Nguồn Gốc Của Muôn Loài - Chương VIII: Sự Lai Ghép Giữa Hai Loài Riêng Biệt
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
145


Nguồn Gốc Của Muôn Loài


Chương VIII: Sự Lai Ghép Giữa Hai Loài Riêng Biệt


Sự phân biệt giữa tính vô sinh của những con lai giữa các giống và giữa các loài thế hệ đầu tiên – Tính vô sinh thay đổi theo mức độ, không phổ biến, chịu ảnh hưởng của lai giống chéo giữa các loài – Các quy luật điều chỉnh tính vô sinh của cá thể lai ghép khác loài – Sự vô sinh không phải là sản phẩm của Chúa trời mà là do Tự nhiên – Các nguyên nhân của sự vô sinh của những con lai giữa các giống và giữa các loài thế hệ đầu tiên – Sự tương đồng giữa các ảnh hưởng của điều kiện sống thay đổi và của lai ghép giống – Khả năng sinh sản của các biến thể khi lai giống và của những đứa con không phải là biến thể -Cá thể lai giữa các loài và cá thể lai giữa hai giống được so sánh không phụ thuộc vào khả năng sinh sản của chúng – Tổng kết

Đa số các nhà tự nhiên học đều nhất trí là các loài, khi được đem lai với nhau, sẽ không có khả năng sinh sản, với mục đích là để tránh tình trạng lẫn lộn giữa giữa tất cả các dạng sống hữu cơ. Hiển nhiên là lúc đầu quan điểm này có vẻ như khá họp lý, bởi vì các loài trong cùng một nước khó có thể phân biệt được nếu chúng có khả năng lai dễ dàng. Tôi nghĩ, tầm quan trọng của thực tế là những con lai giữa các loài khác nhau thông thường không thể sinh đẻ được đã bị một số nhà nghiên cứu nhận thức đúng đắn. Theo lý thuyết sự lựa chọn của tự nhiên, trường hợp này là đặc biệt quan trọng, nhất là khi tính vô sinh của con lai giữa các loài không thể là có lợi đối với chúng, và do đó sẽ không có được nhờ vào sự duy trì liên tục các mức độ có lợi của tính vô sinh. Tuy nhiên tôi vẫn hi vọng có thể cho các bạn thấy tính vô sinh không phải là thu được theo cách đặc biệt hay là do Chúa sinh ra, mà là do ngẫu nhiên mà có từ các sai biệt thu được khác.

Để trình bày chủ đề này, tôi gộp hai phân lớp thực tế minh họa, xét ở mức độ lớn chúng khác nhau về co bản. Đó là tính vô sinh của hai loài khi lần đầu tiên cấy ghép, và tính vô sinh của những cá thể lai sinh ra bởi chúng.

Tất nhiên là các loài thuần chủng có bộ phận sinh sản tốt, nhưng khi đem lai, chúng sinh ra hoặc là ít con hoặc không sinh nở gì. Những con lai lại có bộ phận sinh sản không hoạt động, như chúng ta có thể nhận ra rõ trong nhân tố của con đực của cả động và thực vật; mặc dù các co quan có cấu trúc hoàn hảo, theo như kính hiển vi cho biết. Trong trường hợp đầu tiên, hai yếu tố giới tính cùng nhau tạo ra bào thai là hoàn hảo; trong trường hợp thứ hai, chúng hoặc là không phát triển hoặc phát triển lệch lạc. Sự phân biệt này là quan trọng, khi mà nguyên nhân của tính vô sinh, khá phổ biến trong cả hai trường hợp, phải được xem xét. Sự phân biệt này có lẽ đã bị hiểu sai do tính vô sinh trong cả hai trường hợp đều bị coi đó là sản phẩm của Chúa trời, chúng ta không thể giải thích được tình trạng này.

Khả năng sinh sản tốt của các biến thể, mà người ta biết chúng bắt nguồn từ bố mẹ chung, khi đem lai ghép, và tương tự như khả năng sinh sản của các đứa con lai của chúng, theo lý thuyết của tôi, quan trọng tương đương với tính vô sinh của các loài; vì dường như nó cung cấp một sự phân biệt khái quát rõ ràng giữa biến thể và loài.

Thứ nhất, đối với tính vô sinh của loài khi lai ghép và của những con cháu lai của chúng. Tôi không thể nghiên cứu các bản ghi chép và tác phẩm của hai nhà quan sát tỷ mỷ và đáng ngưỡng mộ, Kolreuter và Gartner, những người đã cống hiến gần như trọn đời mình cho chủ đề này, mà không cảm thấy thực sự bị ấn tượng sâu đậm về tính phổ biến của sự vô sinh. Ông Kolreuter biến quy luật này mang tính rộng rãi; nhưng sau đó cũng đưa ra ngoại lệ, vì trong mười trường hợp trong đó ông tìm ra hai dạng, mà theo như đại đa số các học giả là hai loài riêng biệt, có khả năng sinh sản tốt, ông ngay lập tức xếp chúng vào biến thể. Ông Gartner cũng khiến quy luật trở thành phổ biến với mức độ tương đương; và ông phản bác lại khả năng sinh sản tốt trong mười trường hợp của ông Kolreuter. Nhưng trong những trường hợp này và rất nhiều trường hợp khác, ông Gartner buộc phải cẩn thận đếm các hạt giống, nhàm để chứng minh xem có bất kỳ mức độ nào của sự vô sinh không. Ông luôn so sánh số lượng lớn nhất của các hạt giống tạo ra bởi hai loài khi đem lai ghép với nhau và bởi con cháu của chúng với số lượng trung bình sinh ra bởi bố mẹ thuần chủng trong tự nhiên. Nhưng một một nguyên nhân chính gây ra sai sót mà tôi thấy cần phải được trình bày ở đây: một cây khi đem đi lai ghép phải bị phá bỏ cơ quan sinh dục, và cái quan trọng hơn là phải bị cách ly nhằm tránh việc phấn hoa được các con côn trùng mang tới hoa khác. Hầu hết tất cả các cây ông Gartner thí nghiệm đều trồng trong chậu, và chắc chắn là giữ trong một phòng nhà ông. Việc các quá trình này thường gây hại đối với tính sinh sản của một cây là không thể bị nghi ngờ, vì ông Gartner đưa ra trong bảng của ông nhiều trường hợp cây bị ông phá bỏ cơ quan sinh sản của chúng, tự cấy thêm khả năng sinh sản với phấn hoa của bản thân chúng, và (ngoại trừ tất cả các trường hợp như loài Leguminosae, mà chúng ta khó có thể biến cải chúng) nửa trong số hai mươi cây này có cơ quan sinh sản bị tổn thương ở mức độ nhất định. Hơn nữa, như ông Gartner trong nhiều năm qua đã liên tục cấy ghép hoa anh thảo và hoa anh thảo vàng, những cây mà chúng ta có lý do chính đáng đê tin chúng là các biến thể, và chỉ một hoặc hai cây là có khả năng sinh hạt giống; như ông tìm thấy ở cây hổ người xanh và đỏ phổ biến (Anagallis, arvensis và coerulea) mà những nhà thực vật học danh tiếng nhất xếp chúng vào biến thể, hoàn toàn là vô sinh cùng nhau; và như ông ta cũng đi tới kết luận tương tự trong vài trường hợp giống như the; tôi cảm thấy rằng những thực tế đó cho phép chúng ta nghi ngờ xem liệu nhiều loài khác thực sự là vô sinh, khi lai ghép giữa các loài, như ông Gartner tin thế.

Một mặt, rõ ràng là tính vô sinh của nhiều loài khi đem lai ghép là vô cùng khác biệt trong mức độ và tiến triển dần dần không cảm nhận được. Mặt khác, khả năng sinh sản của các loài thuần chủng dễ dàng bị ảnh hưởng bởi nhiều hoàn cảnh khác nhau. Với tất cả các mục đích thực tiễn, điểm khó khăn nhất là để nói khi nào khả năng sinh sản hoàn hảo kết thúc và khi nào thì sự vô sinh bắt đầu. Tôi nghĩ không có bằng chứng nào tổt hơn, cần thiết hơn là hai nhà quan sát danh tiếng nhất của mọi thời đại, Kolreuter và Gartner, đã đi tới hai kết luận trái ngược hẳn nhau đối với cùng một loài. Điều hữu ích nhất là so sánh -nhưng tôi không có chỗ ở đây để đi vào chi tiết – bằng chứng đưa ra bởi các nhà thực vật học giỏi nhất về câu hỏi liệu những dạng nghi ngờ nhất định nên được xếp vào loài hay biến thể, với bằng chứng về sự vô sinh cung cấp bởi các nhà lai ghép loài khác nhau, hoặc bởi chính học giả đó, dựa vào các thí nghiệm tiến hành trong vài năm qua. Do vậy người ta có thể chứng minh không phải tính vô sinh cũng không phải khả năng sinh sản cung cẩp bất kỳ sự phân biệt rành mạch giữa loài và biến thể; mà bằng chứng từ nguồn này là chuyển hóa dần dần, và cũng đáng nghi ngờ với mức độ tưomg đưomg như là bằng chứng rút ra từ các khác biệt mang tính thể trạng và cấu trúc.

Xét về tính vô sinh của các con lai trong các thế hệ kế tiếp nhau; mặc dù ông Gartner có thể nuôi vài con lai ghép giữa loài; cẩn thận không cho chúng lai với hoặc là bộ mẹ thuần chủng, trong sáu hoặc bảy, và ở một trường hợp lên tới mười thế hệ, nhưng ông ta khẳng định chắc chắn rằng khả năng sinh sản của chúng không bao giờ tăng cả mà trái lại giảm mạnh. Tôi không nghi ngờ về tính đúng đắn của kết luận này, và khả năng sinh sản của chúng đột ngột giảm trong vài thế hệ đầu. Tuy nhiên tôi tín là trong mọi trường hợp khả năng sinh sản suy giảm vì một lý do độc lập, chính là lý do lai ghép chéo gần. Tôi đã thu thập được số lượng lớn các bằng chứng cho thấy việc lai ghép gần sẽ làm giảm khả năng sinh sản, và một lần lai ghép ngẫu nhiên với một cá thể hay biến thể khác biệt sẽ tăng khả năng sinh sản. Tôi không thể nghi ngờ tính đúng đắn của niềm tin của hầu hết giới nhân giống. Các con lai giữa loài ít khi được tạo ra bởi các nhà thí nghiệm với số lượng lớn; và do loài bố mẹ hoặc loài lai gần gũi khác, thường sống chung trong mảnh vườn; việc tiếp xúc với các con côn trùng phải bị ngăn cấm hoàn toàn trong suốt mùa ra hoa: như thế các con lai loài nói chung sẽ tăng khả năng sinh sản qua mỗi thế hệ phấn hoa của bản thân chúng; và tôi tin chắc điều này sẽ gây hại tới khả năng sinh nở của chúng, khả năng đó đã bị giảm đi bởi nguồn gốc lai rồi. Luận chứng của tôi càng có cơ sở vững chắc hơn dựa vào một lời phát biểu đáng chú ý liên tục được ông Gartner nhắc lại rằng thậm chí là những con lai kém sinh nở được cấy ghép bởi phấn hoa lai của cùng loại, khả năng sinh sản của chúng, bất chấp những ảnh hưởng xấu của tiểu xảo, đôi khi tăng mạnh, và tiêp tục gia tăng. Bây giờ, trong quá trình cấy ghép khả năng sinh sản nhân tạo, phấn hoa thường được lựa chọn ngẫu nhiên (như tôi được biết dựa vào kinh nghiệm bản thân) từ các bao phấn của một loài hoa, như từ các bao phấn của chính hoa dùng để cấy ghép khả năng sinh sản nhân tạo; để cho sự lai ghép giữa hai hoa, mặc dù trên cùng một cây, nhờ đó thành công. Hơn nữa, mỗi khi những thí nghiệm phức tạp đang trong giai đoạn triển khai, một nhà thí nghiệm hết sức cẩn trọng, như ông Gartner, đã có thể loại đi bộ phận sinh sản của đứa con lai. Điều này chắc sẽ đảm bảo trong mỗi thế hệ lai ghép với phấn từ một cây hoa khác riêng biệt, hoặc là từ cùng một cây hoặc là từ một cây khác của cùng cá thể lai cấy. Do vậy tôi tin tưởng rằng thực tế lạ lùng về sự gia tăng của tính sinh sản qua các thế hệ kế tiếp của những con lai loài được cay ghép khả năng sinh sản nhân tạo có thể được giải thích thông qua thực tế là người ta tránh các trường hợp lai loài gần nhau.

Bây giờ chúng ta hãy xem đến kết quả của thu được của người quan sát giỏi thứ ba, Hon. và Rev. w. Herbert. Ông khẳng định rõ ràng trong kết luận của mình là vài con lai loài hoàn toàn sinh nở tốt – có khả năng sinh sản giống như loài cha mẹ – như là của ông Kolreuter và Gartner trong một chừng mực nào đấy về sự vô sinh của giữa các loài riêng rẽ là một quy luật tất yếu. Ông này cũng thí nghiệm trên các cây gần giống như của ông Gartner đã làm. Tôi nghĩ sự khác biệt trong kết quả của họ có thể do kỹ năng và nhà kính của ông ta. Trong số nhiều lời phát biểu quan trọng của ông, tôi chỉ đưa ra ở đây một lời phát biểu, đó là “mọi noãn trong một quả đậu Crinum capense được cấy tạo khả năng sinh sản bởi c. revolutum sinh ra một cây, mà ông nói tôi không bao giờ nhìn thấy xuất hiện trong một trường hợp của sự thụ tinh tự nhiên của nó”.

Như thế ở đây chúng có khả năng sinh sản hoàn hảo, thậm chí còn hơn cả sự hoàn hảo thông thường trong một cá thể lai thế hệ đầu tiên giữa hai loài khác nhau.

Trường hợp này của Crinum khiến tôi nhớ đến một thực tế khá lạ kỳ: có các cá thể cây với những loài nhất định của Lobelỉa, và với tất cả các loài của chi Hìppeastrum mà dễ dàng thu được khả năng sinh sản hơn nhiều bằng phấn hoa của loài khác riêng biệt. Vì người ta tìm thấy những cây này đẻ hạt giống vào phấn hoa của một loài khác biệt, mặc dù hoàn toàn vô sinh đối với phấn của bản thân chúng, bất chấp thực tế là phấn hoa của chúng rất tốt, vì chúng giúp loài khác sinh sản được. Tức là những cây cá thể nhất định và tất cả các cá thể của loài nhất định trên thực tế có thể đem lai dễ dàng hơn so với việc chúng tự sinh sản! Ví dụ, củ hành của Hỉppeasstrum aulicum cho ra bốn bông hoa; ba bông được ông Herbert giúp có thể sinh sản với phấn hoa của chính chúng, và sau đó bông thứ tư tiếp nhận phấn hoa của một cá thể lai hỗn hợp có nguồn gốc từ ba loài khác biệt. Kết quả là “buồng nhụy của ba hoa đầu tiên ngay lập tức ngừng phát triển, và sau vài ngày thì bị chết hoàn toàn, trái lại bông hoa được thụ phấn bởi phấn hoa của cá thể lai hỗn hợp có bầu nhụy tăng trưởng nhanh và manh mẽ và cho ra hạt giống khỏe mạnh, mọc dễ dàng”. Trong một bức thư gửi cho tôi vào năm 1839, ông Herbert nói sau đó ông đã cố gắng thử làm thí nghiệm trong suốt 5 năm, và ông tiếp tục làm thí nghiệm đó sau vài năm tiếp đó, và kết quả luôn luôn không thay đổi. Kết quả này cũng đã được những nhà quan sát khác khẳng định trong trường hợp của Hippeastrum với tiêu chí của nó, và trong những trường hợp của các chi khác, như Lobelia, Oassiýìora và Verbascum. Mặc dù những cây mang thí nghiệm này chắc chắn là khỏe mạnh, và mặc dù cả noãn lẫn phấn của cùng một hoa là tốt đối với các loài khác, nhưng chúng là không hoàn hảo về mặt chức năng trong việc tự động chung, chúng ta phải suy ra rằng cây không ở trong tình trạng tự nhiên bình thường. Tuy nhiên, thực tế này cho thấy đôi lúc dựa vào những nguyên nhân khó hiểu và kém quan trọng thì khả năng sinh sản dễ dàng hay khó khăn của loài khi đem lai, so với chính loài đấy khi tự thụ tinh.

Các thí nghiệm của thực tiễn của những người làm vườn, dù không diễn ra với độ chuẩn xác khoa học, song, cũng đáng để xem xét. Nhiều người biết tính phức tạp vô cùng của cách thức của loài Pelargonium. Fuchsia, Calceolaria, Petunia, Rhododendron… đã được lai ghép, nhưng nhiều cá thể lai từ chúng vẫn cho hạt giống đều đều. Ví dụ ông Herbert khẳng định rằng cá thể lai từ Calceolaria integri/oỉia và plantaginea, những loài hoàn toàn xa lạ, về tính cách “” sinh đẻ ra con cháu cứ như thể nó là một loài tự nhiên từ nhiều ngọn núi ở Chile”. Tôi đã trải qua một vài khó khăn để biết rõ mức độ của khả năng sinh nở của vài cá thể lai phức tạp Rhododendron. Tôi khẳng định là nhiều cá thể trong số chúng sinh đẻ tốt. Chẳng hạn như ông c. Noble cho tôi biết ông đang trồng một số lượng cây để lai ghép tạo ra một cá thể lai giữa Rhod Pontisum và Catawbiense, và cá thể lai này “sinh sản cực kỳ dễ dàng, khó ai có thể tưởng tượng được”. Nếu các cá thể lai giữa các loài, khi được chăm sóc tốt, vẫn tiếp tục suy giảm khả năng sinh sản qua các thế hệ kế tiếp nhau, như ông Gartner cho là như thế, thực tế này chắc đã phải được nhiều người làm vướng nhắc tới. Những người làm vườn trồng nhiều cây của các cá thể lai tương tự nhau và được chăm sóc tốt, vì nhờ tác nhân côn trùng, vài cá thể của cùng một biến thể lai được cho phép lai ghép tự do với nhau, và do đó ảnh hưởng có hại tới việc lai ghép họ hàng vì sẽ không phát huy tác dụng. Bất kỳ ai ngay lập tức đồng ý về tính hiệu quả của tác nhân côn trùng bằng cách đem những bông hoa của loại kém sinh nở hơn của rhododendron lai, những cây không có phấn hoa thì anh ta sẽ tìm thấy trên các đầu nhụy nhiều phấn mang đến từ các hoa khác.

Đối với động vật, người ta tiến hành ít thí nghiệm cẩn thận trên chúng hơn nhiều so với thực vật. Nếu những sắp xếp hệ thống của chúng ta là đáng tin tưởng, tức là nếu các chi động vật riêng biết giống như là các chi thực vật, thì chúng ta có thể suy luận rằng động vật bị tách biệt ở mức độ lớn hơn trong tự nhiên có thể dễ dàng lai ghép với nhau hơn là cây cối; nhung tôi nghĩ những con vật sinh ra từ sự lai ghép như thế sẽ kém khả năng sinh sàn hơn. Tôi nghi ngờ liệu có bất kỳ trường hợp động vật nào được xem xét cẩn thận rõ ràng hay không. Song chúng ta nên nhớ rằng, do có ít con vật lai ghép dễ dàng trong điều kiện bị giam hãm, ít thí nghiệm chính xác được tiến hành: ví dụ chim hoàng yến cho lai ghép với chín loài chim họ sẻ, nhưng do không một loại chim họ sẻ nào trong chín loài trên sinh sản thoải mái trong điều kiện bị giam cầm, chúng ta không có quyền trông đợi những con lai thế hệ đầu tiên giữa chúng và chim hoàng yến, hay các con lai của chúng, sẽ sinh nở tốt. Một lần nữa, khi xét về khả năng sinh sản trong các thế hệ kế tiếp của các con vật lai loài với khả năng sinh sản tốt hơn, tôi không biết một ví dụ nào cho thấy trong đó hai họ của cùng cá thể lai đã được nuôi cùng thời điểm nhưng khác bố mẹ, nhằm tránh ảnh hưởng xấu của việc lai giống các con họ hàng. Đối lập lại, anh chị em thường được cho giao phối với nhau qua mỗi thế hệ kế tiếp, đi ngược lại lời cảnh báo liên tục của mọi nhà nhân giống. Và trường họp này, không có gì đáng ngạc nhiên về sự vô sinh không thể thiếu của các con vật lai ngày một tăng. Nếu chúng ta hành động như thế, và từng cặp anh chị em trong trường họp các con vật thuần chủng, mà do nguyên nhân nào đi chăng nữa, có xu hướng vô sinh ít nhất, con lai sẽ chắc chắn bị mất trong một vài thế hệ.

Cho dù tôi không biết bất cứ trường hợp rõ ràng nào về các con vật lai loài sinh nở tốt, tôi có vài lý do để tin rằng con lai từ Cervulus vaginalis và Reevesii, và từ Phasianus colchicus với p. torquatus và với p. versicolor là hoàn toàn sinh nở được. Những con lai của loài ngỗng Trung Quốc thông thường (Ắ. cygnoides), những loài khác biệt nhau tới mức chúng thường được xếp vào chi khác nhau, thường sinh sản trong đất nước này với cha mẹ thuần chủng, chúng đã sinh sản trong chính nhóm. Hiện tượng này đã được ông Eyton chứng thực, người nuôi hai cá thể lai từ cùng cha mẹ nhưng ấp khác nhau; và từ hai con chim này, ông có thêm không ít hơn tám con chim lai (cháu của ngỗng thuần chủng) từ một cái tổ. Tuy thế ở Ấn Độ, những con ngỗng lai này chắc chắn sinh đẻ dễ dàng hơn nhiều vì tôi đảm bảo chắc, dựa trên hai nhà nghiên cứu khoa học tài năng, ông Blyth và đại tá Hutton, toàn bộ đàn của những con ngỗng lai này được nuôi ở nhiều phần khác trên thế giới; và do chúng được giữ lại vì có lợi trong khi bố mẹ thuần chủng của chúng không tồn tại, chúng chắc chắn phải đã đẻ nhiều.

Một học thuyết khởi xướng bởi ông Pallas, được đa số các nhà tự nhiên học đương đại tán thành. Đó là hầu hết các con vật thuần chủng của chúng ta đều bắt nguồn từ hai hay nhiều hơn các loài nguyên thủy, do hòa lẫn với nhau bởi quan hệ giao phối họ hàng gần gũi. Đứng trên quan điểm này, những loài nguyên thủy chắc phải hoặc là ban đầu đẻ ra các cá thể lai sinh nở tốt hoặc là những cả thể lai sau đó trở nên sinh sản dễ dàng trong điều kiện thuần hóa. Sự giải thích thứ hai này đối với tôi có vẻ như là có khả năng nhất, và tôi tin vào tính xác thực của nó, cho dù nó không có bằng chứng trực tiếp nào ủng hộ. Chẳng hạn như tôi nghĩ loài chó nhà của chúng ta có nguồn gốc từ vài loại vật hoang dã, nhưng loại trừ các trường hợp kiểu loài chó nhà thuần bản địa của Nam Mỹ, tẩt cả là sinh nở được; và sự so sánh khiến tôi rất nghi ngờ liệu vài loài gốc nguyên thủy có cùng sinh sản không và sinh ra những cá thể lai có thể sinh sản tốt. Do vậy một lần nữa chúng ta có lý do tin rằng những con gia súc có bướu Ấn Độ sinh nở tốt; nhưng dựa trên những thực tế mà ông Blyth đưa cho tôi, chúng phải được coi là các loài khác nhau. Xét trên quan điểm về nguồn gốc loài của các con vật thuần dưỡng của chúng ta, chúng ta phải hoặc là từ bỏ niềm tin vào sự vô sinh phổ biến của các loài khác nhau khi đem lai; hoặc là chúng ta phải coi tính vô sinh, không phải là đặc điểm cố định, mà là một đặc điểm có thể loại bỏ khỏi bởi sự thuần dưỡng.

Cuối cùng, xem xét đến tất cả các thực tế rõ ràng về sự lai ghép của các động vật và thực vật, chúng ta có thể rút ra kết luận mức độ nhất định của tính vô sinh, cả trong những thế hệ lai giống và trong cả các cá thể lai loài thế hệ đầu tiên, là một kết quả cực kỳ thông thường, nhưng với kiến thức hiện tại của chúng ta, điều này không thể được coi là đúng tuyệt đối. Các quy luật điều chỉnh tính vô sinh của các cá thể lai giống và loài đầu tiên – Chúng ta bây giờ sẽ xem xét chi tiết hơn một chút các hoàn cảnh và quy luật điều chỉnh tính vô sinh của các cá thể lai giống và loài đầu tiên. Mục tiêu chính của chúng ta sẽ là xem liệu có hay không các quy luật ám chi các loài được ban tặng đặc biệt đặc điểm này, nhằm tránh sự lai ghép của chúng khi hòa lẫn vào với nhau dẫn đến trạng thái lẫn lộn. Những quy luật và kết luận sau chủ yếu được rút ra từ công trình nghiên cứu đáng khâm phục của ông Gartner về quá trình lai loài của các cây. Tôi gặp vài khó khăn để biết xem tầm áp dụng của quy luật này đến đâu đối với các con vật, và xem kiến thức của chúng ta biết đến đâu trong lĩnh vực động vật lai loài, tôi rất ngạc nhiên khi phát hiện là quy luật nói chung đúng với cả hai vưomg quốc động vật và thực vật.

Các nhà khoa học đã nhận xét rằng mức độ sinh đẻ, cả của cá thể lai giống và lai loài, chuyển hóa hoàn toàn từ vô sinh tới khả năng sinh sản tốt. Mọi người chắc hẳn sẽ ngạc nhiên khi biết có nhiều cách kỳ lạ sự chuyển hóa này có thể được chứng minh tồn tại; nhưng ở đây tôi chi bàn đến những điều cơ bản nhất. Khi phấn hoa của một cây trong một họ được đặt trên đầu nhụy hoa của cây trong một họ khác biệt, nó không hoàn toàn giống như những hạt bụi vô cơ, không hề có ảnh hưởng gì. Từ tính vô sinh hoàn toàn, phấn hoa của loài khác trong cùng chi đặt trên đầu nhụy hoa của loài khác nào đó, thì lai cho ra vài hạt giống tốt, chuyển sang mức có khả năng sinh đẻ hoàn hảo, và như chúng ta thấy, trong vài trường hợp đặc biệt, thậm chí là quá mắn đẻ là đằng khác, trên cả những gì mà phấn hoa của bản thân cây sẽ sinh ra. Trong chính những cá thể lai loài, có vài cá thể đã không bao giờ sinh nở và có lẽ sẽ không bao giờ sinh sản, thậm chí là với phấn của bố mẹ thuần chủng, một hạt giống sinh sản duy nhất thôi: nhưng trong một số trường hợp kiểu này, dấu vết đầu tiên về khả năng sinh sản có thể được phát hiện ra, bởi phấn hoa của một trong hai bố mẹ thuần chủng khiến hoa của cá thể lai héo sớm hơn nó trong khi đáng ra phải sống lâu hơn; và hiện tượng héo sớm như thế là dấu hiện phổ biến cho biết quá trình sinh sản hóa bắt đầu. Từ mức độ cực điểm của tính vô sinh chúng ta có các cá thể lai tự sinh sản cho ra ngày càng lớn số lượng các hạt giống tới khả năng sinh sản hoàn hảo.

Các cá thể lai từ hai loài khó kết hợp với nhau; và hiếm khi đẻ ra con cái, thông thường có khả năng vô sinh rất cao; nhưng tình trạng tương đương giữa khó khăn tạo ra cá thể lai đầu tiên, và sự vô sinh của các cá thể lai loài mà do đó được sinh ra – hai nhóm hiện tượng thường gây sự khó hiểu – không hề chặt chẽ xét trên mọi góc cạnh. Chúng ta có nhiều trường hợp trong đó hai loài thuần chủng dễ dàng kết hợp được với nhau bởi tác nhân trợ giúp bất thường, và tạo ra khá nhiều cá thể lai; song những cá thể lai này đáng chủ ý là bị vô sinh. Mặt khác, có những loài hiếm khi lai, hoặc cực kỳ khó để làm như thế, nhưng cuối cùng vẫn lai được thì lại có khả năng sinh sản tốt. Thậm chí trong giới hạn của một chi, ví dụ như chi Dianthus, hai trường hợp đối lập này dã xuất hiện.

Khả năng sinh sản, của cả cá thể lai giống và cá thể lai loài, dễ dàng bị ảnh hưởng bởi các điều kiện xấu hơn so với khả năng sinh sản của các cá thể thuần chủng. Tương tự thế mức độ khả năng sinh sản về bản chất là biến thiên; vì nó không bao giờ giữ nguyên khi hai loài lai ghép trong cùng điều kiện hoàn cảnh, nhưng một phần dựa vào thể trạng của các cá thể đã được lựa chọn ngẫu nhiên để thí nghiệm. Do vậy chính là với các cá thể lai loài, do mức độ sinh sản của chúng thường khác nhau nhiều trong vài cá thể trồng từ các hạt lấy ra từ một quả nang và trồng trong cùng điều kiện như nhau.

Cụm từ mối quan hệ hệ thống có nghĩa là sự giống nhau giữa các loài trong cấu trúc và thể trạng, nhất là trong các bộ phận cấu trúc quan trọng về mặt sinh lý khác nhau ít trong các loài họ hàng. Hiện giờ khả năng sinh sản của các cá thể lai loài đầu tiên; và của các cá thể lai sinh ra bởi chúng, chủ yếu bị điều chỉnh bởi mối quan hệ hệ thống. Chúng ta chứng minh tốt điều này dựa vào thực tế là các cá thể lai sinh ra bởi nhiều loài được các nhà hệ thống học xếp vào những họ riêng rẽ. Những sự tưomg ứng mối quan hệ hệ thống và yếu tố hỗ trợ lai ghép không có sự chặt chẽ xét trên mọi mặt. Vô số trường hợp về các loài họ hàng gần gũi có thể được đưa ra. Những loài họ hàng này sẽ không kết hợp với nhau, hoặc nếu có thì vô cùng khó khăn; và mặt khác những loài hoàn toàn khác biết kết hợp với nhau thực sự dễ dàng. Trong cùng một họ có thể có chi, như Dianthus, mà nhiều loài sẵn sàng cho sự lai ghép; chi khác như Silene, người ta đã cố gắng hết sức mà vẫn không thể tạo ra một cá thể lai giữa các loài cực kỳ gần gũi. Thậm chí chỉ trong một chi thôi, chúng ta cũng gặp sự khác biệt đó; ví dụ, nhiều loài của chi Nicotiana đã được lai hơn là loài thuộc bất cứ chi nào. Nhưng ông Gartner tìm thấy rằng N. acuminata, không là một loài riêng biệt điển hình luôn không thể sinh nở được, hay làm cho chúng sinh nở bởi không ít hơn tám loài của Nicotiana khác. Rất nhiều thực tế tương tự có thể được dẫn ra.

Không ai có thể chỉ ra loại nào hay mức độ khác nhau nào trong bất cứ đặc điểm có thể nhận thấy nào là đủ để cản trở hai loài lai với nhau. Người ta có thể chứng minh cây thường khác nhau trong thói quen và đặc điểm chung bên ngoài, và nhận ra sự khác nhau trong mọi phần của cây hoa, thậm chí trong cả quả và trong phấn, trong lá mầm, có thể lai được. Nhưng cây hàng năm và cây lâu năm, những cây sẽ khô héo sau một khoảng thời gian và những cây xanh mãi mãi, sống ở những khu vực địa lý khác nhau, và thích hợp với các điều kiện khí hậu hoàn toàn trái ngược, thường dễ dàng lai ghép được.

Thông qua sự lai ghép trao đổi giữa hai loài, ví dụ như ngựa giống lần đầu tiên được lai ghép với một con lừa cái, và sau đó một con lừa đực với một con lừa cái: thì hai loài này được gọi là lai ghép trao đổi. Những sự khác biệt khó hiểu nhất trong nhân tố hỗ trợ việc lai ghép trao đổi thường xuất hiện. Những trường hợp như thế là rất quan trọng, vì chúng chứng tỏ khả năng trong bất cứ hai loài lai ghép nào thường hoàn toàn không phụ thuộc vào mối quan hệ hệ thống của chúng, hay vào bất cứ đặc điểm có thể nhận ra nào trong toàn bộ tổ chức của chúng. Mặt khác, trường hợp này rõ ràng cho thấy khả năng lai ghép liên quan đến những khác biệt thể trạng không thể cảm nhận được bởi chúng, và chỉ nằm trong hệ thống sinh sản. Ông Kolreuter đã quan sát sự khác biệt trong kết quả của các cuộc lai ghép trao đổi giữa hai loài cố định. Tôi xin đưa ra một ví dụ: Mirabilis jalappa có thể dễ dàng lai sinh sản được với phấn của M. longỷlora, và cá thể lai do đó có khả năng sinh sản tốt. Ông Kolreuter đã thử hơn hai trăm lần, trong suốt tám năm, để lai tạo giữa M. longỷlora với phấn của M. jalappa, nhưng cuối cùng vẫn không thành công. Vài trường hợp đáng ngạc nhiên như thế có thể được dẫn ra. Ông Thuret cũng biết một số thực tế dạng đó xuất hiện ở các loài rong biển hay Fuci. Hom nữa, ông Gartner tìm thấy rằng sự khác biệt này của yếu tố hỗ trợ tiến hành lai ghép trao đổi là rất phổ biến trong một mức độ thấp hơn. Ông đã quan sát nó thậm chí trong các dạng thức cực kỳ gần gũi (như Matthiola annua và glabra) tới mức nhiều nhà thực vật học xếp chúng vào chỉ là các biến thể. Một thực tế đáng chú ý nữa là các cá thể lai sinh ra từ lai ghép trao đổi, mặc dù chắc chắn là phức tạp đối với hai loài cố định, loài mà lúc đầu được dùng làm con bố sau đó dùng làm con mẹ, thông thường khác biệt trong khả năng sinh sản ở mức độ nhỏ, và đôi khi ở mức độ lớn hơn.

Ông Gartner có thể đưa ra vài quy luật kỳ lạ khác. Ví dụ như vài loài có khả năng đặc biệt lai với loài khác; những loài khác trong cùng một chi có khả năng đặc biệt di truyền phần lớn lại những đặc điểm của chúng cho con cháu lai; nhưng hai khả năng đặc biệt này không nhất thiết phải đi cùng nhau. Chúng ta cũng có những cá thể lai nhất định mà bình thường thay vì có đặc diêm trung gian của hai bố mẹ, lại chỉ rất giống một trong hai; và các cá thể lai như thế, mặc dù bề ngoài giống với một trong hai bố mẹ thuần chủng, rất hiếm khi có thể sinh sản được. Như thế, một lần nữa, trong số các cá thể lai có đặc điểm cấu trúc trung gian, ngoại trừ các cá thể đặc biệt khác thường đôi khi được sinh ra rất giống với chỉ bổ hoặc mẹ thuần chủng; và những dạng lai như thế thường cuối cùng sẽ vô sinh, thậm chí các cá thê lai khác phát triên trong cùng một nhóm có khả năng sinh sản tốt. Những thực tế này chứng minh rằng khả năng sinh sản hoàn toàn không phục thuộc vào sự giống nhau bên ngoài so với cha mẹ thuần chủng của chủng.

Xem xét những quy luật vừa nêu ra, mà chi phối khả năng sinh sản của các cá thể lai đầu tiên và của các cá thể lai sinh ra bởi chúng, chúng ta nhận thấy khi các dạng thức, mà được coi là loài riêng biệt rõ ràng, giao phối với nhau, khả năng sinh sản của chúng chuyển từ vô sinh tới mức độ sinh sản hoàn hảo, thậm chí là quá hoàn hảo trong những điều kiên môi trường nhất định. Việc khả năng sinh sản của chúng, bên cạnh việc rất nhạy cảm với điều kiện thuận lợi và không thuận lợi, về bản chất là luôn thay đổi. Điều này không phải lúc nào cũng giống nhau trong mức độ trong các cá thể lai đầu tiên và các cá thể lai được sinh ra sau đó bởi chúng. Khả năng sinh sản của các cá thể lai thế hệ sau không liên quan đến mức độ mà chúng giống bề ngoài với bố hoặc mẹ chúng. Và cuối cùng yếu tổ hồ trợ của việc tạo ra các cá thể lai thế hệ đầu giữa hai loài bất kỷ không phải lúc nào cũng bị chi phối bởi mối quan hệ hệ thống hay mức độ giống nhau giữa chúng. Lời phát biểu sau này hiển nhiên được chứng minh bởi quá trình lai trao đổi giữa hai loài cố định, bởi vì lần lượt một loài được sử dụng làm con bố sau đó là con mẹ, thì thường có khác biệt nhất định, và đôi khi những khác biệt kỳ lạ nhất có thể hình dung ra, trong yếu tố hỗ trợ sự giao hợp. Hơn nữa, những cá thể lai thế hệ sau sinh ra từ việc lai ghép trao đổi thường khác biệt trong khả năng sinh sản.

Bây giờ liệu những quy luật phức tạp và kỳ lạ này hàm ý rằng các loài đã được chúa tạo ra không sinh sản được đơn thuần chỉ là để ngăn cản chúng không hòa lẫn vào nhau trong tự nhiên? Tôi không nghĩ như vậy. Bởi vì tại sao tính vô sinh lại biến đổi mạnh như thế khi nhiều loài đem lai ghép, mà tất cả trong đó chúng ta đều coi có tầm quan trọng như nhau trong việc tránh không cho chúng pha trộn lẫn lộn? Tại sao mức độ vô sinh xét về bản chất luôn biến đổi trong các cá thể thuộc cùng loài? Tại sao vài loại dễ dàng lai ghép có sự trợ giúp của nhân tố hồ trợ, nhưng sinh ra các cá thể lai vô sinh; và những loài khác cực kỳ khó để lai ghép nhưng khi thành công lại đẻ ra cá thể lai sinh sản tốt? Tại sao chúng ta lại thu được những kết quả khác xa nhau khi lai ghép trao đổi giữa hai loài cố định? Người ta thậm chí còn hỏi tại sao sản phẩm của các cá thể lai thế hệ sau lại được cho phép? Đe ban cho các loài khả năng đặc biệt sinh ra các cá thể lai thế hệ sau, và sau đó dừng sự sinh sản của chúng lại với mức độ khác nhau của sự vô sinh, không liên hệ chặt chẽ với tác nhân hỗ trợ của sự lai ghép lần đầu tiên giữa cha mẹ chúng, có vẻ như là một sự sắp xếp lạ kỳ.

Mặc khác, những quy luật và thực tế kể trên đối với tôi rõ ràng hàm ý tính vô sinh của cả con lai thế hệ đầu và thế hệ sau đơn giản chỉ phụ thuộc vào những khác biệt chưa được biết đến, chủ yếu trong hệ thống sinh sản, của những loài mà đem lai ghép. Những khác biệt này rất kỳ lạ và hạn chế trong tự nhiên, rằng, trong sự lai ghép trao đổi giữa hai loài nhân tố giống đực của một loài sẽ thường ảnh hưởng thoải mái lên nhân tố giống cái của loài kia, nhưng không có chiều hướng ngược lại xảy ra. Chúng ta nên giải thích kỹ càng hơn một chút bằng một ví dụ mà tôi khi nói tính vô sinh do phụ thuộc vào các điểm khác nhau khác và không phải là Chúa sinh ra với sự đặc biệt gì cả. Vì khả năng một cây có thể lai ghép với cây khác là hoàn toàn không có ý nghĩa gì cả đối với lợi ích của nó trong cuộc sống tự nhiên, tôi mặc định không ai cho rằng khả năng này là một đặc điểm có lợi được Chúa ban cho, mà thừa nhận nó phụ thuộc vào các sự khác biệt trong quy luật của sự tăng trưởng của hai cây. Chúng ta đôi khi có thể hiểu tại sao một cây này không lai ghép với cây khác, do tốc độ tăng trưởng khác nhau của chúng, trong độ cứng của thân cây, trong thời gian tiết nhựa cây… Nhưng trong phần lớn các trường họp, chúng ta không thể chỉ rõ ra nguyên nhân này. Tính đa dạng phong phú trong kích thước của hai loại cây, một cây dạng gồ, một cây dạng thảo mộc, một cây xanh mãi và một cây xanh một thời gian, và sự thích nghi với các loại thời tiết khí hậu khác nhau nhiều, không phải lúc nào cũng cản trở hai loại cây lai ghép với nhau. Như trong quá trình lai ghép thế hệ sau, việc này bị hạn chế bởi mối quan hệ hệ thống, bởi vì không ai có thể lai ghép các cây thuộc về những họ hoàn toàn xa lạ; và mặt khác những loài gần gũi hay biến thể thuộc cùng một loài không gặp khó khăn gì để lai ghép với nhau. Nhưng khả năng này, trong quá trình lai ghép thế hệ sau không hoàn toàn bị chi phối bởi mối quan hệ hệ thống. Mặc dù đã có nhiều chi khác biệt thuộc cùng một họ lai ghép với nhau, trong các trường họp khác, loài thuộc cùng một họ không lai với nhau. Cây lẽ lai ghép dễ hơn nhiều với cây mộc qua, mà được xếp vào chi khác biệt, hơn so với táo, thành viên của cùng một chi. Thậm chí các biến thể khác nhau của lê cũng có mức độ dễ dàng khác nhau với cây mộc qua, và tương tự như thế với các biến thể của cây mơ lai ghép với các biến thể nhất định của cây mận.

Như ông Gartner phát hiện ra đôi khi có những khác biệt về bản chất trong các cá thể khác nhau của cùng hai loài khi lai ghép; vì thế ông Sagaret tin điều này đúng với những cá thể khác biệt của hai loài cố định khi đem lai với nhau. Như trong các lai ghép trao đổi, yếu tố hỗ trợ thường rất không đồng đều, như đôi khi nó trong lai ghép thường, ví dụ cây lý gai phổ biến không thể ghép với cây lý chua, trong khi đó thì cây lý chua lại có thể, mặc dù khó khăn, ghép với cây lý gai.

Chúng ta đã thấy tính vô sinh của cá thể lai thế hệ sau, mà có hệ thống sinh sản không hoàn thiện, là một trường hợp rất khác biệt so với sự khó khăn của việc giao phối hai loài thuần chủng, mà có bộ phận sinh sản hoàn hảo; song hai trường hợp khác biệt này trong một chừng mực nào đó là song song. Có cái gì đó xuất hiện trong sự lai ghép; vì ông Thouin đã tìm thấy ba loài của Robinia, sinh hạt giống dễ dàng trên các rễ cây của chúng, và có thể lai ghép không có gì khó khăn đáng kể với loài khác, vì thế khi chiết ghép thì trở nên vô sinh. Mặt khác, một loài của Sorbus, khi chiết ghép với loài khác thì cho ra quả nhiều gấp hai lần so với khi tự ra quả bằng rễ của chúng. Hiện tượng này giúp chúng ta nhớ lại trường hợp vô cùng khác thường của Hippeastrum, Lobelia… cho hạt giống dễ dàng hơn khi thụ phấn với loài khác hơn là khi thụ phấn của bản thân nó.

Do vậy chúng ta nhận thấy rằng mặc dù có một khác biệt rõ ràng và cơ bản giữa khả năng bám dính đơn thuần của các cá thể lai ghép, và sự kết hợp của nhân tố giống đực và giống cái trong quá trình sinh sản, và rằng có một mức độ thô của sự tương quan trong kết quả chiết cành và lai loài khác biệt. Và do chúng ta phải nghiên coi các quy luật phức tạp điều chỉnh yếu tố hỗ trợ giúp các cây có thể chiết ghép với nhau nhưng là phụ thuộc vào các điểm khác biệt được biết đến trong hệ thống dinh dưỡng của chúng. Tôi tin các quy luật điều chỉnh yếu tố hỗ trợ của các cá thể lai thệ hệ đầu là phụ thuộc vào các khác biệt không biết tới, chủ yếu là trong hệ thống sinh sản của chúng. Những điểm khác biệt, trong cả hai trường hợp, tuân theo ở mức độ nào đấy, như có thể đã đươc người ta mong đợi, mối quan hệ hệ thống, qua đó người ta cố thể hiện mọi dạng giống nhau và khác nhau giữa cá cơ thể sống hữu cơ. Những thực tế đối với tôi không hẳn ám chỉ mức độ khó khăn ít nhiều của hoặc là chiết ghép hoặc là lai ghép cùng nhau nhiều loài là một món quà tặng đặc biệt của Chúa; mặc dù trong trường hợp của lai ghép, sự khó khăn là quan trọng cho sự kéo dài và ổn định của các dạng thức nhất định, như trong trường hợp của chiết ghép, nó không quan trọng đối với cuộc sống của chúng.

Những nguyên nhân của sự vô sinh của thế hệ lai đầu tiên và thế hệ lai sau đỏ. Hai trường hợp này là khác nhau cơ bản, bởi vì như vừa nhận xét, trong sự giao hợp của hai loài thuần chủng có nhân tố giống đực và giống cái hoàn chỉnh, trái lại trong các cá thể lai thế hệ sau là không hoàn chỉnh. Thậm chí trong các cá thể lai thế hệ đầu, những khó khăn trong việc tạo ra được sự kết hợp chắc chắn phụ thuộc vào vài nguyên nhân khác biệt. Chắc chắn đôi khi tồn tại những cái phi vật chất trong nhân tố giống đực tiến tới tế bào trứng, như trong trường hợp cây có nhụy hoa quá dài đối với những ống phấn để chạm tới bầu nhụy hoa. Người ta cũng quan sát thấy rằng khi phấn của một loài được đặt trên đầu nhụy của một loài họ hàng xa, mặc dù những ổng phấn nhô ra, chúng không chạm tới bề mặt của đầu nhụy. Một lần nữa, nhân tố giống đực có thể tiếp xúc với nhân tố giống cái nhưng không có khả năng khiến bào thai phát triển, giống như là trường hợp của vài thí nghiệm của ông Thuret trên Fuci. Không một sự giải thích nào có thể được đưa ra cho những thực tế này, hơn là tại sao nhừng cây nhất định không thể chiết ghép với nhau. Cuối cùng, một bào thai có thể phát triển, và sau đó bị tiêu diệt ở giai đoạn đầu. Tình trạng giai đoạn sau này vẫn chưa được chú ý đến đầy đủ; nhưng tôi tin, dựa vào bằng chứng mà ông Hewitt cung cấp, người có nhiều kinh nghiệm và kiến thức về lai ghép các con chim họ gà, rằng cái chết sớm của bào thai là nguyên nhân thường xuyên gây ra tính vô sinh của những cá thể lai đầu tiên. Ban đầu tôi cảm thấy khó mà chấp nhận được quan điểm này; do các cá thể lai thế hệ sau, khi đã được sinh ra, thường là khỏe mạnh và sống lâu, như chúng ta đã thấy trong trường hợp của con la thông thường. Song những cá thể lai thế hệ sau lại sống trong nhũng môi trường khác nhau trước và sau khi sinh: khi được sinh ra và sống trong một nước mà hai bố mẹ chúng có thể tồn tại, chúng thường được đặt trong điều kiện sống thích hợp.Nhưng một cá thể lai chỉ thừa hưởng một nửa tính cách và thể trạng của con mẹ, và như vậy trước khi sinh ra, cho tới khi nó được nuôi dưỡng trong vỏ bọc của mẹ hay trong trứng hoặc hạt giống sinh ra bởi cá thề mẹ, nó có thể tiếp xúc với các điều kiện không thuận lợi và do đó rất có thể bị chết sớm; nhất là khi các cá thể non rất nhạy cảm với điều kiện sống bất lợi, nguy hiểm.

Nói đến tính vô sinh của các cá thể lai thế hệ sau, trong đỏ các nhân tố giới tính không phát triển hoàn hảo, trường họp này sẽ rất khác biệt. Tôi đã từng nhắc đến một khối lượng lớn các thực tế mà tôi đã thu thập được cho thấy khi các con vật và cây cối bị mang đi khỏi điều kiện sống tự nhiên quen thuộc của chúng, cơ quan sinh sản của chúng rất dễ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trên thực tế điều này là một cản trở lớn đối với các loài động vật thuần hóa. Giữa tính vô sinh lại được thêm vào vài đặc điểm của các cá thể lai thế hệ sau, có rất nhiều điểm tương đồng. Trong cả hai trường hợp, tính vô sinh không hề phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe chung, và thường đi kèm với sự quá khổ hoặc nhiều chất dinh dưỡng. Trong cả hai trường hợp, tình trạng vô sinh xuất hiện với các mức độ khác nhau; trong cả hai trường họp, nhân tố giống đực dễ bị ảnh hưởng nhất; nhưng đôi khi nhân tố giống cái lại bị ảnh hưởng nhiều hơn nhân tố giống đực. Trong cả hai trường họp, xu hướng tiến tới ở một chừng mực nhất định với mối quan hệ hệ thống, vì toàn bộ các nhóm động thực vật không có khả năng sinh sản do sống trong điều kiện môi trường tự nhiên không quen thuộc như nhau có xu hướng sinh ra những cá thể lai thế hệ sau vô sinh. Mặt khác, một loài trong nhóm có thể chống lại sự thay đổi mạnh mẽ của điều kiện sống với khả năng sinh sản không bị tổn thương; và có loài nào đó trong nhóm khá kỳ lạ khi sinh ra những cá thể lai có khả năng sinh sản. Không ai có thể nói, cho tới khi thử làm, liệu bất kỳ con vật nhất định nào sẽ sinh sản trong điều kiện giam hãm hay bất cứ loài cây nào đẻ hạt giống trong điều kiện nuôi trồng. Và không ai có thể nói, cho đến khi thử làm, liệu hai loài của một chi có sản sinh ra các cá thể lai có khả năng sinh sản kém hay tốt. Cuối cùng khi các thực thể hữu cơ sống trong điều kiện không tự nhiên đối với chúng qua vài thế hệ, chúng sẽ cực kỳ dễ có xu hướng biến đoi. Tôi nghĩ điều này là do hệ thống sinh sản của chúng bị ảnh hưởng đặc biệt, cho dù ở mức độ thấp hơn so với khi sự vô sinh xảy ra. Như vậy chính là với các cá thể lai đời sau, bởi vì các cá thể lai đời sau này trong các thế hệ kế tiếp nhau là rất dễ có xu hướng biến đổi như những thí nghiệm đã chỉ ra.

Do vậy chúng ta thấy rằng khi các thực thể hữu cơ bị đặt trong điều kiến sống không quen thuộc, và khi các cá thể lai được sinh ra bởi sự lai ghép phi tự nhiên giữa hai loài, hệ thống sinh sản, độc lập với tình trạng sức khỏe chung, bị ảnh hưởng bởi tính vô sinh theo cách rất giống nhau. Trong trường họp này, khi điều kiện sống có biểấn động, cho dù thường ở mức độ nhỏ tới mức mà chúng ta không để ý đến; trong trường họp khác, các cá thể lai thế hệ sau, điều kiện sống bên ngoài không biểấn động, nhưng tổ chức bị xáo trộn bởi hai cấu trúc và thể trạng khác nhau bị hòa vào thành một. Do hiếm có khả năng xảy ra là hai tổ chức trở thành một, mà không xuất hiện những xáo trộn trong quá trình phát triển, hay ảnh hưởng giai đoạn, hay mối quan hệ qua lại của các bộ phận khác nhau và các phần với nhau, hay tới điều kiện sống. Khi các cá thể lai có thể sinh sản nội tại, chúng truyền lại cho con cháu thế hệ này qua thế hệ khác cấu trúc hợp nhất đó, và như thế chắc chúng ta sẽ không ngạc nhiên gì khi biết tính vô sinh của chúng, mặc dù biến đổi đôi chút, hiếm khi suy giảm.

Tuy nhiên chúng ta phải thừa nhận chúng ta không thể hiểu, ngoài những giả thiết mù mờ, vài thực tế liên quan đến tính vô sinh của các cá thể lai thế hệ sau; chẳng hạn như khả năng sinh sản không đồng đều giữa các cá thể lai tạo ra từ những lai ghép trao đổi; hay tính vô sinh gia tăng của các cá thể lai mà đôi khi rất giống với bố hoặc mẹ thuần chủng. Tôi cũng không có ý nói các nhận định nêu trên là bản chất sâu xa của vấn đề: tôi không đưa ra bất cứ một sự giải thích nào tại sao một cơ thể, khi đặt trong điều kiện không quen thuộc, lại bị vô sinh. Tất cả những gì mà tôi muốn nói, ở trong hai trường họp, trong một số khía cạnh gần gũi, là sự vô sinh là kết quả thường thấy – trong một trường họp do điều kiện sống bị xáo động, trong trường hợp kia là do tổ chức cơ thể bị biếấn động khi hai tổ chức cơ thể trở thành một.

Nó dường như là một sự tưởng tượng quá mức, nhưng tôi nghi ngờ rằng điều tương đương cũng đúng với một tập hợp các thực tế khá gần gũi mặc dù rất khác nhau. Tôi nghĩ chính là một niềm tin lỗi thời nhưng cực kỳ phổ biến xét trên một số lượng các bằng chứng đáng kể, rằng biến đổi nhỏ trong điều kiện sống là có lợi cho tất cả các cơ thể sống. Chúng ta thấy nhận định này đúng khi các nhà nông và người làm vườn thường xuyên trao đổi hạt giống, mầm cây…, từ mảnh đất hay khí hậu này sang mảnh đất khí hậu khác và ngược trở lại. Sau khi tìm hiểu các động vật, chúng ta nhận rõ lợi ích lớn đến từ hầu hết tất cả thay đổi trong thói quen cuộc sống. Một lần nữa, cả với cây cối và con vật, có vô số bàng chửng rằng sự lai ghép giữa các cá thể rất khác nhau trong cùng một loài, tức là giữa các thành viên của các giống hay tiểu giống khác nhau, sẽ sinh ra những cá thể khỏe mạnh và sinh sản tốt. Tôi thực sự tin, dựa trên các thực tế đã được nêu ra trong chương bốn, rằng số lượng lai ghép nhất định là không thể thiếu, thậm chí đối với những cá thể lưỡng tính; và rằng việc lai ghép các cá thể họ hàng gần gũi trong suốt vài thế hệ liên tục giữa mối quan hệ gần nhất, đặt biệt khi các cá thế này bị giữ trong cùng điều kiện sống, luôn luôn cho ra các cá thể yếu ớt và vô sinh.

Do vậy nó có vẻ là, một mặt, những biến đổi nhỏ trong điều kiện sổng có lợi cho tất cả các thực thể sống, và mặt khác những sự lai ghép nhẹ, tức là lai ghép giữa cá thể đực và cá thể cái của cùng một loài mà đã biến đổi và trở nên đôi chút khác biệt, sinh ra những con cháu mạnh khỏe sinh sản tốt. Nhưng chủng ta đã thấy rằng những thay đổi lớn hơn hoặc thay đổi của bản chất đặc biệt, thường khiến cho các thực thể hữu cơ bị vô sinh ở mức độ nhất định; và những lai ghép lớn, tức là giữa các cá thể đực và cá thể cái của loài đã trở nên khác biệt lớn, thường đẻ ra những cá thể lai bị vô sinh ở mức độ nhất định. Tôi không thể thuyết phục bản thân là sự song song này là ngẫu nhiên hoặc một ảo ảnh. Cả hai tập hợp thực tế có vẻ như liên kết với nhau bởi một mối quan hệ chung nhưng chưa được biết tới, mà cơ bản liên quan đến nguyên lý sống.

Khả năng sinh sản của các biến thể khi lai, và của các con cháu lai của chúng – Người ta có thể khẳng định, như một lập luận chặt chẽ nhất, rằng chắc chắn phải có một sự khác biệt cơ bản giữa biến thể và loài, và rằng chắc chắn phải có lồi trong những nhận định nêu trên, giống như là các biến thể, tuy chúng khác biệt nhau nhiều trong hình dáng bên ngoài, lai ghép với nhau dễ dàng và đẻ ra các cá thể sinh sản hoàn hảo. Tôi hoàn toàn công nhận rằng điều này lúc nào cũng đúng. Nhưng khi chúng ta xem xét các biến thể sinh ra trong tự nhiên, chúng ta ngay lập tức phải đối mặt với những khó khăn có hy vọng giải quyết được; bởi vì nếu hai biến thể giả định được tìm thấy trong bất cứ mức độ vô sinh nào cùng nhau; chúng ngay lập tức được các nhà tự nhiên học xếp vào dạng loài. Chẳng hạn như cây hổ người xanh và đỏ, cây hoa anh thảo và cây hoa anh thảo vàng, những cây mà được nhiều nhà thực vật học giỏi nhất của chúng ta coi là biến thể, thì theo ông Gartner lại không hoàn toàn sinh sản tốt khi đem lai, và do vậy ông ta, không hề nghi ngờ gì cả, xếp chúng vào loài. Nếu chúng ta lập luận theo một vòng tròn, khả năng sinh sản của tất cả các biến thế sinh ra trong điều kiện tự nhiên sẽ chắc chắn phải có được.

Nếu xét đến các biến thể được sinh ra hay cho là sinh ra trong điều kiện thuần hóa, chúng ta vẫn có nghi ngờ. Chẳng hạn như có người nói giống chó Spitz Đức giao hợp dễ dàng với cáo hơn các giống chó khác, hay vài giống chó bản địa ở vùng Nam Mỹ không sẵn sàng giao hợp với các giống chó châu âu. Lời giải thích mà mọi người sẽ đưa ra và có lẽ là chuẩn xác chính là những con chó này có nguồn gốc từ vài loài nguyên thủy khác nhau. Tuy nhiên khả năng sinh sản tốt của quá nhiều biến thể thuần hóa, khác nhau lớn trong hình dáng bên ngoài, chẳng hạn như của chim bồ câu hay cải bắp, là một thực tế đáng quan tâm; nhất là khi nó phản ánh có rất nhiều loài, mặc dù rất giống nhau bên ngoài, lại cuối cùng bị vô sinh khi đem lai giống. Tuy thế, vài xem xét cho rằng khả năng sinh sản của các biến thể thuần hóa là ít đặc biệt hơn là như ban đầu người ta tưởng. Người ta có thể chứng minh chỉ những sự khác nhau bên ngoài giữa hai loài không quyết định mức độ vô sinh khi đem lai. Và chúng ta có thể áp dụng quy luật tương tự cho các biến thể thuần hóa. Một số nhà tự nhiên học nổi tiếng tin rằng quá trình thuần hóa lâu dài sẽ có xu hướng xóa bỏ sự vô sinh trong các thế hệ liên tiếp của cá thể lai, mà ban đầu chỉ hơi bị vô sinh; và nếu là như vậy, chúng ta chắc chắn không thể trông đợi tìm thấy được sự vô sinh xuất hiện và biến mất trong điều kiện sống giống nhau. Cuối cùng, và điều này đối với tôi cho đến giờ là xem xét quan trọng nhất, những giống động thực vật mới sinh ra trong điều kiện thuần hóa bởi sự lựa chọn có phương pháp và vô thức của con người, phục vụ mục đích và ý thích của anh ta, anh ta không mong muốn cũng không thể lựa chọn, những biến đổi nhỏ trong hệ thống sinh sản, hay những khác biệt khác trong thế trạng liên quan đến hệ thống sinh sản. Anh ta cho các biến thể của mình ăn cùng loại thức ăn; đối xử với chúng gần như nhau, và không mong muốn thay đổi thói quen cuộc sống của chúng. Tự nhiên tác động đồng bộ và chậm chạp trong suốt những quãng thời gian dài lên toàn bộ cơ thể cấu trúc, trong bất cứ phương cách có thể tốt cho sinh vật và như vật tự nhiên hoặc là trực tiếp, mà có lẽ là gián tiếp nhiều hơn, thay đổi hệ thống sinh sản của một vài con cháu của bất cứ loài nào. Thấy được sự khác biệt trong quá trình lựa chọn, thực hiện bởi con người và tự nhiên, chúng ta chắc sẽ không ngạc nhiên khi biết có vài sự khác biệt trong kết quả.

Tôi đã nói như thế các biến thể của cùng loài lúc nào cũng sinh sản tốt khi đem lai. Nhưng tôi cảm thấy không thể chống lại được bằng chứng của sự tồn tại một mức độ nhất định tính vô sinh trong một số ít các trường hợp sau, mà tôi sẽ trình bày ngắn gọn. Bằng chứng có sức mạnh mà dựa vào đó tôi tin vào tính vô sinh của nhiều loài. Bằng chứng này cũng có được từ những người quan sát chống lại quan điểm của tôi, những người coi trọng tất cả các trường hợp khác khả năng sinh sản và sự vô sinh. Nhà sinh vật học Gartner đã để cho một loại ngô lùn có hạt màu vàng và một loại có hạt màu đỏ phát triển cùng nhau trong vườn của ông trong vài năm, và mặc dù những cây ngô này không cùng giới, chúng không hề thụ phấn cho nhau. Sau đó, ông thụ phấn cho mười ba cây hoa một loại ngô từ phấn của loại còn lại, nhưng chỉ có một cây cho mầm, và mầm này chỉ cho ra năm hạt ngô. Sự ép buộc giao phấn trong trường hợp này không hề gây tổn hại cho cây bởi đây là những cây ngô khác giới. Tôi cho rằng không ai nghi ngờ đây là hai cây ngô khác loài, và điều quan trọng đáng nói ở đây là những cây con được nuôi dưỡng sau quá trình tự thụ phấn hoàn toàn có khả năng sinh sản, do vậy Gartner không hề nghi ngờ rằng đây là hai loài ngô khác nhau.

Giro de Buzareingues lai ba loại bí khác nhau, và ông kết luận rằng sự thụ phấn lẫn nhau càng khó nếu sự khác biệt giữa các loại càng lớn… nhưng các dạng thức mà được dùng làm thì nghiệm thì theo ông Sagaret, người kiểm tra tính vô sinh để đưa ra sự phân loại của mình, nên xếp chúng vào dạng biến thể.

Trường hợp sau còn đáng chú ý hơn; và dường như mới xem qua thì không thể tin được. Nhưng đó là kết quả của số lần thí nghiệm khổng lồ trong nhiều năm qua trên chín loài Verbascum bởi một nhà quan sát đầy kinh nghiệm nhưng rất phản đối quan niệm của tôi, như ông Gartner. Đó là các biến thể vàng và trắng thuộc cùng loài Verbascum khi lai nội bộ đẻ ra ít hạt giống hơn so với một trong hai biến thể màu khi sinh sản dựa vào phấn của chính hoa cùng màu của nó. Hơn nữa ông ta khẳng định rằng khi các biến thể vàng và trắng của cùng một loài lai ghép với biến thể vàng và trắng của một loài riêng biệt khác, thì nhiều hạt giống được sinh ra hơn giữa sự lai ghép của các hoa cùng màu so với những hoa khác màu. Nhưng những biến thể của Verbascum không cho thấy bất cứ sự khác biệt nào ngoài màu hoa ra; và đôi khi một biến thể có thể mọc ra từ hạt giống của biến thể khác.

Dựa vào sự quan sát của tôi đối với cây hoa thục quỳ, tôi có nghi ngờ chúng thể hiện những thực tế tuông tự.

Ông Kolrueter, người sự chính xác trong công việc được mọi nhà quan sát đều công nhận, đã chứng minh được một điều đáng lưu tâm, là một biến thể của cây thuốc lá man đẻ hơn, khi đem lai với một loài hoang dã khác biệt, so với các biến thể khác. Ông làm thí nghiệm trên năm dạng thức mà thường được công nhận là các biến thể, và đã được ông ta kiểm tra chặt chẽ nhất, tức là bằng sự lai ghép trao đổi, và ông ta nhận thấy cá thể lai sinh ra hoàn toàn sinh sản tốt. Nhưng một trong năm biến thể, khi được sừ dụng là bố và mẹ, và đem lai với Nicotiana glutinosa, luôn sinh ra các cá thể lai với mức độ vô sinh không cao như những cá thể lai từ bốn biến thể khác khi chúng đem lai với N. glutinosa. Do vậy hệ thống sinh sản của biến thể này chắc chan phải thay đổi theo cách và ở mức độ nào đó.

Dựa vào các thực tế này và sự khó khăn lớn trong việc công nhận tính vô sinh của cách biến thể trong tự nhiên, đối với một biến thể được thừa nhận nếu sự vô sinh trong bất cứ mực độ nào cũng được xếp vào dạng loài; do con người chỉ lựa chọn các đặc điểm bên ngoài khi tạo ra các biến thể thuần hóa khác biệt nhất; và do không mong muốn hoặc không có khả năng tạo ra những khác biệt chức năng và tính kỳ quặc trong hệ thống sinh sản; dựa vào các thực tế và sự quan sát trên của tôi, tôi không nghĩ rằng khả năng sinh sản phổ biến của các biến thể có thể được chứng minh là lúc nào cũng xảy ra, hay hình thành sự khác biệt cơ bản giữa các biến thể và loài. Đối với tôi, khả năng sinh sản rộng rãi của các biến thể là không đủ để bác bỏ quan điểm mà tôi ủng hộ khi nói đến tính vô sinh phổ biến nhưng không phải lúc nào cũng thế của các cá thể lai thế hệ đầu tiên và của con cháu chúng. Đó là nó không phải là do chúa tạo ra, mà là phụ thuộc vào các biến đổi lâu ngày thu được, nhất là trong hệ thống sinh sản của các dạng thức được đem đi lai.

Các cá thể lai loài và biến thể so sánh, không phụ thuộc vào khả năng sinh sản của chúng – Không liên quan đến câu hỏi về khả năng sinh sản, con cháu của loài khi được lai và của cá thể khi được lai có thể so sánh với nhau trong vài khía cạnh khác. Ông Gartner, người rất mong muốn tìm ra được sự phân biệt rạch ròi giữa loài và biến thể, chỉ có thể tìm thấy rất ít, như tôi cảm nhận, những khác biệt không quan trọng mấy giữa những cá thể gọi là con cháu lai của các loài, và cá thể gọi là con cháu lai của biến thể. Và trong khi đó chúng khá giống nhau về nhiều mặt.

Ở đây tôi chỉ thảo luận chủ đề này hết sức ngắn gọn. Điểm khác biệt quan trọng nhất là, trong thế hệ lai biến thể đầu tiên thay đổi nhiều hơn so với cá thể lai loài; nhưng ông Gartner thừa nhận rằng những cá thể lai loài đã được thuần hóa từ lâu thường hay biến đổi trong thế hệ đầu tiên; và bản thân tôi đã từng gặp những ví dụ đáng ngạc nhiên về thực tế này. Ông Gartner còn thừa nhận là những cá thể lai giữa các loài họ hàng gần gũi biến đổi nhiều hơn so với các cá thể lai giữa các loài riêng biệt; và điều này cho thấy là sự khác biệt trong mức độ tính biến đổi chuyển hóa dần dần. Khi các cá thể lai giữa các biến thế và các cá thể sinh sản tốt hơn lai giữa các loài được nhân rộng qua vài thế hệ, một khối lượng cực lớn của tính biến đối trong con cháu của chúng là phổ biến; nhưng chúng ta có thể thấy vẫn tồn tại một vài trường hợp của cả cá thể lai loài và cá thể lai biến thể từ lâu vẫn giữ lại được tính đồng đều của đặc điểm.Tuy nhiên có lẽ tính biến đổi qua vài thế hệ liên tiếp của các cá thể lai biến thể là lớn hơn so với cá thể lai loài.

Tính biến đổi lớn hơn của các cá thể lai biến thể so với các cá thể lai loài đối với tôi là không có gì đáng ngạc nhiên cả. Bởi vì cha mẹ của các cá thể lai biến thể là biến thể, và đa số các biến thể thuần chủng (rất ít thí nghiệm được tiến hành trên các biến thể tự nhiên), và điều này trong hầu hết các trường hợp hàm ý gần đây có tính biến đổi; do đó chúng ta có thể trông đợi tính biến đổi như thế sẽ tiếp tục và sẽ được thêm nhiều vào cái trội lên từ hoạt động lai ghép. Mức độ biến đổi ít trong các cá thể lai loài từ lần lai ghép đầu tiên hay trong thế hệ đầu tiên, đối lập với tính biến đối cực độ của chúng trong các thế hệ kế tiếp, là một điều gây tò mò và đáng đế quan tâm. Bởi vì nó chứa đựng và cung cấp bằng chứng ủng hộ quan điểm mà tôi đã cho là nguyên nhân của tính biến đổi thông thường; đó là do hệ thống sinh sản vô cùng nhạy cảm với sự thay đổi điều kiện sống, do đó hay trở nên vô dụng hoặc ít nhất là không thực hiện tốt chức năng sinh sản ra con giống với dạng bố mẹ. Bây giờ các cá thể lai loài của thế hệ đầu tiên là con cháu của các loài (loại trừ những dạng đã được thuần hóa từ lâu) mà cơ quan sinh sản của chúng vẫn chưa hề bị ảnh hưởng gì, và chúng không biến đổi; nhưng bản thân các cá thể lai loài lại có hệ thống sinh sản bị ảnh hưởng nặng nề và con cháu của chúng biến đổi rất mạnh mẽ.

Nhưng quay trở lại sự so sánh giữa các cá thể lai loài và cá thể lai biến thể: ông Gartner tuyên bố rằng các cá thể lai biến thể dễ có xu hướng quay trở lại các đặc điếm dạng bố mẹ hơn là các cá thể lai loài; nhưng điều này, nếu đúng, thì chắc chắn chỉ là một sự khác biệt trong mức độ. Ông Gartner còn đi xa hơn khi lai loài, mặc dù hết sức gần gũi, lai với một loài thứ ba, các cá thể lai sinh ra sẽ rất khác biệt so với nhau; trái lại, nếu hai biến thể hoàn toàn khác biệt của một loài được lai với một loài khác, cá thế lai sinh ra không khác biệt nhiều lắm. Nhưng theo tôi được biết, kết luận này chỉ dựa trên một thí nghiệm duy nhất do ông Kolreuter tiến hành.

Chỉ một mình những điều này là những điểm khác biệt không quan trọng mà ông Gartner có thể chỉ ra, giữa các cây lai loài và cây lai biến thể. Trong khi đó, sự giống nhau trong các cá thể lai biến thể và trong các cá thể lai loài với cha mẹ tương ứng của chúng, nhất là trong các cá thể lai loài sinh ra từ các loài có quan hệ gần gũi với nhau, theo ông Gartner, tuân theo những quy luật tương tự. Khi hai loài lai ghép với nhau, một loài đôi khi có sức mạnh đặc biệt ấn định các đặc điểm của chúng cho các cá thể lai sinh ra; và tôi tin điều tương tự cũng xảy ra với các biến thể của cây. Với động vật chắc chắn là một biến thể thường có sức manh đặc biệt hơn so với biến thể khác.

Các cây ra đời từ những lai ghép trao đổi, thông thường rất giống nhau; và tương tự như vậy với các cá thể lai biến thế từ một lai ghép trao đổi. Cả cá thể lai loài và lai biến thể đều có thể bị giảm xuống dạng thức bố mẹ, thông qua các lần lai lặp lại trong các thế hệ kế tiếp nhau với dạng bố mẹ thuần chủng.

Vài nhận định này chắc chắn có thể áp dụng được cho động vật; nhưng chủ đề này vô cùng phức tạp, một phần là do sự tồn tại của các đặc điểm giới tính thứ cấp, nhưng quan trọng hơn là do sức mạnh đặc biệt trong việc di truyền lại các đặc điếm xuất hiện ở trong một giới tính nhiều hơn là ở giới tính kia, khi một loài lai với một loài khác, và khi một loài lai với một biến thể khác. Chang hạn, tôi nghĩ những học giả đó đúng, nhưng người ta khẳng định loài lừa có sức mạnh đặc biệt hơn loài ngựa khiến cho cả con la sinh ra từ ngựa cái và lừa đực và con la sinh ra từ ngựa đực và lừa cái, giống con lừa hơn là ngựa; nhưng rằng sức mạnh đó mạnh hơn trong con lừa đực so với con lừa cái, khiến cho con la sinh ra từ ngựa cái và lừa đực, thì giống con lừa hơn so với con la được sinh ra từ ngựa đực và lừa cái.

Các học giả khác nhấn mạnh nhiều vào trực tế thừa nhận là chỉ các động vật lai cá thể được sinh ra rất giống với một trong hai bố mẹ chúng; nhưng người ta đôi khi lại tìm thấy điều này cũng xảy ra với các cá thể lai loài; nhưng tôi tiếp xúc ít với các cá thể lai loài hơn nhiều so với các cá thể lai biến thế. Xem xét các trường hợp mà tôi thu thập được từ các động vật lai chéo rất giống với cha mẹ, những sự giống nhau này dường như chủ yếu chỉ nằm ở các đặc điểm hầu như dị thường trong bản chất của chúng và đã đột nhiên biến mất – chẳng hạn như chứng bạch tạng, chứng nhiễm sắc tố, thiếu đuôi hay sừng, hay có thêm những ngón tay hoặc ngón chân, và không liên quan đến các đặc điểm mà dần dần có được thông qua sự lựa chọn. Kết quả là sự trở lại đột nhiên các đặc điểm bình thường của cha mẹ thường hay xuất hiện ở những cá thể lai biến thể mà bắt nguồn từ các biến thể đột nhiên sinh ra và bán dị thường trong các đặc điểm, so với các cá thể lai loài có nguồn gốc từ những loài hình thành một cách tự nhiên và chậm chạp. Xét trên tổng thể, tôi hoàn toàn đồng ý với tiến sỹ Prosper Lucas, người sau khi đã sẳp xếp một khối lượng khổng lồ các bằng chứng về động vật lại với nhau, đã rút ra kết luận những quy luật của sự giống nhau giữa đứa con với cha mẹ là như nhau, cho dù bố mẹ có khác nhau ít hay nhiều, tức là trong sự giao hợp giữa các cá thể cùng biến thể hay giữa các cá thể khác biến thể, hoặc là giữa các loài riêng rẽ.

Tạm không bàn đến những câu hỏi về tính vô sinh và khả năng sinh sản, trong tất cả các khía cạnh khác thì chúng ta hình như có sự tương đồng chung giữa con cháu của các loài lai ghép, và của các biến thể lai ghép. Nếu chúng ta nghĩ những loài được đặc biệt tạo ra, và các biến thể tạo ra do các quy luật thứ cấp, sự tương đồng này sẽ thực sự là ngạc nhiên, khó hiểu. Nhưng nó lại hoàn toàn phù họp nếu ta đứng trên quan điểm là không có sự khác biệt cơ bản giữa loài và biến thể.

Tổng kết chương – Những lai ghép đầu tiên giữa những dạng đủ điều kiện để xếp vào loài, và các cá thể lai sinh ra bởi chúng, rất thường hay, nhưng không phải lúc nào cũng vậy, bị vô sinh. Tính vô sinh ở tất cả các mức độ, và thường nhỏ bé tới mức mà hai nhà thí nghiệm học tài năng và cẩn thận nhất từ trước tới giờ, đã đi tới những kết luận đối ngược trong việc xếp loại các dạng thức thông qua các thừ nghiệm này. Tính vô sinh về bản chất là biến đổi trong các cá thể của cùng một loài, và nó dễ dàng bị ảnh hưởng bởi điều kiện sống thuận lợi hoặc không. Mức độ vô sinh không hoàn toàn tuân theo mối quan hệ hệ thống, mà bị điều chỉnh bởi một vài quy luật phức tạp khó hiểu. Thông thường thì có sự khác biệt, đôi khi là khác biệt lớn trong các lai ghép trao đổi giữa hai loài cố định. Nó không phải lúc nào cùng có mức độ ngang bằng trong một cá thể lai thế hệ đầu và trong các cá thể lai thế hệ sau.

Theo cách tương tự như chiết ghép cây, khả năng một loài hay biến thể giao kết với loài hay biến thể khác nói chung là phụ thuộc vào những điểm khác biệt chưa được biết tới trong hệ thống sinh dưỡng của chúng, như trong sự lai ghép, hồ trợ ít hay nhiều để một loài giao phối với một loài khác, là do những khác nhau chưa biết tới trong hệ thống sinh sản của chúng. Chúng ta không còn có lý do gi nữa để tin rằng các loài được Chúa ban tặng cho mức độ vô sinh khác nhau để tránh tình trạng chúng hòa lẫn với nhau trong tự nhiên, hơn là nghĩ thực vật cũng được Chúa tạo ra với các mức độ khó khăn tương đưomg trong việc chiết ghép với nhau để tránh, chúng trở thành ghép áp trong các khu rừng của chúng ta.

Sự vô sinh của các cá thể lai đầu tiên giữa hai loài thuần chủng, mà hệ thống sinh sản của chúng hoàn toàn tốt, có vẻ như phụ thuộc vào một vài điều kiện hoàn cảnh nhất định; ở một số trường hợp thì chủ yếu là do phôi thai chết sớm. Sự vô sinh của các cá thể lai thế hệ sau, có hệ thống sinh sản không hoàn thiện, cả cấu trúc và hệ thống này của chúng bị xáo động do hai cấu trúc trở thành một của hai loài khác, có vẻ như quan hệ mật thiết với sự vô sinh mà rất thường hay ảnh hưởng tới những loài thuần chủng, khi điều kiện sống tự nhiên của chúng bị xáo động. Quan điểm này được ủng hộ bởi sự song song của loại khác; đó là sự lai ghép của các dạng thức chỉ khác nhau ít là có lợi cho sức khỏe và khả năng sinh sản của con cháu của chúng; và rằng những thay đổi nhỏ trong cuộc sống rõ ràng có lợi cho sức khỏe và khả năng sinh sản của tất cả các cơ thể sống hữu cơ. Không có gì phải ngạc nhiên là mức độ khó khăn để giao hợp hai loài, và mức độ vô sinh của các con cháu lai thế hệ ba là thường tương ứng, cho dù là do những nguyên nhân khác nhau; do cả hai đều phụ thuộc vào khối lượng khác biệt của một dạng nhất định giữa các loài mà được đem lai cấy. Và chúng ta cũng không phải lấy làm ngạc nhiên sự hỗ trợ thực hiện lai ghép thế hệ đầu tiên, khả năng sinh sản của thế hệ lai thứ hai được sinh ra, khả năng có thể chiết ghép với nhau – mặc dù khả năng chiết ghép này là phụ thuộc nhiều vào hoàn cảnh điều kiện khác biệt – tất cả sẽ chạy, ở một mức độ nhất định, song song với mối quan hệ hệ thống của các dạng thức đem đi thí nghiệm; vì mối quan hệ hệ thống cổ hình thành tất cả thể loại những đặc điểm giống nhau giữa tất cả các loài.

Những cá thể lai đời đầu giữa các dạng mà mọi người đều cho là biến thể, hay đủ điều kiện để xếp vào dạng biến thể, và con cháu lai của chúng, thường rất hay, nhưng không phải lúc nào cũng thế, sinh sản tốt. Khả năng sinh sản gần như là phổ biến vả hoàn hảo này không làm chúng ta ngạc nhiên khi nhớ lại rằng chúng ta hay có xu hướng lập luận vòng quanh liên quan đến các biến thể trong tự nhiên; và khi chúng ta nhớ rằng số lượng các biến thể thuần chủng nhiều hơn bởi sự lựa chọn chỉ các đặc điểm bề ngoài, và không bởi các đặc điểm khác biệt trong hệ thống sinh sản. Trong tất cả các mặt khác, loài trừ khả năng sinh sản, hầu như có sự giống nhau lớn giữa cá thể lai loài và cá thể lai biến thể. Và cuối cùng những bằng chứng được đưa ra ở trong chưomg này đối với tôi có vẻ như không đi ngược lại với, thậm chí là còn ủng hộ, quan điểm không có sự khác biệt cơ bản nào giữa loài và biến thể.

Sự phân biệt giữa tính vô sinh của những con lai giữa các giống và giữa các loài thế hệ đầu tiên – Tính vô sinh thay đổi theo mức độ, không phổ biến, chịu ảnh hưởng của lai giống chéo giữa các loài – Các quy luật điều chỉnh tính vô sinh của cá thể lai ghép khác loài – Sự vô sinh không phải là sản phẩm của Chúa trời mà là do Tự nhiên – Các nguyên nhân của sự vô sinh của những con lai giữa các giống và giữa các loài thế hệ đầu tiên – Sự tương đồng giữa các ảnh hưởng của điều kiện sống thay đổi và của lai ghép giống – Khả năng sinh sản của các biến thể khi lai giống và của những đứa con không phải là biến thể -Cá thể lai giữa các loài và cá thể lai giữa hai giống được so sánh không phụ thuộc vào khả năng sinh sản của chúng – Tổng kết

Đa số các nhà tự nhiên học đều nhất trí là các loài, khi được đem lai với nhau, sẽ không có khả năng sinh sản, với mục đích là để tránh tình trạng lẫn lộn giữa giữa tất cả các dạng sống hữu cơ. Hiển nhiên là lúc đầu quan điểm này có vẻ như khá họp lý, bởi vì các loài trong cùng một nước khó có thể phân biệt được nếu chúng có khả năng lai dễ dàng. Tôi nghĩ, tầm quan trọng của thực tế là những con lai giữa các loài khác nhau thông thường không thể sinh đẻ được đã bị một số nhà nghiên cứu nhận thức đúng đắn. Theo lý thuyết sự lựa chọn của tự nhiên, trường hợp này là đặc biệt quan trọng, nhất là khi tính vô sinh của con lai giữa các loài không thể là có lợi đối với chúng, và do đó sẽ không có được nhờ vào sự duy trì liên tục các mức độ có lợi của tính vô sinh. Tuy nhiên tôi vẫn hi vọng có thể cho các bạn thấy tính vô sinh không phải là thu được theo cách đặc biệt hay là do Chúa sinh ra, mà là do ngẫu nhiên mà có từ các sai biệt thu được khác.

Để trình bày chủ đề này, tôi gộp hai phân lớp thực tế minh họa, xét ở mức độ lớn chúng khác nhau về co bản. Đó là tính vô sinh của hai loài khi lần đầu tiên cấy ghép, và tính vô sinh của những cá thể lai sinh ra bởi chúng.

Tất nhiên là các loài thuần chủng có bộ phận sinh sản tốt, nhưng khi đem lai, chúng sinh ra hoặc là ít con hoặc không sinh nở gì. Những con lai lại có bộ phận sinh sản không hoạt động, như chúng ta có thể nhận ra rõ trong nhân tố của con đực của cả động và thực vật; mặc dù các co quan có cấu trúc hoàn hảo, theo như kính hiển vi cho biết. Trong trường hợp đầu tiên, hai yếu tố giới tính cùng nhau tạo ra bào thai là hoàn hảo; trong trường hợp thứ hai, chúng hoặc là không phát triển hoặc phát triển lệch lạc. Sự phân biệt này là quan trọng, khi mà nguyên nhân của tính vô sinh, khá phổ biến trong cả hai trường hợp, phải được xem xét. Sự phân biệt này có lẽ đã bị hiểu sai do tính vô sinh trong cả hai trường hợp đều bị coi đó là sản phẩm của Chúa trời, chúng ta không thể giải thích được tình trạng này.

Khả năng sinh sản tốt của các biến thể, mà người ta biết chúng bắt nguồn từ bố mẹ chung, khi đem lai ghép, và tương tự như khả năng sinh sản của các đứa con lai của chúng, theo lý thuyết của tôi, quan trọng tương đương với tính vô sinh của các loài; vì dường như nó cung cấp một sự phân biệt khái quát rõ ràng giữa biến thể và loài.

Thứ nhất, đối với tính vô sinh của loài khi lai ghép và của những con cháu lai của chúng. Tôi không thể nghiên cứu các bản ghi chép và tác phẩm của hai nhà quan sát tỷ mỷ và đáng ngưỡng mộ, Kolreuter và Gartner, những người đã cống hiến gần như trọn đời mình cho chủ đề này, mà không cảm thấy thực sự bị ấn tượng sâu đậm về tính phổ biến của sự vô sinh. Ông Kolreuter biến quy luật này mang tính rộng rãi; nhưng sau đó cũng đưa ra ngoại lệ, vì trong mười trường hợp trong đó ông tìm ra hai dạng, mà theo như đại đa số các học giả là hai loài riêng biệt, có khả năng sinh sản tốt, ông ngay lập tức xếp chúng vào biến thể. Ông Gartner cũng khiến quy luật trở thành phổ biến với mức độ tương đương; và ông phản bác lại khả năng sinh sản tốt trong mười trường hợp của ông Kolreuter. Nhưng trong những trường hợp này và rất nhiều trường hợp khác, ông Gartner buộc phải cẩn thận đếm các hạt giống, nhàm để chứng minh xem có bất kỳ mức độ nào của sự vô sinh không. Ông luôn so sánh số lượng lớn nhất của các hạt giống tạo ra bởi hai loài khi đem lai ghép với nhau và bởi con cháu của chúng với số lượng trung bình sinh ra bởi bố mẹ thuần chủng trong tự nhiên. Nhưng một một nguyên nhân chính gây ra sai sót mà tôi thấy cần phải được trình bày ở đây: một cây khi đem đi lai ghép phải bị phá bỏ cơ quan sinh dục, và cái quan trọng hơn là phải bị cách ly nhằm tránh việc phấn hoa được các con côn trùng mang tới hoa khác. Hầu hết tất cả các cây ông Gartner thí nghiệm đều trồng trong chậu, và chắc chắn là giữ trong một phòng nhà ông. Việc các quá trình này thường gây hại đối với tính sinh sản của một cây là không thể bị nghi ngờ, vì ông Gartner đưa ra trong bảng của ông nhiều trường hợp cây bị ông phá bỏ cơ quan sinh sản của chúng, tự cấy thêm khả năng sinh sản với phấn hoa của bản thân chúng, và (ngoại trừ tất cả các trường hợp như loài Leguminosae, mà chúng ta khó có thể biến cải chúng) nửa trong số hai mươi cây này có cơ quan sinh sản bị tổn thương ở mức độ nhất định. Hơn nữa, như ông Gartner trong nhiều năm qua đã liên tục cấy ghép hoa anh thảo và hoa anh thảo vàng, những cây mà chúng ta có lý do chính đáng đê tin chúng là các biến thể, và chỉ một hoặc hai cây là có khả năng sinh hạt giống; như ông tìm thấy ở cây hổ người xanh và đỏ phổ biến (Anagallis, arvensis và coerulea) mà những nhà thực vật học danh tiếng nhất xếp chúng vào biến thể, hoàn toàn là vô sinh cùng nhau; và như ông ta cũng đi tới kết luận tương tự trong vài trường hợp giống như the; tôi cảm thấy rằng những thực tế đó cho phép chúng ta nghi ngờ xem liệu nhiều loài khác thực sự là vô sinh, khi lai ghép giữa các loài, như ông Gartner tin thế.

Một mặt, rõ ràng là tính vô sinh của nhiều loài khi đem lai ghép là vô cùng khác biệt trong mức độ và tiến triển dần dần không cảm nhận được. Mặt khác, khả năng sinh sản của các loài thuần chủng dễ dàng bị ảnh hưởng bởi nhiều hoàn cảnh khác nhau. Với tất cả các mục đích thực tiễn, điểm khó khăn nhất là để nói khi nào khả năng sinh sản hoàn hảo kết thúc và khi nào thì sự vô sinh bắt đầu. Tôi nghĩ không có bằng chứng nào tổt hơn, cần thiết hơn là hai nhà quan sát danh tiếng nhất của mọi thời đại, Kolreuter và Gartner, đã đi tới hai kết luận trái ngược hẳn nhau đối với cùng một loài. Điều hữu ích nhất là so sánh -nhưng tôi không có chỗ ở đây để đi vào chi tiết – bằng chứng đưa ra bởi các nhà thực vật học giỏi nhất về câu hỏi liệu những dạng nghi ngờ nhất định nên được xếp vào loài hay biến thể, với bằng chứng về sự vô sinh cung cấp bởi các nhà lai ghép loài khác nhau, hoặc bởi chính học giả đó, dựa vào các thí nghiệm tiến hành trong vài năm qua. Do vậy người ta có thể chứng minh không phải tính vô sinh cũng không phải khả năng sinh sản cung cẩp bất kỳ sự phân biệt rành mạch giữa loài và biến thể; mà bằng chứng từ nguồn này là chuyển hóa dần dần, và cũng đáng nghi ngờ với mức độ tưomg đưomg như là bằng chứng rút ra từ các khác biệt mang tính thể trạng và cấu trúc.

Xét về tính vô sinh của các con lai trong các thế hệ kế tiếp nhau; mặc dù ông Gartner có thể nuôi vài con lai ghép giữa loài; cẩn thận không cho chúng lai với hoặc là bộ mẹ thuần chủng, trong sáu hoặc bảy, và ở một trường hợp lên tới mười thế hệ, nhưng ông ta khẳng định chắc chắn rằng khả năng sinh sản của chúng không bao giờ tăng cả mà trái lại giảm mạnh. Tôi không nghi ngờ về tính đúng đắn của kết luận này, và khả năng sinh sản của chúng đột ngột giảm trong vài thế hệ đầu. Tuy nhiên tôi tín là trong mọi trường hợp khả năng sinh sản suy giảm vì một lý do độc lập, chính là lý do lai ghép chéo gần. Tôi đã thu thập được số lượng lớn các bằng chứng cho thấy việc lai ghép gần sẽ làm giảm khả năng sinh sản, và một lần lai ghép ngẫu nhiên với một cá thể hay biến thể khác biệt sẽ tăng khả năng sinh sản. Tôi không thể nghi ngờ tính đúng đắn của niềm tin của hầu hết giới nhân giống. Các con lai giữa loài ít khi được tạo ra bởi các nhà thí nghiệm với số lượng lớn; và do loài bố mẹ hoặc loài lai gần gũi khác, thường sống chung trong mảnh vườn; việc tiếp xúc với các con côn trùng phải bị ngăn cấm hoàn toàn trong suốt mùa ra hoa: như thế các con lai loài nói chung sẽ tăng khả năng sinh sản qua mỗi thế hệ phấn hoa của bản thân chúng; và tôi tin chắc điều này sẽ gây hại tới khả năng sinh nở của chúng, khả năng đó đã bị giảm đi bởi nguồn gốc lai rồi. Luận chứng của tôi càng có cơ sở vững chắc hơn dựa vào một lời phát biểu đáng chú ý liên tục được ông Gartner nhắc lại rằng thậm chí là những con lai kém sinh nở được cấy ghép bởi phấn hoa lai của cùng loại, khả năng sinh sản của chúng, bất chấp những ảnh hưởng xấu của tiểu xảo, đôi khi tăng mạnh, và tiêp tục gia tăng. Bây giờ, trong quá trình cấy ghép khả năng sinh sản nhân tạo, phấn hoa thường được lựa chọn ngẫu nhiên (như tôi được biết dựa vào kinh nghiệm bản thân) từ các bao phấn của một loài hoa, như từ các bao phấn của chính hoa dùng để cấy ghép khả năng sinh sản nhân tạo; để cho sự lai ghép giữa hai hoa, mặc dù trên cùng một cây, nhờ đó thành công. Hơn nữa, mỗi khi những thí nghiệm phức tạp đang trong giai đoạn triển khai, một nhà thí nghiệm hết sức cẩn trọng, như ông Gartner, đã có thể loại đi bộ phận sinh sản của đứa con lai. Điều này chắc sẽ đảm bảo trong mỗi thế hệ lai ghép với phấn từ một cây hoa khác riêng biệt, hoặc là từ cùng một cây hoặc là từ một cây khác của cùng cá thể lai cấy. Do vậy tôi tin tưởng rằng thực tế lạ lùng về sự gia tăng của tính sinh sản qua các thế hệ kế tiếp của những con lai loài được cay ghép khả năng sinh sản nhân tạo có thể được giải thích thông qua thực tế là người ta tránh các trường hợp lai loài gần nhau.

Bây giờ chúng ta hãy xem đến kết quả của thu được của người quan sát giỏi thứ ba, Hon. và Rev. w. Herbert. Ông khẳng định rõ ràng trong kết luận của mình là vài con lai loài hoàn toàn sinh nở tốt – có khả năng sinh sản giống như loài cha mẹ – như là của ông Kolreuter và Gartner trong một chừng mực nào đấy về sự vô sinh của giữa các loài riêng rẽ là một quy luật tất yếu. Ông này cũng thí nghiệm trên các cây gần giống như của ông Gartner đã làm. Tôi nghĩ sự khác biệt trong kết quả của họ có thể do kỹ năng và nhà kính của ông ta. Trong số nhiều lời phát biểu quan trọng của ông, tôi chỉ đưa ra ở đây một lời phát biểu, đó là “mọi noãn trong một quả đậu Crinum capense được cấy tạo khả năng sinh sản bởi c. revolutum sinh ra một cây, mà ông nói tôi không bao giờ nhìn thấy xuất hiện trong một trường hợp của sự thụ tinh tự nhiên của nó”.

Như thế ở đây chúng có khả năng sinh sản hoàn hảo, thậm chí còn hơn cả sự hoàn hảo thông thường trong một cá thể lai thế hệ đầu tiên giữa hai loài khác nhau.

Trường hợp này của Crinum khiến tôi nhớ đến một thực tế khá lạ kỳ: có các cá thể cây với những loài nhất định của Lobelỉa, và với tất cả các loài của chi Hìppeastrum mà dễ dàng thu được khả năng sinh sản hơn nhiều bằng phấn hoa của loài khác riêng biệt. Vì người ta tìm thấy những cây này đẻ hạt giống vào phấn hoa của một loài khác biệt, mặc dù hoàn toàn vô sinh đối với phấn của bản thân chúng, bất chấp thực tế là phấn hoa của chúng rất tốt, vì chúng giúp loài khác sinh sản được. Tức là những cây cá thể nhất định và tất cả các cá thể của loài nhất định trên thực tế có thể đem lai dễ dàng hơn so với việc chúng tự sinh sản! Ví dụ, củ hành của Hỉppeasstrum aulicum cho ra bốn bông hoa; ba bông được ông Herbert giúp có thể sinh sản với phấn hoa của chính chúng, và sau đó bông thứ tư tiếp nhận phấn hoa của một cá thể lai hỗn hợp có nguồn gốc từ ba loài khác biệt. Kết quả là “buồng nhụy của ba hoa đầu tiên ngay lập tức ngừng phát triển, và sau vài ngày thì bị chết hoàn toàn, trái lại bông hoa được thụ phấn bởi phấn hoa của cá thể lai hỗn hợp có bầu nhụy tăng trưởng nhanh và manh mẽ và cho ra hạt giống khỏe mạnh, mọc dễ dàng”. Trong một bức thư gửi cho tôi vào năm 1839, ông Herbert nói sau đó ông đã cố gắng thử làm thí nghiệm trong suốt 5 năm, và ông tiếp tục làm thí nghiệm đó sau vài năm tiếp đó, và kết quả luôn luôn không thay đổi. Kết quả này cũng đã được những nhà quan sát khác khẳng định trong trường hợp của Hippeastrum với tiêu chí của nó, và trong những trường hợp của các chi khác, như Lobelia, Oassiýìora và Verbascum. Mặc dù những cây mang thí nghiệm này chắc chắn là khỏe mạnh, và mặc dù cả noãn lẫn phấn của cùng một hoa là tốt đối với các loài khác, nhưng chúng là không hoàn hảo về mặt chức năng trong việc tự động chung, chúng ta phải suy ra rằng cây không ở trong tình trạng tự nhiên bình thường. Tuy nhiên, thực tế này cho thấy đôi lúc dựa vào những nguyên nhân khó hiểu và kém quan trọng thì khả năng sinh sản dễ dàng hay khó khăn của loài khi đem lai, so với chính loài đấy khi tự thụ tinh.

Các thí nghiệm của thực tiễn của những người làm vườn, dù không diễn ra với độ chuẩn xác khoa học, song, cũng đáng để xem xét. Nhiều người biết tính phức tạp vô cùng của cách thức của loài Pelargonium. Fuchsia, Calceolaria, Petunia, Rhododendron… đã được lai ghép, nhưng nhiều cá thể lai từ chúng vẫn cho hạt giống đều đều. Ví dụ ông Herbert khẳng định rằng cá thể lai từ Calceolaria integri/oỉia và plantaginea, những loài hoàn toàn xa lạ, về tính cách “” sinh đẻ ra con cháu cứ như thể nó là một loài tự nhiên từ nhiều ngọn núi ở Chile”. Tôi đã trải qua một vài khó khăn để biết rõ mức độ của khả năng sinh nở của vài cá thể lai phức tạp Rhododendron. Tôi khẳng định là nhiều cá thể trong số chúng sinh đẻ tốt. Chẳng hạn như ông c. Noble cho tôi biết ông đang trồng một số lượng cây để lai ghép tạo ra một cá thể lai giữa Rhod Pontisum và Catawbiense, và cá thể lai này “sinh sản cực kỳ dễ dàng, khó ai có thể tưởng tượng được”. Nếu các cá thể lai giữa các loài, khi được chăm sóc tốt, vẫn tiếp tục suy giảm khả năng sinh sản qua các thế hệ kế tiếp nhau, như ông Gartner cho là như thế, thực tế này chắc đã phải được nhiều người làm vướng nhắc tới. Những người làm vườn trồng nhiều cây của các cá thể lai tương tự nhau và được chăm sóc tốt, vì nhờ tác nhân côn trùng, vài cá thể của cùng một biến thể lai được cho phép lai ghép tự do với nhau, và do đó ảnh hưởng có hại tới việc lai ghép họ hàng vì sẽ không phát huy tác dụng. Bất kỳ ai ngay lập tức đồng ý về tính hiệu quả của tác nhân côn trùng bằng cách đem những bông hoa của loại kém sinh nở hơn của rhododendron lai, những cây không có phấn hoa thì anh ta sẽ tìm thấy trên các đầu nhụy nhiều phấn mang đến từ các hoa khác.

Đối với động vật, người ta tiến hành ít thí nghiệm cẩn thận trên chúng hơn nhiều so với thực vật. Nếu những sắp xếp hệ thống của chúng ta là đáng tin tưởng, tức là nếu các chi động vật riêng biết giống như là các chi thực vật, thì chúng ta có thể suy luận rằng động vật bị tách biệt ở mức độ lớn hơn trong tự nhiên có thể dễ dàng lai ghép với nhau hơn là cây cối; nhung tôi nghĩ những con vật sinh ra từ sự lai ghép như thế sẽ kém khả năng sinh sàn hơn. Tôi nghi ngờ liệu có bất kỳ trường hợp động vật nào được xem xét cẩn thận rõ ràng hay không. Song chúng ta nên nhớ rằng, do có ít con vật lai ghép dễ dàng trong điều kiện bị giam hãm, ít thí nghiệm chính xác được tiến hành: ví dụ chim hoàng yến cho lai ghép với chín loài chim họ sẻ, nhưng do không một loại chim họ sẻ nào trong chín loài trên sinh sản thoải mái trong điều kiện bị giam cầm, chúng ta không có quyền trông đợi những con lai thế hệ đầu tiên giữa chúng và chim hoàng yến, hay các con lai của chúng, sẽ sinh nở tốt. Một lần nữa, khi xét về khả năng sinh sản trong các thế hệ kế tiếp của các con vật lai loài với khả năng sinh sản tốt hơn, tôi không biết một ví dụ nào cho thấy trong đó hai họ của cùng cá thể lai đã được nuôi cùng thời điểm nhưng khác bố mẹ, nhằm tránh ảnh hưởng xấu của việc lai giống các con họ hàng. Đối lập lại, anh chị em thường được cho giao phối với nhau qua mỗi thế hệ kế tiếp, đi ngược lại lời cảnh báo liên tục của mọi nhà nhân giống. Và trường họp này, không có gì đáng ngạc nhiên về sự vô sinh không thể thiếu của các con vật lai ngày một tăng. Nếu chúng ta hành động như thế, và từng cặp anh chị em trong trường họp các con vật thuần chủng, mà do nguyên nhân nào đi chăng nữa, có xu hướng vô sinh ít nhất, con lai sẽ chắc chắn bị mất trong một vài thế hệ.

Cho dù tôi không biết bất cứ trường hợp rõ ràng nào về các con vật lai loài sinh nở tốt, tôi có vài lý do để tin rằng con lai từ Cervulus vaginalis và Reevesii, và từ Phasianus colchicus với p. torquatus và với p. versicolor là hoàn toàn sinh nở được. Những con lai của loài ngỗng Trung Quốc thông thường (Ắ. cygnoides), những loài khác biệt nhau tới mức chúng thường được xếp vào chi khác nhau, thường sinh sản trong đất nước này với cha mẹ thuần chủng, chúng đã sinh sản trong chính nhóm. Hiện tượng này đã được ông Eyton chứng thực, người nuôi hai cá thể lai từ cùng cha mẹ nhưng ấp khác nhau; và từ hai con chim này, ông có thêm không ít hơn tám con chim lai (cháu của ngỗng thuần chủng) từ một cái tổ. Tuy thế ở Ấn Độ, những con ngỗng lai này chắc chắn sinh đẻ dễ dàng hơn nhiều vì tôi đảm bảo chắc, dựa trên hai nhà nghiên cứu khoa học tài năng, ông Blyth và đại tá Hutton, toàn bộ đàn của những con ngỗng lai này được nuôi ở nhiều phần khác trên thế giới; và do chúng được giữ lại vì có lợi trong khi bố mẹ thuần chủng của chúng không tồn tại, chúng chắc chắn phải đã đẻ nhiều.

Một học thuyết khởi xướng bởi ông Pallas, được đa số các nhà tự nhiên học đương đại tán thành. Đó là hầu hết các con vật thuần chủng của chúng ta đều bắt nguồn từ hai hay nhiều hơn các loài nguyên thủy, do hòa lẫn với nhau bởi quan hệ giao phối họ hàng gần gũi. Đứng trên quan điểm này, những loài nguyên thủy chắc phải hoặc là ban đầu đẻ ra các cá thể lai sinh nở tốt hoặc là những cả thể lai sau đó trở nên sinh sản dễ dàng trong điều kiện thuần hóa. Sự giải thích thứ hai này đối với tôi có vẻ như là có khả năng nhất, và tôi tin vào tính xác thực của nó, cho dù nó không có bằng chứng trực tiếp nào ủng hộ. Chẳng hạn như tôi nghĩ loài chó nhà của chúng ta có nguồn gốc từ vài loại vật hoang dã, nhưng loại trừ các trường hợp kiểu loài chó nhà thuần bản địa của Nam Mỹ, tẩt cả là sinh nở được; và sự so sánh khiến tôi rất nghi ngờ liệu vài loài gốc nguyên thủy có cùng sinh sản không và sinh ra những cá thể lai có thể sinh sản tốt. Do vậy một lần nữa chúng ta có lý do tin rằng những con gia súc có bướu Ấn Độ sinh nở tốt; nhưng dựa trên những thực tế mà ông Blyth đưa cho tôi, chúng phải được coi là các loài khác nhau. Xét trên quan điểm về nguồn gốc loài của các con vật thuần dưỡng của chúng ta, chúng ta phải hoặc là từ bỏ niềm tin vào sự vô sinh phổ biến của các loài khác nhau khi đem lai; hoặc là chúng ta phải coi tính vô sinh, không phải là đặc điểm cố định, mà là một đặc điểm có thể loại bỏ khỏi bởi sự thuần dưỡng.

Cuối cùng, xem xét đến tất cả các thực tế rõ ràng về sự lai ghép của các động vật và thực vật, chúng ta có thể rút ra kết luận mức độ nhất định của tính vô sinh, cả trong những thế hệ lai giống và trong cả các cá thể lai loài thế hệ đầu tiên, là một kết quả cực kỳ thông thường, nhưng với kiến thức hiện tại của chúng ta, điều này không thể được coi là đúng tuyệt đối. Các quy luật điều chỉnh tính vô sinh của các cá thể lai giống và loài đầu tiên – Chúng ta bây giờ sẽ xem xét chi tiết hơn một chút các hoàn cảnh và quy luật điều chỉnh tính vô sinh của các cá thể lai giống và loài đầu tiên. Mục tiêu chính của chúng ta sẽ là xem liệu có hay không các quy luật ám chi các loài được ban tặng đặc biệt đặc điểm này, nhằm tránh sự lai ghép của chúng khi hòa lẫn vào với nhau dẫn đến trạng thái lẫn lộn. Những quy luật và kết luận sau chủ yếu được rút ra từ công trình nghiên cứu đáng khâm phục của ông Gartner về quá trình lai loài của các cây. Tôi gặp vài khó khăn để biết xem tầm áp dụng của quy luật này đến đâu đối với các con vật, và xem kiến thức của chúng ta biết đến đâu trong lĩnh vực động vật lai loài, tôi rất ngạc nhiên khi phát hiện là quy luật nói chung đúng với cả hai vưomg quốc động vật và thực vật.

Các nhà khoa học đã nhận xét rằng mức độ sinh đẻ, cả của cá thể lai giống và lai loài, chuyển hóa hoàn toàn từ vô sinh tới khả năng sinh sản tốt. Mọi người chắc hẳn sẽ ngạc nhiên khi biết có nhiều cách kỳ lạ sự chuyển hóa này có thể được chứng minh tồn tại; nhưng ở đây tôi chi bàn đến những điều cơ bản nhất. Khi phấn hoa của một cây trong một họ được đặt trên đầu nhụy hoa của cây trong một họ khác biệt, nó không hoàn toàn giống như những hạt bụi vô cơ, không hề có ảnh hưởng gì. Từ tính vô sinh hoàn toàn, phấn hoa của loài khác trong cùng chi đặt trên đầu nhụy hoa của loài khác nào đó, thì lai cho ra vài hạt giống tốt, chuyển sang mức có khả năng sinh đẻ hoàn hảo, và như chúng ta thấy, trong vài trường hợp đặc biệt, thậm chí là quá mắn đẻ là đằng khác, trên cả những gì mà phấn hoa của bản thân cây sẽ sinh ra. Trong chính những cá thể lai loài, có vài cá thể đã không bao giờ sinh nở và có lẽ sẽ không bao giờ sinh sản, thậm chí là với phấn của bố mẹ thuần chủng, một hạt giống sinh sản duy nhất thôi: nhưng trong một số trường hợp kiểu này, dấu vết đầu tiên về khả năng sinh sản có thể được phát hiện ra, bởi phấn hoa của một trong hai bố mẹ thuần chủng khiến hoa của cá thể lai héo sớm hơn nó trong khi đáng ra phải sống lâu hơn; và hiện tượng héo sớm như thế là dấu hiện phổ biến cho biết quá trình sinh sản hóa bắt đầu. Từ mức độ cực điểm của tính vô sinh chúng ta có các cá thể lai tự sinh sản cho ra ngày càng lớn số lượng các hạt giống tới khả năng sinh sản hoàn hảo.

Các cá thể lai từ hai loài khó kết hợp với nhau; và hiếm khi đẻ ra con cái, thông thường có khả năng vô sinh rất cao; nhưng tình trạng tương đương giữa khó khăn tạo ra cá thể lai đầu tiên, và sự vô sinh của các cá thể lai loài mà do đó được sinh ra – hai nhóm hiện tượng thường gây sự khó hiểu – không hề chặt chẽ xét trên mọi góc cạnh. Chúng ta có nhiều trường hợp trong đó hai loài thuần chủng dễ dàng kết hợp được với nhau bởi tác nhân trợ giúp bất thường, và tạo ra khá nhiều cá thể lai; song những cá thể lai này đáng chủ ý là bị vô sinh. Mặt khác, có những loài hiếm khi lai, hoặc cực kỳ khó để làm như thế, nhưng cuối cùng vẫn lai được thì lại có khả năng sinh sản tốt. Thậm chí trong giới hạn của một chi, ví dụ như chi Dianthus, hai trường hợp đối lập này dã xuất hiện.

Khả năng sinh sản, của cả cá thể lai giống và cá thể lai loài, dễ dàng bị ảnh hưởng bởi các điều kiện xấu hơn so với khả năng sinh sản của các cá thể thuần chủng. Tương tự thế mức độ khả năng sinh sản về bản chất là biến thiên; vì nó không bao giờ giữ nguyên khi hai loài lai ghép trong cùng điều kiện hoàn cảnh, nhưng một phần dựa vào thể trạng của các cá thể đã được lựa chọn ngẫu nhiên để thí nghiệm. Do vậy chính là với các cá thể lai loài, do mức độ sinh sản của chúng thường khác nhau nhiều trong vài cá thể trồng từ các hạt lấy ra từ một quả nang và trồng trong cùng điều kiện như nhau.

Cụm từ mối quan hệ hệ thống có nghĩa là sự giống nhau giữa các loài trong cấu trúc và thể trạng, nhất là trong các bộ phận cấu trúc quan trọng về mặt sinh lý khác nhau ít trong các loài họ hàng. Hiện giờ khả năng sinh sản của các cá thể lai loài đầu tiên; và của các cá thể lai sinh ra bởi chúng, chủ yếu bị điều chỉnh bởi mối quan hệ hệ thống. Chúng ta chứng minh tốt điều này dựa vào thực tế là các cá thể lai sinh ra bởi nhiều loài được các nhà hệ thống học xếp vào những họ riêng rẽ. Những sự tưomg ứng mối quan hệ hệ thống và yếu tố hỗ trợ lai ghép không có sự chặt chẽ xét trên mọi mặt. Vô số trường hợp về các loài họ hàng gần gũi có thể được đưa ra. Những loài họ hàng này sẽ không kết hợp với nhau, hoặc nếu có thì vô cùng khó khăn; và mặt khác những loài hoàn toàn khác biết kết hợp với nhau thực sự dễ dàng. Trong cùng một họ có thể có chi, như Dianthus, mà nhiều loài sẵn sàng cho sự lai ghép; chi khác như Silene, người ta đã cố gắng hết sức mà vẫn không thể tạo ra một cá thể lai giữa các loài cực kỳ gần gũi. Thậm chí chỉ trong một chi thôi, chúng ta cũng gặp sự khác biệt đó; ví dụ, nhiều loài của chi Nicotiana đã được lai hơn là loài thuộc bất cứ chi nào. Nhưng ông Gartner tìm thấy rằng N. acuminata, không là một loài riêng biệt điển hình luôn không thể sinh nở được, hay làm cho chúng sinh nở bởi không ít hơn tám loài của Nicotiana khác. Rất nhiều thực tế tương tự có thể được dẫn ra.

Không ai có thể chỉ ra loại nào hay mức độ khác nhau nào trong bất cứ đặc điểm có thể nhận thấy nào là đủ để cản trở hai loài lai với nhau. Người ta có thể chứng minh cây thường khác nhau trong thói quen và đặc điểm chung bên ngoài, và nhận ra sự khác nhau trong mọi phần của cây hoa, thậm chí trong cả quả và trong phấn, trong lá mầm, có thể lai được. Nhưng cây hàng năm và cây lâu năm, những cây sẽ khô héo sau một khoảng thời gian và những cây xanh mãi mãi, sống ở những khu vực địa lý khác nhau, và thích hợp với các điều kiện khí hậu hoàn toàn trái ngược, thường dễ dàng lai ghép được.

Thông qua sự lai ghép trao đổi giữa hai loài, ví dụ như ngựa giống lần đầu tiên được lai ghép với một con lừa cái, và sau đó một con lừa đực với một con lừa cái: thì hai loài này được gọi là lai ghép trao đổi. Những sự khác biệt khó hiểu nhất trong nhân tố hỗ trợ việc lai ghép trao đổi thường xuất hiện. Những trường hợp như thế là rất quan trọng, vì chúng chứng tỏ khả năng trong bất cứ hai loài lai ghép nào thường hoàn toàn không phụ thuộc vào mối quan hệ hệ thống của chúng, hay vào bất cứ đặc điểm có thể nhận ra nào trong toàn bộ tổ chức của chúng. Mặt khác, trường hợp này rõ ràng cho thấy khả năng lai ghép liên quan đến những khác biệt thể trạng không thể cảm nhận được bởi chúng, và chỉ nằm trong hệ thống sinh sản. Ông Kolreuter đã quan sát sự khác biệt trong kết quả của các cuộc lai ghép trao đổi giữa hai loài cố định. Tôi xin đưa ra một ví dụ: Mirabilis jalappa có thể dễ dàng lai sinh sản được với phấn của M. longỷlora, và cá thể lai do đó có khả năng sinh sản tốt. Ông Kolreuter đã thử hơn hai trăm lần, trong suốt tám năm, để lai tạo giữa M. longỷlora với phấn của M. jalappa, nhưng cuối cùng vẫn không thành công. Vài trường hợp đáng ngạc nhiên như thế có thể được dẫn ra. Ông Thuret cũng biết một số thực tế dạng đó xuất hiện ở các loài rong biển hay Fuci. Hom nữa, ông Gartner tìm thấy rằng sự khác biệt này của yếu tố hỗ trợ tiến hành lai ghép trao đổi là rất phổ biến trong một mức độ thấp hơn. Ông đã quan sát nó thậm chí trong các dạng thức cực kỳ gần gũi (như Matthiola annua và glabra) tới mức nhiều nhà thực vật học xếp chúng vào chỉ là các biến thể. Một thực tế đáng chú ý nữa là các cá thể lai sinh ra từ lai ghép trao đổi, mặc dù chắc chắn là phức tạp đối với hai loài cố định, loài mà lúc đầu được dùng làm con bố sau đó dùng làm con mẹ, thông thường khác biệt trong khả năng sinh sản ở mức độ nhỏ, và đôi khi ở mức độ lớn hơn.

Ông Gartner có thể đưa ra vài quy luật kỳ lạ khác. Ví dụ như vài loài có khả năng đặc biệt lai với loài khác; những loài khác trong cùng một chi có khả năng đặc biệt di truyền phần lớn lại những đặc điểm của chúng cho con cháu lai; nhưng hai khả năng đặc biệt này không nhất thiết phải đi cùng nhau. Chúng ta cũng có những cá thể lai nhất định mà bình thường thay vì có đặc diêm trung gian của hai bố mẹ, lại chỉ rất giống một trong hai; và các cá thể lai như thế, mặc dù bề ngoài giống với một trong hai bố mẹ thuần chủng, rất hiếm khi có thể sinh sản được. Như thế, một lần nữa, trong số các cá thể lai có đặc điểm cấu trúc trung gian, ngoại trừ các cá thể đặc biệt khác thường đôi khi được sinh ra rất giống với chỉ bổ hoặc mẹ thuần chủng; và những dạng lai như thế thường cuối cùng sẽ vô sinh, thậm chí các cá thê lai khác phát triên trong cùng một nhóm có khả năng sinh sản tốt. Những thực tế này chứng minh rằng khả năng sinh sản hoàn toàn không phục thuộc vào sự giống nhau bên ngoài so với cha mẹ thuần chủng của chủng.

Xem xét những quy luật vừa nêu ra, mà chi phối khả năng sinh sản của các cá thể lai đầu tiên và của các cá thể lai sinh ra bởi chúng, chúng ta nhận thấy khi các dạng thức, mà được coi là loài riêng biệt rõ ràng, giao phối với nhau, khả năng sinh sản của chúng chuyển từ vô sinh tới mức độ sinh sản hoàn hảo, thậm chí là quá hoàn hảo trong những điều kiên môi trường nhất định. Việc khả năng sinh sản của chúng, bên cạnh việc rất nhạy cảm với điều kiện thuận lợi và không thuận lợi, về bản chất là luôn thay đổi. Điều này không phải lúc nào cũng giống nhau trong mức độ trong các cá thể lai đầu tiên và các cá thể lai được sinh ra sau đó bởi chúng. Khả năng sinh sản của các cá thể lai thế hệ sau không liên quan đến mức độ mà chúng giống bề ngoài với bố hoặc mẹ chúng. Và cuối cùng yếu tổ hồ trợ của việc tạo ra các cá thể lai thế hệ đầu giữa hai loài bất kỷ không phải lúc nào cũng bị chi phối bởi mối quan hệ hệ thống hay mức độ giống nhau giữa chúng. Lời phát biểu sau này hiển nhiên được chứng minh bởi quá trình lai trao đổi giữa hai loài cố định, bởi vì lần lượt một loài được sử dụng làm con bố sau đó là con mẹ, thì thường có khác biệt nhất định, và đôi khi những khác biệt kỳ lạ nhất có thể hình dung ra, trong yếu tố hỗ trợ sự giao hợp. Hơn nữa, những cá thể lai thế hệ sau sinh ra từ việc lai ghép trao đổi thường khác biệt trong khả năng sinh sản.

Bây giờ liệu những quy luật phức tạp và kỳ lạ này hàm ý rằng các loài đã được chúa tạo ra không sinh sản được đơn thuần chỉ là để ngăn cản chúng không hòa lẫn vào nhau trong tự nhiên? Tôi không nghĩ như vậy. Bởi vì tại sao tính vô sinh lại biến đổi mạnh như thế khi nhiều loài đem lai ghép, mà tất cả trong đó chúng ta đều coi có tầm quan trọng như nhau trong việc tránh không cho chúng pha trộn lẫn lộn? Tại sao mức độ vô sinh xét về bản chất luôn biến đổi trong các cá thể thuộc cùng loài? Tại sao vài loại dễ dàng lai ghép có sự trợ giúp của nhân tố hồ trợ, nhưng sinh ra các cá thể lai vô sinh; và những loài khác cực kỳ khó để lai ghép nhưng khi thành công lại đẻ ra cá thể lai sinh sản tốt? Tại sao chúng ta lại thu được những kết quả khác xa nhau khi lai ghép trao đổi giữa hai loài cố định? Người ta thậm chí còn hỏi tại sao sản phẩm của các cá thể lai thế hệ sau lại được cho phép? Đe ban cho các loài khả năng đặc biệt sinh ra các cá thể lai thế hệ sau, và sau đó dừng sự sinh sản của chúng lại với mức độ khác nhau của sự vô sinh, không liên hệ chặt chẽ với tác nhân hỗ trợ của sự lai ghép lần đầu tiên giữa cha mẹ chúng, có vẻ như là một sự sắp xếp lạ kỳ.

Mặc khác, những quy luật và thực tế kể trên đối với tôi rõ ràng hàm ý tính vô sinh của cả con lai thế hệ đầu và thế hệ sau đơn giản chỉ phụ thuộc vào những khác biệt chưa được biết đến, chủ yếu trong hệ thống sinh sản, của những loài mà đem lai ghép. Những khác biệt này rất kỳ lạ và hạn chế trong tự nhiên, rằng, trong sự lai ghép trao đổi giữa hai loài nhân tố giống đực của một loài sẽ thường ảnh hưởng thoải mái lên nhân tố giống cái của loài kia, nhưng không có chiều hướng ngược lại xảy ra. Chúng ta nên giải thích kỹ càng hơn một chút bằng một ví dụ mà tôi khi nói tính vô sinh do phụ thuộc vào các điểm khác nhau khác và không phải là Chúa sinh ra với sự đặc biệt gì cả. Vì khả năng một cây có thể lai ghép với cây khác là hoàn toàn không có ý nghĩa gì cả đối với lợi ích của nó trong cuộc sống tự nhiên, tôi mặc định không ai cho rằng khả năng này là một đặc điểm có lợi được Chúa ban cho, mà thừa nhận nó phụ thuộc vào các sự khác biệt trong quy luật của sự tăng trưởng của hai cây. Chúng ta đôi khi có thể hiểu tại sao một cây này không lai ghép với cây khác, do tốc độ tăng trưởng khác nhau của chúng, trong độ cứng của thân cây, trong thời gian tiết nhựa cây… Nhưng trong phần lớn các trường họp, chúng ta không thể chỉ rõ ra nguyên nhân này. Tính đa dạng phong phú trong kích thước của hai loại cây, một cây dạng gồ, một cây dạng thảo mộc, một cây xanh mãi và một cây xanh một thời gian, và sự thích nghi với các loại thời tiết khí hậu khác nhau nhiều, không phải lúc nào cũng cản trở hai loại cây lai ghép với nhau. Như trong quá trình lai ghép thế hệ sau, việc này bị hạn chế bởi mối quan hệ hệ thống, bởi vì không ai có thể lai ghép các cây thuộc về những họ hoàn toàn xa lạ; và mặt khác những loài gần gũi hay biến thể thuộc cùng một loài không gặp khó khăn gì để lai ghép với nhau. Nhưng khả năng này, trong quá trình lai ghép thế hệ sau không hoàn toàn bị chi phối bởi mối quan hệ hệ thống. Mặc dù đã có nhiều chi khác biệt thuộc cùng một họ lai ghép với nhau, trong các trường họp khác, loài thuộc cùng một họ không lai với nhau. Cây lẽ lai ghép dễ hơn nhiều với cây mộc qua, mà được xếp vào chi khác biệt, hơn so với táo, thành viên của cùng một chi. Thậm chí các biến thể khác nhau của lê cũng có mức độ dễ dàng khác nhau với cây mộc qua, và tương tự như thế với các biến thể của cây mơ lai ghép với các biến thể nhất định của cây mận.

Như ông Gartner phát hiện ra đôi khi có những khác biệt về bản chất trong các cá thể khác nhau của cùng hai loài khi lai ghép; vì thế ông Sagaret tin điều này đúng với những cá thể khác biệt của hai loài cố định khi đem lai với nhau. Như trong các lai ghép trao đổi, yếu tố hỗ trợ thường rất không đồng đều, như đôi khi nó trong lai ghép thường, ví dụ cây lý gai phổ biến không thể ghép với cây lý chua, trong khi đó thì cây lý chua lại có thể, mặc dù khó khăn, ghép với cây lý gai.

Chúng ta đã thấy tính vô sinh của cá thể lai thế hệ sau, mà có hệ thống sinh sản không hoàn thiện, là một trường hợp rất khác biệt so với sự khó khăn của việc giao phối hai loài thuần chủng, mà có bộ phận sinh sản hoàn hảo; song hai trường hợp khác biệt này trong một chừng mực nào đó là song song. Có cái gì đó xuất hiện trong sự lai ghép; vì ông Thouin đã tìm thấy ba loài của Robinia, sinh hạt giống dễ dàng trên các rễ cây của chúng, và có thể lai ghép không có gì khó khăn đáng kể với loài khác, vì thế khi chiết ghép thì trở nên vô sinh. Mặt khác, một loài của Sorbus, khi chiết ghép với loài khác thì cho ra quả nhiều gấp hai lần so với khi tự ra quả bằng rễ của chúng. Hiện tượng này giúp chúng ta nhớ lại trường hợp vô cùng khác thường của Hippeastrum, Lobelia… cho hạt giống dễ dàng hơn khi thụ phấn với loài khác hơn là khi thụ phấn của bản thân nó.

Do vậy chúng ta nhận thấy rằng mặc dù có một khác biệt rõ ràng và cơ bản giữa khả năng bám dính đơn thuần của các cá thể lai ghép, và sự kết hợp của nhân tố giống đực và giống cái trong quá trình sinh sản, và rằng có một mức độ thô của sự tương quan trong kết quả chiết cành và lai loài khác biệt. Và do chúng ta phải nghiên coi các quy luật phức tạp điều chỉnh yếu tố hỗ trợ giúp các cây có thể chiết ghép với nhau nhưng là phụ thuộc vào các điểm khác biệt được biết đến trong hệ thống dinh dưỡng của chúng. Tôi tin các quy luật điều chỉnh yếu tố hỗ trợ của các cá thể lai thệ hệ đầu là phụ thuộc vào các khác biệt không biết tới, chủ yếu là trong hệ thống sinh sản của chúng. Những điểm khác biệt, trong cả hai trường hợp, tuân theo ở mức độ nào đấy, như có thể đã đươc người ta mong đợi, mối quan hệ hệ thống, qua đó người ta cố thể hiện mọi dạng giống nhau và khác nhau giữa cá cơ thể sống hữu cơ. Những thực tế đối với tôi không hẳn ám chỉ mức độ khó khăn ít nhiều của hoặc là chiết ghép hoặc là lai ghép cùng nhau nhiều loài là một món quà tặng đặc biệt của Chúa; mặc dù trong trường hợp của lai ghép, sự khó khăn là quan trọng cho sự kéo dài và ổn định của các dạng thức nhất định, như trong trường hợp của chiết ghép, nó không quan trọng đối với cuộc sống của chúng.

Những nguyên nhân của sự vô sinh của thế hệ lai đầu tiên và thế hệ lai sau đỏ. Hai trường hợp này là khác nhau cơ bản, bởi vì như vừa nhận xét, trong sự giao hợp của hai loài thuần chủng có nhân tố giống đực và giống cái hoàn chỉnh, trái lại trong các cá thể lai thế hệ sau là không hoàn chỉnh. Thậm chí trong các cá thể lai thế hệ đầu, những khó khăn trong việc tạo ra được sự kết hợp chắc chắn phụ thuộc vào vài nguyên nhân khác biệt. Chắc chắn đôi khi tồn tại những cái phi vật chất trong nhân tố giống đực tiến tới tế bào trứng, như trong trường hợp cây có nhụy hoa quá dài đối với những ống phấn để chạm tới bầu nhụy hoa. Người ta cũng quan sát thấy rằng khi phấn của một loài được đặt trên đầu nhụy của một loài họ hàng xa, mặc dù những ổng phấn nhô ra, chúng không chạm tới bề mặt của đầu nhụy. Một lần nữa, nhân tố giống đực có thể tiếp xúc với nhân tố giống cái nhưng không có khả năng khiến bào thai phát triển, giống như là trường hợp của vài thí nghiệm của ông Thuret trên Fuci. Không một sự giải thích nào có thể được đưa ra cho những thực tế này, hơn là tại sao nhừng cây nhất định không thể chiết ghép với nhau. Cuối cùng, một bào thai có thể phát triển, và sau đó bị tiêu diệt ở giai đoạn đầu. Tình trạng giai đoạn sau này vẫn chưa được chú ý đến đầy đủ; nhưng tôi tin, dựa vào bằng chứng mà ông Hewitt cung cấp, người có nhiều kinh nghiệm và kiến thức về lai ghép các con chim họ gà, rằng cái chết sớm của bào thai là nguyên nhân thường xuyên gây ra tính vô sinh của những cá thể lai đầu tiên. Ban đầu tôi cảm thấy khó mà chấp nhận được quan điểm này; do các cá thể lai thế hệ sau, khi đã được sinh ra, thường là khỏe mạnh và sống lâu, như chúng ta đã thấy trong trường hợp của con la thông thường. Song những cá thể lai thế hệ sau lại sống trong nhũng môi trường khác nhau trước và sau khi sinh: khi được sinh ra và sống trong một nước mà hai bố mẹ chúng có thể tồn tại, chúng thường được đặt trong điều kiện sống thích hợp.Nhưng một cá thể lai chỉ thừa hưởng một nửa tính cách và thể trạng của con mẹ, và như vậy trước khi sinh ra, cho tới khi nó được nuôi dưỡng trong vỏ bọc của mẹ hay trong trứng hoặc hạt giống sinh ra bởi cá thề mẹ, nó có thể tiếp xúc với các điều kiện không thuận lợi và do đó rất có thể bị chết sớm; nhất là khi các cá thể non rất nhạy cảm với điều kiện sống bất lợi, nguy hiểm.

Nói đến tính vô sinh của các cá thể lai thế hệ sau, trong đỏ các nhân tố giới tính không phát triển hoàn hảo, trường họp này sẽ rất khác biệt. Tôi đã từng nhắc đến một khối lượng lớn các thực tế mà tôi đã thu thập được cho thấy khi các con vật và cây cối bị mang đi khỏi điều kiện sống tự nhiên quen thuộc của chúng, cơ quan sinh sản của chúng rất dễ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trên thực tế điều này là một cản trở lớn đối với các loài động vật thuần hóa. Giữa tính vô sinh lại được thêm vào vài đặc điểm của các cá thể lai thế hệ sau, có rất nhiều điểm tương đồng. Trong cả hai trường hợp, tính vô sinh không hề phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe chung, và thường đi kèm với sự quá khổ hoặc nhiều chất dinh dưỡng. Trong cả hai trường hợp, tình trạng vô sinh xuất hiện với các mức độ khác nhau; trong cả hai trường họp, nhân tố giống đực dễ bị ảnh hưởng nhất; nhưng đôi khi nhân tố giống cái lại bị ảnh hưởng nhiều hơn nhân tố giống đực. Trong cả hai trường họp, xu hướng tiến tới ở một chừng mực nhất định với mối quan hệ hệ thống, vì toàn bộ các nhóm động thực vật không có khả năng sinh sản do sống trong điều kiện môi trường tự nhiên không quen thuộc như nhau có xu hướng sinh ra những cá thể lai thế hệ sau vô sinh. Mặt khác, một loài trong nhóm có thể chống lại sự thay đổi mạnh mẽ của điều kiện sống với khả năng sinh sản không bị tổn thương; và có loài nào đó trong nhóm khá kỳ lạ khi sinh ra những cá thể lai có khả năng sinh sản. Không ai có thể nói, cho tới khi thử làm, liệu bất kỳ con vật nhất định nào sẽ sinh sản trong điều kiện giam hãm hay bất cứ loài cây nào đẻ hạt giống trong điều kiện nuôi trồng. Và không ai có thể nói, cho đến khi thử làm, liệu hai loài của một chi có sản sinh ra các cá thể lai có khả năng sinh sản kém hay tốt. Cuối cùng khi các thực thể hữu cơ sống trong điều kiện không tự nhiên đối với chúng qua vài thế hệ, chúng sẽ cực kỳ dễ có xu hướng biến đoi. Tôi nghĩ điều này là do hệ thống sinh sản của chúng bị ảnh hưởng đặc biệt, cho dù ở mức độ thấp hơn so với khi sự vô sinh xảy ra. Như vậy chính là với các cá thể lai đời sau, bởi vì các cá thể lai đời sau này trong các thế hệ kế tiếp nhau là rất dễ có xu hướng biến đổi như những thí nghiệm đã chỉ ra.

Do vậy chúng ta thấy rằng khi các thực thể hữu cơ bị đặt trong điều kiến sống không quen thuộc, và khi các cá thể lai được sinh ra bởi sự lai ghép phi tự nhiên giữa hai loài, hệ thống sinh sản, độc lập với tình trạng sức khỏe chung, bị ảnh hưởng bởi tính vô sinh theo cách rất giống nhau. Trong trường họp này, khi điều kiện sống có biểấn động, cho dù thường ở mức độ nhỏ tới mức mà chúng ta không để ý đến; trong trường họp khác, các cá thể lai thế hệ sau, điều kiện sống bên ngoài không biểấn động, nhưng tổ chức bị xáo trộn bởi hai cấu trúc và thể trạng khác nhau bị hòa vào thành một. Do hiếm có khả năng xảy ra là hai tổ chức trở thành một, mà không xuất hiện những xáo trộn trong quá trình phát triển, hay ảnh hưởng giai đoạn, hay mối quan hệ qua lại của các bộ phận khác nhau và các phần với nhau, hay tới điều kiện sống. Khi các cá thể lai có thể sinh sản nội tại, chúng truyền lại cho con cháu thế hệ này qua thế hệ khác cấu trúc hợp nhất đó, và như thế chắc chúng ta sẽ không ngạc nhiên gì khi biết tính vô sinh của chúng, mặc dù biến đổi đôi chút, hiếm khi suy giảm.

Tuy nhiên chúng ta phải thừa nhận chúng ta không thể hiểu, ngoài những giả thiết mù mờ, vài thực tế liên quan đến tính vô sinh của các cá thể lai thế hệ sau; chẳng hạn như khả năng sinh sản không đồng đều giữa các cá thể lai tạo ra từ những lai ghép trao đổi; hay tính vô sinh gia tăng của các cá thể lai mà đôi khi rất giống với bố hoặc mẹ thuần chủng. Tôi cũng không có ý nói các nhận định nêu trên là bản chất sâu xa của vấn đề: tôi không đưa ra bất cứ một sự giải thích nào tại sao một cơ thể, khi đặt trong điều kiện không quen thuộc, lại bị vô sinh. Tất cả những gì mà tôi muốn nói, ở trong hai trường họp, trong một số khía cạnh gần gũi, là sự vô sinh là kết quả thường thấy – trong một trường họp do điều kiện sống bị xáo động, trong trường hợp kia là do tổ chức cơ thể bị biếấn động khi hai tổ chức cơ thể trở thành một.

Nó dường như là một sự tưởng tượng quá mức, nhưng tôi nghi ngờ rằng điều tương đương cũng đúng với một tập hợp các thực tế khá gần gũi mặc dù rất khác nhau. Tôi nghĩ chính là một niềm tin lỗi thời nhưng cực kỳ phổ biến xét trên một số lượng các bằng chứng đáng kể, rằng biến đổi nhỏ trong điều kiện sống là có lợi cho tất cả các cơ thể sống. Chúng ta thấy nhận định này đúng khi các nhà nông và người làm vườn thường xuyên trao đổi hạt giống, mầm cây…, từ mảnh đất hay khí hậu này sang mảnh đất khí hậu khác và ngược trở lại. Sau khi tìm hiểu các động vật, chúng ta nhận rõ lợi ích lớn đến từ hầu hết tất cả thay đổi trong thói quen cuộc sống. Một lần nữa, cả với cây cối và con vật, có vô số bàng chửng rằng sự lai ghép giữa các cá thể rất khác nhau trong cùng một loài, tức là giữa các thành viên của các giống hay tiểu giống khác nhau, sẽ sinh ra những cá thể khỏe mạnh và sinh sản tốt. Tôi thực sự tin, dựa trên các thực tế đã được nêu ra trong chương bốn, rằng số lượng lai ghép nhất định là không thể thiếu, thậm chí đối với những cá thể lưỡng tính; và rằng việc lai ghép các cá thể họ hàng gần gũi trong suốt vài thế hệ liên tục giữa mối quan hệ gần nhất, đặt biệt khi các cá thế này bị giữ trong cùng điều kiện sống, luôn luôn cho ra các cá thể yếu ớt và vô sinh.

Do vậy nó có vẻ là, một mặt, những biến đổi nhỏ trong điều kiện sổng có lợi cho tất cả các thực thể sống, và mặt khác những sự lai ghép nhẹ, tức là lai ghép giữa cá thể đực và cá thể cái của cùng một loài mà đã biến đổi và trở nên đôi chút khác biệt, sinh ra những con cháu mạnh khỏe sinh sản tốt. Nhưng chủng ta đã thấy rằng những thay đổi lớn hơn hoặc thay đổi của bản chất đặc biệt, thường khiến cho các thực thể hữu cơ bị vô sinh ở mức độ nhất định; và những lai ghép lớn, tức là giữa các cá thể đực và cá thể cái của loài đã trở nên khác biệt lớn, thường đẻ ra những cá thể lai bị vô sinh ở mức độ nhất định. Tôi không thể thuyết phục bản thân là sự song song này là ngẫu nhiên hoặc một ảo ảnh. Cả hai tập hợp thực tế có vẻ như liên kết với nhau bởi một mối quan hệ chung nhưng chưa được biết tới, mà cơ bản liên quan đến nguyên lý sống.

Khả năng sinh sản của các biến thể khi lai, và của các con cháu lai của chúng – Người ta có thể khẳng định, như một lập luận chặt chẽ nhất, rằng chắc chắn phải có một sự khác biệt cơ bản giữa biến thể và loài, và rằng chắc chắn phải có lồi trong những nhận định nêu trên, giống như là các biến thể, tuy chúng khác biệt nhau nhiều trong hình dáng bên ngoài, lai ghép với nhau dễ dàng và đẻ ra các cá thể sinh sản hoàn hảo. Tôi hoàn toàn công nhận rằng điều này lúc nào cũng đúng. Nhưng khi chúng ta xem xét các biến thể sinh ra trong tự nhiên, chúng ta ngay lập tức phải đối mặt với những khó khăn có hy vọng giải quyết được; bởi vì nếu hai biến thể giả định được tìm thấy trong bất cứ mức độ vô sinh nào cùng nhau; chúng ngay lập tức được các nhà tự nhiên học xếp vào dạng loài. Chẳng hạn như cây hổ người xanh và đỏ, cây hoa anh thảo và cây hoa anh thảo vàng, những cây mà được nhiều nhà thực vật học giỏi nhất của chúng ta coi là biến thể, thì theo ông Gartner lại không hoàn toàn sinh sản tốt khi đem lai, và do vậy ông ta, không hề nghi ngờ gì cả, xếp chúng vào loài. Nếu chúng ta lập luận theo một vòng tròn, khả năng sinh sản của tất cả các biến thế sinh ra trong điều kiện tự nhiên sẽ chắc chắn phải có được.

Nếu xét đến các biến thể được sinh ra hay cho là sinh ra trong điều kiện thuần hóa, chúng ta vẫn có nghi ngờ. Chẳng hạn như có người nói giống chó Spitz Đức giao hợp dễ dàng với cáo hơn các giống chó khác, hay vài giống chó bản địa ở vùng Nam Mỹ không sẵn sàng giao hợp với các giống chó châu âu. Lời giải thích mà mọi người sẽ đưa ra và có lẽ là chuẩn xác chính là những con chó này có nguồn gốc từ vài loài nguyên thủy khác nhau. Tuy nhiên khả năng sinh sản tốt của quá nhiều biến thể thuần hóa, khác nhau lớn trong hình dáng bên ngoài, chẳng hạn như của chim bồ câu hay cải bắp, là một thực tế đáng quan tâm; nhất là khi nó phản ánh có rất nhiều loài, mặc dù rất giống nhau bên ngoài, lại cuối cùng bị vô sinh khi đem lai giống. Tuy thế, vài xem xét cho rằng khả năng sinh sản của các biến thể thuần hóa là ít đặc biệt hơn là như ban đầu người ta tưởng. Người ta có thể chứng minh chỉ những sự khác nhau bên ngoài giữa hai loài không quyết định mức độ vô sinh khi đem lai. Và chúng ta có thể áp dụng quy luật tương tự cho các biến thể thuần hóa. Một số nhà tự nhiên học nổi tiếng tin rằng quá trình thuần hóa lâu dài sẽ có xu hướng xóa bỏ sự vô sinh trong các thế hệ liên tiếp của cá thể lai, mà ban đầu chỉ hơi bị vô sinh; và nếu là như vậy, chúng ta chắc chắn không thể trông đợi tìm thấy được sự vô sinh xuất hiện và biến mất trong điều kiện sống giống nhau. Cuối cùng, và điều này đối với tôi cho đến giờ là xem xét quan trọng nhất, những giống động thực vật mới sinh ra trong điều kiện thuần hóa bởi sự lựa chọn có phương pháp và vô thức của con người, phục vụ mục đích và ý thích của anh ta, anh ta không mong muốn cũng không thể lựa chọn, những biến đổi nhỏ trong hệ thống sinh sản, hay những khác biệt khác trong thế trạng liên quan đến hệ thống sinh sản. Anh ta cho các biến thể của mình ăn cùng loại thức ăn; đối xử với chúng gần như nhau, và không mong muốn thay đổi thói quen cuộc sống của chúng. Tự nhiên tác động đồng bộ và chậm chạp trong suốt những quãng thời gian dài lên toàn bộ cơ thể cấu trúc, trong bất cứ phương cách có thể tốt cho sinh vật và như vật tự nhiên hoặc là trực tiếp, mà có lẽ là gián tiếp nhiều hơn, thay đổi hệ thống sinh sản của một vài con cháu của bất cứ loài nào. Thấy được sự khác biệt trong quá trình lựa chọn, thực hiện bởi con người và tự nhiên, chúng ta chắc sẽ không ngạc nhiên khi biết có vài sự khác biệt trong kết quả.

Tôi đã nói như thế các biến thể của cùng loài lúc nào cũng sinh sản tốt khi đem lai. Nhưng tôi cảm thấy không thể chống lại được bằng chứng của sự tồn tại một mức độ nhất định tính vô sinh trong một số ít các trường hợp sau, mà tôi sẽ trình bày ngắn gọn. Bằng chứng có sức mạnh mà dựa vào đó tôi tin vào tính vô sinh của nhiều loài. Bằng chứng này cũng có được từ những người quan sát chống lại quan điểm của tôi, những người coi trọng tất cả các trường hợp khác khả năng sinh sản và sự vô sinh. Nhà sinh vật học Gartner đã để cho một loại ngô lùn có hạt màu vàng và một loại có hạt màu đỏ phát triển cùng nhau trong vườn của ông trong vài năm, và mặc dù những cây ngô này không cùng giới, chúng không hề thụ phấn cho nhau. Sau đó, ông thụ phấn cho mười ba cây hoa một loại ngô từ phấn của loại còn lại, nhưng chỉ có một cây cho mầm, và mầm này chỉ cho ra năm hạt ngô. Sự ép buộc giao phấn trong trường hợp này không hề gây tổn hại cho cây bởi đây là những cây ngô khác giới. Tôi cho rằng không ai nghi ngờ đây là hai cây ngô khác loài, và điều quan trọng đáng nói ở đây là những cây con được nuôi dưỡng sau quá trình tự thụ phấn hoàn toàn có khả năng sinh sản, do vậy Gartner không hề nghi ngờ rằng đây là hai loài ngô khác nhau.

Giro de Buzareingues lai ba loại bí khác nhau, và ông kết luận rằng sự thụ phấn lẫn nhau càng khó nếu sự khác biệt giữa các loại càng lớn… nhưng các dạng thức mà được dùng làm thì nghiệm thì theo ông Sagaret, người kiểm tra tính vô sinh để đưa ra sự phân loại của mình, nên xếp chúng vào dạng biến thể.

Trường hợp sau còn đáng chú ý hơn; và dường như mới xem qua thì không thể tin được. Nhưng đó là kết quả của số lần thí nghiệm khổng lồ trong nhiều năm qua trên chín loài Verbascum bởi một nhà quan sát đầy kinh nghiệm nhưng rất phản đối quan niệm của tôi, như ông Gartner. Đó là các biến thể vàng và trắng thuộc cùng loài Verbascum khi lai nội bộ đẻ ra ít hạt giống hơn so với một trong hai biến thể màu khi sinh sản dựa vào phấn của chính hoa cùng màu của nó. Hơn nữa ông ta khẳng định rằng khi các biến thể vàng và trắng của cùng một loài lai ghép với biến thể vàng và trắng của một loài riêng biệt khác, thì nhiều hạt giống được sinh ra hơn giữa sự lai ghép của các hoa cùng màu so với những hoa khác màu. Nhưng những biến thể của Verbascum không cho thấy bất cứ sự khác biệt nào ngoài màu hoa ra; và đôi khi một biến thể có thể mọc ra từ hạt giống của biến thể khác.

Dựa vào sự quan sát của tôi đối với cây hoa thục quỳ, tôi có nghi ngờ chúng thể hiện những thực tế tuông tự.

Ông Kolrueter, người sự chính xác trong công việc được mọi nhà quan sát đều công nhận, đã chứng minh được một điều đáng lưu tâm, là một biến thể của cây thuốc lá man đẻ hơn, khi đem lai với một loài hoang dã khác biệt, so với các biến thể khác. Ông làm thí nghiệm trên năm dạng thức mà thường được công nhận là các biến thể, và đã được ông ta kiểm tra chặt chẽ nhất, tức là bằng sự lai ghép trao đổi, và ông ta nhận thấy cá thể lai sinh ra hoàn toàn sinh sản tốt. Nhưng một trong năm biến thể, khi được sừ dụng là bố và mẹ, và đem lai với Nicotiana glutinosa, luôn sinh ra các cá thể lai với mức độ vô sinh không cao như những cá thể lai từ bốn biến thể khác khi chúng đem lai với N. glutinosa. Do vậy hệ thống sinh sản của biến thể này chắc chan phải thay đổi theo cách và ở mức độ nào đó.

Dựa vào các thực tế này và sự khó khăn lớn trong việc công nhận tính vô sinh của cách biến thể trong tự nhiên, đối với một biến thể được thừa nhận nếu sự vô sinh trong bất cứ mực độ nào cũng được xếp vào dạng loài; do con người chỉ lựa chọn các đặc điểm bên ngoài khi tạo ra các biến thể thuần hóa khác biệt nhất; và do không mong muốn hoặc không có khả năng tạo ra những khác biệt chức năng và tính kỳ quặc trong hệ thống sinh sản; dựa vào các thực tế và sự quan sát trên của tôi, tôi không nghĩ rằng khả năng sinh sản phổ biến của các biến thể có thể được chứng minh là lúc nào cũng xảy ra, hay hình thành sự khác biệt cơ bản giữa các biến thể và loài. Đối với tôi, khả năng sinh sản rộng rãi của các biến thể là không đủ để bác bỏ quan điểm mà tôi ủng hộ khi nói đến tính vô sinh phổ biến nhưng không phải lúc nào cũng thế của các cá thể lai thế hệ đầu tiên và của con cháu chúng. Đó là nó không phải là do chúa tạo ra, mà là phụ thuộc vào các biến đổi lâu ngày thu được, nhất là trong hệ thống sinh sản của các dạng thức được đem đi lai.

Các cá thể lai loài và biến thể so sánh, không phụ thuộc vào khả năng sinh sản của chúng – Không liên quan đến câu hỏi về khả năng sinh sản, con cháu của loài khi được lai và của cá thể khi được lai có thể so sánh với nhau trong vài khía cạnh khác. Ông Gartner, người rất mong muốn tìm ra được sự phân biệt rạch ròi giữa loài và biến thể, chỉ có thể tìm thấy rất ít, như tôi cảm nhận, những khác biệt không quan trọng mấy giữa những cá thể gọi là con cháu lai của các loài, và cá thể gọi là con cháu lai của biến thể. Và trong khi đó chúng khá giống nhau về nhiều mặt.

Ở đây tôi chỉ thảo luận chủ đề này hết sức ngắn gọn. Điểm khác biệt quan trọng nhất là, trong thế hệ lai biến thể đầu tiên thay đổi nhiều hơn so với cá thể lai loài; nhưng ông Gartner thừa nhận rằng những cá thể lai loài đã được thuần hóa từ lâu thường hay biến đổi trong thế hệ đầu tiên; và bản thân tôi đã từng gặp những ví dụ đáng ngạc nhiên về thực tế này. Ông Gartner còn thừa nhận là những cá thể lai giữa các loài họ hàng gần gũi biến đổi nhiều hơn so với các cá thể lai giữa các loài riêng biệt; và điều này cho thấy là sự khác biệt trong mức độ tính biến đổi chuyển hóa dần dần. Khi các cá thể lai giữa các biến thế và các cá thể sinh sản tốt hơn lai giữa các loài được nhân rộng qua vài thế hệ, một khối lượng cực lớn của tính biến đối trong con cháu của chúng là phổ biến; nhưng chúng ta có thể thấy vẫn tồn tại một vài trường hợp của cả cá thể lai loài và cá thể lai biến thể từ lâu vẫn giữ lại được tính đồng đều của đặc điểm.Tuy nhiên có lẽ tính biến đổi qua vài thế hệ liên tiếp của các cá thể lai biến thể là lớn hơn so với cá thể lai loài.

Tính biến đổi lớn hơn của các cá thể lai biến thể so với các cá thể lai loài đối với tôi là không có gì đáng ngạc nhiên cả. Bởi vì cha mẹ của các cá thể lai biến thể là biến thể, và đa số các biến thể thuần chủng (rất ít thí nghiệm được tiến hành trên các biến thể tự nhiên), và điều này trong hầu hết các trường hợp hàm ý gần đây có tính biến đổi; do đó chúng ta có thể trông đợi tính biến đổi như thế sẽ tiếp tục và sẽ được thêm nhiều vào cái trội lên từ hoạt động lai ghép. Mức độ biến đổi ít trong các cá thể lai loài từ lần lai ghép đầu tiên hay trong thế hệ đầu tiên, đối lập với tính biến đối cực độ của chúng trong các thế hệ kế tiếp, là một điều gây tò mò và đáng đế quan tâm. Bởi vì nó chứa đựng và cung cấp bằng chứng ủng hộ quan điểm mà tôi đã cho là nguyên nhân của tính biến đổi thông thường; đó là do hệ thống sinh sản vô cùng nhạy cảm với sự thay đổi điều kiện sống, do đó hay trở nên vô dụng hoặc ít nhất là không thực hiện tốt chức năng sinh sản ra con giống với dạng bố mẹ. Bây giờ các cá thể lai loài của thế hệ đầu tiên là con cháu của các loài (loại trừ những dạng đã được thuần hóa từ lâu) mà cơ quan sinh sản của chúng vẫn chưa hề bị ảnh hưởng gì, và chúng không biến đổi; nhưng bản thân các cá thể lai loài lại có hệ thống sinh sản bị ảnh hưởng nặng nề và con cháu của chúng biến đổi rất mạnh mẽ.

Nhưng quay trở lại sự so sánh giữa các cá thể lai loài và cá thể lai biến thể: ông Gartner tuyên bố rằng các cá thể lai biến thể dễ có xu hướng quay trở lại các đặc điếm dạng bố mẹ hơn là các cá thể lai loài; nhưng điều này, nếu đúng, thì chắc chắn chỉ là một sự khác biệt trong mức độ. Ông Gartner còn đi xa hơn khi lai loài, mặc dù hết sức gần gũi, lai với một loài thứ ba, các cá thể lai sinh ra sẽ rất khác biệt so với nhau; trái lại, nếu hai biến thể hoàn toàn khác biệt của một loài được lai với một loài khác, cá thế lai sinh ra không khác biệt nhiều lắm. Nhưng theo tôi được biết, kết luận này chỉ dựa trên một thí nghiệm duy nhất do ông Kolreuter tiến hành.

Chỉ một mình những điều này là những điểm khác biệt không quan trọng mà ông Gartner có thể chỉ ra, giữa các cây lai loài và cây lai biến thể. Trong khi đó, sự giống nhau trong các cá thể lai biến thể và trong các cá thể lai loài với cha mẹ tương ứng của chúng, nhất là trong các cá thể lai loài sinh ra từ các loài có quan hệ gần gũi với nhau, theo ông Gartner, tuân theo những quy luật tương tự. Khi hai loài lai ghép với nhau, một loài đôi khi có sức mạnh đặc biệt ấn định các đặc điểm của chúng cho các cá thể lai sinh ra; và tôi tin điều tương tự cũng xảy ra với các biến thể của cây. Với động vật chắc chắn là một biến thể thường có sức manh đặc biệt hơn so với biến thể khác.

Các cây ra đời từ những lai ghép trao đổi, thông thường rất giống nhau; và tương tự như vậy với các cá thể lai biến thế từ một lai ghép trao đổi. Cả cá thể lai loài và lai biến thể đều có thể bị giảm xuống dạng thức bố mẹ, thông qua các lần lai lặp lại trong các thế hệ kế tiếp nhau với dạng bố mẹ thuần chủng.

Vài nhận định này chắc chắn có thể áp dụng được cho động vật; nhưng chủ đề này vô cùng phức tạp, một phần là do sự tồn tại của các đặc điểm giới tính thứ cấp, nhưng quan trọng hơn là do sức mạnh đặc biệt trong việc di truyền lại các đặc điếm xuất hiện ở trong một giới tính nhiều hơn là ở giới tính kia, khi một loài lai với một loài khác, và khi một loài lai với một biến thể khác. Chang hạn, tôi nghĩ những học giả đó đúng, nhưng người ta khẳng định loài lừa có sức mạnh đặc biệt hơn loài ngựa khiến cho cả con la sinh ra từ ngựa cái và lừa đực và con la sinh ra từ ngựa đực và lừa cái, giống con lừa hơn là ngựa; nhưng rằng sức mạnh đó mạnh hơn trong con lừa đực so với con lừa cái, khiến cho con la sinh ra từ ngựa cái và lừa đực, thì giống con lừa hơn so với con la được sinh ra từ ngựa đực và lừa cái.

Các học giả khác nhấn mạnh nhiều vào trực tế thừa nhận là chỉ các động vật lai cá thể được sinh ra rất giống với một trong hai bố mẹ chúng; nhưng người ta đôi khi lại tìm thấy điều này cũng xảy ra với các cá thể lai loài; nhưng tôi tiếp xúc ít với các cá thể lai loài hơn nhiều so với các cá thể lai biến thế. Xem xét các trường hợp mà tôi thu thập được từ các động vật lai chéo rất giống với cha mẹ, những sự giống nhau này dường như chủ yếu chỉ nằm ở các đặc điểm hầu như dị thường trong bản chất của chúng và đã đột nhiên biến mất – chẳng hạn như chứng bạch tạng, chứng nhiễm sắc tố, thiếu đuôi hay sừng, hay có thêm những ngón tay hoặc ngón chân, và không liên quan đến các đặc điểm mà dần dần có được thông qua sự lựa chọn. Kết quả là sự trở lại đột nhiên các đặc điểm bình thường của cha mẹ thường hay xuất hiện ở những cá thể lai biến thể mà bắt nguồn từ các biến thể đột nhiên sinh ra và bán dị thường trong các đặc điểm, so với các cá thể lai loài có nguồn gốc từ những loài hình thành một cách tự nhiên và chậm chạp. Xét trên tổng thể, tôi hoàn toàn đồng ý với tiến sỹ Prosper Lucas, người sau khi đã sẳp xếp một khối lượng khổng lồ các bằng chứng về động vật lại với nhau, đã rút ra kết luận những quy luật của sự giống nhau giữa đứa con với cha mẹ là như nhau, cho dù bố mẹ có khác nhau ít hay nhiều, tức là trong sự giao hợp giữa các cá thể cùng biến thể hay giữa các cá thể khác biến thể, hoặc là giữa các loài riêng rẽ.

Tạm không bàn đến những câu hỏi về tính vô sinh và khả năng sinh sản, trong tất cả các khía cạnh khác thì chúng ta hình như có sự tương đồng chung giữa con cháu của các loài lai ghép, và của các biến thể lai ghép. Nếu chúng ta nghĩ những loài được đặc biệt tạo ra, và các biến thể tạo ra do các quy luật thứ cấp, sự tương đồng này sẽ thực sự là ngạc nhiên, khó hiểu. Nhưng nó lại hoàn toàn phù họp nếu ta đứng trên quan điểm là không có sự khác biệt cơ bản giữa loài và biến thể.

Tổng kết chương – Những lai ghép đầu tiên giữa những dạng đủ điều kiện để xếp vào loài, và các cá thể lai sinh ra bởi chúng, rất thường hay, nhưng không phải lúc nào cũng vậy, bị vô sinh. Tính vô sinh ở tất cả các mức độ, và thường nhỏ bé tới mức mà hai nhà thí nghiệm học tài năng và cẩn thận nhất từ trước tới giờ, đã đi tới những kết luận đối ngược trong việc xếp loại các dạng thức thông qua các thừ nghiệm này. Tính vô sinh về bản chất là biến đổi trong các cá thể của cùng một loài, và nó dễ dàng bị ảnh hưởng bởi điều kiện sống thuận lợi hoặc không. Mức độ vô sinh không hoàn toàn tuân theo mối quan hệ hệ thống, mà bị điều chỉnh bởi một vài quy luật phức tạp khó hiểu. Thông thường thì có sự khác biệt, đôi khi là khác biệt lớn trong các lai ghép trao đổi giữa hai loài cố định. Nó không phải lúc nào cùng có mức độ ngang bằng trong một cá thể lai thế hệ đầu và trong các cá thể lai thế hệ sau.

Theo cách tương tự như chiết ghép cây, khả năng một loài hay biến thể giao kết với loài hay biến thể khác nói chung là phụ thuộc vào những điểm khác biệt chưa được biết tới trong hệ thống sinh dưỡng của chúng, như trong sự lai ghép, hồ trợ ít hay nhiều để một loài giao phối với một loài khác, là do những khác nhau chưa biết tới trong hệ thống sinh sản của chúng. Chúng ta không còn có lý do gi nữa để tin rằng các loài được Chúa ban tặng cho mức độ vô sinh khác nhau để tránh tình trạng chúng hòa lẫn với nhau trong tự nhiên, hơn là nghĩ thực vật cũng được Chúa tạo ra với các mức độ khó khăn tương đưomg trong việc chiết ghép với nhau để tránh, chúng trở thành ghép áp trong các khu rừng của chúng ta.

Sự vô sinh của các cá thể lai đầu tiên giữa hai loài thuần chủng, mà hệ thống sinh sản của chúng hoàn toàn tốt, có vẻ như phụ thuộc vào một vài điều kiện hoàn cảnh nhất định; ở một số trường hợp thì chủ yếu là do phôi thai chết sớm. Sự vô sinh của các cá thể lai thế hệ sau, có hệ thống sinh sản không hoàn thiện, cả cấu trúc và hệ thống này của chúng bị xáo động do hai cấu trúc trở thành một của hai loài khác, có vẻ như quan hệ mật thiết với sự vô sinh mà rất thường hay ảnh hưởng tới những loài thuần chủng, khi điều kiện sống tự nhiên của chúng bị xáo động. Quan điểm này được ủng hộ bởi sự song song của loại khác; đó là sự lai ghép của các dạng thức chỉ khác nhau ít là có lợi cho sức khỏe và khả năng sinh sản của con cháu của chúng; và rằng những thay đổi nhỏ trong cuộc sống rõ ràng có lợi cho sức khỏe và khả năng sinh sản của tất cả các cơ thể sống hữu cơ. Không có gì phải ngạc nhiên là mức độ khó khăn để giao hợp hai loài, và mức độ vô sinh của các con cháu lai thế hệ ba là thường tương ứng, cho dù là do những nguyên nhân khác nhau; do cả hai đều phụ thuộc vào khối lượng khác biệt của một dạng nhất định giữa các loài mà được đem lai cấy. Và chúng ta cũng không phải lấy làm ngạc nhiên sự hỗ trợ thực hiện lai ghép thế hệ đầu tiên, khả năng sinh sản của thế hệ lai thứ hai được sinh ra, khả năng có thể chiết ghép với nhau – mặc dù khả năng chiết ghép này là phụ thuộc nhiều vào hoàn cảnh điều kiện khác biệt – tất cả sẽ chạy, ở một mức độ nhất định, song song với mối quan hệ hệ thống của các dạng thức đem đi thí nghiệm; vì mối quan hệ hệ thống cổ hình thành tất cả thể loại những đặc điểm giống nhau giữa tất cả các loài.

Những cá thể lai đời đầu giữa các dạng mà mọi người đều cho là biến thể, hay đủ điều kiện để xếp vào dạng biến thể, và con cháu lai của chúng, thường rất hay, nhưng không phải lúc nào cũng thế, sinh sản tốt. Khả năng sinh sản gần như là phổ biến vả hoàn hảo này không làm chúng ta ngạc nhiên khi nhớ lại rằng chúng ta hay có xu hướng lập luận vòng quanh liên quan đến các biến thể trong tự nhiên; và khi chúng ta nhớ rằng số lượng các biến thể thuần chủng nhiều hơn bởi sự lựa chọn chỉ các đặc điểm bề ngoài, và không bởi các đặc điểm khác biệt trong hệ thống sinh sản. Trong tất cả các mặt khác, loài trừ khả năng sinh sản, hầu như có sự giống nhau lớn giữa cá thể lai loài và cá thể lai biến thể. Và cuối cùng những bằng chứng được đưa ra ở trong chưomg này đối với tôi có vẻ như không đi ngược lại với, thậm chí là còn ủng hộ, quan điểm không có sự khác biệt cơ bản nào giữa loài và biến thể.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN