Nguồn Gốc Của Muôn Loài - Lời Giới Thiệu Của Tác Giả
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
179


Nguồn Gốc Của Muôn Loài


Lời Giới Thiệu Của Tác Giả


Khi ở trên con tàu Beagle, với tư cách là một nhà tự nhiên học, tôi cảm thấy vô cùng kinh ngạc trước cách phân chia khu vực sinh sống vùng Nam Mỹ, và trong mối quan hệ địa lý giữa những thực thể sống cư trú tại lục địa đó. Những thực tiễn đó dường như giúp tôi hiểu biết hơn phần nào về nguồn gốc của các loài – sự bí ẩn của những sự bí ẩn như nó thường được miêu tả bởi một trong những nhà triết học vĩ đại nhất của chủng ta. Trên đường trở về, vào năm 1837, tôi cảm thấy mình có thể tìm ra một điều vô cùng lý thú nào đó bằng việc kiên trì thu thập và suy nghĩ về tất cả các loại bằng chứng, thực tiễn mà có thể chứa đựng câu trả lời cho câu hỏi liên quan đến Nguồn gốc của muôn loài. Sau năm năm miệt mài nghiên cứu và tìm hiểu, tôi mạnh dạn có một vài suy đoán về chù đề này và viết lại những ghi chú ngắn gọn; những ghi chú đó, vào năm 1844, được tôi phát triển thành một bản kết luận tóm tẳt mà sau đó đối với tôi có vẻ như là sự thật: từ sau chuyến đi đó cho đến tận bây giờ tôi vẫn liên tục theo đuổi chỉ với một mục đích. Tôi hy vọng bạn đọc sẽ rộng lòng bỏ qua khi tôi viết những dòng mang tính cá nhân này, vì tôi muốn nói rằng tôi rất cẩn thận trong quá trình đi đến kết luận cuối cùng.

Tác phẩm của tôi giờ đây đã gần hoàn thành, nói vậy nhưng tôi cũng sẽ phải mất thêm hai đến ba năm nữa để hoàn thành nó. Và khi sức khỏe tôi lúc này không được tốt, tôi phải cố gắng xuất bản bản thảo này, tôi cũng đặc biệt bị thúc đẩy hoàn thành và xuất bản tác phẩm bởi vì ông Wallace, người đang nghiên cứu lịch sử tự nhiên tại quần đảo Malay cũng có kết luận hầu như hoàn toàn giống tôi về nguồn gốc các loài. Năm ngoái, ông ta đã gửi cho tôi một bản tóm tắt về chủ đề này, và nhờ tôi chuyển lại cho ngài Charles Lyell. Ngài Lyell đã chuyển bản kết luận đó tới Hội đồng Linnean, và nó đã được xuất bản trong số thứ ba của tạp chí Hội đồng đó. Ngài C.Lyell và tiến sỹ Hooker, những người biết về công trình nghiên cứu của tôi – tiến sỹ Hooker thậm chí còn đã đọc bản tóm tắt của tôi trong năm 1844 – ca ngợi tôi là sáng suốt khi cho in , với bản kết luận tuyệt vời của ông Wallace, một số đoạn trích ngắn từ bản thảo viết tay của tôi.

Bản viết mà tôi sắp cho xuất bản này chắc chắn sẽ không thể hoàn thiện. Ở đây, tôi không thể đưa ra những tài liệu tham khảo và kiến thức đầy đủ cho một số nhận định đưa ra. Chắc chắn trong bản viết lần này không tránh khỏi sai sót. Nhưng xét về tổng thể, tôi rất mong bạn đọc tin tường vào tính chính xác của bài viết bởi vì tôi lúc nào cũng tự nhắc nhở mình phải hết sức cẩn thận với những gì được viết ra. Tôi chỉ có thể đưa ra ở đây một số kết luận tổng quát nhất mà tôi tin tưởng với các ví dụ minh họa thực tế. Tôi hy vọng rằng những minh chứng này là đầy đủ trong hầu hết các trường hợp. Không ai có thể hiểu rõ hơn tôi về sự cần thiết sau này phải xuất bản chi tiết tất cả các bằng chứng, cùng với tài liệu tham khảo, mà dựa vào chúng, tôi rút ra kết luận. Hy vọng trong những cuốn sau, tôi có thể làm điều này. Bởi vì tôi nhận thức rõ ràng chỉ cần một điểm được đưa ra thôi trong cuốn sách này mà không có dẫn chứng minh họa thì sự thiếu sót này thường rất dễ dẫn đến những kết luận trái ngược với những gi tôi đã trình bày. Một kết quả khả dĩ chỉ có thể đạt được khi có bằng chứng cùng với lý lẽ rõ ràng và đầy tính thuyết phục, điều mà có lẽ tôi khó có thể thực hiện được trong lần xuất bản này.

Tôi rất lấy làm tiếc, do hạn chế về mặt không gian cũng như thời gian, không thể cảm ơn tất cả những nhà tự nhiên, trong đó thậm chí một số tôi còn không được hân hạnh biết đến, và nhiều người khác đã nhiệt tình giúp đỡ tôi. Và nhân dịp này tôi mong muốn bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới tiến sỹ Hooker, người mà trong mười lăm năm qua đã hết lòng giúp đỡ tôi với kho kiến thức uyên bác và nhận xét tuyệt vời của ông.

Bàn đến quyển Nguồn gốc của muôn loài, cảm nhận rõ ràng là một nhà tự nhiên học, luôn suy nghĩ nhiều tới mối quan hệ qua lại của các thực thể hữu cơ, tới mối quan hệ phôi thai của chúng, tới sự phân chia địa lý, mô hình địa chất, và những thứ tương tự, có thể sẽ đi đến kết luận rằng mỗi loài không thể được tạo ra một cách riêng lẻ, mà là sự kế tục, giống như những biến thể, từ các loài khác. Tuy nhiên, một kết luận như vậy, cho dù nếu có cơ sở vững chắc, cũng có thể không hoàn toàn đầy đù cho đến khi nỏ có thể chứng minh là vô số loài sống trên thế giới này đã thay đổi như thế nào để có được cấu trúc và sự cùng tương thích hoàn thiện khiến cho hầu hết chúng ta phải thán phục. Các nhà tự nhiên học liên tục nhắc đến điều kiện bên ngoài, như là khí hậu, thức ăn, vân vân… như là lý do duy nhất của sự thay đổi. Theo một nghĩa rất hẹp, như chúng ta sẽ thấy sau này, điều này có thể đúng; nhưng nó hoàn toàn phi lý khi chỉ xét đến mỗi điều kiện bên ngoài, ví dụ như cấu trúc của con chim gõ kiến chẳng hạn, cái đuôi, chân, mỏ và âm thanh, hết sức phù hợp cho việc bắt côn trùng sống trên vỏ cây. Trong trường hợp cây tầm gửi, loại cây chuyên hút chất dinh dưỡng từ các loại khác, và phải nhờ các loài chim mang hạt giống đi, và có hoa với giống đực cái riêng rẽ cần có sự trợ giúp của côn trùng để có thể giúp chúng thụ phấn, thì cũng rất khó hiểu khi giải thích cấu trúc của loài sống nhờ này, cùng với mối quan hệ của nó với một vài thực thể hữu CO’ đã bị tuyệt chủng, là do ảnh hưởng của điều kiện bên ngoài, hay của thói quen, hay của quyền lựa chọn của bản thân nó.

Tôi tiên đoán tác giả của cuốn Những vết tích của Sự sáng tạo lập luận rằng sau vài thế hệ, không biết chính xác là bao nhiêu, một loài chim đã sinh ra con chim gõ kiến, và cây thỉ cho ra loài tầm gửi, và rằng những thực thể đó được sinh ra hoàn hảo ngay từ đó và vẫn giữ nguyên dạng cho tới ngày nay; nhưng sự suy đoán này đối với tôi dường như không phải là một lời giải thích, bởi vì nó đề cập đến cũng chẳng giải đáp những câu hỏi liên quan tới sự cùng thích ứng của các cơ thể hữu cơ với nhau và với điều kiện sống tự nhiên.

Với lý do đó, điều quan trọng nhất ở đây là phải hiểu rõ được cách mà các cơ thể sống thay đổi cùng thích nghi. Khi quan sát lúc đầu tôi thấy dường như đúng là một cuộc nghiên cứu cẩn thận về các loài vật được thuần hóa và cây trồng sẽ là cách tốt nhất giải quyết vấn đề khó hiểu này. Và tôi đã không bị thất vọng; trong trường hợp này và trong tất cả các trường hợp rắc rối khác tôi hầu như đều nhận ra rằng kiến thức của chúng ta, dù không hoàn toàn đầy đủ, về sự biến đổi trong điều kiện thuần dưỡng, chứa đựng đầu mối tốt nhất và rõ ràng nhất. Tôi mạnh dạn nói lên sự tin tưởng của mình đối với những nghiên cứu có giá trị cao như vậy, mặc dù chúng thường bị các nhà tự nhiên bỏ qua.

Dựa vào những suy xét này, tôi sẽ dành cả chương đầu tiên của bản viết này bàn về Sự biến đổi trong điều kiện thuần hóa. Chúng ta sẽ thấy những biến đổi mang tính di truyền là rất ít xảy ra; và điều quan trọng tương đương, mà có thể là quan trọng hơn chính là chúng ta sẽ sức mạnh của con người cực kỳ to lớn trong quá trình tích tụ bởi Sự lựa chọn những biến đổi nhỏ liên tiếp của họ. Sau đó tôi đó sẽ chuyển sang viết về tính biến đổi của các loài trong điều kiện tự nhiên; nhưng đáng tiếc là tôi không thể viết chi tiết trong phần này mà đáng ra phải được phân tích tỷ mỉ kỹ lưỡng hơn nữa. Song tôi vẫn sẽ cố gắng trong chừng mực điều kiện cho phép thảo luận cụ thể về sự biến đổi. Trong chương tiếp theo, Cuộc đấu tranh cho sự sinh tồn giữa tất cả các thực thể hữu cơ trên khắp thế giới mà chắc chắn sẽ không ừánh khỏi nghiêng về loài mạnh khỏe và chống lại loài yếu hơn, sẽ được đề cập. Đó chính là học thuyết của Malthus, đúng với toàn bộ hai vương quốc của các loài động vật và thực vật. Vì số lượng loài được sinh ra lón hơn số lượng loài có thể tồn tại nên kết quả là cuộc đấu ữanh sinh tồn luôn luôn diễn ra không bao giờ ngơi nghỉ. Một quy luật là bất kỳ cơ thể sống nào nếu có khả năng thay đổi dù ít mà theo chiều hướng cỏ lợi cho bản thân trong điều kiện sổng thay đổi, đôi khi phức tạp sẽ có cơ hội tồn tại tốt hơn, và như vậy tức là được tự nhiên lựa chọn. Xét trên quy luật của sự kế thừa, bất kỳ sự biến đổi có tính lựa chọn nào sẽ có xu hướng nhân rộng dạng thức mới và sửa đổi của nó.

Chủ đề chính yếu của Sự lựa chọn của tự nhiên sẽ được viết cụ thể hơn ở chương thư tư; và chúng ta sẽ nhận ra Sự lựa chọn tự nhiên hầu như chắc chắn gây nên sự Tuyệt chủng của những dạng thức sổng ít được biến đổi theo xu hướng tích cực, và bao gồm cái mà tôi gọi là sự Chệch hướng của Tinh cách. Trong chương kế tiếp, tôi sẽ viết về những quy luật phức tạp và ít được biết đen của sự biến đổi và của mối tương tác tăng trường.Trong bốn chương sau đó, những vấn đề nan giải và khó hiểu nhất của lý thuyết sẽ được đề cập tới, bao gồm: khó khăn đầu tiên liên quan tới quá trình chuyển đổi, hay được hiểu là một thực thể sống hoặc một bộ phận đơn giản chuyển đổi như thế nào và trở thành một tổ chức phức hợp có cấu trúc hoàn hảo; thứ hai, chủ đề của Bàn năng, hay sức mạnh tinh thần của động vật; thứ ba, lai ghép, hay là tình trạng vô sinh của loài và khả năng sinh sản của loài biến đổi khi được lai chéo; và thứ tư, sự không hoàn thiện của Tài liệu địa chất. Trong chương tiếp theo, tôi sẽ xem xét sự kế tiếp địa chất của thực thể hữu cơ theo thời gian; trong chương mười một và mười hai, sự phân chia địa lý của chúng theo không gian; trong chương mười ba là quá trình phân loài hoặc mối quan hệ gần gũi phụ thuộc của chúng, cả hai trong giai đoạn trưởng thành và khi còn trong phôi thai. Và chương cuối cùng tôi sẽ tóm tắt lại toàn bộ tác phẩm, và đưa ra một số nhận xét cuối cùng.

Bạn đọc không cần phải cảm thấy ngạc nhiên khi nhiều điều còn chưa được giải thích trong chủ đề nguồn gốc của các loài và biến thể, nếu các bạn biết rõ về sự thiếu hiểu biết của chúng tôi về mối quan hệ phụ thuộc của tất cả cơ thể sống xung quanh chúng ta. Ai có thể giải thích tạo sao một loài lại phát triển nhiều và rộng như vậy trong khi những loài khác đồng minh của nó lại trở nên hẹp dần và hiếm đi? Nhưng mối quan hệ kiểu này là cực kỳ quan trọng bởi vì nó quyết định tình trạng sống hiện thời, và, như tôi tin tưởng, thành công và sự sửa đổi trong tương lai của mọi loài sống trên thế giới này. Chúng ta vẫn còn biết rất ít về mối quan hệ mang tính phụ thuộc giữa vô sổ loài trên quả địa cầu trong suốt các giai đoạn địa chất lịch sử. Mặc dù còn nhiều điều lờ mờ, và sẽ vẫn ở tình trạng đó trong một thời gian dài nữa, tôi có thể khẳng định rằng, với những nghiên cứu có chủ định và sự nhận xét khách quan, và quan điểm mà trước đây tôi tin vào – mọi loài đều được tạo ra một cách riêng biệt – là sai lầm. Tôi hoàn toàn bị thuyết phục bởi nhận định rằng loài không thể thay đổi được; rằng đó là chúng thuộc vào cái gọi là cùng giống loài mà là con cháu trực tiếp của những loài đã bị tuyệt chủng; trong một cách tương tự đối với các biến thể của bất cứ một loài nào là con cháu của loài đó. Hơn nữa, tôi chắc chắn là Sự lựa chọn của tự nhiên là tác nhân chính nhưng không phải là duy nhất của sự biến đổi.

Khi ở trên con tàu Beagle, với tư cách là một nhà tự nhiên học, tôi cảm thấy vô cùng kinh ngạc trước cách phân chia khu vực sinh sống vùng Nam Mỹ, và trong mối quan hệ địa lý giữa những thực thể sống cư trú tại lục địa đó. Những thực tiễn đó dường như giúp tôi hiểu biết hơn phần nào về nguồn gốc của các loài – sự bí ẩn của những sự bí ẩn như nó thường được miêu tả bởi một trong những nhà triết học vĩ đại nhất của chủng ta. Trên đường trở về, vào năm 1837, tôi cảm thấy mình có thể tìm ra một điều vô cùng lý thú nào đó bằng việc kiên trì thu thập và suy nghĩ về tất cả các loại bằng chứng, thực tiễn mà có thể chứa đựng câu trả lời cho câu hỏi liên quan đến Nguồn gốc của muôn loài. Sau năm năm miệt mài nghiên cứu và tìm hiểu, tôi mạnh dạn có một vài suy đoán về chù đề này và viết lại những ghi chú ngắn gọn; những ghi chú đó, vào năm 1844, được tôi phát triển thành một bản kết luận tóm tẳt mà sau đó đối với tôi có vẻ như là sự thật: từ sau chuyến đi đó cho đến tận bây giờ tôi vẫn liên tục theo đuổi chỉ với một mục đích. Tôi hy vọng bạn đọc sẽ rộng lòng bỏ qua khi tôi viết những dòng mang tính cá nhân này, vì tôi muốn nói rằng tôi rất cẩn thận trong quá trình đi đến kết luận cuối cùng.

Tác phẩm của tôi giờ đây đã gần hoàn thành, nói vậy nhưng tôi cũng sẽ phải mất thêm hai đến ba năm nữa để hoàn thành nó. Và khi sức khỏe tôi lúc này không được tốt, tôi phải cố gắng xuất bản bản thảo này, tôi cũng đặc biệt bị thúc đẩy hoàn thành và xuất bản tác phẩm bởi vì ông Wallace, người đang nghiên cứu lịch sử tự nhiên tại quần đảo Malay cũng có kết luận hầu như hoàn toàn giống tôi về nguồn gốc các loài. Năm ngoái, ông ta đã gửi cho tôi một bản tóm tắt về chủ đề này, và nhờ tôi chuyển lại cho ngài Charles Lyell. Ngài Lyell đã chuyển bản kết luận đó tới Hội đồng Linnean, và nó đã được xuất bản trong số thứ ba của tạp chí Hội đồng đó. Ngài C.Lyell và tiến sỹ Hooker, những người biết về công trình nghiên cứu của tôi – tiến sỹ Hooker thậm chí còn đã đọc bản tóm tắt của tôi trong năm 1844 – ca ngợi tôi là sáng suốt khi cho in , với bản kết luận tuyệt vời của ông Wallace, một số đoạn trích ngắn từ bản thảo viết tay của tôi.

Bản viết mà tôi sắp cho xuất bản này chắc chắn sẽ không thể hoàn thiện. Ở đây, tôi không thể đưa ra những tài liệu tham khảo và kiến thức đầy đủ cho một số nhận định đưa ra. Chắc chắn trong bản viết lần này không tránh khỏi sai sót. Nhưng xét về tổng thể, tôi rất mong bạn đọc tin tường vào tính chính xác của bài viết bởi vì tôi lúc nào cũng tự nhắc nhở mình phải hết sức cẩn thận với những gì được viết ra. Tôi chỉ có thể đưa ra ở đây một số kết luận tổng quát nhất mà tôi tin tưởng với các ví dụ minh họa thực tế. Tôi hy vọng rằng những minh chứng này là đầy đủ trong hầu hết các trường hợp. Không ai có thể hiểu rõ hơn tôi về sự cần thiết sau này phải xuất bản chi tiết tất cả các bằng chứng, cùng với tài liệu tham khảo, mà dựa vào chúng, tôi rút ra kết luận. Hy vọng trong những cuốn sau, tôi có thể làm điều này. Bởi vì tôi nhận thức rõ ràng chỉ cần một điểm được đưa ra thôi trong cuốn sách này mà không có dẫn chứng minh họa thì sự thiếu sót này thường rất dễ dẫn đến những kết luận trái ngược với những gi tôi đã trình bày. Một kết quả khả dĩ chỉ có thể đạt được khi có bằng chứng cùng với lý lẽ rõ ràng và đầy tính thuyết phục, điều mà có lẽ tôi khó có thể thực hiện được trong lần xuất bản này.

Tôi rất lấy làm tiếc, do hạn chế về mặt không gian cũng như thời gian, không thể cảm ơn tất cả những nhà tự nhiên, trong đó thậm chí một số tôi còn không được hân hạnh biết đến, và nhiều người khác đã nhiệt tình giúp đỡ tôi. Và nhân dịp này tôi mong muốn bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới tiến sỹ Hooker, người mà trong mười lăm năm qua đã hết lòng giúp đỡ tôi với kho kiến thức uyên bác và nhận xét tuyệt vời của ông.

Bàn đến quyển Nguồn gốc của muôn loài, cảm nhận rõ ràng là một nhà tự nhiên học, luôn suy nghĩ nhiều tới mối quan hệ qua lại của các thực thể hữu cơ, tới mối quan hệ phôi thai của chúng, tới sự phân chia địa lý, mô hình địa chất, và những thứ tương tự, có thể sẽ đi đến kết luận rằng mỗi loài không thể được tạo ra một cách riêng lẻ, mà là sự kế tục, giống như những biến thể, từ các loài khác. Tuy nhiên, một kết luận như vậy, cho dù nếu có cơ sở vững chắc, cũng có thể không hoàn toàn đầy đù cho đến khi nỏ có thể chứng minh là vô số loài sống trên thế giới này đã thay đổi như thế nào để có được cấu trúc và sự cùng tương thích hoàn thiện khiến cho hầu hết chúng ta phải thán phục. Các nhà tự nhiên học liên tục nhắc đến điều kiện bên ngoài, như là khí hậu, thức ăn, vân vân… như là lý do duy nhất của sự thay đổi. Theo một nghĩa rất hẹp, như chúng ta sẽ thấy sau này, điều này có thể đúng; nhưng nó hoàn toàn phi lý khi chỉ xét đến mỗi điều kiện bên ngoài, ví dụ như cấu trúc của con chim gõ kiến chẳng hạn, cái đuôi, chân, mỏ và âm thanh, hết sức phù hợp cho việc bắt côn trùng sống trên vỏ cây. Trong trường hợp cây tầm gửi, loại cây chuyên hút chất dinh dưỡng từ các loại khác, và phải nhờ các loài chim mang hạt giống đi, và có hoa với giống đực cái riêng rẽ cần có sự trợ giúp của côn trùng để có thể giúp chúng thụ phấn, thì cũng rất khó hiểu khi giải thích cấu trúc của loài sống nhờ này, cùng với mối quan hệ của nó với một vài thực thể hữu CO’ đã bị tuyệt chủng, là do ảnh hưởng của điều kiện bên ngoài, hay của thói quen, hay của quyền lựa chọn của bản thân nó.

Tôi tiên đoán tác giả của cuốn Những vết tích của Sự sáng tạo lập luận rằng sau vài thế hệ, không biết chính xác là bao nhiêu, một loài chim đã sinh ra con chim gõ kiến, và cây thỉ cho ra loài tầm gửi, và rằng những thực thể đó được sinh ra hoàn hảo ngay từ đó và vẫn giữ nguyên dạng cho tới ngày nay; nhưng sự suy đoán này đối với tôi dường như không phải là một lời giải thích, bởi vì nó đề cập đến cũng chẳng giải đáp những câu hỏi liên quan tới sự cùng thích ứng của các cơ thể hữu cơ với nhau và với điều kiện sống tự nhiên.

Với lý do đó, điều quan trọng nhất ở đây là phải hiểu rõ được cách mà các cơ thể sống thay đổi cùng thích nghi. Khi quan sát lúc đầu tôi thấy dường như đúng là một cuộc nghiên cứu cẩn thận về các loài vật được thuần hóa và cây trồng sẽ là cách tốt nhất giải quyết vấn đề khó hiểu này. Và tôi đã không bị thất vọng; trong trường hợp này và trong tất cả các trường hợp rắc rối khác tôi hầu như đều nhận ra rằng kiến thức của chúng ta, dù không hoàn toàn đầy đủ, về sự biến đổi trong điều kiện thuần dưỡng, chứa đựng đầu mối tốt nhất và rõ ràng nhất. Tôi mạnh dạn nói lên sự tin tưởng của mình đối với những nghiên cứu có giá trị cao như vậy, mặc dù chúng thường bị các nhà tự nhiên bỏ qua.

Dựa vào những suy xét này, tôi sẽ dành cả chương đầu tiên của bản viết này bàn về Sự biến đổi trong điều kiện thuần hóa. Chúng ta sẽ thấy những biến đổi mang tính di truyền là rất ít xảy ra; và điều quan trọng tương đương, mà có thể là quan trọng hơn chính là chúng ta sẽ sức mạnh của con người cực kỳ to lớn trong quá trình tích tụ bởi Sự lựa chọn những biến đổi nhỏ liên tiếp của họ. Sau đó tôi đó sẽ chuyển sang viết về tính biến đổi của các loài trong điều kiện tự nhiên; nhưng đáng tiếc là tôi không thể viết chi tiết trong phần này mà đáng ra phải được phân tích tỷ mỉ kỹ lưỡng hơn nữa. Song tôi vẫn sẽ cố gắng trong chừng mực điều kiện cho phép thảo luận cụ thể về sự biến đổi. Trong chương tiếp theo, Cuộc đấu tranh cho sự sinh tồn giữa tất cả các thực thể hữu cơ trên khắp thế giới mà chắc chắn sẽ không ừánh khỏi nghiêng về loài mạnh khỏe và chống lại loài yếu hơn, sẽ được đề cập. Đó chính là học thuyết của Malthus, đúng với toàn bộ hai vương quốc của các loài động vật và thực vật. Vì số lượng loài được sinh ra lón hơn số lượng loài có thể tồn tại nên kết quả là cuộc đấu ữanh sinh tồn luôn luôn diễn ra không bao giờ ngơi nghỉ. Một quy luật là bất kỳ cơ thể sống nào nếu có khả năng thay đổi dù ít mà theo chiều hướng cỏ lợi cho bản thân trong điều kiện sổng thay đổi, đôi khi phức tạp sẽ có cơ hội tồn tại tốt hơn, và như vậy tức là được tự nhiên lựa chọn. Xét trên quy luật của sự kế thừa, bất kỳ sự biến đổi có tính lựa chọn nào sẽ có xu hướng nhân rộng dạng thức mới và sửa đổi của nó.

Chủ đề chính yếu của Sự lựa chọn của tự nhiên sẽ được viết cụ thể hơn ở chương thư tư; và chúng ta sẽ nhận ra Sự lựa chọn tự nhiên hầu như chắc chắn gây nên sự Tuyệt chủng của những dạng thức sổng ít được biến đổi theo xu hướng tích cực, và bao gồm cái mà tôi gọi là sự Chệch hướng của Tinh cách. Trong chương kế tiếp, tôi sẽ viết về những quy luật phức tạp và ít được biết đen của sự biến đổi và của mối tương tác tăng trường.Trong bốn chương sau đó, những vấn đề nan giải và khó hiểu nhất của lý thuyết sẽ được đề cập tới, bao gồm: khó khăn đầu tiên liên quan tới quá trình chuyển đổi, hay được hiểu là một thực thể sống hoặc một bộ phận đơn giản chuyển đổi như thế nào và trở thành một tổ chức phức hợp có cấu trúc hoàn hảo; thứ hai, chủ đề của Bàn năng, hay sức mạnh tinh thần của động vật; thứ ba, lai ghép, hay là tình trạng vô sinh của loài và khả năng sinh sản của loài biến đổi khi được lai chéo; và thứ tư, sự không hoàn thiện của Tài liệu địa chất. Trong chương tiếp theo, tôi sẽ xem xét sự kế tiếp địa chất của thực thể hữu cơ theo thời gian; trong chương mười một và mười hai, sự phân chia địa lý của chúng theo không gian; trong chương mười ba là quá trình phân loài hoặc mối quan hệ gần gũi phụ thuộc của chúng, cả hai trong giai đoạn trưởng thành và khi còn trong phôi thai. Và chương cuối cùng tôi sẽ tóm tắt lại toàn bộ tác phẩm, và đưa ra một số nhận xét cuối cùng.

Bạn đọc không cần phải cảm thấy ngạc nhiên khi nhiều điều còn chưa được giải thích trong chủ đề nguồn gốc của các loài và biến thể, nếu các bạn biết rõ về sự thiếu hiểu biết của chúng tôi về mối quan hệ phụ thuộc của tất cả cơ thể sống xung quanh chúng ta. Ai có thể giải thích tạo sao một loài lại phát triển nhiều và rộng như vậy trong khi những loài khác đồng minh của nó lại trở nên hẹp dần và hiếm đi? Nhưng mối quan hệ kiểu này là cực kỳ quan trọng bởi vì nó quyết định tình trạng sống hiện thời, và, như tôi tin tưởng, thành công và sự sửa đổi trong tương lai của mọi loài sống trên thế giới này. Chúng ta vẫn còn biết rất ít về mối quan hệ mang tính phụ thuộc giữa vô sổ loài trên quả địa cầu trong suốt các giai đoạn địa chất lịch sử. Mặc dù còn nhiều điều lờ mờ, và sẽ vẫn ở tình trạng đó trong một thời gian dài nữa, tôi có thể khẳng định rằng, với những nghiên cứu có chủ định và sự nhận xét khách quan, và quan điểm mà trước đây tôi tin vào – mọi loài đều được tạo ra một cách riêng biệt – là sai lầm. Tôi hoàn toàn bị thuyết phục bởi nhận định rằng loài không thể thay đổi được; rằng đó là chúng thuộc vào cái gọi là cùng giống loài mà là con cháu trực tiếp của những loài đã bị tuyệt chủng; trong một cách tương tự đối với các biến thể của bất cứ một loài nào là con cháu của loài đó. Hơn nữa, tôi chắc chắn là Sự lựa chọn của tự nhiên là tác nhân chính nhưng không phải là duy nhất của sự biến đổi.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN