành công trong quá trình thuần dưỡng tuyệt đối mà anh ta còn hoặc cổ tình hay vô ý đã chọn được – đó là những loài kỳ diệu – và hơn nữa, tất cả loài này đã không còn tồn tại trên trái đất này nữa hoặc vẫn chưa được mọi người biết tới. Và còn quá nhiều điều ngẫu nhiên mà tôi cảm thấy không thể có được xét trên mức độ cao nhất.

Một vài bằng chứng về màu sắc của những con chim bồ câu cũng đáng được lưu tâm. Loài chim bồ câu núi có màu xanh ngọc và phần sau trắng (tiểu loài Ấn Độ, c. intermedia của Strickland có phần sau màu xanh dương); phần sau của đuôi màu sọc đen, viền ngoài bộ lông màu trắng, cánh có hai vệt màu đen; một số giống bán thuần hóa cùng với một số giống hoàn toàn hoang dã, ngoài đặc điểm có hai vệt đen, cánh của chúng cũng màu đen. Những đặc điểm này không đồng thời xuất hiện trong bất cứ một loài nào khác của đại gia đình chim bồ câu. Giờ đây, trong mỗi giống thuần hóa, bao gồm toàn bộ các con chim được nhân giống tốt, tất cả những đặc điểm nêu trên, thậm chí là cả phần rìa trắng của bộ lông, lại đôi khi xuất hiện cùng lúc và phát triển đến độ hoàn chỉnh. Hơn nữa, khi hai con chim thuộc về hai giống khác biệt được lai ghép với nhau, trong cả hai con, không con nào có màu xanh hay có những đặc điểm nêu trên, nhưng đứa con lai được sinh ra lại đột nhiên dễ có khả năng có các đặc điểm đó; ví dụ: tôi lai giống một vài con chim bồ câu đuôi quạt toàn trắng với một vài con chim sơn ca toàn đen, và chúng sinh ra những đứa con màu đen và lốm đốm nâu. Những con này tôi lại lai giống với nhau và đứa cháu của một con chim bồ câu đuôi quạt hoàn toàn trắng với một con sơn ca hoàn toàn đen lại có bộ lông màu xanh tuyệt đẹp với phần sau trắng, hai vệt đen ở cánh, lông đuôi viền trắng và sọc giống như bất kỳ một con chim bồ câu đá hoang dã nào. Chúng ta có thể hiểu được những thực tế này dựa trên quy luật nổi tiếng về sự quay trở lại các đặc tính của tổ tiên nếu như mọi giống đều có nguồn gốc từ loài chim bồ câu núi. Nhưng nếu chúng ta phủ nhận quy luật này, thì một trong hai giả định được thừa nhận sau đây là vô lý. Giả định thứ nhất là tất cả những giống nguyên thủy được hình dung ra có màu sắc và đặc tính giống loài bồ câu núi, mặc dù không có một loài nào đang tồn tại lại có màu và các đặc trưng đó, để mà trong mỗi giống riêng biệt có xu hướng quay trở lại màu và đặc trưng trên. Giả định thứ .hai là mỗi giống, cho dù là thuần chủng nhất, trong vòng ít nhất mười hai thế hệ (có thể nhiều hơn nữa) đã được nhân giống với chim bồ câu núi, tôi nói là trong vòng mười hai đến hai mươi thế hệ bởi vì chúng ta vẫn chưa thu lượm được bất kỳ bằng chứng nào ủng hộ niềm tin rằng một đứa trẻ đã từng có những đặc điểm giống tổ tiên trước đó nhiều thế hệ. Một loại giống khi chỉ được lai với một vài giống khác thì xu hướng quay trở lại đặc điểm có được từ kết quả của sự lai ghép như vậy một cách tự nhiên sẽ trở nên dần dần yếu đi, bởi vì trong các thế hệ tiếp theo sẽ có ngày càng ít dòng máu ngoại lai nhưng khi không có sự lai ghép nào giữa các giống khác nhau và cả con bố và con mẹ có xu hướng quay về cùng một đặc điểm mà không thấy xuất hiện ở những thế hệ trước, xu hướng này có thể đã được truyền lại cho nhiều thế hệ sau mà không hệ bị suy giảm hay thay đổi. Hai trường hợp khác biệt này thường bị nhầm lẫn trong các bài viết về di truyền.

Cuối cùng những giống lai ghép giữa tất cả các loài bồ câu thuần hóa đều mắn để. Tôi có thể khẳng định điều này dựa trên quan sát của chính bản thân, chủ định nhằm vào những giống khác biệt nhất. Giờ đây tôi rất khó, mà có lẽ là không thể đưa ra một trường hợp đứa con lai giữa hai con vật hoàn toàn khác biệt lại có khả năng sinh sản tốt. Một vài nhà nghiên cửu tin rằng quá trình thuần hóa dài liên tục sẽ xóa bỏ xu hướng vô sinh của loài. Dựa vào thực tế phát triển của loài chó, tôi nghĩ giả định này không phải là vô căn cứ; nó được áp dụng đối với những loài khá gần gũi, cho dù nó không được minh chứng bởi bất kỳ thí nghiệm đơn lẻ nào. Nhưng để phát triển giả thuyết này rộng hom đến mức có thể cho rằng các loài có nguồn gốc nguyên thủy khác biệt như loài chim bồ câu đưa thư, chim bồ câu nhào lộn mặt ngắn, chim bồ câu diều to, và chim bồ câu đuôi quạt, sinh ra những đứa con có khả năng sinh sản tốt, đối với tôi điều này là hom vội vàng.

Từ những lý do này, bao gồm khả năng không thể tồn tại là con người đã có bảy, tám loài chim bồ câu sinh sản tự nhiên trong điều kiện thuần hóa; những loài được cho là tồn tại trong thiên nhiên nhưng chúng ta vẫn chưa biết tới, và không tìm thấy chúng trong tự nhiên, những loài có các đặc trưng vô cùng lạ kỳ, xét trên một vài phương diện nhất định khi đem so sánh với tất cả loài Columbidae, mặc dù lại có nhiều điểm tương đồng trong các mặt khác với loài bồ câu núi, màu xanh và các đặc trưng đa dạng đôi lúc xuất hiện ở hầu hết các con giống, cả hai khi thuần chủng và khi được lai, đứa con lai ghép có khả năng sinh sản tốt; tất cả những lý do này cộng lại, tôi không hề nghi ngờ nhận định là tất cả loài chim bồ câu của chúng ta có nguồn gốc từ loài Columba livia với các tiểu loài theo khu vực địa lý của nó.

Để làm rõ hơn cho quan điểm này, đầu tiên tôi xin nói thêm rằng loài c. livia hay loài chim bồ câu núi có khả năng sống tốt trong điều kiện thuần hóa ở châu âu và Ấn Độ; và rằng chúng có nhiều điểm giống nhau về cả tính cách và cấu trúc với các giống thuần hóa. Thứ hai, mặc dù một con chim bồ câu đưa thư hay một con bồ câu nhào lộn mặt ngắn ở nước Anh khác nhiều, xét về một vài đặc điểm nhất định, so với chim bồ câu núi, nhưng nếu đem so sánh tiểu loài của những giống này, nhất là đối với những con được mang từ các nước xa xôi đến, chúng ta có thể chỉ ra rất nhiều điểm mà giống nhau gần như tuyệt đối giữa hai cấu trúc tường xa lạ. Thứ ba, những đặc điểm mà chủ yếu khác nhau ở mỗi giống, ví dụ như yếm thịt hay độ dài của cái mỏ của giống bồ câu đưa thư, độ ngắn của giống chim nhào lộn, và số lượng lông đuôi của chim bồ câu đuôi quạt, trong mỗi giống rõ ràng là thay đổi; và lời giải thích cho hiện tượng này sẽ trở nên rõ ràng khi chúng ta nói đến sự lựa chọn tự nhiên. Thứ tư, loài chim bồ câu đã được xem xét, nghiên cứu hết sức cẩn thận và được nhiều người yêu thích. Chúng đã được nuôi trong nhà từ hàng ngàn năm nay ở khấp nơi trên thế giới; ghi chép đầu tiên về loài chim bồ câu xuất hiện ở triều đại Ai Cập thứ năm, khoảng năm 3000 trước công nguyên. Chính giáo sư Lepsius đã nói cho tôi về phát hiện này; nhưng ông Birch cho tôi biết rằng loài chim bồ câu đã được nuôi lấy thịt từ triều đại Ai Cập trước. Trong thời đại La Mã, như chúng ta được nghe từ Pliny, giá của thịt chim bồ câu đắt khủng khiếp; “thậm chí chúng còn được ghi chép theo phả hệ một cách cẩn thận”. Loài chim bồ câu được Akber Khan Ấn Độ hết sức coi trọng; khoảng năm 1600 trước công nguyên, không bao giờ ít hơn 20.000 con chim bồ câu được thả xung quanh tòa án tối cao. Các nhà lịch sử viết: “Những vị hoàng đế của Iran và Turan gửi cho ông’ta (Akber Khan) một vài con chim quý hiếm. Và khả năng nhân giống những con chim của các vị hoàng đế đã tăng lên đáng kể”. Cũng trong khoảng thời gian này, người Hà Lan rất chuộng chim bồ câu giống như những người La Mã cổ đại. Tầm quan trọng rất lớn của những xem xét này trong việc giải thích chủng loại biến thể vô cùng đa dạng mà con chim bồ câu đã trải qua sẽ trở nên rõ ràng khi chúng ta bàn về Sự lựa chọn. Chúng ta cũng sẽ biết làm như thế nào mà những giống này lại thường có đặc điểm kỳ lạ. Điều kiện thích hợp nhất cho quá trình lai cấy giữa hai giống chim bồ câu riêng rẽ là cả chim bồ câu đực và chim bồ câu cái có thể dễ dàng giao phối trong cả vòng đời; để được như thế, hai giống khác nhau này phải được nhốt trong cùng một cái lồng lớn.

Tôi đã trình bày một số vấn đề liên quan đến nguồn gốc có thể có của loài chim bồ câu thuần hóa mặc dù là tôi vẫn cảm thấy cần viết nhiều hơn nữa; ban đầu, tôi giữ những con bồ câu để theo dõi chúng trong một thời gian nhằm tìm hiểu cách chúng sinh sản như thế nào. Tôi cảm thấy hết sức khó khăn khi phải tin rằng những con bồ câu này là con cháu của một loài giống như kết luận mà bât cứ nhà tự nhiên học nào đã rút ra khi họ nghiên cứu về loài chim họ sẻ hay những nhóm chim lớn trong tự nhiên. Một hiện tượng khiến tôi vô cùng ngạc nhiên là tất cả những người nhân giống các loài vật thuần hóa và người nhân giống cây, những người mà tôi đã có dịp trò chuyện và các bài nghiên cứu của họ tôi đã được đọc, thì đều ủng hộ quan điểm: một vài giống đã được quan sát tìm hiểu một thời gian (thuần hóa) là con cháu của nhiều loài hoang dã. Bạn hãy hỏi, như tôi đã hỏi, một người nuôi bò Hereíbrd lành nghề: liệu những con bò của anh ta có thể bắt nguồn từ giống bò sừng dài hay không, anh ta sẽ cười nhạo bạn đến phát tức cho mà xem. Tôi chưa bao giờ gặp một người nuôi chim bồ câu, gia cầm, vịt hay thỏ, người mà không hoàn toàn bị thuyết phục bởi quan điểm rằng mỗi giống chính có nguồn gốc từ một loài khác biệt. Ông Van Mons, trong bài nghiên cứu của mình về cây lê và cây táo đã tuyên bố rõ ràng ông không cho là một vài loại cây, chang hạn như cây Ribston – pippin hay cây táo Codlin, lại có thể từng phát triển từ cùng một hạt giống. Vô số các ví dụ khác có thể được đưa ra. Lời giải thích tôi nghĩ hết sức đơn giản: Từ kết quả của các cuộc nghiên cứu lâu dài liên tục, những người này bị ảnh hưởng mạnh bởi sự khác biệt giữa vài giống; và mặc dù họ biết rõ ràng mỗi giống chỉ thay đổi chút ít; do chúng sẽ cò khả năng tồn tại tốt hơn nhờ những biến đổi nhỏ đó; nhưng họ lại bỏ qua tất cả các lập luận cơ bản và từ chối không tổng kết trong trí óc họ những khác biệt nhỏ được tích tụ dần qua nhiều thế hệ kế tiếp. Liệu những nhà tự nhiên học, người biết ít hơn nhiều về các quy luật di truyền so với người nhân giống, và cũng chẳng biết nhều hơn về mối quan hệ trung gian trong dây truyền dòng giống, lại không thừa nhận nhiều giống thuần hóa của chúng ta cùng được sinh ra bởi một bố mẹ chung – Có phải họ không rút ra được bải học về tính cẩn thận khi họ chế nhạo quan điểm nhiều loài trong tự nhiên là trực hệ của nhiều loài khác?

Sự lựa chọn – Bây giờ chúng ta hãy xem xét các bước mà nhiều giống nuôi trong nhà được phát triển, từ một hay một vài chi họ hàng gần gũi. Một số ảnh hưởng nhỏ có lẽ trực tiếp là do điều kiện sống bên ngoài và cả các thói quen không điển hình, nhưng anh ta chắc hẳn phải là người dũng cảm khi giải thích những điểm khác nhau giữa giống ngựa kéo xe và giống ngựa đua, giống chó đua và giống chó thính, giống chim bồ câu đưa thư và giống chim bồ câu nhào lộn bởi tác nhân dạng này. Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của các giống thuần chủng là khả năng thích nghi, mặc dù khả năng này không thực sự tốt cho chúng nhưng lại mang đến lợi ích cho con người. Một vài biến thể dần dần hoặc bỗng chốc trở nên có ích đối với con người. Ví dụ, giới thực vật học tin là cây túc đoạn với những cái móc của nó, không một công cụ máy móc nào có thể so sánh với cái móc này cả về cấu tạo lẫn tính năng, chi là một biến thể của loài Dipsacus hoang dại; và sự thay đổi này đột nhiên xuất hiện trong cây con giống. Quá trình này cũng có thể đã xảy ra với loài cho quay thịt nướng và cả đối với trường hợp cừu. Nhưng khi chúng ta so sánh giống ngựa đUa với giống ngựa kéo xe, giống lạc đà một bướu với giống lạc đà hai bướu, những giống cừu khác nhau, loại phù hợp nuôi trên đất canh tác với loại thích nghi trên đồng cỏ thảo nguyên trong đó bộ lông của mỗi loài được sử dụng cho các mục đích khác nhau của con người; khi chúng ta so sánh những giống chó, mỗi giống có ích lợi riêng đối với con người; khi chúng ta so sánh giống gà chọi, loài vật tỏ ra dữ dội trong cuộc đấu, với các giống gà khác gây ra chút phiền phức, với giống “gà luôn luôn đẻ TRứng” không bao giờ muốn nghỉ, và với giống gà bantam rất nhỏ bé nhưng lại vô cùng duyên dáng; khi chúng ta so sánh những động, thực vật ký sinh tại vườn cây ăn quả và vườn hoa, chúng mang lại khá nhiều ích lợi cho con người ở các mùa khác nhau và ở những mục đích khác nhau, chẳng hạn như một vườn hoa vô cùng tươi đẹp; chúng ta, tôi nghĩ, phải nhìn xa hơn chứ không chỉ là mỗi tính biến đổi. Chúng ta không thể giả định rằng tất cả các giống loài đột nhiên được sinh ra đã hoàn hảo và hữu ích như ngày nay; thật vậy, quá trình lịch sử phát triển của vài loài đã chứng minh điều này. Chìa khóa giải đáp nằm c sức mạnh của con người đối với quá trình lựa chọn mang tính tích lũy: tự nhiên mang đến những biến đổi liên tục; con người thêm vào các biến đổi đó những đặc tính theo chiều hướng có lợi cho bản thân.

Sức mạnh to lớn của nguyên lý lựa chọn không phải mang tính giải thuyết. Một điều chắc chắn rằng những nhà nhân giống tài ba của chúng ta, thậm chí trong một vòng đời, đã biến đổi khá nhiều đặc điểm của giống bồ câu và cừu. Để hiểu được cặn kẽ những điều mà họ đã làm, bạn cần phải đọc bài viết về chủ đề và nghiên cứu những con vật đó. Những người nhân giống, theo thói quen, thường nói về tổ chức của một động vật như là một thứ gì đó có thể thay đổi dễ dàng, và họ không gặp khó khăn gì khi muốn “nhào nặn” nó theo ý thích của mình. Nếu tôi có được nhiều thời gian và giấy mực hơn nữa, tôi sẽ dẫn ra vô số các đoạn viết bởi các nhà khoa học danh tiếng nói đến khả n&ng này. Ông Youatt, người có lẽ là quen thuộc với công việc của một nhà nông nghiệp học hơn bất cứ ai, và đồng thời là người có những nhận xét khá chính xác về động vật, nói đến nguyên lý lựa chọn như là “thứ không chỉ cho phép các nhà nông nghiệp học biến đổi đặc điểm của các con gia súc mà còn thay đổi nó hoàn toàn. Nguyên lý là cây đũa thần. Với nó anh ta có thể tạo ra trên đời bất cứ khuôn dạng nào mà anh ta muốn”. Bá tước Somerville, khi miêu tả những gì mà người nhân giống thực hiện trên loài con cừu, nói “Dường như là họ đúc ra một hình dạng mong muốn và sau đó thổi luồng sinh khi vào nó.” Điều mà những nhà nhân giống lành nghề nhất như ngài John Sebright, thường nói, đối với loài chim bồ câu, là “họ có thể tạo bất cứ bộ lông mong muốn nào trong vòng 3 năm nhưng sẽ mất 6 năm để họ tạo ra cái đầu và cái mỏ.” Tại vùng Saxony, tầm quan họng của nguyên lý lựa chọn đối với cừu mêrinô được mọi người hiểu rõ tới mức họ tuân thủ nó như là một nguyên tắc của thưcmg mại: cừu được đặt trên mặt bàn và được nghiên cứu giống như người am hiểu hội họa ngắm nhìn một bức tranh, cuộc nghiên cứu dạng này diễn ra ba lần trong các khoảng thời gian nghỉ ngơi của các tháng; và những con cừu này sẽ được đánh dấu và phân loại để tìm ra con tốt nhất cho quá trình phối giống.

Thành công của các nhà nhân giống người Anh được chứng tỏ thông qua sự trả giá rất cao cho những con giống tốt; và giờ đây, những con này đã được xuất khi đi khắp mọi nơi trên thế giới. Những con giống tốt không hề là sản phẩm phối giống giữa 2 giống khác nhau; tất cả các nhà nhân giống giỏi nhất đều chống lại quan niệm này, trừ một vài trường hợp tiểu giống có quan hệ họ hàng gần gũi. Và khi một sự phối giống được tiến hành sự lựa chọn gần nhất là không thể thiếu được, thậm chí trong cả các trường hợp thông thường. Nếu sự lựa chọn chỉ xảy ra ở biến thể rất khác biệt, và nhân giống biến thể này thì nguyên lý hoàn toàn đúng tới mức mà không hề gây ra sự chú ý nào; nhưng tầm quan trọng của nó nằm ở sự ảnh hưởng lớn tạo ra bởi quá trình tích tụ theo một chiều hướng, trong suốt các thế hệ kế tiếp, của các điểm khác biệt không hề đáng kể đối với những người kém hiểu biết – những điểm khác biệt mà tôi đã từng cố nêu bật nhưng không thành công. Không một ai trong số hàng nghìn người có con mắt tinh tường và sự nhận xét xác đáng để trở thành một nhà nhân giống xuất sắc. Nếu được Chúa ban cho các phẩm chất đó, và anh ta dành nhiều thời gian cũng như công sức để nghiên cứu chủ đề này, thì anh ta sẽ thành công, và có được sự tiến bộ to lớn; nếu anh ta thiếu bất cứ một trong những phẩm chất trên, anh ta sẽ không tránh khỏi sự thất bại. Rất ít người sẵn sàng tin vào khả năng của tự nhiên và những năm tháng của lao động cần thiết để trở thành thậm chí chỉ là một giống chim bồ câu khéo léo.

Nguyên lý tương tự cũng được những nhà làm vườn tuân theo; nhưng sự biến đổi ở đây thường bất ngờ hơn. Không ai cho rằng những sản phẩm tốt nhất của chúng ta được sản xuất bởi một biến thể duy nhất của giống nguyên thủy. Chủng ta có bằng chứng là điều này không đúng trong một số trường hợp mà trong đó các ghi chép chính xác chi tiết vẫn được giữ lại; nhờ đó đưa ra được một ví dụ nhưng rất mờ nhạt: sự tăng kích cỡ liên tục của cây gai lý có thể được dẫn ra. Chủng ta tìm thấy rất nhiều cải thiện đáng kinh ngạc trong các giống của người trồng hoa, khi những giống hoa ngày nay được mang đem so sánh với những cây hoa trong tranh vẽ từ 20 hay 30 năm về trước. Khi một giống hoa đã được tạo ra khả hoàn chỉnh, người gieo giống không chọn ra những cây tốt nhất mà thay vào đó, anh ta sẽ đi xem xét cả vườn hoa rồi nhổ bỏ đi những “cây hoa xấu” – như cách mà họ vẫn thường gọi những bông hoa không đạt tiêu chuẩn. Đối với động vật, phương pháp này cũng được áp dụng trong thực tiễn; bởi vì hiếm ai lại bất cẩn đến mức nhân giống những con có chất lượng tồi.

Đối với các loài cây, có một cách khác để quan sát những thay đổi tích tụ của Sự lựa chọn – cụ thể là bằng cách so sánh sự đa dạng của những bông hoa trong các biến thể khác nhau của cùng một loài trong vườn hoa; sự đa dạng của lá, vỏ, củ hay bất cứ phần nào có giá trị khác của trong vườn rau, so với những cây cùng loài; và sự đa dạng của các loại quà trong cùng một loài trong vườn cây ăn quả; so sánh là và hoa của cùng một nhóm biến thể. Các bạn sẽ thấy những chiếc lá của cây cải bắp khác nhau như thế nào; có những loài hoa cực kỳ giống nhau nhưng cũng có loài lại hoàn toàn khác biệt (loài hoa bướm dại); những chiếc lá giống hệt nhau; và quả của cây lý gai khác biệt về kích thước, màu sắc, hình dáng, và cả lông; những loài hoa cho thấy chỉ có những khác biệt nhỏ. Không phải là những biến thể có khác biệt lớn tại một vài điểm lại không bất kỳ sự sai khác nào ở những phần còn lại. Những quy luật về sự tương đồng trong quá trình tăng trưởng, mà tầm quan trọng của nó chúng ta không được bao giờ đánh giá thấp, chắc chắn sẽ đảm bảo sự sai khác này; nhưng như là một quy tắc chung, tôi không hề nghi ngờ rằng sự lựa chọn liên tục của các biến đổi nhỏ, hoặc là trong những chiếc lá, hoa hay quả, sẽ tạo ra những giống có đặc điểm khác biệt lớn.

Có người phản đối nguyên lý của sự lựa chọn đã bị suy giảm trở thành một hoạt động có phương pháp trong chỉ hơn ba phần tư thế kỷ trở lại đây; và người ta đã chú ý tới nó nhiều hơn trong những năm cuối này và hàng loạt bài nghiên cứu khoa học về chủ đề này đã và đang được xuất bản. Tôi xin nói thêm rằng kết quả có được là xứng đáng với những gì bỏ ra – kết quả ngày càng thu được nhiều và quan trọng hơn. Những nguyên lý này hoàn toàn không phải là một phát hiện mang tính thời đại. Tôi có thể đưa ra một số nguồn tài liệu đáng tin cậy công nhận tầm quan trọng của nguyên lý này. Đó là các tác phẩm cổ xưa. Trong kỷ nguyên hoang sơ cổ đại của lịch sử quá trình phát triển nước Anh, những giống động vật tốt thường được nhập khẩu và luật pháp ngăn cấm xuất khẩu chúng: pháp luật cho phép loại bỏ những con ngựa không đạt tiêu chuẩn về kích thước; hành động này có thể so sánh được với hành động loại bỏ những “cây hoa xấu” của người làm vườn. Nguyên lý của sự lựa chọn, vâng, tôi tìm thấy không thể phủ nhận được chính là nguyên lý đấy trong cuốn bách khoa toàn thư của người Trung Quốc cổ đại. Những nguyên tắc lựa chọn được một số nhà sinh học người La mã cổ xưa đưa ra. Dựa vào những trang viết trong Genesis, chúng ta có thể thấy ngay rằng màu sắc của vật nuôi trong nhà ở giai đoạn đầu khai phá đã được con người để ý tới. Những người cổ đại đôi khi lai giống những con chó nhà của họ với những con chó hoang để cải thiện giống; và họ cũng làm như vậy, theo những gì được viết trong Pliny, với loài ngựa. Những người nguyên thủy vùng Nam Phi đã phối giống bò kéo xe của họ để có được giống bò mong muốn, giống như những gì người Eskimo làm với đàn chó của họ. Những nhà truyền giáo người Scotlen còn kể lại là người da đen cực kỳ quý giống thuần chủng tốt nhất của họ. Những người này không hề có quan hệ gì với người châu âu văn minh. Một vài thực tiễn cho thấy không có sự lựa chọn nhưng chúng lại chứng minh sự nhân giống loài vật được người cổ xưa quan tâm tới nhiều, và cả hiện tại, người cận đại cũng như vậy. Thực sự nó sẽ là một điểm lạ lùng nếu người ta không chú ý tới hoạt động nhân giống bởi vì sự di truyền các đặc tính tốt và xấu là quá rõ ràng.

Ngày nay, những người nhân giống tài ba, bằng sự lựa chọn có tính toán và với mục tiêu cụ thể, cố tạo ra giống mới tốt hơn tất cả những giống hiện đang tồn tại trong đất nước này. Nhưng với mục đích của chúng ta, một dạng lựa chọn, có thể được gọi là dạng lựa chọn vô thức, và có được thông qua thực tế là mọi người đều cố mua được và nhân từ những cá thể tốt nhất, là quan trọng hơn. Do vậy, nếu một người định giừ giống chó săn thì tất nhiên sẽ cố gắng sở hữu giống chó tốt nhất và sau đó nhân giống từ con tốt nhất của anh ta. Nhưng anh ta không hề mong muốn hay trông đợi sự biến đổi thường xuyên của con giống. Tuy nhiên tôi khẳng định là quá trình này sẽ tiếp tục trong nhiều thế kỷ, chấc chan sẽ cải thiện hay biến đổi bất kỳ giống nào, theo cách tương tự như của ông Bakewell. Collins… với quá ưình hoàn toàn giống thế, chỉ có điều nó được thực hiện có phưoug pháp và đã thay đổi lớn thậm chí là ngay trong vòng đời tồn tại của con vật, hình dáng và đặc điểm của những con bò họ sở hữu. Các thay đổi chậm chạp và khó cảm nhận dạng này có thể đã không bao giờ được nhận ra nếu không có sự đo đạc, quan sát cẩn thận các con giống bị nghi ngờ và đem đi so sánh. Tuy nhiên, trong vài trường hợp những cá thể không hoặc rất ít thay đổi của cùng một loài lại có thể tìm thấy ở những nơi kém phát triển hơn, nơi mà chúng ít được cải thiện hơn. Chúng ta có lý do để tin rằng giống chó Xpanhơn của vua Charles đã được vô tình biến đổi kể từ thời trị vì của ông ta. Một số nhà nghiên cứ nổi tiếng khẳng định chắc chắn rằng giống chó lông xù có nguồn gốc từ giống Xpanhơn và có lẽ đã phát triển dần dần từ nó. Mọi người đều biết rằng giống chó săn Anh đã thay đổi nhiều trong suốt thể kỷ trước, và trong các trường hợp này, sự thay đổi mà hầu hết đều được cho là do lai ghép với giống chó săn cảo. Điều mà làm cho chúng ta quan tâm là sự thay đổi diễn ra chậm chạp và không nhận thấy song lại có hiệu quả tới mức là mặc dù giống chó săn cổ Tây Ban Nha không thể nào khác được đến từ Tây Ban Nha nhưng ông Brovm không hề nhìn thấy, như ông đã nói với tôi, bất kỳ loài chó săn Tây Ban Nha bản địa nào giống với loài chó của chúng ta.

Bằng một quá trình lựa chọn tương tự, bằng cách huấn luyện kỹ càng, toàn bộ giống ngựa đua Anh chạy nhanh hơn và to hơn so với giống bố mẹ Ả-rập của chúng; và giống ngựa Ả rập, do các điều lệ quy định trong cuộc đua Goodwood, lại có ưu thế về khả năng mang cân nặng. Bá tước Spencer và những người khác đã cho mọi người thấy các con bò Anh tăng cân và khả năng phát triển sớm của chúng như thế nào, khi đem so sánh với giống trước đây ở trong nước. Bằng cách so sánh những đặc điểm được miêu tả trong các bài viết về chim bồ câu đưa thư và chim bồ câu nhào lộn với những giống đang sinh sống ở Anh, Ẩn Độ, hay Ba Tư, tôi cho là chúng ta có thể dễ dàng tìm ra các giai đoạn trong đó chúng biến đổi âm thầm và tiến đến sự khác biệt rất lớn so với loài chim gốc: chim bồ câu núi.

Ông Youatt đưa ra một minh họa tuyệt vời cho ảnh hưởng của quá trình lựa chọn có thể được coi là vô ý tuân theo, trong đó những người nhân giống đã có thể không bao giờ trông đợi hay thậm chí mong muốn tạo ra kết quả mà đến lượt nó, mang lại sự ra đời của hai giống khác biệt. Hai đàn cừu Leicester sở hữu bởi ông Buckley và ông Burgess, như ông Youatt cho biết, đã được nhân giống thuần chủng từ đàn cừu của ông Bakewell hơn 50 năm trước! Bất kỳ ai có kiến thức về chủ đề này không hề nghi ngờ rằng một trong hai ông chủ đàn cừu tại một thời điểm nào đó đã biến đổi chúng; và kết quả là những điểm khác biệt giữa hai đàn cừu do hai quý ông ấy sở hữu quá lớn đến mức mà chúng ta có cảm giác chúng phát triển từ hai biến thể khác nhau.

Nếu có tồn tại dạng người nguyên thủy không hiểu biết tới mức họ chẳng bao giờ để ý tới đặc điểm di truyền lại cho con của giống vật nuôi thuần hóa, song bất kỳ giống nào có ích đối với họ, cho dù là với bất kỳ mục đích sử dụng đặc biệt nào, sẽ được chăm sóc, trông nom cẩn thận qua các nạn đói hay thảm họa thiên nhiên khác, như vậy người nguyên thủy thật là trách nhiệm, và do đó những con giống tốt báo om bằng cách sinh sản nhiều hơn; như thế chúng ta có thể nói đây là trường họp lựa chọn vô thức. Chúng ta sẽ thấy rõ người nguyên thủy man rợ coi trọng vật nuôi giống tốt của họ như thế nào khi biết rằng người cổ xưa vùng Tierra del Fuego đã giết những người phụ nữ già nua trong giai đoạn khó khăn khan hiếm để dành thức ăn cho đàn chó của họ!

Đối với loài thực vật, quá trình cải thiện từ từ, thông qua sự duy trì không thường xuyên các cá thể tốt nhất, cho dù chúng có đủ khác biệt hay không để được xếp vào biến thể khác loài trong lần đầu tiên xuất hiện của chúng; và liệu hai giồng hay nhiều hem nữa đã được lai cẩy với nhau , có thể dễ dàng nhận ra trong kích thước ngày một lớn và vẻ đẹp mà hiện tại chúng ta đang có được ở các biến thể của cây hoa bướm dại, hoa hồng, hoa quỳ thiên trúc, cây thược dược và các loài cây khác khi đem so sánh với những biến thể già hơn hay với giống bố mẹ. Không ai lại mong đợi có được một cây hoa bướm dại hay thược dược tốt nhất từ hạt giống của một cây trong tự nhiên. Không ai trồng cây lê bở hạng một từ hạt giống của một cây lê hoang dã, mặc dù anh ta có thể (nhưng khả năng xả}; ra là cực hiếm) thành công với một cây giống mọc trong hoang dã nếu nó bắt nguồn từ một vườn nhà. Cây lê, mặc dù đã được trồng từ xa xưa, theo như sự miêu tả của Pliny, có vệ như là một loài chất lượng thấp. Tôi rất lấy làm ngạc nhiên trước kỹ năng lai giống điêu luyện như vậy của người cổ xưa. Họ có thể tạo ra những giống tuyệt đẹp từ nguyên liệu đầu vào tồi. Tôi nghĩ là nghệ thuật đó khá đơn giản, và được thực hiện hoàn toàn vô thức. Nó tồn tại trong quá trình trồng giống tốt nhất có thể, gieo hạt giống của nó và khi một biến thể tốt hơn có cơ hội xuất hiện, họ chọn nó và quá trình trên được lặp lại. Nhưng người làm vườn thời nguyên thủy, trồng giống lê tốt nhất mà họ có, không bao giờ biết tới quả lê tuyệt vời mà chúng ta ăn ngày nay. Phải nói rằng chúng ta trong một chừng mực nhất định (nhỏ thôi) đã nợ họ do quả lê ngon ngọt ngày nay có được là nhờ họ lựa chọn và duy trì một cách hoàn toàn không ý thức những biến thể tốt nhất bất cứ khi nào họ tìm thấy.

Nhiều sự thay đổi trong cây trồng của chúng ta được tích tụ một cách chậm chạp và vô thức, tôi tin là chúng có thể giải thích nhiều hiện tượng phổ biến. Trong đa số trường hợp, chúng ta không thể nhận ra và do đó không biết loài cây bố mẹ trong tự nhiên của các giống trồng lâu nhất trong vườn hoa và vườn cây gia đình. Nếu mất hàng thế kỷ, thậm chí là hàng thiên niên kỷ để cải thiện hoặc biến đổi hầu hết các loài hoa của chúng ta được như chuẩn mực hiện nay (xét về tính hữu dụng của chúng đối với con người), chúng ta có thể hiểu như thế nào mà cả vùng châu Úc hay mũi Hảo Vọng hay bất cứ vùng nào khác có người tiền sử sinh sống kém phát triển lại không thể cung cấp cho chúng ta một loại cây trồng hữu ích. Không phải là những vùng này không có may mắn sở hữu các giống cây nguyên thủy hữu ích, trái lại rất trù phú về giống cây là đằng khác, nhưng do những cây bản địa ở đó không được cải thiện bởi quá trình lựa chọn liên tục lâu dài để mang đến sự hoàn thiện tiêu chuẩn có thể so sánh được với những loài cây của các quốc gia cổ đại văn minh hơn.

Đối với loài vật nuôi trong nhà của người tối cổ, chúng ta không nên nghĩ rằng những con vật đó hầu như lúc nào cũng phải đấu tranh dành lấy thức ăn cho riêng chúng, ít nhất là trong một vài mùa nhất định. Và tại hai nước rất khác biệt về điều kiện sống, các cá thể của cùng một loài, có cấu trúc và thể tạng khác nhau ít, sẽ thường sống tốt hơn là so với loài của nước kia, và cùng với quá trinh “sự lựa chọn của tự nhiên”, sẽ được đề cập chi tiết sau đây, hai tiểu giống có thể sẽ được hình thành. Điều này có lẽ giải tích một phần nhận xét là những biến thể giữ bởi người tối cổ có nhiều đặc điểm dạng loài hơn là những biến thể giữ bởi những nước văn minh.

Xét về vai trò quan trọng của sự chọn lọc do con người, một điều dễ nhận thấy là như thế nào những giống thuần hóa của chúng ta cho biết sự thích nghi trong cấu trúc và thói quen của chúng phù hợp với sở thích người nuôi. Tôi nghĩ chúng ta có thể hiểu sâu hơn đặc điểm bất bình thường hay xuất hiện của giống vật nuôi tại gia và tưomg tự thế những điểm khác biệt của chúng quá lớn trong các ở các đặc điểm bên ngoài và khá nhỏ các bộ phận bên trong hay các cơ quan. Con người khó có thể chọn ra, hoặc sẽ rất mất công tạo ra bất kỳ sự sai khác nào của cấu trúc trừ những thứ bên ngoài có thể nhìn thấy; và thực sự thì họ cũng chẳng quan tâm nhiều đến cấu trúc bên trong. Con người có thể không bao giờ hành động dựa trên sự lựa chọn, trừ trường hợp các thay đổi mà ngay lúc đầu mang lại một số ích lợi. Không người nào đã từng có tạo ra giống chim bồ câu đuôi quạt cho đến khi họ nhìn thấy con chim bồ câu mà lông đuôi của nó phát triển khác thuờng một chút và sụ khác biệt cục kỳ nhỏ; đó là bản chất của con người: thích những điều kỳ lạ, cho dù nhỏ thôi, đối với họ. Nhưng cũng không phải bất cứ biến đổi nào cũng được đón chào và coi trọng. Thực sự là như vậy, rất nhiều biến đổi nhỏ xuất hiện trong số những con chim bồ câu mà đã bị loại bỏ do lỗi hoặc sai khác so với chuẩn mực của loài ngỗng thông thường không hề có bất kỳ một biến thể đáng chú ý nào; do đó giống Thoulouse và giống thông thường mà chỉ có màu sắc khác nhau, đặc điểm ý được chú ý tới nhất só với các đặc điểm khác, sau này xuất hiện khác biệt so với giống gia cầm.

Tôi nghĩ, các quan điểm này giải thích kỹ hơn những điều mà đôi khi được mọi người đề cập tới, đó là chúng ta chẳng biết tý gì về nguồn gốc hay lịch sử hình thành của bất kỳ giống nuôi trồng trong nhà nào của chúng ta. Song trên thực tế, một giống, cũng như là một nhánh của một ngôn ngữ, khó có thể nói là có nguồn gốc cụ thể. Một người duy trì và lai ghép các con giống từ cá thể có một vài sai khác nhỏ trong cấu trúc, hay dành nhiều công sức hơn cho việc phối giống những con vật tốt nhất của anh ta, nhờ đó cải thiện chúng, và các cá thể được cải thiện này dần dần lan truyền khắp khu vực xung quanh . Nhưng do không được đặt một cái tên cụ thể, và nếu con người không đánh giá cao chúng thì lịch sử hình thành của chúng chắc chắn sẽ bị chìm vào quên lãng. Khi được cải thiện tốt hơn nữa bởi quá trình chập chạp, từ từ tương tự, chúng sẽ lan rộng ra tự nhiên hơn và sẽ được nhận ra như là một loài có ích, khác biệt và sau đó sẽ được đặt tên ở vùng đó. Ở những nước chưa thực sự phát triển, hệ thống thông tin liên lạc yếu kém, sự nhân rộng cũng như kiến thức về bất kỳ một loài tiểu giống mới sẽ là một quá trình chậm chạp. Ngay khi giá trị của một tiểu giống được nhận ra, nguyên lý của sự lựa chọn vô thức, như tôi vẫn thường gọi nó, sẽ lũôn có xu hướng – có lẽ là mạnh hơn ở một giai đoạn nhất định so với giai đoạn khác, tưcmg tự như quá trình phát triển và suy vong của một giống – có lẽ mạnh hơn ở khu vực này so với một khu vực khác, tùy thuộc vào mức độ phát triển nền văn minh của nơi đó – thêm vào dần dần các đặc điểm tính cách của giống, cho dù chúng là thế nào đi chăng nữa. Nhưng cơ hội để ghi lại được những thay đổi chậm chạp, không nhận biết được như vậy là vô cùng nhỏ bé.

Bây giờ, tôi xin nói thêm về một vài điểm liên quan đến điều kiện thuận lợi hay là khó khăn đối với sức manh của sự lựa chọn do con người. Mức độ cao của tính biến đổi rõ ràng là một thuận lợi vì nó sẽ cung cấp dồi dào nguyên luyện đầu vào cho sự lựa chọn; không phải là chỉ mỗi khác biệt cá thể là không đủ, cộng với sự chăm sóc chu đáo, cho phép sự tích tụ lớn các sửa đổi trong hầu hết bất kỳ chiều hướng mong muốn nào. Nhưng vì những thay đổi cho thấy sự tiện ích hay phù hợp với ý muốn của con người hiếm khi xuất hiện, cơ hội cho sự xuất hiện của chúng sẽ tăng lên đáng kể khi một số lượng cá thể lớn được nhốt cùng nhau, và như thế, việc nhốt chung trở thành yếu tố quan trọng nhất để dẫn tới thành công. Như ông Marshall đã nhận xét về đàn cừu ở Yorkshire là, dựa trên nguyên lý này, những con cừu ở đó chủ yêu thuộc vê người dân nghèo và đàn cừu có số lượng rất ít. Những người trông nom vườn ưcrm, người trồng số lượng lớn các cây từ cùng một loài, thường thành công hơn nhiều so với những người nghiệp dư trong việc tạo ra được những biến thể mới và có giá trị. Để giữ được một số lượng lớn các cá thể của một loài lại bất kỳ nước nào trong điều kiện thuận lợi tại đòi hỏi là loài đó được sống trong điều kiện thuận lợi và nhờ thế chúng sẽ có thể sinh sản tự do trong nước đấy.

Khi số lượng của một loài là ít, tất cả các cá thể, cho dù là chất lượng tốt hay xấu, đều được phép nhân giống; và thực tế đã chứng minh sự cho phép này cản trở quá trình lựa chọn. Song có lẽ điểm quan trọng nhất là động vật hay loài cây có giá trị hay hữu ích đối với con người tới mức mà chúng ta chú tới cả những biến dạng nhỏ nhất trong đặc điểm hay cấu trúc của mỗi các thể. Trừ khi sự chú ý như vậy không mang lại kết quả gì. Thật là thú vị khi tôi biết rằng cây dâu tây chỉ thực sự bắt đầu biến chuyển theo chiều hướng có lợi cho con người khi những người làm vườn quan tâm chăm sóc chúng kỹ lưỡng. Một sự thật không có gì phải bàn cãi là cây dâu tây liên tục biến đổi kể từ khi chúng được trồng; nhưng những biến đổi ít đó thường bị con người bỏ qua. Ngay khi người làm vườn chọn ra các cây với quả ngọt hơn, to hơn và chín sớm hơn, rồi đem trồng cây con giống từ chúng, sau đó lại chọn ra cây giống tốt nhất để nhân giống. Kết quả là cây dâu tây (cùng với sự trợ giúp từ con người lai ghép chúng với các loài khác) đã cho ra nhiều biến thể tuyệt vời được trồng trong suốt hai mươi hay ba mươi năm qua.

Trong trường hợp của các loài động vật có giống đực và giống cái riêng biệt, khả năng ngăn cản sự lai giống dễ dàng là một nhân tố quan trọng mang tới thành công tạo ra giống mới – ít nhất là tại một nước mà đã có các giống khác tương tự. Xét trên khía cạnh này, thì việc rào giậu đất cũng đóng một vai trò nhất định. Những người nguyên thủy sống du canh du cư hay người sống trên cánh đồng bao la bát ngát hiếm khi sở hữu nhiều hơn một giống của cùng loài. Loài chim bồ câu có thể giao phối cả đời và khả năng này rất có ích đoi với người nuôi chim bồ câu; bởi vì nhờ đó nhiều giống có thể được giữ thuần chủng cho dù bị nhốt chung với các giống khác trong một cái lồng lớn. Hoàn cảnh này chắc hẳn đã phải khá thuận tiện chợ cải thiện và hình thành giống mới. Tôi xin nói thêm rằng loài bồ câu có khả năng được nhân giống với số lượng cực lớn và nhanh; vì thế những con chim không đạt tiêu chuẩn ngay lập tức sẽ bị loại bỏ và trở thành thức ăn. Trong khi đó, loài mèo, với đặc tính đi đêm của chúng, không thể được phối giống nhân tạo; và cho dù chúng được các bà các cô cũng như các em nhỏ hêt sức nâng niu, nhưng mọi người chưa nhìn thấy một biến thể mèo khác biệt phát triển; những giống mèo khác biệt chúng ta đôi khi nhìn thấy hầu hết đều được nhập khẩu từ các nước khác, thường là từ các quốc đảo. Mặc dù tôi không nghi ngờ là vài giống vật nuôi trong nhà thay đổi ít hơn các giống khác nhưng tính hiếm có, thậm chí là không xuất hiện, các giống khác biệt của mèo, lừa, công trống, ngỗng… có thể phần lớn là do sự lựa chọn không phát huy tác dụng: đối với loài mèo là do khó khăn trong việc ghép đôi phối giống; đối với con lừa là do người nông dân nghèo có số lượng lừa quá ít và ít dành sự quan tâm tới việc phối giống chúng; đối với con công trống, do không dễ chăm sóc và không có số lượng lớn, đối với con ngỗng là do chúng chỉ có hai mục đích sử dụng đối với con người: thức ăn và lông; và quan trọng hem cả là do người nhân giống không cảm thấy thích thú giống mới.

Để tổng kết về nguồn gốc vật nuôi cây trồng thuần hóa của chúng ta, tôi tin rằng, điều kiện sống, xét trên tác động của nó tới hệ thống sinh sản, không phải là nguyên nhân chính gây nên tính biến đổi. Tôi không tin tính biến đổi là một thứ gì đó nhất thiết phải có và không thể tách rời, trong tất cả các trường hợp, với mồi cơ thể sống hữu cơ. Một vài học giả đã phát biểu ảnh hưởng của tính thay đổi biếấn động theo nhiều mức độ khác nhau của sự kế thừa và của sự quay trở lại. Tính biến đổi được điều chỉnh bởi rất nhiều quy luật chưa được biết đến mà trong đó quan trọng hơn cả là quy luật của sự tương quan tăng trưởng. Một thứ có thể do điều kiện sống trực tiếp gây ra. Một thứ phải do sự sử dụng hay không sừ dụng gây ra. Do đó, kết quả cuối cùng xuất hiện cực kỳ phức tạp. Trong một vài trường hợp, tôi thừa nhận rằng việc nhân giống chéo các loài mà có nguồn gốc nguyên thủy khác nhau đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành các sản phẩm vật nuôi cây trồng thuần hóa của chúng ta. Khi một vài giống được tạo ra trong bẩt kỳ một nước nào, sự lai ghép chéo hiếm khi xuất hiện của chúng với sự trợ giúp của quá trình lựa chọn chắc chắn đã góp phần lớn trong việc hình thành tiểu giống mới; nhưng tôi tin tầm quan ừọng của sự lai ghép các biến thể đã bị phóng đại quá mức, trong trường hợp của cả động và thực vật mà phát triển từ cây, con giống. Đối với những cây được tạo thành bởi cách chiết, cắt… thì tầm quan trọng của sự lai ghép loài và biến thể khác biệt là vô cùng lớn; vì người trồng cây ở đây hoàn toàn bỏ qua tính biến đổi lớn của động vật và thực vật lai cấy, và cả tính vô sinh thường xuyên xuất hiện ở động vật lai cấy; nhưng trựờng hợp cây không sinh ra từ hạt giống đối với chúng ta là ít có ý nghĩa do sự tồn tại của chúng chỉ là tạm thời. Nói tóm lại, tôi khẳng định nguyên nhân dẫn tới sự thay đổi: ảnh hưởng tích tụ của sự lựa chọn, dù được áp dụng có phương pháp và nhanh chóng hay áp dụng vô tình và chậm chạp, song lại hiệu quả hơn là sức mạnh vượt trội.

Nguyên nhân của tính biến đổi – Những ảnh hưởng của thói quen – Mối tương quan của tăng trưởng -Tính kế thừa – Đặc điểm của những biến thể được thuần hóa – Những khó khăn trong việc phân biệt giữa biến thể và loài – Nguồn gốc của biến thể thuần dưỡng từ một hoặc nhiều loài – Những con chim bồ câu được nuôi trong nhà, sự khác biệt và nguồn gốc của chúng – Nguyên tắc của sự lựa chọn mà đã được công nhận từ xa xưa, những ảnh hưởng của nó – Sự lựa chọn kỹ càng logic và vô thức – Nguồn gốc chưa được biết đến của những con thuần hóa – Những điều kiện thuận lợi nhất cho sự lựa chọn của con người.

Khi chúng ta nhìn vào những cá thể của một biến thể hay là tiểu biến thể của các loài cây được trồng và loài động vật được thuần dưỡng từ lâu của chúng ta, một trong những điểm gây sự chú ý đầu tiên là chúng nhìn chúng khác nhau rất nhiều hom so với các cá thể của bất kỳ loài hoặc biến thể nào khác trong tự nhiên. Khi mà chúng ta tìm hiểu về sự đa dạng rộng lớn của những loài cây và động vật mà đã được nuôi, trồng, mà đã biến đổi trong suốt tất các thời đại dưới những điều kiện khí hậu và sự đối xử khác nhau, tôi nghĩ chúng ta sẽ đi đến một kết luận rằng tính thay đổi lớn hơn chỉ đơn giản là do những cây con vật nuôi của mọi người đã được thuần dưỡng trong điều kiện sống không hề giống như, và phần nào đó khác biệt so với, những điều kiện mà cha mẹ chúng đã sống trong thiên nhiên. Tôi cho là cũng có một vài khả năng theo như quan điểm của Andrew Knight rằng tính biến đổi của có thể một phần liên quan đến sự dư thừa thức ăn. Dường như khá rõ ràng là thực thể hữu cơ, qua nhiều thế hệ, phải được tiếp xúc với điều kiện sống để có thể gây nên một vài biến đổi đáng kể; và rằng một khi tổ chức cơ thể bắt đầu biến chuyển, nói chung nó sẽ tiếp tục biến đổi theo nhiều thế hệ sau đó. Chưa hề có trường hợp nào cho thấy một thực thể đã biến đối lại ngừng không chuyển biến nữa trong môi trường thuần dưỡng. Nhũng loài cây được trồng sớm nhất của chúng ta, chẳng hạn như lúa mỳ, vẫn thường sinh ra những biến thể mới; vật nuôi sớm nhất của chúng ta vẫn còn có khả năng biến đổi và cải thiện bản thân nhanh.

Mọi người vẫn đang tranh cãi tại thời kỳ nào của chu trình sống, các nguyên nhân của sự thay đổi, cho dù là nguyên nhân nào đi chăng nữa, thường xuất hiện; liệu có phải trong suốt quá trình ban đầu hay cuối của giai đoạn phát triển phôi thai, hay là ngay ở quá trình thụ thai. Những thí nghiệm của Geoffroy St Hilaire cho thấy rằng sự đối xử phi tự nhiên đối với bào thai gây ra quái thai; và các quái thai không thể bị tách rời bởi bất kỳ sự phân chia rõ ràng nào chỉ từ những biến đổi. Tôi hết sức nghi ngờ nguyên nhân thường xuyên nhất của tính biến đổi có thể là cơ quan sinh sản của con đực và con cái đã bị ảnh hưởng trước khi thụ thai. Một số nguyên nhân khiến tôi tin vào nhận định này, nhưng nguyên nhân chính là ảnh hưởng đáng kể do sự giam hãm và thuần hóa tới các chức năng của hệ thống sinh sản. Hệ thống sinh sản rất dễ bị ảnh hưởng hơn so với bất kỳ cơ quan nào khác của cơ thể trước thay đổi của điều kiện sống. Không gì dễ hơn việc thuần chủng một con vật, và cũng dễ dàng khiến chúng sinh sản tự do trong điều kiện bị giam hãm, thậm chí trong rất nhiều trường hợp khi cả con đực và con cái được sống chung. Có vô số loài vật không sinh nở, cho dù sống lâu trong điều kiện không bị giam cầm quá trong đất nước bản địa của chúng! Hiện tượng này nói chung bắt nguồn từ những con côn trùng gây hại; nhưng cũng có vô số loài thực vật với sức sống tràn trề nhưng lại hiểm khi hoặc không bao giờ ra hạt giống! Trong một số trường hợp như vậy, người ta nhận thấy là những thay đổi rất nhỏ, chẳng hạn như ít hay nhiều nước hơn một chút tại một giai đoạn nhất định trong quá trình phát triển, sẽ là nhân tố quyết định xem loại cây đó có sinh sàn không. Ở đây tôi không thể đi vào quá chi tiết những gì mà tôi thu thập được về chủ đề đầy sự tò mò này; nhưng để chứng minh các quy luật kỳ lạ quyết định khả năng sinh sản của động vật trong điều kiện bị giam cầm, tôi xin đưa ra những loài vật ăn thịt, thậm chí từ vùng nhiệt đới, sinh sản tại đất nước này khá dễ dàng trong điều kiện bị giam giữ, trừ trường họp loài động vật đi bằng gan bàn chân hoặc gia đình nhà gấu; trái lại, những loài chim ăn thịt, hầu như không có ngoại lệ, rất hiếm khi đẻ trứng. Nhiều loại cây ngoại lai hoàn toàn vô dụng, trong điều kiện sống giống hệt như của những loài lai không sinh sản. Một mặt khi chúng ta bắt gặp những động thực vật được thuần dưỡng, mặc dù thường yếu và hay bị đau ốm, sinh sản dễ dàng trong điều kiện bị giam giữ; và mặt khác khi chúng ta thấy những cá thể, được lấy đi khi còn nhỏ trong tự nhiên, được thuần dưỡng tuyệt đối, sống lâu, khỏe mạnh (tôi có thể đưa ra rất nhiều ví dụ minh chứng cho trường hợp kiểu này), nhưng lại có hệ thống sinh sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi những nhân tố không cảm nhận được do không hoạt động đúng chức năng. Chúng ta không cần phải ngạc nhiên trước hệ thống này, khi mà nó nằm trong điều kiện bị giam giữ, hoạt động không hoàn toàn bình thường, và sinh những đứa con không được hoàn chỉnh như cha mẹ chúng hoặc là biến thể.

Sự vô sinh thường được người ta cho rằng là do cách làm vườn; nhưng xét trên khía cạnh này, chúng ta sẽ thấy tính biến đổi cũng là do nguyên nhân đó – nguyên nhân gây ra tình trạng vô sinh; và tính thay đổi là nguồn của tất cả sản phẩm tốt nhất của khu vườn đó. Tôi xin nói thêm rằng một số cá thể sẽ sinh sản tốt nhất trong điều kiện nhân tạo (chẳng hạn như loài thỏ và chồn íìirô bị nhốt trong chuồng), cho thấy hệ thống sinh sản của chúng, do đó, không bị ảnh hưởng; tưcmg tự như vậy có một vài loài thực vật và động vật lại không thích hợp với điều kiện thuần dưỡng, và thay đổi rất ít – có lẽ thay đổi ít hơn so với khi chúng trong tự nhiên.

Chúng ta sẽ chẳng có khó khăn gì để đưa ra một bản danh sách dài liệt kê tên “các loài cây khác biệt”; theo nghĩa này, người làm vườn hàm ý chỉ một nụ hay mầm cây, mà đột nhiên tiếp nhận một đặc tính mới đôi khi rất khác lạ so với các cây còn lại. Những nụ kiểu này có thể được sinh ra bởi cấy ghép, hay đại loại như thế, và có khi lại do hạt giống. “Những loài biến dị” này là cực kỳ hiếm trong tự nhiên, nhưng lại khá phổ biến trong nuôi ưồng nhân tạo; và trong trường hợp này chúng ta thấy cách đối xử của bố mẹ đã ảnh hưởng tới một nụ hay mầm hoa, nhưng không ảnh hưởng tới noãn hay phấn hoa. Nhưng ý kiến của hầu hết các nhà sinh lý học là không có sự khác biệt cơ bản nào giữa một cái nụ và noãn hoa trong giai đoạn đầu sự hình thành của chúng; để mà trên thực tế “các cây biến dị” minh chửng cho quan điểm của tôi, rằng tính biến đổi có thể chủ yểu gây ra bởi noãn hoa hay phấn hoa, hoặc là cả hai bị ảnh hưởng bởi cách đối xử của cây bố mẹ trước giai đoạn thụ phấn. Những trường hợp này chứng minh rằng sự biến đổi không nhất thiết, như một số học giả đã nghĩ, phải liên quan đến hoạt động của cả thế hệ.

Những cây con từ một nhành cây, và những con cùng được sinh ra trong một lứa, đôi khi lại khác xa nhau, mặc dù cả đứa con và bố mẹ, như Muller nhận xét, rõ ràng được đặt trong điều kiện sống như nhau; thực tế này cho thấy ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện sống là rất ít nếu so sánh với các quy luật của sinh sản, và của trưởng thành, và của kế thừa; bởi vì nếu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện sống có lớn, nếu bất kỳ một đứa con nào biến đổi, thì tất cả chúng đã phải giống nhau. Đe đánh giá ảnh hưởng trực tiếp của nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, thức ăn, v.v… là không dễ dàng trong trường hợp của bất cứ sự biến đổi nào: ấn tượng của tôi là với động vật, những tác nhân như vậy gây rất ít ảnh hưởng trực tiếp, cho dù rõ ràng ảnh hưởng trực tiếp nhiều hem đối với cây. Theo quan điểm này, những thí nghiệm gần đây của ông Buckman cực kỳ quý báu. Khi tất cả hoặc hầu như tất cả các thể sống tồn tại trong điều kiện nhất định chịu ảnh hưởng giống nhau, sự thay đổi lúc đầu có vẻ như là trực tiếp do những điều kiện kiểu đó; nhưng trong một số trường hợp thì lại cho thấy những điều kiện đối nghịch lại mang lại kết quả thay đổi tưcmg tự trong cấu trúc. Tuy vậy một số thay đổi nhỏ, tôi nghĩ, có thể là do ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện sống – như trong một số trường hợp, sự tăng kích thước cơ thể do cỏ nhiều thức ăn, thay đổi màu do một vài loại thức ăn và ánh sáng gây ra, và có thể là cả độ dày của bộ lông do khí hậu chuyến biến.

Thói quen cũng có một ảnh hưởng quan trọng, như trong giai đoạn ra hoa mà cây được chuyển sang nơi có khí hậu khác. Đối với động vật, nó có ảnh hưởng còn sâu sắc hom; ví dụ tôi tìm thấy trong một con vịt được nuôi những xưomg cánh nhẹ hơn và xưomg chân nặng hom, tính theo trọng lượng của toàn bộ cơ thể, so với những loại xưomg đó của một con vịt hoang; và tôi suy luận với độ tin cậy cao là sự thay đổi này do vịt nuôi bay ít hom và đi nhiều hom so với vịt hoang. Sự phát triển mạnh mẽ mang tính di truyền của vú bò và dê trong những nước mà chúng thường cho sữa, nếu đem so với tình trạng của những bộ phận đó ở các nước khác, lại là một ví dụ nữa về tác động của việc sử dụng. Chúng ta không thể kể ra một con vật được nuôi nào mà, tại một vài nước, không có đôi tai rủ xuống; và quan điểm được chia sẻ bởi một vài học giả, là đôi tai rủ xuống là do việc không sử dụng cơ tai bởi vì chúng không sử dụng tai nhiều để đoán nhận nguy hiểm đang rình rập.

Có rất nhiều quy luật chi phối sự biến đổi, một vài trong số chúng khá khó hiểu, và do đó nên được đề cập một cách ngan gọn. Ở đây sẽ chỉ nói một cách gián tiếp về cái có-thể được gọi là sự tương quan tăng trưởng. Bất cứ một thay đổi nào trong bào thai hoặc trong ấu trùng hầu như sẽ chắc chắn gây ra thay đổi trong con vật khi trưởng thành. Trong những dị dạng, sự tương quan giữa các phần riêng biệt là kỳ lạ; và chúng ta có thể tìm thấy nhiều ví dụ trong công trình nghiên cứu vĩ đại của Geoffroy St Hilaire về chủ đề này. Những người nhân giống tin rằng những chi dài thường đi kèm với đầu dài. Một vài ví dụ về sự tương quan là hơi buồn cười: những con mèo biến dạng với cặp mắt xanh chắc chắn là bị điếc; màu sắc và đặc tính kỳ lạ thể chất đi cùng nhau, trong đó rất nhiều trường hợp nổi tiếng có thể được đưa ra đối với động thực vật. Từ những chứng cứ thu thập bởi ông Heusinger, dường như là cừu trắng và lợn bị ảnh hưởng khác biệt từ những cá thể màu bởi các chất độc rau nhất định. Những con chó không có lông thì có hàm răng không hoàn chỉnh, những loài động vật lông dài và thô thường hay có, như đã được khẳng định, nhiều sừng hoặc sừng dài; những con chim bồ câu với đôi chân có lông có mang da ở giữa ngón chân cái ngoài; chim bồ câu với mỏ ngắn có chân bé, và những con với cái mỏ dài có chân to. Với lý do này, nếu con người tiếp tục lựa chọn, và kết quả là tăng, đặc tính kỳ lạ, chúng ta sẽ hầu như không tránh khỏi biến đổi một cách vô thức những cấu trúc của bộ phận khác, do những quy luật bí hiểm của sự tưomg quan tăng trưởng.

Kết quả của những quy luật đa dạng, ít được biết tới hoặc là khó hiểu, của sự biến đổi cực kỳ là phức tạp và đa dạng. Chúng ta nên nghiên cứu một cách kỹ lưỡng cẩn thận một số cuốn viết về những cây đã được trồng lâu đời, như cây dạ hưorng lan, khoai tây, thậm chí là cây thược dược, v.v…; chúng ta sẽ thật sự ngạc nhiên khi phát hiện ra có vô số những điểm trong cấu trúc và thể chất mà tại đó các biến thể và tiểu biến thể khác nhau chút ít. Cả hệ thống tổ chức dường như dễ thay đổi, và có xu hướng, trong một mức độ không nhiều, tách khỏi kiểu của bố mẹ.

Bất kỳ sự thay đổi nào mà không được truyền lại thì không quan trọng đối với chúng ta. Nhưng số lượng và tính đa dạng của những sai khác có thể kế thừa trong cấu trúc, cả những cái kém quan trọng và những cái rất quan trọng xét về mặt sinh lý học, là cực kỳ lớn. Bài viết của giáo sư Prosper Lucas, được in trong hai tập dày, cung cấp đầy đủ nhất và chuẩn xác nhất về chủ đề này. Không một người nhân giống nào nghi ngờ xu hướng tiến tới sự kế thừa là vô cùng mạnh mẽ: sự ưa thích mang đến sự ưa thích là thông điệp chính của ông: những học giả chỉ mang tính lý thuyết nghi ngờ quy luật này. Khi một sự sai khác xuất hiện thường xuyên, và chúng ta thấy nó ở cả người cha và đứa con, chúng ta không thể kết luận liệu sự sai khác đó không phải là do cùng một nguyên nhân tác động lên cả hai; khi trong số nhiều cá thể, rõ ràng sống trong cùng điều kiện tự nhiên, bất kỳ sự sai khác hiếm thấy nào, do sự kết hợp lạ kỳ giữa các hoàn cảnh, xuất hiện ở cha mẹ – cứ cho là một trong vài triệu cá thể – và nó xuất hiện lại ở đứa con, chỉ những học thuyết về sự ngẫu nhiên hầu như chắc chắn làm cho chúng ta nghĩ sự tái xuất hiện của sai khác đó là do di truyền. Mọi người chắc hẳn đã nghe đến các trường hợp của chứng bạch tạng, da quá nhạy cảm, lông trên cơ thể, v.v…, xuất hiện ở một số thành viên gia đình. Nếu những sai khác hiếm thấy và kỳ lạ của cấu trúc thực sự là được di truyền, thì những sai khác ít kỳ lạ và thường thấy hơn có thể cũng là do tính di truyền. Có lẽ cách tiếp cận chuẩn xác toàn bộ chủ đề này là coi sự kế thừa của đặc điểm bất kỳ là quy luật, và sự không di truyền như là sự dị thường.

Những quy luật điều chỉnh quá trình di truyền vẫn chưa được biết đến đầy đủ; không ai có thể nói tại sao sự biến đổi giống nhau trong các cá thể khác nhau của cùng một loài; và trong các cá thể của các loài khác nhau, lại có khi được di truyền và lại có khi không; tại sao một đứa trẻ thường có một vài đặc điểm nhất định của ông, bà hay là thậm chí của cụ, kỵ; tại sao một sai lệch thường được truyền từ một giới tính sang cả hai giới tính, hoặc chỉ một giới tính không thôi, nhung không phải là lúc nào cũng vậy tới giống cùng giới tính. Đó là một thực tế khá quan trọng đối với chúng ta, rằng sự sai khác xuất hiện ở những con đực nhân giống trong nhà thường được truyền lại, với tần suất rất cao, có khi lên đến 100%, chỉ cho những đứa con giống đực. Một quy tắc quan trọng hơn nhiều mà tôi nghĩ có thể tin tưởng được là tại giai đoạn nào đó của vòng đời, một sai khác xuất hiện đầu tiên, nó có xu hướng xuất hiện lại trong đứa con khi đứa con trưởng thành tới chính giai đoạn đó, nhưng đôi khi lại sớm hơn. Trong nhiều trường hợp thì nó không thể nào khác: do đó những biến đổi di truyền trong sừng của gia súc nuôi có thể chỉ xuất hiện trong đứa con khi gần trưởng thành; những điểm khác biệt của con tằm quan sát thấy xuất hiện trong giai đoạn tương ứng sâu bướm hoặc là kén. Nhưng những bệnh di truyền và một vài bằng chứng khác khiến tôi tin rằng quy luật đó có một sự mở rộng lớn hơn, và rằng khi không có lý do xác thực nào giải thích tại sao sự sai lệch lại xuất hiện ở một giai đoạn nhất định, và tại sao nó lại có xu hướng tái xuất hiện trong đứa con ở giai đoạn tương ứng khi nó lần đầu tiên xuất hiện ở cha mẹ. Tôi tin nguyên lý này đóng vai trò quan trọng nhất trong việc giải thích các quy luật của bào thai. Nhận định này tất nhiên là chỉ áp dụng cho lần xuất hiện đầu tiên của đặc tính sai khác, và không phải là nguyên nhân chính, mà có thể tác động đến tế bào chứng hoặc là các nguyên tố giống đực; theo cách gần giống như đứa con được lai ghép từ một con bò cái sừng ngắn với con bò đực sừng dài, độ dài hơn của sừng, cho dù xuất hiện muộn trong vòng đời rõ ràng là do các nhân tố của con bò đực.

Sau khi nói gián tiếp về chủ để di truyền, tôi có lẽ ở đây sẽ đề cập tới một lời tuyên bố thường là của các nhà tự nhiên học – những biến thể thuần dưỡng của chúng ta, khi được thả về tự nhiên, dần dần nhưng chắc chắn sẽ quay trở lại các đặc điểm nguyên thủy của tổ tiên chúng. Do đó, người ta lập luận rằng không một suy luận nào có thể rút ra được từ loài thuần dưỡng tới các loài trong tự nhiên. Tôi đã cố sức trong vô vọng để tìm ra bằng chứng thuyết phục mà dựa vào đó lời tuyên bố trên thường rất hay được tự tin đưa ra. Có lẽ hết sức khó khăn để chứng minh tính đúng đắn của lời tuyên bố đó: chúng ta chỉ có thể kết luận rằng rất nhiều trong sổ những biến thể của vật nuôi thuần chủng nhất có thể không đủ khả năng sổng trong môi trường tự nhiên. Trong rất nhiều trường hợp, chung ta không biết những đặc tính sơ khai của chúng là như thế nào, không thể nói rằng liệu sự quay trở lại gần như bản năng ban đầu cỏ xảy ra hay không. Một điều cần thiết, nhằm tránh ảnh hưởng của sự lai ghép, rằng chỉ một biến thể duy nhất được thả về môi trường mới. Tuy nhiên do trong các biến thể có chúng ta chắc chắn có trường hợp quay trở về một số đặc điểm của tổ tiên chúng, theo tôi nghĩ, cũng không phải là không có lý để nói nếu chúng ta thành công trong quá trình tự nhiên hóa qua rất nhiều thế hệ, vài loài, chẳng hạn như cây cải bắp, trên mảnh đất kém màu mỡ (song trong trường hợp này một số ảnh hiện tượng có lẽ là bắt nguồn từ ảnh trực tiếp của đất kém màu mỡ), sẽ có nhiều khả năng quay trở lại những tính cách, đặc điểm của tố tiên trong hoang dã. Cho dù thí nghiệm kiểu này có thành công hay không, nó cũng không phải quá quan trọng đối với những gì chúng ta đang bàn luận ở đây; bởi vì bản thân cuộc thí nghiệm này khi diễn ra thì điều kiện sống cũng đã, đang và sẽ thay đổi. Nếu nó có thể làm rõ những loài biến thể thuần dưỡng của chúng ta thể hiện xu hướng mạnh quay trở lại – tức là mất đi những đặc tính đã học được khi bị giam cầm trong điều kiện sống ít biếấn động đến mức mà sự giao phối bị kiểm soát, bằng cách cho con đực và con cái một cách có chủ định sống chung một chỗ, bất kỳ sự sai khác nào của cấu trúc, trong trường hợp đó, tôi đảm bảo là chúng ta chẳng suy luận được điều gì từ những biến thể trong nhà xét về nguồn gốc loài. Nhưng không hề có bằng chứng nào ủng hộ lời tuyên bố trên của các nhà tự nhiên học: chắc chắn việc chúng ta không thể nhân giống ngựa kéo xe và ngựa đua, gia súc sừng dài và sừng ngắn, và gia cầm của nhiều giống khác, và các loài rau tươi sẽ, vì với số lượng không thể đếm được của các thế hệ, đối lập lại với tất cả những gì chúng ta đã thấy. Tôi xin nói thêm rằng khi điều kiện sống tự nhiên có thay đổi, sự biến đổi và sự quay trở lại các đặc điểm có khả năng xuất hiện; nhưng sự lựa chọn của tự nhiên, sẽ được giải thích ở phần sau, quyết định những đặc điểm mới này thay đổi bao nhiêu và có được giữ lại.

Khi chúng ta xem xét những biến thể di truyền hay động thực vật được nuôi trồng, và so sánh chúng với các loài họ hàng, chúng ta nói chung cảm nhận trong mỗi loài thuần dưỡng, như đã nói, ít có tính đồng dạng như các loài họ hàng trong tự nhiên. Những loại cây, vật nuôi tại gia trong cùng một họ cũng thường có một số đặc điểm ngoại lai; qua đó tôi muốn nói, mặc dầu khác biệt so với nhau, và so với những họ khác trong cùng một loài trong một số khía cạnh không quan trọng lắm, chúng thường khác biệt với mức độ cực lớn trong một bộ phận khi so sánh với con khác, và nhất là khi so sánh với tất cả nhánh khác sổng trong tự nhiên mà có họ hàng gần gũi nhất với chúng. Với những ngoại lệ này, (và với ngoại lệ của khả năng sinh sản hoàn hảo khi được lai ghép – một chủ đề sau này sẽ được nói đến), các loại vật nuôi cây trồng do con người thuần hóa của cùng một loài khác nhau theo kiểu giống như, chỉ trong những trường hợp với mức độ thấp hom, những chi họ hàng gần gũi nhất trong cùng một loài trong môi trường tự nhiên. Tôi nghĩ rằng điều này phải được công nhận, khi chúng ta phát hiện ra rằng có rất ít loài nuôi trong nhà, cho dù là động vật hay thực vật, mà không được xếp vào, bởi những phán quyết đáng tin cậy chỉ là những biến thể, và bởi những nhận định hợp lý khác là con cháu của loài khác biệt rõ ràng nguyên thủy. Nếu có bất kỳ một sự khác biệt rõ ràng nào giữa các dạng và loài vật nuôi, cây trồng trong nhà, thì sự nghi ngờ này đã không kéo dài lâu như vậy. Tôi cho rằng đã có thể nói lời tuyên bố trên không chính xác, nhưng những nhà tự nhiên học lại không thống nhất trong quyết định đặc điểm nào là của giá trị loài; tất cả sự đánh giá kiểu này hiện chỉ mang tính kinh nghiệm. Hom nữa, theo quan điểm về nguồn gốc loài mà tôi sẽ đưa ra ở đây, chúng ta không có quyền mong đợi thường xuyên gặp sự khác biệt loài trong những sản phẩm thuần hóa của chúng ta.

Khi chúng ta cố tính toán sự khác biệt cấu trúc giữa nhánh vật nuôi trong nhà của cùng loài, chúng ta sẽ ngay lập tức nghi ngờ, không biết liệu chúng có là con cháu của một hay một vài loài bố mẹ. Điểm này, nếu nó được làm rõ, sẽ rất thú vị; chẳng hạn nếu người ta có thể chứng minh rằng chó đua, chó săn. chó đánh hơi, chó xpantơn, và chó bun, những con tất cả chúng ta đều biết sinh sản hết sức dễ dàng, có thể đã là con cháu của bất cứ một loài nào, thì những thực tế như vậy sẽ là nhân tố chính khiến chúng ta nghi ngờ về tính không thể biến đổi của rất nhiều họ hàng loài động thực vật gần gũi – chẳng hạn như nhiều con cáo – sống ở những nơi khác nhau trên thế giới. Tôi không tin, như chúng ta sẽ thấy ở đây, rằng tất cả các loài chó của chúng ta là con cháu của bất kỳ một loài hoang dã nào; nhưng trong một số trường hợp loài thuần chủng khác, thì lại có cơ sở, thậm chí bằng chứng xác thực ủng hộ quan điểm này.

Mọi người thường thừa nhận con người đã lựa chọn những loại động vật và cây trồng để thuần hóa có xu hướng biến đổi mạnh mẽ, và có thể tồn tại trong khí hậu phức tạp. Tôi không tranh cãi về những khả năng đã tăng giá trị nhữmi sản phẩm tại gia của chúng ta; nhưng một người nguyên thủy làm sao có thể biết, khi lần đầu tiên anh ta thuần dưỡng một con vật, liệu nó có thay đổi trong những thế hệ sau này, và liệu nó có sống được trong các loại khí hậu khác nhau. Có phải tính ít thay đổi của loài lừa hay gà Nhật Bản, hay khả năng yếu ớt chịu đựng khí hậu ấm áp của con nai tuyết, hay chống lại giá lạnh của loài lạc đà thông thường, ngăn cản chúng không được thuần hóa? Tôi không thể nghi ngờ rằng nếu những loài động thực vật khác, có số lượng bằng với số lượng động thực vật chúng ta thuần hóa, và thuộc về những lớp sinh vật và đất nước đa dạng tưorng đương, được lấy từ môi trường tự nhiên và có thể nhân giống qua vài thế hệ trong điều kiện thuần hóa, chúng sẽ có lẽ thay đổi, xét trung bình, nhiều như là những loài động thực vật thế hệ cha mẹ của những cây con vật thuần dưỡng hiện đang tồn tại của chúng ta.

Trong trường hợp những loài cây, con vật được thuần hóa một cách ngẫu nhiên nhất do con người, tôi không cho là chúng ta rút ra được một kết luận cụ thế nào, liệu chúng có là con cháu của một hoặc nhiều loài. Lý lẽ chủ .yếu được những người mà tin vào tính đa nguồn gốc của những con vật thuần hóa vin vào là chúng ta tìm thấy trong hầu hết những ghi chép cổ, nhất là trên các tượng đài của Ai Cập, rất nhiều loại nhân giống; và một số con nhân giống rất giống, có lẽ là giống hệt, với những con đang tồn tại. Thậm chí nếu những bằng chứng được tìm thấy là khá xác thực đối với mọi người hơn là đối với tôi; nó nói lên điều gì ngoài việc một vài loài nhân giống của chúng ta có nguồn gốc ở đó, bốn hay năm nghìn năm về trước? Nhưng những nghiên cứu của ông Homer đã mang lại cho nó một khả năng loài người đã phát triển tới trình độ văn minh có thể sản xuất ra gốm xuất hiện ở thung lũng sông Nile mười ba hay mười bốn nghìn năm về trước; ai cố tình nói trước những giai đoạn sơ khai này bao lâu, những người nguyên thủy giống như người của Tierra del Fuego hay Australia, người mà có những con chó bán thuần dưỡng, có thể không tồn tại ở Ai Cập?

Theo tôi, toàn bộ chủ đề này vẫn còn nhiều điểm chưa sáng tỏ; tuy vậy tôi có thể, ở đây không đi sâu vào bất cứ chi tiết nào, tuyên bố dựa trên những suy xét địa lý và suy xét khác, rằng rất có thể những con chó nhà của chúng ta là con cháu của một vài giống loài hoang dã. Trong trường hợp con cừu và con dê, tôi không có ý tưởng nào cả. Tôi đã nghĩ đến một số thực tế cung cấp bởi ông Blyth về thói quen, âm thanh và thể tạng… của gia súc có bướu được người Anh-điêng nuôi dưỡng, và đoán chúng bắt nguồn từ một loài gia súc trang trại khác – gia súc của người châu âu; và một vài học giả có uy tín tin những con gia súc châu âu có nhiều hơn một loài bố mẹ trong tự nhiên. Nói đến loài ngựa, từ những lý do tôi không thể đưa ra ở đây, tôi không hoàn toàn chắc chan lam là, trong sự đổi lập với ý kiến của một vài học giả, tất cả những loại nhân giống đều là con cháu của một loài gia súc trang trại có nguồn gốc từ thiên nhiên. Ông Blyth, với kho kiến thức đồ sộ và uyên bác, tôi coi trọng ý kiến của ông hơn bất cứ ai khác trong lĩnh vực này, nghĩ là tất cả các loài gia cầm được nhân giống đã phát triển từ một loài gà hoang thông thường của người Anh-điêng (Gallus bankiva). Trong trường hợp của loài vịt và thỏ, những con được nhân giống có cấu trúc khác biệt nhiều so với nhau, tôi không hề nghi ngờ là chúng có nguồn gốc chung từ loài vịt và thỏ hoang.

Học thuyết về một số loài có nguồn gốc từ vài loài trong tự nhiên đã bị một số tác giả đẩy tới một thái cực hoàn toàn khác, hết sức vô lý. Họ khẳng định là mọi con vật, cây được nhân giống, cứ cho là những đặc điểm khác biệt không đáng kể, có nguyên mẫu đầu tiên của chính nó. Nếu như vậy, chắc chắn đã phải có rất nhiều loài của gia súc tự nhiên, chỉ riêng châu âu thôi cũng đã phải có rất nhiều, và một vài ở nước Đế chế Anh. Một học giả tin rằng trước đây ở Đế ché Anh tồn tại mười một dạng cừu riêng biệt! Khi chúng ta nhớ lại nước Anh bây giờ chỉ có một loài có vú riêng biệt duy nhất, và Pháp có một số nhưng khác với những con ở Đức và ngược lại, tương tự như vậy với Hungari, Tây Ban Nha… nhưng việc mỗi vương quốc có vài loài nhân giống riêng biệt của gia súc, cừu… chúng ta phải thừa nhận là nhiều loài nhân giống thuần dưỡng có nguồn gốc từ châu âu; bởi vì từ đâu mà chúng được sinh ra khi mà những nước này không có những loài riêng biệt chẳng hạn như những con gia súc bố mẹ khác biệt? Như vậy nó là ở Ấn Độ. Thậm chí trong trường hợp của loài chó nhà trên khắp thế giới, mà tôi hoàn toàn đã thừa nhận là bắt nguồn từ một vài loài hoang dã, tôi không hề nghi ngờ là có rất nhiều sự biến đổi được kế thừa. Ai có thể tin là những con vật gần giống như loài chó đua ở nước Italia, loài chó thính, loài chó Bun, hay loài ch ó Xpanhơn Blenheim… – không hề có đặc điểm chung với loài Canidac hoang dã – lại từng tồn tại một cách tự do trong tự nhiên? Mọi người thường nói một cách thoáng là tất cả các giống chó của chúng ta đã được tạo ra bởi sự lai ghép của một vài loài nguyên thủy; nhưng khi lai ghép, chúng ta chỉ có thể có những dạng trung gian giữa bố mẹ chúng; và nếu chúng ta giải thích một vài giống thuần hóa bởi cách này, chúng ta sẽ phải thừa nhận sự tồn tại trước đó của những dạng cao nhất; như giống chó đua Italia, chó Thính, chó Bun… trong môi trường hoang dã. Hơn nữa, xác suất thành công tạo ra một giống khác biệt bởi quá trình lai ghép đã bị phóng đại quá nhiều. Chắc chắn là một giống mới có thể được biến đổi bởi những cách lai ghép ngẫu nhiên với sự trợ giúp của quá trình lựa chọn kỹ càng các con chó giống lai, mà có những đặc điểm mong muốn; nhưng việc một loại giống có thể có được gần giữa hai giống hay loài khác nhau là điều tôi không thể tin được. Ngài J Sebright dã làm thí nghiệm cho mục đích này nhưng không thành công. Đứa con của lần lai ghép đầu tiên từ hai loại giống thuần chủng có thể nói là tưorng đối, đôi khi hoàn toàn (như tôi tìm thấy ở những con chim bồ câu), đồng nhất, và mọi thứ dường như là rất đơn giản; nhưng khi những con chó giống được lai với nhau qua nhiều thế hệ, hai con trong số chúng hầu như rất khó giống nhau, và tiếp đó là sự khó khăn tột bậc, hay nói đúng hơn là sự vô vọng của nhiệm vụ đó trở nên rõ ràng. Tất nhiên, một giống trung gian giữa hai loại giống hoàn toàn khác nhau sẽ không thể có được nếu thiếu sự chăm sóc hết sức cẩn thận và sự lựa chọn trong một thời gian dài liên tục; cho dù là như thế tôi cũng không tìm ra một trường hợp nào ghi lại một giống mới được tạo từ quá trình này.

Quá trình nhân giống những con chim bồ câu tại nhà -Tôi tin rằng cách tốt nhất để nghiên cứu một số nhóm đặc biệt, tôi đã cố tình nhân giống những con chim bồ câu nuôi. Tôi giữ lại mọi con giống mà tôi có thể mua hay có xin được, và đã nhận được sự giúp đỡ tận tình từ khắp mọi miền trên trái đất, nhất là của ông Hon. w. Elliot từ Ấn Độ, và của gia đình Hon. c. Muưay từ Ba Tư. Nhiều bài viết trong các ngôn ngữ khác nhau về chim bồ câu, và có một vài bài rất quan trọng, được coi là tài liệu cổ quý giá. Tôi có tiếp xúc với một vài người có thú nuôi chim bồ câu nổi tiếng, và được phép gia nhập Hiệp hội chim bồ câu London. Tính đa dạng của các giống chim thực là đáng kinh ngạc. Nếu đem so sánh với chim đưa thư của Anh và những con chim bồ câu nhào lộn mặt ngắn, và xem sự khác biệt kỳ diệu ở những cái mỏ của chúng kèm theo với sự khác biệt về cái đầu tương ứng. Loài chim đưa thư, đặc biệt là loài giống đực, cũng thật đặc biệt do sự phát triển của bộ lông mào trên đầu, và nó được kèm theo với mí mắt thon dài với cái miệng rất rộng, tới cái mũi, vòm miệng rộng. Loài chim nhào lộn mặt ngắn có mỏ bên ngoài giống chim sẻ; và loài nhào lộn thông thường có thói quen bay rất cao theo đàn. Đây là đặc tính di truyền khá kỳ lạ; lao vào không trung với đầu trên phần sau của chân. Loài bồ câu gộc rất to lớn với cái mỏ dài khổng lồ và chân to; một vài loại chim bồ câu gộc có cổ khá dài, một số con khác có cánh và đuôi dài, có con thì kỳ lạ là có đuôi ngắn. Loài chim sorn ca lại có họ hàng với loài đưa thư, nhưng thay vì cái mỏ rất dài nó có mỏ rất ngắn và rộng. Loài bồ câu diều to có thân, cánh và chân dài ra nhiều; và bộ diều cực kỳ phát triển của nó, cái mà trông khá hoành tráng khi căng phồng lên, dễ gây sự ngạc nhiên và tức cười. Loài bồ câu đầu bằng có mỏ rất ngắn hình nón, với một đường lông vũ móc ngược xuống ngực; và nó có thói quen liên tục hé mở phần trên của thực quản. Loài chim bồ câu Jacobin có bộ lông vũ ngược suốt dọc phần sau cổ dài đến mức tạo ra hình mũ trùm đầu, và nó có thân hình khá cân đối, cánh và lông đuôi dài. Loài chim bồ câu kèn và loài chim bồ câu cười, như cái tên đã nói lên đặc điểm nổi bật của chúng, phát ra âm thanh gù gù riêng biệt của chúng so với các giống khác. Loài chim bồ câu đuôi quạt có tới ba mươi, thậm chí đôi khi lên bốn mươi lông đuôi, thay vì mười hai hay mười ba lông đuôi thông thường như đại gia đình họ chim bồ câu; và những chiếc lông đuôi nằm vẫn tiếp tục phát triển; và được dựng thẳng đứng đến mức mà đầu chim chạm vào đuôi; tuyến bã nhờn hoàn toàn bị loại bỏ. Những con còn lại kém khác biệt hơn tôi sẽ nói đến vào dịp khác.

Trong bộ xương của một vài giống, sự phát triển xương mặt về chiều dài, chiều rộng và độ cong khác nhau rất lớn. Hình dạng cũng như chiều dài và chiều rộng của sợi lông chim ở hàm dưới, biến đổi đa dạng, số lượng xương sống trong cùng ở phần đuôi cũng không giống nhau; số lượng của xương sườn cũng thế, cùng với khổ khá rộng và sự xuất hiện của những quá trình. Cỡ và hình dạng của độ mở xương ức biến đổi rất nhiều; và cả hai cánh của xương chạc. Chiều rộng của độ mờ của miệng cân đối, chiều dài phù hợp của mí mắt, của độ rộng lỗ mũi, của âm thanh (không phải lúc nào cũng cân đối với chiều dài của mỏ), kích thước của diều và phần trên thực quản; sự phát triển và loại bỏ tuyến bã nhờn; số lượng cánh chính và lông đuôi; chiều dài tương đối của cánh và đuôi so với nhau và so với cơ thể; chiều dài tương đối của chân; số lượng vảy trên ngón chân, sự phát triển của màng da giữa các ngón chân, là tất cả các điểm của cấu trúc cơ thể mà đã biến đổi. Giai đoạn khi bộ lông chim hoàn thiện bắt đầu thay đổi, giống như phần dưới che chở những con chim non khi ấp. Kích cỡ và hình dạng của những quả trứng cũng biến đổi. Cách bay khác nhau đáng kể;và cả âm thanh lẫn cách cấu tạo cơ thể nữa. Cuối cùng, trong một số giống, con đực và con cái cũng khác nhau đôi chỗ.

ít nhất, vô số loài chim bồ câu có thể đã được lựa chọn, điều mà nếu trình bày với một nhà nghiên cứu chim, và nói với ông ta rằng chúng là chúng con chim hoang dã, chắc chắn ông ta, tôi nghĩ, sẽ phân loại chúng là loài đã được xác định. Tôi không tin là có một nhà nghiên cứu chim nào lại xếp loài bồ câu đưa thư, bồ câu nhào lộn mặt ngắn, bồ câu gộc, sơn ca, bồ câu diều to, và bồ câu đuôi quạt vào cùng một loài, đặc biệt hơn nữa, khi mà mỗi giống này lại có một số tiểu loài, có thể ông ta gọi chúng là như vậy.

Do những khác biệt lớn như vậy giữa các giống chim bồ câu, tôi hoàn toàn đồng ý với nhận định chung của đại đa số các nhà tự nhiên học là tất cả giống chim bồ câu đều bắt nguồn từ loài bồ câu núi (Columba livia), bao gồm cả các tiểu loài theo khu vực địa lý của nó, những loài mà không khác nhau là bao. Với một số lý do mà đã khiến tôi tin vào nhận định này trong một chừng mực nào đấy cũng đúng trong các trường hợp khác. Tôi sẽ trình bày chúng ngắn gọn ở đây. Nếu một vài giống trên không phải là những biến thể của, hoặc không tiến hóa từ loài bồ câu núi thì chúng phải là con cháu của ít nhất bảy, tám giống chim bồ câu nguyên thủy; bởi vì không thể tạo ra những giống thuần hóa như ngày nay bằng cách lai ghép với số lượng giống ít hơn: chẳng hạn như làm thế nào mà một con chim bồ câu diều to có thể được sinh ra bởi lai ghép hai giống trừ khi một trong hai giống bố mẹ có đặc điểm diều to? Các giống chim nguyên thủy được nói đến tất cả phải là giống bồ câu núi, giống không sinh sản hoặc không thích nghi với việc làm tổ trên cây. Nhưng bên cạnh loài c. livia, với các tiểu loài xét theo khu vực địa lý của nó, chỉ có hai hoặc ba loài chim bồ câu núi khác là được biết đến; và chúng không hề có bất cứ một đặc điểm nào của giống thuần chủng trên. Do vậy, các giống chim nguyên thủy được nói đến phải hoặc là vẫn còn tồn tại ở trong những nước mà chúng ban đầu đã được thuần hóa, nhưng lại chưa được các nhà nghiên cứu chim biết tới; và điều này hoàn toàn là vô lý nếu xét trên kích thước, thói quen và các đặc điểm nổi bật của chúng; hoặc là chúng đã bị tuyệt chủng trong tự nhiên hoang dã. Nhưng những con chim mà sinh sản trên các vách núi và có khả năng sinh tồn tốt rất hiếm khi bi tuyệt chủng; loài chim bồ câu núi thông thường có các tính cách thói quen giống như những giống nuôi trong nhà, không hề bị tuyệt chủng thậm chí ở trên các đảo nhỏ ở nước Anh, hay là trên bờ biển Địa Trung Hải. Do đó nhận định về sự tuyệt chủng của nhiều loài có tính cách, thói quen giống như loài chim bồ câu núi đối với tôi như là một điều quá vội vàng. Hom thế nữa, các giống thuần hóa nói trên đều đã được chuyển đi khắp nơi trên thế giới, và như vậy một vài con trong số chúng chắc đã được mang trở lại đất nước bản địa; nhưng không một con nào trở thành loài chim hoang dã mặc dù loài bồ câu dovecot, thực ra là loài chim bồ câu núi nhưng hơi khác biệt một chút đã trở thành loài bồ câu hoang dã tại một vài nơi. Một lần nữa, tất cả các kinh nghiệm thực tiễn cho thấy điều khó nhất là để khiến cho những động vật hoang dại sinh nở tự nhiên trong điều kiện thuần hóa; nhưng xét trên giả thuyết đa nguồn gốc của loài chim bồ câu, mọi người phải giả định rằng ít nhất bảy hoặc tám loài đã bị thuần hóa hoàn toàn bởi những người tiền sử, bởi vì có thế chúng mới mắn đẻ như vậy trong điều kiện giam cầm.

Một lập luận mà tôi thấy mang tính thuyết phục cao, và có thể áp dụng được cho một vài trường hợp khác, cho là những giống nhắc đến ở trên, mặc dù nói chung giống nhau về thể trạng, thói quen, âm giọng, màu sắc và trong phần lớn các bộ phận trên cơ thể: chúng-ta có thể không bao giờ tìm thấy trong toàn bộ đại gia đình họ chim Columbidae một cái mỏ giống như mỏ của chim bồ câu đưa thư, hay của chim bồ câu nhào lộn mặt ngắn, của chim sơn ca; bộ lông vũ ngược giống như của chim bồ câu Jacobin; bộ diều giống như của loài bồ câu diều to; đuôi lông vũ giống như của chim bồ câu đuôi quạt. Nếu dựa vào lập luận này, chúng ta phải chấp nhận giả thiết là người tiến sử không chỉ đã thành công trong quá trình thuần dưỡng tuyệt đối mà anh ta còn hoặc cổ tình hay vô ý đã chọn được – đó là những loài kỳ diệu – và hơn nữa, tất cả loài này đã không còn tồn tại trên trái đất này nữa hoặc vẫn chưa được mọi người biết tới. Và còn quá nhiều điều ngẫu nhiên mà tôi cảm thấy không thể có được xét trên mức độ cao nhất.

Một vài bằng chứng về màu sắc của những con chim bồ câu cũng đáng được lưu tâm. Loài chim bồ câu núi có màu xanh ngọc và phần sau trắng (tiểu loài Ấn Độ, c. intermedia của Strickland có phần sau màu xanh dương); phần sau của đuôi màu sọc đen, viền ngoài bộ lông màu trắng, cánh có hai vệt màu đen; một số giống bán thuần hóa cùng với một số giống hoàn toàn hoang dã, ngoài đặc điểm có hai vệt đen, cánh của chúng cũng màu đen. Những đặc điểm này không đồng thời xuất hiện trong bất cứ một loài nào khác của đại gia đình chim bồ câu. Giờ đây, trong mỗi giống thuần hóa, bao gồm toàn bộ các con chim được nhân giống tốt, tất cả những đặc điểm nêu trên, thậm chí là cả phần rìa trắng của bộ lông, lại đôi khi xuất hiện cùng lúc và phát triển đến độ hoàn chỉnh. Hơn nữa, khi hai con chim thuộc về hai giống khác biệt được lai ghép với nhau, trong cả hai con, không con nào có màu xanh hay có những đặc điểm nêu trên, nhưng đứa con lai được sinh ra lại đột nhiên dễ có khả năng có các đặc điểm đó; ví dụ: tôi lai giống một vài con chim bồ câu đuôi quạt toàn trắng với một vài con chim sơn ca toàn đen, và chúng sinh ra những đứa con màu đen và lốm đốm nâu. Những con này tôi lại lai giống với nhau và đứa cháu của một con chim bồ câu đuôi quạt hoàn toàn trắng với một con sơn ca hoàn toàn đen lại có bộ lông màu xanh tuyệt đẹp với phần sau trắng, hai vệt đen ở cánh, lông đuôi viền trắng và sọc giống như bất kỳ một con chim bồ câu đá hoang dã nào. Chúng ta có thể hiểu được những thực tế này dựa trên quy luật nổi tiếng về sự quay trở lại các đặc tính của tổ tiên nếu như mọi giống đều có nguồn gốc từ loài chim bồ câu núi. Nhưng nếu chúng ta phủ nhận quy luật này, thì một trong hai giả định được thừa nhận sau đây là vô lý. Giả định thứ nhất là tất cả những giống nguyên thủy được hình dung ra có màu sắc và đặc tính giống loài bồ câu núi, mặc dù không có một loài nào đang tồn tại lại có màu và các đặc trưng đó, để mà trong mỗi giống riêng biệt có xu hướng quay trở lại màu và đặc trưng trên. Giả định thứ .hai là mỗi giống, cho dù là thuần chủng nhất, trong vòng ít nhất mười hai thế hệ (có thể nhiều hơn nữa) đã được nhân giống với chim bồ câu núi, tôi nói là trong vòng mười hai đến hai mươi thế hệ bởi vì chúng ta vẫn chưa thu lượm được bất kỳ bằng chứng nào ủng hộ niềm tin rằng một đứa trẻ đã từng có những đặc điểm giống tổ tiên trước đó nhiều thế hệ. Một loại giống khi chỉ được lai với một vài giống khác thì xu hướng quay trở lại đặc điểm có được từ kết quả của sự lai ghép như vậy một cách tự nhiên sẽ trở nên dần dần yếu đi, bởi vì trong các thế hệ tiếp theo sẽ có ngày càng ít dòng máu ngoại lai nhưng khi không có sự lai ghép nào giữa các giống khác nhau và cả con bố và con mẹ có xu hướng quay về cùng một đặc điểm mà không thấy xuất hiện ở những thế hệ trước, xu hướng này có thể đã được truyền lại cho nhiều thế hệ sau mà không hệ bị suy giảm hay thay đổi. Hai trường hợp khác biệt này thường bị nhầm lẫn trong các bài viết về di truyền.

Cuối cùng những giống lai ghép giữa tất cả các loài bồ câu thuần hóa đều mắn để. Tôi có thể khẳng định điều này dựa trên quan sát của chính bản thân, chủ định nhằm vào những giống khác biệt nhất. Giờ đây tôi rất khó, mà có lẽ là không thể đưa ra một trường hợp đứa con lai giữa hai con vật hoàn toàn khác biệt lại có khả năng sinh sản tốt. Một vài nhà nghiên cửu tin rằng quá trình thuần hóa dài liên tục sẽ xóa bỏ xu hướng vô sinh của loài. Dựa vào thực tế phát triển của loài chó, tôi nghĩ giả định này không phải là vô căn cứ; nó được áp dụng đối với những loài khá gần gũi, cho dù nó không được minh chứng bởi bất kỳ thí nghiệm đơn lẻ nào. Nhưng để phát triển giả thuyết này rộng hom đến mức có thể cho rằng các loài có nguồn gốc nguyên thủy khác biệt như loài chim bồ câu đưa thư, chim bồ câu nhào lộn mặt ngắn, chim bồ câu diều to, và chim bồ câu đuôi quạt, sinh ra những đứa con có khả năng sinh sản tốt, đối với tôi điều này là hom vội vàng.

Từ những lý do này, bao gồm khả năng không thể tồn tại là con người đã có bảy, tám loài chim bồ câu sinh sản tự nhiên trong điều kiện thuần hóa; những loài được cho là tồn tại trong thiên nhiên nhưng chúng ta vẫn chưa biết tới, và không tìm thấy chúng trong tự nhiên, những loài có các đặc trưng vô cùng lạ kỳ, xét trên một vài phương diện nhất định khi đem so sánh với tất cả loài Columbidae, mặc dù lại có nhiều điểm tương đồng trong các mặt khác với loài bồ câu núi, màu xanh và các đặc trưng đa dạng đôi lúc xuất hiện ở hầu hết các con giống, cả hai khi thuần chủng và khi được lai, đứa con lai ghép có khả năng sinh sản tốt; tất cả những lý do này cộng lại, tôi không hề nghi ngờ nhận định là tất cả loài chim bồ câu của chúng ta có nguồn gốc từ loài Columba livia với các tiểu loài theo khu vực địa lý của nó.

Để làm rõ hơn cho quan điểm này, đầu tiên tôi xin nói thêm rằng loài c. livia hay loài chim bồ câu núi có khả năng sống tốt trong điều kiện thuần hóa ở châu âu và Ấn Độ; và rằng chúng có nhiều điểm giống nhau về cả tính cách và cấu trúc với các giống thuần hóa. Thứ hai, mặc dù một con chim bồ câu đưa thư hay một con bồ câu nhào lộn mặt ngắn ở nước Anh khác nhiều, xét về một vài đặc điểm nhất định, so với chim bồ câu núi, nhưng nếu đem so sánh tiểu loài của những giống này, nhất là đối với những con được mang từ các nước xa xôi đến, chúng ta có thể chỉ ra rất nhiều điểm mà giống nhau gần như tuyệt đối giữa hai cấu trúc tường xa lạ. Thứ ba, những đặc điểm mà chủ yếu khác nhau ở mỗi giống, ví dụ như yếm thịt hay độ dài của cái mỏ của giống bồ câu đưa thư, độ ngắn của giống chim nhào lộn, và số lượng lông đuôi của chim bồ câu đuôi quạt, trong mỗi giống rõ ràng là thay đổi; và lời giải thích cho hiện tượng này sẽ trở nên rõ ràng khi chúng ta nói đến sự lựa chọn tự nhiên. Thứ tư, loài chim bồ câu đã được xem xét, nghiên cứu hết sức cẩn thận và được nhiều người yêu thích. Chúng đã được nuôi trong nhà từ hàng ngàn năm nay ở khấp nơi trên thế giới; ghi chép đầu tiên về loài chim bồ câu xuất hiện ở triều đại Ai Cập thứ năm, khoảng năm 3000 trước công nguyên. Chính giáo sư Lepsius đã nói cho tôi về phát hiện này; nhưng ông Birch cho tôi biết rằng loài chim bồ câu đã được nuôi lấy thịt từ triều đại Ai Cập trước. Trong thời đại La Mã, như chúng ta được nghe từ Pliny, giá của thịt chim bồ câu đắt khủng khiếp; “thậm chí chúng còn được ghi chép theo phả hệ một cách cẩn thận”. Loài chim bồ câu được Akber Khan Ấn Độ hết sức coi trọng; khoảng năm 1600 trước công nguyên, không bao giờ ít hơn 20.000 con chim bồ câu được thả xung quanh tòa án tối cao. Các nhà lịch sử viết: “Những vị hoàng đế của Iran và Turan gửi cho ông’ta (Akber Khan) một vài con chim quý hiếm. Và khả năng nhân giống những con chim của các vị hoàng đế đã tăng lên đáng kể”. Cũng trong khoảng thời gian này, người Hà Lan rất chuộng chim bồ câu giống như những người La Mã cổ đại. Tầm quan trọng rất lớn của những xem xét này trong việc giải thích chủng loại biến thể vô cùng đa dạng mà con chim bồ câu đã trải qua sẽ trở nên rõ ràng khi chúng ta bàn về Sự lựa chọn. Chúng ta cũng sẽ biết làm như thế nào mà những giống này lại thường có đặc điểm kỳ lạ. Điều kiện thích hợp nhất cho quá trình lai cấy giữa hai giống chim bồ câu riêng rẽ là cả chim bồ câu đực và chim bồ câu cái có thể dễ dàng giao phối trong cả vòng đời; để được như thế, hai giống khác nhau này phải được nhốt trong cùng một cái lồng lớn.

Tôi đã trình bày một số vấn đề liên quan đến nguồn gốc có thể có của loài chim bồ câu thuần hóa mặc dù là tôi vẫn cảm thấy cần viết nhiều hơn nữa; ban đầu, tôi giữ những con bồ câu để theo dõi chúng trong một thời gian nhằm tìm hiểu cách chúng sinh sản như thế nào. Tôi cảm thấy hết sức khó khăn khi phải tin rằng những con bồ câu này là con cháu của một loài giống như kết luận mà bât cứ nhà tự nhiên học nào đã rút ra khi họ nghiên cứu về loài chim họ sẻ hay những nhóm chim lớn trong tự nhiên. Một hiện tượng khiến tôi vô cùng ngạc nhiên là tất cả những người nhân giống các loài vật thuần hóa và người nhân giống cây, những người mà tôi đã có dịp trò chuyện và các bài nghiên cứu của họ tôi đã được đọc, thì đều ủng hộ quan điểm: một vài giống đã được quan sát tìm hiểu một thời gian (thuần hóa) là con cháu của nhiều loài hoang dã. Bạn hãy hỏi, như tôi đã hỏi, một người nuôi bò Hereíbrd lành nghề: liệu những con bò của anh ta có thể bắt nguồn từ giống bò sừng dài hay không, anh ta sẽ cười nhạo bạn đến phát tức cho mà xem. Tôi chưa bao giờ gặp một người nuôi chim bồ câu, gia cầm, vịt hay thỏ, người mà không hoàn toàn bị thuyết phục bởi quan điểm rằng mỗi giống chính có nguồn gốc từ một loài khác biệt. Ông Van Mons, trong bài nghiên cứu của mình về cây lê và cây táo đã tuyên bố rõ ràng ông không cho là một vài loại cây, chang hạn như cây Ribston – pippin hay cây táo Codlin, lại có thể từng phát triển từ cùng một hạt giống. Vô số các ví dụ khác có thể được đưa ra. Lời giải thích tôi nghĩ hết sức đơn giản: Từ kết quả của các cuộc nghiên cứu lâu dài liên tục, những người này bị ảnh hưởng mạnh bởi sự khác biệt giữa vài giống; và mặc dù họ biết rõ ràng mỗi giống chỉ thay đổi chút ít; do chúng sẽ cò khả năng tồn tại tốt hơn nhờ những biến đổi nhỏ đó; nhưng họ lại bỏ qua tất cả các lập luận cơ bản và từ chối không tổng kết trong trí óc họ những khác biệt nhỏ được tích tụ dần qua nhiều thế hệ kế tiếp. Liệu những nhà tự nhiên học, người biết ít hơn nhiều về các quy luật di truyền so với người nhân giống, và cũng chẳng biết nhều hơn về mối quan hệ trung gian trong dây truyền dòng giống, lại không thừa nhận nhiều giống thuần hóa của chúng ta cùng được sinh ra bởi một bố mẹ chung – Có phải họ không rút ra được bải học về tính cẩn thận khi họ chế nhạo quan điểm nhiều loài trong tự nhiên là trực hệ của nhiều loài khác?

Sự lựa chọn – Bây giờ chúng ta hãy xem xét các bước mà nhiều giống nuôi trong nhà được phát triển, từ một hay một vài chi họ hàng gần gũi. Một số ảnh hưởng nhỏ có lẽ trực tiếp là do điều kiện sống bên ngoài và cả các thói quen không điển hình, nhưng anh ta chắc hẳn phải là người dũng cảm khi giải thích những điểm khác nhau giữa giống ngựa kéo xe và giống ngựa đua, giống chó đua và giống chó thính, giống chim bồ câu đưa thư và giống chim bồ câu nhào lộn bởi tác nhân dạng này. Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của các giống thuần chủng là khả năng thích nghi, mặc dù khả năng này không thực sự tốt cho chúng nhưng lại mang đến lợi ích cho con người. Một vài biến thể dần dần hoặc bỗng chốc trở nên có ích đối với con người. Ví dụ, giới thực vật học tin là cây túc đoạn với những cái móc của nó, không một công cụ máy móc nào có thể so sánh với cái móc này cả về cấu tạo lẫn tính năng, chi là một biến thể của loài Dipsacus hoang dại; và sự thay đổi này đột nhiên xuất hiện trong cây con giống. Quá trình này cũng có thể đã xảy ra với loài cho quay thịt nướng và cả đối với trường hợp cừu. Nhưng khi chúng ta so sánh giống ngựa đUa với giống ngựa kéo xe, giống lạc đà một bướu với giống lạc đà hai bướu, những giống cừu khác nhau, loại phù hợp nuôi trên đất canh tác với loại thích nghi trên đồng cỏ thảo nguyên trong đó bộ lông của mỗi loài được sử dụng cho các mục đích khác nhau của con người; khi chúng ta so sánh những giống chó, mỗi giống có ích lợi riêng đối với con người; khi chúng ta so sánh giống gà chọi, loài vật tỏ ra dữ dội trong cuộc đấu, với các giống gà khác gây ra chút phiền phức, với giống “gà luôn luôn đẻ TRứng” không bao giờ muốn nghỉ, và với giống gà bantam rất nhỏ bé nhưng lại vô cùng duyên dáng; khi chúng ta so sánh những động, thực vật ký sinh tại vườn cây ăn quả và vườn hoa, chúng mang lại khá nhiều ích lợi cho con người ở các mùa khác nhau và ở những mục đích khác nhau, chẳng hạn như một vườn hoa vô cùng tươi đẹp; chúng ta, tôi nghĩ, phải nhìn xa hơn chứ không chỉ là mỗi tính biến đổi. Chúng ta không thể giả định rằng tất cả các giống loài đột nhiên được sinh ra đã hoàn hảo và hữu ích như ngày nay; thật vậy, quá trình lịch sử phát triển của vài loài đã chứng minh điều này. Chìa khóa giải đáp nằm c sức mạnh của con người đối với quá trình lựa chọn mang tính tích lũy: tự nhiên mang đến những biến đổi liên tục; con người thêm vào các biến đổi đó những đặc tính theo chiều hướng có lợi cho bản thân.

Sức mạnh to lớn của nguyên lý lựa chọn không phải mang tính giải thuyết. Một điều chắc chắn rằng những nhà nhân giống tài ba của chúng ta, thậm chí trong một vòng đời, đã biến đổi khá nhiều đặc điểm của giống bồ câu và cừu. Để hiểu được cặn kẽ những điều mà họ đã làm, bạn cần phải đọc bài viết về chủ đề và nghiên cứu những con vật đó. Những người nhân giống, theo thói quen, thường nói về tổ chức của một động vật như là một thứ gì đó có thể thay đổi dễ dàng, và họ không gặp khó khăn gì khi muốn “nhào nặn” nó theo ý thích của mình. Nếu tôi có được nhiều thời gian và giấy mực hơn nữa, tôi sẽ dẫn ra vô số các đoạn viết bởi các nhà khoa học danh tiếng nói đến khả n&ng này. Ông Youatt, người có lẽ là quen thuộc với công việc của một nhà nông nghiệp học hơn bất cứ ai, và đồng thời là người có những nhận xét khá chính xác về động vật, nói đến nguyên lý lựa chọn như là “thứ không chỉ cho phép các nhà nông nghiệp học biến đổi đặc điểm của các con gia súc mà còn thay đổi nó hoàn toàn. Nguyên lý là cây đũa thần. Với nó anh ta có thể tạo ra trên đời bất cứ khuôn dạng nào mà anh ta muốn”. Bá tước Somerville, khi miêu tả những gì mà người nhân giống thực hiện trên loài con cừu, nói “Dường như là họ đúc ra một hình dạng mong muốn và sau đó thổi luồng sinh khi vào nó.” Điều mà những nhà nhân giống lành nghề nhất như ngài John Sebright, thường nói, đối với loài chim bồ câu, là “họ có thể tạo bất cứ bộ lông mong muốn nào trong vòng 3 năm nhưng sẽ mất 6 năm để họ tạo ra cái đầu và cái mỏ.” Tại vùng Saxony, tầm quan họng của nguyên lý lựa chọn đối với cừu mêrinô được mọi người hiểu rõ tới mức họ tuân thủ nó như là một nguyên tắc của thưcmg mại: cừu được đặt trên mặt bàn và được nghiên cứu giống như người am hiểu hội họa ngắm nhìn một bức tranh, cuộc nghiên cứu dạng này diễn ra ba lần trong các khoảng thời gian nghỉ ngơi của các tháng; và những con cừu này sẽ được đánh dấu và phân loại để tìm ra con tốt nhất cho quá trình phối giống.

Thành công của các nhà nhân giống người Anh được chứng tỏ thông qua sự trả giá rất cao cho những con giống tốt; và giờ đây, những con này đã được xuất khi đi khắp mọi nơi trên thế giới. Những con giống tốt không hề là sản phẩm phối giống giữa 2 giống khác nhau; tất cả các nhà nhân giống giỏi nhất đều chống lại quan niệm này, trừ một vài trường hợp tiểu giống có quan hệ họ hàng gần gũi. Và khi một sự phối giống được tiến hành sự lựa chọn gần nhất là không thể thiếu được, thậm chí trong cả các trường hợp thông thường. Nếu sự lựa chọn chỉ xảy ra ở biến thể rất khác biệt, và nhân giống biến thể này thì nguyên lý hoàn toàn đúng tới mức mà không hề gây ra sự chú ý nào; nhưng tầm quan trọng của nó nằm ở sự ảnh hưởng lớn tạo ra bởi quá trình tích tụ theo một chiều hướng, trong suốt các thế hệ kế tiếp, của các điểm khác biệt không hề đáng kể đối với những người kém hiểu biết – những điểm khác biệt mà tôi đã từng cố nêu bật nhưng không thành công. Không một ai trong số hàng nghìn người có con mắt tinh tường và sự nhận xét xác đáng để trở thành một nhà nhân giống xuất sắc. Nếu được Chúa ban cho các phẩm chất đó, và anh ta dành nhiều thời gian cũng như công sức để nghiên cứu chủ đề này, thì anh ta sẽ thành công, và có được sự tiến bộ to lớn; nếu anh ta thiếu bất cứ một trong những phẩm chất trên, anh ta sẽ không tránh khỏi sự thất bại. Rất ít người sẵn sàng tin vào khả năng của tự nhiên và những năm tháng của lao động cần thiết để trở thành thậm chí chỉ là một giống chim bồ câu khéo léo.

Nguyên lý tương tự cũng được những nhà làm vườn tuân theo; nhưng sự biến đổi ở đây thường bất ngờ hơn. Không ai cho rằng những sản phẩm tốt nhất của chúng ta được sản xuất bởi một biến thể duy nhất của giống nguyên thủy. Chủng ta có bằng chứng là điều này không đúng trong một số trường hợp mà trong đó các ghi chép chính xác chi tiết vẫn được giữ lại; nhờ đó đưa ra được một ví dụ nhưng rất mờ nhạt: sự tăng kích cỡ liên tục của cây gai lý có thể được dẫn ra. Chủng ta tìm thấy rất nhiều cải thiện đáng kinh ngạc trong các giống của người trồng hoa, khi những giống hoa ngày nay được mang đem so sánh với những cây hoa trong tranh vẽ từ 20 hay 30 năm về trước. Khi một giống hoa đã được tạo ra khả hoàn chỉnh, người gieo giống không chọn ra những cây tốt nhất mà thay vào đó, anh ta sẽ đi xem xét cả vườn hoa rồi nhổ bỏ đi những “cây hoa xấu” – như cách mà họ vẫn thường gọi những bông hoa không đạt tiêu chuẩn. Đối với động vật, phương pháp này cũng được áp dụng trong thực tiễn; bởi vì hiếm ai lại bất cẩn đến mức nhân giống những con có chất lượng tồi.

Đối với các loài cây, có một cách khác để quan sát những thay đổi tích tụ của Sự lựa chọn – cụ thể là bằng cách so sánh sự đa dạng của những bông hoa trong các biến thể khác nhau của cùng một loài trong vườn hoa; sự đa dạng của lá, vỏ, củ hay bất cứ phần nào có giá trị khác của trong vườn rau, so với những cây cùng loài; và sự đa dạng của các loại quà trong cùng một loài trong vườn cây ăn quả; so sánh là và hoa của cùng một nhóm biến thể. Các bạn sẽ thấy những chiếc lá của cây cải bắp khác nhau như thế nào; có những loài hoa cực kỳ giống nhau nhưng cũng có loài lại hoàn toàn khác biệt (loài hoa bướm dại); những chiếc lá giống hệt nhau; và quả của cây lý gai khác biệt về kích thước, màu sắc, hình dáng, và cả lông; những loài hoa cho thấy chỉ có những khác biệt nhỏ. Không phải là những biến thể có khác biệt lớn tại một vài điểm lại không bất kỳ sự sai khác nào ở những phần còn lại. Những quy luật về sự tương đồng trong quá trình tăng trưởng, mà tầm quan trọng của nó chúng ta không được bao giờ đánh giá thấp, chắc chắn sẽ đảm bảo sự sai khác này; nhưng như là một quy tắc chung, tôi không hề nghi ngờ rằng sự lựa chọn liên tục của các biến đổi nhỏ, hoặc là trong những chiếc lá, hoa hay quả, sẽ tạo ra những giống có đặc điểm khác biệt lớn.

Có người phản đối nguyên lý của sự lựa chọn đã bị suy giảm trở thành một hoạt động có phương pháp trong chỉ hơn ba phần tư thế kỷ trở lại đây; và người ta đã chú ý tới nó nhiều hơn trong những năm cuối này và hàng loạt bài nghiên cứu khoa học về chủ đề này đã và đang được xuất bản. Tôi xin nói thêm rằng kết quả có được là xứng đáng với những gì bỏ ra – kết quả ngày càng thu được nhiều và quan trọng hơn. Những nguyên lý này hoàn toàn không phải là một phát hiện mang tính thời đại. Tôi có thể đưa ra một số nguồn tài liệu đáng tin cậy công nhận tầm quan trọng của nguyên lý này. Đó là các tác phẩm cổ xưa. Trong kỷ nguyên hoang sơ cổ đại của lịch sử quá trình phát triển nước Anh, những giống động vật tốt thường được nhập khẩu và luật pháp ngăn cấm xuất khẩu chúng: pháp luật cho phép loại bỏ những con ngựa không đạt tiêu chuẩn về kích thước; hành động này có thể so sánh được với hành động loại bỏ những “cây hoa xấu” của người làm vườn. Nguyên lý của sự lựa chọn, vâng, tôi tìm thấy không thể phủ nhận được chính là nguyên lý đấy trong cuốn bách khoa toàn thư của người Trung Quốc cổ đại. Những nguyên tắc lựa chọn được một số nhà sinh học người La mã cổ xưa đưa ra. Dựa vào những trang viết trong Genesis, chúng ta có thể thấy ngay rằng màu sắc của vật nuôi trong nhà ở giai đoạn đầu khai phá đã được con người để ý tới. Những người cổ đại đôi khi lai giống những con chó nhà của họ với những con chó hoang để cải thiện giống; và họ cũng làm như vậy, theo những gì được viết trong Pliny, với loài ngựa. Những người nguyên thủy vùng Nam Phi đã phối giống bò kéo xe của họ để có được giống bò mong muốn, giống như những gì người Eskimo làm với đàn chó của họ. Những nhà truyền giáo người Scotlen còn kể lại là người da đen cực kỳ quý giống thuần chủng tốt nhất của họ. Những người này không hề có quan hệ gì với người châu âu văn minh. Một vài thực tiễn cho thấy không có sự lựa chọn nhưng chúng lại chứng minh sự nhân giống loài vật được người cổ xưa quan tâm tới nhiều, và cả hiện tại, người cận đại cũng như vậy. Thực sự nó sẽ là một điểm lạ lùng nếu người ta không chú ý tới hoạt động nhân giống bởi vì sự di truyền các đặc tính tốt và xấu là quá rõ ràng.

Ngày nay, những người nhân giống tài ba, bằng sự lựa chọn có tính toán và với mục tiêu cụ thể, cố tạo ra giống mới tốt hơn tất cả những giống hiện đang tồn tại trong đất nước này. Nhưng với mục đích của chúng ta, một dạng lựa chọn, có thể được gọi là dạng lựa chọn vô thức, và có được thông qua thực tế là mọi người đều cố mua được và nhân từ những cá thể tốt nhất, là quan trọng hơn. Do vậy, nếu một người định giừ giống chó săn thì tất nhiên sẽ cố gắng sở hữu giống chó tốt nhất và sau đó nhân giống từ con tốt nhất của anh ta. Nhưng anh ta không hề mong muốn hay trông đợi sự biến đổi thường xuyên của con giống. Tuy nhiên tôi khẳng định là quá trình này sẽ tiếp tục trong nhiều thế kỷ, chấc chan sẽ cải thiện hay biến đổi bất kỳ giống nào, theo cách tương tự như của ông Bakewell. Collins… với quá ưình hoàn toàn giống thế, chỉ có điều nó được thực hiện có phưoug pháp và đã thay đổi lớn thậm chí là ngay trong vòng đời tồn tại của con vật, hình dáng và đặc điểm của những con bò họ sở hữu. Các thay đổi chậm chạp và khó cảm nhận dạng này có thể đã không bao giờ được nhận ra nếu không có sự đo đạc, quan sát cẩn thận các con giống bị nghi ngờ và đem đi so sánh. Tuy nhiên, trong vài trường hợp những cá thể không hoặc rất ít thay đổi của cùng một loài lại có thể tìm thấy ở những nơi kém phát triển hơn, nơi mà chúng ít được cải thiện hơn. Chúng ta có lý do để tin rằng giống chó Xpanhơn của vua Charles đã được vô tình biến đổi kể từ thời trị vì của ông ta. Một số nhà nghiên cứ nổi tiếng khẳng định chắc chắn rằng giống chó lông xù có nguồn gốc từ giống Xpanhơn và có lẽ đã phát triển dần dần từ nó. Mọi người đều biết rằng giống chó săn Anh đã thay đổi nhiều trong suốt thể kỷ trước, và trong các trường hợp này, sự thay đổi mà hầu hết đều được cho là do lai ghép với giống chó săn cảo. Điều mà làm cho chúng ta quan tâm là sự thay đổi diễn ra chậm chạp và không nhận thấy song lại có hiệu quả tới mức là mặc dù giống chó săn cổ Tây Ban Nha không thể nào khác được đến từ Tây Ban Nha nhưng ông Brovm không hề nhìn thấy, như ông đã nói với tôi, bất kỳ loài chó săn Tây Ban Nha bản địa nào giống với loài chó của chúng ta.

Bằng một quá trình lựa chọn tương tự, bằng cách huấn luyện kỹ càng, toàn bộ giống ngựa đua Anh chạy nhanh hơn và to hơn so với giống bố mẹ Ả-rập của chúng; và giống ngựa Ả rập, do các điều lệ quy định trong cuộc đua Goodwood, lại có ưu thế về khả năng mang cân nặng. Bá tước Spencer và những người khác đã cho mọi người thấy các con bò Anh tăng cân và khả năng phát triển sớm của chúng như thế nào, khi đem so sánh với giống trước đây ở trong nước. Bằng cách so sánh những đặc điểm được miêu tả trong các bài viết về chim bồ câu đưa thư và chim bồ câu nhào lộn với những giống đang sinh sống ở Anh, Ẩn Độ, hay Ba Tư, tôi cho là chúng ta có thể dễ dàng tìm ra các giai đoạn trong đó chúng biến đổi âm thầm và tiến đến sự khác biệt rất lớn so với loài chim gốc: chim bồ câu núi.

Ông Youatt đưa ra một minh họa tuyệt vời cho ảnh hưởng của quá trình lựa chọn có thể được coi là vô ý tuân theo, trong đó những người nhân giống đã có thể không bao giờ trông đợi hay thậm chí mong muốn tạo ra kết quả mà đến lượt nó, mang lại sự ra đời của hai giống khác biệt. Hai đàn cừu Leicester sở hữu bởi ông Buckley và ông Burgess, như ông Youatt cho biết, đã được nhân giống thuần chủng từ đàn cừu của ông Bakewell hơn 50 năm trước! Bất kỳ ai có kiến thức về chủ đề này không hề nghi ngờ rằng một trong hai ông chủ đàn cừu tại một thời điểm nào đó đã biến đổi chúng; và kết quả là những điểm khác biệt giữa hai đàn cừu do hai quý ông ấy sở hữu quá lớn đến mức mà chúng ta có cảm giác chúng phát triển từ hai biến thể khác nhau.

Nếu có tồn tại dạng người nguyên thủy không hiểu biết tới mức họ chẳng bao giờ để ý tới đặc điểm di truyền lại cho con của giống vật nuôi thuần hóa, song bất kỳ giống nào có ích đối với họ, cho dù là với bất kỳ mục đích sử dụng đặc biệt nào, sẽ được chăm sóc, trông nom cẩn thận qua các nạn đói hay thảm họa thiên nhiên khác, như vậy người nguyên thủy thật là trách nhiệm, và do đó những con giống tốt báo om bằng cách sinh sản nhiều hơn; như thế chúng ta có thể nói đây là trường họp lựa chọn vô thức. Chúng ta sẽ thấy rõ người nguyên thủy man rợ coi trọng vật nuôi giống tốt của họ như thế nào khi biết rằng người cổ xưa vùng Tierra del Fuego đã giết những người phụ nữ già nua trong giai đoạn khó khăn khan hiếm để dành thức ăn cho đàn chó của họ!

Đối với loài thực vật, quá trình cải thiện từ từ, thông qua sự duy trì không thường xuyên các cá thể tốt nhất, cho dù chúng có đủ khác biệt hay không để được xếp vào biến thể khác loài trong lần đầu tiên xuất hiện của chúng; và liệu hai giồng hay nhiều hem nữa đã được lai cẩy với nhau , có thể dễ dàng nhận ra trong kích thước ngày một lớn và vẻ đẹp mà hiện tại chúng ta đang có được ở các biến thể của cây hoa bướm dại, hoa hồng, hoa quỳ thiên trúc, cây thược dược và các loài cây khác khi đem so sánh với những biến thể già hơn hay với giống bố mẹ. Không ai lại mong đợi có được một cây hoa bướm dại hay thược dược tốt nhất từ hạt giống của một cây trong tự nhiên. Không ai trồng cây lê bở hạng một từ hạt giống của một cây lê hoang dã, mặc dù anh ta có thể (nhưng khả năng xả}; ra là cực hiếm) thành công với một cây giống mọc trong hoang dã nếu nó bắt nguồn từ một vườn nhà. Cây lê, mặc dù đã được trồng từ xa xưa, theo như sự miêu tả của Pliny, có vệ như là một loài chất lượng thấp. Tôi rất lấy làm ngạc nhiên trước kỹ năng lai giống điêu luyện như vậy của người cổ xưa. Họ có thể tạo ra những giống tuyệt đẹp từ nguyên liệu đầu vào tồi. Tôi nghĩ là nghệ thuật đó khá đơn giản, và được thực hiện hoàn toàn vô thức. Nó tồn tại trong quá trình trồng giống tốt nhất có thể, gieo hạt giống của nó và khi một biến thể tốt hơn có cơ hội xuất hiện, họ chọn nó và quá trình trên được lặp lại. Nhưng người làm vườn thời nguyên thủy, trồng giống lê tốt nhất mà họ có, không bao giờ biết tới quả lê tuyệt vời mà chúng ta ăn ngày nay. Phải nói rằng chúng ta trong một chừng mực nhất định (nhỏ thôi) đã nợ họ do quả lê ngon ngọt ngày nay có được là nhờ họ lựa chọn và duy trì một cách hoàn toàn không ý thức những biến thể tốt nhất bất cứ khi nào họ tìm thấy.

Nhiều sự thay đổi trong cây trồng của chúng ta được tích tụ một cách chậm chạp và vô thức, tôi tin là chúng có thể giải thích nhiều hiện tượng phổ biến. Trong đa số trường hợp, chúng ta không thể nhận ra và do đó không biết loài cây bố mẹ trong tự nhiên của các giống trồng lâu nhất trong vườn hoa và vườn cây gia đình. Nếu mất hàng thế kỷ, thậm chí là hàng thiên niên kỷ để cải thiện hoặc biến đổi hầu hết các loài hoa của chúng ta được như chuẩn mực hiện nay (xét về tính hữu dụng của chúng đối với con người), chúng ta có thể hiểu như thế nào mà cả vùng châu Úc hay mũi Hảo Vọng hay bất cứ vùng nào khác có người tiền sử sinh sống kém phát triển lại không thể cung cấp cho chúng ta một loại cây trồng hữu ích. Không phải là những vùng này không có may mắn sở hữu các giống cây nguyên thủy hữu ích, trái lại rất trù phú về giống cây là đằng khác, nhưng do những cây bản địa ở đó không được cải thiện bởi quá trình lựa chọn liên tục lâu dài để mang đến sự hoàn thiện tiêu chuẩn có thể so sánh được với những loài cây của các quốc gia cổ đại văn minh hơn.

Đối với loài vật nuôi trong nhà của người tối cổ, chúng ta không nên nghĩ rằng những con vật đó hầu như lúc nào cũng phải đấu tranh dành lấy thức ăn cho riêng chúng, ít nhất là trong một vài mùa nhất định. Và tại hai nước rất khác biệt về điều kiện sống, các cá thể của cùng một loài, có cấu trúc và thể tạng khác nhau ít, sẽ thường sống tốt hơn là so với loài của nước kia, và cùng với quá trinh “sự lựa chọn của tự nhiên”, sẽ được đề cập chi tiết sau đây, hai tiểu giống có thể sẽ được hình thành. Điều này có lẽ giải tích một phần nhận xét là những biến thể giữ bởi người tối cổ có nhiều đặc điểm dạng loài hơn là những biến thể giữ bởi những nước văn minh.

Xét về vai trò quan trọng của sự chọn lọc do con người, một điều dễ nhận thấy là như thế nào những giống thuần hóa của chúng ta cho biết sự thích nghi trong cấu trúc và thói quen của chúng phù hợp với sở thích người nuôi. Tôi nghĩ chúng ta có thể hiểu sâu hơn đặc điểm bất bình thường hay xuất hiện của giống vật nuôi tại gia và tưomg tự thế những điểm khác biệt của chúng quá lớn trong các ở các đặc điểm bên ngoài và khá nhỏ các bộ phận bên trong hay các cơ quan. Con người khó có thể chọn ra, hoặc sẽ rất mất công tạo ra bất kỳ sự sai khác nào của cấu trúc trừ những thứ bên ngoài có thể nhìn thấy; và thực sự thì họ cũng chẳng quan tâm nhiều đến cấu trúc bên trong. Con người có thể không bao giờ hành động dựa trên sự lựa chọn, trừ trường hợp các thay đổi mà ngay lúc đầu mang lại một số ích lợi. Không người nào đã từng có tạo ra giống chim bồ câu đuôi quạt cho đến khi họ nhìn thấy con chim bồ câu mà lông đuôi của nó phát triển khác thuờng một chút và sụ khác biệt cục kỳ nhỏ; đó là bản chất của con người: thích những điều kỳ lạ, cho dù nhỏ thôi, đối với họ. Nhưng cũng không phải bất cứ biến đổi nào cũng được đón chào và coi trọng. Thực sự là như vậy, rất nhiều biến đổi nhỏ xuất hiện trong số những con chim bồ câu mà đã bị loại bỏ do lỗi hoặc sai khác so với chuẩn mực của loài ngỗng thông thường không hề có bất kỳ một biến thể đáng chú ý nào; do đó giống Thoulouse và giống thông thường mà chỉ có màu sắc khác nhau, đặc điểm ý được chú ý tới nhất só với các đặc điểm khác, sau này xuất hiện khác biệt so với giống gia cầm.

Tôi nghĩ, các quan điểm này giải thích kỹ hơn những điều mà đôi khi được mọi người đề cập tới, đó là chúng ta chẳng biết tý gì về nguồn gốc hay lịch sử hình thành của bất kỳ giống nuôi trồng trong nhà nào của chúng ta. Song trên thực tế, một giống, cũng như là một nhánh của một ngôn ngữ, khó có thể nói là có nguồn gốc cụ thể. Một người duy trì và lai ghép các con giống từ cá thể có một vài sai khác nhỏ trong cấu trúc, hay dành nhiều công sức hơn cho việc phối giống những con vật tốt nhất của anh ta, nhờ đó cải thiện chúng, và các cá thể được cải thiện này dần dần lan truyền khắp khu vực xung quanh . Nhưng do không được đặt một cái tên cụ thể, và nếu con người không đánh giá cao chúng thì lịch sử hình thành của chúng chắc chắn sẽ bị chìm vào quên lãng. Khi được cải thiện tốt hơn nữa bởi quá trình chập chạp, từ từ tương tự, chúng sẽ lan rộng ra tự nhiên hơn và sẽ được nhận ra như là một loài có ích, khác biệt và sau đó sẽ được đặt tên ở vùng đó. Ở những nước chưa thực sự phát triển, hệ thống thông tin liên lạc yếu kém, sự nhân rộng cũng như kiến thức về bất kỳ một loài tiểu giống mới sẽ là một quá trình chậm chạp. Ngay khi giá trị của một tiểu giống được nhận ra, nguyên lý của sự lựa chọn vô thức, như tôi vẫn thường gọi nó, sẽ lũôn có xu hướng – có lẽ là mạnh hơn ở một giai đoạn nhất định so với giai đoạn khác, tưcmg tự như quá trình phát triển và suy vong của một giống – có lẽ mạnh hơn ở khu vực này so với một khu vực khác, tùy thuộc vào mức độ phát triển nền văn minh của nơi đó – thêm vào dần dần các đặc điểm tính cách của giống, cho dù chúng là thế nào đi chăng nữa. Nhưng cơ hội để ghi lại được những thay đổi chậm chạp, không nhận biết được như vậy là vô cùng nhỏ bé.

Bây giờ, tôi xin nói thêm về một vài điểm liên quan đến điều kiện thuận lợi hay là khó khăn đối với sức manh của sự lựa chọn do con người. Mức độ cao của tính biến đổi rõ ràng là một thuận lợi vì nó sẽ cung cấp dồi dào nguyên luyện đầu vào cho sự lựa chọn; không phải là chỉ mỗi khác biệt cá thể là không đủ, cộng với sự chăm sóc chu đáo, cho phép sự tích tụ lớn các sửa đổi trong hầu hết bất kỳ chiều hướng mong muốn nào. Nhưng vì những thay đổi cho thấy sự tiện ích hay phù hợp với ý muốn của con người hiếm khi xuất hiện, cơ hội cho sự xuất hiện của chúng sẽ tăng lên đáng kể khi một số lượng cá thể lớn được nhốt cùng nhau, và như thế, việc nhốt chung trở thành yếu tố quan trọng nhất để dẫn tới thành công. Như ông Marshall đã nhận xét về đàn cừu ở Yorkshire là, dựa trên nguyên lý này, những con cừu ở đó chủ yêu thuộc vê người dân nghèo và đàn cừu có số lượng rất ít. Những người trông nom vườn ưcrm, người trồng số lượng lớn các cây từ cùng một loài, thường thành công hơn nhiều so với những người nghiệp dư trong việc tạo ra được những biến thể mới và có giá trị. Để giữ được một số lượng lớn các cá thể của một loài lại bất kỳ nước nào trong điều kiện thuận lợi tại đòi hỏi là loài đó được sống trong điều kiện thuận lợi và nhờ thế chúng sẽ có thể sinh sản tự do trong nước đấy.

Khi số lượng của một loài là ít, tất cả các cá thể, cho dù là chất lượng tốt hay xấu, đều được phép nhân giống; và thực tế đã chứng minh sự cho phép này cản trở quá trình lựa chọn. Song có lẽ điểm quan trọng nhất là động vật hay loài cây có giá trị hay hữu ích đối với con người tới mức mà chúng ta chú tới cả những biến dạng nhỏ nhất trong đặc điểm hay cấu trúc của mỗi các thể. Trừ khi sự chú ý như vậy không mang lại kết quả gì. Thật là thú vị khi tôi biết rằng cây dâu tây chỉ thực sự bắt đầu biến chuyển theo chiều hướng có lợi cho con người khi những người làm vườn quan tâm chăm sóc chúng kỹ lưỡng. Một sự thật không có gì phải bàn cãi là cây dâu tây liên tục biến đổi kể từ khi chúng được trồng; nhưng những biến đổi ít đó thường bị con người bỏ qua. Ngay khi người làm vườn chọn ra các cây với quả ngọt hơn, to hơn và chín sớm hơn, rồi đem trồng cây con giống từ chúng, sau đó lại chọn ra cây giống tốt nhất để nhân giống. Kết quả là cây dâu tây (cùng với sự trợ giúp từ con người lai ghép chúng với các loài khác) đã cho ra nhiều biến thể tuyệt vời được trồng trong suốt hai mươi hay ba mươi năm qua.

Trong trường hợp của các loài động vật có giống đực và giống cái riêng biệt, khả năng ngăn cản sự lai giống dễ dàng là một nhân tố quan trọng mang tới thành công tạo ra giống mới – ít nhất là tại một nước mà đã có các giống khác tương tự. Xét trên khía cạnh này, thì việc rào giậu đất cũng đóng một vai trò nhất định. Những người nguyên thủy sống du canh du cư hay người sống trên cánh đồng bao la bát ngát hiếm khi sở hữu nhiều hơn một giống của cùng loài. Loài chim bồ câu có thể giao phối cả đời và khả năng này rất có ích đoi với người nuôi chim bồ câu; bởi vì nhờ đó nhiều giống có thể được giữ thuần chủng cho dù bị nhốt chung với các giống khác trong một cái lồng lớn. Hoàn cảnh này chắc hẳn đã phải khá thuận tiện chợ cải thiện và hình thành giống mới. Tôi xin nói thêm rằng loài bồ câu có khả năng được nhân giống với số lượng cực lớn và nhanh; vì thế những con chim không đạt tiêu chuẩn ngay lập tức sẽ bị loại bỏ và trở thành thức ăn. Trong khi đó, loài mèo, với đặc tính đi đêm của chúng, không thể được phối giống nhân tạo; và cho dù chúng được các bà các cô cũng như các em nhỏ hêt sức nâng niu, nhưng mọi người chưa nhìn thấy một biến thể mèo khác biệt phát triển; những giống mèo khác biệt chúng ta đôi khi nhìn thấy hầu hết đều được nhập khẩu từ các nước khác, thường là từ các quốc đảo. Mặc dù tôi không nghi ngờ là vài giống vật nuôi trong nhà thay đổi ít hơn các giống khác nhưng tính hiếm có, thậm chí là không xuất hiện, các giống khác biệt của mèo, lừa, công trống, ngỗng… có thể phần lớn là do sự lựa chọn không phát huy tác dụng: đối với loài mèo là do khó khăn trong việc ghép đôi phối giống; đối với con lừa là do người nông dân nghèo có số lượng lừa quá ít và ít dành sự quan tâm tới việc phối giống chúng; đối với con công trống, do không dễ chăm sóc và không có số lượng lớn, đối với con ngỗng là do chúng chỉ có hai mục đích sử dụng đối với con người: thức ăn và lông; và quan trọng hem cả là do người nhân giống không cảm thấy thích thú giống mới.

Để tổng kết về nguồn gốc vật nuôi cây trồng thuần hóa của chúng ta, tôi tin rằng, điều kiện sống, xét trên tác động của nó tới hệ thống sinh sản, không phải là nguyên nhân chính gây nên tính biến đổi. Tôi không tin tính biến đổi là một thứ gì đó nhất thiết phải có và không thể tách rời, trong tất cả các trường hợp, với mồi cơ thể sống hữu cơ. Một vài học giả đã phát biểu ảnh hưởng của tính thay đổi biếấn động theo nhiều mức độ khác nhau của sự kế thừa và của sự quay trở lại. Tính biến đổi được điều chỉnh bởi rất nhiều quy luật chưa được biết đến mà trong đó quan trọng hơn cả là quy luật của sự tương quan tăng trưởng. Một thứ có thể do điều kiện sống trực tiếp gây ra. Một thứ phải do sự sử dụng hay không sừ dụng gây ra. Do đó, kết quả cuối cùng xuất hiện cực kỳ phức tạp. Trong một vài trường hợp, tôi thừa nhận rằng việc nhân giống chéo các loài mà có nguồn gốc nguyên thủy khác nhau đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành các sản phẩm vật nuôi cây trồng thuần hóa của chúng ta. Khi một vài giống được tạo ra trong bẩt kỳ một nước nào, sự lai ghép chéo hiếm khi xuất hiện của chúng với sự trợ giúp của quá trình lựa chọn chắc chắn đã góp phần lớn trong việc hình thành tiểu giống mới; nhưng tôi tin tầm quan ừọng của sự lai ghép các biến thể đã bị phóng đại quá mức, trong trường hợp của cả động và thực vật mà phát triển từ cây, con giống. Đối với những cây được tạo thành bởi cách chiết, cắt… thì tầm quan trọng của sự lai ghép loài và biến thể khác biệt là vô cùng lớn; vì người trồng cây ở đây hoàn toàn bỏ qua tính biến đổi lớn của động vật và thực vật lai cấy, và cả tính vô sinh thường xuyên xuất hiện ở động vật lai cấy; nhưng trựờng hợp cây không sinh ra từ hạt giống đối với chúng ta là ít có ý nghĩa do sự tồn tại của chúng chỉ là tạm thời. Nói tóm lại, tôi khẳng định nguyên nhân dẫn tới sự thay đổi: ảnh hưởng tích tụ của sự lựa chọn, dù được áp dụng có phương pháp và nhanh chóng hay áp dụng vô tình và chậm chạp, song lại hiệu quả hơn là sức mạnh vượt trội.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN