Nhân Tình Người Cũ - Chương 29
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
328


Nhân Tình Người Cũ


Chương 29


Trung đứng dậy tiến tới nắm tay ông Thông mà nói:

– Con, bố nghe con nói đã được không ạ. Con nói ngắn gọn thôi.

Ông Thông hẩy tay Trung ra, rồi còn cố ý lấy giấy lau tay để thể hiện rõ sự kinh tởm ông dành cho thằng con rể này, rồi lạnh lùng nói:

– Mày có 5 phút.

– Con, con chỉ muốn nói là sự việc lần này không phải như mọi người nghĩ. Con không hề làm sai lời hứa với bố, cũng không hề có ý dây dưa qua lại với cô ta. CHỉ là cô ta có thai, nên con bắt buộc phải đưa cô ta đi phá bỏ. Để tránh sau này cô ta dùng cái thai đó ép buộc con, hoặc làm tổn thương Thuỳ. Con biết Thuỳ mới mất con nếu mà để cô ấy biết cô ấy sẽ đau lòng lắm. Vậy nên con mới âm thầm làm như thế, chứ không hề có ý dây dưa qua lại tiếp đâu ạ.

Ông Thông nhìn con rể, chẳng hiểu sao càng nghe nó nói ông càng cảm thấy khinh thường nó hơn. Chưa một lời nào của nó là ông thấy nó nhận lỗi về bản thân. Tất cả nếu không là nguỵ biện thì lại là đổ lỗi cho người khác.

Hình như nó nghĩ bản thân nó không làm sai điều gì. Hay là do vốn dĩ từ đầu ông đã không có thiện cảm với người con rể này nên thế.

Ông quay sang ông Đức hỏi:

– Ông nghe nó nói, ông thấy thế nào ông Đức?

Ông Đức hết nhìn con trai lại quay qua nhìn ông Thông, ông không tường tận từ đầu đến cuối câu chuyện. Nhưng mà cái cách trả lời của con trai ông, bản thân ông nghe cũng không thể nào chấp nhận được. Vì nó quá tệ bạc và vô nhân tính, một đứa trẻ mà nó nói như một món đồ chơi, không cần đến thì đem bỏ, quá tàn ác.

Ông Đức còn đang phân vân chưa biết nói gì thì bà Thực đã lên tiếng:

– Ông Thông gia ạ, thôi thì con dại cái mang, người làm mẹ như tôi xin lỗi ông vì không dạy con đến nơi đến chốn. Tôi biết nó sai, nhưng mà chúng ta là người lớn, nên vun vén vào cho tụi nhỏ để…

– Để thằng con trai ông bà lại cắm sừng lên đầu con gái tôi, để ông bà lại tiếp tục hành hạ, hắt hủi con gái tôi?

Bà Thực vội vã lắc đầu đáp:

– Không, không đâu, tôi biết chuyện vừa rồi ai cũng sai cả, bây giờ chúng ta bình tĩnh ngồi lại nói chuyện cùng nhau để giải quyết. Tôi cũng chỉ mong bọn trẻ có thể hàn gắn lại được với nhau. Nếu được tôi hứa sẽ yêu thương con bé như con gái vậy.

Ông Thông gạt đi mà nói:

– Ngày hôm nay tôi qua đây không phải để xem ai đúng ai sai, càng không phải để giúp cho chúng nó hàn gắn. Vì tôi chưa điên đến mức đẩy con mình vào địa ngục lần nữa. Tôi sang đây trước là để nhắc nhở thằng Trung làm đúng như bản cam kết. Sau là để đón con gái tôi về.

Thuỳ nãy giờ đứng nép ở người bố, nghe thấy câu “đón con gái về” mà cảm thấy lòng thêm xót xa. Thuỳ đã xác định sẽ đi khỏi đây, sẽ ly hôn với Trung, nhưng mà sao lòng Thuỳ vẫn cảm thấy có chút gì đó nuối tiếc thế này. Phải chăng vì Thuỳ vẫn còn yêu Trung?

Còn Trung thấy bố vợ lạnh lùng như thế thì vội vã nói:

– Thuỳ, em nói gì đi, nói gì đi em.

Thế nhưng Thuỳ chỉ đưa đôi mắt ướt nước của mình mà nhìn Trung. Ánh mắt chứa đầy tia hận thù, còn có cả sự tổn thương cùng cực, và cả một chút tủi hờn. Hình bóng Trung trong đáy mắt Thuỳ cũng bị dòng nước mắt làm cho mờ nhạt chứ không còn rõ nét như trước nữa.

Thuỳ cãi lại bố mẹ, bất chấp mọi thứ để cưới một người hèn hạ thế này sao? Cuộc hôn nhân này mới chỉ nửa năm thôi đã chẳng thể nào cứu vãn đực nữa rồi.

Thấy Thuỳ không đáp Trung lại quay sang ông Thông mà van xin:

– Bố, con xin bố, cho con một cơ hội cuối cùng thôi. Con hứa sẽ không bao giờ mắc sai lầm lần nữa.

Bốp

Một cái tát như trời giáng dành cho Trung khiến không thì Trung mà cả Thuỳ, Ông Đức, bà thực cũng đều bất ngờ.

Bà Thực xót con nên gắt:

– Ông làm cái gì thế hả, tại sao lại đánh thằng bé?

– Cái này tôi chỉ trả giúp con gái tôi mà thôi, chưa hề tính lãi một chút nào đâu. Từ nay đúng theo bản cam kết, xưởng ô tô sẽ thuộc về cái Thuỳ. Còn nữa, tiền viện phí của con cúc, bây giờ tao sẽ đứng ra chi trả, nhưng sau đó mày phải hoàn đủ lại cho tao trong vòng ba tháng.

Không, không đời nào Trung chịu mất đi sự nghiệp mà bản thân đã cố gắng gây dựng thời gian qua đâu.

– Không được, xưởng đó là của con, một mình con vất vả làm nên ngày hôm nay. Không ai được lấy đi cả.

– Mày quên bản cam kết đã ký à, có cần tao đọc lại cho nghe không?

Trung lắc đầu cãi lại:

– Không, cái đó là bố ép con ký vào, con không chấp nhận. Không đời nào con chấp nhận.

Ông Đức Thấy thế cũng xen vào:

– Ông Thông, tôi biết để mở được cái xưởng này thì tiền vốn phần lớn là do cái Thuỳ về vay ông. Nhưng mà ngoài chuyện đó ra thì chỉ có một mình thằng Trung vất vả ngược xuôi. Đâu thể nào ông bắt nó giao cả cho con gái ông được. Nếu ông muốn gia đình tôi sẽ đi vay mượn để trả lại số vốn ông đã bỏ ra. Chỉ xin ông đừng cướp mất xưởng của nó.

Ông Thông cười khinh bỉ mà đáp:

– Được thôi, thật ra thì tôi cũng chẳng cần cái xưởng đấy làm gì cả, thấy nó chỉ khiến con gái tôi thêm đau lòng. Nhưng mà Trung này, lần trước những gì xảy ra với xưởng mày còn nhớ chứ. Đừng mong có thể yên ổn làm ăn.

– Không, bố không được phép làm như thế, bố làm thế con sẽ kiện bố.

– Kiện, mày cứ kiện đi. Mày nghĩ tao sợ dăm ba cái trò trẻ con của mày đấy à.

– Ông…

Trung định xông đến phía ông Thông, nhưng nhìn người thanh niên săm trổ ở phía sau lưng ông ta khẽ trợn mắt Trung lại im lặng và khẽ lùi lại.

Trung biết ông thông có thể làm được những gì, Trung nói cũng chỉ là thuận miệng mà nói vậy chứ biết chắc chẳng làm gì được. Dây vào ông ấy bản thân chỉ có thiệt chứ chẳng bao giờ thắng được.

Nhưng mà Trung vẫn không cam tâm để mất đi xưởng ô tô mà khó khăn lắm Trung mới có thể mở được. Nếu không phải vì cái mong ước cháy bỏng được làm ông chủ của một xưởng sữa chữa ô tô lớn thì chưa chắc Trung đã lấy Thuỳ.

Bởi vì ngoài điều kiện ra, thì trong lòng Trung tất cả mọi mặt Thuỳ đều thua kém cúc.

Thấy con trai bị ông Thông bắt nạt thì bà Thực dù đang cảm thấy khó thở vẫn chẳng thể nào đứng yên mà cố lên tiếng:

– Ông định cướp không cái xưởng của thằng bé à, đừng có mơ nhé. Tôi không để ông muốn làm gì thì làm đâu. Đành rằng là con tôi sai, nhưng ông nghĩ con gái ông đúng chắc

– Bà giỏi, bà làm được gì thì cứ làm đi.

Ông Đức bị áp đáo tại gia thì đương nhiên tức chứ, nhưng ông hiểu gia đình ông chẳng thể nào đấu lại Trung được nên giảng hoà:

– Ông Thông gia à, bà nhà tôi ăn nói không suy nghĩ nên thế, ông đừng để bụng. CÒn chuyện của con trẻ chúng ta hãy để nó tự quyết được không? Chúng ta làm cha làm mẹ, nếu không thể vun vào cho chúng nó thì cũng không nên bắt chúng nó ly hôn ông ạ.

Cứ tưởng nói thế thì ông Thông sẽ nguôi giận, nào ngờ ông quay sang nói với thuỳ:

– Con vào lấy đồ đi bố đưa con về.

– Vậy còn…

– Yên tâm đi, mọi chuyện cứ để bố lo.

Thuỳ đi rồi ông Thông nhìn thẳng vào mắt Trung mà ra lệnh:

– Mày có 2 việc cần phải làm, thứ nhất là lo thu xếp trả cho tao tiền viện phí mà tao đã chi trả cho con bồ của mày. Thứ 2 mau chóng ký và giấy ly hôn để giải thoát cho con gái tao. Còn cái xưởng ấy mày thích thì cứ giữ lấy, để tao xem mày làm ăn được mấy ngày nữa.

Nói xong cũng là lúc Thuỳ kéo vali ra tới nơi, nguời thanh niên đi cùng ông ban nãy xách vali giúp Thuỳ. Thuỳ nhìn một lượt khắp căn nhà rồi hít một hơi thật sâu, dứt khoát bước ra xe cùng ông Thông trở về.

Mọi người đi khỏi cũng là lúc ông Đức táng thêm cho Trung một bạt tai nữa mà rít lên:

– Thằng mất dạy, mày nhìn thấy hậu quả của mày gây ra chưa? Mày làm khổ tao khổ mẹ mày, khổ hết mọi người như thế đã sung sướng chưa?

Trung nghiến răng mà cãi lại:

– Không lẽ bố muốn con để con cúc nó đẻ con ra hay sao, con làm thế là cách tốt nhất rồi còn gì?

Bà Thực bất lực hỏi lại:

– Con ơi, đấy là con mày, là máu mủ nhà mình, một mạng người mà sao mày nói như thế được hả con.

– Nó còn chưa thành hình, chưa có tim thai, mới chỉ là một giọt máu chứ cái gì àm mẹ làm quá lên.

Ông Đức sững sờ khi nghe câu trả lời từ Trung, nhà ông bao đời nay luôn quý con, quý cháu. Không ngờ bản thân ông lại sinh ra một thằng con mất nhân tính như thế.

Ông chỉ tay ra cửa mà đuổi:

– Cút, mày cút ngay ra khỏi nhà tao, tao không có đứa con như mày.

Sẵn đang bực mình, lại bị bố đuổi nên Trung xách xe đi thẳng mà chẳng thèm nhìn lại xem mẹ mình vì mình mà lên cơn đau tim. Cứ thế Trung thản nhiên gọi thêm mấy người bạn ra quán nhậu giải sầu.

Rượu vào lời ra Trung lè nè nói:

– Mẹ nó, tưởng lấy được vợ giầu thì sung sướng, ai ngờ nhục hơn con chó.

– Giầu thì nó cũng là vợ mày, mày mà không dạy tử tế nó ngồi lên bàn thờ nhà mày ngay. Như tao đây này, láo nháo tao vả chết nên mày thấy không, con vợ nhà tao nó có bao giờ dám ho he câu nào.

Đúng Trung thấy nó nói cũng đúng, ngay từ đầu Trung đã không mạnh tay với Thuỳ nên mới để cô ta như thế. Cả cái thằng cha bố vợ nữa, Trung chi cho một dao là chết tươi.

Tức khí Trung lại chửi:

– Cả cái thằng cho bố vợ nữa, nó cậy tiền nên chèn ép tao, mày có cách nào xử đẹp lão giúp tao không?

Mấy người bạn của Trung có chút hơi men nên cũng mạnh miệng:

– Cách thì có nhiều, nhưng cách tốt nhất mà đơn giản nhất đó là mày cứ hành hạ con gái lão thật thê thảm cho tao. Con vợ mày nó là con 1, lão muốn con được hạnh phúc đáng ra phải cung phụng mày. Nếu làm trái ý mày cứ trút hết lên đầu con Thuỳ cho tao. Đảm bảo lần sau bố bảo cũng không dám láo.

Nói xong cả đám cười khả ố mà nâng ly cụng với nhau. Cứ thế lời qua lời lại, chèn rượu đầy lại vơi, Trung say đến mức chẳng còn biết trời trăng là gì nữa. Mấy người bạn đi cùng trung chẳng còn cách nào khác đành phải gửi xe của Trung ở đó để đưa Trung về.

Trong lúc một người bạn đi lấy xe thì chẳng hiểu sao Trung nhìn thấy Thuỳ đang đứng ở bên đường. Nhớ lời thằng bạn bãn nãy nói rằng: “cứ đánh thật l;ực thì vợ nó mới sợ, mới biết nghe lời”.

Trung liền lao ra đường mà quát

– Đứng lại đấy cho tao.

Vì mải nhìn Thuỳ bên đường, mà thật ra đó là do Trung say rượu nên nhìn nhầm, nên khi lao ra Trung không hề biết rằng phái trước mặt có một thanh niên chạy Exciter với vận tốc lớn tới.

Cậu thanh niên kia cũng vì Trung lao ra bất ngờ nên chẳng kịp tránh mà đâm trực diện vào người Trung. Cũng may là dù va chạm mạnh nhưng cậu ta chỉ bị rạn xương và xây xát đôi chút.

Còn Trung, cú va chạm đã khiến Trung bị gãy tay trái và chân trái, nặng nề nhất có lẽ là bản thân Trung đã mất hoàn toàn khả năng làm cha. Vì bánh trước của chiếc xe đâm trực diện vào chính giữa nên dương v*t thì mãi chẳng thể ngóc đầu nồi. Còn tinh hoàn thì cũng vì tổn thương nặng nề mà chẳng thể nào giúp Trung sinh con nối dõi tông đường được nữa.

Chỉ khổ thân cho ông Đức, vừa chạy qua chăm vợ lại phải chạy lại chăm con. Mới có mấy ngày mà nhìn ông già đi cả chục tuổi. Khi được bác sĩ thông báo tình trạng của Trung suýt chút nữa ông đã không đứng vững mà ngã quỵ xuống sàn nhà.

Ông bấu chặt tay vào bác sĩ mà hỏi:

– Bác sĩ ơi, liệu có nhầm lần gì không hả bác sĩ.

– Rất xin lỗi bác, nhưng đó là sự thật.

Ông Đức thương con mà chắp tay van xin bác sĩ:

– Bác sĩ ơi, tôi lạy ông, có cách nào giúp con tôi được không, chứ nó còn trẻ lại chưa có con. Làm sao nó có thể chấp nhận được sự thật này cơ chứ. Bao nhiêu tiền cũng được, làm ơn giúp nó giùm tôi.

Vị bác sĩ già khẽ cúi đầu bất lực nói:

– Xin lỗi ông, cú va chạm quá mạnh, lại đâm trực diện vào đó, nên chúng tôi không thể làm gì khác.

Ông Đức khóc, một người đàn ông trải qua biết bao gian khổ nay lại bật khóc ngay giữa trốn đông người. Nhìn con trai nằm đó, trên người toàn là băng trắng và chăng chịt dây dợ, người làm cha như ông làm sao mà mạnh mẽ cho được.

Ông chỉ lo vợ ông nghe được tin này sẽ lại lên cơn đau tim, rồi còn trung nữa, l;àm sao ông nói với nó sự thật tàn khốc này đây?

Ông ngồi sụp xuống góc hành lang mà khóc, mặc cho con trai và con dâu bên cạnh an ủi, ông vẫn chẳng thể nào nguôi được cơn đau trong lòng.

Thuỳ hay tin Trung bị tai nạn thì cũng ghé qua thăm, Thuỳ còn giấu bố mẹ đưa cho ông Đức ít tiền để nhờ ông lo cho Trung, dẫu gì cũng là vợ chồng, hết tình còn nghĩa, Thuỳ không muốn quá cạn tình với Trung.

Nhưng ông Đức nhất quyết không nhận, ông gạt đi mà nói:

– Không con cầm về đi, tội lỗi thằng Trung nó gây ra cho con còn chưa trả hết làm sao bố nhận được.

– Bố cầm đi, xem như con trả nốt cái nghĩa vợ chồng cho anh ấy.

Nói thế nhưng ông Đức vẫn quyết gạt đi, Thuỳ chỉ còn cách lén lúc ông Đức không chú ý mà giấu tiền dưới gối trung rồi ra về. Vừa ra đến ngoài đã thấy máy người bác sĩ hớt hải chạy, vừa chạy vừa hô:

– Nhanh lên, Phòng 302 có bệnh nhân tự tử, mau tiến hạnh cấp cứu.

Thuỳ đứng lại lẩm bẩm nói:

– Phòng 302, phòng 302 chẳng phải là phòng của con đó sao, có chuyện gì thế nhỉ. Ai mà ngu thế lại đi tự tử không biết.

Thuỳ rất muốn hóng nhưng sợ qua đó chạm mặt cúc nên đành tặc lưỡi mà ra về.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN