Nguồn Gốc Của Muôn Loài - Chương X: Sự Nối Tiếp Địa Chất Học Của Sinh Vật
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
144


Nguồn Gốc Của Muôn Loài


Chương X: Sự Nối Tiếp Địa Chất Học Của Sinh Vật


Sự xuất hiện dần dẩn và kế tiếp của các loài mới: tốc độ biến đổi khác nhau của chúng – Những loài đã mất đi không xuất hiện lại – Những nhóm loài tuân theo cùng quy luật chung trong sự xuất hiện và biến mất như một loài đơn lẻ – về sự tuyệt chủng – về sự thay đổi kiểu hình hữu cơ trên khắp thế giới – về những mối liên hệ họ hàng giữa các loài đã tuyệt chủng với nhau, và với những loài đang tồn tại – về trạng thái phát triển của những kiểu hình cũ – về sự nối tiếp của những loại hình giống nhau trong các khu vực tương tự nhau – Tóm tắt chương này và chương trước.

Bây giờ chúng ta sẽ xem xét các số liệu và quy luật liên quan tới sự nối tiếp địa lí của các sinh vật hữu cơ phù hợp với quan điểm chung về sự bất biến của các loài hoặc là phù hợp với sự biến đổi dần và chậm của các loài, thông qua chọn lọc tự nhiên và di truyền.

Các loài mới xuất hiện rất chậm, trên đất liền và dưới mặt nước, lần lượt từng loài một. Giáo sư Lyell đã chỉ ra rằng những chứng cứ tìm thấy được từ các tầng địa chất

thuộc Kỉ thứ 3 khó có thể bị bỏ qua; và mỗi năm những mảng trống kiến thức lại được lấp đầy. Trong những tầng đất được xét nghiệm gần đây nhất, chỉ có một hai loài tuyệt chủng và những di chỉ về loài mới được phát hiện, trong khi niên đại của những tầng đất này thuộc loại khá cổ. Nếu chúng ta tin vào những quan sát của Philippi ở Sicily, chúng ta sẽ thấy những loài sinh vật biển trên hòn đảo này đã trải qua rất nhiều những biến đổi liên tục và dần dần. Những lớp đất đá thuộc Kỉ thứ 2 tuy có vụn hơn nhưng theo quan điểm của Bronn, sự biến mất và xuất hiện của những di chỉ về những loài sinh vật tuyệt chủng không xảy ra đồng thời trong các kỉ.

Các loài động vật thuộc các chi và lớp khác nhau không biến đổi giống nhau về tốc độ và mức độ. Trong những lớp đất đá cổ nhất thuộc Kỉ thứ 3, một số loại vỏ của sinh vật hiện còn sống trên Trái Đất vẫn có thể được tìm thấy giữa những hóa thạch của các sinh vật tuyệt chủng. Trường hợp hóa thạch của một con cá sấu có đặc điểm tương đồng với những động vật có vú và than lằn đã tuyệt chủng trong lớp đất đá tìm thấy ở vùng hạ Himalaya cũng là một ví dụ điển hình được ngài Falconer đưa ra. Loài động vật hình lưỡi ở kỉ Silua không khác với loài vật cùng loại hiện đang tồn tại, trong khi phần lớn những động vật giáp xác và thân mềm thuộc kỉ Silua đã thay đổi rất nhiều. Sự sinh sản ở trên cạn dường như thay đổi nhanh hơn nhiều so với ở dưới mặt biển. Có cơ sở để tin rang các sinh vật bậc cao của thiên nhiên thay đổi nhanh hơn các sinh vật bậc thấp. Tuy vậy, vẫn có những ngoại lệ cho trường hợp này. Khi một loài đã hoàn toàn biến mất khỏi Trái Đất, chúng ta hoàn toàn có thể tin rằng một cá thể tương tự sẽ không thể xuất hiện lại. Ngoại lệ duy nhất của quy luật này là các “cụm sinh vật” của ngài Barrande. Theo ông này, các di chỉ của một số sinh vật sẽ xuất hiện trong lớp đất đá cổ, và rồi lại xuất hiện một lần nữa trong một lớp đất đá cổ khác. Nhưng tôi thấy giải thích của Lyell rằng đó chỉ là một trường hợp di cư từ một khu vực địa lí xa xăm tới, có vẻ như cũng có thể chấp nhận được.

Những bằng chứng trên rất phù hợp với giả thuyết của tôi. Tôi không tin vào bất cứ một quy luật phát triển bất di bất dịch, khiến cho tất cả các sinh vật của một vùng thay đổi đột ngột, hoặc đồng thời, hoặc ở một mức độ giống nhau nhất định. Quá trình biến dị chắc chắn phải diễn ra rất chậm. Khả năng biến dị của mỗi loài là hoàn toàn khác nhau. Liệu những biến dị đó có thể được tận dụng bởi chọn lọc tự nhiên, và liệu sự biến dị đó được tích luỹ nhiều hay ít ở các loài khác nhau, tuỳ thuộc vào rất nhiều yéu tố khách quan phức tạp – phụ thuộc vào giao phối chéo, vào tỉ lệ giao phối trong những điều kiện vật chất đang thay đổi của vùng, và đặc biệt là bản tính của những động vật mà loài biến dị phải cạnh tranh. Do đó, không có gì lạ khi một loài có thể giữ kiểu hình tương tự lâu hơn các loài khác, hoặc giả có thay đổi thì cũng là rất ít. Chúng ta cũng thấy hiện tượng này xảy ra trong sự phân bố địa lí. Ví dụ: những con bọ cánh cứng và những chiếc vỏ lục địa ở Madeira đã thay đổi khá nhiều so với những họ hàng thân cận nhất của chúng ở châu âu, trong khi những chiếc vỏ biển và các loài chim thì lại không hề thay đổi. Chúng ta có thể hiểu được sự thay đổi nhanh chóng hơn của những loài sống trên cạn và những động vật bậc cao so với sinh vật biến và động vật bậc thấp, do mối quan hệ phức tạp giữa động vật bậc cao với môi trường sống hữu cơ và vô cơ của chúng, đã được giải thích trong một chương trước. Khi nhiều sinh vật trong một vùng đã được thay đổi và hoàn thiện, chúng ta có thể hiểu, về khía cạnh cạnh tranh, và trong mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật, rằng bất kì một cá thể nào không trải qua quá trình biến dị và hoàn thiện, có thể sẽ bị đẩy tới chỗ diệt vong. Bởi vậy, nếu chúng ta quan sát trong một khoảng thời gian đủ dài, chúng ta sẽ thấy cuối cùng thì tất cả các sinh vật đều thay đổi, bởi những sinh vật nào không thay đổi đều sẽ bị tuyệt chủng.

Trong những quãng thời gian dài bàng nhau, tỉ lệ biến dị trung bình của các cá thể trong cùng một lớp có thể gần bằng nhau. Nhưng do việc tích luỹ những di tích hoá thạch phụ thuộc vào lượng lớn trầm tích lắng xuống trong một khu vực khi nước rút, các lớp đất đá của chúng ta được tích tụ vào những thời điểm bất thường và cách xa nhau, do vậy, số lượng biến dị hữu cơ để lại trên những hoá thạch sót lại trong những tầng đất đá liên tiếp không giống nhau. Mỗi lớp đất đá ở đây không đánh dấu một bước tạo hoá và hoàn thiện mới của thiên nhiên mà chỉ là một trường hợp hi hữu, trong những thay đổi chậm chạp của môi trường.

Chúng ta có thể hiểu rõ tại sao khi một loài biến mất nó sẽ không bao giờ xuất hiện lại, ngay cả khi có những điều kiện sống hữu cơ và vô cơ tương tự. Tuy con cháu của loài sinh vật có thể thay thế chỗ của một loài khác trong tự nhiên, song – cả 2 kiểu hình, cả cũ và mới – sẽ không thể giống nhau hoàn toàn, bởi cả 2 sẽ đều được di truyền những đặc điểm khác nhau từ tổ tiên của chúng. Ví dụ, nếu tất cả những con chim bồ câu đuôi quạt bị tiêu diệt, bằng việc nỗ lực trong một khoảng thời gian dài, chúng ta có thể tạo ra một giống bồ câu mới không khác gì giống chim của chúng ta hiện nay. Nhưng nếu nhũng con chim bồ câu núi cũng bị tiêu diệt, và chúng ta hoàn toàn có thể tin là những cá thể bố mẹ thường sẽ bị tiêu diệt và thế chỗ bởi con cháu của chúng ở nhũng thế hệ sau, chủng ta vẫn có thể tạo ra được một loài bồ câu đuôi quạt giống hệt với loài chim bồ câu hiện đang tồn tại từ một loài chim bồ câu bất kì, hoặc ngay cả từ loài chim bồ câu đã được thuần hóa, bởi tất cả những con chim bồ câu đuôi quạt mới được tạo ra chắc chắn sẽ được thừa kế từ tổ tiên của chúng một số đặc tính khác biệt nhỏ.

Nhiều nhóm loài, hợp lại thành các chi và họ, cũng tuân theo những quy luật chung trong sự biến mất và xuất hiện như tùng loài riêng lẻ, thay đổi nhanh hoặc chậm, và ở mức độ mạnh yếu khác nhau. Một nhóm sẽ không xuất hiện lại một khi nó đã biến mất, nếu không thì sự tồn tại của nó, trong tuổi thọ của nó, là liên tục. Tuy tôi biết nhũng ngoại lệ của quy luật này có tồn tại song lại quá ít, ít đến nỗi một số người như E. Forbes, Pictet, và Woodward (những người không đồng tình với quan điểm của tôi), cũng phải công nhận sự thật đó, và giả thuyết của tôi cũng rất bám sát những quy luật đó. Do tất cả những loài trong một nhóm có cùng một tổ tiên là một loài nào đó, rõ ràng bất cứ một loài nào trong nhóm xuất hiện liên tiếp cùng với thời gian, thì những cá thể thuộc loài đó cũng đã tồn tại một khoảng thời gian dài tương tự để có thể sản sinh ra những cá thể mới và biến dị hoặc những cá thể cũ và không biến đổi. Các loài thuộc chi động vật hình lưỡi chắc chắn đã phải tồn tại liên tiếp từ thế hệ này qua thế hệ khác, từ cấu trúc Silua thấp nhất cho đến ngày nay.

Chúng ta đã thấy trong chương trước, đôi khi các loài trong một chi dường như có vẻ xuất hiện một cách rất đột ngột. Tôi đã cố đưa ra một số giải thích cho điều này, nhưng nếu đó là sự thật thì quan điểm của tôi chắc chắn sẽ bị bác bỏ hoàn toàn. Song, những trường hợp như vậy là cực kì hiếm, với quy luật chung là sự tăng dần về số lượng, cho đến khi nhóm đã đạt con số cực đại, và rồi, sớm hay muộn, số lượng này dần dần giảm. Nếu số loài trong một chi, hay số chi trong một họ, được thể hiện bởi một đường biểu diễn có độ dày thay đổi, đi xuyên qua những lớp địa tầng liên tiếp, nơi mà hóa thạch của các loài được tìm thấy, đường biểu diễn này sẽ đôi khi tưởng chừng như được bắt đầu ở phần cuối của nó, không phải bằng một nét thanh mảnh, mà lại đột ngột, độ dày tăng dần cùng với thứ tự của các lớp đất đá, đôi khi giữ độ dày không đổi trong một khoảng thời gian, và rồi cuối cùng mỏng dần ở những tầng đất trên cùng, đánh dấu quá trình diệt vong và cuối cùng là tuyệt chủng của loài đó. Sự tăng dần về số lượng các loài trong một chi rẩt phù hợp với giả thuyết của tôi bởi các loài hợp thành chi, các chi hợp thành họ chỉ có thể tăng dần dần, do quá trình biến dị và sinh sản về số lượng các kiểu hình tưorng tự nhất thiết phải diễn ra từ từ – một loài tạo điều kiện cho một hoặc hai loài biến dị phát triển, những biến dị này dần biến thành một loài, và cứ tiếp tục như vậy, như sự đâm chồi của những cành cây con của một cây lớn, cho đến khi cả cây đã lớn mạnh.

về sự tuyệt chủng – Cho đến giờ chúng ta mới chỉ nhắc qua về sự biến mất của các loài và các chi. Giả thuyết chọn lọc tự nhiên về sự tuyệt chủng của các cá thể cũ và sự tạo thành các cá thể mới và cải tiến liên quan rất mật thiết với nhau. Quan niệm cũ về việc tất cả sinh vật trên Trái Đất đều đã bị tiêu diệt bởi thiên tai trong các giai đoạn liên tiếp giờ đây đã được loại bỏ, kể cả những nhà địa chất học như Elie de Beaumont, Murchison, Barrande, những người mà quan điểm của họ chắc chắn sẽ khiến họ nghĩ như vậy cũng đã thay đổi. Trong khi đó, từ việc nghiên cứu các tầng địa chất, chúng ta có thể chứng minh rằng các loài và các nhóm loài động vật biến mất dần dần, đầu tiên tại một khu vực rồi đến một khu vực khác, và rồi cuối cùng là biến mất hoàn toàn khỏi mặt đất. Các loài và nhóm loài khác nhau tồn tại trong những khoảng thời gian kéo dài rất khác nhau; có những nhóm đã tồn tại từ thủa khai sinh sự sống, trong khi có một số đã biến mất từ cuối thời kì Đại Trung Sinh. Không có một quy luật nhất định nào quy định khoảng thời gian tồn tại của bất cứ loài hay họ nào. Quá trình diệt vong hoàn toàn của một loài động vật nói chung chậm hơn so với quá trình sinh sản của chúng. Nếu sự xuất hiện và biến mất của một họ được biểu diễn như ví dụ trên, bằng một đường thẳng có độ dày thay đổi, đường biểu diễn này có xu hướng nhọn dần về phía ngọn, đánh dấu quá trình diệt vong và cuối cùng là tuyệt chủng, so với phần đầu của nó, nơi đánh dấu sự xuất hiện đầu tiên và sự tăng trưởng về số lượng của loài đó. Tuy nhiên, trong một số trường hạp, ví như loài sò cúc, sự tuyệt chủng của chúng vào cuối Kỉ thứ 2 đã đến một cách rất nhanh chóng.

Chủ đề về sự tuyệt chủng của các loài động vật đều liên quan tới một điều bí ẩn không rõ lí do. Một số tác giả cho rằng do mỗi cá thể có một tuổi thọ nhất định, nên điều đó cũng đúng đối với một loài. Sự tuyệt chủng của các loài động vật làm tôi rất hứng thú. Tôi đã tìm thấy ở La Plata một chiếc răng ngựa, bị chôn vùi cùng với những hoá thạch của loài Mastodon, Megatherium, Toxodon, và một số loài động vật đã tuyệt chủng khác, lẫn với rất nhiều vỏ động vật ở một thời điểm địa chất rất muộn mà vẫn còn sống ngày nay. Song điều làm tôi ngạc nhiên nhất là do ngựa là giống vật chỉ được nhập sang Nam Mỹ kể từ sau khi người Tây Ban Nha có mặt trên lục địa, lại đã sinh sôi và phát triển khắp toàn vùng về số lượng. Tôi tự hỏi bản thân điều gì đã có thể dẫn đến sự tuyệt chủng của loài ngựa cổ khi mà các điều kiện sổng rõ ràng quá thuận lợi. Song, tôi còn phải ngạc nhiên hơn nữa khi giáo sư Owen thông báo rằng đó không phải răng của một con ngựa cổ, mà là răng của một loài sinh vật khác đã tuyệt chủng. Nếu giống ngựa này còn sống, với số lượng có hạn, chắc chắn rằng không có nhà tự nhiên học nào lại có thể phủ nhận sự quý hiếm của nó. Sự quý hiếm là thuộc tính của rất nhiều loài sinh vật trên toàn trái đất. Nếu chúng ta đặt ra câu hỏi tại sao loài này hay loài kia lại quý hiếm, chúng ta sẽ trả lời rằng những điều kiện sống bất lợi cho loài này xuất hiện. Nhưng, những điều kiện bất lợi đó là gì thì chúng ta khó có thể biết chính xác được. Nếu coi loài ngựa của chúng ta còn sống, và là một loài động vật rất quý hiếm, và qua việc phân tích nghiên cứu các loài thú có vú khác, ngay cả loài thú sinh sản chậm như voi, và quá trình biến thành ngựa hoang của những con ngựa thuần ở Nam Mỹ, chúng ta có thể chắc chắn rằng với điều kiện sống thuận lợi thì chỉ trong một vài năm giống ngựa này sẽ có mặt trên khắp lục địa. Nhưng chúng ta không thể biết được những điều kiện bất lợi nào đã kiểm soát sự phát triển về số lượng của loài ngựa này, rằng những điều kiện đó gồm một hay nhiều yếu tố bất ngờ, vào thời điểm nào của tuổi thọ của loài ngựa, và ở cấp độ nào chúng cùng ảnh hưởng tới loài ngựa. Nếu những điều kiện bất lợi này vẫn cứ tiếp diễn, kể cả một cách chậm chạp, chúng ta chắc chắn sẽ vẫn không thể biết được chúng là gì, và dần dần, giống ngựa này sẽ trở nên ngày càng quý hiếm và cuối cùng cũng trở thành tuyệt chủng, thay vào vị trí của nó là một loài có khả năng cạnh tranh thành công hơn.

Sự tăng trưởng về số lượng của một loài nào đó luôn luôn được kiểm soát bởi những nhân tố vô hình và những nhân tố này là thừa đủ để gây ra tình trạng quý hiếm, hay cuối cùng là tuyệt chủng. Trong những tầng địa chất thuộc

Kỉ thứ 3 chúng ta có thể thấy rất nhiều trường hợp trong đó tình trạng quý hiếm xảy ra trước sự tuyệt chủng. Đây là kết quả của quá trình diệt chủng của các loài dưới sự tác động của con người. Tôi xin nhắc lại quan điểm của bản thân (đã được xuất bản vào năm 1845): Việc chấp nhận các loài lâm vào tình trạng quý hiếm trước khi bị tuyệt chủng, không cảm thấy bất ngờ trước sự quý hiếm đó, và rồi lại cảm thấy ngạc nhiên trước sự tuyệt chủng của loài đó thật chẳng khác gì việc công nhận rằng bệnh tật là dấu hiệu của cái chết, hoàn toàn không cảm thấy ngạc nhiên trước bệnh tật, nhưng rồi khi người mắc bệnh mất thì lại phân vân và nghi ngờ liệu có phải người đó chết vì một hành động bạo lực nào đó.

Thuyết chọn lọc tự nhiên chủ yếu dựa trên quan điểm mỗi loại và mỗi loài mới được hình thành và duy trì bởi chúng có những đặc điểm cạnh tranh mới ưu việt hơn so với các loài khác, cuối cùng là sự diệt vong tất yếu của những cá thể kém ưu việt hơn. Quan điểm này cũng được áp dụng trong việc chăn nuôi gia súc. Khi một loại mới có ưu điểm hơn được tạo thành, đầu tiên nó sẽ thay thế những loại khác kém ưu việt hơn trong những vùng lân cận. Khi đã được củng cố những đặc tính ưu việt của mình, nó sẽ được vận chuyển đến những vùng mới, ví như giống bò sừng ngắn, và thay thế vị trí của các giống khác ở các nước khác nhau. Do đó, sự xuất hiện của những kiểu hình mới và sự biến mất của những kiểu hình cũ, dù nhân tạo hay tự nhiên, đều gắn liền với nhau. Trong một số nhóm động vật phát triển thành công, số lượng các cá thể mới được sinh ra trong một khoảng thời gian nhất định là lớn hơn số lượng cá thể cũ đã bị tiêu diệt. Nhưng chúng ta* cũng biết rằng số lượng cá thể được sinh ra không phải là tăng mãi mãi, hoặc ít nhất là trong những thời kì địa chất về sau, do vậy, khi khảo sát những càng xa xưa, sự sản sinh một số lượng các cá thể mới cũng đã tiêu diệt một số lượng cá thể cũ tương đương.

Như đã giải thích và minh hoạ bằng các ví dụ, quá trình cạnh tranh tự nhiên sẽ xảy ra gay gắt nhất giữa các cá thể tương đồng về càng nhiều mặt. Do đó, những cá thể đã được cải tiến và thay đối, mang đặc tính ưu việt hơn thường sẽ gây ra hiện tượng tuyệt chủng ở những cá thể ở đời trước. Nếu rất nhiều cá thể khác nhau đã được hình thành trong một loài, thì những loài họ hàng gần nhất loài, ví như các loài trong cùng một chi, sẽ là đối tượng dễ bị tuyệt chủng nhất. Do vậy, theo quan điểm của tôi, những loài mới có cùng chung một loài tổ tiên, hay một chi mới sẽ thay thế một chi cũ, trong cùng một họ. Nhưng cũng có những trường hợp một loài mới trong một lớp sẽ thay thế được vị trí của một loài thuộc một lớp khác, và góp phần tiêu diệt loài đó. Và nếu nhiều cá thể anh em được tạo ra từ kẻ xâm lăng thành công này, rất nhiều sinh vật khác sẽ phải nhường lại chỗ cho nó. Đồng thời, những cá thể họ hàng gần với loài xâm lăng này sẽ thường phải gánh chịu những đặc tính kém ưu việt hơn do di truyền. Nhưng bất kể là một loài thuộc cùng hay khác lớp bị hất cẳng bởi loài khác đã được cải tiến, thay đổi, một số ít những nạn nhân lại vẫn có thể tồn tại lâu dài, do thích ứng được với một điều kiện sống riêng biệt nào đó, hoặc do sống tại những khu vực hẻo lánh, noi chúng thoát khỏi sự cạnh tranh khốc liệt với các loài xâm lăng. Ví như loài sò lớn Trigonia sống ở Kỉ địa chất thứ hai vẫn còn sống trong vùng biển của Úc, và một số thành viên của loài cá vảy láng vẫn sống trong các vùng nước ngọt. Do đó quá trình diệt vong của một nhóm thường là một quá trình chậm hơn quá trình sinh sản của nó.

Ngoại trừ trường hợp loài bọ ba thuỳ dường như tuyệt chủng đột ngột ở cuối thời kì Đại cổ Sinh, hay của loài sò cúc vào cuối kỉ Silua, ta nên chú ý rằng quá trình diệt chủng dần dần có thể đã diễn ra trong những quãng thời gian ở giữa những tầng địa chất liên tiếp. Hơn thế nữa, hoặc do di trú đột ngột hoặc quá trình sinh trưởng nhanh bất thường, rất nhiều loài của một nhóm mới có thể chiếm đoạt một khu vực mới, và chúng cũng sẽ tiêu diệt những cư dân gốc một cách nhanh không kém. Và những cá thể phải nhường chỗ thường sẽ trở thành họ hàng, do chúng thường có chung những đặc tính kém ưu việt hơn.

Do vậy, theo quan điểm của tôi, phương thức mà các loài riêng lẻ và các nhóm loài trở nên tuyệt chủng rât phù hợp với thuyết chọn lọc tự nhiên. Sự tuyệt chủng không có gì khiến chúng ta phải ngạc nhiên, và nếu chúng ta cần cảm thấy ngạc nhiên thì hãy ngạc nhiên về giả định rằng chúng ta có thể hiểu được hết những yếu tố phức tạp và bất ngờ góp phần tạo nên sự tuyệt chủng. Nếu chúng ta quên dù chỉ trong một giây, rằng mồi loài thường có xu hướng tăng trưởng bất thường, và sự tăng trưởng này luôn được kiểm soát, mặc dù rất ít khi được con người biết đến, toàn bộ hoạt động của thiên nhiên sẽ trở nên vô nghĩa. Cho đến khi nào mà chúng ta có thể nói một cách chắc chan tại sao loài này có nhiều cá thể hơn loài kia, tại sao chỉ có loài này mà không phải loài khác có thể được hội nhập vào một đất nước thì chỉ khi đó chúng ta mới nên cảm thấy ngạc nhiên tại sao chúng ta không thể lí giải được sự tuyệt chủng của riêng một loài, hay của một nhóm loài nào đó.

Mọi cá thể trên thế giới biến đổi gần như đồng thời với nhau.

Không cỏ một phát hiện khảo cổ học nào nổi bật hơn phát hiện rằng mọi cá thể biến đổi gần như đồng thời với nhau trên toàn thế giới. Do đó những tầng địa chất thuộc kỉ Phấn Trắng của châu âu vẫn có thể được tìm thấy ở những nơi hẻo lánh nhất của thế giới, dưới những điều kiện khí hậu khác nhau, ngay cả khi không có bất cứ một mẫu địa chất nào được tìm thấy, ví dụ như ở Bắc Mĩ, Nam Mĩ cận xích đạo, tại Tierra del Fuego, tại Mũi Ảo Vọng, hay trên cao nguyên Ấn Độ. Tại những địa điểm này, những hoá thạch hữu cơ trong một số lớp đất mang những đặc điểm tương đồng đến không ngờ so với những hoá thạch được tìm thấy trong kỉ Phấn Trắng. Hoá thạch của những loài giống nhau không phải bao giờ cũng được tìm thấy, bởi trong một số trường hợp, không có một loài giống nhau hoàn toàn, mà chúng chỉ thuộc cùng một chi, một họ, hay chỉ là một bộ phận của một chi, hay chỉ giống nhau về cấu trúc bên ngoài. Hơn thế nữa, những hoá thạch không được tìm thấy trong kỉ Phấn Trắng ở châu âu, mà chỉ được tìm thấy ở trong những tầng địa chất phía trên hoặc dưới, cũng không được tìm thấy ở những địa điểm trên. Trong một số tầng địa chất Đại cổ Sinh kế tiếp nhau ở Nga, Tây u, và Bắc Mĩ, sự giống nhau giữa các loài tương tự nhau cũng được quan sát thấy bởi một số tác giả khác. Ngài Lyell cũng khẳng định điều này sau khi quan sát một số địa điểm trầm tích ở Bắc Mĩ và châu âu. Ngay cả khi không xét đến những hoá thạch thường được tìm thấy ở thế giới cũ và mới, vẫn có thể thấy rõ sự tương đồng chung giữa các thế hệ sinh vật liên tiếp trong khoảng thời gian từ Đại cổ Sinh đến Đại Trung Sinh, và những tầng địa chất này vẫn có thể được liên hệ với nhau một cách dễ dàng.

Tuy nhiên, những quan sát này chỉ được bao gồm các loài sinh vật biển. Chúng ta không có đủ số liệu để có thể đánh giá sự thay đổi song song của các loài cả trên cạn và dưới nước. Song, chúng ta có thể nghi ngờ việc liệu những sinh vật này có thay đổi hay không bởi nếu những loài như Megatherium, Mylodon, Macrauchenia, và Toxodon di trú đến châu âu từ La Plata, và không có một bất cứ một tài liệu nào nói về nguồn gốc của chúng, ít người sẽ nghi ngờ việc chúng đã từng chung sống với những loài sò vẫn còn tồn tại ngày nay. Song từ việc những con vật kì lạ này sống chung với loài Mastodon và loài ngựa, chúng ta có thể kết luận rằng chúng sống vào một trong ba kỉ cuối của thời kì Đại Trung Sinh.

Khi nói về những sinh vật biển “biến đổi đồng thời trên toàn thế giới”, chúng ta nên chú ý rằng lời khẳng định này không chính xác đối với khoảng thời gian kéo dài đến nghìn hay trăm nghìn năm, và nó cũng không hoàn toàn chính xác về mặt địa lí. Bởi nếu ta so sánh tất cả những sinh vật biển sống tại châu âu ngày nay hay tất cả những sinh vật biển sống ở châu âu trong kỉ Plaitôxen (thời kì cách đây 1 triệu năm, kéo dài tám trăm nghìn năm, bao gồm cả thời kì băng hà) với những loài tưomg tự ở Nam Mĩ hoặc ở Úc, thì ngay cả những nhà tự nhiên học tài giỏi nhất cũng khó mà khẳng định được đặc điểm giống nhau giữa những loài sống tại châu âu với những loài sống ở phía Nam xích đạo. Một số nhà quan sát tên tuổi cũng khẳng định rằng những hoá thạch được tìm thấy tại Hoa Kì có nhiều đặc điểm tương đồng với những hoá thạch được tìm thấy ở châu Ẩu trong thời kì Đại Trung Sinh hơn là với những loài hiện đang sống tại khu vực này. Nếu điều này là đúng thì rõ ràng những trầm tích hoá thạch ven biển khu vực Bắc Mĩ từ nay sẽ được xếp loại cùng với những tầng địa chất có niên đại cao hơn tại châu âu. Do đó, trong một tương lai khá xa, ở những tầng địa chất chứa đựng hoá thạch có sự tương đồng ở một mức độ nào đó, và loại bỏ những tầng địa chất chứa đựng những hoá thạch mà chỉ được tìm thấy ở những tầng địa chất cổ hơn nằm phía dưới, những tầng địa chất hiện đại mà đặc biệt là những tầng trầm tích trên cùng của kỉ thứ 3, kỉ thứ 4 và tầng trầm tích hiện đại của châu Ẩu, Bắc và Nam Mĩ, và ủc sẽ được sẳp xểp ngang hàng về phương diện địa chất.

Những nhà quan sát kì cựu như bà Vemeuil và Archiac đều bị ảnh hưởng bởi sự thật rằng các cá thể sống

biến đổi đổi đồng thời trên toàn bộ Trái Đất. Sau khi đã nói đến sự tương đồng nhau về kiểu hình ở những sinh vật thuộc Đại Cổ Sinh sống tại châu âu, họ còn thêm rằng: “Nếu gặp phải hiện tượng kì lạ này, chúng ta cần hướng sự chú ý tới khu vực Bắc Mĩ, nơi mà hàng loạt những hiện tượng kì lạ tương tự đã được tìm thấy, và có vẻ như những biến dị ở các loài sinh vật, sự tuyệt chủng của chúng, và sự tạo thành loài mới không phải do những thay đổi về quy luật thuỷ triều hay những nguyên nhân mang tính khu vực và đương đại mà là do những quy luật chung của thế giới động vật. Những kết luận mạnh mẽ tương tự cũng đã được ngài Baưande phát biểu. Quả là vô vọng khi chúng ta coi những thay đổi về thuỷ triều, khí hậu, hay những điều kiện vật chất khác là nguyên nhân của những biến dị của những sinh vật sống trong những điều kiện khí hậu khác nhau trên toàn thế giới. Hơn thế nữa,ngài Barrande còn khẳng định rằng chúng ta nên xem xét một quy luật đặc biệt nào đó. Chủng ta sẽ nhìn nhận vấn đề này một cách rõ ràng hơn khi quan sát sự phân bổ các sinh vật hữu cơ, và tìm hiểu sự khác nhau nhỏ bé trong mối quan hệ giữa điều kiện vật chất của một vùng, và bản tính của những cư dân sinh sống trong vùng đó.

Sự biến đổi song song của các sinh vật trên thế giới hoàn toàn có thể giải thích được bàng thuyết chọn lọc tự nhiên. Các loài mới được tạo thành bởi sự xuất hiện của các loại mới. Những loại mới này thường có đặc điểm ưu việt hơn so với những cá thể cũ, trong khi những cá thể thống trị khác, hoặc có những đặc điếm ưu việt hơn so với những cá thể khác trong khu vực, thường sẽ tạo điều kiện cho sự xuất hiện của những loại mới hoặc những loài sơ khai khác, bởi những loại và những loài sơ khai này bắt buộc phải có đặc điểm còn ưu việt hơn loài hiện đang thống trị để có thể duy trì nòi giống và tồn tại. về vẩn đề này, chúng ta có những bằng chứng chắc chắn nhất. Những loài cây thống trị là những loài cây được tìm thấy nhiều nhất trong lãnh thổ của nó, được phổ biến nhiều nhất, do đã sản sinh ra được số lượng loại mới nhiều nhất. Việc loài thống trị, có khả năng biến dị cao, và khả năng khuếch tán xa, đã xâm chiếm một phần lãnh thổ của những loài khác, là loài có khả năng khuếch tán xa hơn nữa, và tạo dựng nên những loại và loài mới ở những vùng mới là hoàn toàn tự nhiên. Quá trình khuếch tán có thể rất chậm, phụ thuộc nhiều vào những thay đổi địa chất và khí hậu, hoặc vào sự trùng hợp ngẫu nhiên, nhưng với thời gian, những cá thể thống trị sẽ vẫn thành công trong việc phát tán. Quá trình này rất có thể chậm hơn đối với những sinh vật sống trên cạn trên nhũng lục địa khác nhau so với nhũng loài thuỷ cư sống trong nhũng vùng biển nối tiếp nhau. Do đó, chúng ta thường nhận thấy sự biến đối song song ở những động vật trên cạn ở một cấp độ nhẹ hơn là ở dưới nước.

Trong quá trình khuếch tán của mình, một loài thống trị có thể gặp những loài khác ưu việt hơn chính bản thân nó, và quá trình khuếch tán, hoặc ngay cả sự tồn tại của loài kém ưu việt hơn đó sẽ không còn. Chúng ta không biết chính xác điều kiện nào là tốt nhất cho sự sinh sôi của những loài thống trị mới, song với một số cá thể xác định, những điều kiện đó có thể là: sự xuất hiện của những thay đổi có lợi, giảm thiểu cạnh tranh với những cá thể địa phưomg, hoặc mở rộng lãnh thổ sống, hoặc ngay cả tình trạng bị cô lập, được lặp đi lặp lại trong một khoảng thời gian dài (như đã giải thích ở trên). Nếu một phần tư thế giới này có những điều kiện thuận lợi cho động vật trên cạn phát triển và một phần khác cho động vật dưới biển phát triển, thì với một khoảng thời gian đủ dài và những điều kiện đó ở cùng một cấp độ, thì bất cứ nơi đâu những cư dân của hai vùng này gặp nhau, cuộc chiến sẽ rất dài và khốc liệt, và những cá thể xuất thân từ hai vùng đều có thể chiến thắng. Nhưng, với thời gian, những cá thể thống trị ở mức độ cao nhất, bất kể được sinh ra ở đâu, đều có khuynh hướng trở nên thịnh hành. Và với sự thịnh hành của chúng, sự tuyệt chủng của những các thể và kiểu hình kém ưu việt hơn là không thể tránh khỏi, và bởi những cá thể, kiểu hình này thường có mối liên hệ di trưyền với nhau, từng nhóm sinh vật sẽ dần dần biến mất, mặc dù ở dây hoặc đó một cá thể vẫn có thể sống sót trong một quãng thời gian dài.

Từ đó, theo tôi, sự biến đổi đồng thời và liên tiếp của sinh vật trên thế giới rất phù hợp với quan điểm những loài mới được tạo nên từ sự khuếch tán và biến dị của những loài thống trị. Những loài mới được tạo nên, chỉnh bản thân chúng cũng là những loài thống trị, do di truyền, hoặc do đã có một đặc điểm nào đó ưu việt hơn so với những cá thể bố mẹ và các loài khác. Chính những cá thể này một lần nữa lại khuếch tán, biến dị, và tạo nên một loài mới. Những kiểu hình bị đánh bại và phải nhường lại chồ cho những cá thể mới và ưu việt hơn thường sẽ có họ hàng với nhau do di truyền, nên cùng với sự xuất hiện của những nhóm mới, đã được cải tiến, từng nhóm sinh vật cũ cũng biến mất dần dần và sự biến đổi hai chiều của sinh vật trên khắp thế giới cũng sẽ tuân theo quy luật này.

Tôi đã đưa ra những lí do lí giải sự bồi tụ của các tầng hoá thạch của chúng ta hiện nay, chúng được hình thành khi mà mực nước đã rút xuống. Những tầng trầm tích và hoá thạch lớn được tạo nên trong khoảng thời gian mực nước hạ xuống khi thềm đại dương ổn định, hoặc tăng, hoặc khi các lớp đất đá không kịp che lấp và bảo tồn những sinh vật hữu cơ. Trong những khoảng thời gian dài này, những sinh vật sinh sống tại các vùng có thể đã trải qua những biến đổi và diệt chủng khá lớn, và hiện tượng di trú phổ biến trên toàn thế giới. Do các hoạt động địa chất thường có ảnh hưởng rất lớn tới một khu vực rộng lớn, rất có thể những tầng địa chất đương đại đã được hình thành trên một diện rộng, theo từng vùng trên thế giới. Song chúng ta cũng không có lí do chắc chắn nào để khẳng định rằng đây là một quá trình bất biến và rằng những vùng rộng lớn luôn chịu ảnh hưởng của các hoạt động địa chất tương tự nhau. Khi hai tầng địa chất đựơc bồi tụ ở 2 khu vực khác nhau trong những khoảng thời gian gần giống nhau, và với những nguyên nhân đã giải thích ở trên, chúng ta có thể quan sát thấy quá trình tiến hoá . Song, các loài sinh vật sẽ không nhất thiết giống nhau bởi một trong hai vùng sẽ có nhiều thời gian hơn dành cho quá trình biến dị, tuyệt chủng, di trú.

Những trường hợp tương tự có thể đã xảy ra tại châu âu. Trong hồi kí của mình về những rải trầm tích thuộc kỉ Eoxen ở Anh và Pháp, ngài Prestwich đã phác thảo nên những mối liên hệ song song mật thiết giữa các tầng địa chất liên tiếp giữa hai nước. So sánh một số tầng địa chất của 2 nước này với nhau, ông phát hiện thấy một sự tương đồng khá kì lạ về số lượng các loài có nguồn gốc cùng một chi, song những loài sinh vật đó lại mang những đặc điểm khác nhau rất khó giải thích khi xét đến khoảng cách giữa hai vùng. Giả thuyết rằng đã từng có một eo đất ngăn cách tạm thời 2 vùng biển với 2 hệ động vật khác nhau có vẻ như là một cách giải thích khá hợp lí cho những sự khác biệt này. Nhà địa chất học Lyell cũng đã rút ra những kết luận tương tự từ việc nghiên cứu những tầng địa chất thuộc thời kì Đại Trung Sinh. Ông Barrande cũng kết luận rằng có một sự tương đồng song song kì lạ giữa những hoá thạch trong dải trầm tích thuộc kỉ Silua ở Bô hi mia và bán đảo Xcăngđinavi. Mặc dầu vậy, ông vẫn tìm thấy một số lượng lớn sự khác biệt giữa các loài. Nếu những tầng địa chất ở 2 nước Anh và Pháp không được bồi tụ trong cùng một khoảng thời gian, tức là sự hình thành của một tầng tại một nước xảy ra trước hoặc sau sự hình thành của tầng địa chât tương ứng tại nước còn lại, và các loài sinh vật sinh sống trong cả 2 vùng này vẫn tiếp tục tiến hoá trong suốt quá trình hình thành và tạm dừng hình thành các tầng địa chất chứa hoá thạch, và nếu những tầng địa chất ở cả 2 vùng được sắp xếp theo thứ tự tương tự nhau, một cách phù hcrp, tạo nên một ảo giác về sự phát triển song song của các loài sinh vật, thi các loài sinh vật được tìm thấy trong những tầng địa chất tương ứng ở cả 2 vùng chắc chắn sẽ không giống nhau.

Giờ đây chúng ta sẽ xem xét mối quan hệ giữa các loài đã tuyệt chủng và các loài còn tồn tại. Mối quan hệ này là một phần của thế giới tự nhiên và có thể được lí giải bằng nguyên lí di truyền. Một cá thể tuyệt chủng càng lâu thì lẽ dĩ nhiên nó sẽ càng khác so với các cá thể hiện đang tồn tại. Nhưng như nhà phân loại học Buckland đã từng nói, bất cứ hoá thạch nào cũng có thể được xếp loại vào nhóm sinh vật vẫn còn tồn tại, hoặc giữa chúng. Sự thật rằng những loài tuyệt chủng giúp chúng ta hoàn thiện sơ đồ mối liên hệ giữa các loài, họ, bộ đã tuyệt chủng là không thê chối cãi bởi nếu chúng ta chỉ chú ý đến hoặc những loài đã tuyệt chủng hoặc những loài còn sống, sơ đồ của chúng ta sẽ không thể hoàn hảo bằng nếu chúng ta kết họp cả hai với nhau. Riêng với động vật có xương sống, nhà khảo cổ học lỗi lạc Owen của chúng ta có thể liệt kê rất nhiều những trường họp các sinh vật đã tuyệt chủng xen vào giữa các sinh vật đang tồn tại trong sơ đồ các mối quan hệ. Cuvier đã phân loại thú thành hai bộ lớn loài da dày (Pachyderm) và động vật nhai lại (Ruminant), nhưng nhà khảo cổ học Owen của chúng ta đã phát hiện ra quá nhiều mối liên hệ hoá thạch đến nỗi ông phải thay đổi toàn bộ sự sắp xếp của 2 bộ này, và đưa một số sinh vật trong bộ pachyderm vào trong nhóm phụ của bộ ruminant. Ví như ông đã triệt tiêu phần lớn những khác biệt rõ ràng giữa lợn và lạc đà. Đối với các sinh vật không có xương sống, Barrande đã khẳng định ông được dạy rằng các sinh vật thuộc thời kì Đại Thái cổ đều cùng bộ, họ, chi với các sinh vật ngày nay, song sự khác nhau giữa chúng không chỉ ít như thế.

Việc các loài đã tuyệt chủng được coi như là trung gian giữa các loài hiện đang tồn tại đã bị một số tác giả phản bác. Sự phản bác này là có lí nếu chúng ta coi sự “trung gian” này khẳng định các đặc điểm của một loài đã tuyệt chủng là trung gian cho hai loài hiện đang tồn tại. Song, trong thực tế, rất nhiều loài sinh vật hoá thạch chắc chắn sẽ phải được xếp loại ở giữa các loài còn sống, một số giống tuyệt chủng giữa các giống còn tồn tại, và ngay cả các giống thuộc các họ khác nhau. Nếu như cá và bò sát ngày nay có một tá đặc điểm khác nhau, thì những tổ tiên xa xưa của cả hai chắc chắn sẽ có số lượng những đặc điểm khác nhau ít hơn bởi mặc dù ngày nay đây là hai loài rất khác nhau, song tại một thời điểm đủ xưa trong quá khứ, 2 loài này có thể đã có những đặc điểm gần giống nhau nào đó.

Quan niệm phổ biến hiện nay là một sinh vật càng cố thì sẽ càng có nhiều khả năng chỉ ra mối tương đồng giữa những nhóm sinh vật rất khác nhau ngày nay. Kết luận này chỉ có thể áp dụng được với những nhóm sinh vật đã phải trải qua nhiều biến đổi trong các giai đoạn địa chất, và để kiểm tra sự chính xác của nó quả là rất khó bởi đôi khi có những sinh vật, ví như loài Lepidosiren được phát hiện có các đặc điểm giống với rất nhiều nhóm sinh vật khác nhau. Song, nếu chúng ta so sánh loài bò sát xưa, loài ếch nhái cổ, loài cá cổ, loài động vật thân mềm cổ, và những con thú thuộc thời kì Băng Hà với con cháu của chúng ngày nay, chúng ta không thể phủ nhận sự chính xác của lời kết luận này.

Bây giờ chúng ta sẽ đánh giá mức độ phù hợp của những suy luận và vỉ dụ này với thuyết di truyền và biến dị. Do vấn đề này khá phức tạp, tôi đề nghị bạn đọc giở lại bảng trong chương IV của cuốn sách này. Giả sử những chữ in nghiêng và có đánh số là các chi, và những đường chấm phân nhánh từ đó ra là biểu hiện của những loài của mỗi chi. Tuy hình vẽ thật đơn giản, và chỉ biểu diễn được rất ít loài và chi, nhưng điều này không quan trọng lắm. Các đường ngang có thể được hình dung như những hệ thống địa chất kế tiếp nhau, và ta có thể coi tất cả các kiểu hình phía dưới đường biểu diễn trên cùng đều đã tuyệt chủng. Ba chi hiện đang tồn tại a14, q14, p14 hợp lại thành một họ nhỏ, b 14, và f14 thành một họ nhỏ hoặc một họ phụ, o14, Ĩ14, m14 một họ thứ 3. Cả ba họ này cùng với những chi đã tuyệt chủng thuộc một dòng nối từ cá thể bố mẹ A, sẽ tạo thành một bộ do đều đã được di truyền lại một số những đặc điểm từ tổ tiên chung của chúng. Theo nguyên lí các đặc tính có khuynh hướng biến dị, được giải thích bởi sơ đồ này trong những phần trước, một kiểu hình càng mới thì sẽ càng khác xa so với tổ tiên nguyên thủy. Do đó chúng ta hiểu tại sao những hóa thạch cổ xưa nhất ngày nay lại khác những sinh vật đang tồn tại nhiều nhất.

Song, sự phân li tính trạng của các đặc tính không phải là một trường hợp tất yếu, do sự phân hướng của những tính trạng này chỉ phụ thuộc vào những cá thể con cháu của một loài chiếm được nhiều vị trí khác nhau trong nền kinh tế của thiên nhiên. Do vậy, rất có thể như trường hợp của những hóa thạch thuộc kỉ Xilua, một loài có thể tồn tại với những biến dị nhỏ tương ứng với những biến đổi của điều kiện sống, và duy trì biến dị đó trong một thời gian dài. Trường hợp này được biểu diễn bởi con số F14 trong sơ đồ.

Tất cả các kiểu hình còn sống hay đã tuyệt chủng, đều bắt nguồn từ A, hình thành nên một bộ, và do những hiệu quả liên tục của quá trình tuyệt chủng và phân li tính trạng, bộ này đã chia ra thành nhiều họ và họ phụ, một số họ này đã tuyệt chủng ở nhũng thời kì khác nhau, một số họ vẫn còn tồn tại đến ngày nay.

Trong khi nhận xét sơ đồ, giả sừ nếu chúng ta tìm thấy ở những hóa thạch bị chôn vùi trong những tầng địa chất khác nhau, ở đoạn dưới của chuỗi, ba họ trên cùng sẽ được coi là ít khác nhau hơn. Nếu những chi al, a5, aio, f8, m3, mó, m9, được khai quật lên, thì những ba họ trên cùng này sẽ liên quan mật thiết với nhau đến mức chúng có thể phải được xếp loại thành một họ lớn, như trường hợp của các động vật nhai lại và động vật da dày. Nhưng nếu có người phản đối việc khẳng định những chi đã tuyệt chủng mang những đặc điểm trung gian, tức là liên kết họ ba chi đang sống hiện nay, thì điều đó cũng đúng, do chúng là trung gian, song là trung gian trong một quá trình dài và lắt léo với nhũng kiểu hình rất khác nhau. Giả sử nhiều kiểu hình đã tuyệt chủng được tìm thấy ở phía trên một trong những tầng địa chất khác nhau – trên số VI chẳng hạn – mà người ta lại không tìm thấy một kiểu hình nào dưới đó, thì có 2 họ (chủ yếu là a14 trở đi và b14 trở đi) sẽ phải được hợp nhất thành một họ lớn và hai họ còn lại (chủ yếu từ a14 đến f14, giờ đây bao gồm 5 chi, và từ o14 đến m14) sẽ vẫn khác nhau, song ở một mức độ ít hơn so với trước khi tìm thấy những hóa thạch. Nếu chúng ta giả sử rằng các chi của 2 họ này khác nhau ở một tá đặc điểm, và trong trường hợp này, vào thời điểm VI, chúng sẽ chỉ khác nhau ở một vài đặc điểm do ở giai đoạn này, chúng chưa phân li tính trạng nhiều lắm so với tổ tiên của bộ như sau này. Do vậy các chi cổ xưa và tuyệt chủng, ở một cấp độ nào đó, mang những đặc điểm trung gian về tính trạng giữa những con cháu biến dị của chúng hoặc giữa họ hàng thân thuộc ngang hệ với chúng.

Trong tự nhiên, mọi việc sẽ phức tạp hơn những gì được thể hiện ở sơ đồ bởi các nhóm sinh vật sẽ có số lượng đông hơn, chúng sẽ tồn tại trong những khoảng thời gian ngắn dài rất khác nhau, và sẽ có những biến dị ở nhiều cấp độ khác nhau. Trong khi chúng ta chỉ sở hữu tập cuối cùng (và trong tình trạng hết sức không đầy đủ) của pho sách địa chất, chúng ta hoàn toàn không thể mong chờ việc hoàn thiện những khoảng trống lịch sử của thiên nhiên, qua đó thống nhất các họ, bộ sinh vật với nhau, trừ những trường hợp hết sức hãn hữu. Chúng ta chỉ có thể giả định rằng những nhóm sinh vật đó đã trải qua những quá trình biến dị trong các kì địa chất, và có nhiều điểm giống nhau hơn so với con cháu chúng ngày nay, được thể hiện qua những tầng địa chất xa xưa. Những nghiên cứu của những nhà khảo cổ học lỗi lạc đều chứng minh điều này.

Như vậy, thuyết di truyền và biến dị là thuyết duy nhất giải thích được những vấn đề chính trong mối liên hệ giữa các sinh vật tuyệt chủng với nhau, và giữa các sinh vật đã tuyệt chủng với các sinh vật đang tồn tại.

Cũng trong thuyết di truyền và biến dị này, các hệ động vật của bất cứ giai đoạn nào trong lịch sử quả đất cũng sẽ là những hệ động vật với những đặc điểm kiểu hình trung gian của những hệ động vật trước và sau nó. Do đó, những loài thuộc thế hệ thứ 6 trong biểu đồ là thế hệ những con lai biến dị của những loài thuộc thế hệ thứ 5, và là bố mẹ của thế hệ con lai càng biến dị hơn thứ 7. Do vậy, chúng chắc chắn sẽ mang những đặc điểm trung gian của những sinh vật ở thế hệ trước và thế hệ sau. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải tính đến sự tuyệt chủng của những loài ở thế hệ trước, và sự xuất hiện của các loài mới do biến dị hoặc di cư trong những giai đoạn trung gian giữa các tầng địa chất liên tiếp. Chịu tác động của những hoạt động này, hệ động vật của từng giai đoạn địa chất chắc chắn mang những đặc điểm trung gian của những hệ động vật trước và sau nó. Khi những hoá thạch thuộc kỉ Đêvôn lần đầu tiên được tìmàngasy, các nhà khảo cổ học đã quan sát thấy rằng những hoá thạch này mang những đặc điểm trung gian của những hoá thạch thuộc kỉ Xilua ở dưới, và kỉ than đá ở trên. Song mỗi hệ động vật cũng lại không hoàn toàn mang tính chất trung gian bởi sự hình thành các tầng địa chất liên tiếp nhau trải qua những khoảng thời gian khác nhau.

Song cũng tồn tại một số ngoại lệ. Ví dụ điển hình nhất là khi tiến sĩ Falconer sắp xếp loài voi và loài mastodon theo 2 cách khác nhau. Đầu tiên ông sắp xếp chúng theo những đặc điểm giống nhau về kiểu hình, và lần thứ 2 theo giai đoạn tồn tại của từng loài. So sánh hai cách sắp xếp, kết quả cho thấy thứ tự ở 2 cách sắp xếp không giống nhau. Những loài có đặc điểm đặc trưng nhất, hoặc trung gian nhất về đặc điểm và tuổi thọ đều không phải là những loài cổ nhất hoặc trẻ nhất. Nhưng nếu chúng ta giả sử rằng những số liệu về sự xuất hiện và tuyệt chủng là hoàn toàn chính xác, chúng ta vẫn không thể biết được liệu những cá thể được sinh ra có tồn tại trong những khoảng thời gian giống nhau hay không? Một cá thể rất cổ xưa trong một số trường hợp vẫn có thể sống lâu hơn một cá thể được sinh ra sau đó, nhất là đối với những sinh vật sống trên cạn tại những địa điểm khác nhau. Nói cách khác, nếu những tộc chim bộ câu thuần hoá hiện đang tồn tại và đã tuyệt chủng được sắp xếp theo những đặc điểm giống nhau, cách sắp xếp này sẽ không giống với cách sắp xếp theo thời gian chúng xuất hiện, và sẽ càng không giống nếu được sắp xếp theo thời gian tuyệt chủng bởi ngày nay loài chim bồ câu đá bố mẹ vẫn còn sống, trong khi những loại nằm giữa loài chim bồ câu đá và chim bồ câu đưa thư đã tuyệt chủng. Những con chim bồ câu đưa thư với đặc điểm nổi bật là chiếc mỏ dài lại xuất hiện sớm hơn những con chim bồ câu nhào lộn.

Có mối liên quan mật thiết với lời khẳng định rằng những hoá thạch hữu cơ từ một tầng địa chất trung gian, ở một cấp độ nào đó, cũng mang những đặc tính trung gian, là một sự thật được tất cả các nhà khảo cổ học đồng ý: Các hoá thạch từ 2 tầng địa chất liên tiếp có sự tương đồng rõ ràng hơn hoá thạch từ hai tầng địa chất cách xa nhau. Giáo sư Pictet cũng quan sát thấy những điểm tương đồng chung giữa những hoá thạch hữu cơ từ những tầng địa chất thuộc kỉ Phấn Trắng, mặc dù đó là những hoá thạch tiêu biểu cho từng giai đoạn. Quan niệm của giáo sư Pictet rằng kiểu hình của mỗi loài là một đặc điểm bất di bất dịch dường như đã bị lay chuyển, nhất là do tính phổ biến của những hoá thạch này. Một người đã quá quen với sự phân bổ của các loài ừên thế giới sẽ không tìm hiểu những mối tương đồng giữa những loài đặc trưng trong những tầng địa chất liên tiếp với lí do là những điều kiện sống xa xưa hầu như không thay đổi. Nhưng chúng ta cũng nên nhớ rằng, các sinh vật sống, hoặc ít nhất là những sinh vật biển, đã biến dị gần như đồng loạt trên toàn thể giới, trong những điều kiện thời tiết và điều kiện sống hết sức khác biệt. Chúng ta hãy thử suy ngẫm về điều kiện sống khắc nghiệt trong kỉ plaitôxen, kéo dài cho đến hết kỉ Băng Hà, và chú ý tới những ảnh hưởng nhỏ bé của nó tới từng sinh vật biển.

Đối với thuyết di truyền, ý nghĩa đầy đủ của việc những hoá thạch trong những tầng địa chất liên tiếp có mối liên quan mật thiết với nhau là quá rõ ràng, mặc dù chúng được xếp loại như những loài khác nhau. Do quá trình hình thành các tầng địa chất thường xuyên bị cắt ngang, nên chúng ta không thể tìm thấy tất cả những hoá thạch trung gian của những loài xuất hiện và tuyệt chủng ở đầu và cuối một giai đoạn trong một hoặc hai tầng địa chất liên tiếp. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tìm thấy những loài họ hàng, hay còn được một số tác giả gọi là loài đại diện, khi chúng ta xét đến những tầng địa chất cách nhau những khoảng thời gian địa chất không quá xa. Tóm lại, chúng ta sẽ tìm thấy những bằng chứng cho quá trình biến dị dần dần và rất khó hiểu của một số cá thể.

Sự phát triến của các loài sinh vật cố – vấn đề liệu những kiểu hình đương đại đạt sự phát triển cao hơn nhiều so với những kiểu hình cổ xưa là một vấn đề đã gây nhiều tranh cãi. Song, vì những nhà tự nhiên học vẫn chưa thể đồng ý được với nhau những tiêu chuẩn để đánh giá mức độ phát triển cao thấp của các kiểu hình, nên tôi sẽ không đề cập tới vấn đề này. Mặc dù vậy, ở một mức độ nào đó, dựa trên thuyết của mình, tôi vẫn cảm thấy rằng những kiểu hình mới phải đạt sự phát triển cao hơn các kiểu hình cũ bởi mỗi loài mới được hình thành do có một số đặc điểm có lợi hơn những cá thể khác trong cuộc đấu tranh sinh tồn. Dưới điều kiện thời tiết gần tương tự nhau, nếu những sinh vật thuộc kỉ Eoxen trong một khu vực trên thế giới được thả cho cạnh tranh với những sinh vật gốc của khu vực đó hiện còn đang tồn tại, thì chắc chắn hệ động thực vật kỉ Eoxen sẽ bị đánh bại và tiêu diệt, cũng như hệ động vật Đại Trung Sinh sẽ bị hệ động vật Eoxen đánh bại, hoặc như hệ động vật Đại cổ Sinh sẽ bị hệ động vật Đại Trung Sinh đánh bại và tiêu diệt. Việc quá trình phát

triển này có ảnh hưởng lớn tới cấu tạo tổ chức của những sinh vật thành công đương đại không có gì lạ, nhưng để có thẻ kiểm nghiệm quá trình này thì quả là nan giải. Tôm cua không phải là những động vật phát triển cao nhẩt trong lớp động vật thân cứng, song chúng đã đánh bại loài sinh vật thân mềm phát triển cao nhất. Từ những gì quan sát được từ quá trình phát triển của hệ động thực vật Anh ở New Zealand, chúng ta có thể tin rằng nếu tất cả các loài động, thực vật của nước Anh được thả hoang tại New Zealand, thì với thời gian, một loạt các loài động, thực vật Anh sẽ trở thành hoang dại và sẽ tiêu diệt rất nhiều động, thực vật gốc. Trong khi đỏ, từ việc quan sát những gì đang xảy ra tại New Zealand và việc chưa từng có một cư dân thuộc khu vực nam bán cầu hoang dại hoá thành công ở bất cứ nơi đâu tại Châu Ẩu, chúng ta nghi ngờ khả năng nếu toàn bộ hệ động thực vật ở New Zealand được thả hoang tại Anh, liệu có một số lượng lớn các loài có thể đánh bại hệ động thực vật Anh hay không, về khía cạnh này, ta có thể kết luận rằng hệ động thực vật ở Anh phát triển cao hơn ở New Zealand. Trong khi đó, ngay cả nhà tự nhiên học tài giỏi nhất, nghiên cứu hệ động thực vật ở cả 2 nước cũng không thể tiên đoán được kểt quả này. Ông Agassiz lại khẳng định rằng các loài động vật cổ xưa, ở một mức độ nào đó, giống phôi thai của các loài động vật cùng lớp, hay sự di truyền địa lí của các loài đã tuyệt chủng ở một mức độ nào đó, tương đương với sự phát triển phôi thai ở các loài động vật hiện đại. về vấn đề này, tôi đồng ý với giáo sư Pictet và Huxley khi nói rằng sự chính xác của thuyết này chưa thể được chứng minh. Song, tôi lại tin tưởng rằng nó sẽ được chứng minh trong một tương lai không xa, và sẽ đúng, ít nhất với các nhóm phụ, hay các nhánh đã tách khỏi nhau trong khoảng thời gian gần đây bởi thuyết của Agassiz khá phù hợp với thuyết chọn lọc tự nhiên. Trong một chương sau tôi sẽ chứng tỏ rằng một cá thể đã phát triển rất khác với bào thai của nó, do những thay đổi bất ngờ xảy ra khi cá thể còn qua nhỏ, và bởi được di truyền lại ở một độ tuổi nhất định. Quá trình này hoàn toàn không ảnh hưởng tới bào thai, trong khi đó, qua các thế hệ liên tiếp, nó tiếp tục bổ sung sự khác biệt giữa cá thể đã phát triển và bào thai. Do đó, bào thai có thể coi là đại diện cho những điều kiện sống cổ xưa, và ít bị thay đổi của từng sinh vật. Quan điểm này có thể đúng, nhưng nó sẽ không bao giờ có được bằng chứng đầy đủ. Mặc dù những con thú, bò sát, và cá cổ xưa nhất thuộc những lớp riêng biệt, và một số cá thể có thể có ít đặc điểm khác nhau hơn những cá thể cùng lớp đương đại, song khả năng tìm thấy hoá thạch những động vật có đặc điểm giống với bào thai của động vật có xương sống là rất nhỏ, và chỉ có thể xảy ra khi mà các tầng địa chất xưa hơn tầng địa chất kỉ Xilua được tìm thấy. Ngài Cliít đã chứng minh cách đây nhiều năm những hóa thạch thú được tìm thấy trong các hang động của úc có những đặc điểm rất gần với những loài thú có túi hiện nay tại châu lục này. Một sự tương đồng, mà một con mắt không chuyên vẫn có thể nhận thấy rõ được được thể hiện qua những mảnh áo giáp khổng lồ của con tatou được tìm thấy ở nhiều vùng thuộc La Plata. Giáo sư Owen cũng đã chứng minh rõ ràng phần lớn những hóa thạch thủ bị chôn vùi và được tìm thấy tại các vùng ấy đều có mối liên hệ với những loài hiện đang sống tại Nam Mĩ. Mối liên hệ này còn được thấy rõ hơn nữa ở bộ sưu tập kì lạ gồm những hài cốt hóa thạch thu thập được trong các hang động tại Brasil bởi Lund và Clausen. Những sự kiện ấy đã thu hút sự chú ý của tôi, đến nỗi năm 1839 và 1845 tôi đã nhấn mạnh nhiều đến cái “quy luật kế tiếp của các loại hình” – và đến “những quan hệ kì diệu giữa những giống đã mất với những giống còn sống trong cùng một lục địa”. Sau đó, giáo sư Owen cũng mở rộng khái niệm đó cho các hóa thạch thú ở Cựu thế giới. Nó cũng được áp dụng trong việc khôi phục lại những con chim lớn đã tuyệt chủng ở New Zealand và tại những con chim trong các hang động ở Brazil. Ông Woodard đã chứng minh rằng quy luật ấy cũng thích hợp với ốc ở biển, song không rõ bằng do sự phân bố rộng rãi của phần lớn các chi động vật thân mềm. Người ta còn có thể thêm vào nhiều thí dụ khác, như mối liên hệ giữa loài ốc trên cạn đã mất và hiện còn sống ở đảo Madeira hay tại vùng biển nước lợ Aralo – Caspian.

Vậy, quy luật về sự kế tiếp các loại hình như nhau trong những vùng như nhau có ý nghĩa gì? Sau khi đã so sánh khí hậu hiện nay của châu úc so với khí hậu của một số bộ phận của Nam Mĩ ở cùng vĩ độ, sẽ rất là táo bạo nếu một mặt giải thích sự khác nhau giữa các sinh vật của 2 lục địa ấy qua sự khác nhau của các điều kiện vật lí dẫn đến sự khác nhau về kiểu hình; và mặt khác giải thích thông qua sự giống nhau của các điều kiện, do có sự tương đồng giữa các loài vào giai đoạn cuối Đại Trung Sinh. Chúng ta cũng không thể cho rằng do một quy luật bất biến mà châu úc đã chỉ sản sinh ra nhiều nhất hoặc chỉ riêng các loài thú có túi và một mình Nam Mĩ sản sinh ra loài vô xỉ và một số kiểu hình riêng của nó. Thật vậy, chúng ta biết rằng xưa kia châu âu đã sản sinh ra nhiều giống thú có túi và trong các công trình nghiên cứu trước đây, tôi cũng đã chứng minh rằng quy luật phân bố của giống thú có túi trên cạn ở Mỹ ngày nay đã khác rất nhiều. Bắc Mĩ trước đây đã có những điều kiện tự nhiên tương tự như những điều kiện tự nhiên của vùng Nam Mĩ ngày nay và ngược lại. Phát hiện của Falconer và Cautley cũng chỉ ra răng loài thú ở Ấn Độ trước đây có nhiêu đặc diêm giống với loài thủ ở châu Phi ngày nay. Điều tương tự cũng có thể được áp dụng cho các sinh vật biển.

Thuyết biển dị và di truyền đã có thể giải thích ngay được quy luật kế tiếp trong một thời gian dài nhưng không phải là bất biến của các loại hình như nhau trong những vùng như nhau. Do mọi sinh vật ở mỗi nơi trên thế giới đều có khuynh hướng phát tán thế hệ con cháu đã biến dị một chút mang những dặc tính tương tự tổ tiên của chúng trong những thời kì kế tiếp. Nếu những sinh vật của một lục địa trước kia đã khác rất nhiều so với những sinh vật của một lục địa khác, thì con cháu đã biến dị của chúng cũng sẽ lại khác nhau ở mặt hình thức và cấp độ tương tự. Nhưng sau những khoảng thời gian dài và những thay đổi địa lí quan trọng kéo theo nhiều hiện tượng di cư tương hỗ, thì những kiểu hình kém ưu việt hơn thường sẽ nhường chỗ cho những kiểu hình siêu việt, có ưu thế, và do vậy sẽ không có sự bất biến trong sự phân bố các loài sinh vật trước đây và sau này.

Có người có thể hỏi liệu con lười, con tatou, và con ăn kiến ngày nay ở Nam Mĩ có phải là con cháu thu nhỏ của loài Megatherium, và những con quái vật khổng lồ họ hàng khác hay không? Đây là một điều hoàn toàn không thể chấp nhận được. Những sinh vật khổng lồ này đã hoàn toàn tuyệt chủng và không hề có con cháu. Song, trong những hang động ở Brazil người ta tìm thấy những loài sinh vật đã tuyệt chủng khác có nhiều điểm tương đồng về kích thước và một số đặc điểm khác với những con vật hiện đang sống tại Nam Mĩ ngày nay. Một số hóa thạch được tìm thấy ở đây rất có thể là tổ tiên của những loài đang sống. Lưu ý là theo thuyết của tôi thì tất cả các loài cùng một chi đều bắt nguồn từ một loài duy nhất, và nếu trong 6 chi, mồi chi có 8 loài, cùng được tìm thấy trong một tầng địa chất, và trong tầng địa chất tiếp theo cũng có 6 chi đại diện hoặc tương đồng với cùng số lượng loài, chúng ta có thể kết luận rằng chỉ có một loài trong mỗi chi cũ đã để lại những con cháu đã thạy đổi, cấu thành 6 chi mới. 7 loài trong cùng một chi còn lại đã tuyệt chủng và không hề để lại con cháu. Hoặc là (mà đây là trường hợp thường xảy ra nhất), chỉ có hai hay ba loài của 2 hay 3 chi cũ là bố mẹ của 6 chi mới, tất cả chi và loài khác đều đã bị tuyệt chủng. Trong những bộ đang thoái trào, bao gồm sự giảm về số lượng các loài và chi, như trường hợp loài vô xỉ ở Nam Mĩ, số lượng loài và chi để lại con cháu đã biến đổi sẽ còn ít hơn.

TÓM TẮT CHƯƠNG NÀY VÀ CHƯƠNG TRÊN

Tôi đã cố gắng chứng minh rằng các đồ thư địa chất của chúng ta là rất không hoàn chỉnh, rằng chỉ một bộ phận nhỏ của trái đất đã được khai thác về mặt địa chất một cách cẩn thận; rằng chỉ một số lớp sinh vật đã được bảo quản trong trạng thái hóa thạch; rằng số lượng nhũng mẫu vật và loài sinh vật được bảo tồn trong các viện bảo tàng là không đáng kể so với số lượng các thế hệ đã tồn tại trong thời gian hình thành một tầng địa chất; rằng do phải có sự rút lui của mực nước biển mới cho phép các trầm tích được bồi tụ, các hóa thạch được bảo vệ nên những khoảng thời gian rất dài đã trôi qua giữa các tầng địa chất; rằng rất có khả năng hiện tượng tuyệt chủng, biến dị xảy ra mạnh hơn trong những thời kì nước biển rút, và các thời kì sau này bất lợi cho việc duy trì các hóa thạch nên số lượng hình thái được bảo tồn phải ít hơn rất nhiều; rằng mỗi tầng địa chất không được tích tụ một cách liên tục; rằng thời gian cho việc hình thành một tầng địa chất thường ngắn hơn thời gian tồn tại trung bình của một giống loài; rằng hiện tượng di cư đã đóng một vai trò quan trọng trong sự xuất hiện đầu tiên của những hình thái mới trong mỗi vùng và tầng địa chất; rằng các giống được phát tán là giống đã thay đổi nhiều nhất, và thường đã sản sinh ra những giống mới nhiều nhất; và lúc đầu các loại mới đều có tính chất địa phương. Kết hợp các nguyên nhân này lại với nhau, và nó sẽ làm cho quá trình hình thành địa chất cực kì hổng, nhưng ta sẽ giải thích được một phần lớn tại sao chúng ta tìm thấy nhiều mối liên hệ trung gian nhưng không tìm thấy vô số những biển dị nối liền nhau và các kiểu hình đã mất và còn sống.

Người không thừa nhận những quan điểm này về bản chất của các tài liệu địa chất thì sẽ bác bỏ luôn toàn bộ thuyết của tôi. Bởi anh ta không thể tìm được vô số những hình thái chuyển tiếp trước kia đã liên kết những giống gần nhau hay tiêu biểu mà người ta thẩy ở những tầng nối nhau trong cùng một tầng địa chất. Anh ta cũng sẽ không tin vào những khoảng thời gian khổng lồ đã trôi qua giữa các tầng địa chất liên tiếp, và bỏ qua sự quan trọng của vai trò của di cư trong khi nghiên cứu tầng địa chất của một vùng nào đó. Anh ta cũng có thể cho rằng sự xuất hiện đột ngột của một nhóm loài là một điều hiển nhiên, mặc dù thường thì đó chỉ là bề mặt của sự việc. Anh ta còn có thẻ hỏi nếu vô số sinh vật đã tồn tại từ lâu trước khi tầng địa chất Xilua được hình thành thì giờ đây tàn tích của chúng đâu? Tôi chỉ có thể trả lời câu hỏi sau cùng này một cách giả dụ rằng các đại dương của chúng ta đã tồn tại từ rất lâu rồi, và các đại lục của chúng ta đã được hình thành từ thời kì trước kỉ Xilua, nhưng trước thời kì ấy một khoảng thời gian tương đương thế giới có thể đã có một bộ mặt khác, và những châu lục cũ, được hình thành bởi những tầng địa chất cổ xưa hơn cả những gì chúng ta đã biết, có thể giờ đây đã ở trong trạng thái biến chất hoặc chôn vùi dưới đáy biển.

Nhưng ngoại trừ những khó khăn này, tất cả các sự kiện đáng chú ý khác của ngàng khảo cổ học đều có vẻ như rất phù hợp với thuyết di truyền và biến dị thông qua chọn lọc tự nhiên. Qua đó chúng ta có thể hiểu các loài xuất hiện một cách từ từ và liên tiếp như thế nào, tại sao các loài trong cùng một lớp thường không nhất thiết thay đổi đồng thời, hoặc ở một cường độ và tốc độ tương tự, nhưng với thời gian, mọi loài sinh vật đều sẽ phải trải qua biến dị ít hay nhiều. Sự tuyệt chủng của các loài cũ gần như là một hậu quả tất yếu của việc sinh sản các loài mới. Chúng ta có thể hiểu tại sao một loài sinh vật, một khi nó tuyệt chủng thì nó sẽ không bao giờ xuất hiện lại nữa. Các chi sinh vật tăng về số lượng một cách từ tốn, và tồn tại trong những khoảng thời gian dài ngắn khác nhau, và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan. Loài sinh vật thống trị của nhóm sinh vật thống trị thường sinh ra rất nhiều thế hệ con cháu biến dị, và từ đó nhiều nhóm và nhóm phụ mới được hình thành. Trong khi đó, các cá thể của những loài kém ưu việt hơn, do có cùng một đặc tính di truyền bất lợi nào đó từ cùng một tổ tiên, sẽ dần dần trở thành tuyệt chủng, và sẽ không để lại thế hệ con cháu nào trên thế giới. Nhưng sự tuyệt chủng hoàn toàn của bất cứ một nhóm sinh vật nào cũng là một quá trình diễn ra rất lâu dài, do một sổ con cháu có thể được sống trong những môi trường thích hợp và cách li. Khi mà một loài biển mất, nó sẽ không xuất hiện lại, do sự liên tục trong di truyền đã bị phá vỡ.

Chúng ta có thể hiểu sự phát tán của những kiểu hình un việt, nhừng kiểu hình có nhiều biến đổi nhất, cùng với thời gian, sẽ phát tán ra khắp thế giới những thế hệ con cháu mang những đặc điểm tương đồng nhưng biến dị, và những thế hệ con cháu này thường sẽ thế vị trí của những nhóm sinh vật không cạnh tranh nổi trong cuộc đấu tranh sinh tồn. Do vậy, sau những khoảng thời gian dài, các sinh vật trên trái đất dường như đã đồng thời thay đổi.

Chúng ta có thể hiểu được cung cách mà tất cả các sinh vật đang sống và đã chết, hợp lại thành một hệ thống vĩ đại do tất cả đều có liên quan qua các thế hệ. Do xu thế biến dị liên tục của kiểu hình, chúng ta có thể hiểu được tại sao một sinh vật càng cổ xưa sẽ càng khác so với các sinh vật hiện đang tồn tại. Tại sao những hình thái cổ xưa lại lấp chỗ trống giữa những hình thái hiện nay, và có khi tập hợp thành một những nhóm sinh vật trước kia được coi là khác nhau, hoặc thông thường thì làm giảm sự khác biệt sinh học giữa chúng. Một kiểu hình càng cổ thì ở một mức độ nào đó nó mang những đặc tính trung gian giữa các nhóm hiện nay đã phân li vì một kiểu hình càng cổ bao nhiêu thì nó sẽ càng cỏ những đặc điểm giống với tổ tiên của các nhóm sinh vật đã phân li bấy nhiêu. Các kiểu hình đã tuyệt chủng thường ít khi mang những đặc tính trung gian giữa các kiểu hình còn sống; mà chỉ là trung gian qua một đường vòng dài và lắt léo qua rất nhiều những kiểu hình khác nhau hoặc đã tuyệt chủng. Chúng ta có thể thấy rõ tại sao những hóa thạch hữu cơ trong các tầng địa chất kế tiếp lại gần với nhau hơn những hóa thạch tương tự trong những tầng địa chất khác do có mối liên hệ gia phả, và tại sao những hóa thạch chôn vùi trong một tầng địa chất trung gian lại mang những đặc điểm trung gian.

Sinh vật của mỗi thời kì địa chất liên tiếp trong lịch sử trái đất đã chiến thắng những kẻ đi trước chúng trong cuộc đấu tranh sinh tồn; đồng nghĩa với việc chúng chiếm một vị trí cao hơn trong thang thiên nhiên, và điều đó cũng giúp các nhà khảo cổ học tự lí giải với bản thân rằng hệ thống tổ chức chung đã tiến hóa. Nếu sau này việc những động vật cổ xưa mang những đặc điểm giống với phôi thai của những động vật cùng một lớp ngày nay được chứng minh thì học thuyết của tôi sẽ trở nên dễ hiểu hơn. Sự kế tiếp những loại hình tổ chức giống nhau trong những vùng tương tự nhau, trong những thời kì địa chất cuối cùng, không còn là một bí mật nữa và đã được giải thích thông qua các quy luật di truyền.

Vậy nếu như giả định của tôi về việc những đồ thư địa chất không hoàn thiện, và có thể nói rằng chúng ta có thể chứng minh rằng chúng khó có thể trở nên hoàn thiện hơn, những phản bác đối với thuyết chọn lọc tự nhiên sẽ hoàn toàn biến mất hoặc bị giảm đi rất nhiều. Mặt khác, tất cả các quy luật khảo cổ học đều khẳng định rằng các loài là sản phẩm của di truyền, các loài cổ được thay thế bởi những loài mới và ưu việt hơn, và những hình thái này lại là kết quả của các quy luật biến dị luôn luôn hoạt động quanh ta, được bảo quản bởi quá trình chọn lọc tự nhiên.

Sự xuất hiện dần dẩn và kế tiếp của các loài mới: tốc độ biến đổi khác nhau của chúng – Những loài đã mất đi không xuất hiện lại – Những nhóm loài tuân theo cùng quy luật chung trong sự xuất hiện và biến mất như một loài đơn lẻ – về sự tuyệt chủng – về sự thay đổi kiểu hình hữu cơ trên khắp thế giới – về những mối liên hệ họ hàng giữa các loài đã tuyệt chủng với nhau, và với những loài đang tồn tại – về trạng thái phát triển của những kiểu hình cũ – về sự nối tiếp của những loại hình giống nhau trong các khu vực tương tự nhau – Tóm tắt chương này và chương trước.

Bây giờ chúng ta sẽ xem xét các số liệu và quy luật liên quan tới sự nối tiếp địa lí của các sinh vật hữu cơ phù hợp với quan điểm chung về sự bất biến của các loài hoặc là phù hợp với sự biến đổi dần và chậm của các loài, thông qua chọn lọc tự nhiên và di truyền.

Các loài mới xuất hiện rất chậm, trên đất liền và dưới mặt nước, lần lượt từng loài một. Giáo sư Lyell đã chỉ ra rằng những chứng cứ tìm thấy được từ các tầng địa chất

thuộc Kỉ thứ 3 khó có thể bị bỏ qua; và mỗi năm những mảng trống kiến thức lại được lấp đầy. Trong những tầng đất được xét nghiệm gần đây nhất, chỉ có một hai loài tuyệt chủng và những di chỉ về loài mới được phát hiện, trong khi niên đại của những tầng đất này thuộc loại khá cổ. Nếu chúng ta tin vào những quan sát của Philippi ở Sicily, chúng ta sẽ thấy những loài sinh vật biển trên hòn đảo này đã trải qua rất nhiều những biến đổi liên tục và dần dần. Những lớp đất đá thuộc Kỉ thứ 2 tuy có vụn hơn nhưng theo quan điểm của Bronn, sự biến mất và xuất hiện của những di chỉ về những loài sinh vật tuyệt chủng không xảy ra đồng thời trong các kỉ.

Các loài động vật thuộc các chi và lớp khác nhau không biến đổi giống nhau về tốc độ và mức độ. Trong những lớp đất đá cổ nhất thuộc Kỉ thứ 3, một số loại vỏ của sinh vật hiện còn sống trên Trái Đất vẫn có thể được tìm thấy giữa những hóa thạch của các sinh vật tuyệt chủng. Trường hợp hóa thạch của một con cá sấu có đặc điểm tương đồng với những động vật có vú và than lằn đã tuyệt chủng trong lớp đất đá tìm thấy ở vùng hạ Himalaya cũng là một ví dụ điển hình được ngài Falconer đưa ra. Loài động vật hình lưỡi ở kỉ Silua không khác với loài vật cùng loại hiện đang tồn tại, trong khi phần lớn những động vật giáp xác và thân mềm thuộc kỉ Silua đã thay đổi rất nhiều. Sự sinh sản ở trên cạn dường như thay đổi nhanh hơn nhiều so với ở dưới mặt biển. Có cơ sở để tin rang các sinh vật bậc cao của thiên nhiên thay đổi nhanh hơn các sinh vật bậc thấp. Tuy vậy, vẫn có những ngoại lệ cho trường hợp này. Khi một loài đã hoàn toàn biến mất khỏi Trái Đất, chúng ta hoàn toàn có thể tin rằng một cá thể tương tự sẽ không thể xuất hiện lại. Ngoại lệ duy nhất của quy luật này là các “cụm sinh vật” của ngài Barrande. Theo ông này, các di chỉ của một số sinh vật sẽ xuất hiện trong lớp đất đá cổ, và rồi lại xuất hiện một lần nữa trong một lớp đất đá cổ khác. Nhưng tôi thấy giải thích của Lyell rằng đó chỉ là một trường hợp di cư từ một khu vực địa lí xa xăm tới, có vẻ như cũng có thể chấp nhận được.

Những bằng chứng trên rất phù hợp với giả thuyết của tôi. Tôi không tin vào bất cứ một quy luật phát triển bất di bất dịch, khiến cho tất cả các sinh vật của một vùng thay đổi đột ngột, hoặc đồng thời, hoặc ở một mức độ giống nhau nhất định. Quá trình biến dị chắc chắn phải diễn ra rất chậm. Khả năng biến dị của mỗi loài là hoàn toàn khác nhau. Liệu những biến dị đó có thể được tận dụng bởi chọn lọc tự nhiên, và liệu sự biến dị đó được tích luỹ nhiều hay ít ở các loài khác nhau, tuỳ thuộc vào rất nhiều yéu tố khách quan phức tạp – phụ thuộc vào giao phối chéo, vào tỉ lệ giao phối trong những điều kiện vật chất đang thay đổi của vùng, và đặc biệt là bản tính của những động vật mà loài biến dị phải cạnh tranh. Do đó, không có gì lạ khi một loài có thể giữ kiểu hình tương tự lâu hơn các loài khác, hoặc giả có thay đổi thì cũng là rất ít. Chúng ta cũng thấy hiện tượng này xảy ra trong sự phân bố địa lí. Ví dụ: những con bọ cánh cứng và những chiếc vỏ lục địa ở Madeira đã thay đổi khá nhiều so với những họ hàng thân cận nhất của chúng ở châu âu, trong khi những chiếc vỏ biển và các loài chim thì lại không hề thay đổi. Chúng ta có thể hiểu được sự thay đổi nhanh chóng hơn của những loài sống trên cạn và những động vật bậc cao so với sinh vật biến và động vật bậc thấp, do mối quan hệ phức tạp giữa động vật bậc cao với môi trường sống hữu cơ và vô cơ của chúng, đã được giải thích trong một chương trước. Khi nhiều sinh vật trong một vùng đã được thay đổi và hoàn thiện, chúng ta có thể hiểu, về khía cạnh cạnh tranh, và trong mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật, rằng bất kì một cá thể nào không trải qua quá trình biến dị và hoàn thiện, có thể sẽ bị đẩy tới chỗ diệt vong. Bởi vậy, nếu chúng ta quan sát trong một khoảng thời gian đủ dài, chúng ta sẽ thấy cuối cùng thì tất cả các sinh vật đều thay đổi, bởi những sinh vật nào không thay đổi đều sẽ bị tuyệt chủng.

Trong những quãng thời gian dài bàng nhau, tỉ lệ biến dị trung bình của các cá thể trong cùng một lớp có thể gần bằng nhau. Nhưng do việc tích luỹ những di tích hoá thạch phụ thuộc vào lượng lớn trầm tích lắng xuống trong một khu vực khi nước rút, các lớp đất đá của chúng ta được tích tụ vào những thời điểm bất thường và cách xa nhau, do vậy, số lượng biến dị hữu cơ để lại trên những hoá thạch sót lại trong những tầng đất đá liên tiếp không giống nhau. Mỗi lớp đất đá ở đây không đánh dấu một bước tạo hoá và hoàn thiện mới của thiên nhiên mà chỉ là một trường hợp hi hữu, trong những thay đổi chậm chạp của môi trường.

Chúng ta có thể hiểu rõ tại sao khi một loài biến mất nó sẽ không bao giờ xuất hiện lại, ngay cả khi có những điều kiện sống hữu cơ và vô cơ tương tự. Tuy con cháu của loài sinh vật có thể thay thế chỗ của một loài khác trong tự nhiên, song – cả 2 kiểu hình, cả cũ và mới – sẽ không thể giống nhau hoàn toàn, bởi cả 2 sẽ đều được di truyền những đặc điểm khác nhau từ tổ tiên của chúng. Ví dụ, nếu tất cả những con chim bồ câu đuôi quạt bị tiêu diệt, bằng việc nỗ lực trong một khoảng thời gian dài, chúng ta có thể tạo ra một giống bồ câu mới không khác gì giống chim của chúng ta hiện nay. Nhưng nếu nhũng con chim bồ câu núi cũng bị tiêu diệt, và chúng ta hoàn toàn có thể tin là những cá thể bố mẹ thường sẽ bị tiêu diệt và thế chỗ bởi con cháu của chúng ở nhũng thế hệ sau, chủng ta vẫn có thể tạo ra được một loài bồ câu đuôi quạt giống hệt với loài chim bồ câu hiện đang tồn tại từ một loài chim bồ câu bất kì, hoặc ngay cả từ loài chim bồ câu đã được thuần hóa, bởi tất cả những con chim bồ câu đuôi quạt mới được tạo ra chắc chắn sẽ được thừa kế từ tổ tiên của chúng một số đặc tính khác biệt nhỏ.

Nhiều nhóm loài, hợp lại thành các chi và họ, cũng tuân theo những quy luật chung trong sự biến mất và xuất hiện như tùng loài riêng lẻ, thay đổi nhanh hoặc chậm, và ở mức độ mạnh yếu khác nhau. Một nhóm sẽ không xuất hiện lại một khi nó đã biến mất, nếu không thì sự tồn tại của nó, trong tuổi thọ của nó, là liên tục. Tuy tôi biết nhũng ngoại lệ của quy luật này có tồn tại song lại quá ít, ít đến nỗi một số người như E. Forbes, Pictet, và Woodward (những người không đồng tình với quan điểm của tôi), cũng phải công nhận sự thật đó, và giả thuyết của tôi cũng rất bám sát những quy luật đó. Do tất cả những loài trong một nhóm có cùng một tổ tiên là một loài nào đó, rõ ràng bất cứ một loài nào trong nhóm xuất hiện liên tiếp cùng với thời gian, thì những cá thể thuộc loài đó cũng đã tồn tại một khoảng thời gian dài tương tự để có thể sản sinh ra những cá thể mới và biến dị hoặc những cá thể cũ và không biến đổi. Các loài thuộc chi động vật hình lưỡi chắc chắn đã phải tồn tại liên tiếp từ thế hệ này qua thế hệ khác, từ cấu trúc Silua thấp nhất cho đến ngày nay.

Chúng ta đã thấy trong chương trước, đôi khi các loài trong một chi dường như có vẻ xuất hiện một cách rất đột ngột. Tôi đã cố đưa ra một số giải thích cho điều này, nhưng nếu đó là sự thật thì quan điểm của tôi chắc chắn sẽ bị bác bỏ hoàn toàn. Song, những trường hợp như vậy là cực kì hiếm, với quy luật chung là sự tăng dần về số lượng, cho đến khi nhóm đã đạt con số cực đại, và rồi, sớm hay muộn, số lượng này dần dần giảm. Nếu số loài trong một chi, hay số chi trong một họ, được thể hiện bởi một đường biểu diễn có độ dày thay đổi, đi xuyên qua những lớp địa tầng liên tiếp, nơi mà hóa thạch của các loài được tìm thấy, đường biểu diễn này sẽ đôi khi tưởng chừng như được bắt đầu ở phần cuối của nó, không phải bằng một nét thanh mảnh, mà lại đột ngột, độ dày tăng dần cùng với thứ tự của các lớp đất đá, đôi khi giữ độ dày không đổi trong một khoảng thời gian, và rồi cuối cùng mỏng dần ở những tầng đất trên cùng, đánh dấu quá trình diệt vong và cuối cùng là tuyệt chủng của loài đó. Sự tăng dần về số lượng các loài trong một chi rẩt phù hợp với giả thuyết của tôi bởi các loài hợp thành chi, các chi hợp thành họ chỉ có thể tăng dần dần, do quá trình biến dị và sinh sản về số lượng các kiểu hình tưorng tự nhất thiết phải diễn ra từ từ – một loài tạo điều kiện cho một hoặc hai loài biến dị phát triển, những biến dị này dần biến thành một loài, và cứ tiếp tục như vậy, như sự đâm chồi của những cành cây con của một cây lớn, cho đến khi cả cây đã lớn mạnh.

về sự tuyệt chủng – Cho đến giờ chúng ta mới chỉ nhắc qua về sự biến mất của các loài và các chi. Giả thuyết chọn lọc tự nhiên về sự tuyệt chủng của các cá thể cũ và sự tạo thành các cá thể mới và cải tiến liên quan rất mật thiết với nhau. Quan niệm cũ về việc tất cả sinh vật trên Trái Đất đều đã bị tiêu diệt bởi thiên tai trong các giai đoạn liên tiếp giờ đây đã được loại bỏ, kể cả những nhà địa chất học như Elie de Beaumont, Murchison, Barrande, những người mà quan điểm của họ chắc chắn sẽ khiến họ nghĩ như vậy cũng đã thay đổi. Trong khi đó, từ việc nghiên cứu các tầng địa chất, chúng ta có thể chứng minh rằng các loài và các nhóm loài động vật biến mất dần dần, đầu tiên tại một khu vực rồi đến một khu vực khác, và rồi cuối cùng là biến mất hoàn toàn khỏi mặt đất. Các loài và nhóm loài khác nhau tồn tại trong những khoảng thời gian kéo dài rất khác nhau; có những nhóm đã tồn tại từ thủa khai sinh sự sống, trong khi có một số đã biến mất từ cuối thời kì Đại Trung Sinh. Không có một quy luật nhất định nào quy định khoảng thời gian tồn tại của bất cứ loài hay họ nào. Quá trình diệt vong hoàn toàn của một loài động vật nói chung chậm hơn so với quá trình sinh sản của chúng. Nếu sự xuất hiện và biến mất của một họ được biểu diễn như ví dụ trên, bằng một đường thẳng có độ dày thay đổi, đường biểu diễn này có xu hướng nhọn dần về phía ngọn, đánh dấu quá trình diệt vong và cuối cùng là tuyệt chủng, so với phần đầu của nó, nơi đánh dấu sự xuất hiện đầu tiên và sự tăng trưởng về số lượng của loài đó. Tuy nhiên, trong một số trường hạp, ví như loài sò cúc, sự tuyệt chủng của chúng vào cuối Kỉ thứ 2 đã đến một cách rất nhanh chóng.

Chủ đề về sự tuyệt chủng của các loài động vật đều liên quan tới một điều bí ẩn không rõ lí do. Một số tác giả cho rằng do mỗi cá thể có một tuổi thọ nhất định, nên điều đó cũng đúng đối với một loài. Sự tuyệt chủng của các loài động vật làm tôi rất hứng thú. Tôi đã tìm thấy ở La Plata một chiếc răng ngựa, bị chôn vùi cùng với những hoá thạch của loài Mastodon, Megatherium, Toxodon, và một số loài động vật đã tuyệt chủng khác, lẫn với rất nhiều vỏ động vật ở một thời điểm địa chất rất muộn mà vẫn còn sống ngày nay. Song điều làm tôi ngạc nhiên nhất là do ngựa là giống vật chỉ được nhập sang Nam Mỹ kể từ sau khi người Tây Ban Nha có mặt trên lục địa, lại đã sinh sôi và phát triển khắp toàn vùng về số lượng. Tôi tự hỏi bản thân điều gì đã có thể dẫn đến sự tuyệt chủng của loài ngựa cổ khi mà các điều kiện sổng rõ ràng quá thuận lợi. Song, tôi còn phải ngạc nhiên hơn nữa khi giáo sư Owen thông báo rằng đó không phải răng của một con ngựa cổ, mà là răng của một loài sinh vật khác đã tuyệt chủng. Nếu giống ngựa này còn sống, với số lượng có hạn, chắc chắn rằng không có nhà tự nhiên học nào lại có thể phủ nhận sự quý hiếm của nó. Sự quý hiếm là thuộc tính của rất nhiều loài sinh vật trên toàn trái đất. Nếu chúng ta đặt ra câu hỏi tại sao loài này hay loài kia lại quý hiếm, chúng ta sẽ trả lời rằng những điều kiện sống bất lợi cho loài này xuất hiện. Nhưng, những điều kiện bất lợi đó là gì thì chúng ta khó có thể biết chính xác được. Nếu coi loài ngựa của chúng ta còn sống, và là một loài động vật rất quý hiếm, và qua việc phân tích nghiên cứu các loài thú có vú khác, ngay cả loài thú sinh sản chậm như voi, và quá trình biến thành ngựa hoang của những con ngựa thuần ở Nam Mỹ, chúng ta có thể chắc chắn rằng với điều kiện sống thuận lợi thì chỉ trong một vài năm giống ngựa này sẽ có mặt trên khắp lục địa. Nhưng chúng ta không thể biết được những điều kiện bất lợi nào đã kiểm soát sự phát triển về số lượng của loài ngựa này, rằng những điều kiện đó gồm một hay nhiều yếu tố bất ngờ, vào thời điểm nào của tuổi thọ của loài ngựa, và ở cấp độ nào chúng cùng ảnh hưởng tới loài ngựa. Nếu những điều kiện bất lợi này vẫn cứ tiếp diễn, kể cả một cách chậm chạp, chúng ta chắc chắn sẽ vẫn không thể biết được chúng là gì, và dần dần, giống ngựa này sẽ trở nên ngày càng quý hiếm và cuối cùng cũng trở thành tuyệt chủng, thay vào vị trí của nó là một loài có khả năng cạnh tranh thành công hơn.

Sự tăng trưởng về số lượng của một loài nào đó luôn luôn được kiểm soát bởi những nhân tố vô hình và những nhân tố này là thừa đủ để gây ra tình trạng quý hiếm, hay cuối cùng là tuyệt chủng. Trong những tầng địa chất thuộc

Kỉ thứ 3 chúng ta có thể thấy rất nhiều trường hợp trong đó tình trạng quý hiếm xảy ra trước sự tuyệt chủng. Đây là kết quả của quá trình diệt chủng của các loài dưới sự tác động của con người. Tôi xin nhắc lại quan điểm của bản thân (đã được xuất bản vào năm 1845): Việc chấp nhận các loài lâm vào tình trạng quý hiếm trước khi bị tuyệt chủng, không cảm thấy bất ngờ trước sự quý hiếm đó, và rồi lại cảm thấy ngạc nhiên trước sự tuyệt chủng của loài đó thật chẳng khác gì việc công nhận rằng bệnh tật là dấu hiệu của cái chết, hoàn toàn không cảm thấy ngạc nhiên trước bệnh tật, nhưng rồi khi người mắc bệnh mất thì lại phân vân và nghi ngờ liệu có phải người đó chết vì một hành động bạo lực nào đó.

Thuyết chọn lọc tự nhiên chủ yếu dựa trên quan điểm mỗi loại và mỗi loài mới được hình thành và duy trì bởi chúng có những đặc điểm cạnh tranh mới ưu việt hơn so với các loài khác, cuối cùng là sự diệt vong tất yếu của những cá thể kém ưu việt hơn. Quan điểm này cũng được áp dụng trong việc chăn nuôi gia súc. Khi một loại mới có ưu điểm hơn được tạo thành, đầu tiên nó sẽ thay thế những loại khác kém ưu việt hơn trong những vùng lân cận. Khi đã được củng cố những đặc tính ưu việt của mình, nó sẽ được vận chuyển đến những vùng mới, ví như giống bò sừng ngắn, và thay thế vị trí của các giống khác ở các nước khác nhau. Do đó, sự xuất hiện của những kiểu hình mới và sự biến mất của những kiểu hình cũ, dù nhân tạo hay tự nhiên, đều gắn liền với nhau. Trong một số nhóm động vật phát triển thành công, số lượng các cá thể mới được sinh ra trong một khoảng thời gian nhất định là lớn hơn số lượng cá thể cũ đã bị tiêu diệt. Nhưng chúng ta* cũng biết rằng số lượng cá thể được sinh ra không phải là tăng mãi mãi, hoặc ít nhất là trong những thời kì địa chất về sau, do vậy, khi khảo sát những càng xa xưa, sự sản sinh một số lượng các cá thể mới cũng đã tiêu diệt một số lượng cá thể cũ tương đương.

Như đã giải thích và minh hoạ bằng các ví dụ, quá trình cạnh tranh tự nhiên sẽ xảy ra gay gắt nhất giữa các cá thể tương đồng về càng nhiều mặt. Do đó, những cá thể đã được cải tiến và thay đối, mang đặc tính ưu việt hơn thường sẽ gây ra hiện tượng tuyệt chủng ở những cá thể ở đời trước. Nếu rất nhiều cá thể khác nhau đã được hình thành trong một loài, thì những loài họ hàng gần nhất loài, ví như các loài trong cùng một chi, sẽ là đối tượng dễ bị tuyệt chủng nhất. Do vậy, theo quan điểm của tôi, những loài mới có cùng chung một loài tổ tiên, hay một chi mới sẽ thay thế một chi cũ, trong cùng một họ. Nhưng cũng có những trường hợp một loài mới trong một lớp sẽ thay thế được vị trí của một loài thuộc một lớp khác, và góp phần tiêu diệt loài đó. Và nếu nhiều cá thể anh em được tạo ra từ kẻ xâm lăng thành công này, rất nhiều sinh vật khác sẽ phải nhường lại chỗ cho nó. Đồng thời, những cá thể họ hàng gần với loài xâm lăng này sẽ thường phải gánh chịu những đặc tính kém ưu việt hơn do di truyền. Nhưng bất kể là một loài thuộc cùng hay khác lớp bị hất cẳng bởi loài khác đã được cải tiến, thay đổi, một số ít những nạn nhân lại vẫn có thể tồn tại lâu dài, do thích ứng được với một điều kiện sống riêng biệt nào đó, hoặc do sống tại những khu vực hẻo lánh, noi chúng thoát khỏi sự cạnh tranh khốc liệt với các loài xâm lăng. Ví như loài sò lớn Trigonia sống ở Kỉ địa chất thứ hai vẫn còn sống trong vùng biển của Úc, và một số thành viên của loài cá vảy láng vẫn sống trong các vùng nước ngọt. Do đó quá trình diệt vong của một nhóm thường là một quá trình chậm hơn quá trình sinh sản của nó.

Ngoại trừ trường hợp loài bọ ba thuỳ dường như tuyệt chủng đột ngột ở cuối thời kì Đại cổ Sinh, hay của loài sò cúc vào cuối kỉ Silua, ta nên chú ý rằng quá trình diệt chủng dần dần có thể đã diễn ra trong những quãng thời gian ở giữa những tầng địa chất liên tiếp. Hơn thế nữa, hoặc do di trú đột ngột hoặc quá trình sinh trưởng nhanh bất thường, rất nhiều loài của một nhóm mới có thể chiếm đoạt một khu vực mới, và chúng cũng sẽ tiêu diệt những cư dân gốc một cách nhanh không kém. Và những cá thể phải nhường chỗ thường sẽ trở thành họ hàng, do chúng thường có chung những đặc tính kém ưu việt hơn.

Do vậy, theo quan điểm của tôi, phương thức mà các loài riêng lẻ và các nhóm loài trở nên tuyệt chủng rât phù hợp với thuyết chọn lọc tự nhiên. Sự tuyệt chủng không có gì khiến chúng ta phải ngạc nhiên, và nếu chúng ta cần cảm thấy ngạc nhiên thì hãy ngạc nhiên về giả định rằng chúng ta có thể hiểu được hết những yếu tố phức tạp và bất ngờ góp phần tạo nên sự tuyệt chủng. Nếu chúng ta quên dù chỉ trong một giây, rằng mồi loài thường có xu hướng tăng trưởng bất thường, và sự tăng trưởng này luôn được kiểm soát, mặc dù rất ít khi được con người biết đến, toàn bộ hoạt động của thiên nhiên sẽ trở nên vô nghĩa. Cho đến khi nào mà chúng ta có thể nói một cách chắc chan tại sao loài này có nhiều cá thể hơn loài kia, tại sao chỉ có loài này mà không phải loài khác có thể được hội nhập vào một đất nước thì chỉ khi đó chúng ta mới nên cảm thấy ngạc nhiên tại sao chúng ta không thể lí giải được sự tuyệt chủng của riêng một loài, hay của một nhóm loài nào đó.

Mọi cá thể trên thế giới biến đổi gần như đồng thời với nhau.

Không cỏ một phát hiện khảo cổ học nào nổi bật hơn phát hiện rằng mọi cá thể biến đổi gần như đồng thời với nhau trên toàn thế giới. Do đó những tầng địa chất thuộc kỉ Phấn Trắng của châu âu vẫn có thể được tìm thấy ở những nơi hẻo lánh nhất của thế giới, dưới những điều kiện khí hậu khác nhau, ngay cả khi không có bất cứ một mẫu địa chất nào được tìm thấy, ví dụ như ở Bắc Mĩ, Nam Mĩ cận xích đạo, tại Tierra del Fuego, tại Mũi Ảo Vọng, hay trên cao nguyên Ấn Độ. Tại những địa điểm này, những hoá thạch hữu cơ trong một số lớp đất mang những đặc điểm tương đồng đến không ngờ so với những hoá thạch được tìm thấy trong kỉ Phấn Trắng. Hoá thạch của những loài giống nhau không phải bao giờ cũng được tìm thấy, bởi trong một số trường hợp, không có một loài giống nhau hoàn toàn, mà chúng chỉ thuộc cùng một chi, một họ, hay chỉ là một bộ phận của một chi, hay chỉ giống nhau về cấu trúc bên ngoài. Hơn thế nữa, những hoá thạch không được tìm thấy trong kỉ Phấn Trắng ở châu âu, mà chỉ được tìm thấy ở trong những tầng địa chất phía trên hoặc dưới, cũng không được tìm thấy ở những địa điểm trên. Trong một số tầng địa chất Đại cổ Sinh kế tiếp nhau ở Nga, Tây u, và Bắc Mĩ, sự giống nhau giữa các loài tương tự nhau cũng được quan sát thấy bởi một số tác giả khác. Ngài Lyell cũng khẳng định điều này sau khi quan sát một số địa điểm trầm tích ở Bắc Mĩ và châu âu. Ngay cả khi không xét đến những hoá thạch thường được tìm thấy ở thế giới cũ và mới, vẫn có thể thấy rõ sự tương đồng chung giữa các thế hệ sinh vật liên tiếp trong khoảng thời gian từ Đại cổ Sinh đến Đại Trung Sinh, và những tầng địa chất này vẫn có thể được liên hệ với nhau một cách dễ dàng.

Tuy nhiên, những quan sát này chỉ được bao gồm các loài sinh vật biển. Chúng ta không có đủ số liệu để có thể đánh giá sự thay đổi song song của các loài cả trên cạn và dưới nước. Song, chúng ta có thể nghi ngờ việc liệu những sinh vật này có thay đổi hay không bởi nếu những loài như Megatherium, Mylodon, Macrauchenia, và Toxodon di trú đến châu âu từ La Plata, và không có một bất cứ một tài liệu nào nói về nguồn gốc của chúng, ít người sẽ nghi ngờ việc chúng đã từng chung sống với những loài sò vẫn còn tồn tại ngày nay. Song từ việc những con vật kì lạ này sống chung với loài Mastodon và loài ngựa, chúng ta có thể kết luận rằng chúng sống vào một trong ba kỉ cuối của thời kì Đại Trung Sinh.

Khi nói về những sinh vật biển “biến đổi đồng thời trên toàn thế giới”, chúng ta nên chú ý rằng lời khẳng định này không chính xác đối với khoảng thời gian kéo dài đến nghìn hay trăm nghìn năm, và nó cũng không hoàn toàn chính xác về mặt địa lí. Bởi nếu ta so sánh tất cả những sinh vật biển sống tại châu âu ngày nay hay tất cả những sinh vật biển sống ở châu âu trong kỉ Plaitôxen (thời kì cách đây 1 triệu năm, kéo dài tám trăm nghìn năm, bao gồm cả thời kì băng hà) với những loài tưomg tự ở Nam Mĩ hoặc ở Úc, thì ngay cả những nhà tự nhiên học tài giỏi nhất cũng khó mà khẳng định được đặc điểm giống nhau giữa những loài sống tại châu âu với những loài sống ở phía Nam xích đạo. Một số nhà quan sát tên tuổi cũng khẳng định rằng những hoá thạch được tìm thấy tại Hoa Kì có nhiều đặc điểm tương đồng với những hoá thạch được tìm thấy ở châu Ẩu trong thời kì Đại Trung Sinh hơn là với những loài hiện đang sống tại khu vực này. Nếu điều này là đúng thì rõ ràng những trầm tích hoá thạch ven biển khu vực Bắc Mĩ từ nay sẽ được xếp loại cùng với những tầng địa chất có niên đại cao hơn tại châu âu. Do đó, trong một tương lai khá xa, ở những tầng địa chất chứa đựng hoá thạch có sự tương đồng ở một mức độ nào đó, và loại bỏ những tầng địa chất chứa đựng những hoá thạch mà chỉ được tìm thấy ở những tầng địa chất cổ hơn nằm phía dưới, những tầng địa chất hiện đại mà đặc biệt là những tầng trầm tích trên cùng của kỉ thứ 3, kỉ thứ 4 và tầng trầm tích hiện đại của châu Ẩu, Bắc và Nam Mĩ, và ủc sẽ được sẳp xểp ngang hàng về phương diện địa chất.

Những nhà quan sát kì cựu như bà Vemeuil và Archiac đều bị ảnh hưởng bởi sự thật rằng các cá thể sống

biến đổi đổi đồng thời trên toàn bộ Trái Đất. Sau khi đã nói đến sự tương đồng nhau về kiểu hình ở những sinh vật thuộc Đại Cổ Sinh sống tại châu âu, họ còn thêm rằng: “Nếu gặp phải hiện tượng kì lạ này, chúng ta cần hướng sự chú ý tới khu vực Bắc Mĩ, nơi mà hàng loạt những hiện tượng kì lạ tương tự đã được tìm thấy, và có vẻ như những biến dị ở các loài sinh vật, sự tuyệt chủng của chúng, và sự tạo thành loài mới không phải do những thay đổi về quy luật thuỷ triều hay những nguyên nhân mang tính khu vực và đương đại mà là do những quy luật chung của thế giới động vật. Những kết luận mạnh mẽ tương tự cũng đã được ngài Baưande phát biểu. Quả là vô vọng khi chúng ta coi những thay đổi về thuỷ triều, khí hậu, hay những điều kiện vật chất khác là nguyên nhân của những biến dị của những sinh vật sống trong những điều kiện khí hậu khác nhau trên toàn thế giới. Hơn thế nữa,ngài Barrande còn khẳng định rằng chúng ta nên xem xét một quy luật đặc biệt nào đó. Chủng ta sẽ nhìn nhận vấn đề này một cách rõ ràng hơn khi quan sát sự phân bổ các sinh vật hữu cơ, và tìm hiểu sự khác nhau nhỏ bé trong mối quan hệ giữa điều kiện vật chất của một vùng, và bản tính của những cư dân sinh sống trong vùng đó.

Sự biến đổi song song của các sinh vật trên thế giới hoàn toàn có thể giải thích được bàng thuyết chọn lọc tự nhiên. Các loài mới được tạo thành bởi sự xuất hiện của các loại mới. Những loại mới này thường có đặc điểm ưu việt hơn so với những cá thể cũ, trong khi những cá thể thống trị khác, hoặc có những đặc điếm ưu việt hơn so với những cá thể khác trong khu vực, thường sẽ tạo điều kiện cho sự xuất hiện của những loại mới hoặc những loài sơ khai khác, bởi những loại và những loài sơ khai này bắt buộc phải có đặc điểm còn ưu việt hơn loài hiện đang thống trị để có thể duy trì nòi giống và tồn tại. về vẩn đề này, chúng ta có những bằng chứng chắc chắn nhất. Những loài cây thống trị là những loài cây được tìm thấy nhiều nhất trong lãnh thổ của nó, được phổ biến nhiều nhất, do đã sản sinh ra được số lượng loại mới nhiều nhất. Việc loài thống trị, có khả năng biến dị cao, và khả năng khuếch tán xa, đã xâm chiếm một phần lãnh thổ của những loài khác, là loài có khả năng khuếch tán xa hơn nữa, và tạo dựng nên những loại và loài mới ở những vùng mới là hoàn toàn tự nhiên. Quá trình khuếch tán có thể rất chậm, phụ thuộc nhiều vào những thay đổi địa chất và khí hậu, hoặc vào sự trùng hợp ngẫu nhiên, nhưng với thời gian, những cá thể thống trị sẽ vẫn thành công trong việc phát tán. Quá trình này rất có thể chậm hơn đối với những sinh vật sống trên cạn trên nhũng lục địa khác nhau so với nhũng loài thuỷ cư sống trong nhũng vùng biển nối tiếp nhau. Do đó, chúng ta thường nhận thấy sự biến đối song song ở những động vật trên cạn ở một cấp độ nhẹ hơn là ở dưới nước.

Trong quá trình khuếch tán của mình, một loài thống trị có thể gặp những loài khác ưu việt hơn chính bản thân nó, và quá trình khuếch tán, hoặc ngay cả sự tồn tại của loài kém ưu việt hơn đó sẽ không còn. Chúng ta không biết chính xác điều kiện nào là tốt nhất cho sự sinh sôi của những loài thống trị mới, song với một số cá thể xác định, những điều kiện đó có thể là: sự xuất hiện của những thay đổi có lợi, giảm thiểu cạnh tranh với những cá thể địa phưomg, hoặc mở rộng lãnh thổ sống, hoặc ngay cả tình trạng bị cô lập, được lặp đi lặp lại trong một khoảng thời gian dài (như đã giải thích ở trên). Nếu một phần tư thế giới này có những điều kiện thuận lợi cho động vật trên cạn phát triển và một phần khác cho động vật dưới biển phát triển, thì với một khoảng thời gian đủ dài và những điều kiện đó ở cùng một cấp độ, thì bất cứ nơi đâu những cư dân của hai vùng này gặp nhau, cuộc chiến sẽ rất dài và khốc liệt, và những cá thể xuất thân từ hai vùng đều có thể chiến thắng. Nhưng, với thời gian, những cá thể thống trị ở mức độ cao nhất, bất kể được sinh ra ở đâu, đều có khuynh hướng trở nên thịnh hành. Và với sự thịnh hành của chúng, sự tuyệt chủng của những các thể và kiểu hình kém ưu việt hơn là không thể tránh khỏi, và bởi những cá thể, kiểu hình này thường có mối liên hệ di trưyền với nhau, từng nhóm sinh vật sẽ dần dần biến mất, mặc dù ở dây hoặc đó một cá thể vẫn có thể sống sót trong một quãng thời gian dài.

Từ đó, theo tôi, sự biến đổi đồng thời và liên tiếp của sinh vật trên thế giới rất phù hợp với quan điểm những loài mới được tạo nên từ sự khuếch tán và biến dị của những loài thống trị. Những loài mới được tạo nên, chỉnh bản thân chúng cũng là những loài thống trị, do di truyền, hoặc do đã có một đặc điểm nào đó ưu việt hơn so với những cá thể bố mẹ và các loài khác. Chính những cá thể này một lần nữa lại khuếch tán, biến dị, và tạo nên một loài mới. Những kiểu hình bị đánh bại và phải nhường lại chồ cho những cá thể mới và ưu việt hơn thường sẽ có họ hàng với nhau do di truyền, nên cùng với sự xuất hiện của những nhóm mới, đã được cải tiến, từng nhóm sinh vật cũ cũng biến mất dần dần và sự biến đổi hai chiều của sinh vật trên khắp thế giới cũng sẽ tuân theo quy luật này.

Tôi đã đưa ra những lí do lí giải sự bồi tụ của các tầng hoá thạch của chúng ta hiện nay, chúng được hình thành khi mà mực nước đã rút xuống. Những tầng trầm tích và hoá thạch lớn được tạo nên trong khoảng thời gian mực nước hạ xuống khi thềm đại dương ổn định, hoặc tăng, hoặc khi các lớp đất đá không kịp che lấp và bảo tồn những sinh vật hữu cơ. Trong những khoảng thời gian dài này, những sinh vật sinh sống tại các vùng có thể đã trải qua những biến đổi và diệt chủng khá lớn, và hiện tượng di trú phổ biến trên toàn thế giới. Do các hoạt động địa chất thường có ảnh hưởng rất lớn tới một khu vực rộng lớn, rất có thể những tầng địa chất đương đại đã được hình thành trên một diện rộng, theo từng vùng trên thế giới. Song chúng ta cũng không có lí do chắc chắn nào để khẳng định rằng đây là một quá trình bất biến và rằng những vùng rộng lớn luôn chịu ảnh hưởng của các hoạt động địa chất tương tự nhau. Khi hai tầng địa chất đựơc bồi tụ ở 2 khu vực khác nhau trong những khoảng thời gian gần giống nhau, và với những nguyên nhân đã giải thích ở trên, chúng ta có thể quan sát thấy quá trình tiến hoá . Song, các loài sinh vật sẽ không nhất thiết giống nhau bởi một trong hai vùng sẽ có nhiều thời gian hơn dành cho quá trình biến dị, tuyệt chủng, di trú.

Những trường hợp tương tự có thể đã xảy ra tại châu âu. Trong hồi kí của mình về những rải trầm tích thuộc kỉ Eoxen ở Anh và Pháp, ngài Prestwich đã phác thảo nên những mối liên hệ song song mật thiết giữa các tầng địa chất liên tiếp giữa hai nước. So sánh một số tầng địa chất của 2 nước này với nhau, ông phát hiện thấy một sự tương đồng khá kì lạ về số lượng các loài có nguồn gốc cùng một chi, song những loài sinh vật đó lại mang những đặc điểm khác nhau rất khó giải thích khi xét đến khoảng cách giữa hai vùng. Giả thuyết rằng đã từng có một eo đất ngăn cách tạm thời 2 vùng biển với 2 hệ động vật khác nhau có vẻ như là một cách giải thích khá hợp lí cho những sự khác biệt này. Nhà địa chất học Lyell cũng đã rút ra những kết luận tương tự từ việc nghiên cứu những tầng địa chất thuộc thời kì Đại Trung Sinh. Ông Barrande cũng kết luận rằng có một sự tương đồng song song kì lạ giữa những hoá thạch trong dải trầm tích thuộc kỉ Silua ở Bô hi mia và bán đảo Xcăngđinavi. Mặc dầu vậy, ông vẫn tìm thấy một số lượng lớn sự khác biệt giữa các loài. Nếu những tầng địa chất ở 2 nước Anh và Pháp không được bồi tụ trong cùng một khoảng thời gian, tức là sự hình thành của một tầng tại một nước xảy ra trước hoặc sau sự hình thành của tầng địa chât tương ứng tại nước còn lại, và các loài sinh vật sinh sống trong cả 2 vùng này vẫn tiếp tục tiến hoá trong suốt quá trình hình thành và tạm dừng hình thành các tầng địa chất chứa hoá thạch, và nếu những tầng địa chất ở cả 2 vùng được sắp xếp theo thứ tự tương tự nhau, một cách phù hcrp, tạo nên một ảo giác về sự phát triển song song của các loài sinh vật, thi các loài sinh vật được tìm thấy trong những tầng địa chất tương ứng ở cả 2 vùng chắc chắn sẽ không giống nhau.

Giờ đây chúng ta sẽ xem xét mối quan hệ giữa các loài đã tuyệt chủng và các loài còn tồn tại. Mối quan hệ này là một phần của thế giới tự nhiên và có thể được lí giải bằng nguyên lí di truyền. Một cá thể tuyệt chủng càng lâu thì lẽ dĩ nhiên nó sẽ càng khác so với các cá thể hiện đang tồn tại. Nhưng như nhà phân loại học Buckland đã từng nói, bất cứ hoá thạch nào cũng có thể được xếp loại vào nhóm sinh vật vẫn còn tồn tại, hoặc giữa chúng. Sự thật rằng những loài tuyệt chủng giúp chúng ta hoàn thiện sơ đồ mối liên hệ giữa các loài, họ, bộ đã tuyệt chủng là không thê chối cãi bởi nếu chúng ta chỉ chú ý đến hoặc những loài đã tuyệt chủng hoặc những loài còn sống, sơ đồ của chúng ta sẽ không thể hoàn hảo bằng nếu chúng ta kết họp cả hai với nhau. Riêng với động vật có xương sống, nhà khảo cổ học lỗi lạc Owen của chúng ta có thể liệt kê rất nhiều những trường họp các sinh vật đã tuyệt chủng xen vào giữa các sinh vật đang tồn tại trong sơ đồ các mối quan hệ. Cuvier đã phân loại thú thành hai bộ lớn loài da dày (Pachyderm) và động vật nhai lại (Ruminant), nhưng nhà khảo cổ học Owen của chúng ta đã phát hiện ra quá nhiều mối liên hệ hoá thạch đến nỗi ông phải thay đổi toàn bộ sự sắp xếp của 2 bộ này, và đưa một số sinh vật trong bộ pachyderm vào trong nhóm phụ của bộ ruminant. Ví như ông đã triệt tiêu phần lớn những khác biệt rõ ràng giữa lợn và lạc đà. Đối với các sinh vật không có xương sống, Barrande đã khẳng định ông được dạy rằng các sinh vật thuộc thời kì Đại Thái cổ đều cùng bộ, họ, chi với các sinh vật ngày nay, song sự khác nhau giữa chúng không chỉ ít như thế.

Việc các loài đã tuyệt chủng được coi như là trung gian giữa các loài hiện đang tồn tại đã bị một số tác giả phản bác. Sự phản bác này là có lí nếu chúng ta coi sự “trung gian” này khẳng định các đặc điểm của một loài đã tuyệt chủng là trung gian cho hai loài hiện đang tồn tại. Song, trong thực tế, rất nhiều loài sinh vật hoá thạch chắc chắn sẽ phải được xếp loại ở giữa các loài còn sống, một số giống tuyệt chủng giữa các giống còn tồn tại, và ngay cả các giống thuộc các họ khác nhau. Nếu như cá và bò sát ngày nay có một tá đặc điểm khác nhau, thì những tổ tiên xa xưa của cả hai chắc chắn sẽ có số lượng những đặc điểm khác nhau ít hơn bởi mặc dù ngày nay đây là hai loài rất khác nhau, song tại một thời điểm đủ xưa trong quá khứ, 2 loài này có thể đã có những đặc điểm gần giống nhau nào đó.

Quan niệm phổ biến hiện nay là một sinh vật càng cố thì sẽ càng có nhiều khả năng chỉ ra mối tương đồng giữa những nhóm sinh vật rất khác nhau ngày nay. Kết luận này chỉ có thể áp dụng được với những nhóm sinh vật đã phải trải qua nhiều biến đổi trong các giai đoạn địa chất, và để kiểm tra sự chính xác của nó quả là rất khó bởi đôi khi có những sinh vật, ví như loài Lepidosiren được phát hiện có các đặc điểm giống với rất nhiều nhóm sinh vật khác nhau. Song, nếu chúng ta so sánh loài bò sát xưa, loài ếch nhái cổ, loài cá cổ, loài động vật thân mềm cổ, và những con thú thuộc thời kì Băng Hà với con cháu của chúng ngày nay, chúng ta không thể phủ nhận sự chính xác của lời kết luận này.

Bây giờ chúng ta sẽ đánh giá mức độ phù hợp của những suy luận và vỉ dụ này với thuyết di truyền và biến dị. Do vấn đề này khá phức tạp, tôi đề nghị bạn đọc giở lại bảng trong chương IV của cuốn sách này. Giả sử những chữ in nghiêng và có đánh số là các chi, và những đường chấm phân nhánh từ đó ra là biểu hiện của những loài của mỗi chi. Tuy hình vẽ thật đơn giản, và chỉ biểu diễn được rất ít loài và chi, nhưng điều này không quan trọng lắm. Các đường ngang có thể được hình dung như những hệ thống địa chất kế tiếp nhau, và ta có thể coi tất cả các kiểu hình phía dưới đường biểu diễn trên cùng đều đã tuyệt chủng. Ba chi hiện đang tồn tại a14, q14, p14 hợp lại thành một họ nhỏ, b 14, và f14 thành một họ nhỏ hoặc một họ phụ, o14, Ĩ14, m14 một họ thứ 3. Cả ba họ này cùng với những chi đã tuyệt chủng thuộc một dòng nối từ cá thể bố mẹ A, sẽ tạo thành một bộ do đều đã được di truyền lại một số những đặc điểm từ tổ tiên chung của chúng. Theo nguyên lí các đặc tính có khuynh hướng biến dị, được giải thích bởi sơ đồ này trong những phần trước, một kiểu hình càng mới thì sẽ càng khác xa so với tổ tiên nguyên thủy. Do đó chúng ta hiểu tại sao những hóa thạch cổ xưa nhất ngày nay lại khác những sinh vật đang tồn tại nhiều nhất.

Song, sự phân li tính trạng của các đặc tính không phải là một trường hợp tất yếu, do sự phân hướng của những tính trạng này chỉ phụ thuộc vào những cá thể con cháu của một loài chiếm được nhiều vị trí khác nhau trong nền kinh tế của thiên nhiên. Do vậy, rất có thể như trường hợp của những hóa thạch thuộc kỉ Xilua, một loài có thể tồn tại với những biến dị nhỏ tương ứng với những biến đổi của điều kiện sống, và duy trì biến dị đó trong một thời gian dài. Trường hợp này được biểu diễn bởi con số F14 trong sơ đồ.

Tất cả các kiểu hình còn sống hay đã tuyệt chủng, đều bắt nguồn từ A, hình thành nên một bộ, và do những hiệu quả liên tục của quá trình tuyệt chủng và phân li tính trạng, bộ này đã chia ra thành nhiều họ và họ phụ, một số họ này đã tuyệt chủng ở nhũng thời kì khác nhau, một số họ vẫn còn tồn tại đến ngày nay.

Trong khi nhận xét sơ đồ, giả sừ nếu chúng ta tìm thấy ở những hóa thạch bị chôn vùi trong những tầng địa chất khác nhau, ở đoạn dưới của chuỗi, ba họ trên cùng sẽ được coi là ít khác nhau hơn. Nếu những chi al, a5, aio, f8, m3, mó, m9, được khai quật lên, thì những ba họ trên cùng này sẽ liên quan mật thiết với nhau đến mức chúng có thể phải được xếp loại thành một họ lớn, như trường hợp của các động vật nhai lại và động vật da dày. Nhưng nếu có người phản đối việc khẳng định những chi đã tuyệt chủng mang những đặc điểm trung gian, tức là liên kết họ ba chi đang sống hiện nay, thì điều đó cũng đúng, do chúng là trung gian, song là trung gian trong một quá trình dài và lắt léo với nhũng kiểu hình rất khác nhau. Giả sử nhiều kiểu hình đã tuyệt chủng được tìm thấy ở phía trên một trong những tầng địa chất khác nhau – trên số VI chẳng hạn – mà người ta lại không tìm thấy một kiểu hình nào dưới đó, thì có 2 họ (chủ yếu là a14 trở đi và b14 trở đi) sẽ phải được hợp nhất thành một họ lớn và hai họ còn lại (chủ yếu từ a14 đến f14, giờ đây bao gồm 5 chi, và từ o14 đến m14) sẽ vẫn khác nhau, song ở một mức độ ít hơn so với trước khi tìm thấy những hóa thạch. Nếu chúng ta giả sử rằng các chi của 2 họ này khác nhau ở một tá đặc điểm, và trong trường hợp này, vào thời điểm VI, chúng sẽ chỉ khác nhau ở một vài đặc điểm do ở giai đoạn này, chúng chưa phân li tính trạng nhiều lắm so với tổ tiên của bộ như sau này. Do vậy các chi cổ xưa và tuyệt chủng, ở một cấp độ nào đó, mang những đặc điểm trung gian về tính trạng giữa những con cháu biến dị của chúng hoặc giữa họ hàng thân thuộc ngang hệ với chúng.

Trong tự nhiên, mọi việc sẽ phức tạp hơn những gì được thể hiện ở sơ đồ bởi các nhóm sinh vật sẽ có số lượng đông hơn, chúng sẽ tồn tại trong những khoảng thời gian ngắn dài rất khác nhau, và sẽ có những biến dị ở nhiều cấp độ khác nhau. Trong khi chúng ta chỉ sở hữu tập cuối cùng (và trong tình trạng hết sức không đầy đủ) của pho sách địa chất, chúng ta hoàn toàn không thể mong chờ việc hoàn thiện những khoảng trống lịch sử của thiên nhiên, qua đó thống nhất các họ, bộ sinh vật với nhau, trừ những trường hợp hết sức hãn hữu. Chúng ta chỉ có thể giả định rằng những nhóm sinh vật đó đã trải qua những quá trình biến dị trong các kì địa chất, và có nhiều điểm giống nhau hơn so với con cháu chúng ngày nay, được thể hiện qua những tầng địa chất xa xưa. Những nghiên cứu của những nhà khảo cổ học lỗi lạc đều chứng minh điều này.

Như vậy, thuyết di truyền và biến dị là thuyết duy nhất giải thích được những vấn đề chính trong mối liên hệ giữa các sinh vật tuyệt chủng với nhau, và giữa các sinh vật đã tuyệt chủng với các sinh vật đang tồn tại.

Cũng trong thuyết di truyền và biến dị này, các hệ động vật của bất cứ giai đoạn nào trong lịch sử quả đất cũng sẽ là những hệ động vật với những đặc điểm kiểu hình trung gian của những hệ động vật trước và sau nó. Do đó, những loài thuộc thế hệ thứ 6 trong biểu đồ là thế hệ những con lai biến dị của những loài thuộc thế hệ thứ 5, và là bố mẹ của thế hệ con lai càng biến dị hơn thứ 7. Do vậy, chúng chắc chắn sẽ mang những đặc điểm trung gian của những sinh vật ở thế hệ trước và thế hệ sau. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải tính đến sự tuyệt chủng của những loài ở thế hệ trước, và sự xuất hiện của các loài mới do biến dị hoặc di cư trong những giai đoạn trung gian giữa các tầng địa chất liên tiếp. Chịu tác động của những hoạt động này, hệ động vật của từng giai đoạn địa chất chắc chắn mang những đặc điểm trung gian của những hệ động vật trước và sau nó. Khi những hoá thạch thuộc kỉ Đêvôn lần đầu tiên được tìmàngasy, các nhà khảo cổ học đã quan sát thấy rằng những hoá thạch này mang những đặc điểm trung gian của những hoá thạch thuộc kỉ Xilua ở dưới, và kỉ than đá ở trên. Song mỗi hệ động vật cũng lại không hoàn toàn mang tính chất trung gian bởi sự hình thành các tầng địa chất liên tiếp nhau trải qua những khoảng thời gian khác nhau.

Song cũng tồn tại một số ngoại lệ. Ví dụ điển hình nhất là khi tiến sĩ Falconer sắp xếp loài voi và loài mastodon theo 2 cách khác nhau. Đầu tiên ông sắp xếp chúng theo những đặc điểm giống nhau về kiểu hình, và lần thứ 2 theo giai đoạn tồn tại của từng loài. So sánh hai cách sắp xếp, kết quả cho thấy thứ tự ở 2 cách sắp xếp không giống nhau. Những loài có đặc điểm đặc trưng nhất, hoặc trung gian nhất về đặc điểm và tuổi thọ đều không phải là những loài cổ nhất hoặc trẻ nhất. Nhưng nếu chúng ta giả sử rằng những số liệu về sự xuất hiện và tuyệt chủng là hoàn toàn chính xác, chúng ta vẫn không thể biết được liệu những cá thể được sinh ra có tồn tại trong những khoảng thời gian giống nhau hay không? Một cá thể rất cổ xưa trong một số trường hợp vẫn có thể sống lâu hơn một cá thể được sinh ra sau đó, nhất là đối với những sinh vật sống trên cạn tại những địa điểm khác nhau. Nói cách khác, nếu những tộc chim bộ câu thuần hoá hiện đang tồn tại và đã tuyệt chủng được sắp xếp theo những đặc điểm giống nhau, cách sắp xếp này sẽ không giống với cách sắp xếp theo thời gian chúng xuất hiện, và sẽ càng không giống nếu được sắp xếp theo thời gian tuyệt chủng bởi ngày nay loài chim bồ câu đá bố mẹ vẫn còn sống, trong khi những loại nằm giữa loài chim bồ câu đá và chim bồ câu đưa thư đã tuyệt chủng. Những con chim bồ câu đưa thư với đặc điểm nổi bật là chiếc mỏ dài lại xuất hiện sớm hơn những con chim bồ câu nhào lộn.

Có mối liên quan mật thiết với lời khẳng định rằng những hoá thạch hữu cơ từ một tầng địa chất trung gian, ở một cấp độ nào đó, cũng mang những đặc tính trung gian, là một sự thật được tất cả các nhà khảo cổ học đồng ý: Các hoá thạch từ 2 tầng địa chất liên tiếp có sự tương đồng rõ ràng hơn hoá thạch từ hai tầng địa chất cách xa nhau. Giáo sư Pictet cũng quan sát thấy những điểm tương đồng chung giữa những hoá thạch hữu cơ từ những tầng địa chất thuộc kỉ Phấn Trắng, mặc dù đó là những hoá thạch tiêu biểu cho từng giai đoạn. Quan niệm của giáo sư Pictet rằng kiểu hình của mỗi loài là một đặc điểm bất di bất dịch dường như đã bị lay chuyển, nhất là do tính phổ biến của những hoá thạch này. Một người đã quá quen với sự phân bổ của các loài ừên thế giới sẽ không tìm hiểu những mối tương đồng giữa những loài đặc trưng trong những tầng địa chất liên tiếp với lí do là những điều kiện sống xa xưa hầu như không thay đổi. Nhưng chúng ta cũng nên nhớ rằng, các sinh vật sống, hoặc ít nhất là những sinh vật biển, đã biến dị gần như đồng loạt trên toàn thể giới, trong những điều kiện thời tiết và điều kiện sống hết sức khác biệt. Chúng ta hãy thử suy ngẫm về điều kiện sống khắc nghiệt trong kỉ plaitôxen, kéo dài cho đến hết kỉ Băng Hà, và chú ý tới những ảnh hưởng nhỏ bé của nó tới từng sinh vật biển.

Đối với thuyết di truyền, ý nghĩa đầy đủ của việc những hoá thạch trong những tầng địa chất liên tiếp có mối liên quan mật thiết với nhau là quá rõ ràng, mặc dù chúng được xếp loại như những loài khác nhau. Do quá trình hình thành các tầng địa chất thường xuyên bị cắt ngang, nên chúng ta không thể tìm thấy tất cả những hoá thạch trung gian của những loài xuất hiện và tuyệt chủng ở đầu và cuối một giai đoạn trong một hoặc hai tầng địa chất liên tiếp. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tìm thấy những loài họ hàng, hay còn được một số tác giả gọi là loài đại diện, khi chúng ta xét đến những tầng địa chất cách nhau những khoảng thời gian địa chất không quá xa. Tóm lại, chúng ta sẽ tìm thấy những bằng chứng cho quá trình biến dị dần dần và rất khó hiểu của một số cá thể.

Sự phát triến của các loài sinh vật cố – vấn đề liệu những kiểu hình đương đại đạt sự phát triển cao hơn nhiều so với những kiểu hình cổ xưa là một vấn đề đã gây nhiều tranh cãi. Song, vì những nhà tự nhiên học vẫn chưa thể đồng ý được với nhau những tiêu chuẩn để đánh giá mức độ phát triển cao thấp của các kiểu hình, nên tôi sẽ không đề cập tới vấn đề này. Mặc dù vậy, ở một mức độ nào đó, dựa trên thuyết của mình, tôi vẫn cảm thấy rằng những kiểu hình mới phải đạt sự phát triển cao hơn các kiểu hình cũ bởi mỗi loài mới được hình thành do có một số đặc điểm có lợi hơn những cá thể khác trong cuộc đấu tranh sinh tồn. Dưới điều kiện thời tiết gần tương tự nhau, nếu những sinh vật thuộc kỉ Eoxen trong một khu vực trên thế giới được thả cho cạnh tranh với những sinh vật gốc của khu vực đó hiện còn đang tồn tại, thì chắc chắn hệ động thực vật kỉ Eoxen sẽ bị đánh bại và tiêu diệt, cũng như hệ động vật Đại Trung Sinh sẽ bị hệ động vật Eoxen đánh bại, hoặc như hệ động vật Đại cổ Sinh sẽ bị hệ động vật Đại Trung Sinh đánh bại và tiêu diệt. Việc quá trình phát

triển này có ảnh hưởng lớn tới cấu tạo tổ chức của những sinh vật thành công đương đại không có gì lạ, nhưng để có thẻ kiểm nghiệm quá trình này thì quả là nan giải. Tôm cua không phải là những động vật phát triển cao nhẩt trong lớp động vật thân cứng, song chúng đã đánh bại loài sinh vật thân mềm phát triển cao nhất. Từ những gì quan sát được từ quá trình phát triển của hệ động thực vật Anh ở New Zealand, chúng ta có thể tin rằng nếu tất cả các loài động, thực vật của nước Anh được thả hoang tại New Zealand, thì với thời gian, một loạt các loài động, thực vật Anh sẽ trở thành hoang dại và sẽ tiêu diệt rất nhiều động, thực vật gốc. Trong khi đỏ, từ việc quan sát những gì đang xảy ra tại New Zealand và việc chưa từng có một cư dân thuộc khu vực nam bán cầu hoang dại hoá thành công ở bất cứ nơi đâu tại Châu Ẩu, chúng ta nghi ngờ khả năng nếu toàn bộ hệ động thực vật ở New Zealand được thả hoang tại Anh, liệu có một số lượng lớn các loài có thể đánh bại hệ động thực vật Anh hay không, về khía cạnh này, ta có thể kết luận rằng hệ động thực vật ở Anh phát triển cao hơn ở New Zealand. Trong khi đó, ngay cả nhà tự nhiên học tài giỏi nhất, nghiên cứu hệ động thực vật ở cả 2 nước cũng không thể tiên đoán được kểt quả này. Ông Agassiz lại khẳng định rằng các loài động vật cổ xưa, ở một mức độ nào đó, giống phôi thai của các loài động vật cùng lớp, hay sự di truyền địa lí của các loài đã tuyệt chủng ở một mức độ nào đó, tương đương với sự phát triển phôi thai ở các loài động vật hiện đại. về vấn đề này, tôi đồng ý với giáo sư Pictet và Huxley khi nói rằng sự chính xác của thuyết này chưa thể được chứng minh. Song, tôi lại tin tưởng rằng nó sẽ được chứng minh trong một tương lai không xa, và sẽ đúng, ít nhất với các nhóm phụ, hay các nhánh đã tách khỏi nhau trong khoảng thời gian gần đây bởi thuyết của Agassiz khá phù hợp với thuyết chọn lọc tự nhiên. Trong một chương sau tôi sẽ chứng tỏ rằng một cá thể đã phát triển rất khác với bào thai của nó, do những thay đổi bất ngờ xảy ra khi cá thể còn qua nhỏ, và bởi được di truyền lại ở một độ tuổi nhất định. Quá trình này hoàn toàn không ảnh hưởng tới bào thai, trong khi đó, qua các thế hệ liên tiếp, nó tiếp tục bổ sung sự khác biệt giữa cá thể đã phát triển và bào thai. Do đó, bào thai có thể coi là đại diện cho những điều kiện sống cổ xưa, và ít bị thay đổi của từng sinh vật. Quan điểm này có thể đúng, nhưng nó sẽ không bao giờ có được bằng chứng đầy đủ. Mặc dù những con thú, bò sát, và cá cổ xưa nhất thuộc những lớp riêng biệt, và một số cá thể có thể có ít đặc điểm khác nhau hơn những cá thể cùng lớp đương đại, song khả năng tìm thấy hoá thạch những động vật có đặc điểm giống với bào thai của động vật có xương sống là rất nhỏ, và chỉ có thể xảy ra khi mà các tầng địa chất xưa hơn tầng địa chất kỉ Xilua được tìm thấy. Ngài Cliít đã chứng minh cách đây nhiều năm những hóa thạch thú được tìm thấy trong các hang động của úc có những đặc điểm rất gần với những loài thú có túi hiện nay tại châu lục này. Một sự tương đồng, mà một con mắt không chuyên vẫn có thể nhận thấy rõ được được thể hiện qua những mảnh áo giáp khổng lồ của con tatou được tìm thấy ở nhiều vùng thuộc La Plata. Giáo sư Owen cũng đã chứng minh rõ ràng phần lớn những hóa thạch thủ bị chôn vùi và được tìm thấy tại các vùng ấy đều có mối liên hệ với những loài hiện đang sống tại Nam Mĩ. Mối liên hệ này còn được thấy rõ hơn nữa ở bộ sưu tập kì lạ gồm những hài cốt hóa thạch thu thập được trong các hang động tại Brasil bởi Lund và Clausen. Những sự kiện ấy đã thu hút sự chú ý của tôi, đến nỗi năm 1839 và 1845 tôi đã nhấn mạnh nhiều đến cái “quy luật kế tiếp của các loại hình” – và đến “những quan hệ kì diệu giữa những giống đã mất với những giống còn sống trong cùng một lục địa”. Sau đó, giáo sư Owen cũng mở rộng khái niệm đó cho các hóa thạch thú ở Cựu thế giới. Nó cũng được áp dụng trong việc khôi phục lại những con chim lớn đã tuyệt chủng ở New Zealand và tại những con chim trong các hang động ở Brazil. Ông Woodard đã chứng minh rằng quy luật ấy cũng thích hợp với ốc ở biển, song không rõ bằng do sự phân bố rộng rãi của phần lớn các chi động vật thân mềm. Người ta còn có thể thêm vào nhiều thí dụ khác, như mối liên hệ giữa loài ốc trên cạn đã mất và hiện còn sống ở đảo Madeira hay tại vùng biển nước lợ Aralo – Caspian.

Vậy, quy luật về sự kế tiếp các loại hình như nhau trong những vùng như nhau có ý nghĩa gì? Sau khi đã so sánh khí hậu hiện nay của châu úc so với khí hậu của một số bộ phận của Nam Mĩ ở cùng vĩ độ, sẽ rất là táo bạo nếu một mặt giải thích sự khác nhau giữa các sinh vật của 2 lục địa ấy qua sự khác nhau của các điều kiện vật lí dẫn đến sự khác nhau về kiểu hình; và mặt khác giải thích thông qua sự giống nhau của các điều kiện, do có sự tương đồng giữa các loài vào giai đoạn cuối Đại Trung Sinh. Chúng ta cũng không thể cho rằng do một quy luật bất biến mà châu úc đã chỉ sản sinh ra nhiều nhất hoặc chỉ riêng các loài thú có túi và một mình Nam Mĩ sản sinh ra loài vô xỉ và một số kiểu hình riêng của nó. Thật vậy, chúng ta biết rằng xưa kia châu âu đã sản sinh ra nhiều giống thú có túi và trong các công trình nghiên cứu trước đây, tôi cũng đã chứng minh rằng quy luật phân bố của giống thú có túi trên cạn ở Mỹ ngày nay đã khác rất nhiều. Bắc Mĩ trước đây đã có những điều kiện tự nhiên tương tự như những điều kiện tự nhiên của vùng Nam Mĩ ngày nay và ngược lại. Phát hiện của Falconer và Cautley cũng chỉ ra răng loài thú ở Ấn Độ trước đây có nhiêu đặc diêm giống với loài thủ ở châu Phi ngày nay. Điều tương tự cũng có thể được áp dụng cho các sinh vật biển.

Thuyết biển dị và di truyền đã có thể giải thích ngay được quy luật kế tiếp trong một thời gian dài nhưng không phải là bất biến của các loại hình như nhau trong những vùng như nhau. Do mọi sinh vật ở mỗi nơi trên thế giới đều có khuynh hướng phát tán thế hệ con cháu đã biến dị một chút mang những dặc tính tương tự tổ tiên của chúng trong những thời kì kế tiếp. Nếu những sinh vật của một lục địa trước kia đã khác rất nhiều so với những sinh vật của một lục địa khác, thì con cháu đã biến dị của chúng cũng sẽ lại khác nhau ở mặt hình thức và cấp độ tương tự. Nhưng sau những khoảng thời gian dài và những thay đổi địa lí quan trọng kéo theo nhiều hiện tượng di cư tương hỗ, thì những kiểu hình kém ưu việt hơn thường sẽ nhường chỗ cho những kiểu hình siêu việt, có ưu thế, và do vậy sẽ không có sự bất biến trong sự phân bố các loài sinh vật trước đây và sau này.

Có người có thể hỏi liệu con lười, con tatou, và con ăn kiến ngày nay ở Nam Mĩ có phải là con cháu thu nhỏ của loài Megatherium, và những con quái vật khổng lồ họ hàng khác hay không? Đây là một điều hoàn toàn không thể chấp nhận được. Những sinh vật khổng lồ này đã hoàn toàn tuyệt chủng và không hề có con cháu. Song, trong những hang động ở Brazil người ta tìm thấy những loài sinh vật đã tuyệt chủng khác có nhiều điểm tương đồng về kích thước và một số đặc điểm khác với những con vật hiện đang sống tại Nam Mĩ ngày nay. Một số hóa thạch được tìm thấy ở đây rất có thể là tổ tiên của những loài đang sống. Lưu ý là theo thuyết của tôi thì tất cả các loài cùng một chi đều bắt nguồn từ một loài duy nhất, và nếu trong 6 chi, mồi chi có 8 loài, cùng được tìm thấy trong một tầng địa chất, và trong tầng địa chất tiếp theo cũng có 6 chi đại diện hoặc tương đồng với cùng số lượng loài, chúng ta có thể kết luận rằng chỉ có một loài trong mỗi chi cũ đã để lại những con cháu đã thạy đổi, cấu thành 6 chi mới. 7 loài trong cùng một chi còn lại đã tuyệt chủng và không hề để lại con cháu. Hoặc là (mà đây là trường hợp thường xảy ra nhất), chỉ có hai hay ba loài của 2 hay 3 chi cũ là bố mẹ của 6 chi mới, tất cả chi và loài khác đều đã bị tuyệt chủng. Trong những bộ đang thoái trào, bao gồm sự giảm về số lượng các loài và chi, như trường hợp loài vô xỉ ở Nam Mĩ, số lượng loài và chi để lại con cháu đã biến đổi sẽ còn ít hơn.

TÓM TẮT CHƯƠNG NÀY VÀ CHƯƠNG TRÊN

Tôi đã cố gắng chứng minh rằng các đồ thư địa chất của chúng ta là rất không hoàn chỉnh, rằng chỉ một bộ phận nhỏ của trái đất đã được khai thác về mặt địa chất một cách cẩn thận; rằng chỉ một số lớp sinh vật đã được bảo quản trong trạng thái hóa thạch; rằng số lượng nhũng mẫu vật và loài sinh vật được bảo tồn trong các viện bảo tàng là không đáng kể so với số lượng các thế hệ đã tồn tại trong thời gian hình thành một tầng địa chất; rằng do phải có sự rút lui của mực nước biển mới cho phép các trầm tích được bồi tụ, các hóa thạch được bảo vệ nên những khoảng thời gian rất dài đã trôi qua giữa các tầng địa chất; rằng rất có khả năng hiện tượng tuyệt chủng, biến dị xảy ra mạnh hơn trong những thời kì nước biển rút, và các thời kì sau này bất lợi cho việc duy trì các hóa thạch nên số lượng hình thái được bảo tồn phải ít hơn rất nhiều; rằng mỗi tầng địa chất không được tích tụ một cách liên tục; rằng thời gian cho việc hình thành một tầng địa chất thường ngắn hơn thời gian tồn tại trung bình của một giống loài; rằng hiện tượng di cư đã đóng một vai trò quan trọng trong sự xuất hiện đầu tiên của những hình thái mới trong mỗi vùng và tầng địa chất; rằng các giống được phát tán là giống đã thay đổi nhiều nhất, và thường đã sản sinh ra những giống mới nhiều nhất; và lúc đầu các loại mới đều có tính chất địa phương. Kết hợp các nguyên nhân này lại với nhau, và nó sẽ làm cho quá trình hình thành địa chất cực kì hổng, nhưng ta sẽ giải thích được một phần lớn tại sao chúng ta tìm thấy nhiều mối liên hệ trung gian nhưng không tìm thấy vô số những biển dị nối liền nhau và các kiểu hình đã mất và còn sống.

Người không thừa nhận những quan điểm này về bản chất của các tài liệu địa chất thì sẽ bác bỏ luôn toàn bộ thuyết của tôi. Bởi anh ta không thể tìm được vô số những hình thái chuyển tiếp trước kia đã liên kết những giống gần nhau hay tiêu biểu mà người ta thẩy ở những tầng nối nhau trong cùng một tầng địa chất. Anh ta cũng sẽ không tin vào những khoảng thời gian khổng lồ đã trôi qua giữa các tầng địa chất liên tiếp, và bỏ qua sự quan trọng của vai trò của di cư trong khi nghiên cứu tầng địa chất của một vùng nào đó. Anh ta cũng có thể cho rằng sự xuất hiện đột ngột của một nhóm loài là một điều hiển nhiên, mặc dù thường thì đó chỉ là bề mặt của sự việc. Anh ta còn có thẻ hỏi nếu vô số sinh vật đã tồn tại từ lâu trước khi tầng địa chất Xilua được hình thành thì giờ đây tàn tích của chúng đâu? Tôi chỉ có thể trả lời câu hỏi sau cùng này một cách giả dụ rằng các đại dương của chúng ta đã tồn tại từ rất lâu rồi, và các đại lục của chúng ta đã được hình thành từ thời kì trước kỉ Xilua, nhưng trước thời kì ấy một khoảng thời gian tương đương thế giới có thể đã có một bộ mặt khác, và những châu lục cũ, được hình thành bởi những tầng địa chất cổ xưa hơn cả những gì chúng ta đã biết, có thể giờ đây đã ở trong trạng thái biến chất hoặc chôn vùi dưới đáy biển.

Nhưng ngoại trừ những khó khăn này, tất cả các sự kiện đáng chú ý khác của ngàng khảo cổ học đều có vẻ như rất phù hợp với thuyết di truyền và biến dị thông qua chọn lọc tự nhiên. Qua đó chúng ta có thể hiểu các loài xuất hiện một cách từ từ và liên tiếp như thế nào, tại sao các loài trong cùng một lớp thường không nhất thiết thay đổi đồng thời, hoặc ở một cường độ và tốc độ tương tự, nhưng với thời gian, mọi loài sinh vật đều sẽ phải trải qua biến dị ít hay nhiều. Sự tuyệt chủng của các loài cũ gần như là một hậu quả tất yếu của việc sinh sản các loài mới. Chúng ta có thể hiểu tại sao một loài sinh vật, một khi nó tuyệt chủng thì nó sẽ không bao giờ xuất hiện lại nữa. Các chi sinh vật tăng về số lượng một cách từ tốn, và tồn tại trong những khoảng thời gian dài ngắn khác nhau, và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan. Loài sinh vật thống trị của nhóm sinh vật thống trị thường sinh ra rất nhiều thế hệ con cháu biến dị, và từ đó nhiều nhóm và nhóm phụ mới được hình thành. Trong khi đó, các cá thể của những loài kém ưu việt hơn, do có cùng một đặc tính di truyền bất lợi nào đó từ cùng một tổ tiên, sẽ dần dần trở thành tuyệt chủng, và sẽ không để lại thế hệ con cháu nào trên thế giới. Nhưng sự tuyệt chủng hoàn toàn của bất cứ một nhóm sinh vật nào cũng là một quá trình diễn ra rất lâu dài, do một sổ con cháu có thể được sống trong những môi trường thích hợp và cách li. Khi mà một loài biển mất, nó sẽ không xuất hiện lại, do sự liên tục trong di truyền đã bị phá vỡ.

Chúng ta có thể hiểu sự phát tán của những kiểu hình un việt, nhừng kiểu hình có nhiều biến đổi nhất, cùng với thời gian, sẽ phát tán ra khắp thế giới những thế hệ con cháu mang những đặc điểm tương đồng nhưng biến dị, và những thế hệ con cháu này thường sẽ thế vị trí của những nhóm sinh vật không cạnh tranh nổi trong cuộc đấu tranh sinh tồn. Do vậy, sau những khoảng thời gian dài, các sinh vật trên trái đất dường như đã đồng thời thay đổi.

Chúng ta có thể hiểu được cung cách mà tất cả các sinh vật đang sống và đã chết, hợp lại thành một hệ thống vĩ đại do tất cả đều có liên quan qua các thế hệ. Do xu thế biến dị liên tục của kiểu hình, chúng ta có thể hiểu được tại sao một sinh vật càng cổ xưa sẽ càng khác so với các sinh vật hiện đang tồn tại. Tại sao những hình thái cổ xưa lại lấp chỗ trống giữa những hình thái hiện nay, và có khi tập hợp thành một những nhóm sinh vật trước kia được coi là khác nhau, hoặc thông thường thì làm giảm sự khác biệt sinh học giữa chúng. Một kiểu hình càng cổ thì ở một mức độ nào đó nó mang những đặc tính trung gian giữa các nhóm hiện nay đã phân li vì một kiểu hình càng cổ bao nhiêu thì nó sẽ càng cỏ những đặc điểm giống với tổ tiên của các nhóm sinh vật đã phân li bấy nhiêu. Các kiểu hình đã tuyệt chủng thường ít khi mang những đặc tính trung gian giữa các kiểu hình còn sống; mà chỉ là trung gian qua một đường vòng dài và lắt léo qua rất nhiều những kiểu hình khác nhau hoặc đã tuyệt chủng. Chúng ta có thể thấy rõ tại sao những hóa thạch hữu cơ trong các tầng địa chất kế tiếp lại gần với nhau hơn những hóa thạch tương tự trong những tầng địa chất khác do có mối liên hệ gia phả, và tại sao những hóa thạch chôn vùi trong một tầng địa chất trung gian lại mang những đặc điểm trung gian.

Sinh vật của mỗi thời kì địa chất liên tiếp trong lịch sử trái đất đã chiến thắng những kẻ đi trước chúng trong cuộc đấu tranh sinh tồn; đồng nghĩa với việc chúng chiếm một vị trí cao hơn trong thang thiên nhiên, và điều đó cũng giúp các nhà khảo cổ học tự lí giải với bản thân rằng hệ thống tổ chức chung đã tiến hóa. Nếu sau này việc những động vật cổ xưa mang những đặc điểm giống với phôi thai của những động vật cùng một lớp ngày nay được chứng minh thì học thuyết của tôi sẽ trở nên dễ hiểu hơn. Sự kế tiếp những loại hình tổ chức giống nhau trong những vùng tương tự nhau, trong những thời kì địa chất cuối cùng, không còn là một bí mật nữa và đã được giải thích thông qua các quy luật di truyền.

Vậy nếu như giả định của tôi về việc những đồ thư địa chất không hoàn thiện, và có thể nói rằng chúng ta có thể chứng minh rằng chúng khó có thể trở nên hoàn thiện hơn, những phản bác đối với thuyết chọn lọc tự nhiên sẽ hoàn toàn biến mất hoặc bị giảm đi rất nhiều. Mặt khác, tất cả các quy luật khảo cổ học đều khẳng định rằng các loài là sản phẩm của di truyền, các loài cổ được thay thế bởi những loài mới và ưu việt hơn, và những hình thái này lại là kết quả của các quy luật biến dị luôn luôn hoạt động quanh ta, được bảo quản bởi quá trình chọn lọc tự nhiên.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN