Nguồn Gốc Của Muôn Loài - Chương III: Cuộc Đấu Tranh Sinh Tồn
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
158


Nguồn Gốc Của Muôn Loài


Chương III: Cuộc Đấu Tranh Sinh Tồn


Dựa trên sự lựa chọn của tự nhiên – Cụm từ được sử dụng theo nghĩa rộng – số lượng tăng theo cấp số nhân – Sự phát triển mạnh mẽ của cây cối và động vật tự nhiên hóa – Bản chất của quá trình kiểm soát tăng trưởng – Cạnh tranh khắp nơi – Ảnh hưởng của khí hậu – Sự bảo vệ từ số lượng các cá thể – Những mối quan hệ phức tạp của tất cả các động, thực vật trong tự nhiên -Cuộc đấu tranh sinh tồn khốc liệt nhất là giữa cá thể và biến thể thuộc cùng loài; thường khốc liệt giữa loài cùng lớp – Mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật là quan trọng hơn tất cả các mối quan hệ khác.

Trước khi bước vào chủ đề chương, tôi xin đưa ra một vài nhận xét ban đầu để thể hiện cuộc đấu tranh sinh tồn dựa trên Sự lựa chọn tự nhiên như thế nào. Ở chương trước chúng ta thấy trong số các thực thể hữu cơ ở tự nhiên có tính biến đổi đặc thù; thực sự là tôi không nhận ra là nhận định này đã từng gây tranh cãi. Chúng ta chẳng có ích lợi gì khi một số lượng lớn các dạng bị nghi ngờ được gọi là loài hay tiểu loài; ví dụ, trong số hai hay ba trăm dạng nghi ngờ của cây cối nước Anh có đủ tiêu chuẩn để xếp vào loài, tiểu loài hay biến thể, nếu sự tồn tại của bất kỳ biến thể nổi bật nào được thừa nhận. Nhưng sự có mặt của tính biến đổi đặc thù và của một vài biến thể nổi bật, mặc dù cần thiết để làm nền tảng cho công trình nghiên cứu, chỉ giúp được chúng ta rất ít trong việc hiểu biết các loài xuất hiện như thế nào trong tự nhiên. Tất cả các sự thích hợp tuyệt vời của một bộ phận cấu trúc với bộ phận khác, với điều kiện sống, và của một cơ thể sống với cơ thể sống khác, được hoàn chỉnh như thế nào? Chúng ta chỉ cần quan sát con chim gõ kiến và misletoe sẽ thấy sự tương thích hoàn hảo; và ít hoàn hảo hơn đối với thực vật ký sinh nhỏ bé, bám vào da của động vật bốn chân hay lông của các con chim; trong cấu trúc của con bọ cánh cứng lặn dưới nước; trong hạt giống mà được mang đi bởi ruồi trâu; tóm lại, chúng ta nhìn thấy sự tương thích hoàn hảo ở mọi nơi và trong mọi bộ phận cơ thể trên thế giới.

Một lần nữa, người ta có thể hỏi như thế nào các biến thể mà tôi gọi là loài mới sinh ra cuối cùng cũng chuyển hóa thành loài hoàn chỉnh, trong nhiều trường hợp khác hẳn so với nhau nhiều hơn so với sự khác biệt giữa các biến thể cùng một loài? Những nhóm loài này, tạo thành cái gọi là lớp riêng biệt, và sự khác biệt so với nhau lớn hơn là sự khác biệt của các loài trong cùng một lớp xuất hiện như thế nào? Tất cả các kết quả này, bạn sẽ thấy rõ hơn trong chương tiếp theo, thu được chắc chắn thông qua cuộc đấu tranh sinh tồn. Nhờ có cuộc đấu tranh sinh tồn, bất kỳ thay đổi nào, tuy nhỏ và do bất cứ nguyên nhân nào, nếu nó có bất kỳ lợi ích nào đối với một cá thể của một loài bất kỳ, trong mối quan hệ vô cùng phức tạp của nó với các cơ thể sổng khác, và với môi trường bên ngoài, sẽ có xu hướng được giữ lại và nói chung sẽ được truyền lại cho con. Như thế, đứa con cũng sẽ có cơ hội sống sót tốt hơn vì trong số nhiều cá thể của bất kỳ loài nào được sinh ra theo từng thời kỳ, chỉ có một số nhỏ có thể sống sót. Tôi đã gọi nguyên lý này, nhờ nó mỗi biến đổi nhỏ, nếu có lợi, sẽ được giữ lại bởi cái gọi là Sự lựa chọn tự nhiên, nhằm phân biệt mối quan hệ của nó với sự lựa chọn của con người. Chúng ta biết rằng con người với sự lựa chọn của mình, có thể tạo ra nhiều giống kỳ lạ, và có thể điều chỉnh các loài theo ý muốn, thông qua sự tích tụ các thay đổi nhỏ nhưng có ích, mang lại cho chúng ta bởi bàn tay của Tự Nhiên. Nhưng í ự lựa chọn tự nhiên, như chúng ta sẽ thấy sau đây, là một sức mạnh lúc nào cũng sẵn sàng hoạt động, và sức mạnh yếu ớt của con người không thể so sánh được. Tác phẩm của Tự nhiên là tác phẩm của Nghệ thuật.

Chúng ta bây giờ sẽ thảo luận về cuộc đấu tranh sinh tồn chi tiết hơn một chút. Trong các bài viết tới đây, tôi sệ đề cập tới chủ đề này đầy đủ hơn vì nó đáng được như vậy. Ông De Candolle và ông Lyell đã chứng minh, dựa vào những bằng chứng khoa học, là tất cả các cơ thể sống đều nằm trong môi trường cạnh tranh gay gắt. Đối với thực vật, không ai dành nhiều thời gian và công sức tới chủ đề này bằng ông w. Herbert, hiệu trưởng trường Manchester, tất nhiên là dựa vào cả kinh nghiệm uyên bác trong nghề làm vườn của ông. Chúng ta hết sức dễ dàng để thừa nhận bằng lời sự thật của cuộc đấu tranh toàn vũ trụ cho sự sống, hay khó khăn hơn – ít nhất là tôi nhận thấy thế – để chấp nhận kết luận này. Trừ khi kết luận này được mọi người chấp thuận, tôi tin là toàn bộ thế giới tự nhiên, với mọi thực tế về sự phân bố, tính hiếm thấy, sự dồi dào, sự tuyệt chủng, và sự biến đổi, trở nên khó hiểu hoặc bị hiểu nhầm. Chúng ta trông thấy bộ mặt của tự nhiên sáng sủa với sự hài lòng, chúng ta thường thấy khối lượng thức ăn khổng lồ, vô biên. Chúng ta không nhìn thấy hay quên là những con chim hót suốt ngày quanh chúng ta, sống dựa vào côn trùng hay hạt giống, và như thế thì tức là chúng đang liên tục giết chết sự sống; hoặc là chúng ta quên số lượng con chim hót, hay trứng của chúng, hay tổ của chúng bị phá hủy bởi những com chim khác và thú săn mồi; chúng ta không phải lúc nào cũng nghĩ trong đầu là, mặc dù thức ăn hiện tại có thể thừa thãi, nhưng nó sẽ không được như thế trong tất cả các mùa của mỗi năm tới.

Tôi nên nói trước rằng, tôi sử dụng cụm từ Cuộc đấu tranh sinh tồn theo nghĩa rộng và ẩn dụ, bao gồm sự phụ thuộc của cơ thể sống này vào cơ thể sống khác, và bao gồm, quan trọng hơn, không chỉ sự sống của cá thể mà còn cả sự thành công sinh ra đàn con cháu. Hai giống chó, trong giai đoạn khan hiếm thức ăn, thực sự có thể khẳng định là cạnh tranh với nhau để giành lấy thức ăn và tồn tại. Nhưng một cây mọc ở rìa của một sa mạc lại tranh đấu với hạn hán cho sự sống, mặc dù nói chính xác hơn là nó dựa vào độ ẩm ướt. Một cây mà hàng năm cho ra hàng nghìn hạt giống, trong đó trung bình chỉ có một hạt trưởng thành, có thể nói chính xác là đang cạnh tranh với các cây cùng hoặc khác loài mà đã bao phủ toàn bộ mặt đất quanh đó. Cây tầm gửi sống nhờ vào cây táo và một vài loài khác, nhưng chi có thể hiểu theo nghĩa rất rộng là đấu tranh với những cây này, bởi vì nếu quá nhiều loại ăn bám này sống trên cùng cây, nó sẽ bị yếu dần rồi chết, nhưng một sổ cây tầm gửi non mọc trên cùng một nhánh, hoàn toàn có thể được nói là đang đấu tranh với nhau. Do loài cây tầm gửi được những con chim đưa đi xa, sự tồn tại của chúng dựa vào các con chim; và nói một cách bóng bẩy, là chúng đấu tranh với các cây ra quả, nhăm để được các con chim nuốt rồi mang đi theo. Trong các nghĩa vừa rồi, đan xen lẫn nhau, tôi sử dụng cụm từ Cuộc đấu tranh sinh tồn để cho thuận tiện và ngắn gọn.

Một cuộc đấu tranh sinh tồn, lúc nào cũng vậy, đều phát triển từ tỷ lệ cao tại đó tất cả các cơ thể sống có xu hướng tăng lên. Mọi thực thể sống mà trong suốt thời gian tồn tại tự nhiên cho ra trứng hay hạt giống đều phải hứng chịu sự hủy diệt trong một khoảng thời gian sinh tồn nào đó của nó, và trong suốt một số mùa hay năm. Nếu theo nguyên lý của sự tăng theo cấp số nhân, số lượng của nó sẽ nhanh chóng trở nên không thể kiểm soát được và lớn tới mức không một quốc gia nào có thể chứa hết chúng. Với lý do này, vì số lượng các cá thể sống sót ít hơn so với số lượng sinh ra, sự đấu tranh sinh tồn có bất cứ trong trường hợp nào, hoặc là với các cá thể cùng loài, hoặc là với các cá thể khác loài, hay với điều kiện sống vật chất. Đó là học thuyết của Malthus được áp dụng gấp hàng triệu lần cho toàn bộ các vương quốc loài động thực vật; vì trong trường hợp này, chúng ta không có sự tăng nhân tạo thức ăn và sự kìm chế có tính toán đối với hôn nhân. Mặc dù một vài loài hiện đang tăng lên, dù nhanh hay chậm, trong số lượng, nhưng tất cả các loài không thể làm như vậy, vì thế giới không thể chứa hết chúng được.

Không hề có ngoại lệ đối với quy luật là mọi cơ thể sống đều tự nhiên tăng lên với tốc độ cao; rằng nếu không bị tiêu diệt, trái đất sẽ nhanh chóng bị bao phủ bởi con đàn cháu đống của chỉ một cặp. Thậm chí thực thể sinh đẻ rất ít, là con người, cũng đã tăng dân số gấp hai lần trong vòng hai mươi nhăm năm, và với tỷ lệ sinh này, trong vài nghìn năm tới, trái đất sẽ không còn đủ chỗ đứng cho con cháu chúng ta. Linnaeus đã tính toán nếu một cây hàng năm chỉ cho ra hai hạt giống – thực tế thì không có cây nào kém năng suất như vậy – và mỗi cây con của nó năm sau cho ra tiếp hai hạt giống, và cứ như thế, thì trong 20 năm sẽ có một triệu cây. Loài voi được coi là loài sinh sản thấp nhất trong tất cả các con vật. Tôi đã lấy một vải đôi để tính toán tốc độ thấp nhất của tỷ lệ gia tăng tự nhiên: kết quả là chúng bắt đầu giao phối lúc ba mươi tuổi và tiếp tục cho đến năm chín mươi tuổi. Trong quãng thời gian đó, chúng cho ra ba lứa con (mỗi lứa hai con); nếu kết quả tính toán là chính xác, vào cuối thế kỷ thứ năm trái đất sẽ có 15 triệu con voi, có nguồn gốc từ cặp này.

Nhưng chúng ta có bằng chứng thuyết phục hơn là những tính toán chỉ mang tính lý thuyết này. Đó là hàng loạt các trường hợp được ghi lại của sự tăng đột biến nhiều có thể nói chính xác là đang cạnh tranh với các cây cùng hoặc khác loài mà đã bao phủ toàn bộ mặt đất quanh đó. Cây tầm gửi sống nhờ vào cây táo và một vài loài khác, nhưng chỉ có thể hiểu theo nghĩa rất rộng là đấu tranh với những cây này, bởi vì nếu quá nhiều loại ăn bám này sống trên cùng cây, nó sẽ bị yếu dần rồi chết, nhưng một số cây tầm gửi non mọc trên cùng một nhánh, hoàn toàn có thể được nói là đang đấu tranh với nhau. Do loài cây tầm gửi được những con chim đưa đi xa, sự tồn tại của chúng dựa vào các con chim; và nói một cách bóng bẩy, là chúng đấu tranh với các cây ra quả, nhàm để được các con chim nuốt rồi mang đi theo. Trong các nghĩa vừa rồi, đan xen lẫn nhau, tôi sử dụng cụm từ Cuộc đấu tranh sinh tồn để cho thuận tiện và ngắn gọn.

Một cuộc đấu tranh sinh tồn, lúc nào cũng vậy, đều phát triển từ tỷ lệ cao tại đó tất cả các cơ thể sống có xu hướng tăng lên. Mọi thực thể sống mà trong suốt thời gian tồn tại tự nhiên cho ra trứng hay hạt giống đều phải hứng chịu sự hủy diệt trong một khoảng thời gian sinh tồn nào đó của nó, và trong suốt một số mùa hay năm. Nếu theo nguyên lý của sự tăng theo cấp số nhân, số lượng của nó sẽ nhanh chóng trở nên không thể kiểm soát được và lớn tới mức không một quốc gia nào có thể chứa hết chúng. Với lý do này, vì số lượng các cá thể sống sót ít hơn so với số lượng sinh ra, sự đấu tranh sinh tồn có bất cứ trong trường hợp nào, hoặc là với các cá thể cùng loài, hoặc là với các cá thể khác loài, hay với điều kiện sống vật chất. Đó là học thuyết của Malthus được áp dụng gấp hàng triệu lần cho toàn bộ các vương quốc loài động thực vật; vì trong trường hợp này, chúng ta không có sự tăng nhân tạo thức ăn và sự kìm chế có tính toán đối với hôn nhân. Mặc dù một vài loài hiện đang tăng lên, dù nhanh hay chậm, trong số lượng, nhưng tất cả các loài không thể làm như vậy, vì thế giới không thể chứa hết chủng được.

Không hề có ngoại lệ đối với quy luật là mọi cơ thể sống đều tự nhiên tăng lên với tốc độ cao; rằng nếu không bị tiêu diệt, trái đất sẽ nhanh chóng bị bao phủ bởi con đàn cháu đống của chỉ một cặp. Thậm chí thực thể sinh đẻ rất ít, là con người, cũng đã tăng dân số gấp hai lần trong vòng hai mươi nhăm năm, và với tỷ lệ sinh này, trong vài nghìn năm tới, trái đất sẽ không còn đủ chỗ đứng cho con cháu chúng ta. Linnaeus đã tính toán nếu một cây hàng năm chỉ cho ra hai hạt giống – thực tế thì không có cây nào kém năng suất như vậy – và mỗi cây con của nó năm sau cho ra tiếp hai hạt giống, và cứ như thế, thì trong 20 năm sẽ có một triệu cây. Loài voi được coi là loài sinh sản thấp nhất trong tất cả các con vật. Tôi đã lấy một vài đôi để tính toán tốc độ thấp nhất của tỷ lệ gia tăng tự nhiên: kết quả là chúng bắt đầu giao phối lúc ba mươi tuổi và tiếp tục cho đến năm chín mươi tuổi. Trong quãng thời gian đó, chúng cho ra ba lứa con (mỗi lứa hai con); nếu kết quả tính toán là chính xác, vào cuối thế kỷ thứ năm trái đất sẽ có 15 triệu con voi, có nguồn gốc từ cặp này.

Nhưng chúng ta có bằng chứng thuyết phục hơn là những tính toán chỉ mang tính lý thuyết này. Đó là hàng loạt các trường hợp được ghi lại của sự tăng đột biến nhiều loài trong môi trường tự nhiên, khi mà hoàn cảnh sống thuận lợi đối với chúng kéo dài hai hoặc ba mùa liên tiếp. Những thực tế về loài động vật thuần dưỡng của chúng ta đã từng sổng trong hoang dã ở đâu đó trong thế giới này còn rõ ràng hơn: néu những khẳng định về tỷ lệ sinh sản tăng của trâu bò và ngựa ít đẻ tại Nam Mỹ, hay gần đây là tại Úc, không được minh chứng rõ ràng, chúng đã có thể hoàn toàn khó tin. Như vậy cũng đúng với các loài cây: chúng ta có thể đưa ra các trường hợp về loài cây được phát hiện giờ đã trở nên phổ biến trên khắp các đảo trong thời gian ít hơn mười năm. Vài loại cây trong số đó có tỉ lệ đông đúc nhất trên các cánh đồng hoang dã ở La Plata; bao phủ toàn bộ khu đó, loại bỏ tất cả các cây khác, đã được đem tới từ châu âu; và có loại cây mà bầy giờ tồn tại ở Ấn Độ, như tôi được biết từ tiến sỹ Falconer, từ mũi Comorin tới tới dãy Himalaya, mà được nhập khẩu từ Mỹ kể từ khi người ta phát hiện ra chúng. Trong những trường hợp như vậy, và vô số minh họa khác có thể được đưa ra, không ai cho là khả năng sinh sản của động vật và thực vật đột nhiên hoặc tạm thời tăng lên xét trên bất cứ mức độ có thể chấp nhận được nào. Lời giải thích rõ ràng là điều kiện sổng đã rất thuận lợi, và kết quả là cơ hội tồn tại dành cho các thực thể mới sinh và già cỗi tăng lên, và hầu hết tất cá thể bé đều có thể được nhân giống. Trong những trường hợp như thế, tỷ lệ cấp số nhân gia tăng; và kết quả của các trường hợp này, không bao giờ gây ngạc nhiên, đơn giản giải thích mức độ gia tăng chóng mặt và phân bố rộng rãi của các sản phẩm tự nhiên hóa ở ngôi nhà mới của chúng.

Trong thế giới tự nhiên, mọi loài cây đều cho ra hạt giống, và trong số động vật, hiếm loài mà không giao phối hằng năm. Do đó, chúng ta hoàn toàn tin tưởng khẳng định rằng, tất cả loài động và thực vật đang có xu hướng tăng tỷ lệ cấp số nhân, và tất cả sẽ nhanh chóng di chuyển tới mọi nơi mà chúng có thể bằng cách nào đó để tồn tại, và rằng xu hướng tăng cấp số nhân phải bị kiềm chế bởi sự hủy diệt tại một vài giai đoạn nhất định trong vòng đời. Tôi nghĩ sự quen thuộc của chúng ta đối với động vật thuần hóa lớn hơn dễ gây hiểu lầm: chúng ta không hề chứng kiến sự phá hủy tàn khốc nào đối với chúng, và chúng ta quên là mỗi năm hàng nghìn con bị giết mổ làm thức ăn, và rằng trong tự nhiên, một con số tương tự các động vật bị giết bằng cách này hay cách khác.

Điểm khác biệt duy nhất giữa các cơ thể sống hàng năm cho ra hàng nghìn trứng hoặc hạt giống với những cơ thể sống đẻ ra cực kỳ ít, đó là giống không mắn đẻ đòi hỏi nhiều năm hơn một chút, trong điều kiện thuận lợi, để bao phủ toàn bộ một khu vực, cho dù khu vực này lớn thế nào đi chăng nữa. Loài kền kền khoang cổ đẻ ra một hai quả trứng, còn loài đà điểu châu Phi thì hàng đống, sống trong cùng một nước, loài kền kền khoang cổ lại đông hơn cả đà điểu châu Phi. Chim hải âu Fulmar chỉ đẻ duy nhất một trứng nhưng người ta tin rằng chúng là loài chim đông nhất trên thế giới. Một con ruồi đè hàng trăm trứng, và con khác, như hippobosca, duy nhất một trứng; nhưng sự khác biệt này không quyết định bao nhiêu cá thể của hai loài có thể sống trong một khu vực. số lượng trứng lớn là có tầm quan trọng nhất định đối với các loài này, loài mà sống dựa vào khối lượng thức ăn thay đổi liên tục; và sự sẵn có của thức ăn sẽ quyết định số lượng của chúng. Nhưng tầm quan trọng đích thực của số lượng trứng lớn là để bù đắp cho sự hủy diệt lớn tại giai đoạn nào đó của vòng đời; và giai đoạn này trong đại đa số trường hợp là ở thời gian đầu chu trình sống. Nếu một giống động vật có thể bảo vệ trứng hay đứa con của nó bằng cách này hoặc cách khác, dù một số lượng nhỏ các cá thể có thể sinh ra, nhưng mức trung bình vẫn được giữ nguyên. Nhưng nếu quá nhiều trứng hay con bị phá hủy, nhiều trứng sẽ phải được sinh ra, nếu không loài sẽ bị tuyệt chủng, số lượng của một loài cây sống trung bình một nghìn năm, sẽ đủ lớn nếu một hạt giống đuợc tạo ra trong bằng thời gian ấy với giả thiết là hạt giống không thể bị phá hủy, và đảm bảo chắc rằng nó sẽ phát triển ở nới thích hợp. Như vậy là trong mọi trường hợp, số lượng trung bình của bất kỳ loài động vật hay thực vật nào chỉ phụ thuộc gián tiếp vào số lượng trứng hoặc hạt giống của nó.

Khi nghĩ về thế giới tự nhiên, chúng ta nhất thiết phải luôn giữ những nhận định trên trong đầu – đừng bao giờ quên rằng mọi cơ thể sống xung quanh chúng có thể được nói là đang phát triển mạnh mẽ nhất về số lượng; rằng mỗi cơ thể sống sót thông qua cuộc đấu tranh tại giai đoạn nhất định trong vòng đời; rằng sự hủy diệt hàng loạt không thể tránh khỏi sẽ rơi vào cá thể bé hoặc giả cỗi trong mỗi thế hệ hoặc tại quãng thời gian lặp lại. Làm sáng tỏ những sự kiềm chế, giảm nhẹ dị sự hủy diệt là rất ít được bàn tới, và số lượng của loài sẽ tăng lên hầu như ngay lập tức tới một mức bất kỳ. Bộ mặt của Tự nhiên có thể được so sánh với một bề mặt mềm, với mười nghìn cái nêm sắt buộc với nhau và bị di chuyển vào trong bởi những cú huých không ngừng nghỉ, đôi khi một cái nêm bị đánh vào, và sau đó là cái khác với lực lớn hơn.

Cái gì kiềm chế xu hướng gia tăng tự nhiên về số lượng vẫn còn hết sức mờ mịt. Hãy xem những loài khỏe mạnh nhất; nhiều về số lượng, và xu hướng gia tăng vẫn tiếp tục tiến triển đi lên. Chúng ta không biết chính xác những kiềm chế là gì thậm chí trong một trường hợp cụ thể. Và cũng chẳng ai ngạc nhiên về sự kiếm hiểu biết của chúng ta về chủ đề này, thậm chí là xét về loài người, loài mà được biết đến nhiều nhất, hơn bất cứ một loài nào khác. Chủ đề này đã được một số học giả đề cập chi tiết và đúng đắn. Trong các nghiên cứu tương lai, tôi sẽ thảo luận về một vài sự kiềm chế với mức độ cụ thể hơn nhiều, nhất là đối với động vật hoang dã vùng Nam Phi. Ở đây tôi chỉ nêu ra một vài nhận xét, chỉ để giúp người đọc nhớ lại những điểm chính. Trứng hoặc những con rẩt nhỏ nói chung dường như chịu nguy hiểm nhiều nhất, nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng. Với thực vật, có sự phá hủy lớn các hạt giống, nhưng dựa trên những quan sát của bản thân, tôi tin rằng chính là cây con chịu thiệt hại lớn nhất mọc lên từ đất. Cây con cũng bị tàn phá với số lượng lớn bởi các kẻ thù khác nhau; ví dụ: chỉ trên mảnh đất dài lm rộng 0,6m, được đào xới và phát quang, và ở đó không thể có sự cạnh tranh từ các loài khác, tôi đã đánh dấu tất cả các cây tảo cong bản địa khi chúng mọc lên, và trong số 357 cây thì không ít hơn 295 cây bị chết, chủ yếu là do sên và côn trùng. Nếu mảnh đất mà được xén cỏ, và trường hợp sẽ là tưomg tự đối với mảnh đất mà cỏ ừên đó bị các coấn động vật bốn chân ăn hết, để cây tự mọc thì những cây khỏe hơn sẽ dần dần giết các cây ít khỏe hơn: do đó trong số hai mươi loài mọc trên một mảnh đất nhỏ đầy cỏ (cao khoảng 30 – 40cm), chín loài bị chết bởi các loài khác để cho phát triển tự do.

Khối lượng thức ăn cho mỗi loài tẩt nhiên sẽ giới hạấn độ tăng trưởng của nó; nhưng thường không phải là giành được thức ăn mà vai trò là con mồi cho động vật khác quyết định số lượng trung bình của một loài. Do vậy, người ta có vẻ ít nghi ngờ số lượng gà gô, gà gô trắng và thỏ rừng trên một khu đất rộng phụ thuộc chủ yếu vào sự tiêu diệt các con thú săn mồi. Nếu không một con vật làm mồi săn nào bị bắn trong vòng hai mươi năm tới ở Anh, và cùng thời gian đó, không con thú săn mồi nào bị tiêu diệt, thì, với mọi xác suất tính toán, chúng ta sẽ có ít thú bị săn mồi hơn bây giờ, mặc dù hiện tại hàng trăm nghìn thú bị săn mồi hàng năm đang bị giết. Mặt khác, trong một số trường hợp, như là của voi hay tê giác, không con nào bị săn cả, thậm chí là loài hổ Ấn Độ rất hiểm khi dám tấn công một chú voi con khi nó được mẹ bảo vệ.

Khí hậu cỏ vai trò quan trọng trong việc quyết định số lượng trung bình của loài và những khoảng thời gian băng giá hay hạn hán, theo tôi, là những sự kiềm chế hiệu quả nhất. Theo tôi tính toán thì mùa đông năm 1854 – 1955 đã lấy làm chết bốn phần năm số chim trong vườn nhà tôi; và đó là một sự hủy diệt ghê gớm khi chúng ta nhớ lại rằng mười phần trăm là do tỷ lệ tử vong khủng khiếp gây ra bởi đại dịch của con người. Ảnh hưởng của khí hậu ban đầu có vẻ như hoàn toàn không có quan hệ gì với cuộc đấu tranh sinh tồn; nhưng xét về mặt là thời tiết giảm lượng thức ăn, nó mang lại một cuộc đấu tranh khốc liệt nhất giữa các cá thể, cho dù là cùng hay khác loài mà sống nhờ vào cùng dạng thức ăn. Thậm chí khi khí hậu, chẳng hạn như cực kỳ lạnh, gây lên ảnh hưởng trực tiếp, thì nó cũng chỉ là nhân tố ảnh hưởng yếu nhất. Những con vật kiếm được thức ăn ít nhất trong suốt mùa đông giá lạnh là những con chịu ảnh hưởng lớn nhất. Khi chúng tôi đi dọc từ nam ra bắc, hay từ vùng ẩm thấp tới vùng khô hạn, chúng tôi bao giờ cũng gặp một số loài tĩỏ nên ngày một hiếm dần, và cuối cùng biến mất; và sự thay đổi của khí hậu là khá rõ, và chúng ta có chiều hướng gán mọi tác động là gây ra bởi ảnh hưởng của thời tiết, nhưng đây là một quan điểm hết sức lệch lạc: chúng ta quên rằng mỗi loài, thậm chí khi đông nhất, vẫn đang liên tục chịu sự tiêu diệt hàng loạt tại một vài giai đoạn nhất định của chu trình sống từ kẻ thù hay từ kẻ cạnh tranh giành lấy địa bàn sinh sống và thức ăn. Nếu những kẻ thù hay kẻ cạnh tranh này, xét trên mức độ bé nhất, được hưởng thuận lợi từ bất cứ sự thay đổi khí hậu nào, chúng sẽ tăng lên về số lượng, và khi mồi khu vực đã chứa đầy chúng, số lượng những loài khác sẽ giảm. Khi chúng tôi tiến về phía nam, và chứng kiến một loài đang giảm dần số lượng, chúng tôi cảm thấy chắc chắn rằng nguyên nhân nằm phần lớn ở chỗ là các loài khác gặp thuận lợi trong khi loài này bị tác động xấu. Và cũng tưorng tự khi chúng tôi đi về phía bắc, nhưng ở một mức độ nào đó yếu hơn, đối với số lượng loài của mọi kiểu và do đó của cả những kẻ cạnh tranh ngày càng giảm theo phía bắc; do đó khi tiến về phía bắc hay trèo lên một ngọn núi, chúng ta càng thường bẳt gặp nhiều hơn những dạng sống gây sửng sốt, do ảnh hưởng trực tiếp có hại của thời tiết hơn là khi chúng ta tiến về phía nam hay trèo xuống núi. Khi chúng tôi tới vùng Artic, hay những đinh núi bao phủ đầy tuyết, hay sa mạc hoàn toàn, thì cuộc đấu tranh sinh tồn hầu như chỉ diễn ra với các nhân tố này.

Việc khí hậu phần lớn có ảnh hưởng thuận lợi đối với các loài khác, chúng ta có thể thấy rõ số lượng khổng lồ các loài cây trong vườn của chúng ta hoàn toàn cỏ thể tồn tại trong khí hậu hiện giờ, nhưng không bao giờ ưở thành tự nhiên hóa, bởi vì chúng không thể cạnh tranh với loài bản địa của chúng ta hay chống lại sự phá hủy của động vật.

Khi một loài, nhờ có điều kiện thuận lợi, gia tăng số lượng cá thể quá nhanh trong một khu vực nhỏ, đại dịch, ít nhất là như đối với các con thú bị săn mồi thông thường hay xuất hiện: và ở đây chúng ta có một sự kiểm soát giới hạấn độc lập với cuộc đấu tranh sinh tồn. Nhưng thậm chi cái gọi là đại dịch có vẻ do là giun ký sinh mà tồn tại một phần trong các trang trại nuôi động vật quá đông đúc; và ở đây sẽ nổi lên cuộc đấu tranh sinh tồn giữa loài ký sinh và con chủ ký sinh.

Mặt khác, trong nhiều trường hợp, số lượng lớn cá thể cùng một loài, so với kẻ thù của nó, là rất cần thiết cho sự duy trì giống nòi. Chủng ta có thể trồng nhiều cây ngũ cốc hay cây cải dầu trên cánh đồng, bởi vì số lượng hạt giống của chúng là quá lớn so với số lượng các con chim mà ăn chúng; và loài chim cũng không thể tăng số lượng của mình lên, cho dù là có những mùa thực ăn thừa thãi, tương xứng với số -lượng hạt giống bởi vì số lượng chim lại bị kiềm chế bởi mùa đông: nhưng bất cứ ai mà đã từng thử đều biết cực kỳ khó khăn để lấy được hạt giống từ vài cây lúa mỳ hay những cây tương tự trong vườn; trong trường hợp này, tôi mất hết tất cả hạt giống. Tôi tin là cách nhìn nhận về sự cần thiết của số lượng lớn để bảo tồn giống nòi giải thích một vài thực tế kỳ lạ trong tự nhiên, chẳng hạn như là một số cây cực kỳ hiếm đôi khi lại được tìm thấy xuất hiện dồi dào tại nơi chúng đã từng mọc; hay những cây mang tính xã hội, tức là nhiều về số lượng, lại bị giới hạn hết mức trong tầm hoạt động. Với những thực tế như vậy, chúng ta có thể tin là một cây chỉ có thẻ tồn tại ở nới mà điều kiện sống hết sức thuận lợi tới mức mà rất nhiều cây có thể tồn tại cùng lúc, và do đó giúp nhau không bị diệt vong hoàn toàn. Tôi xin thêm rằng những ảnh hưởng tốt của việc lai phối thường xuyên, và ảnh hiểu tiêu cực của việc lai phối kín có thể đóng vai trò nhất định trong một vài trường họp, nhưng tôi không mở rộng ở đây chủ đề đầy thú vị này.

Người ta ghi lại được nhiều trường hợp minh họa sự những kiềm chế và mối quan hệ giữa các cơ thể sống phức tạp và không đoán trước được như thế nào, những cơ thể phải cạnh tranh với nhau trong cùng một nước. Tôi chỉ xin đưa ra một ví dụ, dù đơn giản, nhưng khiến tôi thích thú. Tại Stafforshire, cỏ một mảnh đất cằn cỗi rộng lớn, chưa bao giờ được con người cầy xới; nhưng khoảng vài trăm mẫu Anh (1 Một mẫu Anh tương đương với khoảng 4050 m2) trong điều kiện tự nhiên chính xác hệt như thế bị bao bọc và cây linh sam Scotch được trồng trên đó hai mươi nhăm năm về trước. Sự thay đổi trong thảm thực vật bản địa của phần có cây trồng trên mảnh đất đó là nổi bật nhất, hơn là thường thấy khi đi từ mảnh đất này sang mảnh đất khác biệt khác. Không chi số lượng tương ứng của các cây trên mảnh đất hoàn toàn bị thay đổi, mà mười hai loài cây (không tính cây cỏ dại) phát triển khỏe mạnh trên mảnh đất đó, những cây không thể tìm thấy trên mảnh đất khô càn. Ảnh hưởng đối với loài côn trùng còn lớn hơn. Sáu giống chim ăn sâu bọ rất phổ biến trên các khu đất đó, nhưng không nhìn thấy trên mảnh đất cằn cỗi; và mảnh đất cằn cỗi thường xuyên được hai hay ba loại chim ăn sâu bọ khác. Ở đây chúng ta thấy ảnh hưởng của sự xuất hiện một loại cây thôi, ngoài ra không hề có gì khác, mạnh đến như thế nào, trừ trường trường hợp đất bị rào kín khiến cho trâu bò không thể vào được. Tầm quan trọng của nhân tố rào giậu tôi đã nhìn thấy rõ ở khu vực gần Farham, tại Surrey. Ở đây có những mảnh đất hoang, chỉ có một vài bụi cây linh sam Scotch già cỗi trên những đỉnh đồi xa xăm; trong vòng mười năm qua, những vùng 1 đất rộng lớn đã bị rào kín lại, và những cây linh sam tự sinh sản giờ đây đang mọc lên với số lượng lớn, rất gần nhau đến nỗi mà chúng không thể sống. Khi tôi khẳng định là các cây con này không được gieo hay trồng, tôi vô cùng ngạc nhiên trước số lượng của chúng đến mức tôi đã đi tới một số kết luận khi kiểm tra hàng trăm mẫu đất hoang không bị rào giậu, và hầu như không thấy bất kỳ một cây linh sam Scotch nào trừ các bụi cây trồng già nua. Nhưng khi nhìn sát xuống mặt đất, tôi tìm thấy hàng đống cây con bị gia súc gặm nát. Trong một yard (1 yard = 0,90144m) vuông, tại một điểm cách xa hằng trăm mét so với bụi cây già, tôi đếm được ba mươi hai cây con, và một trong số chúng, xét trên vòng tăng trưởng, trong suốt hai mươi sáu năm đã cố mọc lên khỏi mặt đất, nhưng đã không thành công. Không ai nghi ngờ là ngay khi miếng đất đó được rào kín lại thì nó sẽ được bao phủ nhanh chónh bởi cây linh sam con khỏe mạnh. Nhưng mảnh đất đã quá cằn cỗi và rộng lớn tới mức không một người nào tưởng tượng là gia súc đã tìm kiếm thức ăn trên mảnh đất đó rất kỹ càng và hiệu quả.

Ở đây chúng ta thấy rằng gia súc hoàn toàn quyết định sự tồn tại của cây lam sinh Scotch; nhưng tại một vài nơi trên thế giới, côn trùng lại quyết định sự tồn tại của gia súc. Có lẽ đất nước Paraguay cung cấp ví dụ thú vị nhất; ở đó, cả chó, ngựa, và gia súc không bao giờ lớn lên trong hoang dã, mặc dù chúng di chuyển từ nam tới bắc trong thế giới tự nhiên; và hai ông Azara và Rengger đã chỉ ra là điều này có nguyên nhân từ số lượng lớn loài ruồi ở Paraguay. Những con ruồi này đẻ trứng trên rốn của các con vật mới sinh. Sự gia tăng số lượng ruồi, rất đông như hiện tại, đưcmg nhiên phải bị kiềm chế bởi các nhân tố khác, có thể là những con chim. Chính vì thế, nếu những con chim ăn sâu bọ (số lượng có thể thường xuyên bị kiểm soát bởi chim ưng hay các loài thú săn mồi khác) tăng lên, thì số lượng ruồi Paraguay sẽ giảm xuống – như thế, gia súc, chó và ngựa sẽ phát triển trong tự nhiên. Chuỗi quan hệ rằng buộc này chắc chắn sẽ làm thay đổi lớn (như thật sự những gì tôi đã quan sát được ở Nam Mỹ) thảm thực vật: nó lại một lần nữa ảnh hưởng lớn đến loài côn trùng; rồi đến loài chim bắt sâu bọ và cứ tiếp tục như thế vòng tròn tương tác tỏa rộng dần ra như chúng ta đã chứng kiến ở Staffordshire. Chúng ta bắt đầu chuồi này với loài chim ăn sâu bọ, và chúng ta kết thúc cũng với chúng. Mối quan hệ trong tự nhiên không hề đơn giản như thế. Trận chiến trong trận chiến phải đã từng lặp lại nhiều lần với sự thành công khác nhau; và trong tương lai, các lực lượng được cân bằng hoàn hảo tới mức mà bộ mặt của tự nhiên vẫn giữ được tính thổng nhất trong thời gian dài, cho dù chắc chắn là ưu thế nhỏ nhất thường mang tới thắng lợi cho một thực thể sống trước thực thể khác. Phải thừa nhận là chúng ta còn biết quá ít, và phán đoán quá nhiều tới độ chúng ta bị bất ngờ khi biết đến sự tuyệt chủng của một cá thể sống; và do chúng ta không biết nguyên nhân tại sao, chúng ta tưởng tượng những thảm họa bất thường giáng xuống thế giới này, hay sáng tạo ra các quy luật về sự thời gian tồn tại của dạng sống!

Tôi rất muốn đưa thêm một ví dụ nữa minh chứng động vật và thực vật, hiếm nhất trong tự nhiên, gắn kết với nhau như thế nào bởi mạng lưới quan hệ phức tạp. Tôi sẽ nhân dịp này chứng minh rằng loài Lobelia ýulgens ngoại lai, tại nước Anh, không bao giờ được các con côn trùng “viếng thăm”, và kết quả là, chúng không bao giờ có thể tạo ra hạt giống do cấu trúc lạ lùng của nó. Nhiều cây thuộc họ hoa lan của chúng ta đòi hỏi phải có sự “thăm hỏi” của các con côn trùng hàng tháng để loại bỏ khối lượng phấn hoa lớn và do đó thụ phấn được. Tôi cũng có lý do để tin rằng loài ong nghệ là tác nhân không thể thiếu để giúp cây hoa bướm dại thụ phấn (Viola tricolor), bởi vì không một loài ong khác nào ghé thăm chúng. Từ những thí nghiệm mà tôi tiến hành, tôi nhận thấy là sự viếng thăm của các con ong, nếu không muốn nói là không thể thiếu, thì ít nhất cũng mang lại lợi ích lớn về khả năng sinh sản cho cỏ ba lá của chúng ta; nhưng chỉ có ong nghệ là viếng thăm loài cỏ ba lá đỏ thông thường (Trifolium pratensè), bởi vì các loài ong khác không thể đến được mật hoa. Với lý do này, tôi khá tin tưởng là nếu toàn bộ loài ong nghệ bị tuyệt chủng hoặc trở nên cực kỳ hiếm ở nước Anh, cây hoa bướm dại và cỏ ba lá đỏ có thể trở nên khan hiếm hoặc biến mất tất cả. số lượng ong nghệ trong bất cứ khu vực nào đều phụ thuộc lớn vào số lượng chuột đồng, những con phá hủy tổ của chúng, ông H. Newman, người đã nghiên cứu lâu nay về thói quen của loài ong nghệ, thừa nhận là “hơn hai phần ba số chúng đã bị tiêu diệt ở trên toàn bộ nước Anh”. Và như mọi người đều biết số lượng chuột lại phụ thuộc chủ yếu vào số lượng mèo. Ông Newman nói “gần những làng và thị trấn nhỏ, tôi đã tìm thấy tổ của ong nghệ nhiều hơn bất cứ ở đâu. Hiện tượng này tôi cho là do số lượng lớn mèo đã bắt hết chuột”. Bởi vậy, một kết luận đáng tin là sự xuất hiện với số lượng lớn của động vật giống mèo tại một khu vực có thể quyết định, thông qua sự can thiệp vào đầu tiên là chuột sau đó đến ong, số lượng của vài loài hoa nhất định mọc trên khu vực đó!

Trong trường hợp của mọi loài, nhiều sự kiềm chế khác nhau, hoạt động tại các giai đoạn chu trình sống khác biệt, và trong những mùa hay năm riêng rẽ, có thể gây ảnh hưởng; một số khá mạnh mẽ, nhưng tất cả đều đóng vai trò quyết định số lượng trung bình, thậm chí là sự tồn tại của loài. Trong một vài trường hợp, chúng ta có thể chứng minh những sự kiểm soát đa dạng có tác động tới cùng một loài ở các khu vực khác nhau. Khi chúng ta nhìn những cây và bụi cây quấn chặt nhau, bao phủ dọc một dải đất bên sông, chúng ta thường ngay lập tức coi số lượng tưomg đối và các dạng của chúng là do cái mà chúng ta gọi là “ngẫu nhiên”. Nhưng quan điểm này là hoàn toàn sai lầm! Mọi người đều đã nghe nói khi một khu rừng nước Mỹ bị tàn phá, một thảm thực vật rất khác biệt lại mọc lên đúng chỗ đó; nhưng người ta quan sát được những cây hiện tại đang mọc trên đồi núi của người Anh-điêng cổ đại, tại phía nam nước Mỹ, phô bày vẻ tính đa dạng lỗng

lẫy và tính tương đồng trong dạng loại giống như của khu rừng nguyên sinh. Một cuộc đấu tranh giữa vài loài cây đã phải kéo dài hàng thế kỷ; mỗi loại hàng năm rải hàng nghìn hạt giống của nó; một cuộc chiến tranh giữa côn trùng với côn trùng – giữa côn trùng, ốc sên, và các loài động vật khác với chim, các loài thú săn mồi – tất cả đều đang đấu tranh để tăng số lượng của mình lên, và tất cả đều ăn thịt nhau hay ăn cây cỏ, hạt giống và cây con, hay ăn cây mà mọc lên đầu tiên. Chúng đang kiềm chế lẫn nhau! Tung lên một nhúm lông, tất cả sẽ phải rơi xuống đất theo như định luật trọng trường của Newton; nhưng thật quá đơn giản khi đem so sánh định luật này với tác động và tái tác động của vô số các loài thực vật và động vật mà, trong suốt thế kỷ qua, quyết định số lượng và dạng thức cân xứng của cây đang mọc trên khu hoang tàn của người Anh-điêng cổ!

Sự phụ thuộc của một cơ thể sống vào cơ thể sống khác, như là cây tầm gửi, nói chung thường nằm giữa các thực thể sống xa cách trong tự nhiên. Đây thường là trường hợp của các cơ thể sống đang cạnh tranh sinh tồn với nhau, giống như trường hợp của con châu chấu với động vật bốn chân ăn cỏ. Nhưng cuộc đấu tranh bao giờ cũng khốc liệt nhất giữa các cá thể thuộc cùng loài, bởi vì chúng thường xuyên sống cùng một nơi, ăn cùng loại thức ăn, và đối mặt với cùng mối hiểm họa. Trong trường hợp của các biến thể cùng loài, tính khốc liệt của cuộc tranh đấu gần tương đương, và đôi khi chúng ta thấy cuộc canh tranh được quyết định nhanh chóng. Ví dụ: nếu vài biến thể của cây lúa mì được gieo cùng nhau, và hạt giống lai được gieo lại, những biến thể mà hợp với đất hay khí hậu nhất, hay có khả năng sinh sản tự nhiên tốt nhất, sẽ đánh bại các biến thể khác và cho ra nhiều hạt giống hơn, và kết quả là sẽ trong vòng vài năm thay thế các biến thể khác. Đe giữ được một số lượng biến thể lẫn lộn của các biến thể cực kỳ gần gũi như vậy kiểu màu sắc rực rỡ cây hoa đậu, chúng phải được thu hoạch riêng rẽ, và sau đó trộn lẫn vào nhau với tỷ lệ hợp lý, nếu không những loại yếu hơn sẽ giảm sút số lượng đều đều, sau đó biến mất. Tưomg tự như thế với các biến thể loài cừu: Có người khẳng định là vài biến thể cừu núi nhất định sẽ bị chết đói bởi loài cừu núi khác, do đó chúng không thể được nuôi cùng nhau. Tình trạng tưcmg tự cũng xảy ra khi chúng ta dùng các loài đỉa để chữa bệnh khác biệt cùng một chỗ. Thậm chí mọi người còn nghi ngờ rằng liệu biến thể của bất kỳ một động thực vật thuần chủng nào của chúng ta có sức mạnh, thói quen, và thể trạng giống hệt thế tới mức mà tỷ lệ trộn lẫn ban đầu có thể được giữ trong vòng sáu thế hệ, nếu chúng được để cho đấu tranh với nhau, giống như các thực thể sống trong tự nhiên, và nếu như hạt giống hay cây con không bị phân loại hàng năm.

Vì các loài nằm trong cùng lớp thường có, mặc dù không phải bao giờ cũng thế, một vài điểm tưcmg đồng trong tính cách và thể trạng, và lúc nào cũng có điểm tưcmg đồng trong cấu trúc, cuộc đấu tranh thông thường diễn ra ác liệt hơn giữa các loài cùng lớp khi chúng cạnh tranh với nhau hơn là giữa những loài thuộc lớp khác nhau. Chúng ta nhìn thấy sự thực này trong sự gia tăng gần đây của một giống chim nhạn trên nước Mỹ, khiến cho số lượng loài khác giảm sút. Chúng ta rất thường hay nghe về trường hợp một loài chuột tiêu diệt loài khác trong các điều kiện khí hậu khác biệt! Ở nước Nga, loài gián Asiatic nhỏ ở mọi nơi đều loại bỏ đồng loại lớn hơn nó. Một giống bạch giới sẽ thay thế giống khác, và tương tự như thế trong các trường hợp khác. Chúng ta chỉ hiểu lờ mờ tại sao sự cạnh tranh lại gay gắt nhất giữa các dạng gần gũi, sống cùng một nơi trong tự nhiên; nhưng có lẽ không một trường hợp nào chúng ta có thể nói chính xác tại sao một loài thắng thế hơn so với loài khác trong cuộc chiến vĩ đại cuộc đời.

Hệ luận của tầm quan trọng cao nhất có thể được tìm ra dựa trên các nhận xét dưới đây. Đó là cấu trúc của mọi cơ thể sống, trong mặt chủ yếu nhất nhưng bị ẩn đi, có liên hệ với cấu trúc của tất cả các cơ thể sống khác, mà nó cạnh tranh giành lấy thức ăn hay địa bàn hoạt động, hay những thực thể mà chúng phải trốn tránh, hay thực thể mà chúng săn đuổi. Điều này rõ ràng trong cấu trúc hàm răng và móng vuốt loài hổ; hay ở chân và vuốt của động, thực vật ký sinh, những con bám vào lông hổ. Nhưng trong hạt giống của cây bồ công anh Trung Quốc, và trong chân tua, phẳng của bọ cánh cứng nước, mối quan hệ dường như đầu tiên chỉ là giữa nước và không khí. Nhưng lợi thế của hạt giống này, không có gì phải nghi ngờ, là nằm ở mối quan hệ gần gũi nhất với mảnh đất đã bị bao phủ dầy bởi các loài cây khác khiến cho hạt giống có thể được phân bổ rộng rãi và roi vào vùng chưa bị chiếm giữ. Đối với loài bọ cánh cứng dưới nước, cách tổ chức chân của nó, cực kỳ phù hợp với việc lặn, cho phép nó cạnh tranh với các loại côn trùng nước khác, săn bắt con mồi và tránh bị trở thành con mồi.

Khối chất dinh dưỡng nằm bên trong hạt giống của nhiều loại cây ban đầu có vẻ như không liên quan gì tới các loại cây khác. Nhưng dựa trên sự phát triển khỏe mạnh của cây con từ những hạt giống như đậu Hà Lan hay đậu thông thường, khi chúng được gieo giữa vùng cỏ mọc dài, Tôi nghi ngờ là khối chất dinh dưỡng bên trong là dùng để hỗ trợ sự phát triển của cây con, trong cuộc đấu tranh với các cây khác xung quanh đang mọc lên mạnh mẽ.

Hãy nhìn vào một cây trong tầm trải rộng của nó, tại sao nó lại không tăng số lượng lên gấp đôi hay gấp bốn? Chúng ta biết rằng nó hoàn toàn có thể chống chọi lại nếu nhiệt độ có lên cao hay xuống thấp, hay ẩm thấp hoặc khô hạn hơn một chút bởi vì đâu đó, nó vẫn tồn tại trong những vùng có điều kiện nóng, lạnh, khô, ẩm hơn. Trong trường hợp này, chúng ta có thể nhận thấy rõ nếu chúng ta mong muôn trong tưởng tượng có sức mạnh ban cho loài cây này quyền lực tăng số lượng, thì chúng ta sẽ phải tạo ra một vài ưu thế cho nó so với đối thủ cạnh tranh, hay so với loài động vật ăn nó. Trong tầm trải rộng địa lý của mình, một sự thay dổi trong thể tạng gây ra bởi thời tiết rõ ràng là một lợi thế đối cói loài cây của chúng ta; nhưng chúng ta có lý do để khẳng định chỉ một vài cây hay động vật có tầm trải rộng đủ xa tới mức mà

chúng chỉ có thể bị tiêu diệt bởi các điều kiện bất lợi của thời tiết mà thôi. Cho đến khi chúng ta đạt tới cực độ giới hạn của sự sống, trong vùng băng giá hay trên rìa của sa mạc khủng khiếp, sự cạnh tranh sẽ không ngừng lại. Vùng đất có thể là vô cùng lạnh hoặc vô cùng nóng, nhưng ở đó vẫn có sự cạnh tranh giữa vài loài, hay giữa các cá thể cùng loài, để giành lấy những chỗ ấm áp hoặc ẩm ướt nhất.

Chúng ta cũng nhận ra là khi một cây hay động vật được mang tới một đất nước mới, giữa các đối thủ cạnh tranh mới, cho dù điều kiện thời tiết khí hậu cực kỳ giống với nước nó sinh sổng trước đây, song điều kiện sổng của nó sẽ dần dần thay đổi cơ bản. Nếu chúng ta mong muốn tăng số lượng trung bình của động vật này tại nơi ở mới, chúng ta sẽ phải chỉnh sửa nó theo một cách khác bởi vì chúng ta phải tạo ra những lợi thế cho nó trước các đối thủ cạnh tranh và kẻ thù đa dạng.

Do đó trong tưởng tượng chúng ta nên cố thử tạo ra các lợi thế cho bất kỳ dạng thức nào khác dạng thức trước. Có lẽ là chúng ta không biết phải làm gì để thực hiện thành công thử nghiệm đó. Thực tế này chứng minh cho chúng ta thấy về sự hiểu biết quá ít ỏi của con người đối với các mối quan hệ qua lại của tất cả thực thể sống, một sự thuyết phục cần thiết nhưng có vẻ như khó đạt được. Tất cả những gì mà chúng ta có thể làm là luôn nghĩ trong đầu rằng mỗi cơ thể sống đang cố hết sức để tăng cấp số nhân của nó; mồi cơ thể sống, tại một số giai đoạn cuộc đời, trong suốt vài mùa của năm, trong suốt mỗi thế hệ hay tại khoảng trung gian, phải đấu tranh cho sự sinh tồn và chịu sự tàn phá hàng loạt. Khi chúng ta nghĩ về cuộc đấu tranh này, chúng ta có thể tự an ủi mình bằng niềm tin tuyệt đối là cuộc chiến trong tự nhiên đến một lúc nào đó sẽ dừng, không nỗi sợ hãi nào được cảm nhận, cái chết thường đến ngay lập tức, và loài manh mẽ, khỏe khoắn, và hạnh phúc sẽ sống sót và phát triển.

Dựa trên sự lựa chọn của tự nhiên – Cụm từ được sử dụng theo nghĩa rộng – số lượng tăng theo cấp số nhân – Sự phát triển mạnh mẽ của cây cối và động vật tự nhiên hóa – Bản chất của quá trình kiểm soát tăng trưởng – Cạnh tranh khắp nơi – Ảnh hưởng của khí hậu – Sự bảo vệ từ số lượng các cá thể – Những mối quan hệ phức tạp của tất cả các động, thực vật trong tự nhiên -Cuộc đấu tranh sinh tồn khốc liệt nhất là giữa cá thể và biến thể thuộc cùng loài; thường khốc liệt giữa loài cùng lớp – Mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật là quan trọng hơn tất cả các mối quan hệ khác.

Trước khi bước vào chủ đề chương, tôi xin đưa ra một vài nhận xét ban đầu để thể hiện cuộc đấu tranh sinh tồn dựa trên Sự lựa chọn tự nhiên như thế nào. Ở chương trước chúng ta thấy trong số các thực thể hữu cơ ở tự nhiên có tính biến đổi đặc thù; thực sự là tôi không nhận ra là nhận định này đã từng gây tranh cãi. Chúng ta chẳng có ích lợi gì khi một số lượng lớn các dạng bị nghi ngờ được gọi là loài hay tiểu loài; ví dụ, trong số hai hay ba trăm dạng nghi ngờ của cây cối nước Anh có đủ tiêu chuẩn để xếp vào loài, tiểu loài hay biến thể, nếu sự tồn tại của bất kỳ biến thể nổi bật nào được thừa nhận. Nhưng sự có mặt của tính biến đổi đặc thù và của một vài biến thể nổi bật, mặc dù cần thiết để làm nền tảng cho công trình nghiên cứu, chỉ giúp được chúng ta rất ít trong việc hiểu biết các loài xuất hiện như thế nào trong tự nhiên. Tất cả các sự thích hợp tuyệt vời của một bộ phận cấu trúc với bộ phận khác, với điều kiện sống, và của một cơ thể sống với cơ thể sống khác, được hoàn chỉnh như thế nào? Chúng ta chỉ cần quan sát con chim gõ kiến và misletoe sẽ thấy sự tương thích hoàn hảo; và ít hoàn hảo hơn đối với thực vật ký sinh nhỏ bé, bám vào da của động vật bốn chân hay lông của các con chim; trong cấu trúc của con bọ cánh cứng lặn dưới nước; trong hạt giống mà được mang đi bởi ruồi trâu; tóm lại, chúng ta nhìn thấy sự tương thích hoàn hảo ở mọi nơi và trong mọi bộ phận cơ thể trên thế giới.

Một lần nữa, người ta có thể hỏi như thế nào các biến thể mà tôi gọi là loài mới sinh ra cuối cùng cũng chuyển hóa thành loài hoàn chỉnh, trong nhiều trường hợp khác hẳn so với nhau nhiều hơn so với sự khác biệt giữa các biến thể cùng một loài? Những nhóm loài này, tạo thành cái gọi là lớp riêng biệt, và sự khác biệt so với nhau lớn hơn là sự khác biệt của các loài trong cùng một lớp xuất hiện như thế nào? Tất cả các kết quả này, bạn sẽ thấy rõ hơn trong chương tiếp theo, thu được chắc chắn thông qua cuộc đấu tranh sinh tồn. Nhờ có cuộc đấu tranh sinh tồn, bất kỳ thay đổi nào, tuy nhỏ và do bất cứ nguyên nhân nào, nếu nó có bất kỳ lợi ích nào đối với một cá thể của một loài bất kỳ, trong mối quan hệ vô cùng phức tạp của nó với các cơ thể sổng khác, và với môi trường bên ngoài, sẽ có xu hướng được giữ lại và nói chung sẽ được truyền lại cho con. Như thế, đứa con cũng sẽ có cơ hội sống sót tốt hơn vì trong số nhiều cá thể của bất kỳ loài nào được sinh ra theo từng thời kỳ, chỉ có một số nhỏ có thể sống sót. Tôi đã gọi nguyên lý này, nhờ nó mỗi biến đổi nhỏ, nếu có lợi, sẽ được giữ lại bởi cái gọi là Sự lựa chọn tự nhiên, nhằm phân biệt mối quan hệ của nó với sự lựa chọn của con người. Chúng ta biết rằng con người với sự lựa chọn của mình, có thể tạo ra nhiều giống kỳ lạ, và có thể điều chỉnh các loài theo ý muốn, thông qua sự tích tụ các thay đổi nhỏ nhưng có ích, mang lại cho chúng ta bởi bàn tay của Tự Nhiên. Nhưng í ự lựa chọn tự nhiên, như chúng ta sẽ thấy sau đây, là một sức mạnh lúc nào cũng sẵn sàng hoạt động, và sức mạnh yếu ớt của con người không thể so sánh được. Tác phẩm của Tự nhiên là tác phẩm của Nghệ thuật.

Chúng ta bây giờ sẽ thảo luận về cuộc đấu tranh sinh tồn chi tiết hơn một chút. Trong các bài viết tới đây, tôi sệ đề cập tới chủ đề này đầy đủ hơn vì nó đáng được như vậy. Ông De Candolle và ông Lyell đã chứng minh, dựa vào những bằng chứng khoa học, là tất cả các cơ thể sống đều nằm trong môi trường cạnh tranh gay gắt. Đối với thực vật, không ai dành nhiều thời gian và công sức tới chủ đề này bằng ông w. Herbert, hiệu trưởng trường Manchester, tất nhiên là dựa vào cả kinh nghiệm uyên bác trong nghề làm vườn của ông. Chúng ta hết sức dễ dàng để thừa nhận bằng lời sự thật của cuộc đấu tranh toàn vũ trụ cho sự sống, hay khó khăn hơn – ít nhất là tôi nhận thấy thế – để chấp nhận kết luận này. Trừ khi kết luận này được mọi người chấp thuận, tôi tin là toàn bộ thế giới tự nhiên, với mọi thực tế về sự phân bố, tính hiếm thấy, sự dồi dào, sự tuyệt chủng, và sự biến đổi, trở nên khó hiểu hoặc bị hiểu nhầm. Chúng ta trông thấy bộ mặt của tự nhiên sáng sủa với sự hài lòng, chúng ta thường thấy khối lượng thức ăn khổng lồ, vô biên. Chúng ta không nhìn thấy hay quên là những con chim hót suốt ngày quanh chúng ta, sống dựa vào côn trùng hay hạt giống, và như thế thì tức là chúng đang liên tục giết chết sự sống; hoặc là chúng ta quên số lượng con chim hót, hay trứng của chúng, hay tổ của chúng bị phá hủy bởi những com chim khác và thú săn mồi; chúng ta không phải lúc nào cũng nghĩ trong đầu là, mặc dù thức ăn hiện tại có thể thừa thãi, nhưng nó sẽ không được như thế trong tất cả các mùa của mỗi năm tới.

Tôi nên nói trước rằng, tôi sử dụng cụm từ Cuộc đấu tranh sinh tồn theo nghĩa rộng và ẩn dụ, bao gồm sự phụ thuộc của cơ thể sống này vào cơ thể sống khác, và bao gồm, quan trọng hơn, không chỉ sự sống của cá thể mà còn cả sự thành công sinh ra đàn con cháu. Hai giống chó, trong giai đoạn khan hiếm thức ăn, thực sự có thể khẳng định là cạnh tranh với nhau để giành lấy thức ăn và tồn tại. Nhưng một cây mọc ở rìa của một sa mạc lại tranh đấu với hạn hán cho sự sống, mặc dù nói chính xác hơn là nó dựa vào độ ẩm ướt. Một cây mà hàng năm cho ra hàng nghìn hạt giống, trong đó trung bình chỉ có một hạt trưởng thành, có thể nói chính xác là đang cạnh tranh với các cây cùng hoặc khác loài mà đã bao phủ toàn bộ mặt đất quanh đó. Cây tầm gửi sống nhờ vào cây táo và một vài loài khác, nhưng chi có thể hiểu theo nghĩa rất rộng là đấu tranh với những cây này, bởi vì nếu quá nhiều loại ăn bám này sống trên cùng cây, nó sẽ bị yếu dần rồi chết, nhưng một sổ cây tầm gửi non mọc trên cùng một nhánh, hoàn toàn có thể được nói là đang đấu tranh với nhau. Do loài cây tầm gửi được những con chim đưa đi xa, sự tồn tại của chúng dựa vào các con chim; và nói một cách bóng bẩy, là chúng đấu tranh với các cây ra quả, nhăm để được các con chim nuốt rồi mang đi theo. Trong các nghĩa vừa rồi, đan xen lẫn nhau, tôi sử dụng cụm từ Cuộc đấu tranh sinh tồn để cho thuận tiện và ngắn gọn.

Một cuộc đấu tranh sinh tồn, lúc nào cũng vậy, đều phát triển từ tỷ lệ cao tại đó tất cả các cơ thể sống có xu hướng tăng lên. Mọi thực thể sống mà trong suốt thời gian tồn tại tự nhiên cho ra trứng hay hạt giống đều phải hứng chịu sự hủy diệt trong một khoảng thời gian sinh tồn nào đó của nó, và trong suốt một số mùa hay năm. Nếu theo nguyên lý của sự tăng theo cấp số nhân, số lượng của nó sẽ nhanh chóng trở nên không thể kiểm soát được và lớn tới mức không một quốc gia nào có thể chứa hết chúng. Với lý do này, vì số lượng các cá thể sống sót ít hơn so với số lượng sinh ra, sự đấu tranh sinh tồn có bất cứ trong trường hợp nào, hoặc là với các cá thể cùng loài, hoặc là với các cá thể khác loài, hay với điều kiện sống vật chất. Đó là học thuyết của Malthus được áp dụng gấp hàng triệu lần cho toàn bộ các vương quốc loài động thực vật; vì trong trường hợp này, chúng ta không có sự tăng nhân tạo thức ăn và sự kìm chế có tính toán đối với hôn nhân. Mặc dù một vài loài hiện đang tăng lên, dù nhanh hay chậm, trong số lượng, nhưng tất cả các loài không thể làm như vậy, vì thế giới không thể chứa hết chúng được.

Không hề có ngoại lệ đối với quy luật là mọi cơ thể sống đều tự nhiên tăng lên với tốc độ cao; rằng nếu không bị tiêu diệt, trái đất sẽ nhanh chóng bị bao phủ bởi con đàn cháu đống của chỉ một cặp. Thậm chí thực thể sinh đẻ rất ít, là con người, cũng đã tăng dân số gấp hai lần trong vòng hai mươi nhăm năm, và với tỷ lệ sinh này, trong vài nghìn năm tới, trái đất sẽ không còn đủ chỗ đứng cho con cháu chúng ta. Linnaeus đã tính toán nếu một cây hàng năm chỉ cho ra hai hạt giống – thực tế thì không có cây nào kém năng suất như vậy – và mỗi cây con của nó năm sau cho ra tiếp hai hạt giống, và cứ như thế, thì trong 20 năm sẽ có một triệu cây. Loài voi được coi là loài sinh sản thấp nhất trong tất cả các con vật. Tôi đã lấy một vải đôi để tính toán tốc độ thấp nhất của tỷ lệ gia tăng tự nhiên: kết quả là chúng bắt đầu giao phối lúc ba mươi tuổi và tiếp tục cho đến năm chín mươi tuổi. Trong quãng thời gian đó, chúng cho ra ba lứa con (mỗi lứa hai con); nếu kết quả tính toán là chính xác, vào cuối thế kỷ thứ năm trái đất sẽ có 15 triệu con voi, có nguồn gốc từ cặp này.

Nhưng chúng ta có bằng chứng thuyết phục hơn là những tính toán chỉ mang tính lý thuyết này. Đó là hàng loạt các trường hợp được ghi lại của sự tăng đột biến nhiều có thể nói chính xác là đang cạnh tranh với các cây cùng hoặc khác loài mà đã bao phủ toàn bộ mặt đất quanh đó. Cây tầm gửi sống nhờ vào cây táo và một vài loài khác, nhưng chỉ có thể hiểu theo nghĩa rất rộng là đấu tranh với những cây này, bởi vì nếu quá nhiều loại ăn bám này sống trên cùng cây, nó sẽ bị yếu dần rồi chết, nhưng một số cây tầm gửi non mọc trên cùng một nhánh, hoàn toàn có thể được nói là đang đấu tranh với nhau. Do loài cây tầm gửi được những con chim đưa đi xa, sự tồn tại của chúng dựa vào các con chim; và nói một cách bóng bẩy, là chúng đấu tranh với các cây ra quả, nhàm để được các con chim nuốt rồi mang đi theo. Trong các nghĩa vừa rồi, đan xen lẫn nhau, tôi sử dụng cụm từ Cuộc đấu tranh sinh tồn để cho thuận tiện và ngắn gọn.

Một cuộc đấu tranh sinh tồn, lúc nào cũng vậy, đều phát triển từ tỷ lệ cao tại đó tất cả các cơ thể sống có xu hướng tăng lên. Mọi thực thể sống mà trong suốt thời gian tồn tại tự nhiên cho ra trứng hay hạt giống đều phải hứng chịu sự hủy diệt trong một khoảng thời gian sinh tồn nào đó của nó, và trong suốt một số mùa hay năm. Nếu theo nguyên lý của sự tăng theo cấp số nhân, số lượng của nó sẽ nhanh chóng trở nên không thể kiểm soát được và lớn tới mức không một quốc gia nào có thể chứa hết chúng. Với lý do này, vì số lượng các cá thể sống sót ít hơn so với số lượng sinh ra, sự đấu tranh sinh tồn có bất cứ trong trường hợp nào, hoặc là với các cá thể cùng loài, hoặc là với các cá thể khác loài, hay với điều kiện sống vật chất. Đó là học thuyết của Malthus được áp dụng gấp hàng triệu lần cho toàn bộ các vương quốc loài động thực vật; vì trong trường hợp này, chúng ta không có sự tăng nhân tạo thức ăn và sự kìm chế có tính toán đối với hôn nhân. Mặc dù một vài loài hiện đang tăng lên, dù nhanh hay chậm, trong số lượng, nhưng tất cả các loài không thể làm như vậy, vì thế giới không thể chứa hết chủng được.

Không hề có ngoại lệ đối với quy luật là mọi cơ thể sống đều tự nhiên tăng lên với tốc độ cao; rằng nếu không bị tiêu diệt, trái đất sẽ nhanh chóng bị bao phủ bởi con đàn cháu đống của chỉ một cặp. Thậm chí thực thể sinh đẻ rất ít, là con người, cũng đã tăng dân số gấp hai lần trong vòng hai mươi nhăm năm, và với tỷ lệ sinh này, trong vài nghìn năm tới, trái đất sẽ không còn đủ chỗ đứng cho con cháu chúng ta. Linnaeus đã tính toán nếu một cây hàng năm chỉ cho ra hai hạt giống – thực tế thì không có cây nào kém năng suất như vậy – và mỗi cây con của nó năm sau cho ra tiếp hai hạt giống, và cứ như thế, thì trong 20 năm sẽ có một triệu cây. Loài voi được coi là loài sinh sản thấp nhất trong tất cả các con vật. Tôi đã lấy một vài đôi để tính toán tốc độ thấp nhất của tỷ lệ gia tăng tự nhiên: kết quả là chúng bắt đầu giao phối lúc ba mươi tuổi và tiếp tục cho đến năm chín mươi tuổi. Trong quãng thời gian đó, chúng cho ra ba lứa con (mỗi lứa hai con); nếu kết quả tính toán là chính xác, vào cuối thế kỷ thứ năm trái đất sẽ có 15 triệu con voi, có nguồn gốc từ cặp này.

Nhưng chúng ta có bằng chứng thuyết phục hơn là những tính toán chỉ mang tính lý thuyết này. Đó là hàng loạt các trường hợp được ghi lại của sự tăng đột biến nhiều loài trong môi trường tự nhiên, khi mà hoàn cảnh sống thuận lợi đối với chúng kéo dài hai hoặc ba mùa liên tiếp. Những thực tế về loài động vật thuần dưỡng của chúng ta đã từng sổng trong hoang dã ở đâu đó trong thế giới này còn rõ ràng hơn: néu những khẳng định về tỷ lệ sinh sản tăng của trâu bò và ngựa ít đẻ tại Nam Mỹ, hay gần đây là tại Úc, không được minh chứng rõ ràng, chúng đã có thể hoàn toàn khó tin. Như vậy cũng đúng với các loài cây: chúng ta có thể đưa ra các trường hợp về loài cây được phát hiện giờ đã trở nên phổ biến trên khắp các đảo trong thời gian ít hơn mười năm. Vài loại cây trong số đó có tỉ lệ đông đúc nhất trên các cánh đồng hoang dã ở La Plata; bao phủ toàn bộ khu đó, loại bỏ tất cả các cây khác, đã được đem tới từ châu âu; và có loại cây mà bầy giờ tồn tại ở Ấn Độ, như tôi được biết từ tiến sỹ Falconer, từ mũi Comorin tới tới dãy Himalaya, mà được nhập khẩu từ Mỹ kể từ khi người ta phát hiện ra chúng. Trong những trường hợp như vậy, và vô số minh họa khác có thể được đưa ra, không ai cho là khả năng sinh sản của động vật và thực vật đột nhiên hoặc tạm thời tăng lên xét trên bất cứ mức độ có thể chấp nhận được nào. Lời giải thích rõ ràng là điều kiện sổng đã rất thuận lợi, và kết quả là cơ hội tồn tại dành cho các thực thể mới sinh và già cỗi tăng lên, và hầu hết tất cá thể bé đều có thể được nhân giống. Trong những trường hợp như thế, tỷ lệ cấp số nhân gia tăng; và kết quả của các trường hợp này, không bao giờ gây ngạc nhiên, đơn giản giải thích mức độ gia tăng chóng mặt và phân bố rộng rãi của các sản phẩm tự nhiên hóa ở ngôi nhà mới của chúng.

Trong thế giới tự nhiên, mọi loài cây đều cho ra hạt giống, và trong số động vật, hiếm loài mà không giao phối hằng năm. Do đó, chúng ta hoàn toàn tin tưởng khẳng định rằng, tất cả loài động và thực vật đang có xu hướng tăng tỷ lệ cấp số nhân, và tất cả sẽ nhanh chóng di chuyển tới mọi nơi mà chúng có thể bằng cách nào đó để tồn tại, và rằng xu hướng tăng cấp số nhân phải bị kiềm chế bởi sự hủy diệt tại một vài giai đoạn nhất định trong vòng đời. Tôi nghĩ sự quen thuộc của chúng ta đối với động vật thuần hóa lớn hơn dễ gây hiểu lầm: chúng ta không hề chứng kiến sự phá hủy tàn khốc nào đối với chúng, và chúng ta quên là mỗi năm hàng nghìn con bị giết mổ làm thức ăn, và rằng trong tự nhiên, một con số tương tự các động vật bị giết bằng cách này hay cách khác.

Điểm khác biệt duy nhất giữa các cơ thể sống hàng năm cho ra hàng nghìn trứng hoặc hạt giống với những cơ thể sống đẻ ra cực kỳ ít, đó là giống không mắn đẻ đòi hỏi nhiều năm hơn một chút, trong điều kiện thuận lợi, để bao phủ toàn bộ một khu vực, cho dù khu vực này lớn thế nào đi chăng nữa. Loài kền kền khoang cổ đẻ ra một hai quả trứng, còn loài đà điểu châu Phi thì hàng đống, sống trong cùng một nước, loài kền kền khoang cổ lại đông hơn cả đà điểu châu Phi. Chim hải âu Fulmar chỉ đẻ duy nhất một trứng nhưng người ta tin rằng chúng là loài chim đông nhất trên thế giới. Một con ruồi đè hàng trăm trứng, và con khác, như hippobosca, duy nhất một trứng; nhưng sự khác biệt này không quyết định bao nhiêu cá thể của hai loài có thể sống trong một khu vực. số lượng trứng lớn là có tầm quan trọng nhất định đối với các loài này, loài mà sống dựa vào khối lượng thức ăn thay đổi liên tục; và sự sẵn có của thức ăn sẽ quyết định số lượng của chúng. Nhưng tầm quan trọng đích thực của số lượng trứng lớn là để bù đắp cho sự hủy diệt lớn tại giai đoạn nào đó của vòng đời; và giai đoạn này trong đại đa số trường hợp là ở thời gian đầu chu trình sống. Nếu một giống động vật có thể bảo vệ trứng hay đứa con của nó bằng cách này hoặc cách khác, dù một số lượng nhỏ các cá thể có thể sinh ra, nhưng mức trung bình vẫn được giữ nguyên. Nhưng nếu quá nhiều trứng hay con bị phá hủy, nhiều trứng sẽ phải được sinh ra, nếu không loài sẽ bị tuyệt chủng, số lượng của một loài cây sống trung bình một nghìn năm, sẽ đủ lớn nếu một hạt giống đuợc tạo ra trong bằng thời gian ấy với giả thiết là hạt giống không thể bị phá hủy, và đảm bảo chắc rằng nó sẽ phát triển ở nới thích hợp. Như vậy là trong mọi trường hợp, số lượng trung bình của bất kỳ loài động vật hay thực vật nào chỉ phụ thuộc gián tiếp vào số lượng trứng hoặc hạt giống của nó.

Khi nghĩ về thế giới tự nhiên, chúng ta nhất thiết phải luôn giữ những nhận định trên trong đầu – đừng bao giờ quên rằng mọi cơ thể sống xung quanh chúng có thể được nói là đang phát triển mạnh mẽ nhất về số lượng; rằng mỗi cơ thể sống sót thông qua cuộc đấu tranh tại giai đoạn nhất định trong vòng đời; rằng sự hủy diệt hàng loạt không thể tránh khỏi sẽ rơi vào cá thể bé hoặc giả cỗi trong mỗi thế hệ hoặc tại quãng thời gian lặp lại. Làm sáng tỏ những sự kiềm chế, giảm nhẹ dị sự hủy diệt là rất ít được bàn tới, và số lượng của loài sẽ tăng lên hầu như ngay lập tức tới một mức bất kỳ. Bộ mặt của Tự nhiên có thể được so sánh với một bề mặt mềm, với mười nghìn cái nêm sắt buộc với nhau và bị di chuyển vào trong bởi những cú huých không ngừng nghỉ, đôi khi một cái nêm bị đánh vào, và sau đó là cái khác với lực lớn hơn.

Cái gì kiềm chế xu hướng gia tăng tự nhiên về số lượng vẫn còn hết sức mờ mịt. Hãy xem những loài khỏe mạnh nhất; nhiều về số lượng, và xu hướng gia tăng vẫn tiếp tục tiến triển đi lên. Chúng ta không biết chính xác những kiềm chế là gì thậm chí trong một trường hợp cụ thể. Và cũng chẳng ai ngạc nhiên về sự kiếm hiểu biết của chúng ta về chủ đề này, thậm chí là xét về loài người, loài mà được biết đến nhiều nhất, hơn bất cứ một loài nào khác. Chủ đề này đã được một số học giả đề cập chi tiết và đúng đắn. Trong các nghiên cứu tương lai, tôi sẽ thảo luận về một vài sự kiềm chế với mức độ cụ thể hơn nhiều, nhất là đối với động vật hoang dã vùng Nam Phi. Ở đây tôi chỉ nêu ra một vài nhận xét, chỉ để giúp người đọc nhớ lại những điểm chính. Trứng hoặc những con rẩt nhỏ nói chung dường như chịu nguy hiểm nhiều nhất, nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng. Với thực vật, có sự phá hủy lớn các hạt giống, nhưng dựa trên những quan sát của bản thân, tôi tin rằng chính là cây con chịu thiệt hại lớn nhất mọc lên từ đất. Cây con cũng bị tàn phá với số lượng lớn bởi các kẻ thù khác nhau; ví dụ: chỉ trên mảnh đất dài lm rộng 0,6m, được đào xới và phát quang, và ở đó không thể có sự cạnh tranh từ các loài khác, tôi đã đánh dấu tất cả các cây tảo cong bản địa khi chúng mọc lên, và trong số 357 cây thì không ít hơn 295 cây bị chết, chủ yếu là do sên và côn trùng. Nếu mảnh đất mà được xén cỏ, và trường hợp sẽ là tưomg tự đối với mảnh đất mà cỏ ừên đó bị các coấn động vật bốn chân ăn hết, để cây tự mọc thì những cây khỏe hơn sẽ dần dần giết các cây ít khỏe hơn: do đó trong số hai mươi loài mọc trên một mảnh đất nhỏ đầy cỏ (cao khoảng 30 – 40cm), chín loài bị chết bởi các loài khác để cho phát triển tự do.

Khối lượng thức ăn cho mỗi loài tẩt nhiên sẽ giới hạấn độ tăng trưởng của nó; nhưng thường không phải là giành được thức ăn mà vai trò là con mồi cho động vật khác quyết định số lượng trung bình của một loài. Do vậy, người ta có vẻ ít nghi ngờ số lượng gà gô, gà gô trắng và thỏ rừng trên một khu đất rộng phụ thuộc chủ yếu vào sự tiêu diệt các con thú săn mồi. Nếu không một con vật làm mồi săn nào bị bắn trong vòng hai mươi năm tới ở Anh, và cùng thời gian đó, không con thú săn mồi nào bị tiêu diệt, thì, với mọi xác suất tính toán, chúng ta sẽ có ít thú bị săn mồi hơn bây giờ, mặc dù hiện tại hàng trăm nghìn thú bị săn mồi hàng năm đang bị giết. Mặt khác, trong một số trường hợp, như là của voi hay tê giác, không con nào bị săn cả, thậm chí là loài hổ Ấn Độ rất hiểm khi dám tấn công một chú voi con khi nó được mẹ bảo vệ.

Khí hậu cỏ vai trò quan trọng trong việc quyết định số lượng trung bình của loài và những khoảng thời gian băng giá hay hạn hán, theo tôi, là những sự kiềm chế hiệu quả nhất. Theo tôi tính toán thì mùa đông năm 1854 – 1955 đã lấy làm chết bốn phần năm số chim trong vườn nhà tôi; và đó là một sự hủy diệt ghê gớm khi chúng ta nhớ lại rằng mười phần trăm là do tỷ lệ tử vong khủng khiếp gây ra bởi đại dịch của con người. Ảnh hưởng của khí hậu ban đầu có vẻ như hoàn toàn không có quan hệ gì với cuộc đấu tranh sinh tồn; nhưng xét về mặt là thời tiết giảm lượng thức ăn, nó mang lại một cuộc đấu tranh khốc liệt nhất giữa các cá thể, cho dù là cùng hay khác loài mà sống nhờ vào cùng dạng thức ăn. Thậm chí khi khí hậu, chẳng hạn như cực kỳ lạnh, gây lên ảnh hưởng trực tiếp, thì nó cũng chỉ là nhân tố ảnh hưởng yếu nhất. Những con vật kiếm được thức ăn ít nhất trong suốt mùa đông giá lạnh là những con chịu ảnh hưởng lớn nhất. Khi chúng tôi đi dọc từ nam ra bắc, hay từ vùng ẩm thấp tới vùng khô hạn, chúng tôi bao giờ cũng gặp một số loài tĩỏ nên ngày một hiếm dần, và cuối cùng biến mất; và sự thay đổi của khí hậu là khá rõ, và chúng ta có chiều hướng gán mọi tác động là gây ra bởi ảnh hưởng của thời tiết, nhưng đây là một quan điểm hết sức lệch lạc: chúng ta quên rằng mỗi loài, thậm chí khi đông nhất, vẫn đang liên tục chịu sự tiêu diệt hàng loạt tại một vài giai đoạn nhất định của chu trình sống từ kẻ thù hay từ kẻ cạnh tranh giành lấy địa bàn sinh sống và thức ăn. Nếu những kẻ thù hay kẻ cạnh tranh này, xét trên mức độ bé nhất, được hưởng thuận lợi từ bất cứ sự thay đổi khí hậu nào, chúng sẽ tăng lên về số lượng, và khi mồi khu vực đã chứa đầy chúng, số lượng những loài khác sẽ giảm. Khi chúng tôi tiến về phía nam, và chứng kiến một loài đang giảm dần số lượng, chúng tôi cảm thấy chắc chắn rằng nguyên nhân nằm phần lớn ở chỗ là các loài khác gặp thuận lợi trong khi loài này bị tác động xấu. Và cũng tưorng tự khi chúng tôi đi về phía bắc, nhưng ở một mức độ nào đó yếu hơn, đối với số lượng loài của mọi kiểu và do đó của cả những kẻ cạnh tranh ngày càng giảm theo phía bắc; do đó khi tiến về phía bắc hay trèo lên một ngọn núi, chúng ta càng thường bẳt gặp nhiều hơn những dạng sống gây sửng sốt, do ảnh hưởng trực tiếp có hại của thời tiết hơn là khi chúng ta tiến về phía nam hay trèo xuống núi. Khi chúng tôi tới vùng Artic, hay những đinh núi bao phủ đầy tuyết, hay sa mạc hoàn toàn, thì cuộc đấu tranh sinh tồn hầu như chỉ diễn ra với các nhân tố này.

Việc khí hậu phần lớn có ảnh hưởng thuận lợi đối với các loài khác, chúng ta có thể thấy rõ số lượng khổng lồ các loài cây trong vườn của chúng ta hoàn toàn cỏ thể tồn tại trong khí hậu hiện giờ, nhưng không bao giờ ưở thành tự nhiên hóa, bởi vì chúng không thể cạnh tranh với loài bản địa của chúng ta hay chống lại sự phá hủy của động vật.

Khi một loài, nhờ có điều kiện thuận lợi, gia tăng số lượng cá thể quá nhanh trong một khu vực nhỏ, đại dịch, ít nhất là như đối với các con thú bị săn mồi thông thường hay xuất hiện: và ở đây chúng ta có một sự kiểm soát giới hạấn độc lập với cuộc đấu tranh sinh tồn. Nhưng thậm chi cái gọi là đại dịch có vẻ do là giun ký sinh mà tồn tại một phần trong các trang trại nuôi động vật quá đông đúc; và ở đây sẽ nổi lên cuộc đấu tranh sinh tồn giữa loài ký sinh và con chủ ký sinh.

Mặt khác, trong nhiều trường hợp, số lượng lớn cá thể cùng một loài, so với kẻ thù của nó, là rất cần thiết cho sự duy trì giống nòi. Chủng ta có thể trồng nhiều cây ngũ cốc hay cây cải dầu trên cánh đồng, bởi vì số lượng hạt giống của chúng là quá lớn so với số lượng các con chim mà ăn chúng; và loài chim cũng không thể tăng số lượng của mình lên, cho dù là có những mùa thực ăn thừa thãi, tương xứng với số -lượng hạt giống bởi vì số lượng chim lại bị kiềm chế bởi mùa đông: nhưng bất cứ ai mà đã từng thử đều biết cực kỳ khó khăn để lấy được hạt giống từ vài cây lúa mỳ hay những cây tương tự trong vườn; trong trường hợp này, tôi mất hết tất cả hạt giống. Tôi tin là cách nhìn nhận về sự cần thiết của số lượng lớn để bảo tồn giống nòi giải thích một vài thực tế kỳ lạ trong tự nhiên, chẳng hạn như là một số cây cực kỳ hiếm đôi khi lại được tìm thấy xuất hiện dồi dào tại nơi chúng đã từng mọc; hay những cây mang tính xã hội, tức là nhiều về số lượng, lại bị giới hạn hết mức trong tầm hoạt động. Với những thực tế như vậy, chúng ta có thể tin là một cây chỉ có thẻ tồn tại ở nới mà điều kiện sống hết sức thuận lợi tới mức mà rất nhiều cây có thể tồn tại cùng lúc, và do đó giúp nhau không bị diệt vong hoàn toàn. Tôi xin thêm rằng những ảnh hưởng tốt của việc lai phối thường xuyên, và ảnh hiểu tiêu cực của việc lai phối kín có thể đóng vai trò nhất định trong một vài trường họp, nhưng tôi không mở rộng ở đây chủ đề đầy thú vị này.

Người ta ghi lại được nhiều trường hợp minh họa sự những kiềm chế và mối quan hệ giữa các cơ thể sống phức tạp và không đoán trước được như thế nào, những cơ thể phải cạnh tranh với nhau trong cùng một nước. Tôi chỉ xin đưa ra một ví dụ, dù đơn giản, nhưng khiến tôi thích thú. Tại Stafforshire, cỏ một mảnh đất cằn cỗi rộng lớn, chưa bao giờ được con người cầy xới; nhưng khoảng vài trăm mẫu Anh (1 Một mẫu Anh tương đương với khoảng 4050 m2) trong điều kiện tự nhiên chính xác hệt như thế bị bao bọc và cây linh sam Scotch được trồng trên đó hai mươi nhăm năm về trước. Sự thay đổi trong thảm thực vật bản địa của phần có cây trồng trên mảnh đất đó là nổi bật nhất, hơn là thường thấy khi đi từ mảnh đất này sang mảnh đất khác biệt khác. Không chi số lượng tương ứng của các cây trên mảnh đất hoàn toàn bị thay đổi, mà mười hai loài cây (không tính cây cỏ dại) phát triển khỏe mạnh trên mảnh đất đó, những cây không thể tìm thấy trên mảnh đất khô càn. Ảnh hưởng đối với loài côn trùng còn lớn hơn. Sáu giống chim ăn sâu bọ rất phổ biến trên các khu đất đó, nhưng không nhìn thấy trên mảnh đất cằn cỗi; và mảnh đất cằn cỗi thường xuyên được hai hay ba loại chim ăn sâu bọ khác. Ở đây chúng ta thấy ảnh hưởng của sự xuất hiện một loại cây thôi, ngoài ra không hề có gì khác, mạnh đến như thế nào, trừ trường trường hợp đất bị rào kín khiến cho trâu bò không thể vào được. Tầm quan trọng của nhân tố rào giậu tôi đã nhìn thấy rõ ở khu vực gần Farham, tại Surrey. Ở đây có những mảnh đất hoang, chỉ có một vài bụi cây linh sam Scotch già cỗi trên những đỉnh đồi xa xăm; trong vòng mười năm qua, những vùng 1 đất rộng lớn đã bị rào kín lại, và những cây linh sam tự sinh sản giờ đây đang mọc lên với số lượng lớn, rất gần nhau đến nỗi mà chúng không thể sống. Khi tôi khẳng định là các cây con này không được gieo hay trồng, tôi vô cùng ngạc nhiên trước số lượng của chúng đến mức tôi đã đi tới một số kết luận khi kiểm tra hàng trăm mẫu đất hoang không bị rào giậu, và hầu như không thấy bất kỳ một cây linh sam Scotch nào trừ các bụi cây trồng già nua. Nhưng khi nhìn sát xuống mặt đất, tôi tìm thấy hàng đống cây con bị gia súc gặm nát. Trong một yard (1 yard = 0,90144m) vuông, tại một điểm cách xa hằng trăm mét so với bụi cây già, tôi đếm được ba mươi hai cây con, và một trong số chúng, xét trên vòng tăng trưởng, trong suốt hai mươi sáu năm đã cố mọc lên khỏi mặt đất, nhưng đã không thành công. Không ai nghi ngờ là ngay khi miếng đất đó được rào kín lại thì nó sẽ được bao phủ nhanh chónh bởi cây linh sam con khỏe mạnh. Nhưng mảnh đất đã quá cằn cỗi và rộng lớn tới mức không một người nào tưởng tượng là gia súc đã tìm kiếm thức ăn trên mảnh đất đó rất kỹ càng và hiệu quả.

Ở đây chúng ta thấy rằng gia súc hoàn toàn quyết định sự tồn tại của cây lam sinh Scotch; nhưng tại một vài nơi trên thế giới, côn trùng lại quyết định sự tồn tại của gia súc. Có lẽ đất nước Paraguay cung cấp ví dụ thú vị nhất; ở đó, cả chó, ngựa, và gia súc không bao giờ lớn lên trong hoang dã, mặc dù chúng di chuyển từ nam tới bắc trong thế giới tự nhiên; và hai ông Azara và Rengger đã chỉ ra là điều này có nguyên nhân từ số lượng lớn loài ruồi ở Paraguay. Những con ruồi này đẻ trứng trên rốn của các con vật mới sinh. Sự gia tăng số lượng ruồi, rất đông như hiện tại, đưcmg nhiên phải bị kiềm chế bởi các nhân tố khác, có thể là những con chim. Chính vì thế, nếu những con chim ăn sâu bọ (số lượng có thể thường xuyên bị kiểm soát bởi chim ưng hay các loài thú săn mồi khác) tăng lên, thì số lượng ruồi Paraguay sẽ giảm xuống – như thế, gia súc, chó và ngựa sẽ phát triển trong tự nhiên. Chuỗi quan hệ rằng buộc này chắc chắn sẽ làm thay đổi lớn (như thật sự những gì tôi đã quan sát được ở Nam Mỹ) thảm thực vật: nó lại một lần nữa ảnh hưởng lớn đến loài côn trùng; rồi đến loài chim bắt sâu bọ và cứ tiếp tục như thế vòng tròn tương tác tỏa rộng dần ra như chúng ta đã chứng kiến ở Staffordshire. Chúng ta bắt đầu chuồi này với loài chim ăn sâu bọ, và chúng ta kết thúc cũng với chúng. Mối quan hệ trong tự nhiên không hề đơn giản như thế. Trận chiến trong trận chiến phải đã từng lặp lại nhiều lần với sự thành công khác nhau; và trong tương lai, các lực lượng được cân bằng hoàn hảo tới mức mà bộ mặt của tự nhiên vẫn giữ được tính thổng nhất trong thời gian dài, cho dù chắc chắn là ưu thế nhỏ nhất thường mang tới thắng lợi cho một thực thể sống trước thực thể khác. Phải thừa nhận là chúng ta còn biết quá ít, và phán đoán quá nhiều tới độ chúng ta bị bất ngờ khi biết đến sự tuyệt chủng của một cá thể sống; và do chúng ta không biết nguyên nhân tại sao, chúng ta tưởng tượng những thảm họa bất thường giáng xuống thế giới này, hay sáng tạo ra các quy luật về sự thời gian tồn tại của dạng sống!

Tôi rất muốn đưa thêm một ví dụ nữa minh chứng động vật và thực vật, hiếm nhất trong tự nhiên, gắn kết với nhau như thế nào bởi mạng lưới quan hệ phức tạp. Tôi sẽ nhân dịp này chứng minh rằng loài Lobelia ýulgens ngoại lai, tại nước Anh, không bao giờ được các con côn trùng “viếng thăm”, và kết quả là, chúng không bao giờ có thể tạo ra hạt giống do cấu trúc lạ lùng của nó. Nhiều cây thuộc họ hoa lan của chúng ta đòi hỏi phải có sự “thăm hỏi” của các con côn trùng hàng tháng để loại bỏ khối lượng phấn hoa lớn và do đó thụ phấn được. Tôi cũng có lý do để tin rằng loài ong nghệ là tác nhân không thể thiếu để giúp cây hoa bướm dại thụ phấn (Viola tricolor), bởi vì không một loài ong khác nào ghé thăm chúng. Từ những thí nghiệm mà tôi tiến hành, tôi nhận thấy là sự viếng thăm của các con ong, nếu không muốn nói là không thể thiếu, thì ít nhất cũng mang lại lợi ích lớn về khả năng sinh sản cho cỏ ba lá của chúng ta; nhưng chỉ có ong nghệ là viếng thăm loài cỏ ba lá đỏ thông thường (Trifolium pratensè), bởi vì các loài ong khác không thể đến được mật hoa. Với lý do này, tôi khá tin tưởng là nếu toàn bộ loài ong nghệ bị tuyệt chủng hoặc trở nên cực kỳ hiếm ở nước Anh, cây hoa bướm dại và cỏ ba lá đỏ có thể trở nên khan hiếm hoặc biến mất tất cả. số lượng ong nghệ trong bất cứ khu vực nào đều phụ thuộc lớn vào số lượng chuột đồng, những con phá hủy tổ của chúng, ông H. Newman, người đã nghiên cứu lâu nay về thói quen của loài ong nghệ, thừa nhận là “hơn hai phần ba số chúng đã bị tiêu diệt ở trên toàn bộ nước Anh”. Và như mọi người đều biết số lượng chuột lại phụ thuộc chủ yếu vào số lượng mèo. Ông Newman nói “gần những làng và thị trấn nhỏ, tôi đã tìm thấy tổ của ong nghệ nhiều hơn bất cứ ở đâu. Hiện tượng này tôi cho là do số lượng lớn mèo đã bắt hết chuột”. Bởi vậy, một kết luận đáng tin là sự xuất hiện với số lượng lớn của động vật giống mèo tại một khu vực có thể quyết định, thông qua sự can thiệp vào đầu tiên là chuột sau đó đến ong, số lượng của vài loài hoa nhất định mọc trên khu vực đó!

Trong trường hợp của mọi loài, nhiều sự kiềm chế khác nhau, hoạt động tại các giai đoạn chu trình sống khác biệt, và trong những mùa hay năm riêng rẽ, có thể gây ảnh hưởng; một số khá mạnh mẽ, nhưng tất cả đều đóng vai trò quyết định số lượng trung bình, thậm chí là sự tồn tại của loài. Trong một vài trường hợp, chúng ta có thể chứng minh những sự kiểm soát đa dạng có tác động tới cùng một loài ở các khu vực khác nhau. Khi chúng ta nhìn những cây và bụi cây quấn chặt nhau, bao phủ dọc một dải đất bên sông, chúng ta thường ngay lập tức coi số lượng tưomg đối và các dạng của chúng là do cái mà chúng ta gọi là “ngẫu nhiên”. Nhưng quan điểm này là hoàn toàn sai lầm! Mọi người đều đã nghe nói khi một khu rừng nước Mỹ bị tàn phá, một thảm thực vật rất khác biệt lại mọc lên đúng chỗ đó; nhưng người ta quan sát được những cây hiện tại đang mọc trên đồi núi của người Anh-điêng cổ đại, tại phía nam nước Mỹ, phô bày vẻ tính đa dạng lỗng

lẫy và tính tương đồng trong dạng loại giống như của khu rừng nguyên sinh. Một cuộc đấu tranh giữa vài loài cây đã phải kéo dài hàng thế kỷ; mỗi loại hàng năm rải hàng nghìn hạt giống của nó; một cuộc chiến tranh giữa côn trùng với côn trùng – giữa côn trùng, ốc sên, và các loài động vật khác với chim, các loài thú săn mồi – tất cả đều đang đấu tranh để tăng số lượng của mình lên, và tất cả đều ăn thịt nhau hay ăn cây cỏ, hạt giống và cây con, hay ăn cây mà mọc lên đầu tiên. Chúng đang kiềm chế lẫn nhau! Tung lên một nhúm lông, tất cả sẽ phải rơi xuống đất theo như định luật trọng trường của Newton; nhưng thật quá đơn giản khi đem so sánh định luật này với tác động và tái tác động của vô số các loài thực vật và động vật mà, trong suốt thế kỷ qua, quyết định số lượng và dạng thức cân xứng của cây đang mọc trên khu hoang tàn của người Anh-điêng cổ!

Sự phụ thuộc của một cơ thể sống vào cơ thể sống khác, như là cây tầm gửi, nói chung thường nằm giữa các thực thể sống xa cách trong tự nhiên. Đây thường là trường hợp của các cơ thể sống đang cạnh tranh sinh tồn với nhau, giống như trường hợp của con châu chấu với động vật bốn chân ăn cỏ. Nhưng cuộc đấu tranh bao giờ cũng khốc liệt nhất giữa các cá thể thuộc cùng loài, bởi vì chúng thường xuyên sống cùng một nơi, ăn cùng loại thức ăn, và đối mặt với cùng mối hiểm họa. Trong trường hợp của các biến thể cùng loài, tính khốc liệt của cuộc tranh đấu gần tương đương, và đôi khi chúng ta thấy cuộc canh tranh được quyết định nhanh chóng. Ví dụ: nếu vài biến thể của cây lúa mì được gieo cùng nhau, và hạt giống lai được gieo lại, những biến thể mà hợp với đất hay khí hậu nhất, hay có khả năng sinh sản tự nhiên tốt nhất, sẽ đánh bại các biến thể khác và cho ra nhiều hạt giống hơn, và kết quả là sẽ trong vòng vài năm thay thế các biến thể khác. Đe giữ được một số lượng biến thể lẫn lộn của các biến thể cực kỳ gần gũi như vậy kiểu màu sắc rực rỡ cây hoa đậu, chúng phải được thu hoạch riêng rẽ, và sau đó trộn lẫn vào nhau với tỷ lệ hợp lý, nếu không những loại yếu hơn sẽ giảm sút số lượng đều đều, sau đó biến mất. Tưomg tự như thế với các biến thể loài cừu: Có người khẳng định là vài biến thể cừu núi nhất định sẽ bị chết đói bởi loài cừu núi khác, do đó chúng không thể được nuôi cùng nhau. Tình trạng tưcmg tự cũng xảy ra khi chúng ta dùng các loài đỉa để chữa bệnh khác biệt cùng một chỗ. Thậm chí mọi người còn nghi ngờ rằng liệu biến thể của bất kỳ một động thực vật thuần chủng nào của chúng ta có sức mạnh, thói quen, và thể trạng giống hệt thế tới mức mà tỷ lệ trộn lẫn ban đầu có thể được giữ trong vòng sáu thế hệ, nếu chúng được để cho đấu tranh với nhau, giống như các thực thể sống trong tự nhiên, và nếu như hạt giống hay cây con không bị phân loại hàng năm.

Vì các loài nằm trong cùng lớp thường có, mặc dù không phải bao giờ cũng thế, một vài điểm tưcmg đồng trong tính cách và thể trạng, và lúc nào cũng có điểm tưcmg đồng trong cấu trúc, cuộc đấu tranh thông thường diễn ra ác liệt hơn giữa các loài cùng lớp khi chúng cạnh tranh với nhau hơn là giữa những loài thuộc lớp khác nhau. Chúng ta nhìn thấy sự thực này trong sự gia tăng gần đây của một giống chim nhạn trên nước Mỹ, khiến cho số lượng loài khác giảm sút. Chúng ta rất thường hay nghe về trường hợp một loài chuột tiêu diệt loài khác trong các điều kiện khí hậu khác biệt! Ở nước Nga, loài gián Asiatic nhỏ ở mọi nơi đều loại bỏ đồng loại lớn hơn nó. Một giống bạch giới sẽ thay thế giống khác, và tương tự như thế trong các trường hợp khác. Chúng ta chỉ hiểu lờ mờ tại sao sự cạnh tranh lại gay gắt nhất giữa các dạng gần gũi, sống cùng một nơi trong tự nhiên; nhưng có lẽ không một trường hợp nào chúng ta có thể nói chính xác tại sao một loài thắng thế hơn so với loài khác trong cuộc chiến vĩ đại cuộc đời.

Hệ luận của tầm quan trọng cao nhất có thể được tìm ra dựa trên các nhận xét dưới đây. Đó là cấu trúc của mọi cơ thể sống, trong mặt chủ yếu nhất nhưng bị ẩn đi, có liên hệ với cấu trúc của tất cả các cơ thể sống khác, mà nó cạnh tranh giành lấy thức ăn hay địa bàn hoạt động, hay những thực thể mà chúng phải trốn tránh, hay thực thể mà chúng săn đuổi. Điều này rõ ràng trong cấu trúc hàm răng và móng vuốt loài hổ; hay ở chân và vuốt của động, thực vật ký sinh, những con bám vào lông hổ. Nhưng trong hạt giống của cây bồ công anh Trung Quốc, và trong chân tua, phẳng của bọ cánh cứng nước, mối quan hệ dường như đầu tiên chỉ là giữa nước và không khí. Nhưng lợi thế của hạt giống này, không có gì phải nghi ngờ, là nằm ở mối quan hệ gần gũi nhất với mảnh đất đã bị bao phủ dầy bởi các loài cây khác khiến cho hạt giống có thể được phân bổ rộng rãi và roi vào vùng chưa bị chiếm giữ. Đối với loài bọ cánh cứng dưới nước, cách tổ chức chân của nó, cực kỳ phù hợp với việc lặn, cho phép nó cạnh tranh với các loại côn trùng nước khác, săn bắt con mồi và tránh bị trở thành con mồi.

Khối chất dinh dưỡng nằm bên trong hạt giống của nhiều loại cây ban đầu có vẻ như không liên quan gì tới các loại cây khác. Nhưng dựa trên sự phát triển khỏe mạnh của cây con từ những hạt giống như đậu Hà Lan hay đậu thông thường, khi chúng được gieo giữa vùng cỏ mọc dài, Tôi nghi ngờ là khối chất dinh dưỡng bên trong là dùng để hỗ trợ sự phát triển của cây con, trong cuộc đấu tranh với các cây khác xung quanh đang mọc lên mạnh mẽ.

Hãy nhìn vào một cây trong tầm trải rộng của nó, tại sao nó lại không tăng số lượng lên gấp đôi hay gấp bốn? Chúng ta biết rằng nó hoàn toàn có thể chống chọi lại nếu nhiệt độ có lên cao hay xuống thấp, hay ẩm thấp hoặc khô hạn hơn một chút bởi vì đâu đó, nó vẫn tồn tại trong những vùng có điều kiện nóng, lạnh, khô, ẩm hơn. Trong trường hợp này, chúng ta có thể nhận thấy rõ nếu chúng ta mong muôn trong tưởng tượng có sức mạnh ban cho loài cây này quyền lực tăng số lượng, thì chúng ta sẽ phải tạo ra một vài ưu thế cho nó so với đối thủ cạnh tranh, hay so với loài động vật ăn nó. Trong tầm trải rộng địa lý của mình, một sự thay dổi trong thể tạng gây ra bởi thời tiết rõ ràng là một lợi thế đối cói loài cây của chúng ta; nhưng chúng ta có lý do để khẳng định chỉ một vài cây hay động vật có tầm trải rộng đủ xa tới mức mà

chúng chỉ có thể bị tiêu diệt bởi các điều kiện bất lợi của thời tiết mà thôi. Cho đến khi chúng ta đạt tới cực độ giới hạn của sự sống, trong vùng băng giá hay trên rìa của sa mạc khủng khiếp, sự cạnh tranh sẽ không ngừng lại. Vùng đất có thể là vô cùng lạnh hoặc vô cùng nóng, nhưng ở đó vẫn có sự cạnh tranh giữa vài loài, hay giữa các cá thể cùng loài, để giành lấy những chỗ ấm áp hoặc ẩm ướt nhất.

Chúng ta cũng nhận ra là khi một cây hay động vật được mang tới một đất nước mới, giữa các đối thủ cạnh tranh mới, cho dù điều kiện thời tiết khí hậu cực kỳ giống với nước nó sinh sổng trước đây, song điều kiện sổng của nó sẽ dần dần thay đổi cơ bản. Nếu chúng ta mong muốn tăng số lượng trung bình của động vật này tại nơi ở mới, chúng ta sẽ phải chỉnh sửa nó theo một cách khác bởi vì chúng ta phải tạo ra những lợi thế cho nó trước các đối thủ cạnh tranh và kẻ thù đa dạng.

Do đó trong tưởng tượng chúng ta nên cố thử tạo ra các lợi thế cho bất kỳ dạng thức nào khác dạng thức trước. Có lẽ là chúng ta không biết phải làm gì để thực hiện thành công thử nghiệm đó. Thực tế này chứng minh cho chúng ta thấy về sự hiểu biết quá ít ỏi của con người đối với các mối quan hệ qua lại của tất cả thực thể sống, một sự thuyết phục cần thiết nhưng có vẻ như khó đạt được. Tất cả những gì mà chúng ta có thể làm là luôn nghĩ trong đầu rằng mỗi cơ thể sống đang cố hết sức để tăng cấp số nhân của nó; mồi cơ thể sống, tại một số giai đoạn cuộc đời, trong suốt vài mùa của năm, trong suốt mỗi thế hệ hay tại khoảng trung gian, phải đấu tranh cho sự sinh tồn và chịu sự tàn phá hàng loạt. Khi chúng ta nghĩ về cuộc đấu tranh này, chúng ta có thể tự an ủi mình bằng niềm tin tuyệt đối là cuộc chiến trong tự nhiên đến một lúc nào đó sẽ dừng, không nỗi sợ hãi nào được cảm nhận, cái chết thường đến ngay lập tức, và loài manh mẽ, khỏe khoắn, và hạnh phúc sẽ sống sót và phát triển.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN