Nguồn Gốc Của Muôn Loài - Chương IV: Sự Lựa Chọn Của Tự Nhiên
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
163


Nguồn Gốc Của Muôn Loài


Chương IV: Sự Lựa Chọn Của Tự Nhiên


Sự lựa chọn của tự nhiên – Sức mạnh của nó so với sức mạnh của sự lựa chọn do con người – Sức mạnh của nó đối với các đặc tính kém quan trọng – Sức mạnh của nó đối với mọi lứa tuổi và giới tính – Sự lựa chọn giới tính – về tính tổng quát của sự lai giống giữa các cá thể của cùng một loài – Các hoàn cảnh sống thuận lợi và bất lợi đối với sự lựa chọn tự nhiên, bao gồm sự lai giống, sự cô lập, số lượng cá thể – Tác động chậm – Sự tuyệt chủng gây ra bởi sự lựa chọn của tự nhiên – Sự chệch hướng của đặc điểm, liên quan đến tính đa dạng của cư dân sống bất cứ trong một khu vực nhỏ bất kỳ nào và với quá trình tự nhiên hóa – Ảnh hưởng của sự lựa chọn tự nhiên, thông qua sự chệch hướng của đặc điểm và tuyệt chủng, lên con cháu cùng chung bố mẹ – Giải thích tính bầy đàn của mọi cá thể sống.

Cuộc đấu tranh sinh tồn, điều mà đã được bàn luận đến, mặc dù rất tóm lược, trong chưcmg trước ảnh hưởng đến sự biến đổi như thế nào? Liệu có thể nguyên lý của sự lựa chọn mà chúng ta thấy đầy quyền uy dưới bàn tay của con người cũng áp dụng được đổi với tự nhiên? Tôi nghĩ nó có thể hoạt động tốt. Chúng ta hãy luôn nhớ tới vô số đặc điểm kỳ lạ của động, thực vật thuần hóa, và với mức độ thấp hơn những cây và con trong tự nhiên biến đổi; và xu hướng di truyền mạnh mẽ đến như thế nào. Trong điều kiện thuần hóa, người ta thực sự có thể nói rằng xét trên mức độ nào đó, toàn bộ tổ chức cơ thể trở nên dễ biến hình. Chúng ta hãy nhớ rằng mối quan hệ qua lại của tất cả các cơ thể sống với nhau và với điều kiện sống vật chất là vô cùng phức tạp và hài hòa. Liệu nó có thể bị coi là không hợp lý khi thấy rằng các thay đổi có ích cho con người chắc chắn đã xuất hiện, rằng các thay đổi khác có lợi cho mỗi cơ thể sống xét trên một phương diện cụ thể trong cuộc chiến phức tạp nhưng vĩ đại cho sự sống, đôi khi xuất hiện trong quãng thời gian của hàng nghìn thế hệ? Nếu chuyện ấy xuất hiện, liệu chúng ta có thể (xin nhớ cho là nhiều cá thể được sinh ra hơn là có thể sống sót) nghi ngờ những thực thể có bất kỳ lợi thế nào, cho dù nhỏ bé, so với cá thể khác sẽ có cơ hội tốt hơn để tồn tại và sinh sản giống loài? Mặt khác, chúng ta có thể cảm thấy chắc chắn bất kỳ sự thay đổi nào trong mức độ nhỏ nhất gây hại sẽ bị loại trừ ngay lập tức. Sự duy trì các biến đổi có ích và loại bỏ các biến đổi có hại, tôi gọi là sự lựa chọn của tự nhiên. Các biến đổi chẳng có lợi cũng chẳng có hại không bao giờ bị ảnh hưởng bởi sự lựa chọn của tự nhiên, và để cho là một nhân tố dao động, có lẽ như chúng ta thấy trong các loài được gọi là loài biến hình.

Chúng ta sẽ hiểu kỹ lộ trình có thể của sự lựa chọn tự nhiên bằng cách xem xét trường hợp của nước trải qua sự thay đổi của điều kiện sống, ví dụ như thay đổi khí hậu. số lượng cân đối của các cư dân sinh sổng hầu như ngay tức khắc sẽ thay đổi, và một vài loài có thể bị tuyệt chủng. Chúng ta có thể kết luận, dựa trên những gì mà chúng ta thấy trong tính phức tạp và gần gũi mà các cư dân của một nước gắn kết với nhau. Bất kỳ sự thay đổi nào trong sự cân đổi số lượng của một vài cư dân, không hề liên quan tới sự thay đổi khí hậu, sẽ gây ảnh hưởng lớn đến nhiều loài khác. Nếu các nước xóa bỏ đường biên giới, các dạng mới chắc chắn sẽ di cư, và tình trạng này sẽ gây nên sự xáo trộn nghiêm trọng trong mối quan hệ của một vài cựu cư dân . Chúng ta hãy nhớ lại ảnh hưởng mạnh mẽ của sự xuất hiện một cây hay loài động vật có vú mà đã được nhắc đến đâu đó. Nhưng trong trường hợp đảo, hay quốc gia một phần bị bao bọc, các dạng mới và thích nghi tốt hơn không thể xâm nhập thì chúng ta sẽ có những nơi trong thế giới tự nhiên mà chắc chắn sẽ được lấp đầy tốt hơn, nếu một vài cư dân gốc được biến đổi; vì nếu khu vực đó mờ ra cho nhập cư, những nơi này sẽ bị các loài xâm nhập chiếm đóng. Trong trường hợp như vậy, mọi cải đổi, cho dù nhỏ, mà theo thời gian trưởng thành có cơ hội xuất hiện, và trong bất kỳ cách nào có lợi cho cá thể của bất cứ loài nào, bằng cách giúp chúng thích nghi tốt hơn với điều kiện sống thay đổi, sẽ có xu hướng được giữ lại; và như thế sự lựa chọn tự nhiên có tầm hoạt động cải thiện tự do.

Chúng ta có lý do để tin rằng, như đã được trình bày ở chương I, một thay đổi trong điều kiện sống, nhất là nếu tác động lên hệ thống sinh sản, gây ra hoặc tăng tính biến đổi; và trong những trường hợp trước đây mọi người cho rằng điều kiện sống thay đổi, và do đó hiển nhiên tạo điều kiện thuận lợi cho sự lựa chọn tự nhiên bằng việc tạo ra cơ hội tốt hơn cho những biến đổi có lợi xuất hiện. Trừ khi các biến đổi có lợi xuất hiện, sự lựa chọn tự nhiên không có tác dụng gì. Tôi tin là không phải bất cứ mức độ biến đổi tột cùng nào cũng là cần thiết; khi mà con người luôn có thể tạo ra những điều tuyệt vời bằng cách chỉ thêm vào các khác biệt cá thể theo bất cứ chiều hướng cho sẵn nào; và Tự nhiên cũng làm được như thế nhưng dễ dàng hơn nhiều do Tự nhiên có thời gian vô hạn, không ai có thể sánh kịp. Tôi cũng không tin bất kỳ thay đổi vật lý lớn nào, chẳng hạn như thay đổi thời tiết, bất cứ mức độ cô lập lớn để kiềm chế sự nhập cư là trên thực tế cần thiết để tạo ra những nơi mới và không bị chiếm cứ, để cho sự lựa chọn tự nhiên lấp đầy thông qua việc thay đổi và cải thiện một vài cư dân vùng. Bởi vì khi mà tất cả các cư dân của mỗi nước đang tranh đấu với nhau với các lực lượng cân bằng hoàn hảo, những chỉnh đổi cực kỳ nhỏ bé trong cấu trúc và thói quen của một cư dân thường mang lại lợi thế cho nó trước con khác; và nếu vẫn còn tiếp tục biến đổi cùng loại thì nó sẽ càng tăng được lợi thế. Không có một nước nào mà trong đó tất cả các cư dân bản địa hiện đang chung sống với nhau hòa bình và thích nghi hoàn toàn với điều kiện sống nơi chúng đang tồn tại tới mức không loài nào có thể được cải tiến hơn nữa bằng cách này hay cách khác. Bởi vì mọi quốc gia, loài bản địa đã bị chinh phục hoàn toàn bởi sản phẩm tự nhiên hóa đến độ mà chúng cho phép kẻ ngoại lai chiếm giữ hẳn mảnh đất cha ông. Và thực tế là loài ngoại lai ở mọi ncri chỉ chiếm ưu thế so với một số loài bản địa, chúng ta có thể kết luận chắc là loài bản địa có lẽ đã được biến đổi với lợi thế nhất định để có thể hạn chế tốt hơn những kẻ xâm lấn như kiểu này.

Do con người có thể và chắc chắn đã tạo ra sự kỳ lạ thông qua biện pháp lựa chọn có khoa học và vô thức , cái gì mà tự nhiên không thể tạo ra? Con người chỉ có thể tác động đến đặc điểm bên ngoài và quan sát được; tự nhiên không hề quan tâm đến bề ngoài, trừ trường hợp nó có ích cho cơ thể sống. Tự nhiên có thể ảnh hưởng tới tất cả các cơ quan bên trong, lên mọi thể trạng, và cả bộ máy sự sống. Con người chỉ lựa chọn để có lợi cho bàn thân mà thôi. Tự nhiên chỉ lựa chọn những đặc tính mà nó nhắm vào. Mọi đặc tính được lựa chọn hoàn toàn là do tự nhiên quyết định, và thực thể sống được đặt trong điều kiện sống phù hợp. Con người giữa nhiều loài thuộc khí hậu khác nhau trong cùng một đất nước; anh ta ít khi tiến hành mỗi sự lựa chọn theo cách kỳ lạ; anh ta cho một con chim bồ câu mỏ ngắn hoặc dài ăn cùng loại thức ăn. Anh ta không huấn luyện một động vật bốn chân lưng dài hoặc chân dài theo bất kỳ phương pháp bất thường nào. Anh ta nuôi cừu có bộ lông dài và ngắn trong cùng loại thời tiết. Anh ta không cho phép các con đực khỏe nhất chiến đấu giành lấy con cái. Anh ta không cương quyết loại bỏ những con vật không đạt tiêu chuẩn, mà lại bảo vệ tất cả sản phẩm của mình trong các mùa biếấn động, nếu sức mạnh của anh ta cho phép. Anh ta thường bắt đầu sự lựa chọn với kiểu bán quái dị; hay ít nhất bởi sự biến đổi đủ nổi bật bắt mắt anh ta, hay đơn thuần là có lợi. Trong môi trường tự nhiên, sự khác biệt bé nhất trong cấu trúc hay thể trạng rất có thể làm mất cân bằng cán cân của cuộc chiến sinh tồn, và nhờ đó được bảo tồn. Thật là viển vông cho những mong muốn và nỗ lực của con người! Thời gian của con người thật ngắn ngủi! Và kết quả là sản phẩm của anh ta thật tồi tệ nếu đem so với sản phẩm tích tụ của thiên nhiên trong các thời kỳ địa chất. Như thế, liệu chúng ta có thể tự hỏi sản phẩm của tự nhiên thực sự là “thật hơn” nhiều trong đặc tính hơn sản phẩm của con người; chúng có thể thích nghi tốt hơn nhiều với điều kiện sống phức tạp nhất và có dấu ấn công trình nghệ thuật mà không một tác phẩm nào của con người có thể so sánh được?

Chúng có thể nói rằng sự lựa chọn tự nhiên hàng ngày, thậm chí hằng giờ, xét kỹ lưỡng, trên khắp thế giới, mọi biến đổi cho dù là nhỏ nhất; loại trừ đi những cái xẩu và giữ lại, sau đấy cộng dồn mọi đặc tính tốt; làm việc một cách thầm lặng và không cảm nhận được, bất cứ khi nào, lúc nào cơ hội xuất hiện nhằm cải thiện mỗi cơ thể sống trong mối quan hệ với điều kiện sống hữu cơ và vô cơ của nó. Chúng ta không nhìn thấy gì trong quá trình chậm chạp này của nó cho tới khi bàn tay thời gian “vào cuộc”. Sự quan sát của chúng ta kém hoàn thiện tới mức mà chúng ta chi thấy dạng thức sống ngày nay khác với dạng thức sống trước đó.

Mặc dù sự lựa chọn tự nhiên chỉ có thể ảnh hưởng thông qua và có lợi cho mỗi cá thể sống, song các đặc điểm, tính cách và cấu trúc mà chúng ta hay coi chúng là không quan trọng, có thể vẫn bị ảnh hưởng bởi nó. Khi chúng ta thấy những con côn trùng ăn lá cây màu xanh, gà gô trắng xám vùng núi An – pơ ở mùa đông, gà gô có màu đỏ của cây thạch nam, và gà gô đen giống màu than bùn đất; chúng ta phải tin rằng sự đa dạng về màu sắc này nhàm giúp loại chim vả côn trùng tránh khỏi hiểm nguy. Gà gô, nếu không bị tiêu diệt hàng loạt tại giai đoạn nào đó trong chu trình sống, sẽ tăng lên vô khối; người ta biết là chúng bị những con chim săn bắt; và chim ưng là con săn mồi dựa vào tầm nhìn tốt nhất. Chúng đã săn bắt được nhiều con mồi tới mức mà ở một số noi trên lục địa, mọi người được cảnh báo không nên nuôi chim bồ câu trắng, vì nó dễ có khả năng bị săn bắt nhất. Do đó tôi không thấy có lý do gì để nghi ngờ sự lựa chọn tự nhiên có thể là công cụ hữu hiệu nhất ban cho mỗi loại gà gô một màu sắc phù hợp, và giữ màu sắc đó, khi đã thu được, thường xuyên liên tục. Chúng ta không nên nghĩ là sự tiêu diệt con vật có màu sắc bất kỳ với số lượng lớn thỉnh thoảng mới xảy ra sẽ gây nên ít ảnh hưởng: chúng ta nên nhớ rằng quan trọng như thế nào khi phải loại đi tất cả các con cừu màu có dính cho dù một chút lông đen trong đàn cừu trắng. Đối với thực vật, lông tơ trên quả và màu của nhân được các nhà thực vật học coi là những đặc điểm ít quan trọng nhất. Nhưng chúng tôi lại nghe từ một người làm vườn lâu năm trong nghề cho biết, lông tơ, những quả vỏ nhẵn ở Mỹ chịu sự tấn công của một bọ cánh cứng ác liệt hơn nhiều, con mọt ngũ cốc, so với các quả có lông tơ; quả mận hồng có nhiều bệnh tật hơn quả mận vàng. Trong khi đó một căn bệnh khác tấn công loại đào lòng vàng nhiều hơn đào có lòng màu khác. Nếu, với sự trợ giúp của nghệ thuật, những khác biệt nhỏ này chắc chắn tạo nên một điểm khác biệt lớn trong việc trồng một vài biến thể trong môi trường tự nhiên, nơi cây phải đấu tranh với các cây khác và với nhiều kẻ thù nữa, những khác biệt như thế sẽ quyết định một cách hiệu quả biến thể nào, vỏ nhẵn, vỏ có lông tơ, quả lòng màu hồng hay màu vàng được giữ lại.

Khi nhìn vào nhiều điểm khác biệt nhỏ giữa các loài, với sự hiểu biết nghèo nàn của chúng ta cho phép để nhận xét, dường như không quan trọng gì, chúng ta không được quên là khí hậu, thức ăn… có lẽ gây một số ảnh hưởng trực tiếp nhưng yếu. Song còn cần thiết hơn nhiều là chúng ta luôn nhận thức là có nhiều quy luật chưa được biết tới của tương quan tăng trưởng, khi một phần của cơ quan bị thay đổi bởi sự biến đổi, và các sửa đổi được tích tụ bởi sự lựa chọn tự nhiên có lợi cho, sẽ gây ra các biến đổi khác, thường của tính chất không trông đợi nhất.

Như chúng ta thấy rằng các biến thể đó, mà trong điều kiện thuần hóa xuất hiện bất kỳ tại giai đoạn chu trình sống nhất định, có xu hướng tái xuất hiện ở đứa con đúng giai đoạn đó – ví dụ, trong các hạt giống của nhiều biến thể của cây trồng thuần dưỡng và của cây nông nghiệp; trong các giai đoạn sâu, bướm, và kén của các biến thể tằm; trong trứng của gia cầm, và trong màu sắc của bộ lông gà con, trong sừng của đản cừu và gia súc của chúng ta khi chúng gần trưởng thành – trong môi trường tự nhiên, sự lựa chọn tự nhiên sẽ được tạo điều kiện để tác động lên và thay đổi cơ thể sống tại bất kỳ độ tuổi nào, bằng sự tích tụ của các biến đổi có lợi tại độ tuổi đó, và bàng sự di truyền của chúng chính ở độ tuổi tương ứng. Nếu nó có lợi cho một cây phát tán hạt giống rộng hơn xa hơn nhờ gió, tôi có thể thấy không khó khăn nào trong việc sự lựa chọn tự nhiên thực hiện điều này lớn hơn khó khăn người trồng cây bông tăng số lượng và cải thiện chất lượng lông tơ trong quả bông trên cây bông của anh ta bằng cách lựa chọn. Sự lựa chọn tự nhiên có thể thay đổi và giúp ấu trùng của một loại côn trùng thích nghi với hàng loạt các biếấn động bất thường, hoàn toàn khác biệt so với biếấn động liên quan tói côn trùng trưởng thành. Những thay đổi này chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới cấu trúc của con trưởng thành, thông qua quy luật tương quan tăng trưởng; và có lẽ trong trường hợp của các con côn trùng chỉ sống có vài giờ, và không bao giờ ăn, một phần lớn cơ thể chúng chỉ là kết quả tương quan của những thay đổi kế tiếp trong cấu trúc ấu trùng của chúng. Ngược lại các biến đổi trên cơ thể trưởng thành có lẽ thường gây ảnh hưởng tới cấu trúc của ấu trùng; nhưng trong tất cả các trường hợp, sự lựa chọn tự nhiên sẽ đảm bảo những biến đổi gây ra bởi các biến đổi khác tại một giai đoạn riêng biệt của chu trình tồn tại, sẽ không gây hại cho cơ thể chủ kể cả khi xét trên mức độ bé nhất của ấu trùng bởi vì nếu chúng gây hại, chúng sẽ làm cho loài đó bị tuyệt chủng.

Sự lựa chọn tự nhiên sẽ thay đổi cấu trúc của con chưa trưởng thành trong mối quan hệ với cha mẹ nó, và trong mối quan hệ của cha mẹ với con. Trong thế giới động vật, mối quan hệ này sẽ giúp cấu trúc của mỗi cá thể thích nghi vì lợi ích của cộng đồng. Điều mà sự lựa chọn tự nhiên không thể làm là thay đổi cấu trúc của một loài, không mang lại cho nó bất cứ lợi thế nào, vì lợi ích của loài khác; và mặc dù khẳng định này có thể tìm thấy trong các tác phẩm về lịch sử tự nhiên, tôi chưa tìm ra được một trường hợp nào có sự kiểm tra nhận định cả. Một cấu trúc chỉ được một lần trong toàn bộ cuộc đời của con vật, nếu có tầm quan trọng cao đối với nó, có thể đã được cải biến bởi sự lựa chọn tự nhiên xét trên bất kỳ mức độ nào; ví dụ những loài côn trùng nhất định có hàm khỏe và chỉ được dùng để mở cái kén – hay đầu mỏ cứng của mỏ con chim non được sử dụng để phá vỡ vỏ trứng. Người ta khẳng định rằng giống chim bồ câu nhào lộn có mỏ ngắn thường có số lượng bị chết trong trứng nhiều hơn là số lượng có thể thoát ra bên ngoài, do vậy những người nuôi chim phải giúp chúng thoát ra được khỏi vỏ trứng. Bây giờ, nếu thiên nhiên cấu tạo mỏ của một con chim bồ câu trưởng thành rất ngắn để có lợi cho nó, quá trình chuyển đổi sẽ rất chậm chạp, và cùng lúc sẽ có sự lựa chọn con chim non kỹ càng nhất trong trứng, những con có mỏ cứng và khỏe nhất bởi vì tất cả con mỏ yếu đã không thể tránh khỏi bị chết trong trứng: hoặc là những vỏ mỏng hơn và dễ vỡ hơn có thể sẽ được lựa chọn, độ dày của vỏ vẫn được biết là biến đổi như mọi cấu trúc khác.

Sự lựa chọn giới tính – Bởi vì những đặc điểm dị thường hay xuất hiện trong điều kiện thuần hóa ở một giới tính và được di truyền lại cho đứa con cùng giới, tình huống tương tự có lẽ cũng xảy ra trong tự nhiên, và nếu như vậy, sự lựa chọn tự nhiên sẽ có thể biến đổi một giới tính trong mối quan hệ chức năng với giới tính khác, hay trong quan hệ với các thói quen cuộc sống hoàn toàn khác biệt trong hai giới tính, như đôi khi là trường hợp của loài côn trùng. Và điều này khiến tôi muốn nêu ra một vài ý kiến về cái mà tôi gọi là Sự lựa chọn giao phổi. Nó phụ thuộc, không phải vào một cuộc đấu tranh sinh tồn, mà vào cuộc đấu tranh giữa các con đực để giành con cái. Kết quả không phải là cái chết đối với kẻ cạnh tranh không thành công, mà là kẻ thua cuộc sẽ có ít hoặc không có con. Sự lựa chọn giao phối do vậy kém kỹ càng hơn sự lựa chọn tự nhiên. Nói chung, những con đực khỏe nhất, những con mà phù hợp nhất cho chỗ của chúng trong tự nhiên, sẽ để lại nhiều con cái nhất. Nhưng với nhiều trường hợp, chiến thắng không phải lúc nào cũng do sức mạnh mà còn nhờ vào cả vũ khí đặc biệt của con đực. Một con hươu đực không có sừng hay gà trống không có cựa có ít cơ hội sinh được con. Sự lựa chọn giao phối, thông qua việc luôn để con chiến thắng giao phối có thể chắc chắn mang đến sự dũng cảm kiên cường, cựa dài, và cánh khỏe. Một người nuôi gà chọi có thể biết rõ ràng anh ta có thể cải thiện giống của mình bằng cách lựa chọn những con gà trống tốt nhất. Tôi không biết quy luật này trong tự nhiên được áp dụng tới đâu. Cá sấu đực được miêu tả như là như những chiến binh người Anh-điêng chiến đấu, gầm lên, xoay tít trong điệu múa ra trận để chiếm được con cái; cá hồi đực đã chiến đấu cả ngày; con bọ vừng đực thường mang thưcmg tích do bị cắn bởi con bọ đực khác. Cuộc chiến có lẽ diễn ra khốc liệt nhất giữa các con đực của động vật giao cấu với nhiều con cái khác nhau, và dường như những con đực này hay được trang bị vũ khí đặc biệt nhất. Con đực của động vật ăn thịt lúc nào cũng được trang bị vũ khí tốt; mặc dù đối với chúng hay con khác, cách tự vệ đặc biệt có thể được mang lại nhờ vào phưomg cách lựa chọn sinh sản, giống như bờm của con sư tử, sừng của con lợn lòi, và hàm móc của con cá hồi; vì lá chắn có thể quan trọng mang lại chiến thắng như là giáo hay gươm trong chiến đấu.

Trong số các con chim, cuộc chiến thường diễn ra kém khốc liệt hơn. Tất cả những ai đã nghiên cứu chủ đề này đều tin rằng có sự thù địch mạnh nhất giữa các con đực của nhiều loài để thu hút sự chú ý chỉ của một con cái. Chim hét núi của Guiana, chim của Paradise, và một số con khác tập hợp lại; và lần lượt từng con trình diễn bộ lông tuyệt đẹp của nó và làm trò trước con cái đóng vai trò là khán giả, và cuối cùng chọn một con đực có sức quyến rũ nhất. Những ai đã từng nghiên cứu kỹ lưỡng những con chim trong lồng đều biết rõ là chúng thường lấy sở thích cá nhân và sự không ưa thích: do vậy ngài R. Heron đã miêu tả cách một con công trống đen có màu đen trắng vô cùng quyến rũ đối với tất cả các con chim mái của ông. Nếu ai đó nghĩ rằng bất kỳ ảnh hưởng nào gây ra bởi tác động yếu ớt thì người đó thật ngây thơ: ở đây tôi không thể đi chi tiết hơn nữa để làm rõ sự ngây thơ này; nhưng nếu có người có thể trong thời gian ngắn tạo cho gà bantam dáng đi uyển chuyển và vẻ đẹp hình dáng, theo như tiêu chuẩn vẻ đẹp của anh ta, thì tôi không có lý do để nghi ngờ những con chim cái, bằng sự lựa chọn, qua hàng nghìn thế hệ, những com chim đực đẹp nhất, theo như tiêu chuẩn vẻ đẹp của họ, có thể cho ra hiệu ứng đáng chú ý. Tôi thực sự nghi ngờ là một số quy luật nổi tiếng về bộ lông của con chim cái và chim đực, khi đem so sánh với bộ lông của chim con, có thể được giải thích nhờ quan điếm cho rằng bộ lông chim đã bị biến đổi chủ yếu bằng sự lựa chọn sinh sản, hoạt động khi mà các con chim tới tuổi giao phối hay trong suốt mùa giao phối. Những biến đổi mà nhờ đó xuất hiện được di truyền lại tại tuổi hay mùa tương ứng, hoặc là bởi chỉ con đực, hoặc bởi cả con đực và con cái. Nhưng đáng tiếc là tôi không thể đi vào chủ đề này ở đây.

Như vậy tôi tin khi con đực và con cái của bất kỳ loài động vật nào có thói quen sinh sống tương tự, nhưng khác nhau về cấu trúc, màu sắc, hay nét đẹp, thì những khác biệt kiểu đó chủ yếu là do sự lựa chọn sinh sản; đó là, những cá thể chim đực, trong các thế hệ liên tiếp, có lợi thế nhỏ so với các cá thể đực khác về vũ khí, phương cách phòng vệ, hay sức quyến rũ; và đã chuyển những lợi thế đó sang con con giống đực của chúng. Nhưng tôi không hề muốn hàm ý gán tất cả các đặc điểm đó gây ra bởi sự lựa chọn giới tính: bởi vì chúng ta nhận thấy nét riêng biệt nổi lên và gắn liền với con giống đực trong số động vật thuần dưỡng của chúng ta (như là khác biệt trong yếm của con chim bồ câu đưa thư, chỗ nhô lên giống như sừng trong một số con gà trống nhất định), mà theo nhiều người không có tác dụng đối với con đực trong trận chiến, hay trong sức quyến rũ đối với con cái. Chúng ta bắt gặp rất nhiều trường hợp tưcmg tự trong tự nhiên, ví dụ như chòm lông trên ngực của con gà trống Thổ Nhĩ Kỳ. Chòm lông này khó có thể được xem là có ích hay làm vật trang trí cho con gà; thật vậy, nếu chòm lông đó xuất hiện trong điều kiện thuần dưỡng, nó sẽ bị gọi là sự quái dị.

Những minh chứng của tác động gây ra bởi sự lựa chọn tự nhiên – Để làm sáng tỏ sự lựa chọn tự nhiên tác động như thế nào, tôi xin phép các bạn đưa ra một hoặc hai ví dụ tưởng tượng. Chúng ta hãy xem xét trường hợp loài chó sói, con vật chuyên săn bắt nhiều động vật khác. Nó bắt một số con mồi bàng mưu mẹo, một số bằng sức mạnh, một số bằng sự nhanh nhẹn; và chúng ta hãy giả sử rằng con mồi nhanh nhất, ví dụ như là con hươu chẳng hạn, nhờ một sự thay đổi nào đó tăng số lượng của chúng tại đất nước này, hoặc rằng các con mồi khác bị giảm số lượng, trong mùa của năm mà loài sói đi săn mồi hung hăng nhất. Tôi có thế hiểu là trong bối cảnh đó. chúng ta không thể nghi ngờ là những con sói nhanh và khéo léo nhất sẽ có cơ hội sống sót tốt nhất và do đó được bảo tồn và lựa chọn – nhưng luôn với điều kiện là chúng vẫn giữ được sức mạnh để bắt được con mồi tại thời điểm đó hay thời điểm khác trong năm, khi chúng buộc phải săn dộng vật khác. Tôi chẳng thấy có nhiều lý do để nghi ngờ điều này hơn là việc con người có thể nâng cao sự nhanh nhậy của giống chó săn thỏ của họ sự lựa chọn cẩn thận có phương pháp, hoặc bằng sự lựa chọn vô thức mà xuất phát từ quá trình mỗi người có giữ những con chó tốt nhất mà không hề nghĩ về biến đổi giống.

Mặc dù không có bất cứ sự thay đổi nào trong số lượng cân xứng của các động vật mà loài sói săn bắt, một sói con có thể được sinh ra với xu hướng bẩm sinh theo đuôi một số loại con mồi nhất định. Chúng ta không nên nghĩ giả thiết này là vô lý bởi vì chúng ta thường quan sát được những điểm khác biệt lớn trong xu hướng tự nhiên của các động vật thuần chủng của chúng ta. Chẳng hạn như một con mèo thích bắt chuột, một con mèo khác, theo lời kể của ông St John lại mang về nhà một con vật có cánh, con khác là thỏ nhà hoặc thỏ rừng, một vài con mèo khác lại săn mồi trên đất đàm lầy, và hầu như đêm nào cũng bắt được chim dế gà hay chim dể giun. Xu hướng thích bắt loài gặm nhẩm hơn là bẳt chuột được các nhà động vật học xem là do di truyền. Bây giờ, nếu bất kỳ sự thay đổi bẩm sinh trong thói quen hoặc cấu trúc mà có lợi cho một cá thể sói, thì con này sẽ có cơ hội tốt nhất để được tồn tại và đẻ con cháu. Một vài đứa con của nó có lẽ sẽ được hưởng thói quen hoặc cấu trúc đó, và thông qua sự lặp đi lặp lại quá trình này, một biến thể mới có thể sẽ được hình thành. Biến thể này hoặc là thay thế hoặc là cùng tồn tại với biến thể cha mẹ. Hay, một lần nữa, những con sói sống ở vùng đồi núi và những con sống ở đồng bằng, theo lẽ tự nhiên thường phải săn các kiểu con mồi khác nhau; và nhờ vào sự bảo tồn lâu dài liên tục các cá thể phù hợp nhất với hai loại địa hình, hai biến thể dần dần, chậm chạp sẽ xuất hiện. Những biến thể này có thể sẽ lai ghép và hòa lẫn vào nhau ở noi mà chúng gặp nhau. Chủ đề về lai ghép tôi sẽ sớm quay trở lại. Tôi xin nói thêm rằng, theo như ông Pierce, có hai biến thể sói sống ở dãy núi Catskill nước Mỹ, một biến thể giống dạng chó săn thỏ. Con này chỉ săn hưoru nai. Biến thể còn lại to hơn, chân ngắn hơn và thường tấn công đàn gia súc của người chăn thả.

Bây giờ chúng ta hãy lấy một trường hợp phức tạp hơn. Một số cây nhất định tiết ra chất nước có vị ngọt, rõ ràng để loại bỏ đi những thứ có hại trong nhựa cây của chúng: việc này được thực hiện bởi các tuyến tại cuống lá của cây Leguminosae, và mặt sau của lá nguyệt quế thông thường. Chất lỏng cây có vị ngọt này, mặc dù ít, được các con côn trùng săn đón. Giờ chúng ta tiếp tục giả thiết là chút chất nước cây có vị ngọt hay mật hoa này tiết ra từ phần bên trong cuống cánh hoa của một bông hoa. Trong trường hợp này thì các con côn trùng đi tìm mật hoa sẽ bị dính đầy phấn hoa, và chắc chắn sẽ chuyển phấn từ hoa này sang đầu nhụy của hoa khác. Hoa của hai cá thể khác biệt trong cùng một loài nhờ đó mà được lai giống: và chúng ta có lý do tin rằng ảnh hưởng của sự lai giống (như ngay sau đây sẽ được đề cập đầy đủ hơn) sẽ sinh ra các cây con khỏe mạnh, và kết quả là có cơ hội tồn tại phát triển mạnh mẽ. Một số cây con có lẽ sẽ được thừa hưởng khả năng tiết mật hoa. Những cá thể có tuyến to nhất hay mật hoa nhiều nhất thì hay được các con côn trùng bu tới thường xuyên nhất, và hay được lai giống nhất; và như thế trong dài hạn sẽ có lợi thế so với các hoa khác. Những cây hoa này, có nhụy hoa và nhị hoa được bố trí thích hợp, trong mối quan hệ với kích thước và thói quen của các con côn trùng cụ thể thường xuyên bay tới hút mật chúng, với việc phát tán phấn hoa của chúng từ cây này đến cây khác. Chúng sẽ có được lợi thế và như vậy được lựa chọn. Chúng ta có thể lấy ví dụ trường hợp các con côn trùng “viếng thăm” cây hoa để mang phấn thay vì mật hoa. Vì phấn hoa tạo ra chỉ để cho mục đích sinh sản, sự phá hủy nó có vẻ chỉ như là một sự mất mát đơn thuần; nếu một lượng nhỏ phấn hoa được mang đi, đầu tiên là thỉnh thoảng, sau trở thành thói quen, bởi các con côn trùng mang phấn hoa từ hoa này sang hoa khác, và nhờ đó sự lai giống được tiến hành. Mặc dù chín phần mười số lượng phấn hoa bị rơi rụng dọc đường, nhưng nó có thể vẫn là thành công lớn cho cây. Cá thể nào sản sinh ra ngày càng nhiều phấn hoa và có bao phần ngày càng lớn, sẽ được lựa chọn.

Khi các cây của chúng ta, nhờ vào quá trình bảo tồn liên tục hay sự lựa chọn của tự nhiên dài lâu những bông hoa càng ngày càng đẹp, được ban cho sức quyến rũ lớn đối với côn trùng, không chủ ý xét trên phương diện của chúng, thường xuyên mang phấn từ hoa này sang hoa khác; và côn trùng làm việc này vô cùng hiệu quả. Tôi có thể dễ dàng đưa ra nhiều ví dụ điển hình. Tôi chỉ đưa ra đây một ví dụ – không hẳn là điển hình, nhưng vẫn có thể minh họa quá trinh tách giống cái và giống đực của cây.

khác nhau; và nhờ vào sự bảo tồn lâu dài liên tục các cá thể phù hợp nhất với hai loại địa hình, hai biến thể dần dần, chậm chạp sẽ xuất hiện. Những biến thể này có thể sẽ lai ghép và hòa lẫn vào nhau ở noi mà chúng gặp nhau. Chủ đề về lai ghép tôi sẽ sớm quay ưở lại. Tôi xin nói thêm rằng, theo như ông Pierce, có hai biến thể sói sống ở dãy núi Catskill nước Mỹ, một biến thể giống dạng chó săn thỏ. Con này chỉ săn hươu nai. Biến thể còn lại to hơn, chân ngắn hơn và thường tấn công đàn gia súc của người chăn thả.

Bây giờ chúng ta hãy lấy một trường hợp phức tạp hơn. Một số cây nhất định tiết ra chất nước có vị ngọt, rõ ràng để loại bỏ đi những thứ có hại trong nhựa cây của chúng: việc này được thực hiện bởi các tuyến tại cuống lá của cây Leguminosae, và mặt sau của lá nguyệt quế thông thường. Chất lỏng cây có vị ngọt này, mặc dù ít, được các con côn trùng săn đón. Giờ chúng ta tiếp tục giả thiết là chút chất nước cây có vị ngọt hay mật hoa này tiết ra từ phần bên trong cuống cánh hoa của một bông hoa. Trong trường hợp này thì các con côn trùng đi tìm mật hoa sẽ bị dính đầy phấn hoa, và chắc chắn sẽ chuyển phấn từ hoa này sang đầu nhụy của hoa khác. Hoa của hai cá thể khác biệt trong cùng một loài nhờ đó mà được lai giống: và chúng ta có lý do tin rằng ảnh hưởng của sự lai giống (như ngay sau đây sẽ được đề cập đầy đủ hơn) sẽ sinh ra các cây con khỏe mạnh, và kết quả là có cơ hội tồn tại phát triển mạnh mẽ. Một số cây con có lẽ sẽ được thừa hưởng khả năng tiết mật hoa. Những cá thể có tuyến to nhất hay mật hoa nhiều nhất thì hay được các con côn trùng bu tới thường xuyên nhất, và hay được lai giống nhất; và như thế trong dài hạn sẽ có lợi thế so với các hoa khác. Những cây hoa này, có nhụy hoa và nhị hoa được bố trí thích hợp, trong mối quan hệ với kích thước và thói quen của các con côn trùng cụ thể thường xuyên bay tới hút mật chúng, với việc phát tán phấn hoa của chúng từ cây này đến cây khác. Chúng sẽ có được lợi thế và như vậy được lựa chọn. Chúng ta có thế lấy ví dụ trường hợp các con côn trùng “viếng thăm” cây hoa để mang phấn thay vì mật hoa. Vì phấn hoa tạo ra chỉ để cho mục đích sinh sản, sự phá hủy nó có vẻ chỉ như là một sự mất mát đơn thuần; nếu một lượng nhỏ phấn hoa được mang đi, đầu tiên là thỉnh thoảng, sau trở thành thói quen, bởi các con côn trùng mang phấn hoa từ hoa này sang hoa khác, và nhờ đó sự lai giống được tiến hành. Mặc dù chín phần mười số lượng phấn hoa bị rơi rụng dọc đường, nhưng nó có thể vẫn là thành công lớn cho cây. Cá thể nào sản sinh ra ngày càng nhiều phấn hoa và có bao phần ngày càng lớn, sẽ được lựa chọn.

Khi các cây của chúng ta, nhờ vào quá trình bảo tồn liên tục hay sự lựa chọn của tự nhiên dài lâu những bông hoa càng ngày càng đẹp, được ban cho sức quyến rũ lớn đối với côn trùng, không chủ ý xét trên phương diện của chúng, thường xuyên mang phấn từ hoa này sang hoa khác; và côn trùng làm việc này vô cùng hiệu quả. Tôi có thể dễ dàng đưa ra nhiều ví dụ điển hình. Tôi chỉ đưa ra đây một ví dụ – không hẳn là điển hình, nhưng vẫn có thể minh họa quá trình tách giống cái và giống đực của cây.

Một vài cây nhựa ruồi chỉ có hoa đực có bốn nhị hoa tạo ra số lượng nhỏ phấn hoa, và một nhụy hoa có cấu tạo đơn giản; các cây hoa nhựa ruồi khác lại chỉ cỏ hoa cái, một nhụy hoa phát triển đầy đủ, và bốn nhị hoa với các bao phấn bị teo nhỏ mà trong đỏ không hề có một hạt phấn hoa nào. Khi phát hiện một cây có hoa cái cách một cây có hoa đực đúng sáu mươi mét, tôi đặt đầu nhụy của hai mươi hoa được lẩy từ các cành riêng rẽ, dưới kính hiển vi, và trên tất cả chúng, không hề có ngoại lệ, đều có hạt phấn hoa. Khi gió có hướng thổi từ cây cái sang cây đực trong vài ngày, phấn hoa lúc này không thể nhờ gió mang đi tới cây cái. Thời tiết lanh, gió thổi manh và như vậy đây không phải là điều kiện thuận lợi cho các con ong, nhưng ngạc nhiên là mọi hoa cái mà tôi xem xét đã sinh sản được nhờ ong. Những con ong này vô ý đã bị bụi phấn dính vào, bay từ cây này sang cây khác để tìm mật hoa. Quay trở lại trường hợp tưởng tượng của chúng ta: ngay khi mà loài hoa có được sự lôi cuốn đối với con trùng mạnh tới mức mà phấn hoa thường xuyên được mang đi từ hoa này sang hoa khác, một quá trình khác có thể bắt đầu. Khồng một nhà tự nhiên học nào nghi ngờ một lợi thể, cải gọi là “phân công lao động tâm lý”; với lý do này, chúng ta có thể chắc rằng sẽ là lợi thế cho một cây hoa chỉ mọc ra các nhị hoa trong một bông hoa hoặc trên toàn bộ cây, và nhụy hoa trên bông hoặc cây khác. Đối với các cây trong điều kiện thuần hóa và được đặt trong hoàn cảnh sống mới, đôi khi bộ phận giống đực và bộ phận giống cái trở nên ít nhiều kém hiệu quả; bây giờ nếu chúng ta giả thiết tình trạng này xảy ra với mức độ cực bé trong tự nhiên, thì do phấn hoa thường xuyên được mang từ cây này sang cây khác, và do sự phân chia rành mạch hơn giống đực và giống cái của cây sẽ là một lợi thế xét trên nguyên lý phân công lao động, thì các cá thể với xu hướng này ngày càng được tăng lên sẽ được tạo điều kiện phát triển và lựa chọn cho đến khi cuối cùng một sự tách rời hoàn toàn giống đực và giống cái hoàn tất.

Bây giờ chúng hãy quay sang các con côn trùng hút mật hoa trong ví dụ tưởng tượng của chúng ta: chúng ta có thể cho rằng cây trong số các cây mà chúng ta tăng dần dần mật hoa thông qua sự lựa chọn liên tục; và rằng vài con côn trùng nhất định phần lớn dựa vào mật hoa làm thức ăn. Tôi có thể đưa ra nhiều thực tế thể hiện những con ong nóng lòng muốn tiết kiệm thời gian như thế nào; chẳng hạn như, thói quen của chúng đục những cái lỗ và hút mật từ cuống của một vài cây hoa cụ thể mà với rất ít công sức hơn, chúng có thể đưa mồm vào. Khi nghĩ về những hình ảnh đó, tôi không hề thấy có một sự sai khác ngẫu nhiên trong kích thước và hình thức của cơ thể, hay trong độ cong và chiều dài của vòi hút mật… quá nhỏ bé đến mức chúng ta không để ý đến, có thể có ích cho một con ong hay con côn trùng khác, giúp cho một cá thể với nhiều đặc tính riêng biệt có thể lấy được thức ăn dễ dàng hơn và nhanh hơn, và do đó có cơ hội tốt hơn để tồn tại và sinh con đẻ cái. Con cháu của nó có lẽ sẽ được thừa hưởng xu hướng tiến tới những sai khác nhỏ tương tự trong cấu trúc. Các ống của trằng hoa của cỏ ba lá đỏ phổ biến và hồng (Tri/oỉium pratense và incarnatum), nếu nhìn thoáng qua, không có vẻ khác mấy về chiều dài; song ong sống ở tổ có thể dễ dàng hút mật từ cỏ ba lá hồng nhưng không thể từ cỏ ba lá phổ biến, cây mà chỉ có loài ong nghệ hút mật. Vì thế cả cánh đồng bát ngát cỏ ba lá đỏ phổ biến lại chẳng cỏ chút thức ăn nào cho loài ong sống trong tổ. Nếu mà các con ong sống trong tổ có vòi dài hơn một chút hoặc cấu tạo khác đi, thì đấy sẽ là một lợi thế tuyệt vời dành cho chúng. Mặt khác, thông qua thí nghiệm, tôi tìm ra là khả năng sinh sản của cỏ ba lá phụ thuộc rất nhiều vào các con ong tới hút mật và phần di động của trằng hoa dùng để đẩy phấn hoa vào bề mặt đầu nhụy. Do đó, một lần nữa, nếu ong nghệ trờ nên khan hiếm trong bất cứ nước nào, thì cỏ ba lá sẽ giành được lợi thế lớn nếu chúng có ống ngắn hơn vàónong hơn tới trằng hoa để cho loài ong làm tổ và có thể hút mật từ chúng. Như vậy, tôi có thể hiểu một bông hoa và một con ong, hoặc là cùng lúc hoặc là lần lượt, dần dần được biến đổi và thích nghi hoàn hảo với nhau nhờ vào sự duy trì liên tục các cá thể chứa đựng những sai lệch nhỏ của cấu trúc mang tính tương hỗ và có ích lợi.

Tôi nhận thức rõ ràng học thuyết sự lựa chọn của tự nhiên, loại trừ ra ví dụ tường tượng trên, là mang tính mở đối với những phản đối tương tự mà đầu tiên đã chống lại quan điểm đúng đắn của ngài Charles Lyell về “những thay đổi đương đại của trái đất, với minh chứng địa chất”. Nhưng hiện tại chủng ta rất ít khi nghe người ta nói về ảnh hưởng của, ví dụ như sóng bờ biển, bị coi là nguyên nhân líém quan trọng và không đáng kể, khi ứng dụng vào quá trình khai quật những thung lũng khổng lồ hay vào sự hình thành đường vách đá dài nhất nhô ra biển. Sự lựa chọn của tự nhiên chỉ có thể gây tác động thông qua sự bảo tồn và tích tụ của các biến đổi cực nhỏ không cảm nhận được di truyền lại, mỗi cái đều có tác dụng đối với thực thể sống được duy trì. Như là địa chất học đương đại hầu như xóa bỏ đi quan điểm như sự tạo thành thung lũng lớn chỉ bởi một cơn sóng lũ duy nhất. Như vậy, sự lựa chọn của tự nhiên sẽ, nếu là một quy luật đúng đắn, xóa bỏ đức tin vào sự sáng tạo liên tục các cơ thể sống, hay bất kỳ thay đổi lớn nào trong cấu trúc của chúng.

Chủ đề về giao phối giữa các cá thể – Ở đây, tôi phải giới thiệu một chủ đề không mấy liên quan đến những gì chúng ta đã nói ở trên. Trong trường hợp của động vật và thực vật với giống đực và giống cái riêng rễ, điều hiển nhiên là hai cá thể đực và cái phải giao phối với nhau mới sinh ra được một đứa con; nhưng trong trường hợp thực thể lưỡng tính, điều này lại không hề hiển nhiên gì. Tuy nhiên tôi vẫn nghiêng về nhận định: với tất cả thực thể lưỡng tính, hai cá thể, hoặc là thỉnh thoảng hoặc là thường xuyên, giao phối để sinh sản giống loài của chúng. Tôi xin nói thêm quan điểm này đã được ông Andrew Knight đầu tiên đưa ra. Ngay ở đây chúng ta sẽ thấy tầm quan trọng của nó; nhưng tôi buộc phải nói hết sức ngắn gọn chủ đề này cho dù tôi chuẩn bị khối lượng tài liệu đủ lớn để có thể thảo luận chi tiết. Tất cả động vật có xương sống, côn trùng và một số nhóm lớấn động vật khác, phải ghép đôi khi muốn sinh sàn. Các nghiên cứu hiện đại đã giảm số luợng loài bị cho là luỡng tính đi nhiều, và trong số loài luỡng tính thì phần đông vẫn ghép đôi; tức là hai cá thể thuờng xuyên kết hợp với nhau để sinh sản, vấn đề mà tất cả chúng ta đều quan tâm. Nhưng vẫn có nhiều động thực vật lưỡng tính chắc chắn không cặp đôi theo thói quen, và rất đông số lượng cây là lưỡng thể. Người nào đó có thể hỏi vì lý do gì để giả thiết trong những trường hợp đó là hai cá thể đã từng giao phối sinh sản? Vì không thể ở đây đi vào chi tiết cụ thể, tôi phải tin vào chỉ một vài suy xét chung.

Lúc đầu, tôi đã thu thập được khối lượng các thực tiễn cực lớn, chứng tỏ, đúng theo như quan điểm phổ biến của những người nhân giống, là với động vật và thực vật, sự giao phối giữa các biến thể khác nhau, hay giữa các cá thê cùng biến thể nhưng khác giống sinh ra đứa con khỏe manh có khả năng sinh sản tốt. Trong khi đó, lai ghép giống giữa các loài gần gũi sẽ làm giảm sức khỏe và khả năng sinh sản. Chỉ những thực tế này thôi đã khiến tôi tin rằng chính là quy luật chung của tự nhiên nói rằng (trớ trêu thay là chúng ta lại biết rất ít về quy luật): không một cơ thể sống nào tự thụ tinh nó qua vô số các thế hệ; mà đôi khi giao phối với cá thể khác – có lẽ là cách quãng rất lâu – là không thể thiếu.

Với niềm tin đấy chính là quy luật của tự nhiên, tôi nghĩ chúng ta có thể hiểu vài nhóm thực tế lớn, chẳng hạn như những thứ sau đây nếu xét theo quan điểm khác thì không thể giải thích được. Tất cả những người lai giống biết rằng sẽ tốt cho khả năng sinh sản của bông hoa khi đặt trong điều kiện ẩm ướt song vẫn có vô số hoa có bao phấn và đầu nhụy vưcm ra ngoài trời! Nhưng nếu một lần giao phối chéo là không thể thiếu, thì việc vưorn ra ngoài trời như thế giải thích khả năng bay vào tự do của phấn hoa, nhất là khi cả nhụy và nhị hoa gần nhau đến mức khả năng tự thụ phấn là dường như không tránh khỏi. Mặt khác, nhiều bông hoa có bộ phận sinh sản khép kín như là ở hoa thuộc họ hoa cánh bướm lớn hay gia đình họ đậu Hà Lan; nhưng trong một số, có lẽ là trong tất cả bông hoa kiểu đó, cỏ một sự thích nghi hết sức thú vị giữa cấu trúc và cách mà ong hút mật. Bởi vì để trong khi làm như thế, chúng hoặc là đẩy phấn của chính bông hoa đó vào đầu nhụy hoa, hoặc mang phấn tới hoa khác. Như thế, đối với họ hoa cánh bướm, sự viếng thăm cửa con ong là cần thiết tới mức thông qua những thí nghiệm đã được trình bày ở đâu đó, tôi tìm ra khả năng sinh sản của chúng bị giảm đi nhiều nếu các cuộc viếng thăm bị hạn chế. Bây giờ khó có thể ong bay từ hoa này sang hoa khác, và không mang phấn hoa từ hoa này sang hoa khác, tôi nghĩ là có lợi lớn cho cây. Loài ong hoạt động giống như túm lông hình chùm của lạc đà hai bướu, và nó khá đù để chạm vào bao phấn của một hoa, sau đó là đầu nhụy của hoa khác với cùng một vòi hút mật để đảm bảo sự sinh sản. Nhưng chúng không được suy luận rằng ong do đó sản xuất hàng triệu giống lai giữa các loài riêng rẽ; bởi vì nếu bạn mang cùng một túm phấn của bản thân một cây và phấn của cây khác, phấn của cây hoa đầu có ưu thế ảnh hưởng vượt trội. Đó là nó lúc nào cũng sẽ tiêu diệt, như đã được ông Gartner chứng minh, ảnh hưởng từ phấn hoa ngoại lai.

Khi nhị của một bông hoa đột nhiên vưom tới nhụy hoa hay chậm chạp di chuyển cái này phía sau và tiến về nó, công cụ này dường như chỉ thích nghi để đảm bảo chắc sự tự thụ phấn; và chắc chắn là nó có ích cho mục đích này; nhưng tác nhân côn trùng thông thường bị đòi hỏi đẩy nhụy hoa mọc về phía trước, như trường hợp hoa hoàng liên gai được ông Kolreuter đưa ra; vẻ như có công cụ đặc biệt cho sự tự thụ phấn, mọi người đều biết rằng nếu một biến thể hay dạng thực hết sức gần gũi được trồng gần nhau, rất khó để tạo ra cây con thuần chủng. Trong rất nhiều trường hợp khác mà không hề có sự trợ giúp tự thụ phấn, chúng lại có công cụ đặc biệt khác như tôi có thể chỉ ra từ tác phẩm của ông c. c. Sprengel và từ những quan sát của bản thân tôi. Chúng cản ưở hiệu quả đầu nhụy hoa tiếp nhận phấn hoa; chẳng hạn như, trong Lobelỉa j’ulgens, thực sự có một dụng cụ đẹp đẽ tinh xảo mà nhờ nó các hạt phấn đều được quét sạch ra khỏi bao phấn của mỗi bông hoa, trước khi nhụy hoa của bông hoa đó sẵn sàng đón nhận chúng; và vì bông hoa này không bao giờ được côn trùng để ý tới, ít nhất là trong vườn cây của tôi, nó không bao giờ cho ra một hạt giống nào, mặc dù bằng cách đặt phấn của hoa này lên nhụy của hoa khác, tôi tạo ra được vô khối cây con. Trong khi một loài Lobelỉa khác mọc gần đó, những cây được các con ong tới hút mật, cho hạt giống đều đặn. Trong rất nhiều trường hợp, mặc dù không hề có dụng cụ dạng máy nào cản trở việc nhụy hoa nhận phấn hoa của chính cây đó, nhưng như ông c.c. Sprengel đã chỉ ra, và tôi có thể khẳng định điều này: hoặc là các bao phấn bung ra trước khi nhụy hoa sẵn sàng cho quá trình thụ phấn, hoặc là nhụy hoa sẵn sàng trước khi phấn của hoa đó sẵn sàng, khiến cho trên thực tế là cây hoa đó có giống cái và giống đực riêng biệt, và phải thường xuyên được giao phối. Những điều này thực là kỳ lạ! Cũng hết sức lý thú là phấn và đầu nhụy trên cùng cây hoa, cho dù ở rất gần nhau, như thế đúng cho mục đích tự thụ phấn, trong nhiều trường hợp, lại chẳng hề có tác dụng gì đối với nhau! Những thực tế này được giải thích hết sức dễ dàng nếu chúng ta dựa vào quan niệm về giao phối không thường xuyên với một cá thể riêng biệt là có lợi hoặc không thế thiếu.

Nếu các biến thể của cải bắp, củ cải, hành và một số cây khác được để cho sinh hạt giống gần nhau, đa số những cây con mọc lên, như tôi đã nhận thấy, sẽ trở thành cây lai. Ví dụ như: tôi trồng 233 cây cải bắp con từ một số cây của các biến thể riêng rẽ trồng gần nhau. Và trong số đó, chỉ có 78 cây là thuần chủng, thậm chí là trong số cây thuần chủng vẫn có cây không thuần chủng hoàn toàn. Nhụy hoa của mỗi cây cải bắp không chỉ được bao bọc bởi sáu nhị hoa của chính nó, mà còn bởi những nhị hoa của nhiều loại hoa khác mọc trên cùng một cây. Như thế thì làm thế nào mà một số lượng lớn các cây lai được sinh ra? Tôi nghi ngờ là chúng phải được tạo thành từ hạt phấn của một biến thế riêng biệt có ảnh hưởng vượt trội so với phấn của chính hoa đó. Đó chính là một phần của quy luật chung về cơ thể sống tốt được tạo thành từ sự giao phối giữa các cá thể riêng biệt trong cùng loài. Khi các loài khác nhau để cho giao phối, kết quả hoàn toàn ngược lại bởi vì phấn của một cây luôn luôn trội hơn so với phấn cây không cùng loài. Chúng ta sẽ quay lại chủ đề này trong một chương sau này.

Trong trường hợp một cây to, trên nó vô số hoa mọc ra, người ta có thể phản đối phấn có thể hiếm khi được mang đi từ cây này sang cây khác, mà thường xuyên nhất được mang từ hoa này sang hoa khác của cùng cây; và rằng hoa trên cùng cây có thế được coi là các cá thể khác biệt chỉ trong nghĩa hẹp. Có lẽ tự nhiên đã không ủng hộ nó khi các cây có xu hướng lớn chứa những hoa có giống đực và cái riêng rẽ. Khi giống đực và giống cái bị tách riêng, mặc dù cả hoa đực và hoa cái mọc trên cùng cây, chúng ta có thể thấy phấn thường xuyên được mang từ hoa này sang hoa khác; và điều này sẽ tạo cơ hội tốt hơn để phấn hoa đôi khi được mang từ cây này sang cây khác. Những cây thuộc vào cùng một bộ có giống đực và giống cái tách riêng hơn là các cây khác. Tôi đã nhờ tiến sỹ Hooker phân loại thành bảng các cây của Niu Di lân, và tiến sỹ Asa Gray phân loại các cây của Mỹ. Kết quả đúng như đã dự tính từ trước. Tiến sỹ Hooker gần đây đã nói ông nhận thấy quy luật đó không đúng đối với nước úc; và tôi đã đưa ra vài nhận xét về giống đực và giống cái của các cây một cách đơn giản đe thu hút sự chú ý của mọi người tới chủ đề này.

Hãy quay trở lại chủ đề động vật một chút: trên mặt đất có một số động vật lưỡng tính, như động vật nhuyễn thể đất và sâu đất; nhưng những con này đều ghép đôi. Tôi vẫn chưa tìm ra được một trường hợp nào động vật sống trên cạn mà tự thụ tinh. Chúng ta có thể hiểu được thực tế đáng chú ý này, mà hoàn toàn trái ngược với trường hợp của các cây trên cạn, dựa vào quan niệm việc phối giống không thường xuyên là không thể thiếu, bằng cách coi phương thức động vật trên cạn sống, và bản chất của nguyên tố sinh đẻ; vì chúng ta không biết cách nào, tương tự như ảnh hưởng của côn trùng và gió trong trường hợp các cây, nhờ nó mà một sự phối giống bất ngờ diễn ra giữa các con vật trên cạn không có sự đồng thuận của hai cá thể. Đối với động vật sống dưới nước, có nhiều động vật lưỡng tính tự thụ tinh; nhưng ở đây chính các dòng hải lưu là công cụ, dễ dàng nhận thấy, tạo ra sự giao phối ngẫu nhiên. Như trong trường hợp các bông hoa, tôi đã không thể, sau khi tham khảo ý kiến của giáo sư Huxley, một chuyên gia đầu ngành, khám phá ra bất kỳ một trường hợp nào về một động vật lưỡng tính có cơ quan sinh sản hoàn toàn bị bao bọc trong cơ thể, không thể tiếp cận được; và sự phối giống của một cá thể khác biệt được chứng minh là hoàn toàn không thể. Loài chân tơ từ lâu đối với tôi là một trường hợp cực kỳ khó hiểu theo như quan điểm này; tôi đã có thể, nhờ một sự may mắn tình cờ, chứng tỏ ở đâu đó hai cá thể, mặc dù cả hai đều là cơ thể sổng lưỡng tính tự thụ tinh hoặc tự thụ phấn, đôi khi thực sự giao phối với nhau.

Một điều bất thường mà chắc hẳn gây ngạc nhiên lớn cho nhiều nhà tự nhiên học là, đối với cả động vật và thực vật, các loài cùng gia đình và thậm chí cùng lớp, mặc dù rất giống nhau trong hầu hết các cơ quan bộ phận của chúng, nhưng lại thường xuyên, một số trong chúng là thực thể lưỡng tính và một số là đơn tính. Nhưng trên thực tế nếu tất cả cơ thể lưỡng tính thỉnh thoảng giao phối với các cá thể khác, điểm khác biệt giữa loài đơn tính và thực thể lưỡng tính, khi xét tới mặt liên quan đến chức năng bộ phận, trở nên nhỏ bé.

Dựa trên những suy xét này và nhiều ví dụ đặc biệt đã thu thập được, nhưng ở đây tôi không có điều kiện viết ra, tôi rất nghi ngờ trong cả thế giới động vật và thực vật, một sự giao phối ngẫu nhiên với một cá thể riêng rẽ là một quy luật của tự nhiên. Tôi nhận thức rõ ràng, trên quan điểm này, có nhiều trường hợp khó khăn mà tôi đang cố nghiên cứu một vài trường hợp như thế. Cuối cùng, chúng ta có thể kết luận rằng trong nhiều cơ thể sống, sự giao phối giữa hai cá thể là vô cùng cần thiết để sinh con; trong nhiều cơ thể khác, nó xuất hiện có lẽ chỉ sau những khoảng thời gian dài và tôi nghi là không có cơ thể nào có thể mãi mãi tự thụ phấn hoặc tự thụ tinh.

Các điều kiện thuận lợi cho sự lựa chọn của tự nhiên – Đây là một chủ đề vô cùng thú vị. Một khối lượng lớn tính biến đổi đa dạng và có thể di truyền là thuận lợi nhưng chỉ cần những khác biệt cá thể là đủ cho công việc. Một số lượng lớn các cá thể, bằng cách tạo cơ hội tốt hơn cho sự xuất hiện trong vòng thời gian cho trước bất kỳ của các biến đổi, sẽ bù trừ cho tính biến đổi ít hơn của mỗi cá thể và là, một yếu tô cực kỳ quan trọng cho sự thành công. Mặc dù tự nhiên dành khoảng thời gian lớn cho cho quá trình lựa chọn tự nhiên, nhưng đây không phải là khoảng thòi gian vô tận; bởi vì khi tất cả các cơ thể sống đang cố gắng, như người ta có thể nói thế, chiếm lấy vị trí nhất định trong thế giới tự nhiên, nếu bất cứ một loài nào không có thay đổi hay sự cải thiện tương ứng với các đối thủ của nó, loài đó sẽ sớm bị xóa sổ.

Trong sự lựa chọn có tính toán của con người, một người nhân giống chọn đôi với vật thể xác định, và giao phối tự do sẽ hoàn toàn triệt tiêu nỗ lực phối giống của anh ta. Nhưng nhiều người, không có ý định thay đổi con hoặc cây giống, có một tiêu chuẩn gần như chung của sự hoàn hảo, và tất cả đều cố để nhân giống từ con vật tốt nhất của mình. Chắc chắn là nhiều sự thay đổi và cải thiện sẽ xuất hiện, cho dù chậm chạp trong quá suốt trình của sự lựa chọn vô thức này, bất kể khối lượng lớn các lần giao phối với con vật không đạt tiêu chuẩn. Như thế là trong tự nhiên; bởi vì trong một khu vực khép kín, với nơi nào đó trong tổ chức xã hội không thực sự hoàn toàn bị chiếm giữ của nó như có thể, sự lựa chọn tự nhiên luôn luôn có xu hướng bảo tồn tất cả các cá thể biến đổi theo chiều hướng tích cực, mặc dù ở mức độ khác nhau, để lấp đầy tốt hơn những nơi chưa bị chiếm giữ. Nhưng nếu khu vực đó rộng lớn, một số khu vực nhỏ hơn bên trong của nó chắc chắn sẽ có điều kiện sống khác nhau; và khi đấy nếu sự lựa chọn tự nhiên thay đổi và cải thiện một loài trong vài khu vực nhỏ đó, sẽ có sự giao phối với các cá thể khác của cùng loài trong khu kín của mỗi loài. Và trong trường hợp này, ảnh hưởng của sự giao phối khó có thể bị trung hòa bởi sự lựa chọn tự nhiên luôn luôn có xu hướng sửa đổi tất cả các cá thể trong mỗi khu vực nhỏ theo cách giống hệt nhau tùy vào điều kiện sống của mỗi khu. Trong một khu liên tục, điều kiện sống sẽ dần dần chuyển đổi âm thầm không thể nhận biết được từ khu vực này sang khu vực khác. Sự giao phối có ảnh hưởng lớn nhất đối với các con vật kết hợp lại với nhau để sinh con cái, những con đi hoang nhiều, và những con mà không đẻ nhanh, đẻ nhiều. Với lý do này, đối với các con vật có đặc tính này, ví dụ trường hợp loài chim, các biến thể nói chung bị tách biệt, ở mỗi nước khác nhau và tôi tin tưởng đây là đúng. Trong các sinh vật lưỡng tính chỉ giao phối đôi lần, và tưcmg tự như thế, trường hợp các con vật giao phối với nhau thì mới đẻ được con, nhưng ít đi hoang và có tliể tăng với tốc độ nhanh chóng, một biến thể mới và cải tiến có thể được hình thành nhanh chóng, và có thể duy trì được sự tồn tại của mình, dù cho sự giao phối nào diễn ra đi chăng nữa thì vẫn chủ yếu là giữa các cá thể cùng của cùng một biến thể mới. Một biến thể khu vực khi đã hình thành có thể tiếp đến trải rộng dần sang các khu vực nhỏ khác. Dựa vào nguyên lý trên, những người làm vườn luôn luôn thích lấy hạt giống từ thân to của cây cùng biến thể do cơ hội lai giống với các biến thể khác ít đi.

Thậm chí trong các trường hợp động vật đẻ chậm, nếu kết hợp với nhau để được sinh sản, chúng ta không được đánh giá quá cao những ảnh hưởng của giap phối trước sự lựa chọn tự nhiên; bởi vì tôi có thể đưa ra một loạt các thực tiễn chứng minh trong cùng một khu vực, các biến thể của cùng loại động vật có thể tồn tại khác biệt lâu, từ các noi sống khác biệt, từ các màu giao phối hoi khác nhau hoặc từ các biến thể của cùng loại thích cặp đôi với nhau.

Sự giao phối đóng vai trò rất quan trọng trong tự nhiên, trong việc giữ gìn các cá thể của cùng loài, hay cùng biến thể, thực sự và giống nhau trong đặc tính. Nó do vậy sẽ có ảnh hưởng hiệu quả hơn nhiều với các con vật giao phối với nhau mới sinh sản được; nhưng tôi đã cố chứng minh rằng chúng ta có lý do để tin những giao phối ngẫu nhiên diễn ra chỉ trong thời gian dài. Tôi bị thuyết phục là đứa con sinh ra như thế sẽ được thừa hưởng sức mạnh và khả năng sinh sản nhiều hơn so với đứa con tạo thành từ quá trình tự thụ tinh dài liên tục. Chúng sẽ có cơ hội tốt hơn để tồn tại và mở rộng giống loài. Trong dài hạn, các ảnh hưởng của giao phối, thậm chí trong khoảng thời gian dài, sẽ lớn. Nếu có tồn tại các thực thể sống mà không bao giờ phối giống sinh sản, thì tính đồng bộ trong tính cách và đặc điểm sẽ được giữ lại trong chúng, miễn là điều kiện sống vẫn như thế, chỉ thông qua nguyên lý di truyền, và thông qua sự lựa chọn của tự nhiên phá hủy bất cứ thứ gì không phù hợp; nhưng nếu điều kiện sống của chúng thay đổi và chúng trải qua sự biến đổi, tính đồng bộ trong đặc điểm tính cách có thể được di truyền lại cho con, chỉ thông qua sự lựa chọn của tự nhiên lưu giữ những biến đổi có lợi.

Sự cô lập cũng là một nguyên tố quan trọng trong quá trình lựa chọn của tự nhiên. Trong một khu vực khép kín hoặc cách biệt, nếu không rộng lắm, điều kiện sống vô cơ và hữu cơ thông thường là khá đồng bộ; khiến cho sự lựa chọn của tự nhiên có xu hướng biến đổi mọi cá thể trong một loài biến đổi theo cùng một cách trong mối quan hệ chung điều kiện sống. Sự giao phổi giữa các cá thể trong cùng một loài, mà nếu không chắc đã sống xung quanh hoặc ở các khu vực có điều kiện sống khác biệt sẽ bị cản trở. Nhưng có lẽ tình trạng cô lập có tác động hiệu quả hơn tới việc kiềm chế sự di cư của các cơ thể sống thích nghi tốt hơn, sau bất cứ sự thay đổi vật lý nào, chang hạn như thay đổi của khí hậu hay mặt đất nâng cao lên… Do đó, những nơi mới trong thế giới tự nhiên mở ra cho sự cạnh tranh của các cư dân sinh sống bản địa. Chúng dần thích nghi với nơi ở mới thông qua thay đổi trong cấu trúc và thể trạng sống. Cuối cùng, sự cách biệt, kiểm soát quá trình di cư và do đó cả sự cạnh tranh, kéo dài thời gian cho bất cứ biến thể mới dần được cải thiện; và sự kéo dài này đôi khi lại có vai trò quan trọng trong việc hình thành loài mới. Tuy vậy, nếu khu vực cô lập có diện tích bé, hoặc là bị bao bọc bởi các chướng ngại vật, hoặc do điều kiện vật lý rất cá biệt, tổng số các cá thể mà nơi đó chứa được nhất định phải ít. số lượng ít ỏi các cá thể sẽ làm chậm đi nhiều quá trình ra đời của loài mới thông qua sự lựa chọn của tự nhiên bằng cách giảm cơ hội xuất hiện sự biến đổi có ích.

Nếu chúng ta dựa vào tự nhiên để kiểm chứng tính xác thực của những nhận xét trên, và nhìn vào bất kỳ khu vực cô lập nhỏ bé nào, chẳng hạn như các đảo ngoài khori. Mặc dù tổng số lượng các cá thể ngụ cư trên đó được tìm thấy là bé, như chúng ta sẽ thấy ở chương phân bố địa lý đa phần trong số chúng cư dân bản địa, tức là sinh ra tại đó chứ không phải nơi nào khác. Vì thế, những hòn đảo nhỏ ngoài khơi ban đầu có vẻ như rất thuận lợi cho việc sinh ra loài mới. Nếu tin như thế, chúng ta sẽ có thể đã tự đánh lừa bản thân. Bởi vì để chắc chắn liệu khu vực nhỏ cô lập, một khu vực mở rộng lơn như lục địa, là có khả năng cao nhất sinh ra dạng loài mới hay không, chúng ta phải có sự so sánh trong thời gian tương đương. Đáng buồn thay điều này chúng ta lại không làm được.

Mặc dù tôi không nghi ngờ là là tình trạng cô lập đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành loài mới, nhưng trên tổng thể tôi vẫn nghiêng về là sự rộng lớn có tầm quan trọng nhiều hơn, nhất là đối với sự hình thành loài mới, mà cho thấy có khả năng tồn tại trong thời gian dài, và nhân rộng ra. Trên khắp một khu vực rộng lớn, nó không chỉ sẽ tạo cơ hội tốt hơn cho sự biến đổi có ích từ số lượng lớn các cá thể cùng loài có thể sống trên đó, mà còn cả điều kiện sống cực kỳ phức tạp do quá nhiều cá thể đang tồn tại trên đó; và nếu một số loài này biến đổi và cải thiện, các loài khác buộc phải biến đổi và phát triển tương ứng, nếu không muốn bị tuyệt chủng. Mỗi loài mới, ngay khi chúng được cải thiện lớn, sẽ có khả năng lan rộng khắp khu vực liên tục và rộng lớn, do đó sẽ gặp phải sự cạnh tranh với nhiều loài khác. Nhiều nơi mới sẽ được hình thành, và sự cạnh tranh để chiếm những chỗ đó ngày một ác liệt hơn trên khu vực rộng lớn so với khu vực nhỏ. Hơn nữa, những khu vực rộng lớn, dù hiện tại vẫn liên tục, nhưng do chịu dao động, thường sẽ tồn tại trong điều kiện đứt gãy, khiến cho các ảnh hưởng tốt của sự cô lập trùng lặp ở mức độ lớn. Cuối cùng, tôi kết luận rằng, mặc dù các khu vực nhỏ bé, xét trên mặt này mặt nọ, có điều kiện rất thuận lợi để sản sinh ra loài mới, song quá trình của sự biến đổi thông thường diễn ra nhanh hơn trên các khu vực rộng lớn; và điều quan trọng hơn nữa là những dạng sống mới phát sinh trên khu vực rộng lớn, mà đã chiếm ưu thế so với nhiều đối thủ cạnh tranh, sẽ là những dạng sống lan rộng nhất, sẽ tạo ra nhiều biến thể mới và loài nhiều nhất, và nhờ đó đóng vai trò quan trọng nhất trong việc thay đổi lịch sử của thế giới hữu cơ.

Chúng ta, có lẽ dựa trên cách nhìn nhận này, hiểu được vài thực tế mà sẽ được nhắc lại trong chương phân bổ địa lý; ví dụ: những động thực vật sống trên lục địa úc nhỏ hơn đã và sinh sản trước những thực thể trên khu vực Europaeo – Asiatic. Do vậy chính là các động thực vật trên lục địa có mặt khắp mọi nơi trở thành bản địa ở đó. Trên đáo nhỏ, cuộc cạnh tranh cho sự sống kém khốc liệt hơn, và như thế sẽ có ít sự thay đổi cũng như tuyệt chủng hơn. Quần thể thực vật của đảo Madeira, theo như ông Oswald Heer, giống với quần thể thực vật thuộc kỷ thứ ba đã bị tuyệt chủng của châu âu. Tất cả các hồ chứa nước ngọt, nếu tính gộp lại, chỉ chiếm diện tích khiêm tốn so với diện tích biển hay đất liền, và kết quả là sự cạnh tranh sinh tồn trong các hồ nước ngọt là kém sôi động nhất trên trái đất; các dạng sống mới chậm được ra đời hơn và các dạng sốnh cũ chậm biến mất hơn. Chính tại các hồ nước ngọt chúng tôi tìm thấy lớp cá Ganoid, tàn tích của một nhóm đã từng là nhóm thống trị và cũng trong khu vực nước ngọt, chúng tôi tìm thấy một vài dạng thức dị thường nhất mà giờ đây đã được biết đến ừên thế giới, như là Ornithorhynchus và Lepidosren, giống như di tích hóa thạch, có quan hệ, trong chừng mực nhất định, với các nhóm tách biệt trong tự nhiên. Những dạng thức kỳ dị này hầu như có thể gọi là di tích hóa thạch sống; chúng tồn tại cho tới ngày nay, nhờ vào sống tại khu vực bao bọc và như thế ít gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt hơn.

Để tổng kết các điều kiện thuận lợi và không thuận lợi cho sự lựa chọn của tự nhiên, cực kỳ thú vị, tôi kết luận, khi xem xét tự nhiên, trong tương lai, đối với động thực vật trên cạn của một khu vực lục địa rộng lớn, mà có lẽ sẽ chịu nhiều biếấn động địa chất, và kết quả là sẽ tồn tại ở trạng thái đứt gãy với thời gian dài, sẽ có điều kiện thuận lợi nhất cho quá trình tạo ra nhiều dạng thức sống mới, có khả năng tồn tại lâu dài và lan tỏa rộng khắp. Đối với khu vực ban đầu là tồn tại như một lục địa, và các cư dân, tại giai đoạn đó có cá thể và loại đông đúc, sẽ có sự cạnh rất khốc liệt. Khi do sự lún xuống và lục địa bị chia thành nhiều đảo lớn tách biệt, sẽ vẫn tồn tại nhiều cá thể cùng loài trên mỗi đảo: sự giao phối thực hiện trong khu vực có diện tích hẹp trong mỗi loài sẽ nhờ đó được kiểm soát: sau những thay đổi vật lý bất cứ thuộc loại gì, sự di cư sẽ bị hạn chế, giúp cho những chỗ tạo thành mới được lấp đầy chỉ bởi sự thay đổi của các cư dân cũ. Thòi gian sẽ cho phép các biến thể của mỗi loài có những thay đổi tích cực và thích nghi tốt với môi trường xung quanh. Khi có sự nâng lên mới, các đảo sẽ quay ữở lại gắn với nhau thành lục địa, lúc này trên lục địa mới hình thành sẽ xuất hiện lại sự canh tranh khốc liệt: những biến thể tốt nhất và được cải thiện nhiều nhất sẽ cỏ khả năng nhân rộng, trong khi đó nhiều những dạng thức sống ít được cải thiện hơn sẽ bị tuyệt chủng. Kết quả là số lượng khả cân đối của nhiều cư dân sống trên lục địa mới hình thành sẽ thay đổi; và một lần nữa, sự lựa chọn của tự nhiên có một sân chơi bình đẳng để tiếp tục cải thiện các cư dân và nhờ đó loài mới xuất hiện.

Tác động của sự lựa chọn tự nhiên lúc nào cũng sẽ xảy ra cực kỳ chậm chạp, tôi phải hoàn toàn công nhận điều này.Tác động của nó phụ thuộc vào có những nơi trong quần thể xã hội tự nhiên, mà có thể được chiếm giữ tốt hơn bởi một số cư dân của nước trải qua sự biến đổi vài loại. Sự tồn tại của những nơi đó thường phụ thuộc vào thay đổi vật lý, những thay đổi này diễn ra nói chung là rẩt chậm, và phụ thuộc vào việc kiểm soát sự di cư của những cá thể thích nghi tốt hơn. Nhưng ảnh hưởng của sự lựa chọn tự nhiên sẽ thường phụ thuộc nhiều hơn vào một số thực thể sống bị biến đổi chậm chạp; mối quan hệ qua lại của nhiều cư dân khác do đó mà bị xáo trộn. Không một ảnh hưởng nào xảy ra trừ khi các biến đổi tích cực xuất hiện, và sự biến đổi bản thân nó lúc nào cũng diễn ra rất chậm chạp. Quá trình này bị ữì hoãn nhiều hơn nữa do sự phối giống tự do. Nhiều người khẳng định rằng những nguyên nhân này là thừa đủ để loại bỏ các ảnh hưởng của quá trình lựa chọn tự nhiên. Tôi không tin là như vậy, mà tôi thực sự tin sự lựa chọn của tự nhiên diễn ra vô cùng chậm chạp, và trong quãng thời gian dài, thông thường chỉ ảnh hưởng tới một số ít các cư dân sinh sống của cùng vùng trong cùng thòi gian. Tôi còn tin ảnh hưởng chậm chạp lúc ẩn lúc hiện của sự lựa chọn tự nhiên hoàn toàn phù hợp với những điều mà các nghiên cứu địa chất học cho chúng ta biết về tốc độ và cách mà những cư dân trên thế gioi này thay đổi.

Cho dù quá trình lựa chọn có thể chậm chạp, nếu con người yếu đuối như chúng ta có thể làm được nhiều điều với sức mạnh lựa chọn nhân tạo, tôi không thấy giới hạn cho sự thay đổi, cho vẻ đẹp và tính phức tạp vô cùng của sự cùng thích nghi giữa tất cả thực thể hữu cơ, thực thể này với thực thể khác, và với điều kiện sống tự nhiên, mà có thể bị tác động tới bởi sự lựa chọn của tự nhiên theo thời gian vĩnh cửu.

Sự tuyệt chủng – Chủ đề này sẽ được đề cập đến sâu hơn trong chương Địa chất của chủng ta; nhưng tôi phải nói rằng nó liên quan chặt chẽ tới sự lựa chọn của tự nhiên. Sự lựa chọn của tự nhiên chỉ tác động duy nhất thông qua sự duy trì các biến đổi mà ở mặt nào đó có lợi, và do đó tồn tại qua thời gian. Nhưng do sức mạnh cấp số nhân của tất cả các thực thể sống hữu cơ, mỗi khu vực đã chật đầy các cư dân. Nguyên tắc là mỗi dạng thức được lựa chọn và ưa thích tăng số lượng của chúng trong khi dạng sống ít được ưa thích hơn giảm số lượng và trở nên khan hiếm. Như địa chất học nói với chúng ta tính khan hiếm là điềm báo của sự tuyệt chủng. Chúng ta cũng thấy rằng bất kỳ dạng nào mà chỉ có vài cá thế, với các biếấn động trong mùa và trong số lượng kẻ thù, rất có khả năng bị tuyệt chủng. Nhưng chúng ta có lẽ đi xa hơn thế; bởi vì các dạng thức mới được tạo ra liên tục nhưng chậm chạp, trừ khi chúng ta tin rằng số lượng các dạng thức sẽ là vô tận và tiến ra vô cùng, nhiều loài sẽ chắc chắn không thể tránh khỏi sự tuyệt chủng, số lượng của một loài cụ thể không tăng bất tận, địa chất học đơn giản cho chúng ta thấy điều đó; và thực sự chúng ta thấy lý do vì sao mà chúng không tăng như thế bởi vì nơi ngu cư không phải là vô hạn – không phải là chúng ta có cách nào để biết một vùng bất kỳ đã có số lượng lớn nhất các loài mà vùng đó có thể chứa. Có lẽ là chưa vùng nào chứa đầy các loài có thể. Ở mũi Hảo Vọng, nơi tập trung đông đúc các loài cây hơn bất cứ nơi nào trên thế giới, một số cây ngoại lai đã trở thành cây của vùng đó mà không hê gây ra sự tuvệt chủng cho loài bản địa nào, như chúng ta biết.

Hơn nữa, loài có đông cá thể nhất sẽ có cơ hội tốt nhất để tạo ra những thay đổi có lợi trong một khoảng thời gian cho trước. Tôi có bằng chứng cho điều này. Nó nằm trong các thực tế mà tôi đã đưa ra ở chương hai, nêu lên chính các loài thông thường mà có số lượng biến thể hay loài mới sinh lớn nhất. Như thế, những loài hiếm sẽ chậm được biến đổi hay cải thiện trong một khoảng thời gian nhất định cho trước. Và kết quả là chúng sẽ bị đánh bại trong cuộc đua giành sự sống bởi những con cháu được sửa đổi của các loài thông thường hơn.

Dựa vào vài nhận xét này, tôi rút ra nguyên tắc là theo thời gian, loài mới được hình thành thông qua sự lựa chọn của tự nhiên, các loài khác trở nên ngày một hiếm thấy và cuối cùng là bị tuyệt chủng. Dạng thức thường gặp phải sự canh tranh gần gũi nhất với những dạng được sửa đổi và cải thiện, tất nhiên sẽ chịu thiệt thòi nhất. Và như chúng ta đã thấy trong chưomg Cuộc đấu tranh sinh tồn là chính các dạng họ hàng gần gũi – các biến thể của cùng loài, và các loài của cùng lớp hay của lớp có liên quan – những dạng có cấu trúc tưomg tự nhau, thể tạng và thói quen, thông thường cạnh tranh nhau dữ dội nhất. Chính vì thế, mỗi biến thể hay loài mới, trong suốt tiến trình hình thành của nó, thường gây áp lực lớn nhất lên loài họ hàng gần nhất, và có xu hướng xóa sổ chúng. Chúng ta nhìn thấy một quá trình tưomg tự trong số các con vật thuần hóa, thông qua sự lựa chọn cải thiện của con người. Tôi có thể đưa ra nhiều ví dụ gây tò mò cho thấy giống mới của gia súc, cừu và các con vật khác, và các biến thể của hoa chiếm vị trí của các loại già hơn thấp kém hơn nhanh như thế nào. Tại vùng Yorkshire, lịch sử chứng minh con gia súc cổ đại màu đen bị con sừng dài tiêu diệt, và những con này lại “bị quét sạch bởi con sừng ngắn (Tôi trích lời của một nhà nông học).

Sự sai lệch của đặc điểm – Nguyên lý mà tôi đặt cho cái tên này , là cực kỳ quan trọng trong lý thuyết của tôi. Tôi tin nguyên lý này giải thích được một số thực tế quan trọng. Lúc đầu, các biến thể, thậm chí là biến thể nổi bật, mặc dù có một vài đặc điểm của loài – như đã được nhắc tới khi người ta không biết phải xếp chúng vào hạng nào -nhưng chắc chan khác với con khác ít hơn so với loài thực sự. Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi, biến thể là loài đang trong giai đoạn hình thành, hay như tôi gọi chúng là loài mới sinh ra. Vậy như thế nào mà sau đó những điểm khác biệt nhỏ hơn giữa các biến thể trở thành lớn hơn giữa các loài? Điều này thường xuyên xảy ra, chúng ta phải suy luận từ vô số các loài trên khắp thế giới tự nhiên cho thấy những khác biệt đáng chú ý; trái lại các biến thể, cứ cho là các nguyên mẫu và cha mẹ tương lai của các loài nổi bật lại thể hiện các khác biệt khó nhận ra và nhỏ bé. Chỉ bằng sự ngẫu nhiên, như chúng ta có thể gọi nó, thì mới có thể khiến cho một biến thể khác với bố mẹ nó ở vài đặc điểm nào đó, và đứa con của biến thể này lại một lần nữa khác với bố mẹ chúng trong đặc điểm tương tự và với mức độ lớn hơn; nhưng một mình điều này không bao giờ giải thích đủ mức độ lớn và thường xuyên các điểm khác biệt như giữa các biến thể cùng loài và các loài cùng họ. Hom nữa chúng khác loài bản địa với mức độ lớn.

vẫn như mọi khi, hãy tìm hiểu điều bí ẩn này dựa vào các sản phẩm thuần hóa của chúng ta. Ở đây chúng ta sẽ tìm thứ gì đó tương đương. Một người nuôi chim bồ câu rất ngạc nhiên khi thấy một con chim bồ câu có mỏ ngắn hơn chút ít; và một người khác thì thích thú vì con chim có mỏ dài hơn; và dựa trên nguyên lý được công nhận “những người nuôi chim không và sẽ không ngưỡng mộ tiêu chuẩn trung bình, mà thích sự tột cùng”. Họ đều tiếp tục (như đã thực sự xuất hiện với con chim bồ câu nhào lộn) lựa chọn và nhân giống từ những con chim có mỏ dài dài hơn nữa, hoặc là ngắn và ngắn hơn nữa. Lần nữa, chúng ta có thể cho rằng ở giai đoạn ban đầu, một người thích những con ngựa chạy nhanh hơn, người khác thì thích ngựa khỏe hơn và to hơn. Những điểm khác biệt ban đầu có thể bé nhỏ, theo thời gian, do sự lựa chọn liên tục của các con ngựa chạy nhanh bởi những người gây giống, và của các con ngựa khỏe do người nhân giống khác, sự khác biệt sẽ có thể lớn lên; cuối cùng, khi một thế kỷ trôi qua, những con tiểu giống sẽ bị biến thành 2 giống nổi bật và khác hẳn nhau. Khi sự khác biệt dần dần trở nên lớn hơn, những con ngựa kém chất lượng có các đặc điểm trung gian, tức là không thực sự chạy nhanh cũng không thực sự khỏe, sẽ bị bỏ qua và lãng quên, và có xu hướng biến mất. Như thế ở đày chúng ta nhận thấy ảnh hưởng của cái mà có thể được gọi là nguyên lý của sự chệch hướng trong sản phẩm thuần dưỡng của con người. Ban đầu thì những điểm khác biệt không đáng được chú ý; dần dần lớn lên, và các con giống bắt đầu có biểu hiện chệch hướng trong đặc điểm so với nhau và so với cả bố mẹ chung của chúng.

Nhưng nếu có người hỏi làm thế nào mà một nguyên lý tương tự có thể đem áp dụng vào tự nhiên? Tôi khẳng định nó có thể và đang phát huy tác dụng mạnh mẽ nhất trong tự nhiên, từ thực tế đơn giản là các loài con cháu của bất kỳ một loài nào càng khác biệt trong cấu trúc, thể trạng và thói quen thì chúng càng có khả năng chiếm giữ nhiều nơi hơn trong thế giới tự nhiên, và có điều kiện gia tăng số lượng.

Chúng ta có thể nhìn thấy rõ điều này trong trường hợp của các động vật có thói quen đơn giản. Lấy trường hợp của loài động vật ăn thịt bốn chân làm ví dụ. số lượng mà một nước có thể chứa chúng đã đạt mức trung bình từ lâu. Nếu sức mạnh tự nhiên của sự tăng trưởng số lượng có điều kiện phát huy ảnh hưởng, thì nó sẽ có thế làm tăng số lượng (ở nước không trải qua bất cứ thay đổi nào trong điều kiện của nó) chỉ bằng cách các con cháu biến đổi của nó chiếm những nơi mà hiện đang có động vật khác ngụ cư: ví dụ, một vài trong số chúng có khả năng bắt con mồi dạng mới, hoặc là đã chết hoặc là còn sống; một sổ có điều kiện sống mới, trèo cây, bơi lội, và có lẽ một số trở nên ít thích ăn thịt tươi hơn. Con cháu của các động vật ăn thịt càng trở nên đa dạng trong cấu trúc và tính cách thì chúng có thể chiếm giữ càng có nhiều nơi sống hơn. Điều mà đúng với một con vật thì cũng hoàn toàn đúng với các loài khác – tức là nếu chúng biến đổi – nếu không thì sự lựa chọn của tự nhiên không thể có tác động gì. Và như thế nó cũng áp dụng được cho thực vật. Điều này đã được chứng minh thông qua thí nghiệm. Nếu trên một mảnh đất người ta trồng một loài cỏ, và trên một mảnh đất khác có điều kiện tương tự, người ta trồng vài lớp cỏ khác nhau, một số lượng lớn hơn các cây và trọng lượng nặng hơn cỏ khô có thể nhờ đó được tạo thành. Tình trạng tương tự cũng xảy ra khi người ta gieo trên các mảnh đất giống nhau một biến thể và vài biến thể hỗn họp của lúa mì. Với lý do này, nếu một loài có tiếp tục biến đổi và những biến thể đó được lựa chọn liên tục nhưng khác nhau mọi mặt như những loài và lớp riêng biệt khác so với nhau, một số lượng lớn hơn các cá thể cây của loài cỏ này, bao gồm cả con cháu biến đổi của nó, sẽ có khả năng sống tốt trên cùng mảnh đất. Và chúng ta biết rõ ràng mỗi loài và mỗi biến thể cỏ hàng năm sinh ra vô khối hạt giống. Như thế chúng ta có thể nói nó đang cố gắng tột độ để gia tăng số lượng của mình. Kết quả là, tôi dám chắc qua hàng nghìn thế hệ , những biến thể nổi bật nhất của một loài cỏ luôn luôn có cơ hội tốt nhất để thành công và phát triển số lượng, và nhờ đó thay thế các biến thể ít khác biệt hơn; và các biến thể mà được ban cho đặc điểm rất khác biệt thì được xếp vào loài.

Tính xác thực của nguyên lý, sự đa dạng hóa mạnh mẽ trong cấu trúc có thể duy trì ở mức độ lớn số lượng dạng thức sống, được minh chứng bằng nhiều thực tế tự nhiên. Trên một khu vực cực kỳ nhỏ bé, nhất là nếu không bị cô lập, hoàn toàn mở cho sự di cư, và nơi mà sự cạnh tranh giữa các cá thể phải mãnh liệt, chúng ta hầu như bao giờ cũng tìm thấy tính đa dạng lớn trong loài cư ngụ. Ví dụ: tôi tìm thấy trên một đất rộng chín mươi centimet và dài 120 centimet, nằm trong điều kiện không thay đổi nhiều năm rồi, có hai mươi loài cây chúng thuộc về mười tám lớp và tám nhóm, mà cho thấy các loài cây này khác nhau như thế nào. Như vậy chính là với tất cả cây và côn trùng trên những hòn đảo nhỏ cô lập đồng đều; và cũng như vậy trong các hồ ao nước ngọt nhỏ. Những người nông dân nhận thấy họ có thể tạo ra thức ăn bằng cách trồng gối vụ các cây thuộc về những nhóm khác biệt nhất: tự nhiên theo cái có thể được gọi là sự luân phiên đồng thòi. Đa số động vật và thực vật sống xung quanh một mảnh đất nhỏ, có thể sống trên đó (giả thiết là nó không có gì đặc biệt trong tính chất của nó), và cố gắng hết sức để có thể sống trên đó. Nhưng người ta nhận ra là nen mà chúng gặp sự cạnh tranh khốc liệt với các dạng sống khác, những lợi thế của sự đa dạng hóa trong cấu trúc, đi kèm với những khác biệt của thói quen, quyết định các cư dân sống gần chen lấn nhau, sẽ, theo đúng quy luật chung, thuộc về cái mà chúng ta gọi là các lớp và nhóm khác biệt.

Nguyên lý tưomg tự được tìm thấy trong quá trình tự nhiên hóa của các cây nhờ có tác nhân con người trên đất lạ. Người ta có thể đã trông đợi rằng những cây thành công trong quá trình tự nhiên hóa trên bất kỳ loại đất nào nói chung thường sẽ trở nên gần gũi với loài bản địa; bởi vì chúng thường được coi là được tạo ra một cách đặc biệt và thích nghi với nước của chính mình. Người ta cũng có lẽ đã trông đợi những cây tự nhiên hóa đã thuộc về một vài nhóm đặc biệt thích hợp nhất với điều kiện sống nhất định tại nơi ở mới của chúng. Nhưng trường hợp này rất là khác biệt; và ông Alph De Candolle nhận xét chuẩn xác trong tác phẩm vĩ đại và đáng ngưỡng mộ rằng các quần thể thực vật, thông qua quá trình tự nhiên hóa cân xứng với số lượng các lớp và loài nhiều hơn trong lớp mới hơn là trong loài mới. Xin đưa ra một ví dụ duy nhất: trong lần tái bản cuối cùng cuốn Manual of the Flora the Northen United States của tiến sỹ Asa Gray, 260 loài cây được tự nhiên hóa được liệt kê và chúng thuộc về 162 lớp. Do đó chúng ta thấy rằng những cây tự nhiên hóa này hết sức đa dạng. Trong số 162 lớp, không ít hơn 100 lớp không phải là bản địa ở đó. Như thế có nghĩa là một số lượng lớn lớp thực vật đã được thêm vào ở các bang này.

Bằng việc xem xét đặc tính của động vật và thực vật đã cạnh tranh thành công với loài bản địa trên bất cứ nước nào, và nhờ đó trở thành một trong những loài bản địa mới ở đó, chúng ta có thể rút ra được ý tưởng ban đầu theo cách vài cá thể bản địa phải được chỉnh đổi nhàm thu được các lợi thế hơn so với các cá thể bản địa khác. Tôi nghĩ chúng ta có thể ít nhất suy luận rằng sự đa dạng hóa trong cấu trúc, thêm vào các khác biệt mang tính loài mới, có lẽ đã có lợi cho chúng.

Lợi thế của sự đa dạng hóa trong các cư dân cùng trên một vùng, trên thực tế, là tương tự như lợi thế của sự phân công lao động sinh lý học của các bộ phận trên một cơ thể – một vấn đề được trình bày hết sức chi tiết bởi ông Milne Edwards. Không một nhà sinh lý học nào nghi ngờ là cái dạ dày, bằng cách làm được thích nghi với việc tiêu hóa chỉ rau mà thôi, hay cùi không, hút chất dinh dưỡng nhiều nhất từ các chất này. Như thế trong điều kiện của bất cứ mảnh đất nào, cây cối và động vật càng trở nên đa dạng thì số lượng chúng có thể sống trên mảnh đất đó càng lớn. Một hệ các động vật với tổ chức của chúng ít có tính đa dạng, khó có thể cạnh tranh với một hệ động vật khác mà đa dạng hơn trong cấu trúc. Ai đó có thể nghi ngờ, ví dụ như, loài thú có túi ở úc, những con được chia thành nhóm khác biệt nhưng nhỏ so với nhau, và đại diện hết sức mờ nhạt cho loài động vật có vú ăn thịt, nhai lại, và gặm nhấm của chúng ta, như ông Waterhouse và những người khác nhận xét, có thể cạnh tranh thành công với những nhóm phân loại rõ rệt. Với loài động vật có vú ở úc, chúng ta chứng kiến quá trình đa dạng hóa tại giai đoạn phát triển ban đầu và không đầy đủ.

Sau cuộc thảo luận ở trên mà chắc chắn đã phải rất dài, tôi nghĩ chúng ta có thể thừa nhận các con cháu biến đổi sẽ có nhiều khả năng thành công hơn nếu chúng trở nên đang dạng trong cấu trúc, và nhờ đó sẽ lấn chiếm dần được khu đất đang có loài khác sinh sống, bây giờ chúng ta hãy cùng xem nguyên lý của ích lợi lớn được rút ra từ sự chệch hướng của đặc điểm, kết hợp với nguyên lý của sự lựa chọn tự nhiên và của sự tuyệt chủng, sẽ có xu hướng gây ảnh hưởng.

Sơ đồ dưới đây sẽ giúp chúng ta trong việc hiểu chủ đề khá phức tạp này. A tới L đại diện cho loài của một lớp lớn trong nước bản địa của nó; những loài này được giả thiết giống nhau ở những mức độ không đồng đều, như trong thực tế tự nhiên, và như nó được thể hiện trong sơ đồ bởi các chữ cái đứng cách nhau những quãng không đều. Tôi đã nói là một lớp lớn, bởi vì chúng ta đã thấy ở chương hai là nói chung thì nhiều loài lớp lớn thay đổi hơn là của lớp bé; và loài biến đổi thuộc lớp lớn sản sinh nhiều biến thể hơn. Chúng ta cũng nói rằng loài mà thông thường nhất và trải rộng khắp biến đổi nhiều hơn so với loài hiếm thấy với tầm trải rộng hạn chế. Để (A) là loài thông dụng, trải rộng và biến đổi, thuộc vào một lớp lớn trong nước của chính nó. Cái hình quạt bé của các đường chấm rẽ với chiều dài không bằng nhau tiến ra từ (A), có thể đại diện cho con cải biến đổi của nỏ. Những sự biến đổi được giả định là cực kỳ nhỏ, nhưng là đặc tính đa dạng nhất; chúng không được giả định là tất cả xuất hiện đồng thời, mà thường là sau những khoảng thời gian dài cách quãng; và cũng không giả định chúng tồn tại trong những khoảng thời gian bằng nhau. Chỉ những biến đổi có ích ở mặt này hay mặt khác sẽ được duy trì hay lựa chọn một cách tự nhiên. Và ở đây nổi lên tầm quan trọng của nguyên lý lợi ích bắt nguồn từ sự chệch hướng của tính cách; bởi do điều này nói chung thường gây ra những biến đổi khác biệt hoặc chệch hướng lớn nhất (được thể hiện bởi những đoạn chấm phía ngoài) được duy trì và tích tụ thông qua sự lựa chọn của tự nhiên. Khi một đường kẻ chấm chạm tới một trong những dòng kẻ ngang, và ở đó được đánh dấu bởi các chữ cái nhỏ hơn, một khối lượng các biến đổi được giả thiết là đã tích tụ đủ để hình thành một biến thể tưomg đối nổi bật đáng để được ghi nhận trong hệ thống công trình nghiên cứu.

Khoảng cách giữa các dòng kẻ ngang trong sơ đồ thể hiện thời gian của một nghìn thế hệ; nhưnng có lẽ sẽ là’tốt hơn nếu mỗi khoảng cách đó tượng trưng cho quãng thời gian của mười nghìn thế hệ. Sau khoảng thời gian của một nghìn thế hệ, loài (A) giả định đẻ ra hai biến thể khá nổi bật, có tên là a1 và m1. Hai biến thể này sẽ tiếp tục tiếp xúc với cùng điều kiện mà làm bố mẹ chúng biến đổi, và xu hướng tiến tới tính biến đổi bản thân nó là mang tính di truyền. Do đó, chúng sẽ có xu hướng chỉnh đổi, và thông thường biến đổi theo cách gần giống như mà cách cha mẹ chúng đã làm. Hơn nữa, hai biến thể này, chỉ là những dạng thức biến đổi ít, sẽ có xu hướng thừa kế các lợi thế giúp cho loài cha mẹ chung (A) đông đúc nhất hơn các dạng thức khác cư ngụ trong cùng một nước; chúng sẽ có những lợi thế giúp lớp mẹ chung của chúng trở thành một lớp lớn trong nước bản địa. Và chúng ta biết điều kiện này là thuận lới cho việc tạo ra các biến thể mới.

Nếu sau đó hai biến thể này thay đổi, những biến đổi chệch hướng nhất của chúng thường sẽ được lưu giữ trong suốt một nghìn thế hệ kế tiếp. Và sau quãng thời gian này, biến thể giả định aỉ trong biểu đồ đã cho ra biến thể a2, mà sẽ, theo như nguyên lý của sự chệch hướng, sẽ khác biệt so với (A) nhiều hơn là al. Tương tự như thế với biến thể giả định ml. Nó cho ra biến thể m2 và s2, khác nhau và càng khác hơn so với bố mẹ chung (A). Chúng ta có thể tiếp tục quá trình này với những bước tương tự và không hạn chế về mặt thòi gian, một số biến thể, sau mỗi một nghìn năm, chỉ sinh ra một biến thể duy nhất; nhưng trong điều kiện bị biến đổi nhiều hơn. Và trong điều kiện bị biến đổi nhiều hơn, một số cho ra hai hoặc ba biến thể, và một số chẳng cho con nào. Do đó, những biến thể hay con cháu biến đổi, có nguồn gốc chung từ cùng cha mẹ, chúng sẽ tiếp tục gia tăng số lượng và ngày càng phát triển khác biệt. Trong sơ đồ, quá trình này được thể hiện lên đến thế hệ thứ mười nghìn, và trong một dạng cô đọng, đơn giản hóa tới thế hệ thứ mười bốn nghìn.

Nhưng tôi phải nói không giả định quá trình đó diễn ra đúng theo trình tự như nó được thể hiện trên sơ đồ, mặc dù trong bản thân nó có sự không thường xuyên, tôi không bao giờ cho là những biến thể phát triển lệch hướng nhất so với loài cha mẹ của chúng nhất sẽ luôn luôn thắng thế và nhân rộng: một dạng trung gian có thể thường tồn tại lâu, và có thể hoặc có thể không sản sinh ra hơn một con cháu biến đổi; vì sự lựa chọn của tự nhiên sẽ luôn gây tác động theo tính chẩt của nơi mà hoặc không bị chiếm giữ hoặc bị chiếm giữ không hoàn toàn bởi các cơ thể sống; và điều này sẽ phụ thuộc vào mối quan hệ phức tạp vô cùng. Nhưng theo quy luật chung, cấu trúc của con cháu của bất kỳ loài nào càng đa dạng, thì chúng càng có khả năng chiếm giữ nhiều nơi mới, và số lượng cá thể biến đổi của chúng tăng lên càng nhiều. Trong sơ đồ của chúng ta, đường của sự kế tiếp bị đứt gãy theo những quãng thòi gian đều đặn bởi những chữ số nhỏ đánh dấu các dạng thức kế tiếp nhau có độ khác biệt đủ lớn để được coi là biến thể. Nhưng những sự đứt đoạn đó là tưởng tượng, và có thể đã được đặt ở bất cứ đâu, sau những khoảng thời gian đủ dài để cho có được phép sự tích tụ một khối lượng lớn các biến đổi lệch hướng.

Do tất cả các Con cháu biến đổi của một loài thông thường và phân bố rộng khắp, thuộc vào một lớp lớn, sẽ có xu hướng được di truyền lại một số lợi thế tương tự đã giúp cha mẹ chúng thành công trong cuộc sống, nên chúng sẽ tiếp tục tăng lên về số lượng cũng như sự chệch hướng trong đặc điểm: kết luận này được thể hiện trên sơ đồ bằng một vài nhánh tỏa ra từ (A). Đứa con biến đổi của các nhánh sau và của các nhánh được cải thiện tốt hơn trong các dòng con cháu có lẽ sẽ thường giành lấy chỗ của nó, do đó sẽ tiêu diệt đứa con của nhánh trước hoặc nhánh kém được cải thiện hơn. Hiện tượng này được thể hiện trên biểu đồ là những nhánh thấp hơn không chạm tới được những đường kẻ ngang cao hơn. Trong một vài trường hợp, tôi không nghi ngờ là quá trình của sự biến đổi sẽ bị hạn chế trong một đường thế hệ duy nhất, và số lượng con cháu sẽ không phát triển thêm; mặc dù khối lượng biến đổi lệch hướng có lẽ đã gia tăng trong các thế hệ kế tiếp. Trường hợp này sẽ được biểu diễn trên sơ đồ, nếu chúng ta loại bỏ tất cả các đường xuất phát từ (A), trừ những đường từ al tói aio. Ví dụ, theo cách giống như thế, giống ngựa đua nước Anh và giống chó đánh hoi cũng của nước Anh rõ ràng là đều tiếp tục phát triển đặc điểm chệch hướng một cách chậm chạp so với loài bố mẹ ban đầu mà không hoặc là tạo ra bất kỳ nhánh hay giống mới nào.

Sau mười nghìn thế hệ, loài (A) được giả định đã sinh ra ba dạng, a10,f10, và m10, những dạng mà đã phát triển sai khác trong đặc điểm trong suốt các thế hệ kế tiếp và sẽ trở nên khác nhau lớn nhưng có lẽ sự khác nhau là không đồng đều, và khác so với loài cha mẹ chung của chúng. Nếu chúng ta giả thiết khối lượng thay đổi giữa mỗi dường kẻ nằm ngang trong sơ đồ của chúng ta là quá nhỏ bé, ba dạng này có thể vẫn chỉ là các biến thể có đặc điểm nổi bật; hay chúng nằm trong loại đầy nghi ngờ của tiểu loài; nhưng chúng ta chỉ phải giả thiết có nhiều bước hơn hoặc khối lượng lớn hơn trong quá trình của sự biến đổi, để chuyển ba dạng thức này thành ba loài có thể định nghĩa rành mạch: như vậy sơ đồ này minh họa những bước mà qua đó những biến đổi nhỏ của các cá thể khác biệt trở thành những điểm khác nhau lớn hơn của các loài phân biệt. Bằng cách tiếp tục quá trình tương tự với số lượng các thế hệ nhiều hơn (như được miêu tả trong sơ đồ một cách đơn giản và sơ lược), chúng ta có được tám loài, đánh dấu bởi các chữ cái từ a14 đến mỉ 4, tất cả đều xuất phát từ (A). Chính vì thế tôi khẳng định loài đã được nhân lên và lớp được hình thành.

Trong một lớp, có khả năng hơn một loài biến đổi. Trong sơ đồ, tôi giả thiết rằng loài thứ hai (I), thông qua các bước tương tự, sau mười nghìn thế hệ, đã cho ra hoặc là hai biến thể nổi bật (w10 và zlơ) hoặc hai loài, theo như khối lượng của sự thay đổi được giả định là bởi hiện khoảng cách giữa hai dòng kẻ ngang. Sau mười bốn nghìn thế hệ, sáu loài, đánh dấu bằng các chữ cái từ n14 tới z14, được giả thiết đã sinh ra trong mỗi lớp loài mà đã cực kỳ khác biệt trong đặc điểm, sẽ có xu hướng sản sinh ra số lượng con cháu lớn nhất; vì những loài này sẽ có cơ hội tốt nhất để chiếm giữ những nới mới trong thế giới tự nhiên: do đó trong sơ đồ này, tôi đã lựa chọn loài cuối cùng (A), và gần cuối cùng (I) vì chúng đã biến đổi lớn, đã tạo ra loài và biến thể mới. Chín loài khác (được đánh dấu bởi các chữ cái hoa) của lớp gốc của chúng ta có thể trong một giai đoạn dài tiếp tục đẻ ra những con cháu không thay đổi; và điều này được thể hiện trên sơ đồ bằng những dòng kẻ đứt quãng không kéo dài quá lên trên từ chỗ trống.

Nhưng trong suốt quá trình biến đổi, được miêu tả trong sơ đồ, một nguyên lý khác, có tên là nguyên lý của sự tuyệt chủng, sẽ có vài trò nhất định. Như trong những nước có nhiều cá thể, sự lựa chọn của tự nhiên nhất định ảnh hưởng tới những dạng thức được lựa chọn có lợi thế hơn so với các dạng khác trong cuộc đấu tranh sinh tồn, sẽ có một xu hướng liên tục trong những con cháu được cải thiện của một loài bất kỳ thay thế và xóa sổ trong mỗi giai đoạn kế tiếp những con trước đó và bố mẹ gốc của chúng. Bời vì chúng ta nên nhớ rằng sự cạnh tranh thường khốc liệt nhất giữa những dạng mà có mối quan hệ gần gũi nhất trong thói quen, thể trạng và cấu trúc. Vì thế, tất cả những dạng trung gian nằm giữa giai đoạn đầu và giai đoạn cuối, tức là nằm giữa mức độ cải thiện nhiều và ít của một loài, cũng như bản thân loài cha mẹ gốc, nói chung là có xu hướng bị tuyệt chủng. Như vật có lẽ là nó sẽ cùng với nhiều dòng cùng họ nhưng khác chi sẽ bị đánh bại bởi những dòng con cháu sau này và được cải thiện. Tuy nhiên nếu đứa con biến đổi của một loài lọt vào một nước khác biệt, hay trờ nên thích nghi nhanh chóng với điều kiện sống mới, mà tại đó loài con và bố mẹ không phải cạnh tranh với nhau, thì cả hai loài sẽ cùng tồn tại.

Nếu sơ đồ của chúng ta giả thiết thể hiện một khối lượng biến đổi đáng kể, loài (A) và tất cả các biến thể trước đó sẽ tuyệt chủng, bị thay thế bởi tám loài mới (từ a14 tới m14), và (I) sẽ bị thay thế bởi sáu loài mới (từ n14 tới z14).

Nhưng chúng ta có thể còn đi xa hơn nữa. Loài gốc trong lớp của chúng ta được giả thiết là giống nhau nhưng với mức giống khác nhau, nhự là hay xảy ra trong tự nhiên; loài (A) có quan hệ gần gũi với (B), (C), và (D) hơn so với các loài khác. Hai loài (A) và (C) được cho là rất phổ biến và trải rộng khắp khiến cho chúng ban đầu phải có lợi thế hơn đối với hầu hết các loài trong lớp đó. Con cháu biến đổi của chúng, mười bốn qua mười bốn nghìn thế hệ, sẽ có lẽ đã thừa hưởng một số lợi thế: chúng cũng được biến đổi và cải thiện theo một cách khác biệt tại mồi giai đoạn kế tiếp, để cho trở nên thích nghi với nhiều với nhiều noi liên quan trong môi trường tự nhiên nước của chúng. Vì thế tôi cảm thấy rất có khả năng là chúng chiếm lấy vị tri và như vậy sẽ xóa sổ không chỉ loài cha mẹ (A) và (1) của chúng mà còn úoa sổ cả một số loài gốc có quan hệ khá gần gũi với loài bố mẹ của chúng. Rất ít loài gốc sẽ sinh con cái cho đến thế hệ thứ mười bốn nghìn. Chúng ta có thể giả định rằng chỉ một (F), trong số hai loài mà có quan hệ kém gần gũi nhất với chín loài gốc khác, đã sinh con đẻ cái cho đến giai đoạn muộn sau này.

Loài mới trong sơ đồ của chúng ta bắt nguồn từ mười một loài bản địa bây giờ sẽ là số mười lăm. Do xu hướng phát triển lệch của sự lựa chọn tự nhiên, khối lượng khác biệt trong đặc điểm giữa loài a14 và z14 sẽ lớn hơn nhiều so với giữa những loài khác nhau nhất trong mười một loài nguyên gốc. Hơn nữa, các loài mới sẽ là họ hàng của nhau theo một cách khác biệt lớn. Trong số tám con cháu bắt nguồn từ (A), ba biến thể được đánh dấu là a14, q14 và p14 sẽ có mối quan hệ khá gần nhau do nằm trên nhánh aio, b!4 và f14, bắt đầu chệch hướng từ ứj, sẽ trong một mức độ nhất định khác so với ba loài đặt tên đầu tiên. Cuối cùng a!4, H4, và m14, gần như có liên quan với nhau nhưng bắt đầu chệch hướng từ giai đoạn khởi đầu của quá trình biến đổi, sẽ khác biệt lớn so với năm loài khác, và có thể tạo nên một tiểu lớp hay thậm chí là một lớp riêng biệt.

Sáu con cháu từ (I) sẽ tạo thành hai tiểu lớp hay thậm chí hai lớp. Nhưng do (I) khác biệt lớn so với (A), đứng gần ở điểm cực của lớp nguyên gốc, sáu con cháu của (I), nhờ có sự di truyền, khác biệt lớn so với tám con cháu từ (A); hai nhóm này được giả thiết là tiếp tục phát triển theo hai chiều hướng khác nhau. Những loài trung gian, cũng (hết sức đáng lưu tâm), mà nối loài gốc (A) và loài gốc (I), đều bị tuyệt chủng ngoài trừ (F), và không để lại con cháu nào. Do đó, sáu loài mới bắt nguồn từ (I), và tám bắt nguồn từ (A), sẽ phải được xếp là lớp riêng biệt hoặc thậm chí là tiểu gia đình riêng rẽ.

Nhưng tôi tin là hai lớp hoặc nhiều hơn nữa được sinh ra bởi loài gốc, với sự biến đổi, từ hai loài hoặc nhiều hơn của cùng một lớp. Và hai loài bố mẹ hoặc nhiều hơn nữa được giả định bắt nguồn từ một loài của một lớp trước. Trong sơ đồ của chúng ta, nó được biểu hiện bởi các đường đứt gãy, bên dưới các chừ cái in hoa, tiến tới trong tiểu nhánh đi xuống một điểm duy nhất; điểm này đại diện cho một loài duy nhất, loài cha mẹ giả định của một vài tiểu lớp và lớp của chúng ta.

Chúng cũng nên suy nghĩ một chút về đặc điểm của loài mới (F14), loài mà không được giả định đa dạng nhiều trong đặc điểm, nhưng vẫn giữ dạng thức của (F); hoặc là không thay đổi hoặc thay đổi rất ít. Trong trường hợp này, mối quan hệ gần gũi của nó với mười bốn loài mới khác sẽ gây tò mò và lằng nhàng. Do bẳt nguồn từ một dạng đứng giữa loài (A) và (I), bây giờ lại được giả định là tuyệt chủng và chưa được biết tới, trong một mức độ nào đó, nó sẽ có đặc điểm trung gian giữa hai nhóm xuất phát từ những loài này. Song do hai nhóm này tiếp tục phát triển xa nhau trong đặc điểm từ kiểu của loài bố mẹ, loài mới (F14) sẽ không trực tiếp là loài trung gian giữa chúng, mà là giữa loại của hai nhóm; và mọi nhà tự nhiên học đều có thể nghĩ ra những trường hợp như vậy ở trong đầu. Trong sơ đồ, mỗi đường kẻ ngang được giả định cho đến nay là thể hiện một nghìn thế hệ, nhưng mỗi cái có thể tượng trưng cho hàng triệu hoặc hàng trăm triệu thế hệ và tương tự như thế sự lựa chọn của các địa tầng liên tiếp của vỏ trái đất bao gồm cả tàn tích của loài bị tuyệt chủng. Khi chúng ta tới chương Địa chất, sẽ phải nhắc lại chủ đề này, và tôi nghĩ chúng ta lúc đó sẽ thấy sơ đồ này làm sáng tỏ mối quan hệ gần gũi của những loài tuyệt chủng, cho dù thông thường thuộc về cùng một nhóm, hay gia đình, hay lớp với những loài hiện đang tồn tại, thường, trong một mức độ nào đó, là trung gian về tính cách giữa các nhóm đang tồn tại; và chúng ta có thể hiểu được thực tế này, bởi vì loài bị tuyệt chủng đã sống ở thời đại xa xưa khi nhánh của loài gốc phát triển chệch hướng ít.

Tôi không thấy lý do để hạn chế quá trình biến đổi

như bây giờ được giải thích trong sự hình thành chỉ một loài. Nếu, trong sơ đồ, chúng ta giả thiết số lượng sự thay đổi được biểu hiện bàng mỗi nhóm kế tiếp của các đường kẻ chấm tỏa ra là rất lớn, các dạng đánh dấu bởi a!4 tới p14, dạng dánh dấu bởi bỉ4 tới f14, và dạng đánh dấu bởi a14 tới m14 sẽ tạo thành ba lớp rất riêng biệt. Chúng ta cũng sẽ có hai lớp rất riêng biệt từ loài (I), và như hai lớp sau này đều từ sự chệch hướng liên tục của đặc điểm và từ sự di truyền từ một loài cha mẹ khác biệt, sẽ có khác biệt so với ba lớp bắt nguồn từ (A), hai nhóm nhỏ của các lớp sẽ tạo thành hai gia đình khác biệt, thậm chí hai hệ, theo như khối lượng biến đổi chệch hướng được giả định thể hiện trên sơ đồ. Và hai gia đình, hay thế hệ mới sẽ có nguồn gốc từ hai loài của lớp đầu tiên; và hai loài được giả định bắt nguồn từ một loài của một lớp cổ xưa hơn và vẫn chưa được biết tới.

Chúng ta đã biết rằng trong mỗi nước, chính loài thuộc lớp lớn rất hay cho nhiều biến thể hay loài mới hơn. Thực sự điều này chắc đã được trông đợi: vì sự lựa chọn tự nhiên tác động thông qua một dạng có lợi thế so với các dạng khác trong cuộc chiến sinh tồn, nó chủ yếu tác động tới những loài mà đã có lợi thế và độ lớn của bất kỳ nhóm này thể hiện loài của nó đã được di truyền lại một số lợi thế từ tổ tiên chung. Chính vì thế, cuộc chiến để sản sinh ra con cháu mới và biến đổi sẽ chủ yếu là giữa những nhóm lớn đang cố gia tăng số lượng của chúng. Một nhóm lớn sẽ dần dần chậm chạp đánh bại nhóm lớn khác, giảm số lượng của nó và do đó giảm đi cơ hội biến đổi và cải

thiện tốt hơn nữa của nhóm đó. Trong cùng một nhóm lớn, những tiểu nhóm về sau và thích nghi tốt, nhờ vào sự tỏa rộng ra và chiếm lấy nhiều nơi cư ngụ mới trong môi trường tự nhiên sẽ liên tục có xu hướng thay thế và tiêu diệt những tiểu nhóm trước đó và kém cải thiện hơn. Những nhóm nhỏ, manh mún và tiểu nhóm cuối cùng sẽ có xu hướng biến mất. Nhìn về tương lai chúng ta có thể dự đoán những nhóm của các cá thể hữu cơ mà hiện tại là rộng lớn và phát triển mạnh mẽ, và ít bị xé nhỏ nhất thì chúng sẽ ít có khả năng bị tuyệt chủng nhất và sẽ trong một thời gian dài tiếp tục nhân lên về mặt số lượng. Nhưng nhóm nào rốt cuộc sẽ thắng thế, không một người nào có thể đoán trước được vì chúng ta biết rõ ràng rất nhiều nhóm trước đây phát triển vô cùng mạnh mẽ nhưng bây giờ đã bị tuyệt chủng. Nhìn xa hơn nữa về tương lai, chúng ta có thể tiên liệu là do sự tăng trưởng liên tục và đều đặn của các nhóm hơn, một số lượng lớn các nhóm nhỏ hơn sẽ bị tuyệt chủng hoàn toàn và không để lại bất cứ một con cháu biến đổi nào; và kết quả là những nhóm loài đó tại bất kỳ giai đoạn nào rất ít trong số chúng sẽ đẻ ra con cháu trong tương lai. Tôi sẽ quay lại chủ đề này trong chương về Sự phân loại. Nhưng tôi xin nói thêm rằng trên quan điểm về rất ít các loài cổ đại hơn sinh sản con cháu và trên quan điểm tất cả các con cháu của cùng loài tạo thành một lớp, chúng ta có thể hiểu như thế nào mà chỉ tồn tại rất ít trong mỗi nhánh chính của các vương quốc động thực vật. Mặc dù rất ít loài cổ đại bây giờ có thể có con cháu đang sống và biến đổi, song tại giai đoạn địa chất xa nhất, trái đất đã có thể được bao phủ bởi rất nhiều loài của nhiều lớp, nhóm hay gia đình như hiện nay.

Tóm tắt chương – Nếu theo dòng thời gian và trong điều kiện sổng biến đổi, tất cả các cơ thể sống biến đổi vài phần trong tổ chức của chúng; nhờ vào sức manh tăng của cấp số nhân của mỗi loài, tại tuổi, mùa hay năm nào đó, một cuộc cạnh tranh sinh tồn khốc liệt, và điều này chắc chắn cũng không có gì phải bàn cãi; và xét về tính cực kỳ phức tạp của mối quan hệ giữa các cá thể sống với nhau và với điều kiện sống, dẫn tới tính đa dạng vô cùng trong cấu trúc, thể trạng và tính cách có lợi cho chúng, tôi nghĩ nó sẽ là một thực tế vô cùng đáng kinh ngạc nếu không có sự thay đổi nào hữu ích cho bản thân cá thể sống xuất hiện giống như cách mà nhiều biến đổi hữu ích xuất hiện đối với loài người. Nhưng nếu biến đổi có lợi cho bẩt kỳ một dạng sống nào thì chắc chắn các cá thể đó sẽ được duy trì trong cuộc đấu tranh sinh tồn; và theo như nguyên lý di truyền chúng sẽ có xu hưởng đẻ ra những đứa con có đặc điểm, lợi thế tương tự. Nguyên lý của sự Duy trì, mà tôi gọi là Sự lựa chọn của Tự nhiên để cho ngắn gọn. Sự lựa chọn của tự nhiên, trên nguyên lý số lượng được di truyền tại giai đoạn tương ứng, có thể chỉnh đổi trứng, hạt giống và đứa con dễ dàng như chỉnh sửa cá thể trưởng thành. Trong số nhiều động vật, sự lựa chọn giống sẽ hỗ trợ sự lựa chọn thông thường, bằng việc đảm bảo rằng đối với các con đực khỏe và thích nghi tốt nhất thì sẽ cho ra nhiều con cái nhất. Sự lựa chọn giống cũng sẽ chỉ di truyền lại các đặc tính có lợi cho mình con đực thôi.

Liệu sự lựa chọn của tự nhiên có thực sự phát huy ảnh hưởng trong tự nhiên hay không, biến đổi và làm thích nghi nhiều dạng thức sống với điều kiện môi trường xung quanh phải được xem xét theo chiều hướng chung và sự cân bằng của các bằng chứng sẽ được đưa ra ở chương tiếp sau. Nhưng chúng ta cũng biết sự lựa chọn của tự nhiên gây ra tuyệt chủng như thế nào; và sự tuyệt chủng lớn như thế nào trong lịch sử thế giới đã được địa chất học làm sáng tỏ. Sự lựa chọn của tự nhiên cũng dẫn đến sự chệch hướng của đặc điểm bởi vì càng nhiều cơ thể sống có thể tồn tài trên cùng một khu vực thì cấu trúc, thói quen và thể trạng của chúng càng khác nhau. Chúng ta có thể thấy bằng chứng ở trong những loài cư ngụ trên một mảnh đất nhỏ hay trong sản phẩm tự nhiên hóa. Vì thế trong suốt quá trình biến đổi các con cháu của bất cứ một loài nào, trong suốt cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ để phát triển số lượng giữa tất cả các thực thể sống, các con cháu này càng trở nên đa dạng, thì chúng càng có nhiều cơ hội chiến thắng trong cuộc chiến giành sự sống. Những khác biệt nhỏ của biến thể riêng biệt trong cùng loài sẽ liên tục có xu hướng tăng lên cho đến khi những khác biệt này có độ lớn bằng với các khác biệt giữa loài thuộc cùng lớp.

Chúng ta đã biết là chính các loài thông thường, xuất hiện ở nhiều nơi, có tầm hoạt động rộng lớn, thuộc về những lớp lớn biến đổi nhiều nhất; và những loài này sẽ có xu hướng di truyền lại cho con cháu của chúng những đặc điểm nổi trội giúp đã giúp chúng trở thành loài thống trị và do đó cũng giúp con cháu trở thành loài nổi trội nhất trong nước bản địa của chúng. Như tôi đã nhận xét sự lựa chọn của tự nhiên cũng dẫn đến sự chệch hướng trong đặc điểm và sự tuyệt chủng của nhiều loài không được cải thiện hay cải thiện ít và loài trung gian. Dựa trên các nguyên lý này, tôi tin rằng tính chất của mối quan hệ gần gũi của tất cả các cá thê co thể được giải thích. Nó thực sự là một điều tuyệt vời – sự tuyệt vời mà chúng ta thường hay không nhận ra do tính quen thuộc – rằng tất cả động vật và thực vật trong suốt lịch sử và trên khắp mọi nơi có mối quan hệ với nhau trong nhóm nằm trong nhóm, theo cách mà chúng ta ở mọi nơi trông thấy – tức là biến thể của cùng loài có quan hệ gần gũi với nhau nhất, các loài thuộc về một lớp quan hệ kém gần gũi hơn và mối quan hệ giữa chúng không đồng đều, tạo thành các phân đoạn và tiểu lớp, các loài thuộc các lớp riêng biệt lại càng ít có quan hệ và các loài quan hệ với nhau trong mức độ khác nhau tạo thành tiểu gia đình, gia đình, hệ, tiểu lớp và lớp. Những nhóm phụ trong bất cứ lớp nào không thể được xếp vào một tập thể duy nhất, mà có vẻ nên là những cụm xung quanh một điểm, và những nhóm khác xung quanh điểm khác, và cứ như thế trong một chu trình không có điểm dừng. Nếu dựa vào quan điểm mỗi loài được tạo ra một cách độc lập so với nhau, tôi không tìm ra được bất cứ một sự giải thích nào cho việc phân loại các cá thể sống; nhưng với tất cả những gì mà tôi hiểu thì sự phân loại có thể được giải thích dựa trên sự di truyền và ảnh hưởng phức tạp của sự lựa chọn tự nhiên, gây nên sự tuyệt chủng và sự chệch hướng của đặc điểm, như chúng ta đã thấy là nó được minh họa trên sơ đồ.

Mối quan hệ gần gũi giữa các cá thể thuộc cùng một lớp đôi khi có thể được biểu diễn bàng hình ảnh của một cành to. Tôi cho là sự ví von này nói lên phần lớn sự thật. Cành non xanh có thể đại diện cho loài và những cành non mà được sinh ra từ năm trước có thể đại diện cho chuỗi liên tiếp của các loài bị tuyệt chủng. Tại mỗi giai đoạn của sự tăng trưởng, tất cả các cành non đang phát triển đều cố gắng vươn dài ra từ mọi phía, và vượt trội hơn rồi tiêu diệt các cành con xung quanh tương tự như cách mà loài và nhóm loài cổ chế ngự các loài khác trong cuộc chiến vĩ đại giành lẩy sự sổng. Các phiến lá dài được chia thành nhiều nhánh lớn, và nhánh này thành những nhánh ngày càng bé hơn dã từng, khi cây còn bé, là cành non. Mối quan hệ giữa những chồi trước đó và chồi hiện tại bằng cách phân nhánh có thể đại diện tốt cho sự phân loại của tất cả các loài còn tồn tại và đã tuyệt chủng thành nhóm thuộc nhóm. Trong số rất nhiều nhánh con mà phát triển mạnh mẽ khi cây chỉ là các bụi nhỏ, chỉ có hai hoặc ba nhánh là phát triển thành các nhánh lớn, tồn tại và chứa đựng tất cả các nhánh khác; do đó với những loài sống qua các giai đoạn địa chất dài, rất ít hiện giờ có con cháu đang tồn tại và biến đổi. Từ sự phát triển đầu tiên của cây, nhiều phiến lá và cành bị thối rữa, rơi rụng; và những nhánh nhiều loại cỡ bị rụng này có thể đại diện cho toàn bộ nhóm, gia đình và lớp mà hiện giờ không hề có đại diện nào, chúng ta chỉ biết đến chúng nhờ vào các di tích hóa thạch. Như chúng ta có thể nhìn thấy ở đâu đó một nhánh cây khẳng khiu lan rộng mọc từ một chạc ba nam dưới thấp ở cây, và nó may mắn gặp điều kiện sống thuận lợi và vẫn còn tồn tại trên đỉnh, tương tự như thế, chúng ta đôi khi nhìn thấy các con vật như Omithorhychus và Lepidosiren, trong một mức độ nhỏ liên kết hai nhánh lớn của sự sống hàng mối quan hệ gần gũi của nó, cái mà chắc chắn đã tránh được sự cạnh tranh nghiệt ngã nhờ sống ở nơi được bảo vệ. Do các chồi non phát triển giúp các chồi non mới phát triển theo, và những chồi non này, nếu mạnh khỏe vươn ra từ mọi phía và vượt trội hơn các nhánh yếu hơn, và sau một thế hệ, tôi tin nó đã cùng với Cây của Sự sống vĩ đại, cái mà lấp vỏ trái đất với những nhánh chết và bị gãy của nó và bao phủ bề mặt với sự tỏa nhánh và các nhánh cây tuyệt đẹp.

Sự lựa chọn của tự nhiên – Sức mạnh của nó so với sức mạnh của sự lựa chọn do con người – Sức mạnh của nó đối với các đặc tính kém quan trọng – Sức mạnh của nó đối với mọi lứa tuổi và giới tính – Sự lựa chọn giới tính – về tính tổng quát của sự lai giống giữa các cá thể của cùng một loài – Các hoàn cảnh sống thuận lợi và bất lợi đối với sự lựa chọn tự nhiên, bao gồm sự lai giống, sự cô lập, số lượng cá thể – Tác động chậm – Sự tuyệt chủng gây ra bởi sự lựa chọn của tự nhiên – Sự chệch hướng của đặc điểm, liên quan đến tính đa dạng của cư dân sống bất cứ trong một khu vực nhỏ bất kỳ nào và với quá trình tự nhiên hóa – Ảnh hưởng của sự lựa chọn tự nhiên, thông qua sự chệch hướng của đặc điểm và tuyệt chủng, lên con cháu cùng chung bố mẹ – Giải thích tính bầy đàn của mọi cá thể sống.

Cuộc đấu tranh sinh tồn, điều mà đã được bàn luận đến, mặc dù rất tóm lược, trong chưcmg trước ảnh hưởng đến sự biến đổi như thế nào? Liệu có thể nguyên lý của sự lựa chọn mà chúng ta thấy đầy quyền uy dưới bàn tay của con người cũng áp dụng được đổi với tự nhiên? Tôi nghĩ nó có thể hoạt động tốt. Chúng ta hãy luôn nhớ tới vô số đặc điểm kỳ lạ của động, thực vật thuần hóa, và với mức độ thấp hơn những cây và con trong tự nhiên biến đổi; và xu hướng di truyền mạnh mẽ đến như thế nào. Trong điều kiện thuần hóa, người ta thực sự có thể nói rằng xét trên mức độ nào đó, toàn bộ tổ chức cơ thể trở nên dễ biến hình. Chúng ta hãy nhớ rằng mối quan hệ qua lại của tất cả các cơ thể sống với nhau và với điều kiện sống vật chất là vô cùng phức tạp và hài hòa. Liệu nó có thể bị coi là không hợp lý khi thấy rằng các thay đổi có ích cho con người chắc chắn đã xuất hiện, rằng các thay đổi khác có lợi cho mỗi cơ thể sống xét trên một phương diện cụ thể trong cuộc chiến phức tạp nhưng vĩ đại cho sự sống, đôi khi xuất hiện trong quãng thời gian của hàng nghìn thế hệ? Nếu chuyện ấy xuất hiện, liệu chúng ta có thể (xin nhớ cho là nhiều cá thể được sinh ra hơn là có thể sống sót) nghi ngờ những thực thể có bất kỳ lợi thế nào, cho dù nhỏ bé, so với cá thể khác sẽ có cơ hội tốt hơn để tồn tại và sinh sản giống loài? Mặt khác, chúng ta có thể cảm thấy chắc chắn bất kỳ sự thay đổi nào trong mức độ nhỏ nhất gây hại sẽ bị loại trừ ngay lập tức. Sự duy trì các biến đổi có ích và loại bỏ các biến đổi có hại, tôi gọi là sự lựa chọn của tự nhiên. Các biến đổi chẳng có lợi cũng chẳng có hại không bao giờ bị ảnh hưởng bởi sự lựa chọn của tự nhiên, và để cho là một nhân tố dao động, có lẽ như chúng ta thấy trong các loài được gọi là loài biến hình.

Chúng ta sẽ hiểu kỹ lộ trình có thể của sự lựa chọn tự nhiên bằng cách xem xét trường hợp của nước trải qua sự thay đổi của điều kiện sống, ví dụ như thay đổi khí hậu. số lượng cân đối của các cư dân sinh sổng hầu như ngay tức khắc sẽ thay đổi, và một vài loài có thể bị tuyệt chủng. Chúng ta có thể kết luận, dựa trên những gì mà chúng ta thấy trong tính phức tạp và gần gũi mà các cư dân của một nước gắn kết với nhau. Bất kỳ sự thay đổi nào trong sự cân đổi số lượng của một vài cư dân, không hề liên quan tới sự thay đổi khí hậu, sẽ gây ảnh hưởng lớn đến nhiều loài khác. Nếu các nước xóa bỏ đường biên giới, các dạng mới chắc chắn sẽ di cư, và tình trạng này sẽ gây nên sự xáo trộn nghiêm trọng trong mối quan hệ của một vài cựu cư dân . Chúng ta hãy nhớ lại ảnh hưởng mạnh mẽ của sự xuất hiện một cây hay loài động vật có vú mà đã được nhắc đến đâu đó. Nhưng trong trường hợp đảo, hay quốc gia một phần bị bao bọc, các dạng mới và thích nghi tốt hơn không thể xâm nhập thì chúng ta sẽ có những nơi trong thế giới tự nhiên mà chắc chắn sẽ được lấp đầy tốt hơn, nếu một vài cư dân gốc được biến đổi; vì nếu khu vực đó mờ ra cho nhập cư, những nơi này sẽ bị các loài xâm nhập chiếm đóng. Trong trường hợp như vậy, mọi cải đổi, cho dù nhỏ, mà theo thời gian trưởng thành có cơ hội xuất hiện, và trong bất kỳ cách nào có lợi cho cá thể của bất cứ loài nào, bằng cách giúp chúng thích nghi tốt hơn với điều kiện sống thay đổi, sẽ có xu hướng được giữ lại; và như thế sự lựa chọn tự nhiên có tầm hoạt động cải thiện tự do.

Chúng ta có lý do để tin rằng, như đã được trình bày ở chương I, một thay đổi trong điều kiện sống, nhất là nếu tác động lên hệ thống sinh sản, gây ra hoặc tăng tính biến đổi; và trong những trường hợp trước đây mọi người cho rằng điều kiện sống thay đổi, và do đó hiển nhiên tạo điều kiện thuận lợi cho sự lựa chọn tự nhiên bằng việc tạo ra cơ hội tốt hơn cho những biến đổi có lợi xuất hiện. Trừ khi các biến đổi có lợi xuất hiện, sự lựa chọn tự nhiên không có tác dụng gì. Tôi tin là không phải bất cứ mức độ biến đổi tột cùng nào cũng là cần thiết; khi mà con người luôn có thể tạo ra những điều tuyệt vời bằng cách chỉ thêm vào các khác biệt cá thể theo bất cứ chiều hướng cho sẵn nào; và Tự nhiên cũng làm được như thế nhưng dễ dàng hơn nhiều do Tự nhiên có thời gian vô hạn, không ai có thể sánh kịp. Tôi cũng không tin bất kỳ thay đổi vật lý lớn nào, chẳng hạn như thay đổi thời tiết, bất cứ mức độ cô lập lớn để kiềm chế sự nhập cư là trên thực tế cần thiết để tạo ra những nơi mới và không bị chiếm cứ, để cho sự lựa chọn tự nhiên lấp đầy thông qua việc thay đổi và cải thiện một vài cư dân vùng. Bởi vì khi mà tất cả các cư dân của mỗi nước đang tranh đấu với nhau với các lực lượng cân bằng hoàn hảo, những chỉnh đổi cực kỳ nhỏ bé trong cấu trúc và thói quen của một cư dân thường mang lại lợi thế cho nó trước con khác; và nếu vẫn còn tiếp tục biến đổi cùng loại thì nó sẽ càng tăng được lợi thế. Không có một nước nào mà trong đó tất cả các cư dân bản địa hiện đang chung sống với nhau hòa bình và thích nghi hoàn toàn với điều kiện sống nơi chúng đang tồn tại tới mức không loài nào có thể được cải tiến hơn nữa bằng cách này hay cách khác. Bởi vì mọi quốc gia, loài bản địa đã bị chinh phục hoàn toàn bởi sản phẩm tự nhiên hóa đến độ mà chúng cho phép kẻ ngoại lai chiếm giữ hẳn mảnh đất cha ông. Và thực tế là loài ngoại lai ở mọi ncri chỉ chiếm ưu thế so với một số loài bản địa, chúng ta có thể kết luận chắc là loài bản địa có lẽ đã được biến đổi với lợi thế nhất định để có thể hạn chế tốt hơn những kẻ xâm lấn như kiểu này.

Do con người có thể và chắc chắn đã tạo ra sự kỳ lạ thông qua biện pháp lựa chọn có khoa học và vô thức , cái gì mà tự nhiên không thể tạo ra? Con người chỉ có thể tác động đến đặc điểm bên ngoài và quan sát được; tự nhiên không hề quan tâm đến bề ngoài, trừ trường hợp nó có ích cho cơ thể sống. Tự nhiên có thể ảnh hưởng tới tất cả các cơ quan bên trong, lên mọi thể trạng, và cả bộ máy sự sống. Con người chỉ lựa chọn để có lợi cho bàn thân mà thôi. Tự nhiên chỉ lựa chọn những đặc tính mà nó nhắm vào. Mọi đặc tính được lựa chọn hoàn toàn là do tự nhiên quyết định, và thực thể sống được đặt trong điều kiện sống phù hợp. Con người giữa nhiều loài thuộc khí hậu khác nhau trong cùng một đất nước; anh ta ít khi tiến hành mỗi sự lựa chọn theo cách kỳ lạ; anh ta cho một con chim bồ câu mỏ ngắn hoặc dài ăn cùng loại thức ăn. Anh ta không huấn luyện một động vật bốn chân lưng dài hoặc chân dài theo bất kỳ phương pháp bất thường nào. Anh ta nuôi cừu có bộ lông dài và ngắn trong cùng loại thời tiết. Anh ta không cho phép các con đực khỏe nhất chiến đấu giành lấy con cái. Anh ta không cương quyết loại bỏ những con vật không đạt tiêu chuẩn, mà lại bảo vệ tất cả sản phẩm của mình trong các mùa biếấn động, nếu sức mạnh của anh ta cho phép. Anh ta thường bắt đầu sự lựa chọn với kiểu bán quái dị; hay ít nhất bởi sự biến đổi đủ nổi bật bắt mắt anh ta, hay đơn thuần là có lợi. Trong môi trường tự nhiên, sự khác biệt bé nhất trong cấu trúc hay thể trạng rất có thể làm mất cân bằng cán cân của cuộc chiến sinh tồn, và nhờ đó được bảo tồn. Thật là viển vông cho những mong muốn và nỗ lực của con người! Thời gian của con người thật ngắn ngủi! Và kết quả là sản phẩm của anh ta thật tồi tệ nếu đem so với sản phẩm tích tụ của thiên nhiên trong các thời kỳ địa chất. Như thế, liệu chúng ta có thể tự hỏi sản phẩm của tự nhiên thực sự là “thật hơn” nhiều trong đặc tính hơn sản phẩm của con người; chúng có thể thích nghi tốt hơn nhiều với điều kiện sống phức tạp nhất và có dấu ấn công trình nghệ thuật mà không một tác phẩm nào của con người có thể so sánh được?

Chúng có thể nói rằng sự lựa chọn tự nhiên hàng ngày, thậm chí hằng giờ, xét kỹ lưỡng, trên khắp thế giới, mọi biến đổi cho dù là nhỏ nhất; loại trừ đi những cái xẩu và giữ lại, sau đấy cộng dồn mọi đặc tính tốt; làm việc một cách thầm lặng và không cảm nhận được, bất cứ khi nào, lúc nào cơ hội xuất hiện nhằm cải thiện mỗi cơ thể sống trong mối quan hệ với điều kiện sống hữu cơ và vô cơ của nó. Chúng ta không nhìn thấy gì trong quá trình chậm chạp này của nó cho tới khi bàn tay thời gian “vào cuộc”. Sự quan sát của chúng ta kém hoàn thiện tới mức mà chúng ta chi thấy dạng thức sống ngày nay khác với dạng thức sống trước đó.

Mặc dù sự lựa chọn tự nhiên chỉ có thể ảnh hưởng thông qua và có lợi cho mỗi cá thể sống, song các đặc điểm, tính cách và cấu trúc mà chúng ta hay coi chúng là không quan trọng, có thể vẫn bị ảnh hưởng bởi nó. Khi chúng ta thấy những con côn trùng ăn lá cây màu xanh, gà gô trắng xám vùng núi An – pơ ở mùa đông, gà gô có màu đỏ của cây thạch nam, và gà gô đen giống màu than bùn đất; chúng ta phải tin rằng sự đa dạng về màu sắc này nhàm giúp loại chim vả côn trùng tránh khỏi hiểm nguy. Gà gô, nếu không bị tiêu diệt hàng loạt tại giai đoạn nào đó trong chu trình sống, sẽ tăng lên vô khối; người ta biết là chúng bị những con chim săn bắt; và chim ưng là con săn mồi dựa vào tầm nhìn tốt nhất. Chúng đã săn bắt được nhiều con mồi tới mức mà ở một số noi trên lục địa, mọi người được cảnh báo không nên nuôi chim bồ câu trắng, vì nó dễ có khả năng bị săn bắt nhất. Do đó tôi không thấy có lý do gì để nghi ngờ sự lựa chọn tự nhiên có thể là công cụ hữu hiệu nhất ban cho mỗi loại gà gô một màu sắc phù hợp, và giữ màu sắc đó, khi đã thu được, thường xuyên liên tục. Chúng ta không nên nghĩ là sự tiêu diệt con vật có màu sắc bất kỳ với số lượng lớn thỉnh thoảng mới xảy ra sẽ gây nên ít ảnh hưởng: chúng ta nên nhớ rằng quan trọng như thế nào khi phải loại đi tất cả các con cừu màu có dính cho dù một chút lông đen trong đàn cừu trắng. Đối với thực vật, lông tơ trên quả và màu của nhân được các nhà thực vật học coi là những đặc điểm ít quan trọng nhất. Nhưng chúng tôi lại nghe từ một người làm vườn lâu năm trong nghề cho biết, lông tơ, những quả vỏ nhẵn ở Mỹ chịu sự tấn công của một bọ cánh cứng ác liệt hơn nhiều, con mọt ngũ cốc, so với các quả có lông tơ; quả mận hồng có nhiều bệnh tật hơn quả mận vàng. Trong khi đó một căn bệnh khác tấn công loại đào lòng vàng nhiều hơn đào có lòng màu khác. Nếu, với sự trợ giúp của nghệ thuật, những khác biệt nhỏ này chắc chắn tạo nên một điểm khác biệt lớn trong việc trồng một vài biến thể trong môi trường tự nhiên, nơi cây phải đấu tranh với các cây khác và với nhiều kẻ thù nữa, những khác biệt như thế sẽ quyết định một cách hiệu quả biến thể nào, vỏ nhẵn, vỏ có lông tơ, quả lòng màu hồng hay màu vàng được giữ lại.

Khi nhìn vào nhiều điểm khác biệt nhỏ giữa các loài, với sự hiểu biết nghèo nàn của chúng ta cho phép để nhận xét, dường như không quan trọng gì, chúng ta không được quên là khí hậu, thức ăn… có lẽ gây một số ảnh hưởng trực tiếp nhưng yếu. Song còn cần thiết hơn nhiều là chúng ta luôn nhận thức là có nhiều quy luật chưa được biết tới của tương quan tăng trưởng, khi một phần của cơ quan bị thay đổi bởi sự biến đổi, và các sửa đổi được tích tụ bởi sự lựa chọn tự nhiên có lợi cho, sẽ gây ra các biến đổi khác, thường của tính chất không trông đợi nhất.

Như chúng ta thấy rằng các biến thể đó, mà trong điều kiện thuần hóa xuất hiện bất kỳ tại giai đoạn chu trình sống nhất định, có xu hướng tái xuất hiện ở đứa con đúng giai đoạn đó – ví dụ, trong các hạt giống của nhiều biến thể của cây trồng thuần dưỡng và của cây nông nghiệp; trong các giai đoạn sâu, bướm, và kén của các biến thể tằm; trong trứng của gia cầm, và trong màu sắc của bộ lông gà con, trong sừng của đản cừu và gia súc của chúng ta khi chúng gần trưởng thành – trong môi trường tự nhiên, sự lựa chọn tự nhiên sẽ được tạo điều kiện để tác động lên và thay đổi cơ thể sống tại bất kỳ độ tuổi nào, bằng sự tích tụ của các biến đổi có lợi tại độ tuổi đó, và bàng sự di truyền của chúng chính ở độ tuổi tương ứng. Nếu nó có lợi cho một cây phát tán hạt giống rộng hơn xa hơn nhờ gió, tôi có thể thấy không khó khăn nào trong việc sự lựa chọn tự nhiên thực hiện điều này lớn hơn khó khăn người trồng cây bông tăng số lượng và cải thiện chất lượng lông tơ trong quả bông trên cây bông của anh ta bằng cách lựa chọn. Sự lựa chọn tự nhiên có thể thay đổi và giúp ấu trùng của một loại côn trùng thích nghi với hàng loạt các biếấn động bất thường, hoàn toàn khác biệt so với biếấn động liên quan tói côn trùng trưởng thành. Những thay đổi này chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới cấu trúc của con trưởng thành, thông qua quy luật tương quan tăng trưởng; và có lẽ trong trường hợp của các con côn trùng chỉ sống có vài giờ, và không bao giờ ăn, một phần lớn cơ thể chúng chỉ là kết quả tương quan của những thay đổi kế tiếp trong cấu trúc ấu trùng của chúng. Ngược lại các biến đổi trên cơ thể trưởng thành có lẽ thường gây ảnh hưởng tới cấu trúc của ấu trùng; nhưng trong tất cả các trường hợp, sự lựa chọn tự nhiên sẽ đảm bảo những biến đổi gây ra bởi các biến đổi khác tại một giai đoạn riêng biệt của chu trình tồn tại, sẽ không gây hại cho cơ thể chủ kể cả khi xét trên mức độ bé nhất của ấu trùng bởi vì nếu chúng gây hại, chúng sẽ làm cho loài đó bị tuyệt chủng.

Sự lựa chọn tự nhiên sẽ thay đổi cấu trúc của con chưa trưởng thành trong mối quan hệ với cha mẹ nó, và trong mối quan hệ của cha mẹ với con. Trong thế giới động vật, mối quan hệ này sẽ giúp cấu trúc của mỗi cá thể thích nghi vì lợi ích của cộng đồng. Điều mà sự lựa chọn tự nhiên không thể làm là thay đổi cấu trúc của một loài, không mang lại cho nó bất cứ lợi thế nào, vì lợi ích của loài khác; và mặc dù khẳng định này có thể tìm thấy trong các tác phẩm về lịch sử tự nhiên, tôi chưa tìm ra được một trường hợp nào có sự kiểm tra nhận định cả. Một cấu trúc chỉ được một lần trong toàn bộ cuộc đời của con vật, nếu có tầm quan trọng cao đối với nó, có thể đã được cải biến bởi sự lựa chọn tự nhiên xét trên bất kỳ mức độ nào; ví dụ những loài côn trùng nhất định có hàm khỏe và chỉ được dùng để mở cái kén – hay đầu mỏ cứng của mỏ con chim non được sử dụng để phá vỡ vỏ trứng. Người ta khẳng định rằng giống chim bồ câu nhào lộn có mỏ ngắn thường có số lượng bị chết trong trứng nhiều hơn là số lượng có thể thoát ra bên ngoài, do vậy những người nuôi chim phải giúp chúng thoát ra được khỏi vỏ trứng. Bây giờ, nếu thiên nhiên cấu tạo mỏ của một con chim bồ câu trưởng thành rất ngắn để có lợi cho nó, quá trình chuyển đổi sẽ rất chậm chạp, và cùng lúc sẽ có sự lựa chọn con chim non kỹ càng nhất trong trứng, những con có mỏ cứng và khỏe nhất bởi vì tất cả con mỏ yếu đã không thể tránh khỏi bị chết trong trứng: hoặc là những vỏ mỏng hơn và dễ vỡ hơn có thể sẽ được lựa chọn, độ dày của vỏ vẫn được biết là biến đổi như mọi cấu trúc khác.

Sự lựa chọn giới tính – Bởi vì những đặc điểm dị thường hay xuất hiện trong điều kiện thuần hóa ở một giới tính và được di truyền lại cho đứa con cùng giới, tình huống tương tự có lẽ cũng xảy ra trong tự nhiên, và nếu như vậy, sự lựa chọn tự nhiên sẽ có thể biến đổi một giới tính trong mối quan hệ chức năng với giới tính khác, hay trong quan hệ với các thói quen cuộc sống hoàn toàn khác biệt trong hai giới tính, như đôi khi là trường hợp của loài côn trùng. Và điều này khiến tôi muốn nêu ra một vài ý kiến về cái mà tôi gọi là Sự lựa chọn giao phổi. Nó phụ thuộc, không phải vào một cuộc đấu tranh sinh tồn, mà vào cuộc đấu tranh giữa các con đực để giành con cái. Kết quả không phải là cái chết đối với kẻ cạnh tranh không thành công, mà là kẻ thua cuộc sẽ có ít hoặc không có con. Sự lựa chọn giao phối do vậy kém kỹ càng hơn sự lựa chọn tự nhiên. Nói chung, những con đực khỏe nhất, những con mà phù hợp nhất cho chỗ của chúng trong tự nhiên, sẽ để lại nhiều con cái nhất. Nhưng với nhiều trường hợp, chiến thắng không phải lúc nào cũng do sức mạnh mà còn nhờ vào cả vũ khí đặc biệt của con đực. Một con hươu đực không có sừng hay gà trống không có cựa có ít cơ hội sinh được con. Sự lựa chọn giao phối, thông qua việc luôn để con chiến thắng giao phối có thể chắc chắn mang đến sự dũng cảm kiên cường, cựa dài, và cánh khỏe. Một người nuôi gà chọi có thể biết rõ ràng anh ta có thể cải thiện giống của mình bằng cách lựa chọn những con gà trống tốt nhất. Tôi không biết quy luật này trong tự nhiên được áp dụng tới đâu. Cá sấu đực được miêu tả như là như những chiến binh người Anh-điêng chiến đấu, gầm lên, xoay tít trong điệu múa ra trận để chiếm được con cái; cá hồi đực đã chiến đấu cả ngày; con bọ vừng đực thường mang thưcmg tích do bị cắn bởi con bọ đực khác. Cuộc chiến có lẽ diễn ra khốc liệt nhất giữa các con đực của động vật giao cấu với nhiều con cái khác nhau, và dường như những con đực này hay được trang bị vũ khí đặc biệt nhất. Con đực của động vật ăn thịt lúc nào cũng được trang bị vũ khí tốt; mặc dù đối với chúng hay con khác, cách tự vệ đặc biệt có thể được mang lại nhờ vào phưomg cách lựa chọn sinh sản, giống như bờm của con sư tử, sừng của con lợn lòi, và hàm móc của con cá hồi; vì lá chắn có thể quan trọng mang lại chiến thắng như là giáo hay gươm trong chiến đấu.

Trong số các con chim, cuộc chiến thường diễn ra kém khốc liệt hơn. Tất cả những ai đã nghiên cứu chủ đề này đều tin rằng có sự thù địch mạnh nhất giữa các con đực của nhiều loài để thu hút sự chú ý chỉ của một con cái. Chim hét núi của Guiana, chim của Paradise, và một số con khác tập hợp lại; và lần lượt từng con trình diễn bộ lông tuyệt đẹp của nó và làm trò trước con cái đóng vai trò là khán giả, và cuối cùng chọn một con đực có sức quyến rũ nhất. Những ai đã từng nghiên cứu kỹ lưỡng những con chim trong lồng đều biết rõ là chúng thường lấy sở thích cá nhân và sự không ưa thích: do vậy ngài R. Heron đã miêu tả cách một con công trống đen có màu đen trắng vô cùng quyến rũ đối với tất cả các con chim mái của ông. Nếu ai đó nghĩ rằng bất kỳ ảnh hưởng nào gây ra bởi tác động yếu ớt thì người đó thật ngây thơ: ở đây tôi không thể đi chi tiết hơn nữa để làm rõ sự ngây thơ này; nhưng nếu có người có thể trong thời gian ngắn tạo cho gà bantam dáng đi uyển chuyển và vẻ đẹp hình dáng, theo như tiêu chuẩn vẻ đẹp của anh ta, thì tôi không có lý do để nghi ngờ những con chim cái, bằng sự lựa chọn, qua hàng nghìn thế hệ, những com chim đực đẹp nhất, theo như tiêu chuẩn vẻ đẹp của họ, có thể cho ra hiệu ứng đáng chú ý. Tôi thực sự nghi ngờ là một số quy luật nổi tiếng về bộ lông của con chim cái và chim đực, khi đem so sánh với bộ lông của chim con, có thể được giải thích nhờ quan điếm cho rằng bộ lông chim đã bị biến đổi chủ yếu bằng sự lựa chọn sinh sản, hoạt động khi mà các con chim tới tuổi giao phối hay trong suốt mùa giao phối. Những biến đổi mà nhờ đó xuất hiện được di truyền lại tại tuổi hay mùa tương ứng, hoặc là bởi chỉ con đực, hoặc bởi cả con đực và con cái. Nhưng đáng tiếc là tôi không thể đi vào chủ đề này ở đây.

Như vậy tôi tin khi con đực và con cái của bất kỳ loài động vật nào có thói quen sinh sống tương tự, nhưng khác nhau về cấu trúc, màu sắc, hay nét đẹp, thì những khác biệt kiểu đó chủ yếu là do sự lựa chọn sinh sản; đó là, những cá thể chim đực, trong các thế hệ liên tiếp, có lợi thế nhỏ so với các cá thể đực khác về vũ khí, phương cách phòng vệ, hay sức quyến rũ; và đã chuyển những lợi thế đó sang con con giống đực của chúng. Nhưng tôi không hề muốn hàm ý gán tất cả các đặc điểm đó gây ra bởi sự lựa chọn giới tính: bởi vì chúng ta nhận thấy nét riêng biệt nổi lên và gắn liền với con giống đực trong số động vật thuần dưỡng của chúng ta (như là khác biệt trong yếm của con chim bồ câu đưa thư, chỗ nhô lên giống như sừng trong một số con gà trống nhất định), mà theo nhiều người không có tác dụng đối với con đực trong trận chiến, hay trong sức quyến rũ đối với con cái. Chúng ta bắt gặp rất nhiều trường hợp tưcmg tự trong tự nhiên, ví dụ như chòm lông trên ngực của con gà trống Thổ Nhĩ Kỳ. Chòm lông này khó có thể được xem là có ích hay làm vật trang trí cho con gà; thật vậy, nếu chòm lông đó xuất hiện trong điều kiện thuần dưỡng, nó sẽ bị gọi là sự quái dị.

Những minh chứng của tác động gây ra bởi sự lựa chọn tự nhiên – Để làm sáng tỏ sự lựa chọn tự nhiên tác động như thế nào, tôi xin phép các bạn đưa ra một hoặc hai ví dụ tưởng tượng. Chúng ta hãy xem xét trường hợp loài chó sói, con vật chuyên săn bắt nhiều động vật khác. Nó bắt một số con mồi bàng mưu mẹo, một số bằng sức mạnh, một số bằng sự nhanh nhẹn; và chúng ta hãy giả sử rằng con mồi nhanh nhất, ví dụ như là con hươu chẳng hạn, nhờ một sự thay đổi nào đó tăng số lượng của chúng tại đất nước này, hoặc rằng các con mồi khác bị giảm số lượng, trong mùa của năm mà loài sói đi săn mồi hung hăng nhất. Tôi có thế hiểu là trong bối cảnh đó. chúng ta không thể nghi ngờ là những con sói nhanh và khéo léo nhất sẽ có cơ hội sống sót tốt nhất và do đó được bảo tồn và lựa chọn – nhưng luôn với điều kiện là chúng vẫn giữ được sức mạnh để bắt được con mồi tại thời điểm đó hay thời điểm khác trong năm, khi chúng buộc phải săn dộng vật khác. Tôi chẳng thấy có nhiều lý do để nghi ngờ điều này hơn là việc con người có thể nâng cao sự nhanh nhậy của giống chó săn thỏ của họ sự lựa chọn cẩn thận có phương pháp, hoặc bằng sự lựa chọn vô thức mà xuất phát từ quá trình mỗi người có giữ những con chó tốt nhất mà không hề nghĩ về biến đổi giống.

Mặc dù không có bất cứ sự thay đổi nào trong số lượng cân xứng của các động vật mà loài sói săn bắt, một sói con có thể được sinh ra với xu hướng bẩm sinh theo đuôi một số loại con mồi nhất định. Chúng ta không nên nghĩ giả thiết này là vô lý bởi vì chúng ta thường quan sát được những điểm khác biệt lớn trong xu hướng tự nhiên của các động vật thuần chủng của chúng ta. Chẳng hạn như một con mèo thích bắt chuột, một con mèo khác, theo lời kể của ông St John lại mang về nhà một con vật có cánh, con khác là thỏ nhà hoặc thỏ rừng, một vài con mèo khác lại săn mồi trên đất đàm lầy, và hầu như đêm nào cũng bắt được chim dế gà hay chim dể giun. Xu hướng thích bắt loài gặm nhẩm hơn là bẳt chuột được các nhà động vật học xem là do di truyền. Bây giờ, nếu bất kỳ sự thay đổi bẩm sinh trong thói quen hoặc cấu trúc mà có lợi cho một cá thể sói, thì con này sẽ có cơ hội tốt nhất để được tồn tại và đẻ con cháu. Một vài đứa con của nó có lẽ sẽ được hưởng thói quen hoặc cấu trúc đó, và thông qua sự lặp đi lặp lại quá trình này, một biến thể mới có thể sẽ được hình thành. Biến thể này hoặc là thay thế hoặc là cùng tồn tại với biến thể cha mẹ. Hay, một lần nữa, những con sói sống ở vùng đồi núi và những con sống ở đồng bằng, theo lẽ tự nhiên thường phải săn các kiểu con mồi khác nhau; và nhờ vào sự bảo tồn lâu dài liên tục các cá thể phù hợp nhất với hai loại địa hình, hai biến thể dần dần, chậm chạp sẽ xuất hiện. Những biến thể này có thể sẽ lai ghép và hòa lẫn vào nhau ở noi mà chúng gặp nhau. Chủ đề về lai ghép tôi sẽ sớm quay trở lại. Tôi xin nói thêm rằng, theo như ông Pierce, có hai biến thể sói sống ở dãy núi Catskill nước Mỹ, một biến thể giống dạng chó săn thỏ. Con này chỉ săn hưoru nai. Biến thể còn lại to hơn, chân ngắn hơn và thường tấn công đàn gia súc của người chăn thả.

Bây giờ chúng ta hãy lấy một trường hợp phức tạp hơn. Một số cây nhất định tiết ra chất nước có vị ngọt, rõ ràng để loại bỏ đi những thứ có hại trong nhựa cây của chúng: việc này được thực hiện bởi các tuyến tại cuống lá của cây Leguminosae, và mặt sau của lá nguyệt quế thông thường. Chất lỏng cây có vị ngọt này, mặc dù ít, được các con côn trùng săn đón. Giờ chúng ta tiếp tục giả thiết là chút chất nước cây có vị ngọt hay mật hoa này tiết ra từ phần bên trong cuống cánh hoa của một bông hoa. Trong trường hợp này thì các con côn trùng đi tìm mật hoa sẽ bị dính đầy phấn hoa, và chắc chắn sẽ chuyển phấn từ hoa này sang đầu nhụy của hoa khác. Hoa của hai cá thể khác biệt trong cùng một loài nhờ đó mà được lai giống: và chúng ta có lý do tin rằng ảnh hưởng của sự lai giống (như ngay sau đây sẽ được đề cập đầy đủ hơn) sẽ sinh ra các cây con khỏe mạnh, và kết quả là có cơ hội tồn tại phát triển mạnh mẽ. Một số cây con có lẽ sẽ được thừa hưởng khả năng tiết mật hoa. Những cá thể có tuyến to nhất hay mật hoa nhiều nhất thì hay được các con côn trùng bu tới thường xuyên nhất, và hay được lai giống nhất; và như thế trong dài hạn sẽ có lợi thế so với các hoa khác. Những cây hoa này, có nhụy hoa và nhị hoa được bố trí thích hợp, trong mối quan hệ với kích thước và thói quen của các con côn trùng cụ thể thường xuyên bay tới hút mật chúng, với việc phát tán phấn hoa của chúng từ cây này đến cây khác. Chúng sẽ có được lợi thế và như vậy được lựa chọn. Chúng ta có thể lấy ví dụ trường hợp các con côn trùng “viếng thăm” cây hoa để mang phấn thay vì mật hoa. Vì phấn hoa tạo ra chỉ để cho mục đích sinh sản, sự phá hủy nó có vẻ chỉ như là một sự mất mát đơn thuần; nếu một lượng nhỏ phấn hoa được mang đi, đầu tiên là thỉnh thoảng, sau trở thành thói quen, bởi các con côn trùng mang phấn hoa từ hoa này sang hoa khác, và nhờ đó sự lai giống được tiến hành. Mặc dù chín phần mười số lượng phấn hoa bị rơi rụng dọc đường, nhưng nó có thể vẫn là thành công lớn cho cây. Cá thể nào sản sinh ra ngày càng nhiều phấn hoa và có bao phần ngày càng lớn, sẽ được lựa chọn.

Khi các cây của chúng ta, nhờ vào quá trình bảo tồn liên tục hay sự lựa chọn của tự nhiên dài lâu những bông hoa càng ngày càng đẹp, được ban cho sức quyến rũ lớn đối với côn trùng, không chủ ý xét trên phương diện của chúng, thường xuyên mang phấn từ hoa này sang hoa khác; và côn trùng làm việc này vô cùng hiệu quả. Tôi có thể dễ dàng đưa ra nhiều ví dụ điển hình. Tôi chỉ đưa ra đây một ví dụ – không hẳn là điển hình, nhưng vẫn có thể minh họa quá trinh tách giống cái và giống đực của cây.

khác nhau; và nhờ vào sự bảo tồn lâu dài liên tục các cá thể phù hợp nhất với hai loại địa hình, hai biến thể dần dần, chậm chạp sẽ xuất hiện. Những biến thể này có thể sẽ lai ghép và hòa lẫn vào nhau ở noi mà chúng gặp nhau. Chủ đề về lai ghép tôi sẽ sớm quay ưở lại. Tôi xin nói thêm rằng, theo như ông Pierce, có hai biến thể sói sống ở dãy núi Catskill nước Mỹ, một biến thể giống dạng chó săn thỏ. Con này chỉ săn hươu nai. Biến thể còn lại to hơn, chân ngắn hơn và thường tấn công đàn gia súc của người chăn thả.

Bây giờ chúng ta hãy lấy một trường hợp phức tạp hơn. Một số cây nhất định tiết ra chất nước có vị ngọt, rõ ràng để loại bỏ đi những thứ có hại trong nhựa cây của chúng: việc này được thực hiện bởi các tuyến tại cuống lá của cây Leguminosae, và mặt sau của lá nguyệt quế thông thường. Chất lỏng cây có vị ngọt này, mặc dù ít, được các con côn trùng săn đón. Giờ chúng ta tiếp tục giả thiết là chút chất nước cây có vị ngọt hay mật hoa này tiết ra từ phần bên trong cuống cánh hoa của một bông hoa. Trong trường hợp này thì các con côn trùng đi tìm mật hoa sẽ bị dính đầy phấn hoa, và chắc chắn sẽ chuyển phấn từ hoa này sang đầu nhụy của hoa khác. Hoa của hai cá thể khác biệt trong cùng một loài nhờ đó mà được lai giống: và chúng ta có lý do tin rằng ảnh hưởng của sự lai giống (như ngay sau đây sẽ được đề cập đầy đủ hơn) sẽ sinh ra các cây con khỏe mạnh, và kết quả là có cơ hội tồn tại phát triển mạnh mẽ. Một số cây con có lẽ sẽ được thừa hưởng khả năng tiết mật hoa. Những cá thể có tuyến to nhất hay mật hoa nhiều nhất thì hay được các con côn trùng bu tới thường xuyên nhất, và hay được lai giống nhất; và như thế trong dài hạn sẽ có lợi thế so với các hoa khác. Những cây hoa này, có nhụy hoa và nhị hoa được bố trí thích hợp, trong mối quan hệ với kích thước và thói quen của các con côn trùng cụ thể thường xuyên bay tới hút mật chúng, với việc phát tán phấn hoa của chúng từ cây này đến cây khác. Chúng sẽ có được lợi thế và như vậy được lựa chọn. Chúng ta có thế lấy ví dụ trường hợp các con côn trùng “viếng thăm” cây hoa để mang phấn thay vì mật hoa. Vì phấn hoa tạo ra chỉ để cho mục đích sinh sản, sự phá hủy nó có vẻ chỉ như là một sự mất mát đơn thuần; nếu một lượng nhỏ phấn hoa được mang đi, đầu tiên là thỉnh thoảng, sau trở thành thói quen, bởi các con côn trùng mang phấn hoa từ hoa này sang hoa khác, và nhờ đó sự lai giống được tiến hành. Mặc dù chín phần mười số lượng phấn hoa bị rơi rụng dọc đường, nhưng nó có thể vẫn là thành công lớn cho cây. Cá thể nào sản sinh ra ngày càng nhiều phấn hoa và có bao phần ngày càng lớn, sẽ được lựa chọn.

Khi các cây của chúng ta, nhờ vào quá trình bảo tồn liên tục hay sự lựa chọn của tự nhiên dài lâu những bông hoa càng ngày càng đẹp, được ban cho sức quyến rũ lớn đối với côn trùng, không chủ ý xét trên phương diện của chúng, thường xuyên mang phấn từ hoa này sang hoa khác; và côn trùng làm việc này vô cùng hiệu quả. Tôi có thể dễ dàng đưa ra nhiều ví dụ điển hình. Tôi chỉ đưa ra đây một ví dụ – không hẳn là điển hình, nhưng vẫn có thể minh họa quá trình tách giống cái và giống đực của cây.

Một vài cây nhựa ruồi chỉ có hoa đực có bốn nhị hoa tạo ra số lượng nhỏ phấn hoa, và một nhụy hoa có cấu tạo đơn giản; các cây hoa nhựa ruồi khác lại chỉ cỏ hoa cái, một nhụy hoa phát triển đầy đủ, và bốn nhị hoa với các bao phấn bị teo nhỏ mà trong đỏ không hề có một hạt phấn hoa nào. Khi phát hiện một cây có hoa cái cách một cây có hoa đực đúng sáu mươi mét, tôi đặt đầu nhụy của hai mươi hoa được lẩy từ các cành riêng rẽ, dưới kính hiển vi, và trên tất cả chúng, không hề có ngoại lệ, đều có hạt phấn hoa. Khi gió có hướng thổi từ cây cái sang cây đực trong vài ngày, phấn hoa lúc này không thể nhờ gió mang đi tới cây cái. Thời tiết lanh, gió thổi manh và như vậy đây không phải là điều kiện thuận lợi cho các con ong, nhưng ngạc nhiên là mọi hoa cái mà tôi xem xét đã sinh sản được nhờ ong. Những con ong này vô ý đã bị bụi phấn dính vào, bay từ cây này sang cây khác để tìm mật hoa. Quay trở lại trường hợp tưởng tượng của chúng ta: ngay khi mà loài hoa có được sự lôi cuốn đối với con trùng mạnh tới mức mà phấn hoa thường xuyên được mang đi từ hoa này sang hoa khác, một quá trình khác có thể bắt đầu. Khồng một nhà tự nhiên học nào nghi ngờ một lợi thể, cải gọi là “phân công lao động tâm lý”; với lý do này, chúng ta có thể chắc rằng sẽ là lợi thế cho một cây hoa chỉ mọc ra các nhị hoa trong một bông hoa hoặc trên toàn bộ cây, và nhụy hoa trên bông hoặc cây khác. Đối với các cây trong điều kiện thuần hóa và được đặt trong hoàn cảnh sống mới, đôi khi bộ phận giống đực và bộ phận giống cái trở nên ít nhiều kém hiệu quả; bây giờ nếu chúng ta giả thiết tình trạng này xảy ra với mức độ cực bé trong tự nhiên, thì do phấn hoa thường xuyên được mang từ cây này sang cây khác, và do sự phân chia rành mạch hơn giống đực và giống cái của cây sẽ là một lợi thế xét trên nguyên lý phân công lao động, thì các cá thể với xu hướng này ngày càng được tăng lên sẽ được tạo điều kiện phát triển và lựa chọn cho đến khi cuối cùng một sự tách rời hoàn toàn giống đực và giống cái hoàn tất.

Bây giờ chúng hãy quay sang các con côn trùng hút mật hoa trong ví dụ tưởng tượng của chúng ta: chúng ta có thể cho rằng cây trong số các cây mà chúng ta tăng dần dần mật hoa thông qua sự lựa chọn liên tục; và rằng vài con côn trùng nhất định phần lớn dựa vào mật hoa làm thức ăn. Tôi có thể đưa ra nhiều thực tế thể hiện những con ong nóng lòng muốn tiết kiệm thời gian như thế nào; chẳng hạn như, thói quen của chúng đục những cái lỗ và hút mật từ cuống của một vài cây hoa cụ thể mà với rất ít công sức hơn, chúng có thể đưa mồm vào. Khi nghĩ về những hình ảnh đó, tôi không hề thấy có một sự sai khác ngẫu nhiên trong kích thước và hình thức của cơ thể, hay trong độ cong và chiều dài của vòi hút mật… quá nhỏ bé đến mức chúng ta không để ý đến, có thể có ích cho một con ong hay con côn trùng khác, giúp cho một cá thể với nhiều đặc tính riêng biệt có thể lấy được thức ăn dễ dàng hơn và nhanh hơn, và do đó có cơ hội tốt hơn để tồn tại và sinh con đẻ cái. Con cháu của nó có lẽ sẽ được thừa hưởng xu hướng tiến tới những sai khác nhỏ tương tự trong cấu trúc. Các ống của trằng hoa của cỏ ba lá đỏ phổ biến và hồng (Tri/oỉium pratense và incarnatum), nếu nhìn thoáng qua, không có vẻ khác mấy về chiều dài; song ong sống ở tổ có thể dễ dàng hút mật từ cỏ ba lá hồng nhưng không thể từ cỏ ba lá phổ biến, cây mà chỉ có loài ong nghệ hút mật. Vì thế cả cánh đồng bát ngát cỏ ba lá đỏ phổ biến lại chẳng cỏ chút thức ăn nào cho loài ong sống trong tổ. Nếu mà các con ong sống trong tổ có vòi dài hơn một chút hoặc cấu tạo khác đi, thì đấy sẽ là một lợi thế tuyệt vời dành cho chúng. Mặt khác, thông qua thí nghiệm, tôi tìm ra là khả năng sinh sản của cỏ ba lá phụ thuộc rất nhiều vào các con ong tới hút mật và phần di động của trằng hoa dùng để đẩy phấn hoa vào bề mặt đầu nhụy. Do đó, một lần nữa, nếu ong nghệ trờ nên khan hiếm trong bất cứ nước nào, thì cỏ ba lá sẽ giành được lợi thế lớn nếu chúng có ống ngắn hơn vàónong hơn tới trằng hoa để cho loài ong làm tổ và có thể hút mật từ chúng. Như vậy, tôi có thể hiểu một bông hoa và một con ong, hoặc là cùng lúc hoặc là lần lượt, dần dần được biến đổi và thích nghi hoàn hảo với nhau nhờ vào sự duy trì liên tục các cá thể chứa đựng những sai lệch nhỏ của cấu trúc mang tính tương hỗ và có ích lợi.

Tôi nhận thức rõ ràng học thuyết sự lựa chọn của tự nhiên, loại trừ ra ví dụ tường tượng trên, là mang tính mở đối với những phản đối tương tự mà đầu tiên đã chống lại quan điểm đúng đắn của ngài Charles Lyell về “những thay đổi đương đại của trái đất, với minh chứng địa chất”. Nhưng hiện tại chủng ta rất ít khi nghe người ta nói về ảnh hưởng của, ví dụ như sóng bờ biển, bị coi là nguyên nhân líém quan trọng và không đáng kể, khi ứng dụng vào quá trình khai quật những thung lũng khổng lồ hay vào sự hình thành đường vách đá dài nhất nhô ra biển. Sự lựa chọn của tự nhiên chỉ có thể gây tác động thông qua sự bảo tồn và tích tụ của các biến đổi cực nhỏ không cảm nhận được di truyền lại, mỗi cái đều có tác dụng đối với thực thể sống được duy trì. Như là địa chất học đương đại hầu như xóa bỏ đi quan điểm như sự tạo thành thung lũng lớn chỉ bởi một cơn sóng lũ duy nhất. Như vậy, sự lựa chọn của tự nhiên sẽ, nếu là một quy luật đúng đắn, xóa bỏ đức tin vào sự sáng tạo liên tục các cơ thể sống, hay bất kỳ thay đổi lớn nào trong cấu trúc của chúng.

Chủ đề về giao phối giữa các cá thể – Ở đây, tôi phải giới thiệu một chủ đề không mấy liên quan đến những gì chúng ta đã nói ở trên. Trong trường hợp của động vật và thực vật với giống đực và giống cái riêng rễ, điều hiển nhiên là hai cá thể đực và cái phải giao phối với nhau mới sinh ra được một đứa con; nhưng trong trường hợp thực thể lưỡng tính, điều này lại không hề hiển nhiên gì. Tuy nhiên tôi vẫn nghiêng về nhận định: với tất cả thực thể lưỡng tính, hai cá thể, hoặc là thỉnh thoảng hoặc là thường xuyên, giao phối để sinh sản giống loài của chúng. Tôi xin nói thêm quan điểm này đã được ông Andrew Knight đầu tiên đưa ra. Ngay ở đây chúng ta sẽ thấy tầm quan trọng của nó; nhưng tôi buộc phải nói hết sức ngắn gọn chủ đề này cho dù tôi chuẩn bị khối lượng tài liệu đủ lớn để có thể thảo luận chi tiết. Tất cả động vật có xương sống, côn trùng và một số nhóm lớấn động vật khác, phải ghép đôi khi muốn sinh sàn. Các nghiên cứu hiện đại đã giảm số luợng loài bị cho là luỡng tính đi nhiều, và trong số loài luỡng tính thì phần đông vẫn ghép đôi; tức là hai cá thể thuờng xuyên kết hợp với nhau để sinh sản, vấn đề mà tất cả chúng ta đều quan tâm. Nhưng vẫn có nhiều động thực vật lưỡng tính chắc chắn không cặp đôi theo thói quen, và rất đông số lượng cây là lưỡng thể. Người nào đó có thể hỏi vì lý do gì để giả thiết trong những trường hợp đó là hai cá thể đã từng giao phối sinh sản? Vì không thể ở đây đi vào chi tiết cụ thể, tôi phải tin vào chỉ một vài suy xét chung.

Lúc đầu, tôi đã thu thập được khối lượng các thực tiễn cực lớn, chứng tỏ, đúng theo như quan điểm phổ biến của những người nhân giống, là với động vật và thực vật, sự giao phối giữa các biến thể khác nhau, hay giữa các cá thê cùng biến thể nhưng khác giống sinh ra đứa con khỏe manh có khả năng sinh sản tốt. Trong khi đó, lai ghép giống giữa các loài gần gũi sẽ làm giảm sức khỏe và khả năng sinh sản. Chỉ những thực tế này thôi đã khiến tôi tin rằng chính là quy luật chung của tự nhiên nói rằng (trớ trêu thay là chúng ta lại biết rất ít về quy luật): không một cơ thể sống nào tự thụ tinh nó qua vô số các thế hệ; mà đôi khi giao phối với cá thể khác – có lẽ là cách quãng rất lâu – là không thể thiếu.

Với niềm tin đấy chính là quy luật của tự nhiên, tôi nghĩ chúng ta có thể hiểu vài nhóm thực tế lớn, chẳng hạn như những thứ sau đây nếu xét theo quan điểm khác thì không thể giải thích được. Tất cả những người lai giống biết rằng sẽ tốt cho khả năng sinh sản của bông hoa khi đặt trong điều kiện ẩm ướt song vẫn có vô số hoa có bao phấn và đầu nhụy vưcm ra ngoài trời! Nhưng nếu một lần giao phối chéo là không thể thiếu, thì việc vưorn ra ngoài trời như thế giải thích khả năng bay vào tự do của phấn hoa, nhất là khi cả nhụy và nhị hoa gần nhau đến mức khả năng tự thụ phấn là dường như không tránh khỏi. Mặt khác, nhiều bông hoa có bộ phận sinh sản khép kín như là ở hoa thuộc họ hoa cánh bướm lớn hay gia đình họ đậu Hà Lan; nhưng trong một số, có lẽ là trong tất cả bông hoa kiểu đó, cỏ một sự thích nghi hết sức thú vị giữa cấu trúc và cách mà ong hút mật. Bởi vì để trong khi làm như thế, chúng hoặc là đẩy phấn của chính bông hoa đó vào đầu nhụy hoa, hoặc mang phấn tới hoa khác. Như thế, đối với họ hoa cánh bướm, sự viếng thăm cửa con ong là cần thiết tới mức thông qua những thí nghiệm đã được trình bày ở đâu đó, tôi tìm ra khả năng sinh sản của chúng bị giảm đi nhiều nếu các cuộc viếng thăm bị hạn chế. Bây giờ khó có thể ong bay từ hoa này sang hoa khác, và không mang phấn hoa từ hoa này sang hoa khác, tôi nghĩ là có lợi lớn cho cây. Loài ong hoạt động giống như túm lông hình chùm của lạc đà hai bướu, và nó khá đù để chạm vào bao phấn của một hoa, sau đó là đầu nhụy của hoa khác với cùng một vòi hút mật để đảm bảo sự sinh sản. Nhưng chúng không được suy luận rằng ong do đó sản xuất hàng triệu giống lai giữa các loài riêng rẽ; bởi vì nếu bạn mang cùng một túm phấn của bản thân một cây và phấn của cây khác, phấn của cây hoa đầu có ưu thế ảnh hưởng vượt trội. Đó là nó lúc nào cũng sẽ tiêu diệt, như đã được ông Gartner chứng minh, ảnh hưởng từ phấn hoa ngoại lai.

Khi nhị của một bông hoa đột nhiên vưom tới nhụy hoa hay chậm chạp di chuyển cái này phía sau và tiến về nó, công cụ này dường như chỉ thích nghi để đảm bảo chắc sự tự thụ phấn; và chắc chắn là nó có ích cho mục đích này; nhưng tác nhân côn trùng thông thường bị đòi hỏi đẩy nhụy hoa mọc về phía trước, như trường hợp hoa hoàng liên gai được ông Kolreuter đưa ra; vẻ như có công cụ đặc biệt cho sự tự thụ phấn, mọi người đều biết rằng nếu một biến thể hay dạng thực hết sức gần gũi được trồng gần nhau, rất khó để tạo ra cây con thuần chủng. Trong rất nhiều trường hợp khác mà không hề có sự trợ giúp tự thụ phấn, chúng lại có công cụ đặc biệt khác như tôi có thể chỉ ra từ tác phẩm của ông c. c. Sprengel và từ những quan sát của bản thân tôi. Chúng cản ưở hiệu quả đầu nhụy hoa tiếp nhận phấn hoa; chẳng hạn như, trong Lobelỉa j’ulgens, thực sự có một dụng cụ đẹp đẽ tinh xảo mà nhờ nó các hạt phấn đều được quét sạch ra khỏi bao phấn của mỗi bông hoa, trước khi nhụy hoa của bông hoa đó sẵn sàng đón nhận chúng; và vì bông hoa này không bao giờ được côn trùng để ý tới, ít nhất là trong vườn cây của tôi, nó không bao giờ cho ra một hạt giống nào, mặc dù bằng cách đặt phấn của hoa này lên nhụy của hoa khác, tôi tạo ra được vô khối cây con. Trong khi một loài Lobelỉa khác mọc gần đó, những cây được các con ong tới hút mật, cho hạt giống đều đặn. Trong rất nhiều trường hợp, mặc dù không hề có dụng cụ dạng máy nào cản trở việc nhụy hoa nhận phấn hoa của chính cây đó, nhưng như ông c.c. Sprengel đã chỉ ra, và tôi có thể khẳng định điều này: hoặc là các bao phấn bung ra trước khi nhụy hoa sẵn sàng cho quá trình thụ phấn, hoặc là nhụy hoa sẵn sàng trước khi phấn của hoa đó sẵn sàng, khiến cho trên thực tế là cây hoa đó có giống cái và giống đực riêng biệt, và phải thường xuyên được giao phối. Những điều này thực là kỳ lạ! Cũng hết sức lý thú là phấn và đầu nhụy trên cùng cây hoa, cho dù ở rất gần nhau, như thế đúng cho mục đích tự thụ phấn, trong nhiều trường hợp, lại chẳng hề có tác dụng gì đối với nhau! Những thực tế này được giải thích hết sức dễ dàng nếu chúng ta dựa vào quan niệm về giao phối không thường xuyên với một cá thể riêng biệt là có lợi hoặc không thế thiếu.

Nếu các biến thể của cải bắp, củ cải, hành và một số cây khác được để cho sinh hạt giống gần nhau, đa số những cây con mọc lên, như tôi đã nhận thấy, sẽ trở thành cây lai. Ví dụ như: tôi trồng 233 cây cải bắp con từ một số cây của các biến thể riêng rẽ trồng gần nhau. Và trong số đó, chỉ có 78 cây là thuần chủng, thậm chí là trong số cây thuần chủng vẫn có cây không thuần chủng hoàn toàn. Nhụy hoa của mỗi cây cải bắp không chỉ được bao bọc bởi sáu nhị hoa của chính nó, mà còn bởi những nhị hoa của nhiều loại hoa khác mọc trên cùng một cây. Như thế thì làm thế nào mà một số lượng lớn các cây lai được sinh ra? Tôi nghi ngờ là chúng phải được tạo thành từ hạt phấn của một biến thế riêng biệt có ảnh hưởng vượt trội so với phấn của chính hoa đó. Đó chính là một phần của quy luật chung về cơ thể sống tốt được tạo thành từ sự giao phối giữa các cá thể riêng biệt trong cùng loài. Khi các loài khác nhau để cho giao phối, kết quả hoàn toàn ngược lại bởi vì phấn của một cây luôn luôn trội hơn so với phấn cây không cùng loài. Chúng ta sẽ quay lại chủ đề này trong một chương sau này.

Trong trường hợp một cây to, trên nó vô số hoa mọc ra, người ta có thể phản đối phấn có thể hiếm khi được mang đi từ cây này sang cây khác, mà thường xuyên nhất được mang từ hoa này sang hoa khác của cùng cây; và rằng hoa trên cùng cây có thế được coi là các cá thể khác biệt chỉ trong nghĩa hẹp. Có lẽ tự nhiên đã không ủng hộ nó khi các cây có xu hướng lớn chứa những hoa có giống đực và cái riêng rẽ. Khi giống đực và giống cái bị tách riêng, mặc dù cả hoa đực và hoa cái mọc trên cùng cây, chúng ta có thể thấy phấn thường xuyên được mang từ hoa này sang hoa khác; và điều này sẽ tạo cơ hội tốt hơn để phấn hoa đôi khi được mang từ cây này sang cây khác. Những cây thuộc vào cùng một bộ có giống đực và giống cái tách riêng hơn là các cây khác. Tôi đã nhờ tiến sỹ Hooker phân loại thành bảng các cây của Niu Di lân, và tiến sỹ Asa Gray phân loại các cây của Mỹ. Kết quả đúng như đã dự tính từ trước. Tiến sỹ Hooker gần đây đã nói ông nhận thấy quy luật đó không đúng đối với nước úc; và tôi đã đưa ra vài nhận xét về giống đực và giống cái của các cây một cách đơn giản đe thu hút sự chú ý của mọi người tới chủ đề này.

Hãy quay trở lại chủ đề động vật một chút: trên mặt đất có một số động vật lưỡng tính, như động vật nhuyễn thể đất và sâu đất; nhưng những con này đều ghép đôi. Tôi vẫn chưa tìm ra được một trường hợp nào động vật sống trên cạn mà tự thụ tinh. Chúng ta có thể hiểu được thực tế đáng chú ý này, mà hoàn toàn trái ngược với trường hợp của các cây trên cạn, dựa vào quan niệm việc phối giống không thường xuyên là không thể thiếu, bằng cách coi phương thức động vật trên cạn sống, và bản chất của nguyên tố sinh đẻ; vì chúng ta không biết cách nào, tương tự như ảnh hưởng của côn trùng và gió trong trường hợp các cây, nhờ nó mà một sự phối giống bất ngờ diễn ra giữa các con vật trên cạn không có sự đồng thuận của hai cá thể. Đối với động vật sống dưới nước, có nhiều động vật lưỡng tính tự thụ tinh; nhưng ở đây chính các dòng hải lưu là công cụ, dễ dàng nhận thấy, tạo ra sự giao phối ngẫu nhiên. Như trong trường hợp các bông hoa, tôi đã không thể, sau khi tham khảo ý kiến của giáo sư Huxley, một chuyên gia đầu ngành, khám phá ra bất kỳ một trường hợp nào về một động vật lưỡng tính có cơ quan sinh sản hoàn toàn bị bao bọc trong cơ thể, không thể tiếp cận được; và sự phối giống của một cá thể khác biệt được chứng minh là hoàn toàn không thể. Loài chân tơ từ lâu đối với tôi là một trường hợp cực kỳ khó hiểu theo như quan điểm này; tôi đã có thể, nhờ một sự may mắn tình cờ, chứng tỏ ở đâu đó hai cá thể, mặc dù cả hai đều là cơ thể sổng lưỡng tính tự thụ tinh hoặc tự thụ phấn, đôi khi thực sự giao phối với nhau.

Một điều bất thường mà chắc hẳn gây ngạc nhiên lớn cho nhiều nhà tự nhiên học là, đối với cả động vật và thực vật, các loài cùng gia đình và thậm chí cùng lớp, mặc dù rất giống nhau trong hầu hết các cơ quan bộ phận của chúng, nhưng lại thường xuyên, một số trong chúng là thực thể lưỡng tính và một số là đơn tính. Nhưng trên thực tế nếu tất cả cơ thể lưỡng tính thỉnh thoảng giao phối với các cá thể khác, điểm khác biệt giữa loài đơn tính và thực thể lưỡng tính, khi xét tới mặt liên quan đến chức năng bộ phận, trở nên nhỏ bé.

Dựa trên những suy xét này và nhiều ví dụ đặc biệt đã thu thập được, nhưng ở đây tôi không có điều kiện viết ra, tôi rất nghi ngờ trong cả thế giới động vật và thực vật, một sự giao phối ngẫu nhiên với một cá thể riêng rẽ là một quy luật của tự nhiên. Tôi nhận thức rõ ràng, trên quan điểm này, có nhiều trường hợp khó khăn mà tôi đang cố nghiên cứu một vài trường hợp như thế. Cuối cùng, chúng ta có thể kết luận rằng trong nhiều cơ thể sống, sự giao phối giữa hai cá thể là vô cùng cần thiết để sinh con; trong nhiều cơ thể khác, nó xuất hiện có lẽ chỉ sau những khoảng thời gian dài và tôi nghi là không có cơ thể nào có thể mãi mãi tự thụ phấn hoặc tự thụ tinh.

Các điều kiện thuận lợi cho sự lựa chọn của tự nhiên – Đây là một chủ đề vô cùng thú vị. Một khối lượng lớn tính biến đổi đa dạng và có thể di truyền là thuận lợi nhưng chỉ cần những khác biệt cá thể là đủ cho công việc. Một số lượng lớn các cá thể, bằng cách tạo cơ hội tốt hơn cho sự xuất hiện trong vòng thời gian cho trước bất kỳ của các biến đổi, sẽ bù trừ cho tính biến đổi ít hơn của mỗi cá thể và là, một yếu tô cực kỳ quan trọng cho sự thành công. Mặc dù tự nhiên dành khoảng thời gian lớn cho cho quá trình lựa chọn tự nhiên, nhưng đây không phải là khoảng thòi gian vô tận; bởi vì khi tất cả các cơ thể sống đang cố gắng, như người ta có thể nói thế, chiếm lấy vị trí nhất định trong thế giới tự nhiên, nếu bất cứ một loài nào không có thay đổi hay sự cải thiện tương ứng với các đối thủ của nó, loài đó sẽ sớm bị xóa sổ.

Trong sự lựa chọn có tính toán của con người, một người nhân giống chọn đôi với vật thể xác định, và giao phối tự do sẽ hoàn toàn triệt tiêu nỗ lực phối giống của anh ta. Nhưng nhiều người, không có ý định thay đổi con hoặc cây giống, có một tiêu chuẩn gần như chung của sự hoàn hảo, và tất cả đều cố để nhân giống từ con vật tốt nhất của mình. Chắc chắn là nhiều sự thay đổi và cải thiện sẽ xuất hiện, cho dù chậm chạp trong quá suốt trình của sự lựa chọn vô thức này, bất kể khối lượng lớn các lần giao phối với con vật không đạt tiêu chuẩn. Như thế là trong tự nhiên; bởi vì trong một khu vực khép kín, với nơi nào đó trong tổ chức xã hội không thực sự hoàn toàn bị chiếm giữ của nó như có thể, sự lựa chọn tự nhiên luôn luôn có xu hướng bảo tồn tất cả các cá thể biến đổi theo chiều hướng tích cực, mặc dù ở mức độ khác nhau, để lấp đầy tốt hơn những nơi chưa bị chiếm giữ. Nhưng nếu khu vực đó rộng lớn, một số khu vực nhỏ hơn bên trong của nó chắc chắn sẽ có điều kiện sống khác nhau; và khi đấy nếu sự lựa chọn tự nhiên thay đổi và cải thiện một loài trong vài khu vực nhỏ đó, sẽ có sự giao phối với các cá thể khác của cùng loài trong khu kín của mỗi loài. Và trong trường hợp này, ảnh hưởng của sự giao phối khó có thể bị trung hòa bởi sự lựa chọn tự nhiên luôn luôn có xu hướng sửa đổi tất cả các cá thể trong mỗi khu vực nhỏ theo cách giống hệt nhau tùy vào điều kiện sống của mỗi khu. Trong một khu liên tục, điều kiện sống sẽ dần dần chuyển đổi âm thầm không thể nhận biết được từ khu vực này sang khu vực khác. Sự giao phối có ảnh hưởng lớn nhất đối với các con vật kết hợp lại với nhau để sinh con cái, những con đi hoang nhiều, và những con mà không đẻ nhanh, đẻ nhiều. Với lý do này, đối với các con vật có đặc tính này, ví dụ trường hợp loài chim, các biến thể nói chung bị tách biệt, ở mỗi nước khác nhau và tôi tin tưởng đây là đúng. Trong các sinh vật lưỡng tính chỉ giao phối đôi lần, và tưcmg tự như thế, trường hợp các con vật giao phối với nhau thì mới đẻ được con, nhưng ít đi hoang và có tliể tăng với tốc độ nhanh chóng, một biến thể mới và cải tiến có thể được hình thành nhanh chóng, và có thể duy trì được sự tồn tại của mình, dù cho sự giao phối nào diễn ra đi chăng nữa thì vẫn chủ yếu là giữa các cá thể cùng của cùng một biến thể mới. Một biến thể khu vực khi đã hình thành có thể tiếp đến trải rộng dần sang các khu vực nhỏ khác. Dựa vào nguyên lý trên, những người làm vườn luôn luôn thích lấy hạt giống từ thân to của cây cùng biến thể do cơ hội lai giống với các biến thể khác ít đi.

Thậm chí trong các trường hợp động vật đẻ chậm, nếu kết hợp với nhau để được sinh sản, chúng ta không được đánh giá quá cao những ảnh hưởng của giap phối trước sự lựa chọn tự nhiên; bởi vì tôi có thể đưa ra một loạt các thực tiễn chứng minh trong cùng một khu vực, các biến thể của cùng loại động vật có thể tồn tại khác biệt lâu, từ các noi sống khác biệt, từ các màu giao phối hoi khác nhau hoặc từ các biến thể của cùng loại thích cặp đôi với nhau.

Sự giao phối đóng vai trò rất quan trọng trong tự nhiên, trong việc giữ gìn các cá thể của cùng loài, hay cùng biến thể, thực sự và giống nhau trong đặc tính. Nó do vậy sẽ có ảnh hưởng hiệu quả hơn nhiều với các con vật giao phối với nhau mới sinh sản được; nhưng tôi đã cố chứng minh rằng chúng ta có lý do để tin những giao phối ngẫu nhiên diễn ra chỉ trong thời gian dài. Tôi bị thuyết phục là đứa con sinh ra như thế sẽ được thừa hưởng sức mạnh và khả năng sinh sản nhiều hơn so với đứa con tạo thành từ quá trình tự thụ tinh dài liên tục. Chúng sẽ có cơ hội tốt hơn để tồn tại và mở rộng giống loài. Trong dài hạn, các ảnh hưởng của giao phối, thậm chí trong khoảng thời gian dài, sẽ lớn. Nếu có tồn tại các thực thể sống mà không bao giờ phối giống sinh sản, thì tính đồng bộ trong tính cách và đặc điểm sẽ được giữ lại trong chúng, miễn là điều kiện sống vẫn như thế, chỉ thông qua nguyên lý di truyền, và thông qua sự lựa chọn của tự nhiên phá hủy bất cứ thứ gì không phù hợp; nhưng nếu điều kiện sống của chúng thay đổi và chúng trải qua sự biến đổi, tính đồng bộ trong đặc điểm tính cách có thể được di truyền lại cho con, chỉ thông qua sự lựa chọn của tự nhiên lưu giữ những biến đổi có lợi.

Sự cô lập cũng là một nguyên tố quan trọng trong quá trình lựa chọn của tự nhiên. Trong một khu vực khép kín hoặc cách biệt, nếu không rộng lắm, điều kiện sống vô cơ và hữu cơ thông thường là khá đồng bộ; khiến cho sự lựa chọn của tự nhiên có xu hướng biến đổi mọi cá thể trong một loài biến đổi theo cùng một cách trong mối quan hệ chung điều kiện sống. Sự giao phổi giữa các cá thể trong cùng một loài, mà nếu không chắc đã sống xung quanh hoặc ở các khu vực có điều kiện sống khác biệt sẽ bị cản trở. Nhưng có lẽ tình trạng cô lập có tác động hiệu quả hơn tới việc kiềm chế sự di cư của các cơ thể sống thích nghi tốt hơn, sau bất cứ sự thay đổi vật lý nào, chang hạn như thay đổi của khí hậu hay mặt đất nâng cao lên… Do đó, những nơi mới trong thế giới tự nhiên mở ra cho sự cạnh tranh của các cư dân sinh sống bản địa. Chúng dần thích nghi với nơi ở mới thông qua thay đổi trong cấu trúc và thể trạng sống. Cuối cùng, sự cách biệt, kiểm soát quá trình di cư và do đó cả sự cạnh tranh, kéo dài thời gian cho bất cứ biến thể mới dần được cải thiện; và sự kéo dài này đôi khi lại có vai trò quan trọng trong việc hình thành loài mới. Tuy vậy, nếu khu vực cô lập có diện tích bé, hoặc là bị bao bọc bởi các chướng ngại vật, hoặc do điều kiện vật lý rất cá biệt, tổng số các cá thể mà nơi đó chứa được nhất định phải ít. số lượng ít ỏi các cá thể sẽ làm chậm đi nhiều quá trình ra đời của loài mới thông qua sự lựa chọn của tự nhiên bằng cách giảm cơ hội xuất hiện sự biến đổi có ích.

Nếu chúng ta dựa vào tự nhiên để kiểm chứng tính xác thực của những nhận xét trên, và nhìn vào bất kỳ khu vực cô lập nhỏ bé nào, chẳng hạn như các đảo ngoài khori. Mặc dù tổng số lượng các cá thể ngụ cư trên đó được tìm thấy là bé, như chúng ta sẽ thấy ở chương phân bố địa lý đa phần trong số chúng cư dân bản địa, tức là sinh ra tại đó chứ không phải nơi nào khác. Vì thế, những hòn đảo nhỏ ngoài khơi ban đầu có vẻ như rất thuận lợi cho việc sinh ra loài mới. Nếu tin như thế, chúng ta sẽ có thể đã tự đánh lừa bản thân. Bởi vì để chắc chắn liệu khu vực nhỏ cô lập, một khu vực mở rộng lơn như lục địa, là có khả năng cao nhất sinh ra dạng loài mới hay không, chúng ta phải có sự so sánh trong thời gian tương đương. Đáng buồn thay điều này chúng ta lại không làm được.

Mặc dù tôi không nghi ngờ là là tình trạng cô lập đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành loài mới, nhưng trên tổng thể tôi vẫn nghiêng về là sự rộng lớn có tầm quan trọng nhiều hơn, nhất là đối với sự hình thành loài mới, mà cho thấy có khả năng tồn tại trong thời gian dài, và nhân rộng ra. Trên khắp một khu vực rộng lớn, nó không chỉ sẽ tạo cơ hội tốt hơn cho sự biến đổi có ích từ số lượng lớn các cá thể cùng loài có thể sống trên đó, mà còn cả điều kiện sống cực kỳ phức tạp do quá nhiều cá thể đang tồn tại trên đó; và nếu một số loài này biến đổi và cải thiện, các loài khác buộc phải biến đổi và phát triển tương ứng, nếu không muốn bị tuyệt chủng. Mỗi loài mới, ngay khi chúng được cải thiện lớn, sẽ có khả năng lan rộng khắp khu vực liên tục và rộng lớn, do đó sẽ gặp phải sự cạnh tranh với nhiều loài khác. Nhiều nơi mới sẽ được hình thành, và sự cạnh tranh để chiếm những chỗ đó ngày một ác liệt hơn trên khu vực rộng lớn so với khu vực nhỏ. Hơn nữa, những khu vực rộng lớn, dù hiện tại vẫn liên tục, nhưng do chịu dao động, thường sẽ tồn tại trong điều kiện đứt gãy, khiến cho các ảnh hưởng tốt của sự cô lập trùng lặp ở mức độ lớn. Cuối cùng, tôi kết luận rằng, mặc dù các khu vực nhỏ bé, xét trên mặt này mặt nọ, có điều kiện rất thuận lợi để sản sinh ra loài mới, song quá trình của sự biến đổi thông thường diễn ra nhanh hơn trên các khu vực rộng lớn; và điều quan trọng hơn nữa là những dạng sống mới phát sinh trên khu vực rộng lớn, mà đã chiếm ưu thế so với nhiều đối thủ cạnh tranh, sẽ là những dạng sống lan rộng nhất, sẽ tạo ra nhiều biến thể mới và loài nhiều nhất, và nhờ đó đóng vai trò quan trọng nhất trong việc thay đổi lịch sử của thế giới hữu cơ.

Chúng ta, có lẽ dựa trên cách nhìn nhận này, hiểu được vài thực tế mà sẽ được nhắc lại trong chương phân bổ địa lý; ví dụ: những động thực vật sống trên lục địa úc nhỏ hơn đã và sinh sản trước những thực thể trên khu vực Europaeo – Asiatic. Do vậy chính là các động thực vật trên lục địa có mặt khắp mọi nơi trở thành bản địa ở đó. Trên đáo nhỏ, cuộc cạnh tranh cho sự sống kém khốc liệt hơn, và như thế sẽ có ít sự thay đổi cũng như tuyệt chủng hơn. Quần thể thực vật của đảo Madeira, theo như ông Oswald Heer, giống với quần thể thực vật thuộc kỷ thứ ba đã bị tuyệt chủng của châu âu. Tất cả các hồ chứa nước ngọt, nếu tính gộp lại, chỉ chiếm diện tích khiêm tốn so với diện tích biển hay đất liền, và kết quả là sự cạnh tranh sinh tồn trong các hồ nước ngọt là kém sôi động nhất trên trái đất; các dạng sống mới chậm được ra đời hơn và các dạng sốnh cũ chậm biến mất hơn. Chính tại các hồ nước ngọt chúng tôi tìm thấy lớp cá Ganoid, tàn tích của một nhóm đã từng là nhóm thống trị và cũng trong khu vực nước ngọt, chúng tôi tìm thấy một vài dạng thức dị thường nhất mà giờ đây đã được biết đến ừên thế giới, như là Ornithorhynchus và Lepidosren, giống như di tích hóa thạch, có quan hệ, trong chừng mực nhất định, với các nhóm tách biệt trong tự nhiên. Những dạng thức kỳ dị này hầu như có thể gọi là di tích hóa thạch sống; chúng tồn tại cho tới ngày nay, nhờ vào sống tại khu vực bao bọc và như thế ít gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt hơn.

Để tổng kết các điều kiện thuận lợi và không thuận lợi cho sự lựa chọn của tự nhiên, cực kỳ thú vị, tôi kết luận, khi xem xét tự nhiên, trong tương lai, đối với động thực vật trên cạn của một khu vực lục địa rộng lớn, mà có lẽ sẽ chịu nhiều biếấn động địa chất, và kết quả là sẽ tồn tại ở trạng thái đứt gãy với thời gian dài, sẽ có điều kiện thuận lợi nhất cho quá trình tạo ra nhiều dạng thức sống mới, có khả năng tồn tại lâu dài và lan tỏa rộng khắp. Đối với khu vực ban đầu là tồn tại như một lục địa, và các cư dân, tại giai đoạn đó có cá thể và loại đông đúc, sẽ có sự cạnh rất khốc liệt. Khi do sự lún xuống và lục địa bị chia thành nhiều đảo lớn tách biệt, sẽ vẫn tồn tại nhiều cá thể cùng loài trên mỗi đảo: sự giao phối thực hiện trong khu vực có diện tích hẹp trong mỗi loài sẽ nhờ đó được kiểm soát: sau những thay đổi vật lý bất cứ thuộc loại gì, sự di cư sẽ bị hạn chế, giúp cho những chỗ tạo thành mới được lấp đầy chỉ bởi sự thay đổi của các cư dân cũ. Thòi gian sẽ cho phép các biến thể của mỗi loài có những thay đổi tích cực và thích nghi tốt với môi trường xung quanh. Khi có sự nâng lên mới, các đảo sẽ quay ữở lại gắn với nhau thành lục địa, lúc này trên lục địa mới hình thành sẽ xuất hiện lại sự canh tranh khốc liệt: những biến thể tốt nhất và được cải thiện nhiều nhất sẽ cỏ khả năng nhân rộng, trong khi đó nhiều những dạng thức sống ít được cải thiện hơn sẽ bị tuyệt chủng. Kết quả là số lượng khả cân đối của nhiều cư dân sống trên lục địa mới hình thành sẽ thay đổi; và một lần nữa, sự lựa chọn của tự nhiên có một sân chơi bình đẳng để tiếp tục cải thiện các cư dân và nhờ đó loài mới xuất hiện.

Tác động của sự lựa chọn tự nhiên lúc nào cũng sẽ xảy ra cực kỳ chậm chạp, tôi phải hoàn toàn công nhận điều này.Tác động của nó phụ thuộc vào có những nơi trong quần thể xã hội tự nhiên, mà có thể được chiếm giữ tốt hơn bởi một số cư dân của nước trải qua sự biến đổi vài loại. Sự tồn tại của những nơi đó thường phụ thuộc vào thay đổi vật lý, những thay đổi này diễn ra nói chung là rẩt chậm, và phụ thuộc vào việc kiểm soát sự di cư của những cá thể thích nghi tốt hơn. Nhưng ảnh hưởng của sự lựa chọn tự nhiên sẽ thường phụ thuộc nhiều hơn vào một số thực thể sống bị biến đổi chậm chạp; mối quan hệ qua lại của nhiều cư dân khác do đó mà bị xáo trộn. Không một ảnh hưởng nào xảy ra trừ khi các biến đổi tích cực xuất hiện, và sự biến đổi bản thân nó lúc nào cũng diễn ra rất chậm chạp. Quá trình này bị ữì hoãn nhiều hơn nữa do sự phối giống tự do. Nhiều người khẳng định rằng những nguyên nhân này là thừa đủ để loại bỏ các ảnh hưởng của quá trình lựa chọn tự nhiên. Tôi không tin là như vậy, mà tôi thực sự tin sự lựa chọn của tự nhiên diễn ra vô cùng chậm chạp, và trong quãng thời gian dài, thông thường chỉ ảnh hưởng tới một số ít các cư dân sinh sống của cùng vùng trong cùng thòi gian. Tôi còn tin ảnh hưởng chậm chạp lúc ẩn lúc hiện của sự lựa chọn tự nhiên hoàn toàn phù hợp với những điều mà các nghiên cứu địa chất học cho chúng ta biết về tốc độ và cách mà những cư dân trên thế gioi này thay đổi.

Cho dù quá trình lựa chọn có thể chậm chạp, nếu con người yếu đuối như chúng ta có thể làm được nhiều điều với sức mạnh lựa chọn nhân tạo, tôi không thấy giới hạn cho sự thay đổi, cho vẻ đẹp và tính phức tạp vô cùng của sự cùng thích nghi giữa tất cả thực thể hữu cơ, thực thể này với thực thể khác, và với điều kiện sống tự nhiên, mà có thể bị tác động tới bởi sự lựa chọn của tự nhiên theo thời gian vĩnh cửu.

Sự tuyệt chủng – Chủ đề này sẽ được đề cập đến sâu hơn trong chương Địa chất của chủng ta; nhưng tôi phải nói rằng nó liên quan chặt chẽ tới sự lựa chọn của tự nhiên. Sự lựa chọn của tự nhiên chỉ tác động duy nhất thông qua sự duy trì các biến đổi mà ở mặt nào đó có lợi, và do đó tồn tại qua thời gian. Nhưng do sức mạnh cấp số nhân của tất cả các thực thể sống hữu cơ, mỗi khu vực đã chật đầy các cư dân. Nguyên tắc là mỗi dạng thức được lựa chọn và ưa thích tăng số lượng của chúng trong khi dạng sống ít được ưa thích hơn giảm số lượng và trở nên khan hiếm. Như địa chất học nói với chúng ta tính khan hiếm là điềm báo của sự tuyệt chủng. Chúng ta cũng thấy rằng bất kỳ dạng nào mà chỉ có vài cá thế, với các biếấn động trong mùa và trong số lượng kẻ thù, rất có khả năng bị tuyệt chủng. Nhưng chúng ta có lẽ đi xa hơn thế; bởi vì các dạng thức mới được tạo ra liên tục nhưng chậm chạp, trừ khi chúng ta tin rằng số lượng các dạng thức sẽ là vô tận và tiến ra vô cùng, nhiều loài sẽ chắc chắn không thể tránh khỏi sự tuyệt chủng, số lượng của một loài cụ thể không tăng bất tận, địa chất học đơn giản cho chúng ta thấy điều đó; và thực sự chúng ta thấy lý do vì sao mà chúng không tăng như thế bởi vì nơi ngu cư không phải là vô hạn – không phải là chúng ta có cách nào để biết một vùng bất kỳ đã có số lượng lớn nhất các loài mà vùng đó có thể chứa. Có lẽ là chưa vùng nào chứa đầy các loài có thể. Ở mũi Hảo Vọng, nơi tập trung đông đúc các loài cây hơn bất cứ nơi nào trên thế giới, một số cây ngoại lai đã trở thành cây của vùng đó mà không hê gây ra sự tuvệt chủng cho loài bản địa nào, như chúng ta biết.

Hơn nữa, loài có đông cá thể nhất sẽ có cơ hội tốt nhất để tạo ra những thay đổi có lợi trong một khoảng thời gian cho trước. Tôi có bằng chứng cho điều này. Nó nằm trong các thực tế mà tôi đã đưa ra ở chương hai, nêu lên chính các loài thông thường mà có số lượng biến thể hay loài mới sinh lớn nhất. Như thế, những loài hiếm sẽ chậm được biến đổi hay cải thiện trong một khoảng thời gian nhất định cho trước. Và kết quả là chúng sẽ bị đánh bại trong cuộc đua giành sự sống bởi những con cháu được sửa đổi của các loài thông thường hơn.

Dựa vào vài nhận xét này, tôi rút ra nguyên tắc là theo thời gian, loài mới được hình thành thông qua sự lựa chọn của tự nhiên, các loài khác trở nên ngày một hiếm thấy và cuối cùng là bị tuyệt chủng. Dạng thức thường gặp phải sự canh tranh gần gũi nhất với những dạng được sửa đổi và cải thiện, tất nhiên sẽ chịu thiệt thòi nhất. Và như chúng ta đã thấy trong chưomg Cuộc đấu tranh sinh tồn là chính các dạng họ hàng gần gũi – các biến thể của cùng loài, và các loài của cùng lớp hay của lớp có liên quan – những dạng có cấu trúc tưomg tự nhau, thể tạng và thói quen, thông thường cạnh tranh nhau dữ dội nhất. Chính vì thế, mỗi biến thể hay loài mới, trong suốt tiến trình hình thành của nó, thường gây áp lực lớn nhất lên loài họ hàng gần nhất, và có xu hướng xóa sổ chúng. Chúng ta nhìn thấy một quá trình tưomg tự trong số các con vật thuần hóa, thông qua sự lựa chọn cải thiện của con người. Tôi có thể đưa ra nhiều ví dụ gây tò mò cho thấy giống mới của gia súc, cừu và các con vật khác, và các biến thể của hoa chiếm vị trí của các loại già hơn thấp kém hơn nhanh như thế nào. Tại vùng Yorkshire, lịch sử chứng minh con gia súc cổ đại màu đen bị con sừng dài tiêu diệt, và những con này lại “bị quét sạch bởi con sừng ngắn (Tôi trích lời của một nhà nông học).

Sự sai lệch của đặc điểm – Nguyên lý mà tôi đặt cho cái tên này , là cực kỳ quan trọng trong lý thuyết của tôi. Tôi tin nguyên lý này giải thích được một số thực tế quan trọng. Lúc đầu, các biến thể, thậm chí là biến thể nổi bật, mặc dù có một vài đặc điểm của loài – như đã được nhắc tới khi người ta không biết phải xếp chúng vào hạng nào -nhưng chắc chan khác với con khác ít hơn so với loài thực sự. Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi, biến thể là loài đang trong giai đoạn hình thành, hay như tôi gọi chúng là loài mới sinh ra. Vậy như thế nào mà sau đó những điểm khác biệt nhỏ hơn giữa các biến thể trở thành lớn hơn giữa các loài? Điều này thường xuyên xảy ra, chúng ta phải suy luận từ vô số các loài trên khắp thế giới tự nhiên cho thấy những khác biệt đáng chú ý; trái lại các biến thể, cứ cho là các nguyên mẫu và cha mẹ tương lai của các loài nổi bật lại thể hiện các khác biệt khó nhận ra và nhỏ bé. Chỉ bằng sự ngẫu nhiên, như chúng ta có thể gọi nó, thì mới có thể khiến cho một biến thể khác với bố mẹ nó ở vài đặc điểm nào đó, và đứa con của biến thể này lại một lần nữa khác với bố mẹ chúng trong đặc điểm tương tự và với mức độ lớn hơn; nhưng một mình điều này không bao giờ giải thích đủ mức độ lớn và thường xuyên các điểm khác biệt như giữa các biến thể cùng loài và các loài cùng họ. Hom nữa chúng khác loài bản địa với mức độ lớn.

vẫn như mọi khi, hãy tìm hiểu điều bí ẩn này dựa vào các sản phẩm thuần hóa của chúng ta. Ở đây chúng ta sẽ tìm thứ gì đó tương đương. Một người nuôi chim bồ câu rất ngạc nhiên khi thấy một con chim bồ câu có mỏ ngắn hơn chút ít; và một người khác thì thích thú vì con chim có mỏ dài hơn; và dựa trên nguyên lý được công nhận “những người nuôi chim không và sẽ không ngưỡng mộ tiêu chuẩn trung bình, mà thích sự tột cùng”. Họ đều tiếp tục (như đã thực sự xuất hiện với con chim bồ câu nhào lộn) lựa chọn và nhân giống từ những con chim có mỏ dài dài hơn nữa, hoặc là ngắn và ngắn hơn nữa. Lần nữa, chúng ta có thể cho rằng ở giai đoạn ban đầu, một người thích những con ngựa chạy nhanh hơn, người khác thì thích ngựa khỏe hơn và to hơn. Những điểm khác biệt ban đầu có thể bé nhỏ, theo thời gian, do sự lựa chọn liên tục của các con ngựa chạy nhanh bởi những người gây giống, và của các con ngựa khỏe do người nhân giống khác, sự khác biệt sẽ có thể lớn lên; cuối cùng, khi một thế kỷ trôi qua, những con tiểu giống sẽ bị biến thành 2 giống nổi bật và khác hẳn nhau. Khi sự khác biệt dần dần trở nên lớn hơn, những con ngựa kém chất lượng có các đặc điểm trung gian, tức là không thực sự chạy nhanh cũng không thực sự khỏe, sẽ bị bỏ qua và lãng quên, và có xu hướng biến mất. Như thế ở đày chúng ta nhận thấy ảnh hưởng của cái mà có thể được gọi là nguyên lý của sự chệch hướng trong sản phẩm thuần dưỡng của con người. Ban đầu thì những điểm khác biệt không đáng được chú ý; dần dần lớn lên, và các con giống bắt đầu có biểu hiện chệch hướng trong đặc điểm so với nhau và so với cả bố mẹ chung của chúng.

Nhưng nếu có người hỏi làm thế nào mà một nguyên lý tương tự có thể đem áp dụng vào tự nhiên? Tôi khẳng định nó có thể và đang phát huy tác dụng mạnh mẽ nhất trong tự nhiên, từ thực tế đơn giản là các loài con cháu của bất kỳ một loài nào càng khác biệt trong cấu trúc, thể trạng và thói quen thì chúng càng có khả năng chiếm giữ nhiều nơi hơn trong thế giới tự nhiên, và có điều kiện gia tăng số lượng.

Chúng ta có thể nhìn thấy rõ điều này trong trường hợp của các động vật có thói quen đơn giản. Lấy trường hợp của loài động vật ăn thịt bốn chân làm ví dụ. số lượng mà một nước có thể chứa chúng đã đạt mức trung bình từ lâu. Nếu sức mạnh tự nhiên của sự tăng trưởng số lượng có điều kiện phát huy ảnh hưởng, thì nó sẽ có thế làm tăng số lượng (ở nước không trải qua bất cứ thay đổi nào trong điều kiện của nó) chỉ bằng cách các con cháu biến đổi của nó chiếm những nơi mà hiện đang có động vật khác ngụ cư: ví dụ, một vài trong số chúng có khả năng bắt con mồi dạng mới, hoặc là đã chết hoặc là còn sống; một sổ có điều kiện sống mới, trèo cây, bơi lội, và có lẽ một số trở nên ít thích ăn thịt tươi hơn. Con cháu của các động vật ăn thịt càng trở nên đa dạng trong cấu trúc và tính cách thì chúng có thể chiếm giữ càng có nhiều nơi sống hơn. Điều mà đúng với một con vật thì cũng hoàn toàn đúng với các loài khác – tức là nếu chúng biến đổi – nếu không thì sự lựa chọn của tự nhiên không thể có tác động gì. Và như thế nó cũng áp dụng được cho thực vật. Điều này đã được chứng minh thông qua thí nghiệm. Nếu trên một mảnh đất người ta trồng một loài cỏ, và trên một mảnh đất khác có điều kiện tương tự, người ta trồng vài lớp cỏ khác nhau, một số lượng lớn hơn các cây và trọng lượng nặng hơn cỏ khô có thể nhờ đó được tạo thành. Tình trạng tương tự cũng xảy ra khi người ta gieo trên các mảnh đất giống nhau một biến thể và vài biến thể hỗn họp của lúa mì. Với lý do này, nếu một loài có tiếp tục biến đổi và những biến thể đó được lựa chọn liên tục nhưng khác nhau mọi mặt như những loài và lớp riêng biệt khác so với nhau, một số lượng lớn hơn các cá thể cây của loài cỏ này, bao gồm cả con cháu biến đổi của nó, sẽ có khả năng sống tốt trên cùng mảnh đất. Và chúng ta biết rõ ràng mỗi loài và mỗi biến thể cỏ hàng năm sinh ra vô khối hạt giống. Như thế chúng ta có thể nói nó đang cố gắng tột độ để gia tăng số lượng của mình. Kết quả là, tôi dám chắc qua hàng nghìn thế hệ , những biến thể nổi bật nhất của một loài cỏ luôn luôn có cơ hội tốt nhất để thành công và phát triển số lượng, và nhờ đó thay thế các biến thể ít khác biệt hơn; và các biến thể mà được ban cho đặc điểm rất khác biệt thì được xếp vào loài.

Tính xác thực của nguyên lý, sự đa dạng hóa mạnh mẽ trong cấu trúc có thể duy trì ở mức độ lớn số lượng dạng thức sống, được minh chứng bằng nhiều thực tế tự nhiên. Trên một khu vực cực kỳ nhỏ bé, nhất là nếu không bị cô lập, hoàn toàn mở cho sự di cư, và nơi mà sự cạnh tranh giữa các cá thể phải mãnh liệt, chúng ta hầu như bao giờ cũng tìm thấy tính đa dạng lớn trong loài cư ngụ. Ví dụ: tôi tìm thấy trên một đất rộng chín mươi centimet và dài 120 centimet, nằm trong điều kiện không thay đổi nhiều năm rồi, có hai mươi loài cây chúng thuộc về mười tám lớp và tám nhóm, mà cho thấy các loài cây này khác nhau như thế nào. Như vậy chính là với tất cả cây và côn trùng trên những hòn đảo nhỏ cô lập đồng đều; và cũng như vậy trong các hồ ao nước ngọt nhỏ. Những người nông dân nhận thấy họ có thể tạo ra thức ăn bằng cách trồng gối vụ các cây thuộc về những nhóm khác biệt nhất: tự nhiên theo cái có thể được gọi là sự luân phiên đồng thòi. Đa số động vật và thực vật sống xung quanh một mảnh đất nhỏ, có thể sống trên đó (giả thiết là nó không có gì đặc biệt trong tính chất của nó), và cố gắng hết sức để có thể sống trên đó. Nhưng người ta nhận ra là nen mà chúng gặp sự cạnh tranh khốc liệt với các dạng sống khác, những lợi thế của sự đa dạng hóa trong cấu trúc, đi kèm với những khác biệt của thói quen, quyết định các cư dân sống gần chen lấn nhau, sẽ, theo đúng quy luật chung, thuộc về cái mà chúng ta gọi là các lớp và nhóm khác biệt.

Nguyên lý tưomg tự được tìm thấy trong quá trình tự nhiên hóa của các cây nhờ có tác nhân con người trên đất lạ. Người ta có thể đã trông đợi rằng những cây thành công trong quá trình tự nhiên hóa trên bất kỳ loại đất nào nói chung thường sẽ trở nên gần gũi với loài bản địa; bởi vì chúng thường được coi là được tạo ra một cách đặc biệt và thích nghi với nước của chính mình. Người ta cũng có lẽ đã trông đợi những cây tự nhiên hóa đã thuộc về một vài nhóm đặc biệt thích hợp nhất với điều kiện sống nhất định tại nơi ở mới của chúng. Nhưng trường hợp này rất là khác biệt; và ông Alph De Candolle nhận xét chuẩn xác trong tác phẩm vĩ đại và đáng ngưỡng mộ rằng các quần thể thực vật, thông qua quá trình tự nhiên hóa cân xứng với số lượng các lớp và loài nhiều hơn trong lớp mới hơn là trong loài mới. Xin đưa ra một ví dụ duy nhất: trong lần tái bản cuối cùng cuốn Manual of the Flora the Northen United States của tiến sỹ Asa Gray, 260 loài cây được tự nhiên hóa được liệt kê và chúng thuộc về 162 lớp. Do đó chúng ta thấy rằng những cây tự nhiên hóa này hết sức đa dạng. Trong số 162 lớp, không ít hơn 100 lớp không phải là bản địa ở đó. Như thế có nghĩa là một số lượng lớn lớp thực vật đã được thêm vào ở các bang này.

Bằng việc xem xét đặc tính của động vật và thực vật đã cạnh tranh thành công với loài bản địa trên bất cứ nước nào, và nhờ đó trở thành một trong những loài bản địa mới ở đó, chúng ta có thể rút ra được ý tưởng ban đầu theo cách vài cá thể bản địa phải được chỉnh đổi nhàm thu được các lợi thế hơn so với các cá thể bản địa khác. Tôi nghĩ chúng ta có thể ít nhất suy luận rằng sự đa dạng hóa trong cấu trúc, thêm vào các khác biệt mang tính loài mới, có lẽ đã có lợi cho chúng.

Lợi thế của sự đa dạng hóa trong các cư dân cùng trên một vùng, trên thực tế, là tương tự như lợi thế của sự phân công lao động sinh lý học của các bộ phận trên một cơ thể – một vấn đề được trình bày hết sức chi tiết bởi ông Milne Edwards. Không một nhà sinh lý học nào nghi ngờ là cái dạ dày, bằng cách làm được thích nghi với việc tiêu hóa chỉ rau mà thôi, hay cùi không, hút chất dinh dưỡng nhiều nhất từ các chất này. Như thế trong điều kiện của bất cứ mảnh đất nào, cây cối và động vật càng trở nên đa dạng thì số lượng chúng có thể sống trên mảnh đất đó càng lớn. Một hệ các động vật với tổ chức của chúng ít có tính đa dạng, khó có thể cạnh tranh với một hệ động vật khác mà đa dạng hơn trong cấu trúc. Ai đó có thể nghi ngờ, ví dụ như, loài thú có túi ở úc, những con được chia thành nhóm khác biệt nhưng nhỏ so với nhau, và đại diện hết sức mờ nhạt cho loài động vật có vú ăn thịt, nhai lại, và gặm nhấm của chúng ta, như ông Waterhouse và những người khác nhận xét, có thể cạnh tranh thành công với những nhóm phân loại rõ rệt. Với loài động vật có vú ở úc, chúng ta chứng kiến quá trình đa dạng hóa tại giai đoạn phát triển ban đầu và không đầy đủ.

Sau cuộc thảo luận ở trên mà chắc chắn đã phải rất dài, tôi nghĩ chúng ta có thể thừa nhận các con cháu biến đổi sẽ có nhiều khả năng thành công hơn nếu chúng trở nên đang dạng trong cấu trúc, và nhờ đó sẽ lấn chiếm dần được khu đất đang có loài khác sinh sống, bây giờ chúng ta hãy cùng xem nguyên lý của ích lợi lớn được rút ra từ sự chệch hướng của đặc điểm, kết hợp với nguyên lý của sự lựa chọn tự nhiên và của sự tuyệt chủng, sẽ có xu hướng gây ảnh hưởng.

Sơ đồ dưới đây sẽ giúp chúng ta trong việc hiểu chủ đề khá phức tạp này. A tới L đại diện cho loài của một lớp lớn trong nước bản địa của nó; những loài này được giả thiết giống nhau ở những mức độ không đồng đều, như trong thực tế tự nhiên, và như nó được thể hiện trong sơ đồ bởi các chữ cái đứng cách nhau những quãng không đều. Tôi đã nói là một lớp lớn, bởi vì chúng ta đã thấy ở chương hai là nói chung thì nhiều loài lớp lớn thay đổi hơn là của lớp bé; và loài biến đổi thuộc lớp lớn sản sinh nhiều biến thể hơn. Chúng ta cũng nói rằng loài mà thông thường nhất và trải rộng khắp biến đổi nhiều hơn so với loài hiếm thấy với tầm trải rộng hạn chế. Để (A) là loài thông dụng, trải rộng và biến đổi, thuộc vào một lớp lớn trong nước của chính nó. Cái hình quạt bé của các đường chấm rẽ với chiều dài không bằng nhau tiến ra từ (A), có thể đại diện cho con cải biến đổi của nỏ. Những sự biến đổi được giả định là cực kỳ nhỏ, nhưng là đặc tính đa dạng nhất; chúng không được giả định là tất cả xuất hiện đồng thời, mà thường là sau những khoảng thời gian dài cách quãng; và cũng không giả định chúng tồn tại trong những khoảng thời gian bằng nhau. Chỉ những biến đổi có ích ở mặt này hay mặt khác sẽ được duy trì hay lựa chọn một cách tự nhiên. Và ở đây nổi lên tầm quan trọng của nguyên lý lợi ích bắt nguồn từ sự chệch hướng của tính cách; bởi do điều này nói chung thường gây ra những biến đổi khác biệt hoặc chệch hướng lớn nhất (được thể hiện bởi những đoạn chấm phía ngoài) được duy trì và tích tụ thông qua sự lựa chọn của tự nhiên. Khi một đường kẻ chấm chạm tới một trong những dòng kẻ ngang, và ở đó được đánh dấu bởi các chữ cái nhỏ hơn, một khối lượng các biến đổi được giả thiết là đã tích tụ đủ để hình thành một biến thể tưomg đối nổi bật đáng để được ghi nhận trong hệ thống công trình nghiên cứu.

Khoảng cách giữa các dòng kẻ ngang trong sơ đồ thể hiện thời gian của một nghìn thế hệ; nhưnng có lẽ sẽ là’tốt hơn nếu mỗi khoảng cách đó tượng trưng cho quãng thời gian của mười nghìn thế hệ. Sau khoảng thời gian của một nghìn thế hệ, loài (A) giả định đẻ ra hai biến thể khá nổi bật, có tên là a1 và m1. Hai biến thể này sẽ tiếp tục tiếp xúc với cùng điều kiện mà làm bố mẹ chúng biến đổi, và xu hướng tiến tới tính biến đổi bản thân nó là mang tính di truyền. Do đó, chúng sẽ có xu hướng chỉnh đổi, và thông thường biến đổi theo cách gần giống như mà cách cha mẹ chúng đã làm. Hơn nữa, hai biến thể này, chỉ là những dạng thức biến đổi ít, sẽ có xu hướng thừa kế các lợi thế giúp cho loài cha mẹ chung (A) đông đúc nhất hơn các dạng thức khác cư ngụ trong cùng một nước; chúng sẽ có những lợi thế giúp lớp mẹ chung của chúng trở thành một lớp lớn trong nước bản địa. Và chúng ta biết điều kiện này là thuận lới cho việc tạo ra các biến thể mới.

Nếu sau đó hai biến thể này thay đổi, những biến đổi chệch hướng nhất của chúng thường sẽ được lưu giữ trong suốt một nghìn thế hệ kế tiếp. Và sau quãng thời gian này, biến thể giả định aỉ trong biểu đồ đã cho ra biến thể a2, mà sẽ, theo như nguyên lý của sự chệch hướng, sẽ khác biệt so với (A) nhiều hơn là al. Tương tự như thế với biến thể giả định ml. Nó cho ra biến thể m2 và s2, khác nhau và càng khác hơn so với bố mẹ chung (A). Chúng ta có thể tiếp tục quá trình này với những bước tương tự và không hạn chế về mặt thòi gian, một số biến thể, sau mỗi một nghìn năm, chỉ sinh ra một biến thể duy nhất; nhưng trong điều kiện bị biến đổi nhiều hơn. Và trong điều kiện bị biến đổi nhiều hơn, một số cho ra hai hoặc ba biến thể, và một số chẳng cho con nào. Do đó, những biến thể hay con cháu biến đổi, có nguồn gốc chung từ cùng cha mẹ, chúng sẽ tiếp tục gia tăng số lượng và ngày càng phát triển khác biệt. Trong sơ đồ, quá trình này được thể hiện lên đến thế hệ thứ mười nghìn, và trong một dạng cô đọng, đơn giản hóa tới thế hệ thứ mười bốn nghìn.

Nhưng tôi phải nói không giả định quá trình đó diễn ra đúng theo trình tự như nó được thể hiện trên sơ đồ, mặc dù trong bản thân nó có sự không thường xuyên, tôi không bao giờ cho là những biến thể phát triển lệch hướng nhất so với loài cha mẹ của chúng nhất sẽ luôn luôn thắng thế và nhân rộng: một dạng trung gian có thể thường tồn tại lâu, và có thể hoặc có thể không sản sinh ra hơn một con cháu biến đổi; vì sự lựa chọn của tự nhiên sẽ luôn gây tác động theo tính chẩt của nơi mà hoặc không bị chiếm giữ hoặc bị chiếm giữ không hoàn toàn bởi các cơ thể sống; và điều này sẽ phụ thuộc vào mối quan hệ phức tạp vô cùng. Nhưng theo quy luật chung, cấu trúc của con cháu của bất kỳ loài nào càng đa dạng, thì chúng càng có khả năng chiếm giữ nhiều nơi mới, và số lượng cá thể biến đổi của chúng tăng lên càng nhiều. Trong sơ đồ của chúng ta, đường của sự kế tiếp bị đứt gãy theo những quãng thòi gian đều đặn bởi những chữ số nhỏ đánh dấu các dạng thức kế tiếp nhau có độ khác biệt đủ lớn để được coi là biến thể. Nhưng những sự đứt đoạn đó là tưởng tượng, và có thể đã được đặt ở bất cứ đâu, sau những khoảng thời gian đủ dài để cho có được phép sự tích tụ một khối lượng lớn các biến đổi lệch hướng.

Do tất cả các Con cháu biến đổi của một loài thông thường và phân bố rộng khắp, thuộc vào một lớp lớn, sẽ có xu hướng được di truyền lại một số lợi thế tương tự đã giúp cha mẹ chúng thành công trong cuộc sống, nên chúng sẽ tiếp tục tăng lên về số lượng cũng như sự chệch hướng trong đặc điểm: kết luận này được thể hiện trên sơ đồ bằng một vài nhánh tỏa ra từ (A). Đứa con biến đổi của các nhánh sau và của các nhánh được cải thiện tốt hơn trong các dòng con cháu có lẽ sẽ thường giành lấy chỗ của nó, do đó sẽ tiêu diệt đứa con của nhánh trước hoặc nhánh kém được cải thiện hơn. Hiện tượng này được thể hiện trên biểu đồ là những nhánh thấp hơn không chạm tới được những đường kẻ ngang cao hơn. Trong một vài trường hợp, tôi không nghi ngờ là quá trình của sự biến đổi sẽ bị hạn chế trong một đường thế hệ duy nhất, và số lượng con cháu sẽ không phát triển thêm; mặc dù khối lượng biến đổi lệch hướng có lẽ đã gia tăng trong các thế hệ kế tiếp. Trường hợp này sẽ được biểu diễn trên sơ đồ, nếu chúng ta loại bỏ tất cả các đường xuất phát từ (A), trừ những đường từ al tói aio. Ví dụ, theo cách giống như thế, giống ngựa đua nước Anh và giống chó đánh hoi cũng của nước Anh rõ ràng là đều tiếp tục phát triển đặc điểm chệch hướng một cách chậm chạp so với loài bố mẹ ban đầu mà không hoặc là tạo ra bất kỳ nhánh hay giống mới nào.

Sau mười nghìn thế hệ, loài (A) được giả định đã sinh ra ba dạng, a10,f10, và m10, những dạng mà đã phát triển sai khác trong đặc điểm trong suốt các thế hệ kế tiếp và sẽ trở nên khác nhau lớn nhưng có lẽ sự khác nhau là không đồng đều, và khác so với loài cha mẹ chung của chúng. Nếu chúng ta giả thiết khối lượng thay đổi giữa mỗi dường kẻ nằm ngang trong sơ đồ của chúng ta là quá nhỏ bé, ba dạng này có thể vẫn chỉ là các biến thể có đặc điểm nổi bật; hay chúng nằm trong loại đầy nghi ngờ của tiểu loài; nhưng chúng ta chỉ phải giả thiết có nhiều bước hơn hoặc khối lượng lớn hơn trong quá trình của sự biến đổi, để chuyển ba dạng thức này thành ba loài có thể định nghĩa rành mạch: như vậy sơ đồ này minh họa những bước mà qua đó những biến đổi nhỏ của các cá thể khác biệt trở thành những điểm khác nhau lớn hơn của các loài phân biệt. Bằng cách tiếp tục quá trình tương tự với số lượng các thế hệ nhiều hơn (như được miêu tả trong sơ đồ một cách đơn giản và sơ lược), chúng ta có được tám loài, đánh dấu bởi các chữ cái từ a14 đến mỉ 4, tất cả đều xuất phát từ (A). Chính vì thế tôi khẳng định loài đã được nhân lên và lớp được hình thành.

Trong một lớp, có khả năng hơn một loài biến đổi. Trong sơ đồ, tôi giả thiết rằng loài thứ hai (I), thông qua các bước tương tự, sau mười nghìn thế hệ, đã cho ra hoặc là hai biến thể nổi bật (w10 và zlơ) hoặc hai loài, theo như khối lượng của sự thay đổi được giả định là bởi hiện khoảng cách giữa hai dòng kẻ ngang. Sau mười bốn nghìn thế hệ, sáu loài, đánh dấu bằng các chữ cái từ n14 tới z14, được giả thiết đã sinh ra trong mỗi lớp loài mà đã cực kỳ khác biệt trong đặc điểm, sẽ có xu hướng sản sinh ra số lượng con cháu lớn nhất; vì những loài này sẽ có cơ hội tốt nhất để chiếm giữ những nới mới trong thế giới tự nhiên: do đó trong sơ đồ này, tôi đã lựa chọn loài cuối cùng (A), và gần cuối cùng (I) vì chúng đã biến đổi lớn, đã tạo ra loài và biến thể mới. Chín loài khác (được đánh dấu bởi các chữ cái hoa) của lớp gốc của chúng ta có thể trong một giai đoạn dài tiếp tục đẻ ra những con cháu không thay đổi; và điều này được thể hiện trên sơ đồ bằng những dòng kẻ đứt quãng không kéo dài quá lên trên từ chỗ trống.

Nhưng trong suốt quá trình biến đổi, được miêu tả trong sơ đồ, một nguyên lý khác, có tên là nguyên lý của sự tuyệt chủng, sẽ có vài trò nhất định. Như trong những nước có nhiều cá thể, sự lựa chọn của tự nhiên nhất định ảnh hưởng tới những dạng thức được lựa chọn có lợi thế hơn so với các dạng khác trong cuộc đấu tranh sinh tồn, sẽ có một xu hướng liên tục trong những con cháu được cải thiện của một loài bất kỳ thay thế và xóa sổ trong mỗi giai đoạn kế tiếp những con trước đó và bố mẹ gốc của chúng. Bời vì chúng ta nên nhớ rằng sự cạnh tranh thường khốc liệt nhất giữa những dạng mà có mối quan hệ gần gũi nhất trong thói quen, thể trạng và cấu trúc. Vì thế, tất cả những dạng trung gian nằm giữa giai đoạn đầu và giai đoạn cuối, tức là nằm giữa mức độ cải thiện nhiều và ít của một loài, cũng như bản thân loài cha mẹ gốc, nói chung là có xu hướng bị tuyệt chủng. Như vật có lẽ là nó sẽ cùng với nhiều dòng cùng họ nhưng khác chi sẽ bị đánh bại bởi những dòng con cháu sau này và được cải thiện. Tuy nhiên nếu đứa con biến đổi của một loài lọt vào một nước khác biệt, hay trờ nên thích nghi nhanh chóng với điều kiện sống mới, mà tại đó loài con và bố mẹ không phải cạnh tranh với nhau, thì cả hai loài sẽ cùng tồn tại.

Nếu sơ đồ của chúng ta giả thiết thể hiện một khối lượng biến đổi đáng kể, loài (A) và tất cả các biến thể trước đó sẽ tuyệt chủng, bị thay thế bởi tám loài mới (từ a14 tới m14), và (I) sẽ bị thay thế bởi sáu loài mới (từ n14 tới z14).

Nhưng chúng ta có thể còn đi xa hơn nữa. Loài gốc trong lớp của chúng ta được giả thiết là giống nhau nhưng với mức giống khác nhau, nhự là hay xảy ra trong tự nhiên; loài (A) có quan hệ gần gũi với (B), (C), và (D) hơn so với các loài khác. Hai loài (A) và (C) được cho là rất phổ biến và trải rộng khắp khiến cho chúng ban đầu phải có lợi thế hơn đối với hầu hết các loài trong lớp đó. Con cháu biến đổi của chúng, mười bốn qua mười bốn nghìn thế hệ, sẽ có lẽ đã thừa hưởng một số lợi thế: chúng cũng được biến đổi và cải thiện theo một cách khác biệt tại mồi giai đoạn kế tiếp, để cho trở nên thích nghi với nhiều với nhiều noi liên quan trong môi trường tự nhiên nước của chúng. Vì thế tôi cảm thấy rất có khả năng là chúng chiếm lấy vị tri và như vậy sẽ xóa sổ không chỉ loài cha mẹ (A) và (1) của chúng mà còn úoa sổ cả một số loài gốc có quan hệ khá gần gũi với loài bố mẹ của chúng. Rất ít loài gốc sẽ sinh con cái cho đến thế hệ thứ mười bốn nghìn. Chúng ta có thể giả định rằng chỉ một (F), trong số hai loài mà có quan hệ kém gần gũi nhất với chín loài gốc khác, đã sinh con đẻ cái cho đến giai đoạn muộn sau này.

Loài mới trong sơ đồ của chúng ta bắt nguồn từ mười một loài bản địa bây giờ sẽ là số mười lăm. Do xu hướng phát triển lệch của sự lựa chọn tự nhiên, khối lượng khác biệt trong đặc điểm giữa loài a14 và z14 sẽ lớn hơn nhiều so với giữa những loài khác nhau nhất trong mười một loài nguyên gốc. Hơn nữa, các loài mới sẽ là họ hàng của nhau theo một cách khác biệt lớn. Trong số tám con cháu bắt nguồn từ (A), ba biến thể được đánh dấu là a14, q14 và p14 sẽ có mối quan hệ khá gần nhau do nằm trên nhánh aio, b!4 và f14, bắt đầu chệch hướng từ ứj, sẽ trong một mức độ nhất định khác so với ba loài đặt tên đầu tiên. Cuối cùng a!4, H4, và m14, gần như có liên quan với nhau nhưng bắt đầu chệch hướng từ giai đoạn khởi đầu của quá trình biến đổi, sẽ khác biệt lớn so với năm loài khác, và có thể tạo nên một tiểu lớp hay thậm chí là một lớp riêng biệt.

Sáu con cháu từ (I) sẽ tạo thành hai tiểu lớp hay thậm chí hai lớp. Nhưng do (I) khác biệt lớn so với (A), đứng gần ở điểm cực của lớp nguyên gốc, sáu con cháu của (I), nhờ có sự di truyền, khác biệt lớn so với tám con cháu từ (A); hai nhóm này được giả thiết là tiếp tục phát triển theo hai chiều hướng khác nhau. Những loài trung gian, cũng (hết sức đáng lưu tâm), mà nối loài gốc (A) và loài gốc (I), đều bị tuyệt chủng ngoài trừ (F), và không để lại con cháu nào. Do đó, sáu loài mới bắt nguồn từ (I), và tám bắt nguồn từ (A), sẽ phải được xếp là lớp riêng biệt hoặc thậm chí là tiểu gia đình riêng rẽ.

Nhưng tôi tin là hai lớp hoặc nhiều hơn nữa được sinh ra bởi loài gốc, với sự biến đổi, từ hai loài hoặc nhiều hơn của cùng một lớp. Và hai loài bố mẹ hoặc nhiều hơn nữa được giả định bắt nguồn từ một loài của một lớp trước. Trong sơ đồ của chúng ta, nó được biểu hiện bởi các đường đứt gãy, bên dưới các chừ cái in hoa, tiến tới trong tiểu nhánh đi xuống một điểm duy nhất; điểm này đại diện cho một loài duy nhất, loài cha mẹ giả định của một vài tiểu lớp và lớp của chúng ta.

Chúng cũng nên suy nghĩ một chút về đặc điểm của loài mới (F14), loài mà không được giả định đa dạng nhiều trong đặc điểm, nhưng vẫn giữ dạng thức của (F); hoặc là không thay đổi hoặc thay đổi rất ít. Trong trường hợp này, mối quan hệ gần gũi của nó với mười bốn loài mới khác sẽ gây tò mò và lằng nhàng. Do bẳt nguồn từ một dạng đứng giữa loài (A) và (I), bây giờ lại được giả định là tuyệt chủng và chưa được biết tới, trong một mức độ nào đó, nó sẽ có đặc điểm trung gian giữa hai nhóm xuất phát từ những loài này. Song do hai nhóm này tiếp tục phát triển xa nhau trong đặc điểm từ kiểu của loài bố mẹ, loài mới (F14) sẽ không trực tiếp là loài trung gian giữa chúng, mà là giữa loại của hai nhóm; và mọi nhà tự nhiên học đều có thể nghĩ ra những trường hợp như vậy ở trong đầu. Trong sơ đồ, mỗi đường kẻ ngang được giả định cho đến nay là thể hiện một nghìn thế hệ, nhưng mỗi cái có thể tượng trưng cho hàng triệu hoặc hàng trăm triệu thế hệ và tương tự như thế sự lựa chọn của các địa tầng liên tiếp của vỏ trái đất bao gồm cả tàn tích của loài bị tuyệt chủng. Khi chúng ta tới chương Địa chất, sẽ phải nhắc lại chủ đề này, và tôi nghĩ chúng ta lúc đó sẽ thấy sơ đồ này làm sáng tỏ mối quan hệ gần gũi của những loài tuyệt chủng, cho dù thông thường thuộc về cùng một nhóm, hay gia đình, hay lớp với những loài hiện đang tồn tại, thường, trong một mức độ nào đó, là trung gian về tính cách giữa các nhóm đang tồn tại; và chúng ta có thể hiểu được thực tế này, bởi vì loài bị tuyệt chủng đã sống ở thời đại xa xưa khi nhánh của loài gốc phát triển chệch hướng ít.

Tôi không thấy lý do để hạn chế quá trình biến đổi

như bây giờ được giải thích trong sự hình thành chỉ một loài. Nếu, trong sơ đồ, chúng ta giả thiết số lượng sự thay đổi được biểu hiện bàng mỗi nhóm kế tiếp của các đường kẻ chấm tỏa ra là rất lớn, các dạng đánh dấu bởi a!4 tới p14, dạng dánh dấu bởi bỉ4 tới f14, và dạng đánh dấu bởi a14 tới m14 sẽ tạo thành ba lớp rất riêng biệt. Chúng ta cũng sẽ có hai lớp rất riêng biệt từ loài (I), và như hai lớp sau này đều từ sự chệch hướng liên tục của đặc điểm và từ sự di truyền từ một loài cha mẹ khác biệt, sẽ có khác biệt so với ba lớp bắt nguồn từ (A), hai nhóm nhỏ của các lớp sẽ tạo thành hai gia đình khác biệt, thậm chí hai hệ, theo như khối lượng biến đổi chệch hướng được giả định thể hiện trên sơ đồ. Và hai gia đình, hay thế hệ mới sẽ có nguồn gốc từ hai loài của lớp đầu tiên; và hai loài được giả định bắt nguồn từ một loài của một lớp cổ xưa hơn và vẫn chưa được biết tới.

Chúng ta đã biết rằng trong mỗi nước, chính loài thuộc lớp lớn rất hay cho nhiều biến thể hay loài mới hơn. Thực sự điều này chắc đã được trông đợi: vì sự lựa chọn tự nhiên tác động thông qua một dạng có lợi thế so với các dạng khác trong cuộc chiến sinh tồn, nó chủ yếu tác động tới những loài mà đã có lợi thế và độ lớn của bất kỳ nhóm này thể hiện loài của nó đã được di truyền lại một số lợi thế từ tổ tiên chung. Chính vì thế, cuộc chiến để sản sinh ra con cháu mới và biến đổi sẽ chủ yếu là giữa những nhóm lớn đang cố gia tăng số lượng của chúng. Một nhóm lớn sẽ dần dần chậm chạp đánh bại nhóm lớn khác, giảm số lượng của nó và do đó giảm đi cơ hội biến đổi và cải

thiện tốt hơn nữa của nhóm đó. Trong cùng một nhóm lớn, những tiểu nhóm về sau và thích nghi tốt, nhờ vào sự tỏa rộng ra và chiếm lấy nhiều nơi cư ngụ mới trong môi trường tự nhiên sẽ liên tục có xu hướng thay thế và tiêu diệt những tiểu nhóm trước đó và kém cải thiện hơn. Những nhóm nhỏ, manh mún và tiểu nhóm cuối cùng sẽ có xu hướng biến mất. Nhìn về tương lai chúng ta có thể dự đoán những nhóm của các cá thể hữu cơ mà hiện tại là rộng lớn và phát triển mạnh mẽ, và ít bị xé nhỏ nhất thì chúng sẽ ít có khả năng bị tuyệt chủng nhất và sẽ trong một thời gian dài tiếp tục nhân lên về mặt số lượng. Nhưng nhóm nào rốt cuộc sẽ thắng thế, không một người nào có thể đoán trước được vì chúng ta biết rõ ràng rất nhiều nhóm trước đây phát triển vô cùng mạnh mẽ nhưng bây giờ đã bị tuyệt chủng. Nhìn xa hơn nữa về tương lai, chúng ta có thể tiên liệu là do sự tăng trưởng liên tục và đều đặn của các nhóm hơn, một số lượng lớn các nhóm nhỏ hơn sẽ bị tuyệt chủng hoàn toàn và không để lại bất cứ một con cháu biến đổi nào; và kết quả là những nhóm loài đó tại bất kỳ giai đoạn nào rất ít trong số chúng sẽ đẻ ra con cháu trong tương lai. Tôi sẽ quay lại chủ đề này trong chương về Sự phân loại. Nhưng tôi xin nói thêm rằng trên quan điểm về rất ít các loài cổ đại hơn sinh sản con cháu và trên quan điểm tất cả các con cháu của cùng loài tạo thành một lớp, chúng ta có thể hiểu như thế nào mà chỉ tồn tại rất ít trong mỗi nhánh chính của các vương quốc động thực vật. Mặc dù rất ít loài cổ đại bây giờ có thể có con cháu đang sống và biến đổi, song tại giai đoạn địa chất xa nhất, trái đất đã có thể được bao phủ bởi rất nhiều loài của nhiều lớp, nhóm hay gia đình như hiện nay.

Tóm tắt chương – Nếu theo dòng thời gian và trong điều kiện sổng biến đổi, tất cả các cơ thể sống biến đổi vài phần trong tổ chức của chúng; nhờ vào sức manh tăng của cấp số nhân của mỗi loài, tại tuổi, mùa hay năm nào đó, một cuộc cạnh tranh sinh tồn khốc liệt, và điều này chắc chắn cũng không có gì phải bàn cãi; và xét về tính cực kỳ phức tạp của mối quan hệ giữa các cá thể sống với nhau và với điều kiện sống, dẫn tới tính đa dạng vô cùng trong cấu trúc, thể trạng và tính cách có lợi cho chúng, tôi nghĩ nó sẽ là một thực tế vô cùng đáng kinh ngạc nếu không có sự thay đổi nào hữu ích cho bản thân cá thể sống xuất hiện giống như cách mà nhiều biến đổi hữu ích xuất hiện đối với loài người. Nhưng nếu biến đổi có lợi cho bẩt kỳ một dạng sống nào thì chắc chắn các cá thể đó sẽ được duy trì trong cuộc đấu tranh sinh tồn; và theo như nguyên lý di truyền chúng sẽ có xu hưởng đẻ ra những đứa con có đặc điểm, lợi thế tương tự. Nguyên lý của sự Duy trì, mà tôi gọi là Sự lựa chọn của Tự nhiên để cho ngắn gọn. Sự lựa chọn của tự nhiên, trên nguyên lý số lượng được di truyền tại giai đoạn tương ứng, có thể chỉnh đổi trứng, hạt giống và đứa con dễ dàng như chỉnh sửa cá thể trưởng thành. Trong số nhiều động vật, sự lựa chọn giống sẽ hỗ trợ sự lựa chọn thông thường, bằng việc đảm bảo rằng đối với các con đực khỏe và thích nghi tốt nhất thì sẽ cho ra nhiều con cái nhất. Sự lựa chọn giống cũng sẽ chỉ di truyền lại các đặc tính có lợi cho mình con đực thôi.

Liệu sự lựa chọn của tự nhiên có thực sự phát huy ảnh hưởng trong tự nhiên hay không, biến đổi và làm thích nghi nhiều dạng thức sống với điều kiện môi trường xung quanh phải được xem xét theo chiều hướng chung và sự cân bằng của các bằng chứng sẽ được đưa ra ở chương tiếp sau. Nhưng chúng ta cũng biết sự lựa chọn của tự nhiên gây ra tuyệt chủng như thế nào; và sự tuyệt chủng lớn như thế nào trong lịch sử thế giới đã được địa chất học làm sáng tỏ. Sự lựa chọn của tự nhiên cũng dẫn đến sự chệch hướng của đặc điểm bởi vì càng nhiều cơ thể sống có thể tồn tài trên cùng một khu vực thì cấu trúc, thói quen và thể trạng của chúng càng khác nhau. Chúng ta có thể thấy bằng chứng ở trong những loài cư ngụ trên một mảnh đất nhỏ hay trong sản phẩm tự nhiên hóa. Vì thế trong suốt quá trình biến đổi các con cháu của bất cứ một loài nào, trong suốt cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ để phát triển số lượng giữa tất cả các thực thể sống, các con cháu này càng trở nên đa dạng, thì chúng càng có nhiều cơ hội chiến thắng trong cuộc chiến giành sự sống. Những khác biệt nhỏ của biến thể riêng biệt trong cùng loài sẽ liên tục có xu hướng tăng lên cho đến khi những khác biệt này có độ lớn bằng với các khác biệt giữa loài thuộc cùng lớp.

Chúng ta đã biết là chính các loài thông thường, xuất hiện ở nhiều nơi, có tầm hoạt động rộng lớn, thuộc về những lớp lớn biến đổi nhiều nhất; và những loài này sẽ có xu hướng di truyền lại cho con cháu của chúng những đặc điểm nổi trội giúp đã giúp chúng trở thành loài thống trị và do đó cũng giúp con cháu trở thành loài nổi trội nhất trong nước bản địa của chúng. Như tôi đã nhận xét sự lựa chọn của tự nhiên cũng dẫn đến sự chệch hướng trong đặc điểm và sự tuyệt chủng của nhiều loài không được cải thiện hay cải thiện ít và loài trung gian. Dựa trên các nguyên lý này, tôi tin rằng tính chất của mối quan hệ gần gũi của tất cả các cá thê co thể được giải thích. Nó thực sự là một điều tuyệt vời – sự tuyệt vời mà chúng ta thường hay không nhận ra do tính quen thuộc – rằng tất cả động vật và thực vật trong suốt lịch sử và trên khắp mọi nơi có mối quan hệ với nhau trong nhóm nằm trong nhóm, theo cách mà chúng ta ở mọi nơi trông thấy – tức là biến thể của cùng loài có quan hệ gần gũi với nhau nhất, các loài thuộc về một lớp quan hệ kém gần gũi hơn và mối quan hệ giữa chúng không đồng đều, tạo thành các phân đoạn và tiểu lớp, các loài thuộc các lớp riêng biệt lại càng ít có quan hệ và các loài quan hệ với nhau trong mức độ khác nhau tạo thành tiểu gia đình, gia đình, hệ, tiểu lớp và lớp. Những nhóm phụ trong bất cứ lớp nào không thể được xếp vào một tập thể duy nhất, mà có vẻ nên là những cụm xung quanh một điểm, và những nhóm khác xung quanh điểm khác, và cứ như thế trong một chu trình không có điểm dừng. Nếu dựa vào quan điểm mỗi loài được tạo ra một cách độc lập so với nhau, tôi không tìm ra được bất cứ một sự giải thích nào cho việc phân loại các cá thể sống; nhưng với tất cả những gì mà tôi hiểu thì sự phân loại có thể được giải thích dựa trên sự di truyền và ảnh hưởng phức tạp của sự lựa chọn tự nhiên, gây nên sự tuyệt chủng và sự chệch hướng của đặc điểm, như chúng ta đã thấy là nó được minh họa trên sơ đồ.

Mối quan hệ gần gũi giữa các cá thể thuộc cùng một lớp đôi khi có thể được biểu diễn bàng hình ảnh của một cành to. Tôi cho là sự ví von này nói lên phần lớn sự thật. Cành non xanh có thể đại diện cho loài và những cành non mà được sinh ra từ năm trước có thể đại diện cho chuỗi liên tiếp của các loài bị tuyệt chủng. Tại mỗi giai đoạn của sự tăng trưởng, tất cả các cành non đang phát triển đều cố gắng vươn dài ra từ mọi phía, và vượt trội hơn rồi tiêu diệt các cành con xung quanh tương tự như cách mà loài và nhóm loài cổ chế ngự các loài khác trong cuộc chiến vĩ đại giành lẩy sự sổng. Các phiến lá dài được chia thành nhiều nhánh lớn, và nhánh này thành những nhánh ngày càng bé hơn dã từng, khi cây còn bé, là cành non. Mối quan hệ giữa những chồi trước đó và chồi hiện tại bằng cách phân nhánh có thể đại diện tốt cho sự phân loại của tất cả các loài còn tồn tại và đã tuyệt chủng thành nhóm thuộc nhóm. Trong số rất nhiều nhánh con mà phát triển mạnh mẽ khi cây chỉ là các bụi nhỏ, chỉ có hai hoặc ba nhánh là phát triển thành các nhánh lớn, tồn tại và chứa đựng tất cả các nhánh khác; do đó với những loài sống qua các giai đoạn địa chất dài, rất ít hiện giờ có con cháu đang tồn tại và biến đổi. Từ sự phát triển đầu tiên của cây, nhiều phiến lá và cành bị thối rữa, rơi rụng; và những nhánh nhiều loại cỡ bị rụng này có thể đại diện cho toàn bộ nhóm, gia đình và lớp mà hiện giờ không hề có đại diện nào, chúng ta chỉ biết đến chúng nhờ vào các di tích hóa thạch. Như chúng ta có thể nhìn thấy ở đâu đó một nhánh cây khẳng khiu lan rộng mọc từ một chạc ba nam dưới thấp ở cây, và nó may mắn gặp điều kiện sống thuận lợi và vẫn còn tồn tại trên đỉnh, tương tự như thế, chúng ta đôi khi nhìn thấy các con vật như Omithorhychus và Lepidosiren, trong một mức độ nhỏ liên kết hai nhánh lớn của sự sống hàng mối quan hệ gần gũi của nó, cái mà chắc chắn đã tránh được sự cạnh tranh nghiệt ngã nhờ sống ở nơi được bảo vệ. Do các chồi non phát triển giúp các chồi non mới phát triển theo, và những chồi non này, nếu mạnh khỏe vươn ra từ mọi phía và vượt trội hơn các nhánh yếu hơn, và sau một thế hệ, tôi tin nó đã cùng với Cây của Sự sống vĩ đại, cái mà lấp vỏ trái đất với những nhánh chết và bị gãy của nó và bao phủ bề mặt với sự tỏa nhánh và các nhánh cây tuyệt đẹp.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN