Nguồn Gốc Của Muôn Loài
Chương VII: Bản Năng
Bản năng có thể so sánh được với thói quen, nhưng khác biệt về nguồn gốc – Bản năng đã thay đổi -Các con rệp vừng và kiến – Các bản năng có thể biến đổi – Các bản năng trong điều kiện thuần hóa, nguồn gốc của chúng – Bản năng tự nhiên của chim cu cu, ostrict, và ong nghệ – Kiến thợ – ong, và bản năng xây tổ của nó – Những khó khăn liên quan tới lý thuyết về sự lựa chọn tự nhiên của bản năng – Các con côn trùng vô tính và không có khả năng sinh sản – Tổng kết
Chủ đề về bản năng có thể hữu dụng trong các chương trước, nhưng tôi nghĩ là sẽ tốt hơn nếu thảo luận chủ đề này một cách riêng rẽ, đặc biệt là khi bàn về bản năng xây tổ tuyệt vời của các con ong, và bản năng này đối với nhiều bạn đọc có lẽ sẽ là một khó khăn đủ lớn để có thể quang bỏ đi lý thuyết của tôi. Phải nói trước rằng tôi không có liên quan gì tới nguồn gốc của các sức manh tinh thần chủ đạo, hơn là với sức bản thân sức mạnh của cuộc sống. Chúng ta chỉ quan tâm tới tính đa dạng của bản năng và các đặc tính tinh thần khác của các coấn động vật thuộc cùng lớp.
Tôi không có ý định đưa ra bất cứ định nghĩa nào về bản năng. Chúng ta có thể dễ dàng chứng minh là vài biểu hiện xúc cảm được xếp vào dạng bản năng; nhưng tất cả mọi người đều hiểu nó có nghĩa là gì, khi người ta nói bản năng thúc đẩy con chim cu cu di cư và đẻ trứng trên tổ của các con chim khác. Một hành động mà bản thân chúng ta cần phải trải qua và có kinh nghiệm mới thực hiện được, khi được thực hiện bởi một con vật, nhất là bởi con con, không có trải nghiệm nào, và khi được thực hiện bởi nhiều con vật theo cùng một cách, không biết với mục đích gì để chúng thực hiện hành động này, thì thường được coi đó là mang tính bản năng. Nhưng tôi có thể chứng minh là không một đặc điểm nào của bản năng là phổ biến. Như ông Pierre Huber phát biểu, một phần nhỏ của phán xét và lý lẽ, thường có vai trò nhất định, thậm chí trong các con vật rất bé nhỏ trong tự nhiên.
Frederick Cuvier và vài nhà tâm lý học khác đã so sánh thói quen với bản năng. Sự so sánh này, tôi nghĩ, đưa ra một quan niệm chuẩn xác đáng chú ý về khung của tư duy mà trong đó một hành động bản năng được thực hiện, nhưng cho biết nguồn gốc của nó. Có biết bao hành động vô thức theo thói quen được thực hiện, thực sự là có những đối nghịch với mong muốn có ý thức của chúng ta! Nhưng chúng có thể được thay đổi bởi mong muốn và lý lẽ. Các thói quen có thể dễ dàng trở nên liên quan với nhau, và với các khoảng thời gian và tình trạng cơ thể nhất định. Khi đã hình thành, chúng thường không thay đổi trong suốt quá trình tồn tại. Vài điểm giống nhau giữa thói quen và bản năng có thể chỉ ra được. Khi hát lại một bài hát nối tiếng, như thế trong bản năng, một hành động này kế tiếp hành động khác bởi giai điệu; nếu một người bị ngat khi đang hát giữa chừng; hay khi đang lặp lại một điều gì đó theo thói quen, anh ta thông thường buộc phải quay trở lại từ đầu để khôi phục lại chuỗi ý nghĩ quen thuộc: như là ông p. Huber phát hiện ra với một con bướm con, mà tạo ra một cái cái võng rất phức tạp; bởi vì nếu ông lấy một con bướm con đã xây xong cái võng của nó, cứ cho là sáu tầng và đặt nỏ trong một cái cái võng chỉ có ba tầng thì con bướm con này đơn thuần chỉ thực hiện xây lại nốt tầng bốn, năm và sáu. Còn nếu một con bướm con lấy ra khi nó đang xây, cứ cho là ba tầng và đặt nó vào một cái cái võng xây xong sáu tầng sao cho phần lớn công việc đã làm hộ nó, không hề cảm thấy có lợi gì cả, nó cảm thấy xấu hổ và để hoàn thành cái cái võng của mình, nó có vẻ ép bản thân bắt đầu từ tầng thứ ba, nơi mà mà nó đang dang dở, và do đó cố gắng hoàn thành công việc đã được hoàn thành.
Nếu chúng ta giả định bất cứ hành động theo thói quen nào được di truyền – và tôi nghĩ nó có thể chứng minh thực tế này đã xảy ra – thì sự giống nhau giữa cái ban đầu là một thói quen và một bản năng trở nên rất gần gũi tới mức không thể phân biệt. Nếu thiên tài Mozart, không chơi pianô lúc ba tuổi khi hầu như chưa thực hành gì, mà chơi bản nhạc đúng như kiểu không thực hành, ông ta đã có thể được nói thực sự chơi theo bản năng của mình. Nhưng chúng ta sẽ mắc phải một lỗi nghiêm trọng khi giả định rằng nhiều bản năng hơn có được nhờ vào thói quen trong một thế hệ, và sau đó chuyển lại nhờ vào di truyền cho các thế hệ kế tiếp. Người ta có thể chứng minh rõ ràng những bản năng tuyệt vời nhất mà chúng ta biết tới, những bản năng của con ong và kiến, không thể học được.
Mọi người đều công nhận bản năng là quan trọng như cấu trúc hiện hữu hình đối với lợi ích của mỗi loài, trong điều kiện sống hiện tại của nó. Trong điều kiện sống thay đổi, ít nhất có thể là các biến đổi nhỏ của bản năng có thể có lợi cho một loài; và nếu người ta chứng minh được các bản năng thực sự thay đổi ít thì tôi không thấy có khó khăn nào để sự lựa chọn của tự nhiên duy trì và tích tụ liên tục các biến đổi của bản năng tới mức độ có lợi. Tôi tin chính như thế mà tất cả các bản năng phức tạp nhất bắt nguồn. Vì các chỉnh đổi của cấu trúc hữu hình xuất hiện, được tăng lên bởi việc sử dụng hay thói quen, và bị làm suy giảm hoặc mất đi bởi sự không sử dụng, tôi không nghi ngờ bản năng cũng tưcmg tự thế. Nhưng tôi tin các ảnh hưởng của thói quen chi là phụ nếu so với các ảnh hưởng của sự lựa chọn tự nhiên của cái có thể được gọi là các biến đổi ngẫu nhiên của bản năng; chính là những biến đối hình thành từ những nguyên nhân chưa biết tới tạo ra các sai lệch nhỏ của cấu trúc cơ thể.
Không một bản năng phức tạp nào có thể được tạo ra bởi sự lựa chọn của tự nhiên, trừ khi bởi sự tích tụ chậm chạp, dần dần, các biến đổi nhỏ bé nhưng có lợi. Do vậy như trong trường hợp của cấu trúc cơ thể, chúng ta phải tìm ra trong tự nhiên, không phải các là các sự chuyển hóa thực sự mà thông qua đó các bản năng phức tạp được hình thành – bởi vì những cái đó chỉ có thể tìm thấy trong các cá thể khai sinh của mồi loài – nhưng chúng ta phải tìm thấy trong các nhánh con cháu sau này vài bằng chứng cho những kiểu chuyển đổi như vậy; hoặc ít nhất chúng ta phải có thể chứng minh những thay đổi của vài dạng loại là có thể xảy ra; và điều này là chúng ta chắc chắn có thể làm được.. Tôi đã vô cùng ngạc nhiên khi tìm ra, tính đến cả các bản năng của động vật ít được quan sát trừ ở châu âu và Bắc Mỹ, và cả không bản năng nào được biết tới trong sổ các loài đã bị tuyệt chủng, rất thường xuyên các bước chuyển hóa dẫn tới sự hình thành các bản năng phức tạp nhất có thể tìm ra được. Quan điểm của Natura non facit saltum áp dụng được với độ thích hợp gần như tưorng tự cho các bản năng của các bộ phận cơ thể. Sự thay đổi của bản năng có thể đôi khi được trợ giúp bởi cùng loài có các bản năng khác biệt trong các giai đoạn sống khác nhau, hay trong các mùa khác nhau của năm, hay ở trong các tình huống khác nhau…; trong trường hợp đó hoặc một bản năng này hay bản năng khác được sự lựa chọn của tự nhiên duy trì. Và như thế tính đa dạng của bản năng trong cùng loài có thể được chứng minh xuất hiện trong tự nhiên.
Một lần nữa như trong trường hợp cấu trúc cơ thế, và khá đúng với lý thuyết của tôi, bản năng của mỗi loài là có ích cho bản thân chúng; nhưng như chúng ta được biết, không bao giờ tạo ra chỉ tốt cho các loài khác. Một trong những ví dụ cụ thể nhất về một động vật thực hiện một hành động chi có lợi cho một con khác, mà tôi quen thuộc, là aphide sằn sàng tiết chất ngọt cho loài kiến: chúng tự nguyện làm việc này như thế nào thì xin mời các bạn xem sự miêu tả này của tôi. Tôi loại ra tất cả các con kiến từ một nhóm khoảng mười hai con aphide trên một phiến lá cây, và không cho chúng tụ họp lại trong vòng vài giờ. Sau khoảng thời gian này, tôi cảm thấy chắc chắn rằng con rệp vừng muốn tiết chất dịch ngọt. Tôi quan sát chúng một lúc qua kính hiển vi, nhưng không con nào tiết dịch cả; tôi sau đó vuốt ve chúng bằng một sợi tóc theo đúng một cách giống nhất như kiểu của con kiến sử dụng ăng ten của nó đối với con rệp vừng; nhưng cũng không con nào tiết dịch. Sau đó, tôi để một con kiến chạy vào chỗ các con rệp vừng, và nó ngay lập tức có vẻ như, thông qua sự phấn khích chạy quanh của nó, nhận biết rõ có một đám rệp vừng rất đông; con kiến bẳt đầu trò chơi ăng ten của nó trên bụng của từng con aphis, và mỗi con rệp vừng, sau khi cảm nhận ăng ten, ngay lập tức nâng bụng của nó và tiết ra một giọt chất lỏng ngọt, mà con kiến vô cùng thích thú khi hút vào. Thậm chí là những con rệp vừng nhỏ cũng làm như vậy, chứng tỏ rằng hành động này là mang tính bản năng, không phải là đúc rút từ kinh nghiệm. Nhưng do chất dịch này vô cùng dính, có lẽ tiện lợi cho con rệp vừng nếu tách bỏ đi chất dịch đó; và có lẽ là con rệp vừng theo bản năng tiết chất dịch không chỉ tốt cho kiến. Mặc dù tôi không tin rằng có bất cứ động vật nào trên thế giới này thực hiện một hành động chỉ tốt cho con khác của loài riêng rẽ; nhưng mỗi loài cố gắng tận dụng các bản năng của con khác, như mỗi con tận dụng cấu trúc cơ thể yếu hơn của các con khác. Do đó một lần nữa, trong vài trường hợp, những bản năng nhất định không thể được coi là hoàn hảo tuyệt đối; nhưng vì chi tiết về các điểm này và điểm khác không phải là không thể thiếu, chúng có thể bỏ qua ở đây.
Như mức độ nào đó của biến đổi của bản năng trong điều kiện tự nhiên, và sự kế thừa của những biến đổi như vậy, là không thể thiếu đối với tác động của sự lựa chọn tự nhiên, như nhiều ví dụ có thể được đưa ra ở đây; nhưng do thiếu thời gian và giấy bút đã cản trở tôi. Tôi chỉ có thể khẳng định chắc rằng các bản năng thực sự là thay đổi -chẳng hạn như bản năng di trú, trong cả phạm vi và phương hướng, và trong toàn bộ sự mất mát của nó. Tương tự như thế với tổ của các con chim, mà một phần thay đổi phụ thuộc vào các tình huống lựa chọn, và vào thiên nhiên và nhiệt độ của đất nước cư cư trú; nhưng thường do nguyên nhân chúng ta không biết; ông Audubon đã đưa ra một vài trường hợp đáng chú ý về sự khác biệt trong các tổ của cùng loài thuộc miền Bẳc và Nam nước Mỹ. Sự sợ hãi kẻ thù nhất định chắc chắn là một đặc tính của bản năng như có thể tìm thấy trong những con chim non, mặc dù nó mạnh thêm thông qua kinh nghiệm, và bởi sự sợ hãi chính kẻ thù của các con vật khác. Nhưng nồi sợ con người dần dần thu được, như tôi ở đâu đó đã chứng minh, bởi rất nhiều cá thể ngụ cư trên các đảo hoang vắng; và tôi có lẽ đã nhìn thấy một ví dụ như thế, thậm chí ở nước Anh, trong sự hoang dại hơn của tất cả các con chim lớn so với của con chim nhỏ hơn của chúng ta; bởi vì những con chim lớn thường bị con người quấy nhiễu. Chúng ta hoàn toàn có thể coi tính hoang dã hơn của các con chim lớn là do nguyên nhân nêu trên; bởi vì ở trên những đảo không có người ở, những con chim lớn không đáng sợ hơn những con chim nhỏ; con chim ác là, hết sức thận trọng ở nước Anh, được thuần hóa ở Na Uy, giống như con quạ màu ở Ai Cập.
Cấu trúc thông thường của của các cá thể cùng loài, sinh ra trong tế giới tự nhiên, là vô cùng đa dạng có thể chứng minh bằng vô số thực tế. Vài trường hợp về thói quen bất thường của một số loài nhất định có thể đưa, những cái nếu có lợi thì có thể sẽ tạo điều kiện phát triển, thông qua sự lựa chọn của tự nhiên, những bản năng hoàn toàn mới. Nhưng tôi nhận thức đầy đủ rằng những lời tuyên bố chung này, nếu không có các chứng cứ đi kèm, khó có thể làm người đọc tin tưởng. Tôi chỉ có thể lặp lại sự đảm bảo của tôi rằng tôi không nói nếu không có chứng cứ xác thực.
Khả năng, thậm chí là xác suất, của các biến đổi được di truyền của bản năng trong điều kiện tự nhiên sẽ được làm mạnh thêm bởi việc xem xét một vài trường hợp trong điều kiện thuần hóa. Chúng ta sẽ không có khả năng đế nhận ra những phần tưomg ứng mà thói quen và sự lựa chọn của cái gọi là các biến đổi ngẫu nhiên đã đóng vai trò trong chỉnh đổi các đặc điểm tư duy của các con vật thuần hóa của chúng ta. Một số vì dụ gây tò mò nhưng đáng tin cậy về sự di truyền tất cả các hình dạng của cấu trúc và sở thích, và tưomg tự như thế những mưu mẹo, mánh khóe kỳ lạ nhất, liên quan đến khung tư duy trong những giai đoạn nhất định có thể được đưa ra. Nhưng chúng ta hãy nhìn vào các trường hợp tương tự của vài giống chó: người ta không thể nghi ngờ là những con chỏ săn non (chính tôi đã biết một ví dụ đáng kinh ngạc) sẽ đôi khi chỉ thậm chí là hỗ trợ những con chó khác ở những lần đầu tiên được mang ra ngoài; tha mồi về chắc chắn là trong một mức độ nào đó đã được di truyền lại bởi loài chó tha mồi; và khuynh hướng chạy xung quanh, thay vì ở một chỗ, đàn cừu bởi con chó chăn cừu. Tôi không thể biết rằng những hành động này, được thực hiện bởi những con chó non chưa hề tiếp xúc với thế giới bên ngoài, và trong cách gần-như tương tự của mỗi cá thể, được thực hiện với sự sung sướng bởi mỗi giống, và mục đích cũng không được biết -bởi vì con chó săn con không biết hơn là nó đánh hơi tìm mồi để giúp chủ nhân của nó, so với con bướm trắng biết tại sao nó đẻ trứng trên lá của cải bắp – Tôi không thấy rằng những hành động này cơ bản là khác nhau khi xét trên góc độ của bản năng thực sự. Nếu chúng ta bắt gặp một loại sói, khi còn bé và chưa được huấn luyện, ngay khi nó trông thấy con mồi, nó đứng yên một chỗ không động đậy gì như là một bức tượng, và sau đó bò từ từ đến với tư thế lạ lùng; và loại sói khác thì chạy xung quanh đàn hươu, thay vì đứng yên một chỗ, và đưa chúng tới một nơi xa, chúng ta chắc chắn có thể gọi đây là những hành động bản năng. Bản năng thuần hóa, như chúng ta có thể gọi nó, thì kém cố định và kém không thay đổi hơn nhiều như bản năng tự nhiên; nhưng chúng lại bị ảnh hưởng bởi sự lựa chọn kém mãnh liệt hơn nhiều; và đã được truyền lại trong một khoảng thời gian ngắn không gì có thể so sánh được, trong điều kiện sống ít cố định hơn.
Những bản năng thuần hóa, thói quen và cấu trúc này được di truyền mạnh mẽ như thế nào và chúng trờ nên hòa lẫn vào nhau một cách đáng tò mò như thế nào, được thể hiện đầy đủ khi những giống chó khác biệt được lai với nhau. Mọi người biết rằng một sự lai ghép với chó bun đã ảnh hưởng tới sự dũng cảm và cứng rắn của chó săn thỏ qua nhiều thế hệ; một sự lai ghép với chó săn thỏ đã mang tới cho toàn bọ họ nhà chó chăn cừu xu hướng săn thỏ “rừng. Những bản năng thuần hóa, được thử nghiệm bằng cách lai ghép, giống với bản năng tự nhiên, mà trong cách tuông tự trở nên hòa trộn vào với nhau một cách thú vị nhưng khó hiểu, và trong một thời gian dài thể hiện dấu vết của bản năng bố hoặc của mẹ: ví dụ như, ông Le Roy miêu tả một con chó, mà cụ của nó là chó sói, và con chó này chỉ thể hiện tính hoang dã của bố mẹ chúng theo đúng một cách, không đi theo đường thẳng tới chủ nhân khi được gọi.
Bản năng thuần hóa đôi khi được nhắc tới như là các hành động đã di truyền từ lâu chỉ từ thói quen ép buộc và lâu dài liên tục, nhưng tôi nghĩ điều này không đúng. Không ai từng nghĩ đến việc dạy, hoặc có lẽ đã dạy chim bồ câu nhào lộn cách nhào lộn – một hành động, như tôi đã từng chứng kiến, được con chim non thực hiện, nhưng con mà chưa bao giờ nhìn một con chim bồ câu nhào lộn. Chúng ta có thể tin rằng một con chim bồ câu nào đó đã thể hiện xu hướng yếu tới thói quen kỳ lạ này; và rằng sự Iựa chọn lâu dài liên tục những cá thể tốt nhất trong các thế hệ kế tiếp nhau đã biến những con chim nhào lộn trở thành như hiện nay; và ở gần vùng Glasgow có các con house-tumbler, như tôi nghe từ ông Brent, những con không thể bay cao quá bốn mươi centmét mà đầu không vượt quá chân sau. Một điều đáng nghi ngờ là liệu đã từng có ai có ý định dạy con chó đánh hơi, nếu như không có con chó nào một cách tự nhiên thể hiện xu hướng kiểu này, và điều này đôi khi được biết là xảy ra, như tôi đã từng thấy một con chó sục thuần chủng. Khi xu hướng đầu tiên đã biểu hiện, sự lựa chọn có chọn lọc và các ảnh hưởng di truyền của sự huấn luyện ép buộc trong mỗi thế hệ kế tiếp nhau sẽ sớm hoàn thành công việc; và sự lựa chọn vô thức vẫn còn làm việc, do mỗi người đều cố mua được, không hề có ý định cải thiện con giống, những con chó đánh hơi và đi săn tốt nhất; mặt khác, trong một vài trường hợp chỉ cần thói quen không là đủ; huấn luyện con thỏ non là khó nhất trong tất cả các con vật; hầu như không có bất cứ con vật nào lại thuần hóa hơn con thỏ nhưng tôi không cho rằng con thỏ đã từng được lựa chọn vì tính thuần hóa của nó; tôi coi chúng ta phải gán toàn bộ sự thay đổi từ tính hoang dã vô cùng tới tính thuần hóa vô cùng, đơn thuần là do thói quen và sự giam hãm lâu dài và kín.
Bản năng tự nhiên mất đi trong điều kiện thuần hóa: ví dụ cụ thể về tình trạng này biểu hiện trong những con giống của gà mà hiếm khi thậm chí là không bao giờ “gà ấp trứng”, tức là không bao giờ muốn ngồi trên trứng của chúng. Chi tính quen thuộc thôi khiến mọi người không nhìn ra cách tư duy suy nghĩ của các động vật thuần chủng của chúng ta đã bị chỉnh sửa phổ biến và nhiều như thế nào bởi sự thuần hóa. Mọi người khó có thể ngờ tình yêu con người đã trở thành bản năng trong con chó. Tất cả chó sói, cáo, chó rừng và các loài thuộc họ mèo, khi được thuần hóa, hầu như đều rất thích tấn công gia cầm, cừu và lợn; và xu hướng này đã thấy là không thể thay đổi được trong loài chó được mang về nhà khi còn bé từ các nước như Tierra del Fuego và úc, noi những người kém phát triển không giữ các con vật thuần hóa này. Mặt khác, những con chó được huấn luyện của chúng ta, thậm chí là khi con rất bé, cần được dạy là không tấn công gia cầm, cừu và lợn! Một điều chắc chắn là đôi khi chúng cũng tấn công, và sau đó bị đánh; và nếu không dạy được, chúng sẽ bị tiêu diệt; và như thế thói quen, với mức độ nhất định của sự lựa chọn, có lẽ đã phối hợp thông qua sự di truyền trong việc huấn luyện loài chó của chúng ta. Trong khi đó những con gà con đã mất đi, hoàn toàn là do thói quen, sự sợ hãi các con chó và mèo mà chắc chắn là nỗi sợ này trước đây là bản năng của chúng, theo cách tưomg tự như là nó rõ ràng là bản năng của con gà lôi non, mặc dù được nuôi nấng bởi gà mái. Không phải là gà con mất đi toàn bộ nỗi sợ hãi, mà chỉ là nỗi sợ mèo và chó, vỉ khi gà mái kêu cục tác báo hiệu nguy hiểm, chúng sẽ chạy (nhất là đối với con gà tây non) từ chỗ nam dưới con gà mái, ẩn mình trong đám cỏ hay bụi cây xung quanh đấy; và hành động này chắc chán là do bản năng, như chúng ta thấy trong những con chim đất, con chim mẹ của chúng bay mất.
Nhưng bản năng này được giữ lại trong các con gà bé đã trở nên vô dụng trong điều kiện thuần hóa, bởi vì con gà mái mẹ đã hầu như mất khả năng bay do không sử dụng đến.
Với lý do này, chúng ta có thể kết luận rằng bản năng thuần hóa đã thu được và bản năng tự nhiên bị mất đi một phần do thói quen, và một phần bởi do sự lựa chọn của con người và sự tích tụ, trong suốt các thế hệ, thói quen và hành động tư duy lạ lùng, mà ban đầu do không hiểu biết nên chúng ta gợi chúng xuất hiện do ngẫu nhiên. Trong vài trường hợp, chỉ thói quen bắt buộc đã đủ đế tạo ra những thay đổi trí óc dược di truyền lại như vậy; trong những trường hợp khác thì thói quen ép buộc không có ảnh hưởng gì, và tất cả đều là kết quả của sự lựa chọn, theo đuổi một cách có phương pháp và không ý thức, nhưng trong hầu hết các trường hợp thì cả sự lựa chọn và thói quen cùng tác động.
Có lẽ chủng ta sẽ hiểu thấu đáo nhất những bản năng trong thế giới tự nhiên được chỉnh đổi như thế nào bởi sự lựa chọn, bằng cách xem xét vài trường hợp. Tôi chỉ chọn ra ba trong vài trường hợp mà tôi thu thập được. Tôi sẽ để những trường hợp còn lại cho các tác phẩm sau này của mình – chủng là bản năng khiến con chim cu cu đẻ trứng trên tổ của các con chim khác; bản năng làm nô lệ của vài loại kiến nhất định, và khả năng làm lược của ong: hai bản năng sau cùng đã và hiện tại được các nhà tự nhiên học coi là hai bản năng tuyệt vời nhất trong số tất cả các bản năng được biết tới.
Mọi người hiện tại đều thừa nhận nguyên nhân trung gian và cuối cùng của bản năng của chim cu cu, là con mái đẻ trứng, không phải hàng ngày, mà hai hay ba ngàv một lần; tức là nếu mà con mài này định làm tổ cho chính nó và ngồi trên những quả trứng của nó thỉ những quả ra đầu tiên sẽ không được ấp trong một thời gian nhất định, hoặc là sẽ có những quả trứng và con chim non có tuối khác nhau trong cùng một tổ. Nếu đúng là như thể thì quá trình đẻ và ấp trứng có thể là quá dài, không thuận tiện, nhất là khi chim mái phải di cư rẩt sớm; và những con chim nở sớm sẽ có thẻ chỉ được chim bô cho ăn. Nhưng con chim cu cu Mỹ đúng là đang gặp tình cảnh khó khăn này; con mái tự làm tố cho mình roi lần lượt ấp các quả trứng của nó, tất cả việc làm cùng lúc. Có người khẳng định đôi khi con chim cu cu Mỹ cũng đẻ trứng trên tô của các con chim khác; nhưng theo như tiên sỳ Brewer, một người giàu kinh nghiệm và hiểu biết sâu, thì lời khắng định đó là sai lầm. Tuy nhiên tôi có thể đưa ra vài ví dụ về các loại chim khác nhau mà người ta biết là đôi khi đẻ trứng trên tổ của cảc con chim khác. Bây giờ chúng ta hãy giả thiết những con tổ tiên của loài chim cu cu châu âu của chúng ta có thói quen của loài chim cu cu Mỳ; nhưng con mái đôi khi đẻ trứng trên tổ của các con chim khác. Nếu nhũng con chim hưởng lợi từ thói quen không thường xuyên này, hay nếu những con non trở nên mạnh mẽ hơn nhờ lợi thế được tận dụng bản năng cha mẹ lâm lẫn của chim khác, hơn là của chính cha mẹ chúng nó, con mái có gánh nặng nhung không thể làm nó suy sụp bằng cách sinh ra những đứa con và quả trứng có tuôí khác nhau trong cùng một thời điểm, thì con chim già và con chim non được nuôi nấng sẽ thu được một lợi thế. Và sự so sánh dẫn tôi tin rằng con chim non nhờ đó được chăm sóc sẽ, thông qua sự di truyền rất dễ theo thói quen không thường xuyên và kỳ lạ của mẹ đẻ chúng, và đến lượt mình chúng sẽ có xu hướng đẻ trứng lên tổ của các con chim khác, và nhờ đó thành công trong việc nuôi con. Thông qua quá trình liên tục của tự nhiên này, tôi tin rằng bản năng kỳ lạ của con chim cu cu của chúng ta có thể, và đã, được tạo ra. Tôi xin nói thêm rằng, theo như tiến sỹ Gray và vài người quan sát khác, con chim cu cu châu âu không hoàn toàn mất đi tình yêu cha mẹ đối với con cái.
Thói quen không thường xuyên của của các con chim đẻ trứng trên tổ của con chim khác hoặc là của cùng loài hay khác loài, không phải là hiếm đối với loài Gallinaceae; và điều này có lẽ giải thích nguồn gốc của một bản năng kỳ lạ trong nhóm họ hàng của ostrict. Đối với vài con mái ostrict, ít nhất là trong trường họp của loài nước Mỹ, giao phối rồi đẻ ra những quả trứng đầu tiên trong một tố và sau đó trong tổ khác; và những quả trứng này được con đực ấp. Bản năng này có thể được giải thích bằng thực tế là những con mái đẻ số lượng trứng lớn; nhưng như trong trường họp của con cuckoo, trong khoảng thời gian hai hoặc ba ngày. Tuy nhiên bản năng này của loài ostrict Mỹ vẫn chưa được hoàn thiện; vì một số lượng lớn đáng ngạc nhiên trứng nằm rải rác khắp các cánh đồng đến mức trong một ngày đi tìm kiếm tôi nhặt được không ít hơn hai mươi quả trứng bị thất lạc và lãng phí.
Nhiều con ong là dạng sống nhờ ở đợ, và luôn luôn đẻ trứng trên tổ của con ong khác loại. Trường hợp này còn đáng chú ý hơn là trường hợp của con chim cu cu; bởi vì loài ong không chỉ có bản năng mà còn có cả cấu trúc được điều chỉnh cho phù hợp với thói quen tầm gửi của chúng; vì chúng không sở hữu cơ quan thụ phấn hoa cáí mà có thể sẽ cần thiết nếu chúng muốn chứa thức ăn cho con ong con của chính chúng. Tương tự vậy, vài loài của sphegidae (các con côn trùng giống như con rệp vừng) sống ãn bám trên các loài khác; và ông Fabre mới đây đã trinh bày những lý do thuyết phục để tin rằng mặc dù Tachytes nigra thông thường làm tố cho chính nó và chứa trong đó các con mồi đã bị tẻ liệt để những con ấu trùng của nó sau này có thức ăn, nhưng khi loài côn trùng này tìm thấy một tổ đã được đào sẵn và có chứa thức ăn của con khác, nó tận dụng phần thưởng này, và trong tình huống này trở thành con vật ăn bám. Trong trường hợp này, giống như trường hợp của con cuckoo, tôi biết chác là sự lựa chọn của tự nhiên đã biến một thói quen không thường xuyên trở thành thường xuyên, nếu là có lợi cho loài, và nếu con côn trùng mà tổ và thức ãn chứa trong đó của nó bị chiếm đoạt trắng trợn, không bị tuyệt chủng.
Bản năng làm nô lệ – Bản năng đáng chú ý này lần đầu tiên được phát hiện ra trong Formica (Polyerges) rufescens của ông Pierre Huber, một nhà quan sát tốt hơn, thậm chí là cả người bố nổi tiếng của ông ta. Những con kiên này hoàn toàn phụ thuộc vào những kẻ nô lệ của nó; nếu không có sự trợ giúp của những tên nô lệ, thì loài kiến này sẽ bị tuyệt chủng ngay trong vòng một năm. Những con đực và con cái có khả năng sinh sản không làm việc. Những con kiến thợ và con cái không cỏ khả năng sinh sàn, mặc đù đa số chúng đều đầy năng lượng và mạnh mẽ trong việc bắt giữ các con nô lệ, không hề làm việc gì khác. Chúng không thể tự làm tổ cho mình, hay cho con ấu trùng của chúng ăn. Khi cái tổ cũ trở nên không còn tiện dụng nữa, và chúng buộc phải di cư, chính là nhừng con nô lệ quyết định sự di cư, và thực tế là trở thành những chủ nhân của nó bàng hàm của chúng. Những chủ nhân này hoàn toàn vô tích sự đến mức mà khi ông Huber nhốt ba mươi con không có bất cứ con nô lệ kèm theo, nhưng lại có rất nhiều thức ăn mà con chủ thích nhất, và cùng với con ấu trùng và con kén để khiến chúng làm việc, nhưne những con kiến này chang làm gì cả, thậm chí chúng còn không tự ăn nổi, và nhiều con đã bị chết vì đói. Ông Huber sau đó đưa vào duy nhất một con nô lệ (F. fusca), và con này ngay lập tức làm việc, cho ãn và cứu sống những con chủ còn sống sót; làm vài cái tô, chăm sóc ấu trùng; và làm mọi thử trở nên bình thường. Điều gì có thể kỳ diệu hơn là những thực tế rõ ràng này? Nếu chúng ta đã không biết bất cứ một con kiến sinh ra để làm nô lệ nào khác, sẽ là vô vọng để tiên đoán một bản năng tuyệt vời như vậy đã được hoàn thiện.
Formica sanguinea, tương tự như vậy, lần đầu tiên được phát hiện bởi ông p. Huber là một loại kiến nô lệ. Loài này được tìm thấy ở vùng phía nam nước Anh, và ông F. Smith đã quan sát nghiên cứu những thói quen của chúng. Trong viện bảo tàng nước Anh mà tôi mang nợ nhiều với những thône tin quý báu mà tôi được cung cấp về chủ đề này và các chủ đề khác. Mặc dù hoàn toàn tin vào những phát hiện của ông Huber và ông Smith, tôi đà cố gắng tiếp cận chủ đề với sự nghi ngờ, vỉ bất cứ ai cũng đều có lý do xác đáng để nghi ngờ tính đúng đan của một bản năng phi thường và khỏ hiểu như là tự biến mình thành kẻ nô lệ. Do đó ở đây tôi xin đưa ra sự quan sát mà tự chính tôi thực hiện, ít chi tiết hơn một chút. Tôi mở mười bổn tổ của F. sanguima, và trong tất cả các tổ tìm thấy vài con nô lệ. Những con đực và con cái sinh nở được của loài nô lệ chỉ được tìm thấy trong những cộng đồng chuẩn mực và chưa bao giờ được nhìn thấy trong các tổ của F. sanguinea. Những con nô lệ màu đen và không quá nửa cỡ của con kiến chủ màu đỏ, khiến cho sự tương phản bề ngoài của chúng là rất lớn. Khi các tổ có xáo động nhỏ, con nô lệ đôi khi đưa ra, và giống như chủ nhân của chúng, rất tức giận và bảo vệ cái tổ: khi tổ bị xáo động nhiều ấu trùng và kén có nguy cơ gặp nguy hiểm, các con nô lệ làm việc tích cực cùng với chủ nhân để mang những âu trùng này đi tới một nơi an toàn. Như vậy thì chúng ta thây rõ là những con nô lệ cảm thấy hoàn toàn như ở nhà. Trong suốt tháng sáu và tháng bảy, ba năm liên tiếp, tôi đã quan sát nhiều giờ các tổ kiến ở Suưeỵ và Sussex, không bao giờ nhìn thấy một con nô lệ hoặc là rời hoặc vào một cái tô. Do trong những tháng này, con nô lệ có số lượng rât ít, tôi nghĩ chúng có thể cư xử khác đì nếu số lượng đông đúc; nhưng ông Smith đã cho tôi biết rằng ông đã quan sát những cái tổ đó vào tháng năm, sáu và tám, ở cả Surrey và Hampshire, và không bao giờ nhìn thấy một con nô lệ, cho dù số lượng của chúng là lớn ở tháng tám, ra khỏi hoặc đi vào tổ. Vì thế ông ta coi chúng là các con nô lệ trong nhà tuyệt đối. Trong khi đó, thì các con chủ được trông thấy thường xuyên mang chất liệu vào tố, và tất cả thức ăn kiểu loại. Tuy nhiên trong tháng bảy năm nay, tôi bắt gặp một cộng đồng có số lượng các con nô lệ lớn bất bình thường, và tôi trông thấy một số con nô lệ trà trộn lẫn vào với các con chủ rời khỏi tổ và đi dọc cùng con đường tới một cây thông Scotch cao, cách tổ gần hai mươi nhăm centimet. Chúng trèo lên cây này cùng nhau, có lẽ là đê tìm con aphide hay cocci. Theo như ông Huber, người có rất nhiều cơ hội để quan sát, trong nước Thụy Sỳ, các con nô lệ thường xuyên làm việc xây tổ cùng với con chủ, và chỉ mình chúng mở và đóng cửa vào buổi sáng và buổi toi; và như ông Huber diễn đạt rõ, nhiệm vụ chính của nó là đế tìm ra các con aphide. Điểm khác biệt trong các thói quen thường xuyên của con nô lệ và con chủ trong hai nước có lẽ chỉ tùy thuộc vào việc con nô lệ bị bắt với số lượng lớn hơn ở Thụy Sỹ hơn là ở Anh.
Một ngày tôi may mắn có cơ hội chứng kiến sự di cư từ tổ này sang tổ khác, và nó là một trong những cảnh thú vị nhất để chứng kiến các con chủ thận trọng, như ông Huber đã tuyên bố, những con nô lệ của nó bằng quai hàm. Một ngày khác tôi vô cùng ngạc nhiên bởi một so lượng lớn các con nô lệ bâu xung quanh một chồ. chàc chắn là không để tìm thức ăn; chúng tiến tới và bị đuối đi quyết liệt bởi một cộng đồng độc lập của một loài nô lệ (F. fusca) và đôi khi tới tận ba trong số này bám vào chân của của loài nô lệ F. sanguinea. Con sau một cách tàn nhẫn giết chết các đối thủ nhỏ hơn, và mang xác chết của những con này tới tổ của chúng làm thức ăn, cách đẩy khoảng hai mươi bảy centimet; và chúng bị cản không để cho nuôi con ấu trùng như là nô lệ. Sau đó tôi đào một nhóm các con ấu trùng của F. ỷusca từ tổ khác, và đặt chúng xuống ở một nơi gần nơi xảy ra đụng độ; chúng bị bắt giữ ngay, và mang đi bởi những con bạo chúa, những con thích làm điều này vô cùng, rốt cuộc thì chúng là kẻ chiến thắng trong cuộc chiến.
Cùng lúc đó, tôi đặt trên cùng một nơi một hộp nhỏ các con ấu trùng của loài khác, F. flava, với một số ít các con kiến nhỏ màu vàng vẫn bám vào khu vực tổ như thế. Loài này đôi khi, mặc dù khi hiếm, bị biến thành nô lệ, như đã được ông Smith miêu tả. Mặc dù loài này vô cùng nhỏ bé nhưng chúng lại rất dũng cảm và tôi đã thấy chúng tấn công ác liệt các con kiến khác. Trong một ví dụ, tôi thấy hết sức ngạc nhiên khi tìm ra một cộng đồng kiến F. flava độc lập dưới một tảng đá nằm phía dưới tổ của loài F. sanguinea nô lệ, và khi tôi vô tình dẫm phải hai tổ này, các con kiến nhỏ tấn công các con kiến lớn với sức dũng cảm phi thường. Bây giờ tôi tò mò là liệu F. sanguinea có thể phân biệt con ấu trùng của F. fusca, con thường biến thành nô lệ, với những con của loài F.flava nhỏ nhưng mãnh liệt, mà chúng không bao giờ bắt; và tôi có bằng chứng là chúng đã ngay lập tức phân biệt được; chúng không vui mừng ngay lập tức bắt giữ con ấu trùng F. fusca, trái lại chúng rất sợ hãi khi chúng bắt gặp con ấu trùng, hay thậm chí đất từ tổ của F.flava và ngay lập tức bỏ chạy; nhưng trong khoảng mười lăm phút, ngay sau khi tất cả các con kiến vàng nhỏ đã bỏ đi, chúng lấy lại can đảm và mang con ấu trùng đi.
Một buổi tối tôi đã thăm một cộng đồng khác của F. sanguinea, và tìm thấy một số các con kiến này vào tổ của chúng, mang xác chết của F. fusca (cho thấy rằng nó không phải lậ một sự di cư) và nhiều con ấu trùng. Tôi theo dấu vết của chúng khoảng ba mươi nhăm centimet tới một bụi cây rậm rạp, cho tới khi con F. sanguinea cuối cùng đi ra, mang theo một con ấu trùng, nhưng tôi không thể tìm ra cái tổ cô lập này trong bụi cây. Tuy nhiên cái tổ chắc đã phải ở đâu đó, bơi vì hai hay ba con F. fusca đã chạy xung quanh với sự kích động mạnh mẽ và một con đứng nguyên không nhúc nhích với con ấu trùng của nó trên mồm, gần ngôi nhà hoang tàn của chúng.
Đây chính là những thực tế như vậy, cho dù không cần tôi khẳng định lại, đối với bản năng tuyệt vời của việc trở thành nô lệ. Chúng ta đã thấy sự tương phản cực lớn giữa thói quen bản năng của F. sanguinea với của F. rufescens. Con sau không tự xây tổ cho mình, không tự quyết định sự di cư, không thu lượm thức ăn cho bản thân và cho con cái, thậm chí còn không tự ăn được: nó tuyệt đối phụ thuộc vào những con nô lệ đông đúc. Trong khi đó, Formìca sanguinea, sở hữu ít nô lệ hơn nhiều, và càng ít hơn vào thời gian đầu và hè. Các con chủ quyết định xem khi nào và ở đâu thì sẽ xây tô, và khi chúng di cư, chúng mang theo con nô lệ. Cả ở Thụy Sỹ và Anh, con nô lệ có vẻ như rất chăm lo tới con ấu trùng, còn con chủ thì tự nó đi tìm kiếm, săn bắt các con nô lệ. Ớ Thụy Sỹ, những con chủ và nô lệ làm việc cùng nhau, cùng xây và mang thức ăn về tổ: cả hai, nhưng chủ yếu là nô lệ có xu hướng chăm lo, như nó có thể được gọi là như thế, con aphide của chúng; và do vậy cả hai cùng thu lượm thức ăn cho cộng đồng. Tại nước Anh, con chủ thường một mình đi ra ngoài để tìm kiếm vật liệu làm tổ và thức ăn cho bản thân chúng, các con nô lệ và con ấu trùng. Tức là con chủ ở nước Anh thì ít được nô lệ phục vụ hơn nhiều so với con chủ ở Thụy Sỹ.
Thông qua những bước nào mà F. sanguinea bắt nguồn, tôi không đủ kiến thức để tiên đoán. Nhưng như những con kiến, mà không phải là nô lệ, sẽ, như tôi thấy, mang đi những con ấu trùng của loài khác, nếu đặt rải rác xung quanh tổ của chúng. Có thể là những con ấu trùng này ban đầu định để làm thức ăn có thể đã phát triển; và các con kiến đó không hề có ý định nuôi nấng theo bản năng đó, và làm công việc mà chúng sẽ làm. Nếu sự xuất hiện của chúng chứng tỏ có ích cho loài đã bắt chúng -nếu nó có ích hơn nữa đối với loài để bắt giữ các con kiến thợ hơn là nuôi nấng chúng – thói quen thu thập con ấu trùng để làm thức ăn có lẽ thông qua sự lựa chọn của tự nhiên đã được làm mạnh mẽ thêm và trở thành cố định cho mục đích khác biệt là nuôi nấng nô lệ. Một khi bản năng này được hình thành, nếu được triển khai trong chừng mực nhỏ hơn nhiều thậm chí là nhỏ hơn so với F. sanguinea của nước Anh, mà như chúng ta biết ít được trợ giúp từ các con nô lệ hơn so với loài cùng loại tại Thụy Sỳ, tôi không thấy có bất cứ khó khăn nào sự lựa chọn của tự nhiên tăng và biến đổi bản năng – luôn giả định rằng mỗi biến đổi là có ích đối với loài – cho tới khi một con kiến được hình thành hoàn toàn phụ thuộc vào các con nô lệ của nó như loài Formica rufescens.
Bản năng xây tổ của đàn ong – Tôi ở đây sẽ không đi vào chi tiết nhỏ nhặt của chủ đề này, mà chỉ trình bày phần cơ bản của các kết luận mà tôi đã rút ra. Ai đó chắc chắn phải là vô cảm và ngu ngốc khi mà xem xét cấu trúc hoàn mỹ của một con ong, cực kỳ thích hợp với các mục đích của nó, mà không cảm thấy thán phục, trầm trồ. Chúng ta nghe từ các nhà toán học cho biết các con ong trên thực tế đã giải quyết được một vấn đề hết sức phức tạp và khó hiểu, xây nên cái tổ với hình dáng chuẩn xác để giữ lại được nhiều mật ong nhất có thể, với sự tiêu tốn ít nhất có thể của sáp ong quý báu trong việc xây dựng. Người ta nói rằng kể cả một người thợ thủ công khéo tay, với các dụng cụ và phương pháp thích họp, cũng khó có thể tạo ra được ô trên tổ ong như thực mà một đàn ong xây nên. Nếu được ban cho bất cứ bản năng nào mà bạn muốn, và đầu tiên là không thể hình dung nổi làm cách nào mà chúng tạo ra được tất cả các góc và cái bào cần thiết như thế, hoặc thậm chí hình dung ra khi nào chúng được làm hoàn chỉnh. Nhưng sự khó khăn không lớn như là ban đầu nó có vẻ như thế: Tôi nghĩ tất cả các công việc đẹp đẽ này có thể được làm rõ dựa vào vài bản năng rất đơn giản.
Tôi được ông Waterhouse hướng dẫn điều tra chủ đề này, người mà đã chứng minh hình dáng của các ô có mối quan hệ gần gũi với sự xuất hiện của các các ô xung quanh; và quan điểm dưới đây có lẽ chỉ nên coi là một sự điều chỉnh lý thuyết của ông ta thôi. Chúng ta hãy nhìn vào nguyên tắc vĩ đại của sự chuyển hóa, và xem liệu Tự nhiên có để lộ cho chúng ta biết phương pháp làm việc của bà hay không. Ở phía bên kia của chùm sêri ngắn, chúng ta có đàn ong nghệ sử dụng cái kén để giữ mật của chúng, đôi khi thêm vào chúng các ống sáp, và tương tự thế tạo nên những ô tròn kỳ lạ và khác biệt của sáp ong. Ở đầu bên kia của chuỗi, chúng ta có thể có các ô lỗ ong của ong hive, đặt trên một lớp đôi: mọi người đều biết mỗi ô này là hình lục lăng đều với các cánh bên của sáu mặt luôn vuông góc với nhau và hợp với nhau thành kim tự tháp, tạo thành bởi ba hình thoi. Ba hình thoi này cỏ các góc nhất định và ba góc mà tạo thành đế hình kim tự tháp của một ô đơn ở một mặt của lỗ tổ ong, đi vào hợp thành nền móng của ba ô liên kết bên mặt đối diện. Trong cái chuỗi giữa sự cực kỳ hoàn hảo của các ô của ong hive và tính đơn giản của ô của những con ong nghệ, chúng ta có các ô của Melipona domestica Mê-xi-cô, được miêu tả và vẽ ra bởi một cách cẩn thận bởi ông Pierre Huber. Chính loài Melipona là có cấu trúc trung gian giữa ong nghệ và ong hive, nhưng giống với con sau hơn: nó tạo ra một cái lỗ sáp ong gần như thông thường của các ô hình trụ, trong đó các con non được ấp và ngoài ra vài ô to của sáp ong để giữ mật. Những cái ô sau này có dạng gần như hình cầu và kích cỡ gần bằng nhau, và gộp lại thành khối lớn dị thường. Nhưng điểm quan trọng cần chú ý là những ô này luôn được tạo thành theo mức độ tương đồng với nhau khiến chúng có thể đặt hoặc vỡ vào nhau, nếu hình cầu không hoàn thành; nhưng tình trạng này không bao giờ được phép xảy ra, những con ong xây các bức tường sáp phang giữa các quả cầu có xu hướng lắp ghép với nhau. Do vậy mỗi ô tạo thành bởi phần cầu bên ngoài và hai, ba, hoặc hơn các mặt phẳng tuyệt đối, theo như ô kết nối hai, ba, hoặc hơn nữa các ô khác. Một ô tiếp xúc với ba ô khác, mà, từ khối cấu có kích thước gần như tương tự, rất hay xảy ra, ba mặt phẳng kết hợp thành một kim tự tháp; và kim tự tháp này, như ông Huber đã nhận xét, là một sự bắt chước như in của bệ hình kim tự tháp ba mặt của ô của ong hive. Giống như trong ô của con ong hive, như thế ở đây, ba mặt phẳng trong bất cứ ô nào cần thiết đi vào sự xây dựng của ba ô gắn với nhau. rõ ràng là loài Melipona tiết kiệm sáp ong bằng cách xây dựng này; bởi vì các bức tường phang giữa những ô gắn với nhau không nhân đôi, nhưng có độ dày giống như phần cầu bên ngoài, và mỗi phần phẳng tạo một phần của hai ô.
Suy nghĩ về trường hợp này, tôi cảm thấy là nếu Melipona tạo hình cầu của nó ở một khoảng cách cho trước giữa mồi khối và tạo chúng có kích cỡ giống nhau và đã sắp xếp chúng theo trục đối xứng trên một lớp đôi, cấu trúc được tạo thành có lẽ đã hoàn hảo như là của lỗ to ong của ong hive. Theo đó tôi viết cho giáo sư Miller của trường đại học Cambridge, và nhà hình học này đã dành thời gian quý báu của ông để đọc qua lời nhận định của tôi, và dựa trên thông tin của ông, nói với tôi rằng điều này hoàn toàn chính xác:
Nếu một số các hình cầu giống nhau được tạo thành với tâm của chúng đặt trên hai lớp song song, với tâm của mỗi quả cầu cách khoảng bán kính nhân với căn bậc 2 hay bán kính nhân với 1,41421 (hoặc ở khoảng cách ngắn hơn), từ các tâm của sáu quả cầu bao quanh trong cùng lớp; và ở cùng khoảng cách từ tâm của các quả cầu gắn với nhau trong lớp khác song song; thì nếu mặt phẳng của các khu vực giao nhau giữa vài hình cầu trong cả hai lớp đều được hình thành; điều này sẽ hình thành nên một lớp đôi của lăng trụ sáu cạnh liên kết với nhau bởi ba nền hình kim tự tháp tạo thành bởi ba hình thoi; và các hình thoi màu và các mặt của hình lục lăng sẽ có mọi góc bằng nhau với các kích thước tốt nhất được tạo ra từ các ô của ong hive.
Với lý do đó chúng ta có thể kết luận chắc chắn là nếu chúng ta có thể thay đổi chút ít bản năng mà loài Melipona đã có sẵn, và trong chúng không tuyệt hảo cho lắm, loài ong này sẽ tạo ra những cấu trúc tuyệt vời như của loài ong hive. Chúng ta phải thừa nhận loài Meỉipona tạo ra những cái ô có hình cầu tuyệt đối và có kích thước giống nhau; và chúng ta không nên ngạc nhiên khi nhìn thấy các con ong này đã đã làm như vậy trong chừng mực nào đó; cũng như khi nhìn thấy những hang hình trụ hoàn hào mà những con côn trùng khác đã xây ở trên các thân cây, thông qua cách xoay vòng quanh một điểm cố định. Chúng ta phải thừa nhận loài Melipona sắp xếp các ô của
chúng theo tầng lớp như chúng làm với các ô hình trụ của chúng. Và chúng ta còn phải tiến xa hơn nữa để thừa nhận, điều này là khó khăn lớn nhất, chúng bằng cách nào đó phán đoán chính xác ở khoảng cách nào đứng cách những con ong thợ bạn bè của chúng khi vài con đang làm tổ hình cầu; nhưng cho đến này các con Melỉpona là có khả năng phán đoán khoảng cách, chúng luôn xây tổ của mình sao cho phần lớn giao nhau; như thế sau đó chúng sẽ tập hợp các điểm giao nhau lại trên một mặt phẳng tuyệt đối. Chúng ta vẫn tiếp tục phải thừa nhận, nhưng trái với sự thừa nhận ngay trước đó, sự thừa nhận này không hề có khó khăn gì, là sau khi các hình lục lăng được tạo thành bởi các phần giao nhau của các hình cầu gắn liền nhau trong cùng một mặt, các con ong có thể kéo dài những hình sáu cạnh đó tới bất kỳ độ dài cần thiết nào để giữ khối lượng mật; theo đúng như cách mà các con ong nghệ thô sơ thêm những trục xoay sáp ong vào các miệng tròn của cái kén cũ kỹ. Thông qua những biến chỉnh như vậy các bản năng chưa hoàn hảo trong chúng – khó có thể nói là hoàn chỉnh hơn bản năng xây tổ của các con chim – Tôi tin rằng loài ong hive đã thu được, nhờ vào sự lựa chọn của tự nhiên, khả năng kiến trúc không thể bắt chước được.
Nhưng lý thuyết này cỏ thể được kiểm chứng thông qua thí nghiệm. Theo mẫu của ông Tegetmeier, tôi tách riêng hai lỗ tổ ong, đặt giữa chúng một một miếng sáp ong hình vuông dày, các con ong ngay lập tức đào những cái hố bé hình tròn trên đó; và khi chúng đào sâu những cái hố bé này, chúng làm các lỗ ngày một rộng ra cho tới khi cho tới khi các cái lỗ chuyển thành những lòng chảo nông, mà chúng ta thấy như là một hình cầu hoặc một phần của hình cầu tròn thật sự và khoảng đường kính của một ô. Đối với tôi điều thú vị nhất là khi quan sát vài con ong bắt đầu đào những cái lòng chảo gần nhau, chúng bắt đầu công việc ở những khoảng cách cố định so với nhau, và cho tới khi các lòng chảo đã đạt được độ rộng như nêu ở trên (chẳng hạn như khoảng độ rộng của một ô bình thường), và ở độ sâu khoảng sáu lần đường kính của hình tròn mà chúng tạo thành một phần, các vành lòng chảo giao nhau hoặc chạm vào nhau. Ngay khi tình hình này xuất hiện, các con ong thôi không đào nữa, và bắt đầu xây những bức tường sáp phẳng trên các đường của sự giao nhau giữa các lòng chảo sao cho mỗi hình lục lăng được xây trên các cạnh trang trí bàng hoa của một lòng chảo mịn, thay vì trên những đường thẳng của kim tự tháp ba mặt như trong trường hợp của các ô tổ ong bình thường.
Sau đó tôi đặt các con ong hive này vào, thay vì một mảng sáp hình vuông dày, mà là một miếng mỏng như lưỡi dao, hẹp và bé, có màu som đỏ. Các con ong ngay lập tức trên mỗi bên đào những lòng chảo bé gần nhau theo giống như cách trước đó; nhưng miếng sáp quá mỏng đến nỗi đáy của các lòng chảo, nếu như chúng đã đào tới cùng một độ sâu như trong thí nghiệm trước sẽ chạm vào nhau từ hai phía đối lập. Nhưng các con ong không muốn để điều này xảy ra, và chúng dừng sự đào bới của mình đúng lúc, ngay khi chúng đã đào sâu một chút và lòng chảo trở nên phang; và những lòng chảo phẳng này, được tạo thành bởi các cái đĩa nhỏ có màu sáp đỏ có vị trí, như là con mắt chúng ta cảm nhận, ở chính xác mặt phang của phần giao nhau tưởng tượng giữa các lòng chảo trên hai mặt đối nhau của miếng sáp. Trong các phần, chỉ một ít, tỷ lệ lớn đĩa hình thoi được để giữa hai lòng chảo đối diện, nhưng tác phẩm, từ tình trạng không tự nhiên của các thứ, không được thực hiện cẩn thận. Những con ong chắc đã phải làm việc với cùng một tốc độ gần như nhau trên hai mặt đối diện của miếng sáp ong mỏng màu som đỏ, vì chúng gặm theo hình tròn và làm sau lòng chảo ở cả hai mặt, với mục đích để có được những cái đĩa phẳng như thế giữa các lòng chảo; bằng cách dừng làm việc trên mặt phảng trung gian hay mặt phẳng của sự giao nhau.
Xem miếng sáp ong mỏng rất mềm và linh động, tôi không thấy có bất cứ khó khăn nào đối với các con ong, trong khi làm việc ở hai mặt của miếng sáp mỏng, hình dung khi chúng đã gặm dần miếng sáp tới độ mỏng thích hợp, và sau đó dừng làm việc. Trong những lỗ ong bình thường, tôi cảm thấy là các con ong không phải lúc nào cũng làm việc thành công với cùng một tốc độ như nhau từ hai mặt đối lập, bởi vì tôi đã để ý những hình thoi hoàn thiện nửa chừng tại đáy của một ô vừa mới bắt đầu, mà hơi lõm ở một mặt, nơi tôi cho rằng những con ong đã đào quá nhanh; và lồi về phía đối diện, nơi mà những con ong làm việc chậm hơn. Trong một ví dụ điển hình, tôi đặt cái lỗ vào lại tổ ong, và để cho bọn ong tiếp tục làm việc trên đó trong khoảng thời gian ngắn, và kiểm tra lại ô này, tôi nhận thấy những cái đĩa hình thoi đã được hoàn thành, chúng trở nên cực kỳ phang: điều này tuyệt đối là không thể, nếu tính đến sự độ mỏng dính của những cái đĩa hình thoi bé, rằng chúng đã có thể tạo ra điều này bằng cách gặm dần phần lồi ra; thế là tôi nghi ngờ là trong trường họp này con ong đứng ở phía đối diện của lỗ tổ ong này để đẩy và bẻ cong miếng sáp mỏng và ấm này (tôi đã thử và điều này dễ dàng thực hiện được) thành một mặt phang trung gian hoàn chỉnh và, đó làm phẳng nó.
Từ thí nghiệm trên miếng sáp ong mỏng sơn màu đỏ, chúng ta nhận thấy rõ ràng là nếu những con ong muốn xây cho bản thân chúng một bức tường sáp mỏng, chúng có thể tạo các ô tổ ong thành các hình phù hợp bằng cách đứng ở những khoảng cách thích họp so với nhau; và bằng cách đào với cùng tốc độ; cũng như bằng cách gặm nhấm để làm ra những lỗ hình cầu có kích thước bằng nhau, nhưng không bao giờ để các hình cầu vỡ vào nhau. Bây giờ các con ong, có thể nhận thấy rõ bằng cách xem xét cạnh của một lỗ đang lớn dần, thật sự tạo được một bức tường cứng và điều chỉnh được theo hoàn cảnh cụ thể hoặc làm viền xung quanh cho cái lồ đó; và chúng gặm nhấm dần từ mặt đối diện vào, luôn đào sâu theo hình tròn. Chúng không làm hoàn toàn đáy ba mặt hình kim tự tháp của bất cứ một ô nào trong cùng một thời điểm, mà chỉ là một đĩa hình thoi đứng trên phần ngoài cùng mép đang lớn, hoặc hai đĩa, như trường họp có thể xảy ra; và chúng không bao giờ hoàn thành phần mép trên của đĩa hình thoi, cho tới khi tường hình lục lăng bắt đầu được xây. Vài nhận xét trên là khác biệt đối với nhà tiền bối sinh học nổi tiếng ở giai đoạn gần đây, ông Huber, nhưng tôi tin vào tỉnh chính xác của chúng, và nếu có thời gian và giấy bút, tôi sẽ chứng minh chúng phù hợp với lý thuyết của tôi.
Lời nhận định của ông Huber là chính cái ô đầu tiên được đào ngoài một bức tường mặt song song, là không, hoàn toàn đúng; sự bắt đầu đầu tiên thường là một phần đầu nhỏ của sáp; nhưng ở đây tôi sẽ không đi vào chi tiết. Chúng ta thấy vai trò vô cùng quan trọng của việc đào trong cấu trúc của ô; nhưng sẽ là sai lầm lớn khi ai đó giả thiết rằng những con ong không thể xây nên một bức sáp ong tường cứng ở vị trí thích hợp – tức là dọc theo mặt phẳng của phần giao nhau giữa hai hình cầu liền nhau. Tôi có một vài mẫu chứng minh là chúng có thể làm được. Thậm chí là trong cái vành tròn hay bức tường xung quanh một cái lỗ đang lớn, đôi khi chúng ta cũng nhìn thấy cả sự uốn cong, tương ứng với vị trí của mặt phang của đĩa hình thoi nằm dưới các ô sau này. Nhưng một bức tường sáp ong cứng trong mọi trường hợp được hoàn thành phần cuối cùng, chủ yếu bằng cách gặm nhẩm từ hai phía. Cách mà con ong xây tổ là khá kỳ lạ; chúng luôn xây bức tường sáp đầu tiên với độ dày hơn hai mươi hoặc ba mươi lần những tường hoàn chỉnh quá là mỏng của các ô, mà cuối cùng thì cũng chỉ để đấy không dùng. Tôi có thể hiểu chúng làm việc như thế nào bằng cách coi là những người thợ xây đầu tiên trát đầy một lớp xi măng, và sau đó bắt đầu cắt chúng đi một cách đều nhau từ hai phía, cho tới khi một bức tường rất mỏng và mượt nằm ở giữa được hoàn thành; những người thợ xây luôn chất đống lại những phần xi măng bị cắt bỏ đi, và thêm xi măng mới vào đỉnh của tường mỏng đó. Và như thế chúng ta sẽ có một bức tường mỏng ngày một dày, nhưng luôn được bao quanh bởi một mái tường khổng lồ. Từ tất cả các ô, những ô mới bắt đầu và những ô đã hoàn thành. Do đó được bao quanh bởi mái tường sáp cứng chắc, và các con ong có thể tụ hợp và bò trên những ô mà không làm tổ thường những bức tường lục lăng tinh tế yếu ớt mà chỉ là một phần bốn trăm của một inch[1] về độ dày; các đĩa của nền mỏng hình kim tự tháp có độ dày gấp đôi. Bằng cách xây dựng kỳ lạ này, độ cứng chắc tiếp tục được truyền cho các ô với việc tiết kiệm sáp ong tối đa.
[1] 1 Một inch tương đương với 2,54 cm
Đầu tiên có vẻ như điều này thêm vào những khó khăn để hiểu một ô được tạo ra như thế nào, rằng vô số các con ong làm việc cùng nhau; một con sau khi làm việc trong khoảng thời gian ngắn trên một ô sẽ chuyển sang ô khác; sao cho như ông Huber nói nhiều cá thể thậm chí làm việc ngay lúc bắt đầu xây ô đầu tiên. Trên thực tế tôi có thể minh chứng điều này, bằng cách che các phần rìa của các bức tường hình lục lăng của duy nhất một ô, hoặc lề bên ngoài tận cùng của một vành hình tròn, với một lớp sáp ong lỏng màu son đỏ vô cùng mỏng; và tôi lúc nào cùng nhận thấy rằng màu được khuyếch tán tinh tế nhất bởi các con ong – tinh tế như một họa sĩ có thể làm với cây cọ của anh ta – bởi các nguyên tử màu được lấy từ điểm mà chúng được đặt trên đó và tới trong các rìa mép đang lớn dần của tất cả các ô xung quanh. Công việc xây dựng dường như là một sự cân bằng tạo ra giữa nhiều con ong, tất cả đều theo bản năng đứng cách xa một khoảng nhất định bàng nhau, tẩt cả đều cố bao trùm các hình cầu và sau đó xây đắp lên hay để không, mặt phẳng của phần giao nhau giữa các quả cầu. Thật là tò mò khi ghi chú trong các trường họp của khó khăn, khi hai lỗ ong gặp nhau ở một góc độ, các con ong thường phá vỡ hoàn toàn và xây lại theo cách khác các ô đó, đôi khi lặp lại hình dáng đầu tiên chúng đã không chấp nhận.
Khi mà các con ong tìm ra vị trí đứng làm việc thích họp – chẳng hạn như trên cành của một thân gỗ, đặt ngay dưới phần giữa của một lỗ đang phình ra về phía dưới sao cho lỗ đó phải được xây trên một mặt của cành – trong trường họp này con ong có thể xây nền mỏng của một trong các bức tường của một lục lăng mới, tại nơi hoàn toàn thích họp của nó, đặt trên những ô đã được hoàn thành khác. Các con ong có khả năng đứng tại vị trí cách nhau thích họp so với nhau và so với các bức tường cửa những ô hoàn thành cuối cùng, rồi sau đó bằng cách đập vào các hình cầu tưởng tượng, chúng cỏ thể xây một bức tường trung gian giữa hai quả cầu gắn với nhau; nhưng như tôi đã thấy, chúng không bao giờ gặm đi và hoàn thành phần cuối cùng các góc của một ô cho tới khi phần lớn của cả ô đó và các ô xung quanh đã được xây. Khả năng này của các con ong trong những hoàn cảnh nhất định nằm dưới một cái tường cứng ở vị trí thích hợp của nó giữa hai ô mới bẳt đầu xây dựng, là quan trọng và vì nó chứa đựng thực té, mà ban đầu có vẻ như rất trái ngược với lý thuyết trên của tôi; tức là những ô trên lề ngoài cùng của những con ong bắp cày đôi khi hoàn toàn có dạng hình lục lăng; nhưng tôi không có điều kiện để đi vào chi tiết về chủ đề này. Tôi cũng không gặp khó khăn gì trong trường hợp có một con côn trùng duy nhất (như trong trường hợp của con ong chúa) tạo ra những ô hình lục lăng, nếu nó làm việc một cách khác từ bên trong và bên ngoài của hai hoặc ba ô cùng bắt đầu xây dựng, luôn đứng ở khoảng cách tưomg đối thích hợp từ các phần của các ô mới được bất đầu, tràn qua các hình cầu và hình trụ, và xây nên mặt phang trung gian. Người ta thậm chí còn hình dung là một con côn trùng có thể, bằng cách cố định trên một điểm mà tại đó bắt đầu một ô, và sau đó tiến ra bên ngoài, đầu tiên tới một điểm và sau đó tới năm điểm khác, tại các khoảng cách thích hợp tương đối từ điểm trung tâm và từ các điểm khác với nhau, đập vào mặt phang của phần tương giao do đó tạo nên một hình lục lăng tách biệt; nhưng tôi không biết là trường hợp như thế đã trông thấy chưa; và có điều gì tốt mang lại từ việc xây một hình lục lăng duy nhất, vì trong quá trình xây dựng của nó thì cần nhiều vật liệu hơn là so với một hình trụ.
Do sự lựa chọn của tự nhiên chỉ tác động thông qua sự tích tụ các biến đổi nhỏ bé trong cấu trúc hay bản năng, mỗi cái đều có lợi cho cá thể trong điều kiện sống, ai đó có lý khi hỏi làm thế nào mà một sự kế tiếp dài và nhiều bước của các bản năng kiến tạo được chỉnh đổi, tất cả đều có xu hướng tiến tới kế hoạch hoàn hảo hiện tại của việc xây dựng, có thể có lợi cho con tổ tiên của ong hive? Tôi nghĩ câu trả lời không khó khăn gì: mọi người đều biết rằng các con ong luôn cố gắng lấy đủ mật hoa; và ông Tegetmeier đã nói với tôi qua thí nghiệm người ta tim ra một con ong hive tiêu tốn không ít hơn từ sáu đến bảy cân đường cát để tạo ra nửa cân sáp ong; tức là những con ong phải hút và tiêu thụ một khối lượng khổng lồ mật hoa trong một cái tố để đủ sản sinh ra khối lượng sáp cần thiết cho xây dựng tổ. Hom nữa, nhiều con ong phải nghỉ không làm việc trong nhiều ngày trong suốt quá trình tiết sáp. Một sự tích trữ khối lượng mật ong lớn là không thể thiếu để duy trì sự tồn tại số lượng lớn các con ong trong mùa đông; và độ an toàn của tổ ong thì như mọi người biết là dựa chủ yếu vào số lượng ong có thể sống được dựa vào khối lượng mật ong đó. Do đó sự tiết kiệm sáp phần lớn là nhờ tích kiệm mật chắc chắn phải là nhân tố quan trọng nhất cho sự thành công của bất kỳ họ nhà ong nào. Tất nhiên là sự phát triển của bất kỳ loài ong nào cũng sẽ phụ thuộc vào các con vật sống ký sinh trên chúng và kẻ thù của chúng, hoặc vào những nguyên nhân khác biệt khác, như thế có nghĩa là tất cả chúng đều không phụ thuộc vào khối lượng mật ong mà chúng có thể thu thập. Nhưng chúng ta hãy giả định rằng các tác nhân sau quyết định, như chúng có lẽ đãthường quyết định trong thực tế, số lượng của ong nghệ có thể tồn tại trong một đất nước; và chúng ta hãy tiếp tục giả định cộng đồng ong đó sống qua được mùa đông, và như vậy sẽ cần phải có mật ong: trong trường họp này không ai có thể nghi ngờ rằng ong nghệ sẽ có một lợi thế nếu một sự chỉnh đổi nhỏ trong bản năng của chủng khiến chúng xây những cái ô sáp ong gần nhau để giao nhau một chút; bởi vì bức tường chung, thậm chí là của hai ô kề nhau, có thể tiết kiệm chút sáp. Chính vì thế nó sẽ càng có lợi cho các con ong nghệ của chúng ta nếu chúng làm những ô chuẩn mực hơn và gần nhau hơn và kết hợp lại thành một khối lớn giống như là ô của loài Melipona; bởi trong trường hợp này, một phần lớn của bề mặt bao bọc của mỗi ô sẽ có đóng vai trò như là bề mặt bao bọc của ô khác, và nhờ đó khối lượng lớn sáp ong sẽ được tiết kiệm. Một lần nữa, cũng với nguyên nhân tưorng tự, loài Melipona sẽ được hưởng lợi ích nếu chúng làm các ô gần nhau hơn; và đồng đều hơn theo mọi hướng so với như hiện tại; vì sau đó, như chúng ta đã thấy những mặt cầu sẽ hoàn toàn biến mất, và chúng sẽ được thay thế bằng các mặt phang; và loài Melipona sẽ xây được những cái tổ hoàn hảo như là tổ của ong hive. Ngoài sự hoàn hảo trong kiến trúc, sự lựa chọn của tự nhiên không thể làm được; vì tổ của ong hive, như chúng ta thấy, là hoàn toàn hoàn mỹ trong việc tiết kiệm sáp.
Vì thế, như tôi tin tưởng, bản năng tuyệt vời nhất trong tất cả các bản năng được biết đến, bản năng của ong hive, có thể được giải thích bàng sự lựa chọn của tự nhiên đã tận dụng hàng loạt các chỉnh đổi nhỏ liên tục, kế tiếp nhau của những bản năng đơn giản hơn; sự lựa chọn của tự nhiên, chậm chạp từ từ, ngày càng hoàn thiện, đã điều khiển những con ong tràn qua những hình cầu bằng nhau tại một khoảng cách cho trước trong một lớp đôi; xây nên và đào sáp dọc mặt phẳng của phần giao nhau. Tất nhiên là những con ong không biết chúng đang tràn qua những quả cầu với khoảng cách xa nhau cho trước hơn là chúng biết về vài góc của hình lục lăng và của các đĩa hình thoi đáy là gì. Động lực của quá trình lựa chọn tự nhiên tiết kiệm sáp ong; những đàn ong nào lãng phí ít sáp ong nhất, thành công nhất, và đã truyền lại thông qua sự di truyền bản năng tiết kiệm sáp thì mới thu được cho con cháu sau này, cơ hội tốt nhất để tồn tại trong cuộc đấu tranh cho sự sinh tồn.
Chắc chắn là nhiều bản năng rất khỏ giải thích có thể trái ngược với lý thuyết về sự lựa chọn của tự nhiên -những trường họp trong đó chúng ta không thể hiểu một bản năng có thể bắt nguồn như thế nào; những trường hợp mà trong đó các bước chuyển hóa trung gian không hề được biết tới hay tìm thấy; những trường hợp bản năng không hề quan trọng gì khiến chúng khó có thể được nói là chịu ảnh hưởng của sự lựa chọn của tự nhiên; những trường hợp mà bản năng hoàn toàn giống nhau trong các con vật rất cách biệt trong tự nhiên đến mức mà chúng ta không thể lý giải được sự tương đồng của nó bàng hiện tượng di truyền từ một cha mẹ chung, và như thế phải tin là chúng thu được bản năng nhờ vào các tác động độc lập của của sự lựa chọn của tự nhiên. Tôi ở đây sẽ không bàn về các trường họp này, nhưng sẽ chỉ quan tâm đến một khó khăn đặc biệt, mà ban đầu tôi cảm thấy không thể vượt qua. Tôi muốn nói đến nhũng con cái vô sinh hoặc vô tính trong cộng đồng các loài côn trùng: vì các cá thể vô tính này thường khác nhau rõ nét trong bản năng và trong cấu trúc so với cả con đực và con cái có khả năng sinh sản, và do không thể sinh sản, chúng không thể để lại con cháu cho đời sau.
Chủ đề này rất đáng được thảo luận kỹ nhưng tôi ở đây chỉ xin bàn tới một trường hợp duy nhất, đó là của những con kiến thợ hay còn gọi là kiến vô sinh. Tại sao những con kiến thợ lại không sinh sản được là một điều khó khăn để giải thích; nhưng cũng không lớn hơn khó khăn để giải thích của bất cứ biến đổi đáng chú nào của cấu trúc; vì người ta có thể chứng minh vài loài côn trùng và những động vật có đốt khác trong tự nhiên đôi khi trở nên vô sinh; và nếu các con côn trùng đó có xu hướng xã hội chúng có lợi cho cộng đồng tức là một số lượng chúng được sinh ra hằng năm để làm việc nhưng số này không thể đẻ con, tôi thấy không khó lắm để nhận ra ảnh hưởng của sự lựa chọn của tự nhiên. Nhưng tôi phải bỏ qua khỏ khăn ban đầu này. Khó khăn lớn nhất nằm ở chỗ những con kiến thợ khác hẳn so với cả các con kiến đực và kiến cái sinh đẻ được trong cấu trúc, cũng như trong hình dáng của phần chính giữa và tình trạng mất cánh và đôi khi là cả mẳt nữa, và trong bản năng.Chỉ xét đến bản năng thôi, sự khác biệt lớn giữa con kiến thợ và con kiến cái hoàn chỉnh sẽ có thể tốt hơn nhiều minh họa bằng ong hive. Nếu một con kiến thợ hay một con côn trùng đơn tính nào khác có thể trạng bình thường, tôi sẽ không chần chừ gì khi thừa nhận ngay tất cả các đặc điểm của nó có được thông qua tác động lâu dài chậm chạp của sự lựa chọn của tự nhiên; tức là một có thể sinh ra với sự biến chỉnh nhỏ có lợi trong cấu trúc; biến đổi này được di truyền lại cho đứa con, mà một lần nữa lại biến đổi và lại được lựa chọn, và cứ như thế mãi; nhưng trong trường hợp của con kiến thợ, chúng ta có một con côn trùng khác biệt hẳn so với cha mẹ của nó, nhưng hoàn toàn vô sinh; tức là nó không bao giờ có thể truyền lại những biến đổi cấu trúc thu được liên tục cho con cháu. Ai đó sẽ hỏi làm cách nào để có thể giậi thích trường hợp này thích ứng với lý thuyết về sự lựa chọn của tự nhiên?
Đầu tiên hãy nhớ lại rằng chúng ta có vô số ví dụ, cả ở trong các loài thuần chủng của chúng ta và cả ở trong tự nhiên, của tất cả các loại khác biệt của cấu trúc mà đã trở thành tương quan với nhau về các độ tuổi nhất định và với một trong giới tính. Chúng ta có những điểm khác nhau không chỉ tương quan trong giới tính, mà còn cả với giai đoạn ngắn khi hệ thống sinh sản đang hoạt động, như là bộ lông cước của nhiều con chim, và trong cái hàm móc câu của cá hồi đực; của những con bò đực thiến, những giống nhất định có sừng dài hơn các loài bò giống khác, so với sừng của con bò đực hay bò cái của cùng giống đó. Do đó không có khó khăn thực sự nào trong bất cứ đặc điểm nào trờ nên tương quan với tình trạng vô sinh của những thành viên nhất định của cộng đồng côn trùng: sự khó khăn nằm ở việc hiểu bằng cách nào những thay đổi tương quan như thế trong cấu trúc có thể được tích tụ một cách chậm chạp bằng sự lựa chọn của tự nhiên.
Khó khăn này, mặc dù có vẻ như không thể vượtqua nổi, nhưng đã được làm giảm nhẹ, hay như tôi tin tưởng, đã biến mất khi chúng ta nhớ lại rằng sự lựa chọn có thể tác động tới cả một họ, cũng như tới cá thể và như vậy có thể đạt được mục đích mong muốn. Như thế, một loại rau ưa chuộng đem đi nấu, và cá thể đó bị tiêu diệt; nhưng những người làm vườn đã gieo giống nhiều cá thể như thế, và tự tin sẽ có được biến thể gần giống vậy; những người nhân giống gia súc thích thịt béo và tươi ngon cùng nhau; con vật bị đem đi giết mổ, nhưng người nhân giống vẫn tiếp tục tạo ra các con khác cùng với họ đó. Tôi cũng có niềm tin tương tự vào sức mạnh của sự lựa chọn, tôi không nghi ngờ một giống bò luôn cho ra con bò thiến với cái sừng rất dài, có thể được tạo ra bằng cách chăm sóc kỹ lưỡng những cá thể bò đực và bò cái, khi đem giao phối cho ra con bò với cái sừng dài nhất; và không một con bò thiến nào có thể đã từng sinh ra giống của mình. Như thế tôi tin điều này cũng xảy ra với các con côn trùng có thiên hướng xã hội: một sự biến chỉnh nhỏ của cấu trúc hoặc của bản năng, có mối quan hệ tương tác với tình trạng vô sinh của những thành viên nhất định của cộng đồng, là cỏ lợi cho cộng đồng đó: kết quả là các con cái có khả năng sinh sản và các con đực của cùng cộng đồng đó phát triển mạnh mẽ, và truyền lại cho những đứa con của chúng xu hướng sinh ra các thành viên vô sinh có cùng biến đổi. Và tôi tin quá trình này đã được lặp đi lặp lại cho tới khi khối lượng khác biệt rất lớn giữa con cái có khả năng sinh sản và con cái vô sinh của cùng loài nổi lên.
Nhưng chúng ta vẫn chưa tới đỉnh điểm của sự khó khăn: thực tế là những con vô sinh của vài loài kiến khác không chỉ so với con cái có khả năng sinh sản và con đực mà còn khác nhau tới mức độ khó tin là được chia thành hai hoặc thậm chí ba đẳng cấp. Nhưng cấp độ này nói chung không chuyển hóa lẫn nhau, mà có thể được định nghĩa rành mạch; khác nhau hẳn hoi; như là của hai loài thuộc cùng một chi, hoặc hơn là hai chi thuộc cùng một họ. Như thế trong Eciton, có các con kiến thợ và kiến lính, với cái hàm và bản năng khác nhau hoàn toàn: trong Cryptocerus, con kiến thợ của riêng chỉ một đẳng cấp mang một kiểu lá chắn tuyệt vời trên đầu của chúng,tác dụng của nó vẫn chưa được biết; trong Myrmecocystus Mêxicô, con kiến thợ của đẳng cấp không bao giờ rời khỏi tổ của nó; chúng được cho ăn bởi các con kiến thợ thuộc đẳng cấp khác và chúng có một cái bụng cực kỳ to để tiết chất dịch dạng mật ong, thay thế chỗ của chất tiết ra bởi các con rệp vừng, hay bởi vài gia súc thuần hóa như chúng có thể được gọi như vậy, mà các con kiến châu âu của chúng ta canh giữ hay cầm tù.
Ai đó có thể sẽ nghĩ tôi đã quá tự tin vào nguyên lý về sự lựa chọn của tự nhiên, khi tôi không thừa nhận những thực tế tuyệt vời và rõ ràng như thế ngay lập tức làm lý thuyết của tôi đổ vỡ hoàn toàn. Trong trường hợp đơn giản hơn đối với con côn trùng đơn tính, tất cả trong một đẳng cấp hay trong cùng loại, mà do sự lựa chọn của tự nhiên, như tôi tin là hoàn toàn có thể, là cho khác biệt so với con cái sinh sản và con đực – trong trường hợp này chúng ta có thể tự tin kết luận thông qua sự so sánh các biến đổi bình thường rằng mỗi biến đổi nhỏ, liên tục, và có lợi ban đầu có lẽ không xuất hiện trong tất cả các con vô sinh của cùng một tổ, mà chỉ một vài con thôi; và rằng thông qua sự lựa chọn lâu dài liên tục của bố mẹ có khả năng sinh sản mà sinh ra những con đơn tính với các biến đổi có lợi, tất cả các con đơn tính cuối cùng cũng sẽ có những đặc điểm mong muổn. Dựa trên quan điểm này, chúng ta đôi khi phải tìm thấy trong những con côn trùng đơn tính của cùng loài, trong cùng tổ cho thấy sự chuyển hóa của cấu trúc; và điều này chúng ta tìm thấy, thậm chí là thường xuyên, khi xem xét vài con côn trùng đơn tính trong số ít các con côn trùng châu âu được nghiên cứu của chúng ta. Ông F. Smith đã cho mọi người thấy rằng những con đơn tính của vài loài kiến nước Anh khác nhau về kích thước và đôi khi về màu sắc; và rằng những dạng thực hoàn toàn trái ngược đôi khi có thể có mối liên kết hoàn hảo bởi các cá thể trong cùng một tổ: Bản thân tôi đã từng so sánh sự chuyển hóa tuyệt vời của kiểu này. Thường thì những con kiến thợ to hơn hoặc bé hơn sẽ có số lượng đông đảo nhất; và rằng cả con to lẫn con nhỏ đều đông, trong khi những con có kích cỡ trung gian là ít. Formica ílava có kiến thợ to và nhỏ hơn, với vài con có kích cỡ trung gian; và trong loài này như ông F. Smith đã quan sát những con kiến thợ to hơn có mắt đơn giản (ocelli), mặc dù nhỏ những dễ dàng nhận ra, trái lại những con kiến thợ bé hơn có ocelli của chúng thô sơ. cẩn thận lấy ra vài mẫu của những con kiến thợ này, tôi có thể khẳng định chắc rằng đôi mắt của các con kiến bé hơn thô sơ hơn nhiều và điều đó chỉ có thể được giải thích là do kích cỡ của chúng bé hơn, và tôi hoàn toàn tin tưởng, mặc dù không dám khẳng định những con kiến có kích cỡ trung bình thì cũng có đôi mắt to trung bình. Ở đây chúng ta có hai cơ thể của những con kiến vô sinh trong cùng một tổ, khác nhau không chỉ về kích cỡ mà còn trong cơ quan thị giác, nhưng lại được liên kết bởi vài thành viên trung gian. Tôi xin nói thêm rằng nếu những con kiến thợ nhỏ hơn là có ích nhất đối với cộng đồng, và những con đực và con cái đã được lựa chọn liên tục, mà ngày càng cho ra nhiều con kiến thợ bé hơn, cho đến khi tất cả các con kiến thợ trở nên tình trạng hiện nay, thì chúng ta sẽ có một loài kiến vô sinh gần giống như những con của Myrmica. Vì những con kiến thợ của Myrmica thậm chí ;òn không có ocelli thô sơ, mặc dù những con đực và con cái của chi này có ocelli phát triển đầy đủ.
Tôi có thể đưa ra một trường hợp nữa: tôi tự tin nói rằng tôi đã tìm thấy những bước chuyển hóa trong các bộ phận quan trọng của cấu trúc giữa những đẳng cấp của các con vô sinh trong cùng một loài, và tôi đã được ông F. Smith cung cấp nhiều mẫu từ cùng một tổ của con kiến dẫn đường (Anomma) khu vực Tây Phi. Bạn đọc có lẽ sẽ đánh giá cao khối lượng khác biệt trong các con kiến thợ này, bằng cách không đưa ra những đo đạc thực tế của tôi, mà bằng ví dụ minh họa cụ thể: sự khác biệt là giống như những gì chúng ta thấy một tập hợp những người thợ đang xây một ngôi nhà trong đó có nhiều người thợ lm60, và nhiều người cao tầm lm80; nhưng chúng ta phải giả định những người công nhân to lớn có đầu to gấp bốn thay vì ba lần so với đầu của những công nhân bé, và quai hàm to gấp 5 lần. Hom nữa phần hàm của các con kiến thợ mà kích thước khác nhau thì khác biệt to lớn trong kiểu dáng, và trong hình dạng và số lượng của răng. Nhưng thực tế quan trọng đối với chúng ta là mặc dù những con kiến thợ có thể được chia vào các đẳng cấp của các kích cỡ khác nhau, nhưng chúng chuyển hóa lẫn nhau một cách không cảm nhận được, như là cấu trúc khác nhau lớn trong hàm của chúng.
Với những thực tế trước mặt, tôi tin rằng sự lựa chọn của tự nhiên, bằng cách tác động lên những bố mẹ sinh sản được, có thể sẽ tạo ra một loài mà thường sinh ra các con đơn tính, hoặc là tất cả có kích cỡ to hơn với một dạng của quai hàm, hoặc là tất cả các kích cỡ nhỏ với các hàm hoàn toàn khác nhau; hay cuối cùng, đây là điểm khó khăn nhất của chúng ta, một bộ các con kiến thợ của một cấu trúc và một kích cỡ; cùng một bộ các con kiến thợ với kích thước và cấu trúc khác nhau; một loạt các dạng chuyển đổi đầu tiên đã được hình thành, như trong trường hợp của con kiến dẫn đường, và sau đó là các dạng đối lập, từ có ích nhất đối với cộng đồng, sinh ra với số lượng ngày một nhiều thông qua sự lựa chọn của tự nhiên của cha mẹ mà sinh ra chúng; cho tới khi không con nào có cấu trúc trung gian được sinh ra.
Do đó tôi tin rằng thực tế tuyệt vời của hai đẳng cấp khác biệt rõ ràng của các con kiến thợ vô sinh sống trong cùng một tổ, cả hai đều có khác biệt lớn so với nhau và so với cha mẹ chúng, đã hình thành. Chúng ta có thể thấy chúng có ích như thế nào cho một cộng đồng xã hội của các con côn trùng, dựa trên nguyên lý phân công lao động là có ích đối với con người văn minh. Vì các con kiến làm việc theo bản năng được di truyền lại với các công cụ và vũ khí được di truyền, và không phải bởi kiến thức thu lượm được và các công cụ mới được hình thành, một sự phân chia lao động hoàn hảo có thể ảnh hưởng tới chúng chi vì các con kiến thợ bị vô sinh; vì nếu chúng đã không bị vô sinh, chúng đã giao phối với nhau, bản năng và cấu trúc của chúng đã hòa lẫn vào nhau. Tôi tin tự nhiên đã gây ra sự phân chia lao động đáng ngưỡng mộ của cộng đồng các con kiến, thông qua sự lựa chọn của tự nhiên. Nhưng tôi buộc phải thú nhận là, với tất cả sự tin tưởng của mình vào nguyên lý này, tôi không bao giờ nên tiên đoán sự lựa chọn của tự nhiên đạt tới mức độ cao như vậy, nếu trường hợp của những con vô sinh này không thuyết phục tôi. Do vậy tôi đã thảo luận trường hợp này một chút nhưng không thể đủ dài, nhằm cho thấy sức mạnh của sự lựa chọn của tự nhiên, và tưcmg tự như vậy cho tới nay điều này là khó khăn lớn nhất đối với lý thuyết của tôi. Trường hợp cũng rất thú vị vì thấy rằng với động vật, cũng như với thực vật, bất kỳ khối lượng thay đổi nào trong cấu trúc có thể bị tác động của sự tích tụ hàng loạt các biến đổi nhỏ và như chúng ta phải gọi chúng là mang tính ngẫu nhiên, mà xét trên bất cứ góc độ nào đều có ích, không cần đến sự tác động của luyện tập và thói quen. Vì không sự luyện tập thói quen hay volition, trong các thành viên hoàn toàn bị vô sinh của một cộng đồng có thể đã ảnh hưởng tới cấu trúc hay bản năng của các thành viên sinh sản được, và chỉ những con này mới đế lại con cháu. Tôi ngạc nhiên là không ai phát triển trường hợp này điển hình của các con côn trùng đơn tính này, chống lại học thuyết nối tiếng của Lamarck.
Kết luận – Tôi đã cố gắng hết sức trong chương này để ngắn gọn chứng minh những đặc điểm trí óc của các con vật thuần chủng của chúng ta là thay đổi, và rằng những thay đổi đó được di truyền lại. Và còn ngắn gọn hơn cho thấy các bản năng thực sự biến đổi nhỏ trong môi trường tự nhiên. Sẽ không có ai tranh cãi bản năng là quan trọng nhất đổi với mỗi con vật. Vì vậy tôi không gặp khó khăn gì đối với sự lựa chọn của tự nhiên, trong điều kiện sống thay đổi, để tích tụ các biến đổi nhỏ của bản năng tới bất cứ mức độ nào, trong bất cứ chiều hướng nào có ích. Trong một số trường hợp thói quen hoặc sự sử dụng và không sử dụng có lẽ đã phát huy tác dụng của chúng. Tôi không cố ý nói rằng những thực tế cung cấp trong chương này càng khẳng định thêm tính đúng đắn của lý thuyết tôi đưa ra; nhưng không trường hợp khó khăn nào, theo như tôi thấy, là chống lại nó. Mặt khác, thực tế là những bản năng không phải lúc nào cũng tuyệt đối hoàn hảo và dễ bị nhầm tưởng; rằng không bản năng nào xuất hiện mà chỉ mang lại lợi ích cho các động vật khác, nhưng rằng mỗi con vật đều tận dụng bản năng của các con vật khác; rằng chuẩn mực trong lịch sử tự nhiên của Natuara non facit saltum là có thể áp dụng được cho cả bản năng và cấu trúc vật thể, và nó có thể được giải thích một cách dễ dàng dựa vào quan điểm đã nêu, chứ nếu không thì không thể giải thích được – tất cả có xu hướng khẳng định tính chuẩn xác của lý thuyết về sự lựa chọn của tự nhiên.
Lý thuyết này cũng được một số ít các thực tế khác liên quan đến bản năng ủng hộ; như bằng trường hợp phổ biến của các loài họ hàng gần gũi nhưng chắc chắn riêng biệt, khi sống tại các vùng cách xa nhau trên trái đất và trong điều kiện sống khác biệt đáng kể, nhưng lại thường giữ lại các bản nàng giống hệt nhau. Chẳng hạn chúng ta có thể hiểu dựa trên nguyên lý của sự di truyền, như thế nào mà con chim hét tại vùng Nam Mỹ xây tổ của chúng trên bùn, giống như cách kỳ lạ của chim hét nước Anh; như thế nào mà những con chim hồng tước đực Ợrogỉodytes) của vùng Bắc Mỹ xây tổ giống như gà trống để ngủ giống như các con chim hồng tước đực Kitty – một thói quen hoàn toàn khác lạ so với thói quen của bất cứ loài chim nào khác được biết đến. Cuối cùng, nó có thể không phải là một sự suy luận logic cho lắm, nhưng với trí tưởng tượng của tôi, nó là rất đáng hài lòng khi coi những bản năng kiểu là con chim cu cu đẩy những con chim anh em của chúng, các con kiến chuyên làm nô lệ, các ấu trùng của Ichneumonidae ăn trong vòng đời sâu của chúng -không phải là các bản năng được Chúa đặc biệt ban cho hay tạo ra, mà là những hệ quả nối tiếp nhau của một quy luật chung, dẫn đến sự tiến hóa của tất cả các thực thể sống, đó là, sinh sôi nảy nở, biến đổi, giữ lại những con khỏe nhất và tiêu diệt những khỏe nhất và loại đi những con yếu nhất.
Bản năng có thể so sánh được với thói quen, nhưng khác biệt về nguồn gốc – Bản năng đã thay đổi -Các con rệp vừng và kiến – Các bản năng có thể biến đổi – Các bản năng trong điều kiện thuần hóa, nguồn gốc của chúng – Bản năng tự nhiên của chim cu cu, ostrict, và ong nghệ – Kiến thợ – ong, và bản năng xây tổ của nó – Những khó khăn liên quan tới lý thuyết về sự lựa chọn tự nhiên của bản năng – Các con côn trùng vô tính và không có khả năng sinh sản – Tổng kết
Chủ đề về bản năng có thể hữu dụng trong các chương trước, nhưng tôi nghĩ là sẽ tốt hơn nếu thảo luận chủ đề này một cách riêng rẽ, đặc biệt là khi bàn về bản năng xây tổ tuyệt vời của các con ong, và bản năng này đối với nhiều bạn đọc có lẽ sẽ là một khó khăn đủ lớn để có thể quang bỏ đi lý thuyết của tôi. Phải nói trước rằng tôi không có liên quan gì tới nguồn gốc của các sức manh tinh thần chủ đạo, hơn là với sức bản thân sức mạnh của cuộc sống. Chúng ta chỉ quan tâm tới tính đa dạng của bản năng và các đặc tính tinh thần khác của các coấn động vật thuộc cùng lớp.
Tôi không có ý định đưa ra bất cứ định nghĩa nào về bản năng. Chúng ta có thể dễ dàng chứng minh là vài biểu hiện xúc cảm được xếp vào dạng bản năng; nhưng tất cả mọi người đều hiểu nó có nghĩa là gì, khi người ta nói bản năng thúc đẩy con chim cu cu di cư và đẻ trứng trên tổ của các con chim khác. Một hành động mà bản thân chúng ta cần phải trải qua và có kinh nghiệm mới thực hiện được, khi được thực hiện bởi một con vật, nhất là bởi con con, không có trải nghiệm nào, và khi được thực hiện bởi nhiều con vật theo cùng một cách, không biết với mục đích gì để chúng thực hiện hành động này, thì thường được coi đó là mang tính bản năng. Nhưng tôi có thể chứng minh là không một đặc điểm nào của bản năng là phổ biến. Như ông Pierre Huber phát biểu, một phần nhỏ của phán xét và lý lẽ, thường có vai trò nhất định, thậm chí trong các con vật rất bé nhỏ trong tự nhiên.
Frederick Cuvier và vài nhà tâm lý học khác đã so sánh thói quen với bản năng. Sự so sánh này, tôi nghĩ, đưa ra một quan niệm chuẩn xác đáng chú ý về khung của tư duy mà trong đó một hành động bản năng được thực hiện, nhưng cho biết nguồn gốc của nó. Có biết bao hành động vô thức theo thói quen được thực hiện, thực sự là có những đối nghịch với mong muốn có ý thức của chúng ta! Nhưng chúng có thể được thay đổi bởi mong muốn và lý lẽ. Các thói quen có thể dễ dàng trở nên liên quan với nhau, và với các khoảng thời gian và tình trạng cơ thể nhất định. Khi đã hình thành, chúng thường không thay đổi trong suốt quá trình tồn tại. Vài điểm giống nhau giữa thói quen và bản năng có thể chỉ ra được. Khi hát lại một bài hát nối tiếng, như thế trong bản năng, một hành động này kế tiếp hành động khác bởi giai điệu; nếu một người bị ngat khi đang hát giữa chừng; hay khi đang lặp lại một điều gì đó theo thói quen, anh ta thông thường buộc phải quay trở lại từ đầu để khôi phục lại chuỗi ý nghĩ quen thuộc: như là ông p. Huber phát hiện ra với một con bướm con, mà tạo ra một cái cái võng rất phức tạp; bởi vì nếu ông lấy một con bướm con đã xây xong cái võng của nó, cứ cho là sáu tầng và đặt nỏ trong một cái cái võng chỉ có ba tầng thì con bướm con này đơn thuần chỉ thực hiện xây lại nốt tầng bốn, năm và sáu. Còn nếu một con bướm con lấy ra khi nó đang xây, cứ cho là ba tầng và đặt nó vào một cái cái võng xây xong sáu tầng sao cho phần lớn công việc đã làm hộ nó, không hề cảm thấy có lợi gì cả, nó cảm thấy xấu hổ và để hoàn thành cái cái võng của mình, nó có vẻ ép bản thân bắt đầu từ tầng thứ ba, nơi mà mà nó đang dang dở, và do đó cố gắng hoàn thành công việc đã được hoàn thành.
Nếu chúng ta giả định bất cứ hành động theo thói quen nào được di truyền – và tôi nghĩ nó có thể chứng minh thực tế này đã xảy ra – thì sự giống nhau giữa cái ban đầu là một thói quen và một bản năng trở nên rất gần gũi tới mức không thể phân biệt. Nếu thiên tài Mozart, không chơi pianô lúc ba tuổi khi hầu như chưa thực hành gì, mà chơi bản nhạc đúng như kiểu không thực hành, ông ta đã có thể được nói thực sự chơi theo bản năng của mình. Nhưng chúng ta sẽ mắc phải một lỗi nghiêm trọng khi giả định rằng nhiều bản năng hơn có được nhờ vào thói quen trong một thế hệ, và sau đó chuyển lại nhờ vào di truyền cho các thế hệ kế tiếp. Người ta có thể chứng minh rõ ràng những bản năng tuyệt vời nhất mà chúng ta biết tới, những bản năng của con ong và kiến, không thể học được.
Mọi người đều công nhận bản năng là quan trọng như cấu trúc hiện hữu hình đối với lợi ích của mỗi loài, trong điều kiện sống hiện tại của nó. Trong điều kiện sống thay đổi, ít nhất có thể là các biến đổi nhỏ của bản năng có thể có lợi cho một loài; và nếu người ta chứng minh được các bản năng thực sự thay đổi ít thì tôi không thấy có khó khăn nào để sự lựa chọn của tự nhiên duy trì và tích tụ liên tục các biến đổi của bản năng tới mức độ có lợi. Tôi tin chính như thế mà tất cả các bản năng phức tạp nhất bắt nguồn. Vì các chỉnh đổi của cấu trúc hữu hình xuất hiện, được tăng lên bởi việc sử dụng hay thói quen, và bị làm suy giảm hoặc mất đi bởi sự không sử dụng, tôi không nghi ngờ bản năng cũng tưcmg tự thế. Nhưng tôi tin các ảnh hưởng của thói quen chi là phụ nếu so với các ảnh hưởng của sự lựa chọn tự nhiên của cái có thể được gọi là các biến đổi ngẫu nhiên của bản năng; chính là những biến đối hình thành từ những nguyên nhân chưa biết tới tạo ra các sai lệch nhỏ của cấu trúc cơ thể.
Không một bản năng phức tạp nào có thể được tạo ra bởi sự lựa chọn của tự nhiên, trừ khi bởi sự tích tụ chậm chạp, dần dần, các biến đổi nhỏ bé nhưng có lợi. Do vậy như trong trường hợp của cấu trúc cơ thể, chúng ta phải tìm ra trong tự nhiên, không phải các là các sự chuyển hóa thực sự mà thông qua đó các bản năng phức tạp được hình thành – bởi vì những cái đó chỉ có thể tìm thấy trong các cá thể khai sinh của mồi loài – nhưng chúng ta phải tìm thấy trong các nhánh con cháu sau này vài bằng chứng cho những kiểu chuyển đổi như vậy; hoặc ít nhất chúng ta phải có thể chứng minh những thay đổi của vài dạng loại là có thể xảy ra; và điều này là chúng ta chắc chắn có thể làm được.. Tôi đã vô cùng ngạc nhiên khi tìm ra, tính đến cả các bản năng của động vật ít được quan sát trừ ở châu âu và Bắc Mỹ, và cả không bản năng nào được biết tới trong sổ các loài đã bị tuyệt chủng, rất thường xuyên các bước chuyển hóa dẫn tới sự hình thành các bản năng phức tạp nhất có thể tìm ra được. Quan điểm của Natura non facit saltum áp dụng được với độ thích hợp gần như tưorng tự cho các bản năng của các bộ phận cơ thể. Sự thay đổi của bản năng có thể đôi khi được trợ giúp bởi cùng loài có các bản năng khác biệt trong các giai đoạn sống khác nhau, hay trong các mùa khác nhau của năm, hay ở trong các tình huống khác nhau…; trong trường hợp đó hoặc một bản năng này hay bản năng khác được sự lựa chọn của tự nhiên duy trì. Và như thế tính đa dạng của bản năng trong cùng loài có thể được chứng minh xuất hiện trong tự nhiên.
Một lần nữa như trong trường hợp cấu trúc cơ thế, và khá đúng với lý thuyết của tôi, bản năng của mỗi loài là có ích cho bản thân chúng; nhưng như chúng ta được biết, không bao giờ tạo ra chỉ tốt cho các loài khác. Một trong những ví dụ cụ thể nhất về một động vật thực hiện một hành động chi có lợi cho một con khác, mà tôi quen thuộc, là aphide sằn sàng tiết chất ngọt cho loài kiến: chúng tự nguyện làm việc này như thế nào thì xin mời các bạn xem sự miêu tả này của tôi. Tôi loại ra tất cả các con kiến từ một nhóm khoảng mười hai con aphide trên một phiến lá cây, và không cho chúng tụ họp lại trong vòng vài giờ. Sau khoảng thời gian này, tôi cảm thấy chắc chắn rằng con rệp vừng muốn tiết chất dịch ngọt. Tôi quan sát chúng một lúc qua kính hiển vi, nhưng không con nào tiết dịch cả; tôi sau đó vuốt ve chúng bằng một sợi tóc theo đúng một cách giống nhất như kiểu của con kiến sử dụng ăng ten của nó đối với con rệp vừng; nhưng cũng không con nào tiết dịch. Sau đó, tôi để một con kiến chạy vào chỗ các con rệp vừng, và nó ngay lập tức có vẻ như, thông qua sự phấn khích chạy quanh của nó, nhận biết rõ có một đám rệp vừng rất đông; con kiến bẳt đầu trò chơi ăng ten của nó trên bụng của từng con aphis, và mỗi con rệp vừng, sau khi cảm nhận ăng ten, ngay lập tức nâng bụng của nó và tiết ra một giọt chất lỏng ngọt, mà con kiến vô cùng thích thú khi hút vào. Thậm chí là những con rệp vừng nhỏ cũng làm như vậy, chứng tỏ rằng hành động này là mang tính bản năng, không phải là đúc rút từ kinh nghiệm. Nhưng do chất dịch này vô cùng dính, có lẽ tiện lợi cho con rệp vừng nếu tách bỏ đi chất dịch đó; và có lẽ là con rệp vừng theo bản năng tiết chất dịch không chỉ tốt cho kiến. Mặc dù tôi không tin rằng có bất cứ động vật nào trên thế giới này thực hiện một hành động chỉ tốt cho con khác của loài riêng rẽ; nhưng mỗi loài cố gắng tận dụng các bản năng của con khác, như mỗi con tận dụng cấu trúc cơ thể yếu hơn của các con khác. Do đó một lần nữa, trong vài trường hợp, những bản năng nhất định không thể được coi là hoàn hảo tuyệt đối; nhưng vì chi tiết về các điểm này và điểm khác không phải là không thể thiếu, chúng có thể bỏ qua ở đây.
Như mức độ nào đó của biến đổi của bản năng trong điều kiện tự nhiên, và sự kế thừa của những biến đổi như vậy, là không thể thiếu đối với tác động của sự lựa chọn tự nhiên, như nhiều ví dụ có thể được đưa ra ở đây; nhưng do thiếu thời gian và giấy bút đã cản trở tôi. Tôi chỉ có thể khẳng định chắc rằng các bản năng thực sự là thay đổi -chẳng hạn như bản năng di trú, trong cả phạm vi và phương hướng, và trong toàn bộ sự mất mát của nó. Tương tự như thế với tổ của các con chim, mà một phần thay đổi phụ thuộc vào các tình huống lựa chọn, và vào thiên nhiên và nhiệt độ của đất nước cư cư trú; nhưng thường do nguyên nhân chúng ta không biết; ông Audubon đã đưa ra một vài trường hợp đáng chú ý về sự khác biệt trong các tổ của cùng loài thuộc miền Bẳc và Nam nước Mỹ. Sự sợ hãi kẻ thù nhất định chắc chắn là một đặc tính của bản năng như có thể tìm thấy trong những con chim non, mặc dù nó mạnh thêm thông qua kinh nghiệm, và bởi sự sợ hãi chính kẻ thù của các con vật khác. Nhưng nồi sợ con người dần dần thu được, như tôi ở đâu đó đã chứng minh, bởi rất nhiều cá thể ngụ cư trên các đảo hoang vắng; và tôi có lẽ đã nhìn thấy một ví dụ như thế, thậm chí ở nước Anh, trong sự hoang dại hơn của tất cả các con chim lớn so với của con chim nhỏ hơn của chúng ta; bởi vì những con chim lớn thường bị con người quấy nhiễu. Chúng ta hoàn toàn có thể coi tính hoang dã hơn của các con chim lớn là do nguyên nhân nêu trên; bởi vì ở trên những đảo không có người ở, những con chim lớn không đáng sợ hơn những con chim nhỏ; con chim ác là, hết sức thận trọng ở nước Anh, được thuần hóa ở Na Uy, giống như con quạ màu ở Ai Cập.
Cấu trúc thông thường của của các cá thể cùng loài, sinh ra trong tế giới tự nhiên, là vô cùng đa dạng có thể chứng minh bằng vô số thực tế. Vài trường hợp về thói quen bất thường của một số loài nhất định có thể đưa, những cái nếu có lợi thì có thể sẽ tạo điều kiện phát triển, thông qua sự lựa chọn của tự nhiên, những bản năng hoàn toàn mới. Nhưng tôi nhận thức đầy đủ rằng những lời tuyên bố chung này, nếu không có các chứng cứ đi kèm, khó có thể làm người đọc tin tưởng. Tôi chỉ có thể lặp lại sự đảm bảo của tôi rằng tôi không nói nếu không có chứng cứ xác thực.
Khả năng, thậm chí là xác suất, của các biến đổi được di truyền của bản năng trong điều kiện tự nhiên sẽ được làm mạnh thêm bởi việc xem xét một vài trường hợp trong điều kiện thuần hóa. Chúng ta sẽ không có khả năng đế nhận ra những phần tưomg ứng mà thói quen và sự lựa chọn của cái gọi là các biến đổi ngẫu nhiên đã đóng vai trò trong chỉnh đổi các đặc điểm tư duy của các con vật thuần hóa của chúng ta. Một số vì dụ gây tò mò nhưng đáng tin cậy về sự di truyền tất cả các hình dạng của cấu trúc và sở thích, và tưomg tự như thế những mưu mẹo, mánh khóe kỳ lạ nhất, liên quan đến khung tư duy trong những giai đoạn nhất định có thể được đưa ra. Nhưng chúng ta hãy nhìn vào các trường hợp tương tự của vài giống chó: người ta không thể nghi ngờ là những con chỏ săn non (chính tôi đã biết một ví dụ đáng kinh ngạc) sẽ đôi khi chỉ thậm chí là hỗ trợ những con chó khác ở những lần đầu tiên được mang ra ngoài; tha mồi về chắc chắn là trong một mức độ nào đó đã được di truyền lại bởi loài chó tha mồi; và khuynh hướng chạy xung quanh, thay vì ở một chỗ, đàn cừu bởi con chó chăn cừu. Tôi không thể biết rằng những hành động này, được thực hiện bởi những con chó non chưa hề tiếp xúc với thế giới bên ngoài, và trong cách gần-như tương tự của mỗi cá thể, được thực hiện với sự sung sướng bởi mỗi giống, và mục đích cũng không được biết -bởi vì con chó săn con không biết hơn là nó đánh hơi tìm mồi để giúp chủ nhân của nó, so với con bướm trắng biết tại sao nó đẻ trứng trên lá của cải bắp – Tôi không thấy rằng những hành động này cơ bản là khác nhau khi xét trên góc độ của bản năng thực sự. Nếu chúng ta bắt gặp một loại sói, khi còn bé và chưa được huấn luyện, ngay khi nó trông thấy con mồi, nó đứng yên một chỗ không động đậy gì như là một bức tượng, và sau đó bò từ từ đến với tư thế lạ lùng; và loại sói khác thì chạy xung quanh đàn hươu, thay vì đứng yên một chỗ, và đưa chúng tới một nơi xa, chúng ta chắc chắn có thể gọi đây là những hành động bản năng. Bản năng thuần hóa, như chúng ta có thể gọi nó, thì kém cố định và kém không thay đổi hơn nhiều như bản năng tự nhiên; nhưng chúng lại bị ảnh hưởng bởi sự lựa chọn kém mãnh liệt hơn nhiều; và đã được truyền lại trong một khoảng thời gian ngắn không gì có thể so sánh được, trong điều kiện sống ít cố định hơn.
Những bản năng thuần hóa, thói quen và cấu trúc này được di truyền mạnh mẽ như thế nào và chúng trờ nên hòa lẫn vào nhau một cách đáng tò mò như thế nào, được thể hiện đầy đủ khi những giống chó khác biệt được lai với nhau. Mọi người biết rằng một sự lai ghép với chó bun đã ảnh hưởng tới sự dũng cảm và cứng rắn của chó săn thỏ qua nhiều thế hệ; một sự lai ghép với chó săn thỏ đã mang tới cho toàn bọ họ nhà chó chăn cừu xu hướng săn thỏ “rừng. Những bản năng thuần hóa, được thử nghiệm bằng cách lai ghép, giống với bản năng tự nhiên, mà trong cách tuông tự trở nên hòa trộn vào với nhau một cách thú vị nhưng khó hiểu, và trong một thời gian dài thể hiện dấu vết của bản năng bố hoặc của mẹ: ví dụ như, ông Le Roy miêu tả một con chó, mà cụ của nó là chó sói, và con chó này chỉ thể hiện tính hoang dã của bố mẹ chúng theo đúng một cách, không đi theo đường thẳng tới chủ nhân khi được gọi.
Bản năng thuần hóa đôi khi được nhắc tới như là các hành động đã di truyền từ lâu chỉ từ thói quen ép buộc và lâu dài liên tục, nhưng tôi nghĩ điều này không đúng. Không ai từng nghĩ đến việc dạy, hoặc có lẽ đã dạy chim bồ câu nhào lộn cách nhào lộn – một hành động, như tôi đã từng chứng kiến, được con chim non thực hiện, nhưng con mà chưa bao giờ nhìn một con chim bồ câu nhào lộn. Chúng ta có thể tin rằng một con chim bồ câu nào đó đã thể hiện xu hướng yếu tới thói quen kỳ lạ này; và rằng sự Iựa chọn lâu dài liên tục những cá thể tốt nhất trong các thế hệ kế tiếp nhau đã biến những con chim nhào lộn trở thành như hiện nay; và ở gần vùng Glasgow có các con house-tumbler, như tôi nghe từ ông Brent, những con không thể bay cao quá bốn mươi centmét mà đầu không vượt quá chân sau. Một điều đáng nghi ngờ là liệu đã từng có ai có ý định dạy con chó đánh hơi, nếu như không có con chó nào một cách tự nhiên thể hiện xu hướng kiểu này, và điều này đôi khi được biết là xảy ra, như tôi đã từng thấy một con chó sục thuần chủng. Khi xu hướng đầu tiên đã biểu hiện, sự lựa chọn có chọn lọc và các ảnh hưởng di truyền của sự huấn luyện ép buộc trong mỗi thế hệ kế tiếp nhau sẽ sớm hoàn thành công việc; và sự lựa chọn vô thức vẫn còn làm việc, do mỗi người đều cố mua được, không hề có ý định cải thiện con giống, những con chó đánh hơi và đi săn tốt nhất; mặt khác, trong một vài trường hợp chỉ cần thói quen không là đủ; huấn luyện con thỏ non là khó nhất trong tất cả các con vật; hầu như không có bất cứ con vật nào lại thuần hóa hơn con thỏ nhưng tôi không cho rằng con thỏ đã từng được lựa chọn vì tính thuần hóa của nó; tôi coi chúng ta phải gán toàn bộ sự thay đổi từ tính hoang dã vô cùng tới tính thuần hóa vô cùng, đơn thuần là do thói quen và sự giam hãm lâu dài và kín.
Bản năng tự nhiên mất đi trong điều kiện thuần hóa: ví dụ cụ thể về tình trạng này biểu hiện trong những con giống của gà mà hiếm khi thậm chí là không bao giờ “gà ấp trứng”, tức là không bao giờ muốn ngồi trên trứng của chúng. Chi tính quen thuộc thôi khiến mọi người không nhìn ra cách tư duy suy nghĩ của các động vật thuần chủng của chúng ta đã bị chỉnh sửa phổ biến và nhiều như thế nào bởi sự thuần hóa. Mọi người khó có thể ngờ tình yêu con người đã trở thành bản năng trong con chó. Tất cả chó sói, cáo, chó rừng và các loài thuộc họ mèo, khi được thuần hóa, hầu như đều rất thích tấn công gia cầm, cừu và lợn; và xu hướng này đã thấy là không thể thay đổi được trong loài chó được mang về nhà khi còn bé từ các nước như Tierra del Fuego và úc, noi những người kém phát triển không giữ các con vật thuần hóa này. Mặt khác, những con chó được huấn luyện của chúng ta, thậm chí là khi con rất bé, cần được dạy là không tấn công gia cầm, cừu và lợn! Một điều chắc chắn là đôi khi chúng cũng tấn công, và sau đó bị đánh; và nếu không dạy được, chúng sẽ bị tiêu diệt; và như thế thói quen, với mức độ nhất định của sự lựa chọn, có lẽ đã phối hợp thông qua sự di truyền trong việc huấn luyện loài chó của chúng ta. Trong khi đó những con gà con đã mất đi, hoàn toàn là do thói quen, sự sợ hãi các con chó và mèo mà chắc chắn là nỗi sợ này trước đây là bản năng của chúng, theo cách tưomg tự như là nó rõ ràng là bản năng của con gà lôi non, mặc dù được nuôi nấng bởi gà mái. Không phải là gà con mất đi toàn bộ nỗi sợ hãi, mà chỉ là nỗi sợ mèo và chó, vỉ khi gà mái kêu cục tác báo hiệu nguy hiểm, chúng sẽ chạy (nhất là đối với con gà tây non) từ chỗ nam dưới con gà mái, ẩn mình trong đám cỏ hay bụi cây xung quanh đấy; và hành động này chắc chán là do bản năng, như chúng ta thấy trong những con chim đất, con chim mẹ của chúng bay mất.
Nhưng bản năng này được giữ lại trong các con gà bé đã trở nên vô dụng trong điều kiện thuần hóa, bởi vì con gà mái mẹ đã hầu như mất khả năng bay do không sử dụng đến.
Với lý do này, chúng ta có thể kết luận rằng bản năng thuần hóa đã thu được và bản năng tự nhiên bị mất đi một phần do thói quen, và một phần bởi do sự lựa chọn của con người và sự tích tụ, trong suốt các thế hệ, thói quen và hành động tư duy lạ lùng, mà ban đầu do không hiểu biết nên chúng ta gợi chúng xuất hiện do ngẫu nhiên. Trong vài trường hợp, chỉ thói quen bắt buộc đã đủ đế tạo ra những thay đổi trí óc dược di truyền lại như vậy; trong những trường hợp khác thì thói quen ép buộc không có ảnh hưởng gì, và tất cả đều là kết quả của sự lựa chọn, theo đuổi một cách có phương pháp và không ý thức, nhưng trong hầu hết các trường hợp thì cả sự lựa chọn và thói quen cùng tác động.
Có lẽ chủng ta sẽ hiểu thấu đáo nhất những bản năng trong thế giới tự nhiên được chỉnh đổi như thế nào bởi sự lựa chọn, bằng cách xem xét vài trường hợp. Tôi chỉ chọn ra ba trong vài trường hợp mà tôi thu thập được. Tôi sẽ để những trường hợp còn lại cho các tác phẩm sau này của mình – chủng là bản năng khiến con chim cu cu đẻ trứng trên tổ của các con chim khác; bản năng làm nô lệ của vài loại kiến nhất định, và khả năng làm lược của ong: hai bản năng sau cùng đã và hiện tại được các nhà tự nhiên học coi là hai bản năng tuyệt vời nhất trong số tất cả các bản năng được biết tới.
Mọi người hiện tại đều thừa nhận nguyên nhân trung gian và cuối cùng của bản năng của chim cu cu, là con mái đẻ trứng, không phải hàng ngày, mà hai hay ba ngàv một lần; tức là nếu mà con mài này định làm tổ cho chính nó và ngồi trên những quả trứng của nó thỉ những quả ra đầu tiên sẽ không được ấp trong một thời gian nhất định, hoặc là sẽ có những quả trứng và con chim non có tuối khác nhau trong cùng một tổ. Nếu đúng là như thể thì quá trình đẻ và ấp trứng có thể là quá dài, không thuận tiện, nhất là khi chim mái phải di cư rẩt sớm; và những con chim nở sớm sẽ có thẻ chỉ được chim bô cho ăn. Nhưng con chim cu cu Mỹ đúng là đang gặp tình cảnh khó khăn này; con mái tự làm tố cho mình roi lần lượt ấp các quả trứng của nó, tất cả việc làm cùng lúc. Có người khẳng định đôi khi con chim cu cu Mỹ cũng đẻ trứng trên tô của các con chim khác; nhưng theo như tiên sỳ Brewer, một người giàu kinh nghiệm và hiểu biết sâu, thì lời khắng định đó là sai lầm. Tuy nhiên tôi có thể đưa ra vài ví dụ về các loại chim khác nhau mà người ta biết là đôi khi đẻ trứng trên tổ của cảc con chim khác. Bây giờ chúng ta hãy giả thiết những con tổ tiên của loài chim cu cu châu âu của chúng ta có thói quen của loài chim cu cu Mỳ; nhưng con mái đôi khi đẻ trứng trên tổ của các con chim khác. Nếu nhũng con chim hưởng lợi từ thói quen không thường xuyên này, hay nếu những con non trở nên mạnh mẽ hơn nhờ lợi thế được tận dụng bản năng cha mẹ lâm lẫn của chim khác, hơn là của chính cha mẹ chúng nó, con mái có gánh nặng nhung không thể làm nó suy sụp bằng cách sinh ra những đứa con và quả trứng có tuôí khác nhau trong cùng một thời điểm, thì con chim già và con chim non được nuôi nấng sẽ thu được một lợi thế. Và sự so sánh dẫn tôi tin rằng con chim non nhờ đó được chăm sóc sẽ, thông qua sự di truyền rất dễ theo thói quen không thường xuyên và kỳ lạ của mẹ đẻ chúng, và đến lượt mình chúng sẽ có xu hướng đẻ trứng lên tổ của các con chim khác, và nhờ đó thành công trong việc nuôi con. Thông qua quá trình liên tục của tự nhiên này, tôi tin rằng bản năng kỳ lạ của con chim cu cu của chúng ta có thể, và đã, được tạo ra. Tôi xin nói thêm rằng, theo như tiến sỹ Gray và vài người quan sát khác, con chim cu cu châu âu không hoàn toàn mất đi tình yêu cha mẹ đối với con cái.
Thói quen không thường xuyên của của các con chim đẻ trứng trên tổ của con chim khác hoặc là của cùng loài hay khác loài, không phải là hiếm đối với loài Gallinaceae; và điều này có lẽ giải thích nguồn gốc của một bản năng kỳ lạ trong nhóm họ hàng của ostrict. Đối với vài con mái ostrict, ít nhất là trong trường họp của loài nước Mỹ, giao phối rồi đẻ ra những quả trứng đầu tiên trong một tố và sau đó trong tổ khác; và những quả trứng này được con đực ấp. Bản năng này có thể được giải thích bằng thực tế là những con mái đẻ số lượng trứng lớn; nhưng như trong trường họp của con cuckoo, trong khoảng thời gian hai hoặc ba ngày. Tuy nhiên bản năng này của loài ostrict Mỹ vẫn chưa được hoàn thiện; vì một số lượng lớn đáng ngạc nhiên trứng nằm rải rác khắp các cánh đồng đến mức trong một ngày đi tìm kiếm tôi nhặt được không ít hơn hai mươi quả trứng bị thất lạc và lãng phí.
Nhiều con ong là dạng sống nhờ ở đợ, và luôn luôn đẻ trứng trên tổ của con ong khác loại. Trường hợp này còn đáng chú ý hơn là trường hợp của con chim cu cu; bởi vì loài ong không chỉ có bản năng mà còn có cả cấu trúc được điều chỉnh cho phù hợp với thói quen tầm gửi của chúng; vì chúng không sở hữu cơ quan thụ phấn hoa cáí mà có thể sẽ cần thiết nếu chúng muốn chứa thức ăn cho con ong con của chính chúng. Tương tự vậy, vài loài của sphegidae (các con côn trùng giống như con rệp vừng) sống ãn bám trên các loài khác; và ông Fabre mới đây đã trinh bày những lý do thuyết phục để tin rằng mặc dù Tachytes nigra thông thường làm tố cho chính nó và chứa trong đó các con mồi đã bị tẻ liệt để những con ấu trùng của nó sau này có thức ăn, nhưng khi loài côn trùng này tìm thấy một tổ đã được đào sẵn và có chứa thức ăn của con khác, nó tận dụng phần thưởng này, và trong tình huống này trở thành con vật ăn bám. Trong trường hợp này, giống như trường hợp của con cuckoo, tôi biết chác là sự lựa chọn của tự nhiên đã biến một thói quen không thường xuyên trở thành thường xuyên, nếu là có lợi cho loài, và nếu con côn trùng mà tổ và thức ãn chứa trong đó của nó bị chiếm đoạt trắng trợn, không bị tuyệt chủng.
Bản năng làm nô lệ – Bản năng đáng chú ý này lần đầu tiên được phát hiện ra trong Formica (Polyerges) rufescens của ông Pierre Huber, một nhà quan sát tốt hơn, thậm chí là cả người bố nổi tiếng của ông ta. Những con kiên này hoàn toàn phụ thuộc vào những kẻ nô lệ của nó; nếu không có sự trợ giúp của những tên nô lệ, thì loài kiến này sẽ bị tuyệt chủng ngay trong vòng một năm. Những con đực và con cái có khả năng sinh sản không làm việc. Những con kiến thợ và con cái không cỏ khả năng sinh sàn, mặc đù đa số chúng đều đầy năng lượng và mạnh mẽ trong việc bắt giữ các con nô lệ, không hề làm việc gì khác. Chúng không thể tự làm tổ cho mình, hay cho con ấu trùng của chúng ăn. Khi cái tổ cũ trở nên không còn tiện dụng nữa, và chúng buộc phải di cư, chính là nhừng con nô lệ quyết định sự di cư, và thực tế là trở thành những chủ nhân của nó bàng hàm của chúng. Những chủ nhân này hoàn toàn vô tích sự đến mức mà khi ông Huber nhốt ba mươi con không có bất cứ con nô lệ kèm theo, nhưng lại có rất nhiều thức ăn mà con chủ thích nhất, và cùng với con ấu trùng và con kén để khiến chúng làm việc, nhưne những con kiến này chang làm gì cả, thậm chí chúng còn không tự ăn nổi, và nhiều con đã bị chết vì đói. Ông Huber sau đó đưa vào duy nhất một con nô lệ (F. fusca), và con này ngay lập tức làm việc, cho ãn và cứu sống những con chủ còn sống sót; làm vài cái tô, chăm sóc ấu trùng; và làm mọi thử trở nên bình thường. Điều gì có thể kỳ diệu hơn là những thực tế rõ ràng này? Nếu chúng ta đã không biết bất cứ một con kiến sinh ra để làm nô lệ nào khác, sẽ là vô vọng để tiên đoán một bản năng tuyệt vời như vậy đã được hoàn thiện.
Formica sanguinea, tương tự như vậy, lần đầu tiên được phát hiện bởi ông p. Huber là một loại kiến nô lệ. Loài này được tìm thấy ở vùng phía nam nước Anh, và ông F. Smith đã quan sát nghiên cứu những thói quen của chúng. Trong viện bảo tàng nước Anh mà tôi mang nợ nhiều với những thône tin quý báu mà tôi được cung cấp về chủ đề này và các chủ đề khác. Mặc dù hoàn toàn tin vào những phát hiện của ông Huber và ông Smith, tôi đà cố gắng tiếp cận chủ đề với sự nghi ngờ, vỉ bất cứ ai cũng đều có lý do xác đáng để nghi ngờ tính đúng đan của một bản năng phi thường và khỏ hiểu như là tự biến mình thành kẻ nô lệ. Do đó ở đây tôi xin đưa ra sự quan sát mà tự chính tôi thực hiện, ít chi tiết hơn một chút. Tôi mở mười bổn tổ của F. sanguima, và trong tất cả các tổ tìm thấy vài con nô lệ. Những con đực và con cái sinh nở được của loài nô lệ chỉ được tìm thấy trong những cộng đồng chuẩn mực và chưa bao giờ được nhìn thấy trong các tổ của F. sanguinea. Những con nô lệ màu đen và không quá nửa cỡ của con kiến chủ màu đỏ, khiến cho sự tương phản bề ngoài của chúng là rất lớn. Khi các tổ có xáo động nhỏ, con nô lệ đôi khi đưa ra, và giống như chủ nhân của chúng, rất tức giận và bảo vệ cái tổ: khi tổ bị xáo động nhiều ấu trùng và kén có nguy cơ gặp nguy hiểm, các con nô lệ làm việc tích cực cùng với chủ nhân để mang những âu trùng này đi tới một nơi an toàn. Như vậy thì chúng ta thây rõ là những con nô lệ cảm thấy hoàn toàn như ở nhà. Trong suốt tháng sáu và tháng bảy, ba năm liên tiếp, tôi đã quan sát nhiều giờ các tổ kiến ở Suưeỵ và Sussex, không bao giờ nhìn thấy một con nô lệ hoặc là rời hoặc vào một cái tô. Do trong những tháng này, con nô lệ có số lượng rât ít, tôi nghĩ chúng có thể cư xử khác đì nếu số lượng đông đúc; nhưng ông Smith đã cho tôi biết rằng ông đã quan sát những cái tổ đó vào tháng năm, sáu và tám, ở cả Surrey và Hampshire, và không bao giờ nhìn thấy một con nô lệ, cho dù số lượng của chúng là lớn ở tháng tám, ra khỏi hoặc đi vào tổ. Vì thế ông ta coi chúng là các con nô lệ trong nhà tuyệt đối. Trong khi đó, thì các con chủ được trông thấy thường xuyên mang chất liệu vào tố, và tất cả thức ăn kiểu loại. Tuy nhiên trong tháng bảy năm nay, tôi bắt gặp một cộng đồng có số lượng các con nô lệ lớn bất bình thường, và tôi trông thấy một số con nô lệ trà trộn lẫn vào với các con chủ rời khỏi tổ và đi dọc cùng con đường tới một cây thông Scotch cao, cách tổ gần hai mươi nhăm centimet. Chúng trèo lên cây này cùng nhau, có lẽ là đê tìm con aphide hay cocci. Theo như ông Huber, người có rất nhiều cơ hội để quan sát, trong nước Thụy Sỳ, các con nô lệ thường xuyên làm việc xây tổ cùng với con chủ, và chỉ mình chúng mở và đóng cửa vào buổi sáng và buổi toi; và như ông Huber diễn đạt rõ, nhiệm vụ chính của nó là đế tìm ra các con aphide. Điểm khác biệt trong các thói quen thường xuyên của con nô lệ và con chủ trong hai nước có lẽ chỉ tùy thuộc vào việc con nô lệ bị bắt với số lượng lớn hơn ở Thụy Sỹ hơn là ở Anh.
Một ngày tôi may mắn có cơ hội chứng kiến sự di cư từ tổ này sang tổ khác, và nó là một trong những cảnh thú vị nhất để chứng kiến các con chủ thận trọng, như ông Huber đã tuyên bố, những con nô lệ của nó bằng quai hàm. Một ngày khác tôi vô cùng ngạc nhiên bởi một so lượng lớn các con nô lệ bâu xung quanh một chồ. chàc chắn là không để tìm thức ăn; chúng tiến tới và bị đuối đi quyết liệt bởi một cộng đồng độc lập của một loài nô lệ (F. fusca) và đôi khi tới tận ba trong số này bám vào chân của của loài nô lệ F. sanguinea. Con sau một cách tàn nhẫn giết chết các đối thủ nhỏ hơn, và mang xác chết của những con này tới tổ của chúng làm thức ăn, cách đẩy khoảng hai mươi bảy centimet; và chúng bị cản không để cho nuôi con ấu trùng như là nô lệ. Sau đó tôi đào một nhóm các con ấu trùng của F. ỷusca từ tổ khác, và đặt chúng xuống ở một nơi gần nơi xảy ra đụng độ; chúng bị bắt giữ ngay, và mang đi bởi những con bạo chúa, những con thích làm điều này vô cùng, rốt cuộc thì chúng là kẻ chiến thắng trong cuộc chiến.
Cùng lúc đó, tôi đặt trên cùng một nơi một hộp nhỏ các con ấu trùng của loài khác, F. flava, với một số ít các con kiến nhỏ màu vàng vẫn bám vào khu vực tổ như thế. Loài này đôi khi, mặc dù khi hiếm, bị biến thành nô lệ, như đã được ông Smith miêu tả. Mặc dù loài này vô cùng nhỏ bé nhưng chúng lại rất dũng cảm và tôi đã thấy chúng tấn công ác liệt các con kiến khác. Trong một ví dụ, tôi thấy hết sức ngạc nhiên khi tìm ra một cộng đồng kiến F. flava độc lập dưới một tảng đá nằm phía dưới tổ của loài F. sanguinea nô lệ, và khi tôi vô tình dẫm phải hai tổ này, các con kiến nhỏ tấn công các con kiến lớn với sức dũng cảm phi thường. Bây giờ tôi tò mò là liệu F. sanguinea có thể phân biệt con ấu trùng của F. fusca, con thường biến thành nô lệ, với những con của loài F.flava nhỏ nhưng mãnh liệt, mà chúng không bao giờ bắt; và tôi có bằng chứng là chúng đã ngay lập tức phân biệt được; chúng không vui mừng ngay lập tức bắt giữ con ấu trùng F. fusca, trái lại chúng rất sợ hãi khi chúng bắt gặp con ấu trùng, hay thậm chí đất từ tổ của F.flava và ngay lập tức bỏ chạy; nhưng trong khoảng mười lăm phút, ngay sau khi tất cả các con kiến vàng nhỏ đã bỏ đi, chúng lấy lại can đảm và mang con ấu trùng đi.
Một buổi tối tôi đã thăm một cộng đồng khác của F. sanguinea, và tìm thấy một số các con kiến này vào tổ của chúng, mang xác chết của F. fusca (cho thấy rằng nó không phải lậ một sự di cư) và nhiều con ấu trùng. Tôi theo dấu vết của chúng khoảng ba mươi nhăm centimet tới một bụi cây rậm rạp, cho tới khi con F. sanguinea cuối cùng đi ra, mang theo một con ấu trùng, nhưng tôi không thể tìm ra cái tổ cô lập này trong bụi cây. Tuy nhiên cái tổ chắc đã phải ở đâu đó, bơi vì hai hay ba con F. fusca đã chạy xung quanh với sự kích động mạnh mẽ và một con đứng nguyên không nhúc nhích với con ấu trùng của nó trên mồm, gần ngôi nhà hoang tàn của chúng.
Đây chính là những thực tế như vậy, cho dù không cần tôi khẳng định lại, đối với bản năng tuyệt vời của việc trở thành nô lệ. Chúng ta đã thấy sự tương phản cực lớn giữa thói quen bản năng của F. sanguinea với của F. rufescens. Con sau không tự xây tổ cho mình, không tự quyết định sự di cư, không thu lượm thức ăn cho bản thân và cho con cái, thậm chí còn không tự ăn được: nó tuyệt đối phụ thuộc vào những con nô lệ đông đúc. Trong khi đó, Formìca sanguinea, sở hữu ít nô lệ hơn nhiều, và càng ít hơn vào thời gian đầu và hè. Các con chủ quyết định xem khi nào và ở đâu thì sẽ xây tô, và khi chúng di cư, chúng mang theo con nô lệ. Cả ở Thụy Sỹ và Anh, con nô lệ có vẻ như rất chăm lo tới con ấu trùng, còn con chủ thì tự nó đi tìm kiếm, săn bắt các con nô lệ. Ớ Thụy Sỹ, những con chủ và nô lệ làm việc cùng nhau, cùng xây và mang thức ăn về tổ: cả hai, nhưng chủ yếu là nô lệ có xu hướng chăm lo, như nó có thể được gọi là như thế, con aphide của chúng; và do vậy cả hai cùng thu lượm thức ăn cho cộng đồng. Tại nước Anh, con chủ thường một mình đi ra ngoài để tìm kiếm vật liệu làm tổ và thức ăn cho bản thân chúng, các con nô lệ và con ấu trùng. Tức là con chủ ở nước Anh thì ít được nô lệ phục vụ hơn nhiều so với con chủ ở Thụy Sỹ.
Thông qua những bước nào mà F. sanguinea bắt nguồn, tôi không đủ kiến thức để tiên đoán. Nhưng như những con kiến, mà không phải là nô lệ, sẽ, như tôi thấy, mang đi những con ấu trùng của loài khác, nếu đặt rải rác xung quanh tổ của chúng. Có thể là những con ấu trùng này ban đầu định để làm thức ăn có thể đã phát triển; và các con kiến đó không hề có ý định nuôi nấng theo bản năng đó, và làm công việc mà chúng sẽ làm. Nếu sự xuất hiện của chúng chứng tỏ có ích cho loài đã bắt chúng -nếu nó có ích hơn nữa đối với loài để bắt giữ các con kiến thợ hơn là nuôi nấng chúng – thói quen thu thập con ấu trùng để làm thức ăn có lẽ thông qua sự lựa chọn của tự nhiên đã được làm mạnh mẽ thêm và trở thành cố định cho mục đích khác biệt là nuôi nấng nô lệ. Một khi bản năng này được hình thành, nếu được triển khai trong chừng mực nhỏ hơn nhiều thậm chí là nhỏ hơn so với F. sanguinea của nước Anh, mà như chúng ta biết ít được trợ giúp từ các con nô lệ hơn so với loài cùng loại tại Thụy Sỳ, tôi không thấy có bất cứ khó khăn nào sự lựa chọn của tự nhiên tăng và biến đổi bản năng – luôn giả định rằng mỗi biến đổi là có ích đối với loài – cho tới khi một con kiến được hình thành hoàn toàn phụ thuộc vào các con nô lệ của nó như loài Formica rufescens.
Bản năng xây tổ của đàn ong – Tôi ở đây sẽ không đi vào chi tiết nhỏ nhặt của chủ đề này, mà chỉ trình bày phần cơ bản của các kết luận mà tôi đã rút ra. Ai đó chắc chắn phải là vô cảm và ngu ngốc khi mà xem xét cấu trúc hoàn mỹ của một con ong, cực kỳ thích hợp với các mục đích của nó, mà không cảm thấy thán phục, trầm trồ. Chúng ta nghe từ các nhà toán học cho biết các con ong trên thực tế đã giải quyết được một vấn đề hết sức phức tạp và khó hiểu, xây nên cái tổ với hình dáng chuẩn xác để giữ lại được nhiều mật ong nhất có thể, với sự tiêu tốn ít nhất có thể của sáp ong quý báu trong việc xây dựng. Người ta nói rằng kể cả một người thợ thủ công khéo tay, với các dụng cụ và phương pháp thích họp, cũng khó có thể tạo ra được ô trên tổ ong như thực mà một đàn ong xây nên. Nếu được ban cho bất cứ bản năng nào mà bạn muốn, và đầu tiên là không thể hình dung nổi làm cách nào mà chúng tạo ra được tất cả các góc và cái bào cần thiết như thế, hoặc thậm chí hình dung ra khi nào chúng được làm hoàn chỉnh. Nhưng sự khó khăn không lớn như là ban đầu nó có vẻ như thế: Tôi nghĩ tất cả các công việc đẹp đẽ này có thể được làm rõ dựa vào vài bản năng rất đơn giản.
Tôi được ông Waterhouse hướng dẫn điều tra chủ đề này, người mà đã chứng minh hình dáng của các ô có mối quan hệ gần gũi với sự xuất hiện của các các ô xung quanh; và quan điểm dưới đây có lẽ chỉ nên coi là một sự điều chỉnh lý thuyết của ông ta thôi. Chúng ta hãy nhìn vào nguyên tắc vĩ đại của sự chuyển hóa, và xem liệu Tự nhiên có để lộ cho chúng ta biết phương pháp làm việc của bà hay không. Ở phía bên kia của chùm sêri ngắn, chúng ta có đàn ong nghệ sử dụng cái kén để giữ mật của chúng, đôi khi thêm vào chúng các ống sáp, và tương tự thế tạo nên những ô tròn kỳ lạ và khác biệt của sáp ong. Ở đầu bên kia của chuỗi, chúng ta có thể có các ô lỗ ong của ong hive, đặt trên một lớp đôi: mọi người đều biết mỗi ô này là hình lục lăng đều với các cánh bên của sáu mặt luôn vuông góc với nhau và hợp với nhau thành kim tự tháp, tạo thành bởi ba hình thoi. Ba hình thoi này cỏ các góc nhất định và ba góc mà tạo thành đế hình kim tự tháp của một ô đơn ở một mặt của lỗ tổ ong, đi vào hợp thành nền móng của ba ô liên kết bên mặt đối diện. Trong cái chuỗi giữa sự cực kỳ hoàn hảo của các ô của ong hive và tính đơn giản của ô của những con ong nghệ, chúng ta có các ô của Melipona domestica Mê-xi-cô, được miêu tả và vẽ ra bởi một cách cẩn thận bởi ông Pierre Huber. Chính loài Melipona là có cấu trúc trung gian giữa ong nghệ và ong hive, nhưng giống với con sau hơn: nó tạo ra một cái lỗ sáp ong gần như thông thường của các ô hình trụ, trong đó các con non được ấp và ngoài ra vài ô to của sáp ong để giữ mật. Những cái ô sau này có dạng gần như hình cầu và kích cỡ gần bằng nhau, và gộp lại thành khối lớn dị thường. Nhưng điểm quan trọng cần chú ý là những ô này luôn được tạo thành theo mức độ tương đồng với nhau khiến chúng có thể đặt hoặc vỡ vào nhau, nếu hình cầu không hoàn thành; nhưng tình trạng này không bao giờ được phép xảy ra, những con ong xây các bức tường sáp phang giữa các quả cầu có xu hướng lắp ghép với nhau. Do vậy mỗi ô tạo thành bởi phần cầu bên ngoài và hai, ba, hoặc hơn các mặt phẳng tuyệt đối, theo như ô kết nối hai, ba, hoặc hơn nữa các ô khác. Một ô tiếp xúc với ba ô khác, mà, từ khối cấu có kích thước gần như tương tự, rất hay xảy ra, ba mặt phẳng kết hợp thành một kim tự tháp; và kim tự tháp này, như ông Huber đã nhận xét, là một sự bắt chước như in của bệ hình kim tự tháp ba mặt của ô của ong hive. Giống như trong ô của con ong hive, như thế ở đây, ba mặt phẳng trong bất cứ ô nào cần thiết đi vào sự xây dựng của ba ô gắn với nhau. rõ ràng là loài Melipona tiết kiệm sáp ong bằng cách xây dựng này; bởi vì các bức tường phang giữa những ô gắn với nhau không nhân đôi, nhưng có độ dày giống như phần cầu bên ngoài, và mỗi phần phẳng tạo một phần của hai ô.
Suy nghĩ về trường hợp này, tôi cảm thấy là nếu Melipona tạo hình cầu của nó ở một khoảng cách cho trước giữa mồi khối và tạo chúng có kích cỡ giống nhau và đã sắp xếp chúng theo trục đối xứng trên một lớp đôi, cấu trúc được tạo thành có lẽ đã hoàn hảo như là của lỗ to ong của ong hive. Theo đó tôi viết cho giáo sư Miller của trường đại học Cambridge, và nhà hình học này đã dành thời gian quý báu của ông để đọc qua lời nhận định của tôi, và dựa trên thông tin của ông, nói với tôi rằng điều này hoàn toàn chính xác:
Nếu một số các hình cầu giống nhau được tạo thành với tâm của chúng đặt trên hai lớp song song, với tâm của mỗi quả cầu cách khoảng bán kính nhân với căn bậc 2 hay bán kính nhân với 1,41421 (hoặc ở khoảng cách ngắn hơn), từ các tâm của sáu quả cầu bao quanh trong cùng lớp; và ở cùng khoảng cách từ tâm của các quả cầu gắn với nhau trong lớp khác song song; thì nếu mặt phẳng của các khu vực giao nhau giữa vài hình cầu trong cả hai lớp đều được hình thành; điều này sẽ hình thành nên một lớp đôi của lăng trụ sáu cạnh liên kết với nhau bởi ba nền hình kim tự tháp tạo thành bởi ba hình thoi; và các hình thoi màu và các mặt của hình lục lăng sẽ có mọi góc bằng nhau với các kích thước tốt nhất được tạo ra từ các ô của ong hive.
Với lý do đó chúng ta có thể kết luận chắc chắn là nếu chúng ta có thể thay đổi chút ít bản năng mà loài Melipona đã có sẵn, và trong chúng không tuyệt hảo cho lắm, loài ong này sẽ tạo ra những cấu trúc tuyệt vời như của loài ong hive. Chúng ta phải thừa nhận loài Meỉipona tạo ra những cái ô có hình cầu tuyệt đối và có kích thước giống nhau; và chúng ta không nên ngạc nhiên khi nhìn thấy các con ong này đã đã làm như vậy trong chừng mực nào đó; cũng như khi nhìn thấy những hang hình trụ hoàn hào mà những con côn trùng khác đã xây ở trên các thân cây, thông qua cách xoay vòng quanh một điểm cố định. Chúng ta phải thừa nhận loài Melipona sắp xếp các ô của
chúng theo tầng lớp như chúng làm với các ô hình trụ của chúng. Và chúng ta còn phải tiến xa hơn nữa để thừa nhận, điều này là khó khăn lớn nhất, chúng bằng cách nào đó phán đoán chính xác ở khoảng cách nào đứng cách những con ong thợ bạn bè của chúng khi vài con đang làm tổ hình cầu; nhưng cho đến này các con Melỉpona là có khả năng phán đoán khoảng cách, chúng luôn xây tổ của mình sao cho phần lớn giao nhau; như thế sau đó chúng sẽ tập hợp các điểm giao nhau lại trên một mặt phẳng tuyệt đối. Chúng ta vẫn tiếp tục phải thừa nhận, nhưng trái với sự thừa nhận ngay trước đó, sự thừa nhận này không hề có khó khăn gì, là sau khi các hình lục lăng được tạo thành bởi các phần giao nhau của các hình cầu gắn liền nhau trong cùng một mặt, các con ong có thể kéo dài những hình sáu cạnh đó tới bất kỳ độ dài cần thiết nào để giữ khối lượng mật; theo đúng như cách mà các con ong nghệ thô sơ thêm những trục xoay sáp ong vào các miệng tròn của cái kén cũ kỹ. Thông qua những biến chỉnh như vậy các bản năng chưa hoàn hảo trong chúng – khó có thể nói là hoàn chỉnh hơn bản năng xây tổ của các con chim – Tôi tin rằng loài ong hive đã thu được, nhờ vào sự lựa chọn của tự nhiên, khả năng kiến trúc không thể bắt chước được.
Nhưng lý thuyết này cỏ thể được kiểm chứng thông qua thí nghiệm. Theo mẫu của ông Tegetmeier, tôi tách riêng hai lỗ tổ ong, đặt giữa chúng một một miếng sáp ong hình vuông dày, các con ong ngay lập tức đào những cái hố bé hình tròn trên đó; và khi chúng đào sâu những cái hố bé này, chúng làm các lỗ ngày một rộng ra cho tới khi cho tới khi các cái lỗ chuyển thành những lòng chảo nông, mà chúng ta thấy như là một hình cầu hoặc một phần của hình cầu tròn thật sự và khoảng đường kính của một ô. Đối với tôi điều thú vị nhất là khi quan sát vài con ong bắt đầu đào những cái lòng chảo gần nhau, chúng bắt đầu công việc ở những khoảng cách cố định so với nhau, và cho tới khi các lòng chảo đã đạt được độ rộng như nêu ở trên (chẳng hạn như khoảng độ rộng của một ô bình thường), và ở độ sâu khoảng sáu lần đường kính của hình tròn mà chúng tạo thành một phần, các vành lòng chảo giao nhau hoặc chạm vào nhau. Ngay khi tình hình này xuất hiện, các con ong thôi không đào nữa, và bắt đầu xây những bức tường sáp phẳng trên các đường của sự giao nhau giữa các lòng chảo sao cho mỗi hình lục lăng được xây trên các cạnh trang trí bàng hoa của một lòng chảo mịn, thay vì trên những đường thẳng của kim tự tháp ba mặt như trong trường hợp của các ô tổ ong bình thường.
Sau đó tôi đặt các con ong hive này vào, thay vì một mảng sáp hình vuông dày, mà là một miếng mỏng như lưỡi dao, hẹp và bé, có màu som đỏ. Các con ong ngay lập tức trên mỗi bên đào những lòng chảo bé gần nhau theo giống như cách trước đó; nhưng miếng sáp quá mỏng đến nỗi đáy của các lòng chảo, nếu như chúng đã đào tới cùng một độ sâu như trong thí nghiệm trước sẽ chạm vào nhau từ hai phía đối lập. Nhưng các con ong không muốn để điều này xảy ra, và chúng dừng sự đào bới của mình đúng lúc, ngay khi chúng đã đào sâu một chút và lòng chảo trở nên phang; và những lòng chảo phẳng này, được tạo thành bởi các cái đĩa nhỏ có màu sáp đỏ có vị trí, như là con mắt chúng ta cảm nhận, ở chính xác mặt phang của phần giao nhau tưởng tượng giữa các lòng chảo trên hai mặt đối nhau của miếng sáp. Trong các phần, chỉ một ít, tỷ lệ lớn đĩa hình thoi được để giữa hai lòng chảo đối diện, nhưng tác phẩm, từ tình trạng không tự nhiên của các thứ, không được thực hiện cẩn thận. Những con ong chắc đã phải làm việc với cùng một tốc độ gần như nhau trên hai mặt đối diện của miếng sáp ong mỏng màu som đỏ, vì chúng gặm theo hình tròn và làm sau lòng chảo ở cả hai mặt, với mục đích để có được những cái đĩa phẳng như thế giữa các lòng chảo; bằng cách dừng làm việc trên mặt phảng trung gian hay mặt phẳng của sự giao nhau.
Xem miếng sáp ong mỏng rất mềm và linh động, tôi không thấy có bất cứ khó khăn nào đối với các con ong, trong khi làm việc ở hai mặt của miếng sáp mỏng, hình dung khi chúng đã gặm dần miếng sáp tới độ mỏng thích hợp, và sau đó dừng làm việc. Trong những lỗ ong bình thường, tôi cảm thấy là các con ong không phải lúc nào cũng làm việc thành công với cùng một tốc độ như nhau từ hai mặt đối lập, bởi vì tôi đã để ý những hình thoi hoàn thiện nửa chừng tại đáy của một ô vừa mới bắt đầu, mà hơi lõm ở một mặt, nơi tôi cho rằng những con ong đã đào quá nhanh; và lồi về phía đối diện, nơi mà những con ong làm việc chậm hơn. Trong một ví dụ điển hình, tôi đặt cái lỗ vào lại tổ ong, và để cho bọn ong tiếp tục làm việc trên đó trong khoảng thời gian ngắn, và kiểm tra lại ô này, tôi nhận thấy những cái đĩa hình thoi đã được hoàn thành, chúng trở nên cực kỳ phang: điều này tuyệt đối là không thể, nếu tính đến sự độ mỏng dính của những cái đĩa hình thoi bé, rằng chúng đã có thể tạo ra điều này bằng cách gặm dần phần lồi ra; thế là tôi nghi ngờ là trong trường họp này con ong đứng ở phía đối diện của lỗ tổ ong này để đẩy và bẻ cong miếng sáp mỏng và ấm này (tôi đã thử và điều này dễ dàng thực hiện được) thành một mặt phang trung gian hoàn chỉnh và, đó làm phẳng nó.
Từ thí nghiệm trên miếng sáp ong mỏng sơn màu đỏ, chúng ta nhận thấy rõ ràng là nếu những con ong muốn xây cho bản thân chúng một bức tường sáp mỏng, chúng có thể tạo các ô tổ ong thành các hình phù hợp bằng cách đứng ở những khoảng cách thích họp so với nhau; và bằng cách đào với cùng tốc độ; cũng như bằng cách gặm nhấm để làm ra những lỗ hình cầu có kích thước bằng nhau, nhưng không bao giờ để các hình cầu vỡ vào nhau. Bây giờ các con ong, có thể nhận thấy rõ bằng cách xem xét cạnh của một lỗ đang lớn dần, thật sự tạo được một bức tường cứng và điều chỉnh được theo hoàn cảnh cụ thể hoặc làm viền xung quanh cho cái lồ đó; và chúng gặm nhấm dần từ mặt đối diện vào, luôn đào sâu theo hình tròn. Chúng không làm hoàn toàn đáy ba mặt hình kim tự tháp của bất cứ một ô nào trong cùng một thời điểm, mà chỉ là một đĩa hình thoi đứng trên phần ngoài cùng mép đang lớn, hoặc hai đĩa, như trường họp có thể xảy ra; và chúng không bao giờ hoàn thành phần mép trên của đĩa hình thoi, cho tới khi tường hình lục lăng bắt đầu được xây. Vài nhận xét trên là khác biệt đối với nhà tiền bối sinh học nổi tiếng ở giai đoạn gần đây, ông Huber, nhưng tôi tin vào tỉnh chính xác của chúng, và nếu có thời gian và giấy bút, tôi sẽ chứng minh chúng phù hợp với lý thuyết của tôi.
Lời nhận định của ông Huber là chính cái ô đầu tiên được đào ngoài một bức tường mặt song song, là không, hoàn toàn đúng; sự bắt đầu đầu tiên thường là một phần đầu nhỏ của sáp; nhưng ở đây tôi sẽ không đi vào chi tiết. Chúng ta thấy vai trò vô cùng quan trọng của việc đào trong cấu trúc của ô; nhưng sẽ là sai lầm lớn khi ai đó giả thiết rằng những con ong không thể xây nên một bức sáp ong tường cứng ở vị trí thích hợp – tức là dọc theo mặt phẳng của phần giao nhau giữa hai hình cầu liền nhau. Tôi có một vài mẫu chứng minh là chúng có thể làm được. Thậm chí là trong cái vành tròn hay bức tường xung quanh một cái lỗ đang lớn, đôi khi chúng ta cũng nhìn thấy cả sự uốn cong, tương ứng với vị trí của mặt phang của đĩa hình thoi nằm dưới các ô sau này. Nhưng một bức tường sáp ong cứng trong mọi trường hợp được hoàn thành phần cuối cùng, chủ yếu bằng cách gặm nhẩm từ hai phía. Cách mà con ong xây tổ là khá kỳ lạ; chúng luôn xây bức tường sáp đầu tiên với độ dày hơn hai mươi hoặc ba mươi lần những tường hoàn chỉnh quá là mỏng của các ô, mà cuối cùng thì cũng chỉ để đấy không dùng. Tôi có thể hiểu chúng làm việc như thế nào bằng cách coi là những người thợ xây đầu tiên trát đầy một lớp xi măng, và sau đó bắt đầu cắt chúng đi một cách đều nhau từ hai phía, cho tới khi một bức tường rất mỏng và mượt nằm ở giữa được hoàn thành; những người thợ xây luôn chất đống lại những phần xi măng bị cắt bỏ đi, và thêm xi măng mới vào đỉnh của tường mỏng đó. Và như thế chúng ta sẽ có một bức tường mỏng ngày một dày, nhưng luôn được bao quanh bởi một mái tường khổng lồ. Từ tất cả các ô, những ô mới bắt đầu và những ô đã hoàn thành. Do đó được bao quanh bởi mái tường sáp cứng chắc, và các con ong có thể tụ hợp và bò trên những ô mà không làm tổ thường những bức tường lục lăng tinh tế yếu ớt mà chỉ là một phần bốn trăm của một inch[1] về độ dày; các đĩa của nền mỏng hình kim tự tháp có độ dày gấp đôi. Bằng cách xây dựng kỳ lạ này, độ cứng chắc tiếp tục được truyền cho các ô với việc tiết kiệm sáp ong tối đa.
[1] 1 Một inch tương đương với 2,54 cm
Đầu tiên có vẻ như điều này thêm vào những khó khăn để hiểu một ô được tạo ra như thế nào, rằng vô số các con ong làm việc cùng nhau; một con sau khi làm việc trong khoảng thời gian ngắn trên một ô sẽ chuyển sang ô khác; sao cho như ông Huber nói nhiều cá thể thậm chí làm việc ngay lúc bắt đầu xây ô đầu tiên. Trên thực tế tôi có thể minh chứng điều này, bằng cách che các phần rìa của các bức tường hình lục lăng của duy nhất một ô, hoặc lề bên ngoài tận cùng của một vành hình tròn, với một lớp sáp ong lỏng màu son đỏ vô cùng mỏng; và tôi lúc nào cùng nhận thấy rằng màu được khuyếch tán tinh tế nhất bởi các con ong – tinh tế như một họa sĩ có thể làm với cây cọ của anh ta – bởi các nguyên tử màu được lấy từ điểm mà chúng được đặt trên đó và tới trong các rìa mép đang lớn dần của tất cả các ô xung quanh. Công việc xây dựng dường như là một sự cân bằng tạo ra giữa nhiều con ong, tất cả đều theo bản năng đứng cách xa một khoảng nhất định bàng nhau, tẩt cả đều cố bao trùm các hình cầu và sau đó xây đắp lên hay để không, mặt phẳng của phần giao nhau giữa các quả cầu. Thật là tò mò khi ghi chú trong các trường họp của khó khăn, khi hai lỗ ong gặp nhau ở một góc độ, các con ong thường phá vỡ hoàn toàn và xây lại theo cách khác các ô đó, đôi khi lặp lại hình dáng đầu tiên chúng đã không chấp nhận.
Khi mà các con ong tìm ra vị trí đứng làm việc thích họp – chẳng hạn như trên cành của một thân gỗ, đặt ngay dưới phần giữa của một lỗ đang phình ra về phía dưới sao cho lỗ đó phải được xây trên một mặt của cành – trong trường họp này con ong có thể xây nền mỏng của một trong các bức tường của một lục lăng mới, tại nơi hoàn toàn thích họp của nó, đặt trên những ô đã được hoàn thành khác. Các con ong có khả năng đứng tại vị trí cách nhau thích họp so với nhau và so với các bức tường cửa những ô hoàn thành cuối cùng, rồi sau đó bằng cách đập vào các hình cầu tưởng tượng, chúng cỏ thể xây một bức tường trung gian giữa hai quả cầu gắn với nhau; nhưng như tôi đã thấy, chúng không bao giờ gặm đi và hoàn thành phần cuối cùng các góc của một ô cho tới khi phần lớn của cả ô đó và các ô xung quanh đã được xây. Khả năng này của các con ong trong những hoàn cảnh nhất định nằm dưới một cái tường cứng ở vị trí thích hợp của nó giữa hai ô mới bẳt đầu xây dựng, là quan trọng và vì nó chứa đựng thực té, mà ban đầu có vẻ như rất trái ngược với lý thuyết trên của tôi; tức là những ô trên lề ngoài cùng của những con ong bắp cày đôi khi hoàn toàn có dạng hình lục lăng; nhưng tôi không có điều kiện để đi vào chi tiết về chủ đề này. Tôi cũng không gặp khó khăn gì trong trường hợp có một con côn trùng duy nhất (như trong trường hợp của con ong chúa) tạo ra những ô hình lục lăng, nếu nó làm việc một cách khác từ bên trong và bên ngoài của hai hoặc ba ô cùng bắt đầu xây dựng, luôn đứng ở khoảng cách tưomg đối thích hợp từ các phần của các ô mới được bất đầu, tràn qua các hình cầu và hình trụ, và xây nên mặt phang trung gian. Người ta thậm chí còn hình dung là một con côn trùng có thể, bằng cách cố định trên một điểm mà tại đó bắt đầu một ô, và sau đó tiến ra bên ngoài, đầu tiên tới một điểm và sau đó tới năm điểm khác, tại các khoảng cách thích hợp tương đối từ điểm trung tâm và từ các điểm khác với nhau, đập vào mặt phang của phần tương giao do đó tạo nên một hình lục lăng tách biệt; nhưng tôi không biết là trường hợp như thế đã trông thấy chưa; và có điều gì tốt mang lại từ việc xây một hình lục lăng duy nhất, vì trong quá trình xây dựng của nó thì cần nhiều vật liệu hơn là so với một hình trụ.
Do sự lựa chọn của tự nhiên chỉ tác động thông qua sự tích tụ các biến đổi nhỏ bé trong cấu trúc hay bản năng, mỗi cái đều có lợi cho cá thể trong điều kiện sống, ai đó có lý khi hỏi làm thế nào mà một sự kế tiếp dài và nhiều bước của các bản năng kiến tạo được chỉnh đổi, tất cả đều có xu hướng tiến tới kế hoạch hoàn hảo hiện tại của việc xây dựng, có thể có lợi cho con tổ tiên của ong hive? Tôi nghĩ câu trả lời không khó khăn gì: mọi người đều biết rằng các con ong luôn cố gắng lấy đủ mật hoa; và ông Tegetmeier đã nói với tôi qua thí nghiệm người ta tim ra một con ong hive tiêu tốn không ít hơn từ sáu đến bảy cân đường cát để tạo ra nửa cân sáp ong; tức là những con ong phải hút và tiêu thụ một khối lượng khổng lồ mật hoa trong một cái tố để đủ sản sinh ra khối lượng sáp cần thiết cho xây dựng tổ. Hom nữa, nhiều con ong phải nghỉ không làm việc trong nhiều ngày trong suốt quá trình tiết sáp. Một sự tích trữ khối lượng mật ong lớn là không thể thiếu để duy trì sự tồn tại số lượng lớn các con ong trong mùa đông; và độ an toàn của tổ ong thì như mọi người biết là dựa chủ yếu vào số lượng ong có thể sống được dựa vào khối lượng mật ong đó. Do đó sự tiết kiệm sáp phần lớn là nhờ tích kiệm mật chắc chắn phải là nhân tố quan trọng nhất cho sự thành công của bất kỳ họ nhà ong nào. Tất nhiên là sự phát triển của bất kỳ loài ong nào cũng sẽ phụ thuộc vào các con vật sống ký sinh trên chúng và kẻ thù của chúng, hoặc vào những nguyên nhân khác biệt khác, như thế có nghĩa là tất cả chúng đều không phụ thuộc vào khối lượng mật ong mà chúng có thể thu thập. Nhưng chúng ta hãy giả định rằng các tác nhân sau quyết định, như chúng có lẽ đãthường quyết định trong thực tế, số lượng của ong nghệ có thể tồn tại trong một đất nước; và chúng ta hãy tiếp tục giả định cộng đồng ong đó sống qua được mùa đông, và như vậy sẽ cần phải có mật ong: trong trường họp này không ai có thể nghi ngờ rằng ong nghệ sẽ có một lợi thế nếu một sự chỉnh đổi nhỏ trong bản năng của chủng khiến chúng xây những cái ô sáp ong gần nhau để giao nhau một chút; bởi vì bức tường chung, thậm chí là của hai ô kề nhau, có thể tiết kiệm chút sáp. Chính vì thế nó sẽ càng có lợi cho các con ong nghệ của chúng ta nếu chúng làm những ô chuẩn mực hơn và gần nhau hơn và kết hợp lại thành một khối lớn giống như là ô của loài Melipona; bởi trong trường hợp này, một phần lớn của bề mặt bao bọc của mỗi ô sẽ có đóng vai trò như là bề mặt bao bọc của ô khác, và nhờ đó khối lượng lớn sáp ong sẽ được tiết kiệm. Một lần nữa, cũng với nguyên nhân tưorng tự, loài Melipona sẽ được hưởng lợi ích nếu chúng làm các ô gần nhau hơn; và đồng đều hơn theo mọi hướng so với như hiện tại; vì sau đó, như chúng ta đã thấy những mặt cầu sẽ hoàn toàn biến mất, và chúng sẽ được thay thế bằng các mặt phang; và loài Melipona sẽ xây được những cái tổ hoàn hảo như là tổ của ong hive. Ngoài sự hoàn hảo trong kiến trúc, sự lựa chọn của tự nhiên không thể làm được; vì tổ của ong hive, như chúng ta thấy, là hoàn toàn hoàn mỹ trong việc tiết kiệm sáp.
Vì thế, như tôi tin tưởng, bản năng tuyệt vời nhất trong tất cả các bản năng được biết đến, bản năng của ong hive, có thể được giải thích bàng sự lựa chọn của tự nhiên đã tận dụng hàng loạt các chỉnh đổi nhỏ liên tục, kế tiếp nhau của những bản năng đơn giản hơn; sự lựa chọn của tự nhiên, chậm chạp từ từ, ngày càng hoàn thiện, đã điều khiển những con ong tràn qua những hình cầu bằng nhau tại một khoảng cách cho trước trong một lớp đôi; xây nên và đào sáp dọc mặt phẳng của phần giao nhau. Tất nhiên là những con ong không biết chúng đang tràn qua những quả cầu với khoảng cách xa nhau cho trước hơn là chúng biết về vài góc của hình lục lăng và của các đĩa hình thoi đáy là gì. Động lực của quá trình lựa chọn tự nhiên tiết kiệm sáp ong; những đàn ong nào lãng phí ít sáp ong nhất, thành công nhất, và đã truyền lại thông qua sự di truyền bản năng tiết kiệm sáp thì mới thu được cho con cháu sau này, cơ hội tốt nhất để tồn tại trong cuộc đấu tranh cho sự sinh tồn.
Chắc chắn là nhiều bản năng rất khỏ giải thích có thể trái ngược với lý thuyết về sự lựa chọn của tự nhiên -những trường họp trong đó chúng ta không thể hiểu một bản năng có thể bắt nguồn như thế nào; những trường hợp mà trong đó các bước chuyển hóa trung gian không hề được biết tới hay tìm thấy; những trường hợp bản năng không hề quan trọng gì khiến chúng khó có thể được nói là chịu ảnh hưởng của sự lựa chọn của tự nhiên; những trường hợp mà bản năng hoàn toàn giống nhau trong các con vật rất cách biệt trong tự nhiên đến mức mà chúng ta không thể lý giải được sự tương đồng của nó bàng hiện tượng di truyền từ một cha mẹ chung, và như thế phải tin là chúng thu được bản năng nhờ vào các tác động độc lập của của sự lựa chọn của tự nhiên. Tôi ở đây sẽ không bàn về các trường họp này, nhưng sẽ chỉ quan tâm đến một khó khăn đặc biệt, mà ban đầu tôi cảm thấy không thể vượt qua. Tôi muốn nói đến nhũng con cái vô sinh hoặc vô tính trong cộng đồng các loài côn trùng: vì các cá thể vô tính này thường khác nhau rõ nét trong bản năng và trong cấu trúc so với cả con đực và con cái có khả năng sinh sản, và do không thể sinh sản, chúng không thể để lại con cháu cho đời sau.
Chủ đề này rất đáng được thảo luận kỹ nhưng tôi ở đây chỉ xin bàn tới một trường hợp duy nhất, đó là của những con kiến thợ hay còn gọi là kiến vô sinh. Tại sao những con kiến thợ lại không sinh sản được là một điều khó khăn để giải thích; nhưng cũng không lớn hơn khó khăn để giải thích của bất cứ biến đổi đáng chú nào của cấu trúc; vì người ta có thể chứng minh vài loài côn trùng và những động vật có đốt khác trong tự nhiên đôi khi trở nên vô sinh; và nếu các con côn trùng đó có xu hướng xã hội chúng có lợi cho cộng đồng tức là một số lượng chúng được sinh ra hằng năm để làm việc nhưng số này không thể đẻ con, tôi thấy không khó lắm để nhận ra ảnh hưởng của sự lựa chọn của tự nhiên. Nhưng tôi phải bỏ qua khỏ khăn ban đầu này. Khó khăn lớn nhất nằm ở chỗ những con kiến thợ khác hẳn so với cả các con kiến đực và kiến cái sinh đẻ được trong cấu trúc, cũng như trong hình dáng của phần chính giữa và tình trạng mất cánh và đôi khi là cả mẳt nữa, và trong bản năng.Chỉ xét đến bản năng thôi, sự khác biệt lớn giữa con kiến thợ và con kiến cái hoàn chỉnh sẽ có thể tốt hơn nhiều minh họa bằng ong hive. Nếu một con kiến thợ hay một con côn trùng đơn tính nào khác có thể trạng bình thường, tôi sẽ không chần chừ gì khi thừa nhận ngay tất cả các đặc điểm của nó có được thông qua tác động lâu dài chậm chạp của sự lựa chọn của tự nhiên; tức là một có thể sinh ra với sự biến chỉnh nhỏ có lợi trong cấu trúc; biến đổi này được di truyền lại cho đứa con, mà một lần nữa lại biến đổi và lại được lựa chọn, và cứ như thế mãi; nhưng trong trường hợp của con kiến thợ, chúng ta có một con côn trùng khác biệt hẳn so với cha mẹ của nó, nhưng hoàn toàn vô sinh; tức là nó không bao giờ có thể truyền lại những biến đổi cấu trúc thu được liên tục cho con cháu. Ai đó sẽ hỏi làm cách nào để có thể giậi thích trường hợp này thích ứng với lý thuyết về sự lựa chọn của tự nhiên?
Đầu tiên hãy nhớ lại rằng chúng ta có vô số ví dụ, cả ở trong các loài thuần chủng của chúng ta và cả ở trong tự nhiên, của tất cả các loại khác biệt của cấu trúc mà đã trở thành tương quan với nhau về các độ tuổi nhất định và với một trong giới tính. Chúng ta có những điểm khác nhau không chỉ tương quan trong giới tính, mà còn cả với giai đoạn ngắn khi hệ thống sinh sản đang hoạt động, như là bộ lông cước của nhiều con chim, và trong cái hàm móc câu của cá hồi đực; của những con bò đực thiến, những giống nhất định có sừng dài hơn các loài bò giống khác, so với sừng của con bò đực hay bò cái của cùng giống đó. Do đó không có khó khăn thực sự nào trong bất cứ đặc điểm nào trờ nên tương quan với tình trạng vô sinh của những thành viên nhất định của cộng đồng côn trùng: sự khó khăn nằm ở việc hiểu bằng cách nào những thay đổi tương quan như thế trong cấu trúc có thể được tích tụ một cách chậm chạp bằng sự lựa chọn của tự nhiên.
Khó khăn này, mặc dù có vẻ như không thể vượtqua nổi, nhưng đã được làm giảm nhẹ, hay như tôi tin tưởng, đã biến mất khi chúng ta nhớ lại rằng sự lựa chọn có thể tác động tới cả một họ, cũng như tới cá thể và như vậy có thể đạt được mục đích mong muốn. Như thế, một loại rau ưa chuộng đem đi nấu, và cá thể đó bị tiêu diệt; nhưng những người làm vườn đã gieo giống nhiều cá thể như thế, và tự tin sẽ có được biến thể gần giống vậy; những người nhân giống gia súc thích thịt béo và tươi ngon cùng nhau; con vật bị đem đi giết mổ, nhưng người nhân giống vẫn tiếp tục tạo ra các con khác cùng với họ đó. Tôi cũng có niềm tin tương tự vào sức mạnh của sự lựa chọn, tôi không nghi ngờ một giống bò luôn cho ra con bò thiến với cái sừng rất dài, có thể được tạo ra bằng cách chăm sóc kỹ lưỡng những cá thể bò đực và bò cái, khi đem giao phối cho ra con bò với cái sừng dài nhất; và không một con bò thiến nào có thể đã từng sinh ra giống của mình. Như thế tôi tin điều này cũng xảy ra với các con côn trùng có thiên hướng xã hội: một sự biến chỉnh nhỏ của cấu trúc hoặc của bản năng, có mối quan hệ tương tác với tình trạng vô sinh của những thành viên nhất định của cộng đồng, là cỏ lợi cho cộng đồng đó: kết quả là các con cái có khả năng sinh sản và các con đực của cùng cộng đồng đó phát triển mạnh mẽ, và truyền lại cho những đứa con của chúng xu hướng sinh ra các thành viên vô sinh có cùng biến đổi. Và tôi tin quá trình này đã được lặp đi lặp lại cho tới khi khối lượng khác biệt rất lớn giữa con cái có khả năng sinh sản và con cái vô sinh của cùng loài nổi lên.
Nhưng chúng ta vẫn chưa tới đỉnh điểm của sự khó khăn: thực tế là những con vô sinh của vài loài kiến khác không chỉ so với con cái có khả năng sinh sản và con đực mà còn khác nhau tới mức độ khó tin là được chia thành hai hoặc thậm chí ba đẳng cấp. Nhưng cấp độ này nói chung không chuyển hóa lẫn nhau, mà có thể được định nghĩa rành mạch; khác nhau hẳn hoi; như là của hai loài thuộc cùng một chi, hoặc hơn là hai chi thuộc cùng một họ. Như thế trong Eciton, có các con kiến thợ và kiến lính, với cái hàm và bản năng khác nhau hoàn toàn: trong Cryptocerus, con kiến thợ của riêng chỉ một đẳng cấp mang một kiểu lá chắn tuyệt vời trên đầu của chúng,tác dụng của nó vẫn chưa được biết; trong Myrmecocystus Mêxicô, con kiến thợ của đẳng cấp không bao giờ rời khỏi tổ của nó; chúng được cho ăn bởi các con kiến thợ thuộc đẳng cấp khác và chúng có một cái bụng cực kỳ to để tiết chất dịch dạng mật ong, thay thế chỗ của chất tiết ra bởi các con rệp vừng, hay bởi vài gia súc thuần hóa như chúng có thể được gọi như vậy, mà các con kiến châu âu của chúng ta canh giữ hay cầm tù.
Ai đó có thể sẽ nghĩ tôi đã quá tự tin vào nguyên lý về sự lựa chọn của tự nhiên, khi tôi không thừa nhận những thực tế tuyệt vời và rõ ràng như thế ngay lập tức làm lý thuyết của tôi đổ vỡ hoàn toàn. Trong trường hợp đơn giản hơn đối với con côn trùng đơn tính, tất cả trong một đẳng cấp hay trong cùng loại, mà do sự lựa chọn của tự nhiên, như tôi tin là hoàn toàn có thể, là cho khác biệt so với con cái sinh sản và con đực – trong trường hợp này chúng ta có thể tự tin kết luận thông qua sự so sánh các biến đổi bình thường rằng mỗi biến đổi nhỏ, liên tục, và có lợi ban đầu có lẽ không xuất hiện trong tất cả các con vô sinh của cùng một tổ, mà chỉ một vài con thôi; và rằng thông qua sự lựa chọn lâu dài liên tục của bố mẹ có khả năng sinh sản mà sinh ra những con đơn tính với các biến đổi có lợi, tất cả các con đơn tính cuối cùng cũng sẽ có những đặc điểm mong muổn. Dựa trên quan điểm này, chúng ta đôi khi phải tìm thấy trong những con côn trùng đơn tính của cùng loài, trong cùng tổ cho thấy sự chuyển hóa của cấu trúc; và điều này chúng ta tìm thấy, thậm chí là thường xuyên, khi xem xét vài con côn trùng đơn tính trong số ít các con côn trùng châu âu được nghiên cứu của chúng ta. Ông F. Smith đã cho mọi người thấy rằng những con đơn tính của vài loài kiến nước Anh khác nhau về kích thước và đôi khi về màu sắc; và rằng những dạng thực hoàn toàn trái ngược đôi khi có thể có mối liên kết hoàn hảo bởi các cá thể trong cùng một tổ: Bản thân tôi đã từng so sánh sự chuyển hóa tuyệt vời của kiểu này. Thường thì những con kiến thợ to hơn hoặc bé hơn sẽ có số lượng đông đảo nhất; và rằng cả con to lẫn con nhỏ đều đông, trong khi những con có kích cỡ trung gian là ít. Formica ílava có kiến thợ to và nhỏ hơn, với vài con có kích cỡ trung gian; và trong loài này như ông F. Smith đã quan sát những con kiến thợ to hơn có mắt đơn giản (ocelli), mặc dù nhỏ những dễ dàng nhận ra, trái lại những con kiến thợ bé hơn có ocelli của chúng thô sơ. cẩn thận lấy ra vài mẫu của những con kiến thợ này, tôi có thể khẳng định chắc rằng đôi mắt của các con kiến bé hơn thô sơ hơn nhiều và điều đó chỉ có thể được giải thích là do kích cỡ của chúng bé hơn, và tôi hoàn toàn tin tưởng, mặc dù không dám khẳng định những con kiến có kích cỡ trung bình thì cũng có đôi mắt to trung bình. Ở đây chúng ta có hai cơ thể của những con kiến vô sinh trong cùng một tổ, khác nhau không chỉ về kích cỡ mà còn trong cơ quan thị giác, nhưng lại được liên kết bởi vài thành viên trung gian. Tôi xin nói thêm rằng nếu những con kiến thợ nhỏ hơn là có ích nhất đối với cộng đồng, và những con đực và con cái đã được lựa chọn liên tục, mà ngày càng cho ra nhiều con kiến thợ bé hơn, cho đến khi tất cả các con kiến thợ trở nên tình trạng hiện nay, thì chúng ta sẽ có một loài kiến vô sinh gần giống như những con của Myrmica. Vì những con kiến thợ của Myrmica thậm chí ;òn không có ocelli thô sơ, mặc dù những con đực và con cái của chi này có ocelli phát triển đầy đủ.
Tôi có thể đưa ra một trường hợp nữa: tôi tự tin nói rằng tôi đã tìm thấy những bước chuyển hóa trong các bộ phận quan trọng của cấu trúc giữa những đẳng cấp của các con vô sinh trong cùng một loài, và tôi đã được ông F. Smith cung cấp nhiều mẫu từ cùng một tổ của con kiến dẫn đường (Anomma) khu vực Tây Phi. Bạn đọc có lẽ sẽ đánh giá cao khối lượng khác biệt trong các con kiến thợ này, bằng cách không đưa ra những đo đạc thực tế của tôi, mà bằng ví dụ minh họa cụ thể: sự khác biệt là giống như những gì chúng ta thấy một tập hợp những người thợ đang xây một ngôi nhà trong đó có nhiều người thợ lm60, và nhiều người cao tầm lm80; nhưng chúng ta phải giả định những người công nhân to lớn có đầu to gấp bốn thay vì ba lần so với đầu của những công nhân bé, và quai hàm to gấp 5 lần. Hom nữa phần hàm của các con kiến thợ mà kích thước khác nhau thì khác biệt to lớn trong kiểu dáng, và trong hình dạng và số lượng của răng. Nhưng thực tế quan trọng đối với chúng ta là mặc dù những con kiến thợ có thể được chia vào các đẳng cấp của các kích cỡ khác nhau, nhưng chúng chuyển hóa lẫn nhau một cách không cảm nhận được, như là cấu trúc khác nhau lớn trong hàm của chúng.
Với những thực tế trước mặt, tôi tin rằng sự lựa chọn của tự nhiên, bằng cách tác động lên những bố mẹ sinh sản được, có thể sẽ tạo ra một loài mà thường sinh ra các con đơn tính, hoặc là tất cả có kích cỡ to hơn với một dạng của quai hàm, hoặc là tất cả các kích cỡ nhỏ với các hàm hoàn toàn khác nhau; hay cuối cùng, đây là điểm khó khăn nhất của chúng ta, một bộ các con kiến thợ của một cấu trúc và một kích cỡ; cùng một bộ các con kiến thợ với kích thước và cấu trúc khác nhau; một loạt các dạng chuyển đổi đầu tiên đã được hình thành, như trong trường hợp của con kiến dẫn đường, và sau đó là các dạng đối lập, từ có ích nhất đối với cộng đồng, sinh ra với số lượng ngày một nhiều thông qua sự lựa chọn của tự nhiên của cha mẹ mà sinh ra chúng; cho tới khi không con nào có cấu trúc trung gian được sinh ra.
Do đó tôi tin rằng thực tế tuyệt vời của hai đẳng cấp khác biệt rõ ràng của các con kiến thợ vô sinh sống trong cùng một tổ, cả hai đều có khác biệt lớn so với nhau và so với cha mẹ chúng, đã hình thành. Chúng ta có thể thấy chúng có ích như thế nào cho một cộng đồng xã hội của các con côn trùng, dựa trên nguyên lý phân công lao động là có ích đối với con người văn minh. Vì các con kiến làm việc theo bản năng được di truyền lại với các công cụ và vũ khí được di truyền, và không phải bởi kiến thức thu lượm được và các công cụ mới được hình thành, một sự phân chia lao động hoàn hảo có thể ảnh hưởng tới chúng chi vì các con kiến thợ bị vô sinh; vì nếu chúng đã không bị vô sinh, chúng đã giao phối với nhau, bản năng và cấu trúc của chúng đã hòa lẫn vào nhau. Tôi tin tự nhiên đã gây ra sự phân chia lao động đáng ngưỡng mộ của cộng đồng các con kiến, thông qua sự lựa chọn của tự nhiên. Nhưng tôi buộc phải thú nhận là, với tất cả sự tin tưởng của mình vào nguyên lý này, tôi không bao giờ nên tiên đoán sự lựa chọn của tự nhiên đạt tới mức độ cao như vậy, nếu trường hợp của những con vô sinh này không thuyết phục tôi. Do vậy tôi đã thảo luận trường hợp này một chút nhưng không thể đủ dài, nhằm cho thấy sức mạnh của sự lựa chọn của tự nhiên, và tưcmg tự như vậy cho tới nay điều này là khó khăn lớn nhất đối với lý thuyết của tôi. Trường hợp cũng rất thú vị vì thấy rằng với động vật, cũng như với thực vật, bất kỳ khối lượng thay đổi nào trong cấu trúc có thể bị tác động của sự tích tụ hàng loạt các biến đổi nhỏ và như chúng ta phải gọi chúng là mang tính ngẫu nhiên, mà xét trên bất cứ góc độ nào đều có ích, không cần đến sự tác động của luyện tập và thói quen. Vì không sự luyện tập thói quen hay volition, trong các thành viên hoàn toàn bị vô sinh của một cộng đồng có thể đã ảnh hưởng tới cấu trúc hay bản năng của các thành viên sinh sản được, và chỉ những con này mới đế lại con cháu. Tôi ngạc nhiên là không ai phát triển trường hợp này điển hình của các con côn trùng đơn tính này, chống lại học thuyết nối tiếng của Lamarck.
Kết luận – Tôi đã cố gắng hết sức trong chương này để ngắn gọn chứng minh những đặc điểm trí óc của các con vật thuần chủng của chúng ta là thay đổi, và rằng những thay đổi đó được di truyền lại. Và còn ngắn gọn hơn cho thấy các bản năng thực sự biến đổi nhỏ trong môi trường tự nhiên. Sẽ không có ai tranh cãi bản năng là quan trọng nhất đổi với mỗi con vật. Vì vậy tôi không gặp khó khăn gì đối với sự lựa chọn của tự nhiên, trong điều kiện sống thay đổi, để tích tụ các biến đổi nhỏ của bản năng tới bất cứ mức độ nào, trong bất cứ chiều hướng nào có ích. Trong một số trường hợp thói quen hoặc sự sử dụng và không sử dụng có lẽ đã phát huy tác dụng của chúng. Tôi không cố ý nói rằng những thực tế cung cấp trong chương này càng khẳng định thêm tính đúng đắn của lý thuyết tôi đưa ra; nhưng không trường hợp khó khăn nào, theo như tôi thấy, là chống lại nó. Mặt khác, thực tế là những bản năng không phải lúc nào cũng tuyệt đối hoàn hảo và dễ bị nhầm tưởng; rằng không bản năng nào xuất hiện mà chỉ mang lại lợi ích cho các động vật khác, nhưng rằng mỗi con vật đều tận dụng bản năng của các con vật khác; rằng chuẩn mực trong lịch sử tự nhiên của Natuara non facit saltum là có thể áp dụng được cho cả bản năng và cấu trúc vật thể, và nó có thể được giải thích một cách dễ dàng dựa vào quan điểm đã nêu, chứ nếu không thì không thể giải thích được – tất cả có xu hướng khẳng định tính chuẩn xác của lý thuyết về sự lựa chọn của tự nhiên.
Lý thuyết này cũng được một số ít các thực tế khác liên quan đến bản năng ủng hộ; như bằng trường hợp phổ biến của các loài họ hàng gần gũi nhưng chắc chắn riêng biệt, khi sống tại các vùng cách xa nhau trên trái đất và trong điều kiện sống khác biệt đáng kể, nhưng lại thường giữ lại các bản nàng giống hệt nhau. Chẳng hạn chúng ta có thể hiểu dựa trên nguyên lý của sự di truyền, như thế nào mà con chim hét tại vùng Nam Mỹ xây tổ của chúng trên bùn, giống như cách kỳ lạ của chim hét nước Anh; như thế nào mà những con chim hồng tước đực Ợrogỉodytes) của vùng Bắc Mỹ xây tổ giống như gà trống để ngủ giống như các con chim hồng tước đực Kitty – một thói quen hoàn toàn khác lạ so với thói quen của bất cứ loài chim nào khác được biết đến. Cuối cùng, nó có thể không phải là một sự suy luận logic cho lắm, nhưng với trí tưởng tượng của tôi, nó là rất đáng hài lòng khi coi những bản năng kiểu là con chim cu cu đẩy những con chim anh em của chúng, các con kiến chuyên làm nô lệ, các ấu trùng của Ichneumonidae ăn trong vòng đời sâu của chúng -không phải là các bản năng được Chúa đặc biệt ban cho hay tạo ra, mà là những hệ quả nối tiếp nhau của một quy luật chung, dẫn đến sự tiến hóa của tất cả các thực thể sống, đó là, sinh sôi nảy nở, biến đổi, giữ lại những con khỏe nhất và tiêu diệt những khỏe nhất và loại đi những con yếu nhất.
Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!