Nguồn Gốc Của Muôn Loài - Chương XI: Phân Bố Địa Lý
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
146


Nguồn Gốc Của Muôn Loài


Chương XI: Phân Bố Địa Lý


Tình trạng phân bổ hiện tại không thể là do sự khác nhau về điều kiện vật lý- Tầm quan trọng của các giới hạn- Sự giống nhau của các sinh vật ở cùng một lục địa- Các trung tâm của sự tạo thành- Các phương tiện phân tán, bằng cách thay đổi khí hậu và điều kiện đất, và các biện pháp được áp dụng tùy theo thời điểm khác-Sự phân bố theo địa lý trên thế giới trong thời kỳ Băng hà Khi xem xét sự phân bố của các sinh vật có tổ chức trên bề mặt trái đất, chúng ta sẽ thấy ngay một thực tế rằng, sự tương đồng hoặc không tương đồng giữa các cư dân trên các vùng khác nhau không thể do điều kiện tự nhiên và nhiệt độ giữa các vùng đó. Hầu hết tất cả các tác giả đã nghiên cứu về vấn đề này cũng đều đi đến kết luận như vậy. Chỉ riêng trường hợp của Mỹ cũng đã đủ để chứng minh cho thực tế này: Nếu không tính đến vùng phía bắc- nơi quá trình băng hóa đất đai diễn ra liên tục-thì tất cả các tác giả đều thống nhất rằng một trong nhữnng sự phân bố cơ bản nhất về địa lý là giữa vùng Cựu lục địa và Tân thế giới. Nhưng nếu đi hết các vùng lục địa của Mỹ, từ miền Trung nước Mỹ đến điểm cực nam, chúng ta sẽ gặp các điều kiện sống hầu như rất khác nhau; từ các vùng ẩm ướt nhất, đến những sa mạc khô cằn, những dãy núi cao sừng sững, những thảo nguyên cỏ xanh, những rừng già, đầm lầy, hồ và các sông lớn…, mỗi nơi có một kiểu khí hậu khác nhau. Khó có một kiểu khí hậu hay điều kiện sống nào không tồn tại song song giữa vùng Cựu lục địa và vùng Tân thế giới- ít nhất là các loài có thể di chuyển từ hai vùng không có những khác nhau cơ bản về điều kiện sống, rất khó tìm thấy những loài có điều kiện sống hoàn toàn khác biệt, ràng các điều kiện đó chỉ khác nhau chút ít. Ví dụ, vùng Tân thế giới nóng hơn so với Cựu lục địa, nhưng ở đó không có các loài động thực vật khác hoàn toàn. Tuy vậy, các sản phẩm sống giữa hai vùng này thì khác nhau khá nhiều.

Ở bán cầu nam, nếu chúng ta so sánh các miền đất rộng lớn ở Ôxtrâylia, Nam Phi và miền tây Nam Mỹ, giữa vĩ độ 25° và 35°, chúng ta sẽ thấy có những YÙng rất giống nhau về điều kiện sống, nhưng điều này không có nghĩa là không thế chỉ ra ba loài động thực vật tương đối khác nhau. Hay chúng ta so sánh các sản phẩm của Nam Mỹ ở phía Nam của vĩ độ 35° nam với ở vĩ độ 25° bắc, nơi có điều kiện khí hậu tương đối khác nhau, sẽ nhận thấy chúng có mối liên quan mật thiết với nhau, hơn là so với các sản phẩm ở Ôxtrâylia hày châu Phi có cùng khí hậu. Các kết luận tương tự cũng có thể rút ra khi nghiên cứu sinh vật ở các vùng biển khác nhau.

Một thực tế quan trọng khác chúng ta cần lưu ý là giới hạn của bất kỳ loài nào, nói cách khác là những cản trở đổi với việc di cư tự do, có liên quan chặt chẽ và quan trọng tới sự khác nhau giữa các sản phẩm của các vùng khác nhau. Điều này có thể thấy rõ qua những khác biệt to lớn của hầu hết các sinh vật sống trên cạn ở vùng Tân thế giới và Cựu lục địa, trừ vùng phía bắc, nơi đất đai gần như nối liền, và ở đó sự khác nhau về khí hậu là rất ít nên các dạng sinh vật ôn đới ở miền bắc có thể di cư tự do, giống như các sinh vật biển ngày nay. Sự khác biệt này có thể thấy giữa các cư dân ở Ôxtrâylia, châu Phi và Nam Mỹ có cùng vĩ độ, ở các nước này các loài hàu như là sống tách biệt với nhau. Ở các lục địa cũng có hiện tượng tương tự; do sự khác nhau giữa những dãy núi cao ngất nối tiếp nhau với các sa mạc mênh mông, đôi lúc là với những dòng sông lớn, chúng ta sẽ tìm thấy sự khác nhau giữa các sinh vật; mặc dù những dãy núi, những con sông,… là không thể vượt qua, hoặc có vẻ như sẽ tồn tại rất lâu, những khác biệt đó ở mức độ thấp nếu xét về những đặc điểm của từng lục địa riêng biệt.

Đối với môi trường biển, chúng ta cũng thấy có hiện tượng tương tự. Không có hai loài động vật biển nào có sự khác biệt rõ ràng hơn khi so sánh giữa bờ biển phía đông và phía tây của vùng phía Nam và Trung Mỹ; tuy nhiên những động vật này chỉ bị ngăn cách bởi eo biển nhỏ nhưng không thể vượt qua Panama. Hướng tây của các bờ biển ở châu Mỹ, một không gian rộng cho biến lấn vào và không có một hòn đảo nhỏ như một nơi không chào đón sự di cư; và ngay khi vượt qua chướng ngại vật này, sẽ gặp bờ đông của Thái Bình Dương, với những động thực vật hoàn toàn khác. Như vậy là có ba loài động vật biển trải dài từ phía bắc sang phía nam, theo đường song song không cách xa nhau mấy, dưới điều kiện khỉ hậu tương tự nhau; nhưng bị ngăn cách với nhau bởi những rào cản không thể vượt qua như đất liền hoặc cửa biển nên chúng hoàn toàn khác biệt nhau. Mặt khác, nếu tiếp tục đi tiếp về hướng tây từ những hòn đảo phía đông ở những khu vực nhiệt đới của Thái Bình Dương, thấy vô số các hòn đảo hạn chế di cư, cho mãi tới sau khi sang nửa bán cầu bên kia đến các bờ biển của châu Phi; và trong suốt quãng đường dài đó, cũng không có bất cứ động vật biển nào được định nghĩa rõ ràng hoặc hoàn toàn khác biệt. Mặc dù hiếm khi một con cua, con sò, hay cá có điểm chung với các động vật đã nói ở trên của vùng Đông và Tây Mỹ, vùng phía đông các đảo ở Thái Bình Dương, nhưng có nhiều loài cá từ Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương; và nhiều loài sò cũng rất phổ biến ở các đảo phía đông của Thái Bình Dương và bờ phía đông của châu Phi, dù chúng ở cùng một kinh độ nhưng có vĩ tuyến trái ngược nhau.

Một thực tế thứ ba, phần nào đã nam trong những điều đã đề cập ở trên là sự đồng dạng của những sản phẩm của cùng lục địa đó hoặc biển, mặc dù các loài được phân biệt rõ ràng ở một số điểm và mức độ khác nhau. Đó là quy luật tổng quát, và mỗi lục địa lại có vô số các ví dụ minh hoạ cho quy luật ấy. Tuy vậy, ví dụ nhà tự nhiên học đi từ phía bắc đến phía nam không bao giờ bị ẩn tượng bởi cách rằng nhóm được phân biệt với nhau, rằng là bởi mối liên hệ, khả năng thay thé lẫn nhau. Anh ta nghe tiếng những loài chim cùng giống, và nhận thấy chúng gần như nhau, cách xây tổ của chủng cũng tương tự nhau, nhưng không hoàn toàn giống nhau, các quả trứng cũng như vậy. Ở đồng bằng gần eo biển Magellan có loài đà điếu châu phi Mỹ, và về phía bắc là đồng bằng của La Plata có những loài khác nhưng cũng thuộc giống đó; chúng có những đặc điểm khác với đà điểu châu Phi cũng sống cùng ở vĩ độ đó.

Trên cùng các đồng bằng của La Plata, có thể thấy các con agouti và bizcacha, những động vật có thói quen giống thỏ rừng và thỏ nuôi, có cùng đẳng cấp nhưng chủng mang những đặc điểm về cấu trúc giống châu Mỹ.

Chúng ta lên những đỉnh cao ngất ở Cordillera và sẽ thấy những loài bizcacha; xuống biển chúng ta chỉ có thể tìm thấy hải ly hoặc hươu xạ nhưng có cấu tạo cơ thể kiểu châu Mỹ. Nếu để ý tới những hòn đảo của châu Mỹ, chủng có thể khác về cấu trúc thuộc địa lý, về các sinh vật cư trú nhưng chủng là những loài mang đặc trưng của Mỹ là loài sinh vật kiểu Mỹ phổ biến cả ở trên cạn và dưới mặt nước.

Chúng ta có thể thấy đặc điểm này dạng hữu cơ nằm sâu dưới lòng đất, vượt qua cả không gian và thời gian, trong cùng những vùng đó đất và nước, độc lập với các điều kiện bên ngoài.

Mối ràng buộc này, theo lý thuyết của tôi, đơn giản là sự thừa kế, đã tự có, như chủng ta đã biết, sản sinh những tế bào tương đối giống, hoặc, giống trường hợp những biến dị có đặc điểm gần như giống nhau. Sự khác nhau giữa các loài cư trú ở những vùng khác nhau có thể được cho là biến đổi thông qua chọn lọc tự nhiên, và phụ thuộc ở mức tương đối những ảnh hưởng trực tiếp của các điều kiện vật lý khác nhau.

Mức độ khác nhau sẽ phụ thuộc vào sự di trú của những dạng trội hơn từ vùng này đến vùng khác với mức độ ít hoặc nhiều hơn, trong một số giai đoạn; trong các hành động và phản ứng của chúng, bên trong cuộc đấu tranh cho cuộc sống; quan hệ giữa các dạng hữu cơ, như tôi đã từng nhận xét là quan trọng nhất trong tất cả các quan hệ. Do đó tầm quan trọng cao của những rào cản được thể hiện thông qua việc kiểm tra hoạt động di cư khi quá trình biến đổi diễn ra chậm chạp, thông qua chọn lọc tự nhiên.

Trong vô số loài, việc có nhiều những cá nhân, đã từng chiến thắng nhiều đối thủ bên trong họ hàng của chính mình sẽ có cơ hội tốt nhất để thống lĩnh những nơi ở mới, khi chúng đến một đất nước mới. Ở nơi ở mới của mình, chúng sẽ được sống trong các điều kiện mới, và sẽ thường xuyên biến đổi hơn nữa; do đó chúng sẽ tiếp tục chiến thắng, và sẽ sản sinh những nhóm con cháu đã tiến hoá. Trên nguyên lý này về sự thừa kế có tiến hoá, chúng ta có thể hiểu làm sao nó lại là một thế hệ, các thế hệ và thậm chí là cả một họ đang sống trong cùng một vùng lại có thể phổ biến và nổi tiếng đến thế.

Tôi tin rang, như đã nhận xét trong chương trước, không có quy luật nào về những tiến hoá cần thiết vì tính biến thiên của mỗi loài là một thuộc tính độc lập, được phát huy thông qua chọn lọc tự nhiên, cho đến lúc nó kiếm hệ, khả năng thay thế lẫn nhau. Anh ta nghe tiếng những loài chim cùng giống, và nhận thấy chúng gần như nhau, cách xây tổ của chủng cũng tương tự nhau, nhưng không hoàn toàn giống nhau, các quả trứng cũng như vậy. Ở đồng bằng gần eo biển Magellan có loài đà điểu châu phi Mỹ, và về phía bắc là đồng bằng của La Plata có những loài khác nhưng cũng thuộc giống đó; chúng có những đặc điếm khác với đà điểu châu Phi cũng sống cùng ở vĩ độ đó.

Trên cùng các đồng bằng của La Plata, có thể thấy các con agouti và bizcacha, những động vật có thói quen giống thỏ rừng và thỏ nuôi, có cùng đẳng cấp nhưng chúng mang những đặc điểm về cấu trúc giống châu Mỹ.

Chúng ta lên những đỉnh cao ngất ở Cordillera và sẽ thấy những loài bizcacha; xuống biển chúng ta chỉ có thể tìm thấy hải ly hoặc hươu xạ nhưng có cấu tạo cơ thể kiểu châu Mỹ. Nếu để ý tới những hòn đảo của châu Mỹ, chúng có thể khác về cấu trúc thuộc địa lý, về các sinh vật cư trú nhưng chúng là những loài mang đặc trưng của Mỹ là loài sinh vật kiểu Mỹ phổ biến cả ở trên cạn và dưới mặt nước.

Chúng ta có thể thấy đặc điểm này dạng hữu cơ nằm sâu dưới lòng đất, vượt qua cả không gian và thời gian, trong cùng những vùng đó đất và nước, độc lập với các điều kiện bên ngoài.

Mối ràng buộc này, theo lý thuyết của tôi, đơn giản là sự thừa kế, đã tự có, như chúng ta đã biết, sản sinh những tế bào tương đối giống, hoặc, giống trường hợp những biến dị có đặc điểm gần như giống nhau. Sự khác nhau giữa các loài cư trú ở những vùng khác nhau có thể được cho là biến đổi thông qua chọn lọc tự nhiên, và phụ thuộc ở mức tưomg đối những ảnh hưởng trực tiếp của các điều kiện vật lý khác nhau.

Mức độ khác nhau sẽ phụ thuộc vào sự di trú của những dạng trội hơn từ vùng này đến vùng khác với mức độ ít hoặc nhiều hơn, trong một số giai đoạn; trong các hành động và phản ứng của chúng, bên trong cuộc đấu tranh cho cuộc sống; quan hệ giữa các dạng hữu cơ, như tôi đã từng nhận xét là quan trọng nhất trong tất cả các quan hệ. Do đó tầm quan trọng cao của những rào cản được thể hiện thông qua việc kiểm tra hoạt động di cư khi quá trình biến đổi diễn ra chậm chạp, thông qua chọn lọc tự nhiên.

Trong vô số loài, việc có nhiều những cá nhân, đã từng chiến thắng nhiều đối thủ bên trong họ hàng của chính mình sẽ có cơ hội tốt nhất để thống lĩnh những nơi ở mới, khi chúng đến một đất nước mới. Ở nơi ở mới của mình, chúng sẽ được sống trong các điều kiện mới, và sẽ thường xuyên biến đổi hơn nữa; do đó chúng sẽ tiếp tục chiến thắng, và sẽ sản sinh những nhóm con cháu đã tiến hoá. Trên nguyên lý này về sự thừa kế có tiến hoá, chúng ta có thể hiểu làm sao nó lại là một thế hệ, các thế hệ và thậm chí là cả một họ đang sống trong cùng một vùng lại có thể phổ biến và nổi tiếng đến thế.

Tôi tin rằng, như đã nhận xét trong chương trước, không có quy luật nào về những tiến hoá cần thiết vì tính biến thiên của mồi loài là một thuộc tính độc lập, được phát huy thông qua chọn lọc tự nhiên, cho đến lúc nó kiếm lợi cho cá nhân trong cuộc đấu tranh vất vả vì cuộc sống, vì vậy mức độ tiến hoá của các loài khác nhau sẽ là không thống nhất về số lượng. Nếu, ví dụ, một số loài, trong sự cạnh tranh trực tiếp với nhau, di cư tới một tập thể trong một nước mới, phát triển sau và hoàn toàn cô lập, thì chúng sẽ phải biến dị chút ít, nếu không chúng không thể tồn tại và phát triển được;

Những nguyên lý này được thực hiện thông qua việc mang các dạng hữu cơ vào trong những quan hệ mới với nhau, và trong một độ nhỏ hơn trong điều kiện sống mới. Như chúng ta đã thấy trong chương trước có vài dạng giữ gần như nguyên tất cả đặc tính của mình từ một thời kỳ thuộc địa lý từ xa xôi, vì thế mà các loài nhất định đã di trú qua những khoảng không rộng và đã biến đổi đi rất nhiều.

Xét về quan điểm này, rõ ràng là một vài loài cùng giống mặc dù sổng ở những vùng xa nhất của thế giới, trước đấy nhất định đã xuất phát từ cùng một nguồn gốc, bước chúng đã thừa kế từ cùng một tổ tiên. Trong trường họp của những loài đó, vốn đã trải qua tất cả các giai đoạn địa lý và đã tiến hoá rất ít, không khó để tin rằng chúng đã cùng di cư đến từ một vùng do những thay đổi lớn về địa lý và thời tiết với số lượng rất lớn. Nhưng trong nhiều trường họp khác, chúng ta có lý do để tin rằng những loài trong cùng một giống đã được sản sinh ra trong giai đoạn tương đối gần đây là rất khó. Cũng là điều hiển nhiên rằng, các cá thể cùng loài đó sống ở cô lập và xa xôi, chắc chan phải xuất phát từ một nơi duy nhất, nơi cha mẹ của chúng đã được sinh ra. Như đã giải thích trong chương trước, không thể tin được những cá nhân giống nhau ở chỗ được sinh ra thông qua chọn lọc tự nhiên từ cha mẹ hoàn toàn khác nhau. Do đó chúng tôi đặt ra câu hỏi liệu có phải các loài đã được tạo ra chỉ ở một hoặc hay nhiều điểm trên bề mặt trái đất. Chắc chắn có nhiều trường hợp cực kỳ khó khăn, trong việc hiểu làm sao những cùng loài giống nhau có thể đã di trú từ một điểm nào đó đến vài địa điểm cô lập và xa xôi, và chúng được tìm thấy trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên tính đơn giản của suy nghĩ này là mỗi loài đều được sinh ra tại một điểm nào đó trên trái đất

Nói chung mọi người thường cho rằng, trong đa số các vùng sống của một loài liên tục; và khi một cây hoặc động vật sống ở hai điểm quá xa nhau, hoặc với một khoảng lặng của tự nhiên như vậy, vì không gian đó không thể dễ dàng băng qua bởi sự di trú, nên tạo ra một số điểm ngoại lệ và khá đặc biệt. Khả năng di cư ngang qua biển có giới hạn phân biệt hơn đối với những động vật có vú và do đó chúng ta không thể giải nghĩa được những trường hợp của động vật có vú đó sống ở các điểm khác nhau của thế giới.

Không có nhà địa chất nào những trường hợp như nước Anh trước đây đã được hợp nhất với châu âu, và vì vậy cùng sở hữu các đặc điểm đó. Nhưng nếu cùng những loài đó có thể được sản sinh ở các điểm riêng biệt, thì tại sao chúng ta không tìm một loại động vật có vú duy nhất phổ biến ở cả châu âu và châu úc hoặc Nam Mỹ? Điều kiện sống cũng gần như thế, do đó vô số những động vật và những cây châu Ẩu đã nhập quốc tịch trong Mỹ và châu Úc; và vài cây nguyên thủy giống hệt là như thế cũng ở những điểm rất xa nhau trên các bán cầu nam và bắc? Tôi tin rằng, câu trả lời là những động vật có vú đó không có khả năng di trú, trong khi vài loài cây, do nhiều cách phân tán, đã di trú ngang qua khoảng cách rộng lớn. Những ảnh hưởng lớn và ấn tượng của những cản trở đối với việc phân tán của mỗi loại, chỉ dễ hiểu nếu xét trên quan điểm phần lớn những loài đã được sinh ra ở nửa bên này trái đất và không có khả năng để di trú tới nửa khác. Một số họ, chi, hoặc các thế hệ sau, và một nhóm lớn các chi của cùng một loài vẫn sống trong một vùng duy nhất, và các nhà tự nhiên học nhận thấy những thế hệ đầu tiên hoặc những thế hệ các loài có liên quan chặt chẽ đến nhau, nói chung thường cư trú hoặc phải cư trú trong cùng một khu vực. Điều khác thường là, nếu, đến các thế hệ thấp hơn, tới từng cá nhân của cùng một loài đó, một quy tắc đối diện trực tiếp thịnh hành; và các loài không phải cư trú, mà là đã được sản sinh trong hai hoặc nhiều hơn địa điểm khác nhau. Do đó đối với tôi, cũng như nhiều nhà tự nhiên học khác, nhất trí quan điểm rằng mỗi loài chỉ được sinh ra trong một vùng, và sau này đã di trú từ vùng đó khi có khả năng di cư và những điều kiện sổng phù hợp.

Chắc chắn nhiều trường hợp xảy ra mà chúng ta không thể giải thích làm thế nào những loài đó có thể di cư từ vùng này tới vùng khác. Nhưng nếu khí hậu và điều kiện địa lý thay đổi, chắc chắn diễn ra trong bên niên đại địa lý gần đây, nhất định sẽ bị ngắt quãng hoặc chuỗi quan hệ của loài đó sẽ không liên tục. Do đó chúng ta không cần xem xét nhiều xem liệu những ngoại lệ của tính liên tục có nhiều trong tự nhiên hay không, mà chúng ta nên bỏ lòng tin đối với những nhận xét thông thường, rằng mồi loài đã được sản sinh ửa trong cùng một vùng, và đã di cư xa hết mức có thể.

Nhưng sau vài nhận xét sơ bộ, tôi sẽ bàn luận về một lớp nổi bật nhất của những sự việc; đó là, sự tồn tại những loài đó trên những đỉnh núi cao, và ở những nơi xa xôi vùng nam cực và Bắc cực; và hai là (trong chương sau), sự phân bố rộng các sinh vật sống trong vùng nước ngọt và thứ ba là biến đổi của những loài đó trên những hòn đảo và trên đất liền tách ra bởi hàng trăm dặm biển. Nếu sự tồn tại của loài đó ở những địa điếm cô lập và cách xa trên bề mặt trái đất, hay có thể trong nhiều trường hợp được giải thích trên quan điểm là mồi loài đã di trú từ một nơi đơn lẻ; rồi sau đó, do sự thiếu hiểu biết của chúng ta đối với những thay đổi về khí hậu địa lý và các phương tiện chuyên chở, có thể kết luận rằng đây là một quy luật chung.

Để bàn luận về chủ đề này, chúng ta sẽ vài loài phân biệt rõ ràng của một giống, trên lý thuyết của tôi đã được thừa kế từ một tổ tiên chung, có thể đã di trú (trải qua sự biển hoá trong thời điểm nào đó trong thời gian di trú của chung) từ vùng tổ tiên của chúng đã sống. Phải chăng điều này cho thấy những trường hợp gần như không thay đổi, ở một vùng, hầu hết các sinh vật cư trú của nó thì có quan hệ gần gũi với nhau, hoặc thuộc về cùng một thế hệ với những loài ở một vùng thứ hai, có thể đều là con cháu của các sinh vật đã di cư từ nơi khác đến. Chúng ta có thể rõ ràng chịu đựng, dựa trên nguyên lý tiến hoá, tại sao cư dân của một vùng lại liên quan tới cư dân của vùng khác, từ đâu nó đã được cung cấp. Một hòn đảo núi lửa, cho thấy, đã bùng nổ và thành hình ở khoảng cách hàng trăm dặm từ lục địa, có lẽ nhận nó trong quá trình xâm lăng, và những con cháu của nó sau khi đã biến hoá, vẫn còn có liên quan rõ ràng bởi sự thừa kế tới những cư dân của lục địa châu âu. Những trường hợp này khá phổ biến trong tự nhiên nhưng chúng ta không thể giải nghĩa được trên lý thuyết về sự tạo thành độc lập. Quan điểm về quan hệ của những loài trong một vùng với những loài trong vùng khác, không khác nhiều (do được thay thể bởi sự đa dạng của loài).

Với những dạng hữu cơ không bao giờ được lai giống (nếu từng tồn tại), những loài, nhất định đã được thừa kế từ một sự các thế hệ trước là con lai, sẽ không bao giờ đã lẫn với những cá nhân hoặc những thể lai khác, nhưng sẽ có thể loại bỏ lẫn nhau; do đó, ở các giai đoạn sau của thể lai và đã tiến hoá, tất cả các cá thể của từng thể lai sẽ được thừa kế từ một cha mẹ đơn. Nhưng trong đa số các trường hợp, tức là, với thể hữu cơ thường xuyên họp nhất khi sinh ra, hoặc những thể lai, tôi tin rằng trong thời gian rất chậm của quá trình biến dị, những cá thể của các loài sẽ đã được giữ gần như đồng dạng bởi lai giống; như vậy các cá nhân đó sẽ tiếp tục thay đoi đồng thời, và toàn bộ số lượng các thể lai sẽ không giới hạn ở mỗi giai đoạn, từ một cha mẹ đơn. Để minh họa những gì đã nói ở trên, có thể lấy ví dụ: Loài ngựa đua nước Anh của chúng ta khác rất ít so với những con ngựa thuộc các giống khác; nhưng chúng không có sự khác nhau vượt trội đó từ một cặp bổ mẹ đơn ghép đôi nào, và tiếp tục được chăm sóc trong quá trình lựa chọn và huấn luyện nhiều cá nhân trong nhiều thế hệ.

Trước khi bàn luận về ba lớp của các dẫn chứng, tôi đã lựa chọn đế giới thiệu số lượng lớn nhất những khó khăn trong lý thuyết “Những trung tâm đơn lẻ của các tạo vật”, Tôi phải nói thêm một chút về những phương tiện phân tán.

NHỮNG PHƯƠNG CÁCH PHÂN TÁN

Ngài C.Lyell và những tác giả khác có thể đã từng đề cập đến vấn đề này. Tôi chỉ có thể đưa ra ở đây những giới thiệu trừu tượng và ngắn gọn nhất về những lý lẽ quan trọng nhất mà thôi. Sự thay đổi của khí hậu nhất định phải có tầm ảnh hưởng mạnh đối với di trú : Một vùng khi khí hậu của nó thay đổi có thể tạo cơ hội lớn để các loài di trú, nhưng hiện tại điều này là không thể. Tuy nhiên, tôi sẽ nói kỹ hơn về vấn đề này.

Những sự thay đối của các lớp đất phải cũng có ảnh hưởng lớn : một eo đất hẹp có thể phân ra hai hệ động vật biển khác nhau đã bị nhấn chìm, hoặc các thế hệ trước đã bị nhấn chìm, và hai hệ động vật bây giờ sẽ hòa họp hoặc có thể trước đây đã hòa hợp: nơi biển bây giờ mở rộng, đất ở các thời kỳ trước đã nối các hòn đảo với nhau hoặc thậm chí những lục địa cùng nhau, và như vậy đã cho phép các sinh vật trên trái đất đi từ một nơi này đến nơi khác. Không có nhà địa chất nào phản đối việc thay đổi của các tầng đã xuất hiện trong thời kỳ các thể hữu cơ tồn tại. Edward Forbes nhấn mạnh rằng tất cả các hòn đảo ở Đại

Tây Dương sau này mới được nối với châu âu hoặc châu Phi, và châu âu giống như với Mỹ. Các tác giả khác đã theo giả thuyết như vậy mà kết luận ra tính bắc cầu qua từng đại dương, và đã hợp nhất gần như mồi hòn đảo tới một vùng đất liền nào đó. Nếu thực chất những lý lẽ của Forbes là đáng tin cậy, mọi người cần thừa nhận rằng hiếm có một hòn đảo nào tồn tại đơn lẻ mà gần đây không hợp nhất với lục địa nào đó. Quan điểm này đã giải thích những điều rắc rối về sự phân tán của cùng một loài ở các địa điếm cách xa nhau, và loại bỏ nhiều khó khăn.

Đối với tôi, có thừa bằng chứng về dao động lớn trong những lục địa của chúng ta; nhưng không phải là những thay đổi lớn về vị trí và sự mở rộng của các lục địa này, vì chúng đã họp nhất với nhau trong thời kỳ gần đây và với một vài hòn đảo ngoài đại dương. Tôi thừa nhận sự tồn tại trước đây của nhiều hòn đảo, ngày nay đã bị chôn vùi dưới đáy biển, có thể được coi như nơi cư trú cho các loài thực vật và cả các động vật trong quá trình di cư của mình.Và tôi tin rằng trong những đại dương có san hô, những hòn đảo bị chìm như vậy bây giờ đã được đánh dấu bởi những cái vòng san hô hoặc những đảo san hô vòng quanh chúng. Bất cứ khi nào quan điểm nảy được thừa nhận hoàn toàn, tôi tin rằng sẽ có ngày đó, mỗi loài đã xuất phát từ một nơi sinh đơn lẻ, và khi khoảng thời gian chúng ta biết đến những phương tiện phân bố, chúng ta sẽ có thể quan tâm đến sự an toàn của việc mở rộng các lục địa trước đây. Nhưng tôi không tin rằng có thể chứng minh trong những thời kỳ gần đây, vốn khá tách biệt, đã liên tục, hoặc gần như liên tục, họp nhất với nhau, và với nhiều hòn đảo đại dương. Một vài dẫn chứng về sự phân bố, ví dụ như sự khác biệt lớn trong các hệ động vật biển ở hai bờ của mỗi lục địa, quan hệ gần gũi các cư dân thuộc kỷ thứ ba của một vài khu vực và thậm chí là cả biển với cư dân của chúng, quan hệ trong một mức độ nhất định (như chúng ta có thể thấy sau đây) giữa sự phân bố của những động vật có vú và độ sâu của biển, những yếu tố này và các dẫn chứng khác đối với tôi có vẻ như chống lại việc có những thay đổi lớn về mặt địa lý đã diễn ra trong thời kỳ gần đây, cũng như trong các lý thuyết của Forbe và những người ủng hộ ông. Tỷ lệ tự nhiên và tương đối của các sinh vật cư trú trên các hòn đảo đại dương cũng có vẻ như chống đối lại niềm tin về sự liên quan của những hòn đảo này với đất liền trong quá khứ.

Tôi phải nói vài điều về cái gọi là các phương tiện ngẫu nhiên có nghĩa, nói chính xác hơn là các phương tiện phân bố ngẫu nhiên.

Tôi sẽ chỉ giới hạn trong phạm vi các thực vật mà thôi. Trong công việc làm vườn, cây này hoặc cây kia sẽ được cho là không thích ứng tốt với việc phân bố rộng nhưng có thể di chuyển qua biển trong các điều kiện như thế nào thì hoàn toàn không được biết đến. Cho đến khi tôi thử nghiệm với sự giúp đõ của ngài Berkeley, tôi không thể giải thích được tại sao các hạt giống có thể chống lại được tác động của nước biển. Và tôi đã rất ngạc nhiên khi tìm thấy trong 87 loại, 64 loại nảy mầm sau bị nhúng nước trong 28 ngày, và một số hạt ít sống sót được sau khi bị nhúng chìm trong 137 ngày. Đe thuận tiện, tôi đã thí nghiệm với các hạt nhỏ và chỉ sau vài ngày, chúng đã không thể noi lên trên bề mặt biển, do đó không thế biết được chúng ra sao sau khi gặp nước biển, về sau, tôi thử với vài hạt trái cây lớn hơn, hạt điều., và một số hạt đã đó nổi lên một thời gian dài. Ai cũng biết về sự khác nhau giữa cây xanh và cây cho gỗ khi những trận lụt có thể rửa trôi tất cả những hạt giống mới gieo trồng hoặc các nhánh cây, những hạt này có thể sẽ được làm khô trên các bờ sông, sau đó những d òng chảy sẽ cuốn những hạt này chảy ra biển. Do đó tôi đã làm khô những thân và nhánh của 94 cây có quả chỉn, và để chúng trong nước biển. Đa số hạt chìm nhanh chóng, sau đó một vài hạt m àu xanh lục nổi lên trong một khoảng thời gian rất ngắn, trong khi các hạt khô nôi lâu hơn; ví dụ, hạt dẻ chìm ngay lập tức, nhưng khi khô, chúng nổi được 90 ngày và về sau nảy mầm; cây măng tây và những quả dâu tây chín noi được 23 ngày, khi khô chúng nổi được 85 ngày, và những hạt giống về sau này cũng nảy mầm; hạt giống chín của cây Helosciadium chìm trong vài ngày, khi khô chúng nổi được trên 90 ngày, và về sau cũng nảy mầm. Trong số tất cả 94 hạt khô được thử nghiệm, 18 hạt nổi hơn 28 ngày, vả một vài hạt trong số 18 hạt đó nổi trong một khoảng thời gian dài hơn rất nhiều. Như vậy là có 64 / 87 hạt giống nảy mầm sau khi bị nhúng chìm trong hai mươi tám ngày; và 18/ 94 cây với quả chín (nhưng không phải là tất cả các loài trong thí nghiệm được tiến hành trước đó) nối, sau khi phơi khô, hơn 28 ngày, từ những dẫn chứng này chúng ta có thể kết luận rằng hạt giống của 14/100 cây của bất kỳ vùng nào cũng có thể nổi trên mặt biển trong thời gian hai mươi tám ngày, và vẫn còn nguyên khả năng nảy mầm của mình.

Trong Tập bản đồ vật lý của Johnston, tốc độ trung bình của dòng hải lưu ở Đại Tây Dương là ba mươi ba dặm Diem (Vài dòng chảy với tốc độ sáu mươi dặm Diem), với tốc độ trung bình này những hạt giống của 14 / 100 cây từ nước này có thể được thả nổi ngang qua 924 dặm biển tới nước khác; và khi mắc cạn, nếu được cuốn tới những địa đi ê ể m thuận tiện, chúng sẽ nảy mầm.

Sau này, Martens đã từng thừ theo cách tương tự, nhưng theo cách tốt hơn nhiều anh ta đặt những hạt giống trong một cái hộp trong biển thực tế, để chúng có thể bị ướt và phơi bày trong không khí như thật đáng thả trên biển thật vậy. Anh ta thử 98 hạt giống, phần lớn khác với của tôi; nhưng anh ta chọn nhiều quả lớn và các hạt tương tự từ những cây sống gần biển; và điều này đã tạo thuận lợi cho việc nổi và chống lại các tác động tiêu cực của nước biển. Mặt khác trước đó anh ta không làm khô cây hoặc những nhánh có quả; và điều này, như chúng ta đã thấy nhìn thấy, sẽ giúp chúng nổi được lâu hơn. Kết quả là 18/98 của những hạt giống của anh ấy nổi được 42 ngày, và sau đó vẫn nảy mầm được. Nhưng tôi cho rằng những cây đó được nổi trên sóng trong khoảng thời gian ít hơn so với sự thí nghiệm của chúng tôi. Do đó sẽ an toàn hơn để giả thiết rằng khoảng 10/ 100 cây của một hệ thực vật, sau khi đã khô, có thể được thả nổi ngang qua 900 dặm biển rộng, và rồi vẫn nảy mầm. Điều thủ vị là các hạt lớn thường nổi lâu hơn các hạt nhỏ, vì những cây có hạt hay quả lớn khó có thể phân tán bằng các phương tiện khác. Nhưng hạt giống đôi lúc có thể phân tán bằng cách khác. Gỗ làm nhà có mặt trên đa số các hòn đảo, thậm chí cả trên những hòn đảo ngoài những đại dương rộng lớn nhất;và các cư dân trên các hòn đảo san hô ở Thái Bình Dương, sừ dụng các công cụ bằng đá, đơấn độc từ những gốc của những cái cây trôi dạt đến, và đá trở thành một loại công cụ đặc biệt. Tôi tìm thấy trong quá trình thử nghiệm, khi đá thường được đắp quanh gốc cây, sẽ làm lấp hết các khe hở khiến các hạt không thể được rửa sạch trong quá trình vận chuyển mất nhiều thời gian: một phần đất nhỏ được bao quanh bởi một cây sồi trên 50 tuổi,có ba cây hai lá mầm nảy ra: Tôi rất chắc chắn về sự chính xác trong quan sát này. Một lần nữa, tôi có thể cho thấy những xác chim nổi trên về biển thi thoảng mới tránh được sự phân huỷ của nước biển và hạt của nhiều loại hoa, ví dụ, những hạt đậu Hà Lan chỉ sau vài ngày nhúng nước biển đã chết nhưng một vài hạt thức ăn của chim bồ câu, có thể nổi trên nước biển nhân tạo tới 30 ngày, sau đó, rất ngạc nhiên là vẫn có thể nảy mầm. Những chú chim hiếm khi thất bại trong việc thực hiện nhiệm vụ là cơ quan vận chuyển các hạt giống. Tôi có thể đưa ra nhiều dẫn chứng cho thấy nhiều loài thường xuyên có thể vượt đại dương ra sao. Tôi nghĩ chúng ta có thể đặt ra giả thiết rằng trong điều kiện tốc độ bay trung bình của một con chim thường là 35 dặm một giờ; những hạt cứng được vận chuyển không xây

xát chút nào qua hệ tiêu hoá của một chú gà tây.

Trong hai tháng, tôi nhặt được trong vườn của mình 12 loại hạt giống, có trong phân của những con chim nhỏ, và chúng có vẻ khá hoàn hảo, và một vài trong số chúng đã nảy mầm khi tôi thử trồng. Tuy nhiên có một thực tế quan trọng hơn là: Các hạt giống được vận chuyển trong bị dạ dày chim không dạ dày ép nát, cũng như không bị hỏng, vì như tôi đã thử nghiệm, hạt vẫn nảy mầm; sau khi một chú chim phát hiện và tiêu thụ hết một lượng thức ăn lớn, có thể khẳng định rằng tất cả các hạt không được chuyển vào diều chim trong 12 hoặc thậm chí 18 giờ. Một con chim có thể dễ dàng bị cuốn đi tới 500 dặm, riêng diều hâu luôn tìm kiếm nhữnng con mồi mệt mỏi thì số lượng hạt giống được phân tán còn nhiều hơn nhiều. Ông Brent đã cho tôi biết một người bạn của anh ta đã không thả bồ câu bay từ Pháp đến Anh nữa, vì chúng thường bị giết bởi chim diều hâu. Vài loài diều hâu và những con cú thường ăn hết con mồi cúa mình, và sau một khoảng từ mười hai đến hai mươi giờ, thải ra những chất, theo tôi biết từ những sự thí nghiệm về động vật học, có chứa các hạt có khả năng nảy mầm. Vài hạt giống của yến mạch, lúa mỉ. cây kê, bạch yến, cây gai, cỏ ba lá, và cây củ cải đường có thể nảy mầm sau mười hai đến hai mươi mốt giờ trong dạ dày của những con chim mồi khác nhau; và hai trong số các hạt củ cải đường đã phát triển chỉ sau hai ngày và mười bốn giờ

Tôi nhận thấy, nhung loài cá nước ngọt, thường ăn hạt giống của nhiều cây trên cạn và dưới nước: cá lại thường xuyên bị chim ăn thịt, và như vậy hạt giống có thể được chuyên chở từ chỗ này đến chỗ khác. Tôi đã nhồi nhiều loại hạt giống vào trong dạ dày của những con cá chết, và sau đó cho các loài như đại bàng, cò, và bồ nông ăn; những con chim này sau nhiều giờ, hoặc thải các hạt giống này ra từ miệng hoặc chuyên chúng vào trong phân của mình; và một vài trong số các hạt này vẫn còn khả năng nảy mầm. Tuy nhiên, một số hạt nhất định bị phân huỷ trong quá trình này. Mặc dầu mỏ và chân chim nói chung là khá sạch, nhưng tôi có thể thấy rằng đất đôi khi có dính vào chúng, có lần tôi đã loại bỏ hai mươi hai gam đất sét khô bàn chân của một chú gà gô, và trong đất này có cả hạt giống của một số cây. Như vậy hạt giống có thể thỉnh thoảng được chuyên chở qua những khoảng cách lớn; nhiều dẫn chứng có thể cho thấy rằng trong đất luôn có nhiều hạt giống.

Do trong các tảng băng đều có nhiều đất và đá, thậm chí có cả bụi cây, xương, và tổ của các loài chim đất, tôi tin rằng chúng đôi lúc đã chuyên chở những hạt giống từ vùng này sang vùng khác của vùng Nam cực và Bắc cực, như giả thuyết của Lyell; và trong kỷ Băng hà từ những vùng ôn hòa bây giờ này sang các vùng khác. Trong kỷ Azores, do số lượng lớn của các cây phổ biến ở châu âu, khi so sánh với cây của các hòn đảo khác gần đất liền hơn, như ngài H. Watson đã nhận xét, từ đặc tính miền bắc của hệ thực vật khi so sánh với vĩ độ, tôi cho rằng những hòn đảo này phần nào được cung cấp hạt giống trong những tảng băng trôi của kỷ băng hà. Theo yêu cầu của tôi, ngài

Lyell đã viết cho ngài M. Hartung hỏi về việc liệu có phải ông ta đã quan sát những hòn đá cuội bất thường trên những hòn đảo này, và ông ta trả lời rằng ông đã tìm thấy những mẫu đá hoa cương lớn và những mẫu đá khác chưa bao giờ xuất hiện trên các quần đảo. Từ đây chúng ta có thể suy ra rằng những tảng băng trôi trước đây đã dừng lại bên bờ những hòn đảo này, và có thể đã mang đến đây hạt giống của các cây miền bắc. Khi xem xét những phương tiện chuyên chở trên, và vài phương tiện khác, chắc chắn sẽ được khám phá tiếp, có thể hoạt động sau nhiều năm, nhiều thế kỷ và hàng nghìn năm, tôi nghĩ đó sẽ là một dẫn chứng tuyệt diệu nếu nhiều loài thực vật được phân bố rộng rãi. Những phương tiện chuyên chở này đôi khi được gọi là ngẫu nhiên, nhưng cách gọi đó không chính xác : các dòng hải lưu không phải là ngẫu nhiên, cũng như hướng gió của một vài cơn bão hay xảy ra.

Rõ ràng là không phải tất cả các phương tiện chuyên chở mang những hạt giống qua nhũng khoảng cách rất lớn; do những hạt giống không đủ khả năng tồn tại lâu dài khi phải chịu những tác động của nước biển trong một thời gian dài, chủng cũng không thể tồn tại quá lâu trong cơ thể các loài chim. Tuy nhiên, những phương tiện này đủ sức thỉnh thoảng chuyên chở qua nhũng khoảng rộng hàng trăm dặm của biển, từ đảo này đến đảo kia, từ đất liền ra đảo chứ không phải từ lục địa này sang lục địa khác. Nhũng hệ thực vật của những lục địa cách xa không thể được trộn lẫn nhờ các phương tiện này vẫn mang những đặc điểm khác biệt như chúng ta vẫn thấy hiện nay. Những

dòng hải lưu, theo hướng của chúng sẽ không bao giờ mang những hạt giống từ Bắc Mỹ đến Anh, tuy nhiên chúng có thể mang những hạt giống từ tây Ấn Độ Dương đến bờ biển phía tây của Mỹ, ở đó, nếu không bị phân huỷ sau một thời gian dài trôi nổi trên mặt biển thì cũng chết vì điều kiện khí hậu của Mỹ. Gần như mỗi năm, đều có một hoặc hai lần chim bị cuốn đi qua cả Đại Tây Dương, từ Bắc Mỹ đến bờ tây của Ailen và Anh; nhưng các hạt giống chỉ có thể được vận chở những chú chim này theo một cách duy nhất, đó là, trong đất dính vào chân của chúng- điều này không hề là ngẫu nhiên. Thậm chí ngay cả trong trường hợp này, cơ hội để hạt giống rơi vào những vùng đất thuận lợi và phát triển cũng là rất nhỏ. Nhưng đó sẽ là một sai lầm lớn khi cho rằng do các hòn đảo phát triển đầy đủ, ví dụ như Anh, từ lâu đã không tiếp nhận một sinh vật di cư nào được đưa đến từ châu âu và các lục địa khác nên các hòn đảo xa hơn cũng sẽ có hiện tượng như vậy. Tôi tin rằng trong số hai mươi hạt được mang tới các đảo xa xôi bởi các động vật, hiếm khi có nhiều hơn một hạt có thể thích nghi được với nơi ở mới như bình thường. Nhưng đối với tôi điều này có vẻ không hợp lý cho lắm khi phản bác lại ý kiến là các phương tiện phân tán ngẫu nhiên xuất hiện trong một thời gian dài mất đi trong các bằng chứng địa lý, trong khi các đảo dâng lên và thành hình, và trước khi nó có đầy đủ các cư dân của mình trên mặt đất trần trụi, với rất ít hoặc hầu như không có sâu bọ có hại hoặc các loài chim sinh sống, gần như mồi hạt giống, tình cờ di cư đến chắc chắn đều này mầm và sống sót.

SỰ PHÂN TÁN TRONG KỶ BĂNG HÀ

Các đặc điểm nhận dạng của nhiều động thực vật, trên các đỉnh núi cao, được phân ra bởi những vùng đất thấp dài hàng trăm dặm, nơi những loài trên dãy An pơ không có khả năng tồn tại, là một trong những trường hợp nổi bật nhất từng được biết về cùng một loài sống ở những nơi cách xa nhau, mặc dù khả năng chúng di cư từ nơi này đến nơi khác đã bị loại trừ. Có thể thấy ví dụ là những cây hoa tuyết mọc trên dãy Anpơ có mặt ở cả châu âu và châu Mỹ. Những dẫn chứng đó đã đưa Gmelin đến kết luận rằng những cùng loài được tạo ra độc lập tại các địa điểm khác nhau nhưng được đưa đến các vùng khác nhau qua các phương tiện phân tán .

Khắp một vùng rộng lớn của nước Mỹ, có những tảng đá bất thường, những tảng đá ghi lại sự trôi dạt đến của những tảng băng trôi, cho thấy thời kỳ vô cùng lạnh giá trước đây. Những ảnh hưởng trước đây của khí hậu băng giá đối với sự phân bố của các cư dân châu âu, như đã được giải thích rất rõ ràng bởi Edward Forbes. Nhưng chúng ta sẽ đi theo quan điểm về các biến dị với việc giả thiết sẽ đến một kỷ Băng hà mới, sau đó sẽ tan biến như trước đây. Những cư dân của những vùng ôn hòa hơn cùng lúc đi về hướng nam, nhưng chúng bị ngăn lại bởi những rào cản và bị tiêu diệt. Những ngọn núi bị bao phủ bởi băng tuyết, những cư dân trước đây trên dãy An pơ chuyển xuống tới những miền đồng bằng. Trước khi thời tiết lạnh đạt đến mức cao nhất, chúng ta sẽ có một hệ động vật và hệ thực vật Bắc cực tương đồng, có mặt ở khắp châu âu, kê cả những vùng phía nam của dãy An pơ, thậm chí vào cả trong Tây Ban Nha. Những vùng ôn hòa bây giờ của Mỹ cũng vậy, có đầy những động thực vật Bắc cực, và ở châu âu cũng có hiện tượng tương tự; đối với cư dân tồn tại quanh các cực, mà chúng ta ta giả thiết là có xu hướng đi xuống hướng nam, cũng sống trong môi trường tương tự như vậy. Chúng ta có thể nghĩ ràng kỷ Băng hà đến Bắc Mỹ không cùng lúc đến châu âu, do đó hiện tượng di cư đến miền nam cũng sẽ diễn ra không đồng đều; nhưng kết quả cuối cùng vẫn không mấy khác biệt.

Khi trái đất nóng trở lại, những dạng địa chất Bắc cực rút lui về phía bắc, kéo theo sự di chuyển về phía bắc của các sinh vật ôn đới . Trong khi tuyết tan từ những ngọn núi, nhũng dạng địa chất Bắc cực tiếp tục bị rửa trôi và tan ra nhanh hơn khi sức nóng tăng, trong khi những bạn đồng hành của chúng tiếp tục bắc tiến. Từ đây, khi sức nóng đã hoàn toàn trở lại, những loài Bắc cực đó, vốn vừa sống trên vùng đất thấp của Tân thế giới và Cựu lục địa, được để lại lẻ loi trên những đỉnh núi cao ở những vùng cực của cả hai bán cầu.

Như vậy chúng ta có thể hiểu đặc diểm nhận dạng của các thực vật trên những ngọn núi ở Mỹ và châu Au là rât lớn. Và chúng ta cũng có thể cho ràng những cây trên dãy An pơ có liên quan đến các sinh vật đang sống ở Bắc cực và ở cả những vùng phía bắc, trong khi thời tiết vẫn tiếp tục lạnh, sự di cư và tái di cư thường là từ phía bắc xuống phía nam và ngược lại. Vi dụ, thực vật trên dãy An pơ

Xcotlan theo như nhận xét của ngài H. c. Watson, và của Pyrenees có quan hệ đặc biệt hơn với thực vật ở phía bắc bán đảo Scandinavia, của Mỹ với Labrador; thực vật trên các ngọn núi của Siberia tới những điểm cực bắc của nước đó. Quan điểm này cho thấy do những biến đổi đã được thừa nhận của kỷ Băng hà, tôi có thể hài lòng kết luận rằng sự phân bố các sinh vật đã tồn tại của Bắc cực và dãy An pơ ở châu âu và Mỹ, rằng ở những vùng khác chúng ta cũng tìm thấy cùng những loài đó trên những đinh núi cao, chúng ta có thể, chứng minh khí hậu lạnh hơn sẽ khiến các sinh vật phải di cư đến những nơi ấm hơn.

Nếu khí hậu, từ kỷ Băng hà đến nay luôn ấm hơn so với trước đó (như nhận xét của một vài nhà địa chất Mỹ từ sự phân bố các hóa thạch Gnathodon), những sinh vật ôn hòa và Bắc cực sau đó đã di cư trở lại về phía bắc, và đã tới những vùng đất cư trú hiện tại của chúng; nhưng tôi chưa tìm thấy bất cứ bằng chứng đáng tin cậy nào về điều này.

Những dạng địa chất Bắc cực, trong thời gian di cư xuống miền nam và có xu hướng quay trở lại định cư lâu dài ở phía bắc, cũng sẽ sống dưới cùng các điều kiện khí hậu đó, và, chúng sẽ tiếp tục sống cùng trên một cơ thể; do đó các quan hệ của chúng với nhau không hề bị phá vỡ, và theo những nguyên tắc đã nêu ra trong chương này, chúng sẽ không biến dị nhiều. Nhưng với những sinh vật ở dãy An pơ của chúng ta, sau khi bị cô lập một khoảng thời gian trái đất nóng trở lại, trên những vùng đất thấp và trên các ngọn núi cao sẽ dần bị biến đổi khác trước và sống sót, và chúng sẽ bị nhầm lẫn với các sinh vật nguyên thuỷ của dãy An pơ cổ xưa, những loài đã tồn tại trên ngọn núi này trước khi kỷ nguyên Băng giá bắt đầu, và trong thời kỳ lạnh nhất chúng sẽ tạm thời tự điều chỉnh bằng cách di chuyển xuống đồng bằng; chúng sẽ bị tác động bởi những điều kiện khí hậu khác. Mối quan hệ của chúng do đó phần nào cũng sẽ bị ảnh hưởng và phải biến đổi; và chúng ta tìm thấy những trường hợp mà động thực vật của dãy An pơ giống hệt một số loài ở châu âu.

Đe minh họa điều này, tôi tin rằng, trong kỷ Băng hà, có thể giả thiết ràng các sinh vật hiện đang tồn tại đã bắt đầu đồng loạt xuất hiện. Nhưng những nhận xét đã nêu trên về sự phân bố của các dạng sinh vật Bắc cực và cả các sinh vật ở cùng ôn đới và nhiệt đới, và những nhận xét về các sinh vật ở những ngọn núi thấp hơn và ở miền đồng bằng Bắc Mỹ và châu âu; đã cho thấy được sự giống nhau giữa các dạng sinh vật trên thể giới. Hiện tại, những sinh vật ôn đới và hàn đới bậc thấp của Tân thế giới và Cựu lục địa được phân cách nhau bởi Đại Tây Dương và cực bắc của Thái Bình Dương. Trong kỷ Băng hà, khi những cư dân của Tân thế giới và Cựu lục địa di cư nhiều xuống phía nam, chắc chắn chúng vẫn bị phân cách bởi không gian lớn của đại dương. Tôi tin rằng khó khăn trên có thể được khắc phục bằng cách phát hiện ra sơm những thay đổi của khí hậu. Chúng ta có lý do để tin rằng rằng trong kỷ Pliocene mới, trước kỷ Băng hà, khi phần lớn những cư dân của thế giới sống trong điều kiện khí hậu ấm hơn hiện nay. Từ đây chúng ta có thể nghĩ rằng những sinh vật hiện sống trong khí hậu của vĩ độ 60 °, trong kỷ Pliocene chắc chắn đã di chuyển đến vĩ độ 66 °- 67 °; và những sinh vật Bắc cực chính gổc đó sổng trên các vùng đất tan ra từ cực. Bây giờ nếu chúng ta nhìn vào quả địa cầu, chúng ta sẽ thấy rằng dưới Vòng tròn Cực các lục địa gần như là liên tục từ Tây u, xuyên qua Siberia, đến Đông Mỹ. Và tính liên tục này của các lục địa, và đã khiến các vùng khí hậu có sự giao lưu thuận tiện hơn.

Việc tin rằng, từ những lý do được nhắc đến trước đây, các lục địa của chúng ta, tuy nhiên có dài (lâu) còn lại gần như cùng vị trí tương đối khi những sinh vật di cư mới đến, một phần do những biếấn động về mực nước và đất, tôi nghiêng về quan điểm ở trên, có thể thấy rằng thời kỳ trái đất ấm lên và ổn định hơn, như thời kỳ kỷ Pliocene, một số lớấn động thực vật đó sống ở xung các khu vực đất liền gần như liên tục trong cả vùng Tân thế giới và Cựu lục địa, bắt đầu dần di cư về hướng nam nơi có khí hậu ấm hơn, rất lâu trước khi bắt đầu kỷ Băng hà. Chúng ta cỏ thể thấy, những con cháu của chúng, phần lớn sổng trong các điều kiện đã biến đổi, ở Trung Âu và Mỹ. Trên quan điểm này chúng ta có thể hiểu mối quan hệ, với rất ít sự nhận biết, giữa những sinh vật của Bắc Mỹ và châu âu, mối quan hệ rất đáng chú ý, về khoảng cách của hai vùng, và sự phân cách bởi Đại Tây Dương của chúng. Chúng ta có thể hiểu những dẫn chứng và nhận xét của một số nhà quan sát, rằng những sinh vật đó của châu âu và Mỹ trong thời gian về sau thuộc kỷ thứ ba có quan hệ chặt chẽ với nhau hơn chúng so với hiện tại; trong thời kỳ trái đất ấm trở lại và phân ra thành Tân thế giới và Cựu lục địa, các vùng lục địa gần như là liên tục.

Trong thời kỳ sức nóng giảm dần xuống của kỷ Pliocene, một số loài phổ biến ở Tân thế giới và Cựu lục địa, di trú xuống phía nam của Vòng tròn Cực, quan hệ giữa chủng chắc chắn đã bị cắt đứt hoàn toàn. Và khi những động thực vật di trú về hướng nam, chúng sẽ dần bị pha trộn với các cư dân của Mỹ, đã phải cạnh tranh với chúng và với cả những loài của cựu lục địa. Do các điều kiện biến dị đều rất thuận lợi, nên đã xảy ra nhiều biển dị. Khi so sánh những sinh vật hiện tại của những vùng ôn đới ở Tân thế giới và Cựu lục địa, chúng ta sẽ tìm thấy rất ít những loài đồng nhất, nhưng chúng ta tìm thấy nhiều dạng phân loại, vài nhà tự nhiên học dựa vào những bằng chứng địa lý, và những người khác thì lại phân biệt dựa trên cơ thể của những sinh vật có quan hệ gần gũi với nhau hoặc những dạng sinh vật tiêu biểu có những đặc điểm nhận dạng rõ ràng.

Giống như trên đất liền, trong biển cũng có hiện tượng di cư chậm chạp xuống miền nam của một hệ động vật biển, trong kỷ Pliocene hoặc thậm chí sớm hơn, xuống các bờ biển, theo lý thuyết về sự biến dị, nên nhiều dạng có quan hệ gần gũi hiện nay đã từng sống trong những vùng hoàn toàn tách biệt. Như vậy, tôi nghĩ, chúng ta có thể hiểu được sự có mặt của nhiều dạng tiêu biểu thuộc kỷ thứ ba và tồn tại trên trên các bờ biển phía Tây và phía Đông của Bắc Mỹ ôn hòa; trường hợp tiêu biểu là các loài sò biển (như được mô tả trong công trình đáng nể của Dana), của các loài cá và những động vật biển khác, trong Địa Trung Hải và những vùng biển của Nhật Bản, những vùng bây giờ đã được phân cách ra bởi một lục địa.

Những trường hợp về các mối quan hệ này của những cư dân của đại dưcmg bây giờ đã tách ra, và của những cư dân quá khứ và hiện tại của những vùng đất ôn hòa Bắc Mỹ và châu âu, là không thể giải thích được dựa trên lý thuyết của sự tạo thành. Chúng ta không thể nói rằng chúng đã được tạo ra giống nhau, trong các điều kiện vật lý tưcmg tự như nhau; ví dụ, những nước Nam Mỹ với những nước miền Nam châu âu, chúng ta có thể thấy rằng tuy các điều kiện sống ở đây tưcmg đối giống nhau nhung các cư dân của chúng thì hoàn toàn khác nhau.

Nhưng khi quay lại bàn về kỷ Băng hà, tôi hoàn toàn bị thuyết phục bởi quan điểm của Forbes về sự phát triển. Ở châu âu chúng ta có những bằng chứng rõ ràng nhất về thời kỳ băng hà, từ những bờ biển nước Anh đến vùng Oural, và từ phía nam đến Pyrenees. Chúng ta có thể suy ra rằng, từ những động vật có vú bị đóng băng và các cây cỏ núi trong tự nhiên của Siberia chịu những ảnh hưởng tưcmg tự nhau. Dọc theo Himalaya, ở những khu vực rộng tới 900 dặm, những dòng sông băng đã để lại dấu ấn về sự xuất hiện của mình; và trong Sikkim, có thể thấy cây ngô bám chắc vào những tảng băng khổng lồ có từ xa xưa. Phía Nam đường xích đạo, chúng ta có những bằng chứng chính xác những biến đổi về khí hậu lạnh giá ở Niu Dilân; và đối với các thực vật cũng vậy, do được phân bố rộng rãi trên những ngọn núi trong hòn đảo này cũng có hiện tượng tương tự. Nếu có một tài liệu đáng tin cậy công bố về hiện tượng này, thì chúng ta sẽ có bằng chứng xác thực về những vậấn động của băng tuyết ở vùng đông nam châu úc.

Ở Bắc Mỹ sau khi quan sát những tảng băng ở phía đông và phía nam, ở vĩ độ 36 °- 37 °, và ở những bờ biển Thái Bình Dương vốn có khí hậu rất khác nhau, và ở xa phía nam ở vĩ độ 46 °có những núi đã không bình thường. Ở Cordillera vùng Nam Mỹ Xích đạo, những sông từng rộng hơn nhiều so với hiện tại. Ở Chile, tôi rất ngạc nhiên về ở cấu trúc những khu đất rộng lớn, khoảng 800 feet. về độ cao, dọc theo thung lũng Andes tôi bây giờ cảm thấy bị thuyết phục trước tảng băng khổng lồ, dấu vết còn lại của cả một dòng sông băng. Tiến lên phía nam về cả hai phía của châu âu, từ vĩ độ 41 ° tới cực nam, chúng ta có những bằng chứng rõ ràng nhất về sự vậấn động của những tảng băng được đưa đến đây từ những vùng đất xa xôi.

Chúng ta không biết rằng chính xác kỷ Băng hà giai đoạn nào nếu chỉ thông qua các bản ghi địa lý. Nhưng chúng ta có đầy đủ các bằng chứng cho thấy kỷ nguyên đó nằm trong thời kỳ địa lý gần đây nhất. Chúng ta cũng có những bằng chứng tuyệt vời cho thấy thời kỳ này kéo dài trong một thời gian khổng lồ. Không có bằng chứng rõ ràng nào mang nghĩa ngược lại, chúng ta ít nhất có thể chấp nhận băng giá đồng thời diễn ra ở phía tây và phía đông Bắc Mỳ, ở Cordillera dưới đường xích đạo và dưới ở các khu vực ấm áp hơn, và ở cả vùng cực nam châu Ẩu. Nếu điều này được thừa nhận, thì thật khó tránh khỏi việc tin rằng nhiệt độ của toàn bộ thế giới ở thời kỳ này phần nào đã dịu mát hơn. Nhưng theo tôi sự dịu mát này là do xuống các kinh độ thấp hơn.

Trên quan điểm này về thế giới, hoặc ít nhất là về một số lục địa, khí hậu dần lạnh lên sẽ dẫn đến sự phân bổ lại sinh vật từ cực này đến cực kia của trái đất. Ở Mỹ, có thể thấy rằng trong số bốn mươi và năm mươi những cây có hoa của vùng Tieưa del Fuego, không có một bộ phận hệ thực vật khác biệt hoàn toàn so với châu âu. Trên những đỉnh núi cao của Mỹ có những loài đặc biệt thuộc về chủng châu âu đã xuất hiện. Trên những núi cao nhất của Brazil, ít chủng châu âu được tìm thấy gần Gardner, chúng không tồn tại ở những vùng nóng hơn. Cũng như vậy trên đỉnh Silla của dãy Caraccas Humboldt lừng danh đã từ lâu tìm thấy những loài măng những đặc trưng của chủng Cordillera. Trên những dãy núi của dãy Abyssinia, vài dạng sinh vật châu âu và một số đại diện nào đó của hệ thực’ vật đặc biệt của mũi Cape xuất hiện. Ở mũi Hy vọng, có một vài dạng sinh vật châu âu, vốn chưa được con người biết đến, và trên những ngọn núi, ít dạng sinh vật châu âu tiêu biểu nào được tìm thấy, và cả những loài chưa được khám phá ở hai vùng nhiệt đới biệt lập của châu Phi. Trên đỉnh Himalaya, và trên những ngọn núi cô lập của bán đảo Ấn Độ, trên những dãy núi cao ở Ceylon, và trên những dãy núi lửa của Java, nhiều thực vật của châu Ảu cũng xuất hiện, nhưng chưa được phát hiện ra ở những vùng đất thấp. Một danh sách của chủng tập họp trên những đỉnh cao ngất của Java càng làm nổi bật bức tranh về tập họp các loài trên các ngọn đồi châu âu. Còn có dẫn chứng cho thấy những cây bám chắc vào những đỉnh cao của những núi của Borneo là những đại diện tiêu biếu của châu úc, có mặt trên khắp bán đảo của Malacca, rồi xuất hiện thưa thớt rải rác ở Ấn Độ và Nhật Bản.

Trên những ngọn núi miền nam châu úc, giáo sư F. Myller đã khám phá vài loài đại diện cho châu âu; những loài khác chưa được con người biết đến, xuất hiện trên những vùng đất thấp; và có một danh sách dài của các chủng châu âu ở châu úc. Từ đây chúng ta có thể thấy rằng trên thế giới, những cây bám chắc vào những núi cao ngất hơn, và ở những vùng đất thấp ôn đới của những bán cầu nam và bắc, tuy chúng có những đặc điểm khác nhau nhưng đều có quan hệ mật thiết với nhau.

Có thể gọi ngắn gọn các sự việc trên bằng một khái niệm chung, đó là sự phân bố địa lý. Tôi xin trích dẫn một nhận xét của một người đáng kính, giáo sư. Dana, rằng chắc chắn rất kỳ diệu khi các sinh vật ở Niu Dilân gần giống với các sinh vật ở Anh và các lục địa khác. Ngài J. Richardson cũng nói về sự tái xuất hiện trở lại của một số loài cá phía Bắc ở Niu Zealand, Tasmania… Tôi cũng được biết rằng có hai mươi nhăm loài của dãy Algae di cư tới Niu Zealand và châu âu nhung không tạo ra các sinh vật biển nhiệt đới trung gian.

Nếu quan sát có thể thấy rằng có những dạng sinh vật cực bắc ở bán cầu nam, trên những dãy núi ở giữa hai vùng nhiệt đới, thì đó không phải là các loài đến từ Bắc cực mà là đến từ các vùng ôn đới. Như ông H. c. Watson mới đây đã nhận xét: “Khi lùi dần về phía xích đạo từ hai cực, những hệ thực vật trên dãy An pơ hoặc các dãy núi khác trở nên ít hơn và ít mang đặc tính Bắc cực hơn”. Nhiều dạng sinh vật sống ở vùng núi các vùng nhiệt đới của trái đất và ở bán cầu miền nam, được xếp hạng theo sự phân biệt rõ ràng các đặc tính do vài nhà tự nhiên học tiến hành, trong đó có cả các biến dị và một số loài có quan hệ mật thiết với nhau cũng được xếp thành các loài riêng rẽ.

Bây giờ chúng ta sẽ xem xét kỹ những dẫn chứng đã được đề cập ở trên, rằng theo các bằng chứng địa lý toàn bộ thế giới, hoặc một bộ phận của nó, trong kỷ Băng hà đồng thời lạnh nhiều hơn so với hiện nay. Kỷ Băng hà chắc chan đã kéo dài rất lâu; và khi chúng ta biết được sự rộng lớn của giai đoạn này, chúng ta sẽ biết được mức độ phân tán và di cư của các động thực vật giai đoạn này lớn đến mức nào. Khi khí hậu dần trở nên lạnh hơn, tất cả những cây nhiệt đới và những sinh vật khác sẽ rút lui về phía đường xích đạo, mang theo các sinh vật ôn đới. Những cây nhiệt đới có lẽ đã tuyệt chủng khá nhiều; không ai có thể nói nhiều ra sao;có lẽ trước đây ở mũi Hy vọng, và một phần của châu úc ôn đới đã có rất nhiều loài sinh vật sinh sống. Do chúng ta đều biết nhiều động thực vật nhiệt đới có thể chống cự khá tốt với khí hậu lạnh, nhiều loài có thể đã tránh khỏi sự diệt vong trong khí hậu ôn đới, đặc biệt hơn là việc tránh bị rơi vào trong những nơi ấm nhất. Nhưng điều cần nhớ là tất cả các sinh vật nhiệt đới sẽ chỉ chịu đựng tới một phạm vi nhất định. Mặc khác, những sinh vật ôn đới, sau khi di cư đến gần đường xích đạo, chúng sẽ sống trong các điều kiện mới, và ít đau đớn hơn. Và nhất định là nhiều hạt giống ôn đới, nếu được bảo vệ khỏi những sự tấn công của các đối thủ khác, có thể chống cự tốt với khí hậu ấm. Tôi cho rằng điều này là có thể xảy ra, khi nghĩ đến những sinh vật nhiệt đới đã bị tổn thương do các thay đổi và không thể chống cự lại các đối thủ cạnh tranh ôn đới mạnh mẽ và trội hơn, những loài có thể có thâm nhập vào rất nhiều quốc gia, thậm chí cả vượt qua đường xích đạo. Những loài mới đến, được hưởng các điều kiện như đất cao, khí hậu khô; và tôi được biết độ ẩm ở các vùng chí tuyến sẽ phá huỷ những cây cổ thụ đến từ vùng khí hậu ôn hòa. Mặt khác, những khu ẩm ướt nhất và nóng nhất đã cung cấp một chỗ trú ẩn tuyệt vời cho các cư dân nhiệt đới bản xứ. Các vùng phía bắc trong phạm vi phía tây Himalaya, và dãy Cordillera, có vẻ đã cung cấp nơi ở cho các loài mới đến này: và một dẫn chứng nổi bật là tất cả các thứ cây có hoa, khoảng bốn mươi sáu cây, phổ biến ở Tierra del Fuego và châu âu vẫn còn tồn tại ở Bắc Mỹ. Tôi tin rằng rằng khí hậu biển dưới đường xích đạo cũng giống như trên đỉnh núi cao khoảng sáu hoặc bảy nghìn feet. Trong thời kỳ lạnh nhất này, những vùng đất thấp nhiệt đới rộng lớn được bao phủ bởi cả cây cỏ ôn đới và nhiệt đới, càng làm tăng thêm sự sum suê kỳ lạ của dãy Himalaya.

Do đó, tôi tin rằng, một số cây, động vật trên đất, các sinh vật đã di trú trong thời gian kỷ Băng hà từ vùng ôn đới ranh giới giữa cực nam và cực bắc của vùng nhiệt đới, và vài loài thậm chí còn vượt qua cả đường xích đạo. Khi trái đất ấm trở lại, những dạng ôn đới này tự nhiên di cư đến những vùng núi cao hơn, do chúng bị tiêu diệt ở những vùng đất thấp; những loài đã không di cư được đến đường xích đạo, lại quay trở về phía bắc hoặc về hướng nam, quê hương cũ của chúng; nhưng những loài, chủ yếu là từ phía bắc, vượt qua đường xích đạo, vẫn tiếp tục di cư đến những vĩ độ ôn hòa hơn của bán cầu đối diện. Mặc dầu chúng ta có lý do để tin rằng những bằng chứng địa lý thấy toàn bộ các cá thể của vùng Bắc cực đều đã trải qua gần như mọi biến dị trong thời gian di trú đến miền nam và quay trở lại miền bắc, trường hợp này khác với những loài di cư ở vùng núi ở giữa hai vùng nhiệt đới, và ở bán cầu miền nam. Và các kẻ lạ mặt phải đấu tranh với nhiều dạng sống mới; chúng tự lựa chọn những sự biến dị trong cấu trúc của mình, những thói quen, và những đặc tính có lợi cho chủng. Do đó, tuy những loài di cư này vẫn có những điểm giống với các loài này ở Bắc cực hoặc ở bán cầu nam, nhưng khi tồn tại trong những vùng đất mới của mình, các biến dị trở nên rõ nét hơn và trở thành đặc điểm phân biệt

Và như vậy, khi những dạng này được trộn lẫn với nhau trong kỷ Băng hà, những dạng sinh vật miền bắc sê tiêu diệt những dạng miền nam yếu hơn. Cũng theo cách đó chúng ta thấy rằng hiện nay, có nhiều sinh vật châu âu sổng ở La Plata, và với một số lượng ít hơn ở châu úc, trong một phạm vi nhất định đã tiêu diệt hết các sinh vật bản xứ natives; trong khi đó rất ít dạng sinh vật miền nam, đã trở thành các cư dân của châu âu, sau khi di chuyển đến đây trong hai hoặc ba thế kỷ trước từ La Plata, và trong ba mươi hoặc bốn mươi năm trước từ châu úc. Những loài này cũng đã xuất hiện trên những vùng núi giữa hai vùng nhiệt đới. Không nghi ngờ gì rằng trước kỷ Băng hà với những dạng sinh vật trên dãy An pơ; đã phát triển trội hơn và phát triển sang các vùng rộng lớn hơn và định cư ở phía bắc. Ở nhiều hòn đảo, số lượng các sinh vật địa phương gần như được cân bằng hoặc thậm chí đông hơn so với các sinh vật mới di cư đến; và nếu các sinh vật bản xứ không thật sự bị tiêu diệt, số lượng của chúng cũng giảm bớt đáng kể, và đây là giai đoạn đầu tiên của sự tuyệt chủng. Một ngọn núi là một hòn đảo trên mặt đất; và những ngọn núi ở giữa hai vùng nhiệt đới trước kỷ Băng hà chắc chắn là hoàn toàn tách biệt; tôi tin rằng các sinh vật của các hòn đảo trên đất liền này đã sinh ra các loài ở những vùng rộng lớn hơn về phía bắc, theo đúng cách những sinh vật của các đảo phải nhượng bộ các sinh vật đến từ đất liền, phù hợp với sự phân bố của loài người. Sau đây tôi sẽ nói về những điều cần lưu tâm, đó là những biến cố của những loài đồng nhất ở những nơi xa xôi như Kerguelen, Niu Dilân, và Fuegia, tôi tin rằng khi kỷ Băng hà kết thúc, những núi băng trôi, như ý kiến của Lyell, phần lớn được quan tâm đến sự phân tán của chúng. Nhưng sự tồn tại của vài loài khá khác biệt so với các loài khác, thuộc về những chủng riêng ở phía nam, ở những nơi xa xôi khác ở bán cầu nam. Theo lý thuyết của tôi về sự di truyền các biến dị, có một khó khăn cần lưu tâm. Do một ít trong số những loài này rất khác biệt, chúng ta không thể giả thiết rằng chúng bắc đầu di cư và cso những biến dị cần thiết từ kỷ Băng hà. Đối với tôi, các dẫn chứng trên cho thấy sự phân biệt rõ ràng và đặc biệt giữa những loài di cư; và tôi buộc phải quan tâm đến vùng phía nam, giống như ở bán cầu bắc, trước khi kỷ Băng hà bắt đầu, trên đất liền của cực nam hạ cánh bao trùm toàn nước, có một hệ thực vật bậc cao và hoàn toàn cô lập. Tôi nghi ngờ rằng trước khi hệ thực vật này bi tiêu diệt bởi kỷ nguyên Băng giá, một số đã được phân tán rộng rãi tới nhiều vùng của bán cầu nam do các phương tiện vận chuyển ngẫu nhiên và những dạng trung gian ở những hòn đảo đã bị chìm hoặc vẫn đang, và có lẽ bởi những núi băng trôi trong kỷ Băng hà. Do những phương tiện này, tôi tin rằng, những bờ biển miền nam của Mỹ, úc, và Niu Dilân đã có rất nhiều loài thực vật đa dạng.

Ngài c. Lyell cũng cùng quan điểm với tôi khi nói về tác động của những thay đổi lớn về khí hậu đối với phân bố địa lý. Tôi tin rằng thế giới mới trải qua một quá trình biến đổi lớn; điều này cùng với những tiến hoá trong chọn lọc tự nhiên có thể giải thích được sự phân tán của một số loài hiện hữu và các loài có quan hệ gần gũi với nhau. Những sinh vật sống dưới nước có thể trong một thời gian ngắn trôi từ phía bắc đến phía nam, đi qua đường xích đạo. Tuy nhiên, thuỷ triều để lại những vật mà nó cuốn theo trên các bờ biển, do đó các sinh vật sống dưới nước được đưa lên các đỉnh núi, dần từ vùng nhiệt đới kéo dài đến đường xích đao. Nhiều loài đã trải qua những thời kỳ khó khăn và sống sót được lâu dài trên mặt đất, đóng góp vào các bản ghi địa lý rằng chúng ta quan tâm ở những vùng đất thấp xung quanh.

Tình trạng phân bổ hiện tại không thể là do sự khác nhau về điều kiện vật lý- Tầm quan trọng của các giới hạn- Sự giống nhau của các sinh vật ở cùng một lục địa- Các trung tâm của sự tạo thành- Các phương tiện phân tán, bằng cách thay đổi khí hậu và điều kiện đất, và các biện pháp được áp dụng tùy theo thời điểm khác-Sự phân bố theo địa lý trên thế giới trong thời kỳ Băng hà Khi xem xét sự phân bố của các sinh vật có tổ chức trên bề mặt trái đất, chúng ta sẽ thấy ngay một thực tế rằng, sự tương đồng hoặc không tương đồng giữa các cư dân trên các vùng khác nhau không thể do điều kiện tự nhiên và nhiệt độ giữa các vùng đó. Hầu hết tất cả các tác giả đã nghiên cứu về vấn đề này cũng đều đi đến kết luận như vậy. Chỉ riêng trường hợp của Mỹ cũng đã đủ để chứng minh cho thực tế này: Nếu không tính đến vùng phía bắc- nơi quá trình băng hóa đất đai diễn ra liên tục-thì tất cả các tác giả đều thống nhất rằng một trong nhữnng sự phân bố cơ bản nhất về địa lý là giữa vùng Cựu lục địa và Tân thế giới. Nhưng nếu đi hết các vùng lục địa của Mỹ, từ miền Trung nước Mỹ đến điểm cực nam, chúng ta sẽ gặp các điều kiện sống hầu như rất khác nhau; từ các vùng ẩm ướt nhất, đến những sa mạc khô cằn, những dãy núi cao sừng sững, những thảo nguyên cỏ xanh, những rừng già, đầm lầy, hồ và các sông lớn…, mỗi nơi có một kiểu khí hậu khác nhau. Khó có một kiểu khí hậu hay điều kiện sống nào không tồn tại song song giữa vùng Cựu lục địa và vùng Tân thế giới- ít nhất là các loài có thể di chuyển từ hai vùng không có những khác nhau cơ bản về điều kiện sống, rất khó tìm thấy những loài có điều kiện sống hoàn toàn khác biệt, ràng các điều kiện đó chỉ khác nhau chút ít. Ví dụ, vùng Tân thế giới nóng hơn so với Cựu lục địa, nhưng ở đó không có các loài động thực vật khác hoàn toàn. Tuy vậy, các sản phẩm sống giữa hai vùng này thì khác nhau khá nhiều.

Ở bán cầu nam, nếu chúng ta so sánh các miền đất rộng lớn ở Ôxtrâylia, Nam Phi và miền tây Nam Mỹ, giữa vĩ độ 25° và 35°, chúng ta sẽ thấy có những YÙng rất giống nhau về điều kiện sống, nhưng điều này không có nghĩa là không thế chỉ ra ba loài động thực vật tương đối khác nhau. Hay chúng ta so sánh các sản phẩm của Nam Mỹ ở phía Nam của vĩ độ 35° nam với ở vĩ độ 25° bắc, nơi có điều kiện khí hậu tương đối khác nhau, sẽ nhận thấy chúng có mối liên quan mật thiết với nhau, hơn là so với các sản phẩm ở Ôxtrâylia hày châu Phi có cùng khí hậu. Các kết luận tương tự cũng có thể rút ra khi nghiên cứu sinh vật ở các vùng biển khác nhau.

Một thực tế quan trọng khác chúng ta cần lưu ý là giới hạn của bất kỳ loài nào, nói cách khác là những cản trở đổi với việc di cư tự do, có liên quan chặt chẽ và quan trọng tới sự khác nhau giữa các sản phẩm của các vùng khác nhau. Điều này có thể thấy rõ qua những khác biệt to lớn của hầu hết các sinh vật sống trên cạn ở vùng Tân thế giới và Cựu lục địa, trừ vùng phía bắc, nơi đất đai gần như nối liền, và ở đó sự khác nhau về khí hậu là rất ít nên các dạng sinh vật ôn đới ở miền bắc có thể di cư tự do, giống như các sinh vật biển ngày nay. Sự khác biệt này có thể thấy giữa các cư dân ở Ôxtrâylia, châu Phi và Nam Mỹ có cùng vĩ độ, ở các nước này các loài hàu như là sống tách biệt với nhau. Ở các lục địa cũng có hiện tượng tương tự; do sự khác nhau giữa những dãy núi cao ngất nối tiếp nhau với các sa mạc mênh mông, đôi lúc là với những dòng sông lớn, chúng ta sẽ tìm thấy sự khác nhau giữa các sinh vật; mặc dù những dãy núi, những con sông,… là không thể vượt qua, hoặc có vẻ như sẽ tồn tại rất lâu, những khác biệt đó ở mức độ thấp nếu xét về những đặc điểm của từng lục địa riêng biệt.

Đối với môi trường biển, chúng ta cũng thấy có hiện tượng tương tự. Không có hai loài động vật biển nào có sự khác biệt rõ ràng hơn khi so sánh giữa bờ biển phía đông và phía tây của vùng phía Nam và Trung Mỹ; tuy nhiên những động vật này chỉ bị ngăn cách bởi eo biển nhỏ nhưng không thể vượt qua Panama. Hướng tây của các bờ biển ở châu Mỹ, một không gian rộng cho biến lấn vào và không có một hòn đảo nhỏ như một nơi không chào đón sự di cư; và ngay khi vượt qua chướng ngại vật này, sẽ gặp bờ đông của Thái Bình Dương, với những động thực vật hoàn toàn khác. Như vậy là có ba loài động vật biển trải dài từ phía bắc sang phía nam, theo đường song song không cách xa nhau mấy, dưới điều kiện khỉ hậu tương tự nhau; nhưng bị ngăn cách với nhau bởi những rào cản không thể vượt qua như đất liền hoặc cửa biển nên chúng hoàn toàn khác biệt nhau. Mặt khác, nếu tiếp tục đi tiếp về hướng tây từ những hòn đảo phía đông ở những khu vực nhiệt đới của Thái Bình Dương, thấy vô số các hòn đảo hạn chế di cư, cho mãi tới sau khi sang nửa bán cầu bên kia đến các bờ biển của châu Phi; và trong suốt quãng đường dài đó, cũng không có bất cứ động vật biển nào được định nghĩa rõ ràng hoặc hoàn toàn khác biệt. Mặc dù hiếm khi một con cua, con sò, hay cá có điểm chung với các động vật đã nói ở trên của vùng Đông và Tây Mỹ, vùng phía đông các đảo ở Thái Bình Dương, nhưng có nhiều loài cá từ Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương; và nhiều loài sò cũng rất phổ biến ở các đảo phía đông của Thái Bình Dương và bờ phía đông của châu Phi, dù chúng ở cùng một kinh độ nhưng có vĩ tuyến trái ngược nhau.

Một thực tế thứ ba, phần nào đã nam trong những điều đã đề cập ở trên là sự đồng dạng của những sản phẩm của cùng lục địa đó hoặc biển, mặc dù các loài được phân biệt rõ ràng ở một số điểm và mức độ khác nhau. Đó là quy luật tổng quát, và mỗi lục địa lại có vô số các ví dụ minh hoạ cho quy luật ấy. Tuy vậy, ví dụ nhà tự nhiên học đi từ phía bắc đến phía nam không bao giờ bị ẩn tượng bởi cách rằng nhóm được phân biệt với nhau, rằng là bởi mối liên hệ, khả năng thay thé lẫn nhau. Anh ta nghe tiếng những loài chim cùng giống, và nhận thấy chúng gần như nhau, cách xây tổ của chủng cũng tương tự nhau, nhưng không hoàn toàn giống nhau, các quả trứng cũng như vậy. Ở đồng bằng gần eo biển Magellan có loài đà điếu châu phi Mỹ, và về phía bắc là đồng bằng của La Plata có những loài khác nhưng cũng thuộc giống đó; chúng có những đặc điểm khác với đà điểu châu Phi cũng sống cùng ở vĩ độ đó.

Trên cùng các đồng bằng của La Plata, có thể thấy các con agouti và bizcacha, những động vật có thói quen giống thỏ rừng và thỏ nuôi, có cùng đẳng cấp nhưng chủng mang những đặc điểm về cấu trúc giống châu Mỹ.

Chúng ta lên những đỉnh cao ngất ở Cordillera và sẽ thấy những loài bizcacha; xuống biển chúng ta chỉ có thể tìm thấy hải ly hoặc hươu xạ nhưng có cấu tạo cơ thể kiểu châu Mỹ. Nếu để ý tới những hòn đảo của châu Mỹ, chủng có thể khác về cấu trúc thuộc địa lý, về các sinh vật cư trú nhưng chủng là những loài mang đặc trưng của Mỹ là loài sinh vật kiểu Mỹ phổ biến cả ở trên cạn và dưới mặt nước.

Chúng ta có thể thấy đặc điểm này dạng hữu cơ nằm sâu dưới lòng đất, vượt qua cả không gian và thời gian, trong cùng những vùng đó đất và nước, độc lập với các điều kiện bên ngoài.

Mối ràng buộc này, theo lý thuyết của tôi, đơn giản là sự thừa kế, đã tự có, như chủng ta đã biết, sản sinh những tế bào tương đối giống, hoặc, giống trường hợp những biến dị có đặc điểm gần như giống nhau. Sự khác nhau giữa các loài cư trú ở những vùng khác nhau có thể được cho là biến đổi thông qua chọn lọc tự nhiên, và phụ thuộc ở mức tương đối những ảnh hưởng trực tiếp của các điều kiện vật lý khác nhau.

Mức độ khác nhau sẽ phụ thuộc vào sự di trú của những dạng trội hơn từ vùng này đến vùng khác với mức độ ít hoặc nhiều hơn, trong một số giai đoạn; trong các hành động và phản ứng của chúng, bên trong cuộc đấu tranh cho cuộc sống; quan hệ giữa các dạng hữu cơ, như tôi đã từng nhận xét là quan trọng nhất trong tất cả các quan hệ. Do đó tầm quan trọng cao của những rào cản được thể hiện thông qua việc kiểm tra hoạt động di cư khi quá trình biến đổi diễn ra chậm chạp, thông qua chọn lọc tự nhiên.

Trong vô số loài, việc có nhiều những cá nhân, đã từng chiến thắng nhiều đối thủ bên trong họ hàng của chính mình sẽ có cơ hội tốt nhất để thống lĩnh những nơi ở mới, khi chúng đến một đất nước mới. Ở nơi ở mới của mình, chúng sẽ được sống trong các điều kiện mới, và sẽ thường xuyên biến đổi hơn nữa; do đó chúng sẽ tiếp tục chiến thắng, và sẽ sản sinh những nhóm con cháu đã tiến hoá. Trên nguyên lý này về sự thừa kế có tiến hoá, chúng ta có thể hiểu làm sao nó lại là một thế hệ, các thế hệ và thậm chí là cả một họ đang sống trong cùng một vùng lại có thể phổ biến và nổi tiếng đến thế.

Tôi tin rang, như đã nhận xét trong chương trước, không có quy luật nào về những tiến hoá cần thiết vì tính biến thiên của mỗi loài là một thuộc tính độc lập, được phát huy thông qua chọn lọc tự nhiên, cho đến lúc nó kiếm hệ, khả năng thay thế lẫn nhau. Anh ta nghe tiếng những loài chim cùng giống, và nhận thấy chúng gần như nhau, cách xây tổ của chủng cũng tương tự nhau, nhưng không hoàn toàn giống nhau, các quả trứng cũng như vậy. Ở đồng bằng gần eo biển Magellan có loài đà điểu châu phi Mỹ, và về phía bắc là đồng bằng của La Plata có những loài khác nhưng cũng thuộc giống đó; chúng có những đặc điếm khác với đà điểu châu Phi cũng sống cùng ở vĩ độ đó.

Trên cùng các đồng bằng của La Plata, có thể thấy các con agouti và bizcacha, những động vật có thói quen giống thỏ rừng và thỏ nuôi, có cùng đẳng cấp nhưng chúng mang những đặc điểm về cấu trúc giống châu Mỹ.

Chúng ta lên những đỉnh cao ngất ở Cordillera và sẽ thấy những loài bizcacha; xuống biển chúng ta chỉ có thể tìm thấy hải ly hoặc hươu xạ nhưng có cấu tạo cơ thể kiểu châu Mỹ. Nếu để ý tới những hòn đảo của châu Mỹ, chúng có thể khác về cấu trúc thuộc địa lý, về các sinh vật cư trú nhưng chúng là những loài mang đặc trưng của Mỹ là loài sinh vật kiểu Mỹ phổ biến cả ở trên cạn và dưới mặt nước.

Chúng ta có thể thấy đặc điểm này dạng hữu cơ nằm sâu dưới lòng đất, vượt qua cả không gian và thời gian, trong cùng những vùng đó đất và nước, độc lập với các điều kiện bên ngoài.

Mối ràng buộc này, theo lý thuyết của tôi, đơn giản là sự thừa kế, đã tự có, như chúng ta đã biết, sản sinh những tế bào tương đối giống, hoặc, giống trường hợp những biến dị có đặc điểm gần như giống nhau. Sự khác nhau giữa các loài cư trú ở những vùng khác nhau có thể được cho là biến đổi thông qua chọn lọc tự nhiên, và phụ thuộc ở mức tưomg đối những ảnh hưởng trực tiếp của các điều kiện vật lý khác nhau.

Mức độ khác nhau sẽ phụ thuộc vào sự di trú của những dạng trội hơn từ vùng này đến vùng khác với mức độ ít hoặc nhiều hơn, trong một số giai đoạn; trong các hành động và phản ứng của chúng, bên trong cuộc đấu tranh cho cuộc sống; quan hệ giữa các dạng hữu cơ, như tôi đã từng nhận xét là quan trọng nhất trong tất cả các quan hệ. Do đó tầm quan trọng cao của những rào cản được thể hiện thông qua việc kiểm tra hoạt động di cư khi quá trình biến đổi diễn ra chậm chạp, thông qua chọn lọc tự nhiên.

Trong vô số loài, việc có nhiều những cá nhân, đã từng chiến thắng nhiều đối thủ bên trong họ hàng của chính mình sẽ có cơ hội tốt nhất để thống lĩnh những nơi ở mới, khi chúng đến một đất nước mới. Ở nơi ở mới của mình, chúng sẽ được sống trong các điều kiện mới, và sẽ thường xuyên biến đổi hơn nữa; do đó chúng sẽ tiếp tục chiến thắng, và sẽ sản sinh những nhóm con cháu đã tiến hoá. Trên nguyên lý này về sự thừa kế có tiến hoá, chúng ta có thể hiểu làm sao nó lại là một thế hệ, các thế hệ và thậm chí là cả một họ đang sống trong cùng một vùng lại có thể phổ biến và nổi tiếng đến thế.

Tôi tin rằng, như đã nhận xét trong chương trước, không có quy luật nào về những tiến hoá cần thiết vì tính biến thiên của mồi loài là một thuộc tính độc lập, được phát huy thông qua chọn lọc tự nhiên, cho đến lúc nó kiếm lợi cho cá nhân trong cuộc đấu tranh vất vả vì cuộc sống, vì vậy mức độ tiến hoá của các loài khác nhau sẽ là không thống nhất về số lượng. Nếu, ví dụ, một số loài, trong sự cạnh tranh trực tiếp với nhau, di cư tới một tập thể trong một nước mới, phát triển sau và hoàn toàn cô lập, thì chúng sẽ phải biến dị chút ít, nếu không chúng không thể tồn tại và phát triển được;

Những nguyên lý này được thực hiện thông qua việc mang các dạng hữu cơ vào trong những quan hệ mới với nhau, và trong một độ nhỏ hơn trong điều kiện sống mới. Như chúng ta đã thấy trong chương trước có vài dạng giữ gần như nguyên tất cả đặc tính của mình từ một thời kỳ thuộc địa lý từ xa xôi, vì thế mà các loài nhất định đã di trú qua những khoảng không rộng và đã biến đổi đi rất nhiều.

Xét về quan điểm này, rõ ràng là một vài loài cùng giống mặc dù sổng ở những vùng xa nhất của thế giới, trước đấy nhất định đã xuất phát từ cùng một nguồn gốc, bước chúng đã thừa kế từ cùng một tổ tiên. Trong trường họp của những loài đó, vốn đã trải qua tất cả các giai đoạn địa lý và đã tiến hoá rất ít, không khó để tin rằng chúng đã cùng di cư đến từ một vùng do những thay đổi lớn về địa lý và thời tiết với số lượng rất lớn. Nhưng trong nhiều trường họp khác, chúng ta có lý do để tin rằng những loài trong cùng một giống đã được sản sinh ra trong giai đoạn tương đối gần đây là rất khó. Cũng là điều hiển nhiên rằng, các cá thể cùng loài đó sống ở cô lập và xa xôi, chắc chan phải xuất phát từ một nơi duy nhất, nơi cha mẹ của chúng đã được sinh ra. Như đã giải thích trong chương trước, không thể tin được những cá nhân giống nhau ở chỗ được sinh ra thông qua chọn lọc tự nhiên từ cha mẹ hoàn toàn khác nhau. Do đó chúng tôi đặt ra câu hỏi liệu có phải các loài đã được tạo ra chỉ ở một hoặc hay nhiều điểm trên bề mặt trái đất. Chắc chắn có nhiều trường hợp cực kỳ khó khăn, trong việc hiểu làm sao những cùng loài giống nhau có thể đã di trú từ một điểm nào đó đến vài địa điểm cô lập và xa xôi, và chúng được tìm thấy trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên tính đơn giản của suy nghĩ này là mỗi loài đều được sinh ra tại một điểm nào đó trên trái đất

Nói chung mọi người thường cho rằng, trong đa số các vùng sống của một loài liên tục; và khi một cây hoặc động vật sống ở hai điểm quá xa nhau, hoặc với một khoảng lặng của tự nhiên như vậy, vì không gian đó không thể dễ dàng băng qua bởi sự di trú, nên tạo ra một số điểm ngoại lệ và khá đặc biệt. Khả năng di cư ngang qua biển có giới hạn phân biệt hơn đối với những động vật có vú và do đó chúng ta không thể giải nghĩa được những trường hợp của động vật có vú đó sống ở các điểm khác nhau của thế giới.

Không có nhà địa chất nào những trường hợp như nước Anh trước đây đã được hợp nhất với châu âu, và vì vậy cùng sở hữu các đặc điểm đó. Nhưng nếu cùng những loài đó có thể được sản sinh ở các điểm riêng biệt, thì tại sao chúng ta không tìm một loại động vật có vú duy nhất phổ biến ở cả châu âu và châu úc hoặc Nam Mỹ? Điều kiện sống cũng gần như thế, do đó vô số những động vật và những cây châu Ẩu đã nhập quốc tịch trong Mỹ và châu Úc; và vài cây nguyên thủy giống hệt là như thế cũng ở những điểm rất xa nhau trên các bán cầu nam và bắc? Tôi tin rằng, câu trả lời là những động vật có vú đó không có khả năng di trú, trong khi vài loài cây, do nhiều cách phân tán, đã di trú ngang qua khoảng cách rộng lớn. Những ảnh hưởng lớn và ấn tượng của những cản trở đối với việc phân tán của mỗi loại, chỉ dễ hiểu nếu xét trên quan điểm phần lớn những loài đã được sinh ra ở nửa bên này trái đất và không có khả năng để di trú tới nửa khác. Một số họ, chi, hoặc các thế hệ sau, và một nhóm lớn các chi của cùng một loài vẫn sống trong một vùng duy nhất, và các nhà tự nhiên học nhận thấy những thế hệ đầu tiên hoặc những thế hệ các loài có liên quan chặt chẽ đến nhau, nói chung thường cư trú hoặc phải cư trú trong cùng một khu vực. Điều khác thường là, nếu, đến các thế hệ thấp hơn, tới từng cá nhân của cùng một loài đó, một quy tắc đối diện trực tiếp thịnh hành; và các loài không phải cư trú, mà là đã được sản sinh trong hai hoặc nhiều hơn địa điểm khác nhau. Do đó đối với tôi, cũng như nhiều nhà tự nhiên học khác, nhất trí quan điểm rằng mỗi loài chỉ được sinh ra trong một vùng, và sau này đã di trú từ vùng đó khi có khả năng di cư và những điều kiện sổng phù hợp.

Chắc chắn nhiều trường hợp xảy ra mà chúng ta không thể giải thích làm thế nào những loài đó có thể di cư từ vùng này tới vùng khác. Nhưng nếu khí hậu và điều kiện địa lý thay đổi, chắc chắn diễn ra trong bên niên đại địa lý gần đây, nhất định sẽ bị ngắt quãng hoặc chuỗi quan hệ của loài đó sẽ không liên tục. Do đó chúng ta không cần xem xét nhiều xem liệu những ngoại lệ của tính liên tục có nhiều trong tự nhiên hay không, mà chúng ta nên bỏ lòng tin đối với những nhận xét thông thường, rằng mồi loài đã được sản sinh ửa trong cùng một vùng, và đã di cư xa hết mức có thể.

Nhưng sau vài nhận xét sơ bộ, tôi sẽ bàn luận về một lớp nổi bật nhất của những sự việc; đó là, sự tồn tại những loài đó trên những đỉnh núi cao, và ở những nơi xa xôi vùng nam cực và Bắc cực; và hai là (trong chương sau), sự phân bố rộng các sinh vật sống trong vùng nước ngọt và thứ ba là biến đổi của những loài đó trên những hòn đảo và trên đất liền tách ra bởi hàng trăm dặm biển. Nếu sự tồn tại của loài đó ở những địa điếm cô lập và cách xa trên bề mặt trái đất, hay có thể trong nhiều trường hợp được giải thích trên quan điểm là mồi loài đã di trú từ một nơi đơn lẻ; rồi sau đó, do sự thiếu hiểu biết của chúng ta đối với những thay đổi về khí hậu địa lý và các phương tiện chuyên chở, có thể kết luận rằng đây là một quy luật chung.

Để bàn luận về chủ đề này, chúng ta sẽ vài loài phân biệt rõ ràng của một giống, trên lý thuyết của tôi đã được thừa kế từ một tổ tiên chung, có thể đã di trú (trải qua sự biển hoá trong thời điểm nào đó trong thời gian di trú của chung) từ vùng tổ tiên của chúng đã sống. Phải chăng điều này cho thấy những trường hợp gần như không thay đổi, ở một vùng, hầu hết các sinh vật cư trú của nó thì có quan hệ gần gũi với nhau, hoặc thuộc về cùng một thế hệ với những loài ở một vùng thứ hai, có thể đều là con cháu của các sinh vật đã di cư từ nơi khác đến. Chúng ta có thể rõ ràng chịu đựng, dựa trên nguyên lý tiến hoá, tại sao cư dân của một vùng lại liên quan tới cư dân của vùng khác, từ đâu nó đã được cung cấp. Một hòn đảo núi lửa, cho thấy, đã bùng nổ và thành hình ở khoảng cách hàng trăm dặm từ lục địa, có lẽ nhận nó trong quá trình xâm lăng, và những con cháu của nó sau khi đã biến hoá, vẫn còn có liên quan rõ ràng bởi sự thừa kế tới những cư dân của lục địa châu âu. Những trường hợp này khá phổ biến trong tự nhiên nhưng chúng ta không thể giải nghĩa được trên lý thuyết về sự tạo thành độc lập. Quan điểm về quan hệ của những loài trong một vùng với những loài trong vùng khác, không khác nhiều (do được thay thể bởi sự đa dạng của loài).

Với những dạng hữu cơ không bao giờ được lai giống (nếu từng tồn tại), những loài, nhất định đã được thừa kế từ một sự các thế hệ trước là con lai, sẽ không bao giờ đã lẫn với những cá nhân hoặc những thể lai khác, nhưng sẽ có thể loại bỏ lẫn nhau; do đó, ở các giai đoạn sau của thể lai và đã tiến hoá, tất cả các cá thể của từng thể lai sẽ được thừa kế từ một cha mẹ đơn. Nhưng trong đa số các trường hợp, tức là, với thể hữu cơ thường xuyên họp nhất khi sinh ra, hoặc những thể lai, tôi tin rằng trong thời gian rất chậm của quá trình biến dị, những cá thể của các loài sẽ đã được giữ gần như đồng dạng bởi lai giống; như vậy các cá nhân đó sẽ tiếp tục thay đoi đồng thời, và toàn bộ số lượng các thể lai sẽ không giới hạn ở mỗi giai đoạn, từ một cha mẹ đơn. Để minh họa những gì đã nói ở trên, có thể lấy ví dụ: Loài ngựa đua nước Anh của chúng ta khác rất ít so với những con ngựa thuộc các giống khác; nhưng chúng không có sự khác nhau vượt trội đó từ một cặp bổ mẹ đơn ghép đôi nào, và tiếp tục được chăm sóc trong quá trình lựa chọn và huấn luyện nhiều cá nhân trong nhiều thế hệ.

Trước khi bàn luận về ba lớp của các dẫn chứng, tôi đã lựa chọn đế giới thiệu số lượng lớn nhất những khó khăn trong lý thuyết “Những trung tâm đơn lẻ của các tạo vật”, Tôi phải nói thêm một chút về những phương tiện phân tán.

NHỮNG PHƯƠNG CÁCH PHÂN TÁN

Ngài C.Lyell và những tác giả khác có thể đã từng đề cập đến vấn đề này. Tôi chỉ có thể đưa ra ở đây những giới thiệu trừu tượng và ngắn gọn nhất về những lý lẽ quan trọng nhất mà thôi. Sự thay đổi của khí hậu nhất định phải có tầm ảnh hưởng mạnh đối với di trú : Một vùng khi khí hậu của nó thay đổi có thể tạo cơ hội lớn để các loài di trú, nhưng hiện tại điều này là không thể. Tuy nhiên, tôi sẽ nói kỹ hơn về vấn đề này.

Những sự thay đối của các lớp đất phải cũng có ảnh hưởng lớn : một eo đất hẹp có thể phân ra hai hệ động vật biển khác nhau đã bị nhấn chìm, hoặc các thế hệ trước đã bị nhấn chìm, và hai hệ động vật bây giờ sẽ hòa họp hoặc có thể trước đây đã hòa hợp: nơi biển bây giờ mở rộng, đất ở các thời kỳ trước đã nối các hòn đảo với nhau hoặc thậm chí những lục địa cùng nhau, và như vậy đã cho phép các sinh vật trên trái đất đi từ một nơi này đến nơi khác. Không có nhà địa chất nào phản đối việc thay đổi của các tầng đã xuất hiện trong thời kỳ các thể hữu cơ tồn tại. Edward Forbes nhấn mạnh rằng tất cả các hòn đảo ở Đại

Tây Dương sau này mới được nối với châu âu hoặc châu Phi, và châu âu giống như với Mỹ. Các tác giả khác đã theo giả thuyết như vậy mà kết luận ra tính bắc cầu qua từng đại dương, và đã hợp nhất gần như mồi hòn đảo tới một vùng đất liền nào đó. Nếu thực chất những lý lẽ của Forbes là đáng tin cậy, mọi người cần thừa nhận rằng hiếm có một hòn đảo nào tồn tại đơn lẻ mà gần đây không hợp nhất với lục địa nào đó. Quan điểm này đã giải thích những điều rắc rối về sự phân tán của cùng một loài ở các địa điếm cách xa nhau, và loại bỏ nhiều khó khăn.

Đối với tôi, có thừa bằng chứng về dao động lớn trong những lục địa của chúng ta; nhưng không phải là những thay đổi lớn về vị trí và sự mở rộng của các lục địa này, vì chúng đã họp nhất với nhau trong thời kỳ gần đây và với một vài hòn đảo ngoài đại dương. Tôi thừa nhận sự tồn tại trước đây của nhiều hòn đảo, ngày nay đã bị chôn vùi dưới đáy biển, có thể được coi như nơi cư trú cho các loài thực vật và cả các động vật trong quá trình di cư của mình.Và tôi tin rằng trong những đại dương có san hô, những hòn đảo bị chìm như vậy bây giờ đã được đánh dấu bởi những cái vòng san hô hoặc những đảo san hô vòng quanh chúng. Bất cứ khi nào quan điểm nảy được thừa nhận hoàn toàn, tôi tin rằng sẽ có ngày đó, mỗi loài đã xuất phát từ một nơi sinh đơn lẻ, và khi khoảng thời gian chúng ta biết đến những phương tiện phân bố, chúng ta sẽ có thể quan tâm đến sự an toàn của việc mở rộng các lục địa trước đây. Nhưng tôi không tin rằng có thể chứng minh trong những thời kỳ gần đây, vốn khá tách biệt, đã liên tục, hoặc gần như liên tục, họp nhất với nhau, và với nhiều hòn đảo đại dương. Một vài dẫn chứng về sự phân bố, ví dụ như sự khác biệt lớn trong các hệ động vật biển ở hai bờ của mỗi lục địa, quan hệ gần gũi các cư dân thuộc kỷ thứ ba của một vài khu vực và thậm chí là cả biển với cư dân của chúng, quan hệ trong một mức độ nhất định (như chúng ta có thể thấy sau đây) giữa sự phân bố của những động vật có vú và độ sâu của biển, những yếu tố này và các dẫn chứng khác đối với tôi có vẻ như chống lại việc có những thay đổi lớn về mặt địa lý đã diễn ra trong thời kỳ gần đây, cũng như trong các lý thuyết của Forbe và những người ủng hộ ông. Tỷ lệ tự nhiên và tương đối của các sinh vật cư trú trên các hòn đảo đại dương cũng có vẻ như chống đối lại niềm tin về sự liên quan của những hòn đảo này với đất liền trong quá khứ.

Tôi phải nói vài điều về cái gọi là các phương tiện ngẫu nhiên có nghĩa, nói chính xác hơn là các phương tiện phân bố ngẫu nhiên.

Tôi sẽ chỉ giới hạn trong phạm vi các thực vật mà thôi. Trong công việc làm vườn, cây này hoặc cây kia sẽ được cho là không thích ứng tốt với việc phân bố rộng nhưng có thể di chuyển qua biển trong các điều kiện như thế nào thì hoàn toàn không được biết đến. Cho đến khi tôi thử nghiệm với sự giúp đõ của ngài Berkeley, tôi không thể giải thích được tại sao các hạt giống có thể chống lại được tác động của nước biển. Và tôi đã rất ngạc nhiên khi tìm thấy trong 87 loại, 64 loại nảy mầm sau bị nhúng nước trong 28 ngày, và một số hạt ít sống sót được sau khi bị nhúng chìm trong 137 ngày. Đe thuận tiện, tôi đã thí nghiệm với các hạt nhỏ và chỉ sau vài ngày, chúng đã không thể noi lên trên bề mặt biển, do đó không thế biết được chúng ra sao sau khi gặp nước biển, về sau, tôi thử với vài hạt trái cây lớn hơn, hạt điều., và một số hạt đã đó nổi lên một thời gian dài. Ai cũng biết về sự khác nhau giữa cây xanh và cây cho gỗ khi những trận lụt có thể rửa trôi tất cả những hạt giống mới gieo trồng hoặc các nhánh cây, những hạt này có thể sẽ được làm khô trên các bờ sông, sau đó những d òng chảy sẽ cuốn những hạt này chảy ra biển. Do đó tôi đã làm khô những thân và nhánh của 94 cây có quả chỉn, và để chúng trong nước biển. Đa số hạt chìm nhanh chóng, sau đó một vài hạt m àu xanh lục nổi lên trong một khoảng thời gian rất ngắn, trong khi các hạt khô nôi lâu hơn; ví dụ, hạt dẻ chìm ngay lập tức, nhưng khi khô, chúng nổi được 90 ngày và về sau nảy mầm; cây măng tây và những quả dâu tây chín noi được 23 ngày, khi khô chúng nổi được 85 ngày, và những hạt giống về sau này cũng nảy mầm; hạt giống chín của cây Helosciadium chìm trong vài ngày, khi khô chúng nổi được trên 90 ngày, và về sau cũng nảy mầm. Trong số tất cả 94 hạt khô được thử nghiệm, 18 hạt nổi hơn 28 ngày, vả một vài hạt trong số 18 hạt đó nổi trong một khoảng thời gian dài hơn rất nhiều. Như vậy là có 64 / 87 hạt giống nảy mầm sau khi bị nhúng chìm trong hai mươi tám ngày; và 18/ 94 cây với quả chín (nhưng không phải là tất cả các loài trong thí nghiệm được tiến hành trước đó) nối, sau khi phơi khô, hơn 28 ngày, từ những dẫn chứng này chúng ta có thể kết luận rằng hạt giống của 14/100 cây của bất kỳ vùng nào cũng có thể nổi trên mặt biển trong thời gian hai mươi tám ngày, và vẫn còn nguyên khả năng nảy mầm của mình.

Trong Tập bản đồ vật lý của Johnston, tốc độ trung bình của dòng hải lưu ở Đại Tây Dương là ba mươi ba dặm Diem (Vài dòng chảy với tốc độ sáu mươi dặm Diem), với tốc độ trung bình này những hạt giống của 14 / 100 cây từ nước này có thể được thả nổi ngang qua 924 dặm biển tới nước khác; và khi mắc cạn, nếu được cuốn tới những địa đi ê ể m thuận tiện, chúng sẽ nảy mầm.

Sau này, Martens đã từng thừ theo cách tương tự, nhưng theo cách tốt hơn nhiều anh ta đặt những hạt giống trong một cái hộp trong biển thực tế, để chúng có thể bị ướt và phơi bày trong không khí như thật đáng thả trên biển thật vậy. Anh ta thử 98 hạt giống, phần lớn khác với của tôi; nhưng anh ta chọn nhiều quả lớn và các hạt tương tự từ những cây sống gần biển; và điều này đã tạo thuận lợi cho việc nổi và chống lại các tác động tiêu cực của nước biển. Mặt khác trước đó anh ta không làm khô cây hoặc những nhánh có quả; và điều này, như chúng ta đã thấy nhìn thấy, sẽ giúp chúng nổi được lâu hơn. Kết quả là 18/98 của những hạt giống của anh ấy nổi được 42 ngày, và sau đó vẫn nảy mầm được. Nhưng tôi cho rằng những cây đó được nổi trên sóng trong khoảng thời gian ít hơn so với sự thí nghiệm của chúng tôi. Do đó sẽ an toàn hơn để giả thiết rằng khoảng 10/ 100 cây của một hệ thực vật, sau khi đã khô, có thể được thả nổi ngang qua 900 dặm biển rộng, và rồi vẫn nảy mầm. Điều thủ vị là các hạt lớn thường nổi lâu hơn các hạt nhỏ, vì những cây có hạt hay quả lớn khó có thể phân tán bằng các phương tiện khác. Nhưng hạt giống đôi lúc có thể phân tán bằng cách khác. Gỗ làm nhà có mặt trên đa số các hòn đảo, thậm chí cả trên những hòn đảo ngoài những đại dương rộng lớn nhất;và các cư dân trên các hòn đảo san hô ở Thái Bình Dương, sừ dụng các công cụ bằng đá, đơấn độc từ những gốc của những cái cây trôi dạt đến, và đá trở thành một loại công cụ đặc biệt. Tôi tìm thấy trong quá trình thử nghiệm, khi đá thường được đắp quanh gốc cây, sẽ làm lấp hết các khe hở khiến các hạt không thể được rửa sạch trong quá trình vận chuyển mất nhiều thời gian: một phần đất nhỏ được bao quanh bởi một cây sồi trên 50 tuổi,có ba cây hai lá mầm nảy ra: Tôi rất chắc chắn về sự chính xác trong quan sát này. Một lần nữa, tôi có thể cho thấy những xác chim nổi trên về biển thi thoảng mới tránh được sự phân huỷ của nước biển và hạt của nhiều loại hoa, ví dụ, những hạt đậu Hà Lan chỉ sau vài ngày nhúng nước biển đã chết nhưng một vài hạt thức ăn của chim bồ câu, có thể nổi trên nước biển nhân tạo tới 30 ngày, sau đó, rất ngạc nhiên là vẫn có thể nảy mầm. Những chú chim hiếm khi thất bại trong việc thực hiện nhiệm vụ là cơ quan vận chuyển các hạt giống. Tôi có thể đưa ra nhiều dẫn chứng cho thấy nhiều loài thường xuyên có thể vượt đại dương ra sao. Tôi nghĩ chúng ta có thể đặt ra giả thiết rằng trong điều kiện tốc độ bay trung bình của một con chim thường là 35 dặm một giờ; những hạt cứng được vận chuyển không xây

xát chút nào qua hệ tiêu hoá của một chú gà tây.

Trong hai tháng, tôi nhặt được trong vườn của mình 12 loại hạt giống, có trong phân của những con chim nhỏ, và chúng có vẻ khá hoàn hảo, và một vài trong số chúng đã nảy mầm khi tôi thử trồng. Tuy nhiên có một thực tế quan trọng hơn là: Các hạt giống được vận chuyển trong bị dạ dày chim không dạ dày ép nát, cũng như không bị hỏng, vì như tôi đã thử nghiệm, hạt vẫn nảy mầm; sau khi một chú chim phát hiện và tiêu thụ hết một lượng thức ăn lớn, có thể khẳng định rằng tất cả các hạt không được chuyển vào diều chim trong 12 hoặc thậm chí 18 giờ. Một con chim có thể dễ dàng bị cuốn đi tới 500 dặm, riêng diều hâu luôn tìm kiếm nhữnng con mồi mệt mỏi thì số lượng hạt giống được phân tán còn nhiều hơn nhiều. Ông Brent đã cho tôi biết một người bạn của anh ta đã không thả bồ câu bay từ Pháp đến Anh nữa, vì chúng thường bị giết bởi chim diều hâu. Vài loài diều hâu và những con cú thường ăn hết con mồi cúa mình, và sau một khoảng từ mười hai đến hai mươi giờ, thải ra những chất, theo tôi biết từ những sự thí nghiệm về động vật học, có chứa các hạt có khả năng nảy mầm. Vài hạt giống của yến mạch, lúa mỉ. cây kê, bạch yến, cây gai, cỏ ba lá, và cây củ cải đường có thể nảy mầm sau mười hai đến hai mươi mốt giờ trong dạ dày của những con chim mồi khác nhau; và hai trong số các hạt củ cải đường đã phát triển chỉ sau hai ngày và mười bốn giờ

Tôi nhận thấy, nhung loài cá nước ngọt, thường ăn hạt giống của nhiều cây trên cạn và dưới nước: cá lại thường xuyên bị chim ăn thịt, và như vậy hạt giống có thể được chuyên chở từ chỗ này đến chỗ khác. Tôi đã nhồi nhiều loại hạt giống vào trong dạ dày của những con cá chết, và sau đó cho các loài như đại bàng, cò, và bồ nông ăn; những con chim này sau nhiều giờ, hoặc thải các hạt giống này ra từ miệng hoặc chuyên chúng vào trong phân của mình; và một vài trong số các hạt này vẫn còn khả năng nảy mầm. Tuy nhiên, một số hạt nhất định bị phân huỷ trong quá trình này. Mặc dầu mỏ và chân chim nói chung là khá sạch, nhưng tôi có thể thấy rằng đất đôi khi có dính vào chúng, có lần tôi đã loại bỏ hai mươi hai gam đất sét khô bàn chân của một chú gà gô, và trong đất này có cả hạt giống của một số cây. Như vậy hạt giống có thể thỉnh thoảng được chuyên chở qua những khoảng cách lớn; nhiều dẫn chứng có thể cho thấy rằng trong đất luôn có nhiều hạt giống.

Do trong các tảng băng đều có nhiều đất và đá, thậm chí có cả bụi cây, xương, và tổ của các loài chim đất, tôi tin rằng chúng đôi lúc đã chuyên chở những hạt giống từ vùng này sang vùng khác của vùng Nam cực và Bắc cực, như giả thuyết của Lyell; và trong kỷ Băng hà từ những vùng ôn hòa bây giờ này sang các vùng khác. Trong kỷ Azores, do số lượng lớn của các cây phổ biến ở châu âu, khi so sánh với cây của các hòn đảo khác gần đất liền hơn, như ngài H. Watson đã nhận xét, từ đặc tính miền bắc của hệ thực vật khi so sánh với vĩ độ, tôi cho rằng những hòn đảo này phần nào được cung cấp hạt giống trong những tảng băng trôi của kỷ băng hà. Theo yêu cầu của tôi, ngài

Lyell đã viết cho ngài M. Hartung hỏi về việc liệu có phải ông ta đã quan sát những hòn đá cuội bất thường trên những hòn đảo này, và ông ta trả lời rằng ông đã tìm thấy những mẫu đá hoa cương lớn và những mẫu đá khác chưa bao giờ xuất hiện trên các quần đảo. Từ đây chúng ta có thể suy ra rằng những tảng băng trôi trước đây đã dừng lại bên bờ những hòn đảo này, và có thể đã mang đến đây hạt giống của các cây miền bắc. Khi xem xét những phương tiện chuyên chở trên, và vài phương tiện khác, chắc chắn sẽ được khám phá tiếp, có thể hoạt động sau nhiều năm, nhiều thế kỷ và hàng nghìn năm, tôi nghĩ đó sẽ là một dẫn chứng tuyệt diệu nếu nhiều loài thực vật được phân bố rộng rãi. Những phương tiện chuyên chở này đôi khi được gọi là ngẫu nhiên, nhưng cách gọi đó không chính xác : các dòng hải lưu không phải là ngẫu nhiên, cũng như hướng gió của một vài cơn bão hay xảy ra.

Rõ ràng là không phải tất cả các phương tiện chuyên chở mang những hạt giống qua nhũng khoảng cách rất lớn; do những hạt giống không đủ khả năng tồn tại lâu dài khi phải chịu những tác động của nước biển trong một thời gian dài, chủng cũng không thể tồn tại quá lâu trong cơ thể các loài chim. Tuy nhiên, những phương tiện này đủ sức thỉnh thoảng chuyên chở qua nhũng khoảng rộng hàng trăm dặm của biển, từ đảo này đến đảo kia, từ đất liền ra đảo chứ không phải từ lục địa này sang lục địa khác. Nhũng hệ thực vật của những lục địa cách xa không thể được trộn lẫn nhờ các phương tiện này vẫn mang những đặc điểm khác biệt như chúng ta vẫn thấy hiện nay. Những

dòng hải lưu, theo hướng của chúng sẽ không bao giờ mang những hạt giống từ Bắc Mỹ đến Anh, tuy nhiên chúng có thể mang những hạt giống từ tây Ấn Độ Dương đến bờ biển phía tây của Mỹ, ở đó, nếu không bị phân huỷ sau một thời gian dài trôi nổi trên mặt biển thì cũng chết vì điều kiện khí hậu của Mỹ. Gần như mỗi năm, đều có một hoặc hai lần chim bị cuốn đi qua cả Đại Tây Dương, từ Bắc Mỹ đến bờ tây của Ailen và Anh; nhưng các hạt giống chỉ có thể được vận chở những chú chim này theo một cách duy nhất, đó là, trong đất dính vào chân của chúng- điều này không hề là ngẫu nhiên. Thậm chí ngay cả trong trường hợp này, cơ hội để hạt giống rơi vào những vùng đất thuận lợi và phát triển cũng là rất nhỏ. Nhưng đó sẽ là một sai lầm lớn khi cho rằng do các hòn đảo phát triển đầy đủ, ví dụ như Anh, từ lâu đã không tiếp nhận một sinh vật di cư nào được đưa đến từ châu âu và các lục địa khác nên các hòn đảo xa hơn cũng sẽ có hiện tượng như vậy. Tôi tin rằng trong số hai mươi hạt được mang tới các đảo xa xôi bởi các động vật, hiếm khi có nhiều hơn một hạt có thể thích nghi được với nơi ở mới như bình thường. Nhưng đối với tôi điều này có vẻ không hợp lý cho lắm khi phản bác lại ý kiến là các phương tiện phân tán ngẫu nhiên xuất hiện trong một thời gian dài mất đi trong các bằng chứng địa lý, trong khi các đảo dâng lên và thành hình, và trước khi nó có đầy đủ các cư dân của mình trên mặt đất trần trụi, với rất ít hoặc hầu như không có sâu bọ có hại hoặc các loài chim sinh sống, gần như mồi hạt giống, tình cờ di cư đến chắc chắn đều này mầm và sống sót.

SỰ PHÂN TÁN TRONG KỶ BĂNG HÀ

Các đặc điểm nhận dạng của nhiều động thực vật, trên các đỉnh núi cao, được phân ra bởi những vùng đất thấp dài hàng trăm dặm, nơi những loài trên dãy An pơ không có khả năng tồn tại, là một trong những trường hợp nổi bật nhất từng được biết về cùng một loài sống ở những nơi cách xa nhau, mặc dù khả năng chúng di cư từ nơi này đến nơi khác đã bị loại trừ. Có thể thấy ví dụ là những cây hoa tuyết mọc trên dãy Anpơ có mặt ở cả châu âu và châu Mỹ. Những dẫn chứng đó đã đưa Gmelin đến kết luận rằng những cùng loài được tạo ra độc lập tại các địa điểm khác nhau nhưng được đưa đến các vùng khác nhau qua các phương tiện phân tán .

Khắp một vùng rộng lớn của nước Mỹ, có những tảng đá bất thường, những tảng đá ghi lại sự trôi dạt đến của những tảng băng trôi, cho thấy thời kỳ vô cùng lạnh giá trước đây. Những ảnh hưởng trước đây của khí hậu băng giá đối với sự phân bố của các cư dân châu âu, như đã được giải thích rất rõ ràng bởi Edward Forbes. Nhưng chúng ta sẽ đi theo quan điểm về các biến dị với việc giả thiết sẽ đến một kỷ Băng hà mới, sau đó sẽ tan biến như trước đây. Những cư dân của những vùng ôn hòa hơn cùng lúc đi về hướng nam, nhưng chúng bị ngăn lại bởi những rào cản và bị tiêu diệt. Những ngọn núi bị bao phủ bởi băng tuyết, những cư dân trước đây trên dãy An pơ chuyển xuống tới những miền đồng bằng. Trước khi thời tiết lạnh đạt đến mức cao nhất, chúng ta sẽ có một hệ động vật và hệ thực vật Bắc cực tương đồng, có mặt ở khắp châu âu, kê cả những vùng phía nam của dãy An pơ, thậm chí vào cả trong Tây Ban Nha. Những vùng ôn hòa bây giờ của Mỹ cũng vậy, có đầy những động thực vật Bắc cực, và ở châu âu cũng có hiện tượng tương tự; đối với cư dân tồn tại quanh các cực, mà chúng ta ta giả thiết là có xu hướng đi xuống hướng nam, cũng sống trong môi trường tương tự như vậy. Chúng ta có thể nghĩ ràng kỷ Băng hà đến Bắc Mỹ không cùng lúc đến châu âu, do đó hiện tượng di cư đến miền nam cũng sẽ diễn ra không đồng đều; nhưng kết quả cuối cùng vẫn không mấy khác biệt.

Khi trái đất nóng trở lại, những dạng địa chất Bắc cực rút lui về phía bắc, kéo theo sự di chuyển về phía bắc của các sinh vật ôn đới . Trong khi tuyết tan từ những ngọn núi, nhũng dạng địa chất Bắc cực tiếp tục bị rửa trôi và tan ra nhanh hơn khi sức nóng tăng, trong khi những bạn đồng hành của chúng tiếp tục bắc tiến. Từ đây, khi sức nóng đã hoàn toàn trở lại, những loài Bắc cực đó, vốn vừa sống trên vùng đất thấp của Tân thế giới và Cựu lục địa, được để lại lẻ loi trên những đỉnh núi cao ở những vùng cực của cả hai bán cầu.

Như vậy chúng ta có thể hiểu đặc diểm nhận dạng của các thực vật trên những ngọn núi ở Mỹ và châu Au là rât lớn. Và chúng ta cũng có thể cho ràng những cây trên dãy An pơ có liên quan đến các sinh vật đang sống ở Bắc cực và ở cả những vùng phía bắc, trong khi thời tiết vẫn tiếp tục lạnh, sự di cư và tái di cư thường là từ phía bắc xuống phía nam và ngược lại. Vi dụ, thực vật trên dãy An pơ

Xcotlan theo như nhận xét của ngài H. c. Watson, và của Pyrenees có quan hệ đặc biệt hơn với thực vật ở phía bắc bán đảo Scandinavia, của Mỹ với Labrador; thực vật trên các ngọn núi của Siberia tới những điểm cực bắc của nước đó. Quan điểm này cho thấy do những biến đổi đã được thừa nhận của kỷ Băng hà, tôi có thể hài lòng kết luận rằng sự phân bố các sinh vật đã tồn tại của Bắc cực và dãy An pơ ở châu âu và Mỹ, rằng ở những vùng khác chúng ta cũng tìm thấy cùng những loài đó trên những đinh núi cao, chúng ta có thể, chứng minh khí hậu lạnh hơn sẽ khiến các sinh vật phải di cư đến những nơi ấm hơn.

Nếu khí hậu, từ kỷ Băng hà đến nay luôn ấm hơn so với trước đó (như nhận xét của một vài nhà địa chất Mỹ từ sự phân bố các hóa thạch Gnathodon), những sinh vật ôn hòa và Bắc cực sau đó đã di cư trở lại về phía bắc, và đã tới những vùng đất cư trú hiện tại của chúng; nhưng tôi chưa tìm thấy bất cứ bằng chứng đáng tin cậy nào về điều này.

Những dạng địa chất Bắc cực, trong thời gian di cư xuống miền nam và có xu hướng quay trở lại định cư lâu dài ở phía bắc, cũng sẽ sống dưới cùng các điều kiện khí hậu đó, và, chúng sẽ tiếp tục sống cùng trên một cơ thể; do đó các quan hệ của chúng với nhau không hề bị phá vỡ, và theo những nguyên tắc đã nêu ra trong chương này, chúng sẽ không biến dị nhiều. Nhưng với những sinh vật ở dãy An pơ của chúng ta, sau khi bị cô lập một khoảng thời gian trái đất nóng trở lại, trên những vùng đất thấp và trên các ngọn núi cao sẽ dần bị biến đổi khác trước và sống sót, và chúng sẽ bị nhầm lẫn với các sinh vật nguyên thuỷ của dãy An pơ cổ xưa, những loài đã tồn tại trên ngọn núi này trước khi kỷ nguyên Băng giá bắt đầu, và trong thời kỳ lạnh nhất chúng sẽ tạm thời tự điều chỉnh bằng cách di chuyển xuống đồng bằng; chúng sẽ bị tác động bởi những điều kiện khí hậu khác. Mối quan hệ của chúng do đó phần nào cũng sẽ bị ảnh hưởng và phải biến đổi; và chúng ta tìm thấy những trường hợp mà động thực vật của dãy An pơ giống hệt một số loài ở châu âu.

Đe minh họa điều này, tôi tin rằng, trong kỷ Băng hà, có thể giả thiết ràng các sinh vật hiện đang tồn tại đã bắt đầu đồng loạt xuất hiện. Nhưng những nhận xét đã nêu trên về sự phân bố của các dạng sinh vật Bắc cực và cả các sinh vật ở cùng ôn đới và nhiệt đới, và những nhận xét về các sinh vật ở những ngọn núi thấp hơn và ở miền đồng bằng Bắc Mỹ và châu âu; đã cho thấy được sự giống nhau giữa các dạng sinh vật trên thể giới. Hiện tại, những sinh vật ôn đới và hàn đới bậc thấp của Tân thế giới và Cựu lục địa được phân cách nhau bởi Đại Tây Dương và cực bắc của Thái Bình Dương. Trong kỷ Băng hà, khi những cư dân của Tân thế giới và Cựu lục địa di cư nhiều xuống phía nam, chắc chắn chúng vẫn bị phân cách bởi không gian lớn của đại dương. Tôi tin rằng khó khăn trên có thể được khắc phục bằng cách phát hiện ra sơm những thay đổi của khí hậu. Chúng ta có lý do để tin rằng rằng trong kỷ Pliocene mới, trước kỷ Băng hà, khi phần lớn những cư dân của thế giới sống trong điều kiện khí hậu ấm hơn hiện nay. Từ đây chúng ta có thể nghĩ rằng những sinh vật hiện sống trong khí hậu của vĩ độ 60 °, trong kỷ Pliocene chắc chắn đã di chuyển đến vĩ độ 66 °- 67 °; và những sinh vật Bắc cực chính gổc đó sổng trên các vùng đất tan ra từ cực. Bây giờ nếu chúng ta nhìn vào quả địa cầu, chúng ta sẽ thấy rằng dưới Vòng tròn Cực các lục địa gần như là liên tục từ Tây u, xuyên qua Siberia, đến Đông Mỹ. Và tính liên tục này của các lục địa, và đã khiến các vùng khí hậu có sự giao lưu thuận tiện hơn.

Việc tin rằng, từ những lý do được nhắc đến trước đây, các lục địa của chúng ta, tuy nhiên có dài (lâu) còn lại gần như cùng vị trí tương đối khi những sinh vật di cư mới đến, một phần do những biếấn động về mực nước và đất, tôi nghiêng về quan điểm ở trên, có thể thấy rằng thời kỳ trái đất ấm lên và ổn định hơn, như thời kỳ kỷ Pliocene, một số lớấn động thực vật đó sống ở xung các khu vực đất liền gần như liên tục trong cả vùng Tân thế giới và Cựu lục địa, bắt đầu dần di cư về hướng nam nơi có khí hậu ấm hơn, rất lâu trước khi bắt đầu kỷ Băng hà. Chúng ta cỏ thể thấy, những con cháu của chúng, phần lớn sổng trong các điều kiện đã biến đổi, ở Trung Âu và Mỹ. Trên quan điểm này chúng ta có thể hiểu mối quan hệ, với rất ít sự nhận biết, giữa những sinh vật của Bắc Mỹ và châu âu, mối quan hệ rất đáng chú ý, về khoảng cách của hai vùng, và sự phân cách bởi Đại Tây Dương của chúng. Chúng ta có thể hiểu những dẫn chứng và nhận xét của một số nhà quan sát, rằng những sinh vật đó của châu âu và Mỹ trong thời gian về sau thuộc kỷ thứ ba có quan hệ chặt chẽ với nhau hơn chúng so với hiện tại; trong thời kỳ trái đất ấm trở lại và phân ra thành Tân thế giới và Cựu lục địa, các vùng lục địa gần như là liên tục.

Trong thời kỳ sức nóng giảm dần xuống của kỷ Pliocene, một số loài phổ biến ở Tân thế giới và Cựu lục địa, di trú xuống phía nam của Vòng tròn Cực, quan hệ giữa chủng chắc chắn đã bị cắt đứt hoàn toàn. Và khi những động thực vật di trú về hướng nam, chúng sẽ dần bị pha trộn với các cư dân của Mỹ, đã phải cạnh tranh với chúng và với cả những loài của cựu lục địa. Do các điều kiện biến dị đều rất thuận lợi, nên đã xảy ra nhiều biển dị. Khi so sánh những sinh vật hiện tại của những vùng ôn đới ở Tân thế giới và Cựu lục địa, chúng ta sẽ tìm thấy rất ít những loài đồng nhất, nhưng chúng ta tìm thấy nhiều dạng phân loại, vài nhà tự nhiên học dựa vào những bằng chứng địa lý, và những người khác thì lại phân biệt dựa trên cơ thể của những sinh vật có quan hệ gần gũi với nhau hoặc những dạng sinh vật tiêu biểu có những đặc điểm nhận dạng rõ ràng.

Giống như trên đất liền, trong biển cũng có hiện tượng di cư chậm chạp xuống miền nam của một hệ động vật biển, trong kỷ Pliocene hoặc thậm chí sớm hơn, xuống các bờ biển, theo lý thuyết về sự biến dị, nên nhiều dạng có quan hệ gần gũi hiện nay đã từng sống trong những vùng hoàn toàn tách biệt. Như vậy, tôi nghĩ, chúng ta có thể hiểu được sự có mặt của nhiều dạng tiêu biểu thuộc kỷ thứ ba và tồn tại trên trên các bờ biển phía Tây và phía Đông của Bắc Mỹ ôn hòa; trường hợp tiêu biểu là các loài sò biển (như được mô tả trong công trình đáng nể của Dana), của các loài cá và những động vật biển khác, trong Địa Trung Hải và những vùng biển của Nhật Bản, những vùng bây giờ đã được phân cách ra bởi một lục địa.

Những trường hợp về các mối quan hệ này của những cư dân của đại dưcmg bây giờ đã tách ra, và của những cư dân quá khứ và hiện tại của những vùng đất ôn hòa Bắc Mỹ và châu âu, là không thể giải thích được dựa trên lý thuyết của sự tạo thành. Chúng ta không thể nói rằng chúng đã được tạo ra giống nhau, trong các điều kiện vật lý tưcmg tự như nhau; ví dụ, những nước Nam Mỹ với những nước miền Nam châu âu, chúng ta có thể thấy rằng tuy các điều kiện sống ở đây tưcmg đối giống nhau nhung các cư dân của chúng thì hoàn toàn khác nhau.

Nhưng khi quay lại bàn về kỷ Băng hà, tôi hoàn toàn bị thuyết phục bởi quan điểm của Forbes về sự phát triển. Ở châu âu chúng ta có những bằng chứng rõ ràng nhất về thời kỳ băng hà, từ những bờ biển nước Anh đến vùng Oural, và từ phía nam đến Pyrenees. Chúng ta có thể suy ra rằng, từ những động vật có vú bị đóng băng và các cây cỏ núi trong tự nhiên của Siberia chịu những ảnh hưởng tưcmg tự nhau. Dọc theo Himalaya, ở những khu vực rộng tới 900 dặm, những dòng sông băng đã để lại dấu ấn về sự xuất hiện của mình; và trong Sikkim, có thể thấy cây ngô bám chắc vào những tảng băng khổng lồ có từ xa xưa. Phía Nam đường xích đạo, chúng ta có những bằng chứng chính xác những biến đổi về khí hậu lạnh giá ở Niu Dilân; và đối với các thực vật cũng vậy, do được phân bố rộng rãi trên những ngọn núi trong hòn đảo này cũng có hiện tượng tương tự. Nếu có một tài liệu đáng tin cậy công bố về hiện tượng này, thì chúng ta sẽ có bằng chứng xác thực về những vậấn động của băng tuyết ở vùng đông nam châu úc.

Ở Bắc Mỹ sau khi quan sát những tảng băng ở phía đông và phía nam, ở vĩ độ 36 °- 37 °, và ở những bờ biển Thái Bình Dương vốn có khí hậu rất khác nhau, và ở xa phía nam ở vĩ độ 46 °có những núi đã không bình thường. Ở Cordillera vùng Nam Mỹ Xích đạo, những sông từng rộng hơn nhiều so với hiện tại. Ở Chile, tôi rất ngạc nhiên về ở cấu trúc những khu đất rộng lớn, khoảng 800 feet. về độ cao, dọc theo thung lũng Andes tôi bây giờ cảm thấy bị thuyết phục trước tảng băng khổng lồ, dấu vết còn lại của cả một dòng sông băng. Tiến lên phía nam về cả hai phía của châu âu, từ vĩ độ 41 ° tới cực nam, chúng ta có những bằng chứng rõ ràng nhất về sự vậấn động của những tảng băng được đưa đến đây từ những vùng đất xa xôi.

Chúng ta không biết rằng chính xác kỷ Băng hà giai đoạn nào nếu chỉ thông qua các bản ghi địa lý. Nhưng chúng ta có đầy đủ các bằng chứng cho thấy kỷ nguyên đó nằm trong thời kỳ địa lý gần đây nhất. Chúng ta cũng có những bằng chứng tuyệt vời cho thấy thời kỳ này kéo dài trong một thời gian khổng lồ. Không có bằng chứng rõ ràng nào mang nghĩa ngược lại, chúng ta ít nhất có thể chấp nhận băng giá đồng thời diễn ra ở phía tây và phía đông Bắc Mỳ, ở Cordillera dưới đường xích đạo và dưới ở các khu vực ấm áp hơn, và ở cả vùng cực nam châu Ẩu. Nếu điều này được thừa nhận, thì thật khó tránh khỏi việc tin rằng nhiệt độ của toàn bộ thế giới ở thời kỳ này phần nào đã dịu mát hơn. Nhưng theo tôi sự dịu mát này là do xuống các kinh độ thấp hơn.

Trên quan điểm này về thế giới, hoặc ít nhất là về một số lục địa, khí hậu dần lạnh lên sẽ dẫn đến sự phân bổ lại sinh vật từ cực này đến cực kia của trái đất. Ở Mỹ, có thể thấy rằng trong số bốn mươi và năm mươi những cây có hoa của vùng Tieưa del Fuego, không có một bộ phận hệ thực vật khác biệt hoàn toàn so với châu âu. Trên những đỉnh núi cao của Mỹ có những loài đặc biệt thuộc về chủng châu âu đã xuất hiện. Trên những núi cao nhất của Brazil, ít chủng châu âu được tìm thấy gần Gardner, chúng không tồn tại ở những vùng nóng hơn. Cũng như vậy trên đỉnh Silla của dãy Caraccas Humboldt lừng danh đã từ lâu tìm thấy những loài măng những đặc trưng của chủng Cordillera. Trên những dãy núi của dãy Abyssinia, vài dạng sinh vật châu âu và một số đại diện nào đó của hệ thực’ vật đặc biệt của mũi Cape xuất hiện. Ở mũi Hy vọng, có một vài dạng sinh vật châu âu, vốn chưa được con người biết đến, và trên những ngọn núi, ít dạng sinh vật châu âu tiêu biểu nào được tìm thấy, và cả những loài chưa được khám phá ở hai vùng nhiệt đới biệt lập của châu Phi. Trên đỉnh Himalaya, và trên những ngọn núi cô lập của bán đảo Ấn Độ, trên những dãy núi cao ở Ceylon, và trên những dãy núi lửa của Java, nhiều thực vật của châu Ảu cũng xuất hiện, nhưng chưa được phát hiện ra ở những vùng đất thấp. Một danh sách của chủng tập họp trên những đỉnh cao ngất của Java càng làm nổi bật bức tranh về tập họp các loài trên các ngọn đồi châu âu. Còn có dẫn chứng cho thấy những cây bám chắc vào những đỉnh cao của những núi của Borneo là những đại diện tiêu biếu của châu úc, có mặt trên khắp bán đảo của Malacca, rồi xuất hiện thưa thớt rải rác ở Ấn Độ và Nhật Bản.

Trên những ngọn núi miền nam châu úc, giáo sư F. Myller đã khám phá vài loài đại diện cho châu âu; những loài khác chưa được con người biết đến, xuất hiện trên những vùng đất thấp; và có một danh sách dài của các chủng châu âu ở châu úc. Từ đây chúng ta có thể thấy rằng trên thế giới, những cây bám chắc vào những núi cao ngất hơn, và ở những vùng đất thấp ôn đới của những bán cầu nam và bắc, tuy chúng có những đặc điểm khác nhau nhưng đều có quan hệ mật thiết với nhau.

Có thể gọi ngắn gọn các sự việc trên bằng một khái niệm chung, đó là sự phân bố địa lý. Tôi xin trích dẫn một nhận xét của một người đáng kính, giáo sư. Dana, rằng chắc chắn rất kỳ diệu khi các sinh vật ở Niu Dilân gần giống với các sinh vật ở Anh và các lục địa khác. Ngài J. Richardson cũng nói về sự tái xuất hiện trở lại của một số loài cá phía Bắc ở Niu Zealand, Tasmania… Tôi cũng được biết rằng có hai mươi nhăm loài của dãy Algae di cư tới Niu Zealand và châu âu nhung không tạo ra các sinh vật biển nhiệt đới trung gian.

Nếu quan sát có thể thấy rằng có những dạng sinh vật cực bắc ở bán cầu nam, trên những dãy núi ở giữa hai vùng nhiệt đới, thì đó không phải là các loài đến từ Bắc cực mà là đến từ các vùng ôn đới. Như ông H. c. Watson mới đây đã nhận xét: “Khi lùi dần về phía xích đạo từ hai cực, những hệ thực vật trên dãy An pơ hoặc các dãy núi khác trở nên ít hơn và ít mang đặc tính Bắc cực hơn”. Nhiều dạng sinh vật sống ở vùng núi các vùng nhiệt đới của trái đất và ở bán cầu miền nam, được xếp hạng theo sự phân biệt rõ ràng các đặc tính do vài nhà tự nhiên học tiến hành, trong đó có cả các biến dị và một số loài có quan hệ mật thiết với nhau cũng được xếp thành các loài riêng rẽ.

Bây giờ chúng ta sẽ xem xét kỹ những dẫn chứng đã được đề cập ở trên, rằng theo các bằng chứng địa lý toàn bộ thế giới, hoặc một bộ phận của nó, trong kỷ Băng hà đồng thời lạnh nhiều hơn so với hiện nay. Kỷ Băng hà chắc chan đã kéo dài rất lâu; và khi chúng ta biết được sự rộng lớn của giai đoạn này, chúng ta sẽ biết được mức độ phân tán và di cư của các động thực vật giai đoạn này lớn đến mức nào. Khi khí hậu dần trở nên lạnh hơn, tất cả những cây nhiệt đới và những sinh vật khác sẽ rút lui về phía đường xích đạo, mang theo các sinh vật ôn đới. Những cây nhiệt đới có lẽ đã tuyệt chủng khá nhiều; không ai có thể nói nhiều ra sao;có lẽ trước đây ở mũi Hy vọng, và một phần của châu úc ôn đới đã có rất nhiều loài sinh vật sinh sống. Do chúng ta đều biết nhiều động thực vật nhiệt đới có thể chống cự khá tốt với khí hậu lạnh, nhiều loài có thể đã tránh khỏi sự diệt vong trong khí hậu ôn đới, đặc biệt hơn là việc tránh bị rơi vào trong những nơi ấm nhất. Nhưng điều cần nhớ là tất cả các sinh vật nhiệt đới sẽ chỉ chịu đựng tới một phạm vi nhất định. Mặc khác, những sinh vật ôn đới, sau khi di cư đến gần đường xích đạo, chúng sẽ sống trong các điều kiện mới, và ít đau đớn hơn. Và nhất định là nhiều hạt giống ôn đới, nếu được bảo vệ khỏi những sự tấn công của các đối thủ khác, có thể chống cự tốt với khí hậu ấm. Tôi cho rằng điều này là có thể xảy ra, khi nghĩ đến những sinh vật nhiệt đới đã bị tổn thương do các thay đổi và không thể chống cự lại các đối thủ cạnh tranh ôn đới mạnh mẽ và trội hơn, những loài có thể có thâm nhập vào rất nhiều quốc gia, thậm chí cả vượt qua đường xích đạo. Những loài mới đến, được hưởng các điều kiện như đất cao, khí hậu khô; và tôi được biết độ ẩm ở các vùng chí tuyến sẽ phá huỷ những cây cổ thụ đến từ vùng khí hậu ôn hòa. Mặt khác, những khu ẩm ướt nhất và nóng nhất đã cung cấp một chỗ trú ẩn tuyệt vời cho các cư dân nhiệt đới bản xứ. Các vùng phía bắc trong phạm vi phía tây Himalaya, và dãy Cordillera, có vẻ đã cung cấp nơi ở cho các loài mới đến này: và một dẫn chứng nổi bật là tất cả các thứ cây có hoa, khoảng bốn mươi sáu cây, phổ biến ở Tierra del Fuego và châu âu vẫn còn tồn tại ở Bắc Mỹ. Tôi tin rằng rằng khí hậu biển dưới đường xích đạo cũng giống như trên đỉnh núi cao khoảng sáu hoặc bảy nghìn feet. Trong thời kỳ lạnh nhất này, những vùng đất thấp nhiệt đới rộng lớn được bao phủ bởi cả cây cỏ ôn đới và nhiệt đới, càng làm tăng thêm sự sum suê kỳ lạ của dãy Himalaya.

Do đó, tôi tin rằng, một số cây, động vật trên đất, các sinh vật đã di trú trong thời gian kỷ Băng hà từ vùng ôn đới ranh giới giữa cực nam và cực bắc của vùng nhiệt đới, và vài loài thậm chí còn vượt qua cả đường xích đạo. Khi trái đất ấm trở lại, những dạng ôn đới này tự nhiên di cư đến những vùng núi cao hơn, do chúng bị tiêu diệt ở những vùng đất thấp; những loài đã không di cư được đến đường xích đạo, lại quay trở về phía bắc hoặc về hướng nam, quê hương cũ của chúng; nhưng những loài, chủ yếu là từ phía bắc, vượt qua đường xích đạo, vẫn tiếp tục di cư đến những vĩ độ ôn hòa hơn của bán cầu đối diện. Mặc dầu chúng ta có lý do để tin rằng những bằng chứng địa lý thấy toàn bộ các cá thể của vùng Bắc cực đều đã trải qua gần như mọi biến dị trong thời gian di trú đến miền nam và quay trở lại miền bắc, trường hợp này khác với những loài di cư ở vùng núi ở giữa hai vùng nhiệt đới, và ở bán cầu miền nam. Và các kẻ lạ mặt phải đấu tranh với nhiều dạng sống mới; chúng tự lựa chọn những sự biến dị trong cấu trúc của mình, những thói quen, và những đặc tính có lợi cho chủng. Do đó, tuy những loài di cư này vẫn có những điểm giống với các loài này ở Bắc cực hoặc ở bán cầu nam, nhưng khi tồn tại trong những vùng đất mới của mình, các biến dị trở nên rõ nét hơn và trở thành đặc điểm phân biệt

Và như vậy, khi những dạng này được trộn lẫn với nhau trong kỷ Băng hà, những dạng sinh vật miền bắc sê tiêu diệt những dạng miền nam yếu hơn. Cũng theo cách đó chúng ta thấy rằng hiện nay, có nhiều sinh vật châu âu sổng ở La Plata, và với một số lượng ít hơn ở châu úc, trong một phạm vi nhất định đã tiêu diệt hết các sinh vật bản xứ natives; trong khi đó rất ít dạng sinh vật miền nam, đã trở thành các cư dân của châu âu, sau khi di chuyển đến đây trong hai hoặc ba thế kỷ trước từ La Plata, và trong ba mươi hoặc bốn mươi năm trước từ châu úc. Những loài này cũng đã xuất hiện trên những vùng núi giữa hai vùng nhiệt đới. Không nghi ngờ gì rằng trước kỷ Băng hà với những dạng sinh vật trên dãy An pơ; đã phát triển trội hơn và phát triển sang các vùng rộng lớn hơn và định cư ở phía bắc. Ở nhiều hòn đảo, số lượng các sinh vật địa phương gần như được cân bằng hoặc thậm chí đông hơn so với các sinh vật mới di cư đến; và nếu các sinh vật bản xứ không thật sự bị tiêu diệt, số lượng của chúng cũng giảm bớt đáng kể, và đây là giai đoạn đầu tiên của sự tuyệt chủng. Một ngọn núi là một hòn đảo trên mặt đất; và những ngọn núi ở giữa hai vùng nhiệt đới trước kỷ Băng hà chắc chắn là hoàn toàn tách biệt; tôi tin rằng các sinh vật của các hòn đảo trên đất liền này đã sinh ra các loài ở những vùng rộng lớn hơn về phía bắc, theo đúng cách những sinh vật của các đảo phải nhượng bộ các sinh vật đến từ đất liền, phù hợp với sự phân bố của loài người. Sau đây tôi sẽ nói về những điều cần lưu tâm, đó là những biến cố của những loài đồng nhất ở những nơi xa xôi như Kerguelen, Niu Dilân, và Fuegia, tôi tin rằng khi kỷ Băng hà kết thúc, những núi băng trôi, như ý kiến của Lyell, phần lớn được quan tâm đến sự phân tán của chúng. Nhưng sự tồn tại của vài loài khá khác biệt so với các loài khác, thuộc về những chủng riêng ở phía nam, ở những nơi xa xôi khác ở bán cầu nam. Theo lý thuyết của tôi về sự di truyền các biến dị, có một khó khăn cần lưu tâm. Do một ít trong số những loài này rất khác biệt, chúng ta không thể giả thiết rằng chúng bắc đầu di cư và cso những biến dị cần thiết từ kỷ Băng hà. Đối với tôi, các dẫn chứng trên cho thấy sự phân biệt rõ ràng và đặc biệt giữa những loài di cư; và tôi buộc phải quan tâm đến vùng phía nam, giống như ở bán cầu bắc, trước khi kỷ Băng hà bắt đầu, trên đất liền của cực nam hạ cánh bao trùm toàn nước, có một hệ thực vật bậc cao và hoàn toàn cô lập. Tôi nghi ngờ rằng trước khi hệ thực vật này bi tiêu diệt bởi kỷ nguyên Băng giá, một số đã được phân tán rộng rãi tới nhiều vùng của bán cầu nam do các phương tiện vận chuyển ngẫu nhiên và những dạng trung gian ở những hòn đảo đã bị chìm hoặc vẫn đang, và có lẽ bởi những núi băng trôi trong kỷ Băng hà. Do những phương tiện này, tôi tin rằng, những bờ biển miền nam của Mỹ, úc, và Niu Dilân đã có rất nhiều loài thực vật đa dạng.

Ngài c. Lyell cũng cùng quan điểm với tôi khi nói về tác động của những thay đổi lớn về khí hậu đối với phân bố địa lý. Tôi tin rằng thế giới mới trải qua một quá trình biến đổi lớn; điều này cùng với những tiến hoá trong chọn lọc tự nhiên có thể giải thích được sự phân tán của một số loài hiện hữu và các loài có quan hệ gần gũi với nhau. Những sinh vật sống dưới nước có thể trong một thời gian ngắn trôi từ phía bắc đến phía nam, đi qua đường xích đạo. Tuy nhiên, thuỷ triều để lại những vật mà nó cuốn theo trên các bờ biển, do đó các sinh vật sống dưới nước được đưa lên các đỉnh núi, dần từ vùng nhiệt đới kéo dài đến đường xích đao. Nhiều loài đã trải qua những thời kỳ khó khăn và sống sót được lâu dài trên mặt đất, đóng góp vào các bản ghi địa lý rằng chúng ta quan tâm ở những vùng đất thấp xung quanh.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN